Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

TIỂU LUẬN HỌC PHẦNGIAO TIẾP VÀ LỄ TÂN NGOẠI GIAO Tên đề tài: TÂM LÝ VÀ TẬP QUÁN GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI DÂN THÁI LAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.73 MB, 23 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA DU LỊCH HỌC
***_***

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN

GIAO TIẾP VÀ LỄ TÂN NGOẠI GIAO
Tên đề tài: TÂM

LÝ VÀ TẬP QUÁN GIAO TIẾP

CỦA NGƯỜI DÂN THÁI LAN

Giảng viên: Cô Vũ Hương Lan
Sinh viên: Mạc Thị Hải Yến
Trần Thảo My
Lê Thị Trà My
Lớp:
K63 Lữ hành

Hà Nội, tháng 1 năm 2019


TIÊU ĐỀ BÀI VIẾT
- TÂM LÍ VÀ TẬP QUÁN GIAO TIẾP CỦA THÁI LAN TÓM TẮT
Thái Lan là nước láng giềng của Việt Nam, bạn sẽ khơng q khó khăn
để có thể du lịch đến đất nước này vì khơng phải chuẩn bị visa hay các giấy tờ
cầu kì kèm theo. Du lịch Thái Lan sẽ rất tuyệt vời với khơng gian thiên nhiên
và những nét văn hóa đặc trưng, một điều bạn có thể học hỏi ở văn hóa quốc
gia này chính là phong cách ứng xử, giao tiếp của người dâ nơi đây. Đây là


một điểm đến vô cùng lí thú cho những tín đồ đam mê du lịch. Bất kì quốc gia
nào trên thế giới đều có những nét văn hóa, đặc sắc, phong tục tập quán riêng,
đặc biệt là ở quốc gia có nhiều truyền thống tơn giáo như Thái Lan thì điều
này càng rõ rệt. Chính vì thế khi đi du lịch đến đây, bạn nên dành ra chút thời
gian để tìm hiểu về văn hóa, phong cách giao tiếp của người Thái Lan để
tránh các sự cố phiền tối khi gặp người bản xứ.
Chính vì vậy mà hơm nay bọn em sẽ tìm hiểu về “TÂM LÍ GIAO TIẾP
CŨNG NHƯ CÁC NÉT PHONG TỤC TẬP QUÁN” của đất nước chùa vàng
này. Hiểu về các nét văn hóa, bản sắc dân tộc, tập tục trong đời sống hàng
ngày cũng chính là cách giúp ta hiểu rõ, hiểu sâu hơn về dân tộc ấy. Tô đậm,
phát huy thêm tình đồn kết hữu nghị, keo sơn gắn bó của hai dân tộc. Đặt
trong góc độ của một sinh viên khoa du lịch ta càng thấy tầm quan trọng hơn
cả của việc hiểu biết về các nền văn hóa. Qua đề tài này chúng em cũng muốn
giới thiệu với tất cả bạn bè gần xa về những nét đặc trưng trong văn hóa
người Thái nói riêng và văn hóa phương Đơng nói chung.
Bài tiểu luận của chúng em bao gồm 4 phần:
Phần I: Giới thiệu chung.
Phần II: Các nét văn hóa của Thái Lan.


Phần III: Văn hóa giao tiếp và một số điều kiêng kỵ với người Thái.
Phần IV: Kết luận.


NỘI DUNG
I. GIỚI THIỆU CHUNG
1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội.
- Thái Lan được biết đến như : “ như vùng đất tự do ”, “ quê hương của
nụ cười”, “ đất nước của những chiếc áo cà sa ”... Tên gọi cuối cùng này đã
mô tả một cách sâu sắc về một tôn giáo lớn mà dân tộc Thái đang tơn thờ.

- Diện tích: 514,000 km2.
- Dân số Thái Lan ước lượng hơn 65 triệu người.
- Là một quốc gia nằm ở trung tâm Đông Nam Á, có đường biên giới
phía Bắc và Đơng Bắc giáp Lào, phía Đơng Nam giáp Campuchia, phía Nam
giáp Vịnh Thái Lan và Mã Lai, phía Bắc và Tây Bắc giáp Miama, phía Tây
Nam giáp biển Adaman.
- Tâm lí tập quán giao tiếp của người Thái chịu ảnh hưởng sâu sắc từ tư
tưởng đạo Phật - tơn giáo chính ở nước này và từ nền sản xuất phụ thuộc vào
nguồn nước. Ta có thể thấy rõ ràng hai điểm này qua các lễ, hội; cách ứng xử
của người Thái, sự tơn kính đạo Phật, tơn kính hồng gia và trọng các thứ bậc.
- Thái Lan là một trong những nước có sản lượng xuất khẩu gạo lớn
nhất trên thế giới. Điều này được lí giải bởi những nguồn tài nguyên thiên
nhiên phong phú của miền đồng bằng miền Trung Thái Lan, là nơi tập trung
sản xuất nông nghiệp với thiết bị máy móc, cơng nghệ hiện đại và với nguồn
nhân lực khá dồi dào. Gạo Thái Lan nổi tiếng với chất lượng cao và được
nhiều nước trên thế giới biết đến và tiêu thụ. Điều này nói lên rằng nền sản
xuất nơng nghiệp, cụ thể là sản xuất gạo của Thái Lan cũng đóng góp một
phần đáng kể vào việc quảng bá hình ảnh đất nước.
2. Con người.


- Dân cư Thái Lan chủ yếu là người Thái, mặc dù có một lượng lớn là
dân tộc thuộc Trung Quốc và người lai Thái - Trung, người Hồi giáo gần biên
giới Malaisia và những bộ tộc bộ lạc như người Karen và người Hmong ở
phía Bắc đất nước. Tơn giáo thống trị (chiếm 95%) Phật giáo nguyên thủy,
mặc dù Khổng Tử Giáo, Hồi Giáo, Thiên Chúa Giáo và tín ngưỡng thuyết
duy linh cũng chen lấn vị trí.
- Con người Thái Lan ở nơi đây thì khỏi nói bởi họ vơ cùng thân thiện và
mến khách rất nhiệt tình với những vị khách du lịch - những con người chưa
rành về đất nước, về những con phố, những quán ăn,... nên họ rất cần giúp đỡ.

- Hơn nữa nếu bạn để ý thì hầu hết những người Thái đều nở trên môi nụ
cười rạng rỡ, thân thiện, nụ cười dường như với họ là liều thuốc bổ giúp họ
trẻ mãi không già và tăng thêm nguồn năng lượng cho những công việc vất vả
hàng ngày.
- Người dân ở nơi đây không những vui vẻ niềm nở mà ý thức tôn trọng
pháp luật của họ cũng cao vô cùng. Họ luôn luôn tuân thủ và không bao giờ
phá lệ hơn nữa người Thái ln tơn trọng hồng hậu của họ. Bất kì hành động
bàn tán hay nói xấu cũng được cho là vi phạm vè pháp luật về đạo đức thế nên
điều này với họ là một điều vô cùng cấm kị! Người Thái Lan cũng có cách
chào vơ cùng đặc biệt với một số quốc gia khác trong khu vực đó là chắp tay
trước ngực như kiểu thờ cũng ở Việt Nam để chào người đối diện mà họ gọi
đó là chào kiểu Wai.


II. CÁC NÉT VĂN HÓA CỦA THÁI LAN
1. Ẩm thực.
Ẩm thực Thái Lan có thể nói là một sự hịa trộn tinh tế của thảo dược,
gia vị và thực phẩm tươi sống. Mỗi món ăn như một tinh tế giữa vị cay, chua,
ngọt và đắng. Cũng như tất cả các nước khác, nền ẩm thực Thái Lan gói gọn
trong từng muỗng canh, đũa gắp, hòa quyện và biến đổi phong phú trong cảm
nhận của từng người khách xa xứ. Ngày nay, nền ẩm thực của Thái Lan đã có
một chỗ đứng khá vững chắc trên thế giới. Nó có cái mộc mạc nhưng mạnh
mẽ trong hương vị của người phương Đơng, đủ để làm tị mó bất kỳ vị khách
xứ Tây nào, nhưng khi thưởng thức, mỗi người đều có thể tìm thấy trong món
ăn một sự quen thuộc phảng phất.
1.1. Tom Yum Goong – Canh tôm cay mặn mà.
Nét đặc trưng
trong
người


ẩm

thực
phương

Đơng nằm trong
những món canh.
Tom Yum Goong
như một lời khẳng
định mạnh mẽ cho
ẩm thực Thái với
vị cay nồng và chua đặc trưng. Có hai loại canh tơm, một loại canh nước
trong và một loại canh nước đặc. Để nước canh đặc và thơm, người Thái hay
thêm nước cốt dừa hoặc sữa. Cách chế biến này làm dịu bớt những hương vị
đôi phần mạnh mẽ, cũng thể hiện được cái hồn Á Đơng phảng phất trong vị
béo, cay nóng. Tom Yum Goong với hương vị chua cay khó quên của nó


đãgói gọn tất cả hương vị của nền ẩm thực Thái Lan chỉ trong một muỗng
húp.
1.2.
Gỏi đu đủ
Som Tam.
Đến
Thái

Lan,

Som


Tam

luôn

nằm

trong danh
sách những
món-ăn-phải-nếm-thử của du khách. Som Tam mang trong mình vị đặc trưng
của đu đủ xanh bào sợi, vị chua thấm nhuần của nước chanh tươi, vị mặn
nồng khó quên của tơm khơ và sự giịn tan của đậu phộng rang nóng. Nước
chấm Som Tam thường là nước mắm pha đường, chanh và ớt. Som Tam đơi
khi cịn được ăn kèm với bún để làm dịu vị cay và thêm chắc bụng.
1.3. Cà ri.
Cà ri
đỏ

phổ

biến

nhất
trong

các

món

cà ri


Thái,
dùng
nhiều
nước

cốt

dừa


và đặc biệt là vị rất cay. Cà ri Penang thì có vị ngọt, khơng cay như cà ri đỏ.
Cà ri Massaman là món cà ri đặc trưng của khu vực miền Nam và bờ biển.
Phổ biến trong các ngày lễ, Tết là cà ri xanh. Nguyên liệu chính của cà ri này
là thịt gà hoặc heo, nước cốt dừa, tương cà ri xanh, cà tím cùng nhiều loại gia
vị.
1.4. Phở xào Pad Thai.
Theo

một

nguồn tài liệu, Pad
Thai xuất xứ từ Việt
Nam nhưng đã thay
đổi vài thành phần
để phản ánh đúng
hương vị Thái và
được đặt lại tên Pad
Thai. Món Pad Thai
hấp dẫn phải tươi ngon, khô cùng với độ đậm đà vừa phải. Món ăn có màu
nâu đỏ hoặc nâu sẫm trộn lẫn các màu xanh, trắng, đỏ của hẹ, giá và tôm.

1.5. Chè chuối Kluay Buat Chee.
Đã đến với xứ sở trái cây nhiệt đới, khơng ai có thể khơng thử món chè
chuối kluay buat chee này.
Để nấu món chè chuối này,
người ta thường rang mè
trước, sau đó đun sơi một ít
nước rồi từ từ đổ nước cốt
dừa vào. Sau đó, cho chuối
đã cắt miếng vào nồi rồi đun
sơi lên và thêm đường tùy


theo độ hảo ngọt. Người ta cũng hay cho một ít muối để cân bằng hương vị
cho món ăn. Món ăn này khơng có một cơng thức xác định nào, mỗi người
nấu bếp biến hóa những nguyên liệu tùy theo sở thích của họ, tạo ra những
hương vị đặc trưng phong phú ở các vùng miền khác nhau ở Thái Lan.
2. Phong tục.
2.1. Vái.
Một trong những điểm đặc trưng nhất của phong tục Thái là vái, gần
giống như cách cúi chào của người Ấn. Cử chỉ này được sử dụng khi gặp mặt,
chia tay hoặc xác nhận, với nhiều dạng khác nhau phụ thuộc và vị trí xã hội
của người đó, nhưng nhìn chung, thường là cử chỉ giống như đang lễ với hai
tay chắp lại và đầu cúi xuống.
2.2. Sanuk.
Trong cuộc sống hàng ngày ở Thái, mọi người thường chú ý giữ cho
cuộc sống được vui vẻ (khái niệm này gọi là sanuk). Vì quan niệm này, người
Thái rất thoải mái ở nơi làm việc cũng như trong các hoạt động hàng ngày.
Chính vì thế mà Thái Lan được biết đến như "Đất nước của những nụ cười".
Thường thì, người Thái giải quyết sự bất đồng, các lỗi nhỏ hay sự xui
xẻo bằng cách nói "Mai pen rai", nghĩa là "Khơng có gì đâu mà". Việc sử

dụng phổ biến thành ngữ này ở Thái Lan thể hiện tính hữu ích của nó với vai
trị một cách thức giảm thiểu các xung đột, các mối bất hòa và than phiền; khi
một người nói "mai pen rai" thì hầu như có nghĩa là sự việc khơng hề quan
trọng, và do đó, có thể coi là khơng có sự va chạm nào và không làm ai đổi
nét mặt cả.
2.3. Bun khun.
Một phong tục Thái khác là Bun khun, là sự mang ơn các đấng sinh
thành, cũng như là những người giám hộ, thầy cơ giáo và những người có


cơng dưỡng dục chăm sóc mình. Phong tục này gồm những tình cảm và hành
động trong các mối quan hệ có qua có lại.
2.4. Một số phong tục khác
Sự thể hiện tình cảm nơi cơng cộng thường là giữa bạn bè, nhưng rất
hiếm khi xảy ra giữa các đôi lứa đang yêu. Do đó, thường thấy bạn bè nắm
tay nhau, nhưng các cặp đơi rất ít khi làm thế trừ phi đang ở những nơi Tây
hóa.
Chuẩn mực xã hội Thái cho rằng sờ vào đầu một ai đó là vơ lễ. Cũng là
mất lịch sự khi đặt chân cao hơn đầu ai đó, đặc biệt nếu người đó có địa vị xã
hội cao hơn. Đó là bởi vì người Thái cho rằng chân là bộ phận dơ bẩn và thấp
kém nhất trên cơ thể, còn đầu là bộ phận cao nhất và đáng kính nhất. Nguyên
tắc này cũng ảnh hưởng đến cách người Thái ngồi trên sàn- chân của họ để
vào trong hay ra đằng sau mà không chĩa vào người đối diện. Chĩa vào hay
chạm vào bất cứ cái gì bằng chân đều bị xem là mất lịch sự.
Ngồi ra, giẫm lên đồng bạt Thái cũng là cực kỳ vơ lễ vì hình ảnh đầu
của quốc Vương có xuất hiện trên tiền xu Thái. Khi ngồi trong các ngôi đền
chùa, mọi người nên tránh chĩa chân vào các tranh ảnh, tượng đức Phật. Các
miếu thờ trong nơi ở của người Thái được xây sao cho chân không chĩa thẳng
vào các biểu tượng thờ tự- ví dụ như khơng đặt miếu thờ đối với giường ngủ
nếu nhà quá nhỏ, không có chỗ khác để đặt miếu.

Cởi giày dép trước khi vào nhà hay vào những nơi linh thiêng ở các đền
chùa cũng là một phong tục, và cũng không được giẫm lên bậc cửa.
3. Hôn nhân.
Đám cưới đơn giản, chỉ năm ba mâm đổ lại, cốt lõi là hạnh phúc của hôn
phối. Đám cưới nhỏ nhưng thách cưới to. Thanh niên muốn lấy vợ phải có
“ISO Chùa”, nghĩa là hồn tất tu tập, thời gian tùy điều kiện và khả năng.
Nhiều khi chú rể được bố vợ tương lai kiểm tra kinh Phật. Cốt lõi của hôn


nhân là hạnh phúc của vợ chồng mới, chứ không phải là dịp khoe khoang gia
cang, quan hệ.
4. Một số ngày lễ, Tết.
4.1.
Songkran
Fesstival
(Tết

của

Thái Lan).
Ngày
13/4

hàng

năm



ngày


Tết

truyền thống của người dân Thái Lan. Trong dịp này họ tổ chức rất nhiều nghi
thức tôn giáo truyền thống, đặc biệt là hoạt động té nước nhộn nhịp. Theo
quan niệm của người Thái Lan, đây là thời điểm quan trọng để bạn gột rửa
mọi bụi bẩn khởi đầu một năm mới an lành.
4.2. Loy Krathong
Trong tiếng Thái , Loy có nghĩa
là “trơi”, cịn Krathong là chiếc
bè nổi trên nước có hình hoa
sen. Đây là lễ hội truyền thống
nổi tiếng được tổ chức vào đêm
rằm tháng 12 theo lịch Thái Lan (vào khoảng tháng 11 dương lịch) trên khắp
cả nước.
4.3. Lễ hội nến.


Lễ hội nến có nguồn gốc từ những lễ nghi truyền thống xung quanh mùa
an cư của các phật tử. Theo truyền thuyết, khi mùa mưa tới (bắt đầu từ tháng
7, kéo dài 3 thán) là thời điểm người nông dân trồng lúa nên đức Phật đã ban
hành sắc lệnh quy định các nhà sư phải ngừng hành hương và chỉ được ở
trong một ngôi chùa thắp nến tụng kinh, niệm phật. Đức Phật sợ rằng nếu các
vị sư ra ngồi sẽ vơ tình dẫm vào những bơng lúa non khiến mùa màng thất
thu.

.
4.4. Lễ hội trăng rằm.



Đây là lễ hội trăng tròn được tổ chức tại đảo Koh Pangan vào tháng 12 hàng
năm để tạ ơn thần mặt trăng, với các hoạt động vui nhộn như lửa trại, ca hát,
ăn uống vui đùa được diễn ra hết sức sôi nổi náo nhiệt cho đến khi trăng lặn.
4.5. Lễ hội buffet cho khỉ.
Vào ngày 28 và 29/11 tại tỉnh Lopburi, cách thủ đơ Bangkok 150 km về
phía đông bắc, sẽ diễn ra một đại tiệc dành cho các chú khỉ. Tại đây, hàng
trăm chú khỉ được thoải mái lựa chọn hoa quả và đồ uống yêu thích. Lễ hội
buffet cho khỉ thể hiện lòng yêu quý của người dân tỉnh Lopburi với loài khỉ.

4.6. Lễ hội voi
Surin.
Lễ

hội

voi

Surin là một lễ hội
rất nổi tiếng là một
trong những nền văn
hóa đặc sắc của Thái
Lan được tổ chức vào
cuối tuần thứ 3 trong
tháng 11 tại Surin –
Isaan ở Đông Bắc


Thái Lan nhằm tôn vinh voi và những người huấn luyện bạn đồng hành của
chúng. Lễ hội có những hoạt động thú vị như cuộc diễu hành của hơn 300 con
voi. Các con voi sẽ có dịp thể hiện tài năng của mình qua những điệu nhảy,

đua, đá bóng và cả kéo co với con người.
4.7. Hội chợ tại Bosang.
Hội chợ được tổ chức vào
cuối tuần thứ 3 của tháng
1 hàng năm. Đây là lễ hội
của những chiếc ô giấy
với đủ loại màu sắc sặc
sỡ, cùng với hàng trăm
thứ đồ thủ công mỹ nghệ
được trưng bày tai khu chợ Bo Sang, Chiang Mai, phía bắc Thái Lan.
4.8. Lễ hội ăn chay.
Hàng năm cứ vào ngày 10/10, người dân Phuket tổ khai mạc lễ ăn chay
với quy mô lớn. Suốt thời gian diễn ra lễ hội, những người sùng đạo phải tuân
thủ nghiêm ngặt quy tắc kiêng ăn thịt, uống rượu và quan hệ tình dục.



III. VĂN HÓA GIAO TIẾP VÀ MỘT SỐ ĐIỀU KIÊNG KỴ VỚI
NGƯỜI THÁI LAN
1. Cách chào
Những người Thái khi gặp nhau đều tỏ ra rất thân mật và cung kính kèm
theo nghi thức chung của họ là chắp tay cúi đầu chào nhau và trao cho nhau
những câu xã giao thích hợp cho từng đối tượng. Nếu bạn muốn chào một
người phụ nữ thì nên nói: “sawadee kha”, chào nam giới: “sawadee khab”.
Trong tiếng Thái, câu “sawadee” có nghĩa là “xin cho điều tốt đẹp đối với
bạn”. Câu này cũng được dùng khi chia tay hay tạm biệt nhau.
Khi chào, mắt bạn phải chùn xuống, tránh nhìn thẳng vào mắt đối
phương vì thế sẽ bị đánh giá là khơng tơn trọng hoặc ví như là cách chào
khơng được đẹp trong lòng người Thái. Thái độ chào của họ hết sức nghiêm
túc, không ẩn chứa những dấu hiệu thể hiện sự khinh bỉ hay coi thường nhau.

Hành động chắp tay theo hình dạng búp sen được xem là biểu tượng cho sự
tơn trọng. Đi kèm với chắp tay đó là hành động hai tay nép sát vào lồng ngực,
thể hiện cái chào xuất phát từ tấm lòng của người chào.
Nhận một cái chào của người Thái, bạn nên chắp tay cúi chào lại để tỏ
lịng tơn trọng lại. Tránh trường hợp khi ta chào mình mà mình đứng đùa
giỡn, cười cợt vì như thế theo sự đánh giá của Thái xem như mình khơng tơn
trọng người khác và mất lịch sự.
Hình thức chào đa dạng tùy theo mối quan hệ giữa hai bên. Nếu chào
người lớn tuổi hơn thì nên để cho phần mũi chạm vào tay. Còn khi chào các
nhà sư, bạn nên cúi nhiều hơn cho trán chạm vào hai tay. Khi chào người
cùng trang lứa hay lớn hơn một vài tuổi thì họ chỉ chắp tay và cúi nhẹ đầu.
Khi được nhận cách chào như vậy, người nhận sẽ chắp tay cúi đầu lại, trường
hợp nhà sư thì không chắp tay lại khi được chào. Người nhỏ tuổi hơn thì chào
trước, người lớn tuổi hơn thì đáp trả bằng cách chắp tay thấp hơn người trẻ.


Để biểu hiện sự cung kính hay kính trọng thì người chào có thể kết hợp cúi
mình hoặc nhún đầu gối. Đặc biệt, trong trường hợp vái Phật hay chào Hồng
gia, mũi tay chỉ đưa cao hơn lơng mày. Cịn đối với người đáng kính khác thì
người ta thường đưa mũi tay đến dưới chân mày.
2. Khi tiếp xúc với người Thái.
Khi tiếp xúc với người Thái Lan, đầu là nơi thiêng liêng, vì vậy họ rất
kiêng chạm vào đầu. Bạn không nên chạm vào đầu họ hay xoa đầu trẻ con
(nếu ở Việt Nam thì hành động này lại chứng tỏ bạn yêu quý đứa trẻ đó).
Khi bước chân vào nhà phải bỏ dép ra. Tuy nhiên, nếu được mời đến một
bữa tiệc thì bạn nên quan sát chủ nhà có mang giày hay khơng, nếu khơng thì
bạn mới bỏ giày ra. Bạn nên chú ý tránh dẫm lên ngưỡng cửa vì người Thái
quan niệm thần linh ngự trị ngay ngưỡng cửa. Khi được chủ nhà mời dùng
bữa, lúc ăn xong, bạn nên chừa lại một ít thức ăn (trừ cơm) trên dĩa của mình.
Nếu bạn ăn sạch, chủ nhà sẽ nghỉ là bạn cịn đói và sẽ mời bạn ăn tiếp.

Người Thái chỉ dùng ngón tay chỉ vào vật khơng có sự sống. Vì thế,
trong giao tiếp ở Thái Lan, đừng tùy tiện chỉ tay vào người đối diện nếu bạn
không muốn gặp rắc rối. Không nên tỳ cánh tay lên lưng ghế đang ngồi, vỗ
vai, lưng hay chỉ vào người khác vì họ cho rằng đó là những cử chỉ xúc phạm.
Người Thái quan niệm rằng, tay phải là sự cao q cịn tay trái là khơng trong
sạch vì vậy khi tặng vật kỷ niệm cho người khác nên dùng tay phải để thể
hiện sự tôn trọng. Cũng khơng nên chĩa chân về phía người khác hay vào
chùa, vì người Thái cho rằng chân là bộ phận bẩn và thấp kém nhất. Hãy thận
trọng khi ngồi vắt chân, vì có thể sẽ vơ tình hướng bàn chân về người khác.
Khi tiếp xúc với người phụ nữ Thái Lan, họ rất kín đáo trong giao tiếp và
vì vậy, bạn không được chạm vào người họ khi không được phép và khơng
được nhìn phụ nữ q lâu vì những hành động này đều bị coi là khiếm nhã.


Khi bắt tayvới phụ nữ Thái, bạn nên chú ý, đừng bắt tay với họ nếu họ khơng
chìa tay ra trước.
Người Thái cũng rất thân thiện nhưng khi trò chuyện với họ, bạn đừng
nên nhắc các chủ đề Hoàng Cung vì người Thái kính trọng nhà Vua, họ ít khi
nhắc đến các câu chuyện liên quan đến Vua và Hoàng tộc.
Người Thái có tính kiềm chế trong tiếp xúc rất tốt và họ rất coi trọng
điều này, vì vậy khi nói chuyện với người Thái bạn chú ý khơng nên có những
hành động tức giận hay bức xúc.
Khơng chụp ảnh người dân bản địa mà khơng hỏi trước bởi có thể họ sẽ
khó chịu, thậm chí tức giận hoặc u cầu bạn trả tiền vì hành động này.
3. Một số điều kiêng kỵ với người Thái Lan.
Người Thái tuyệt đối không dùng bút đỏ để ký tên. Theo tập tục, bút đỏ
dùng để ghi tên người đã mất trên nắp quan tài.
Kiêng số 6. Người Thái cho rằng số 6 khơng tốt nên cần phải tránh. Họ
thích số 9 hơn vì phát âm số 9 trong tiếng Thái trùng với âm của chữ “phát
triển, tiến bộ”.

Không bao giờ mang giày dép vào bên trong những nơi có hình ảnh Đức
Phật.
Rất coi trọng đầu nên người thái coi chân là nơi bẩn nhất. Bạn không
được chạm chân vào người khác hay dùng chân để di chuyển đồ vật. Khi bắt
chéo chân thì khơng nên để mũi chân hướng về phía bất cứ ai, đặc biệt là
tượng hoặc tranh ảnh Đức Phật, Nhà Vua.
Khơng nên nhìn một người phụ nữ thái q 2 giây nếu như đó khơng
phải là người quen của bạn. Khơng biểu lộ tình cảm nơi cơng cộng, hoặc có ý


định tán tỉnh phụ nữ, đây được cho là hành động lố bịch bởi người Thái luôn
cli trọng thể diện nhân phẩm của mình.
Khi đi chùa chiền ở Thái, kiêng kỵ mặc váy ngắn, quần ngắn, đeo dép lê.
Bạn phải ăn mặc lịch sự, khi vào chùa phải bỏ dép ở ngồi. Tuyệt đối khơng
chạm vào nhà sư, tượng Phật. Người Thái cấm kỵ phụ nữ đưa bất kỳ cái gì
cho nhà sư một cách trực tiếp. Nếu muốn đưa vật gì cho nhà sư, phụ nữ phải
đưa qua người đàn ông, hoặc nhà sư dùng khăn để đỡ lấy đồ vật. Vì vậy, bạn
nên tránh chạm vào cơ thể của các vị hịa thượng ở những chỗ đơng người.
Vào ngày trời nắng, nếu bạn phải đi qua trước mặt hịa thượng thì phải tránh
giẫm lên bóng của họ. Theo giáo lý của đạo Phật, cái bóng của hịa thượng
cũng chính là bản thân vị đó. Bước qua bóng cũng chính là giẫm lên thân thể
của họ. Đây là hành vi thể hiện sư bất kính.
Khơng được sờ vào tượng Phật, không leo trèo lên bệ ngồi của tượng
Phật. Du khách cần thể hiện sự tôn trọng tuyệt đối với tượng Phật, dù đó là
tượng nhỏ hay lớn, mới hay cũ. Nếu bạn mua tượng Phật, không được để
tượng chung với túi đựng quần. Người Thái Lan cho rằng, hành vi đó là xúc
phạm nghiêm trọng tới sự tơn nghiêm của Phật.
Người Thái Lan rất tơn trọng hồng gia, do đó bạn nên cẩn thận khi thể
hiện thái độ. Du khách tuyệt đối khơng nên có hành động chế giễu hay đùa
cợt với vua hay các thành viên trong hoàng tộc. Nếu khơng, bạn sẽ phải chịu

những hình phạt rất nặng
Bạn phải bỏ dép và không được giẫm lên ngưỡng cửa. Nếu chủ nhân
ngồi dưới nền đất, khách cũng nên làm theo như vậy. Khi ngồi, bạn không
được vắt chéo chân chữ ngũ hay làm lộ lòng bàn chân ra ngồi.
Nếu muốn tặng q cho người Thái, bạn khơng nên tặng thuốc lá vì hại
cho sức khỏe. Món q phải được gói bọc cẩn thận. Khi trao quà, bạn dùng
tay phải để đưa quà cho họ, không được dùng tay trái. Nếu người Thái tặng


cho bạn quà, bạn nên chắp tay hướng vào họ thể hiện lòng cảm ơn trước khi
nhận. Nếu đối phương không chủ động yêu cầu bạn mở quà, bạn cũng không
nên mở trước mặt họ
Không được dẫm lên bất cứ đồng xu nào có hình đức vua trên đó vì du
khách có thể phải đối mặt với hình phạt 3-15 năm tù vì tội xúc phạm nhà vua.
Ngồi ra, du khách khơng được chế giễu khi nhìn thấy hình ảnh của vua ở bất
kỳ nơi nào trong thành phố. Và hãy thật cẩn thận cuộn những tờ hóa đơn có
hình ảnh đức vua trên đó thay vì gấp chúng nhăn nheo.
4. Pattaya, thành phố ma quỷ - điểm nóng du lịch sex.
Trong các cuộc trò chuyện với người Thái Lan, khách du lịch nên tránh
nói về Pattaya. Bởi lẽ, Pattaya còn được gọi là “ Thiên đường mại dâm”, trong
khi đó 90% người Thái theo đạo Phật. Trong giáo lý của đạo Phật này, 1 trong
5 điều đạo đức cho người tại gia là: “không tà dâm” .
Pattaya trước kia là làng chài nhỏ ven biển nằm trong vịnh Thái Lan.
Cho đến thập niên 60 của thế kỷ trước, đây vẫn là nơi neo đậu của nhiều tàu
thuyền đánh bắt cá trong khu vực.Sau đó, những lính Mỹ trong cuộc chiến
tranh Việt Nam bắt đầu đến Pattaya. Họ thuê vài ngơi nhà nằm ở phía nam để
nghỉ ngơi và thư giãn.
Dần dần, Pattaya nhanh chóng trở thành địa điểm du lịch thịnh hành,
ngồi thủ đơ Bangkok. Sau gần nửa thế kỷ, Pattaya chuyển mình trở thành
khu đèn đỏ sầm uất, nổi tiếng nhất thế giới. Những cô gái trong trang phục

gợi cảm xuất hiện mọi ngóc ngách, chào mời du khách vào quán bar. Số
lượng lớn các quán bar, quán bar go-go, tiệm massage, phịng xơng hơi và
khách sạn tăng lên vùn vụt, phục vụ khách du lịch nước ngoài cũng như người
dân địa phương. Điều này đặc biệt nổi bật trên Phố đi bộ cũng như các khu
vực khác trong thành phố. Một số bài báo của nước Anh ví Pattaya như “thủ
đơ tình dục của thế giới”. “Trai ngoan lên thiên đường, trai hư tới Pattaya” là


câu khẩu hiệu quen thuộc của thành phố biển mại dâm. Nó có thể pha chút
mỉa mai, châm biếm nhưng đã gán mác tình dục trong tâm trí của những du
khách tới đây.


IV. KẾT LUẬN
Thái Lan nhìn chung là một đất nước có nhiều năng lực tiềm ẩn về du
lịch. Để mở rộng mối quan hệ với đất nước tiềm năng này, chúng ta phải tranh
bị đầy đủ những kiến thức. Việc nắm bắt tâm lý và tập quán giao tiếp của
người Thái là rất quan trọng. Tuy nhiên là chưa đủ, chúng ta phải hiểu sâu
hơn những đặc điểm giao tiếp chung , nền văn hóa của Thái. Đạo Phật là quốc
giáo là Thái, là linh hồn của người Thái. Bởi vậy, nét văn hóa cũng như tâm lý
giao tiếp của họ hầu như là giống nhau, không như sự khác biệt về văn hóa
vùng miền ở Việt Nam. Bài tiểu luận này thực hiện dựa trên cơ sở tự tìm hiểu
thông qua Internet và một số tài liệu tham khảo. Có những trích nguồn và tài
liệu xuất bản cách đây một vài năm nên nếu có thơng tin gì khơng xác thực
mong thầy cơ thơng cảm và góp ý giúp bài tiểu luận này thêm hoàn chỉnh.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. xem 3/3/2017.
2. Công ty du lịch Pacific Travel, xem 4/3/2014.

3. />xem 22/6/2015.
4. An an, bài tiểu luận Văn hóa giáo tiếp của Thái Lan,
/>5. “Cẩm nang du lịch Thái Lan” – NXB Dân trí.
6. “Tìm hiểu văn hóa Thái Lan” – NXB Văn hóa Thơng tin.
7. vel/nhung-le-hoi-dac-sac-nhat-tai-thai-lan.
8. />9. Giáo trình Giao tiếp và lễ tân ngoại giao.



×