Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Miễn trách nhiệm hình sự theo quy định tại điều 29 bộ luật hình sự năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT HÌNH SỰ

NGUYỄN THỊ MỸ DUN

MIỄN TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ THEO
QUY ĐỊNH TẠI ĐIỀU 29 BỘ LUẬT HÌNH SỰ
NĂM 2015
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
NIÊN KHĨA: 2016 – 2020

GVHD: ThS. MAI KHẮC PHÚC

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT HÌNH SỰ

NGUYỄN THỊ MỸ DUN
MSSV: 1653801013029

MIỄN TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ THEO
QUY ĐỊNH TẠI ĐIỀU 29 BỘ LUẬT HÌNH SỰ
NĂM 2015
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
NIÊN KHÓA: 2016 – 2020

GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN:



ThS. MAI KHẮC PHÚC

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020


LỜI CẢM ƠN
Khóa luận tốt nghiệp đề tài: “Miễn trách nhiệm hình sự theo quy định tại
Điều 29 Bộ luật Hình sự năm 2015” là kết quả quá trình nỗ lực cố gắng của bản
thân tác giả, được sự giúp đỡ tận tình, động viên và khích lệ của Thầy Cô, bạn bè và
người thân. Qua đây, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý Thầy Cô, bạn
bè và người thân đã luôn bên cạnh ủng hộ và giúp đỡ tác giả trong thời gian học tập,
nghiên cứu vừa qua.
Đặc biệt, tác giả xin trân trọng gửi đến ThS. Mai Khắc Phúc- là người đã trực
tiếp tận tình hướng dẫn, quan tâm và góp ý đối với cơng trình này, lời cảm ơn chân
thành và sâu sắc nhất.
Xin chân thành cảm ơn.


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan rằng khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “Miễn trách nhiệm
hình sự theo quy định tại Điều 29 Bộ luật Hình sự năm 2015” là cơng trình
nghiên cứu khoa học của riêng tơi, hồn tồn do tơi thực hiện dưới sự hướng dẫn
khoa học của ThS. Mai Khắc Phúc. Những đoạn trích dẫn và số liệu được sử dụng
trong khóa luận đều được dẫn từ nguồn có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu
biết của tôi. Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 09 tháng 6 năm 2020
Tác giả khóa luận

Nguyễn Thị Mỹ Duyên



MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
Chƣơng 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ MIỄN TRÁCH NHIỆM
HÌNH SỰ THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
1.1. Khái quát chung về trách nhiệm hình sự ........................................................... 7
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của trách nhiệm hình sự ................................................ 7
1.1.2. Cơ sở của trách nhiệm hình sự ........................................................................ 13
1.2. Khái quát chung về miễn trách nhiệm hình sự .................................................. 15
1.2.1. Sơ lược về lịch sử quy định miễn trách nhiệm hình sự trong pháp luật hình sự
Việt Nam từ năm 1945 đến nay ................................................................................. 15
1.2.2. Khái niệm, đặc điểm của miễn trách nhiệm hình sự ....................................... 19
1.2.3. Cơ sở của miễn trách nhiệm hình sự ............................................................... 24
1.3. Phân biệt miễn trách nhiệm hình sự với một số chế định khác trong Luật
Hình sự ........................................................................................................................... 26
1.3.1. Phân biệt miễn trách nhiệm hình sự với loại trừ trách nhiệm hình sự ............ 26
1.3.2. Phân biệt miễn trách nhiệm hình sự với miễn hình phạt................................. 28
1.4. Quy định về miễn trách nhiệm hình sự của một số nƣớc trên thế giới ........... 29
1.4.1. Miễn trách nhiệm hình sự của Liên Bang Nga ................................................ 29
1.4.2. Miễn trách nhiệm hình sự của Vương quốc Thụy Điển .................................. 33
1.4.3. Miễn trách nhiệm hình sự của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào .................. 36
Chƣơng 2. NỘI DUNG QUY ĐỊNH VỀ MIỄN TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ THEO
ĐIỀU 29 BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015
2.1. Khái quát quy định tại Điều 29 Bộ luật hình sự năm 2015 .............................. 38
2.2. Nội dung quy định về miễn trách nhiệm hình sự theo Điều 29 Bộ luật Hình sự
năm 2015 ........................................................................................................................ 39


2.2.1. Các trường hợp đương nhiên được miễn trách nhiệm hình sự ....................... 39

2.2.2. Các trường hợp có thể được miễn trách nhiệm hình sự .................................. 44
Chƣơng 3. MIỄN TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ THEO QUY ĐỊNH TẠI ĐIỀU 29
BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015: THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ KIẾN NGHỊ
HỒN THIỆN
3.1. Thực tiễn áp dụng miễn trách nhiệm hình sự .................................................... 57
3.2. Một số khó khăn, vƣớng mắc trong q trình áp dụng .................................... 62
3.3. Kiến nghị hồn thiện quy định về miễn trách nhiệm hình sự tại Điều 29 Bộ
luật hình sự năm 2015 .................................................................................................. 67
3.3.1. Kiến nghị về mặt lập pháp ............................................................................... 67
3.3.2. Kiến nghị về mặt hướng dẫn pháp luật ........................................................... 71
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 80
PHỤ LỤC
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

Tên viết tắt

Tên đầy đủ

TNHS

Trách nhiệm hình sự

BLHS

Bộ luật Hình sự

BLTTHS


Bộ luật Tố tụng hình sự

BLDS

Bộ luật Dân sự

BLTTDS

Bộ luật Tố tụng Dân sự

CTTP

Cấu thành tội phạm

VKSND

Viện kiểm sát nhân dân

TAND

Tòa án nhân dân

HĐXX

Hội đồng xét xử


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị
về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, trong đó có nêu rõ nhiệm vụ: “coi trọng
việc hồn thiện chính sách hình sự và thủ tục tố tụng tư pháp, đề cao hiệu quả phịng
ngừa và tính hướng thiện trong việc xử lý người phạm tội”. Từ đó có thể thấy, Đảng ta
chủ trương đề cao tính hướng thiện trong xử lý người phạm tội, góp phần thể hiện
“nguyên tắc nhân đạo” trong pháp luật hình sự, vậy nên cần phải xử lý “nghiêm trị kết
hợp với khoan hồng, trừng trị kết hợp với giáo dục, thuyết phục”.
Trong đó, miễn TNHS là chế định thể hiện rõ nét tính nhân đạo, nhân văn cao
đẹp của pháp luật hình sự Việt Nam khi khơng buộc người phạm tội chịu TNHS mà
vẫn đảm bảo được mục tiêu đấu tranh phòng, chống tội phạm và giáo dục, cải tạo
người phạm tội có hiệu quả. Đồng thời, chế định miễn TNHS cịn đóng vai trị khuyến
khích người phạm tội chủ động lập công chuộc tội, chứng tỏ khả năng cải tạo và hòa
nhập cộng đồng để trở thành cơng dân có ích cho xã hội, từ đó tạo nên ý nghĩa xã hội
rất tích cực. Do đó, việc áp dụng đúng đắn quy định về miễn TNHS một mặt đã thể
hiện rõ nguyên tắc nhân đạo, mặt khác củng cố và tăng cường pháp chế xã hội chủ
nghĩa, góp phần trong cơng tác đấu tranh phịng, chống tội phạm.
Như vậy, miễn TNHS đóng vai trị khơng kém phần quan trọng trong pháp luật
hình sự Việt Nam. Tuy nhiên, quy định về miễn TNHS vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề
chưa thống nhất, chưa cụ thể như khái niệm, hậu quả pháp lý, điều kiện miễn TNHS,…
từ đó ít nhiều gây ra những khó khăn, vướng mắc nhất định khi yêu cầu đặt ra là phải
áp dụng thống nhất trên phạm vi cả nước các quy định của BLHS. Khi quy định cịn
nhiều mập mờ, chưa có hướng dẫn rõ ràng sẽ dễ xảy ra hiện trạng các cơ quan tiến
hành tố tụng giải thích và áp dụng pháp luật khơng đồng bộ, nhiều ý kiến trái chiều, từ
đó dẫn đến một số hệ quả tiêu cực do sự áp dụng chưa chính xác như bỏ lọt tội phạm

1


do miễn TNHS chưa đúng hoặc nhầm lẫn giữa miễn TNHS với loại trừ TNHS hay với
các tình tiết giảm nhẹ TNHS,… gây ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả đấu tranh phịng,

chống tội phạm, đến lợi ích của người phạm tội, của xã hội và của Nhà nước. Trước
tình hình này, đặt ra vấn đề cần phải nghiên cứu, tổng hợp để đưa ra hướng dẫn cụ thể,
rõ ràng và thống nhất cũng như sửa đổi, bổ sung sao cho phù hợp nhằm khắc phục
những khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình áp dụng miễn
TNHS, đáp ứng yêu cầu phải ngày càng hoàn thiện hệ thống pháp luật hình sự nói
riêng và pháp luật Việt Nam nói chung.
Vì lý do đó, tác giả quyết định chọn đề tài: “Miễn trách nhiệm hình sự theo
quy định tại Điều 29 BLHS năm 2015” để làm khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Chế định miễn TNHS được nhiều nhà nghiên cứu Luật Hình sự nước ta quan
tâm nghiên cứu. Trong thời gian qua đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về các nội
dung liên quan đến chế định miễn TNHS, đáng chú ý là một số cơng trình sau: 1/ Về
các dạng miễn trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 25 BLHS năm 1999 (Tạp
chí Tịa án nhân dân, số 1/2001) của Lê Cảm; 2/ Chế định miễn trách nhiệm hình sự
trong Luật Hình sự Việt Nam (Trong sách: Nhà nước và Pháp luật Việt Nam trước
thềm thế kỷ XXI, Tập thể tác giả do GS. TSKH Lê Văn Cảm chủ biên, NXB Công an
nhân dân, Hà Nội, 2002); 3/ Phân biệt miễn trách nhiệm hình sự với miễn hình phạt
(Tạp chí Khoa học pháp lý, số 2/2004) của TSKH Lê Cảm và Trịnh Tiến Việt; 4/ Hậu
quả pháp lý của miễn trách nhiệm hình sự (Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 7 (196)2008) của Trịnh Tiến Việt; 5/ Miễn trách nhiệm hình sự theo BLHS năm 2015 và
những vấn đề đặt ra trong quá trình áp dụng (Tạp chí Luật học số 7/2016) của Trịnh
Tiến Việt; 6/ Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong BLHS 2015 (Tạp chí Luật sư
Việt Nam số 10/2017) của LS Đinh Văn Quế; 7/ Căn cứ miễn trách nhiệm hình sự theo
quy định của BLHS năm 2015 (Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 9 (306)- 2017) của

2


ThS. Huỳnh Châu Mai Sơn; 8/ Bàn về miễn trách nhiệm hình sự theo Luật Hình sự Việt
Nam trên nền tảng của ngun tắc suy đốn vơ tội (Tạp chí Khoa học pháp lý, số
4/2018) của tác giả Hoàng Thị Tuệ Phương; 9/ Bàn về các căn cứ miễn TNHS trong

BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) (Tạp chí Nghề luật, số 2/2018) của
Hồng Minh Đức, Lê Quang Thắng; 10/ Căn cứ miễn trách nhiệm hình sự theo quy
định tại Điều 29 BLHS năm 2015 (Tạp chí Tịa án nhân dân, số 10 (kỳ II tháng 5/2019)
của Đoàn Đắc Chinh;…
Bên cạnh đó, trong các Giáo trình và Sách tham khảo, vấn đề về miễn TNHS
được đề cập, phân tích cụ thể hơn, chẳng hạn như: 1/ Giáo trình Luật Hình sự Việt
Nam (Phần chung), Tập thể tác giả do PGS. TS Võ Khánh Vinh chủ biên, Đại học
Huế, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2000; 2/ Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam, Tập thể tác
giả do PGS. TS Nguyễn Ngọc Hịa chủ biên, NXB Cơng an nhân dân, Hà Nội, 2002; 3/
Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam - Phần chung, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ
Chí Minh, NXB Hồng Đức- Hội luật gia Việt Nam, 2012; 4/ Giáo trình Luật Hình sự
Việt Nam Phần chung, Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân, Hà Nội,
2017; 5/ Bình luận Bộ luật Hình sự năm 2015, Phần thứ nhất, Những quy định chung
(Bình luận chuyên sâu) (NXB Thông tin và Truyền thông, Hà Nội, 2017) của tác giả
Đinh Văn Quế; 6/ Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự năm 2015, được sửa đổi, bổ
sung năm 2017 (Phần chung), Tập thể tác giả do GS.TS Nguyễn Ngọc Hịa chủ biên,
NXB Tư pháp, 2017; 7/ Bình luận khoa học Những điểm mới của Bộ luật Hình sự năm
2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), Tập thể tác giả do PGS.TS. Nguyễn Thị Phương
Hoa- TS. Phan Anh Tuấn đồng chủ biên, NXB Hồng Đức, 2017; 8/ Trách nhiệm hình
sự và miễn trách nhiệm hình sự (sách chuyên khảo), Tập thể tác giả do TSKH. PGS Lê
Cảm chủ biên, NXB Tư pháp, 2005; 9/ Sách chuyên khảo sau Đại học: Những vấn đề
cơ bản trong khoa học Luật Hình sự (Phần chung), Tập thể tác giả do TSKH Lê Cảm
chủ biên, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005;…

3


Khái qt trên cho thấy những cơng trình nghiên cứu về chế định miễn TNHS
rất được quan tâm và được cơng bố trên nhiều tạp chí khoa học chun ngành, nhiều
sách, báo pháp lý hình sự, trong giáo trình, sách tham khảo, sách chuyên khảo hay sách

bình luận khoa học. Tuy nhiên, do chỉ dừng lại ở góc độ là các bài viết học thuật nên
những nghiên cứu trên của các tác giả thường chỉ tập trung vào các vấn đề lý luận xoay
quanh chế định miễn TNHS mà chưa gắn liền việc nghiên cứu với thực tiễn áp dụng và
từ đó rút ra những hạn chế, vướng mắc cịn tồn tại cần phải tháo gỡ, để trên cơ sở đó
góp phần vào việc ban hành văn bản hướng dẫn hay sửa đổi, bổ sung BLHS ngày càng
hoàn thiện hơn. Việc tìm hiểu các tài liệu này giúp tác giả hiểu sâu các vấn đề lý luận,
định hướng nghiên cứu cho bài khóa luận của mình.
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu làm rõ một số vấn đề cơ bản mang tính lý luận chung về miễn
TNHS và quy định của pháp luật hiện hành về các trường hợp miễn TNHS theo Điều
29 BLHS năm 2015 để làm sáng tỏ về mặt nội dung và vấn đề áp dụng chúng trong
thực tiễn, đồng thời chỉ ra một số khó khăn, vướng mắc. Từ những nghiên cứu lý luận
đó và trên cơ sở đánh giá thực tiễn áp dụng Điều 29 để đề xuất các giải pháp cụ thể,
góp phần hồn thiện quy định Điều 29 BLHS năm 2015, nâng cao hiệu quả đấu tranh
phòng, chống tội phạm và giáo dục, cải tạo người phạm tội.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là các trường hợp miễn TNHS được quy
định tại Điều 29 BLHS năm 2015, do đó tác giả tập trung đến các nội dung sau đây:
- Phân tích các vấn đề pháp lý về miễn TNHS theo quy định tại Điều 29 BLHS;
- Thực tiễn áp dụng các trường hợp miễn TNHS tại Điều 29 BLHS và một số
khó khăn, vướng mắc trong quá trình áp dụng;
- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quy định tại Điều 29 BLHS.

4


4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Trong phạm vi của khóa luận, tác giả đề cập đến các vấn đề sau đây:
- Về nội dung: Nghiên cứu một số vấn đề lý luận chung liên quan đến miễn

TNHS, để từ đó có cái nhìn tổng quan, tạo tiền đề đi sâu phân tích các trường hợp được
quy định tại Điều 29 BLHS năm 2015 về mặt pháp lý cũng như về thực tiễn áp dụng
của nước ta, trên cơ sở đó đưa ra các đề xuất khoa học để giải quyết một số khó khăn,
vướng mắc.
- Về khơng gian: Tìm hiểu quy định về miễn TNHS của một số quốc gia khác
như Liên Bang Nga, Vương quốc Thụy Điển và CHDCND Lào để tham chiếu, so sánh
với quy định của pháp luật hình sự Việt Nam, qua đó tác giả có cái nhìn đa chiều hơn,
có ý nghĩa trong việc chọn lọc và tiếp thu kinh nghiệm của pháp luật các nước.
- Về thời gian: Nghiên cứu quy định của pháp luật hình sự hiện hành nhưng
cũng có sự so sánh, đối chiếu với quy định của các bộ luật trước đó để làm rõ những
điểm mới và những điểm kế thừa trong chế định miễn TNHS của nước ta.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận:
Để thực hiện khóa luận này, tác giả ln lấy chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng
Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật; các quan điểm, đường lối, chính sách của
Đảng và Nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm và về tính nhân đạo của pháp
luật làm nền tảng chủ yếu cho việc nghiên cứu.
5.2. Phương pháp nghiên cứu:
Khóa luận sử dụng kết hợp một số phương pháp nghiên cứu cơ bản của khoa
học Luật Hình sự như: phương pháp phân tích, tổng hợp, đánh giá, so sánh, thống
kê,… để luận chứng các vấn đề nghiên cứu tương ứng.

5


6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn
6.1. Ý nghĩa lý luận:
Phân tích một cách có hệ thống và làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản của chế
định miễn TNHS như: khái niệm, đặc điểm và cơ sở của miễn TNHS, nội dung quy
định của Điều 29 BLHS năm 2015 về các trường hợp miễn TNHS, từ đó góp phần xác

định cơ sở khoa học cho việc nhận thức các quy định pháp luật liên quan đến chế định
này một cách đúng đắn nhất.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn:
Nghiên cứu việc áp dụng quy định về miễn TNHS theo Điều 29 BLHS năm
2015 trong thực tiễn của nước ta trên cơ sở phân tích, đánh giá những số liệu thống kê,
bản án trên thực tế, để rút ra những thiếu sót, hiểu biết nhầm lẫn và những vướng mắc
trong q trình áp dụng, từ đó đề xuất giải pháp cụ thể để hoàn thiện quy định tại Điều
29 BLHS năm 2015, qua đó là nguồn tài liệu tham khảo có giá trị thực tiễn cho những
đối tượng quan tâm đến chế định này.
7. Bố cục của khóa luận
Khóa luận gồm có 03 chương:
- Chương I: Những vấn đề lý luận chung về miễn trách nhiệm hình sự theo Luật
Hình sự Việt Nam.
- Chương II: Nội dung quy định về miễn trách nhiệm hình sự theo Điều 29 Bộ
luật Hình sự năm 2015.
- Chương III: Miễn trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 29 Bộ luật Hình
sự năm 2015: Thực tiễn áp dụng và kiến nghị hoàn thiện.

6


Chƣơng 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ MIỄN TRÁCH NHIỆM
HÌNH SỰ THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
1.1. Khái qt chung về trách nhiệm hình sự
Có thể nói rằng: “không thể tồn tại khái niệm miễn TNHS nếu không có khái
niệm TNHS” [60], hay “cơ sở của miễn TNHS cũng được xuất phát từ cơ sở của
TNHS” [33, tr.47], vì vậy, để có thể nhận thức rõ những vấn đề cơ bản của miễn
TNHS, trước hết cần phải làm rõ nội dung mang tính nền tảng của nó, tức là làm sáng
tỏ một số vấn đề về khái niệm, đặc điểm và cơ sở của TNHS.
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của trách nhiệm hình sự

Đến nay, khoa học Luật Hình sự của nước ta vẫn chưa đưa ra được một khái
niệm thống nhất về TNHS mặc dù đây là một khái niệm pháp lý quan trọng trong bối
cảnh chế định về TNHS là nền tảng để xây dựng các chế định khác của Luật Hình sự.
Xung quanh khái niệm TNHS cho đến nay vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau.
Quan điểm thứ nhất: “TNHS là một dạng trách nhiệm pháp lý, là trách nhiệm
của người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong pháp luật
hình sự bằng một hậu quả bất lợi do Tịa án áp dụng tùy thuộc vào tính chất và mức độ
nguy hiểm của hành vi mà người đó đã thực hiện.” [40, tr.14]
Quan điểm thứ hai: “TNHS là một dạng của trách nhiệm pháp lý buộc người
phạm tội phải gánh chịu những hậu quả bất lợi về hành vi phạm tội của mình, được thể
hiện bằng việc Tịa án nhân danh Nhà nước, tuân theo một thủ tục tố tụng riêng, kết án
người phạm tội.” [23, tr.316]
Quan điểm thứ ba: “TNHS là hậu quả pháp lý của việc thực hiện tội phạm mà cá
nhân người phạm tội phải gánh chịu trước Nhà nước về hành vi phạm tội của mình và
có thể bị chịu hình phạt và các biện pháp cưỡng chế hình sự khác theo quy định của
BLHS.” [37, tr.136]

7


Quan điểm thứ tư: “TNHS của người phạm tội được hiểu là trách nhiệm của
người phạm tội phải chịu những hậu quả pháp lý bất lợi về hành vi phạm tội của
mình.” [54, tr.245]
Như vậy, những khái niệm về TNHS nêu trên chỉ mới thống nhất được rằng
TNHS là một dạng của trách nhiệm pháp lý và là hậu quả pháp lý của việc thực hiện tội
phạm, còn đối với nội dung cụ thể của TNHS thì hiện chưa có sự thống nhất, điển hình
là tất cả bốn quan điểm trên đều nêu ra nội dung của TNHS một cách chung chung nhất
là “những hậu quả bất lợi” hay “hình phạt và các biện pháp cưỡng chế hình sự khác”
mà chưa xác định được nội dung cụ thể của TNHS bao gồm những gì? Nói cách khác,
nội dung cụ thể của “hậu quả pháp lý bất lợi” mà TNHS nói đến là gồm những gì?

Để nghiên cứu nội dung của TNHS cần phải bắt đầu từ nhận thức về bản chất
của TNHS. PGS.TS Kiều Đình Thụ đã nhận xét: “Bản chất của TNHS là sự lên án của
Nhà nước đối với người có lỗi khi thực hiện một hành vi nguy hiểm cho xã hội mà Luật
Hình sự quy định là tội phạm, là sự phản ứng của Nhà nước đối với tội phạm” [50,
tr.66]. Với ý nghĩa đó, nội dung của TNHS phải là những tác động pháp lý bất lợi được
quy định trong Luật Hình sự mà người phạm tội bắt buộc phải gánh chịu trước Nhà
nước. Đồng thời, để xác định một tác động pháp lý bất lợi nào đó thuộc nội dung của
TNHS thì nó phải hàm chứa, thỏa mãn được các đặc điểm cơ bản của TNHS. Dù có
nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm TNHS nhưng tất cả quan điểm trên đều đã thể
hiện được một số đặc điểm cơ bản của TNHS như sau:
Thứ nhất, TNHS là hậu quả pháp lý của việc thực hiện tội phạm. Theo quy định
Điều 2 BLHS năm 2015: “1. Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật Hình sự quy
định mới phải chịu trách nhiệm hình sự; 2. Chỉ pháp nhân thương mại nào phạm một
tội đã được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này mới phải chịu trách nhiệm hình sự”.
Như vậy, khi một người, pháp nhân thương mại phạm tội thì họ đương nhiên phải chịu
TNHS. Nói cách khác, TNHS chỉ được đặt ra khi có một tội phạm được thực hiện.

8


Xuất phát từ bản chất của TNHS là sự phản ứng, sự lên án của Nhà nước đối với tội
phạm- là hành vi nguy hiểm cho xã hội, TNHS phát sinh để buộc người, pháp nhân
thương mại phạm tội phải chịu những hậu quả pháp lý bất lợi do hành vi phạm tội của
họ. Vậy, việc thực hiện hành vi phạm tội là sự kiện pháp lý làm phát sinh TNHS và
thời điểm phát sinh TNHS xác định kể từ thời điểm hành vi phạm tội được thực hiện.
Thứ hai, TNHS là các biện pháp trách nhiệm nghiêm khắc nhất so với các trách
nhiệm pháp lý khác (trách nhiệm kỷ luật, trách nhiệm hành chính,…). Tính nghiêm
khắc vượt trội thể hiện thông qua việc người, pháp nhân thương mại phạm tội bị kết
tội, chịu các biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc (hình phạt và biện pháp tư pháp) và
mang án tích. Đặc biệt, hình phạt là biện pháp cưỡng chế hình sự nghiêm khắc nhất,

làm hạn chế một số quyền con người, quyền công dân như quyền tự do, quyền chính
trị, thậm chí là tước bỏ cả quyền sống thiêng liêng của con người. Hay, tính nghiêm
khắc nhất cịn thể hiện ở chỗ cùng một biện pháp nhưng khi áp dụng trong TNHS thì
lại nghiêm khắc hơn. Đơn cử, biện pháp “phạt tiền” với tư cách là hình phạt trong
TNHS đã thể hiện tính nghiêm khắc cao hơn so với khi áp dụng trong trách nhiệm hành
chính, cụ thể là pháp luật hành chính có quy định giới hạn mức phạt vi phạm hành
chính tối đa đối với cá nhân, tổ chức1, cịn trong pháp luật hình sự khơng có bất cứ quy
định giới hạn nào.
Thứ ba, TNHS là trách nhiệm cá nhân của người, pháp nhân thương mại phạm
tội trước Nhà nước. Bởi bản chất của quan hệ pháp luật hình sự là quan hệ phát sinh
giữa Nhà nước và người, pháp nhân thương mại phạm tội đã thực hiện tội phạm, nên
TNHS phải là trách nhiệm của cá nhân người, pháp nhân thương mại đó, từ đó phải
tránh đến mức thấp nhất việc áp dụng các biện pháp làm ảnh hưởng đến cá nhân, pháp
1

Khoản 1 Điều 23, khoản 3 Điều 24 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012: “Mức phạt tiền trong xử phạt vi
phạm hành chính từ 50.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 100.000 đồng đến 2.000.000.000
đồng đối với tổ chức, trừ trường hợp mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực thuế; đo lường; sở hữu trí tuệ; an
tồn thực phẩm; chất lượng sản phẩm, hàng hóa; chứng khoán; hạn chế cạnh tranh theo quy định tại các luật
tương ứng.”

9


nhân khác. Như C. Mác viết: “Tội phạm thực tế là có giới hạn. Vì vậy, cả sự trừng phạt
cũng phải có giới hạn […], sự trừng phạt phải là kết quả tất yếu của hành vi của chính
người đó…” [25, tr.181]. Mặt khác, với bản chất của TNHS là phản ứng lên án của Nhà
nước đối với tội phạm nhằm bảo vệ trật tự và lợi ích xã hội, Nhà nước- với chức năng
quản lý xã hội- có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế hình sự và buộc họ phải
thực hiện. Nói cách khác, Nhà nước là chủ thể duy nhất có quyền truy cứu TNHS đối

với chủ thể phạm tội và họ phải chịu TNHS trước Nhà nước chứ không phải trước
những đối tượng khác.
Thứ tư, TNHS được phản ánh trong bản án hoặc quyết định có hiệu lực của Tịa
án. Ở đây, thời điểm phát sinh TNHS và thời điểm thực hiện TNHS là khác nhau. Kể
từ thời điểm tội phạm được thực hiện là đã làm phát sinh TNHS, nên kể từ đó Nhà
nước có quyền buộc người, pháp nhân thương mại phạm tội phải chịu trách nhiệm về
việc phạm tội của mình. Tuy nhiên, dựa theo nguyên tắc Hiến định là nguyên tắc “suy
đốn vơ tội” với nội dung “người bị buộc tội được coi là khơng có tội cho đến khi có
bản án kết tội của Tịa án có hiệu lực pháp luật” thì TNHS sẽ chỉ được thực hiện khi có
cơ sở là bản án kết tội có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Với logic này, thời điểm kết
thúc của TNHS là thời điểm các tác động cưỡng chế hình sự thuộc nội dung của TNHS
đó khơng cịn hiệu lực hoặc có cơ sở đình chỉ TNHS [66, tr.15-16].
Với những lý luận trên, theo tác giả, nội dung cụ thể thuộc TNHS, hay nói cách
khác, hình thức thể hiện của TNHS gồm các tác động cưỡng chế hình sự sau: bị kết tội,
hình phạt, các biện pháp tư pháp và án tích.
 Bị kết tội thể hiện thơng qua bản án kết tội có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
Bản án kết tội là phán quyết cuối cùng của Tòa án nhân danh Nhà nước quy kết
một người, pháp nhân thương mại có tội, thơng qua đó chính thức lên án và
buộc họ phải chịu các biện pháp cưỡng chế hình sự nghiêm khắc. Hậu quả pháp
lý của bản án kết tội là gây ra tình trạng án tích cho người bị kết án [39, tr.7].

10


 Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất được quy định trong
BLHS và do Tòa án quyết định để tước bỏ hoặc hạn chế một số quyền, lợi ích
của người, pháp nhân thương mại phạm tội. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho
xã hội ở mức độ cao hơn so với những vi phạm pháp luật khác nên hình phạt
cũng phải là biện pháp cưỡng chế chủ yếu và nghiêm khắc nhất. Tính nghiêm
khắc vượt trội của nó thể hiện ở chỗ một số hình phạt đặc biệt nghiêm khắc chỉ

có trong Luật Hình sự như các hình phạt tử hình, tù chung thân.
 Biện pháp tư pháp là các biện pháp hình sự được quy định trong BLHS, do
các cơ quan tư pháp áp dụng đối với người, pháp nhân thương mại có hành vi
nguy hiểm cho xã hội nhằm hỗ trợ hoặc thay thế cho hình phạt [56, tr.300]. Biện
pháp tư pháp thay thế hình phạt chính là biện pháp giáo dục tại trường giáo
dưỡng (Điều 96 BLHS năm 2015) dành cho người dưới 18 tuổi phạm tội trên
nguyên tắc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội tại khoản 4 Điều 91 BLHS năm
2015. Biện pháp tư pháp hỗ trợ cho hình phạt gồm: biện pháp tịch thu vật, tiền
trực tiếp liên quan đến tội phạm; trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt
hại; buộc công khai xin lỗi; bắt buộc chữa bệnh; khơi phục lại tình trạng ban
đầu; thực hiện một số biện pháp nhằm khắc phục, ngăn chặn hậu quả tiếp tục
xảy ra (Điều 46 BLHS năm 2015). Ở đây, chúng tơi muốn nói đến các biện pháp
tư pháp hỗ trợ cho hình phạt này thiết nghĩ khơng phải là nội dung thuộc TNHS
bởi nó khơng thỏa mãn đầy đủ các đặc điểm cơ bản của TNHS như sau:
Một là, trách nhiệm mà một số biện pháp này hướng đến không phải là trách
nhiệm trước Nhà nước mà hướng đến trách nhiệm đối với những người khác
(người bị hại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan). Đơn cử, “trả lại tài
sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại” và “buộc công khai xin lỗi” là các
biện pháp hướng đến quyền lợi của người bị hại trong mối quan hệ giữa
người gây ra thiệt hại và người bị thiệt hại. Như TS. Trần Thị Quang Vinh

11


đã viết: “không tách biện pháp tư pháp trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi
thường thiệt hại ra khỏi nội dung của TNHS có thể đưa đến miễn TNHS
đồng thời dẫn đến miễn cả trách nhiệm dân sự” [66, tr.14]. Hay, biện pháp
“buộc cơng khai xin lỗi” chỉ có thể áp dụng trên cơ sở có sự tự nguyện của
người phạm tội và sự đồng ý của người bị hại [35, tr.58], từ đó có thể thấy
đây đều là trách nhiệm trước người bị hại và vì quyền lợi của người bị hại.

Hai là, các biện pháp này có thể áp dụng đối với người, pháp nhân thương
mại không phạm tội. Điều này trái với đặc điểm quan trọng nhất của TNHS,
đó là: TNHS phải là hậu quả pháp lý của việc phạm tội. Điển hình, biện
pháp “bắt buộc chữa bệnh” có thể áp dụng đối với người có hành vi nguy
hiểm cho xã hội là người đang mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất
khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi- là người khơng có
năng lực TNHS (khơng đủ yếu tố CTTP) nên khơng phải tội phạm, từ đó
cho thấy việc áp dụng biện pháp “bắt buộc chữa bệnh” này không phải là
hậu quả pháp lý của việc phạm tội mà do chính sách nhân đạo của Luật
Hình sự nước ta.
Từ những phân tích trên cho thấy, các biện pháp tư pháp hỗ trợ cho hình phạt
thực chất khơng thuộc nội dung của TNHS, mà bản chất của nó chỉ là những
biện pháp mang tính chất hành chính- dân sự để giải quyết những vấn đề trực
tiếp liên quan đến tội phạm và việc giải quyết vụ án, bởi lẽ, chính sách hình sự
của Nhà nước ta là huy động tối đa, đồng bộ các biện pháp, các phương tiện để
giải quyết triệt để những vấn đề phát sinh trong một vụ án hình sự [35, tr.9].
Vậy nên, tác giả thống nhất với quan điểm: “chỉ nên thừa nhận những biện pháp
tư pháp được áp dụng để thay thế cho hình phạt mới là biện pháp thuộc nội
dung của TNHS” [39, tr.8].

12


 Án tích là hậu quả pháp lý của việc bị kết án [56, tr.415]. Án tích tồn tại trong
cả thời gian chấp hành bản án và một khoảng thời gian nhất định theo quy định
của BLHS sau khi đã chấp hành xong bản án, do đó án tích đặt người, pháp
nhân thương mại bị kết án trong tình trạng pháp lý bất lợi phải chịu ràng buộc về
hình sự, bởi án tích là một trong những căn cứ xác định tái phạm, tái phạm nguy
hiểm tại Điều 53 BLHS năm 2015 và cũng là dấu hiệu định tội của một số
CTTP cụ thể trong BLHS.

Tóm lại, chúng tơi cho rằng: TNHS là hậu quả pháp lý của việc thực hiện tội
phạm mà cá nhân người phạm tội, pháp nhân thương mại phạm tội phải gánh chịu
trước Nhà nước bao gồm chịu bị kết tội, chịu biện pháp cưỡng chế của TNHS (hình
phạt, biện pháp tư pháp thay thế cho hình phạt) và mang án tích theo quy định của
BLHS.
1.1.2. Cơ sở của trách nhiệm hình sự
Nghiên cứu cơ sở của TNHS là vấn đề quan trọng giúp nhận thức căn cứ nào để
xác định TNHS đối với một người, pháp nhân thương mại. Để giải quyết vấn đề này
phải trả lời câu hỏi: Trên cơ sở nào mà Nhà nước, xã hội lại có thể buộc con người
phải chịu trách nhiệm về hành vi của họ? Để lý giải điều này phải xuất phát từ quan
điểm triết học về tự do và trách nhiệm, về mối quan hệ giữa tất yếu và tự do- hai phạm
trù triết học biểu hiện mối quan hệ tác động qua lại giữa hoạt động của con người và
các quy luật khách quan của tự nhiên và xã hội [52, tr.219]. Theo đó, tính tất yếu của
hành vi con người thể hiện ở chỗ hành vi của con người không phải là ngẫu nhiên mà
suy cho cùng là do những điều kiện khách quan quy định. Hành vi của con người
không thể tách rời các hoàn cảnh, điều kiện xã hội mà là kết quả của sự tác động qua
lại của các hoàn cảnh, điều kiện đó. Mặc dù chủ nghĩa Mác- Lênin thừa nhận tính tất
yếu khách quan của hành vi con người, nhưng nói như vậy khơng có nghĩa là tuyệt đối
hóa tính tất yếu của hành vi. Bởi lẽ, hành vi của con người cịn mang tính tự do, thể

13


hiện ở chỗ tác động của các yếu tố khách quan đến hành vi của con người không làm
mất đi khả năng tự do lựa chọn cách xử sự của họ. Mọi xử sự của con người đều chịu
sự chi phối nhất định của ý thức, nên có thể nói việc lựa chọn thực hiện hành vi hợp
pháp hay hành vi phạm tội đối với một tình huống cụ thể là kết quả lựa chọn của sự tự
do ý chí. Như vậy, hành vi phạm tội không phải là sự phản ứng trực diện của con người
đối với hoàn cảnh mà là sự phản ứng thông qua sự suy xét của lý trí và sự quyết định
của ý chí [56, tr.255]. Một con người có tự do ý chí hồn tồn đủ khả năng để tự kiểm

tra mình, tự đánh giá hành vi của mình là nên hay khơng nên và suy nghĩ về hậu quả
của nó để có thể lựa chọn xử sự phù hợp với các chuẩn mực của xã hội. Do đó, khi một
người có tự do mà họ lại quyết định thực hiện hành vi phạm tội thì việc Nhà nước và
xã hội buộc họ phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình là điều tất nhiên. Điều này lý
giải tại sao TNHS chỉ được đặt ra đối với người phạm tội có tự do ý chí, bởi các trường
hợp phạm tội khơng có tự do ý chí như do “bị cưỡng bức thân thể”2 sẽ khơng phải chịu
TNHS.
Như vậy, ở khía cạnh triết học đã giải quyết được câu hỏi tại sao một người phải
chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Tuy nhiên, ở khía cạnh pháp lý đặt ra vấn đề là:
Con người phải chịu TNHS dựa trên cơ sở pháp lý nào? Theo đó, cơ sở của TNHS
được quy định tại Điều 2 BLHS năm 2015 như sau: “1. Chỉ người nào phạm một tội đã
được Bộ luật Hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự; 2. Chỉ pháp nhân
thương mại nào phạm một tội đã được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này mới phải
chịu trách nhiệm hình sự”. Đây là quy định thể hiện rõ nguyên tắc pháp chế xã hội chủ
nghĩa bởi nó yêu cầu sự tuân thủ pháp luật một cách triệt để nhất, thể hiện ở chỗ chỉ
được phép đặt ra vấn đề TNHS đối với các hành vi mà BLHS quy định là tội phạm.

2

“Bị cưỡng bức thân thể” là trường hợp “biểu hiện” ra bên ngoài của một người đã gây thiệt hại cho xã hội
nhưng họ không phải chịu TNHS vì biểu hiện đó khơng phải là hành vi, bởi vì có thể khơng được ý thức của họ
kiểm soát (như “ngã” vào quầy hàng pha lê gây thiệt hại lớn do bị xơ ngã bất thình lình) hoặc có thể khơng được
ý chí của họ điều khiển (như “điểm chỉ” vào đơn vu cáo do bị những người khác giữ người, nắm tay điều khiển)
[56, tr.117].

14


Với ngun tắc này, Luật Hình sự Việt Nam khơng thừa nhận nguyên tắc “áp dụng
tương tự” trong việc truy cứu, áp dụng TNHS [52, tr.15]. Về nguyên tắc, để kết luận

hành vi nào đó có phải là tội phạm hay khơng thì phải xác định hành vi đó đã thỏa mãn
các dấu hiệu của CTTP hay chưa? Cho nên, khi một người, pháp nhân thương mại thực
hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mà thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu của một CTTP
trong BLHS thì hành vi đó bị coi là hành vi phạm tội và người, pháp nhân thương mại
đó phải chịu TNHS. Ngược lại, nếu hành vi không thỏa mãn đầy đủ dấu hiệu (thiếu
một dấu hiệu bất kỳ) của CTTP thì hành vi này không phải là tội phạm và không phải
chịu TNHS. Như vậy, chỉ khi hành vi được thực hiện có sự hiện diện của đầy đủ các
dấu hiệu của một CTTP được quy định trong BLHS mới phải chịu TNHS. Đồng thời,
với quy định này, TNHS có thể đặt ra đối với “bất kỳ” người, pháp nhân thương mại
nào đã thực hiện hành vi phạm tội, không loại trừ một ai, khơng phân biệt giới tính, dân
tộc, tín ngưỡng, tơn giáo hay thành phần, địa vị xã hội của họ, từ đó thể hiện tính cơng
bằng, bình đẳng trong pháp luật hình sự nước ta- một nguyên tắc cơ bản được quy định
theo điểm b khoản 1 Điều 3 BLHS năm 2015 là “mọi người phạm tội đều bình đẳng
trước pháp luật”.
1.2. Khái quát chung về miễn trách nhiệm hình sự
1.2.1. Sơ lược về lịch sử quy định miễn trách nhiệm hình sự trong pháp luật
hình sự Việt Nam từ năm 1945 đến nay
Cách mạng tháng Tám năm 1945 giành thắng lợi, khai sinh ra Nhà nước Việt
Nam Dân Chủ Cộng Hịa, pháp luật hình sự từ đó cho đến trước khi BLHS đầu tiên
năm 1985 được ban hành chưa chính thức quy định chế định miễn TNHS. Nhưng trên
thực tiễn đã xuất hiện quy định về miễn TNHS nằm rãi rác trong một số văn bản mang
tính quy phạm thời bấy giờ, nhưng chủ yếu mang tính tha miễn áp dụng tương tự như
tính chất của miễn TNHS chứ khơng phải là một chế định về miễn TNHS hoàn thiện

15


như bây giờ. Xuất hiện với nhiều tên gọi khác nhau là “xá miễn”, “miễn tố”, “miễn hết
các tội”,… trong một số văn bản mang tính pháp lý điển hình như:
 Sắc lệnh số 52/SL ngày 20/10/1945 của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân

chủ Cộng hịa về xá miễn cho một số tội trước ngày 19/8/19453;
 Sắc lệnh số 223/SL ngày 27/11/1946 của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân
chủ Cộng hịa về việc ấn định hình phạt tội đưa và nhận hối lộ4;
 Thông tư số 413-TTg ngày 09/11/1954 của Thủ tướng Chính phủ về đại
xá5…
Khái quát các giai đoạn phát triển của chế định miễn TNHS thì khơng thể khơng
nói đến quy định miễn TNHS ở miền Nam sau khi đất nước thống nhất. Do yêu cầu
xây dựng và bảo vệ chính quyền miền Nam cịn non trẻ lúc bấy giờ cũng như công
cuộc đấu tranh và phòng chống tội phạm mà đặc biệt là những loại tội phạm đặc trưng
của xã hội miền Nam trước năm 1975 [58, tr.23], nên Ủy ban thường vụ Quốc hội ban
hành Pháp lệnh Không số về việc trừng trị tội hối lộ ngày 20/5/1981. Pháp lệnh này
được xem như sự xuất hiện lần đầu tiên của thuật ngữ pháp lý “miễn TNHS” trong quy
định pháp luật hình sự của nước ta, mà cụ thể khoản 1 Điều 8 ghi nhận “Những trường
hợp miễn TNHS” như sau: “Người phạm tội hối lộ, trước khi bị phát giác, chủ động
khai rõ sự việc, giao nộp đầy đủ của hối lộ, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.”
Giai đoạn từ khi BLHS năm 1985- BLHS đầu tiên được ban hành, đánh dấu
bước ngoặt quan trọng trong hệ thống pháp luật hình sự Việt Nam. “Miễn TNHS” được
chính thức ghi nhận và quy định thành chế định trong Phần chung và Phần các tội
3

Điều thứ 4 Sắc lệnh số 52/SL đề cập đến “xá miễn” như sau: “Những tội được xá miễn đều coi như không phạm
bao giờ; quyền công tố sẽ tiêu huỷ, những chính hình và phụ hình mà tồ án đã tuyên đều bỏ hết.”
4
Điều thứ 2 Sắc lệnh số 223/SL nói đến “miễn hết các tội”: “Người phạm tội đưa hối lộ cho một công chức mà tự
ý cáo giác cho nhà chức trách việc hối lộ ấy và chứng minh rằng đã đưa hối lộ là vì bị công chức cưỡng bách
ước hứa hay là dùng cách trả nguy thôi người ấy được miễn hết các tội.”
5
Mục II Thông tư số 413-TTg nêu ra: “Người đang bị giam mà được đại xá thì được tha ngay. Những người đã
mãn hạn tù hoặc được ân xá, ân giảm và được tha trước đây và những người này được tha đều được hưởng
quyền công dân như ứng cử, bầu cử và các quyền tự do, dân chủ…”


16


phạm của BLHS, cụ thể các Điều 16, 48, 59, 74, 227 và 247 gồm bảy trường hợp miễn
TNHS sau:
 Miễn TNHS do tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội (Điều 16);
 Miễn TNHS do sự chuyển biến tình hình mà hành vi phạm tội hoặc người
phạm tội khơng cịn nguy hiểm cho xã hội nữa (khoản 1 Điều 48);
 Miễn TNHS do người phạm tội tự thú, ăn năn hối cải (khoản 1 Điều 48);
 Miễn TNHS đối với người chưa thành niên phạm tội (khoản 3 Điều 59);
 Miễn TNHS đối với người phạm tội gián điệp (khoản 3 Điều 74);
 Miễn TNHS đối với tội đưa hối lộ (khoản 4 Điều 227);
 Miễn TNHS đối với tội không tố giác tội phạm (khoản 2 Điều 247).
Bên cạnh đó, quy định miễn TNHS cịn nằm rải rác ở một số văn bản mang tính
hướng dẫn thi hành BLHS, ví dụ như:
 Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 05/01/1986 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án
nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLHS6;
 Thông tư liên tịch số 05-BNV-TANDTC-VKSNDTC-BTP/TTLT ngày
02/6/1990 của Bộ Nội vụ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối
cao và Bộ Tư pháp về hướng dẫn thi hành chính sách đối với người phạm tội ra
tự thú7…

6

Trong đó: Phần IV hướng dẫn cụ thể việc tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội của người thực hiện tội phạm,
và Phần VIII hướng dẫn chi tiết quy định tại khoản 2 Điều 48 BLHS năm 1985 về miễn TNHS.
7
Trong đó quy định: “Người đã thực hiện hành vi phạm tội, nhưng chưa bị phát giác, khơng kể phạm tội gì,
thuộc trường hợp nghiêm trọng hay ít nghiêm trọng mà ra tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc

phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả tội phạm thì có thể được miễn trách
nhiệm hình sự theo quy định tại đoạn 2 khoản 1 điều 48 Bộ luật hình sự”. Bên cạnh đó, quy định căn cứ “miễn
truy cứu TNHS” đối với Tội trốn khỏi nơi giam tại Điều 245 BLHS năm 1985 như sau: “Người phạm tội đang bị
dẫn giải, tạm giữ, tạm giam để điều tra hoặc chờ xét xử mà bỏ trốn, nhưng đã ra tự thú […]; nếu trong thời gian
trốn tránh mà khơng phạm tội mới thì có thể miễn truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trốn khỏi nơi giam quy
định tại Điều 245 Bộ luật hình sự”; “Người đang chấp hành hình phạt tù đã trốn khỏi trại cải tạo mà ra tự thú và
trong thời gian trốn tránh khơng phạm tội mới, có thể được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trốn khỏi
nơi giam được quy định tại Điều 245 Bộ luật hình sự.”

17


Sau 15 năm với bốn lần sửa đổi và bổ sung, BLHS năm 1985 tỏ ra lỗi thời.
BLHS năm 1985 ra đời ở bối cảnh nền kinh tế kế hoạch tập trung khơng cịn phù hợp
với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà Đảng ta khởi xướng từ Đại
hội Trung ương VI năm 1986 [58, tr.25]. Trong điều kiện mới, BLHS năm 1999 được
Quốc hội thông qua. Chế định miễn TNHS được sửa đổi và bổ sung hoàn thiện hơn,
ghi nhận năm trường hợp miễn TNHS trong Phần chung gồm các Điều 19, Điều 25,
khoản 2 Điều 69 và bốn trường hợp miễn TNHS trong Phần các tội phạm tại khoản 3
Điều 80, khoản 6 Điều 289, khoản 6 Điều 290 và khoản 3 Điều 314. Về cơ bản, những
trường hợp miễn TNHS đều được kế thừa và giữ nguyên như BLHS năm 1985. Tuy
nhiên, BLHS năm 1999 bắt đầu có sự phân định thành hai nhóm gồm: nhóm mang tính
“bắt buộc” miễn TNHS và nhóm mang tính “tùy nghi” có thể miễn hoặc khơng miễn
TNHS, đồng thời bổ sung hai trường hợp miễn TNHS hoàn toàn mới làm phạm vi
miễn TNHS mở rộng hơn, đó là:
 Miễn TNHS do có quyết định đại xá (khoản 3 Điều 25);
 Miễn TNHS đối với tội làm môi giới hối lộ (khoản 6 Điều 290).
Đến giai đoạn hiện nay, BLHS năm 2015 ra đời với nền tảng kế thừa từ BLHS
cũ về chế định miễn TNHS nhưng đồng thời cũng có một số điểm đổi mới nhất định.
Điển hình như: Điều 29 bổ sung thêm những trường hợp miễn TNHS hoàn toàn mới;

khoản 2 Điều 91 quy định điều kiện miễn TNHS chặt chẽ hơn đối với người dưới 18
tuổi; khoản 4 Điều 247 bổ sung trường hợp miễn TNHS mới đối với “Tội trồng cây
thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy”.
Nghiên cứu sơ lược về lịch sử quy định miễn TNHS trong hệ thống pháp luật
hình sự Việt Nam từ năm 1945 đến nay có thể thấy rằng, trong từng giai đoạn phát
triển của đất nước với điều kiện, hồn cảnh chính trị, kinh tế, xã hội khác nhau, Nhà
nước ta đều đã dành sự quan tâm đặc biệt đến các chính sách nhân đạo, khoan hồng đối
với người phạm tội. Trong đó, chế định về miễn TNHS là kết quả của cả q trình tích

18


×