Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Bảo đảm quyền của nạn nhân các tội xâm phạm tình dục trẻ em dưới góc độ quyền con người (luận văn thạc sỹ luật học)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (730.27 KB, 73 trang )

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU……………………………………………………..Trang 1
CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ VIỆC BẢO VỆ QUYỀN CỦA
NẠN NHÂN CÁC TỘI XÂM PHẠM TÌNH DỤC TRẺ EM DƢỚI GĨC ĐỘ
QUYỀN CON NGƢỜI…………………………………………………………4
1.1 Nạn nhân của các tội xâm phạm tình dục trẻ em và các quyền của nạn
nhân………………………………………………………………………………4
1.1.1 Nạn nhân của các tội xâm phạm tình dục trẻ em………………….4
1.1.2 Các quyền của nạn nhân các tội xâm phạm tình dục trẻ em……..6
1.2 Vấn đề bảo vệ nạn nhân các tội xâm phạm tình dục trẻ em………..11
1.2.1 Nội dung của việc bảo vệ nạn nhân các tội xâm phạm tình dục trẻ
em…………………………………………………………………………………11
1.2.3 Các biện pháp bảo vệ nạn nhân các tội xâm phạm tình dục trẻ
em…………………………………………………………………………………13
CHƢƠNG 2. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM TÌNH DỤC
TRẺ EM VÀ TÌNH HÌNH CÁC TỘI XÂM PHẠM TÌNH DỤC TRẺ EM TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG NHỮNG NĂM GẦN
ĐÂY………………………………………………………………………………15
2.1 Khái quát chung về các tội xâm phạm tình dục trẻ em…………….15
2.2.Tình hình các tội xâm phạm tình dục trẻ em tại TP.HCM trong những
năm gần đây…………………………………………………………….19
2.2.1 Thực trạng của các tội xâm phạm tình dục trẻ em tại TP.HCM trong
những năm gần đây……………………………………………………….19
2.2.2 Cơ cấu của tình hình tội phạm………………………………………21
2.2.3 Động thái của các tội xâm phạm tình dục trẻ em…………………23


2.2.4. Thông số về sự thiệt hại……………………………………………26
2.3 Một số đặc điểm tội phạm học của các tội xâm phạm tình dục trẻ em tại
Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian gần đây……………………….29
CHƢƠNG 3. NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA CÁC TỘI XÂM


PHẠM TÌNH DỤC TRẺ EM VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐẤU TRANH
PHÒNG CHỐNG VÀ VẤN ĐỀ BẢO VỆ QUYỀN CON NGƢỜI CỦA NẠN
NHÂN…………………………………………………………………………….36
3.1. Nguyên nhân và điều kiện của các tội xâm phạm tình dục trẻ em tại
Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay…………………………………………….36
3.1.1 Các nguyên nhân và điều kiện của các tội phạm nói chung……..36
3.1.2 Nguyên nhân và điều kiện dƣới góc độ tội phạm cụ thể…………39
3.2 Một số dự báo về tình hình các tội xâm phạm tình dục trẻ em tại Thành
phố Hồ Chí Minh trong thời gian sắp tới……………………………..48
3.3 Một số biện pháp đấu tranh phịng chống các tội xâm phạm tình dục trẻ
em hiện nay và vấn đề bảo vệ quyền con ngƣời của nạn nhân…………49
3.3.1. Đánh giá chung về hoạt động phòng chống và vấn đề bảo đảm quyền
con ngƣời của nạn nhân………………………………………………….49
3.3.2 Một số biện pháp đấu tranh phòng chống các tội xâm phạm tình dục trẻ
em hiện nay và vấn đề bảo vệ quyền con ngƣời của nạn nhân…….57
KẾT LUẬN…………………………………………………………………72


LỜI NÓI ĐẦU.
Bảo vệ quyền con người, đặc biệt là quyền con người của trẻ em không chỉ
là thước đo sự văn minh, tiến bộ của nhân loại mà hành động này cịn có tầm ảnh
hưởng cho sự tồn vong của cả xã hội loài người. Tuy nhiên, trên thực tế vì những
lý do nào đó, trẻ em vẫn đang bị xâm hại bằng các hình thức khác nhau, trong đó
xâm hại tình dục là một trong những hành vi nguy hiểm có chiều hướng gia tăng ở
hầu hết các quốc gia. Chính vì lý do đó, bảo vệ quyền con người của trẻ em - nạn
nhân các tội xâm phạm tình dục - trở thành vấn đề cấp thiết của mọi quốc gia,
trong đó có Việt Nam.
Trong những năm gần đây, các tội xâm phạm tình dục trẻ em tại các địa
phương nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng có những biểu hiện gia
tăng về số vụ phạm tội cũng như về tính nguy hiểm của hành vi phạm tội. Cần phải

nhìn nhận rằng các biện pháp đấu tranh phòng chống tội phạm chủ yếu chỉ mới tập
trung vào các biện pháp phát hiện và xử lý tội phạm chứ chưa đầu tư, quan tâm
đúng mức cho hoạt động phòng ngừa trước khi tội phạm xảy ra. Tuy nhiên, hoạt
động phát hiện và xử lý tội phạm mặc dù đã đạt được một số kết quả nhất định
trong việc bảo vệ trẻ em nhưng nhìn chung, xét ở khía cạnh bảo vệ quyền con
người của trẻ em là nạn nhân của tội phạm vẫn còn một số vấn đề tồn tại.
Về tình hình nghiên cứu: Hoạt động nghiên cứu tình hình các tội
xâm hại tình dục trẻ em và các biện pháp đấu tranh phòng chống tội phạm đã được
một số tác giả đề cập nhưng việc nghiên cứu sâu sắc về nạn nhân, đặc biệt vấn đề
bảo đảm quyền con người của nạn nhân nhóm tội phạm này chưa được nghiên cứu
một cách có hệ thống. Xuất phát từ thực tiễn đó, chúng tơi đã chọn đề tài “Bảo
đảm quyền của nạn nhân các tội xâm phạm tình dục trẻ em dưới góc độ quyền
con người” làm đề tài nghiên cứu. Có thể xem rằng đây là đề tài nghiên cứu khoa
học đầu tiên tại Việt Nam nghiên cứu về việc bảo đảm quyền con người của nạn
nhân các tội xâm phạm tình dục trẻ em, đặc biệt là liên quan đến các biện pháp
phòng ngừa tội phạm.
1


Về mục tiêu và tính cấp thiết của đề tài: Phịng ngừa tội phạm nói chung
và các tội xâm phạm tình dục trẻ em nói riêng có thể coi như là một vấn đề quan
trọng nhất của các chủ thể phịng chống tội phạm tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện
nay. Tuy nhiên việc áp dụng các biện pháp phòng chống tội phạm trên thực tế như
thế nào để vừa đảm bảo hiệu quả của hoạt động phòng ngừa nhưng lại vừa bảo
đảm quyền con người của nạn nhân là vấn đề đang được đặt ra. Nói cách khác, làm
thế nào để cân bằng lợi ích của tồn xã hội thơng qua các biện pháp phịng ngừa
với lợi ích của nạn nhân của các tội xâm phạm tình dục trẻ em là yêu cầu cấp thiết
trong giai đoạn hiện nay.
Với tính cấp thiết đó, mục tiêu của đề tài là trên cơ sở đánh giá tồn diện
tình hình các tội xâm phạm tình dục trẻ em tại Thành phố Hồ Chí Minh trong

những năm gần đây, phân tích nguyên nhân và điều kiện của nhóm tội phạm, đánh
giá các biện pháp phòng ngừa tội phạm và các biện pháp bảo đảm quyền con người
của nạn nhân để từ đó có những đề xuất nhằm nâng cao hơn nữa việc bảo đảm
quyền con người của nạn nhân các tội xâm phạm tình dục trẻ em.
Về phạm vi và phƣơng pháp nghiên cứu: Đề tài sẽ đi sâu vào việc phân
tích, đánh giá việc bảo vệ quyền nạn nhân các tội xâm phạm tình dục trẻ em tại
Thành phố Hồ Chí Minh thông qua phương pháp thống kê các bản án của Tịa án
nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, qua thực trạng hoạt động của các cơ quan tố
tụng cũng như các chủ thể phòng ngừa tội phạm khác liên quan đến việc bảo vệ
quyền con người của nạn nhân các tội xâm hại tình dục trẻ em tại Thành phố Hồ
Chí Minh trong thời gian vừa qua; nghiên cứu chọn lọc và so sánh tình hình tội
phạm xâm hại tình dục trẻ em qua đó so sánh các hoạt động thực tiễn của các chủ
thể trong những giai đoạn khác nhau cũng như so sánh hoạt động của các chủ thể
với hoạt động của các chủ thể ở một vài quốc gia khác liên quan đến việc bảo vệ
quyền con người của trẻ em trong q trình phịng ngừa các tội xâm hại tình dục
trẻ em.
Về cơ cấu của đề tài: Cơ cấu chung của đề tài được chia thành 3 phần,
trong đó:
2


Chƣơng 1: Những vấn đề cơ bản về việc bảo vệ quyền nạn nhân các tội xâm
phạm tình dục trẻ em dưới góc độ quyền con người.
Chƣơng 2. Khái quát chung về các tội xâm hại tình dục trẻ em và tình hình
các tội xâm phạm tình dục trẻ em tại Thành phố Hồ Chí Minh trong những năm
gần đây.
Chƣơng 2. Nguyên nhân và điều kiện của các tội xâm phạm tình dục trẻ em
và một số biện pháp đấu tranh phòng chống và vấn đề bảo vệ quyền con người của
nạn nhân.
Mặc dù có nhiều cố gắng trong việc thu thập, thống kê và đánh giá các số

liệu về tình hình các tội xâm hại tình dục trẻ em cũng như các số liệu khác liên
quan đến hoạt động của các chủ thể phòng ngừa tội phạm song đề tài vẫn không
tránh khỏi những hạn chế nhất định. Tác giả mong nhận được những góp ý của các
nhà nghiên cứu, các cơ quan tiến hành tố tụng - những chủ thể quan trọng của hoạt
động đấu tranh phòng chống tội phạm và của các đồng nghiệp để đề tài có thể hồn
thiện hơn nữa về nội dung và tạo cơ sở quan trọng cho việc bảo vệ tối đa quyền
con người của trẻ em- nạn nhân của các tội xâm phạm tình dục trẻ em tại Thành
phố Hồ Chí Minh cũng như trong phạm vi cả nước.

Tác giả

3


CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ VIỆC BẢO VỆ QUYỀN
CỦA NẠN NHÂN CÁC TỘI XÂM PHẠM TÌNH DỤC TRẺ EM DƢỚI GÓC
ĐỘ QUYỀN CON NGƢỜI.

1.1 Nạn nhân của các tội xâm phạm tình dục trẻ em và các quyền của
nạn nhân.
1.1.1 Nạn nhân của các tội xâm phạm tình dục trẻ em.
Theo cách hiểu của tội phạm học, nạn nhân của tội phạm là con người cụ thể
bị tội phạm xâm hại và gây ra những thiệt hại về vật chất, tinh thần, thể chất. Ngày
nay, nạn nhân của tội phạm còn là được xem là đối tượng nghiên cứu của Nạn
nhân học( Victimology), một phân ngành của Tội phạm học chuyên nghiên cứu về
nạn nhân của tội phạm. Theo đó, nạn nhân của tội phạm trong nhiều trường hợp có
vai trị nhất định trong cơ chế tâm lý xã hội của hành vi phạm tội cụ thể, “ người
phạm tội có thể là con thú nhưng nạn nhân có thể giúp kẻ phạm tội bằng cách sẵn
sàng làm con mồi trước khi bị săn” 1, cụ thể:
-Nạn nhân có những hành vi hỗ trợ cho hành vi phạm tội xảy ra, bao gồm cả

hành vi tích cực lẫn hành vi tiêu cực
-Nạn nhân có những đặc điểm nhân thân thu hút người phạm tội như các đặc
điểm về độ tuổi, giới tính, tình trạng sức khỏe, hồn cảnh gia đình…
-Nạn nhân có mối quan hệ nhất định với người phạm tội và người phạm tội
tận dụng mối quan hệ này để thực hiện hành vi phạm tội. Đó có thể là mối quan hệ
trong huyết thống, gia đình; mối quan hệ lệ thuộc( tinh thần, vật chất) hoặc mối
quan hệ quen biết.
Với cách hiểu này, nạn nhân của các tội xâm phạm tình dục trẻ em là trẻ
em, đối tượng đặc biệt được pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia bảo vệ một
cách nghiêm ngặt và trên thực tế, trẻ em có mang một số đặc điểm nhân thân đặc
thù thu hút người phạm tội. Tuy nhiên khái niệm “trẻ em” hiện nay chưa được hiểu
1

Quan điểm của Hans Von Hentig- nhà Tội phạm học người Đức

4


thống nhất ở các quốc gia. Trên cơ sở quy định tại điều 1 Hiến chương Liên Hiệp
Quốc về quyền trẻ em “ trẻ em có nghĩa là mọi người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp
pháp luật áp dụng với trẻ em đó có quy định tuổi thành niên sớm hơn”. Là thành
viên của Công ước, các quy định hiện nay của pháp luật Việt Nam liên quan đến
độ tuổi xác định một người là trẻ em là được hiểu trên tinh thần là những người
dưới 18 tuổi nhưng lại khơng thống nhất ở độ tuổi cụ thể, ví dụ:
- Điều 119 và điều 120 của Bộ luật lao động 2004 quy định “ Người lao
động chưa thành niên là người lao động dưới 18 tuổi”; “Cấm nhận trẻ em chưa đủ
15 tuổi vào làm việc, trừ một số nghề và công việc do Bộ Lao động -Thương binh
và Xã hội quy định. Đối với ngành nghề và công việc được nhận trẻ em chưa đủ 15
tuổi vào làm việc, học nghề, tập nghề thì việc nhận và sử dụng những trẻ em này
phải có sự đồng ý và theo dõi của cha mẹ hoặc người đỡ đầu.”

- Điều 1 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 quy định: “ Trẻ
em… là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi”
- Bộ Luật hình sự 2009 khơng quy định cụ thể độ tuổi của một người được
coi là trẻ em nhưng có thể suy luận vấn đề này thông qua việc quy định tại các điều
khoản liên quan đến các tội xâm hại trẻ em, cụ thể tại khoản 1 điều 112 quy định “
Người nào hiếp dâm trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, thì bị phạt tù từ 7 năm
đến 15 năm”; khoản 1 điều 114 quy định “ Người nào cưỡng dâm trẻ em đủ 13 tuổi
đến dưới 16 tuổi, thì bị phạt tù từ 5 năm đến 10 năm”; khoản 1 điều 115 quy định
“ người nào đã thành niên mà giao cấu với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi,
thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm”. Bên cạnh đó, xét trong tồn bộ các quy
định của Bộ luật khơng có điều khoản nào quy định độ tuổi của trẻ em nữa nên có
thể suy luận rằng trẻ em theo quy định tại BLHS là người dưới 16 tuổi.
Từ sự tham khảo các quy định trên có thể thấy rằng Luật bảo vệ, chăm sóc
và giáo dục trẻ em 2004 là văn bản luật duy nhất có quy định cụ thể độ tuổi của
một người được coi là trẻ em và quy định này hoàn toàn phù hợp với Hiến chương
Liên hiệp quốc về quyền trẻ em, quy định này cũng phù hợp với cách hiểu trong
các quy định của BLHS 1999 cho nên khái niệm trẻ em – nạn nhân củacác tội xâm
phạm tình dục trẻ em được hiểu trong đề tài này là những người dưới 16 tuổi.
5


1.1.2 Các quyền của nạn nhân các tội xâm phạm tình dục trẻ em.
Trẻ em là người chưa phát triển đầy đủ cả về mặt thể chất lẫn trí tuệ, là
người chưa đủ khả năng tự bảo vệ bản thân cho nên trẻ em cần thiết có được sự
bảo vệ từ cộng đồng xã hội. Trẻ em nói chung và trẻ em là nạn nhân của các tội
xâm phạm tình dục trẻ em nói riêng là đối tượng được các Công ước về quyền con
người bảo vệ. Trên cơ sở tuyên bố chung của Liên hiệp quốc về quyền con người
năm 1948, “ Mọi người đều có quyền sống, quyền tự do và an toàn cá nhân” 2 và
theo tinh thần của Công ước của Liên hiệp quốc về các quyền Dân sự và chính trị
1966, theo đó “quyền được sống là quyền cơ bản, bất khả xâm phạm của con

người”3 và “khơng ai có thể bị xâm phạm trái phép hay độc đoán vào đời tư
…hoặc bị xúc phạm trái phép đến danh dự và thanh danh” 4, sau một thời gian
nghiên cứu, chuẩn bị thì Cơng ước về quyền trẻ em( Convention on the Rights of
the Child) được Hội đồng Liên hiệp quốc thông qua theo Nghị quyết số 44/25 ngày
20.11.1989. Sự kiện này kết thúc một quá trình chuẩn bị bằt đầu từ năm 1979năm Quốc tế về quyền trẻ em. Trong năm đó, một dự thảo Cơng ước do chính phủ
Ba Lan trình lên Liên hiệp quốc đã khởi đầu cho những cuộc thảo luận về Cơng
ước này. Trước đó, vấn đề trẻ em đã từng được cộng đồng quốc tế thảo luận, các
bản Tuyên ngôn về quyền trẻ em đã được Liên hiệp quốc thông qua vào năm 1924
và 1959. Một số quy định của hai tuyên bố này đã được lồng ghép vào một số điều
ước quốc tế về quyền con người và Luật Nhân đạo quốc tế. 5 Quan điểm này được
hình thành do tác động của các báo cáo về những thực tế có ảnh hưởng tiêu cực
đến sự phát triển bình thường của trẻ em như trẻ em bị tử vong, thương tật do chiến
tranh, dịch bệnh, do bị xâm hại bốc lột về sức lao động, tình dục. Việc Đại hội
đồng Liên hiệp quốc nhất trí thơng qua Cơng ước về quyền trẻ em đã tạo nền tảng
cho việc các quốc gia phê chuẩn công ước, và Việt Nam là một trong những quốc
gia đầu tiên phê chuẩn Công ước này năm 1990.

2

Điều 3 Tuyên bố của Liên Hiệp Quốc về quyền con người
Điều 6 Công ước của Liên Hiệp Quốc về quyền Dân sự, Chính trị 1966
4
Điều 17 Cơng ước của Liên Hiệp Quốc về quyền Dân sự, Chính trị 1966
5
Nguyên bản tiếng Anh “ The Rights of the Child”- Tập tài liệu chuyên đề của Liên hiệp quốc về Quyền con ngườiNXB Công an nhân dân
3

6



Công ước về quyền trẻ em đánh dầu sự tiến bộ của loài người trong việc
nhận thức tầm quan trọng của việc bảo vệ trẻ em, những thế hệ trong tương lai duy
trì sự tồn tại của lồi người. Có bốn nguyên tắc cơ bản được thể hiện trong Công
ước:6
-Không phân biệt đối xử ( Điều 2): Các quốc gia thành viên phải bảo đảm
rằng tất cả trẻ em nằm trong quyền tài phán của nước mình phải được hưởng thụ
các quyền trẻ em. Khơng có trẻ em nào bị phân biệt đối xử, “ bất kể trẻ em hoặc
cha hay mẹ hay người giám hộ pháp lý của trẻ em đó thuộc chủng tộc, màu da, giới
tính, ngơn ngữ, tơn giáo, chính trị hay quan điểm nào khác, nguồn gốc quốc gia,
dân tộc hay xã hội, tài sản, khuyết tật, xuất thân gia đình hoặc các yếu tố khác.”
-Bình đẳng về cơ hội: các trẻ em gái cần được tạo cơ hội như các trẻ em trai.
Trẻ em tỵ nạn, trẻ em có nguồn gốc nước ngồi, trẻ em các nhóm bản địa hoặc
thiểu số cần phải được hưởng các quyền như mọi trẻ em khác và được đảm bảo
một tiêu chuẩn sống thích đáng.
-Lợi ích tốt nhất dành cho trẻ em(Điều 3): Khi các nhà chức trách của các
quốc gia đưa ra những quyết định có tác động tới trẻ em, trước tiên cần phải xem
xét xem quyết định đó có đảm bảo lợi ích tốt nhất cho trẻ em hay không. Nguyên
tắc này liên quan đến các quyết định của các Tòa án, các nhà chức trách hành
chính, các thể chế phúc lợi xã hội, cả trong khu vực công cộng và tư nhân.
-Quyền được sống, tồn tại và phát triển( Điều 6). Quyền được sống và
quyền được phát triển phải được hiểu ở mức “tối đa”. Thuật ngữ “phát triển” được
hiểu theo nghĩa rộng, không chỉ là sự quan tâm đến sức khỏe mà liên quan đến trí
tuệ, tinh thần, tình cảm, sự phát triển văn hóa, xã hội.
-Ý kiến của trẻ em( Điều 12). Trẻ em cần được tự do bày tỏ quan điểm về tất
cả các vấn đề liên quan đến chúng, và những quan điểm đó được tơn trọng, bao
gồm ý kiến về bất kỳ thủ tục hành chính hay tư pháp nào có liên quan đến trẻ.
Quyền của trẻ em theo nội dung của Công ước bao gồm các quyền:
6

Nguyên bản tiếng Anh “ The Rights of the Child”- Tập tài liệu chuyên đề của Liên hiệp quốc về Quyền con ngườiNXB Công an nhân dân


7


- Các quyền tự nhiên, cơ bản nhất như quyền được sống( điều 6)
- Các quyền về nhân thân như quyền được khai sinh, có họ tên, quốc tịch sau
khi sinh ra, quyền được biết cha mẹ mình là ai, quyền được tiếp xúc với cha mẹ(
trong trường hợp sống cách ly với cha mẹ - điều 9), quyền được xuất cảnh đồn tụ
gia đình( điều 10), quyền được bảo vệ khỏi hành vi bị mang ra nước ngoài bất hợp
pháp và không đưa trở về( điều 11)
- Các quyền liên quan đến hoạt động tố tụng như quyền được tự do phát
biểu những quan điểm về tất cả các vấn đề có ảnh hưởng đến trẻ em, đặc biệt là
quyền được nói lên ý kiến của mình trong bất kỳ q trình tố tụng tư pháp hoặc
hành chính nào có ảnh hưởng đến trẻ em hoặc trực tiếp hoặc thông qua người đại
diện( điều 12)
- Quyền được luật pháp bảo vệ đời sống riêng tư, gia đình, nhà cửa hoặc thư
tín, bảo vệ khỏi sự cơng kích bất hợp pháp vào danh dự và thanh danh( điều 16)
- Quyền được tự do thông tin cụ thể như quyền được tự do tìm kiếm, tiếp
nhận và phổ biến tất cả các loại thông tin và tư tưởng (điều 13 ), quyền được thu
thập thông tin và tư liệu từ nhiều nguồn quốc gia (điều 17 )
- Quyền được bảo vệ sức khỏe, tự do thân thể cụ thể như quyền được bảo vệ
khỏi các hình thức bạo lực về thể chất hoặc tinh thần, bị tổn thương hay lạm dụng,
bị bỏ mặc hoặc sao nhãng việc chăm sóc, bị ngược đãi hoặc bốc lột gồm cả xâm
hại tình dục( điều 19), quyền được bảo vệ khỏi các hình thức bốc lột khác(điều 36),
quyền không bị tra tấn hay đối xử, trừng phạt tàn tệ vô nhân đạo hay làm mất phẩm
giá (khoản 1 điều 37 ), quyền không bị tước tự do một cách bất hợp pháp và tùy
tiện (khoản 2 điều 37)
- Quyền được ni dưỡng, chăm sóc như quyền được chăm sóc sau khi ra
đời( điều 7), quyền được nuôi dưỡng và phát triển từ cả cha và mẹ( điều 18), quyền
được nhận làm con nuôi (điều 21), quyền của trẻ em có được mức sống đủ để phát

triển về thể chất, trí tuệ, đạo đức và xã hội (điều 27)
- Các quyền về kinh tế, chính trị, văn hóa, y tế giáo dục như quyền được tự
do kết giao và quyền tự do hội họp hịa bình( điều 15), quyền được hưởng sự bảo
8


vệ của nhà nước trong trường hợp tạm thời hay vĩnh viễn bị tước mất mơi trường
của mình hoặc vì những lợi ích tốt nhất của chính bản thân mình mà không được
phép tiếp tục ở trong môi trường ấy( điều 20), quyền liên quan vấn đề tị nạn(điều
22), quyền được hưởng những dịch vụ chăm sóc sức khỏe( điều 24), quyền hưởng
an toàn xã hội, bảo hiểm xã hội (điều 26), quyền của trẻ em có mức sống đủ để
phát triển về thể chất, trí tuệ, tinh thần, đạo đức và xã hội( điều 27), quyền của trẻ
em được học hành và đề đạt (điều 28), quyền của trẻ em được bảo vệ khỏi sự bốc
lột về kinh tế( điều 32), quyền được hưởng sự phục hồi về thể chất, tâm lý và tái
hòa nhập xã hội của trẻ em là nạn nhân của hình thức bỏ mặc, bốc lột hay lạm dụng
tình dục( điều 39)
- Quyền được vui chơi: trẻ em có quyền được nghỉ ngơi và tiêu khiển, được
tham gia vui chơi, tự do tham gia vào các hoạt động văn hóa và nghệ thuật( điều
31).
Trên cơ sở các quyền của trẻ em được Liên hiệp quốc thừa nhận như trên,
Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004 của nước ta đã cụ thể các quyền cơ
bản của trẻ em là công dân Việt Nam như:
- Quyền được khai sinh và có quốc tịch, quyền được xác định cha mẹ( điều
11)
- Quyền được chăm sóc, ni dưỡng( điều 12)
- Quyền sống chung với cha mẹ( điều 13)
- Quyền được tơn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự(
điều 14)
- Quyền được chăm sóc sức khỏe( điều 15)
- Quyền được học tập( điều 16)

- Quyền vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao,du
lịch phù hợp với lứa tuổi( điều 17)
- Quyền được phát triển( điều 18)
- Quyền có tài sản( điều 19)
9


- Quyền tiếp cận thông tin, bày tỏ ý kiến và tham gia hoạt động xã hội( điều
20).
Trẻ em là nạn nhân các tội xâm phạm tình dục trẻ em một mặt phải gánh
chịu những thiệt hại to lớn về thể chất, sức khỏe, phải gánh chịu những tổn thương
nặng nề về tâm lý và ở khía cạnh khác, các em còn bị xâm phạm nghiêm trọng các
quyền cơ bản đã được Công ước của Liên Hiệp Quốc cũng như luật Bảo vệ, chăm
sóc và giáo dục trẻ em 2004 thừa nhận đã nêu ở nội dung trên. Nói cách khác, trẻ
em là nạn nhân của các tội xâm phạm tình dục trẻ em có đầu đủ các quyền của trẻ
em nói chung đã được pháp luật quốc tế và quốc gia ghi nhận, trong đó nổi bật
nhất nhất là quyền được sống( điều 6 Công ước về quyền trẻ em), quyền được bảo
vệ khỏi các hình thức bạo lực về thể chất hoặc tinh thần, bị tổn thương hay lạm
dụng, bị bỏ mặc hoặc sao nhãng việc chăm sóc, bị ngược đãi hoặc bốc lột gồm cả
xâm hại tình dục( điều 19 Công ước về quyền trẻ em); quyền được hưởng sự phục
hồi về thể chất, tâm lý và tái hòa nhập xã hội của trẻ em là nạn nhân của hình thức
bỏ mặc, bốc lột hay lạm dụng tình dục( điều 39 Cơng ước về quyền trẻ em),quyền
được luật pháp bảo vệ đời sống riêng tư, gia đình, nhà cửa hoặc thư tín, bảo vệ
khỏi sự cơng kích bất hợp pháp vào danh dự và thanh danh( điều 16 Công ước về
quyền trẻ em), các quyền liên quan đến hoạt động tố tụng như quyền được tự do
phát biểu những quan điểm về tất cả các vấn đề có ảnh hưởng đến trẻ em, đặc biệt
là quyền được nói lên ý kiến của mình trong bất kỳ q trình tố tụng tư pháp hoặc
hành chính nào có ảnh hưởng đến trẻ em hoặc trực tiếp hoặc thông qua người đại
diện( điều 12 Công ước về quyền trẻ em), quyền được tơn trọng, bảo vệ tính mạng,
thân thể, nhân phẩm và danh dự( điều 14 Luật Bảo vệ, chăm sóc và Giáo dục trẻ

em 2004)…
1.2 Vấn đề bảo vệ nạn nhân các tội xâm phạm tình dục trẻ em.
1.2.1 Nội dung của việc bảo vệ nạn nhân các tội xâm phạm tình dục trẻ
em.
Bảo vệ trẻ em là nạn nhân của các tội xâm phạm tình dục được hiểu bao
gồm hai cấp độ: thứ nhất là bảo vệ trẻ em không trở thành nạn nhân của các tội
xâm phạm tình dục và nội dung này sẽ được trình bày tại chương 3; thứ hai là bảo
10


vệ trẻ em là nạn nhân của tội phạm sau khi tội phạm xảy ra. Sua khi tội phạm xảy
ra, bảo vệ nạn nhân của các tội xâm phạm tình dục trẻ em thể hiện ở những nội
dung cơ bản sau:
-Bảo vệ sự an tồn về sức khỏe, tính mạng và tâm lý của nạn nhân. Nạn
nhân của các tội xâm phạm tình dục trẻ em bị xâm phạm về thân thể có ảnh hưởng
nghiêm trọng về sức khỏe, đặc biệt là nạn nhân phải gánh chịu những tổn thất,
khủng hoảng nặng nề về tâm lý ảnh hưởng đến cuộc sống bình thường của họ trong
cả cuộc đời sau này, tuy nhiên, bên cạnh đó, sau khi tội phạm xảy ra, nạn nhân của
các tội phạm này cịn có nguy cơ bị thương tích, nhiễm bệnh, mang thai… thậm chí
bị người phạm tội giết chết hoặc phải gánh chịu những thiệt hại về tinh thần do
chính người phạm tội gây ra hoặc do dư luận xã hội gây ra. Nhiệm vụ của các cơ
quan phịng chống tội phạm là khơng chỉ nhanh chóng phát hiện, bắt giữ và xử lý
tội phạm mà còn phải tuyệt đối bảo vệ sự an tồn về sức khỏe, tính mạng của nạn
nhân cũng như áp dụng các biện pháp nhằm khôi phục những tổn thương về tâm
lý, tinh thần của nạn nhân, tuyệt đối không để nạn nhân bị tiếp tục tổn thương do
quy trình xử lý tội phạm.
-Bảo vệ những thơng tin mang tính cá nhân riêng tư của nạn nhân. Xuất phát
từ tính nhạy cảm của các tội xâm phạm tình dục, đặc biệt là quan niệm khắc khe về
tình dục của các nước Á đơng, có thể xem sự gièm pha, thậm chí là phân biệt, kỳ
thị của dư luận xã hội đối với những người bị xâm phạm tình dục là một trong

những thiệt hại nặng nề nhất mà nạn nhân phải gánh chịu. Đối với người đã trưởng
thành những thiệt hại này đã là những thiệt hại vô cùng to lớn thì đối với trẻ em,
thật sự các em phải trãi qua những đau đớn khủng khiếp nhất về thể xác lẫn tinh
thần. Chính vì vậy, giữ bí mật thông tin cá nhân của nạn nhân các tội xâm phạm
tình dục trẻ em là yêu cầu bức thiết nhằm bảo vệ các em không bị tiếp tục tổn
thương và mang tính nhân đạo sâu sắc. Việc bảo vệ những thông tin cá nhân của
nạn nhân trên thực tế sẽ phụ thuộc rất nhiều vào cách tiếp nhận thông tin và xử lý
tội phạm của cơ quan tiến hành tố tụng.
-Thủ tục tố tụng để giải quyết vụ án phải tránh gây tổn thương cho nạn nhân.
Sau khi tiếp nhận thông tin về tội phạm xảy ra, thái độ, cách thức làm việc của cơ
11


quan có chức năng như cách thức lấy lời khai, địa điểm lấy lời khai của nạn nhân,
nhân chứng, thời điểm giám định tổn hại sức khỏe, hình thức xét xử( kín, cơng
khai hay lưu động) đều phải cân nhắc đặt lợi ích của nạn nhân lên trước tiên. Nếu
có mâu thuẫn giữa việc bảo vệ nạn nhân với lợi ích từ hoạt động phịng ngừa chung
thì phải ưu tiên lợi ích của nạn nhân.
-Sự tham gia của nạn nhân trong việc giải quyết vụ án. Xuất phát từ tính
nhạy cảm của các tội xâm phạm tình dục, nạn nhân của các tội phạm này thường
có tâm lý e ngại xuất hiện và tham gia vào quá trình giải quyết vụ án, tuy nhiên nếu
như họ hoặc người giám hộ của họ có quyền tham gia vào tiến trình giải quyết vụ
án theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ tối đa quyền lợi của họ hay nhằm đề
đạt nguyện vọng, yêu cầu và cơ quan chức năng có nhiệm vụ tạo điều kiện tối đa
để nạn nhân, người giám hộ của nạn nhân tham gia vào quá trình giải quyết vụ án
theo quy định của pháp luật. Sự tham gia của nạn nhân trong việc giải quyết các vụ
án xâm phạm tình dục khơng có nghĩa là cơ quan chức năng buộc nạn nhân phải
trình diện hay tham gia tất cả các giai đoạn tố tụng mà là có sự lựa chọn của nạn
nhân trên cơ sở quy định của pháp luật.
-Vấn đề hỗ trợ nạn nhân. Sự hỗ trợ nạn nhân các tội xâm phạm tình dục trẻ

em bao gồm sự hỗ trợ vật chất trong việc phục hồi sức khỏe bị tổn hại, trong việc
giải quyết hậu quả khác cho tội phạm gây ra( đặc biệt trong trường hợp nạn nhân
có thai), các biện pháp khác nhằm hỗ trợ cho việc phục hồi về tâm lý của nạn
nhân. Việc hỗ trợ nạn nhân các tội xâm phạm tình dục được thể hiện trong các văn
bản có hiệu lực pháp lý cao mang tính bắt buộc.Chủ thể thực hiện các biện pháp hỗ
trợ cho nạn nhân các tội xâm phạm tình dục trẻ em là các cơ quan tiến hành tố
tụng, các cơ quan nhà nước có nhiệm vụ, chức năng bảo vệ trẻ em và toàn xã hội.
1.2.3 Các biện pháp bảo vệ nạn nhân các tội xâm phạm tình dục trẻ em.
Có thể nói rằng biện pháp, cách thức tốt nhất nhằm đảm bảo tối đa quyền
của trẻ em là việc áp dụng các biện pháp ngằn ngừa trước không cho tội phạm xảy
ra. Tuy nhiên trên thực tế, hầu hết các quốc gia không thực hiện tốt công việc này
cho nên các tội xâm phạm tình dục trẻ em vẫn xảy ra và đã gây những tổn thất
nặng nề cho nạn nhân, gia đình nạn nhân và cho cả xã hội.
12


Các biện pháp bảo vệ nạn nhân của các tội xâm phạm tình dục trẻ em có thể
phân thành hai hệ thống biện pháp: biện pháp mang tính nhà nước và hệ thống biện
pháp mang tính xã hội.
-Các biện pháp mang tính nhà nước: được hiểu là các biện pháp sử dụng
sức mạnh cưỡng chế của nhà nước buộc các chủ thể phải tuân theo. Các biện pháp
này được quy định trong các văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý cao như Luật
hình sự, Luật tố tụng hình sự, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em…Các biện
pháp mang tính nhà nước được sử dụng chủ yếu trong quá trình phát hiện và xử lý
tội phạm. Chính vì vậy chủ thể áp dụng các biện pháp này là các cơ quan tiến hành
tố tụng, các cơ quan nhà nước có chức năng bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
-Các biện pháp mang tính xã hội: là những biện pháp khơng sử dụng tính
cưỡng chế bắt buộc từ nhà nước mà chủ yếu là vận động, tạo điều kiện. Các biện
pháp mang tính xã hội trong việc bảo vệ nạn nhân các tội xâm phạm tình dục trẻ
em bao gồm các biện pháp nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người dân

nhằm mục đích ngăn ngừa trước khơng cho tội phạm xảy ra gây thiệt hại cho nạn
nhân và các biện pháp nhằm hỗ trợ, giúp đỡ nạn nhân trở lại cuộc sống bình
thường sau khi bị tội phạm xâm hại. Chủ thể áp dụng các biện pháp phịng ngừa
mang tính xã hội có thể là cơ quan nhà nước, các tổ chức đoàn thể và tất cả mọi
người trong xã hội.
Việc tuân thủ các hoạt động bảo vệ nạn nhân như trên khơng những góp
phần khắc phục hậu quả do tội phạm gây ra mà còn đảm bảo cho trẻ em là nạn
nhân của các tội xâm phạm tình dục được hưởng các quyền đã được các Công ước
cũng như pháp luật Việt Nam ghi nhận.

13


CHƢƠNG 2. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM TÌNH
DỤC TRẺ EM VÀ TÌNH HÌNH CÁC TỘI XÂM PHẠM TÌNH DỤC TRẺ
EM TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY.

2.1 Khái quát chung về các tội xâm phạm tình dục trẻ em.
Các tội xâm phạm tình dục trẻ em theo tinh thần của Bộ luật hình sự được
hiểu là hành vi nguy hiểm cho xã hội do người có đầy đủ năng lực hình sự thực
hiện một cách cố ý xâm phạm đến khách thể là quyền bất khả xâm phạm về tình
14


dục của trẻ em gồm các tội phạm cụ thể như tội hiếp dâm trẻ em (Điều 112 BLHS),
tội cưỡng dâm trẻ em (Điều 114 BLHS), tội giao cấu với trẻ em (Điều 115 BLHS),
tội dâm ô với trẻ em (Điều 116 BLHS), tội mua dâm người chưa thành niên (Điểm
b Khoản 2 và Điểm a Khoản 3 Điều 256 BLHS). Các tội phạm cụ thể này có dấu
hiệu pháp lý chung:
Khách thể: xâm hại đến danh dự, nhân phẩm, sức khỏe và sự phát triển bình

thường về thể chất và tinh thần của trẻ em.
Chủ thể của tội phạm: là những người có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình
sự và đủ độ tuổi theo quy định, bao gồm chủ thể thường và chủ thể đặc biệt.
Mặt khách quan: Hành vi được thực hiện thông qua việc sử dụng vũ lực, đe
dọa dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác để uy hiếp tinh thần, làm tê liệt khả năng
phản kháng hoặc tự vệ của nạn nhân. Mục đích chủ yếu của hành vi phạm tội là
thỏa mãn những ham muốn tình dục của người phạm tội.
Mặt chủ quan: tội phạm thực hiện với lỗi cố ý.
-Tội hiếp dâm trẻ em( Điều 112 BLHS):
Hiếp dâm trẻ em được hiểu là hành vi dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác để
giao cấu trái ý muốn với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi hoặc hành vi giao
cấu với trẻ em chưa đủ 13 tuổi.
Khách thể của tội phạm: Khách thể của tội phạm là sự phát triển lành mạnh
về thể chất và tinh thần của trẻ em. Đối tượng tác động của tội phạm là trẻ em đủ
13 tuổi đến dưới 16 tuổi và trẻ em chưa đủ 13 tuổi.
Chủ thể của tội phạm: người đủ 14 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực trách
nhiệm hình sự.
Mặt khách quan của tội phạm:
Đối với nạn nhân là trẻ em đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi: dấu hiệu dùng vũ
lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng khơng thể tự vệ được của nạn
nhân hoặc dùng thủ đoạn khác giao cấu trái ý muốn của nạn nhân.
15


Đối với trẻ em chưa đủ 13 tuổi: mọi trường hợp giao cấu với trẻ em dưới 13
tuổi đều bị xem là hành vi hiếp dâm trẻ em (không xem xét đến yếu tố có sự đồng
tình hay khơng đồng tình của nạn nhân).
Mặt chủ quan của tội phạm: tội phạm thực hiện với lỗi cố ý.
Hình phạt:
Khung 1: Hình phạt tù từ 7 năm đến 15 năm

Khung 2: Hình phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.
Khung 3 và khung 4: hình phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. Ngồi
ra tại khung 4 cịn quy định các hình phạt bổ sung như cấm đảm nhiệm chức vụ,
cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.
-Tội cƣỡng dâm trẻ em (Điều 114 BLHS):
Cưỡng dâm trẻ em là hành vi dùng mọi thủ đoạn khiến trẻ em từ đủ 13 tuổi
đến dưới 16 tuổi là người đang bị lệ thuộc vào người phạm tội hoặc đang ở trong
tình trạng quẫn bách phải giao cấu một cách miễn cưỡng.
Khách thể của tội phạm: tội phạm xâm phạm sự phát triển bình thường về
sinh lý, danh dự, nhân phẩm của trẻ em. Đối tượng tác động của tội phạm là trẻ em
từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi.
Chủ thể của tội phạm: là những người có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình
sự và có mối quan hệ lệ thuộc với trẻ em hoặc có mối quan hệ giúp trẻ em thốt
khỏi tình trạng quẫn bách.
Mặt khách quan của tội phạm: có hành vi giao cấu với trẻ em với mọi thủ
đoạn; trẻ em là nạn nhân của tội phạm có mối quan hệ lệ thuộc với người phạm tội;
trẻ em đang trong tình trạng quẫn bách; trẻ em phải miễn cưỡng giao cấu với người
phạm tội.
Mặt chủ quan: người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý.
Hình phạt:
Khung 1: hình phạt tù từ 5 năm đến 10 năm
16


Khung 2: hình phạt tù từ 7 năm đến 15 năm
Khung 3: hình phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.
Người phạm tội cịn chịu hình phạt bổ sung cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc
làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.
-Tội giao cấu với trẻ em (Điều 115 BLHS):
Giao cấu với trẻ em là hành vi của người đã thành niên thực hiện hành vi

giao cấu với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi mà việc giao cấu đó có sự thỏa
thuận, đồng ý của trẻ em và khơng vì bất kỳ mục đích có tính vật chất nào.
Khách thể của tội phạm: tội phạm xâm phạm sự phát triển bình thường về
thể chất và sinh lý của trẻ em trong độ tuổi từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi.
Chủ thể của tội phạm: chủ thể của tội phạm này là người đã thành niên (tròn
18 tuổi trở lên) và có năng lực trách nhiệm hình sự.
Mặt khách quan của tội phạm: có hành vi giao cấu có sự thỏa thuận, đồng ý
giữa người đã thành niên với trẻ em. Sự thỏa thuận đó khơng nhằm mục đích vật
chất.
Mặt chủ quan: Người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý.
-Tội dâm ô với trẻ em (Điều 116 BLHS):
Tội dâm ô với trẻ em được hiểu là hành vi của người đã thành niên kích
thích tính dục của trẻ em hoặc buộc trẻ em có hành vi kích thích tính dục hoặc có
hành vi sờ, bóp vào bộ phận sinh dục của người phạm tội nhưng khơng có hành vi
giao cấu với trẻ em.
Khách thể của tội phạm: tội phạm xâm phạm đến quyền được bảo vệ thân
thể, nhân phẩm danh dự và sự phát triển bình thường về tâm sinh lý của trẻ em.
Đối tượng tác động là trẻ em dưới 16 tuổi.
Chủ thể: Chủ thể của tội phạm này là người đã thành niênvà có năng lực
trách nhiệm hình sự.

17


Mặt khách quan của tội phạm: có hành vi kích dục đối với trẻ em như sờ,
bóp hoặc dùng các bộ phận nhạy cảm về tính dục cọ xát vào cơ thể hoặc bộ phận
sinh dục của trẻ em; có hành vi buộc trẻ em sờ, bóp, cọ xát vào những bộ phận kích
thích tính dục hoặc bộ phận sinh dục của người phạm tội hoặc của người khác. Cả
hai hành vi trên đều chưa hoặc khơng có mục đích giao cấu với trẻ em.
Mặt chủ quan: người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý.

Hình phạt:
Khung 1: khung hình phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
Khung 2: hình phạt tù từ 3 năm đến 7 năm.
Khung 3: hình phạt tù từ 7 năm đến 15 năm.
Ngồi ra cịn hình phạt bổ sung cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề
hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.
-Tội mua dâm ngƣời chƣa thành niên (Điều 256BLHS):
Tội mua dâm người chưua thành niên là hành vi có sự thỏa thuận dùng tiền
hoặc lợi ích vật chất khác trả cho người đủ 13 tuổi đến dưới 18 tuổi nhằm dụ dỗ,
mua chuộc để thực hiện hành vi giao cấu với người đó. Riêng điểm b Khoản 2 và
Điểm a Khoản 3 Điều 256 quy định hành vi này có đối tượng với trẻ em từ đủ 13
tuổi đến dưới 16 tuổi.
Khách thể của tội phạm: tội phạm trực tiếp xâm hại các quan hệ xã hội như
an tồn, trật tự cơng cộng, đạo đức xã hội đặc biệt xâm hại sức khỏe, danh dự của
trẻ em.
Chủ thể của tội phạm: là người từ đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực trách
nhiệm hình sự.
Mặt khách quan: hành vi sử dụng tiền hoặc các hình thức vật chất khác trả
cho người đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi hoặc trả cho người đủ 13 tuổi đến dưới 16
tuổi để thực hiện hành vi giao cấu với người đó.
Hình phạt:
18


Khung 1: hình phạt tù từ 1 năm đến 5 năm
Khung 2; hình phạt tù từ 3 năm đến 8 năm
Khung 3; hình phạt tù từ 7 năm đến 15 năm.
Ngồi ra cịn hình phạt bổ sung là hình phạt tiền từ năm triệu đến mười triệu
đồng.
2.2.Tình hình các tội xâm phạm tình dục trẻ em tại TP.HCM trong

những năm gần đây.
2.2.1 Thực trạng của các tội xâm phạm tình dục trẻ em tại TP.HCM
trong những năm gần đây.
Thông số về tội phạm rõ:
Theo báo cáo của Tòa án Nhân Dân Thành phố Hồ Chí Minh, từ năm 2001
đến 2010, số vụ phạm tội xâm phạm tình dục trẻ em được thể hiện qua bảng thống
kê sau:

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
008
Hiếp

39

22

44

43

39

36

40
1

dâm
trẻ em
Cƣỡng 1


2

26

25

28
19

26

2
009

2
010

2

5

5

4

0

3


9

2

2


0

dâm
trẻ em
11
Giao
cấu
với trẻ

20

29

20

15

14

18

8


1
5

5

6

1

1

7

em
Dâm ô 1

1

2

2

2

2

3

5


4

3

7

2

2

4

3

4

6

5

3

4

59

43

79


95

84

84

93

1

1

9

với trẻ
em
Mua
dâm
ngƣời
chƣa
thành
niên
Tồng

06

số

00


9

Bảng số 1: Các vụ xâm phạm tình dục trẻ em bị TAND Thành phố Hồ Chí
Minh đưa ra xét xử từ năm 2001 đến 2010.

20


120
100
80
60
40
20
0
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Biểu đồ thể hiện tổng số vụ phạm tội xâm phạm tình dục trẻ em bị xét xử tại
TAND Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2001 đến 2010.

Qua biểu đồ trên chúng ta có thể nhận thấy rằng từ năm 2003 trở lại đây,
tổng số các tội xâm phạm tình dục trẻ em có xu hướng tăng hơn các năm trước,
trong đó các tội hiếp dâm trẻ em ln là những tội phạm bị đưa ra xét xử nhiều
nhất, thấp nhất là tội dâm ô với trẻ em.
Tương ứng với số vụ phạm tội, số người phạm vào các tội xâm phạm tình
dục trẻ em qua các năm cũng có xu hướng tăng, từ năm 2001 đến 2010, trung bình
mỗi năm Tịa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đưa ra xét xử khoảng 92 bị cáo
phạm vào các tội xâm phạm tình dục trẻ em, cụ thể:7
Bảng số 2: Tổng số bị cáo bị TAND Thành phố Hồ Chí Minh đưa ra xét xử
từ năm 2001 đến 2010:


7

Theo thống kê tại TAND Thành phố Hồ Chí Minh

21


Năm

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Số bị 67

53

81

104

95

96

101

115

106


107

cáo
Tương ứng với số tội phạm bị đưa ra xét xử, số các bị cáo bị đưa ra xét xử
những năm gần đây cũng có xu hướng gia tăng so với những năm đầu thập niên,
điều này thể hiện cụ thể hơn qua biểu đồ sau:
120
100
80
60
40
20
0

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Biểu đồ thể hiện tổng số bị cáo bị đƣa ra xét xử về các tội xâm phạm
tình dục trẻ em tại TAND Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2001 – 2010.

Thơng số về tội phạm ẩn:
Việc đánh giá độ ẩn, mức độ ẩn của tình hình tội phạm nói chung và các tội
xâm phạm tình dục trẻ em nói riêng là một vấn đề rất khó. Phương pháp chủ yếu
được sử dụng hiện nay là phương pháp chuyên gia, tức là phỏng đoán từ những
người có chun mơn, những người làm cơng tác trong các cơ quan đấu tranh
phòng chống tội phạm. Số liệu thống kê trong phần tội phạm rõ trên thực tế chỉ
phần nào thể hiện thực trạng của nhóm tội này chứ chưa thể hiện hết tổng số các
tội phạm đã xảy ra, Điều này chủ yếu xuất phát từ các nguyên nhân sau:
22



- Sự nhận thức chưa đầy đủ về tính nguy hiểm của tội phạm từ phía các cơ
quan chức năng, từ phía nạn nhân, gia đình nạn nhân nên cịn nhiều trường hợp tội
phạm được giải quyết bằng con đường hòa giải, bồi thường.
- Tâm lý e ngại, lo sợ dư luận biết về hành vi bị tội phạm xâm hại ảnh hưởng
đến cuộc sống bình thường, ảnh hưởng đến tương lai của nạn nhân, gia đình nạn
nhân dẫn đến tình trạng khơng tố giác tội phạm.
- Tâm lý bàng quang, “đèn nhà ai nấy sáng”, không muốn tố giác tội phạm
từ những người biết hành vi tội phạm xảy ra.
- Các cơ quan chức năng, đặc biệt là các cơ quan, đoàn thể tại cơ sở địa
phương chưa chủ động trong việc phòng ngừa cũng như phát hiện tội phạm, còn lệ
thuộc vào tin tố giác tội phạm.
Đánh giá về hiệu quả của hoạt động đấu tranh phòng chống các tội xâm
phạm tình dục trẻ em tại Thành phố Hồ Chí Minh, báo cáo kết quả thực hiện đề án
ngăn chặn và giải quyết tình trạng trẻ em bị xâm hại tình dục đã thừa nhận: “Việc
chủ động và phát hiện sớm trẻ em bị lạm dụng tình dục còn chậm, chưa kịp thời,
tiếp cận trẻ em bị lạm dụng cịn đơn giản thiếu kín đáo, tế nhị dẫn đến nhiều trẻ em
né tránh, ngại tiếp xúc với cán bộ, có vụ chưa được xác định do bị khai báo muộn,
có vụ chưa được phát hiện do gia đình có tâm lý e ngại khơng tố cáo tội phạm”.
Báo cáo này đã cho thấy số liệu thống kê tội phạm rõ chỉ thể hiện phần nào thực
trạng của nhóm tội này, trên thực tế vẫn còn một bộ phận tội phạm đang tồn tại ở
trạng thái ẩn.
2.2.2 Cơ cấu của tình hình tội phạm:
Thơng qua số liệu thống kê tại bảng số 1, chúng tơi có thể nhận thấy rằng
trong các tội xâm phạm tình dục trẻ em thì tội phạm hiếp dâm trẻ em luôn chiếm tỉ
lệ cao nhất. Dùng phép tính trung bình 10 năm thì có thể nhận thấy cơ cấu các tội
cụ thể như sau: tội hiếp dâm trẻ em chiếm 49.04%, tội cưỡng dâm trẻ em chiếm
22.8%, tội giao cấu với trẻ em chiếm 20.7%, tội dâm ô với trẻ em chiếm 2.96%, tội
mua dâm người chưa thành niên chiếm 4.75%. Cơ cấu này được minh họa qua biểu
đồ:
23



×