Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Áp dụng pháp luật hình sự đối với tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.52 MB, 90 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
-----------------------

Đặng Trung Dũng

ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ ĐỐI VỚI TỘI VI PHẠM
QUY ĐỊNH VỀ THAM GIA GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

HÀ NỘI – 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
---------------------------

Đặng Trung Dũng

ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ ĐỐI VỚI TỘI VI PHẠM
QUY ĐỊNH VỀ THAM GIA GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Luật hình sự và Tố tụng hình sự
Mã số: 8.38.01.04

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS.HỒ SỸ SƠN

HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.
Các số liệu, trích dẫn trong luận văn bảo đảm độ tin cậy, chính xác và trung
thực. Những kết quả nghiên cứu của Luận văn chƣa đƣợc ai công bố trong bất
kỳ công trình nào khác.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Đặng Trung Dũng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT CỦA ÁP DỤNG
PHÁP LUẬT HÌNH SỰ ĐỐI VỚI TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ THAM GIA
GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ ...................................................................................9
1.1. Những vấn đề lý luận của áp dụng pháp luật hình sự đối với tội vi phạm quy
định về tham gia giao thông đƣờng bộ ........................................................................9
1.2. Cơ sở pháp lý của áp dụng pháp luật hình sự đối với tội vi phạm quy định về
tham gia giao thông đƣờng bộ...................................................................................12
1.3. Các nhân tố xã hội tác động đến áp dụng pháp luật hình sự đối với tội vi phạm
quy định về tham gia giao thông đƣờng bộ ...............................................................20
Chương 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ ĐỐI VỚI TỘI
VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ THAM GIA GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN

ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ............................................................25
2.1. Khái quát tình hình định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội vi phạm
quy định về tham gia giao thông đƣờng bộ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ...25
2.2. Thực tiễn định tội danh tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đƣờng bộ
trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.........................................................................28
2.3. Thực tiễn quyết định hình phạt đối với tội vi phạm quy định về tham gia giao
thông đƣờng bộ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ..............................................39
Chương 3: CÁC YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM ÁP DỤNG ĐÚNG
PHÁP LUẬT HÌNH SỰ ĐỐI VỚI TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ THAM GIA
GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ .................................................................................51
3. 1. Các yêu cầu bảo đảm áp dụng đúng pháp luật hình sự đối với tội vi phạm quy
định về tham gia giao thông đƣờng bộ ......................................................................51
3.2. Các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng pháp luật hình sự về tội vi phạm quy định
về tham gia giao thông đƣờng bộ ..............................................................................61
KẾT LUẬN ..............................................................................................................72
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ADPL

: Áp dụng pháp luật

BLHS

: Bộ luật hình sự

BLTTHS

: Bộ luật tố tụng hình sự


HĐXX

: Hội đồng xét xử

TAND

: Tòa án nhân dân

BCA

: Bộ Công an

BQP

: Bộ Quốc phòng

BTP

: Bộ Tƣ pháp

TANDTC

: Tòa án nhân dân tối cao

VKSNDTC

: Viện kiểm sát nhân dân tối cao



DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Thống kê về tình hình tai nạn giao thông tại Thành phố Hồ Chí
Minh trong những năm qua ............................................................................. 27
Bảng 2.2: Khái quát về tình hình án “Vi phạm quy định về điều khiển phƣơng
tiện giao thông đƣờng bộ” trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ................... 28
Bảng 2.3: Thống kê hình phạt đã áp dụng đối với tội vi phạm quy định về
tham gia giao thông đƣờng bộ......................................................................... 39


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế, giáo
dục lớn nhất cả nƣớc, là thành phố trực thuộc trung ƣơng đƣợc xếp loại đô thị
đặc biệt. Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền đông nam bộ và tây nam bộ,
thành phố bao gồm 24 quận huyện, tổng diện tích; 2.095,06 km2. Theo thống
kê của Tổng cục thống kê năm 2014 thì dân số thành phố Hồ Chí Minh là 7.
981.900 ngƣời, tuy nhiên nếu tính cả những ngƣời cƣ trú không đăng ký thì
dân số thực tế của thành phố năm 2017 là khoảng 14 triệu ngƣời. Giữ vai trò
quan trọng trong nền kinh tế đất nƣớc, thành phố Hồ Chí Minh chiếm 21,3%
tổng sản phẩm (GDP) và 29,38% tổng thu ngân sách của cả nƣớc. Nhờ điều
kiện tự nhiên thuận lợi, thành phố trở thành một đầu mối giao thông quan
trọng của Việt Nam và Đông nam á (bao gồm; đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng
thủy, đƣờng không). Tuy vậy thành phố Hồ Chí Minh đang phải đối diện với
những vấn đề của một đô thị lớn có dân số tăng quá nhanh, hạ tầng giao thông
không phát triển kịp, đƣờng xá quá tải, thƣờng xuyên xảy ra ùn tắc, hệ thống
giao thông công cộng kém hiệu quả…
Nhận thấy tầm quan trọng của giao thông vận tải đối với sự phát triển
kinh tế-xã hội, Lãnh đạo thành phố cùng các cơ quan ban ngành, đoàn thể đã
đƣa ra nhiều chính sách, giải pháp để phát triển giao thông vận tải, đặc biệt là
giao thông đƣờng bộ, nhiều công trình đầu tƣ phục vụ cho hoạt động giao

thông đƣờng bộ ngày càng phát triển, việc mở rộng các tuyến đƣờng trọng
điểm, thƣờng xuyên đƣợc đầu tƣ nâng cấp đã đáp ứng nhu cầu về giao thƣơng
kinh tế với các vùng lân cận, đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển của thành phố.
Tuy nhiên, bên cạnh những hiệu quả to lớn từ lĩnh vực giao thông vận tải
đƣờng bộ mang lại thì đã và đang tồn tại những vấn đề hết sức cấp bách, đó
chính là vấn nạn về tai nạn giao thông đƣờng bộ xảy ra ngày càng diễn biến
1


phức tạp, những vụ vi phạm về tham gia giao thông đƣờng bộ xảy ra ngày
càng nhiều; bên cạnh đó các văn bản ADPL chƣa đƣợc cụ thể, rõ ràng và đầy
đủ dẫn đến còn nhiều bất cập trong việc đề ra các giải pháp phòng ngừa.
Nguyên nhân của tình trạng thì có nhiều, nhƣng chủ yếu là do ý thức
của những ngƣời tham gia giao thông, một phần do không hiểu biết về các
quy định của nhà nƣớc về an toàn giao thông, một phần do ngƣời tham gia
giao thông biết nhƣng cố tình vi phạm. Việc xử lý các hành vi vi phạm chƣa
nghiêm, nhiều vụ tai nạn giao thông lẽ ra ngƣời có hành vi vi phạm phải bị
truy cứu trách nhiệm hình sự nhƣng chỉ bị xử phạt hành chính hoặc tuy có bị
truy cứu trách nhiệm hình sự nhƣng lại đƣợc áp dụng hình phạt quá nhẹ, thậm
chí cho hƣởng án treo không đúng với các quy định của pháp luật, không có
tác dụng giáo dục và phòng ngừa.
Các quy định pháp luật về an toàn giao thông đƣờng bộ nhƣ; Luật giao
thông đƣờng bộ 2008 chƣa theo kịp đòi hỏi của thực tiễn về tình hình phát
triển kinh tế-xã hội. Các quy định của BLHS 2015 có nhiều điểm mới thể hiện
rõ hơn chính sách hình sự đối với các tội vi phạm quy định về tham gia giao
thông nói chung và tội vi phạm quy định tham gia giao thông đƣờng bộ nói
riêng cần phải đƣợc nghiên cứu sâu sắc. Vì vậy, để nhận thức đúng và đầy đủ
về tội “vi phạm quy định về tham gia giao thông đƣờng bộ” trên địa bàn thành
phố Hồ Chí Minh, để ADPL hình sự hiệu quả chúng ta phải đúc kết từ lý luận
và tổng kết kinh nghiệm thực tiễn công tác ADPL hình sự, làm rõ những

nguyên nhân và điều kiện dẫn đến những hành vi ADPL sai, để từ đó có
những biện pháp bảo đảm áp dụng đúng pháp luật hình sự về tội vi phạm quy
định về tham gia giao thông đƣờng bộ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Đây cũng chính là lý do để học viên chọn đề tài: “Áp dụng pháp luật
hình sự đối với tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ từ
thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh” để nghiên cứu làm luận văn thạc sỹ luật
học.
2


2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Hiện nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về ADPL, các công
trình nghiên cứu đƣợc thể hiện trong nhiều công trình khoa học đƣợc công bố
trên các tạp chí chuyên ngành, tạp chí khoa học pháp lý, sách chuyên khảo,
giáo trình giảng dạy, bình luận khoa học, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ,
phần lớn các công trình trên đã tập trung làm rõ đƣợc các vấn đề lý luận và
pháp lý có liên quan. Những công trình đó đã góp phần rất quan trọng trong
hoạt động ADPL hình sự hiện nay. Một số công trình nghiên cứu nhƣ: Đề tài
nghiên cứu khoa học cấp trƣờng “Áp dụng pháp luật ở Việt Nam hiện nay”của
tác giả TS. Nguyễn Thị Hồi năm 2009, Luận văn thạc sĩ luật học “Áp dụng
pháp luật trong xét xử án hình sự của Tòa án nhân dân Ninh Bình” của tác
giả Nguyễn Đức Hiệp năm 2004, Luận văn thạc sĩ luật học “Nâng cao chất
lượng áp dụng pháp luật trong kiểm sát điều tra các vụ án hình sự của Viện
kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Ninh” của tác giả Vũ Viết Tuấn năm 2006, Luận
văn thạc sĩ luật học “Áp dụng pháp luật trong xét xử hình sự đối với các tội
phạm về chức vụ ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Tạ Văn Hồ năm 2007,
Luận văn thạc sĩ luật học “Áp dụng pháp luật trong kiểm sát điều tra các vụ
án hình sự tại Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bạc Liêu” của tác giả Trần Minh
Tạo năm 2008, Luận văn thạc sĩ luật học “Áp dụng pháp luật trong hoạt động
xét xử án hình sự của Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên” của tác giả Nguyễn

Mạnh Toàn năm 2008, Tạp chí Nhà nƣớc và pháp luật, số 3/2006 “Đặc trưng
của áp dụng pháp luật hình sự”, Chu Thị Trang Vân, Tạp chí Tòa án số
3/2000 “Một số vấn đề cần lưu ý khi áp dụng pháp luật trong công tác xét
xử”, Đỗ Văn Chính, Luận án tiến sĩ “Áp dụng pháp luật trong hoạt động xét
xử án hình sự của Tòa án nhân dân ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Lê Xuân
Thân năm 2004, Luận án tiến sĩ “Hoạt động áp dụng pháp luật hình sự của
các cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát và Tòa án Việt Nam” của tác giả Chu Thị
Trang Vân năm 2009.
3


Các sách và tài liệu tham khảo; “Thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự,
những vấn đề lý luận và thực tiễn” của tác giả Đinh Văn Quế; “Phương pháp
định tội danh và hướng dẫn định tội danh đối với các tội phạm trong BLHS
hiện hành” của tác giả Đoàn Tấn Minh; Giáo trình “Lý luận chung về định tội
danh” của GS. TS Võ Khánh Vinh; Giáo trình “Luật hình sự Việt Nam phần
các tội phạm” của GS. TS Võ Khánh Vinh.
Một số bài viết liên quan đến tội vi phạm quy định về tham gia giao
thông đƣờng bộ nhƣ: “Xác định lỗi khi định tội danh và quyết định hình phạt
đối với tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ
một số vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng” của tác giả Lê Văn Luật, tạp chí
TAND số 16, tháng 8 năm 2011; “Cần thống nhất nhận thức trong việc áp
dụng Luật giao thông đường bộ khi giải quyết vụ án vi phạm quy định về điều
khiển phương tiện giao thông đường bộ” của tác giả Nguyễn Trọng Nghĩa, tạp
chí TAND số 16, tháng 8 năm 2010; “Một số vấn đề về định tội và định khung
tăng nặng trong các vụ án vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao
thông đường bộ” của tác giả Huỳnh Quốc Hùng, tạp chí TAND số 9, tháng 5
năm 2007; “Cần hình sự hóa hành vi đã sử dụng rượu bia hoặc các chất kích
thích khác mà vẫn điều khiển các phương tiện giao thông để phòng ngừa tai
nạn” của tác giả Trần Hữu Tráng, tạp chí TAND số 16, tháng 8 năm 2012;

“Một số vướng mắc trong thực tiễn giải quyết các vụ án về trật tự an toàn
giao thông đường bộ” của tác giả Nguyễn Đức Mai, tạp chí TAND số 22,
tháng 11 năm 2009; “Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao
thông đường bộ phi tội phạm hóa hay chỉ khởi tố theo yêu cầu của người bị
hại” của tác giả Bùi Đức Hiển, tạp chí TAND số 9, tháng 5 năm 2009.
Các đề tài trên đã nghiên cứu về các hoạt động ADPL hình sự ở nhiều
lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, chƣa có công trình nào nghiên cứu về hoạt
động ADPL hình sự đối với tội “vi phạm quy định về tham gia giao thông
4


đường bộ”. Kế thừa các công trình nghiên cứu trên, tác giả tập trung nghiên
cứu, tổng hợp giữa lý luận kết hợp với thực tiễn ADPL hình sự đối với tội “vi
phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” trên địa bàn thành phố Hồ
Chí Minh, để từ đó đƣa ra những đề xuất, giải pháp nhằm bảo đảm áp dụng
đúng pháp luật hình sự đối với tội “vi phạm quy định về tham gia giao thông
đường bộ”.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm làm rõ những vấn đề lý luận,
pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự đối với tội “vi phạm quy định
về tham gia giao thông đường bộ” trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh,
những thành tựu, những hạn chế trong áp dụng pháp luật từ đó chỉ ra những
điểm hạn chế, bất cập trong các quy định của pháp luật, trên cơ sở đó đề xuất
hoàn thiện pháp luật và các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng pháp luật hình sự
đối với tội nói trên.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục tiêu trên đây luận văn thực hiện các nhiệm vụ:
- Thứ nhất, Phân tích những vấn đề lý luận và pháp luật của ADPL hình
sự đối với tội “vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ”.

- Thứ hai, Phân tích thực trạng ADPL hình sự đối với tội “vi phạm quy
định về tham gia giao thông đường bộ” trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh .
- Thứ ba, Đề xuất các yêu cầu và giải pháp bảo đảm áp dụng đúng pháp
luật hình sự đối với tội “vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ”.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là các quan điểm khoa học, các quy
định pháp luật và thực tiễn ADPL hình sự đối với tội “vi phạm quy định về
tham gia giao thông đường bộ” trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
5


4.2. Phạm vi nghiên cứu
ADPL là một vấn đề có nội dung rất rộng, song luận văn chỉ tập trung
nghiên cứu về hoạt động ADPL hình sự của TAND tại thành phố Hồ Chí
Minh đối với tội “vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” trên
địa bàn thành phố Hồ Chí Minh dƣới góc độ Luật hình sự và tố tụng hình sự.
Ngoài các vấn đề lý luận, quy định của pháp luật, thực tiễn áp dụng, luận văn
còn xác định những nguyên nhân của những hạn chế, bất cập trong ADPL
hình sự, từ đó có những đề xuất hoàn thiện pháp luật và các giải pháp bảo
đảm áp dụng đúng pháp luật hình sự trong thời gian tới.
- Về không gian: phạm vi nghiên cứu của luận văn đƣợc giới hạn trên
địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
- Về thời gian: phạm vi nghiên cứu đƣợc thực hiện từ năm 2013 đến
năm 2017 (bao gồm số liệu thống kê thường xuyên, các báo cáo tổng kết năm
của TAND, VKSND thành phố Hồ Chí Minh về thực tiễn công tác xét xử đối
với tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ).
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận nghiên cứu
Luận văn đƣợc nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa MácLêNin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về

nhà nƣớc và pháp luật; xây dựng nhà nƣớc pháp quyền của dân, do dân, vì
dân. Khoa học lý luận về lịch sử nhà nƣớc và pháp luật nói chung, lý luận về
lịch sử ADPL nói riêng. Đặc biệt là các quan điểm chỉ đạo của Đảng về cải
cách tƣ pháp theo tinh thần nghị quyết 08/NQ-TW ngày 02/01/2002 và nghị
quyết 49/NQ-TW ngày 02/06/2005 của Bộ chính trị về “chiến lược cải cách
tư pháp đến năm 2020”.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phép biện chứng của triết học Mác-xít vừa với tính
cách là phƣơng pháp luận, vừa với tính cách của một phƣơng pháp nghiên
6


cứu. Ngoài ra luận văn còn sử dụng phƣơng pháp phân tích, tổng hợp dựa trên
các báo cáo; phƣơng pháp thống kê từ khảo sát thực tiễn xét xử; phƣơng pháp
quy nạp và diễn dịch; đồng thời kết hợp với các phƣơng pháp khác nhƣ; so
sánh; nghiên cứu tài liệu; phƣơng pháp nghiên cứu dƣới góc độ của ngành,
liên ngành, đa ngành…. nhằm làm rõ thực trạng ADPL và đề xuất những giải
pháp phù hợp để hoạt động ADPL đạt hiệu quả cao trong thực tiễn.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Làm sáng tỏ một số vấn đề về lý luận liên quan đến hoạt động ADPL
hình sự nói chung và ADPL hình sự đối với tội “vi phạm quy định về tham
gia giao thông đường bộ” nói riêng, trong đó xác định những vấn đề lý luận
của ADPL hình sự trong hoạt động xét xử các vụ án về vi phạm trật tự an toàn
giao thông trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, đáp ứng yêu cầu tiến trình
cải cách tƣ pháp của Đảng và nhà nƣớc. Ngoài ra, luận văn còn có thể đƣợc
dùng làm tài liệu tham khảo cho các công trình nghiên cứu sau này về hoạt
động ADPL hình sự đối với tội vi phạm quy định về tham gia giao thông
đƣờng bộ.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn

Luận văn đánh giá khách quan, khoa học về thực trạng và chỉ rõ
nguyên nhân những ƣu điểm và hạn chế, đồng thời kiến nghị những phƣơng
hƣớng, giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả hơn hoạt động ADPL hình sự
trong thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh. Qua kết quả nghiên cứu và những
đề xuất, kiến nghị, học viên mong muốn đóng góp một phần nhỏ của mình
vào việc xây dựng và hoàn thiện hoạt động ADPL hình sự đối với tội “vi
phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” trên địa bàn thành phố Hồ
Chí Minh.
7


7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
phần nội dung của luận văn đƣợc cấu trúc thành 3 chƣơng:
Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp luật của áp dụng pháp luật
hình sự đối với tội “vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ”.
Chương 2: Thực trạng áp dụng pháp luật hình sự đối với tội “vi phạm
quy định về tham gia giao thông đường bộ” trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh.
Chương 3: Các yêu cầu và giải pháp bảo đảm áp dụng đúng pháp luật
hình sự đối với tội “vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ”.

8


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT CỦA ÁP DỤNG PHÁP
LUẬT HÌNH SỰ ĐỐI VỚI TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ THAM GIA
GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
1.1. Những vấn đề lý luận của áp dụng pháp luật hình sự đối với tội

vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
Để có thể nghiên cứu ADPL hình sự đối với tội “vi phạm quy định về
tham gia giao thông đường bộ”, nhất là làm cơ sở để đánh giá thực trạng
ADPL hình sự đối với tội này, trên hết phải làm rõ khái niệm, đặc điểm của
ADPL nói chung, khái niệm, đặc điểm, nội dung của ADPL hình sự nói riêng
đối với tội “vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ”.
ADPL là một hình thức của thực hiện pháp luật có mục đích trực tiếp là
hoạt động đƣa các quy phạm pháp luật vào cuộc sống. Nếu thiếu hoạt động
này thì trong nhiều trƣờng hợp các quy phạm pháp luật không thể đi vào hoạt
động thực tế của các chủ thể pháp luật. Trên thực tế có những trƣờng hợp nếu
không có sự tổ chức của nhà nƣớc cho các chủ thể các quan hệ pháp luật thực
hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý, thì nhiều quy phạm pháp luật sẽ không đƣợc
thực hiện hoặc thực hiện không đúng. Việc ADPL đƣợc thể hiện trong các
trƣờng hợp sau:
Thứ nhất, Khi quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp luật cụ thể của chủ thể
không mặc nhiên phát sinh. Điều đó có nghĩa là quy phạm pháp luật đã quy
định quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý cụ thể cho cá nhân hoặc tổ chức,
nhƣng quan hệ pháp luật chƣa phát sinh nếu thiếu sự can thiệp của cơ quan
nhà nƣớc có thẩm quyền.
Thứ hai, Khi xảy ra tranh chấp về quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý
giữa các bên tham gia quan hệ pháp luật mà các bên đó không tự giải quyết
đƣợc Trong trƣờng hợp này quan hệ pháp luật đã phát sinh, nhƣng quyền và
9


nghĩa vụ của các bên không đƣợc thực hiện do có sự tranh chấp, cho nên cần
có sự can thiệp của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền.
Thứ ba, Khi cần áp dụng các biện pháp cƣỡng chế do chế tài pháp luật
quy định đối với những chủ thể hành vi vi phạm pháp luật. Ví dụ; ông A vi
phạm quy định về tham gia giao thông đƣờng bộ, thì không phải ngay sau đó

trách nhiệm hình sự và hình phạt tự động phát sinh, ông A chấp hành hình
phạt. Trong trƣờng hợp này cần đến hoạt động của các cơ quan tƣ pháp hình
sự để điều tra, truy tố, xét xử để ra bản án, quyết định hình phạt đối với ông A
và buộc ông A phải chấp hành hình phạt đó
Do vậy, ADPL là một trong những hình thức pháp lý của việc thực hiện
các chức năng của nhà nƣớc. ADPL vừa là một hình thức thực hiện pháp luật,
vừa là cách thức thông qua đó nhà nƣớc tổ chức cho các chủ thể thực hiện
pháp luật. ADPL là hoạt động pháp luật có tính quyền lực nhà nƣớc, có tính
mục đích rõ ràng, có tính thủ tục pháp lý nghiêm ngặt và có tính sáng tạo cao,
có cơ sở thực tế là hành vi thực tế có dấu hiệu pháp lý và có cơ sở pháp lý là
các quy định của pháp luật tƣơng ứng.
ADPL hình sự xét đến cùng là một dạng của ADPL. ADPL hình sự đối
với tội “vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ”, đến lƣợt nó là
một dạng ADPL hình sự. Bởi vậy, ADPL hình sự đối với tội “vi phạm quy
định về tham gia giao thông đường bộ” đƣợc hiểu là hoạt động mang tính tổ
chức, quyền lực của nhà nƣớc, do các cơ quan nhà nƣớc, nhà chức trách có
thẩm quyền đƣợc nhà nƣớc trao quyền thực hiện trên cơ sở tuân thủ những
quy định của pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự để xem xét chứng
cứ thu thập đƣợc trong quá trình điều tra, truy tố và xét xử hành vi vi phạm
quy định về tham gia giao thông đƣờng bộ.
Bởi là một dạng của hoạt động ADPL, ADPL hình sự đối với tội “vi phạm
quy định về tham gia giao thông đường bộ” là hoạt động mang tính tổ chức
10


quyền lực nhà nƣớc, mang tính mục đích rõ ràng, mang tính thủ tục pháp lý rõ
ràng, mang tính sáng tạo cao. Tuy nhiên bởi khách thể (đối tƣợng) của ADPL
hình sự đối với tội“vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” là
các quy phạm pháp luật hình sự, những quy phạm pháp luật quy định tội
phạm và hình phạt, nên chủ thể áp dụng là các cơ quan tiến hành tố tụng hình

sự, ngƣời tiến hành tố tụng hình sự, chủ thể bị áp dụng là ngƣời thực hiện
hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông đƣờng bộ bị coi là tội phạm,
có hình thức thể hiện là các văn bản ADPL hình sự nhƣ bản kết luận điều tra,
bản cáo trạng, quyết định truy tố, bản án, quyết định hình sự v. v. , dựa trên
các nguyên tắc và căn cứ mà pháp luật hình sự đã quy định. Đặc biệt đối với
ADPL hình sự Nghị quyết 08/NQ-TW ngày 02/01/2002 của Bộ chính trị đã
chỉ rõ: “Khi xét xử các Tòa án phải đảm bảo cho mọi công dân đều bình đẳng
trước pháp luật, thực sự dân chủ khách quan; Thẩm phán và Hội thẩm độc
lập và chỉ tuân theo pháp luật; Việc phán quyết phải căn cứ vào kết quả tranh
tụng tại phiên tòa, trên cơ sở xem xét đầy đủ toàn diện các chứng cứ, ý kiến
của Kiểm sát viên, của người bào chữa, của bị cáo, nguyên đơn, bị đơn”[1]
ADPL hình sự đối với tội “vi phạm quy định về tham gia giao thông
đường bộ” là hoạt động gồm các nội dung khác nhau, trong đó có thể kể đến
nhƣ định tội danh tội “vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ”;
quyết định hình phạt đối với tội “vi phạm quy định về tham gia giao thông
thông đường bộ”, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt
đã tuyên đối với tội “vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” v. .
v. . , trong số những nội dung của ADPL hình sự đối với tội “vi phạm quy
định về tham gia giao thông đường bộ” nói trên, định tội danh và quyết định
hình phạt đối với tội này là hai nội dung cơ bản nhất. Đối với định tội danh,
chủ thể tiến hành là Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm, còn
đối với quyết định hình phạt, theo quy định của pháp luật chỉ là Tòa án (Thẩm
phán, Hội thẩm, HĐXX).
11


Nhƣ đã giới hạn trong phạm vi nghiên cứu ở trong mở đầu, luận văn
này chỉ tập trung nghiên cứu hai nội dung cơ bản là định tội danh và quyết
định hình phạt của Tòa án đối với tội “vi phạm quy định về tham gia giao
thông đường bộ”, vì vậy sẽ là hợp lý nếu đề cập nghiên cứu khái niệm định

tội danh và quyết định hình phạt của Tòa án đối với tội nói trên. Định tội danh
là hoạt động ADPL hình sự, theo đó Tòa án phân tích đánh giá, so sánh các
tình tiết thực tế của hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông đƣờng
bộ với các dấu hiệu của cấu thành tội “vi phạm quy định về tham gia giao
thông đường bộ” đã đƣợc quy định tại điều 260 BLHS năm 2015, qua đó xem
xét sự phù hợp hay không phù hợp, nếu phù hợp thì phù hợp đến đâu (mức độ
nào) từ đó kết luận hành vi đã xảy ra đó có phải là tội phạm không?nếu có thì
có phải là tội “vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” hay
không, cũng để từ đó giải quyết vấn đề truy cứu hay không truy cứu trách
nhiệm hình sự đối với ngƣời thực hiện hành vi phạm tội. Quyết định hình phạt
đối với tội “vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” là việc Tòa
án lựa chọn loại và mức hình phạt đã quy định tại điều 260 BLHS năm 2015
để áp dụng đối với ngƣời phạm tội.
Nhƣ vậy, cơ sở thực tiễn của định tội danh và quyết định hình phạt đối
với tội “vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” là hành vi vi
phạm giao thông đƣờng bộ đã xảy ra trên thực tế có dấu hiệu tội phạm. Cơ sở
pháp lý của định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội “vi phạm quy
định về tham gia giao thông đường bộ” là cấu thành tội phạm đƣợc quy định
trong BLHS, đều sẽ đƣợc xem xét ở tiểu mục tiếp theo.
1.2. Cơ sở pháp lý của áp dụng pháp luật hình sự đối với tội vi
phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
1.2.1. Các quy định thuộc phần chung Bộ luật hình sự
Pháp luật hình sự có ý nghĩa quan trọng trong quá trình ADPL hình sự
đối với tội “vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ”. Kết quả của
12


việc ADPL hình sự đối với tội này là rút ra kết luận hành vi phạm tội “vi
phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” đang đƣợc giải quyết bao
quát quy phạm nào của BLHS. Các quy phạm pháp luật thuộc phần chung

BLHS quy định nhiệm vụ, các nguyên tắc, các chế định cơ bản của luật hình
sự Việt Nam. Vì vậy khi ADPL hình sự đối với tội “vi phạm quy định về
tham gia giao thông đường bộ”, trƣớc hết Tòa án cần dựa vào quy định về
nhiệm vụ của BLHS (Điều 1), cơ sở của trách nhiệm hình sự (Điều 2), nguyên
tắc xử lý (Điều 3), hiệu lực của BLHS (Chƣơng 2), khái niệm tội phạm (Điều
8), phân loại tội phạm (Điều 9), cố ý phạm tội (Điều 10), vô ý phạm tội (Điều
11), tuổi chịu trách nhiệm hình sự (Điều 12), đồng phạm (Điều 17), những
trƣờng hợp loại trừ trách nhiệm hình sự (Chƣơng 4), thời hiệu truy cứu trách
nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm hình sự (Chƣơng 5), hình phạt (Chƣơng 6),
các biện pháp tƣ pháp (Chƣơng 7), quyết định hình phạt (Chƣơng 8), quyết
định hình phạt trong các trƣờng hợp cụ thể (Mục 2, Chƣơng 8)miễn chấp
hành hình phạt (Điều 62), giảm thời hạn chấp hành hình phạt trong trƣờng
hợp đặc biệt (Điều 64), án treo (Điều 65), những quy định đối với ngƣời dƣới
18 tuổi phạm tội (Chƣơng 12) v. . v…
Tuy các quy phạm pháp luật thuộc Phần chung không nêu các dấu hiệu
cụ thể của bất kỳ hành vi phạm tội nào cũng nhƣ không quy định các khung
hình phạt cụ thể đối với bất kỳ hành vi phạm tội nào, nhƣng có mối liên hệ
chặt chẽ với các quy phạm pháp luật thuộc Phần các tội phạm của BLHS.
“Việc áp dụng Phần các tội phạm phải dựa vào các luận điểm chung và các
nguyên tắc được quy định ở Phần chung của BLHS” [41, tr.63]. Trong lĩnh
vực pháp luật, ADPL hình sự đối với tội “vi phạm quy định về tham gia giao
thông đường bộ” có nghĩa là chọn các quy phạm pháp luật hình sự để áp dụng
đối với ngƣời phạm tội này. Việc định tội danh và quyết định hình phạt đối
với tội nói trên nghĩa là chọn quy phạm pháp luật hình sự quy định tại điều
13


260 BLHS năm 2015 để áp dụng, bởi điều luật này quy định trách nhiệm hình
sự đối với hành vi phạm tội. Việc áp dụng điều 260 BLHS năm 2015 phải dựa
trên nguyên tắc, điều kiện đƣợc nêu ra trong các quy phạm pháp luật hình sự

thuộc Phần chung của BLHS.
1.2.2. Các quy định thuộc phần các tội phạm của Bộ luật hình sự
Điều 260 BLHS 2015 quy định:
“1. Ngƣời nào tham gia giao thông đƣờng bộ mà vi phạm quy định về
an toàn giao thông đƣờng bộ thuộc một trong các trƣờng hợp sau đây, thì bị
phạt tiền từ 30. 000. 000 đồng đến 100. 000. 000 đồng, phạt cải tạo không
giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 02 người với tỷ
lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 03 người trở lên
mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100. 000. 000 đồng đến dưới 500.000.000
đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trƣờng hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03
năm đến 10 năm:
a) Không có giấy phép lái xe theo quy định;
b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có
nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích
thích mạnh khác;
c) Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người
bị nạn;
d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn
giao thông;
14


đ) Làm chết 02 người;
e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên

mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
g) Gây thiệt hại về tài sản từ 500. 000. 000 đồng đến dưới
1.500.000.000 đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trƣờng hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07
năm đến 15 năm:
a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên
mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người nay2% trở lên;
c) gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
4. Vi phạm quy định về tham gia giao thông đƣờng bộ trong trƣờng hợp
có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c
khoản 3 điều này nếu không đƣợc ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ
10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01
năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
5. Ngƣời phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành
nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. [27, Tr. 284]
Tội “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” quy định tại
điều 260 BLHS 2015, đƣợc xây dựng trên cơ sở nền tảng của tội “Vi phạm
quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” quy định tại điều
202 BLHS 1999, nhƣng đƣợc mở rộng hơn về chủ thể của tội phạm. Chủ thể
của tội “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” quy định tại
điều 260 BLHS 2015 bao gồm tất cả những ngƣời tham gia giao thông đƣờng
bộ; ngƣời sử dụng phƣơng tiện tham gia giao thông đƣờng bộ, ngƣời đi bộ
trên đƣờng bộ hoặc là ngƣời điều khiển, dẫn dắt súc vật lƣu thông trên đƣờng
bộ chứ không phải chỉ đơn thuần là ngƣời điều khiển phƣơng tiện giao thông
15


đƣờng bộ nhƣ điều 202 BLHS 1999. Sự thay đổi trên là hoàn toàn cần thiết,
bởi lẽ trên thực tế đã có rất nhiều ngƣời đi bộ, ngƣời điều khiển, dẫn dắt súc

vật khi lƣu thông trên đƣờng bộ có những hành vi vi phạm các quy định về an
toàn giao thông đƣờng bộ, đã và có thể sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng
cho ngƣời và phƣơng tiện khác khi tham gia giao thông, nên việc xử lý đối
với họ là hoàn toàn đúng đắn, cần thiết và công bằng với những ngƣời tham
gia giao thông khác.
Tại khoản 2 điều 260 BLHS 2015 nhà làm luật quy định các tình tiết
định khung tăng nặng trách nhiệm hình sự dựa trên các yếu tố thuộc về ngƣời
tham gia giao thông nhƣ; không có giấy phép lái xe, trong tình trạng có sử
dụng rƣợu, bia, chất ma túy hoặc chất kích thích khác…đây là yếu tố nhằm
khẳng định ngƣời điều khiển phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ có đủ điều
kiện hoặc có đủ khả năng để điều khiển phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ hay
không, mà không hề có quy định chi tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự nào
dựa trên loại phƣơng tiện tham gia giao thông đƣờng bộ mà ngƣời điều khiển
sử dụng khi tham gia giao thông, phƣơng tiện đó có đủ điều kiện an toàn kỹ
thuật hoặc có đƣợc phép tham gia giao thông không ?
Bởi lẽ, phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ, trong đó có nhiều loại đƣợc
quy định và đƣợc coi là nguồn nguy hiểm cao độ bởi khả năng tiềm ẩn những
rủi ro, những mối nguy hiểm đối với con ngƣời, tài sản khi tham gia giao
thông. Vì vậy nhà nƣớc đã có các quy định rất chặt chẽ về các loại phƣơng
tiện đƣợc phép lƣu hành, cấm lƣu hành; việc tiến hành đăng kiểm, kiểm định
về an toàn kỹ thuật định kỳ cũng nhƣ việc thi, cấp giấy phép lái xe đối với
từng loại phƣơng tiện giao thông nhất định, nhằm đảm bảo các phƣơng tiện và
ngƣời điều khiển phƣơng tiện phải hội đủ các điều kiện, tiêu chuẩn nhất định
mới đƣợc phép đƣa vào tham gia giao thông.
Nhƣ vậy, vi phạm quy định về tham gia giao thông đƣờng bộ là hành vi
của ngƣời tham gia giao thông đƣờng bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao
16


thông đƣờng bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng

cho sức khỏe, tài sản của ngƣời khác.
+ Người tham gia giao thông đường bộ; gồm ngƣời điều khiển, ngƣời
sử dụng phƣơng tiện tham gia giao thông đƣờng bộ, ngƣời điều khiển, dẫn dắt
súc vật và ngƣời đi bộ trên đƣờng bộ. Cần phải phân biệt khái niệm ngƣời
tham gia giao thông đƣờng bộ và ngƣời điều khiển phƣơng tiện giao thông
đƣờng bộ (nhƣ điều 202 BLHS năm 1999).
+ Người tham gia giao thông; là ngƣời tham gia giao thông đƣờng bộ
gồm: ngƣời điều khiển xe cơ giới, xe thô sơ, xe máy chuyên dùng tham gia
giao thông đƣờng bộ.
Rõ ràng, BLHS năm 2015 đã có sự thay đổi rõ rệt khi quy định rộng
hơn về chủ thể của hành vi gồm tất cả những ngƣời tham gia giao thông kể cả
những ngƣời không tham gia giao thông nhƣ ngƣời đi bộ.
Các dấu hiệu pháp lý của tội phạm này:
Khách thể của tội phạm; “Là các quan hệ xã hội được pháp luật hình
sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại” [ 38, tr.131] . Nhƣ vậy, khách thể của tội
vi phạm quy định về tham gia giao thông đƣờng bộ là sự an toàn của hoạt
động giao thông đƣờng bộ và sự an toàn về tính mạng, sức khỏe, tài sản của
ngƣời khác. Vi phạm quy định về tham gia giao thông đƣờng bộ là hành vi
nguy hiểm cho xã hội trực tiếp xâm phạm trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ
và gây thiệt hại tính mạng, sức khỏe, tài sản của ngƣời khác. Để đấu tranh
phòng chống vi phạm quy định về tham gia giao thông đƣờng bộ bằng pháp
luật hình sự, nhà nƣớc quy định tội phạm và hình phạt đối với hành vi này.
Theo đó, chỉ những hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông đƣờng
bộ có tính chất nguy hiểm cao, gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại
nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của ngƣời khác và hành vi có khả năng
thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không đƣợc ngăn chặn kịp
thời mới bị coi là tội phạm hình sự.
17



Mặt khách quan của tội phạm; “Là mặt biểu hiện bên ngoài của tội
phạm, là những biểu hiện của tội phạm ra thế giới khách quan bao gồm:hành
vi nguy hiểm cho xã hội (hành động và không hành động), hậu quả nguy hiểm
cho xã hội, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu
quả do hành vi đó gây ra, thời gian, địa điểm, hoàn cảnh phạm tội, công cụ
phạm tội, phương tiện phạm tội…. ” [ 38, tr.131 ]. Mặt khách quan của tội vi
phạm quy định về tham gia giao thông đƣờng bộ bao gồm các yếu tố:hành vi
khách quan; hậu quả do hành vi phạm tội gây ra; mối quan hệ nhân quả giữa
hành vi và hậu quả.
Hành vi khách quan; là hành vi vi phạm quy định về tham gia giao
thông đƣờng bộ. Quy định về tham gia giao thông đƣờng bộ là quy định của
Luật giao thông đƣờng bộ năm 2008 về đảm bảo an toàn trong hoạt động
ngƣời tham gia giao thông đƣờng bộ nhƣ quy định về; việc chấp hành biển
báo đƣờng bộ, tốc độ và khoảng cách giữa các phƣơng tiện tham gia giao
thông, sử dụng làn đƣờng, vƣợt xe, chuyển hƣớng xe, lùi xe, tránh xe đi
ngƣợc chiều, dừng, đỗ xe trên đƣờng, tham gia giao thông đƣờng bộ qua cầu,
phà, trong hầm đƣờng bộ và tại các nơi đƣờng giao cắt, tải trọng và khổ giới
hạn của đƣờng bộ….
Hậu quả; hậu quả là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này. Nếu hành vi
vi phạm các quy định về tham gia giao thông đƣờng bộ mà chƣa gây thiệt hại
cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của
ngƣời khác thì chƣa cấu thành tội phạm:
+ Thiệt hại cho tính mạng là làm ngƣời khác chết;
+ Thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe hoặc tài sản của ngƣời khác là
làm cho ngƣời khác bị thƣơng nặng hoặc làm cho tài sản sản của ngƣời khác
bị mất mát, hƣ hỏng nặng.
Ngƣời tham gia giao thông đƣờng bộ là ngƣời trực tiếp tham gia giao
thông đƣờng bộ và xe máy chuyên dùng. Để truy cứu trách nhiệm hình sự
18



ngƣời thực hiện hành vi vi phạm các quy định về tham gia giao thông đƣờng
bộ theo quy định tại điều 260 BLHS năm 2015 cần xác định những quy định
cụ thể về tham gia giao thông đƣờng bộ trong Luật giao thông đƣờng bộ bị vi
phạm. Một điểm khác nữa đó là tại BLHS 2015 đã đƣa những mức phạt cụ
thể áp dụng cho từng trƣờng hợp vi phạm (điều này khác với BLHS năm 1999
ở chỗ; Thông tƣ 09/2013/TTLT-BCA-BQP-BTP-VKSNDTC-TANDTC ngày
28/08/2013 quy định chi tiết về điều khoản này).
Mặt chủ quan của tội phạm; “Là mặt bên trong của tội phạm, là trạng thái
tâm lý của chủ thể đối với hành vi phạm tội và hậu quả phạm tội, bao gồm
các dấu hiệu lỗi, động cơ phạm tội, mục đích phạm tội” [ 38, tr.132 ]. Đối với
tội “vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ”, mặt chủ quan của
tội phạm thể hiện ở lỗi vô ý do tự tin hoặc do cẩu thả.
+ Vô ý do tự tin là trong trƣờng hợp ngƣời phạm tội “vi phạm quy định
về tham gia giao thông đường bộ” tuy thấy trƣớc hành vi của mình có thể gây
hậu quả nghiêm trọng cho xã hội nhƣng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra
hoặc có thể ngăn chặn đƣợc.
+ Vô ý do cẩu thả là trƣờng hợp ngƣời phạm tội “vi phạm quy định về
tham gia giao thông đường bộ” không thấy trƣớc hành vi của mình có thể gây
hậu quả nghiêm trọng cho xã hội, mặc dù phải thấy trƣớc và có thể thấy trƣớc
hậu quả đó.
Chủ thể của tội phạm; là con ngƣời có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc
pháp nhân thƣơng mại đã thực hiện tội phạm. Đối với tội “vi phạm quy định
về tham gia giao thông đường bộ”, chủ thể của tội phạm quy định tại điều
260 BLHS.
Ngƣời đủ 16 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự, có khả năng
nhận thức đƣợc tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà mình
thực hiện, có khả năng điều khiển hành vi theo hƣớng có lợi hay không có lợi
cho xã hội hoặc có khả năng xử sự khác không gây nguy hiểm cho xã hội.
19



×