Tải bản đầy đủ (.pdf) (186 trang)

Tổ chức bộ máy và xây dựng chính quyền cấp xã (Tập 1) Phần 2 NXB Tư pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (392.88 KB, 186 trang )

Kiến thức pháp luật
Tập 1: Tổ chức bộ máy và xây dựng chính quyền cấp xÃ

Phần IV
THựC HIệN QUY CHế DÂN CHủ ở CƠ Sở
I. NHữNG VấN Đề CHUNG
1. Các khái niệm cơ bản
1.1. Dân chủ

Dân chủ là một khái niệm chính trị học, xuất hiện từ thời kỳ
Hy Lạp cổ đại. Trong ngôn ngữ Hy Lạp, dân chủ (Dèmoskratia)
có nghĩa là quyền lực của nhân dân.

Về bản chất, từ dân chủ có nghĩa là quyền lực thuộc về nhân
dân, tức là người dân thực sự làm chủ đất nước, làm chủ bản thân
mình. Một xà hội dân chủ là một xà hội mà ở đó mọi người dân được
tham gia quyết định các vấn đề liên quan đến đời sống kinh tế, chính
trị, xà hội của mình. Với tính chất là một chế độ xà hội, nền dân chủ
không chỉ phản ánh trình độ phát triển và sự tiến bộ của xà hội loài
người, mà còn thể hiện bản chất của một chế độ chính trị.
Nội dung dân chủ được thể hiện thông qua quyền và khả năng
của người dân được biết (được thông tin), được tham gia đóng góp
ý kiến (được bàn luận) và được quyết định những vấn đề liên quan
đến quyền lợi của mình trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn
hoá, xà hội thông qua các hình thức khác nhau.
Có hai hình thức dân chủ là dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiÕp.

- D©n chđ trùc tiÕp: chđ thĨ trùc tiÕp thĨ hiện ý chí của mình
về những vấn đề quan trọng nhất. Do đó, bộ máy quản lý của chủ
112



Phần IV
Thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở

thể chỉ đơn thuần đóng vai trò tổ chức và bảo đảm các điều kiện để
thực hiện ý chí đó. ở đây có sự đồng nhất giữa người quản lý và
người bị quản lý. Chủ thể của quyền lực tự mình giải quyết các vấn
đề chung: về lập pháp, về hành pháp và về tư pháp. Ngày nay,
những biểu hiện phổ biến nhất của hình thức dân chủ trực tiếp là:
trưng cầu dân ý (ở phạm vi toàn quốc), thực hiện sáng kiến pháp
luật, bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các
cấp, người dân tham gia các hoạt động quản lý nhà nước, hoạt động
của các tổ chức xà hội, nghề nghiệp, các hình thức tự quản ở cơ sở.

- Dân chủ gián tiếp (hay còn gọi là dân chủ đại diện): hình thức
dân chủ chung nhất nếu xét từ góc độ cơ chế thực hiện quyền lực
của dân, là chế độ mà việc ra những quyết định chủ yếu thuộc
thẩm quyền của hội nghị những người đại diện. Ví dụ: thông qua
các đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân. Những người
này cùng với hội nghị là do chủ thể quyền lực bầu ra và lập nên.
Chủ thể quyền lực giữ cho mình quyền được giám sát và tác động
vào hoạt động của cơ quan đại diện. ở Việt Nam, Quốc hội và Hội
đồng nhân dân các cấp là loại hình chủ yếu của hình thức dân chủ
đại diện (Điều 83 và Điều 119 Hiến pháp năm 1992).
1.2. Dân chủ và pháp luật

Pháp luật là hệ thống những quy tắc xử sự có tính bắt buộc
chung do Nhà nước đặt ra hoặc thõa nhËn, thĨ hiƯn ý chÝ cđa giai
cÊp thèng trÞ trên cơ sở ghi nhận các nhu cầu về lợi ích của toàn xÃ
hội, được đảm bảo thực hiện bằng Nhà nước, nhằm điều chỉnh các

quan hệ xà hội với mục đích trật tự, ổn định xà hội vì sự phát triển
bền vững của xà hội(1).
Giáo trình Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật, Khoa luật - Đại học
Quốc gia Hà Nội, Nxb. Đại học Quốc gia, H.2005.
(1)

113


Kiến thức pháp luật
Tập 1: Tổ chức bộ máy và xây dựng chính quyền cấp xÃ

Pháp luật là công cụ, phương tiện mà Nhà nước sử dụng để
điều chỉnh hành vi của con người trong xà hội. Bên cạnh pháp luật,
Nhà nước có thể sử dụng các phương tiện khác, như chính sách,
quy phạm xà hội, đạo đức, nhưng pháp luật có một vị trí đặc
biệt. Nhà nước là tổ chức duy nhất có quyền ban hành pháp luật
và bảo đảm thực thi pháp luật. Đối với Nhà nước Cộng hoà xà hội
chủ nghĩa Việt Nam, pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự mà
nội dung thể hiện ý chí, lợi ích của nhân dân lao động, có tính bắt
buộc chung nhằm điều chỉnh các quan hệ xà hội vì mục tiêu dân
giàu, nước mạnh, xà hội công bằng, dân chủ và văn minh. Pháp
luật đó được Nhà nước bảo đảm thực hiện trên cơ sở kết hợp giữa
giáo dục, thuyết phục và cưỡng chế; thu hút sự tham gia tích cực
của toàn xà hội vào các hoạt động xây dựng và thực hiện pháp luật.
Dân chủ có mối quan hệ chặt chẽ với pháp luật. Dân chủ được xây
dựng và vận hành theo những nguyên tắc và chuẩn mực của pháp luật,
không tách rời pháp luật. Pháp luật đóng vai trò điều tiết hành vi của
con người trong xà hội, vừa mở rộng thực hành dân chủ, vừa bảo vệ nền
dân chủ, vừa tạo ra giới hạn, khuôn khổ, hành lang vận động của dân

chủ. Pháp luật của một Nhà nước dân chủ của dân, do dân, vì dân là
pháp luật phù hợp với ý chí, nguyện vọng của nhân dân, phù hợp với
tiến bộ xà hội và giàu tính nhân văn. Hệ thống pháp luật của một quốc
gia phản ánh mức độ dân chủ của một xà hội. Tuy nhiên, chỉ có thể có
được dân chủ thực sự khi những quy định pháp luật đó đi vào đời sống
xà hội bằng một cơ chế bảo đảm thực hiện đúng, công khai, minh bạch,
hiệu quả. Bởi vậy, trong thực tiễn chúng ta thường thấy nhắc đến dân
chủ hình thức (hay dân chủ giả hiệu ) và dân chủ đích thực - nền
dân chủ thực sự. Người dân quan tâm đến việc dân chủ được triển khai
trong cuộc sống như thế nào hơn là một nền dân chủ chỉ được nhắc đến
và bất động trong những quy định của pháp luật.
1.3. Cơ sở và hệ thống chính trị ở cơ sở

Khái niệm cơ sở và hệ thống chính trị ở cơ sở có thể được
114


Phần IV
Thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở

tiếp cận trên quan điểm xà hội học chính trị, quản lý xà hội. Cơ sở
có thể được hiểu là bất kỳ một đơn vị nào như gia đình, cơ quan,
công së, tr­êng häc, bƯnh viƯn, doanh nghiƯp… Khi ®Ị cËp đến
dân chủ ở cơ sở có nghĩa là phát huy và bảo đảm thực hiện quyền
làm chủ, quyết định của những con người trong các đơn vị đó.

Tuy nhiên, cơ sở được nghiên cứu trong tài liệu này với tư cách
là một cấp trong hệ thống quản lý hành chính nhà nước hiện hành,
cơ sở đó chính là xÃ, phường, thị trấn, là cấp cơ sở của quản lý nhà
nước. Phường là cấp cơ sở ở đô thị được đặc trưng bởi quản lý đô

thị, còn xà và thị trấn là cấp cơ sơ ở khu vực nông thôn - là một địa
bàn rộng lớn, chiếm số lượng lớn (85%) trong tổng số đơn vị cơ sở ở
nước ta. Cơ sở đó phải được nhận thức:
- Nơi diễn ra mọi hoạt động và cuộc sống của dân, nơi chính
quyền trong lòng dân, cán bộ cơ sở sống và làm việc hàng ngày cùng
với dân, có điều kiện gần gũi trực tiếp và thường xuyên với dân.
- Nơi triển khai thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và
pháp luật của Nhà nước, nơi thể hiện rõ nhất nghị quyết của Đảng
được tổ chức thực hiện và đi vào cuộc sống như thế nào, đến mức
nào và có tác dụng, hiệu quả ra sao.
- Hình ảnh thu nhỏ của xà hội và đời sống xà hội. Tuy là cấp thấp
nhất nhưng cơ sở lại là địa chỉ quan trọng nhất không thể thiếu, đòi
hỏi sự vận hành tổng thể của hệ thống chính trị trong cả nước phải
đến được một cách thông suốt, nhanh chóng, không ách tắc, trì trệ.

Khi nghiên cứu hệ thống chính trị ở cơ sở có nhiều cách tiếp
cận khác nhau(1).
Chẳng hạn, tiếp cận theo hệ thống tỉ chøc cho thÊy hƯ thèng

Bé Néi vơ - ViƯn Nghiên cứu khoa học tổ chức nhà nước: Hệ thống chính
trị cơ sở - Thực trạng và một số giải pháp đổi mới, Nxb. Chính trị quốc gia,
H.2004, tr.7-11.

(1)

115


Kiến thức pháp luật
Tập 1: Tổ chức bộ máy và xây dựng chính quyền cấp xÃ


chính trị ở cơ sở là một tổng thể bao gồm các tổ chức hợp thành mà
mỗi tổ chức đó có vai trò, chức năng và thẩm quyền khác nhau.
Trong đó, tổ chức Đảng là hạt nhân lÃnh đạo toàn bộ hệ thống.
Nhà nước (chính quyền) là trụ cột của hệ thống, với vai trò quản
lý, điều hành toàn bộ các hoạt động trên địa bàn cơ sở. Nhà nước
thực hiện sự quản lý xà hội bằng việc ban hành pháp luật và tổ
chức thực hiện pháp luật. Mặt trận và các tổ chức đoàn thể nhân
dân (thanh niên, phụ nữ, nông dân, cựu chiến binh,) thực hiện
chức năng vận động quần chúng nhân dân ở cơ sở thực hiện đường
lối, chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước cũng như chủ
trương của cơ sở; đồng thời thực hiện chức năng giám sát đối với
hoạt động của chính quyền. Cách tiếp cận này cho ta thÊy tỉ chøc
ph¸p lý cđa hƯ thèng chÝnh trị ở cơ sở.
Cách tiếp cận thứ hai không chỉ về mặt tổ chức pháp lý mà còn
bao gồm cả các yếu tố thể hiện bản chất của hệ thống chính trị nói
chung và những điều kiện bảo đảm cho các bộ phận của hệ thống
đó vận hành được. Qua đó, chúng ta có thể thấy được các quyền dân
chủ của người dân ở cơ sở được triển khai như thế nào. Với cách tiếp
cận này, khi đề xuất các giải pháp để củng cố và nâng cao chất
lượng của hệ thống chính trị ở cơ sở thì không chỉ đề cập đến tổ chức
pháp lý mà còn phải đề cập cả về cơ chế thực hiện dân chủ. Có như
vậy mới tạo ra động lực thực sự thúc đẩy sự phát triển ở cơ sở.

Với các cách tiếp cận nói trên, hệ thống chính trị ở cơ sở được
hiểu là toàn bộ các thiết chế chính trị như tổ chức Đảng, chính
quyền, các đoàn thể nhân dân, được tổ chức và hoạt động theo
những nguyên tắc nhất định và gắn bó hữu cơ với nhau nhằm thực
hiện sự lÃnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và phát huy
quyền dân chủ của nhân dân ở cấp cơ sở.

Ngoài những đặc trưng chung của hệ thống chính trị n­íc
Céng hoµ x· héi chđ nghÜa ViƯt Nam, hƯ thèng chính trị ở cơ sở
(cấp xÃ) có những điểm đặc thï:
116


Phần IV
Thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở

- Cấp gần với cộng đồng dân cư, tổ chức và hoạt động mang
tính tự quản cao;

- Cấp triển khai tổ chức thực hiện trên thực tế các đường lối,
chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước (không còn là chủ
trương, chính sách trên văn bản, giấy tờ nữa mà là những xử sự
cụ thể của người dân và của cán bộ);

- Cấp có bộ máy đơn giản nhất, có đội ngũ cán bộ chịu nhiều
biến động hơn so với các cấp khác, trực tiếp chịu sự chi phối của
nhân dân;
- Cấp mà quan hệ họ hàng, văn hoá làng xÃ, truyền thống,
phong tục tập quán có thể tác động mạnh nhất vào xử sự của
mỗi người;

- Cấp đầu tiên đối mặt với những bức xúc, yêu cầu của dân
chúng, những mâu thuẫn nảy sinh trong đời sống nhân dân.
2. Phát huy dân chủ ở cơ sở là một chủ trương lớn của Đảng
Cộng sản Việt Nam

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng ta đà chỉ rõ:

Xây dựng cơ chế cụ thể để thực hiện phương châm dân biết, dân
bàn, dân làm, dân kiểm tra đối với các chủ trương chính sách lớn
của Đảng và Nhà nước(1). Tư tưởng đó của Đảng thực sự là một
định hướng quan trọng đối với nhiệm vụ xây dựng nền dân chủ xÃ
hội chủ nghĩa và xây dựng Nhà nước pháp quyền xà hội chủ nghĩa
Việt Nam của dân, do dân và vì dân. Đó là phương châm hành
động tạo điều kiện mở rộng khối đại đoàn kết dân tộc, phát huy vai
trò làm chủ của mọi tầng lớp nhân dân, động viên mọi tiềm năng
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VIII của Đảng, Nxb. Chính trị quốc gia, H.1996, tr.127.

(1)

117


Kiến thức pháp luật
Tập 1: Tổ chức bộ máy và xây dựng chính quyền cấp xÃ

sáng tạo, đẩy mạnh phong trào cách mạng của quần chúng nhân dân.
Bước đột phá trong quá trình phát huy dân chủ ở cơ sở được
thể hiện bằng việc ngày 12.8.1998 Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị
số 30-CT/TW. Chỉ thị này đà định ra những nội dung quan trọng
của chủ trương phát huy dân chủ ở cơ sở, như sau:

- Cần phải phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thu hút
nhân dân tham gia quản lý nhà nước, tham gia giám sát nhà nước,
khắc phục tình trạng suy thoái, quan liêu, mất dân chủ và nạn
tham nhũng.


- Vừa phát huy tốt chế độ dân chủ đại diện thông qua Quốc
hội, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp; vừa thực hiện
tốt chế độ dân chủ trực tiếp ở cơ sở để nhân dân bàn bạc và quyết
định trực tiếp những công việc quan trọng thiết thực gắn liền với
lợi ích của mình.
- Phải có hình thức báo cáo công khai trước dân công việc của
chính quyền về sản xuất và phân phối, về việc sử dụng công quỹ,
tài sản công, về thu, chi tài chính, các khoản đóng góp của nhân
dân, quyết toán các công trình xây dựng cơ bản, chế độ thu và sử
dụng học phí, viện phí.
- Nhân dân phải được bàn và quyết định dân chủ đối với
những loại việc liên quan trực tiếp đến đời sống của nhân dân trên
địa bàn (huy động sức dân để xây dựng kết cấu hạ tầng và các công
trình phúc lợi, các khoản đóng góp, lập quỹ...); chính quyền tổ chức
thực hiện theo ý kiến của đa số nhân dân, có sự giám sát, kiểm tra
của nhân dân.

- Nhân dân ở cơ sở hoặc trực tiếp hoặc thông qua Mặt trận, các
đoàn thể, Ban Thanh tra nhân dân thực hiện việc kiểm tra, giám
sát hoạt động của chính quyền.
- Mở rộng các hình thức tự quản để nhân dân tự bàn bạc và

118


Phần IV
Thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở

thực hiện những công việc mang tính chất xà hội hoá, như xây
dựng hương ước, xây dựng tổ hoà giải, tổ an ninh, phong trào vệ

sinh môi trường, đền ơn đáp nghÜa, gióp ®ì ng­êi nghÌo...).

- Tỉ chøc chÝnh qun cã trách nhiệm báo cáo định kỳ công
việc trước dân, tự phê bình, tổ chức để nhân dân góp ý kiến và
nghiêm túc tiếp thu những ý kiến này.
3. Quy chế dân chủ ở cơ sở

Quy chế dân chủ ở cơ sở là tập hợp các quy định pháp luật về
phát huy các quyền dân chủ ở cấp cơ sở. Quy chế có hiệu lực thi
hành bắt buộc đối với mọi người dân, mọi cán bộ công chức và viên
chức nhà nước thuộc phạm vi và đối tượng điều chỉnh của Quy chế.
Quy chế dân chủ được triển khai ở ba loại cơ sở là xà (phường, thị
trấn), doanh nghiệp nhà nước và cơ quan hành chính nhà nước.
Chính phủ đà ban hành ba văn bản pháp luật quan trọng (3 nghị
định) nhằm triển khai và bảo đảm thực hiện trên thực tế các quyền
dân chủ của người dân ở ba loại cơ sở này. Cụ thể là:
- Nghị định số 29/1998/NĐ-CP ngày 11.5.1998, ban hành Quy
chế thực hiện dân chủ ở xÃ. Nghị định này đà được thay thế bằng
Nghị định số 79/2003/NĐ-CP, ngày 07.7.2003, ban hành Quy chế
thực hiện dân chủ ở xà (áp dụng đối với cả phường và thị trấn). Văn
bản này quy định cụ thể những việc mà chính quyền xà phải thông
tin kịp thời và công khai để dân biết; những việc dân bàn và quyết
định trực tiếp; những việc dân tham gia ý kiến trước khi cơ quan
nhà nước quyết định; những việc dân giám sát, kiểm tra và các
hình thức thực hiện Quy chế dân chủ ở xÃ.
- Nghị định số 71/1998/NĐ-CP ngày 08.9.1998, ban hành Quy
chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan. Văn bản này áp
dụng với tất cả các cơ quan hành chính nhà nước từ cấp trung ương
tới cấp tỉnh và cấp huyện. Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt
119



Kiến thức pháp luật
Tập 1: Tổ chức bộ máy và xây dựng chính quyền cấp xÃ

động của cơ quan có nội dung nhằm phát huy không chỉ dân chủ
trong nội bộ cơ quan nhà nước (tức là dân chủ trong quan hệ giữa
cán bộ, công chức với Thủ trưởng cơ quan), mà còn hướng tới tăng
cường dân chủ trong quan hệ giữa cơ quan nhà nước với nhân dân.

- Nghị định số 07/1999/NĐ-CP ngày 13.2.1999, ban hành Quy
chế thực hiện dân chủ ở doanh nghiệp nhà nước. Nội dung chính
của văn bản này là nhằm phát huy dân chủ giữa người lao động với
Giám đốc doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Khẳng định quyền của người lao động được biết, được tham gia ý
kiến, được tự quyết định trong một số công việc và kiểm tra giám
sát đối với công việc của lÃnh đạo doanh nghiệp.
Ngoài ra, Nhà nước còn ban hành các văn bản pháp luật khác
để cụ thể hoá các quy định cũng như để hướng dÉn thèng nhÊt viƯc
thùc thi Quy chÕ d©n chđ ë các loại hình cơ sở(1).

Việc thực hiện dân chủ không chỉ là một quyết tâm chính trị,
một chủ trương lớn của Đảng, mà đà được quy định trong pháp
luật và được bảo đảm thực hiện bằng pháp luật. Mọi công dân
Việt Nam, dù ở địa vị nào, giữ chức vụ gì đều có nghĩa vụ tuân
theo. Quyền dân chủ của nhân dân trong mối quan hệ với Nhà
nước đà được quy định một cách rõ ràng, đầy đủ trong Hiến pháp
- đạo luật cơ bản của Việt Nam, có giá trị và hiệu lực pháp luật
cao nhất. Điều 8 Hiến pháp năm 1992 quy định: Các cơ quan
nhà nước, cán bộ, viên chức nhà nước phải tôn trọng nhân dân,

tận tuỵ phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng
nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân; kiên quyết đấu
tranh chống tham nhũng, lÃng phí và mọi biểu hiện quan liêu,
hách dịch, cửa quyền.

Xem Mục IV - Các văn bản pháp luật hiện hành về dân chủ cơ sở của
Phần này.
(1)

120


Phần IV
Thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở

4. Nguyên tắc trong việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở

Tuy dân chủ cho phép công dân có khả năng và quyền tự do
quyết định, tự do tham gia góp ý kiến với hoạt động của Nhà nước,
nhưng sự tự do trong dân chủ cũng phải có giới hạn, sự tự do quyết
định của cá nhân này không thể và không được làm ảnh hưởng hoặc
xâm hại đến tự do, quyền lợi của cá nhân khác cũng như xâm hại
đến lợi ích của Nhà nước, tới trật tự chung của xà hội. Chẳng hạn,
người dân không thể lợi dụng chính sách tự do tôn giáo, tín ngưỡng
để lôi kéo, ép buộc hoặc dụ dỗ người khác phải theo hoặc không theo
một tôn giáo nào, vì làm như vậy chính là đà gây tác động xâm hại
tới quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo của người khác.
Chính vì vậy, dân chủ không thể không có giới hạn, dân chủ phải
được giới hạn trong khuôn khổ pháp luật. Công dân phải thực hiện các
quyền tự do dân chủ của mình trong khuôn khổ pháp luật quy định.


Ví dụ: công dân có quyền tự do kinh doanh, nhưng không được
kinh doanh những ngành nghề hoặc mặt hàng mà pháp luật cấm
kinh doanh, gây tổn hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xÃ
hội hoặc đến lợi ích của các cá nhân khác, như vũ khí, ma tuý, văn
hoá phẩm độc hại, đồi trụy.
Việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở phải quán triệt những
nguyên tắc sau đây:

- Phát huy quyền làm chủ của nhân dân phải gắn liền với cơ
chế Đảng lÃnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ. Đây là
bản chất của hệ thống chính trị ở Việt Nam.

- Phát huy chế độ dân chủ đại diện, nâng cao chất lượng và
hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương, đồng thời thực
hiện chế độ dân chủ trực tiếp ở cơ sở để nhân dân bàn bạc và trực
tiếp quyết định những công việc quan trọng, thiết thực, gắn liền
với quyền lợi và nghÜa vơ cđa nh©n d©n.
121


Kiến thức pháp luật
Tập 1: Tổ chức bộ máy và xây dựng chính quyền cấp xÃ

- Dân chủ trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật; quyền đi
đôi với nghĩa vụ; dân chủ đi đôi với trật tự, kỷ cương.

- Kiên quyết xử lý những hành vi lợi dụng dân chủ, vi phạm
Hiến pháp, pháp luật, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích tập
thể, quyền tự do, dân chủ và lợi ích hợp pháp của nhân dân.

5. Vai trò, ý nghĩa của việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở

Trong lịch sử, khi cả dân tộc Việt Nam còn bị đặt dưới sự thống
trị của thực dân xâm lược, nền dân chủ của cả dân tộc và dân chủ
của mỗi người Việt Nam đà bị tước đoạt. Dân tộc Việt Nam đÃ
không được làm chủ vận mệnh của mình, bị đặt dưới sự đô hộ của
chế độ thực dân. Trong bối cảnh bị mất quyền làm chủ bản thân,
làm chủ đất nước, nhân dân ta đà kiên cường và dũng cảm đấu
tranh giành lại độc lập dân tộc. Chủ quyền của nhân dân được
khẳng định. Nhà nước của nhân dân Việt Nam được thành lập.
Nhân dân Việt Nam giành được cơ hội làm chủ xà hội, làm chủ tài
nguyên thiên nhiên của mình. Nền dân chủ nhân dân được thiết
lập. Đây là thành quả của quá trình đấu tranh đầy gian khổ của
dân tộc Việt Nam trên con đường phát triển vì một xà hội công
bằng, dân chủ, văn minh.
Ngày nay, dân chủ tiếp tục là mục tiêu phấn đấu của cả dân tộc
Việt Nam. Với nền độc lập dân tộc trọn vẹn và một chính quyền của
nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, việc thực hiện các quyền dân
chủ của nhân dân là một đòi hỏi tất yếu khách quan và được tiến
hành trong bối cảnh chính trị thuận lợi hơn rất nhiều so với trước
kia. Trong bối cảnh hiện nay, dân chủ phải được tăng cường với sự
nỗ lực của chính quyền và sự tham gia tích cực của nhân dân.
Phát huy dân chủ là phát huy sức mạnh vật chất và tinh thần
trong nhân dân vì sự phát triển, xoá đói và giảm nghèo. Khi nhân
dân thực hiện quyền quyết định các công việc của làng, xÃ, ý thức
122


Phần IV
Thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở


làm chủ của nhân dân được khẳng định rõ rệt. Với ý thức làm chủ,
mọi sáng kiến, nguồn lực của mỗi người dân được phát huy một
cách tốt nhất để vượt qua những thách thức và khó khăn nhằm đạt
tới sự phồn thịnh, phát triển của cộng đồng, tổ chức. ý thức làm
chủ sẽ là động lực quan trọng giúp họ gìn giữ, bảo quản tốt hơn
thành quả đạt được. Ví dụ: trường hợp xây dựng hệ thống thuỷ lợi
nhỏ ở nông thôn. Các hộ sử dụng nước được quyền tự quyết định
đóng góp, tự quyết định mức thu thuỷ lợi phí, tự tiến hành bảo
quản và duy trì hệ thống công trình. Với vai trò quyết định việc
khai thác và sử dụng nước cho nông nghiệp như vậy, bà con nông
dân thực sự thực hiện quyền làm chủ của mình, nhiệt tình đóng
góp kinh phí, tổ chức quản lý hệ thống thuỷ lợi một cách hiệu quả
nhất, giảm thiểu những chi phí không cần thiết. Với ý thức làm
chủ thực sự, bà con nông dân cùng nhau gìn giữ, bảo dưỡng, tăng
tuổi thọ của công trình.
Quy chế dân chủ ở cơ sở xÃ, phường, thị trấn, mang lại lợi ích
trên nhiều mặt cho các đối tượng khác nhau: người dân, chính
quyền cơ sở và cả cộng đồng.

- Về phía người dân: Khi có bộ phận dân cư còn chưa hiểu rõ
họ có những quyền dân chủ gì, dẫn tới hai khả năng: Thứ nhất,
hoặc là họ trở nên thụ động, ít tham gia vào công việc của cộng
đồng. Khi hiểu rõ những quyền dân chủ của mình, người dân sẽ
tích cùc vËn dơng chóng vµo trong cc sèng hµng ngµy, tham gia
vào công việc chung. Chẳng hạn, khi người dân biết mình có quyền
được bàn bạc, góp ý vào việc có xây dựng, sửa chữa lại tuyến đường
liên thôn hay không, nếu có thì đóng góp bao nhiêu, cách thức chi
tiêu, sử dụng nguồn vốn góp như thế nào..., thì họ sẽ hăng hái bàn
bạc để tìm ra phương án phù hợp nhất với điều kiện thực tế và

cũng sẽ tự nguyện thực thi việc đó, tránh được tình trạng Êm øc,
hiĨu lÇm, thËm chÝ xÝch mÝch, khiÕu kiƯn vỊ sau; Thứ hai, ngược
lại, một bộ phận dân cư có những hành vi lạm dụng quyền dân chủ,
123


Kiến thức pháp luật
Tập 1: Tổ chức bộ máy và xây dựng chính quyền cấp xÃ

đi ngược lại lợi ích cộng đồng, thậm chí là gây rối, ảnh hưởng tới
trật tự công cộng, dẫn tới hậu quả đáng tiếc cho bản thân cũng như
cho cộng đồng. Ví dụ: khi bất ®ång víi chÝnh qun vỊ mét vÊn ®Ị
g× ®ã, ng­êi dân do không biết được thủ tục, trình tự để giải quyết
nên có thể kéo nhau đến trụ sở Uỷ ban nhân dân địa phương, cơ
quan hữu quan để khiếu nại, tố cáo, cản trở giao thông, gây rối,
manh động và có thể bị truy cứu trách nhiệm pháp lý về các hành
vi đó. Quy chế dân chủ ở cơ sở cho phép người dân hiểu rõ quyền
và nghĩa vụ của mình khi tham gia vào hoạt động của cộng đồng.

- Về phía chính quyền: rõ ràng, Quy chế dân chủ ở cơ sở là một
áp lực đối với chính quyền. Với nghĩa vụ đà được quy định thành
luật, chính quyền cơ sở buộc phải thay đổi tác phong làm việc của
mình theo hướng công khai hoá, minh bạch hoá và dân chủ hoá.
Các công việc trước đây do chính quyền áp đặt xuống dân thì nay
phải bàn bạc cùng dân, lắng nghe dân và công khai trước dân, thậm
chí nhiều việc phải chuyển xuống để dân tự quyết. Tác phong, tư
cách của cán bộ cơ sở cũng được chỉnh đốn do thường xuyên chịu sự
kiểm tra, giám sát của nhân dân. Đời sống cộng đồng cũng có nhiều
thay đổi nhờ sự thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở.


Ví dụ: do đưa ra thảo luận dân chủ, công khai nên dân thuận
tình đóng góp tiền của, công sức để xây dựng các công trình hạ
tầng cơ sở về điện, đường, trường, trạm ở nông thôn, dẫn tới
nông thôn đổi mới, đời sống vật chất của người dân được cải thiện.
Hoặc, với việc xây dựng cộng đồng dân cư theo hướng tự quản, toàn
dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá, đà tạo nên sức mạnh bài
trừ các tệ nạn cờ bạc, nghiện hút, rượu chè..., việc tang lễ, cưới xin
được tổ chức theo hướng văn minh, lành mạnh.
Qua sơ kết, tổng kết việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, có
thể thấy những lợi ích (kết quả) mà quy chế đó mang lại, cụ thể
như sau:
124


Phần IV
Thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở

5.1. Huy động sức dân để phát triển cơ sở hạ tầng

- Qua sơ kết 3 năm: số tiền nhân dân tự đóng góp để phát triển
cơ sở hạ tầng thôn, x· ë mét sè tØnh nh­ sau: B¾c Ninh 195 tỷ đồng,
Hà Nam 163,2 tỷ đồng; Nghệ An trên 120 tỷ đồng; Ninh Bình 106
tỷ đồng; Vĩnh Long trên 100 tỷ đồng; Đồng Tháp gần 100 tỷ đồng;
Yên Bái trên 59 tỷ đồng; Phú Yên 31,6 tỷ đồng; Lào Cai 14 tỷ đồng;
Bình Thuận 10 tỷ đồng; Quảng Ninh 8 tỷ đồng(1). ở Hà Nam, một
tỉnh thuần nông, thu nhập của người dân còn thấp, nhưng do thực
hiện quy chế dân chủ, nên Mặt trận Tổ quốc cùng với chính quyền
đà vận động nhân dân đóng góp tiền của, sức lao động để nâng cấp
sửa chữa được 2.540 km đường giao th«ng n«ng th«n, 100% tr­êng
trung häc phỉ th«ng, 95% tr­êng trung häc c¬ së, 305 tr­êng tiĨu

häc, tr­êng mÉu giáo và 50% trạm y tế. Tại tỉnh Hải Dương, trong
năm 2000, các ban công tác Mặt trận phối hợp với Trưởng thôn vận
động nhân dân đóng góp được 55 tỷ đồng và 2 triệu ngày công để
xây dựng được gần 100 km đường giao thông nông thôn; quyên góp
được trên 18 tỷ đồng và nhiều vật liệu, ngày công để cơ bản xoá
xong nhà tre cho các gia đình chính sách(2).

- Qua tổng kết 5 năm: ở Thừa Thiên - Huế, nhân dân đà tự
nguyện đóng góp tiền và ngày công để xây dựng các công trình
điện, thuỷ lợi, giao thông, trường học, trạm xá trị giá trên 67 tỷ
đồng. Nhân dân Hà Tĩnh, với sự hỗ trợ của Nhà nước, đà làm được
2.320 km đường giao thông, 1.369 cống, 1.165 km kênh mương trị
giá 160 tỷ đồng, trong đó nhân dân đóng góp 2/3. Tỉnh Bạc Liêu
đầu tư hàng trăm tỷ đồng, cộng với hàng triệu ngày công do dân

Theo Báo cáo số 361/BC-BTCCBCP ngày 23.11.2001 của Ban Tổ chức cán
bộ - Chính phủ về tình hình sau ba năm triển khai Quy chế dân chủ ở xÃ,
phường, thị trấn.
(2)
Theo Báo cáo 3 năm công tác Mặt trận tham gia thùc hiƯn Quy chÕ d©n
chđ ë x·, ph­êng, thị trấn (1998 - 2001), số 01 BC/MTTW ngày 29.01.2002.
(1)

125


Kiến thức pháp luật
Tập 1: Tổ chức bộ máy và xây dựng chính quyền cấp xÃ

tình nguyện đóng góp, đà xây dựng được hơn 2.000 công trình các

loại, trong đó có gần 1.500 công trình thuỷ lợi. Tỉnh Trà Vinh, huy
động nguồn vốn trong dân được 1.089 tỷ đồng(1).
5.2. Dân chủ trong bầu cử Đại biểu Hội đồng nhân dân

Trong cuộc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2004 2009, quy định về bầu cử đà được hoàn thiện theo hướng dân chủ
hơn. Đó là những quy định về việc nhất thiết phải có số ứng cử viên
trong danh sách bầu cử nhiều hơn số đại biểu được bầu; bên cạnh
việc các tổ chức chính trị, đoàn thể được giới thiệu người vào danh
sách bầu cử, thì cử tri của thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố (gọi
chung là thôn) được trực tiếp giới thiệu người để bầu làm đại biểu
Hội đồng nhân dân cấp xÃ; ứng cử viên đại biểu Hội đồng nhân dân
phải kê khai tài sản cá nhân Trong các cuộc bầu cử đại biểu Hội
đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 1999 - 2004 và 2004 - 2009, nhân
dân một số tỉnh, thành phố đà giám sát chặt chẽ việc tuân thủ
Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân.
Chẳng hạn, tại một số đơn vị bầu cử ở Thái Bình, Vĩnh Phúc, Nam
Định, Thanh Hoá, Thừa Thiên - Huế, Bắc Ninh, Hà Tây, Hải
Phòng, Hải Dương, nhân dân đà đề nghị đưa ra khỏi danh sách
bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân những người quan liêu, hách
dịch, cửa quyền, tham nhũng và thiếu trách nhiệm với nhân dân.
5.3. Tăng tính tự quản cộng đồng

Quy chế dân chủ ở cơ sở bao gồm những quy định khẳng định
quyền tự quản của xÃ, thôn và của cộng đồng. Việc xây dựng các
Số liệu được lấy từ các Báo cáo của Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ
trung ương về kiểm tra 5 năm thực hiện Chỉ thị số 30/CT-TW tại các địa
phương tương ứng
(1)

126



Phần IV
Thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở

công trình phúc lợi như điện, đường giao thông, trường học, trạm
y tế, nghĩa trang, công trình văn hoá - thể thao, trước đây là công
việc của chính quyền cấp tỉnh, cấp huyện. Nhưng sau khi có Quy
chế dân chủ thì người dân ở thôn được trao quyền quyết định chủ
trương cũng như mức độ huy động nguồn lực tài chính, nhân công
và việc sử dụng những nguồn lực đó. Cũng theo Quy chế dân chủ,
người dân ở thôn có quyền quyết định các công việc nội bộ của thôn
mình, như tổ chức bảo vệ sản xuất, vệ sinh môi trường, xây dựng
hương ước, quy ước

Qua 5 năm thực hiện Quy chế dân chủ, đà có những tỉnh mà ở
đó 100% số thôn xây dựng được hương ước, quy ước của mình, dựa
trên cơ sở pháp luật và phù hợp với phong tục, tập quán của vùng
miền, địa phương. Chẳng hạn, Thái Bình có trên 50% số xÃ,
phường, thị trấn đà xây dựng từ 11 đến 15 bản quy chế, quy định;
gần 40% số xÃ, phường, thị trấn có trên 15 bản quy chế; cá biệt có
xà xây dựng trên 20 bản. ở Hà Tĩnh, 100% xÃ, phường, thị trấn có
quy ước, 1.819/2.847 thôn có hương ước. Quá trình xây dựng hương
ước, quy ước được thực hiện dân chủ với sự tham gia của đại diện
các đoàn thể, hội quần chúng, đại diện dòng họ và những người có
trình độ, uy tín trong cộng đồng dân cư.

Khi được trao quyền tự quản cộng đồng, người dân cảm thấy
mình thực sự có vai trò làm chủ đối với các công việc của cộng đồng,
nên phấn khởi, chủ động, tích cực tham gia vào hoạt động của cộng

đồng. Từ đó, sự năng động, sáng kiến của người dân được phát huy,
góp phần thúc đẩy sự phát triển đa dạng, bền vững ở các vùng,
miền của đất nước. Điều này có thể thấy rõ qua thực tiễn thực hiện
Quy chế dân chủ ở cơ sở.
5.4. Cải thiện mối quan hệ giữa nhân dân với chính quyền

Dân chủ thúc đẩy sự minh bạch. Sự minh bạch, rõ ràng trong
127


Kiến thức pháp luật
Tập 1: Tổ chức bộ máy và xây dựng chính quyền cấp xÃ

các hoạt động kinh tế - xà hội được bảo đảm khi người dân được
biết, được kiểm tra, giám sát hoạt động của chính quyền, nhất là
trong lĩnh vực thu, chi tài chính. Điều này có ý nghĩa rất quan
trọng, làm hạn chế những hành vi lạm dụng quyền lực, tham
nhũng của cán bộ, công chức chính quyền.
Dân chủ thúc đẩy quan hệ gần gũi và hợp tác giữa chính quyền
với nhân dân. Khi dân chủ được phát huy, tệ tham nhũng, lạm
dụng quyền lực, quan liêu sẽ bị hạn chế và dần bị loại bỏ khỏi đời
sống xà hội; chính quyền trở nên minh bạch, thực sự trở thành
chính quyền phục vụ nhân dân và vì nhân dân. Sự tin cậy của
nhân dân đối với chính quyền sẽ ngày càng tăng. Nhân dân sẽ
quan hệ chặt chẽ và hợp tác với chính quyền.
II. NộI DUNG QUY CHế DÂN CHủ ở XÃ, PHƯờNG, THị TRấN
1. Hoàn cảnh ra đời

Thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương
Đảng về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, ngày

11.5.1998 Chính phủ đà ban hành Nghị định số 29/1998/NĐ-CP về
quy chế thực hiện dân chủ ở xÃ, phường, thị trấn (gọi chung là xÃ).
Bản quy chế này có nội dung rất phong phú, bao gồm những việc
cần thông báo để nhân dân biết; những việc nhân dân bàn và quyết
định trực tiếp; những việc nhân dân bàn, tham gia ý kiến, Hội
đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân xà quyết định; những việc
nhân dân giám sát, kiểm tra và trách nhiệm xây dựng cộng đồng
dân cư thôn.

Cuộc vận động thực hiện quy chế dân chủ ở xà và ở các loại
hình cơ sở khác đà được tiến hành nhiều năm và năm 2001 đà sơ
kết 3 năm, năm 2003 tổng kết 5 năm việc thực hiện. Qua tổng kết,
phát hiện một số điểm trong Quy chế được ban hành theo Nghị
định số 29/1998/NĐ-CP đà bộc lộ những thiếu sót, chưa phï hỵp
128


Phần IV
Thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở

với thực tiễn, thậm chí có điều khoản bị lạm dụng trên thực tế dẫn
đến những biểu hiện dân chủ quá mức. Vì vậy, Chính phủ đÃ
thay thế Quy chế này bằng quy chế mới được ban hành theo Nghị
định số 79/2003/NĐ-CP ngày 07.7.2003.
2. Nội dung Quy chế dân chủ ở xÃ, phường, thị trấn, theo Nghị
định số 79/2003/NĐ-CP

Mục tiêu của Quy chế này là: phát huy quyền làm chủ, sức
sáng tạo của nhân dân trong xÃ, động viên sức mạnh vật chất và
tinh thần của nhân dân trong việc phát triển kinh tế - xà hội, cải

thiện dân sinh, nâng cao dân trí, xây dựng Đảng bộ, chính quyền
và đoàn thể ở xà trong sạch, vững mạnh; ngăn chặn và khắc phục
tình trạng suy thoái, quan liêu, tham nhũng của một số cán bộ,
đảng viên và các tệ nạn xà hội, góp phần thực hiện mục tiêu dân
giàu, nước mạnh, xà hội công bằng, văn minh, theo định hướng xÃ
hội chủ nghĩa.
2.1. Quyền dân biết

Quyền dân biết là sự cụ thể hoá một quyền cơ bản của công
dân được ghi nhận trong Hiến pháp, đó là quyền được thông tin.
Trong một xà hội dân chủ, người dân có quyền được biết về tất cả
mặt hoạt động xà hội, đặc biệt là các hoạt động quản lý nhà nước
mà biểu hiện cụ thể nhất qua các chính sách, văn bản pháp luật.
Dân có biết thì mới hiểu rõ và làm đúng các quy định của pháp
luật. Nếu dân biết, họ sẽ tự bảo vệ được các quyền, lợi ích của
mình, tránh sự xâm hại từ phía các cá nhân khác, hoặc thậm chí
từ phía chính quyền (do vô ý sơ xuất, do thiếu trách nhiệm hoặc do
một số người có thẩm quyền trục lợi). Dân biết, đó là cơ sở để họ
thực hiện được các quyền dân chủ tiếp theo như “bµn”, “lµm” vµ
“kiĨm tra”.
129


Kiến thức pháp luật
Tập 1: Tổ chức bộ máy và xây dựng chính quyền cấp xÃ

Theo Nghị định số 79/2003/NĐ-CP, chính quyền xà có trách
nhiệm thông tin kịp thời và công khai để nhân dân biết 14 loại vấn
đề sau đây:
a) Chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan

trực tiếp đến quyền và lợi ích của nhân dân trong xÃ, bao gồm:

- Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, quyết định của Uỷ ban
nhân dân cấp trên liên quan đến địa phương;
- Các quy định của pháp luật về thủ tục hành chính trong quá
trình giải quyết công việc liên quan đến dân;

- Những quy định của Nhà nước và chính quyền địa phương về
đối tượng, mức thu các loại thuế, phí, lệ phí và các nghĩa vụ khác
đối với nhân dân theo quy định của pháp luật hiện hành.

Công khai để người dân biết được các thủ tục của Nhà nước
liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của họ. Ví dụ: để được cấp
sổ ®á (GiÊy chøng nhËn qun sư dơng ®Êt), ng­êi d©n phải có các
hồ sơ, giấy tờ gì, phải mang các giấy tờ đó đến cơ quan nào, cơ quan
nào xem xét, kiểm tra và cơ quan nào ra quyết định cấp sổ đỏ, thời
hạn bao lâu sẽ giải quyết; cách thức, trình tự khiếu nại, tố cáo, thủ
tục khởi kiện vụ án; thủ tục tạm trú, tạm vắng, đăng ký hộ khẩu,
đăng ký khai sinh, thủ tục mua bán nhà, xin giấy phép xây dựng,
giấy phép kinh doanh... Những thủ tục hành chính để giải quyết
công việc liên quan đến dân, hiểu rộng ra còn bao gồm các quy định
của chính quyền xà về lịch tiếp dân, thời gian giải quyết công việc,
người có thẩm quyền giải quyết; hoặc đơn giản nhất, là sơ đồ trụ
sở của chính quyền xÃ.
b) Kế hoạch phát triển kinh tế - xà hội dài hạn và hàng năm
của xÃ

Thông tin để mỗi người dân sinh sống trên địa bàn xà biết được
kế hoạch phát triển kinh tế - xà hội của địa phương, để hä tù ®iỊu
130



Phần IV
Thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở

chỉnh hoạt động của bản thân và gia đình. Đó là các kế hoạch dài
hạn, như kế hoạch chuyển đổi cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mùa vụ,
giống cây trồng... và các kế hoạch hàng năm, như kế hoạch gieo
cấy, thu hoạch mùa vụ, kế hoạch làm đường, xây trạm điện ở xÃ
c) Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai

Ví dụ: quy hoạch đất; phân bố đất ở, đất canh tác, đất sản xuất
công nghiệp, đất kinh doanh dịch vụ, đất 5%; dự kiến đối tượng
được giao đất hoặc bị thu hồi đất
d) Dự toán và quyết toán ngân sách xà hàng năm

Trong dự toán ngân sách cho năm sau, có các nội dung: dự trù
các nguồn thu (do ngân sách cấp trên rót xuống, các nguồn thu
riêng của xÃ); dự trù chi (chi vào các loại việc gì, bao nhiêu...).
Tương tự, vào cuối năm, chính quyền xà cũng phải công khai quyết
toán ngân sách của xà mình: các khoản thu và chi đà thực hiện
trong thực tế; số dư hoặc thâm hụt trong năm. Biết được dự toán
và quyết toán ngân sách xà sẽ tạo điều kiện để người dân kiểm tra,
giám sát hoạt động của chính quyền, đánh giá năng lực cũng như
phẩm chất của cán bộ.
đ) Dự toán, quyết toán các quỹ, chương trình, dự án, các khoản
huy động nhân dân đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, các công
trình phúc lợi công cộng của xÃ, thôn và kết quả thực hiện

Khi xây dựng cơ sở hạ tầng (đường xá, cầu cống, trạm điện,

trạm cấp nước) và công trình phúc lợi công cộng (nhà trẻ, sân
bóng) có hai khả năng xảy ra: thứ nhất, những công trình này
được Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí, phần còn lại do dân đóng
góp; thứ hai, kinh phí hoàn toàn do dân được thụ hưởng cơ sở hạ
tầng, công trình phúc lợi đó đóng góp (sửa lại đường, làm một cống
thoát nước ở một thôn). Trong cả hai trường hợp trên, trước khi
huy động sự đóng góp của dân, phải thông báo công khai: số kinh
131


Kiến thức pháp luật
Tập 1: Tổ chức bộ máy và xây dựng chính quyền cấp xÃ

phí dự chi, số được cấp phát, số dự kiến sẽ huy động... Khi hoàn
thành, cũng phải công khai trước nhân dân ở cơ sở về số thực thu,
thực chi và kết quả thực hiện. Công khai dự toán để dân hiểu và
đóng góp tích cực, đẩy nhanh tiến độ công trình; công khai quyết
toán đến dân giám sát, chống tham nhũng, tránh các chuyện nghi
ngờ, xích mích sau này.
e) Các chương trình, dự án do Nhà nước, các tổ chức và cá
nhân đầu tư, tài trợ trực tiếp cho xÃ

Đó là các chương trình có liên quan trực tiếp đến việc cải thiện
đời sống của người dân trong xÃ, ví dụ: dự án nước sạch, dự án xử
lý nước thải, dự án cải tạo môi trường, dự án khôi phục làng nghề.
Đầu tư cho các dự án này có thể là Nhà nước; hoặc là tài trợ của tổ
chức phi chính phủ nước ngoài (UNICEP, FAO, SIDA...), đôi khi là
một cá nhân hảo tâm (thường là đối với các dự án nhỏ, như trùng
tu lại đình, chùa làng, xây nhà trẻ, nhà tình thương). Vì là sự đầu
tư chung, phục vụ lợi ích mọi người dân trong cộng đồng nên cần

công khai cho tất cả mọi người cùng biết và cùng kiểm tra, giám sát.
g) Chủ trương, kế hoạch vay vốn phát triển sản xuất, xoá đói
giảm nghèo

Các chương trình thực hiện chủ trương, kế hoạch về lĩnh vực
này do Nhà nước chủ trì, với phương thức thông qua ngân hàng địa
phương, cho vay vốn với lÃi suất thấp, ít điều kiện ngặt nghèo
(được tín chấp chẳng hạn) để tạo thuận lợi cho người dân nghèo có
vốn đầu tư phát triển sản xuất... Ví dụ: chương trình phụ nữ làm
kinh tế gia đình, chương trình trồng rừng, khuyến nông, khuyến
lâm hay chương trình đánh bắt (cá) xa bờ... Vì có liên quan mật
thiết tới lợi ích của từng người dân nên chính quyền cơ sở cần công
bố rộng rÃi nội dung, điều kiện, đối tượng và thủ tục hưởng chương
trình, để người dân biết và có điều kiện thực hiện.
132


Phần IV
Thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở

h) Điều chỉnh địa giới hành chính xà và các đơn vị hành chính
liên quan đến xÃ

Điều chỉnh địa giới xà bao gồm việc tách, nhập, thành lập một
xà mới. Vấn đề này được quy định bằng một nghị định của Chính
phủ; tuy vậy, kế hoạch điều chỉnh phải được công khai với những
người dân trên địa bàn xà dự kiến điều chỉnh, và sau khi có quyết
định điều chỉnh chính thức cũng phải công bố cho họ biết.

Điều chỉnh địa giới các đơn vị hành chính liên quan đến xÃ, có

thể hiểu là việc tách, nhập hay đổi tên huyện hoặc tỉnh mà xà đó
trực thuộc; trong trường hợp này cũng phải công khai đến người
dân trong huyện, tỉnh đó. Mặt khác, còn có thể hiểu là việc lập,
tách, nhập, đổi tên các thôn. Đây không phải là các đơn vị hành
chính - lÃnh thổ, song là nơi quần cư liên quan trực tiếp đến người
dân. Việc tách nhập, đổi tên các thôn không được quy định trong
văn bản pháp luật của cơ quan nhà nước ở trung ương, trên thực
tế thường do các văn bản của uỷ ban nhân dân cấp tỉnh điều
chỉnh. Đây là một dạng văn bản của chính quyền địa phương, cần
thông báo công khai cho nhân dân ở cơ sở.
i) Kết quả thanh tra, kiểm tra, giải quyết các vụ việc tiêu cực,
tham nhũng của cán bộ xÃ, thôn

Chính quyền địa phương phải thông báo cho dân ở cơ sở biết về
thực trạng giải quyết các vụ việc vi phạm pháp luật của cán bộ làm
việc trong Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân xà và trong các đoàn
thể của xà (Mặt trận Tổ quốc, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội
Cựu chiến binh), các Trưởng thôn, Phó trưởng thôn... Nội dung thông
báo: có vi phạm hay không có, nếu có thì cách xử lý như thế nào (khởi
tố hình sự, phạt hành chính, xử lý kỷ luật, đền bù thiệt hại)...
k) Công tác văn hoá - xà hội, phòng chống tệ nạn xà hội, giữ
gìn an ninh, trật tự an toàn xà hội trong xÃ

Các hoạt động văn hoá - xà hội do chính quyền chỉ đạo hoặc
133


Kiến thức pháp luật
Tập 1: Tổ chức bộ máy và xây dựng chính quyền cấp xÃ


quản lý ở cơ sở cần phải thông tin cho người dân biết. Ví dụ: kÕ
ho¹ch tỉ chøc sinh ho¹t hÌ cho thiÕu nhi trong xÃ; phát động một
hội thi thể thao hoặc văn nghệ ở xÃ; lễ phát động ngày hành động
vì môi trường xanh - sạch - đẹp trong xÃ... Việc thông báo công
khai, rộng rÃi sẽ thu hút người dân tham gia, hưởng ứng, tăng
cường tác dụng của các hoạt động nói trên. Những hoạt động phòng,
chống tệ nạn xà hội, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xà hội trong
xà là những nội dung quản lý của chính quyền, nhằm bảo đảm sự
yên ổn trong đời sống cộng đồng dân cư trong xÃ. Đó là các loại việc
như: tổ chức phát hiện và đưa đi cai nghiện đối với các đối tượng
nghiện hút; phát động phong trào quần chúng tố giác tội phạm; tổ
chức và hoạt động của dân quân tự vệ, thanh niên xung kích; tổ
chức giáo dục tại xà đối với một số đối tượng vi phạm hành chính
thường xuyên, người chưa thành niên phạm tội... Khi tiến hành các
công việc này, chính quyền phải thông báo cụ thể về đối tượng, về
chủ thể tiến hành, thời gian, quyền và nghĩa vụ của họ, để thu hút
sự tham gia của dân, cũng như để đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng.
l) Sơ kết, tổng kết hoạt động của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban
nhân dân xÃ

Thông báo nội dung này là biện pháp cần thiết để dân nắm
được hoạt động của chính quyền cơ sở, từ đó thực hiện quyền kiểm
tra, giám sát. Cứ sáu tháng một lần, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban
nhân dân xà tổ chức sơ kết và mỗi năm một lần tổ chức tổng kết,
để nhìn lại tình hình hoạt động của chính quyền trong thời gian
qua, những mặt được và chưa được, nguyên nhân của những ưu
điểm và hạn chế, yếu kém, xác định phương hướng, nhiệm vụ trong
thời gian kế tiếp. Trong tổng kết, sơ kết có thể đề cập đến các sự
kiện nổi bật (các công trình, dự án đà làm được, các vi phạm pháp
luật ở địa bàn và cách xử lý), thậm chí có cả vấn đề nhân sự (bÃi

nhiệm, miễn nhiệm, cách chức...). Những thông tin đó giúp cho
người dân hiểu thêm về hoạt động của chính quyền xÃ, từ đó phát
134


Phần IV
Thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở

huy vai trò làm chủ trong công tác xây dựng chính quyền cũng như
trong các mặt công tác khác ở xÃ.

m) Phương án dồn điền, đổi thửa phục vụ chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, phát triển nông nghiệp, kinh tế trang trại, hợp tác xÃ

n) Bình xét các hộ nghèo được vay vốn phát triển sản xuất và
được nhận nhà tình thương; thực hiện chính sách đối với gia đình
có công với cách mạng, gia đình liệt sỹ, thương, bệnh binh (tặng
nhà tình nghĩa, sổ tiết kiệm, thẻ bảo hiểm y tế...)

0) Kết quả lựa chọn, thứ tự ưu tiên và tổ chức thực hiện các
công trình thuộc các chương trình, dự án của Nhà nước, của các tổ
chức và cá nhân đầu tư, tài trợ trực tiếp cho xÃ

So với Nghị định số 29/1998/NĐ-CP, các việc được nêu ở điểm
m,n,0 nói trên là những việc mới được bổ sung trong Nghị định số
79/2003/NĐ-CP. Trong thực tiễn, tại các địa phương, các chương trình
cho những hộ nghèo vay vốn thường hạn chế số lượng. Vì vậy, không
phải tất cả các hộ nghèo đều được vay vốn như nhau để phát triển sản
xuất. Khi đó các địa phương cần tiến hành bình xét. Cũng tương tự
như vậy, các chương trình, dự án do Nhà nước, tổ chức và cá nhân tài

trợ trực tiếp cho địa phương cũng có giới hạn. Việc bình xét, các tiêu
chuẩn bình xét, thứ tự ưu tiên... cần phải thông báo cho người dân và
các hộ gia đình biết. Có như vậy, những người dân, hộ gia đình được
bình xét, cũng như chưa được bình xét trong từng đợt mới tâm phục,
khẩu phục, hạn chế các kiện tụng, tranh chấp sau này.
Phương thức thực hiện quyền dân biết:

Chính quyền địa phương có thể áp dụng các cách thức sau đây
để bảo đảm cho người dân thực hiện được quyền dân biết của họ:
- Gửi văn bản (gửi tới hộ gia đình hoặc Trưởng thôn);

- Niêm yết công khai tại trụ sở Uỷ ban nhân dân xà và các
trung tâm dân cư, văn hoá;
135


Kiến thức pháp luật
Tập 1: Tổ chức bộ máy và xây dựng chính quyền cấp xÃ

- Thông qua hệ thống truyền thanh, các tổ chức văn hoá, thông
tin, tuyên truyền;

- Thông qua các cuộc tiếp xúc cử tri, các thành viên của Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và các cuộc họp của thôn.
2.2. Quyền dân bàn và dân làm (quyết định trực tiếp)

Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Vì vậy,
nhân dân có quyền tham gia bàn bạc công việc chung, tham gia vào
hoạt động quản lý nhà nước. Điều đó đà được ghi nhận trong Hiến
pháp 1992 và nhiều văn bản pháp luật khác. Trong Nghị định số

79/2003/NĐ-CP, quyền dân bàn và dân làm được ghi nhận rất cụ
thể cả về nội dung cũng như về cách thức thực hiện.
Quyền dân làm ở đây được hiểu là quyền của người dân được
bàn bạc và quyết định trực tiếp một số công việc nhất định trong
khuôn khổ pháp luật cho phép. Đây là đỉnh cao của hình thức dân
chủ trực tiếp của người dân, biểu hiện ở việc tự mình quyết định
hướng đi, cách xử lý công việc của cộng đồng.

Dân có quyền bàn và làm nhiều loại việc khác nhau, tuỳ vào
loại hoạt động, vị trí, chức danh công tác của người đó. Tuy nhiên,
Nghị định số 79/2003/NĐ-CP chỉ quy định về những quyền mà
người dân ở cấp cơ sở được bàn và được làm. Chỉ ở những đơn vị
hành chính - lÃnh thổ hoặc những đơn vị quần cư nhỏ nhất thì mới
có điều kiện để thực hiện quyền bàn và làm một cách trực tiếp
nhất: họp toàn thể nhân dân, lấy ý kiến của tất cả chủ hộ.

Quy định quyền dân bàn, dân làm ở cơ sở có ý nghĩa thiết thực:
nó là phương thức trực tiếp để thực hiện quyền làm chủ của nhân
dân, để nhân dân thực sự tham gia vào công việc của Nhà nước và
của xà hội. Khi người dân đà được bàn, được quyết các công việc
chung thì họ sẽ tích cực tham gia thực hiện chúng, hạn chế việc
xích mích, khiếu kiện tràn lan do không hiểu và không nhất trí. Để
136


×