Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Đảng bộ thị xã cẩm phả quảng ninh lãnh đạo công tác vận động quần chúng xây dựng chính quyền cấp xã phường tu nam 2000 den nam 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 129 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LƢƠNG THỊ KHANH

ĐẢNG BỘ THỊ XÃ CẨM PHẢ TỈNH QUẢNG NINH
LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG QUẦN CHÚNG
XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ, PHƢỜNG
TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2012

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số: 60 22 56

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGÔ ĐĂNG TRI

Hà Nội, 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dƣới sự
hƣớng dẫn khoa học của PGS. TS. Ngô Đăng Tri
Các số liệu và tài liệu tham khảo trong luận văn đều trung thực và có
nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Hà Nội, tháng 4 năm 2014.


Bảng danh mục ký hiệu viết tắt hay Quy ước viết tắt
BCĐ

: Ban chỉ đạo


BTV

: Ban Thƣờng vụ

CNH, HĐH

: Công nghiệp hoá, hiện đại hoá

DCCS

: Dân chủ ở cơ sở

GS.PGS.TS

: Giáo sƣ, Phó giáo sƣ, Tiến sĩ

HĐND

: Hội đồng nhân dân

MTTQ

: Mặt trận Tổ Quốc

KT – XH

: Kinh tế - xã hội

QCDC


: Quy chế dân chủ

VĐQC

: Vận động quần chúng

TTHC

: Thủ tục hành chính

UBND

: Uỷ ban nhân dân


MỤC LỤC
MỤC LỤC ......................................................................................................................1
MỞ ĐẦU.........................................................................................................................3
1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................................3
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.......................................................................................4
3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn. .........................................................................7
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu..........................................................................7
5.Cơ sở lý luận, nguồn tài liệu, phƣơng pháp nghiên cứu.....................................7
6. Đóng góp của luận văn.............................................................................................8
7. Bố cục của luận văn ..................................................................................................9
Chƣơng 1: ĐẢNG BỘ THỊ XÃ CẨM PHẢ LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC VẬN
ĐỘNG QUẦN CHÚNG XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ, PHƢỜNG
TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2005 ............................................................................ 10
1.1. Thị xã Cẩm Phả và tình hình công tác vận động quần chúng xây dựng
chính quyền cấp cơ sở trƣớc năm 2000 ................................................................. 10

1.1.1. Những nhân tố tác động đến công tác vận động quần chúng xây dựng
chính quyền cấp xã, phường ở thị xã Cẩm Phả. .................................................... 10
1.1.2. Khái quát công tác vận động quần chúng xây dựng chính quyền cấp xã,
phường của Đảng bộ thị xã Cẩm Phả trước năm 2000 ........................................ 15
1.2. Đảng bộ thị xã Cẩm Phả lãnh đạo công tác vận động quần chúng xây
dựng chính quyền cấp xã, phƣờng từ năm 2000 đến năm 2005 ..................... 21
1.2.1. Chủ trương của Đảng bộ thị xã Cẩm Phả. ................................................... 21
1.2.2. Quá trình chỉ đạo của Đảng bộ thị xã Cẩm Phả. ........................................ 33
Tiểu kết Chƣơng 1 ..................................................................................................... 42
Chƣơng 2: CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ THỊ XÃ
CẨM PHẢ VỀ ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG QUẦN CHÚNG
XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ, PHƢỜNG TỪ NĂM 2005 ĐẾN
NĂM 2012.................................................................................................................... 44

1


2.1. Yêu cầu mới và chủ trƣơng đẩy mạnh công tác vận động quần chúng xây
chúng xây dựng chính quyền cấp xã, phƣờng của Đảng bộ thị xã Cẩm Phả từ
năm 2005 đến 2012..................................................................................................... 44
2.1.1. Những yêu cầu mới đối với công tác vận động quần chúng xây dựng chính
quyền cấp xã, phường ở Đảng bộ thị xã Cẩm Phả từ năm 2005 đến 2012 .............. 44
2.1.2. Chủ trương của Đảng bộ thị xã Cẩm Phả về đẩy mạnh công tác vận động
quần chúng xây dựng chính quyền cấp cơ sở ........................................................ 47
2.2. Quá trình và kết quả sự chỉ đạo đẩy mạnh công tác vận động quần
chúng xây dựng chính quyền cấp cơ sở của Đảng bộ thị xã Cẩm Phả từ năm
2005 đến năm 2012..................................................................................................... 55
2.2.1. Quá trình chỉ đạo.............................................................................................. 55
2.2.2. Những kết quả chỉ đạo của Đảng bộ thị xã Cẩm Phả ................................ 64
Tiểu kết chƣơng 2: ..................................................................................................... 78

Chƣơng 3: NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM.................................................... 79
3.1. Nhận xét ................................................................................................................ 79
3.1.1. Về thành tựu..................................................................................................... 79
3.1.2. Về hạn chế ......................................................................................................... 88
3.2. Các kinh nghiệm và vấn đề đặt ra ................................................................... 98
3.2.1. Các kinh nghiệm............................................................................................... 98
3.2.2. Một số vấn đề đặt ra ....................................................................................... 104
Tiểu kết chƣơng 3..................................................................................................... 108
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 109
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 114
PHỤ LỤC ...................................................................................................... 121

2


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Đảng ta luôn xác định công tác
vận động và tổ chức quần chúng luôn là vấn đề chiến lƣợc trong mọi thời kỳ
cách mạng, vì thế khi đề cập tới tầm quan trọng của công tác dân vận, Chủ
tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ “ Lực lƣợng của dân rất to. Việc dân vận rất quan
trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành
công” [49;tr.700] và “Dân vận là vận động tất cả các lực lƣợng của mỗi
ngƣời dân không để sót một ngƣời dân nào, góp thành lực lƣợng toàn dân để
thực hành những công việc nên làm [49;tr.698].
Công tác vận động quần chúng xây dựng chính quyền là một nhiệm vụ
cơ bản, trọng tâm và rất quan trọng trong công tác dân vận của Đảng. Không
phải bây giờ chúng ta mới nói tới mà ngay từ khi giành đƣợc chính quyền đến
nay, Đảng và Nhà nƣớc ta luôn coi trọng vai trò của chính quyền làm công tác
dân vận, công tác vận động tập hợp quần chúng. Tuy nhiên, khi cả nƣớc bƣớc

vào thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH và tăng cƣờng hội nhập quốc tế thì nhiều
vấn đề chính trị xã hội đã nảy sinh, điều đó đặt ra cho công tác dân vận của
chính quyền những yêu cầu cần phải đổi mới: Hiện tƣợng mất dân chủ, vi
phạm những quyền lợi cơ bản, chính đáng, hợp pháp của nhân dân; tình trạng
sách nhiễu, gây phiền hà trong một bộ phận công chức, viên chức ở một số ít
cơ quan nhà nƣớc đã làm cho niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nƣớc
bị suy giảm.
Thị xã Cẩm Phả là đơn vị hành chính cấp huyện, có vị trí chính trị - kinh
tế, an ninh quốc phòng quan trọng của tỉnh Quảng Ninh, là cái nôi của giai
cấp công nhân Việt Nam. Ý thức đƣợc tầm quan trọng của công vận động
quần chúng xây dựng chính quyền, Đảng bộ thị xã Cẩm Phả đã có những chủ
trƣơng, biện pháp tăng cƣờng công tác VĐQC xây dựng chính quyền cấp xã,
phƣờng nhất là từ năm 2000 đến năm 2012. Những kết quả mà nhân dân thị

3


xã Cẩm Phả đạt đƣợc trong thời gian này là rất đáng ghi nhận đã có tác dụng
to lớn, góp phần quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế xã hội, giữ vững
an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội phục vụ kịp thời nhiệm vụ chính trị địa
phƣơng. Tuy nhiên vẫn còn có một số hạn chế: một số vụ khiếu kiện kéo dài,
nhất là khiếu kiện về đất đai, di dân giải phóng mặt bằng; tai nạn giao thông;
tệ nạn xã hội; truyền đạo trái phép… Những thành công và tồn tại đó có liên
quan mật thiết tới công tác vận động quần chúng xây dựng chính quyền cấp
xã, phƣờng.
Nghiên cứu quá trình của Đảng bộ thị xã Cẩm Phả lãnh đạo công tác
VĐQC xây dựng chính quyền cấp cơ sở từ năm 2000 đến năm 2012 vừa có
ý nghĩa góp phần tìm hiểu những nguyên nhân dẫn tới sự phát triển kinh tế xã
hội, sự thay đổi bộ mặt thị xã; vừa để có thêm những bài học kinh nghiệm để
làm tốt hơn nữa công tác dân vận trong thời gian hiện nay. Mặt khác, qua thực

hiện đề tài này tác giả hi vọng sẽ đóng góp một phần vào việc làm rõ thêm
bức tranh toàn cảnh của lịch sử Đảng bộ thị xã Cẩm Phả từ năm 2000 đến
năm 2012. Với những ý nghĩa thực tiễn đó tác giả đã quyết định chọn đề tài
“Đảng bộ thị xã Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh lãnh đạo công tác vận động
quầ n chúng xây dựng chính quyền cấ p xã , phường từ năm 2000 đến năm
2012” làm luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Công tác dân vận nói chung và công tác VĐQC xây dựng chiń h quyề n
cấp cơ sở là một trong những mảng hoạt động lớn của Đảng Cộng sản Việt
Nam, do đó đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này đƣợc tổng
kết, công bố.
Năm 1990, cuốn sách Tăng cường mối liên hệ giữa Đảng với nhân dân
của tác giả Vũ Oanh (nguyên Ủy viên Trung ƣơng Đảng, phụ trách công tác
dân vận) đƣợc Nhà xuất bản Sự thật phát hành. Năm 1991, phát hành cuốn
sách Đổi mới công tác quần chúng của nguyên Tổng Bí thƣ của Đảng. Năm

4


1999, Ban Dân vận Trung ƣơng xuất bản cuốn sách Sơ thảo lịch sử công tác
dân vận của Đảng cộng sản Việt Nam (1936 -1996). Năm 2001, Nhà xuất bản
Chính trị quốc gia đã cho ra đời tác phẩm Nghiệp vụ công tác của cán bộ dân
vận cuốn sách đã tập trung diễn giải, hệ thống hóa những thao tác cơ bản về
nghiệp vụ công tác dân vận; đề xuất bài tập giả định tình huống về dân vận;
hƣớng dẫn tổ chức bộ máy, biên chế cán bộ của Ban Dân vận địa phƣơng.
Cuốn sách Công tác dân vận của Đảng thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa –
hiện đại hóa đất nước, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội năm 2003.
Nội dung cuốn sách tập trung phân tích một số vấn đề chung về công tác dân
vận; thực trạng tình hình các giai cấp, tầng lớp nhân dân và công tác dân vận
của Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ Quốc và các đoàn thể nhân dân trong

thời kỳ đổi mới; đề xuất một số định hƣớng và giải pháp tăng cƣờng công tác
dân vận của Đảng trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất
nƣớc…Năm 2006, trung tâm nghiên cứu Khoa học Dân vận thuộc Ban Dân
vận xuất bản cuốn 75 năm công tác dân vận của Đảng một số vấn đề lý luận
và thực tiễn, đây là công trình hình thành trên cơ sở những bài tham luận tại
Hội thảo 75 năm công tác dân vận của Đảng cộng sản Việt Nam. Thu hút sự
tham gia của nhiều nhà lãnh đạo, các nhà khoa học, cuốn sách đã phác họa
bức tranh toàn cảnh về công tác vận động quần chúng, làm rõ những quan
điểm của Đảng về công tác vận động quần chúng, trao đổi những kinh nghiệm
và phƣơng pháp vận động các giai cấp, tầng lớp nhân dân qua mỗi thời kỳ
cách mạng và giới thiệu công tác dân vận ở một số địa phƣơng…
Một số công trình nghiên cứu cũng thực hiện về đề tài dân vận nhƣ
luận văn thạc sĩ: Công tác dân vận của Đảng cộng sản Việt Nam trong quá
trình thực hiện đường lối đổi mới 1986-1996 (Nguyễn Thị Ngọc Mai, 2002),
Chính sách của Đảng cộng sản với trí thức trong công cuộc đổi mới đất nước
(Đoàn Thị Lịch,1996), Đảng bộ tỉnh Hải Dương lãnh đạo công tác dân vận từ
năm 1997 đến năm 2003 (Nguyễn Văn Nhang, 2007), Công tác vận động

5


quần chúng của Đảng bộ tỉnh Hà Tây từ năm 1996 đến năm 2005 (Bùi Thị
Hồng Thúy, 2008), Đảng bộ tỉnh Đắc Lắc lãnh đạo công tác dân vận 1986 2002 (Nguyễn Mậu Linh, 2003) …Các công trình này đã góp phần làm rõ
công tác vận động quần chúng hay một mảng trong công tác dân vận của
Đảng hay một Đảng ủy địa phƣơng trong các thời kỳ cách mạng.
Ngoài ra, hàng tháng Ban dân vận Trung ƣơng cũng cho phát hành Tạp
chí Dân Vận. Đến nay, tạp chí Dân Vận đã xuất bản đƣợc hơn 200 số, đây
đƣợc coi là cuốn cẩm nang nghiên cứu lý luận và hƣớng dẫn nghiệp vụ của
Ban Dân vận Trung ƣơng. Tạp chí Cộng sản - cơ quan lý luận và chính trị của
trung ƣơng Đảng Cộng sản Việt Nam cũng luôn có những bài viết về cập đến

công tác dân vận của Đảng, Các tổ chức Mặt trận Tổ Quốc, Đoàn thanh niên,
Hội Phụ nữ … cũng đã xuất bản những tờ báo, tạp chí làm cơ quan ngôn luận,
tuyên truyền chủ trƣơng chính sách của Đảng, Nhà nƣớc và vận động đoàn
viên, hội viên của tổ chức mình.
Về phần lịch sử Đảng bộ thị xã đã xuất bản cuốn sách Lịch sử Đảng bộ
thị xã Cẩm Phả từ 1930 đến 2005, đã phản ánh đầy đủ các mặt hoạt động của
Đảng bộ từ năm 1930 đến 2005 nhƣng không chuyên sâu về công tác vận
động quần chúng xây dựng chính quyền cấp xã, phƣờng. Hay trong cuốn Lịch
sử Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh đã xuất bản 4 tập, một số tờ báo Nhân dân, báo
Quảng Ninh cũng có đề cập đến các hoạt động nổi bật của thị xã trong đó có
công tác VĐQC xây dựng chính quyền cấp cơ sở nhƣng chƣa sâu, chƣa hệ
thống đầy đủ.
Nhƣ vậy, có thể khẳng định cho đến nay chƣa có một công trình
chuyên khảo nào nghiên cứu đầy đủ về vấn đề Đảng bộ thị xã Cẩm Phả lãnh
đạo quần chúng nhân dân xây dựng chính quyền cấp xã, phƣờng nói cách
khác những vấn đề mà luận văn này cần thực hiện là nghiên cứu sự lãnh đạo,
chỉ đạo của Đảng bộ thị xã Cẩm Phả nhƣ là một công trình mới, tái hiện và sự
nhìn nhận vấn đề.

6


3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn.
Mục đích của luận văn
Trình bày các chủ trƣơng, biện pháp, kết quả tổ chức của công tác
VĐQC xây dựng chính quyề n của Đảng bộ thị xã Cẩm Phả từ năm 2000 đến
năm 2012, qua đó làm rõ thêm lịch sử Đảng bộ thị xã thời kỳ này và làm
những tài liệu phục vụ hiện tại.
Luận văn có nhiệm vụ:
Thứ nhất, thu thập, bổ sung và xử lý tƣ liệu nhằm dựng lại một cách hệ

thống, toàn diện quá trình Đảng bộ thị xã Cẩm Phả lãnh đạo công tác VĐQC
xây dựng chính quyề n trong gian từ năm 2000 đến năm 2012.
Thứ hai, làm rõ những thành tựu, hạn chế của Đảng bộ thị xã Cẩm Phả
trong lãnh đạo thực hiện công tác VĐQC xây dựng chính quyề n từ năm 2000
đến năm 2012.
Thứ ba, rút ra các kinh nghiệm chủ yếu và những vấn đề đặt ra từ sự
lãnh đạo của Đảng bộ thị xã đối với công tác VĐQC xây dựng chính quyền
cấp cơ sở trong những năm từ năm 2000 đến năm 2012.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: Đề tài tập trung nghiên cứu những chủ trƣơng và quá trình
chỉ đạo của Đảng bộ thị xã Cẩm Phả đối với công tác VĐQC xây chiń h quyề n
cấp xã, phƣờng từ năm 2000 đến năm 2012.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu quá trình Đảng bộ thị
xã Cẩm Phả thực hiện nhiệm vụ VĐQC xây dựng chính quyền cấp cơ sở
trong 12 năm (từ năm 2000 đến năm 2012) tƣơng đƣơng với hai nhiệm kỳ đại
hội lần thứ XIX, XX và 2 năm của nhiệm XXI của thị xã Cẩm Phả. Địa bàn
nghiên cứu là trong phạm vi thị xã Cẩm Phả.
5.Cơ sở lý luận, nguồn tài liệu, phƣơng pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận: Luận văn đƣợc thực hiện trên cơ sở phƣơng pháp luận
của chủ nghĩa Mác Lênin (chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật

7


lịch sử), tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về vai trò của quần chúng trong cách mạng,
đƣờng lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác dân vận nói
chung và công tác VĐQC xây dựng chính quyền cấp cơ sở nói riêng.
Phương pháp nghiên cứu: Luận văn đƣợc thực hiện chủ yếu bằng
phƣơng pháp lịch sử, phƣơng pháp logic. Ngoài ra còn có sự kết hợp với các
phƣơng pháp khác nhƣ: điều tra khảo sát thực tế, phân tích và tổng hợp, thống

kê, so sánh. Các phƣơng pháp trên đƣợc vận dụng phù hợp với từng nội dung
của luận văn.
Nguồn tài liệu phục vụ nghiên cứu gồm:
Các tác phẩm lý luận chung về quần chúng và công tác dân vận của các
nhà kinh điển chủ nghĩa Mác Lênin, Hồ Chí Minh toàn tập; văn kiện Đảng,
các nghị quyết, các báo cáo của Đảng cộng sản Việt Nam về công tác dân vận
qua các thời kỳ là nguồn tƣ liệu quan trọng khi thực hiện đề tài.
Các nghị quyết, chỉ thị của Đảng bộ thị xã Cẩm Phả , các báo cáo tổng
kết công tác VĐQC xây dƣ̣ng chiń h quyề n cấ p phƣờng

, xã qua các năm từ

năm 2000 đến năm 2012, báo cáo tổng kết nhiệm kỳ của Ban Dân vận thị xã
(nay là Thành phố ); báo cáo tổng kết hoạt động của MTTQ và các tổ chức
quần chúng là nguồn tài liệu chính khi thực hiện luận văn.
Ngoài ra, còn có các sách báo, tạp chí, các luận văn, luận án và các tƣ
liệu có liên quan cũng đƣợc sử dụng làm tài liệu tham khảo cho luận văn.
6. Đóng góp của luận văn
Tập hợp và hệ thống hóa các tƣ liệu về chủ trƣơng, biện pháp thực hiện
nhiệm vụ VĐQC xây dƣ̣ng chiń h quyề n cấ p xã , phƣờng của Đảng bộ thị xã
Cẩm Phả.
Làm rõ các thành công nêu lên các hạn chế và nguyên nhân trong lãnh
đạo công tác VĐQC xây dựng chính quyền cấp xã, phƣờng của Đảng bộ thị
xã Cẩm Phả từ năm 2000 đến năm 2012.

8


Đúc rút một số kinh nghiệm để xem lại các khuyến nghị hiện nay ở
thành phố Cẩm Phả có ý nghĩa tham khảo cho công tác VĐQC xây dựng

chính quyền cấp xã, phƣờng
Góp phần bổ sung tƣ liệu về công tác vận động quần chúng cho việc
biên soạn lịch sử Đảng bộ thị xã giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2012.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục luận văn
gồm có 3 chƣơng:
Chƣơng 1: ĐẢNG BỘ THỊ XÃ CẨM PHẢ LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC VẬN
ĐỘNG QUẦN CHÚNG XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ, PHƢỜNG
TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2005
Chƣơng 2: CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ THỊ XÃ
CẨM PHẢ VỀ ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG QUẦN CHÚNG
XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ, PHƢỜNG TỪ NĂM 2005 ĐẾN
NĂM 2012
Chƣơng 3: NHẬN XÉT VÀ CÁC KINH NGHIỆM

9


Chƣơng 1: ĐẢNG BỘ THỊ XÃ CẨM PHẢ LÃNH ĐẠO
CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG QUẦN CHÚNG XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN
CẤP XÃ, PHƢỜNG TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2005
1.1. Thị xã Cẩm Phả và tình hình công tác vận động quần chúng
xây dựng chính quyền cấp cơ sở trƣớc năm 2000
1.1.1. Những nhân tố tác động đến công tác vận động quần chúng
xây dựng chính quyền cấp xã, phường ở thị xã Cẩm Phả.
Cẩm Phả là một thị xã thuộc tỉnh Quảng Ninh, ở vùng Đông Bắc Bộ
Việt Nam. Ngày 21 tháng 02 năm 2012, Chính phủ ban hành Nghị quyết số
04/NQ - CP, thành lập thành phố Cẩm Phả thuộc tỉnh Quảng Ninh trên cơ sở
toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số và các đơn vị hành chính trực thuộc của thị
xã Cẩm Phả. Cẩm Phả là đơn vị hành chính cấp huyện có dân số đông thứ 2

tại Quảng Ninh sau thành phố Hạ Long
- Về vị trí địa lý:
Thị xã Cẩm Phả nằm cách thủ đô Hà Nội hơn khoảng 200 km về phía
đông bắc, cách thành phố Hạ Long 30 km, có toạ độ địa lý từ 20o58'10 21o12' vĩ độ bắc, 107o10' - 107o23'50 kinh độ Đông. Phía Đông của thị xã
giáp với huyện Vân Đồn, phía tây giáp huyện Hoành Bồ và thành phố Hạ
Long, phía Nam giáp thành phố Hạ Long và huyện Vân Đồn, và phía Bắc
giáp huyện Ba Chẽ và huyện Tiên Yên.
- Về điều kiện tự nhiên:
Thị xã Cẩm Phả có diện tích tự nhiên 486,45 km², địa hình chủ yếu đồi
núi. Đồi núi chiếm 55,4% diện tích, vùng trung du 16,29%, đồng
bằng 15,01% và vùng biển chiếm 13,3%. Ngoài biển là hàng trăm
hòn đảo nhỏ, phần lớn là đảo đá vôi. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 23oc,độ
ẩm trung bình 84,6%, lƣợng mƣa hàng năm 2.307 mm, mùa đông thƣờng
có sƣơng mù.

10


Tài nguyên thiên nhiên: Trữ lƣợng khoáng sản chủ yếu của Cẩm Phả là
than đá,với tổng tiềm năng ƣớc tính trên 3 tỷ tấn trong tổng số 8,4 tỷ tấn trữ
lƣợng than của toàn tỉnh Quảng Ninh. Cẩm Phả có hệ thống đƣờng sắt dùng
chuyên chở than chạy dọc thị xã chở than đến Nhà máy Tuyển Than Cửa
Ông, các mỏ than lớn nhƣ Cọc Sáu, Ðèo Nai, Cao Sơn, Mông Dƣơng, Khe
Chàm, Dƣơng Huy, Thống Nhất. Ngoài ra, các khoáng sản khác nhƣ
antimon, đá vôi, nƣớc khoáng đều là những tài nguyên quí hiếm. Vùng núi đá
vôi ở Cẩm Phả là nguồn nguyên liệu dồi dào cho việc phát triển các ngành sản
xuất xi măng, nhiệt điện và vật liệu xây dựng, với Nhà máy xi măng Cẩm
Phả. Thị xã Cẩm Phả có nghề khai thác hải sản với hơn 50 km bờ biển, nhƣng
chủ yếu là đánh bắt trong bờ, sản lƣợng thấp. Đó là những điều kiện thuận lợi
để thị xã Cẩm Phả phát triển đa ngành, đa lĩnh vực…

Tài nguyên Du lịch: Nhắc đến thị xã Cẩm Phả ai ai cũng biết đó là
mảnh đất với nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, mê đắm lòng ngƣời. Đền
Cửa Ông mở hội vào tháng Giêng, hàng năm thu hút hàng vạn khách tham
quan, chiêm bái. Cẩm Phả còn có nhiều cảnh đẹp. Động Hang Hanh có cửa
vào từ vịnh đi thuyền suốt lòng núi chƣa đƣợc khai thác. Gần đây ở khu đảo
Vũng Đục phát hiện những hang động kỳ thú. Ngoài Hòn Hai - Đảo Nêm
trong vịnh Bái Tử Long đã hình thành một khu nghỉ, ngơi của công nhân mỏ.
Cẩm Phả còn có đảo Rều, một cơ sở nuôi thả hàng nghìn con khỉ vừa là
nguồn nguyên liệu cho y dƣợc vừa là một địa chỉ tham quan rất hấp dẫn.
Tài nguyên đất, nƣớc: Cẩm Phả có ít đất nông nghiệp: 1.196ha, trong
đó đất trồng rau mầu và cấy lúa 434ha, đất có mặt nƣớc có thể nuôi trồng thuỷ
sản 315ha. Đất lâm nghiệp khá rộng, 13.504ha, trong đó rừng tự nhiên
12.094ha, xƣa có nhiều lâm sản nay rừng đã suy kiệt, đất có rừng trồng
1.410ha. Cẩm Phả có nghề khai thác hải sản với hơn 50km bờ biển, nhƣng
chủ yếu là đánh bắt ven bờ, sản lƣợng thấp, đang đóng thêm tầu có công suất
lớn để đánh cá tuyến khơi.

11


- Địa giới hành chính:
Đầu thế kỷ 19, Cẩm Phả là một xã thuộc tổng Hà Môn châu Tiên Yên.
Năm 1831, vua Minh Mệnh tách Cẩm Phả làm một tổng thuộc huyện Hoành
Bồ, gồm 5 phố và và 3 xã, trong đó 5 phố là Hạ Lâm, Núi Trọc, Ngã
Hai, Mông Dƣơng, Vạn Hoa và 3 gồm có Cẩm Phả, Đại Lộc, Quang Hanh.
Năm 1884, Vua Tự Đức kí hiệp ƣớc Patơnôt công nhận sự bảo hộ
của Pháp. Thay mặt triều đình nhà Nguyễn tổng đốc Tôn Thất Bật đã ký kết
hiệp ƣớc, bán vùng Đông Triều, Uông Bí, Hòn Gai,Cẩm Phả cho Pháp với giá
25 vạn đồng. Ngày 24 tháng 8 năm 1886, Bavieaupour thành lập công ty Pháp
mỏ than Bắc Kỳ độc quyền chiếm đoạt và khai thác than vùng Hòn Gai, Cẩm

Phả, Mông Dƣơng. Năm 1888, Pháp cho tiến hành thăm dò khai thác than
trên cơ sở những lò cũ của dân bản xứ là ngƣời Sán Dìu, Thanh
Phán, Kinh, Tày, Hoa...
Năm 1936, Pháp lập châu Hà Tu bao gồm cả tổng Cẩm Phả và Hà Tu,
tách khỏi Hoành Bồ trực thuộc tỉnh Quảng Yên. Năm 1940, Pháp bỏ châu Hà
Tu, lập châu Cẩm Phả bao gồm phía đông Hoành Bồ, phần lớn huyện Ba
Chẽ và đảo Cái Bầu.
Chính quyền nhân dân Cẩm Phả, Cửa ông đƣợc thành lập. Lúc này
Cẩm Phả và Cửa Ông trực thuộc khu đặc biệt Hòn Gai. Tháng 11 năm 1946,
quân Pháp quay lại chiếm đóng. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp,
hai thị xã Cẩm Phả, Cửa Ông hợp thành liên thị xã.
Ngày 22 tháng 4 năm 1955, Pháp rút khỏi Cửa Ông, thị xã Cẩm
Phả đƣợc hoàn toàn giải phóng. Ngày 12 tháng 11 năm 1956, thị xã Cẩm Phả
chính thức đƣợc thành lập trực thuộc khu Hồng Quảng.
Sau năm 1975, Cẩm Phả trở thành huyện của tỉnh Quảng Ninh. Năm
1981, giải thể một số thị trấn thuộc thị xã Cẩm Phả và thành lập thêm các
phƣờng, xã. Tháng 3 năm 1994, Quần đảo Cô Tô tách ra khỏi huyện Cẩm Phả
để thành lập huyện Cô Tô, phần còn lại của huyện Cẩm Phả đổi tên thành

12


huyện Vân Đồn. Sau lại tách ra thành lập thị xã Cẩm Phả và huyện Vân
Đồn mới. Ngày 21 tháng 02 năm 2012, Chính phủ ban hành Nghị quyết số
04/NQ-CP, thành lập thành phố Cẩm Phả thuộc tỉnh Quảng Ninh trên cơ sở
toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số và các đơn vị hành chính trực thuộc của thị
xã Cẩm Phả.
Thị xã Cẩm Phả hiện có 16 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 13
phƣờng và 03 xã (có Phụ lục số 1 kèm theo).
- Về dân số:

Tính đến ngày 21 tháng 02 năm 2012, dân số tại thị xã Cẩm Phả có
195.800 ngƣời, với mật độ dân số đạt 403 ngƣời/km², dân số Cẩm Phả có đặc
trƣng rất riêng so với các địa phƣơng khác là nam luôn nhiều hơn nữ (nam
chiếm 59% dân số nữ chiếm 47%). Hầu hết dân số ở đây là ngƣời Kinh chiếm
95,2% dân số, còn lại đáng kể là ngƣời Sán Dìu với 3,9%, các dân tộc khác
sống xen kẽ rải rác trong địa bàng toàn thành phố. Ngƣời Cẩm Phả phần lớn
là công nhân ngành than, có nguồn gốc từ vùng đồng bắc Bắc Bộ.
- Về kinh tế - Xã hội:
Với mục tiêu xây dựng Cẩm Phả trở thành một đô thị phát triển, trung
tâm công nghiệp khai thác khoáng sản, nhiệt điện, cảng biển, đóng tàu, cơ khí
chế tạo máy, sản xuất vật liệu xây dựng và du lịch, nhiều năm nay, tỉnh và thị
xã Cẩm Phả đã quan tâm quy hoạch đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng, mở rộng
không gian đô thị, xây dựng các công trình công cộng, chỉnh trang đô thị, cải
thiện môi trƣờng sống của nhân dân. Nhờ đó, bộ mặt đô thị của Cẩm Phả
ngày càng khang trang, sạch đẹp; đảm bảo các yếu tố cần thiết nhằm xây
dựng một đô thị hiện đại trong tƣơng lai. Cụ thể, Cẩm Phả có hệ thống giao
thông đƣờng bộ, đƣờng thuỷ và đƣờng sắt nội thị thuận lợi cho việc giao
thƣơng và vận chuyển hàng hoá. Đó là quốc lộ 18A qua địa bàn dài gần
70km, tỉnh lộ 326 từ Hoành Bồ đi Mông Dƣơng, tỉnh lộ 329 từ Mông Dƣơng
đi Ba Chẽ; hệ thống đƣờng chính đô thị tổng chiều dài 156,2km, đƣờng nhánh

13


đô thị tổng chiều dài 152,63km; tuyến đƣờng sắt chuyên dùng dài 40km phục
vụ vận tải than. Bên cạnh đó, trên địa bàn có cảng quốc gia Cửa Ông, cảng
Hòn Nét phục vụ xuất khẩu than, đảm bảo các tàu có trọng tải 6 - 10 vạn tấn
ra vào thuận tiện; có 6 cảng nội địa phục vụ xuất nhập hàng hoá, vật liệu, du
lịch ...Cơ sở hạ tầng đã đƣợc đầu tƣ theo quy hoạch, đáp ứng các tiêu chuẩn
đô thị, phù hợp với điều kiện phát triển của địa phƣơng. Cẩm Phả cũng ƣu

tiên đầu tƣ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, nâng cao năng lực quản lý đô thị;
từ năm 2005 đến nay, tổng mức đầu tƣ cho các lĩnh vực này khoảng 40.300 tỷ đồng.

Song song với đầu tƣ cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế, Cẩm Phả
đã đầu tƣ có hiệu quả cho nhiệm vụ đảm bảo an sinh xã hội, phát triển dân trí.
“Hiện Cẩm Phả có 4 bệnh viện (2 bệnh viện đa khoa hạng II, 1 bệnh viện
chuyên khoa, 1 bệnh viện điều dƣỡng); 1 trung tâm y tế dự phòng; 16 trạm y
tế xã, phƣờng; 15 trạm y tế của doanh nghiệp; có 150 cơ sở dịch vụ y, dƣợc tƣ
nhân; đạt 33,2 giƣờng/vạn dân, 10 bác sĩ/vạn dân; 100% phƣờng, xã đạt
chuẩn quốc gia về y tế. Về Giáo dục và đào tạo, hiện tỷ lệ học sinh lên lớp từ
93 - 99% trở lên, tỷ lệ học sinh thi đỗ vào các trƣờng cao đẳng, đại học luôn ở
mức cao trong tỉnh. Hiện trên địa bàn có 60 trƣờng từ mầm non tới THPT
(50% đạt chuẩn quốc gia); 1 trung tâm dạy nghề, 1 trung tâm hƣớng nghiệp
giáo dục thƣờng xuyên, 2 trƣờng cao đẳng, 1 cơ sở đại học, 1 cơ sở đào tạo
nghề cho ngƣời khuyết tật, hàng năm thu hút trên 2.000 học sinh, sinh viên;
100% xã, phƣờng có trung tâm học tập cộng đồng; 100% giáo viên đạt chuẩn
(50% giỏi các cấp)” [37; tr.6].
Lĩnh vực văn hoá - thông tin - thể thao cũng có những bƣớc tiến dài.
“Trên địa bàn hiện có 1 khu liên hợp văn hoá thể thao (bao gồm nhà thi đấu
đa năng đạt chuẩn cấp quốc gia, cung văn hoá thiếu nhi, CLB ngƣời cao tuổi,
thƣ viện, bảo tàng, Đài TTTH); 3 khu vui chơi cho thanh thiếu niên; 11 sân
vận động; 11 nhà văn hoá kết hợp nhà thi đấu đa năng của các doanh nghiệp;
1 nhà hát biểu diễn ngoài trời; 5 trạm thu phát chuyển; 1 trung tâm truyền

14


hình cáp; 1 khu di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia, 2 khu di tích lịch sử văn
hoá cấp tỉnh; 16 di tích đƣợc kiểm kê phân loại đƣa vào bảo tồn, tôn tạo phục
hồi… Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” gắn với

phong trào “Xây dựng cơ quan, phƣờng, xã, khu phố, thôn và gia đình văn
hoá” và chƣơng trình chỉnh trang đô thị, xây dựng nếp sống văn minh đô thị
đƣợc triển khai, hƣởng ứng rộng rãi trong cộng đồng dân cƣ; 97,75% số khu
phố, thôn, 92,3% số hộ gia đình đạt danh hiệu văn hoá; các công trình điện
lƣới, cấp thoát nƣớc, vệ sinh môi trƣờng đã đƣợc đầu tƣ hoàn thiện, đáp ứng
tốt quy mô, yêu cầu của đô thị hiện đại” [37; tr.7-8].
Cùng với việc đầu tƣ phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, công tác
xây dựng Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể đƣợc Cẩm Phả đặc biệt
quan tâm, đáp ứng yêu cầu phát triển của một đô thị hiện đại. Bộ máy quản lý
nhà nƣớc các cấp thƣờng xuyên đƣợc củng cố, kiện toàn, nâng cao hiệu quả
hoạt động, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đƣợc giao.
Trong những năm qua, mặc dù chịu ảnh hƣởng của lạm phát và suy
giảm kinh tế, nhƣng nhờ sự quan tâm của các cấp, giúp đỡ của Trung ƣơng và
bằng sự chỉ đạo điều hành quyết liệt của các cấp, các ngành, nỗ lực của các
doanh nghiệp và nhân dân, các mục tiêu kế hoạch hàng năm của thị xã đều đạt
kết quả khá.
1.1.2. Khái quát công tác vận động quần chúng xây dựng chính quyền cấp
xã, phường của Đảng bộ thị xã Cẩm Phả trước năm 2000
Cuối tháng 3 năm 1930, chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam đầu tiên ở
Cẩm Phả - Cửa Ông đƣợc thành lập. Tháng 4/1930, cấp trên quyết định thành
lập Đảng ủy mỏ Hồng Gai - Cẩm Phả. Tháng 9/1930, xứ ủy quyết định tách
Đảng ủy Hồng Gai - Cẩm Phả thành hai Đảng ủy Đảng ủy mỏ Hồng Gai và
Đảng ủy mỏ Cẩm Phả - Cửa Ông. Đồng chí Vũ Văn Hiếu đƣợc chỉ định làm
Bí thƣ Đảng ủy mỏ Cẩm Phả - Cửa Ông.

15


Ngay sau khi ra đời Đảng ủy đã chú trọng phát triển cơ sở Đảng. các tổ
chức quần chúng cũng đƣợc hình thành và phát triển, sự ra đời, phát triển

ngày càng lớn mạnh của Đảng và các tổ chức quần chúng phản ánh sự
chuyển biến về chất của phong trào công nhân, đánh dấu giai đoạn phát triển
mới của Khu mỏ Cẩm Phả - Cửa Ông.
Sau khi ra đời tuy còn rất nhiều khó khăn nhƣng Đảng ủy mỏ Cẩm PhảCửa Ông đã biết dựa vào công nhân khu mỏ và các tầng lớp nhân dân đoàn
kết xây dựng lực lƣợng đã đạt đƣợc nhiều thành tích đáng khích lệ trong các
phong trào cách mạng 1930 - 1931, đặc biệt trƣớc tình hình sôi động của Khu
mỏ, Trung ƣơng Đảng đã cử đồng chí Võ Nguyên Giáp - Phó ban chỉ đạo
phong trào cách mạng 1936 - 1939 về lãnh đạo phong trào đấu tranh ở Khu
mỏ Cẩm Phả. Cuộc bãi công ngày 12/11/1936 của công nhân Khu mỏ đã đi
vào lịch sử phong trào cách mạng Vùng mỏ Cẩm Phả dấu son chói lọi về tinh
thần yêu nƣớc nồng nàn, tinh thần đoàn kết đồng cam cộng khổ, tinh thần yêu
giai cấp với tính kỷ luật chặt chẽ của ngƣời thợ mỏ - ngày 12/11 trở thành
Ngày truyền thống “Ngày vùng mỏ bất khuất” của công nhân vùng mỏ. Nối
tiếp truyền thống đấu tranh anh hùng khuất Đảng ủy Cẩm Phả tiếp tục lãnh
đạo công nhân và các thành phần nhân dân khác đoàn kết phục hồi cơ sở,
chuẩn bị lực lƣợng nổi dậy giành chính quyền ở Cẩm Phả từ 1945 - 1954. Sau
đó từ 1945 đến 1954 nhân dân Cẩm Phả cùng với nhân dân tỉnh Quảng Ninh
và cả nƣớc vƣợt qua muôn vàn khó khăn để xây dựng chế độ mới và trải qua
chín năm trƣờng kỳ kháng chiến với phƣơng châm: Kháng chiến toàn dân,
toàn diện, trƣờng kỳ, tự lực cánh sinh. Dƣới sự lãnh đạo của Đảng ủy giai cấp
công nhân Khu mỏ đã đoàn kết với các tầng lớp nhân dân thực hiện thắng lợi
nhiệm vụ: Phá hoại kinh tế và tiêu hao sinh lực địch, góp phần vào thắng lợi
chung của cả nƣớc. Nhƣ thế, sau 72 năm đấu tranh kiên cƣờng, bất khuất
nhân dân Cẩm Phả đã vĩnh viễn thoát khỏi cuộc đời nô lệ, trở thành ngƣời
làm chủ vùng mỏ thân yêu của mình.

16


Từ năm 1954 đến năm 1975 Đảng bộ thị xả Cẩm Phả lãnh đạo công

cuộc khôi phục và phát triển kinh tế văn hóa xã hội, thực hiện kế hoạch 5 năm
lần thứ nhất (1961 - 1965), rồi từ 1966 - 1975 nhân dân Đảng bộ thị xã Cẩm
Phả vừa sản xuất, vừa chiến đấu đánh thắng chiến tranh phá hoại miền Bắc
của đế quốc Mĩ và tích cực chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam. Bom đạn
chiến tranh càng ác liệt bản lĩnh tinh thần cách mạng của ngƣời thợ mỏ Cẩm
Phả càng sáng ngời.
Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nƣớc thắng lợi, đất nƣớc hòa bình
thống nhất đã đƣa cuộc cách mạng nƣớc ta tiến lên một thời kỳ mới - thời kỳ
xây dựng CNXH trên phạm vi cả nƣớc. Đảng bộ thị xã đã cùng với nhân dân
tỉnh Quảng Ninh và cả nƣớc lại bƣớc vào công cuộc xây dựng CNXH với
bao phấn khởi, hi vọng, dự định về một tƣơng lai tốt đẹp ở phía trƣớc. Tính từ
khi thành lập cho đến năm 2012 Đảng bộ thị xã đã trải qua hai mƣơi mốt kỳ
Đại hội.
Từ sau ngày thành lập đặc biệt từ khi đất nƣớc thống nhất công tác
VĐQC xây dựng chính quyền cấp cơ sở đã góp phần quan trọng giúp Đảng
bộ thị xã lãnh đạo, huy động và khơi dậy tiềm năng, sức mạnh to lớn của các
tầng lớp nhân dân trong thị xã góp phần cùng tỉnh Quảng Ninh thực hiện
thắng lợi cuộc cách mạng tháng Tám, kháng chiến chống thực dân Pháp,
kháng chiến chống Mĩ. Phát huy những thành quả tốt đẹp của công VĐQC
xây dựng chính quyền khắc phục những hạn chế thiếu sót gặp phải Đảng bộ
thị xã ngày càng ý thức đầy đủ hơn về vị trí vai trò của công tác dân vận
chính quyền trong thời kỳ mới.
Nhận thức rõ vai trò, vị trí của công tác vận động quần chúng theo quan
điểm của Nghị quyết số 08B - NQ/HNTW ngày 27/3/1990 của Hội nghị lần
thứ tám của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng (khóa VI): “Về đổi mới công
tác của Đảng tăng cƣờng mối quan hệ của Đảng với nhân dân”. Nghị quyết
trên cơ sở phân tích sâu sắc tình hình thực tiễn đã đề ra 4 quan điểm chỉ đạo

17



đổi mới công tác dân vận, tăng cƣờng mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân,
cụ thể:
Một là: “ Cách mạng là sự nghiệp của dân, do dân, vì dân”.
Hai là: “ Động lực thúc đẩy phong trào quần chúng là đáp ứng lợi ích
thiết thực của nhân dân và kết hợp hài hòa các lợi ích, thống nhất quyền lợi và
nghĩa vụ của công dân”
Ba là, “Các hình thức tập hợp nhân dân phải đa dạng”.
Bốn là, “Công tác quần chúng là trách nhiệm của Đảng, của Nhà nƣớc
và các đoàn thể”.
Đây là Nghị quyết cơ bản nhất đóng vai trò định hƣớng cho công tác
vận động quần chúng của cả nƣớc trong thời kỳ đổi mới. Nhận thức một cách
sâu sắc vấn đề này, từ khi đƣợc tỉnh triển khai về việc thực hiện Nghị quyết
Trung ƣơng 8B Ban Dân vận đã tích cực tham mƣu cho Thị ủy triển khai thực
hiện tốt Nghị quyết Trung ƣơng 8B cũng nhƣ các Nghị quyết của Ðảng, của
tỉnh về công tác vận ðộng quần chúng. Trong bối cảnh đó Thị ủy Cẩm Phả đã
tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt để học tập, quán triệt các quan điểm nội
dung của Nghị quyết Trung ƣơng 8B và xây dựng chƣơng trình hành động
thực hiện nghị quyết trong toàn Đảng bộ, tiếp theo Thị ủy ra Nghị quyết đã
nêu lên những nhiệm vụ cấp bách thiết thực với công tác tổ chức quần chúng
yêu cầu các cấp ủy Đảng, chính quyền các cơ quan Nhà nƣớc, Mặt trận Tổ
Quốc và các đoàn thể trong thị xã thực hiện . Sau những đợt tổ chức học tập
của cán bộ chủ chốt tỉnh kết thúc Đảng bộ thị xã Cẩm Phả cũng triển khai
việc thực hiện nghị quyết 8B bằng việc đề ra các chƣơng trình nhiệm vụ cụ
thể để thực hiện nghị quyết 8B.
Song song với việc triển khai thực hiện Nghị quyết 8B, Tỉnh ủy đã triển
khai thực hiện đồng bộ các Nghị quyết chuyên đề của Ban Chấp hành Trung
ƣơng của Ban Chấp hành khóa VII, khóa VIII về công tác vận động quần
chúng nhƣ: Nghị quyết 07 (07 - NQ/TW (17/3/1991) của Bộ Chính trị về đại


18


đoàn kết toàn dân tộc và tăng cƣờng Mặt trận dân tộc thống nhất; Nghị quyết
Hội nghị lần thứ tƣ Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa VI về công tác
Thanh niên trong thời kỳ mới (01/1993); Nghị quyết 04 - NQ/TW (12/7/1993)
của Bộ Chính trị về đổi mới tăng cƣờng công tác vận động phụ nữ trong tình
hình mới, trƣớc tình hình đó nhận đƣợc chỉ thị của Tỉnh ủy thì Đảng bộ thị xã
cũng tích cực triển khai việc học tập, nắm bắt tinh thần của các Nghị quyết
trên. Từ đó, đã củng cố, tăng cƣờng mối quan hệ nhân dân với Đảng, chính
quyền phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, đẩy mạnh các phong
trào thi đua yêu nƣớc, góp phần thực hiện các mục tiêu KT - XH
Cho tới trƣớc năm 2000 tình hình kinh tế - xã hội ở thị xã còn nhiều
khó khăn do ảnh hƣởng của khủng hoảng ở Đông Nam Á, sự chống phá của
các thế lực thù địch, Quảng Ninh lại là tỉnh biên giới nên tình hình khá phức
tạp. Trong hoàn cảnh ấy Đảng bộ thị xã luôn luôn chú trọng công tác dân vận
chính quyền bởi đây là nhân tố giữ gìn sự ổn định của bộ máy, sự đoàn kết
thống nhất trong Đảng bộ, nhất là sự đoàn kết trong quần chúng nhân dân – nhân
tố quan trọng để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của địa phƣơng.
Các cấp ủy Đảng đã chỉ đạo sát sao, chặt chẽ việc thực hiện và tổng kết
Nghị quyết 8B của Trung ƣơng và các Nghị quyết của Tỉnh ủy về công tác
quần chúng, đồng thời mở rộng dân chủ trong sinh hoạt xã hội, chăm lo xây
dựng các đoàn thể nhân dân. Chính quyền các cấp đã giải quyết kịp thời, có
hiệu quả những vấn đề bức thiết trong sản xuất và đời sống tạo điều kiện để
các thành phần kinh tế phát triển sản xuất kinh doanh.
Sau hai năm thực hiện Nghị quyết Trung ƣơng 8B và các nghị quyết
nói trên Tỉnh ủy đã đã chỉ đạo sơ kết từ cơ sở trở lên. Theo đó, thị xã Cẩm
Phả cũng đã tổ chức sơ kết hai năm thực hiện nghị quyết Trung ƣơng 8B, việc
sơ kết đã có tác dụng nâng cao nhận thức và thúc đẩy việc thực hiện nghị
quyết tốt hơn. Hệ thống dân vận từ Thị ủy đến cơ sở đƣợc củng cố và hoạt

động hiệu quả hơn. “Mặt trận và các đoàn thể đã từng bƣớc đổi mới tổ chức

19


và phƣơng thức hoạt động, chăm lo lợi ích chính đáng của đoàn viên, hội
viên; làm nòng cốt và thu đƣợc kết quả đáng kể trong việc tuyên truyền vận
động nhân dân nêu cao đoàn kết, giúp nhau phát triển sản xuất, đảm bảo đời
sống… động viên nhân dân hăng hái tham gia ý kiến xây dựng Hiến pháp, pháp
luật; củng cố chính quyền các cấp; giữ gìn trật tự an ninh ở địa phƣơng” 35; tr.20.
Sự hoạt động tích cực và có hiệu quả của Mặt trận và các đoàn thể đóng vai
trò vô cùng quan trọng trong việc huy động nôi lực của nhân dân trong Thị xã
vào việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu KT - XH và xây dựng khối đại đoàn
kết toàn dân. Ngoài ra, các tổ chức xã hội, các hội nghề nghiệp, từ thiện, nhân
đạo đã đƣợc thành lập đã thu hút thêm các tầng lớp nhân dân tham gia sinh
hoạt, vừa đáp ứng lợi ích chính đáng của mọi ngƣời, vừa tập hợp quần chúng
rộng rãi để thông tin tuyên truyền thời sự chính sách. Đặc biệt mối quan hệ và
sự phối hợp hoạt động của chính quyền với Mặt trận và các đoàn thể đƣợc
tăng cƣờng hơn nữa.
Mặc dù, có nhiều cố gắng song công tác VĐQC xây dựng chính quyền
cấp cơ sở ở Đảng bộ thị xã Cẩm Phả trƣớc năm 2000 vẫn không thể tránh
khỏi những thiếu sót, hạn chế. Cụ thể, việc chỉ đạo sơ, tổng kết các Nghị
quyết chuyên đề về công tác quần chúng theo từng đối tƣợng chƣa chặt chẽ,
kịp thời, thiếu những giải pháp tích cực để động viên khơi dậy mạnh mẽ tiềm
năng của phong trào quần chúng trong xây dựng chính quyền. Các cơ quan
nhà nƣớc chƣa thực sự quan tâm tới công tác dân vận cụ thể là công tác dân
vận chính quyền, nhiều cán bộ công chức chƣa nâng cao trách nhiệm phục vụ
dân, có nhiều biểu hiện phiền hà, sách nhiễu dân. Tổ chức và cán bộ của Mặt
trận, các đoàn thể, hội quần chúng tuy đã đƣợc củng cố nâng cao nhƣng chƣa
đáp ứng với yêu cầu của tình hình mới. Hệ thống dân vận từ cấp huyện đặc

biệt cấp cơ sở phƣờng, xã mới thành lập còn nhiều khó khăn, lúng túng trong
hoạt động.

20


Nguyên nhân của những tồn tại nói trên là do nhận thức của cấp ủy, cán
bộ, đảng viên về công tác quần chúng của Đảng nhất là các quan điểm chỉ đạo
đổi mới công tác quần chúng chƣa thực sự sâu sắc, nên còn biểu hiện xem
nhẹ. Sự lãnh đạo, chỉ đạo công tác dân vận của cấp ủy một số nơi còn coi nhẹ,
buông lơi có nơi còn khoán trắng cho Mặt trận Tổ Quốc và các đoàn thể nhân
dân. Công tác VĐQC xây dựng chính quyền, của cán bộ công chức nhà nƣớc
còn nhiều yếu kém, bất cập. Năng lực trình độ nhất là trình độ chuyên môn, lý
luận chính trị của đội ngũ cán bộ dân vận còn nhiều hạn chế; chƣa làm tốt
chức năng tham mƣu cho cấp ủy về lĩnh vực công tác này. Hơn nữa, việc đầu
tƣ kinh phí và các điều kiện khác cho hoạt động của hệ thống dân vận còn
chƣa thỏa đáng.
Những nỗ lực của Đảng bộ thị xã Cẩm Phả trong công tác VĐQC xây
dựng chính quyền rất đáng ghi nhận song những hạn chế, thiếu sót tồn tại
cũng cần đƣợc kiểm điểm đánh giá nghiêm túc, thẳng thắn để có định hƣớng
phù hợp trong các thời kỳ tiếp theo.
1.2. Đảng bộ thị xã Cẩm Phả lãnh đạo công tác vận động quần
chúng xây dựng chính quyền cấp xã, phƣờng từ năm 2000 đến năm 2005
1.2.1. Chủ trương của Đảng bộ thị xã Cẩm Phả.
Đại hội Đảng lần thứ IX (4/2001) đã xác định phƣơng hƣớng chung
trong công tác dân vận là: “Mở rộng và đa dạng hóa các loại hình tập hợp
nhân dân tham gia các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội, xã hội nghề
nghiệp, văn hóa, hữu nghị, từ thiện - nhân đạo. Sớm ban hành luật về hội.
Tiếp tục đổi mới hoạt động của Mặt trận Tổ Quốc và các đoàn thể nhân dân
nhằm khắc phục tình trạng hành chính hóa, phô trƣơng, hình thức, quan liêu,

xa dân. Thực hiện tốt luật Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam. Tổ chức các phong
trào, nhân dân thi đua yêu nƣớc, đăng ký xây dựng cuộc sống mới ở khu dân
cƣ, xây dựng đời sống văn hóa đảm bảo trật tự, an toàn xã hội gắn với các
chƣơng trình kế hoạch phát triển kinh tế của cả nƣớc, từng địa phƣơng và địa

21


bàn khu dân cƣ. Hƣớng mạnh các hoạt động về cơ sở, cộng đồng dân cƣ và
từng gia đình”39;130-131.
Định hƣớng trên có giá trị rất lớn nhằm đổi mới phƣơng thức lãnh đạo
của Đảng đối với công tác dân vận, trong đó lƣu ý một số hƣớng tập trung sau:
Một là: tiếp tục mở rộng sự đa dạng hóa các hình thức tập hợp nhân dân.
Hai là: tạo môi trƣờng và điều kiện, cơ chế, chính sách để đổi mới hoạt
động của MTTQ và các đoàn thể nhân dân, các hội quần chúng theo hƣớng
năng động, thiết thực để tăng sức thu hút các tầng lớp nhân dân vào các tổ chức.

Ba là: gắn hoạt động của MTTQ, các đoàn thể với các chƣơng trình
kinh tế, xã hội hƣớng về cơ sở, cộng đồng dân cƣ, gia đình bám dân, gần dân
và xây dựng cơ sở nòng cốt, mô hình mới của tổ chức trong đối tƣợng vận động.

Bốn là: luật hóa các chủ trƣơng và thực hiện tốt các luật, các văn bản
và chế độ mà nhà nƣớc đã ban hành trong công tác quần chúng.
Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa IX (ngày
12/3/2003) ra Nghị quyết số 23 - NQ/TW “về phát huy sức mạnh đại đoàn kết
toàn dân tộc vì dân giàu nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
Nghị quyết nêu ra bốn quan điểm:
- Đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân
với giai cấp nông dân và đội ngũ tri thức dƣới sự lãnh đạo của Đảng là đƣờng
lối chiến lƣợc của cách mạng Việt Nam; là nguồn sức mạnh là động lực chủ

yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi bền vững của sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.
- Đại đoàn kết toàn dân tộc lấy mục tiêu giữ vững độc lập, thống nhất
Tổ Quốc vì dân giàu nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh làm
điểm tƣơng đồng, xóa bỏ mặc cảm, định kiến, phân biệt đối xử về quá khứ,
thành phần, giai cấp, xây dựng tinh thần cởi mở, tin cậy lẫn nhau, cùng hƣớng
tới tƣơng lai.

22


×