Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

ĐO LƯỜNG KINH tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 25 trang )

ĐO LƯỜNG KINH TẾ
Đo lường kết quả hoạt động kinh tế là một vấn đề quan tâm không phải riêng
mỗi quốc gia mà là vấn đề quốc tế. Nhu cầu so sánh quốc tế về mức thu nhập quốc
gia đã dẫn đến hình thành hệ thống đo lường chung cho các nước kinh tế thị trường
từ năm 1928. Hệ thống đo lường thống nhất đó tiếp tục phát triển sau chiến tranh thế
giới thứ hai và chính thức có tên gọi là Hệ thống các Tài khoản quốc gia (System of
National Accounts – SNA) vào năm 1953. Cùng với sự phát triển của hệ thống kinh
tế thị trường, SNA được sửa đổi vào năm 1968. Đến năm 1993, sau khi tan rã hệ
thống các nước XHCN cũ theo mơ hình kế hoạch hóa tập trung và chuyển sang mơ
hình kinh tế thi trường, SNA được sửa đổi vào năm 1993, được Liên hiệp quốc công
bố và sử dụng thống nhất cho tất cả các nước. Việt Nam đã áp dụng Hệ thống Tài
khoản quốc gia cũng vào năm 1993. Trong chương này, chúng ta sẽ tìm hiểu cách
đo lường một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô chủ yếu theo SNA-1993, để có thể tiếp tục đi
sâu hơn vào các vấn đề chung khác của kinh tế vĩ mô.
I. TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC GDP
Tổng sản phẩm trong nước hay Gross Domestic Product (GDP) của Việt Nam
năm 2007 là 1146 nghìn tỷ VND so với năm 2006 là 973.79 nghì tỷ VND. Nói một
cách dễ hiểu, GDP là giá trị của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất
ra trong nước chúng ta trong năm 2007 cao hơn trong năm 2006 tính theo VN đồng.
Có thể nói, GDP là con số rất được nhiều người quan tâm. Các cơ quan Chính phủ
và cả người dân thường đều quan tâm số liệu GDP vì nó cho biết sự phát triển của
nền kinh tế. Các doanh nghiệp quan tâm đến GDP vì doanh số bán hàng của họ quan
hệ chặt chẽ với GDP của nền kinh tế. Vấn đề cơ bản mà chúng ta cần biết là GDP


được đo lường theo cách nào? được sử dụng như thế nào? hạn chế gì? Chúng ta sẽ
tìm hiểu một số khái niệm liên quan trước khi trả lời các câu hỏi đặt ra này.
1. Các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp
Trong kinh tế vi mô, đo lường kết quả sản xuất của một doanh nghiệp là cụ
thể rõ ràng. Nếu sản xuất lúa thì sản lượng đo bằng tấn hay tạ. Nếu sản xuất ra ơ tơ
thì sản lượng đo bằng số lượng ô tô hay sản xuất vải thì đo bằng mét. Tuy nhiên,


trong kinh tế vĩ mơ, muốn đo lường kết quả sản xuất chung hay sản lương của toàn
nền kinh tế bao gồm mọi loại sản phẩm thì khơng có cách nào khác là phải quy đổi
ra giá trị bằng cách sử dụng giá làm thước đo chung. Các chỉ tiêu kinh tế phản ảnh
kết quả hoạt động chung của tồn nền kinh tế tính theo cách như vậy được gọi là
các chỉ tiêu tổng hợp hay các chỉ tiêu gộp (aggregate). GDP là một chỉ tiêu tổng hợp
đo lường kết quả sản xuất của toàn nền kinh tế. Để tính GDP người ta phải sử dụng
bảng giá của tất cả các loại sản phẩm để tính giá trị mọi sản phẩm mà nền kinh tế
sản xuất được rồi cộng lại hay gộp lại với nhau. Mặc dù có vẻ như đơn giản, nhưng
đo lường tất cả các loại hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra trong nền kinh tế không
phải là không nảy sinh ra nhiều vấn đề phức tạp. Riêng việc dùng bảng giá nào để
đo cũng là vấn đế mà chúng ta sẽ nói đến sau cùng trong chương này
2. Giá trị sản xuất hay đầu ra (Output): Trước khi nói về GDP chúng ta hãy nói
đến khái niệm giá trị sản xuất. Tổng cục thống kê Việt Nam đã dùng cụm từ giá trị
sản xuất để diễn đạt khái niệm output từ tiếng Anh. Output có nghĩa rất chung là đầu
ra. Một chỉ tiêu liên quan là Gross Output là Tổng giá trị đầu ra hay Tổng giá trị
sản xuất cũng là một một chỉ tiêu tổng hợp đo lường kết quả sản xuất của nền kinh
tế. Ở đây có tiếp đầu ngữ Gross được dịch sang tiếng Việt là tổng nhưng bản chất
của từ này có nghĩa là thơ (đối lập với Net là rịng) được giải thích trong tính GDP
từ phía thu nhập ở phần sau của chương này. Mặc dù Tổng giá trị sản xuất cũng dùng
để đo lường tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra của nền kinh tế. Tuy


nhiên, tính kết quả sản xuất dựa vào đầu ra hay giá trị sản xuất sẽ dẫn đến việc tính
tốn trùng lặp. Trong một thời gian nhất định nào đó, hàng hóa và dịch vụ được sản
xuất ra và được sử dụng làm đầu vào để sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ khác. Giá
trị sản xuất hay đầu ra của sản xuất lại bao gồm trong đó giá trị đầu vào. Hoạt động
sản xuất của nền kinh tế liên quan nhau, đầu ra của một hoạt động sản xuất này là
đầu vào sản xuất cho một ngành khác. Chúng ta sẽ giải thích rõ hơn bằng khái niệm
sản phẩm trung gian.
3. Sản phẩm trung gian: Khi người nông dân trồng bơng để bán cho nhà sản xuất

vải, thì giá trị bơng đã tính rồi. Khi nhà sản xuất ra vải thì trong giá thành của vải có
cả giá trị của bơng. Khi nhà sản xuất quần áo tính giá trị sản xuất của mình thì trong
giá thành của quần áo có giá trị vải. Vì vậy, mặc dù giá trị sản xuất hay output được
sử dụng để đo kết quả sản xuất của nền kinh tế, tuy nhiên hạn chế của nó là tính
trùng lặp, khơng phản ảnh kết quả sản xuất thực sự hay cuối cùng. Sản phẩm dùng
làm đầu vào cho các hoạt động sản xuất được gọi là sản phẩm sử dụng trung gian
4. Sản phầm cuối cùng là sản phẩm được sản xuất ra cuối cùng, nó khơng cịn sử
dụng làm sản phẩm trung gian. Trong ví dụ trên, quần áo là sản phẩm cuối cùng.
Nói chung, các hàng hóa và dịch vụ sử dụng để thỏa mãn nhu cầu cuối cùng của
con người như ăn, mặc, ở, đi lại, học hành, bảo vệ sức khỏe, giải trí,…là sản phẩm
cuối cùng. Sản phẩm cuối cùng còn bao gồm các sản phẩm đã được sản xuất ra và
được sử dụng cho mục đích đầu tư để tích lũy tài sản. Một số sản phẩm sản xuất ra
tạm thời lưu kho chưa sử dụng cũng tạm thời được xem là sản phẩm cuối cùng.
Trong nền kinh tế mở, hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu cũng bao gồm trong sản
phẩm cuối cùng của nền kinh tế.
5. Giá trị gia tăng: Để tránh đo trùng lặp giá trị đầu ra mà các giai đoạn sản xuất
trước đã tính, người ta lấy giá trị hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra (đầu ra) trừ
đi giá trị hàng hóa và dịch vụ làm đầu vào (sản phẩm trung gian) và được giá trị gia


tăng do sản xuất tạo ra. Giá trị gia tăng (Value Added) phản ảnh giá trị được tạo
thêm do hoạt động sản xuất của nền kinh tế. Sử dụng giá trị gia tăng để đo kết quả
sản xuất của nền kinh tế sẽ tránh được nhược điểm trùng lặp khi sử dụng giá trị sản
xuất như đã nêu trên.
6. Lãnh thổ kinh tế và thường trú
Khi nói đến hoạt động kinh tế, người ta nói đến lãnh thổ kinh tế chứ khơng nói
đến lãnh thổ địa lý. Các nước phát triển như Mỹ, Anh, Nhật, lãnh thổ kinh tế của họ
rộng hơn so với lãnh thổ địa lý của họ. Lãnh thổ kinh tế bao gồm lãnh thổ địa lý
nhưng trừ đi phần lãnh thổ địa lý mà nước ngoài được quyền sử dụng theo luật pháp
quốc tế, chẳng hạn như sứ quán nước ngoài trong mỗi nước, các vùng lãnh thổ đã

chuyển nhượng cho nước ngoài, các căn cứ quân sự của nước ngoài đặt bên trong
lãnh thổ địa lý. Tất nhiên, lãnh thổ kinh tế của một nước sẽ cộng thêm vào phần lãnh
thổ địa lý nước khác mà nước đó có quyền sử dụng theo các luật pháp quốc tế. Nói
chung bên trong lãnh thổ kinh tế của một nước thì trong đó con người và mọi hoạt
động kinh tế sẽ do Chính phủ nước đó kiểm soát
Người ta gọi một người hay một đơn vị nào đó là thường trú trong một lãnh
thổ kinh tế khi người đó hay đơn vị đó sống lâu dài bên trong lãnh thổ kinh tế đó , ít
nhất là trên một năm. Khái niệm thường trú phân biệt với khái niệm cơng dân. Cơng
dân của một nước có thể khơng phải là thường trú của nước đó. Khái niệm thường
trú không phân biệt quốc tịch. Nhưng tại sao người ta chú ý nhiều đến khái niệm
thường trú? Sở dĩ khái niệm thường trú quan trọng vì GDP của một nước được tính
theo kết quả hoạt động sản xuất của tất cả các các đơn vị thường trú, chứ không phải
công dân của nước đó.
7. Tổng sản phẩm trong nước - GDP


Đến đây, chúng ta có thể định nghĩa Tổng sản phẩm trong nước hay GDP một
cách chính xác hơn theo các cách sau:
GDP của một nền kinh tế là tổng giá trị hàng hóa và dịch cuối cùng được sản
xuất ra bên trong nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một
năm.
GDP của một nền kinh tế là tổng giá trị gia tăng được tạo ra bên trong nền kinh
tế nước đó trong một khoảng thời gian nhất định thường là một năm.
GDP của một nền kinh tế là tổng giá trị gia tăng được tạo ra của tất cả các
đơn vị thường trú bên trong lãnh thổ kinh tế của nước đó
8. Tổng thu nhập quốc gia GNI
Để hiểu kỹ hơn về GDP chúng ta sẽ tìm hiểu thêm một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp
khác được dùng rất nhiều là GNI hay Tổng thu nhập quốc gia ( Gross National
Income) mà trước đây gọi là Tổng sản phẩm quốc gia hay GNP (Gross National
Product). Nếu GDP đo lường kết quả hoạt động kinh tế bên trong lãnh thổ kinh tế,

do các đơn vị thường trú gồm cơng dân có các quốc tịch khác nhau làm ra, thì GNI
được tính từ thu nhập của cơng dân một quốc gia
Tổng thu nhập quốc gia (GNI) là tổng thu nhập do công dân một quốc gia
làm ra
Về mặt tính tốn, có thể hình dung mối quan hệ giữa GDP và GNI như sau. Sau khi
tạo ra GDP của một nước, cơng dân nước ngồi chuyển thu nhập của họ về nước và
cơng dân của nước đó đang làm ăn ở nước ngoài chuyển thu nhập trở về. Kết quả có
tổng thu nhập quốc gia GNI. Nói một cách khác, GDP là thu nhập của những người
thường trú cịn GNI là thu nhập của cơng dân. Những nước phát triển như Mỹ, Nhật,
thu nhập của công dân của họ làm ăn ở nước ngoài chuyển về nước lớn hơn nhiều
so với thu nhập của cơng dân nước ngồi làm ăn ở Mỹ hay Nhật chuyển về nước. Vì


vậy trong phân tích kinh tế thì Mỹ hay Nhật thường sử dụng GNI, còn các nước kém
phát triển ngược lại chủ yếu là sử dụng GDP trong phân tích kinh tế.
Cũng cần nói đến là trong SNA-1993, khái niệm GNI được dùng để thay thế
cho khái niệm GNP là Tổng sản phẩm quốc gia – Gross National Product trước đây.
Các nhà soạn thảo SNA-1993 cho là luồng thu nhập chuyển ra khỏi một nước hay
chuyển về của các công dân không phải là luồng sản phẩm nên khuyến nghị dùng
khái niệm Tổng thu nhập quốc gia thay cho khái niệm Tổng sản phẩm quốc gia.
II. BA CÁCH TIẾP CẬN ĐỂ TÍNH GDP
Việc sử dụng khái niệm GDP gây ra khơng ít điều khó hiểu vì GDP một mặt đo
lường kết quả hoạt động sản xuất của một nền kinh tế, mặt khác GDP cũng đo lường
thu nhập và chi tiêu của một nền kinh tế. Có ba cách tiếp cận để tính GDP minh họa
trên hình 2.1.
1. Tính GDP từ hoạt động sản xuất
Cách tính chung là trước tiên tính giá trị sản xuất (output), sau đó tính chi phí
đầu vào hay chi phí trung gian và lấy giá trị sản xuất trừ đi để có giá trị gia tăng.
Giá trị gia tăng = Giá trị sản xuất – Chi phí trung gian
Giá trị gia tăng của tất cả các ngành sẽ được cộng với nhau để thành GDP của nền

kinh tế. Việc quy định thế nào là một hoạt động sản xuất và việc phân ngành sản
xuất là một phần quan trọng làm căn cứ để tính GDP từ hoạt động sản xuất.
Trong kinh tế thị trường, khái niệm sản xuất được định nghĩa trong Hệ thống
tài khoản quốc gia SNA-1993 bao gồm một phạm vi rất rộng so với khái niệm sản
xuất trong Hệ thống sản phẩm vật chất (Material Product System-MPS) của các nước
Xã hội chủ nghĩa trước đây. Có thể chia sản phẩm trong kinh tế thị trường ra ba
nhóm: (1) Sản phẩm sản xuất ra nhằm bán trên thị trường hay gọi là sản phẩm thị
trường (2) Sản phẩm tự sử dụng là sản phẩm làm ra không nhằm bán trên thị trường


mà nhằm tự thỏa mãn nhu cầu của người sản xuất (3) Sản phẩm công cộng do các
đơn vị của khu vực Chính phủ làm ra nhằm phục vụ lợi ích công cộng. Sản phẩm
công cộng cũng không nhằm mục đích thị trường.
Vấn đề liên quan ở đây là sử dụng giá nào để tính. Người ta đã quy ước là giá
thị trường được sử dụng để tính giá trị các sản phẩm thuộc nhóm sản phẩm thị trường
và cả các sản phẩm tự sử dụng nếu có sản phẩm tương tự bán trên thị trường. Người
nơng dân có thể trồng lúa để ăn nhưng trên thị trường có bán lúa và có giá. Phần lúa
để ăn của người nơng dân được tính theo giá lúa trên thị trường. Đối với nhóm sản
phẩm cơng cộng và các sản phẩm tự sử dụng khác khơng có sản phẩm tương tự trên
thị trường thi quy ước tính bằng tổng chi phí sản xuất. Tổng chi phí sản xuât gồm
chi phí đầu vào, chi phí lao động, chi phí liên quan đến sử dụng tài sản cố định hay
khấu hao. Lợi nhuận xem như khơng có hay bằng 0. Trường hợp phải nộp thuế sản
xuất thì sẽ cộng thêm vào trong chi phí sản xuất.
Vì mục đích phân tích kinh tế nên các hoạt động sản xuất được tính vào GDP
bao gồm cả các hoạt động không kể là hợp pháp hay bất hợp pháp vì nó tạo ra giá
trị kinh tế. Giá trị kinh tế đó sẽ tác động đến mọi cân đối thu nhập và chi tiêu của
toàn nền kinh tế.. Các hoạt động sản xuất mà người ta thường gọi là kinh tế ngầm
nếu có thơng tin thì cũng được tính. Trên thực tế các nước kém phát triển đều ước
tính phần giá trị kinh tế của kinh tế ngầm. Về mặt thu nhập thì có thể nói mọi hoạt
động của con người miễn là có đem lại thu nhập đều xem là hoạt động sản xuất.

Điều đó cũng dẫn đến nhiều thay đổi trong cách hiểu của chúng ta so với kinh tế thời
bao cấp trước đây. Chẳng hạn như các tổ chức đảng phái, tổ chức đoàn thể có thu
đảng phí, hội phí nghĩa là có thu nhập nên phải xem là có hoạt động sản xuất. Mặc
dù phạm vi sản xuất được tính trong GDP là rất rộng nhưng không phải mọi hoạt
động của con người được tính vào GDP. Người ta quy định là các hoạt động dịch vụ
trong gia đình như lau chùi dọn dẹp nhà cửa, cơng việc nội trợ, trơng trẻ, chăm sóc


người già, nếu người nhà tự làm thì khơng được tính vào GDP. Nếu cùng việc đó
nhưng có th mướn và có trả tiền cơng thì lại được tính.
Tính GDP từ sản xuất thì phải dựa trên việc phân ngành kinh tế. Phân ngành
kinh tế trong kinh tế thị trường cũng khác cách phân ngành của Hệ thống sản phẩm
vật chất của các nước XHCN cũ mà ở nước ta vẫn thường dùng. Phân ngành không
phải dựa vào sản phẩm mà dựa vào hoạt động. Các ngành kinh tế trong kinh tế thị
trường hiện nay được gộp lai thành ba khu vực lớn là (1) Nông nghiệp bao gồm nông
lâm ngư nghiệp (2) Các ngành công nghiệp bao gồm tất cả các ngành chế biến sản
phẩm công nghiệp (3) Dịch vụ bao gồm một phạm vi rộng các hoạt động thương
mại, y tế, giáo dục, văn hóa, quản lý, nghĩa là các ngành sản xuất các sản phẩm
không phải vật chất hữu hình và sản phẩm của nó khơng thể tách khỏi chủ sở hữu
sản xuất ra nó để vận chuyển đi bán nơi khác, khác với nơi sản xuất ra nó. Chẳng
hạn khơng thể tách dịch vụ cắt tóc khỏi người thợ cắt tóc để bán trên thị trường.
Trên hình 2.1, GDP nền kinh tế bằng tổng GDP khu vực nông nghiệp, công
nghiệp và dịch vụ.
GDP = GDPNN + GDPCN+GDPDV

2. Tính GDP từ thu nhập
Tham gia vào hoạt động sản xuất có bốn chủ thể kinh tế (1) Hộ gia đình cung
cấp lao động (2) Chính phủ cấp quyền sản xuất, bảo đảm cơ sở hạ tầng pháp lý và
các điều kiện kinh doanh bình đẳng trên thị trường (3) Chủ của các tài sản được dùng
vào hoạt động sản xuất (4) Chủ doanh nghiệp hay nhà kinh doanh. Giá trị gia tăng

hay thu nhập tạo ra từ sản xuất được chia cho bốn chủ thể kinh tế nói trên dưới dạng
tiền lương cho người lao động, tiền khấu hao tài sản cho chủ sở hữu tài sản sử dụng
trong sản xuất, thuế cho Chính phủ và cuối cùng còn lại là lợi nhuận hay thặng dư


sản xuất cho chủ doanh nghiệp. Như vậy về phía thu nhập thì GDP bằng tổng cộng
tiền lương (W), tiền thuế sản xuất mà Chính phủ thu (T), khấu hao tài sản hay chi
phí sử dụng tài sản vốn hiện vật (D) và thặng dư sản xuất (S)

GDP = W + T + D + S
GDP từ phía thu nhập đúng bằng GDP tính từ phía sản xuất tạo ra

GDP = GDPNN + GDPCN+GDPDV
SẢN XUẤT

Lao động

GDP = C + G + I

CHI TIÊU
Chi tiêu của dân (C)
Chi tiêu Chính phủ (G)
Đầu tư (I)

Vốn
Công nghệ

Nông nghiệp
Công nghiệp
Dịch vụ


Môi trường KD

Nhu cầu sản xuất

KV THỂ CHẾ
Hộ Gia đình
Chính Phủ
Chủ sở hữu tài
sản
Chủ Doanh
nghiệp

Phân phối thu nhập

GDP = W + T + D + S

THU NHẬP
Lương (W)
Thuế (T)
Khấu hao (D)
Thặng dư SX (S)

Hình 2.1. Kết quả hoạt động sản xuất của nền kinh tế tính bằng GDP (gồm GDP khu vực
nơng nghiệp GDPNN, khu vực công nghiệp GDPCN và khu vực dịch vụ GDPDV). Thu nhập
hay GDP được tạo ra, được phân phối cho các hộ gia đình, chủ sử hữu tài sản, Chính phủ
và chủ Doanh nghiệp. GDP đó được sử dụng cho chi tiêu cho tiêu dùng của Hộ gia đình ,
của Chính phủ và chi cho đầu tư của Chủ sử hữu tài sản và Doanh nghiệp.



Một chi tiết đáng chú ý trong tính GDP từ phía thu nhập là GDP bao gồm giá trị
khấu hao tài sản hay chi phí sử dụng vốn hiện vật. Phần giá trị này trên thực tế, bằng
giá trị tài sản hiện vật đã khơng cịn sử dụng như các máy móc đã hết hạn sử dụng
hay lạc hậu về mặt kỹ thuật được thay thế nằng các máy móc hiện đại hơn. Chủ tài
sản sử dụng tiền khấu hao này để đầu tư tài sản mới. Nếu lấy GDP trừ đi giá trị khấu
hao tài sản D sẽ được Tổng sản phẩm trong nước ròng Net Domestic Product – NDP.
Net đối lập với Gross trong Gross Domestic Product. Nói một cách dễ hiểu hơn thì
Gross có nghĩa là “thơ” vì chưa loại trừ giá trị khấu hao tài sản. NDP ít sử dụng trong
thực tế, thường được sử dụng trong phân tích kinh tế.
3. Tính GDP từ chi tiêu
Thu nhập của các chủ thể kinh tế nói trên sẽ được sử dụng cho chi tiêu. Các hộ
gia đình sẽ chi tiêu để mua hàng hoá và dịch vụ nhằm đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng
cuối cùng của các hộ gia đình (C), Chính phủ sẽ chi tiêu cho tiêu dùng của Chính
phủ (G). Chủ sử hữu tài sản và các chủ doanh nghiệp sẽ chi tiêu để đầu tư cho sản
xuất (I) nhằm làm tăng năng lực sản xuất. Như trên hình 2.1. GDP tính từ phía chi
tiêu sẽ bằng tổng của chi tiêu cho tiêu dùng của các hộ gia đình, của Chính phủ và
đầu tư của các chủ sở hữu tài sản và các chủ doanh nghiệp. Trước tiên chúng ta xét
cho trường hợp nền kinh tế đóng, nghĩa là chưa xét đến xuất nhập hàng hóa và dịch
vụ với ngước ngồi.
GDP = C + G + I
GDP tính từ phía chi tiêu cũng sẽ bằng GDP tính từ thu nhập và từ sản xuất. Chính
vì GDP đóng cả ba vai trị là đo lường kết quả sản xuất, kết quả thu nhập và tổng chi
tiêu của nền kinh tế nên tùy trường hợp mà sử dụng cho phù hợp.
Đối với nền kinh tế mở nghĩa là có xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa và dịch
vụ. Tiêu dùng của hộ gia đình C và của Chính phủ G cũng như đầu tư I đều bao gồm


cả hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu từ nước ngồi. Ngồi ra, hàng hóa và dịch vụ
trong nước sản xuất cũng đươc xuất khẩu ra bên ngoài. Cân đối GDP từ phía chi tiêu
sẽ như sau

GDP = C+ G+ I + E - M
Hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu M sẽ sử dụng cho tiêu dùng C, G và đầu tư I cùng
với hàng hóa và dịch vụ sản xuất trong nước. Vì vậy GDP cộng thêm giá trị hàng
nhập khẩu cho tiêu dùng và cho đầu tư rồi trừ đi tổng giá trị nhập khẩu sẽ trở lại
bằng GDP.
4. GDP giá hiện hành và GDP giá cố định
Giá cả luôn thay đổi và GDP đo lường giá trị hàng hóa và dịch vụ theo giá hiện
hành giá thực tế trên thị trường) cũng chịu ảnh hường và thay đổi theo. Nếu ngay
ngày mai giá cả tăng gấp đơi thì GDP cũng sẽ tăng gấp đơi mặc dù kết quả sản xuất
cũng vẫn như ngày hôm nay. Để GDP trở thành một số đo tin cậy phản ảnh được
thay đổi trong kết quả sản xuất của nên kinh tế, địi hỏi phải tìm cách khử ảnh hưởng
của thay đổi giá trong tính GDP. Tất cả các nước đều chọn một năm nào đó gọi là
năm cơ sở và sử dụng giá của năm đó để đo kết quả sản xuất cho tất cả các năm cịn
lại. Nói cách khác là sử dụng cùng một thang giá cố định để đo kết quả sản xuất cho
mọi năm. Việt Nam hiện nay lấy năm 1994 làm năm cơ sở. Một số nước trong khu
vực như Thái lan chọn năm 1988. Malaysia chọn năm 1987.
GDP đo theo giá hiện hành cho biết tổng giá trị sản phẩm cuối cùng mà nền
kinh tế sản xuất được trong một năm cụ thể. GDP theo giá hiện hành là số liệu làm
căn cứ để tính thuế và thu ngân sách hàng năm của Chính phủ. Nó cũng là số liệu
tổng hợp phản ảnh kết quả điều hành kinh tế vĩ mơ của Chính phủ về mặt giá cả
chung của nền kinh tế.


Trên bảng 2.1. là số liệu GDP theo giá cố định 1994 và theo giá hiện hành
và tỷ lệ giữa chúng hay giá GDP (GDP deflator). Để dễ hình dung chúng ta sẽ ký
hiệu GDP giá cố định 1994 bằng Y và GDP giá hiện hành bằng PY. Do đó P bằng
GDP giá cố định 1994 chia cho GDP giá hiện hành sẽ là giá của GDP. Cột cuối là
chỉ số giá GDP với mốc thời gian là năm trước. Chẳng hạn năm 1996. giá GDP tăng
8.70% so giá GDP năm 1995.


Bảng 2.1: Số liệu GDP của Việt Nam từ 1995 đến 2004
GDP đo theo
giá 1994 cho
mọi năm
(Y)

GDP đo theo
giá thực tế
trên thị trường
(PY)

P=PY/Y

Pt/Pt-1

(2)

(3)

(4)

(5)

1994

178,534

178,534

1.0000


-

1995

195,567

228,892

1.1704

117.04

1996

213,833

272,036

1.2722

108.70

1997

231,264

313,623

1.3561


106.60

1998

244,596

361,016

1.4760

108.84

1999

256,272

399,942

1.5606

105.73

2000

273,666

441,646

1.6138


103.41

2001

292,535

481,295

1.6453

101.95

2002

313,247

535,762

1.7103

103.96

2003

336,242

613,443

1.8244


106.67

2004

362,435

715,307

1.9736

108.18

(1)

Nguồn: Niên giám thống kê

Do chọn năm gốc là 1994 nên tại năm 1994, GDP Việt Nam đo theo giá hiện
hành và giá 1994 là bằng nhau là 178,534 tỷ VND. Năm 1995, GDP theo giá hiện
hành là 228,036 tỷ VND, nhưng theo giá năm 1994 thì sẽ là 213,833 tỷ VND.


Để đánh giá ý nghĩa của giá GDP hay GDP deflator chúng ta sẽ xem nó được hình
thành như thế nào. Theo thời gian, giá của mỗi hàng hóa và dịch vụ thay đổi, nói
chung theo xu thế tăng lên. Mặt khác, theo thời gian, cơ cấu hàng hóa và dịch vụ
được sản xuất ra trong nền kinh tế cũng thay đổi. Chẳng hạn, tỷ trọng sản phẩm công
nghiệp hay sản phẩm các ngành dịch vụ sẽ tăng lên so với ngành nông nghiệp. Thay
đổi giá cùng với thay đổi cơ cấu hàng hóa và dịch vụ dẫn đến thay đổi giá trị của
GDP khi tính theo giá hiện hành so với khi tính theo giá 1994. Như vậy khi chia
GDP theo giá hiện hành cho GDP giá 1994 chúng ta được một số đo về tỷ lệ giá của

GDP. Tỷ lệ giá của GDP phản ảnh đồng thời sự thay đổi mức giá chung của nền
kinh tế và thay đổi cả về cơ cấu sản phẩm được sản xuất ra của nền kinh tế. Về thuật
ngữ theo tiếng Anh là GDP deflator, nó cho biết mức giảm giá trị của GDP hay tăng
giá danh nghĩa của GDP. Trong quá trình áp dụng hệ thống Tài khoản quốc gia vào
cơng tác kế hoạch, tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư, gọi là giá của GDP. Ở đây chúng ta
cũng sẽ gọi là giá đo GDP hay giá GDP. Giá GDP phản ảnh mức tăng giá chung của
tồn bộ hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra trong nền kinh tế, bao hàm trong đó
khơng chỉ do thay đổi về giá mà cả về cơ câu sản phẩm..
GDP theo giá cố định, như GDP tính theo giá 1994 của nước ta, có thể sử
dụng để so sánh được năng lực sản xuất của nền kinh tế về mặt khối lượng sản phẩm
hay sản lượng vì nó đã được đo cùng một thang giá. (vì chúng ta khơng có cách nào


khác để tính ngồi sử dụng giá). Phân tích tăng trưởng kinh tế như nhịp tăng kinh tế
chỉ có thể tính theo GDP giá cố định chứ khơng thể tính theo GDP giá hiện hành. Vì
vậy người ta gọi GDP theo giá cố định là GDP thực (Real GDP). Về mặt thuật ngữ
thì dịch từ Anh sang Việt thường dễ gây nhầm lẫn như gọi giá hiện hành (current) là
giá thực tế, và Real GDP là GDP thực tế. Thực tế của GDP không phải theo giá hiện
hành mà thực tế phản ảnh về mặt khối lượng hay sản lượng. Vì vậy ở đây sẽ gọi Real
GDP là GDP thực, chứ không gọi là GDP thực tế để tránh hiểu nhầm.
5. Hạn chế của GDP
Mặc dù GDP là một số đo rất hữu ích để đánh giá kết quả hoạt động sản xất của
nền kinh tế, không thể thiếu được đối với mọi quốc gia. Tuy nhiên, GDP cũng có
một số mặt hạn chế như sau đây.
-

Dân số: Bản thân GDP khơng nói lên được mức sống và trình độ phát triển

kinh tế của một quốc gia. GDP phải được xét trong mối quan hệ với dân số. Để
khắc phục nhược điểm này, người ta sử dụng chỉ tiêu GDP đầu người tính bằng

cách chia GDP cho dân số.
-

Nghỉ ngơi: Một trong các mong muốn hưởng thụ của con người là được nghỉ

ngơi. Khi cuộc sống tốt hơn người ta muốn giảm giờ làm việc và tăng thời gian
nghỉ ngơi. Thay vì phải làm việc 48 giờ một tuần chúng ta rút xuông 40 giờ một
tuần và nghỉ ngày thứ 7. Điều đó mang lại hạnh phúc cho con người, nhưng nó
khơng được phản ảnh trong số liệu GDP
-

Chất lượng sản phẩm: GDP không phản ảnh được các thay đổi trong chất

lượng hàng hóa và dịch vụ. Hàng hóa mới ra đời chất lượng tốt hơn, các dịch vụ
ngày càng đáp ứng nhu cầu con người tốt hơn. Nếu giá cả hàng hóa và dịch vụ
như vậy khơng thay đổi so với giá sản phẩm cũng loại trước đó thì GDP cũng
không tăng lên.


-

Phân phối: GDP khơng phản ảnh được điều gì về ai là người được sử dụng

được nhiều hay ít các hàng hóa và dịch vụ đươc nền kinh tế làm ra.
-

Chi phí xã hội: GDP khơng phản ảnh các chi phí hay thiệt hại mà xã hội phải

gánh chịu do các hoạt động sản xuẩt ra hàng hóa và dịch vụ gây ra. Ngày nay
các quốc gia đều nhận thức được tác hại của việc ô nhiễm môi trường do phát

triển sản xuất gây ra. Khái niệm GDP xanh gắn việc tạo ra GDP với chi phí bảo
vệ mơi trường đang dược nhiều quốc gia quan tâm. Trung quốc là một trong
những nước nói nhiều về GDP xanh và các chương trình phát triển kinh tế dài
hạn gắn với GDP xanh.
Về đo lường dịch vụ trong các hộ gia đình, người ta quy ước chỉ các dịch vụ có
thuê mướn nhân cơng và có trả tiền cơng mới được tính và GDP. Điều này cũng
không tránh khỏi các lời bàn của xã hội. Người Pháp có câu chuyện về ơng chủ
của một hộ gia đinh thuê một cô giúp việc trẻ. Tiền lương hàng tháng của cơ ta
được tính vào GDP nước Pháp. Một năm sau, ông ta cưới cô giúp việc làm vợ và
khơng cịn trả lương, GDP nước Pháp mất đi khoản tiền lương của cô ta. Người
Ý khuyên các ông bà về hưu không nên tự làm cơng việc nội trợ. Sang nhà hàng
xóm làm để nhận tiền cơng và để ơng bà hàng xóm sang nhà mình làm và trả lại
tiền cơng. GDP nước Ý sẽ tăng lên hai lần số tiền cơng đó.
III. ĐO LƯỜNG LẠM PHÁT
Hầu hết các nước đều sử dụng 2 loại chỉ tiêu đo lường lạm phát là chỉ số giá tiêu
dùng CPI (Consumer Price Index) và chỉ số giá của GDP. Chúng ta sẽ lần lượt tìm
hiểu hai chỉ tiêu này.
1. Chỉ số giá tiêu dùng
Chi tiêu cho tiêu dùng để thỏa mãn nhu cầu con người, phản ảnh mức sống của
người dân. Cùng một mức thu nhập được sử dụng cho tiêu dùng nhưng giá cả gia


tăng sẽ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn. Trong tất cả hàng hóa và dịch vụ mà
nền kinh tế sản xuất ra thì riêng nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng liên quan trực
tiếp đến đời sống hàng ngày của người dân. Giá cả của nhóm hàng này tăng hay
giảm có tác động rất nhạy đến đời sống xã hội. Vì vây chỉ số giá tiêu dùng là một
chỉ tiêu đo lạm phát được theo dõi và công bố thường xuyên trên các phương tiện
truyền thông để mọi người dân được biết. Chỉ số giá tiêu dùng là một chỉ tiêu đo
lường mức ổn định của một nền kinh tế.


Giỏ hàng:
Chỉ số giá tiêu dùng chỉ đo lường biến động giá của nhóm hàng hóa và dịch vụ mà
người dân tiêu dùng, vì vây để đo CPI, trước tiên phải xác định một giỏ hàng đại
diện, trong đó các loại hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng phải được xác định trọng số
hay tỷ lệ. Chẳng hạn trước đây khi còn nghèo, tỷ trong gạo trong giỏ hàng cao hơn
tỷ trọng các dịch vụ văn hóa và giải trí như hiện nay. Ở nước ta, việc xác định giỏ
hàng được Chính phủ giao cho Tổng cục thống kê và một số Bộ liên quan khác. Giỏ
hàng bao gồm các hàng hóa và dịch vụ đại diện cho nhu cầu cuối cùng của con người
cho ăn, mặc, ở, đi lại, học hành, sức khỏe, giải trí. Theo quy định, ở nước ta, giỏ
hàng được xem xét cập nhật 5 năm một lần.
Tính giá trị giỏ hàng
Giá trị giỏ hàng được tính theo giá thực tế trên thị trường. Ở nước ta, các Tỉnh,
Thành phố đều tiến hành tính giá trị giỏ hàng hàng tháng. Tính giá trị cho từng mặt
hàng và từng loại dịch vụ theo giá thị trường, sau đó cộng lại thành giá trị giỏ hàng
trong tháng. Giá trị giỏ hàng hàng tháng là số liệu cơ bản để từ đó tính các chỉ số giá
tiêu dùng khác nhau.
So sánh giá trị giỏ hàng


Chỉ số là một số tương đối, so sánh giá trị của một đại lượng tại các thời điểm khác
nhau so với một thời điểm chọn làm gốc. Để dễ hiểu, trước tiên chúng ta hãy xem
bảng công bố giá của một một tháng của Tổng cục thống kê Việt Nam.
Bảng 2.2. Chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá vàng và chỉ số giá đôla Mỹ cả nước
Tháng 01 năm 2009 của VN (TCTK)

Chỉ số tháng 01 năm 2009 so với (%)
Kỳ gốc

Tháng 01


Tháng 12

năm 2005

năm 2008

năm 2008

Chỉ số giá tiêu dùng
Hàng ăn và dịch vụ ăn uống
Trong đó: 1- Lương thực
2- Thực phẩm
3- Ăn uống ngồi gia đình
Đồ uống và thuốc lá
May mặc, mũ nón, giầy dép
Nhà ở và vật liệu xây dựng (*)
Thiết bị và đồ dùng gia đình
Dược phẩm, y tế
Phương tiện đi lại, bưu điện
Trong đó: Bưu chính viễn thơng
Giáo dục
Văn hố, thể thao, giải trí
Đồ dùng và dịch vụ khác

146,54
172,46
191,04
164,76
173,62
132,82

130,29
138,92
128,32
124,36
119,06
77,01
115,43
118,77
136,44

117,48
127,58
138,55
122,63
128,77
113,24
112,97
106,24
112,41
109,22
102,85
91,24
106,73
112,09
112,23

100,32
100,39
99,96
100,55

100,49
101,89
101,46
100,77
100,61
100,47
96,49
98,19
100,07
101,66
101,93

Chỉ số giá Vàng
Chỉ số giá Đơ la Mỹ

203,43
109,45

105,38
108,16

103,64
101,48

(*) Nhóm này bao gồm: tiền th nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng.

Từ bảng số trên, có thể giải thích như sau:
Giá giỏ hàng tháng 1 năm 2009 so sánh với tháng trc ú l thỏng 12 nm 2008.
Giá trị giỏ hàng tháng1năm2009
100 100.32

Giá trị giỏ hàng tháng12 năm2008


Nghĩa là giá tiêu dùng tháng 1 năm 2009 tăng 0,32% so tháng 12 năm 2008. Nếu so
với tháng 1 của năm 2008, nghĩa cùng kỳ trước đó một năm thỡ
Giá trị giỏ hàng tháng1năm2009
100 117.48
Giá trị giỏ hàng tháng1năm2008

ngha l giỏ tiờu dựng thỏng 1 nm 2009 đã tăng 17,48% so với giá tiêu dùng tháng
1 năm trước. Tương tự nếu so với kỳ gốc năm 2005 thì giá tiêu dùng tháng 1 năm
2009 đã tăng lên 46,54%. Chú ý là để tính tỷ lệ phần tăng thêm chúng ta phải trừ đi
100(%) giá trị giỏ hàng của tháng chọn làm gốc so sánh.
Tính chỉ số giá tiêu dùng (CPI) theo năm
Bảng dưới đây là số liệu chỉ số giá tiêu dùng theo tháng của năm 2006, với
gốc thời gian là tháng trước. Ví dụ giá tiêu dùng tháng 01 năm 2006 so với tháng 12
năm 2005 là 101,2, tức là tăng 1,2%. Giá tiêu dùng tháng 12 năm 2006 so với tháng
11 năm 2006 bằng 100,5 hay tăng 0,5%. Chúng ta hãy thử xem khi nhân 2 chỉ số giá
của 2 tháng liên tiếp kề nhau thì sẽ nói lên điều gì? Ví dụ nhân chỉ số giá tháng 2 với
tháng 3, và để đơn giản chúng ta ký hiệu chỉ số giá các tháng bằng chữ P kèm theo
tháng, chẳng hạn P2 là chỉ số giá tháng 2 (so với tháng 1) và P3 là chỉ số giá tháng 3
(so với tháng 2)
P2 P3 P3
 
P1 P2 P1

Như vậy, nếu nhân liên tiếp chỉ số giá các tháng thì chúng ta được chỉ số giá tháng
cuối so với tháng gốc. Trong ví dụ trên, giá tháng 2 so với giá thàng trước đó là tháng
01, kết quả sau khi nhân chúng ta có chỉ số giá tháng 3 so với tháng 1.



Bảng 2.3. Chỉ số giá tiêu dùng theo tháng năm 2006 của VN (TCTK)
Tháng
1

Thá ng
2

Tháng
3

Tháng
4

Tháng
5

Tháng
6

Tháng
7

Tháng
8

Tháng
9

Tháng

10

Tháng
11

Tháng
12

Chỉ số giá
tiêu dùng

101.2

102.1

99.5

100.2

100.6

100.4

100.4

100.4

100.3

100.2


100.6

100.5

1.07

Lương thực,
thực phẩm

101.7

103.2

99.1

100.2

100.2

100.4

100.4

100.2

99.8

100.5


101.2

100.7

1.08

Đồ ng và
thuốc lá

101.2

101.5

99.5

100.1

100.4

100.3

100.6

100.2

100.3

100.3

100.8


99.9

1.05

Hàng may
mặc, giày, mũ

100.9

100.8

100.3

100.2

100.4

100.4

100.3

100.5

100.7

100.4

100


100.7

1.06

Vật liệu xây
dựng

100.8

100.7

100.1

99.7

100.9

101

100.8

101.1

100.3

99.5

99.8

100.5


1.05

Hàng hóa,
dụng cụ gia
đình

100.6

100.6

100.4

100.4

100.5

100.7

100.3

100.3

100.4

100.5

100.7

100.7


1.06

Thuốc men y
tế

100.5

100.5

100.5

100.1

100.4

100.5

100.3

100.3

100.2

100.6

100.2

100.2


1.04

Phương tiện
giao thơng

100.1

100.8

99.4

100.1

102.9

100.1

100.2

100.9

101.7

98.2

99.5

100.1

1.04


Giáo dục

100.1

100.1

100.1

100.1

100.3

99.8

100.3

100.3

100.7

101.6

100.1

100.1

1.04

Văn hóa thể

thao

100.2

101.9

99.3

99.8

100.9

100

100

100.3

100.4

100.2

100.4

100.2

1.04

Hàng tiêu
dùng khác


100.8

101.7

99.6

100.2

101

99.7

100.5

100.2

100

100.9

101

100.8

1.07

Chỉ số giá
vàng


104

105.4

101.8

104.8

117.6

94.4

96.9

102.3

97.1

96.9

101.7

103.2

1.27

Chie số giá
Đô la Mỹ

100


100.1

99.9

100.1

100.8

99.7

99.8

100.1

100.1

100.2

100.2

100

1.01

Cả năm

Bằng cách nhân liên tiếp chỉ số giá theo tháng, từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2006,
chúng ta sẽ được chỉ số giá tháng 12 năm 2006 so với tháng 12 năm 2005 và được
chỉ số giá tiêu dùng của năm 2006. Cột cuối trong bảng trên là chỉ số giá tiêu dùng

năm 2006, được tính bằng cách nhân liên tiếp chỉ số giá từ tháng 1 đến tháng 12 năm
2006.
Hạn chế của chỉ số giá tiêu dùng
Mặc dù chỉ số giá tiêu dùng, CPI, được sử dụng rât phổ biến để đo lường lạm phát
và công bố thông tin về biến động giá cả cho mọi ngườ dân. Tuy nhiên CPI có một
số hạn chế sau đây


- CPI chỉ đo biến động giá cả cho nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng. Hàng
hóa và dịch vụ tiêu dùng chỉ là một bộ phận của toàn bộ hàng hóa và dịch vụ
mà nền kinh tế sản xuất ra. Ví dụ sản phẩm tiêu dùng trung gian làm đầu vào
cho sản xuất của doanh nghiệp không thuộc giỏ hàng đo CPI. Vì vậy, CPI phản
ảnh khơng đầy đủ biến động giá cả của toàn nền kinh tế.
- Tỷ trọng các loại hàng hóa và dịch vụ trong giỏ hàng hàng tiêu dùng được giữ
cố định không thay đổi trong một số năm, chẳng hạn ở Việt Nam quy định là
5 năm mới định lại giỏ hàng, trong khi đó tỷ trọng thực tế của hàng hóa và
dịch vụ tiêu dùng là thay đổi. Thay đổi tỷ trọng đó có thể do phản ứng của
người tiêu dùng đối với các thay đổi giá khác nhau của hàng hóa và dịch vụ
tiêu dùng. Người tiêu dùng có thể mua ít hàng hóa có giá tăng cao và mua
nhiều hàng hóa có giá tăng chậm. Thay đổi tỷ trọng hàng hóa tiêu dùng có thể
do có các hàng hóa mới xuất hiện làm cho khả năng lựa chọn của người tiêu
dùng đa dạng hơn. Cuối cùng, sự thay đổi tỷ trong hàng tiêu dùng có thể do
thay đổi thu nhập. Khi thu nhập tăng lên, việc chọn lựa hàng tiêu dùng cúng
thay đổi. Vỉ vậy CPI cũng phản ảnh không thực sát với biến động giá của hàng
hóa và dịch vụ tiêu dùng trong thực tế
- Hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng bao gồm cả hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu.
Lạm phát ở nước ngồi có thể ảnh hưởng lên chỉ số giá CPI trong nước. Lạm
phát nước ngoài làm tăng giá thuốc chữa bệnh. Nhu cầu thuốc ngoại làm cho
thuốc ngoại vẫn nhập khẩu vào trong nước.với giá cao hơn trước. Vì vậy CPI
sẽ có thể tăng cao hơn mức tăng giá chung của các hàng hóa và dịch vụ sản

xuất ra trong nền kinh tế, được phản ảnh trong chỉ số giá GDP
2. Chỉ số giá GDP (GDP Deflator Index)
Giá GDP (GDP Deflator) đo lường mức thay đổi giá của GDP theo giá hiện
hành so với GDP theo giá cố định. Lạm phát hay sự tăng giá chung của nền kinh tế


cũng phản ảnh trong GDP giá hiện hành và do đó phản ảnh trong giá GDP. Trên
bảng 2.1, cột 4 là giá GDP và cột 5 là số so sánh giá GDP năm sau so với năm trước
bằng cách lấy giá GDP năm sau chia cho năm trước. Qua đó có thể biết được mức
thay đổi giá GDP theo năm. Ví dụ năm 1995, giá GDP đã tăng 17.04% so với năm
1994. Năm 1996, giá GDP tăng 8.7% so với năm 1995. Như vậy, số liệu ở cột 5 của
bảng 2.1. là chỉ số giá GDP (GDP Deflator Index – GDPDI) theo năm, với gốc thời
gian là năm trước. Có thể nêu một số điểm khác biệt giữa GDPDI với CPI như sau:
- Sự khác biệt lớn nhất giữa giá GDP (GDP deflator) và giá của giỏ hàng tiêu
dùng là ở chỗ giá GDP đo mức giá chung cho toàn bộ hàng hóa và dịch vụ được nền
kinh tế sản xuất ra trong nền kinh tế trong khi giỏ hàng tiêu dùng chỉ đo phản ảnh
mức giá của nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng. Vì vậy chỉ số giá GDP phản ảnh
biến động giá của toàn bộ hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra cịn CPI phản ảnh
biến động giá của nhóm hàng hố và dịch vụ tiêu dùng
- Sự khác biệt thứ hai là tỷ trọng của các loại hàng hóa và dịch vụ trong giỏ
hàng tiêu dùng là cố định trong khi tỷ trọng hàng hóa và dịch vụ trong GDP phản
ảnh tỷ trong thực tế các hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra và tự động thay đổi
theo thời gian.
- Sự khác biệt thứ ba đó là CPI có thể bị ảnh hưởng trực tiếp của lạm phát từ
thị trường thế giới nhưng chỉ số giá GDP thì chỉ liên quan đến hàng hóa và dịch vụ
sản xuất trong nền kinh tế nên không chịu ảnh hưởng trực tiếp lạm phát của thị
trường thế giới.
Chỉ số giá GDP được sử dụng trong phân tích kinh tế tổng hợp, xây dựng các
phương án phát triển kinh tế, phân tích và dự báo lạm phát trong mối quan hệ với
GDP giá cố định và GDP giá hiện hành, khả năng trả nợ nước ngoài… Trong khi chỉ

số giá CPI được sử dụng như một tín hiệu cho biết mức tăng giá tiêu dùng. CPI được
tính tốn và thơng báo trực tiếp hàng tháng từ các địa bàn Tỉnh, thành phố, khu vực


thành thị và khu vực nông thôn. Căn cứ vào diễn biến của CPI, các cơ quan Chính
phủ sẽ có các biện pháp kiềm chế lạm phát và điều chỉnh các chính sách kinh tế vĩ
mơ để thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế.

Bảng 2.4. Chỉ số giá GDP và chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam măm 1995-2004
Nguồn: Niên giám thống kê
1995

1996

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004


GDPDI

117.0

108.7

106.6

108.8

105.7

103.4

101.9

104.0

106.7

108.2

CPI

112.7

104.5

103.6


109.2

100.1

99.9

100.8

104.0

103.0

109.5

Hình 2.3. Chỉ số giá GDP (GDPDI) và chỉ số giá tiêu dùng CPI của Việt Nam
năm 1995-2004

Số liệu bảng 2.4 cho thấy, chỉ số giá GDP của Việt Nam nói chung cao hơn chỉ số
giá tiêu dùng, trừ một số năm 1998 và 2004. Điều đó có thể giải thích là các hàng
hóa và dịch vụ được sản xuất ra trong nền kinh tế nhưng khơng thuộc nhóm hàng
tiêu dùng, có mức tăng giá cao hơn các hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng. Ngồi ra, có


thể thấy hai dãy chỉ số đó ln bám nhau và cùng phản ảnh mức lạm phát của nền
kinh tế.
TÓM TẮT
- Để đo lường kết quả hoạt động của một nền kinh tế gao gồm nhiều loại sản phẩm
và dịch vụ khác nhau người ta phải dùng giá để đo rồi cộng lại. Các chỉ tiêu phản
ảnh kết quả hoạt động của toàn nền kinh tế như vậy là các chỉ tiêu tổng hợp hay gộp
(aggregate)

- Tổng giá trị sản xuất (Gross Output) là một chỉ tiêu tổng hợp đo tổng giá trị hàng
hóa và dịch vụ được sản xuất ra của nền kinh tế, tuy nhiên nó tính trùng lặp nhiều
lần giá trị các sản phẩm được sử dụng làm đầu vào cho sản xuất hay sản phẩm trung
gia.
- Tổng sản phẩm trong nước GDP là tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được
sản xuất ra của nền kinh tế trong một thời gian nhất định, thường là một năm.
- Tổng sản phẩm trong nước GDP do các cá nhân hay đơn vị thường trú trong lãnh
thổ kinh tế làm ra, không phân biệt quốc tịch.
- GNI là tổng thu nhập do công dân một quốc gia làm ra, khơng phân biệt trong nước
hay ngồi nước.
- Phân biệt tiêu dùng trung gian là chi phí đầu vào cho sản xuất, tiêu dùng cuối cùng
là cho con người.
- Giá trị gia tăng là giá trí tạo thêm trong sản xuất, bằng giá trị đầu ra trừ chi phí đầu
vào.
- GDP được tính theo 3 con đường: (1) từ sản xuất, tính theo giá trị gia tăng của các
hoạt động kinh tế, chia theo ngành và nhóm thành 3 khu vực CN,NN,DV. (2) GDP
tính từ thu nhập, tính theo các chủ thể tham gia hoạt động sản xuất gồm Lương của


người lao động, Thuế sản xuất của Chính phủ, Khấu hao của chủ vốn tư bản, Lợi
nhuận của chủ kinh doanh (3) GDP tính từ chi tiêu, gồm tiêu dùng của dân , tiêu
dùng của Chính và đầu tư sản xuất. (cộng xuất khẩu trừ nhập khẩu)
- Đo lạm phát bằng hai chỉ số: (1) Chỉ số giá tiêu dùng CPI cho nhóm hàng tiêu dùng
và chỉ số giá đo GDP (GDP Deflator Index-GDPDI) cho toàn bộ sản phẩm của nền
kinh tế. CPI được tính dựa theo giá của giỏ hàng đại diện, cịn GDPDI thì dựa vào
thực tế sản xuất của toàn bộ nền kinh tế. Do phạm vi và cách tính khác nhau nên hai
chỉ số này là có khác nhau.
THUẬT NGỮ CHỦ YẾU
Tổng sản phẩm trong nước (GDP)


Gross Domestic Product

Giá trị sản xuất

Output

Tổng giá trị sản xuất

Gross Output

Giá trị gia tăng

Value Added

Tổng thu nhập quốc gia (GNI)

Gross National Income

Tổng sản phẩm quốc gia (GNP)

Gross National Product

Chỉ số giá GDP

GDP deflator index

Lạm phát

Inflation


Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)

Consumer Price Index

CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp trong kinh tế vĩ mơ là gì?
2. Hãy nêu các cách tính GDP? Sự khác biệt giữa GDP theo giá cố định và GDP
theo giá hiện hành?
3. GDP có phải là một chỉ tiêu hồn hảo để phản ánh kết quả hoạt động sản xuất
của một nền kinh tế khơng? Vì sao?


4. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là gì? CPI có những hạn chế gì?
5. Phân biệt chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và chỉ số giá GDP (GDP deflator index)?


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×