Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Dấu hiệu định tội của tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo luật hình sự việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (22.89 MB, 100 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

HUỲNH THỊ KIỀU ANH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ
ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

Chun ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự
Định hƣớng ứng dụng
Mã số: 60380104

Người hướng dẫn khoa học: TS. Phan Anh Tuấn
Học viên: Huỳnh Thị Kiều Anh
Lớp: CHL Sóc Trăng Khóa 2

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi với sự
hướng dẫn của TS. Phan Anh Tuấn.
Các thơng tin trích dẫn trong Luận văn đã được nêu rõ nguồn gốc. Các kết
quả trình bày trong Luận văn là trung thực và chưa được cơng bố trong bất cứ cơng


trình khoa học nào trước đây.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Huỳnh Thị Kiều Anh


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BLHS

Bộ luật Hình sự

CTTP

Cấu thành tội phạm

Nghị quyết số 04/1986/NQHĐTP ngày 29/11/1986 của
Hội đồng Thẩm phán Tòa án
nhân dân tối cao.

Nghị quyết số 04/NQ-HĐTP ngày 29/11/1986 của
Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về
hướng dẫn áp dụng một số quy định trong phần
các tội phạm của Bộ luật hình sự

TAND

Tịa án nhân dân

TNHS


Trách nhiệm hình sự

VKSND

Viện kiểm sát nhân dân


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
CHƢƠNG 1. DẤU HIỆU ĐỊNH TỘI “TRẠNG THÁI TINH THẦN BỊ KÍCH
ĐỘNG MẠNH” CỦA TỘI GIẾT NGƢỜI TRONG TRẠNG THÁI TINH
THẦN BỊ KÍCH ĐỘNG MẠNH ..............................................................................8
1.1. Quy định của pháp luật hiện hành về dấu hiệu định tội của Tội giết
ngƣời trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh ........................................8
1.2. Những vƣớng mắc từ thực tiễn đặt ra khi áp dụng dấu hiệu định tội
“trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” của Tội giết ngƣời trong trạng
thái tinh thần bị kích động mạnh ......................................................................15
1.3. Giải pháp nhằm áp dụng đúng dấu hiệu “trạng thái tinh thần bị kích
động mạnh” trong Tội giết ngƣời trong trạng thái tinh thần bị kích động
mạnh .....................................................................................................................21
Kết luận Chƣơng 1 ..................................................................................................28
CHƢƠNG 2. DẤU HIỆU ĐỊNH TỘI “HÀNH VI TRÁI PHÁP LUẬT
NGHIÊM TRỌNG CỦA NẠN NHÂN” VÀ HẬU QUẢ CỦA TỘI GIẾT
NGƢỜI TRONG TRẠNG THÁI TINH THẦN BỊ KÍCH ĐỘNG MẠNH .......29
2.1. Những vƣớng mắc trong thực tiễn áp dụng dấu hiệu định tội “hành vi
trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân” của Tội giết ngƣời trong trạng
thái tinh thần bị kích động mạnh ......................................................................29
2.2. Vƣớng mắc trong việc xác định hậu quả của Tội giết ngƣời trong trạng
thái tinh thần bị kích động mạnh ......................................................................30
2.3. Giải pháp nhằm áp dụng đúng các dấu hiệu định tội “hành vi trái pháp

luật nghiêm trọng của nạn nhân” và hậu quả của tội giết ngƣời trong trạng
thái tinh thần bị kích động mạnh ......................................................................33
Kết luận Chƣơng 2 ..................................................................................................37
KẾT LUẬN ..............................................................................................................38
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bản tuyên ngôn độc lập năm 1945 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam đã khẳng định:“Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa
cho họ các quyền khơng ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền
được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Thật vậy, quyền sống là
một trong những quyền cơ bản nhất của con người, tính mạng con người là vô giá
nên được pháp luật bảo vệ. Hiến pháp năm 2013 lại một một lần nữa khẳng định
“Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Khơng ai
bị tước đoạt tính mạng trái luật”1.
Hiến pháp năm 2013 đã có sự thay đổi quan trọng khi đưa các nội dung về
quyền con người và quyền cơ bản của công dân lên Chương II. Như vậy, có thể thấy
rằng quyền con người đã được Hiến pháp năm 2013 nhấn mạnh và đặc biệt quan
tâm bảo vệ. Chính vì vậy, để bảo đảm thực hiện các nguyên tắc được Hiến pháp ghi
nhận, Bộ luật hình sự 1985 trước đây cũng như Bộ luật hình sự 1999 và Bộ luật
hình sự năm 2015 đã dành một chương riêng quy định những hành vi xâm phạm
đến quyền sống, quyền được bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự
của con người là phạm tội và quy định hình phạt áp dụng đối với người có hành vi
phạm tội.
Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đã quy định các tội xâm
phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm và danh dự của con người tại Chương XIV

với 34 điều luật (từ Điều 123 đến Điều 156) nhằm đảm bảo hơn quyền con người
cũng như phù hợp với quy định của Hiến pháp. Vì vậy, việc bảo vệ “Quyền con
người” là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Bộ luật hình sự.
Do đối tượng tác động của tội phạm là con người và tầm quan trọng của các
quan hệ xã hội cần được bảo vệ, nên chính sách hình sự và đường lối xử lý của Nhà
nước đối với các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của con
người là rất nghiêm khắc, khung hình phạt cao nhất của nhóm tội này là tử hình, cụ
thể là Tội giết người. Tuy vậy, các hành vi xâm phạm đến tính mạng con người có
mức độ nguy hiểm cho xã hội cũng khác nhau, có hành vi có tình tiết làm giảm đi
đáng kể tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi, đó là Tội giết người trong trạng thái
1

Điều 19 Hiến pháp năm 2013.


2
tinh thần bị kích động mạnh, theo đó khi thực hiện tội phạm, người phạm tội không
nhận thức được hành vi của mình gây ra hậu quả như thế nào vì khi đó khả năng
nhận thức của họ giảm đi đáng kể.
Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là một trường hợp
đặc biệt của Tội giết người được quy định tại Điều 125 BLHS năm 2015 (sửa đổi,
bổ sung năm 2017). Đây là loại tội liên quan đến trạng thái tâm lý của con người.
Việc xác định các dấu hiệu định tội, phân biệt tội này với các tội giết người ở
chương này còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, khó xác định cả về phương diện
lý luận và thực tiễn như: khái niệm về trạng thái tinh thần bị kích động mạnh chưa
thống nhất, cịn định nghĩa một cách chung chung; tiêu chí cụ thể để xác định thế
nào là bị kích động mạnh về tinh thần; giới hạn tâm lý của con người đến một mức
độ nào con người rơi vào trạng thái tinh thần bị kích động mạnh; việc xác định một
hành vi trái pháp luật của nạn nhân đã tới mức nghiêm trọng hay chưa cũng chưa có
văn bản pháp luật nào hướng dẫn để đánh giá một cách toàn diện … Điều này dẫn

đến trên thực tế còn nhiều tranh chấp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc
áp dụng các dấu hiệu định tội của tội này.
Xuất phát từ vấn đề nêu trên, với mong muốn đưa ra một số kiến nghị, giải
pháp nhằm giải quyết những vướng mắc, hạn chế trong thực tiễn áp dụng các dấu
hiệu định tội của Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh bằng
cách kiến nghị hồn thiện những quy định của pháp luật hình sự hoặc kiến nghị
hướng dẫn áp dụng pháp luật hình sự về tội này. Với lý do này, học viên chọn đề
tài: “Dấu hiệu định tội của Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động
mạnh theo Luật hình sự Việt Nam” để làm luận văn thạc sỹ Luật học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Theo tìm hiểu của tác giả cho đến thời điểm hiện nay, nghiên cứu về Tội giết
người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo Luật hình sự Việt Nam
khơng có nhiều cơng trình khoa học và chưa có một cơng trình nào nghiên cứu một
cách tập trung, đầy đủ và thống nhất. Tuy nhiên, có thể phân loại các cơng trình này
thành các nhóm và tác giả đã tiếp cận các nhóm cơng trình nghiên cứu như sau:
- Các Giáo trình Luật hình sự của các cơ sở đào tạo như: Trường Đại học
Luật thành phố Hồ Chí Minh (2012), Giáo trình luật hình sự Việt Nam -Phần
chung, Nxb Hồng Đức, Thành phố Hồ Chí Minh; Trường Đại học Luật Thành phố


3
Hồ Chí Minh (2016), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm Quyển 2), Nxb Hồng Đức, Hội luật gia Việt Nam; Võ Khánh Vinh (Chủ biên)
(2012), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam- Phần Các tội phạm, Nxb Công an nhân
dân, Hà Nội.
- Sách: Đinh Văn Quế (2000), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự (Phần các
tội phạm- Tập 1), Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của
con người, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.
Những sách và giáo trình nêu trên có nội dung chủ yếu chỉ dừng lại ở việc
phân tích các dấu hiệu pháp lý của Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích
động mạnh, lý luận chung về định tội danh. Đây là tài liệu quan trọng cho luận văn

tham khảo khi nghiên cứu các dấu hiệu pháp lý, lý luận về định tội danh đối với Tội
giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo luật hình sự Việt Nam.
- Luận văn Thạc sỹ Luật học: "Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị
kích động mạnh theo Luật Hình sự Việt Nam" của tác giả Nguyễn Thị Thùy Linh2
Trong luận văn này, tác giả đã đề cập một số vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng
Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. Nội dung nghiên cứu
của tác giả đã tạo điều kiện cho chúng tôi hiểu rõ thêm về một số dấu hiệu pháp lý
của Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh và thực tiễn áp dụng
dấu hiệu này. Tuy nhiên, luận văn chưa tập trung nghiên cứu sâu các vướng mắc,
khó khăn, hạn chế trong thực tiễn áp dụng pháp luật, cụ thể trong thực tiễn xét xử
của hệ thống Tòa án nhân dân đối với tội phạm này.
- Các bài viết, tạp chí có liên quan đến đề tài có thể kể đến:
Đặng Thu Hiền (2016), «Một số vấn đề cần lưu ý khi áp dụng tội giết người
trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo Điều 125 BLHS năm 2015 »,
Nghề Luật, Số 3/2016, tr. 68 - 71.
Trần Minh Hưởng, Chu Thị Tú (2010), «Một số vấn đề cần chú ý khi áp dụng
tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh», Tạp chí Kiểm sát, Số
6/2010, tr. 23 - 25, 30.
Phạm Văn Beo (2008), Tình tiết định tội "Phạm tội trong trạng thái tinh thần
bị kích động mạnh", Nghiên cứu lập pháp, Số 16 (132), tr.25-29.
2

Nguyễn Thị Thùy Linh (2015), Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo Luật hình
sự Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội.


4
Vũ Thị Tố Nga (4/2006), «Phân biệt tội giết người trong trạng thái tinh thần
bị kích động mạnh và tội giết người do vuợt q giới hạn phịng vệ chính đáng »,
Tạp chí Kiểm sát, Số 7, tr.42-44,48.

Các bài viết trên có ý nghĩa quan trọng trong việc làm rõ các dấu hiệu định
tội của Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh trong luận văn
và các bài viết đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện các quy định của Bộ luật Hình sự
năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009).
Như vậy, qua các công trình nghiên cứu về Tội giết người trong trạng thái
tinh thần bị kích động mạnh theo Luật Hình sự Việt Nam, tác giả có một số nhận
xét sau:
- Các cơng trình trên đã nghiên cứu được một số vấn đề như dấu hiệu định tội
của Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, lý luận chung về
định tội danh, đề cập và đánh giá một số bất cập trong quy định và vướng mắc trong
áp dụng quy định về Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
theo quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) cũng như
đưa ra được một số kiến nghị, giải pháp nhằm hồn thiện tội này.
- Tuy nhiên, các cơng trình trên chưa nghiên cứu, đánh giá một cách đầy đủ,
toàn diện và nghiên cứu đánh giá thực tiễn áp dụng dấu hiệu định tội “trạng thái tinh
thần bị kích động mạnh” và các dấu hiệu định tội khác của Tội giết người trong trạng
thái tinh thần bị kích động mạnh theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi,
bổ sung năm 2017) để đưa ra những kiến nghị hoàn thiện; chưa nêu cụ thể từ những
quy định của pháp luật dẫn đến những vướng mắc trong thực tiễn áp dụng pháp luật
như thế nào; khó khăn, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế của các cơ quan tiến hành
tố tụng cũng như những người tiến hành tố tụng trong việc định tội danh đối với tội
phạm này trong thực tiễn, cụ thể trong thực tiễn xét xử của hệ thống Tịa án nhân dân.
Chính vì vậy, tác giả đã chọn đề tài “Dấu hiệu định tội của Tội giết người
trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo Luật Hình sự Việt Nam” để giải
quyết thực tiễn áp dụng dấu hiệu định tội của Tội giết người trong trạng thái tinh
thần bị kích động mạnh, nhằm đưa ra những giải pháp hoàn thiện pháp luật, đáp ứng
được yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm này trong thực tiễn.
Ở cấp độ một Luận văn Thạc sỹ Luật học, tác giả nhận thấy chưa có luận văn
thạc sỹ nào nghiên cứu chuyên sâu về dấu hiệu định tội của Tội giết người trong



5
trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. Các vướng mắc được Luận văn chỉ ra khi áp
dụng dấu hiệu này trên thực tế đều xuất phát từ việc nghiên cứu các bản án cụ thể
do tác giả sưu tầm nên cũng có tính đặc thù. Do vậy, Luận văn là không trùng lặp về
nội dung với các luận văn thạc sỹ Luật học khác theo định hướng ứng dụng đã cơng
bố và có ý nghĩa thực tiễn.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu quy định của pháp luật, làm rõ những dấu hiệu định
tội, phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn, đánh giá thực trạng cũng như những vướng
mắc, hạn chế trong thực tiễn xét xử của Tòa án về dấu hiệu định tội của Tội giết
người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. Từ đó, đưa ra các kiến nghị và
đề xuất một số giải pháp để giải quyết những vướng mắc, hạn chế nhằm hoàn thiện
những quy định của pháp luật hình sự về tội phạm này cho phù hợp với thực tiễn xét
xử trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích nghiên cứu nêu trên, luận văn có các nhiệm vụ sau:
- Phân tích, đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ
án về Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh xảy ra ở các địa
phương. Từ đó, tìm ra những vấn đề mà các Cơ quan tiến hành tố tụng còn vướng
mắc trong việc xác định dấu hiệu định tội của tội phạm này.
- Từ việc tìm ra những vướng mắc trong thực tiễn áp dụng, luận văn sẽ làm
rõ nguyên nhân của các vướng mắc, bất cập để trên cơ sở đó kiến nghị những giải
pháp để hồn thiện quy định của Bộ luật hình sự hoặc hướng dẫn áp dụng pháp luật
hình sự để áp dụng đúng dấu hiệu định tội của Tội giết người trong trạng thái tinh
thần bị kích động mạnh.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các quy định cụ thể của pháp luật hình sự Việt

Nam hiện hành về dấu hiệu định tội của Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị
kích động mạnh và thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự về dấu hiệu này.


6
4.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Về không gian: Luận văn nghiên cứu thực tiễn áp dụng dấu hiệu định tội
của Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh trên phạm vi cả
nước và theo quy định pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành.
+ Về thời gian: Luận văn nghiên cứu tài liệu xét xử Tội giết người trong
trạng thái tinh thần bị kích động mạnh từ năm 2015 đến năm 2019.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng
của chủ nghĩa Mác – Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng và
Nhà nước ta về đấu tranh phịng, chống tội phạm.
Trong q trình nghiên cứu đề tài, học viên sử dụng các phương pháp nghiên
cứu cụ thể chủ yếu như sau:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng để phân tích, đánh giá các
vụ án xét xử trong thực tiễn và đánh giá các quy định của pháp luật hình sự hiện
hành về các vấn đề liên quan đến dấu hiệu định tội nhằm làm rõ những hạn chế,
vướng mắc trong thực tiễn áp dụng Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích
động mạnh. Phương pháp tổng hợp được sử dụng song song với phương pháp phân
tích để tổng hợp và khái quát kết quả nghiên cứu.
- Phương pháp bình luận án được sử dụng để bình luận các bản án trong thực
tiễn xét xử vào nội dung đề tài nghiên cứu.
- Phương pháp so sánh được sử dụng để so sánh cách áp dụng pháp luật hình
sự liên quan đến dấu hiệu định tội của Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị
kích động mạnh để từ đó chỉ ra những điểm không thống nhất trong việc áp dụng
các dấu hiệu định tội của tội này trong các bản án.
6. Dự kiến kết quả nghiên cứu và địa chỉ ứng dụng kết quả nghiên cứu

Nghiên cứu dấu hiệu định tội của Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị
kích động mạnh theo Luật hình sự Việt Nam có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Kết
quả nghiên cứu của Luận văn đã chỉ ra được những vướng mắc trong thực tiễn áp
dụng các quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về dấu
hiệu định tội của Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, từ đó,
đưa ra các kiến nghị có cơ sở lý luận và thực tiễn để giải quyết các vướng mắc đó.


7
Những kết quả nghiên cứu của Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho
các học viên khác, sử dụng tham khảo trong công tác nghiên cứu khoa học pháp lý
về pháp luật hình sự, quá trình giảng dạy, đào tạo luật nói chung và đào tạo nghiệp
vụ xét xử nói riêng.
7. Bố cục của luận văn:
Ngồi lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục,
Luận văn bao gồm 02 chương:
Chƣơng 1. Dấu hiệu định tội “Trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” của
Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh.
Chƣơng 2. Dấu hiệu định tội “Hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn
nhân” và hậu quả của Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh.


8
CHƢƠNG 1
DẤU HIỆU ĐỊNH TỘI “TRẠNG THÁI TINH THẦN
BỊ KÍCH ĐỘNG MẠNH” CỦA TỘI GIẾT NGƢỜI
TRONG TRẠNG THÁI TINH THẦN BỊ KÍCH ĐỘNG MẠNH
1.1. Quy định của pháp luật hiện hành về dấu hiệu định tội của Tội giết
ngƣời trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
Điều 125 BLHS năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) quy định Tội giết

người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh như sau:
1. Người nào giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do
hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với
người thân thích của người đó, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội đối với 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
Dấu hiệu định tội của tội này được quy định tại khoản 1 Điều 125 BLHS năm
2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017). Theo đó, tội phạm này được hiểu là hành vi giết
người trong tình trạng tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm
trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó.
Về bản chất, đây là trường hợp giết người với dấu hiệu giảm nhẹ đặc biệt nên
Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động có những dấu hiệu chung của
Tội giết người, đồng thời cũng có những dấu hiệu riêng của trường hợp phạm tội
giảm nhẹ đặc biệt.
Theo quy định tại Điều 125 BLHS, các dấu hiệu pháp lý (định tội) của Tội
giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh như sau:
- Khách thể của tội phạm:
“Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được Luật Hình sự bảo vệ và bị
tội phạm xâm hại. Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh được
quy định tại Chương XIV - Các tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân
phẩm, danh dự của con người. Như vậy, khách thể của tội phạm này nằm trong
khách thể loại của nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự
của con người. Khách thể trực tiếp của Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị
kích động mạnh xâm phạm quyền sống của con người.


9
- Mặt khách quan của tội phạm:
Mặt khách quan của tội phạm là những biểu hiện của tội phạm diễn ra và tồn tại
trong thế giới khách quan. Các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội phạm bao gồm:
Hành vi nguy hiểm cho xã hội; hậu quả nguy hiểm cho xã hội; mối quan hệ nhân quả

giữa hành vi và hậu quả; các điều kiện bên ngoài của việc thực hiện tội phạm như: Thời
gian, địa điểm, phương tiện, cơng cụ phạm tội, hồn cảnh phạm tội…3
Hành vi khách quan của tội phạm: Hành vi khách quan của tội phạm là
những xử sự có ý thức và ý chí của con người được thể hiện ra thế giới khách quan
dưới những hình thức nhất định, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho xã hội.4
Ngoài những dấu hiệu chung của Tội giết người, Tội giết người trong trạng thái tinh
thần bị kích động mạnh cịn có những dấu hiệu riêng biệt:
Hành vi khách quan của Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động
mạnh là hành vi giết người được thực hiện trong trạng thái tinh thần bị kích động
mạnh, là hành vi của một người khơng tự kiềm chế được mình trước hành vi trái
pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với chính mình hoặc đối với người thân
thích của mình nên đã giết chết nạn nhân. Hành vi khách quan của tội này cũng
tương tự như hành vi trong Tội giết người (Điều 123) như: đâm, chém, bắn, đấm,
đá, bóp cổ, dìm xuống nước…
Hành vi tước đoạt tính mạng của người khác được coi là hành vi khách quan
của Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh khi người phạm tội
thực hiện hành vi phạm tội trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. Đặc điểm
này vừa phản ánh tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội đồng thời cũng là
đặc điểm để chúng ta có thể phân biệt tội này với các tội khác như giết người, giết
người do vượt quá giới hạn phịng vệ chính đáng…
Hậu quả của tội phạm: “Hậu quả của tội phạm là thiệt hại do hành vi phạm
tội gây ra cho các quan hệ xã hội được Luật hình sự bảo vệ”.5 Hậu quả nguy hiểm
cho xã hội của tội phạm này là gây chết người.
Hậu quả được quy định là dấu hiệu bắt buộc trong CTTP của Tội giết người
trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, đó là hậu quả chết người, cụ thể là nạn
3

Trường Đại học luật Thành phố Hồ Chí Minh (2016), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam – “Phần chung”,
Trần Thị Quang Vinh, Nhà xuất bản Hồng Đức - Hội luật gia Việt Nam, tr. 114.
4

Trường Đại học luật Thành phố Hồ Chí Minh (2016), tlđd (3), tr. 115-116.
5
Trường Đại học luật Thành phố Hồ Chí Minh (2016), tlđd (3), tr. 121.


10
nhân phải chết thì người thực hiện hành vi tước đoạt tính mạng của nạn nhân mới bị
coi là phạm tội này. Theo đó, Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động
mạnh chỉ được coi là hồn thành khi có hậu quả chết người xảy ra. Nếu nạn nhân
khơng chết mà chỉ bị thương tích hoặc bị tổn hại sức khỏe mà tỷ lệ tổn thương cơ
thể từ 31% trở lên thì người phạm tội bị truy cứu TNHS về tội “Cố ý gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích
động mạnh” được quy định tại Điều 135 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm
2017). Cũng theo quy định của BLHS, Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị
kích động mạnh khơng có giai đoạn chuẩn bị phạm tội, vì trạng thái tinh thần bị
kích động mạnh chỉ có khi có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối
với người phạm tội hoặc đối với người thân thích của người phạm tội, sự kích động
đó phải đột xuất, đến rất nhanh và cũng qua đi rất nhanh.
Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả của tội phạm: Để truy cứu
TNHS về tội này cần làm rõ mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả xảy ra
do chính hành vi phạm tội đó gây ra. Tội phạm có cấu thành vật chất, nên hậu quả
chết người là dấu hiệu bắt buộc của CTTP, tức là phải có hậu quả xảy ra thì tội
phạm mới coi là hoàn thành. Một người chỉ phải chịu TNHS về Tội giết người trong
trạng thái tinh thần bị kích động mạnh nếu giữa hành vi khách quan và hậu quả chết
người đó có mối quan hệ nhân quả với nhau. Hành vi giết người phải xảy ra tức thời
ngay khi có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân. Bởi vì: “Nếu giữa lỗi
của nạn nhân và hành động của bị cáo có một khoảng thời gian nhất định thì khơng
thể nói bị cáo đang ở trong tình trạng đột xuất bị kích động tinh thần mạnh mẽ đến
nỗi họ khơng tự chủ được mình nữa”6. Như vậy, chúng ta cần xem xét giữa hành vi
giết người và hậu quả chết người có mối quan hệ nhân quả hay không. Mối quan hệ

nhân quả giữa hành vi trái pháp luật với tinh thần bị kích động mạnh là mối quan hệ
tất yếu nội tại có cái này thì ắt có cái kia. Khơng có hành vi trái pháp luật nghiêm
trọng của nạn nhân thì khơng có tinh thần bị kích động mạnh của người phạm tội và
vì thế nếu người phạm tội khơng bị kích động mạnh bởi hành vi trái pháp luật của
người khác thì khơng thuộc trường hợp phạm tội này. Nếu giữa chúng khơng có
mối quan hệ nhân quả thì khơng bị truy cứu TNHS về Tội giết người trong trạng
thái tinh thần bị kích động mạnh mà phạm một tội khác.

6

Tòa án nhân dân tối cao (1979), Hệ thống hóa luật lệ hình sự Việt Nam, tập 1, tr. 346


11
- Mặt chủ quan của tội phạm:
“Mặt chủ quan của tội phạm là mặt bên trong của tội phạm bao gồm: Lỗi,
động cơ phạm tội và mục đích phạm tội”.7 Lỗi là dấu hiệu bắt buộc thuộc mặt chủ
quan của Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh cũng như
trong mặt chủ quan của mọi CTTP. Lỗi trong CTTP của Tội giết người trong trạng
thái tinh thần bị kích động mạnh có thể là lỗi cố ý. Khi thực hiện hành vi giết người,
người phạm tội đã không thể tự chủ, tự kiềm chế hành vi phạm tội của mình.
Theo quy định tại Điều 125 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì
dấu hiệu “trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” trong Tội giết người trong trạng
thái tinh thần bị kích động mạnh được quy định là dấu hiệu định tội của tội này.
Có nhiều quan điểm khác nhau về “trạng thái tinh thần bị kích động
mạnh”. Có quan điểm cho rằng, tình trạng tinh thần bị kích động mạnh là tình
trạng (tâm lý) khơng hồn tồn tự chủ, tự kiềm chế được hành vi của mình8. Gần
giống với quan điểm này là quan điểm cho rằng, trạng thái tinh thần bị kích động
mạnh là tình trạng ý thức bị hạn chế ở mức độ cao do khơng chế ngự được tình
cảm dẫn đến sự hạn chế đáng kể khả năng kiểm soát và điều khiển hành vi9. Như

vậy, hai quan điểm nói trên đều thừa nhận trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
là trạng thái tâm lý bị ức chế ở mức độ cao dẫn đến nhận thức bị hạn chế làm giảm
đáng kể khả năng điều khiển hành vi, nhưng vẫn cịn khả năng điều khiển hành vi
của mình. Quan điểm thứ ba lại coi trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là trạng
thái của một người khơng cịn nhận thức đầy đủ về hành vi của mình như lúc bình
thường, nhưng chưa mất hẳn khả năng nhận thức. Lúc đó, họ mất khả năng tự chủ
và khơng thấy hết được tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi của
mình; trạng thái tinh thần của họ gần như người điên (người mất trí). Đây là cơ sở
để phân biệt với trường hợp phạm tội do tinh thần bị kích động10. Theo quan điểm
này, người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh dù chưa mất hoàn toàn
khả năng nhận thức, nhưng đã mất khả năng tự chủ - khả năng kiềm chế và điều
khiển hành vi của mình.
7

Trường Đại học luật Thành phố Hồ Chí Minh (2016), tlđd (3), tr. 152.
Nguyễn Ngọc Điệp (1997), 550 thuật ngữ chủ yếu trong pháp luật hình sự Việt Nam, Nxb. TP. Hồ Chí
Minh, tr. 193; Võ Khánh Vinh (chủ biên) (2005), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (phần các tội phạm),
Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, tr. 74.
9
Nguyễn Ngọc Hòa & Lê Thị Sơn (2006), Từ điển pháp luật hình sự, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, tr. 247.
10
Đinh Văn Quế (2003), Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự (phần các tội phạm), tập I, Nxb. TP. Hồ Chí
Minh, tr. 56-57.
8


12
Vấn đề tiếp theo cần đặt ra là hiểu khái niệm “trạng thái tinh thần bị kích
động mạnh” quy định tại Điều 125 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
như thế nào? Nếu không thống nhất về vấn đề này thì chúng ta khơng có cơ sở để

đánh giá việc áp dụng dấu hiệu này trên thực tiễn để chỉ ra các vướng mắc, bất cập
qua đó hồn thiện pháp luật hình sự.
Dấu hiệu “trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” quy định tại Điều 125
BLHS có nội hàm như thế nào có thể tham khảo trong các giáo trình luật hình sự
của các trường đại học, học viện, trong các sách, báo của các tác giả nghiên cứu về
luật hình sự. Tuy nhiên, trên thực tiễn, việc hiểu dấu hiệu này như thế nào lại dựa
vào các văn bản hướng dẫn của các cơ quan tiến hành tố tụng, bởi lẽ các hướng dẫn
của các cơ quan tiến hành tố tụng có giá trị pháp lý bắt buộc đối với các cơ quan
tiến hành tố tụng, cịn các tài liệu khác chỉ có giá trị tham khảo. Vậy, tại thời điểm
hiện nay, dấu hiệu “trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” được các văn bản
hướng dẫn như thế nào?
Điểm b khoản 1 Chương II của Nghị quyết số 04/1986/NQ-HĐTP của Hội
đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ngày 29/11/1986 hướng dẫn:
“Tình trạng tinh thần bị kích động mạnh là tình trạng người phạm tội khơng
hồn tồn tự chủ, tự kiềm chế được hành vi phạm tội của mình. Nói chung, sự kích
động mạnh đó phải là sự tức thời do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn
nhân gây nên sự phản ứng dẫn tới hành vi giết người. Nhưng cá biệt có trường hợp
do hành vi trái pháp luật của nạn nhân có tính chất đè nén, áp bức tương đối nặng
nề, lặp đi lặp lại, sự kích động đó đã âm ỷ, kéo dài, đến thời điểm nào đó hành vi trái
pháp luật của nạn nhân lại tiếp diễn làm cho người bị kích động khơng tự kiềm chế
được; nếu tách riêng sự kích động mới này thì khơng coi là kích động mạnh, nhưng
nếu xét cả q trình phát triển của sự việc, thì được coi là mạnh hoặc rất mạnh”.
Tội Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, mục đích và
động cơ phạm tội khơng là dấu hiệu bắt buộc trong mặt chủ quan của tội phạm.
- Chủ thể của tội phạm: “Chủ thể của tội phạm là người có năng lực TNHS,
đạt độ tuổi luật định và đã thực hiện hành vi phạm tội cụ thể. Chủ thể của tội phạm
là con người cụ thể, đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật hình sự”.11 Năng lực
TNHS là khả năng của một người nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội của
11


Trường Đại học luật Thành phố Hồ Chí Minh (2016), tlđd (3), tr. 130.


13
hành vi do mình thực hiện và điều khiển được hành hành vi đó tại thời điểm thực
hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội.12 Như vậy, chủ thể của tội phạm này là bất kỳ
người nào từ đủ 16 tuổi trở lên có năng lực TNHS.
* Phân biệt Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
(Điều 125 BLHS) với Tội giết người do vượt quá giới hạn phịng vệ chính đáng
(Điều 126 BLHS)
Hiện nay, trong thực tiễn, việc phân biệt giữa tội này có ý nghĩa rất thiết thực
đối với việc định tội danh. Bởi hai tội phạm này có một số dấu hiệu giống nhau về
chủ thể, khách thể, mặt chủ quan, mặt khách quan như đều là chủ thể thường, xâm
phạm tính mạnh con người, lỗi cố ý…đều là trường hợp giảm nhẹ đặc biệt của tội
giết người.
Chúng ta có thể phân biệt hai tội phạm này qua các đặc điểm cơ bản sau:
- Thứ nhất, về nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm tội, trong Tội giết người
do vượt quá giới hạn phịng vệ chính đáng là xuất phát từ người có hành vi nguy
hiểm đang xâm hại đến lợi ích chính đáng của chính người phạm tội hoặc xâm hại
đến lợi ích của nhà nước, tập thể vì họ muốn bảo vệ các lợi ích đó mà có hành vi
chống trả một cách quá mức cần thiết và gây hậu quả chết người; với Tội giết người
trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh thì ngun nhân dẫn đến việc giết
người là do người phạm tội bị kích động mạnh về tinh thần do họ không tự chủ, tự
kiềm chế được hành vi của mình do nạn nhân có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng
xâm hại đến lợi ích của người phạm tội hoặc người thân thích của người phạm tội.
Ở Tội giết người do vượt quá giới hạn phịng vệ chính đáng thì lợi ích bị xâm hại
cịn có lợi ích của nhà nước, của tập thể; cịn ở Tội giết người trong trạng thái tinh
thần bị kích động mạnh thì lợi ích bị xâm hại chỉ là người phạm tội hoặc người thân
thích của người phạm tội. Người phạm tội theo Điều 126 BLHS có thể bị kích động
hoặc khơng bị kích động; nhưng người phạm tội theo Điều 125 BLHS thì bắt buộc

tinh thần phải kích động mạnh.
- Thứ hai, về mục đích phát sinh hành vi phạm tội, trong trường hợp giết
người do vượt quá giới hạn phịng vệ chính đáng, mục đích của hành vi được thực
hiện là tích cực chống trả lại sự xâm hại gây hại cho mình, cho nhà nước hoặc cho
người khác, đẩy lùi sự tấn công của nạn nhân; còn trường hợp giết người trong
12

Trường Đại học luật Thành phố Hồ Chí Minh (2016), tlđd (3), tr. 135.


14
trạng thái tinh thần bị kích động mạnh chủ yếu họ khơng tự chủ được bản thân,
trong hồn cảnh bị kích động họ khơng điều khiển được hành vi của mình nên dẫn
đến hành vi phạm tội.
- Thứ ba, về sự tấn công nạn nhân, trong trường hợp giết người do vượt q
giới hạn phịng vệ chính đáng, hành vi nguy hiểm của nạn nhân xâm hại lợi ích của
người phạm tội phải “ngay tức khắc”, sự gây thiệt hại và đe dọa gây thiệt hại phải là
thực sự nhưng trong trường hợp giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động
mạnh thì hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân phải là hành vi cụ thể và
tức thì dẫn đến tình trạng tinh thần bị kích động mạnh nhưng cũng có trường hợp
hành vi trái pháp luật của nạn nhân là chuỗi các hành vi khác nhau, diễn ra có tính
lặp đi lặp lại…Hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân trong Tội giết
người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh có thể bằng lời nói có thể bằng
hành động, nhưng hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân trong Tội giết
người do vượt q giới hạn phịng vệ chính đáng chỉ có thể là hành động xâm hại
đến lợi ích của nhà nước, của tập thể, của người phạm tội hoặc của người khác.
- Thứ tư, về TNHS, Tội giết người do vượt q giới hạn phịng vệ chính đáng
thì người có hành vi giết người phải chịu TNHS khi họ phòng vệ quá mức cần thiết;
còn trường hợp giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh chúng ta
phải xem xét trạng thái tinh thần của người phạm tội có bị “kích động mạnh” hay

chỉ bị “kích động”, nếu giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh thì
họ phải chịu TNHS theo Điều 125 BLHS
- Thứ năm, động cơ của tội phạm, ở Tội giết người trong trạng thái tinh thần
bị kích động mạnh, động cơ phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc trong CTTP
và không được coi là dấu hiệu định tội nhưng ở Tội giết người do vượt quá giới hạn
phịng vệ chính đáng động cơ phạm tội được coi là dấu hiệu định tội, đó là động cơ
phịng vệ.
Ngồi ra, trong cả hai tội đều có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn
nhân nhưng ở trường hợp giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thì
hành vi trái pháp luật đang diễn ra và chưa kết thúc; còn ở trường hợp giết người
trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh thì hành vi trái pháp luật của nạn nhân
đã kết thúc13.
13

Đinh Văn Quế (2002), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự Phần các tội phạm, tập 1, Nxb TP.HCM, tr.65


15
Những lý luận trên là tiền đề để hiểu thống nhất quy định của pháp luật góp
phần quan trọng trong việc xác định dấu hiệu định tội của Tội giết người trong trạng
thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 125 BLHS) để giải quyết cho các vấn đề
chung về quy định của pháp luật được nghiên cứu tại Chương 1 và Chương 2 của
Luận văn. Cụ thể tại Chương 1 của Luận văn là dấu hiệu định tội “trạng thái tinh thần
bị kích động mạnh” của Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh.
1.2. Những vƣớng mắc từ thực tiễn đặt ra khi áp dụng dấu hiệu định tội
“trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” của Tội giết ngƣời trong trạng thái
tinh thần bị kích động mạnh
Như trên đã phân tích, dấu hiệu “trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” là
dấu hiệu định tội của Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
(Điều 125 BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017). Tuy nhiên, thực tiễn áp

dụng pháp luật hình sự trên thực tế cho thấy việc áp dụng dấu hiệu “trạng thái tinh
thần bị kích động mạnh” cịn có những vướng mắc, các cơ quan tiến hành tố tụng
có quan điểm khác nhau về khái niệm này.
Các vướng mắc về xác định dấu hiệu “trạng thái tinh thần bị kích động mạnh”
trong thực tiễn áp dụng pháp luật được thể hiện trong nội dung các bản án sau:
Vụ án thứ nhất:
Bản án hình sự sơ thẩm số 56/2017/HS-ST ngày 21/7/2017 của TAND thành
phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu. Nội dung vụ án được tóm tắt như sau:
Thạch Thị Nhanh và Thạch Chương là vợ chồng đã có với nhau 05 người
con, cùng sinh sống tại ấp Giáp Nước, xã Vĩnh Trạch, thành phố Bạc Liêu. Khoảng
năm 2014, Thạch Chương có mối quan hệ bất chính với người phụ nữ khác nên
thường xuyên bỏ nhà đi được vài tháng rồi trở về cự cãi, vô cớ đánh Thạch Thị
Nhanh. Sự việc lặp đi lặp lại trong khoảng thời gian dài. Mặc dù, được các con và
gia đình khuyên ngăn nhưng ông Chương không nghe mà lại bỏ đi. Tuy nhiều lần
Thạch Thị Nhanh bị ông Chương đánh nhưng Thạch Thị Nhanh vẫn cố gắng chịu
đựng và kiềm chế được.
Sau một thời gian bỏ đi đến ngày 22/8/2016, ông Chương về nhà. Khoảng 11
giờ ngày 25/8/2016, ông Chương tổ chức uống rượu tại nhà. Trong lúc uống rượu,
ông Chương nói chuyện điện thoại với một người phụ nữ. Lúc này, giữa ông
Chương bà Thạch Thị Nhanh xảy ra cự cãi. Ơng Chương có lời nói xúc phạm đến


16
Thạch Thị Nhanh nhưng được anh Mỹ, anh Viễn khuyên can. Ông Chương cùng với
anh Viễn đến nhà anh Mỹ uống rượu tiếp. Đến khoảng 14 giờ cùng ngày, ông
Chương về nhà tiếp tục cự cãi và đánh Thạch Thị Nhanh rồi lên võng nằm ngủ. Khi
bị đánh và nhớ lại sự việc trước đây, bị cáo Nhanh lấy 01 cái nồi (có chiều cao
15cm, đường kính 30cm) đổ nước vào khoảng nửa nồi nấu nước sơi lên. Sau đó, bị
cáo Nhanh tạt hết nồi nước sôi vào người ông Chương.
Sau khi bị tạt nước sôi, ông Chương bị bỏng nặng, được gia đình đưa vào Bệnh

viện Đa khoa Bạc Liêu cấp cứu. Sau đó, chuyển ơng Chương đến Bệnh viện Chợ Rẫy
thành phố Hồ Chí Minh để điều trị, đến ngày 06/9/2016 ơng Chương tử vong.
Trong q trình giải quyết vụ án này có 02 quan điểm:
- Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an thành phố Bạc Liêu và VKSND thành
phố Bạc Liêu xác định bị cáo khi thực hiện hành vi phạm tội trong “trạng thái tinh
thần bị kích động mạnh”;
- TAND thành phố Bạc Liêu xác định hành vi phạm tội của bị cáo khơng có
dấu hiệu “trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” với nhận định: Hành vi của bị
cáo gây thương tích cho ông Chương nêu trên lẽ ra là đủ dấu hiệu cấu thành Tội cố
ý gây thương tích với tình tiết định khung dẫn đến chết người theo khoản 3 Điều
104 BLHS nhưng do quy định về giới hạn xét xử theo Điều 196 Bộ luật tố tụng hình
sự năm 2004 là Tòa án chỉ xét xử bị cáo về tội bằng hoặc nhẹ hơn tội mà Viện kiểm
sát truy tố nên để đảm bảo việc truy cứu TNHS đối với bị cáo phù hợp với pháp luật
tố tụng hình sự, Hội đồng xét xử chấp nhận quyết định truy tố của VKSND thành
phố Bạc Liêu đối với bị cáo về Tội cố ý gây thương tích cho sức khỏe người khác
trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo điểm b khoản 2 Điều 105 BLHS
năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009).
* Nhận xét về vụ án:
Đối chiếu với quy định của pháp luật, trong vụ án này, với hành vi nêu trên tác
giả đồng quan điểm với TAND thành phố Bạc Liêu cho rằng bị cáo Nhanh khơng
phạm tội trong “trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” mà chỉ bị kích động dẫn đến
phạm tội “Cố ý gây thương tích” với tình tiết định khung dẫn đến chết người theo
khoản 3 Điều 104 BLHS. Mặc dù, hành vi trái pháp luật của nạn nhân có tính chất đè
nén, áp bức tương đối nặng nề, lặp đi lặp lại, sự kích động đó đã âm ỷ, kéo dài; đến
thời điểm nào đó hành vi trái pháp luật của nạn nhân lại tiếp diễn làm cho bị cáo


17
Nhanh khơng tự kiềm chế được, bị kích động. Tuy nhiên, hành vi của bị cáo Nhanh
phải là tức thời nhưng sự việc cải vã giữa bị hại và bị cáo đã chấm dứt, mâu thuẫn đã

được lắng xuống khi ông Chương lên võng nằm ngủ nhưng bản thân bị cáo lại lựa
chọn xử sự một cách trái pháp luật với sự tính tốn, chờ đợi trong khoảng thời gian từ
chuẩn bị múc nước lạnh vào xoong đun nước từ từ sôi lên và hành động tạt nước sôi
vào người ông Chương. Trong trường hợp này giữa lỗi của nạn nhân và hành động
của bị cáo đã có một khoảng thời gian nhất định “chuẩn bị múc nước lạnh vào xoong
đun nước từ từ sơi lên” thì khơng thể nói bị cáo đang ở trong tình trạng đột xuất bị
kích động tinh thần mạnh mẽ đến nỗi không tự chủ được mình nữa.
Từ thực tiễn áp dụng dấu hiệu định tội “trạng thái tinh thần bị kích động
mạnh mạnh” của Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh trong
vụ án nêu trên thì vướng mắc đặt ra là:
Thứ nhất, trạng thái tinh thần của người phạm tội như thế nào mới được xem
là bị kích động mạnh? Tiêu chí nào xác định tinh thần có bị kích động mạnh hay
khơng? giới hạn tâm lý của con người đến một mức độ nào con người rơi vào trạng
thái tinh thần bị kích động mạnh?
Thứ hai, giữa hành vi trái pháp luật của nạn nhân và hành vi giết người của bị
cáo có một khoảng thời gian nhất định thì có xác định bị cáo phạm tội trong tình
trạng “tinh thần bị kích động mạnh” khơng?
Vụ án thứ hai: Bản án số 02/2012/HS-ST ngày 20/3/2012 của TAND tỉnh
Bạc Liêu. Nội dung vụ án được tóm tắt như sau:
Vào khoảng 19 giờ ngày 14/9/2010, sau khi Nguyễn Minh Thư đi uống rượu
về đến chịi vng tại ấp Hịa 2, xã Long Điền, huyện Đơng Hải, tỉnh Bạc Liêu có
phát sinh mâu thuẫn với vợ tên Đỗ Cẩm Lai. Xuất phát từ việc nghi ngờ chồng mình
là anh Thư có quan hệ bất chính với người phụ nữ khác nên khi có âm báo tin nhắn
điện thoại của anh Thư bị cáo mới hỏi ai nhắn, anh Thư trả lời tin nhắn từ tổng đài,
do có nghi ngờ từ trước nên bị cáo giật điện thoại trên tay anh Thư mở tin nhắn ra
đọc, nội dung tin nhắn có lời lẽ u thương trách móc anh Thư, thì bị cáo mới gọi
lại số máy vừa nhắn tin, nghe tiếng người đầu dây bên kia là nữ, bị cáo mới có lời
lẽ la mắng rồi quay lại cự cãi với anh Thư, bị cáo vứt điện thoại của anh Thư xuống
ao tôm. Hai người xảy ra xô xát, Nguyễn Minh Thư dùng tay bóp cổ, đánh vào mặt
nhiều cái, cắn, câu vật Cẩm Lai làm sập giường. Sau đó, Thư xuống đất nằm, Đỗ



18
Cẩm Lai đã lấy dao thái lan trên thùng sát vách phía trong chịi đâm nhiều dao vào
bụng anh Thư làm cho anh Thư bị sốc do mất máu dẫn đến tử vong.
Trong quá trình giải quyết vụ án này cũng có 02 quan điểm:
- VKSND tỉnh Bạc Liêu và TAND tỉnh Bạc Liêu đều xác định bị cáo thực
hiện hành vi phạm tội trong “trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” và tuyên xử
bị cáo về Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo khoản 1
Điều 95 BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009).
Bản án sơ thẩm của TAND tỉnh Bạc Liêu nhận định: Bị cáo bị anh Thư đánh
liên tục vào mặt, bóp cổ, khi bị tấn cơng liên tục và với tâm trạng bị chồng lừa dối
(có quen với người phụ nữ khác) làm cho tinh thần của bị cáo bị kích động mạnh,
khơng cịn nhận thức được hành vi nguy hiểm, nên khi anh Thư buông bị cáo ra, bị
cáo liền lấy dao có sẵn trong chịi đâm nhiều nhát vào người anh Thư dẫn đến anh
Thư tử vong do bị sốc mất máu. Sự việc trên xảy ra liên tục, không bị gián đoạn về
mặt thời gian.
Ngày 17/4/2012, Viện trưởng VKSND tối cao kháng nghị bản án sơ thẩm,
yêu cầu tăng hình phạt của bị cáo, xét xử bị cáo về Tội giết người theo khoản 2
Điều 93 BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009).
- Tại Bản án số 610/2012/HS-PT ngày 26/6/2012 của Tòa phúc thẩm TAND
tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh xét xử phúc thẩm vụ án trên xác định hành vi
phạm tội của bị cáo khơng có dấu hiệu “trạng thái tinh thần bị kích động mạnh”
nên chấp nhận kháng nghị của VKSND tối cao tuyên xử bị cáo về Tội giết người
theo khoản 2 Điều 93 BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009).
Bản án phúc thẩm của Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại thành phố Hồ Chí
Minh nhận định: Người bị hại phải có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng làm cho bị
cáo kích động tinh thần. Trong vụ án này do bị cáo ghen, gây sự trước và xử sự
không đúng mực dẫn đến việc xơ xát, bị cáo cũng thừa nhận trước tịa nếu như bị cáo
bỏ chạy thì anh Thư khơng đánh bị cáo được vì anh Thư đã say rượu, và cả hai lúc

đầu chỉ dùng tay đánh nhau, sự việc dừng lại nhưng bị cáo đã dùng dao đâm bị hại.
Đối với vụ án này vướng mắc đặt ra là: Trong trường hợp giết người khi bị hạn
chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi do trạng thái tinh thần bị
kích động mạnh thì có buộc người phạm tội phải lựa chọn cách xử sự cho phù hợp
hay khơng để có thể áp dụng tình tiết “trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” ?


19
Vụ án thứ ba: Bản án số 05/2017/HS-PT ngày 07/11/2017 của TAND cấp
cao tại Đà Nẵng. Nội dung vụ án được tóm tắt như sau:
Khoảng 16 giờ 30 phút ngày 19/12/2016, sau khi nhậu xong tại nhà Trương
Công T để mừng cho Trương Công Đ xuất viện, T rủ Đặng Thị Kim H (là vợ của T),
Trương Công Đ, Trương Công H, Trương Thị Thu H1 là các em ruột của T và một số
người bạn khác gồm Đỗ Văn Lợi, Hồ Chí Ph, Khưu Quốc Đ1, Nguyễn Hữu T1, Lê
Quý C cùng nhau đến quán Trí Thịnh hát Karaoke trên đường Bắc Sơn, phường H,
quận C, thành phố Đà Nẵng. Trong quá trình hát karaoke tại đây giữa H1 và Ph xảy
ra mâu thuẫn, Ph có hành động chọc ghẹo H1, dùng vỏ lon bia ném vào người H1
nhiều lần, H1 dùng ly có chứa bia tạt vào mặt anh Ph, Ph đòi đánh H1. Lúc này, T và
Cường đến nắm cổ áo và bóp cổ Ph và nói “Sao lại có hành động như vậy, ơng say
rồi về đi”. Thấy vậy mọi người trong nhóm can ngăn ra. T gọi điện thoại cho chị
Nguyễn Thị P (sống như vợ chồng với Ph) báo là Ph nhậu say nên nói P đến chở Ph
về và tính tiền ra về. Tại bãi đỗ xe của quán Trí Thịnh, Ph điều khiển xe về trước, mọi
người trong nhóm cùng về. Sau khi nghe T điện thoại xong thì chị P có nhờ Trần
Quốc Th đi tìm Ph. Sau khi về đến nhà, Ph đến nhà T để hỏi chuyện. Tại đây, có T, H,
Đ, H1 và một số người khác cũng đang đứng trước nhà T, Ph đến hỏi T “Vì sao chưa
biết đầu đi câu chuyện mà đến bóp cổ ta” anh T nói “Ơng say rồi, ơng về đi, có gì
mai nói chuyện”. Lúc này chị P và anh Th đến Ph kể lại sự việc như trên cho P và Th
nghe, Th đến gặp T và hỏi “Sao lúc nãy mi đánh ơng Ph, mi muốn gì”, T trả lời “Tao
bóp cổ ơng Ph đó, chuyện của ta và ơng Ph mi hỏi ta làm gì”. Nói xong T và Th xông
vào xô xát với nhau nhưng được mọi người can ngăn. Th nói “Mi chờ ta chút” rồi

chạy về hướng nhà Th, T cũng vào nhà cầm cái xẻng ra nhưng được vợ can ngăn kéo
T vào nhà. Khoảng 05 phút sau, Th cầm kiếm tự tạo dài khoảng 65cm quay lại thì
gặp Trương Cơng H đang đứng ở đây nên đuổi H, H bỏ chạy. Thấy vậy người dân ở
đây hơ hốn lớn tiếng nên T chạy ra trước nhà thì thấy Th cầm kiếm đuổi đánh H, T
chạy vào nhà lấy cái xẻng dài khoảng 160cm rồi chạy ra ngoài đuổi đánh Th để giải
vây cho H. H chạy được một đoạn về phía cổng chào của tổ 16A, phường H thì bị vấp
ngã xuống đất. Vì biết T đuổi theo sau nên Th chạy ngang qua vị trí H ngã khoảng
01m thì cầm kiếm quay lại. T cầm xẻng chạy đến đứng đối diện với Th, Th cầm kiếm
chém về phía T nhưng khơng trúng, T cầm xẻng bằng hai tay đưa lên cao đánh xuống
trúng vào đầu của Th làm Th ngã gục tại chỗ. Lúc này T thấy có ai ném đá về phía
mình, T đi đến phía cổng chào thì gặp Cu Lỳ (tức là Nguyễn Nhật Huy, sinh năm


20
1997, trú tổ 25A, phường H, quận C, thành phố Đà Nẵng) đang cầm cây kiếm tự tạo
có vỏ bọc bằng gỗ, T nói “Tại sao ném đá anh”, thì Cu Lỳ vứt kiếm xuống đất rồi bỏ
chạy. Th được mọi người đưa đi cấp cứu.
Trong quá trình giải quyết vụ án có ba quan điểm:
- Quan điểm thứ nhất: TAND thành phố Đà Nẵng xác định bị cáo Trương
Công T phạm Tội giết người theo khoản 1 Điều 93 BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ
sung năm 2009);
- Quan điểm thứ hai: Ngày 19/9/2017, Viện trưởng VKSND thành phố Đà
Nẵng có Kháng nghị số 01/QĐ-KNPT kháng nghị một phần bản án theo hướng bị
cáo phạm Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo khoản 1
Điều 95 BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009);
- Quan điểm thứ ba: TAND cấp cao tại Đà Nẵng xác định bị cáo Trương
Công T phạm Tội giết người do vượt q giới hạn phịng vệ chính đáng theo khoản
1 Điều 96 BLHS năm 1999.
Như vậy, vấn đề đặt ra trong vụ án vụ án này là trong trường hợp bị cáo có
hành vi giết người vừa có tình tiết “trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” vừa có

tình tiết “vượt q giới hạn phịng vệ chính đáng” thì có áp dụng tình tiết “trạng thái
tinh thần bị kích động mạnh” làm dấu hiệu định tội hay khơng? Cần có hướng dẫn
thống nhất về vấn đề này.
Tóm lại, Mục 1.2 của Luận văn đã chỉ ra các hạn chế, vướng mắc trong thực
tiễn khi xác định dấu hiệu định tội “trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” của Tội
giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh như sau:
Thứ nhất, trạng thái tinh thần của người phạm tội như thế nào mới được xem
là bị kích động mạnh? Tiêu chí nào xác định tinh thần có bị kích động mạnh hay
khơng? giới hạn tâm lý của con người đến một mức độ nào con người rơi vào trạng
thái tinh thần bị kích động mạnh?
Thứ hai, giữa hành vi trái pháp luật của nạn nhân và hành vi giết người của bị
cáo có một khoảng thời gian nhất định thì có xác định bị cáo phạm tội trong tình
trạng “tinh thần bị kích động mạnh” khơng?
Thứ ba, trong trường hợp giết người khi bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc
khả năng điều khiển hành vi do trạng thái tinh thần bị kích động mạnh thì có buộc


×