Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Pháp luật về thuế chống trợ cấp đối với hàng hóa nhập khẩu, kinh nghiệm áp dụng của mỹ và bài học cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 70 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HCM
KHOA LUẬT THƢƠNG MẠI
-------

NGUYỄN THỊ QUỲNH HẠNH

PHÁP LUẬT VỀ THUẾ CHỐNG TRỢ CẤP ĐỐI VỚI HÀNG HÓA
NHẬP KHẨU, KINH NGHIỆM ÁP DỤNG CỦA MỸ VÀ BÀI HỌC
CHO VIỆT NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
Chuyên ngành Luật Thương mại

TP HCM – 2012

1


TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HCM
KHOA LUẬT THƢƠNG MẠI
-------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT

PHÁP LUẬT VỀ THUẾ CHỐNG TRỢ CẤP ĐỐI VỚI HÀNG HÓA
NHẬP KHẨU, KINH NGHIỆM ÁP DỤNG CỦA MỸ VÀ BÀI HỌC
CHO VIỆT NAM

SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN THỊ QUỲNH
HẠNH


Khóa: 33

MSSV: 0855010058

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: NGUYỄN THỊ THU HIỀN

TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2012
2


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi
dưới sự hướng dẫn của cô Nguyễn Thị Thu Hiền. Mọi ý kiến,
quan điểm, số liệu, nội dung tham khảo được trích dẫn trong
khóa luận là đầy đủ, trung thực và chính xác. Những kết luận
trong khóa luận chưa được ai cơng bố trên bất kỳ cơng trình
nào khác. Tơi xin chịu trách nhiệm lời cam đoan của mình.
Ký tên

Nguyễn Thị Quỳnh Hạnh

3


DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

WTO

Tổ chức Thương mại Thế giới


SCM

Hiệp định về Trợ cấp và các biện pháp đối kháng của WTO

AoA

Hiệp định Nông nghiệp

GATT

Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại

DOC

Bộ thương mại Hoa Kỳ

ITC

Ủy ban Thương mại quốc tế của Hoa Kỳ

4


MỤC LỤC
Lời mở đầu

1

Chƣơng 1: Khái quát về trợ cấp trong thương mạiquốc tếvà pháp luật về thuế

chống trợ cấp đối với hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam

5

1.1. Những vấn đề chung về trợ cấp trong thương mại quốc tế

5

1.1.1. Khái niệm và đặc điểm trợ cấp theo Hiệp định WTO

5

1.1.2. Phân loại trợ cấp

10

1.1.3. Tác động của trợ cấp

14

1.2. Pháp luật về thuế chống trợ cấp đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam

17

1.2.1. Cơ sở pháp lý về thuế chống trợ cấp

17

1.2.2. Khái niệm, đặc điểm của thuế chống trợ cấp


18

1.2.3. Đối tượng chịu thuế và đối tượng nộp thuế

21

1.2.4. Điều kiện áp dụng thuế chống trợ cấp

23

1.2.5. Căn cứ tính thuế

28

1.2.7. Trình tự, thủ tục điều tra, áp dụng thuế chống trợ cấp

32

Kết luận chương 1

39

Chƣơng 2: Kinh nghiệm áp dụng thuế chống trợ cấp đối với hàng hóa nhập 40
khẩu vào Mỹ và bài học kinh nghiệm choViệt Nam
2.1. Kinh nghiệm áp dụng thuế chống trợ cấp đối với hàng hóa nhập khẩu vào 40
Mỹ
2.1.1. Thực tiễn áp dụng thuế chống trợ cấp
40
2.1.2. Điều kiện áp dụng thuế chống trợ cấp


42

2.1.3. Trình tự điều tra và áp dụng thuế chống trợ cấp

45

5


2.1.4. Các vấn đề liên quan khác

50

2.2. Thực tiễn áp dụng thuế chống trợ cấp ở Việt Nam và bài học kinh nghiệm 51
từ Mỹ
2.2.1. Thực tiễn áp dụng thuế chống trợ cấp củaViệt Nam

51

2.2.2. Những nguyên nhân thuế chống trợ cấp chưa được áp dụng ở Việt Nam
2.2.3. Bài học kinh nghiệm choViệt Nam từ thực tiễn áp dung thuế chống trợ 54
cấp của Mỹ
Kết luận chương 2

59

Kết luận chung

60


Danh mục tài liệu tham khảo

6


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính tất yếu của đề tài:
Trong thương mại quốc tế, trợ cấp luôn được các quốc gia quan tâm vì thơng qua
trợ cấp, chính phủ sẽ giúp đỡ cho những nhà sản xuất, đặc biệt là những nhà sản xuất
hàng xuất khẩu nhằm hỗ trợ cho hàng hóa nước mình có sức cạnh tranh hơn so với
những nhà sản xuất nước khác khi họ không được trợ cấp. Tuy nhiên, hành vi trợ cấp
nhằm tăng sức cạnh tranh cho hàng hóa là một hành vi bóp méo bản chất tự nhiên trong
thương mại, tạo nên môi trường cạnh tranh khơng lành mạnh. Vì vậy, trong thương mại
quốc tế, trợ cấp bị xem là hành vi bất hợp pháp.
Các quy định pháp lý về trợ cấp được quy định trong nhiều văn bản pháp luật
quốc tế, đặc biệt là trong nhiều Hiệp định của Tổ chức thương mại quốc tế (WTO). Ví
dụ như trợ cấp được quy định trong Hiệp định chung về thuế quan và thương mại 1994
(GATT 1994), Bộ luật về trợ cấp 1979, Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối
kháng (SCM), Hiệp định nông nghiệp (AoA)… Nhằm hạn chế những ảnh hưởng tiêu
cực của trợ cấp, các quốc gia thường áp dụng các biện pháp thuế quan hoặc phi thuế
quan đối với các sản phẩm được trợ cấp. Trong các văn bản của WTO, những biện
pháp này được gọi là biện pháp đối kháng (hay còn gọi là biện pháp chống trợ cấp),
trong đó thuế đối kháng (hay thuế chống trợ cấp) được sử dụng phổ biến. Việc áp dụng
thuế chống trợ cấp được tiến hành trên cơ sở các quy định của 2 Hiệp định SCM và
AoA về các tiêu chí xác định hành vi trợ cấp, biện pháp đối kháng, nguyên tắc áp dụng
thuế chống trợ cấp…
Sau một thời gian dài đàm phán, ngày 11-01-2007, Việt Nam chính thức gia nhập
và trở thành thành viên của WTO. Qua đó, một mặt, Việt Nam phải thực hiện nghiêm

túc các cam kết mở cửa thị trường, loại bỏ các hàng rào phi thuế quan; mặt khác, chính
phủ cũng phải xây dựng, hồn thiện các cơ chế bảo vệ phù hợp với thông lệ quốc tế
nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các ngành sản xuất trong nước, cũng như
người tiêu dùng trong nước khỏi những hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong
thương mại quốc tế. Biện pháp thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp là những
biện pháp phòng vệ thương mại (hay còn gọi là biện pháp đảm bảo thương mại công
bằng) được sử dụng thường xun nhằm đối phó với hành vi cạnh tranh khơng lành
mạnh của những quốc gia khác. So với thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp ít
được các quốc gia áp dụng hơn vì ngồi ảnh hưởng đến nền kinh tế, nó cịn liên quan
đến chính trị và ảnh hưởng đến quan hệ chính trị giữa các nước với nhau. Tuy nhiên,
để đảm bảo mơi trường cạnh tranh bình đẳng, đối phó với những hành vi trợ cấp bất
1


2

hợp pháp, Việt Nam cần phải xây dựng các văn bản pháp luật quy định về trợ cấp cũng
như thuế chống trợ cấp. Dựa trên những nguyên tắc, quy định trong GATT 1994 và
Hiệp định SCM, Việt Nam đã ban hành Pháp lệnh về thuế chống trợ cấp đối với hàng
hóa nhập khẩu vào Việt Nam ngày 20-8-2004 để điều chỉnh những vấn đề liên quan
thuế chống trợ cấp.
Tuy nhiên, Việt Nam hiện nay vẫn là nước đang phát triển, các chính sách thuế
cịn chưa ổn định, các quy định về thuế chống trợ cấp còn chưa cụ thể. Những năm
qua, chính phủ Việt Nam đã hồn thiện các quy định về thuế chống trợ cấp thông qua
một số văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành nhằm phù hợp với quy định của
WTO và dễ dàng áp dụng trong thực tiễn. Nhưng trên thực tế, Việt Nam vẫn chưa có
một vụ áp dụng thuế chống trợ cấp nào do những khó khăn trong các quy định pháp
luật cũng như nhận thức của các doanh nghiệp trong vấn đề này.
Chính vì những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Pháp luật về thuế chống trợ cấp đối
với hàng hóa nhập khẩu, kinh nghiệm áp dụng của Mỹ và bài học cho Việt Nam” để

nghiên cứu. Thông qua đề tài, tác giả muốn phân tích, làm rõ bản chất, các quy định về
thuế chống trợ cấp đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam, và rút ra bài học kinh
ngiệm cho Việt Nam từ thực tiễn áp dụng thuế chống trợ cấp của Hoa Kỳ.
2. Tình hình nghiên cứu:
Trợ cấp, biện pháp đối kháng nói chung và thuế chống trợ cấp nói riêng là đề tài
cấp thiết trong bối cảnh hội nhập hiện nay. Trong những năm gần đây, Bộ Công
thương cũng như một số cơ quan nhà nước tổ chức nhiều cuộc hội thảo, tọa đàm liên
quan đến vấn đề này như Tọa đàm “Thực tiễn về thuế chống trợ cấp của Hoa Kỳ” tại
Hà Nội năm 2010, Hội thảo “Chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với hàng xuất khẩu
vào EU” tại Hà Nội năm 2011 hay Hội thảo “Kiện ra Tòa án Hoa Kỳ và WTO để bảo
vệ lợi ích xuất khẩu trước các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp tại Hoa Kỳthực tiễn và kinh nghiệm” tại Hà Nội năm 2012. Ngồi ra cịn có đề tài chun khảo
như Đề tài nghiên cứu cấp Bộ của Vụ Chính sách thương mại đa biên- Bộ Thương mại
(nay là Bộ Công thương) “Cơ sở khoa học áp dụng thuế chống trợ cấp đối với hàng
nhập khẩu ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế” năm 2002.
Bên cạnh đó cịn có một số bài viết của các nhà luật học, các nhà nghiên cứu trên
các tạp chí như: bài viết “Các công cụ thuế nhằm bảo hộ nền sản xuất trong nước” của
2 tác giả Tống Công Phi và Mai Vân Anh trên Tạp chí tài chính số 5/2007; hay bài viết
“Hoàn thiện pháp luật thuế chống trợ cấp ở Việt Nam” của Tiến sĩ Nguyễn Thanh Hải
trên trang web tapchithue.com; hay Tiến sĩ Nguyễn Thùy Dương có bài viết “Một số
gợi ý cho việc áp dụng thuế chống trợ cấp” trên website tapchitaichinh.com.
2


3

Tuy nhiên, việc thực hiện nghiên cứu các vấn đề về thuế chống trợ cấp vẫn còn
hạn chế, các tài liệu chưa được đa dạng phong phú. Việc nghiên cứu về thuế chống trợ
cấp chủ yếu được tập trung nghiên cứu dưới góc độ một biện pháp phịng vệ thương
mại, chứ khơng nghiên cứu dưới góc độ là một sắc thuế của một quốc gia. Bên cạnh
đó, hiện nay chưa có bất kỳ khóa luận (cử nhân) hay luận văn (thạc sỹ) nào nghiên cứu

về đề tài này. Trong khi thực tế đây là một đề tài mà nhiều người quan tâm, tìm hiểu
mà chưa có nhiều tài liệu đáp ứng nhu cầu của họ. Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài này
nhằm tập trung nghiên cứu và làm rõ bản chất của thuế chống trợ cấp dưới góc độ là
một sắc thuế bổ sung của thuế nhập khẩu.
3. Mục đích nghiên cứu:
Mục đích của khóa luận là nghiên cứu một cách khoa học các quy định pháp luật
của Việt Nam nhằm làm rõ đối tượng chịu thuế, đối tượng nộp thuế, căn cứ tính thuế
cũng như trình tự thủ tục áp dụng thuế chống trợ cấp ở Việt Nam. Thông qua những
quy định của pháp luật Việt Nam và các kinh nghiệm áp dụng của Hoa Kỳ, tác giả
muốn đưa ra những nhận xét về những điểm còn hạn chế, khó khăn của pháp luật Việt
Nam và bài học cho Việt Nam về việc áp dụng thuế chống trợ cấp.
Bên cạnh đó, luận văn sẽ là một tài liệu tham khảo dành cho những sinh viên hoặc
các đối tượng có mong muốn tìm hiểu rõ hơn về pháp luật thuế chống trợ cấp của Việt
Nam.
4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạn vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là trợ cấp và thuế chống trợ cấp, trong đó tập
trung nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam về thuế chống trợ cấp. Bên cạnh
đó, đề tài còn nghiên cứu về thực tiễn và kinh nghiệm áp dụng thuế chống trợ cấp của
Hoa Kỳ, từ đó rút ra bài học để sửa đổi, hồn thiện các văn bản pháp luật, tạo hành
lang pháp lý để áp dụng loại thuế này trên thực tế.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Nội dung của khóa luận được nêu và phân tích dựa trên cơ sở các văn bản pháp
luật của Nhà nước, các văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật và các tài liệu pháp lý
khác. Trong đó, luận văn sử dụng các phương pháp phân tích, so sánh, khái qt hóa và
tổng hợp các thơng tin, tài liệu để nghiên cứu. Bên cạnh đó, nội dung luận văn còn
tham khảo kinh nghiệm của một số nước trên thế giới có điều kiện tương đồng với Việt
Nam để giải quyết vấn đề được nêu ra.

3



4

6. Bố cục khóa luận:
Khóa luận bao gồm các phần sau:
- Lời mở đầu
- Phần nội dung gồm 2 chương:

Chương 1: Khái quát chung về trợ cấp trong thương mại quốc tế và pháp luật
về thuế chống trợ cấp đối với hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam

Chương 2: Kinh nghiệm áp dụng thuế chống trợ cấp đối với hàng hóa nhập
khẩu vào Mỹ và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
- Kết luận
- Danh mục tài liệu tham khảo

4


5

CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ TRỢ CẤP TRONG THƢƠNG MẠI QUỐC
TẾ VÀ PHÁP LUẬT VỀ THUẾ CHỐNG TRỢ CẤP ĐỐI VỚI HÀNG HÓA
NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM
1.1. Những vấn đề chung về trợ cấp trong thƣơng mại quốc tế
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm trợ cấp theo Hiệp định WTO
1.1.1.1. Khái niệm trợ cấp
Trợ cấp hiện nay được nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng làm cơng cụ chính
sách hỗ trợ sự phát triển của đất nước trên các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội…
đặc biệt đối với các nước đang phát triển, đây là công cụ hữu hiệu để thúc đẩy, nâng

cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước so với những nước khác. Tuy
được sử dụng rộng rãi như vậy nhưng hiện nay vẫn chưa có một khái niệm tương đối
chính xác và thống nhất về trợ cấp. Trợ cấp có thể được hiểu theo nhiều nghĩa khác
nhau, theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp.
Nếu hiểu theo nghĩa hẹp thì trợ cấp được hiểu chính là việc chính phủ cấp tiền
trực tiếp cho một ngành hoặc một doanh nghiệp cụ thể1. Nhược điểm của định nghĩa
này là bỏ qua nhiều biện pháp trợ cấp khác có ảnh hưởng về mặt kinh tế tương đương
với biện pháp cấp tiền trực tiếp này. Ví dụ như chính phủ khơng cấp tiền trực tiếp cho
doanh nghiệp mà chỉ miễn hoặc không thu một số nghĩa vụ tài chính mà doanh nghiệp
phải nộp như các khoản thuế. Đây cũng được xem là một hình thức trợ cấp của chính
phủ, nhưng nếu hiểu trợ cấp theo nghĩa hẹp thì nó sẽ bị bỏ qua. Do đó việc xác định trợ
cấp theo nghĩa hẹp có thể gây khó khăn hoặc nhầm lẫn trong việc so sánh mức trợ cấp
giữa các nước khác nhau.
Nếu hiểu theo nghĩa rộng thì trợ cấp có thể được hiểu là các hình thức hoạt động
hỗ trợ của chính phủ2. Đây là một cách định nghĩa khá rộng, bao hàm toàn bộ các hoạt
động của chính phủ dù có ảnh hưởng hay khơng ảnh hưởng tới thương mại quốc tế. Ví
dụ như hoạt động hỗ trợ của chính phủ cho các hoạt động làm đường giao thơng, phịng
chống cháy nổ trong các doanh nghiệp hay trợ cấp phát triển công nghệ, trợ cấp cho
người nghèo, người tàn tật, trợ cấp cho những khu vực khó khăn hay các hình thức
tương tự. Đây là những hành động cũng có thể bị xem như là trợ cấp vì một phần nào
1

Vụ Chính sách thương mại đa biên- Bộ thương mại (2002), Cơ sở khoa học áp dụng thuế chống trợ cấp đối với
hàng nhập khẩu ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, tr.1.
2
Vụ Chính sách thương mại đa biên- Bộ thương mại (2002), Cơ sở khoa học áp dụng thuế chống trợ cấp đối với
hàng nhập khẩu ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, tr.2.

5



6

đó, nó cũng đem lại những lợi ích cho người dân, cho các doanh nghiệp thơng qua
chính những hành động đó. Nhưng trong thương mại quốc tế, khơng phải bất kì hành vi
trợ cấp nào của chính phủ một quốc gia cũng bị cấm, cũng làm ảnh hưởng đến nền kinh
tế- chính trị của một quốc gia khác trong quan hệ thương mại quốc tế. Và khi sử dụng
định nghĩa có phạm vi rộng này thì tất cả những hình thức hoạt động trên của chính
phủ các quốc gia đều bị xem là trợ cấp và có thể bị khiếu kiện và bị áp dụng thuế đối
kháng.
Do đó, một vấn đề được đặt ra là phải có sự định nghĩa “trợ cấp” như thế nào đó
để có thể tránh được những ảnh hưởng tai hại bao trùm như thế đến thương mại quốc
tế. Vấn đề này liên quan chủ yếu đến việc các chính phủ đơn phương áp dụng các biện
pháp đối kháng.
Định nghĩa về trợ cấp được sử dụng phổ biến hiện nay là định nghĩa trong hệ
thống văn bản của Tổ chức thương mại thế giới WTO. Theo Hiệp định trợ cấp và biện
pháp đối kháng (SCM), trợ cấp được định nghĩa là các khoản đóng góp tài chính hoặc
một khoản hỗ trợ thu nhập, hỗ trợ giá do chính phủ hoăc cơ quan cơng quyền cung cấp
cho một hoặc một số doanh nghiệp trong nước nhằm đạt được một số lợi ích về kinh tế,
xã hội nhất định3. Trợ cấp có thể tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau, như trợ cấp
trực tiếp thì chính phủ trực tiếp chuyển tiền (ví dụ: các khoản cấp phát, cho vay, góp
vốn…) hoặc chuyển vốn, nhận nợ (ví dụ: bảo lãnh cho vay, xóa nợ…). Trợ cấp cũng có
thể thực hiện gián tiếp thơng qua việc chính phủ miễn giảm hoặc gia hạn các khoản thu
hay một số nghĩa vụ tài chính theo quy định pháp luật (ví dụ: miễn giảm thuế, hồn
thuế…) hoặc cung cấp hàng hóa, dịch vụ mà không phải là hạ tầng chung hay mua sắm
trực tiếp hàng hóa của các doanh nghiệp.
Các khoản trợ cấp trên có thể thực hiện bởi chính phủ hoặc cơ quan, tổ chức cơng
được chính phủ chỉ đạo thực hiện. Bên cạnh đó thì cịn có điều kiện là các doanh
nghiệp hoặc các ngành sản xuất phải có được lợi ích thực tế từ hoạt động trợ cấp của
chính phủ.

Mặc dù tồn tại nhiều định nghĩa, khái niệm khác nhau về trợ cấp nhưng khái niệm
về trợ cấp được quy định trong Hiệp định SCM của WTO được các quốc gia sử dụng
phổ biến nhất. Hiệp định SCM là kết quả của sự thỏa thuận, đàm phán của các quốc
gia thành viên của WTO nên các quy định trong Hiệp định này đều được các nước
công nhận và tự nguyện thi hành. Và các quốc gia tham gia vào WTO sau này đều phải
tuân thủ theo các điều khoản quy định trong văn bản này. Chính vì vậy, khái niệm về
trợ cấp trong Hiệp định SCM là sự thỏa thuận, thống nhất của nhiều quốc gia nên
3

Điều I- Hiệp định SCM

6


7

được nhiều nước chấp nhận và quy định tương tự trong pháp luật quốc gia. Quy định
này góp phần làm giảm bớt các mâu thuẫn trong việc xác định khái niệm trợ cấp, dễ
dàng trong việc xác định khi phát sinh các vụ việc trợ cấp. Định nghĩa trợ cấp của
Hiệp định bao gồm các khái niệm về đóng góp tài chính, lợi ích và tính riêng biệt được
xây dựng với ý đồ rõ ràng nhằm đảm bảo rằng không phải mọi sự can thiệp của chính
phủ trên thị trường đều thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định.
1.1.1.2. Đặc điểm của trợ cấp
Vì trợ cấp là một cơng cụ hỗ trợ có hiệu quả cho nền kinh tế trong nước nhưng
lại gây một số tác động bất lợi cho các quốc gia khác nên không phải trợ cấp nào cũng
được các quốc gia thừa nhận là hợp pháp. Do đó, cần phải xác định được những đặc
điểm của trợ cấp để các quốc gia có chính sách đối phó hợp lý với các hành vi trợ cấp
trong thương mại quốc tế. Dựa vào định nghĩa về trợ cấp trong Hiệp định SCM, ta có
thể xác định được các đặc điểm của trợ cấp.
Thứ nhất, trợ cấp làmột sự đóng góp tài chính. Theo quy định tại Điều IHiệp định SCM, các trường hợp sau được xem là đóng góp tài chính: (i) Chuyển vốn

trực tiếp (như cấp phát, cho vay, đóng góp cổ phần) hoặc có khả năng chuyển vốn hoặc
chuyển nghĩa vụ trực tiếp (ví dụ như bảo lãnh vay);(ii) Chính phủ miễn hoặc khơng thu
các khoản mà đáng lẽ ra đối tượng liên quan phải nộp (ví dụ như miễn, giảm thuế);(iii)
Chính phủ cung cấp hàng hố hoặc dịch vụ khác ngồi cơ sở hạ tầng nói chung (ví dụ
như nguyên vật liệu, nhà xưởng, v.v…) hoặc chính phủ mua hàng hố của đối tượng
liên quan;(iv) Chính phủ trả tiền cho một cơ chế tài trợ, hoặc uỷ thác hoặc chỉ đạo một
tổ chức tư nhân đứng ra thực hiện các chức năng nói trên.
Ví dụ: Chính phủ tạm thời miễn cho một cơ sở sản xuất đang lâm vào tình trạng
khó khăn về tài chính khơng phải tuân thủ luật chống ô nhiễm môi trường. Như vậy,
chính phủ đã dành cho cơ sở sản xuất đó những ưu đãi về pháp luật chứ không phải ưu
đãi về tài chính. Do khơng có yếu tố về sự đóng góp tài chính, biện pháp nói trên của
chính phủ không phải là trợ cấp (mặc dù doanh nghiệp được hưởng lợi từ việc không
phải đầu tư khoản tiền nhằm mục đích bảo vệ mơi trường).
Thứ hai, trợ cấp phải do chính phủ hoặc cơ quan, tổ chức cơng thực hiện.
Việc đóng góp tài chính phải do chính phủ trực tiếp thực hiện hoặc chỉ đạo cho một tổ
chức nào đó thực hiện. Như vậy, Hiệp định SCM khơng chỉ áp dụng với các biện pháp
của chính quyền trung ương mà cả chính quyền địa phương, cũng như áp dụng với các
biện pháp do cơ quan nhà nước, tổ chức công thực hiện. Nếu như không phải do những
cơ quan này thực hiện thì những đóng góp tài chính của những tổ chức khác không bị
xem là trợ cấp thuộc trường hợp được điều chỉnh trong Hiệp định SCM.
7


8

Ví dụ: Nếu một tổ chức phi chính phủ tư hỗ trợ kỹ thuật và tài chính cho người
trồng cà phê thì đây chỉ là trợ giúp tư nhân chứ khơng phải trợ giúp của chính phủ, trừ
phi sự trợ giúp này được thực hiện theo chỉ đạo của một chính phủ hoặc một tổ chức
nhà nước/cơng.
Thứ ba, hành vi trợ cấp của chính phủ phải đem lại lợi ích cho đối tƣợng

nhận trợ cấp. Đóng góp của chính phủ chỉ được xem là trợ cấp khi đem lại lợi ích cho
đối tượng nhận trợ cấp. Điều 1- Hiệp định SCM nêu rõ các trường hợp được xem là hỗ
trợ tài chính nhưng lại khơng định nghĩa khái niệm lợi ích hoặc đưa ra các tiêu chí nhận
định sự tồn tại của lợi ích. Mặc dù Hiệp định SCM khơng định nghĩa khái niệm lợi ích
nhưng Điều 14 của Hiệp định có đưa ra một số phương pháp để xác định giá trị của lợi
ích liên quan một số dạng trợ cấp nhất định.
Điều 14 Hiệp định SCM đã đưa ra một số hướng dẫn về cách tính giá trị trợ cấp
thơng qua lợi ích mà đối tượng nhận trợ cấp được hưởng khi điều tra để đánh thuế
chống trợ cấp. Vì vậy, trợ cấp thường được tính là lợi ích người nhận trợ cấp nhận
được chứ không phải là chi phí mà chính phủ bỏ ra. Theo nội dung của Điều 14, lợi
ích có thể được đánh giá bằng cách tham chiếu đến các tiêu chí thương mại thơng
thường trên thị trường. Chẳng hạn, việc chính phủ đóng góp cổ phần trong một doanh
nghiệp chỉ bị coi là đem lại lợi ích khi quyết định đầu tư đó của chính phủ khơng
giống với tập qn đầu tư thơng thường của các nhà đầu tư. Hay một khoản cho vay
của chính phủ chỉ bị coi là đem lại lợi ích nếu như có sự chênh lệch giữa khoản tiền
mà doanh nghiệp được cho vay phải trả cho khoản nợ chính phủ đó với khoản tiền mà
doanh nghiệp phải trả cho một khoản vay thương mại tương đương khác. Bảo lãnh vay
của chính phủ chỉ bị coi là đem lại lợi ích nếu như có sự chênh lệch giữa khoản tiền
mà doanh nghiệp được bảo lãnh vay phải trả để có được khoản vay với khoản tiền mà
doanh nghiệp đó đáng ra phải trả để có được một khoản vay thương mại tương đương
khơng cần có sự bảo lãnh của chính phủ.
Việc chính phủ cung cấp hàng hóa, dịch vụ hoặc mua sắm hàng hóa, dịch vụ
cũng khơng bị coi là đem lại lợi ích, nếu giao dịch bán, mua đó được thực hiện căn cứ
đúng theo giá trị thực sự của hàng hóa, dịch vụ, tức là giá cung cấp khơng thấp hơn giá
trị hàng hóa, dịch vụ hay giá mua sắm khơng cao hơn giá trị hàng hóa, dịch vụ liên
quan. Để xác định giao dịch bán, mua hàng hóa, dịch vụ của chính phủ có căn cứ đúng
theo giá trị thực sự của hàng hóa, dịch vụ hay không, người ta phải xem xét các điều
kiện thị trường thơng thường của hàng hóa, dịch vụ đó như giá cả, chất lượng, khả
năng tiêu thụ, lượng sẵn có, vận chuyển và các điều kiện mua bán khác.
Thứ tƣ, trợ cấp phải có tính riêng biệt. Khi một biện pháp là trợ cấp bao gồm

đầy đủ 3 yếu tố trên theo nghĩa của Hiệp định SCM thì chưa hẳn đã thuộc phạm vi điều
8


9

chỉnh của Hiệp định này, trừ phi trợ cấp đó có tính chất cụ thể, riêng biệt. Nghĩa là nó
được dành riêng cho một đơn vị hoặc ngành sản xuất hoặc nhóm doanh nghiệp hoặc
nhóm ngành sản xuất nhất định. Nước nhập khẩu muốn đối phó với hàng hóa được trợ
cấp từ một nước khác bằng thuế đối kháng thì phải chứng minh được là hành động trợ
cấp đó có tính chất riêng biệt và khơng phải là một biện pháp trợ cấp sẵn có chung cho
mọi đối tượng tại nước xuất khẩu.
Tuy nhiên, để xác định tính riêng biệt của biện pháp trợ cấp không phải là đơn
giản, ta phải căn cứ theo quy định pháp luật và việc áp dụng trợ cấp trên thực tế. Một
quốc gia thành viên khi muốn áp dụng biện pháp trợ cấp một cách hợp pháp, không vi
phạm các quy tắc của WTO có thể quy định các biện pháp trợ cấp trong các văn bản
pháp luật với những từ ngữ để làm cho chương trình trợ cấp mang lại lợi ích cho tất cả
mọi người trong xã hội, hoặc ít nhất là đề xuất mang lại lợi ích một các phổ biến cho
nhiều ngành sản xuất trong nước. Tuy nhiên trên thực tế, chỉ có một số ít nhà sản xuất
hoặc ngành sản xuất có thể đạt được lợi ích từ chương trình trợ cấp đó. Như vậy, mặc
dù cơ sở pháp lý để áp dụng trợ cấp là phù hợp nhưng trên thực tế lợi ích đạt được chỉ
dành cho một nhóm nhỏ thì biện pháp ấy vẫn bị xem là có tính riêng biệt và thuộc
phạm vi điều chỉnh của Hiệp định SCM. Mặt khác, không phải mọi trợ cấp dành riêng
cho một hoặc một nhóm các nhà sản xuất đều bị gọi là trợ cấp riêng biệt. Ví dụ như
một doanh nghiệp muốn đầu tư vào ngành sản xuất đồ hộp tài một thành phố cảng,
mục đích của họ là sản xuất cho cả thị trường trong nước và nước ngồi. Nếu đặt cơ sở
ở đây thì họ sẽ giảm bớt chi phí vận chuyển hàng hóa ra cảng để đem đi xuất khẩu. tuy
nhiên chính phủ nước này lại muốn nhà máy này được đặt tại miền núi khó khăn để
phát triển kinh tế tại khu vực đó. Và giả sử, chính phủ chấp nhận trợ cấp cho doanh
nghiệp tương đương với khoản chi phí gia tăng mà doanh nghiệp phải bỏ ra để đặt nhà

máy tại miền núi khó khăn thay vì tại thành phố cảng. Đây là một khoản trợ cấp chính
phủ dành riêng cho một doanh nghiệp cụ thể và mặc dù nó có thể làm biến dạng hoạt
động kinh tế trong lãnh thổ quốc gia đó, hoặc có thể làm giảm bớt phúc lợi xã hội
nhưng chính phủ nước này được phép thực hiện điều này và nó khơng vi phạm những
ngun tắc và các quy định của WTO. Thực vậy, hành động trợ cấp này được xem là
trợ cấp không thể bị khiếu kiện được quy định trong Hiệp định SCM 4.
Theo Điều 2 của Hiệp định SCM có 4 dạng trợ cấp mang “tính riêng biệt” sau:
- Theo doanh nghiệp: Đối tượng của trợ cấp là một hoặc một nhóm doanh
nghiệp cụ thể;
- Theo ngành: Đối tượng của trợ cấp là một hoặc một nhóm ngành cụ thể.
4

Điều 8.2(b)- Hiệp định SCM

9


10

- Theo vùng: Đối tượng của trợ cấp là nhà sản xuất tại một hoặc một số địa
phương nhất dịnh
- Trợ cấp bị cấm: Đối tượng được trợ cấp là hàng xuất khẩu hoặc hàng sử dụng
đầu vào trong nước thay thế nhập khẩu. Theo định nghĩa, các trợ cấp bị cấm đều bị coi
là mang tính riêng biệt.
Trong thương mại quốc tế, có rất nhiều khái niệm khác nhau về trợ cấp và vẫn
còn nhiều tranh cãi giữa các quốc gia. Tuy nhiên, vẫn có một khái niệm được nhiều
quốc gia công nhận và sử dụng phổ biến là khái niệm về trợ cấp trong Hiệp định SCM.
Trợ cấp là đối tượng được điều chỉnh trong Hiệp định SCM có 4 đặc điểm là có sự
đóng góp tài chính; sự đóng góp tài chính đó là của chính phủ hoặc tổ chức cơng; đối
tượng nhận trợ cấp có được lợi ích và trợ cấp đó phải mang tính riêng biệt

1.1.2. Phân loại trợ cấp
Hiện nay có nhiều tiêu chí để phân loại trợ cấp. Nếu căn cứ trên tính chất của trợ
cấp thì ta có 2 loại trợ cấp là trợ cấp chung và trợ cấp riêng. Nếu nghiên cứu dưới góc
độ lĩnh vực kinh tế thì ta có trợ cấp nông nghiệp và trợ cấp phi nông nghiệp. Cịn nếu
nghiên cứu dưới góc độ thương mại quốc tế thì ta phân loại thành trợ cấp trong nước và
trợ cấp xuất khẩu.
Ở đây, để phục vụ cho việc nghiên cứu, làm rõ cho đề tài, tác giả sẽ đi vào làm rõ
các hình thức trợ cấp xuất khẩu được quy định trong Hiệp định SCM, bao gồm các
hình thức trợ cấp bị cấm, trợ cấp không bị cấm nhưng có thể bị kiện và trợ cấp khơng
thể bị kiện
1.1.2.1. Trợ cấp bị cấm
Trợ cấp bị cấm (hay còn gọi là trợ cấp đèn đỏ) được quy định tại Điều 3- Hiệp
định SCM bao gồm:trợ cấp xuất khẩu và trợ cấp khuyến khích sử dụng hàng nội địa
thay thế hàng nhập khẩu. Các loại trợ cấp này có thể tồn tại theo luật hoặc trên thực tế
quy định cho hoạt động xuất khẩu. Trong đó, trợ cấp xuất khẩu được hiểu là những trợ
cấp dành riêng cho hoạt động xuất khẩu hay mục đích là hỗ trợ, đẩy mạnh khả năng
xuất khẩu hàng hóa của quốc gia đó. Ví dụ như thưởng xuất khẩu, miễn các khoản thuế
trực thu có liên quan tới hàng xuất khẩu, phí vận tải chuyên chở trong nước đối với
hàng xuất khẩu rẻ hơn so với hàng sản xuất phục vụ tiêu dùng nội địa...Trợ cấp khuyến
khích sử dụng hàng nội địa thay thế hàng nhập khẩu (hay còn được gọi là trợ cấp thay
thế nhập khẩu) là loại trợ cấp gắn liền với điều kiện phải sử dụng được sản xuất trong
nước thay cho hàng nhập khẩu. Việc chính phủ chi trả các khoản nợ, trợ cấp cho các
doanh nghiệp, các nhà sản xuất nội địa là phù hợp với quy định tại Điều III.8b- Hiệp
10


11

định GATT 1994, không vi phạm quy định về đối xử quốc gia. Tuy nhiên, nếu các
khoản trợ cấp dành cho các nhà sản xuất trong nước nhằm mục đích thay thế hàng nhập

khẩu bằng hàng nội địa, bảo hộ hàng nội địa thì nó đã vi phạm ngun tắc đối xử quốc
gia5.
Trợ cấp xuất khẩu và trợ cấp thay thế nhập khẩu khi được một quốc gia sử dụng
chắc chắn sẽ dẫn đến việc bóp méo giá cả của hàng hóa nội địa cũng như hàng hóa xuất
nhập khẩu, tạo nên sự không công bằng trong thương mại, gây ra những thiệt hại về lợi
ích kinh tế cho các quốc gia khác. Do đó, loại trợ cấp này bị cấm áp dụng cho cả quốc
gia phát triển và quốc gia đang phát triển, trừ một số ngoại lệ được quy định trong Hiệp
định Nông nghiệp hoặc các quy định dành riêng cho các thành viên đang phát triển và
các nền kinh tế chuyển đổi6.
Nếu một quốc gia thành viên nghi ngờ và có lý do xác định một quốc gia thành
viên khác áp dụng hoặc duy trì một trong những biện pháp trợ cấp bị cấm thì họ được
yêu cầu tham vấn trực tiếp với bên kia. Nếu 2 bên không đưa ra được một giải pháp cụ
thể được các bên chấp nhận thì một trong các bên có quyền khởi kiện tại Cơ quan giải
quyết tranh chấp của WTO (DSB) trong vịng 30 ngày kể từ ngày có yêu cầu tham vấn.
Thời hạn để giải quyết tranh chấp đối với vấn đề trợ cấp đèn đỏ chỉ bằng một nửa so
với thời hạn thông thường được quy định trong Thỏa thuận về giải quyết tranh chấp7.
1.1.2.2. Trợ cấp khơng bị cấm nhƣng có thể bị khiếu kiện
Trợ cấp khơng bị cấm nhưng có thể bị khiếu kiện (hay còn gọi là trợ cấp đèn
vàng) được quy định tại Điều 5- Hiệp định SCM. Đây là loại trợ cấp được phép sử
dụng trong phạm vi lãnh thổ một quốc gia. Trợ cấp đèn vàng phải thỏa mãn các điều
kiện về trợ cấp được nêu trong Điều 1- Hiệp định SCM là có sự hỗ trợ tài chính cụ thể
của chính phủ cho doanh nghiệp nội địa; khơng thuộc nhóm biện pháp trợ cấp bị cấm
(trợ cấp đèn đỏ) hoặc trợ cấp không thể đối kháng (trợ cấp đèn xanh) và trợ cấp đó phải
gây tác động tiêu cực. Các trường hợp cụ thể của “tác động tiêu cực” là gây tổn hại đối
với ngành sản xuất trong nước của một nước thành viên WTO khác; làm mất hiệu lực
hoặc làm giảm lợi ích trực tiếp hoặc gián tiếp dành cho một nước thành viên WTO
khác; gây tổn hại nghiêm trọng đến lợi ích một nước thành viên khác. Đây là tiêu
chuẩn được sử dụng để một quốc gia thành viên WTO căn cứ vào đó nhằm khiếu kiện
một hành vi trợ cấp của một nước thành viên khác gây ảnh hưởng cho nền sản xuất
trong nước mình mà trợ cấp đó thuộc nhóm trợ cấp đèn vàng.


5

Điều III.1- GATT 1994
Điều 27, ĐIều 29- Hiệp định SCM
7
Điều 4- Hiệp định SCM
6

11


12

Trong Điều 6.1 của Hiệp định quy định cụ thể những trường hợp tồn tại tổn hại
nghiêm trọng như tổng giá trị trợ cấp cho một sản phẩm vượt quá 5%; trợ cấp để bù
đắp sự thua lỗ kéo dài của một doanh nghiệp hoặc một ngành sản xuất trong hoạt động
kinh doanh (trừ khi biện pháp trợ cấp này chỉ áp dụng một lần, khơng lặp lại và nhằm
tìm kiếm giải pháp lâu dài, tránh phát sinh những vấn đề xã hội gay gắt); trợ cấp trực
tiếp xóa nợ hoặc cấp kinh phí để thanh tốn nợ. Theo Điều 31 của Hiệp định SCM thì
Điều 6.1 đã hết hạn ngày 31-12-1999 và chưa được gia hạn. Do đó, hiện nay để xác
định tổn hại nghiêm trọng, các quốc gia thường căn cứ vào các trường hợp phát sinh
tổn hại nghiêm trong quy định tại Điều 6.3 của Hiệp định SCM.
Tổn hại nghiêm trọng có thể phát sinh trong một số trường hợp tại Điều 6.3 của
Hiệp định. Tổn hại nghiêm trọng có thể phát sinh khi: (a) trợ cấp làm triệt thoái hay
ngăn cản nhập khẩu các sản phẩm tương tự của một Thành viên khác vào thị trường
Thành viên đang áp dụng trợ cấp; (b) trợ cấp làm triệt thoái hay ngăn cản nhập khẩu
các sản phẩm tương tự của một Thành viên khác từ thị trường một nước thứ ba; (c) trợ
cấp làm hạ giá ở mức độ lớn của một sản phẩm được trợ cấp so với giá của một sản
phẩm nhập khẩu tương tự trên cùng một thị trường hay gây ra ép giá, đè giá, hay giảm

doanh số đáng kể trên cùng một thị trường; (d) trợ cấp làm tăng thị phần trên thế giới
của một thành viên đang áp dụng trợ cấp với một sản phẩm hoặc mặt hàng chưa chế
biến được trợ cấp so với mức thị phần trung bình của thành viên đó trong 3 năm trước
hoặc trợ cấp như vậy duy trì một tốc độ tăng đều trong thời kỳ được trợ cấp. Bên cạnh
đó, Điều 6.4 đến 6.6 đưa ra hướng dẫn chi tiết hơn về tiêu chí nêu ra trong điều 6.3.
Với những quy định trên, ta nhận thấy đây là loại trợ cấp được sử dụng nhưng
hạn chế và có điều kiện và khơng gây ra tác động tiêu cực cho những quốc gia khác để
không bị những quốc gia khác khiếu kiện hay áp dụng các biện pháp đối kháng.
1.1.2.3. Trợ cấp không bị khiếu kiện (trợ cấp đèn xanh)
Trợ cấp không bị khiếu kiện (hay còn gọi là trợ cấp đèn xanh) là những trợ cấp
không thể bị kiện ra cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO hoặc bị áp dụng thuế
chống trợ cấp. Các khoản trợ cấp đèn xanh bao gồm trợ cấp khơng mang tính chất
riêng biệt và trợ cấp mang tính chất riêng biệt nhưng thỏa mãn những điều kiện sau: trợ
cấp của chính phủ hỗ trợ cho hoạt động nghiên cứu và phát triển, trợ cấp cho việc phát
triển những vùng khó khăn và trợ cấp nhằm nâng cao cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu
bảo vệ môi trường. Việc áp dụng loại trợ cấp này phải được thông báo trước cho Ủy
ban về trợ cấp của WTO để Ủy ban này kiểm tra và kết luận.
Trợ cấp nhằm hỗ trợ nghiên cứu và phát triển tiền cạnh tranh là những khoản trợ
cấp dành cho các dự án nghiên cứu của các doanh nghiệp hoặc các cơ sở đào tạo cao
12


13

học trên cơ sở hợp đồng với các doanh nghiệp, cơ sở đó. Trong đó, sự hỗ trợ của chính
phủ chiến khơng q 75% chi phí cho nghiên cứu cơng nghiệp hoặc 50% chi phí cho
phát triển sản phẩm tiền cạnh tranh8. Bên cạnh đó, hành vi trợ cấp này phải thực hiện
trong một giới hạn nhất định được quy định trong Hiệp định SCM. Giới hạn nằm trong
phạm vi chi phí nhân sự; chi phí cơng cụ, thiết bị, đất đai và nhà cửa; chi phí tư vấn và
các dịch vụ tương đương và các chi phí khác chỉ sử dụng hoàn toàn cho hoạt động

nghiên cứu.
Trợ cấp dành cho những vùng khó khăn của một chính phủ khơng bị khiếu kiện
khi nó là một chương trình phát triển vùng chung và khơng mang tính chất riêng biệt.
Những vùng được hưởng loại trợ cấp này phải đáp ứng những điều kiện là mỗi vùng
khó khăn phải được xác định rõ ràng về địa lý với những đặc điểm về kinh tế, hành
chính có thể làm rõ; các tiêu chí xác định sự khó khăn9 phải vơ tư, khách quan, khơng
mang tính chất nhất thời và phải được quy định rõ ràng trong luật hay những văn bản
chính thức khác để có thể kiểm tra.
Trợ cấp nâng cao sơ sở hạ tầng phù hợp với yêu cầu bảo vệ môi trường nhằm
nâng cấp các máy móc thiết bị của các doanh nghiệp sản xuất trong nước theo tiêu
chuẩn mới về môi trường quy định trong pháp luật. Biện pháp trợ cấp này phải là biện
pháp trợ cấp nhất thời, chỉ áp dụng một lần và không kéo dài; được giới hạn ở mức
20% chi phí nâng cấp10; khơng bao gồm chi phí thay thế và vận hành khoản đàu tư đã
hỗ trợ, những chi phí này do doanh nghiệp tự chi trả; phải liên quan trực tiếp hoặc phù
hợp với chương trình giảm ơ nhiễm và tiếng ồn của doanh nghiệp và được cấp cho
những doanh nghiệp có thể thích nghi với các thiết bị hoặc quy trình sản xuất mới.
Tuy nhiên, các điều khoản quy định này chỉ có hiệu lực trong vịng 5 năm và nó
đã hết giá trị pháp lý từ năm 2000. Do đó, hiện nay chỉ còn lại 2 loại trợ cấp được điều
chỉnh trong Hiệp định SCM là nhóm trợ cấp đèn đỏ và nhóm trợ cấp đèn vàng.
Tóm lại, hiện nay, trợ cấp theo quy định của Hiệp định SCM được phân thành 2
nhóm: trợ cấp bị cấm (hay trợ cấp đèn đỏ) và trợ cấp khơng bị cấm nhưng có thể bị
khiếu kiện (hay trợ cấp đèn vàng). Trong đó, trợ cấp đèn đỏ bị các quốc gia thành viên
thỏa thuận cấm sử dụng. Nếu như một quốc gia nào sử dụng loại trợ cấp này thì dù có
gây ra thiệt hại cho quốc gia khác hay khơng thì đều có thể bị khiếu kiện ra cơ quan
giải quyết tranh chấp WTO. Cịn trợ cấp đèn vàng thì được phép sử dụng trong những
8

Điều 8.2(a)- Hiệp định SCM
Các tiêu chí xác định sự khó khăn dựa vào ít nhất một trong các yếu tố sau: dựa vào thu nhập theo đầu người
hoăc thu nhập hộ gia đình theo đầu người hoặc tổng sản phẩm quốc gia (GDP) theo đầu người không quá 85%

thu nhập bình qn của tồn quốc; hoặc dựa vào chỉ số thất nghiệp không dưới 110% so với mức thất nghiệp
trung bình tồn quốc và được tính tốn trong thời gian 3 năm
10
Điều 8.2(c)- Hiệp định SCM
9

13


14

điều kiện nhất định. Khi một quốc gia nào áp dụng trợ cấp mà gây ra hoặc đe dọa gây
ra thiệt hại cho quốc gia khác thì đều có thể bị áp dụng thuế chống trợ cấp. Các quốc
gia thành viên WTO đuề phải tuân thủ các quy định này nhằm đảm bảo, duy trì mơi
trường cạnh tranh, bình đẳng trong giao dịch thương mại quốc tế.
1.1.3. Tác động của trợ cấp
1.1.3.1. Đối với nƣớc thực hiện trợ cấp
Hành động trợ cấp của chính phủ thường thực hiện nhằm phục vụ lợi ích của một
đối tượng nhất định có vai trị chi phối và ảnh hưởng chính trị lớn đối với chính phủ.
Chính phủ có thể trực tiếp hoặc gián tiếp trợ cấp cho các nhà sản xuất thông qua nhiều
hình thức khác nhau. Qua đó tăng khả năng và lợi thế cạnh tranh của hàng hóa được trợ
cấp so với những hàng hóa tương tự khác. Trợ cấp có vai trò quan trọng trong việc bảo
hộ nền sản xuất của một quốc gia, nhất là đối với những nước kém phát triển và những
nước đang phát triển. Ở những quốc gia này, nền kinh tế còn đang trong giai đoạn xây
dựng và phát triển, kinh nghiệm, khoa học công nghệ chưa cao nên các mặt hàng sản
xuất ra chưa có sức cạnh tranh được với những mặt hàng nhập khẩu từ những quốc gia
có sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật. Do đó, việc trợ cấp của chính phủ lúc này là điều
tất yếu nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, từng bước phát triển kinh doanh thương mại, tạo
chỗ đứng cho mình trên thị trường thế giới.
Ngồi ra, đối với những công ty mới gia nhập thị trường, quy mơ sản xuất cịn

nhỏ bé, thiếu vốn để trang trải những chi phí cao trong thời gian đầu, khó cạnh tranh
nổi với những công ty đàn anh trên thị trường nên sự hỗ trợ của chính phủ cũng phần
nào bù đắp những thua lỗ phát sinh trong thời gian đầu, đưa công ty vào quỹ đạo phát
triển ổn định. Bên cạnh đó, khuyến khích, tăng sức cạnh tranh cho những ngành sản
xuất cịn yếu kém, khơng có sức cạnh tranh với những ngành khác, hay hỗ trợ những
doanh nghiệp hoạt động khơng có hiệu quả, khơng sinh lợi rút khỏi nền kinh tế một
cách trật tự, ổn định cũng là một trong những tác động của trợ cấp đối với nền kinh tế.
Nhờ những tác động này góp phần duy trì ổn định trong nền kinh tế, tránh những
trường hợp các doanh nghiệp phá sản một cách đột ngột, bất ngờ gây mất cân bằng đối
với nền kinh tế và mất trật tự đối với xã hội.
Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhờ có trợ cấp mà hàng hóa có lợi thế cạnh tranh hơn
trên thị trường nước ngồi. Hàng hóa được trợ cấp nhờ những lợi thế đó mà có thể
được nhập khẩu vào thị trường nước ngồi với số lượng tăng đáng kể hoặc giá cả hàng
hóa nhập khẩu thấp hơn so với hàng hóa của nước nhập khẩu thì cũng tạo nên những
thuận lợi hơn trong việc tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị trường xuất khẩu.

14


15

Tuy nhiên ngồi những tác động tích cực, trợ cấp cũng gây nên những tác động
tiêu cực đối với nền kinh tế, đối với xã hội của một nước. Nguồn ngân sách của chính
phủ khơng phải là vơ hạn và chỉ phục vụ cho một hay một vài mục tiêu nhất định, do
đó khơng thể thực hiện trợ cấp cho tất cả các ngành nghề kinh tế trong xã hội. Vì vậy,
nó sẽ hạn chế khả năng nhận được trợ cấp của một số nhà sản xuất hoặc một số ngành
nghề khác. Khi những ngành này nhờ vào trợ cấp mà đạt lợi nhuận, các doanh nghiệp
sẽ có xu hướng đầu tư và một số nguồn lực khác tập trung vào ngành được trợ cấp gây
nên sự mất cân bằng trên thị trường trong nước và cả thị trường nước ngồi, bóp méo
sự phân bổ nguồn lực xã hội.Mặt khác, khơng phải lúc nào biện pháp trợ cấp của chính

phủ cũng đem lại những hiệu quả, lợi ích mà chính phủ đó mong muốn. Những lợi
nhuận thu được cũng có thể khơng bù đắp được hết những khoản chi phí mà quốc gia
đó bỏ ra để thực hiện trợ cấp. Điều này gây nên những ảnh hưởng bất lợi cho ngân sách
nhà nước, làm thâm hụt ngân sách nhà nước.
Hành vi trợ cấp của chính phủ cũng là nguyên nhân phá vỡ quy tắc vận hành của
thị trường, gây ra những bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong nước, giữa doanh
nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài. Mặc dù trợ cấp góp phần hỗ trợ cho sự
phát triển kinh tế của quốc gia nhưng nó cũng có tác động đến quan hệ ngoại thương
với quốc gia khác. Bởi vì khi áp dụng các hình thức trợ cấp này, trong một số trường
hợp các quốc gia sẽ vi phạm các cam kết song phương và đa phương…, thậm chí nó
cịn ảnh hưởng đến quan hệ chính trị giữa hai quốc gia với nhau.
1.1.3.2. Đối với nƣớc nhập khẩu hàng hóa đƣợc trợ cấp
Trong một số trường hợp, trên thị trường của nước nhập khẩu, hàng hóa được trợ
cấp có những lợi thế hơn do được sự hỗ trợ tài chính của chính phủ, qua đó tăng khả
năng cạnh tranh của hàng hóa đó trên thị trường nước ngồi. Vì vậy hàng hóa nhập
khẩu cạnh tranh mạnh mẽ với hàng hóa được sản xuất trong lãnh thổ. Khi một quốc gia
nhập khẩu hàng hóa được trợ cấp đồng nghĩa với việc hàng hóa của quốc gia đó sẽ bị
ảnh hưởng, tạo nên áp lực cạnh tranh lớn trên thị trường. Việc không thể cạnh tranh,
gặp sức ép về giá cả trên chính thị trường trong nước có thể gây nên những tác động
bất lợi cho nước nhập khẩu, gây nên những thiệt hại vật chất hoặc đe dọa gây thiệt hại
cho nền sản xuất trong nước nhập khẩu.
Khi hàng hóa được nhập khẩu vào một quốc gia, nước đó sẽ áp dụng thuế nhập
khẩu đối với loại hàng hóa đó nhằm bảo hộ nền sản xuất trong nước, tăng ngân sách
nhà nước. Tuy nhiên, thông qua hành vi trợ cấp mà giá cả của hàng nhập khẩu không
bị ảnh hưởng nhiều; tác dụng bảo hộ mậu dịch của thuế nhập khẩu cũng bị giảm đi
hoặc bị triệt tiêu. Thuế nhập khẩu mà một quốc gia đánh lên hàng hóa được trợ cấp bị
làm vơ hiệu. Khi đó, doanh nghiệp sản xuất hàng hóa tương tự trong nước nhập khẩu
15



16

phải cạnh tranh với những doanh nghiệp nước ngồi có sự hậu thuẫn lớn về tài chính,
khiến cho giá thị trường suy giảm mạnh và kéo dài, dẫn đến hậu quả những doanh
nghiệp này bị thiệt hại hoặc có khả năng bị phá sản. Thiệt hại này của doanh nghiệp có
thể kéo theo một loạt các ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế trong nước. Khi một
doanh nghiệp bị phá sản thì tương ứng sẽ có một lượng người lao động đang làm việc
tại doanh nghiệp đó mất việc làm, dẫn đến tình trạng thất nghiệp. Vì vậy ngân sách nhà
nước sẽ bị ảnh hưởng. Nguồn thu ngân sách bị giảm do doanh nghiệp làm ăn thua lỗ,
phá sản; nhưng chi ngân sách nhà nước lại tăng lên do giải quyết các vấn đề về kinh tếxã hội như nạn thất nghiệp, thị phần kinh tế trong nước giảm… Bởi những ảnh hưởng
nặng nề của trợ cấp đối với một quốc gia khác nên hành vi này bị hạn chế sử dụng
trong thương mại quốc tế.
1.1.3.3. Đối với nƣớc thứ ba
Tương tự như nước nhập khẩu hàng hóa được trợ cấp, lợi thế cạnh tranh của hàng
hóa của nước thứ ba trên thị trường quốc gia tiến hành trợ cấp hoặc trên thị trường
nước nhập khẩu hàng hóa được trợ cấp bị giảm đi.
Do những ảnh hưởng của hàng hóa được trợ cấp, quốc gia thứ ba cũng sẽ khó
được cạnh tranh một cách cơng bằng với hàng hóa được trợ cấp. Bởi vậy có khả năng
khiến doanh thu của các doanh nghiệp sản xuất các hàng hóa tương tự như hàng hóa
trợ cấp bị ảnh hưởng, có khả năng các doanh nghiệp sẽ bị lỗ vốn. Điều này sẽ tạo áp
lực kinh tế cho ngân sách của quốc gia này như giảm đi nguồn thu từ các khoản thuế
mà doanh nghiệp phải nộp, hay sẽ phải chi ngân sách để hỗ trợ các doanh nghiệp thua
lỗ…
Tóm lại, theo WTO, trợ cấp là sự hỗ trợ tài chính của chính phủ hoặc tổ chức
nhà nước cơng thực hiện, đem lại lợi ích cho đối tượng nhận được trợ cấp và trợ cấp
phải có tính riêng biệt. Trợ cấp được phân loại thành trợ cấp đèn đỏ và trợ cấp đèn
vàng. Mặc dù trợ cấp vẫn đem lại một số lợi ích cho các đối tượng được nhận trợ cấp,
nhưng nó lại gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho các chủ thể khác như các doanh
nghiệp, các ngành sản xuất của nước nhập khẩu hàng hóa được trợ cấp. Chính vì vậy,
các quốc gia thường áp dụng nhiều biện pháp khác nhau để đối phó với hành vi trợ

cấp cho hàng hóa xuất khẩu của chính phủ nước ngồi là nguyên nhân gây ra hoặc đe
dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước. Biện pháp đối phó các
quốc gia có thể sử dụng là các biện pháp hành chính, hay cịn gọi là biện pháp phi
thuế quan, như cấm nhập khẩu hàng hóa được trợ cấp, cấp quota, biện pháp hàng rào
kỹ thuật… Hoặc các nước cũng có thể áp dụng các biện pháp thuế quan như áp dụng
thuế chống trợ cấp. Trong các biện pháp này, thuế chống trợ cấp là biện pháp rõ ràng,
chính xác nhất căn cứ vào mức độ trợ cấp mà chính phủ nước ngồi cấp doanh nghiệp
16


17

hoặc ngành sản xuất nước đó. Đặc biệt, biện pháp này được công nhận và quy định
trong các văn bản pháp lý của WTO, cụ thể là Hiệp định SCM. Để được quy định trong
Hiệp định SCM, biện pháp này phải được sự thỏa thuận, đồng ý của các thành viên
WTO. Các nước khác khi gia nhập WTO cũng sẽ thực hiện theo các quy định này. Vì
vậy, biện pháp áp dụng thuế chống trợ cấp được tất cả các nước thành viên WTO công
nhận và áp dụng. Việt Nam cũng là một thành viên WTO nên để đối phó với hành vi trợ
cấp gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước, Việt Nam cũng
sẽ áp dụng thuế chống trợ cấp. Chính vì vậy, phần 2 sẽ phân tích các quy định pháp
luật về thuế chống trợ cấp đối với hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam.
1.2. Pháp luật về thuế chống trợ cấp đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt
Nam
1.2.1. Cơ sở pháp lý về thuế chống trợ cấp
Để trở thành thành viên của WTO, Việt Nam phải cam kết thực hiện một số yêu
cầu của các nước thành viên WTO như cắt giảm một số loại thuế, một số loại trợ cấp,
tuân thủ những điều kiện, nguyên tắc hoạt động của WTO được quy định trong các
Hiệp định song phương và đa phương được ký kết giữa các thành viên của WTO. Bên
cạnh đó, Việt Nam cũng phải xây dựng một số văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh
vấn đề pháp lý cần thiết mà chưa có văn bản điều chỉnh cũng như sửa đổi một số điều

luật sẵn có để phù hợp với những nguyên tắc hoạt động của WTO. Trên cơ sở đó, các
văn bản pháp luật quy định về thuế chống trơ cấp ra đời.
Thuế chống trợ cấp được quy định trong Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là
một loại thuế nhập khẩu bổ sung. Do đó, trước tiên, thuế chống trợ cấp phải tuân thủ
các quy đinh chung của pháp luật thuế xuất khẩu- nhập khẩu trong các văn bản như
Luật thuế xuất khẩu- thuế nhập khẩu năm 2005, Nghị định số 149/2005/NĐ-CP hướng
dẫn chi tiết Luật thuế xuất khẩu- thuế nhập khẩu và các văn bản khác hướng dẫn thi
hànhLuật thuế xuất khẩu- thuế nhập khẩu. Ngoài ra, các nguyên tắc áp dụng, điều kiện
áp dụng và trình tự thủ tục áp dụng thuế chống trợ cấp cũng như căn cứ tính thuế chống
trợ cấp được quy định một cách cụ thể trong Pháp lệnh số 22/2004/PL-UBTVQH11 về
chống trợ cấp hàng nhập khẩu vào Việt Nam, Nghị định số 89/2005/NĐ-CP quy định
chi tiết thi hành một số điều Pháp lệnh thuế chống trợ cấp hàng hóa nhập khẩu vào Việt
Nam và Thơng tư số 106/2005/TT-BTC về hướng dẫn thu, nộp, hoàn trả thuế chống
bán phá giá, thuế chống trợ cấp, và các khoản đảm bảo thanh toán thuế chống bán phá
giá, thuế chống trợ cấp.

17


18

Hiện nay, thuế chống trợ cấp vẫn đang là một vấn đề mới mẻ đối với Việt Nam.
Tính đến nay Việt Nam vẫn chưa có trường hợp nào áp dụng thuế chống trợ cấp trong
thực tế. Vì vậy nước ta vẫn chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này.

1.2.2. Khái niệm, đặc điểm của thuế chống trợ cấp
1.2.2.1. Khái niệm thuế chống trợ cấp
Theo WTO, thuế chống trợ cấp là một biện pháp thuế quan đặc biệt áp dụng nhằm
mục đích triệt tiêu mọi khoản ưu đãi hay trợ cấp dành trực tiếp hay gián tiếp cho công
đoạn chế biến, sản xuất hay xuất khẩu bất cứ hàng hóa nào11. Đây là một biện pháp

nhằm mục đích chống lại những hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong thương mại
quốc tế, đưa cạnh tranh về lại thế cân bằng.
Gia nhập WTO là một cơ hội lớn cho Việt Nam phát triển nền kinh tế. Nhưng bên
cạnh đó cũng tồn tại những thách thức mà Việt Nam phải vượt qua. Vốn là một đất
nước đang phát triển và chưa được các nước thành viên WTO công nhận là nền kinh tế
thị trường, chính phủ nước ta một mặt phải tăng cường mở cửa, bang giao kinh tế
thông qua đàm phán cắt giảm thuế quan, loại bỏ các hàng rào phi thuế quan cản trở
thương mại, mở cửa các lĩnh vực thương mại hàng hố, thương mại dịch vụ, cải thiện
mơi trường đầu tư-kinh doanh để tạo thuận lợi cho thương mại.... Mặt khác, thị trường
của Việt Nam sẽ được mở rộng hơn sau khi gia nhập WTO,hàng hoá sẽ ồ ạt chảy vào
với những chiến lược cạnh tranh khác nhau để chiếm lĩnh thị trường, loại bỏ đối thủ
cạnh tranh ở nước sở tại. Khi đó, ngành sản xuất trong nước phải đối mặt với sự cạnh
tranh của hàng hóa nhập khẩu, nhất là từ các nước trong khối ASEAN, Trung Quốc,
Ấn Độ, Hàn Quốc và Đài Loan. Vì vậy chính phủ phải dựng lên các hàng rào phi thuế,
rào cản kỹ thuật hay đơn giản chỉ là áp dụng các biện pháp mà thế giới thừa nhận để
bảo vệ các nhà sản xuất nước mình, đối phó với những hành vi cạnh tranh không lành
mạnh của các quốc gia khác nhằm ổn định nền kinh tế. Trong đó, việc đối phó với hành
vi trợ cấp gây những ảnh hưởng tiêu cực cho nền sản xuất, kinh doanh trong lãnh thổ
quốc gia là hết sức cần thiết.
Một trong những biện pháp hiện nay được sử dụng để chống lại hành động trợ cấp
gây ảnh hưởng tiêu cực của một quốc gia là biện pháp đối kháng, cụ thể là biện pháp
áp dụng thuế chống trợ cấp. Trong thương mại quốc tế, việc trợ cấp của chính phủ để
bảo hộ, trợ giúp nền sản xuất, các doanh nghiệp trong nước là điều phổ biến. Tuy nhiên
nếu hành vi trợ cấp của quốc gia này, lại gây nên những bất lợi về kinh tế cho nước
11

Khoản 3- ĐIều VI- Hiệp định GATT

18



19

khác thì hành vi này là khơng phù hợp với những nguyên tắc thương mại quốc tế, đặc
biệt đối với các quốc gia là thành viên của WTO thì đó là việc vi phạm các quy định
của Hiệp định của WTO. Thuế chống trợ cấp ra đời với mục đích chống lại hành vi
cạnh tranh không lành mạnh, tạo nên mơi trường kinh doanh thương mại bình đẳng
giữa các quốc gia với nhau.
Ở Việt Nam, khái niệm về thuế chống trợ cấp được quy định tại khoản 3- Điều 2Pháp lệnh số 22/2004/PL-UBTVQH11; trong đó, thuế chống trợ cấp là thuế nhập khẩu
bổ sung được áp dụng trong trường hợp hàng hóa được trợ cấp nhập khẩu vào Việt
Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước.
1.2.2.2. Đặc điểm của thuế chống trợ cấp
Thuế chống trợ cấp được áp dụng nhằm đối phó với hành vi trợ cấp của chính phủ
nước ngồi cho hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam. Chúng ta cần xác định rõ ràng các
đặc điểm của thuế chống trợ cấp để phân biệt thuế chống trợ cấp với các loại thuế khác
trong hệ thống pháp luật của Việt Nam.
Thứ nhất, thuế chống trợ cấp là loại thuế nhập khẩu bổ sung. Theo quy định
tại Luật thuế xuất khẩu- thuế nhập khẩu, thuế chống trợ cấp là thuế nhập khẩu bổ sung,
nghĩa là nó khơng phát sinh một cách riêng lẻ, mà gắn liền với thuế nhập khẩu. Khi có
hàng hóa được trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam, hàng hóa đó sẽ bị đánh thuế nhập
khẩu đầu tiên, sau đó, khi phát hiện ra hàng hóa đó được trợ cấp là nguyên nhân gây ra
hoặc đe dọa gây ra thiệt hại cho ngành sản xuất nội địa thì nó cũng sẽ bị áp dụng thuế
chống trợ cấp.
Thứ hai, thuế chống trợ cấp là thuế đánh vào hành vi nhập khẩu hàng hóa
đƣợc trợ cấp. Đầu tiên, cần xác định được hàng hóa được nhập khẩu vào Việt Nam.
Hàng hóa được nhập khẩu vào Việt Nam là hàng hóa được phép vận chuyển qua biên
giới Việt Nam, hành vi vận chuyển này được thực hiện trên cơ sở quan hệ mua- bán,
trao đổi, tặng cho… Trong đó, ta cần phân biệt khái niệm biên giới trong pháp luật thuế
xuất khẩu –nhập khẩu khác với khái niệm biên giới trong theo công pháp quốc tế. Biên
giới trong công pháp quốc tế là biên giới hành chính, là đường phân chia lãnh thổ giữa

hai quốc gia . Còn khái niệm biên giới ở đây được hiểu là biên giới mềm theo góc độ
kinh tế; là bao gồm cả biên giới hành chính và các địa khác như của khẩu bưu điện,
đường sắt liên vận quốc tế, khu phi thuế quan12. Khi đó, hàng hóa được vận chuyển từ
các khu vực này vào Việt Nam được xem là hành vi nhập khẩu hàng hóa.

12

Khoản 1- ĐIều 1- Nghị định 87/2010/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều Luật thuế xuất khẩu, thuế
nhập khẩu.

19


×