Tải bản đầy đủ (.docx) (161 trang)

Thuế đối với phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Vĩnh Phúc trong hội nhập quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.95 MB, 161 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊQUỐC GIA HỒCHÍ MINH

TẠ VĂN NAM

THŨ ®èi VíI PH¸T TRIĨN KINH TÕ X· HéI ë TØNH VÜNH PHóC TRONG HéI
NHËP QUèC TÕ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ
Mã số: 62 31 01 02

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. LÊ QUỐC LÝ

HÀ NỘI - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và có
nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Tạ Văn Nam


MỤC LỤC
Trang
1

MỞ ĐẦU


Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
THUẾ ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TRONG
HỘI NHẬP QUỐC TẾ

1.1. Các cơng trình nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến thuế đối với
phát triển kinh tế - xã hội
1.2. Những cơng trình nghiên cứu ở trong nước liên quan đến thuế đối
với phát triển kinh tế - xã hội
1.3. Đánh giá kết quả các cơng trình nghiên cứu liên quan đến thuế đối
với phát triển kinh tế - xã hội và những vấn đề cần được tiếp tục
nghiên cứu

7
7
11

20

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ CỦA THUẾ ĐỐI
VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TRONG HỘI
NHẬP QUỐC TẾ Ở CẤP TỈNH

2.1. Thuế và đặc điểm của thuế trong hội nhập quốc tế
2.2. Vai trò và điều kiện phát huy vai trò của thuế đối với phát triển kinh
tế - xã hội trong hội nhập quốc tế
2.3. Kinh nghiệm của một số tỉnh về phát huy vai trò của thuế đối với
phát triển kinh tế - xã hội

22
22

31
57

Chương 3: THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA THUẾ ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI Ở TỈNH VĨNH PHÚC TRONG HỘI
NHẬP QUỐC TẾ GIAI ĐOẠN 2010-2014

3.1. Vĩnh Phúc với hội nhập quốc tế
3.2. Thực trạng biểu hiện vai trò của thuế đối với phát triển kinh tế - xã
hội ở tỉnh Vĩnh Phúc trong hội nhập quốc tế
3.3. Đánh giá chung về vai trò của thuế đối với phát triển kinh tế - xã hội
ở tỉnh Vĩnh Phúc trong hội nhập quốc tế

65
65
70
92

Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TIẾP TỤC
PHÁT HUY VAI TRÒ CỦATHUẾ ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI Ở TỈNH VĨNH PHÚC TRONG HỘI
NHẬP QUỐC TẾ

109

4.1. Dự báo triển vọng và quan điểm cơ bản về phát huy vai trò của thuế
đối với phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Vĩnh Phúc trong hội nhập
quốc tế
109
4.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò của thuế đối với

phát triển kinh tế- xã hội ở tỉnh Vĩnh Phúc trong hội nhập quốc tế118
KẾT LUẬN
146
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
149
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
150
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AFTA

Khu vực mậu dịch tự do

ASEAN ASEAN :

Hiệp hội các nước Đông Nam Á

CCKT

:

Cơ cấu kinh tế

CNH, HĐH

:

Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa


CPI

:

Chỉ số cạnh tranh

CQSDĐ

:

Chuyển quyền sử dụng đất

DN

:

Doanh nghiệp

FDI

: Đầu tư nước ngoài trực tiếp

GDP

:

Tổng sản phẩm quốc nội

GRDP


:

Tổng sản phẩm trên địa bàn

GTGT

:

Giá trị gia tăng

HĐND

:

Hội đồng nhân dân

KTTĐ

:

Kinh tế trọng điểm

KH&CN

:

Khoa học và cơng nghệ

KT - XH


:

Kinh tế - xã hội

NQD

:

Ngồi quốc doanh

NSNN

:

Ngân sách nhà nước

ODA

:

Vốn hỗ trợ phát triển chính thức

SDĐ

:

Sử dụng đất

SXKD


:

Sản xuất kinh doanh

TNCN

:

Thu nhập cá nhân

TNDN

:

Thu nhập doanh nghiệp

TPP

:

Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương

TTĐB

:

Tiêu thụ đặc biệt

UBND


: Ủy ban nhân dân

WTO

:

Tổ chức Thương mại thế giới

XHCN

:

Xã hội chủ nghĩa


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ

Bảng 2.1:
Chi tiết tỷ lệ điều tiết các khoản thu cho các cấp ngân
sách Bảng 3.1: Tỷ lệ thu do ngành thuế quản lý trong tổng thu ngân sách
nhà trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, giai đoạn 2010-2014
Bảng 3.2:
Tỷ lệ thu ngân sách địa phương được hưởng trong tổng
thu ngân sách tỉnh Vĩnh Phúc, giai đoạn 2010-2014
Bảng 3.3:
Quy mô và tăng trưởng kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc, giai đoạn
2010-2014
Bảng 3.4:
Cơ cấu kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc theo giá thực tế giai đoạn

2010- 2014
Bảng 3.5:
Số doanh nghiệp đầu tư theo ngành, lĩnh vực trên địa bàn
tỉnh Vĩnh Phúc, giai đoạn 2010-2014
Bảng 3.6:
Tổng hợp chi đầu tư trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, giai
đoạn 2010-2014
Bảng 3.7:
Tổng hợp số thuế các doanh nghiệp, cá nhân được hoàn ở
tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2010-2014
Bảng 3.8:
Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc tại thời điểm
1/7 hằng năm phân theo loại hình kinh tế tại tỉnh Vĩnh
Phúc, giai đoạn 2010-2014
Bảng 3.9:
Tổng hợp số thuế truy thu do kết quả thanh tra, kiểm tra
thuế trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2010-2014
Biểu đồ 3.1:
Biểu đồ 3.2:
Biểu đồ 3.3:
2014
Biểu đồ 3.4:
Biểu đồ 3.5:

So sánh cơ cấu nguồn thu ngân sách nhà nước của Vĩnh
Phúc, giai đoạn 2010-2014
So sánh tốc độ chi ngân sách với tăng trưởng kinh tế ở
tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2010 - 2014
Tổng kim ngạch xuất khẩu của Vĩnh Phúc từ năm 2010Nhận xét của doanh nghiệp về hệ thống thuế hiện hành
của Việt Nam

Những vấn đề vướng mắc liên quan đến thuế mà doanh
nghiệp gặp phải trong năm 2014

Trang
31
71
73
77
78
79
80
88

90
98

74
75
89

95
105

Đồ thị 2.1: Đường cong T. Laffer

33

Sơ đồ 2.1:

49


Vòng luẩn quẩn của tăng thuế


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã chứng minh rằng: Thuế ra đời là một
sự cần thiết khách quan gắn liền với sự ra đời, tồn tại và phát triển của nhà nước.
Thuế đóng vai trị quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế, ổn định
tình hình chính trị, xã hội… Vì vậy, bất cứ một nhà nước nào, dù là phát triển hay
đang phát triển đều phải xây dựng, thực thi chính sách thuế một cách hợp lý và hiệu
quả.
Ngày nay, tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế đã, đang trở thành xu thế khách
quan, lôi cuốn tất cả các quốc gia trên thế giới tham gia vào tiến trình phát triển.
Thực tế đã chứng minh, trong tiến trình hội nhập quốc tế, nếu một quốc gia có chính
sách thuế hợp lý, hiệu quả sẽ là nền tảng và là động lực vững chắc thúc đẩy nâng cao
năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh (SXKD)… Thơng qua đó,
nguồn thu ngân sách nhà nước (NSNN) được đảm bảo tăng lên không ngừng; tạo lập
và hình thành tiềm lực hay sức mạnh của nền kinh tế. Đồng thời, thuế cũng chính là
một cơng cụ hết sức quan trọng đảm bảo cho nền kinh tế phát triển bền vững cả về
kinh tế, xã hội và mơi trường; ổn định kinh tế vĩ mơ, góp phần thực hiện bình đẳng,
cơng bằng xã hội…
Là một quốc gia đang phát triển, Việt Nam không thể tách rời xu thế vận động
và phát triển của nền kinh tế thế giới. Thực tế, những năm qua, Việt Nam đã “Mở
rộng hoạt động đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế. Thực hiện nhất
quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ…
Tiếp tục đưa các quan hệ quốc tế của đất nước đi vào chiều sâu” [37, tr.46]. Quá trình
mở cửa, hội nhập quốc tế đem đến thời cơ, thuận lợi cho Việt Nam trong xây dựng,
đổi mới và hồn thiện chính sách thuế. Vì vậy, hệ thống thuế nói chung, chính sách

thuế và các sắc thuế nói riêng đã, đang bước vào giai đoạn tích cực và chủ động hội
nhập quốc tế. Kết quả là, nguồn thu NSNN từ thuế ngày càng tăng; tiềm lực, sức
mạnh kinh tế của đất nước ngày càng được


khẳng định, vị thế của đất nước trên trường quốc tế được nâng cao… Tuy nhiên, bên
cạnh kết quả đạt được, trong tiến trình hội nhập, Việt Nam đã và đang phải đối mặt
với nhiều khó khăn và thách thức từ chính những bất cập của hệ thống thuế cũng
như chính sách thuế hiện hành dẫn đến: Thu ngân sách nhà nước thiếu tính bền vững,
cịn phụthuộc nhiều vào các khoản thu khơng ổn định. Lộ trình hội nhập đầy đủ,
hoàn toàn với Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã và đang tới gần. Với những
cam kết hội nhập đã và đang làm cho hàng rào thuế quan ngày một thu hẹp, do
vậy khả năng thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu (XNK) sẽ giảm mạnh trong những
năm tới... Những sức ép về việc giảm thâm hụt ngân sách và tập trung nhiều hơn
các các biện pháp kích cầu buộc Chính phủ Việt Nam phải nhìn nhận và quan tâm
nhiều hơn đến vấn đề thu ngân sách, chủ yếu thông qua nguồn thu từ thuế. Trên thực
tế, trong những năm qua, nguồn thu cho ngân sách từ thuế ngày càng lớn, góp phần
quan trọng để Đảng và Nhà nước duy trì hoạt động của bộ máy các cấp, đầu tư phát
triển kết cấu hạ tầng, thực hiện các chương trình giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã
hội. Thơng qua cơng cụ thuế, Chính phủ đã từng bước tạo lập môi trường kinh
doanh ngày càng lành mạnh, thúc đẩy những ngành, lĩnh vực quan trọng của nền
kinh tế, nâng cao năng lực, cơ hội và điều kiện cho những vùng khó khăn, khu vực
nơng thơn, miền núi, hải đảo… Trong bối cảnh kinh tế thế giới đứng trước nguy cơ
khủng hoảng, kinh tế Việt Nam tiềm ẩn những dấu hiệu của suy thối, cơng cụ thuế
được sử dụng như một lựa chọn hữu hiệu và việc miễn, giảm thuế là giải pháp ưu
tiên trong việc giúp đỡ các doanh nghiệp phục hồi và nâng cao năng lực SXKD,
góp phần ổn định nguồn thu cho NSNN.
Với phạm vi là một địa phương cấp tỉnh, thuế vừa là nguồn thu chủ yếu của
ngân sách, vừa là cơng cụ để chính quyền địa phương thực hiện những nhiệm vụ phát
triển kinh tế - xã hội (KT-XH) đề ra. Vĩnh Phúc thuộc vùng đồng bằng Sông

Hồng và nằm trong vành đai của tam giác tăng trưởng kinh tế: Hà Nội, Hải Phòng và
Quảng Ninh. Đây là một Tỉnh đang trên đà phát triển và là điểm sáng phát triển kinh
tế gắn với hội nhập quốc tế, trong đó có sự đóng góp của chính


sách thuếtheo hướng mở cửa và chủ động hội nhập. Vĩnh Phúc đã luôn coi trọng
công tác cải thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi nhất, đồng thời ln sát
cánh, cùng tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp (DN) đầu tư trên địa bàn tỉnh.
Chính vì thế, trong nhiều năm qua Vĩnh Phúc đã trở thành điểm đến hấp dẫn của
các nhà đầu tư trong và ngồi nước... góp phần đóng góp thu ngân sách của tỉnh đạt
được kết quả cao.
Những tác động và ảnh hưởng của chính sách thuế đối với kinh tế- xã hội của
Vĩnh Phúc luôn trực tiếp và rất rõ ràng. Mặc dù, đã và đang được đổi mới căn bản
từ việc triển khai thực hiện chính sách, pháp luật, đến đổi mới quy trình, thủ tục, tổ
chức bộ máy và quản lý thu thuế trên địa bàn. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả
đạt được vẫn còn nhiều bất cập, đặc biệt là chưa xác định rõ vị trí, vai trị động lực
của thuế cũng như những vai trò ngược lại của tăng trưởng, phát triển kinh tế, ổn
định chính trị - xã hội, thực hiện an sinh xã hội… đến hệthống thuế và chính sách
thuế. Chính vì vậy, ý nghĩa của thuế với vai trò là “đòn bẩy” kinh tế bị giảm sút.
Những bất cập trên đây nếu không sớm được giải quyết sẽ gây ra nhiều khó khăn,
thách thức đối với ngành thuế nói riêng và đối với sự phát triển KT-XH của Vĩnh
Phúc nói chung. Xuất phát từlý do đó nên đềtài: “Thuế đối với phát triển kinh tế
- xã hội ở tỉnh Vĩnh Phúc trong hội nhập quốc tế” được chọn để nghiên cứu làm
luận án.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích và làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của thuế với
phát triển KT-XH, luận án phân tích, đánh giá thực trạng vai trò của thuế đối với phát
triển KT-XH ở tỉnh Vĩnh Phúc và đề xuất quan điểm, giải pháp chủ yếu nhằm nâng
cao vai trò của thuế đối với phát triển KT-XH ở tỉnh Vĩnh Phúc trong hội nhập quốc

tế.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan kết quả nghiên cứu của các cơng trình đã cơng bố có liên
quan đến đề tài luận án để có thể kế thừa và phát triển các kết quả đó trong


quá trình viết luận án. Đồng thời xác định những khoảng trống luận án cần tiếp
tục nghiên cứu.
- Hệ thống hóa, hồn thiện và bổ sung cơ sở lý luận về thuế đối với phát
triển KT-XH trong hội nhập quốc tế trên địa bàn một tỉnh.
- Tìm hiểu kinh nghiệm của một số địa phương trong việc xác định và phát
huy vai trò của thuế đối với phát triển KT-XH trong hội nhập quốc tế và rút ra
bài học đối với tỉnh Vĩnh Phúc.
- Phân tích, đánh giá thực trạng vai trị tích cực của thuế đối với phát triển
KT-XH ở tỉnh Vĩnh Phúc trong hội nhập quốc tế.
- Dựa trên cơ sở phân tích bối cảnh của Việt Nam có ảnh hưởng đến phát
triển KT-XH của địa phương, đề xuất quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm phát
huy vai trò của thuế đối với phát triển KT-XH ở tỉnh Vĩnh phúc trong hội nhập
quốc tế.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận và thực tiễn dưới góc
độKinh tế chính trị vềvai trị của thuế đối với phát triển KT-XH ở tỉnh Vĩnh Phúc
trong hội nhập quốc tế.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian nghiên cứu: Luận án nghiên cứu về thuế với phát triển KTXH trong hội nhập quốc tế trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
- Về thời gian: Nghiên cứu vai trò của thuế đối với phát triển KT-XH ở tỉnh
Vĩnh Phúc trong hội nhập quốc tế, giai đoạn từ 2010 - 2014. Đềxuất giải pháp
trước mắt đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
- Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu vai trò của thuế đối với phát

triển KT-XH ở tỉnh Vĩnh Phúc trong hội nhập quốc tế.
Tuy nhiên, nghiên cứu sinh chủ yếu đề cập và phân tích vai trị tích cực của
thuế đối với phát triển KT-XH, còn những tác động tiêu cực làm ảnh hưởng đến vai
trò của thuế đối với phát triển KT-XH ở tỉnh Vĩnh Phúc trong hội nhập quốc


tế ln biến động nên để có được số liệu và các tiêu thức đánh giá, phân tích các tác
động này rất phức tạp và mất nhiều thời gian. Do vậy, nghiên cứu sinh chưa thể đưa
vào nghiên cứu một cách đầy đủ, chi tiết và cụ thể trong phạm vi nghiên cứu của
luận án.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Cơ sở lý luận của đề tài dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ
nghĩa Mác - Lênin, kết hợp các quan điểm đường lối của Đảng và Nhà nước ta về
vấn đề thuế.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án chủ yếu sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử; kết hợp các phương pháp thống kê, phân tích so sánh. Trong đó, tiếp cận phương
pháp đặc thù của kinh tế chính trị là trừu tượng hóa khoa học.
Đồng thời luận án cịn sử dụng phương pháp thống kê, so sánh, mơ hình hóa
nhằm làm rõ nội dung nghiên cứu.
Cụ thể:
- Nghiên cứu lý thuyết: Luận án sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp về
lý thuyết để làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về thuếvà bản chất của thuế cũng
như vai trò của thuế đối với phát triển KT-XH ở tỉnh Vĩnh Phúc trong hội nhập quốc
tế.
- Phương pháp thống kê - so sánh: Sử dụng các số liệu thống kê với sự trợ
giúp của các cơng cụ tốn học để phân tích và so sánh nhằm đưa ra kết luận
khách quan, khoa học về vấn đề thuế trong phát triển KT-XH ở tỉnh Vĩnh Phúc.
- Phương pháp điều tra xã hội học, chuyên gia, phỏng vấn sâu: Tiến hành

điều tra xã hội học và phỏng vấn sâu một số cán bộ lãnh đạo, quản lý của tỉnh
Vĩnh Phúc và một số nhà nghiên cứu, chủ DN...
- Phương pháp dự báo: Kết hợp cả phương pháp dự báo định tính và dự
báo định lượng nhằm dự báo xu hướng vận động của thuế ở tầm nhìn 2030.


5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Luận án hệ thống hóa, phân tích và bổ sung các vấn đề lý luận chung về
thuế và vai trò của thuế đối với phát triển KT-XH ở một địa phương cấp tỉnh
trong hội nhập quốc tế.
- Trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng về vai trò của thuế đối với
phát triển KT-XH ở tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 2010 đến năm 2014 (là tỉnh trong
nhiều năm liền có số thu ngân sách từ thuế đứng trong tốp đầu cả nước: Năm
2013, đứng thứ hai miền Bắc và đứng thứ 5 toàn quốc, năm 2014 đứng thứ 2
miền Bắc và đứng thứ bảy tồn quốc. Góp phần chủ động và đáp ứng các khoản
chi chủ yếu phục vụ cho phát triển KT-XH của địa phương), luận án chỉ rõ
những mặt tích cực và những tồn tại, hạn chế làm ảnh hưởng đến vai trò của thuế
đối với phát triển KT-XH của Vĩnh Phúc trong hội nhập quốc tế, cũng như
nguyên nhân của những kết quả đó.
- Dựa trên kết quả nghiên cứu, luận án đề xuất quan điểm và giải pháp
trước mắt và lâu dài, nhằm phát huy vai trò của thuế đối với phát triển KT-XH ở
Vĩnh Phúc trong hội nhập quốc tế.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung luận án gồm có 4 chương, 11 tiết.


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
THUẾ ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ
Trong thực tế, thuế là một công cụ được sử dụng trong tạo động lực cho phát
triển KT-XH, nhưng đồng thời, thuế cũng là một nội dung khoa học được nhiều nhà
khoa học trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Dưới nhiều góc độ khác nhau,
qua nghiên cứu, tìm hiểu có thể nêu một số cơng trình điển hình sau:
1.1. CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI LIÊN QUAN
ĐẾN THUẾ ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

Các cơng trình nghiên cứu của các học giả nước ngoài đã đề cập tới một số vấn
đề mang tính lý thuyết chung hoặc đề cập đến từng mặt, từng khía cạnh của quản lý
thuế dưới các góc độ nghiên cứu của các ngành khoa học khác nhau, trong phạm vi
các quốc gia khác nhau với những kết quả thu được nhằm làm rõ hơn bản chất và vai
trò của thuế đối với phát triển KT-XH. Các nghiên cứu được sắp xếp theo thứ tự thời
gian như sau:
- “Thuế ởcác nước đang phát triển” của R.M. Bird và O.Oldman [4] đã đề cập
đến vấn đề thuế đối với bất động sản khi cho rằng: Ở các nước đang phát triển,
thường người ta không hiểu thấu đáo những ưu và nhược điểm của thuế bất động sản
về mặt nguyên tắc. Do vậy, Chính phủ cố gắng sử dụng loại thuế này với những mục
tiêu chính sách khơng thực tế. Đồng thời, họ cũng bỏ lỡ nhiều cơ hội hứa hẹn tốt để
khai thác thuế bất động sản một cách có hiệu quả. Mặc dù, Chính phủ các nước
khơng tối ưu hóa được tiềm năng tài chính của thuế bất động sản nhưng họ cố
gắng sửa chữa nhiều căn bệnh kinh tế, chính trị và xã hội bằng cách cải cách sắc thuế
này. Người ta thường nghĩ rằng thuế bất động sản là một nhân tố quan trọng trong
các quyết định đầu tư và tiêu dùng, nhưng thực ra thuế bất động sản có ảnh hưởng
khơng đáng kể và họ khơng coi nó như là một phương tiện hiệu quả để tài trợ cho
việc cung cấp hàng hóa cơng.


- “Improving tax compliance” (Cải thiện tuân thủ thuế) của Carlos A.silvani
[93] đã đề cập đến sự tuân thủ thuế của các đối tượng và người nộp thuế trong

công tác quản lý thuế. Đi sâu xem xét những yếu tố về vai trò đến sự tuân thủ
của người nộp thuế bằng cách tiếp cận kinh tế; cách tiếp cận hành vi qua yếu tố
văn hóa và yếu tố tâm lý…
- “A new approach to tax compliance” (Một cách tiếp cận mới để tuân thủ
thuế) của V.Braithwaite [95] đã đưa ra một cách tiếp cận mới để tuân thủ thuế và
xây dựng một mối quan hệ với cộng đồng. Trong đó, cơ quan thuế phải là
chuyên nghiệp, đáp ứng được sựcông bằng, cởi mở và có trách nhiệm trong việc
giúp đỡ người nộp thuế thực hiện theo với nghĩa vụ thuế; xử lý nghiêm những
người cố tình trốn tránh trách nhiệm của họ với nhà nước. Thông qua việc áp
dụng thực hành như vậy, mục đích là cơ quan thuế dành được sự tin tưởng, hỗ
trợ và tôn trọng của cộng đồng. Bên cạnh đó, tác giả cịn nghiên cứu sự phù hợp
và sự thích nghi của quản lý thuế đối với sự thay đổi của người nộp thuế. Trong
đó, làm rõ tại sao và làm thế nào để người nộp thuế tuân thủ luật thuế? Tại sao
người nộp thuế lại trốn thuế và xác định những yếu tố tạo ra sự trốn thuế.
Theo đó, các nguyên tắc cơ bản trong cải tổthuế bất động sản tại các nước đang
phát triển đó là hiệu quả phân bổ và quản lý, cơng bằng theo chiều dọc hoặc chiều
ngang và tính bền vững của hệ thống. Điều này sẽ bảo đảm tạo ra được nguồn thu
một cách bền vững về mặt tài chính, khơng làm méo mó kinh tế, cơng bằng chính trị
xã hội, và bền vững theo thời gian. Những người thực hiện cải cách có thể giảm thiểu
các chi phí và tối đa hóa độ bền của cải cách bằng cách: Tăng phạm vi thu thuế với
việc xây dựng và duy trì cơ sở thuế; chú trọng tính đơn giản thơng qua việc thúc đẩy
sự minh bạch trong chính sách và rõ ràng về hành chính; và nâng cao độ nổi thơng
qua việc chỉ số hóa và định kỳ tiến hành định giá mới.
Để đưa các nguyên tắc này vào trong thực tiễn tác nghiệp, quá trình cải tổ thuế
bất động sản tại các nước đang phát triển phải nhấn mạnh đến việc sử dụng các biện
pháp khuyến khích dành cho cá nhân và tổ chức, tuyên truyền thông tin


cho cơng chúng, thể hiện được tầm nhìn tổng thể và áp dụng một cách có chọn lọc.
Điều này sẽ tạo thuận lợi cho những thay đổi về chính sách thuế, cơ chế hành

chính và hành vi con người. Để giảm thiểu sự chống đối từ phía cơng chúng,
chính phủ và giới chính trị thì những người thực hiện cải cách có thể thực hiện
những việc sau: Cải thiện dịch vụ; áp dụng các biện pháp trừng phạt; thúc đẩy chế
độ đánh giá theo thành quả; tiến hành các chiến dịch tuyên truyền trên nhiều phương
tiện truyền thông; liên kết giữa chính sách với thực tiễn cũng như tất cả các hệ thống
vận hành tại chỗ; thực hiện theo từng giai đoạn; và nâng cấp các cơ chếhiện hành.
- "Managing small and medium-size taxpayers in developing economies”
(Quản lý người nộp thuế nhỏ và vừa trong phát triển nền kinh tế) của S.Terkper
[94] đã cho rằng: Sự tuân thủ cần phải được xem xét đầu tiên theo cách tiếp cận
kinh tế với các cơng cụ (phần thưởng, khuyến khích lợi ích có được nếu khơng
tn thủ sự miễn giảm thuế, gia hạn thuế) và chi phí tuân thủ (chi phí tiếp cận
thơng tin, chi phí do vi phạm luật thuế, chi phí ngầm do hối lộ tham nhũng). Bên
cạnh yếu tố kinh tế, tác giả nhận định rằng: Cần phải hiểu sự tuân thủ của đối
tượng bằng cách tiếp cận hành vi là cách tiếp cận rộng hơn qua yếu tố văn hóa và
tâm lý. Tuy nhiên, sự tuân thủ thuế còn phụ thuộc vào sự hiểu biết của người nộp
thuế về luật, nghĩa vụvà quy trình tuân thủ thuế.
- Nghiên cứu về vai trị của chính sách thuế đến hiệu lực quản lý thu thuế
và vai trị của cơng tác quản lý thu thuế như: "Diagnostic Framework for
Revenue Administration" (Chuẩn đoán khung quản lý doanh thu) của World
Bank [96] đã cung cấp một khn khổ chẩn đốn tồn diện cho quản lý doanh
thu một cách thống nhất. Trong khi ngân hàng từ lâu đã được tham gia vào hỗ
trợ việc hiện đại hóa thuế và cơ quan hải quan, chủ yếu là giải quyết vấn đề cải
cách thuế, và tinh giản quy trình kỹ thuật cơ bản, tuy nhiên nó đã ít quan tâm đến
các yếu tố quan trọng của hệ thống quản lý doanh thu, cụ thể là các mảng của
các yếu tố mơi trường đến vai trị của Cục Quản lý Doanh thu hiện tại và hoạt
động trong tương lai; đến chiến lược tổ chức và chức năng quản lý.


- “Nhập môn luật thuế đại cương và học thuyết thuế” của Michel Bouvier
[9] đã cho rằng: Cho đến nay, dù đã trải qua diễn trình lịch sử khá lâu dài nhưng vấn

đề bản chất của thuế vẫn còn là đề tài gây nhiều tranh luận. Điều này đã và đang có
ảnh hưởng trực tiếp đến q trình thiết kế, xây dựng và thực thi các luật thuế ở hầu
hết các quốc gia, đặc biệt là ở những quốc gia đang phát triển như Việt Nam.
Theo quan niệm cổ điển về thuế, các học giả cho rằng bản chất của thuế được thể
hiện rõ nhất ở bốn điểm sau: (1) Thuế là khoản trích nộp bằng tiền của tổ chức, cá
nhân cho nhà nước; (2) Thuế là khoản đóng góp bắt buộc dựa trên quyền lực nhà
nước; (3) Thuế là khoản thu khơng có hồn trả và (4) Thuế là khoản thu khơng có đối
khoản trực tiếp. Đây chính là bốn đặc trưng cơ bản của thuế theo quan niệm cổ điển
và các đặc điểm này vẫn tiếp tục được thừa nhận trong xã hội ngày nay, dù rằng
quan niệm này hiện tại đã có nhiều thay đổi. Có thể nhận thấy điểm hạn chế lớn
nhất của quan niệm cổ điển về thuế chính là ở chỗ nó đã tuyệt đối hố vai trị của
quyền lực nhà nước trong việc xác lập và thực thu thuế, trên cơ sở nhấn mạnh tính
cưỡng chế và bắt buộc, tính khơng hồn trả của thuế. Ngược lại, quan điểm này coi
nhẹ vai trò và địa vị kinh tế, thành phần xã hội của người nộp thuếtrong quan hệ
nộp thuế với nhà nước. Trường phái lí luận về thuế ra đời sớm nhất trong lịch sử
học thuyết thuế, có lẽ là học thuyết khơng tưởng về thuế. Học thuyết này được xây
dựng dựa trên ý tưởng cho rằng sự phức tạp hố chính sách thuế với nhiều loại thuế
khác nhau là không cần thiết và cần hướng tới xây dựng một loại thuế đơn nhất hay
duy nhất, vừa có khả năng đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước, vừa có thể
thỏa mãn nhu cầu, đòi hỏi của hầu hết dân chúng là người đóng thuế. Các học giả
theo quan điểm này cố gắng tìm cách xây dựng học thuyết thật sự thuyết phục về
thuế, tuy nhiên vẫn khơng tránh khỏi có nhiều quan điểm khác nhau về các loại thuế
đơn nhất.
- “Đổi mới hệ thống thuế phù hợp với kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế
quốc tế ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào” của Sẻnsắc Sulysắc [67] đã tổng hợp
lý luận về hệ thống thuế gắn với các vấn đề về cơ chế thị trường và hội nhập
kinh tế quốc tế, chỉ ra những bất cập của hệ thống thuế ở nước Cộng hòa dân chủ


nhân dân Lào hiện hành với những minh chứng rõ ràng, có độ tin cậy. Từ đó, đề xuất

các giải pháp thích ứng với yêu cầu đổi mới hệ thống thuế của Lào trong thời gian
tới.
Trong luận án của mình, tác giả đã đi sâu nghiên cứu phương pháp và cách thức
đổi mới hệ thống thuế trong điều kiện nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế và
cho rằng: Trong điều kiện phát triển mạnh mẽ cơ chế thị trường và hội nhập kinh tế
thế giới ngày càng sâu rộng, thuế không chỉ là công cụ động viên nguồn thu cho
ngân sách, mà cịn là cơng cụ quản lý vĩ mô nền kinh tế, công cụ kết nối các nền kinh
tế thế giới. Với tầm quan trọng đó, việc cải cách, đổi mới hệ thống thuế của mỗi quốc
gia sao cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế là
một tất yếu khách quan.
1.2. NHỮNG CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở TRONG NƯỚC LIÊN QUAN
ĐẾN THUẾ ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

1.2.1. Các cơng trình nghiên cứu là luận án tiến sĩ và sách chuyên khảo
1.2.1.1. Các công trình nghiên cứu là luận án tiến sĩ
- “Những vấn đề pháp lý về việc áp dụng thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam” của
Nguyễn Thị Thương Huyền [50] đã tập trung giải quyết các nội dung liên quan
đến sắc thuếgiá trịgia tăng, đặc biệt chỉra những khó khăn, bất cập nảy sinh trong
quá trình thực tiễn áp dụng, nguyên nhân của thực trạng đó và những giải pháp để
hoàn thiện pháp Luật Thuế Giá trị gia tăng (GTGT). Trong cơng trình khoa học
này, mặc dù tác giả có đề cập đến nội dung pháp luật quản lý thuế nhưng phạm vi chỉ
gắn với việc quản lý thuế GTGT trong điều kiện nhà nước ta chưa áp dụng cơ chế tự
khai, tự nộp thuế và trong hệ thống pháp luật thuế chưa có tách biệt giữa pháp luật về
nội dung các sắc thuế và pháp luật về quản lý thuế.
- “Những vấn đề lý luận và thực tiễn của việc tiếp tục hoàn thiện pháp luật
thuế ở Việt Nam” của Trần Trung Nhân [59] đã tập trung vào việc xác định các
tiêu chí để đánh giá mức độ hồn thiện của hệ thống pháp luật thuế; đánh giá
thực trạng pháp luật thuế dựa trên các tiêu chí mà tác giả đã xây dựng trong đó
chủ yếu hướng đến việc hoàn thiện pháp luật về nội dung các sắc thuế, còn bộ



phận pháp luật quản lý thuế, cơng trình khoa học này chỉdành khoảng hơn 10 trang ở
chương 2 để đánh giá khái quát các quy định của pháp luật quản lý thuế và dành hơn
10 trang ở chương 3 để đưa ra một sốgiải pháp hoàn thiện pháp luật quản lý thuế
trong đó chủ yếu hướng đến việc cần thiết phải ban hành Luật quản lý thuế để thống
nhất công tác quản lý thuế ở nước ta.
- “Đổi mới quản lý thuế trong điều kiện hội nhập kinh tế ở Việt Nam” của
Lê Duy Thành [70] đã hệ thống, quản lý thuế không chỉ đơn thuần là hướng đến
đầu ra, là số thu về thuế mà phải hướng đến những kết quả, những tác động tạo
ra nhằm làm thay đổi môi trường KT-XH, đáp ứng mong muốn cải thiện môi
trường của các cơng dân và DN. Mục đích của tác giả là: Hệ thống hóa lý luận
về quản lý thuế, đặt quản lý thuế trong điều kiện hội nhập đểxem xét tìm ra
những yêu cầu đối với quản lý thuế. Phân tích thực trạng quản lý thuế ở Việt
Nam hiện nay dưới nhiều góc độ: Tổ chức bộ máy, cơ chế quản lý và các quy
trình hành thu, xem xét các quy trình, tổ chức thực hiện quản lý thuế trong một
môi trường quản lý cụ thể. Trên cơ sở những phân tích về thực trạng và những
kinh nghiệm quốc tế về quản lý thuế, luận án đóng góp những giải pháp, kiến
nghịnhằm hồn thiện cơng tác quản lý thuếtrong thời gian trước mắt cũng như
trong tương lai lâu dài.
Tác giả đã đánh giá một cách sâu sắc thực trạng công tác quản lý thuế và chỉ ra
những vấn đề đặt ra cho quản lý thuế trong điều kiện nền kinh tế hội nhập. Từ đó đề
xuất một hệ thống các giải pháp nhằm đổi mới công tác quản lý thuế phù hợp với
điều kiện của Việt Nam trong hội nhập quốc tế. Đồng thời, tác giả đã phân tích thực
trạng quản lý thuế trên hai khía cạnh: Những thành tựu đạt được trong quản lý thuế
và những vấn đề cần khắc phục, thay đổi thông qua việc tập trung trình bày những
hoạt động cải cách trong quản lý thuế của Việt Nam trong giai đoạn 1999 -2007 để
phân tích những kết quả đạt được và những hạn chế trong quá trình cải cách thuế ở
Việt Nam. Đặc biệt, tác giả đã chỉ ra những thách thức, những vấn đề trong quản lý
thuế mà Việt Nam phải đối mặt trong tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và thế
giới. Từ đó làm cơ sở để đưa ra hệ



thống các giải pháp nhằm hồn thiện hơn cơng tác quản lý thuế trong điều kiện hội
nhập quốc tế của Việt Nam theo các nội dung quản lý thuế đã đề cập từ hệ thống các
qui định về quản lý, cơ chế quản lý, tổ chức bộ máy và đặc biệt là các quy trình hành
thu cụ thể. Các giải pháp được trình bày ngắn gọn, cơ đọng trên các khía cạnh: Cơ sở
lý luận và thực tiễn, nội dung và điều kiện áp dụng cũng như hiệu quả dự báo của
giải pháp.
- “Góp phần nâng cao vai trị của thuế ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập
kinh tế quốc tế” của Lê Phú Hào [38] đã cho rằng: Với xu thế tồn cầu hóa, Việt
Nam ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới thì những vấn đề về bảo hộ sản
xuất, cắt giảm thuế theo lộ trình, điều chỉnh các mức thuế cho phù hợp… sẽ trở nên
gay gắt hơn. Từ những nhận định và đánh giá của mình, tác giả trên cơ sở tập trung
phân tích cơ sở lý luận và thơng qua phân tích, đánh giá thực tiễn phát huy vai trị
của thuế tại nước ta trong giai đoạn từ năm 1998 đến năm 2005, từ đó đã đưa ra một
số giải pháp góp phần hồn thiện hệ thống chính sách thuế và một số luật thuế quan
trọng góp phần nâng cao vai trò của thuế ở nước ta trong hội nhập quốc tế.
1.2.1.2. Các cơng trình nghiên cứu là sách chun khảo
- "Tài chính cơng và phân tích chính sách thuế” của Sử Đình Thành [71] đã
tập trung khám phá các vấn đề kinh tế học hiện đại được vận dụng vào lĩnh vực
tài chính cơng, chẳng hạn, hiệu ứng của chính sách tài chính cơng và thuế tác
động đến tiết kiệm và đầu tư, hành vi người tiêu dùng, cung lao động, sự giàu có,
tài sản và thương mại... góp phần vào nâng cao nhận thức về kinh tế khu vực
công và vai trị của nó trong quản trị cơng, chính sách cơng và ra quyết định
chính sách.
- "Chính sách thuế và chi tiêu công cho bảo vệ môi trường” của Hoàng
Yến, Vương Đức Hoàng Quân [91] đã nêu khái quát cơ sở kinh tế học của chính
sách thuế và chi tiêu công cho bảo vệ môi trường. Đồng thời, tác giả tổng hợp
phân tích các kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới về chính sách thuế và
chi tiêu cơng cho bảo vệ mơi trường. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt



Nam; phân tích thực trạng và các bất cập, đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm hồn
thiện chính sách thuế và chi tiêu công cho bảo vệ môi trường tại Việt Nam. Ngồi ra,
cuốn sách cịn có phần Phụ lục bao gồm một số văn bản hiện hành về chính sách thuế
và chi tiêu cơng cho bảo vệ mơi trường tại Việt Nam. Đây là tài liệu giúp nắm bắt
được các vấn đề liên quan tới chính sách thuế và chi tiêu công cho bảo vệ môi trường
ở Việt Nam cũng như ở một số quốc gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm rút ra
cho Việt Nam về các lĩnh vực này.
- “Đáp ứng rào cản phi thuế quan để đẩy mạnh xuất khẩu bền vững mặt
hàng thủy sản Việt Nam” củaĐỗ Đức Bình, Bùi Huy Nhượng [5] đã đề cập đến
một vấn đề không mới nhưng có ý nghĩa sống cịn đối với các doanh nghiệp xuất
khẩu mặt hàng thủy sản Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế - vấn
đề đáp ứng rào cản phi thuế quan đẩy mạnh xuất khẩu bền vững.
Các tác giả đã đi sâu nghiên cứu về các rào cản phi thuế quan trong thương mại
quốc tế, giới thiệu kinh nghiệm vượt rào của mộ số quốc gia như: EU, Thái Lan và
Trung Quốc; Phân tích tác động rào cản phi thuế quan của một số nước đối với hàng
xuất khẩu của nước ta và thực trạng vượt rào cản phi thuế quan trong xuất khẩu hàng
thủy sản Việt Nam thời gian qua; Dựbáo các rào cản mới, đồng thời đề ra những giải
pháp chiến lược vượt rào hữu hiệu nhằm thúc đẩy xuất khẩu bền vững mặt hàng thủy
sản của Việt Nam và xây dựng rào cản đối với hàng thủy sản nhập khẩu vào nước ta
trong thời gian tới. Đây là tài liệu khảo cứu bổ ích và thiết thực cho các nhà nghiên
cứu, các doanh nghiệp.
- “Vai trò của nhà nước đối với hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam”
của Mai Lan Hương [53] đã chỉ rõ vai trò của nhà nước đối với kinh tế không chỉ
xuất phát từ yêu cầu phổ biến của quá trình phát triển kinh tế thị trường, mà cịn
xuất phát từ tính đặc thù của nền kinh tếthị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trong điều kiện hiện nay, khi tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế là một xu
thế khách quan, Việt Nam ngày càng phải hội nhập sâu với kinh tế thế giới và
khu vực. Để làm được điều đó, trách nhiệm trước hết thuộc về Nhà nước. Cuốn

sách Vai trò của nhà nước đối với hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam của TS.


Mai Lan Hương góp phần giúp bạn đọc nghiên cứu, tìm hiểu những vấn đề lý luận
và thực tiễn về vai trò của nhà nước đối với hội nhập kinh tế quốc tế.
Nội dung cuốn sách tập trung trình bày: Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về
hội nhập kinh tế quốc tế và sự tiến triển của vai trò của nhà nước trong lý thuyết
và thực tiễn, làm rõ nội dung vai trò của nhà nước đối với hội nhập kinh tế quốc tế;
Nghiên cứu một cách khái quát kinh nghiệm của một số nước Đông Á và Đơng Nam
Á sau khi gia nhập WTO, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm mà Việt Nam có thể
tham khảo; Phân tích, đánh giá thực trạng vai trị của nhà nước đối với quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế từ khi nước ta tiến hành công cuộc đổi mới đến nay; Đề xuất
những quan điểm và giải pháp chủ yếu có tính khả thi nhằm nâng cao vai trò của nhà
nước đối với hội nhập kinh tế quốc tế khi Việt Nam đã gia nhập WTO, hội nhập sâu
và đầy đủ hơn với kinh tế thế giới và khu vực.
- "Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt ASEAN giai đoạn 2012-2014" của
Bộ Tài chính [8] đã tổng hợp thuế suất của các dòng thuế mà Việt Nam phải cắt
giảm theo lộ trình cam kết khi tham gia thực hiện Hiệp định Thương mại hàng
hóa ASEAN giai đoạn 2012-2014 đã được Bộ Tài chính ban hành theo Thơng tư
số161/2011/TT-BTC ngày 17-11-2011.
1.2.2. Các đề tài khoa học cấp bộ và các bài nghiên cứu trên tạp chí
chuyên ngành kinh tế
1.2.2.1. Các đề tài khoa học cấp bộ
- "Giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý thuế ở Việt Nam trong điều kiện
hiện nay" của Nguyễn Thị Bất [3] đã phân tích thực trạng cơng tác quản lý thuế
và chỉra được các nguyên nhân cũng như những giải pháp nhằm hồn thiện cơng
tác quản lý thuế ở Việt Nam hiện nay phù hợp với chiến lược cải cách thuế đến
năm 2010. Tập trung nghiên cứu một cách chi tiết các giải pháp hồn thiện cơng
tác quản lý thuếtrong q trình đổi mới. Đềtài đã hệ thống hóa được những lý
thuyết cơ bản vềquản lý thuế và phân tích thực trạng quản lý thuế ở Việt Nam.

Đồng thời, đề tài đã đưa ra các giải pháp mang tính đột phá, tình hình thực tiễn ở
Việt Nam. Tuy nhiên nghiên cứu của đề tài chỉ dừng lại mốc thời gian năm 2003.


- “Tiếp tục hoàn thiện hệthống pháp luật về thuế” của Cao Ngọc Xuyên
[92] đã thành công trong việc khái quát về hệ thống thuế của Việt Nam; phân
tích, đánh giá thực trạng, làm rõ những ưu điểm cũng như những hạn chế, bất
cập trong hệ thống pháp luật về thuế; trên cơ sở đó đề xuất một số kiến nghị, giải
pháp hoàn thiện hệ thống thuế.
Đề tài đánh giá trên hai phương diện, kết quả đạt được và mặt tồn tại, hạn chế
của hệ thống pháp luật thuế ở Việt Nam. Nhìn tổng thể, cơ cấu chính sách thuế của
Việt Nam hiện nay đã tương tự các nước có nền kinh tế thị trường ở Châu Á.
Những mặt được của hệ thống pháp luật về thuế của Việt Nam thể hiện ở trên các
phương diện cơ bản sau: (1) Hệ thống chính sách thuế đã bao quát đầy đủ các nguồn
thu, phát huy vai trò là nguồn thu chủ yếu của NSNN, bảo đảm nguồn thu cần
thiết để thực hiện các nghĩa vụ chi phục vụ các mục tiêu phát triển KT-XH; (2) Hệ
thống pháp luật về thuế đã góp phần tạo mơi trường kinh doanh bình đẳng, thuận lợi
cho mọi thành phần kinh tế, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH và hội nhập kinh
tế quốc tế; (3) Phân phối lại thu nhập, góp phần thực hiện chính sách công bằng xã
hội và (4) Công tác quản lý thuế ngày càng được đổi mới góp phần nâng cao ý thức
tuân thủpháp luật thuế của người nộp thuế, bảo đảm thu đúng, thu đủ và kịp thời các
khoản thu vào NSNN. Bên cạnh những ưu điểm của hệ thống chính sách, pháp luật
về thuế và trước những yêu cầu đổi mới của đất nước, đề tài đã chỉ ra rằng hệ
thống chính sách, pháp luật về thuế hiện hành còn bộc lộ những tồn tại, hạn chế
nhất định, thể hiện qua 03 phương diện: Chính sách thuế chưa bao quát hết các đối
tượng chịu thuế; cơ cấu nguồn thu thuế trong hệthống pháp luật thuế hiện nay mất
cân đối theo loại thuế và sắc thuế và tính cơng bằng, hiệu quả của pháp luật về thuế
hiện hành còn chưa cao.
Qua quá trình nghiên cứu, đề tài đã đưa ra một số đề xuất nhằm hồn thiện hệ
thống chính sách, pháp luật về thuế ở Việt Nam trong thời gian tới, cụ thể là tập trung

vào việc nghiên cứu, hoàn thiện 03 vấn đề cốt yếu: Mở rộng cơ sở tính thuế; giảm
mức thu thuế đối với các đối tượng nộp thuế và đơn giản hoá và nâng cao hiệu quả
công tác quản lý thu thuế.


1.2.2.2. Các bài nghiên cứu trên tạp chí chuyên ngành
- “Luật Quản lý thuế và những vấn đề cần bàn thêm” của Nguyễn Thị Thương
Huyền [51] đã đưa ra một số đánh giá về Luật Quản lý thuế hiện hành, đặc biệt có
chỉ ra một số nhược điểm của Luật Quản lý thuế. Xét về mặt lý thuyết, pháp luật thuế
bao gồm: pháp luật vật chất hay còn gọi pháp luật nội dung và pháp luật thủ tục hay
còn gọi pháp luật hình thức; trong đó pháp luật vật chất ghi nhận, phản ánh chính
sách thuế, cịn pháp luật thủ tục quy định các vấn đề về quản lý thuế.
Tác giả cho rằng: Xét về mặt lý thuyết, pháp luật thuế bao gồm: pháp luật vật
chất hay còn gọi pháp luật nội dung và pháp luật thủ tục hay còn gọi pháp luật
hình thức; trong đó pháp luật vật chất ghi nhận, phản ánh chính sách thuế, cịn pháp
luật thủ tục quy định các vấn đề về quản lý thuế. Ranh giới giữa luật quản lý thuế và
các luật về chính sách thuế cũng khơng hồn tồn q rạch rịi trong cách thể hiện,
bởi điều này còn phụ thuộc vào kỹ thuật, trình độ lập pháp và sự lựa chọn của các
nhà làm luật, chẳng hạn: các quy định quản lý có tính chất đặc thù của từng sắc
thuế có thể sẽ được đưa vào các luật về chính sách thuế, cịn các quy định quản lý
mang tính chất chung sẽ được đưa vào luật quản lý thuế. Điều này khơng hồn tồn
phá vỡ ngun tắc chung mà đạt được hiệu quả cao trong việc xây dựng và thực thi
các chính sách thuế.
- “Quản lý và điều hành cơng tác thuế trong bối cảnh suy giảm kinh tế
trong nước và suy thối kinh tế tồn cầu” của Đặng Hạnh Thu [73] đã đặt ra
những vấn đề cần phải quan tâm trong công tác quản lý và điều hành công tác
thuế trong bối cảnh suy thối kinh tế tồn cầu đã có những ảnh hưởng trực tiếp
đến Việt Nam khi chúng ta tham gia vào WTO. Các tác giả đã tập trung nghiên
cứu thực trạng các quy trình trong cơng tác quản lý thuế và đề ra các nhóm giải
pháp nhằm thực hiện tốt các quy trình quản lý thuế trong từng lĩnh vực và địa

bàn cụthể.
- “Vai trò của thuế trong việc điều tiết nền kinh tế” của Dao Kế Tốn [78]
đã đặt ra câu hỏi: Thuế có vai trị như thếnào? Tại sao các DN lại có quyền và


nghĩa vụ về thuế? Qua phân tích, đánh giá tác giả đã khẳng định được rằng: Thuế là
công cụ phân bổ trực tiếp, gián tiếp các nguồn tài chính trong xã hội để định hướng
sản xuất, hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và trên
phương diện xã hội, thuế đảm bảo công bằng xã hội, góp phần giải quyết chính sách
tệ nạn xã hội. Vậy nên, bất kỳ nền kinh tế nào cũng tham gia quyền và nghĩa vụ về
thuế, do vậy chúng ta cần hiểu rõ hơn về vai trò của thuế trong đều tiết nền kinh
tế để có những lựa chọn và đầu tư tối ưu nhất cho DN.
- “Quản lý thuếtrong hội nhập kinh tế” của Nguyễn Thị Ánh Tuyết [82] đã
cho rằng: Thời gian qua, hệ thống chính sách thuế và quản lý thuế từng bước
được hoàn thiện và phù hợp với yêu cầu của hội nhập, đã có những chuyển biến
tích cực theo hướng rõ ràng, cơng khai, dân chủvà minh bạch hơn; tạo điều kiện
giảm chi phí hành chính thuếcho cả người nộp thuế và cơ quan thuế; sự chênh
lệch về nghĩa vụ thuế giữa các thành phần kinh tế, giữa DN trong nước với DN
có vốn đầu tư nước ngồi đã được xóa bỏ; hiện đại hóa quản lý thuế cũng ghi
nhận sự chuyển biến mạnh về chất... Tuy nhiên, công tác quản lý thuế vẫn còn
những hạn chế: Những vướng mắc phát sinh trong quan hệ giữa cơ quan thuế
với người nộp thuế, việc tư vấn hỗtrợ, việc trả lời văn bản chính sách thuế
cịn chưa thực sự khách quan và chưa thể bảo vệ quyền lợi chính đáng và hợp
pháp cho DN khi có những vấn đề bất đồng quan điểm xảy ra; thủ tục hành
chính thuế rườm rà phức tạp... Do đó, hồn thiện các luật thuế hiện có là một
trong những giải pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế
trong hội nhập kinh tế quốc tế. Theo đó, tác giả cho rằng: Bên cạnh nhóm giải
pháp hồn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy ngành thuế cần phải bãi bỏ, bổ sung,
hoàn thiện các nội dung của Luật Quản lý thuế cũng như các luật Thuế
GTGT, Thuế TNDN... cho phù hợp với tình hình thực tế trong nước và đáp

ứng được yêu cầu của các nước trong khu vực cũng như trên thế giới trong
hội nhập quốc tế ngày một sâu sắc.
- “Sửa đổi, bổ sung Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp: Xin đừng ...bỏ một
mâm” của Vũ Xuân Tiền [76] đã nêu và phân tích các vấn đề như: Không nên


biến thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN) thành thuế buôn chuyến, khơng nên giới
hạn về chi phí quảng cáo, tiếp thị và chưa nên phân biệt đối xử về thuế suất và đã
đưa ra một vấn đề đó là cần thay đổi cơ chế miễn thuế TNDN với đầu tư mở rơng.
Tác giả cho rằng: Trong hoạch định các chính sách kinh tế nói chung, xây dựng các
văn bản luật nói riêng, khơng thểchỉ hướng tới những mục tiêu ngắn hạn, trước
mắt, thiếu tầm nhìn xa trong cuộc sống.
- “Hướng tới thực thi hiệu quả Luật thuế Thu nhập cá nhân” của Thu
Huyền [52] đã đề cập tới vấn đề ni dưỡng nguồn thu dài hạn và dẫn lời Ơng
Đinh Văn Nhã - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội cho
rằng: Dưới góc độ Tài chính - ngân sách luật thuế Thu nhập cá nhân (TNCN)
sửa đổi, bổ sung đã thể hiện tinh thần “Khoan sức dân”, giảm nghĩa vụ đóng
góp, nghĩa vụ nộp thuế của người lao động trong ngắn hạn, tập trung nuôi dưỡng
nguồn thu trong dài hạn.
- "Việt Nam đang bớt thuế nhà giàu, tận thu nhà nghèo” của Mai Tân [69]
đã dẫn lời của Bà Phạm Chi Lan, nguyên Phó chủ tịch Phịng Thương mại Cơng
nghiệp Việt Nam trong buổi hội thảo “Kinh tế Việt Nam tới 2025: Cơ hội và
thách thức” chiều ngày 10-10 tại Hà Nội: Thuế ở nước ta sẵn sàng miễn thuế cho
doanh nghiệp nước ngoài cả nghìn tỷ trong khi lại tận thu những doanh nghiệp
trong nước. Như thế làm nhiều doanh nghiệp khổ sở. Qua đó, cho rằng: Dù luật
pháp hay chính sách khơng thể hiện nhưng trên thực tế, DN tư nhân bị phân biệt
đối xử là điều rất rõ. Tuy vai trò của DN tư nhân được thừa nhận nhưng thực
chất các doanh nghiệp nhà nước với tư cách là trong khu vực kinh tế chủ đạo vẫn
được mọi thứ ưu tiên.
- Bên cạnh đó, một số các cơng trình nghiên cứu đã đề cập đến quá trình

hội nhập của Việt nam, đặc biệt là sự tham gia của Việt nam vào các tổ chức như
WTO, Liên minh kinh tế Á -Âu (FTA), Khu vực mậu dịch tự do ASEAN
(AFTA), Diễn đàn hợp tác Châu Á - Thái Bình Dương (APEC)… từ đó cho thấy
được thời cơ và thách thức khi Việt Nam tham gia vào các tổ chức này.


1.3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN THUẾ ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ
CẦN ĐƯỢC TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

1.3.1. Kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
Các cơng trình nghiên cứu khoa học nêu trên, đã đề cập tới một số vấn đề mang
tính lý thuyết chung hoặc đề cập đến từng mặt, từng khía cạnh của quản lý thuế dưới
các góc độ nghiên cứu của các ngành khoa học khác nhau như:
- Nghiên cứu vai trị của chính sách thuế đến hiệu lực quản lý thu thuế và sự
tác động qua lại của nhiều yếu tố bên trong và bên ngồi mơi trường quản lý thuế.
- Một số cơng trình nghiên cứu tập trung vào hướng mới là nghiên cứu sự
phù hợp và sự thích nghi của quản lý thuế đối với sự thay đổi của người nộp
thuế. Trong đó, làm rõ tại sao và làm thế nào để người nộp thuế tuân thủ luật
thuế? Tại sao người nộp thuế lại trốn thuếvà xác định những yếu tố tạo ra hành
vi trốn thuế của người nộp thuế?
- Nghiên cứu đi sâu xem xét những yếu tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ của
người nộp thuế bằng cách tiếp cận kinh tế; tiếp cận hành vi qua yếu tố văn hóa
và yếu tố tâm lý…Trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến nhận thức và ý thức tuân thủ
của người nộp thuế trong thực hiện nghĩa vụ thuế với nhà nước.
- Đánh giá thực trạng của quản lý thuế và quy trình quản lý một số các luật
thuế cơ bản, cũng như tập trung nghiên cứu việc xây dựng và ban hành luật thuế;
tổ chức bộ máy quản lý thuế và đưa ra giải pháp nghiên cứu hoàn thiện hệ thống
luật pháp về thuế cũng như một số các mặt tồn tại, hạn chế của thuế trong hội
nhập quốc tế.

Nhìn lại các cơng trình nghiên cứu trong lĩnh vực thuế thời gian qua có thể
khẳng định, cho đến nay chưa có nhiều cơng trình nghiên cứu ở cấp độ luận án tiến sĩ
nghiên cứu chuyên sâu về vai trò của thuế với phát triển KT-XH, đặc biệt là đối với
các địa phương cấp tỉnh như Vĩnh Phúc dưới góc độkinh tếchính trị. Bởi vậy, có
nhiều vấn đề lý luận về thuế đang còn bỏ ngỏ hoặc cần được nghiên cứu, luận giải
một cách sâu sắc và tồn diện nhằm nâng cao vai trị, vai trị của


×