Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Chế độ pháp lý về nhượng quyền thương mại theo luật thương mại 2005

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (585.75 KB, 62 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HCM
KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI
--------

HOÀNG NỮ HUYỀN TRANG

CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ NHƯNG QUYỀN
THƯƠNG MẠI THEO LUẬT
THƯƠNG MẠI 2005

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
Chuyên ngành: Luật Thương Mại

TP HỒ CHÍ MINH, NAÊM 2009


LỜI CẢM ƠN
Tác giả chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Thanh Huyền và thầy Phan Huy
Hồng đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tác giả hồn thành khóa luận này. Tác giả gửi
lời cảm ơn đến các thầy cô đã giảng dạy và hướng dẫn tác giả trong suốt thời gian học
tập tại trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả cảm ơn gia đình và tập thể
Thương mại 30B đã sát cánh cùng tác giả trong q trình thực hiện khóa luận tốt
nghiệp.


LỜI CAM ĐOAN
Phạm vi đề tài khóa luận rất rộng nhưng kiến thức tác giả có giới hạn nên tất
nhiên khơng thể tránh khỏi những sơ xuất và thiếu sót nhất định trong việc trình bày đề
tài. Khóa luận có sử dụng nhiều tư liệu trên sách, báo, tạp chí nhưng tác giả cam đoan
rằng đây là kết quả của quá trình nghiên cứu một cách nghiêm túc và chưa từng được


công bố trên bất kỳ phương tiện nào.


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TRONG KHÓA LUẬN

Chuyển giao công nghệ

CGCN

Nhượng quyền thương mại

NQTM

Phân chia thị trường

PCTT

Sở hữu công nghiệp

SHCN

Sở hữu trí tuệ

SHTT


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................1
1.Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài ...................................................................1
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................2

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................................2
5. Tình hình nghiên cứu. ...............................................................................................2
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn. ..................................................................................3
7. Bố cục của luận văn ..................................................................................................3
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI .....5
1.1 Khái niệm nhượng quyền thương mại .................................................................5
1.1.1 Định nghĩa nhượng quyền thương mại ..............................................................5
1.1.2 Đặc điểm của nhượng quyền thương mại ...........................................................7
1.1.3 Phân loại nhượng quyền thương mại ..................................................................10
1.2 So sánh nhượng quyền thương mại và một số hoạt động khác...........................12
1.2.1 Nhượng quyền thương mại và Đại lý thương mại ...............................................12
1.2.2 Nhượng quyền thương mại và Chuyển giao công nghệ ......................................14
1.2.3 Nhượng quyền thương mại và hoạt động Li-xăng ..............................................16
1.2.4 Nhượng quyền thương mại và Ủy thác mua bán hàng .......................................17
CHƯƠNG 2: NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ
MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA CHO VIỆC HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ NHƯỢNG
QUYỀN THƯƠNG MẠI ...........................................................................................20
2.1. Hợp đồng nhượng quyền thương mại theo pháp luật Việt Nam .......................20
2.1.1. Khái niệm hợp đồng nhượng quyền thương mại…………………………… .......20
2.1.2. Đối tượng của hợp đồng nhượng quyền thương mại ...........................................21
2.1.3. Hình thức của hợp đồng nhượng quyền thương mại ...........................................23
2.1.4. Chủ thể hợp đồng nhượng quyền thương mại ....................................................23
2.1.5. Nội dung của hợp đồng nhượng quyền thương mại ............................................26
2.1.6. Hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài ................................29


2.2. Những hạn chế của pháp luật hiện hành trong quy định về nhượng quyền thương mại
và một số kiến nghị ....................................................................................................32
2.2.1. Đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại ....................................................32

2.2.2. Bảo hộ đối tượng của hợp đồng nhượng quyền thương mại .................................34
2.2.2.1. Nhãn hiệu .........................................................................................................34
2.2.2.2. Tên thương mại ...............................................................................................37
2.2.2.3. Bí mật kinh doanh ...........................................................................................39
2.2.3. Các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng nhượng quyền thương mại ...43
KẾT LUẬN .................................................................................................................51


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài.
Trong xu thế hiện nay, khi Việt Nam ngày càng hội nhập với nền kinh tế thế giới và sự
thay đổi từng ngày ấy đã làm nên một nền kinh tế Việt Nam sôi động với sự xuất hiện
của nhiều cơng ty trong và ngồi nước, nhiều hệ thống kinh doanh cũng như nhiều nhãn
hiệu nổi tiếng ra đời. Bên cạnh đó, nhiều hình thức kinh doanh cũng bắt du nhập vào
Việt Nam nhưng trong đó phải kể đến hình thức nhượng quyền thương mại (NQTM).
NQTM là một phương thức kinh doanh tuy còn khá mới mẻ ở nước ta nhưng từ khi xuất
hiện cho đến nay đã phát triển lên tới 70 hệ thống kinh doanh trên các lĩnh vực khác
nhau, với hệ thống mạng lưới rộng khắp và hiệu quả1.
Lần đầu tiên, thông tư 1254/BKHCN/1998 hướng dẫn Nghị định 45/CP/1998 về chuyển
giao cơng nghệ (CGCN) có đề cập đến cụm từ “hợp đồng cấp phép đặc quyền kinh
doanh”. Tháng 2/2005, Chính phủ ban hành Nghị định 11/2005/NĐ-CP về chuyển giao
cơng nghệ, trong đó có nhắc đến việc cấp phép kinh doanh cũng được xem là CGCN.
Sau đó, tại Điều 755, Bộ Luật Dân sự 2005 quy định hành vi cấp phép đặc quyền kinh
doanh là một trong các đối tượng của chuyển giao. Cho đến khi Luật Thương mại 2005
ra đời thì NQTM mới chính thức được luật hóa và được cơng nhận. Đồng thời, Chính
phủ đã ban hành Nghị định số 35/2006/NĐ-CP ngày 31/3/2006 quy định chi tiết Luật
Thương mại về hoạt động NQTM, đến ngày 25/5/2006/TT-BTM hướng dẫn đăng ký
hoạt động NQTM. Đây là những căn cứ pháp lý cơ bản nhất đảm bảo cho hoạt động
nhượng quyền tại Việt Nam. Tuy nhiên, những quy định của pháp luật về hoạt động
NQTM chưa thật hoàn chỉnh và cịn nhiều thiếu sót với sự chồng chéo và mâu thuẫn

trong các văn bản pháp luật khác nhau. Điều này dẫn đến những hạn chế trong hoạt
động nhượng quyền đối với các doanh nghiệp đã, đang và sẽ lựa chọn con đường kinh
doanh NQTM. Đặc biệt, đây là một rào cản hết sức khó khăn đối với những doanh
nghiệp nước ngoài đang muốn đầu tư vào thị trường Việt Nam bằng hình thức kinh
doanh này. Một hệ thống pháp luật chặt chẽ mới đảm bảo cho việc kinh doanh nhượng
quyền có hiệu quả và là sự lựa chọn ưu tiên cho nhiều doanh nghiệp trẻ. Do đó, việc tìm
hiểu, phân tích và đánh giá các quy định của pháp luật về NQTM hiện nay là một trong
những vấn đề hết sức quan trọng cho hoạt động đang còn khá mới mẻ này.

1

Lý Quý Trung (2007), “Franchise-Bí quyết thành cơng bằng mơ hình nhượng quyền kinh doanh”, NXB trẻ,
tr.32.

1


Trước tình hình thực tế đó, việc nghiên cứu những quy định của pháp luật nhằm tìm ra
những ra bản chất của hoạt động NQTM cũng như những hạn chế trong những quy định
này là việc rất cần thiết để có những hướng khắc phục mới trong q trình hồn thiện hệ
thống pháp luật về NQTM. Trên cơ sở đó, tác giả chọn đề tài “Chế độ pháp lý về
nhượng quyền thương mại theo Luật Thương mại 2005” để làm đề tài khóa luận tốt
nghiệp.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là những quy định của pháp luật về NQTM theo
Luật Thương mại 2005. Ngoài ra, tác giả nghiên cứu các vấn đề liên quan đến NQTM
trên các khía cạnh của Luật Sở hữu trí tuệ 2005, Luật Chuyển giao cơng nghệ 2006,
Luật Cạnh tranh 2004.
- Phạm vi nghiên cứu: Khóa luận tập trung vào việc làm rõ những vấn đề chính
như: Khái niệm, phân loại NQTM cũng như so sánh NQTM và các hoạt động thương

mại khác. Ngồi ra, khóa luận còn đi sâu nghiên cứu về hợp đồng NQTM, những hạn
chế trong quy định của pháp luật về NQTM trên nhiều khía cạnh.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
- Mục đích nghiên cứu: Thơng qua việc đi sâu phân tích các quy định của pháp
luật hiện hành về NQTM nhằm cung cấp những kiến thức pháp lý cơ bản về hoạt động
này và thấy rõ những mặt tích cực và hạn chế trong những quy định đó. Đồng thời rút ra
những bài học quý báu cho việc xây dựng hệ thống pháp luật cũng như công tác quản lý
của nhà nước đối với hoạt động của mơ hình kinh doanh này.
- Nhiệm vụ nghiên cứu: Phân tích những quy định của pháp luật về NQTM theo
Luật Thương mại 2005. Đồng thời, tìm ra những hạn chế của pháp luật trong việc quy
định về NQTM và đưa ra môt số kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật về
hoạt động này.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Với mục đích làm sáng tỏ nội dung của đề tài, trong khóa luận, tác giả chủ yếu
sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh dựa trên những quy định của pháp
luật và những tài liệu trên thực tế. Tác giả nêu rõ những nội dung cần nghiên cứu, sau
đó, phân tích, đánh giá những nội dung đó, so sánh những với những kiến thức có liên
quan với nhau để hiểu rõ hơn bản chất của vấn đề. Từ đó, tổng hợp và đưa ra những giải
pháp cơ bản cho một số vấn đề đã nghiên cứu.
5. Tình hình nghiên cứu:
Hiện nay, chính vì việc quy định của pháp luật đối với hoạt động NQTM còn

2


sơ sài và nhiều bất cập nên các cơng trình nghiên cứu về NQTM dưới góc độ pháp lý
cịn khá ít, cụ thể chưa có một cơng trình nào thực sự chuyên sâu và bao quát toàn bộ
hoạt động này. Tuy nhiên, trên thực tế cũng có những nghiên cứu điển hình như: “Thực
trạng hoạt động nhượng quyền thương mại tại thành phố Hồ Chí Minh” (2008) của tác
giả Phạm Bình An (Viện Nghiên cứu phát triển thành phố Hồ Chí Minh) đã có phần

nghiên cứu những quy định của pháp luật về NQTM. Ngồi ra, cịn có một số bài viết
trên các tạp chí pháp luật như: “Một số vấn đề pháp lý về chủ thể của hoạt động nhượng
quyền thương mại” của tác giả Vũ Đặng Hải Yến đăng trên tạp chí Nghiên cứu Lập
pháp số 4(120) năm 2008, “Hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngồi”
của tác giả Nguyễn Bá Bình đăng trên tạp chí Luật học của Đại học Luật Hà Nội số 5
năm 2008…
Bên cạnh đó, có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về NQTM chủ yếu trên góc độ kinh tế
như: “Franchise-Bí quyết thành cơng bằng mơ hình nhượng quyền thương mại (2005)”,
“Mua Franchise-cơ hội mới cho các doanh nghiệp (2007)” của tác giả Lý Quý Trung;
Franchise-Chọn hay không?(2007) của tác giả Nguyễn Khánh Trung.
Qua đó, việc nghiên cứu về NQTM dưới góc độ pháp lý chưa được quan tâm
đúng mức để phục vụ cho hoạt động nhượng quyền trên thực tế. Đặc biệt, trong xu hiện
nay, các quy định của pháp luật đóng vai trị rất quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi
của các nhà doanh nghiệp trên con đường hội nhập với quốc tế.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
- Về mặt khoa học: Với việc nghiên cứu đề tài “Chế độ pháp lý của nhượng
quyền thương mại theo Luật Thương mại 2005” nhằm đưa ra một số vấn đề còn hạn chế
trong các quy định của pháp luật về NQTM cũng như một số kiến nghị nhằm khắc phục
những hạn chế đó. Tác giả mong rằng khóa luận của mình sẽ có giá trị tham khảo cho
những ai quan tâm đến những quy định pháp lý về NQTM đồng thời góp phần hồn
thiện hơn hệ thống pháp luật về NQTM.
- Về mặt thực tiễn: Thông qua khóa luận, tác giả đã đưa ra các vấn đề cơ bản về
mặt pháp lý của hoạt động NQTM. Từ đó, các nhà làm luật cũng như các doanh nghiệp
cùng thực hiện các hoạt động nhằm xây dựng mơ hình NQTM ngày càng hoàn thiện và
phát triển hơn.
7. Bố cục của khóa luận:
Trên cơ sở mục đích và phạm vi nghiên cứu, bố cục của khóa luận bao gồm
những phần sau đây:
- Phần mở đầu: giới thiệu tổng quát về lý do chọn đề tài, đối tượng và phạm vi nghiên
cứu, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, tình hình nghiên cứu,

ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
3


- Phần nội dung bao gồm 2 chương:
Chương 1: Khái quát chung về nhượng quyền thương mại: trình bày định nghĩa, đặc
điểm và phân loại NQTM, so sánh NQTM và một số hoạt động thương mại khác.
Chương 2: Nhượng quyền thương mại theo pháp luật Việt Nam và một số vấn đề đặt ra
cho việc hoàn thiện pháp luật về nhượng quyền thương mại: trình bày về hợp đồng
NQTM, những hạn chế của pháp luật hiện hành về NQTM và một số kiến nghị trên các
khía cạnh như: Đăng ký hoạt động NQTM, bảo hộ đối tượng của hợp đồng NQTM, các
thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng NQTM.
- Phần kết luận.

4


CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI
1.1.Khái niệm nhượng quyền thương mại
1.1.1. Định nghĩa nhượng quyền thương mại
Nhượng quyền thương mại đã chứng minh được vai trò to lớn của mình đối với
sự phát triển của nền kinh tế ngay từ khi nó xuất hiện cho đến bây giờ. Đặc biệt, trong
xu thế tồn cầu hóa, sự phát triển của các hệ thống NQTM bằng cách tận dụng tối ưu
các nguồn lực của các bên kinh doanh không nằm ngồi xu thế này2. Tuy nhiên, NQTM
vẫn cịn là một khái niệm còn khá mới mẻ và lạ lẫm đối với một số doanh nghiệp cũng
như các nhà làm luật.
NQTM có thể được hiểu là một hoạt động thương mại, trong đó, bên nhượng
quyền sẽ chuyển mơ hình kinh doanh, nhãn hiệu hàng hóa, bí quyết kinh doanh, biểu
tượng kinh doanh cho bên nhận quyền trên cơ sở ký hợp đồng NQTM. Bên nhận quyền

sẽ phải trả một khoản phí nhượng quyền cho bên nhượng quyền.
Đã có nhiều khái niệm khác nhau được đưa ra nhằm giải thích, hướng dẫn các
doanh nghiệp thực hiện hoạt động nhượng quyền được hiệu quả. Do hình thức NQTM
phát triển rầm rộ ở nhiều quốc gia nên mỗi quốc gia đều đưa ra các định nghĩa khác
nhau về NQTM phù hợp với đặc điểm kinh tế, chính trị, văn hóa- xã hội cũng như các
chính sách pháp luật của mình.
Thuật ngữ “Franchise” có nguồn gốc từ tiếng Pháp “France” có nghĩa là “Free” (tự
do). Theo Từ điển Anh-Việt của Viện ngôn ngữ học thì “Franchise” có nghĩa là
nhượng quyền kinh doanh3. Hay nói cách khác “Franchise” là cho phép ai đó được kinh
doanh sản phẩm hay dịch vụ của chủ thương hiệu.
Theo Từ điển Webster thì “Franchise” được hiểu là đặc quyền được trao cho
một hay một nhóm người để phân phối hay bán sản phẩm của chủ thương hiệu4. Có thể
hiểu, franchise là một phương thức tiếp thị và phân phối sản phẩm hay dịch vụ mà bên
giao (bên nhượng quyền) sẽ trao lại cho bên được giao (bên nhận quyền) trên cơ sở
cùng ký kết một hợp đồng, gọi là hợp đồng Franchise.
Hội đồng Thương mại Liên Bang Hoa Kỳ ( Federal Trade Commission –
FTC) đã đưa ra định nghĩa về NQTM: “ Franchise là một hợp đồng hay một thỏa thuận
giữa ít nhất hai người, trong đó: Người mua franchise được cấp quyền bán hay phân
2

/>Lý Quý Trung (2007), “Mua Franchise-cơ hội mới cho các doanh nghiệp Việt Nam”, NXB trẻ, tr.11.
4
Lý Quý Trung (2007), “Mua Franchise cơ hội mới cho các doanh nghiệp Việt Nam”, NXB trẻ, tr.11.
3

5


phối sản phẩm, dịch vụ theo cùng một kế hoạch hay hệ thống tiếp thị của người chủ
thương hiệu. Hoạt động kinh doanh của người mua franchise phải triệt để tuân thủ theo

kế hoạch hay hệ thống tiếp thị này gắn liền với nhãn hiệu, thương hiệu, biểu tượng,
khẩu hiệu, tiêu chí, quảng cáo và những biểu tượng thương mại khác của chủ thương
hiệu. Người mua franchise phải trả một khoản phí, trực tiếp hay gián tiếp, gọi là phí
franchise”5. Đây là một định nghĩa quy định khá dài và chi tiết về NQTM, chủ yếu đề
cập đến quyền và nghĩa vụ của người mua franchise và nhấn mạnh đến phí nhượng
quyền.
Theo Hiệp hội nhượng quyền thương mại quốc tế (The International
Franchise Association- IFA) thì NQTM là “mối quan hệ liên tục giữa bên nhượng
quyền và bên nhận quyền, theo đó, bên nhượng quyền sẽ cung cấp cho bên nhận quyền
quyền sử dụng đặc quyền thương mại để tiến hành hoạt động kinh doanh cùng với sự hỗ
trợ trong việc thiết lập tổ chức, đào tạo và quản lý. Đổi lại bên nhận quyền sẽ trả một
khoản phí cho bên nhượng quyền”6. Định nghĩa này đề cập đến mối quan hệ chặt chẽ,
mang tính liên tục và khơng thể thiếu giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền. Đồng
thời đề cao trách nhiệm của bên nhượng quyền trong quá trình thực hiện hoạt động
NQTM.
Trong khi đó, Ủy Ban Thương mại Úc (Franchise Council of Australia –
FCA) lại cho rằng “NQTM là quan hệ thương mại, trong đó, bên nhượng quyền là chủ
sở hữu của một mơ hình kinh doanh trao cho bên nhận quyền quyền được sản xuất và
tiêu thụ sản phẩm trên cơ sở tên thương mại, nhãn hiệu của bên nhượng quyền trong
một khoảng thời gian nhất định”7. Định nghĩa này khá ngắn gọn, không quy định cụ thể
quyền và nghĩa vụ của các bên cũng như không đề cập đến vấn đề phí.
Tại Việt Nam, Luật Thương mại 2005 được Quốc Hội khóa XI, kì họp thứ 7
ngày 16/6/2005 thơng qua và bắt đầu có hiệu lực vào ngày 01/01/2006 đã đưa ra định
nghĩa về NQTM: “NQTM là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho
phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng
dịch vụ theo các điều kiện sau đây:
1. Việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh
doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hóa, tên thương
mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của
bên nhượng quyền;


5

Lý Quý Trung (2007), “Mua Franchise cơ hội mới cho các doanh nghiệp Việt Nam”, NXB trẻ, tr.11-12.
www.franchise.org.au
7
www.franchise.org.au
6

6


2. Bên nhựợng quyền có quyền kiểm sốt và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc
điều hành công việc kinh doanh”.
Trong định nghĩa Luật Thương mại 2005 đưa ra cũng có nhiều điểm giống với
định nghĩa của nhiều tổ chức hay nhiều quốc gia trên thế giới. Mặc dù đã đưa ra các yếu
tố cơ bản của hoạt động NQTM, tuy nhiên định nghĩa này mang tính liệt kê hơn một
cái nhìn tổng qt về tồn bộ hoạt động.
Bên cạnh đó, Luật Thương mại 2005 đã khơng hề đề cập đến việc bên nhận
quyền phải trả cho bên nhượng quyền một khoản phí, gọi là phí nhượng quyền. Một câu
hỏi đặt ra: Liệu có cần đưa vấn đề “phí” vào trong định nghĩa về hoạt động NQTM?
Luật Thương mại 2005 đã cho rằng NQTM là một hoạt động thương mại. Trong đó, vấn
đề lợi nhuận được các nhà kinh doanh quan tâm hàng đầu và là mục đích của việc kinh
doanh. Lợi nhuận trong hoạt động này được thể hiện trong việc bên nhận quyền sẽ phải
trả cho bên nhượng quyền một khoản “phí”. Do đó, “phí” là một vấn đề đương nhiên
trong hoạt động thương mại. Không nhất thiết phải đưa “phí” vào trong định nghĩa thì
chúng ta cũng có thể hiểu được đây là một hoạt động mang tính chất thương mại với
mục đích sinh lợi nên khơng thể khơng có “phí”.
Tuy khái niệm mà mỗi quốc gia đưa ra đều khác nhau nhưng chúng đều có những điểm
chung cơ bản:

Thứ nhất, bản chất của NQTM là một hoạt động kinh doanh xuất phát từ việc kí kết
hợp đồng giữa hai bên.
Thứ hai, bên nhận quyền được quyền phân phối sản phẩm, dịch vụ dưới nhãn hiệu hàng
hóa, tên thương mại và các đối tượng khác của quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) để phát
triển mơ hình nhượng quyền đồng nhất trong hệ thống nhượng quyền do bên nhượng
quyền sở hữu.
Thứ ba, bên nhận quyền sẽ trả những khoản phí cho bên nhượng quyền, chấp nhận một
số hạn chế và đồng thời nhận được sự hỗ trợ cũng như sự kiểm sốt của bên nhượng
quyền.
Tóm lại, hoạt động NQTM có thể được hiểu là quan hệ thương mại mà bên nhượng
quyền cho phép bên nhận quyền được quyền sử dụng đặc quyền kinh doanh của mình
để tiến hành hoạt động kinh doanh. Đồng thời, bên nhượng quyền sẽ tiến hành hỗ trợ
việc tổ chức, đào tạo, quản lý cũng như kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh của bên
nhận quyền. Bên nhận quyền phải tuân thủ triệt để theo cam kết với bên nhượng quyền
đồng thời sẽ trả một khoản phí cho bên nhượng quyền, gọi là phí nhượng quyền.

7


1.1.2 Đặc điểm của nhượng quyền thương mại
Ngày nay, có rất nhiều hình thức kinh doanh ra đời đồng nghĩa với việc các doanh
nghiệp có nhiều cơ hội để lựa chọn con đường đi của mình sao cho đúng đắn và phù
hợp. NQTM tuy là một khái niệm còn mới mẻ nhưng với những đặc điểm riêng biệt đã
giúp phân biệt NQTM với các hoạt động có nhiều điểm tương đồng khác.
Thứ nhất, NQTM là một hoạt động thương mại
Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng
hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích
sinh lợi khác8. Khái niệm này đã làm rõ hơn bản chất của NQTM cũng như xác định
NQTM là đối tượng chịu sự điều chỉnh của Luật Thương mại 2005. Luật thương mại
2005 đã dành hẳn mục VIII quy định về NQTM. Sau đó, một loạt các văn bản hướng

dẫn về hoạt động nhượng quyền như: Nghị định 35/2006/NĐ-CP ngày 31/3/2006 quy
định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động NQTM, Thông tư 09/2006/TT-BTM hướng
dẫn đăng ký hoạt động NQTM. Tất cả những quy định này đã tạo ra một khung pháp lý
cơ bản cho hoạt động nhượng quyền. Điều này đặc biệt có ý nghĩa khi việc quy định về
NQTM đang có sự chồng chéo giữa Bộ Luật Dân sự 2005 (BLDS), Luật Thương mại
2005, Luật Chuyển giao công nghệ 2006. Điều 755, BLDS 2005 quy định hành vi cấp
phép đặc quyền kinh doanh là một trong các đối tượng của CGCN. Trong khi đó, đối
với Luật CGCN 2006 thì đặc quyền kinh doanh khơng thuộc đối tượng của CGCN. Như
vậy, ngay trong quy định của hai ngành luật đã có những quy định trái ngược nhau. Nên
chăng chúng ta xóa bỏ “đặc quyền kinh doanh” ra khỏi đối tượng CGCN trong quy định
tại Điều 755 Bộ Luật Dân sự 2005.
Ngoài ra, Điều 10, Nghị định 35 quy định nếu việc nhượng quyền có liên quan
đến việc chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu cơng nhiệp (SHCN) thì phần
chuyển giao đó có thể được lập thành một phần riêng trong hợp đồng NQTM và chịu sự
điều chỉnh của pháp luật về SHCN. Trong khi đó, theo Khoản 2, Điều 141, Luật SHTT
2005, việc chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN phải được thực hiện dưới hình thức
hợp đồng sử dụng đối tượng SHCN. Do đó, quy định của Nghị định 35 chưa phù hợp
với Luật CGCN. Chính sự chồng chéo, mâu thuẫn giữa các văn bản luật này làm cho
việc các thương nhân sẽ gặp khơng ít khó khăn trong hoạt động kinh doanh NQTM. Bởi
vậy, nên xem NQTM là một hoạt động thương mại và thống nhất thực hiện theo quy
định của Luật Thương mại.
Thứ hai, đối tượng của NQTM là quyền thương mại

8

Khoản 1-Điều 3- Luật Thương mại 2005

8



Quyền thương mại được hiểu là quyền tiến hành kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo
cách thức của bên nhượng quyền quy định, cùng với đó là việc sử dụng nhãn mác, tên
thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng
cáo… của bên nhượng quyền9. Đó là một tổ hợp các quyền liên quan đến việc SHTT
của bên nhượng quyền giúp bên nhận quyền tiến hành hoạt động kinh doanh theo hợp
đồng NQTM mà hai bên đã kí kết. Đây là nội dung chính mà bên nhượng quyền sẽ
chuyển giao cho bên nhận quyền. Tức là, bên nhượng quyền cho phép bên nhận quyền
được sử dụng quyền thương mại của mình trong kinh doanh. Trong trường hợp, bên
nhận quyền nhượng quyền lại (bên nhượng quyền thứ cấp) cho bên thứ ba (bên nhận
quyền thứ cấp) thì bên nhượng quyền thứ cấp khơng phải là chủ sở hữu của tổ hợp
quyền thương mại đó mà chỉ có quyền giám sát, kiểm tra hoạt động của bên nhận quyền
thứ cấp.
Thứ ba, giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền luôn tồn tại một mối quan hệ
hỗ trợ mật thiết. Đồng thời, bên nhận quyền phải chịu sự kiểm tra, giám sát của
bên nhượng quyền trong việc điều hành công việc
Đây là một đặc điểm quan trọng để phân biệt NQTM và các hình thức kinh doanh khác
và cũng là một điều kiện để xác định đây có phải là hoạt động nhượng quyền hay khơng
vì trong NQTM luôn tồn tại mối quan hệ chặt chẽ giữa bên nhượng quyền và bên nhận
quyền. Mục đích của NQTM là nhằm nhân rộng mơ hình kinh doanh trên cơ sở đảm
bảo được tính đồng bộ của tồn bộ hệ thống nhượng quyền về nhãn hiệu, dịch vụ,
phương thức phục vụ, chất lượng hàng hóa, cách thức bài trí, quảng cáo, khuyến mại,
các ấn phẩm của cơ sở kinh doanh… Để đảm bảo được tính đồng nhất từ những chi tiết
nhỏ nhất cho đến những chi tiết lớn trong toàn bộ hệ thống kinh doanh thì phải xây
dựng mối quan hệ mật thiết, bền chặt giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền trên cơ
sở niềm tin, tôn trọng lẫn nhau và cùng nhau hợp tác lâu dài. Khi đã hình thành quan hệ
NQTM, bên nhượng quyền phải hỗ trợ cho bên nhận quyền về việc đào tạo nhân viên,
cung cấp tài liệu, hướng dẫn kỹ thuật,… Nếu có những thay đổi trong hệ thống kinh
doanh thì cần hỗ trợ, giúp đỡ cho bên nhận quyền về máy móc kĩ thuật mới, cung cấp
thêm thông tin cũng như đào tạo nâng cao trình độ của nhân viên… Đó là những biểu
hiện mật thiết giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền trong mối quan hệ NQTM.

Bên cạnh việc hỗ trợ, bên nhượng quyền cũng phải tiến hành kiểm tra, giám sát hoạt
động kinh doanh của bên nhận quyền. Để việc hỗ trợ thực sự có ý nghĩa và đảm bảo
được thực hiện trên thực tế thì việc kiểm tra, giám sát hoạt động của bên nhượng quyền
đối với bên nhận quyền là hết sức cần thiết và quan trọng. Nó đảm bảo cho mối quan hệ
9

Nguyễn Bá Bình (2006), Nhượng quyền thương mại – Bản chất và mối quan hệ với hoạt động chuyển giao công
nghệ, hoạt động Li-xăng, Tạp chí nghiên cứu Lập pháp, số 02(69), tr.22.

9


mật thiết của hai bên được duy trì lâu dài. Trên thực tế, khơng có điều khoản nào của
luật quy định về việc bên nhận quyền sẽ như thế nào nếu khơng thực hiện đúng các cam
kết về tính đồng bộ của hệ thống nhượng quyền. Phải chăng tất cả đều được thực hiện
dựa trên sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng NQTM và trên cơ sở lòng tin, sự tôn
trọng mà các bên dành cho nhau.
Thứ tư, vấn đề về phí
Bên nhận quyền sẽ trả một khoản phí gọi là phí nhượng quyền (Initial fee or
Franchise fee) sau khi gia nhập vào hệ thống nhượng quyền để được kinh doanh ở một
địa điểm nhất định trong một khoảng thời gian nhất định theo sự thỏa thuận của các bên
trong hợp đồng. Phí nhượng quyền sẽ là sự trao đổi ngang giá với đặc quyền thương
mại mà bên nhận quyền được phép sử dụng từ bên nhượng quyền. Tùy vào ngành nghề
kinh doanh, chiến lược kinh doanh, mức độ uy tín của nhãn hiệu trên thương trường mà
mức phí này có những giá trị khác nhau. Nhiều khi tùy vào vùng miền khác nhau của hệ
thống nhượng quyền cũng thay đổi những mức phí khác nhau. Ngồi ra, hàng tháng
hoặc quý hoặc năm nhà bên nhận quyền phải trả cho bên nhượng quyền một khoản phí
gọi là phí hoạt động hay phí vận hành (Royalty) căn cứ vào doanh thu tại địa điểm hoạt
động của mình. Mức phí này có thể là tỉ lệ phần trăm doanh thu của tất cả các sản phẩm
được bán tại cửa hàng hoặc là một mức phí cố định mà nhà nhận quyền phải trả cho bên

nhượng quyền khi tham gia vào hệ thống10. Mức độ của phí này cũng phụ thuộc vào
chiến lược kinh doanh, uy tín của thương hiệu, ngành nghề kinh doanh hay vùng miền
khác nhau của hệ thống nhượng quyền.
1.1.3.

Phân loại nhượng quyền thương mại
Hiện nay, có nhiều cách phân loại NQTM dựa trên các tiêu chí khác nhau. Qua
đây giúp chúng ta có cách hiểu về NQTM ở nhiều khía cạnh để có cái nhìn sâu sát hơn
về hoạt động này.
* Phân loại dựa trên cách thức nhượng quyền:11
- NQTM trực tiếp (Direct Franchising): Bên nhượng quyền sẽ ký kết hợp đồng trực
tiếp với từng đơn vị mua NQTM trong từng thị trường mục tiêu.
- NQTM độc quyền (Master Franchising): Bên nhượng quyền có thể chọn một đại lý
độc quyền mua và phân phối quyền kinh doanh cho các đại lý con trong
một thị trường nhất định.
- NQTM liên doanh (Joint venture franchising): Chủ thương hiệu liên kết với một
đối tác để tạo thành một công ty liên doanh đóng vai trị là đại lý độc quyền bán và phân
10

Nguyễn Khánh Trung (2008), “ Franchise-chọn hay không?”, NXB ĐHQG TP.HCM, tr.13.
Phạm Bình An (2007), “Hoạt động nhượng quyền thương mại tại thành phố Hồ Chí Minh”, Viện nghiên cứu
phát triển thành phố Hồ Chí Minh, tr.9-10.

11

10


phối quyền kinh doanh cho các đại lý con. Hai bên sẽ đàm phán về cổ phần của mình và
cách thức huy động vốn. Thường thì bên nhượng quyền góp vốn bằng chính thương

hiệu, bí quyết kinh doanh và tiền mặt; cịn đối tác góp vốn bằng tiền mặt và kiến thức
thị trường. Tuy nhiên, bên nhượng quyền chỉ chọn phương thức này trong trường hợp
mong muốn thâm nhập vào thị trường nhưng khơng tìm được đối tác mua NQTM phù
hợp.
- NQTM phát triển khu vực ( Aera development franchise): đây là hình thức
nhượng quyền có sự phối hợp nhượng quyền độc quyền và nhượng quyền cá nhân riêng
lẻ. Bên nhượng quyền sẽ cấp độc quyền cho bên nhận quyền trong một thời gian nhất
định nhưng bên nhận quyền không được phép nhượng quyền lại cho bất kì ai.
* Phân loại dựa trên lĩnh vực áp dụng:12
- NQTM trong lĩnh vực sản xuất (Processing franchise) tức là bên giao giao cho bên
sử dụng những kiến thức, thông tin kỹ thuật để sản xuất một loại hàng hóa nhất định.
- NQTM trong lĩnh vực dịch vụ (Service franchise): Bên nhượng quyền chuyển giao
cho bên nhận quyền hệ thống cung cấp dịch vụ có sẵn.
- NQTM trong lĩnh vực tiêu thụ hàng hóa (Distribution franchise): hàng hóa của
bên nhượng quyền được tiêu thụ trên một lãnh thổ nhất định dưới thương hiệu của họ.
* Phân loại dựa trên đối tượng chuyển giao:13
Đây là cách phân loại phổ biến hiện nay. Qua cách phân loại này có thể tiếp cận hình
thức nhượng quyền rõ ràng và dễ hiểu hơn. Bao gồm hai hình thức chủ yếu sau: Hình
thức nhượng quyền phân phối sản phẩm và hình thức nhượng quyền mơ hình hoạt động
kinh doanh.
- Nhượng quyền phân phối sản phẩm là hình thức NQTM mà trong đó bên nhượng
quyền sẽ nhượng quyền bán sản phẩm của họ cho bên nhận quyền là các nhà phân phối
trong một khu vực và trong một khoảng thời gian nhất định. Bên nhượng quyền sẽ cho
phép bên nhận quyền được sử dụng một số đối tượng như nhãn hiệu, tên thương mại để
phục vụ cho hành vi tiêu thụ sản phẩm do bên nhượng quyền cung ứng. Đây là một hình
thức phân phối sản phẩm cơ bản từ nhà nhượng quyền đến nhà nhận quyền. Hình thức
nhượng quyền phân phối sản phẩm nhiều lúc bị nhầm lẫn với hình thức đại lý độc
quyền hay nhà phân phối độc quyền. Tuy nhiên, các hình thức này về bản chất vẫn rất
khác biệt nhau. Trên thực tế, việc phân biệt các hình thức nhuợng quyền phân phối sản
phẩm với đại lý độc quyền cũng chưa thật sự rõ ràng, gây khó khăn cho các doanh


12

Nguyễn Văn Luyện, Lê Bích Thọ, Dương Anh Sơn (2004), “Hợp đồng thương mại quốc tế”, NXB Công An
Nhân Dân, tr.274-275.
13
/>
11


nghiệp. Do đó, nhiều tranh chấp về sở hữu nhãn hiệu, cạnh tranh trên thị trường… vẫn
thường xuyên xảy ra.
- Nhượng quyền mơ hình hoạt động kinh doanh được hiểu là hình thức nhượng
quyền trong đó bên nhượng quyền cho phép bên nhận quyền không chỉ sử dụng nhãn
hiệu, tên thương mại mà cịn được sử dụng mơ hình kinh doanh. Việc chuyển giao mơ
hình kinh doanh có nghĩa là chuyển giao các yếu tố liên quan đến việc vận hành của hệ
thống gốc như: chuyển giao kỹ thuật, công thức sản xuất đặc biệt, phương pháp quản lý,
chiến lược marketing… Kentucky Fried Chicken –KFC là một ví dụ điển hình của hình
thức nhượng quyền này. Nhà nhận quyền đã sử dụng thương hiệu cũng như quy trình
cơng nghệ, bí quyết kinh doanh vốn đã nổi tiếng trên toàn thế giới. Tất cả những yếu tố
như chất lượng sản phẩm, cách thức bài trí, cung cách phục vụ, chiêu thức quảng cáo…
của hệ thống các cửa hàng đã làm nên một phong cánh rất riêng của KFC và đó là sự
lựa chọn ưu ái của khách hàng.
1.2. So sánh nhượng quyền thương mại và một số hoạt động khác
NQTM mới xuất hiện ở nước ta không lâu và pháp luật cũng chưa có nhiều văn bản
quy định về hoạt động này. Bởi vậy, chúng ta chưa có một cách hiểu thật sự đúng bản
chất của NQTM. Chính vì điều này khi đứng trước các hoạt động kinh doanh có nhiều
điểm tương đồng với NQTM, chúng ta sẽ khó phân biệt chúng với nhau. Để làm rõ bản
chất của NQTM, ta nên đặt nó trong mối tương quan so sánh với một số hoạt động kinh
doanh khác. Khi nói đến NQTM nhiều người sẽ nhầm lẫn với hoạt động CGCN bởi có

quan điểm cho rằng NQTM là một hoạt động đặc thù của CGCN? (nó có sự trùng lắp
nhất định về đối tượng, đó là việc chuyển giao quyền sử dụng các quyền đặc biệt liên
quan đến SHTT). Hay chúng ta lại khó phân biệt được NQTM và đại lý thương mại bởi
chúng phải chăng đều là hình thức cung ứng sản phẩm, dịch vụ cho bên chủ sở hữu. Lixăng lại cho chúng ta một sự nghi vấn về cùng là một dạng của hoạt động cấp phép. Ủy
thác mua bán hàng hóa cũng là một hình thức phân phối hàng hóa từ chủ sở hữu. Chính
vì những hình thức này trên những phương diện nhất định lại có những mối tương quan
nhất định với hoạt động NQTM sẽ làm rõ hơn bản chất của NQTM.
1.2.1. Nhượng quyền thương mại và đại lý thương mại
Đại lý thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên
đại lý thỏa thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình, bán hàng hóa cho bên giao đại
lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao14.
So với hoạt động đại lý, NQTM có một số điểm tương đồng.

14

Điều 166, Luật Thương mại 2005.

12


Đại lý thương mại và NQTM đều là hoạt động thương mại và đều chịu sự điều chỉnh
của pháp luật thương mại. Chủ thể tham gia hai hoạt động này đều là thương nhân và
các bên xây dựng một mối quan hệ chặt chẽ, lâu dài và ổn định. Đó là việc bên giao đại
lý/ bên nhượng quyền phải thường xuyên hỗ trợ về mặt kỹ thuật, cung cấp thông tin…
cho bên đại lý/ bên nhận quyền. Ngoài ra, bên giao đại lý/ bên nhượng quyền có quyền
kiểm tra, giám sát bên đại lý/ bên nhận quyền. Đồng thời, bên đại lý/ bên nhận quyền
phải tuân thủ theo những cam kết mà hai bên đã thỏa thuận.
Tuy nhiên, hai hoạt động này cũng có nhiều điểm khác biệt đã làm nên hai hình thức
kinh doanh khác nhau.
Thứ nhất, về quyền sở hữu

Trong quan hệ đại lý, bên đại lý chỉ mua bán, cung ứng hàng hóa, dịch vụ mang
nhãn hiệu của bên giao đại lý. Bên giao đại lý sẽ chịu trách nhiệm đối với những rủi ro
xảy ra với hàng hóa của mình. Quyền sở hữu đối với hàng hóa và tiền bán hàng hóa
thuộc về bên giao đại lý còn bên đại lý sẽ được hưởng thù lao từ hoạt động bán hàng đó.
Mặc dù hợp đồng cung ứng hàng hóa, dịch vụ được ký kết giữa đại lý và bên thứ ba
nhưng trách nhiệm pháp lý của hợp đồng sẽ ràng buộc bên giao đại lý.
Đối với hoạt động NQTM, bên nhượng quyền sẽ cho phép bên nhận quyền sử dụng đặc
quyền thương mại như nhãn hiệu, tên thương mại, bí quyết kinh doanh… để tiến hành
các hoạt động kinh doanh. Sau khi hợp đồng NQTM đã được ký kết, bên nhận quyền
hoàn toàn chịu trách nhiệm đối với những hoạt động kinh doanh của mình. Bên nhận
quyền sẽ trực tiếp xác lập mối quan hệ đối với bên thứ ba và chịu trách nhiệm đối với
các vấn đề phát sinh.
Thứ hai, về mức độ mật thiết của các bên trong mối quan hệ
Ở nhiều khía cạnh, bên đại lý bị phụ thuộc và chịu sự ràng buộc bởi bên giao đại
lý như việc ấn định về giá mua, giá bán. Ngoài ra, bên giao đại lý sẽ có những hoạt động
kiểm tra, giám sát việc kinh doanh cũng như việc hỗ trợ hay cung cấp các thông tin cần
thiết cho bên đại lý.
Mức độ này chỉ là rất nhỏ so với hoạt động NQTM. Bên nhượng quyền đã cho
bên nhận quyền được sử dụng nhãn hiệu, tên thương mại… để thực hiện việc kinh
doanh. Chính yếu tố được sử dụng các đặc quyền thương mại mang tên của bên nhượng
quyền sẽ ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ hệ thống nhượng quyền nếu việc kinh doanh
của bên nhận quyền thất bại. Do đó, bên nhượng quyền sẽ có cơ chế kiểm tra, giám sát
gắt gao hơn so với đại lý thương mại. Ngoài ra, bên nhượng quyền phải thường xuyên
hỗ trợ về mặt kỹ thuật, đào tạo đội ngũ nhân viên… Mối quan hệ của các bên càng chặt
chẽ càng đảm bảo được sự thành công của toàn bộ hệ thống nhượng quyền.
13


Thứ ba, vấn đề về phí
Bên đại lý sẽ nhận được thù lao từ hoạt động đại lý của mình dưới hình thức

hoa hồng hoặc chênh lệch giá giữa giá bán và giá giao.
Trong khi đó, đối với hoạt động NQTM, bên nhận quyền sẽ phải trả một khoản
phí nhượng quyền khi tiến hành việc nhượng quyền. Ngồi ra, cịn có các khoản phí
khác như: phí hoạt động hay phí vận hành.
1.2.2. Nhượng quyền thương mại và chuyển giao công nghệ
Chuyển giao được hiểu là công nghệ phải dịch chuyển từ nhà kinh doanh này sang nhà
kinh doanh khác.
CGCN là hình thức mua và bán cơng nghệ trên cơ sở hợp đồng CGCN đã được
thỏa thuận phù hợp với các quy định của pháp luật. Bên bán có nghĩa vụ chuyển giao
các kiến thức tổng hợp của công nghệ hoặc cung cấp các máy móc, thiết bị, dịch vụ đào
tạo…kèm theo các kiến thức công nghệ cho bên mua và bên mua có nghĩa vụ thanh
tốn cho bên bán để tiếp thu, sử dụng các kiến thức cơng nghệ đó theo các điều kiện đã
thỏa thuận và ghi nhận trong hợp đồng chuyển giao công nghệ15.
Người ta dễ nhầm lẫn NQTM và hoạt động CGCN vì hai hoạt động này có điểm
tương đồng về đối tượng. Đối tượng của NQTM là quyền thương mại, đó là quyền sử
dụng các đặc quyền kinh doanh như nhãn hiệu, bí quyết kinh doanh, tên thương
mại…của bên nhượng quyền dành cho bên nhận quyền. Trong khi đó, đối tượng của
CGCN là các bí quyết kĩ thuật; các kiến thức kĩ thuật được chuyển giao dưới dạng các
phương án cơng nghệ, quy trình cơng nghệ, giải pháp kỹ thuật, công thức, thông số kỹ
thuật, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật, chương trình máy tính, thơng tin dữ liệu; giải pháp hợp lý
hóa, đổi mới cơng nghệ. Đối tượng được chuyển giao có thể gắn với đối tượng SHCN.
Do đó, phạm vi đối tượng của hai hoạt động này chính là quyền sử dụng các đối tượng
SHCN. Đây là yếu tố quan trọng được đặt lên hàng đầu khi các bên kí kết hợp đồng.
Tuy nhiên, giữa hai hoạt động này có nhiều điểm khác biệt giúp ta phân biệt chúng một
cách dễ dàng hơn.
Thứ nhất, về chủ thể
Chủ thể của hoạt động CGCN là pháp nhân và cũng có thể là cá nhân.
Đây là hoạt động mua, bán chịu sự điều chỉnh của Bộ luật Dân sự 2005 và Luật CGCN
2006.
Chủ thể của NQTM là các thương nhân có đăng ký kinh doanh mua bán hàng hóa và

cung ứng dịch vụ. Hoạt động này chịu sự điều chỉnh của pháp luật thương mại và một
số các luật khác có liên quan.
15

Khoản 1, Điều 2, NĐ 11/2005/NĐ-CP.

14


Thứ hai, tính chất của hoạt động
CGCN là hình thức chuyển giao quyền SHCN để ứng dụng vào quá trình sản xuất và
không nhất thiết phải xây dựng cơ sở kinh doanh mới. Trong khi đó, NQTM là phương
thức mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh thông qua việc cho phép một doanh nghiệp
khác được sản xuất kinh doanh trên cơ sở uy tín, tên thương mại, cơng nghệ… của bên
nhượng quyền.
Thứ ba, phạm vi đối tượng của hoạt động
Nếu như đối tượng của hoạt động CGCN chủ yếu tập trung vào quy trình và cơng nghệ
sản xuất ra sản phẩm thì NQTM khơng chỉ bao gồm quy trình sản xuất khi chuyển giao
cho bên nhận quyền mà còn cả quy trình sau khi sản xuất; quy trình quản lý; quy trình
tiêu thụ hay quảng cáo sản phẩm… Do đó, NQTM là một chuỗi các quy trình từ khâu
sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm và các hoạt động khác nhằm quảng bá thương hiệu.
Do đó, đối tượng của hợp đồng NQTM không chỉ giới hạn ở việc chuyển giao quyền
SHTT mà bao gồm một số yếu tố của hợp đồng cung ứng dịch vụ, hợp đồng liên doanh
liên kết và cả hợp đồng mua bán hàng hóa. Đối tượng được chuyển giao trong hợp đồng
NQTM chỉ sử dụng trong hoạt động thương mại, trong khi đó sự hạn chế này khơng có
trong hợp đồng CGCN16.
Thứ tư, vấn đề cải tiến và thay đổi công nghệ
Trong hoạt động CGCN, bên nhận chuyển giao công nghệ được quyền cải tiến hoặc
thay đổi cơng nghệ nhằm đảm bảo q trình sản xuất được tốt hơn mà không cần thông
báo cho bên chuyển giao biết. Tuy nhiên, ở NQTM lại khác, bên nhận quyền không

được thay đổi hoặc điều chỉnh bất kỳ một phương thức nào trong mơ hình nhượng
quyền gốc cũng như không được đưa vào những cải tiến trong hoạt động kinh doanh
của mình. Bởi nó sẽ làm thay đổi tính đồng bộ trong tồn bộ hệ thống nhượng quyền,
phá vỡ những cam kết và làm mất đi tính đặc trưng của hoạt động nhượng quyền.
Thứ năm, vấn đề về thời hạn
Theo khoản 1, Điều 15 Nghị định 11 quy định: “ Thời hạn của hợp đồng do các bên
thỏa thuận theo yêu cầu và nội dung công nghệ được chuyển giao, nhưng không quá 7
năm, kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực”. Trong một số trường hợp thời hạn này có thể
dài hơn nhưng khơng q 10 năm. Đối với NQTM lại không quy định thời hạn tối đa
của hợp đồng mà chỉ quy định thời hạn tối thiểu. Do đó, hoạt động NQTM mang tính
liên tục, lâu dài và ổn định hơn hoạt động CGCN. Bởi bên nhận quyền phải đầu tư một
khoản chi phí khá lớn như phí nhượng quyền và các khoản khác để đầu tư cơ sở hạ tầng,
16

PGS. Nguyễn Văn Luyện, TS. Lê Bích Thọ, TS. Dương Anh Sơn (2004), “Hợp đồng thương mại quốc tế”, NXB
Công An Nhân Dân, tr.276.

15


quản lý hoạt động… Sở dĩ vậy, bên nhận quyền cần phải có một thời gian dài để thu hồi
vốn rồi mới nghĩ đến việc thu lợi nhuận. Thời gian hoạt động càng lâu thì khơng chỉ bên
nhận quyền mà tồn bộ hệ thống nhượng quyền càng có điều kiện để tạo nên uy tín trên
thị trường.
1.2.3. Nhượng quyền thương mại và hoạt động Li-xăng
Li-xăng bắt nguồn từ tiếng Latinh (Licentia) có nghĩa là “sự cho phép”, “sự ủy quyền”
hoặc “tự do”. Hoạt động Li-xăng là hoạt động chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng
của quyền SHCN17. Do đó, Li-xăng quyền sử dụng đối tượng SHCN được hiểu là việc
chủ sở hữu hoặc người có quyền kiểm sốt đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu
dáng cơng nghiệp và nhãn hiệu hàng hóa, chuyển giao một phần hoặc toàn bộ quyền sử

dụng đối tượng SHCN này cho cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể khác.
Li-xăng chính là một dạng của CGCN. Tuy nhiên, những điểm tương đồng và khác biệt
giữa NQTM và CGCN khơng đồng nghĩa đó cũng là điểm tương đồng và khác biệt giữa
NQTM và Li-xăng. Vì vậy, trong phần này, tác giả so sánh NQTM và Li-xăng trên một
số phương diện nhất định.
Hoạt động Li-xăng và NQTM đều liên quan đến một hợp đồng cấp phép và có chung
một phạm vi đối tượng là quyền sử dụng các đối tượng SHCN. Bởi đối tượng của hoạt
động Li-xăng là quyền sử dụng các đối tượng của quyền SHCN.
Tuy nhiên, Li-xăng và NQTM là hai hoạt động khác nhau.
Thứ nhất, về chủ thể
Chủ thể của hoạt động Li-xăng có thể là pháp nhân hoặc cá nhân và đây là một giao
dịch dân sự, chịu sự điều chỉnh của pháp luật dân sự còn NQTM là hoạt động thương
mại, chịu sự điều chỉnh của pháp luật thương mại và chủ thể của hoạt động này phải là
thương nhân.
Thứ hai, về đối tượng chuyển giao
Trong khi, hoạt động Li-xăng chỉ dừng lại ở việc chuyển giao các đối tượng của quyền
SHCN thì việc chuyển giao trong NQTM khơng chỉ là các đối tượng SHCN mà cịn bao
gồm cả bí mật kinh doanh, cách thức kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, cách bài trí…
Như vậy, đối tượng của NQTM rộng hơn so với đối tượng của hoạt động Li-xăng.
Chính vì điều này mà mục tiêu của NQTM là nắm giữ tồn bộ hệ thống kinh doanh
trong đó các quyền về SHCN.
Thứ ba, mức độ mật thiết trong mối quan hệ giữa các bên

17

Nguyễn Bá Bình (2006), Nhượng quyền thương mại và mối quan hệ với hoạt động chuyển giao công nghệ, hoạt
động Li-xăng, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số 02 (69), tr.22.

16



Yếu tố mật thiết trong mối quan hệ giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền
trong NQTM rất lớn và trở thành đặc trưng của hoạt động này. Nó mang tính liên tục,
ổn định và lâu dài. Điều này khơng thể có trong hoạt động Li-xăng vốn chỉ tồn tại sự hỗ
trợ ban đầu khi chuyển giao các đối tượng SHCN. Mặt khác, bên nhượng quyền có thể
kiểm tra, giám sát đương nhiên, bất kỳ lúc nào hoạt động của bên nhận quyền. Trong
khi đó, bên chuyển giao hoạt động Li-xăng chỉ có quyền này trong một phạm vi hẹp.
1.2.4. Nhượng quyền thương mại và ủy thác mua bán hàng hóa.
Ủy thác mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận ủy thác thực hiện
việc mua bán hàng hóa với danh nghĩa của mình theo những điều kiện đã thỏa thuận với
bên ủy thác và được nhận thù lao ủy thác.18
NQTM và ủy thác mua bán hàng hóa đều là hoạt động thương mại và chịu sự điều chỉnh
của pháp luật thương mại. Bên ủy thác/ bên nhượng quyền đều phải có nghĩa vụ cung
cấp thơng tin, tài liệu, phương tiện cần thiết cho việc thực hiện hợp đồng. Bên cạnh đó,
bên nhận ủy thác/ bên nhận quyền phải thực hiện đúng những điều kện đã thỏa thuận
với bên ủy thác/ bên nhượng quyền. Mặt khác, bên nhận ủy thác/ bên nhận quyền sẽ
chịu trách nhiệm đối với những hậu quả pháp lí do chính hành vi của họ gây ra chứ
không phải dành cho bên ủy thác/bên nhượng quyền.
Tuy nhiên, hai hình thức này vẫn có nhiều điểm khác biệt:
Thứ nhất, về chủ thể
Đối với hoạt động ủy thác, bên nhận ủy thác là thương nhân kinh doanh đúng
mặt hàng phù hợp với hàng hóa được ủy thác và bên ủy thác có thể là thương nhân hoặc
không phải là thương nhân. Tuy nhiên, trong lĩnh vực nhượng quyền, bên nhượng
quyền và bên nhận quyền đều phải là thương nhân.
Thứ hai, về đối tượng chuyển giao
Hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa khơng bắt buộc phải chuyển giao các đối tượng
SHCN, bí quyết kinh doanh… của bên ủy thác cho bên nhận ủy thác. Bên nhận ủy thác
sẽ nhân danh chính mình để thực hiện các hoạt động mua bán hàng hóa. Trong khi đó,
bên nhượng quyền trong NQTM sẽ cho phép bên nhận quyền sử dụng nhãn hiệu, tên
thương mại, bí quyết kinh doanh,… thuộc quyền sở hữu của mình để tiến hành việc

cung ứng hàng hóa và dịch vụ.
Thứ ba, phạm vi hoạt động
NQTM là cả một quy trình từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm, ngồi ra nó
cịn là cả một quy trình quản lý, đào tạo đội ngũ nhân viên… Trong khi, ủy thác mua
18

Điều 155, Luật Thương mại 2005.

17


bán hàng hóa chỉ thực hiện trong khâu mua bán hàng hóa. Do đó, phạm vi hoạt động
của NQTM rộng hơn nhiều so với ủy thác mua bán hàng hóa.
Thứ tư, mức độ mật thiết trong mối quan hệ giữa các bên
Quan hệ ủy thác thường mang tính vụ việc, đơn lẻ bởi vậy mối quan hệ giữa hai bên
không mang tính lâu bền, chặt chẽ. Mức độ này khơng thể so sánh với mối quan hệ gắn
bó vốn đã làm nên đặc trưng của quan hệ NQTM. Ngoài ra, bên nhận quyền chịu sự
kiểm tra, giám sát cũng như sự hỗ trợ từ phía nhượng quyền. Trong khi đó, điều này
khơng thể có trong ủy thác mua bán hàng hóa.
Tóm lại, NQTM là một hình thức kinh doanh mặc dù mới ra đời nhưng đã có những
bước tiến nhanh chóng. Để có được sự phát triển như ngày hơm nay, khơng ai biết được
lịch sử hình thành của NQTM như thế nào? NQTM là hoạt động được ra đời đầu tiên tại
Mỹ. Và đến thập niên 60-70, hình thức NQTM không chỉ bùng nổ và thịnh hành ở Mỹ
mà còn ở những nước phát triển khác như Anh, Pháp và một số nước khác. Theo số liệu
thống kê của Châu Âu, thì năm 1998 tồn Châu Âu có tổng cộng 3.888 hệ thống
Franchise với 167.432 cửa hàng nhượng quyền. Những cửa hàng này đóng góp khoảng
95 tỉ Ero doanh số và tạo ra hơn 1.5 triệu việc làm cho người dân các nước Châu Âu19.
Nhận thấy vai trò to lớn của hình thức NQTM đối với sự phát triển của nền kinh tế, các
quốc gia Đông Nam Á đã ưu tiên và phát triển mơ hình này kể từ khi nó xuất hiện vào
những năm của Thập niên 90. Ví dụ như tại Malaysia, từ năm 1992, Chính phủ đã bắt

đầu triển khai Chương trình phát triển nhượng quyền (Franchise Development
Programme) với mục tiêu là đặt ra là tăng số lượng kinh doanh NQTM và phát triển
hình thức này ra ngoài thế giới. Hay tại Nhật Bản, ngay từ năm 1972, Hiệp hội nhượng
quyền Nhật Bản (Japanese Franchising Association) được thành lập và là hiệp hội đầu
tiên của Châu Á.20. Những con số ấn tượng này đó đã thể hiện tốc độ phát triển nhanh
chóng của mơ hình NQTM. Khơng ai có thể phủ nhận vai trị của nó trong nền kinh tế
hiện nay. Đặc biệt trong nền kinh tế khủng hoảng thì nó là sự lựa chọn được ưu tiên
hàng đầu để đảm bảo sự an toàn cho các doanh nghiệp. Việt Nam cũng bắt đầu làm
quen với NQTM. Từ một cái tên hết sức lạ lẫm, NQTM dần dần gây được sự chú ý của
nhiều người bởi sự “đổ bộ” của nhiều hệ thống nổi tiếng trên thế giới vào Việt Nam
bằng hình thức này. Franchise xuất hiện ở nước ta vào những năm 90 của thế kỷ XX với
hoạt động nhượng quyền đầu tiên là thức ăn nhanh “fast food”. Các doanh nghiệp của
Việt Nam đã mua lại quyền kinh doanh các sản phẩm từ phía các đối tác nước ngồi
thơng qua hình thức NQTM. Sau đó, hàng loạt các thương hiệu nước ngồi xuất hiện
trên thị trường Việt Nam như: KFC, Loterria, Swatch, Qualitea… Sau một thời gian
19
20

Lý Q Trung (2005), Bí quyết thành cơng bằng mơ hình nhượng quyền kinh doanh, NXB trẻ TP.HCM, tr.28.
Nguyễn Khánh Trung (2008), Franchise- chọn hay không? NXB ĐHQG TP.HCM, tr.122.

18


ngắn, các cửa hàng nhượng quyền của những sản phẩm này phát triển rầm rộ tại Việt
Nam. Các doanh nghiệp trong nước cũng đã bắt đầu nhượng quyền bằng cách bán sản
phẩm của mình ra nước ngồi như: Trung Ngun, Kinh Đô, Phở 24.
NQTM là một trong những con đường đi lên “làm chủ” vững vàng nhất và rủi ro ở mức
tối thiểu. Nơi mà những doanh nghiệp vốn ít có thể tự tin để khẳng định mình, nơi mà
các hệ thống kinh doanh làm nên những thương hiệu nổi tiếng trong và ngồi nước. Do

đó, những lợi thế mà NQTM đem lại là rất lớn đối với bên nhượng quyền và bên nhận
quyền. Bên nhượng quyền có thể thúc đẩy kinh doanh tăng trưởng và mở rộng thị
trường một cách nhanh chóng. Bên cạnh đó, những chi phí làm nên mức độ nổi tiếng
của hệ thống kinh doanh sẽ được chia sẻ bởi các bên nhận quyền. Mặt khác, bên nhận
quyền khởi đầu việc kinh doanh dưới một nhãn hiệu nổi tiếng. Điều đó đã làm giảm rủi
ro và giảm đi phần nào chi phí, thời gian đầu tư so với việc bắt đầu từ một hình thức
kinh doanh mới. Cũng là một yếu tố quan trọng và cần thiết trong hoạt động NQTM
chính là việc bên nhận quyền sẽ nhận được sự hỗ trợ từ bên nhượng quyền. Kết quả
đem lại là mối quan hệ gắn bó mật thiết, lâu dài giữa hai bên nhằm thúc đẩy hệ thống
kinh doanh phát triển. Nói một cách khác, NQTM là sự chia sẻ những thuận lợi và khó
khăn giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền.
Tuy nhiên, ở những khía cạnh khác, NQTM lại đem đến những thách thức, khó khăn
cũng như những bài học cay đắng cho những thương hiệu nổi tiếng. Bên nhượng quyền
mất khả năng kiểm soát đối với hệ thống nhượng quyền và khả năng bị tiết lộ các bí mật
kinh doanh là rất lớn. Chính vì điều này càng tạo điều kiện cho bên nhận quyền gian dối
trong doanh thu, gây thất thoát nguồn thu của bên nhượng quyền. Do đặc trưng của hoạt
động NQTM là tính đồng bộ trong tồn bộ hệ thống nhượng quyền nên bên nhận quyền
sẽ bị những hạn chế nhất định trong hoạt động kinh doanh. Khi kết thúc mối quan hệ
nhượng quyền thì bên nhận quyền sẽ khơng được hưởng bất kỳ một quyền lợi nào mặc
dù bên nhận quyền đã có những đóng góp đáng kể cho sự phát triển của tồn bộ hệ
thống.
Qua việc tìm hiểu định nghĩa, đặc điểm, phân loại NQTM cũng như nhìn nhận hoạt
động nhượng quyền trong sự so sánh với một số hoạt động khác đã giúp cho chúng ta có
cái nhìn rõ hơn về bản chất của hoạt động này để NQTM dần dần khơng cịn là cái tên
xa lạ đối với tất cả những ai đã, đang và sẽ lựa chọn con đường kinh doanh này.

19



×