Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Pháp luật về thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn (luận văn thạc sỹ luật học)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.86 MB, 112 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HCM
KHOA LUẬT THƢƠNG MẠI
------(LOGO TRƢỜNG)

NGUYỄN THỊ HỒNG PHẤN

PHÁP LUẬT VỀ THUẾ THU NHẬP CÁ
NHÂN ĐỐI VỚI THU NHẬP TỪ CHUYỂN
NHƢỢNG VỐN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
Chuyên ngành Luật Thƣơng mại

TP HCM-2011


TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HCM
KHOA LUẬT THƢƠNG MẠI
--------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT

PHÁP LUẬT VỀ THUẾ THU NHẬP CÁ
NHÂN ĐỐI VỚI THU NHẬP TỪ CHUYỂN
NHƢỢNG VỐN

SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN THỊ HỒNG PHẤN
Khóa: 32

MSSV 3230141



GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN: THS PHAN PHƢƠNG NAM

TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2011


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Tồn bộ
nội dung trình bày do tơi thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn của Th.s Phan Phƣơng Nam.
Tơi chịu trách nhiệm hồn tồn về lời cam đoan này.

Nguyễn Thị Hồng Phấn


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CNV

chuyển nhƣợng vốn

CTCP

Công ty cổ phần

CK

chứng khoán

ĐLT


đại lý thuế

SGDCK

Sở Giao dịch chứng khoán

TNCN

thu nhập cá nhân

TNHH

trách nhiệm hữu hạn

TTCK

thị trƣờng chứng khoán

TTGDCK

Trung tâm Giao dịch chứng khoán


Mục lục
LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu ................................................................................................ 2
3. Mục đích, đối tƣợng và giới hạn phạm vi nghiên cứu .............................................. 2
4. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................................... 3
5. Ý nghĩa khoa học vá giá trị ứng dụng của đề tài ...................................................... 3

6. Bố cục của luận văn .................................................................................................. 5
CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THU NHẬP TỪ CHUYỂN NHƢỢNG
VỐN VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN ĐỐI
VỚI THU NHẬP TỪ CHUYỂN NHƢỢNG VỐN ....................................................... 6
1.1. Những vấn đề lý luận chung về thu nhập từ chuyển nhƣợng vốn ................... 6
1.1.1. Khái niệm thu nhập từ chuyển nhƣợng vốn ....................................................... 6
1.1.2. Đặc điểm của thu nhập từ chuyển nhƣợng vốn .................................................. 7
1.1.2.1.

Thu nhập từ chuyển nhƣợng vốn mang lại lợi ích cho chủ sở hữu thu

nhập

7

1.1.2.2. Thu nhập từ chuyển nhƣợng vốn là khoản thu nhập không thƣờng
xuyên

................................................................................................................ 8

1.1.2.3. Thu nhập từ chuyển nhƣợng vốn chỉ phát sinh khi thỏa những điều kiện
nhất định 10
1.1.3. Cở sở lý luận cho việc quy định thu nhập từ CNV là đối tƣợng chịu thuế
TNCN

11

1.1.3.1. Lịch sử pháp luật thuế TNCN trong việc quy định thu nhập từ CNV là
đối tƣợng chịu thuế TNCN .................................................................................... 11
1.1.3.2.


Sự cần thiết trong việc xác định thu nhập từ CNV là đối tƣợng chịu
thuế TNCN ................................................................................................ 12

1.2. Quy định của pháp luật thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển
nhƣợng vốn15


1.2.1. Đối tƣợng nộp thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhƣợng
vốn

15

1.2.2. Thu nhập chịu thuế - Thu nhập từ chuyển nhƣợng vốn ................................... 18
1.2.3. Căn cứ tính thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhƣợng vốn ...... 24
1.2.3.1. Khái niệm, thành phần căn cứ tính thuế thu nhập cá nhân đối với thu
nhập từ chuyển vốn ............................................................................................... 25
1.2.3.2. Căn cứ tính thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhƣợng
vốn của cá nhân cƣ trú ........................................................................................... 27
1.2.3.3. Căn cứ tính thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhƣợng
vốn của cá nhân không cƣ trú ................................................................................ 34
1.2.4. Quản lý thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhƣợng vốn ........ 36
1.2.4.1. Đăng ký thuế và cấp mã số thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ
chuyển nhƣợng vốn ............................................................................................... 36
1.2.4.2. Khấu trừ thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhƣợng vốn37
1.2.4.3. Khai thuế, nộp thuế và khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân đối với
thu nhập từ chuyển nhƣợng vốn ............................................................................ 40
Kết luận chƣơng 1.......................................................................................................... 45
CHƢƠNG 2: MỘT SỐ BẤT CẬP, HẠN CHẾ PHÁT SINH KHI ÁP DỤNG
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN ĐỐI VỚI THU

NHẬP TỪ CHUYỂN NHƢỢNG VỐN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN
46
2.1. Những hạn chế phát sinh do đặc thù của nền kinh tế - xã hội Việt Nam và
kiến nghị hoàn thiện ................................................................................................... 46
2.1.1. Những hạn chế phát sinh do nhận thức của ngƣời dân về thuế TNCN nói
chung và thuế TNCN đối với thu nhập từ CNV nói riêng cịn nhiều yếu kém và
kiến nghị hoàn thiện.................................................................................................... 46
2.1.2. Những hạn chế phát sinh do đặc thù của nền kinh tế Việt Nam và kiến nghị
hoàn thiện 52
2.2. Những hạn chế phát sinh từ đội ngũ cán bộ thuế làm ảnh hƣởng đến chất
lƣợng quản lý thuế và kiến nghị hoàn thiện. ........................................................... 53


2.3. Những bất cập trong các quy định của pháp luật thuế thu nhập cá nhân đối
với thu nhập từ chuyển nhƣợng vốn và kiến nghị hoàn thiện ............................... 56
2.3.1. Những bất cập liên quan đến đối tƣợng chịu thuế thu nhập cá nhân đối với
thu nhập từ chuyển nhƣợng vốn và kiến nghị hoàn thiện ........................................... 56
2.3.1.1. Bất cập khi không quy định về khái niệm chuyển nhƣợng vốn và kiến
nghị 56
2.3.1.2. Bất cập khi không quy định thu nhập phát sinh từ chuyển nhƣợng phần
vốn góp, cổ phần theo Điều 43 và Điều 90 Luật Doanh nghiệp là đối tƣợng đƣợc
miễn thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhƣợng vốn và kiến nghị ............................. 59
2.3.1.3. Bất cập khi khơng có cơ sở pháp lý nhất qn để phân biệt giữa phần
vốn góp trong cơng ty cổ phần với chứng khoán và kiến nghị ............................. 60
2.3.2. Bất cập liên quan đến phƣơng pháp nộp thuế thu nhập cá nhân đối với thu
nhập từ chuyển nhƣợng chứng khoán và kiến nghị .................................................... 63
2.3.3. Những hạn chế trong quy định về mức thuế suất thuế TNCN đối với thu
nhập từ chuyển nhƣợng vốn và kiến nghị ................................................................... 68
2.3.4. Những bất cập trong quy định của pháp luật thuế TNCN đối với thu nhập từ
chuyển nhƣợng vốn về cách xác định giá bán, giá mua và kiến nghị ........................ 73

Kết luận chƣơng 2.......................................................................................................... 78
Kết luận ........................................................................................................................ 79


LỜI NÓI ĐẦU

1.

Lý do chọn đề tài

Cùng với xu thế phát triển nhanh chóng của các thị trƣờng và trong điều kiện
hội nhập kinh tế quốc tế, thị trƣờng đầu tƣ vốn cũng ngày càng sôi động, số lƣợng
ngƣời nắm giữ phần vốn góp trong các tổ chức kinh tế cũng nhƣ số ngƣời đầu tƣ vào
thị trƣờng chứng khoán ngày càng tăng. Theo Ủy ban chứng khoán Nhà nƣớc, tính đến
ngày 4/5/2010, tổng giá trị vốn hóa của thị trƣờng chứng khoán Việt Nam đạt 740.433
tỷ đồng (bằng 45% GDP năm 2009 là 1.645 nghìn tỷ đồng). Hiện số cổ phiếu niêm yết
và đăng ký giao dịch trên cả 2 sàn HOSE và HNX là 576 cổ phiếu và 4 chứng chỉ quỹ,
số lƣợng trái phiếu niêm yết là 612. Thị trƣờng chứng khốn Việt Nam hiện có 105
cơng ty chứng khốn và 46 cơng ty quản lý quỹ, 8 ngân hàng lƣu ký. Số công ty đại
chúng đã đăng ký với Ủy ban chứng khoán chƣa niêm yết là 959. Số lƣợng tài khoản
của nhà đầu tƣ tính đến 31/3/2010 là 879.730 tài khoản.1
Khi tham gia vào thị trƣờng vốn, mục đích của các nhà đầu tƣ rất khác nhau,
một số nhà đầu tƣ tham gia với mục đích đầu tƣ lâu dài hƣởng lợi từ hiệu quả kinh
doanh, đặc biệt số khác tham gia với mục đích kiếm lời từ chênh lệch giá khi có cơ hội
tốt để chuyển nhƣợng phần vốn góp, chứng khốn (CK) mà họ đang nắm giữ và khi đó
số lợi nhuận mà họ thu đƣợc từ hoạt động chuyển nhƣợng này không phải nhỏ.
Cũng chính vì những lý do này, sau một thời gian dài chuẩn bị, xây dựng, lấy ý
kiến rộng rãi các tầng lớp dân cƣ, Luật thuế thu nhập cá nhân đƣợc Quốc Hội khóa XII
thơng qua ngày 21/11/2007 và bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2009 (Luật thuế
TNCN), đã mở rộng diện điều tiết một cách hợp lý và chính thức quy định thu nhập từ

chuyển nhƣợng vốn (CNV) (gồm thu nhập từ chuyển nhƣợng phần vốn góp trong các
tổ chức kinh tế, từ chuyển nhƣợng CK và từ chuyển nhƣợng vốn dƣới các hình thức
khác) là đối tƣợng chịu thuế TNCN.
Việc Luật thuế TNCN đƣa thu nhập từ CNV vào diện chịu thuế để đảm bảo
cơng bằng, kiểm sốt thu nhập của cá nhân, thơng qua đó góp phần tăng thu cho ngân
1

/>
1


sách nhà nƣớc một cách hợp lý trên cơ sở khơng bỏ sót nguồn thu là thật sự cần thiết.
Tuy nhiên, do đây là đối tƣợng chịu thuế mới trong pháp luật thuế TNCN nên trong
những quy định của pháp luật cũng nhƣ trong q trình thực thi khó tránh khỏi những
khó khăn, vƣớng mắc. Vì vậy, để đảm bảo tính hiệu quả của các quy định của pháp
luật thuế TNCN đối với thu nhập từ CNV nói riêng cũng nhƣ tính khả thi của thuế
TNCN nói chung, việc tiến hành nghiên cứu, làm rõ những quy định liên quan đến đối
tƣợng chịu thuế là thu nhập từ CNV, qua đó tìm ra những điểm chƣa hợp lý và kiến
nghị hồn thiện là u cầu cần thiết và mang tính thực tiễn cao.
Xuất phát từ lý do này, tác giả quyết định chọn đề tài “Pháp luật về thuế TNCN
đối với thu nhập từ CNV” làm đề tài luận văn cử nhân của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Trong thời gian qua, có một số đề tài nghiên cứu về pháp luật thuế TNCN nhƣ
“Thuế TNCN và định hƣớng hoàn thiện”- Luận án Phó tiến sĩ của Vũ Văn Tƣờng năm
1995; “Thuế TNCN đối với ngƣời có thu nhập cao”- Luận văn Thạc sĩ Luật học của
Nguyễn Trọng Hạnh năm 2001; “Thuế TNCN trên thế giới và định hƣớng vận dụng ở
Việt Nam”- Đề tài chuyên khảo của PGS.TS Lê Văn Ái-Đỗ Đức Minh năm 2002;
“Nguyên tắc công bằng trong pháp luật thuế TNCN”- Luận văn Thạc sĩ Luật học của
Phan Phƣơng Nam năm 2006; “Luật thuế TNCN và các giải pháp nhằm đảm bảo hiệu
quả áp dụng trên thực tế”- Luận văn cử nhân của Trần Thị Ánh Minh năm 2008; “Quy

định của pháp luật thuế TNCN về giảm trừ gia cảnh”- Luận văn cử nhân của Lê Thị
Thu Sang năm 2009.
Qua các đề tài nghiên cứu trên, dƣới những góc độ khác nhau, các tác giả đã
nghiên cứu, phân tích, đánh giá, đề xuất một số giải pháp nhất định nhằm góp phần
hồn thiện và thực hiện các quy định của pháp luật thuế TNCN . Tuy nhiên cho đến
nay, theo khảo sát của tác giả chƣa có một đề tài hay một cơng trình khoa học nào
nghiên cứu một cách toàn diện về pháp luật thuế TNCN đối với thu nhập từ CNV.
3. Mục đích, đối tƣợng và giới hạn phạm vi nghiên cứu
Mục đích của luận văn là nghiên cứu một cách tồn diện, có hệ thống cơ sở lý
luận nhằm góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về thuế TNCN đối với

2


thu nhập từ CNV; phân tích những nội dung chủ yếu của pháp luật thực định về thuế
TNCN đối với thu nhập từ CNV; tìm ra những hạn chế đã hoặc có thể phát sinh khi áp
dụng các quy định này vào thực tiễn cũng nhƣ những bất cập trong chính các quy định
của pháp luật, qua đó tác giả đƣa ra các kiến nghị nhằm góp phần hồn thiện về mặt lý
luận và pháp luật thuế TNCN đối với thu nhập từ CNV.
Đối tƣợng nghiên cứu của khóa luận là những vấn đề lý luận chung về pháp luật
thuế TNCN đối với thu nhập từ CNV, hệ thống các quy định của pháp luật thuế TNCN
đối với thu nhập từ CNV gồm Luật thuế TNCN 2007 và các văn bản hƣớng dẫn có
liên quan, những bất cập về điều kiện kinh tế xã hội trong quá trình thực thi pháp luật
thuế TNCN đối với thu nhập từ CNV, những bất cập trong các quy định của pháp luật
thuế TNCN đối với thu nhập từ CNV và các kiến nghị hoàn thiện về mặt lý luận và
pháp luật.
Trong phạm vi của một luận văn cử nhân luật, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu
quy định của pháp luật thuế TNCN đối với thu nhập từ CNV cụ thể là chuyển nhƣợng
vốn góp tại các tổ chức và CK. Khi nghiên cứu các quy định về quản lý thuế TNCN
đối với thu nhập từ CNV tác giả cũng chỉ nghiên cứu trong giới hạn quản lý liên quan

đến đăng ký và cấp mã số thuế; khấu trừ thuế; khai thuế, nộp thuế và quyết tốn thuế,
khơng nghiên cứu các nội dung quản lý liên quan đến thanh tra, kiểm tra, xử lý vi
phạm pháp luật thuế,…
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trên cơ cở lý luận chung của Chủ nghĩa Mac- Lê nin, tác giả đã sử dụng
phƣơng pháp phân tích để làm rõ nội dung lý luận và quy định của pháp luật thuế
TNCN đối với thu nhập từ CNV; phƣơng pháp so sánh để so sánh pháp luật thuế
TNCN đối với thu nhập từ CNV với pháp luật thuế một số nƣớc về cùng vấn đề và với
các quy định của pháp luật trong các lĩnh vực khác có liên quan; phƣơng pháp chứng
minh để khẳng định những vấn đề tác giả kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật trong
lĩnh vực này.
5. Ý nghĩa khoa học vá giá trị ứng dụng của đề tài

3


Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của luận văn đƣợc thể hiện ở những nội
dung sau:
Thứ nhất, tác giả về cơ bản làm rõ những vấn đề lý luận chung về thu nhập từ
CNV-đối tƣợng chịu thuế TNCN, qua đó khẳng định sự cần thiết của việc xác định thu
nhập từ CNV là đối tƣợng chịu thuế TNCN.
Thứ hai, tác giả đã trình bày một cách có hệ thống các quy định của pháp luật
thuế TNCN đối với thu nhập từ CNV về đối tƣợng nộp thuế, đối tƣợng chịu thuế, căn
cứ tính thuế, quản lý thuế TNCN đối với thu nhập từ CNV. Trong đó, có dẫn chiếu đến
pháp luật một số nƣớc về một số vấn đề có liên quan. Qua đó, tạo một cái nhìn tồn
diện về quy định của pháp luật trong lĩnh vực này.
Thứ ba, phân tích những bất cập phát sinh từ nền kinh tế xã hội nƣớc ta ảnh
hƣởng đến quá trình thực thi các quy định của pháp luật thuế TNCN nói chung và
pháp luật thuế TNCN đối với thu nhập từ CNV nói riêng. Từ đó tác giả đƣa ra những
kiến nghị nhằm giải quyết những bất cập này.

Thứ tư, phân tích những hạn chế phát sinh từ đội ngũ cán bộ thuế ảnh hƣởng
đến chất lƣợng quản lý thuế TNCN nói chung, thuế TNCN đối với thu nhập từ CNV
nói riêng và kiến nghị hồn thiện.
Thứ năm, tác giả phân tích những bất cập liên quan đến đối tƣợng chịu thuế
TNCN từ CNV trong hệ thống pháp luật thuế TNCN hiện hành từ đó đƣa ra các kiến
nghị hồn thiện.
Thứ sáu, tác giả phân tích những bất cập trong quy định hiện hành về phƣơng
pháp nộp thuế TNCN từ CNV và kiến nghị hoàn thiện.
Thứ bảy, tác giả phân tích những hạn chế trong quy định về mức thuế suất thuế
TNCN đối với thu nhập từ CNV và kiến nghị hồn thiện trên cơ sở có tham khảo về
quy định này trong pháp luật một số nƣớc.
Thứ tám, tác giả phân tích những điểm bất cập trong các quy định về cách xác
định giá bán, giá mua vốn góp, CK khi tính thu nhập tính thuế và đƣa ra kiến nghị
hoàn thiện.

4


Với những giá trị khoa học trên, kết quả nghiên cứu của luận văn có thể là đề
tài tham khảo cho các tổ chức, cá nhân có quan tâm đến lĩnh vực thuế TNCN đối với
thu nhập từ CNV. Đặc biệt, với những phân tích về bất cập trong các quy định của
pháp luật thuế TNCN đối với thu nhập từ CNV và những giải pháp hoàn thiện, tác giả
mong rằng luận văn sẽ là tài liệu cho cơ quan hữu quan trong quá trình nghiên cứu sửa
đổi, bổ sung, hồn thiện pháp luật thuế TNCN nói chung, pháp luật thuế TNCN đối
với thu nhập từ CNV nói riêng.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn có bố
cục gồm hai chƣơng
Chƣơng 1: Lý luận chung về thu nhập từ CNV và quy định của pháp luật thuế
TNCN đối với thu nhập từ CNV.

Chƣơng 2: Một số bất cập, hạn chế phát sinh khi áp dụng quy định của pháp
luật thuế TNCN đối với thu nhập từ CNV và một số kiến nghị hoàn thiện.

5


CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THU NHẬP TỪ CHUYỂN
NHƢỢNG VỐN VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT THUẾ THU NHẬP CÁ
NHÂN ĐỐI VỚI THU NHẬP TỪ CHUYỂN NHƢỢNG VỐN

1.1.

Những vấn đề lý luận chung về thu nhập từ chuyển nhƣợng vốn

1.1.1. Khái niệm thu nhập từ chuyển nhƣợng vốn
Khái niệm thu nhập từ CNV là một khái niệm cơ bản mà khóa luận cần phải
làm sáng tỏ để giải quyết các yêu cầu đặt ra của luận văn. Tuy nhiên, khái niệm này
chƣa đƣợc đề cập và xác định rõ ràng trong từ điển cũng nhƣ trong quy định của pháp
luật. Tuy vậy, dƣới góc độ ngơn ngữ, khái niệm này có thể đƣợc hiểu nhƣ sau:
Thu nhập là “các khoản thu đƣợc trong một khoảng thời gian nhất định thƣờng
tính theo tháng, năm”2.
Chuyển nhượng là “chuyển quyền sở hữu”3. Tuy nhiên, nếu hiểu chuyển
nhƣợng là chuyển quyền sở hữu thì chƣa chính xác. Bởi vì, trong hoạt động tặng cho
cũng bao hàm hành vi chuyển quyền sở hữu. Chính vì thế, để có khái niệm chính xác
nên hiểu chuyển nhƣợng là chuyển quyền sở hữu thông qua hợp đồng chuyển nhƣợng
và có đền bù.
Vốn là “tiền bỏ ra lúc đầu, dùng trong sản xuất, kinh doanh nhằm sinh lợi”4. Ở
đây nên hiểu vốn với nghĩa rộng hơn là số tài sản bỏ ra lúc đầu dùng trong sản xuất
kinh doanh nhằm sinh lợi, không nên hiểu chỉ bao gồm tiền.
Nhƣ vậy, dƣới góc độ ngơn ngữ thu nhập từ CNV là các khoản thu đƣợc khi

thực hiện việc chuyển quyền sở hữu đối với số tài sản bỏ ra lúc đầu dùng trong sản
xuất, kinh doanh.
Dƣới góc độ ngơn ngữ, thu nhập từ CNV đƣợc hiểu nhƣ vậy, còn pháp luật thuế
TNCN quy định thế nào là thu nhập từ CNV? Luật thuế TNCN hiện hành không đƣa
ra khái niệm mà chỉ sử dụng phƣơng pháp liệt kê để chỉ các thu nhập từ CNV, tuy

2

TS Chu Bích Thu, PGS.TS Nguyễn Ngọc Trâm, TS Nguyễn Thị Thanh Nga, TS Nguyễn Thúy
Khanh,TS Phạm Hùng Việt (2002), Từ điển Tiếng Việt, Viện Ngơn ngữ học.
3
TS Chu Bích Thu, PGS.TS Nguyễn Ngọc Trâm, TS Nguyễn Thị Thanh Nga, TS Nguyễn Thúy
Khanh,TS Phạm Hùng Việt, tlđd.
4
TS Chu Bích Thu, PGS.TS Nguyễn Ngọc Trâm, TS Nguyễn Thị Thanh Nga, TS Nguyễn Thúy
Khanh,TS Phạm Hùng Việt, tlđd

6


nhiên trong Thông tƣ số 84/2008/TT-BTC hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật
thuế TNCN và Nghị định số 100/2008/ND-CP quy định chi tiết thi hành Luật thuế
TNCN ( viết tắt TT 84) có qui định “thu nhập từ CNV là khoản tiền lãi nhận được từ
việc CNV của cá nhân trong các trường hợp sau: thu nhập từ chuyển nhượng phần
vốn góp trong các cơng ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH), công ty hợp danh, công ty cổ
phần (CTCP), các hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp tác xã, tổ chức kinh tế, tổ chức
khác; thu nhập từ chuyển nhượng CK bao gồm thu nhập từ việc chuyển nhượng cổ
phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ và các loại CK khác theo quy định của Luật Chứng
khoán; thu nhập từ CNV dưới các hình thức khác”.5
Qua khái niệm về CNV dƣới góc độ ngơn ngữ và theo quy định của pháp luật

có thể hiểu khái quát thu nhập từ CNV là khoản tiền lãi nhận đƣợc khi thực hiện hoạt
động CNV bao gồm chuyển nhƣợng phần vốn góp tại các tổ chức, chuyển nhƣợng CK
và chuyển nhƣợng vốn dƣới các hình thức khác.
1.1.2. Đặc điểm của thu nhập từ chuyển nhƣợng vốn
1.1.2.1.

Thu nhập từ chuyển nhƣợng vốn mang lại lợi ích cho chủ sở hữu thu
nhập

Trong đời sống xã hội, thu nhập do con ngƣời tạo ra rất đa dạng, nó có thể là
thu nhập từ lao động, từ hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng có thể là thu nhập từ tài
sản, từ nhận thừa kế, nhận quà tặng… nhƣng dù là thu nhập xuất phát từ nguồn gì thì
đều có một đặc điểm chung là mang đến cho chủ thể sở hữu nó những lợi ích nhất
định. Lợi ích này đƣợc biểu hiện dƣới dạng giá trị hoặc quyền lợi vật chất. Nó có thể là
một số tiền nhận đƣợc từ lao động (nhƣ tiền lƣơng, tiền công), từ hoạt động sản xuất
kinh doanh, từ chuyển nhƣợng tài sản cũng có thể là quyền đƣợc chăm sóc sức khỏe,
vui chơi, thể thao, giải trí, thẩm mỹ theo yêu cầu của ngƣời lao động do ngƣời sử dụng
lao động đáp ứng.
Là một trong các loại thu nhập nên thu nhập từ CNV cũng mang đặc điểm
chung này. Khi thực hiện hoạt động CNV và nếu có thu nhập từ hoạt động này, chủ sở
hữu có thể sử dụng số thu nhập có đƣợc để tái đầu tƣ tìm kiếm thêm thu nhập, cũng có

5

Khoản 4 , Mục II, Phần A Thông tư 84/2008/TT-BTC

7


thể sử dụng nó để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cá nhân, gia đình … tất cả những hoạt

động này đều mang lại những lợi ích nhất định cho chủ sở hữu thu nhập.
1.1.2.2.

Thu nhập từ chuyển nhƣợng vốn là khoản thu nhập khơng thƣờng
xun

Trên thực tế có nhiều cách phân loại thu nhập tùy thuộc vào mục đích nghiên
cứu. Nếu căn cứ vào tính đều đặn hay khơng đều đặn của việc phát sinh thu nhập ta có
thu nhập thƣờng xuyên và thu nhập không thƣờng xuyên6. Thu nhập thƣờng xun là
những thu nhập có tính đều đặn, lặp đi lặp lại theo một chu kỳ nhất định. Ngƣợc lại,
thu nhập không thƣờng xuyên là những thu nhập không đều đặn và phát sinh một cách
ngẫu nhiên, nhất thời.
Nhƣ phần 1.1.1 đã đề cập, thu nhập từ CNV là khoản tiền lãi nhận đƣợc khi
chuyển nhƣợng phần vốn góp, CK và vốn dƣới các hình thức khác. Khi tham gia góp
vốn vào một tổ chức kinh tế nào đó, điều mà nhà đầu tƣ mong muốn là phần lợi nhuận
mà mình nhận đƣợc từ hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức đó, việc chuyển
nhƣợng phần vốn góp để đƣợc hƣởng phần lãi do chênh lệch giữa giá lúc đầu và giá
vào thời điểm chuyển nhƣợng không phải là mục đích chính của họ. Mặt khác, trong
một số trƣờng hợp, quyền chuyển nhƣợng phần vốn góp có những hạn chế trong một
khoảng thời gian nhất định. Chẳng hạn nhƣ đối với CTCP, trong vòng ba năm kể từ
khi công ty đƣợc cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cổ đông sáng lập chỉ đƣợc
chuyển nhƣợng cổ phần phổ thơng của mình cho ngƣời khơng phải là cổ đông sáng lập
nếu đƣợc sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đơng7. Qua đó có thể thấy việc chuyển
nhƣợng phần vốn góp trong các tổ chức kinh tế khơng phải là hoạt động mang tính
thƣờng xun của nhà đầu tƣ do đó thu nhập (nếu có) từ chuyển nhƣợng phần vốn góp
trong các tổ chức kinh tế cũng mang tính khơng thƣờng xun.
Thu nhập từ chuyển nhƣợng CK của nhà đầu tƣ cá nhân cũng mang tính khơng
thƣờng xuyên bởi lẽ:

6


PGS.TS.Lê Văn Ái, TS.Đỗ Đức Minh (2002), Thuế TNCN và định hướng vận dụng ở Việt Nam, Nxb
Tài chính, tr.10
7
Khoản 5, Điều 84 Luật Doanh nghiệp 2005.

8


Thứ nhất, trong số các nhà đầu tƣ là cá nhân thì những nhà đầu tƣ CK “thực
thụ” hiện rất ít mà chủ yếu họ ăn theo các đại gia lƣớt sóng theo từng thời vụ8;
Thứ hai, cá nhân đầu tƣ khi tham gia vào thị trƣờng CK, có thể hoạt động
chuyển nhƣợng CK để tìm kiếm lãi từ chênh lệnh giữa giá trị ban đầu và giá trị lúc
chuyển nhƣợng là hoạt động thƣờng xuyên, đặc biệt đối với các nhà đầu tƣ có chiến
lƣợc kinh doanh ngắn hạn. Tuy nhiên, việc có đƣợc thu nhập từ hoạt động này hay
khơng thì khơng ai có thể chắc chắn đƣợc. Bởi vì, thị trƣờng CK là một thị trƣờng tiềm
ẩn nhiều rủi ro, khơng phủ nhận việc có đƣợc thu nhập từ chuyển nhƣợng CK nhƣng
những lần chuyển nhƣợng mà kết quả thu về là tay khơng thậm chí lỗ nặng khơng phải
ít, có những trƣờng hợp khi thực hiện chuyển nhƣợng dù biết trƣớc là sẽ lỗ nhƣng nhà
đầu tƣ vẫn thực hiện giao dịch để cắt lỗ bởi để càng lâu lỗ càng nặng. Do đó, cũng
khơng thể nói thu nhập từ chuyển nhƣợng CK phát sinh một cách đều đặn, theo chu kì.
Tuy nhiên, cũng cần lƣu ý rằng việc phân chia và xác định thu nhập là thƣờng
xun hay khơng thƣờng xun cũng chỉ mang tính tƣơng đối. Chẳng hạn nhƣ, vẫn có
thể xem thu nhập từ chuyển nhƣợng CK là thu nhập thƣờng xuyên nếu cá nhân sở hữu
thu nhập là nhà đầu tƣ “bám sàn”, có chiến lƣợc kinh doanh rõ ràng, hiệu quả và xem
kinh doanh CK là hoạt động nghề nghiệp chính ni sống bản thân và gia đình. Tuy
vậy, những trƣờng hợp này trên thị trƣờng CK Việt Nam hiện nay không nhiều và thu
nhập từ chuyển nhƣợng CK vẫn mang đặc trƣng của thu nhập không thƣờng xuyên
nhiều hơn.
Từ những phân tích trên, có thể kết luận rằng thu nhập từ CNV là thu nhập

mang tính khơng thƣờng xun. Kết luận này ảnh hƣởng đến việc xác định thu nhập
tính thuế, kỳ tính thuế cũng nhƣ áp dụng biểu thuế. Cụ thể là, các khoản thu nhập từ
CNV không được tính giảm trừ gia cảnh khi xác định thu nhập tính thuế. Sở dĩ thu
nhập từ CNV khơng đƣợc tính giảm trừ gia cảnh là do mục đích của việc giảm trừ gia
cảnh là nhằm đảm bảo bảo đảm rằng cá nhân chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thuế với nhà
nƣớc khi đã đảm bảo cho cuộc sống của bản thân và gia đình, với quy định về giảm trừ
gia cảnh thu nhập tính thuế đƣợc xác định bằng cách lấy thu nhập chịu thuế trừ một
khoản tiền để cá nhân có thu nhập có thể đảm bảo cho đời sống của mình và thực hiện
8

TS. Lê Thị Thủy (2009), “Những vấn đề đặt ra khi thực thi Luật thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam”,
Luật học, (04), tr.70.

9


nghĩa vụ tài chính với gia đình. Trong khi đó, nhìn chung thu nhập từ CNV đƣợc xem
là thu nhập khơng thƣờng xun, nó khơng thể là nguồn thu nhập chính đảm bảo đời
sống của bản thân ngƣời có thu nhập và gia đình họ. Mặt khác, do đây đƣợc xem là thu
nhập không thƣờng xuyên nên để đảm bảo đơn giản kỳ tính thuế áp dụng đối với thu
nhập từ CNV là theo từng lần phát sinh thu nhập (trừ trƣờng hợp cá nhân có thu nhập
từ chuyển nhƣợng CK đã đăng ký phƣơng pháp nộp thuế theo mức thuế suất 20%) và
đƣợc áp dụng biểu thuế suất toàn phần khi tính thuế.
1.1.2.3.

Thu nhập từ chuyển nhƣợng vốn chỉ phát sinh khi thỏa những điều
kiện nhất định

Trong trƣờng hợp hợp đồng CNV hợp pháp, thu nhập từ CNV chỉ phát sinh khi:
Thứ nhất: giá bán phải lớn hơn giá mua cộng các chi phí hợp lý phát sinh khi

thực hiện hoạt động chuyển nhƣợng.
Thu nhập phải là “các khoản thu đƣợc trong một khoảng thời gian nhất định
thƣờng tính theo tháng, năm”. Giả sử vào thời điểm chuyển nhƣợng, giá bán bằng hoặc
nhỏ hơn giá mua cộng các chi phí phát sinh gắn với việc chuyển nhƣợng thì bên
chuyển nhƣợng chỉ có thể thu về số vốn đã bỏ ra lúc đầu hoặc bị lỗ, trong trƣờng hợp
này bên bán khơng có “các khoản thu đƣợc” và khơng có thu nhập. Tuy nhiên, trong
trƣờng hợp vì lý do nào đó mà giá mua và các khoản chi phí hợp lý khơng xác định
đƣợc thì pháp luật mặc nhiên xem trong những trƣờng hợp này cá nhân CNV có thu
nhập và thu nhập tính thuế làm cơ sở xác định số thuế phải nộp đƣợc xác định bằng
doanh thu.
Thứ hai: bên nhận chuyển nhƣợng thanh toán tiền cho bên chuyển nhƣợng.
Cho dù vào thời điểm chuyển nhƣợng giá bán lớn hơn giá mua cộng với chi phí
nhƣng bên nhận chuyển nhƣợng khơng thanh tốn cho bên chuyển nhƣợng thì thu
nhập cũng không phát sinh. Về nguyên tắc, bên nhận chuyển nhƣợng phải thanh toán
ngay khi nhận tài sản nếu các bên khơng có thỏa thuận về thời hạn thanh tốn9. Riêng
trong giao dịch CK, nếu việc thanh toán đƣợc thực hiện thơng qua Trung tâm lƣu kí
CK thì phải tn thủ nguyên tắc chuyển giao CK đồng thời với việc thanh toán tiền. 10

9
10

Điều 432, Bộ Luật dân sự số 33/2005/QH11.
Khoản 2, Điều 55, Luật Chứng khoán số 70/2006/QH11

10


Nhƣ vậy, để thu nhập từ CNV phát sinh phải thỏa mãn điều kiện giá bán lớn
hợn giá mua cộng các chi phí hợp lý (trừ trƣờng hợp khơng xác định đƣợc giá mua và
các khoản chi phí hợp lý) và điều kiện bên chuyển nhƣợng đƣợc thanh toán.

1.1.3. Cở sở lý luận cho việc quy định thu nhập từ CNV là đối tƣợng chịu thuế
TNCN
1.1.3.1.

Lịch sử pháp luật thuế TNCN trong việc quy định thu nhập từ CNV là
đối tƣợng chịu thuế TNCN

Ở Việt Nam, trƣớc khi Luật thuế TNCN đƣợc ban hành, việc động viên thuế
TNCN đƣợc thực hiện thông qua ba sắc thuế: thuế thu nhập đối với ngƣời có thu nhập
cao (viết tắt thuế TNC), thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng đối với cá nhân có thu
nhập từ kinh doanh, thuế chuyển quyền sử dụng đất áp dụng đối với ngƣời có thu nhập
từ chuyển quyền sử dụng đất. Trong đó, thuế TNC đƣợc áp dụng đối với cá nhân có
thu nhập từ tiền lƣơng tiền công và các thu nhập khác và lần đầu tiên đƣợc Ủy ban
Thƣờng vụ Quốc hội thông qua dƣới hình thức Pháp lệnh thuế thu nhập đối với ngƣời
có thu nhập cao (viết tắt Pháp lệnh thuế TNC) vào ngày 27/12/1990 có hiệu lực ngày
01/04/1991. Từ khi đƣợc ban hành cho đến khi đƣợc thay thế bởi Luật thuế TNCN,
pháp lệnh này đã đƣợc sửa đổi bổ sung nhiều lần và lần sửa đổi cuối cùng là vào năm
2004. Các Pháp lệnh thuế TNC trƣớc đây không đề cập đến thu nhập từ CNV riêng
trong Pháp lệnh thuế TNC 2004 và Nghị định 147/2004/NĐ-CP hƣớng dẫn thi hành
pháp lệnh này xác định tạm thời chƣa thu thuế thu nhập đối với các khoản thu nhập về
chênh lệch mua bán CK.11
Nhƣ vậy, trƣớc khi Luật thuế TNCN đƣợc ban hành, các văn bản pháp luật về
thuế TNCN không quy định thu nhập từ CNV là đối tƣợng chịu thuế TNCN. Bởi lẽ,
trong giai đoạn này, thị trƣờng vốn chƣa thực sự phát triển, thu nhập của cá nhân trong
nƣớc, cá nhân nƣớc ngoài tại Việt Nam từ hoạt động đầu tƣ cũng nhƣ chuyển nhƣợng
trên thị trƣờng này không phổ biến.
Đến ngày 21/11/2007, Luật thuế thu nhập cá nhân đƣợc Quốc Hội khóa XII
thơng qua và bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2009, đã chính thức xác định thu
nhập từ CNV là đối tƣợng chịu thuế TNCN. Tuy nhiên, cá nhân cƣ trú, cá nhân không
11


Điều 3 Nghị định 147/2004/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh thuế TNC 2004

11


cƣ trú không phải nộp thuế TNCN từ CNV cho đến cuối tháng 12/2009. Bởi theo Nghị
quyết số 32/2009/QH12, thu nhập từ CNV thuộc diện đƣợc miễn thuế TNCN cùng với
một số thu nhập khác do những tháng đầu năm 2009 bị tác động của khủng hoảng tài
chính và suy thoái kinh tế thế giới, các hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, đầu
tƣ, giải quyết việc làm, thu ngân sách... của nƣớc ta gặp nhiều khó khăn và giảm sút.12
Tóm lại, trƣớc khi Luật thuế TNCN đƣợc ban hành thì thu nhập từ CNV khơng
là đối tƣợng chịu thuế TNCN và cá nhân có thu nhập từ hoạt động này cũng chỉ chính
thức thực hiện nghĩa vụ nộp thuế kể từ ngày 01/01/2010.
1.1.3.2.

Sự cần thiết trong việc xác định thu nhập từ CNV là đối tƣợng chịu
thuế TNCN

Xã hội ngày càng phát triển, thu nhập của ngƣời dân ngày càng tăng và cũng
ngày càng đa dạng hơn. Bên cạnh những thu nhập phổ biến, truyền thống nhƣ thu nhập
từ lao động (tiền lƣơng, tiền công), từ sản xuất kinh doanh thì các thu nhập khác tuy là
các thu nhập không thƣờng xuyên nhƣ thu nhập từ CNV nhƣng đang ngày càng chiếm
ƣu thế trong cơ cấu thu nhập. Đặc biệt là thu nhập từ chuyển nhƣợng CK trƣớc sự phát
triển mạnh mẽ, sôi động của thị trƣờng CK kể từ khi Trung tâm giao dịch CK thành
phố Hồ Chí Minh đƣợc thành lập theo Quyết định số 127/QĐ-TTg ngày 11/07/1998 và
chính thức đi vào hoạt động vào ngày 28/07/2000. Xã hội phát triển đòi hỏi pháp luật
phải thay đổi mới đảm bảo mục đích điều chỉnh, việc Luật thuế TNCN mở rộng diện
điều tiết đƣa thu nhập từ CNV vào diện thu nhập chịu thuế là hoàn toàn phù hợp xu
hƣớng phát triển của xã hội qua đó mang lại những lợi ích thiết thực khơng chỉ đối với

xã hội, nhà nƣớc mà còn đối với bản thân đối tƣợng nộp thuế. Cụ thể:
Đối với xã hội, góp phần đảm bảo công bằng xã hội, tạo tâm lý thỏa đáng cho
đối tƣợng nộp thuế khi thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nƣớc.
Thu nhập từ CNV chỉ trở thành đối tƣợng chịu thuế TNCN khi Luật thuế
TNCN ra đời. Thu nhập này trƣớc đây không bị điều tiết với lý do đây là thu nhập
không phổ biến, đồng thời nhằm mục đích khuyến khích sự phát triển của thị trƣờng
vốn trong giai đoạn đầu cịn nhiều khó khăn. Đến nay, khi thu nhập từ CNV đang ngày
12

Điều 1, Điều 4 Nghị quyết số 32/2009/QH12 về điều chỉnh mục tiêu tổng quát, một số chỉ tiêu kinh
tế, ngân sách nhà nước, phát hành bổ sung trái phiếu Chính phủ
năm 2009 và miễn, giảm thuế thu nhập cá nhân.

12


càng chiếm ƣu thế trong cơ cấu thu nhập, thị trƣờng vốn cũng vƣợt qua những khó
khăn trong giai đoạn đầu mới hình thành và đang phát triển ngày càng mạnh mẽ. Đồng
thời, thu nhập từ CNV cũng có đặc điểm là mang lại lợi ích cho chủ thể có thu nhập
giống nhƣ các thu nhập khác nhƣ thu nhập từ lao động, từ sản xuất kinh doanh. Do
vậy, không có lý do gì nhà nƣớc lại khơng điều tiết bởi pháp luật thuế TNCN. Khi nhà
nƣớc điều tiết vào thu nhập từ CNV sẽ thể hiện đƣợc nguyên tắc cơng bằng của pháp
luật thuế nói chung và pháp luật thuế TNCN nói riêng. Mặt khác, chính quy định này
sẽ tạo cho đối tƣợng nộp thuế TNCN từ kinh doanh, tiền lƣơng, tiền cơng khơng có
tâm lý “so bì”, “tị nạnh” mà sẽ cảm thấy thỏa đáng khi thực hiện nghĩa vụ thuế.
Đối với nhà nước, góp phần tăng thu ngân sách nhà nƣớc, kiểm soát thu nhập
và điều tiết vĩ mơ nền kinh tế.
Vai trị tạo nguồn thu ngân sách nhà nƣớc đƣợc xem là vai trò khởi thủy của
thuế. Nếu khảo sát tỷ trọng giữa tổng thu từ thuế trên tổng thu ngân sách nhà nƣớc
hàng năm, có thể nhận thấy rằng tỷ trọng này chiếm khoảng 90% qua các năm13. Là

một trong các sắc thuế nên thuế TNCN cũng có vai trị tạo nguồn thu cho ngân sách
nhà nƣớc nhƣ các sắc thuế khác. Theo số liệu Ƣớc thực hiện lần 2 năm 2009 tổng thu
từ thuế là 370.033 tỷ VNĐ, trong đó số thu từ thuế TNCN là 14.329 tỷ VNĐ chiếm
3,87%14; năm 2010 tổng thu từ thuế là 481.262 tỷ VNĐ, trong đó số thu từ thuế TNCN
là 26.288 tỷ VNĐ chiếm 5.46%15. Khi luật thuế TNCN quy định thu nhập từ CNV là
đối tƣợng chịu thuế TNCN, thì cũng khơng nằm ngồi vai trị này, thuế thu từ thu nhập
từ CNV của cá nhân cũng góp một phần nhất định vào tổng thu ngân sách nhà nƣớc và
khi nền kinh tế ngày càng phát triển, thị trƣờng tài chính ngày càng vững mạnh thì số
thuế thu đƣợc từ đối tƣợng này sẽ ngày càng tăng.
Ngồi vai trị tạo nguồn thu ngân sách nhà nƣớc, thuế TNCN cũng đƣợc biết
đến bởi vai trò điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Thông qua việc tác động trực tiếp lên thu
nhập làm giảm thu nhập của cá nhân, thuế TNCN tác động gián tiếp đến khả năng
13

Tập thể tác giả (2009), Tập bài giảng Luật thuế, Trường đại học Luật Tp.HCM, Tr.14.
Nguồn:
/>t_news_id=17845199
15
Nguồn:
/>&p_recurrent_news_id=37348568
14

13


thanh toán và làm cho nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, sử dụng dịch vụ của cá nhân cũng
giảm theo. Điều này ít nhiều ảnh hƣởng đến hoạt động tiết kiệm của cá nhân và cũng
ảnh hƣởng không nhỏ đến thị trƣờng16. Thông qua một số các quy định nhƣ quy định
về thuế suất, đối tƣợng chịu thuế, đối tƣợng nộp thuế, miễn giảm, ƣu đãi về thuế vai
trò điều tiết vĩ mô nền kinh tế của thuế TNCN đƣợc thực hiện. Chẳng hạn nhƣ, khi nền

kinh tế bị suy thối, thơng qua đối tƣợng chịu thuế là thu nhập từ CNV nhà nƣớc có
thể quy định mức thuế suất đối với thu nhập từ hoạt động này thấp hơn so với bình
thƣờng hoặc quy định miễn thuế để kích thích đầu tƣ từng bƣớc ổn định và phục hồi
nền kinh tế; hay để góp phần ổn định thị trƣờng vốn, khuyến khích đầu tƣ dài hạn nhà
nƣớc có thể quy định mức thuế suất thấp hơn đối với những trƣờng hợp CNV có thời
gian nắm giữ vốn lâu hơn.
Bên cạnh vai trò tạo nguồn thu ngân sách nhà nƣớc, điều tiết vĩ mô nền kinh tế,
khi quy định thu nhập từ CNV là đối tƣợng chịu thuế còn giúp cơ quan nhà nƣớc có
thẩm quyền có cơ chế kiểm tra, giám sát tốt hơn thu nhập của cá nhân. Bởi vì, việc bổ
sung đối tƣợng này cùng một số đối tƣợng khác là đối tƣợng chịu thuế sẽ góp phần bao
quát các thu nhập của một cá nhân, khi đó thơng qua các quy định chặt chẽ về đăng ký,
kê khai, nộp và quyết toán thuế, cơ quan thuế có thể phát hiện những trƣờng hợp có sự
chênh lệch giữa thu nhập đƣợc kê khai nộp thuế và thu nhập thực tế phát sinh, khi đó
sẽ phối hợp cùng các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền tiến hành xác định tính hợp
pháp của các khoản thu nhập của cá nhân và kịp thời xử lý các trƣờng hợp vi phạm.
Đối với đối tượng nộp thuế, tạo cơ hội cho họ thực hiện nghĩa vụ thuế đối với
nhà nƣớc.
Nhà nƣớc dùng thuế thu đƣợc để chi tiêu. Nhƣ vậy, thay vì dùng cho chi tiêu cá
nhân, ngƣời dân chuyển một phần thu nhập sang nhà nƣớc để chi tiêu công cộng. Việc
chi tiêu cá nhân chỉ mang lại lợi ích cho chính cá nhân đó, đơi lúc cịn có thể gây ảnh
hƣởng xấu đến cá nhân khác, trong khi việc chi tiêu của Chính phủ mang lại lợi ích
cho tồn xã hội hoặc gia tăng thêm lợi ích cơng cộng. “Đem một phần chi tiêu cá nhân
chuyển sang chi tiêu công cộng là một hành động rất đáng làm”17. Chính vì thế khi luật
16

Phan Phương Nam (2006), Luận văn Thạc sĩ Nguyên tắc công bằng trong pháp luật thuế TNCN,
Tr.36.
17
Nguyễn Hồng Thắng (1995), Thuế, Nxb Thống kê, Tr.64.


14


thuế TNCN quy định cá nhân có thu nhập từ CNV phải nộp thuế TNCN cho Nhà nƣớc
là tạo điều kiện cho cá nhân thực hiện một “hành động đáng làm”, một hành động
khơng những có ích cho bản thân đối tƣợng nộp thuế mà cịn mang lại lợi ích chung
cho tồn xã hội.
Khơng những mang lại những lợi ích thiết thực nhƣ trên phân tích, việc Luật
thuế TNCN quy định thu nhập từ CNV trong đó có thu nhập từ chuyển nhƣợng CK là
đối tƣợng chịu thuế TNCN còn góp phần đƣa pháp luật Việt Nam nói chung, pháp luật
thuế TNCN nói riêng đến gần hơn với thơng lệ quốc tế. Bởi theo pháp luật của đa số
các nƣớc thì thu nhập từ chuyển nhƣợng CK của cá nhân đều thuộc đối tƣợng điều
chỉnh của luật thuế TNCN, chẳng hạn nhƣ thuế TNCN của Pháp, Hàn Quốc, Trung
Quốc, Thái Lan.
Tóm lại, phần 1.1 cung cấp những vấn đề mang tính lý luận, tạo tiền đề cần
thiết cho việc nghiên cứu các quy định của pháp luật thuế TNCN đối với thu nhập từ
CNV trong phần 1.2.
1.2.

Quy định của pháp luật thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển
nhƣợng vốn

1.2.1. Đối tƣợng nộp thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhƣợng
vốn
Trong mỗi sắc thuế đều có quy định về đối tƣợng nộp thuế, quy định này trả lời
cho câu hỏi chủ thể nào, có hành vi gì thì có nghĩa vụ đăng ký, kê khai, nộp thuế.
Tƣơng tự vậy, quy định về đối tƣợng nộp thuế TNCN trả lời cho câu hỏi cá nhân nào,
có hành vi gì thì có nghĩa vụ đăng ký, kê khai, nộp thuế TNCN. Theo khoản 1, Điều 2
Luật thuế TNCN thì đối tƣợng nộp thuế TNCN là cá nhân cƣ trú có thu nhập chịu thuế
phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân khơng cƣ trú có thu nhập chịu

thuế phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam. Từ khái niệm này có thể đƣa ra khái niệm về
đối tượng nộp thuế TNCN đối với thu nhập từ CNV là cá nhân cư trú có thu nhập từ
CNV phát sinh trong và ngồi lãnh thổ Việt Nam và cá nhân khơng cư trú có thu nhập
từ CNV phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam.
Qua khái niệm trên có thể thấy rằng, đối tƣợng nộp thuế TNCN từ CNV bao
gồm cá nhân cƣ trú và cá nhân khơng cƣ trú có hoạt động CNV có phát sinh thu nhập.

15


Tuy nhiên, tùy vào tình trạng cư trú mà phạm vi xác định thu nhập từ CNV là khác
nhau. Cụ thể, đối với cá nhân cƣ trú phạm vi xác định thu nhập từ CNV là thu nhập
phát sinh trong và ngồi lãnh thổ Việt Nam khơng phân biệt nơi chi trả thu nhập trong
hay ngoài nƣớc, đối với cá nhân không cƣ trú phạm vi xác định thu nhập từ CNV là
thu nhập phát sinh tại Việt Nam không phân biệt nơi chi trả thu nhập18. Nhƣ vậy, vấn
đề quan trọng khi xác định đối tƣợng nộp thuế TNCN từ CNV là phải xác định đƣợc
cá nhân đó cƣ trú hay không cƣ trú tại Việt Nam, đây là nguyên tắc đánh thuế theo nơi
cƣ trú hiện đƣợc áp dụng phổ biến ở các nƣớc. Tuy nhiên, khái niệm thế nào là đối
tƣợng cƣ trú tại một nƣớc lại đƣợc định nghĩa không giống nhau trong luật thuế TNCN
của các nƣớc. Đa số các nƣớc, sử dụng tiêu thức thời gian nhƣ một trong các tiêu thức
quan trọng để xác định một cá nhân có là đối tƣợng cƣ trú hay khơng. Ví dụ, một trong
các tiêu thức để xác định một cá nhân có là đối tƣợng cƣ trú hay không tại một số nƣớc
nhƣ: tại Pháp là có thời gian sống chủ yếu tại Pháp (từ 183 ngày trở lên hoặc lâu hơn);
tại Nhật Bản là có thời gian cƣ trú liên tục tại Nhật Bản trong thời gian trên 5 năm; tại
Hàn Quốc là có thời gian cƣ trú tại Hàn Quốc từ 1 năm trở lên; tại Thái Lan là cá nhân
cƣ trú hoặc có mặt tại Thái Lan trong một khoảng thời gian hay nhiều khoảng thời
gian gộp lại từ 180 ngày trở lên trong năm dƣơng lịch; tại Malaysia là thực tế có mặt
tại Malaysia từ 182 ngày trở lên trong năm dƣơng lịch; tại Trung Quốc là cá nhân có
thời gian lƣu trú tại Trung Quốc từ 1 năm trở lên19. Ngoài tiêu thức thời gian, pháp luật
thuế TNCN của các nƣớc cịn dựa vào một số tiêu thức khác nhƣ có nhà ở hoặc chỗ ở

cố định, có hoạt động nghề nghiệp, có trung tâm lợi ích kinh tế tại nƣớc sở tại để xác
định một cá nhân có là đối tƣợng cƣ trú hay không.
Theo pháp luật thuế TNCN Việt Nam, cá nhân cƣ trú là ngƣời đáp ứng một
trong các điều kiện sau20:
Thứ nhất, điều kiện về thời gian cư trú, cụ thể là có mặt tại Việt Nam từ 183
ngày trở lên tính trong một năm dƣơng lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày
đầu tiên có mặt tại Việt Nam. Cá nhân có mặt tại Việt Nam là sự hiện diện của cá nhân

18

Khoản 1, Điều 2, Nghị định số 100/2008/NĐ-CP
PGS.TS Lê Văn Ái, TS.Đỗ Đức Minh(2002), sđd, tr.45-86
20
Điểm a, Khoản 2 Điều 2 Luật Thuế TNCN; Điểm a, khoản 2 Điều 2 Nghị định số 100/2008/NĐ-CP;
Khoản 1 , Mục I, Phần A Thông tư số 84/2008/TT-BTC.
19

16


đó trên lãnh thổ Việt Nam. Trong đó, ngày đến đƣợc tính là một ngày và ngày đi cũng
đƣợc tính là một ngày. Ngày đến và ngày đi đƣợc xác định căn cứ vào chứng thực của
cơ quan quản lý xuất nhập cảnh trên hộ chiếu (hoặc giấy thông hành) của cá nhân đó
khi đến và khi rời Việt Nam. Trƣờng hợp nhập cảnh và xuất cảnh trong cùng một ngày
thì đƣợc tính chung là một ngày cƣ trú.
Thứ hai, điều kiện về có nơi ở thường xuyên. Một cá nhân đƣợc xem là có nơi
ở thƣờng xuyên tại Việt Nam khi rơi vào một trong hai trƣờng hợp là có nơi ở đăng ký
thƣờng trú theo quy định của pháp luật về cƣ trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam
theo quy định của pháp luật về nhà ở, với thời hạn của hợp đồng thuê từ 90 ngày trở
lên trong năm tính thuế (kể cả trƣờng hợp thuê ở nhiều nơi). Theo đó, nơi ở đăng ký

thường trú của công dân Việt Nam là nơi công dân sinh sống thƣờng xun, ổn định
khơng có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký cƣ trú theo quy định của Luật
cƣ trú. Nơi ở thƣờng xuyên của ngƣời nƣớc ngoài là nơi đăng ký và đƣợc ghi trong
Thẻ thƣờng trú hoặc Thẻ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Cơng an cấp21.
Nhà thuê để ở bao gồm cả trƣờng hợp ở khách sạn, ở nhà khách, nhà nghỉ, nhà trọ, ở
nơi làm việc, ở trụ sở cơ quan,… không phân biệt cá nhân tự thuê hay ngƣời sử dụng
lao động thuê cho ngƣời lao động22.
Tuy nhiên, cần lƣu ý trong trƣờng hợp một cá nhân có căn cứ chứng minh là đối
tƣợng cƣ trú của một nƣớc khác, mặc dù có thuê nhà để ở tại Việt Nam với thời hạn
của hợp đồng thuê từ 90 ngày trở lên nhƣng tổng thời gian hiện diện tại Việt Nam trên
90 ngày và dƣới 183 ngày trong năm dƣơng lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ
ngày đến Việt Nam thì cá nhân đó vẫn đƣợc xem là đối tƣợng khơng cƣ trú tại Việt
Nam23.
Cá nhân không cƣ trú là ngƣời không đáp ứng đủ điều kiện để trở thành cá nhân
cƣ trú. Tuy nhiên, do tiêu chí để xác định đối tƣợng cƣ trú trong pháp luật thuế TNCN
của các nƣớc là khác nhau, dẫn đến có những trƣờng hợp một cá nhân đồng thời là đối
tƣợng cƣ trú của hai hay nhiều nƣớc. Trong những trƣờng hợp nhƣ vậy, để giải quyết
vấn đề này, các nƣớc thƣờng dựa vào các quy định trong các hiệp định tránh đánh thuế
21

Điểm 1.2 a, Khoản 1 , Mục I, Phần A Thông tư số 84/2008/TT-BTC
Điểm 1.2 b, Khoản 1 , Mục I, Phần A Thông tư số 84/2008/TT-BTC
23
Công văn số 3473/TCT-TNCN ngày 08/09/2010 của Tổng cục Thuế về thuế TNCN.
22

17


hai lần đƣợc ký kết giữa các nƣớc. Chẳng hạn nhƣ trong Hiệp định tránh đánh thuế hai

lần và ngăn ngừa việc trốn và lậu thuế đối với thuế đánh vào thu nhập và tài sản giữa
Việt Nam và Pháp có quy định, khi một cá nhân là đối tƣợng cƣ trú của hai nƣớc ký
kết nếu đối tƣợng đó thƣờng sống ở cả hai nƣớc hay không sống thƣờng xun ở nƣớc
nào, thì đối tƣợng đó đƣợc coi là đối tƣợng cƣ trú của nƣớc mà đối tƣợng đó mang
quốc tịch24. Nhƣ vậy, không phải trong mọi trƣờng hợp đều chỉ dựa vào quy định của
pháp luật thuế TNCN để xác định đối tƣợng cƣ trú, mà trong một số trƣờng hợp còn
phải dựa vào các quy định trong những điều ƣớc quốc tế có liên quan.
Tóm lại, việc xác định chính xác một cá nhân có là đối tƣợng cƣ trú của một
nƣớc hay khơng có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định nghĩa vụ thuế TNCN từ
CNV của cá nhân đó. Bởi lẽ, phạm vi xác định thu nhập chịu thuế, phƣơng pháp tính
thuế của cá nhân cƣ trú có sự khác biệt so với cá nhân không cƣ trú. Mặt khác, pháp
luật các nƣớc quy định khác nhau về mức thuế suất thuế TNCN đối với thu nhập từ
CNV, nếu khơng có những quy định rõ ràng trong việc xác định cá nhân cƣ trú thì cá
nhân nộp thuế có thể lợi dụng tình trạng cƣ trú để nộp thuế ở nƣớc có mức thuế suất
thấp dẫn đến tình trạng thất thu thuế ảnh hƣởng đến nguồn thu ngân sách.
1.2.2. Thu nhập chịu thuế - Thu nhập từ chuyển nhƣợng vốn
Một trong các nội dung bắt buộc trong một văn bản luật thuế là quy định về đối
tƣợng chịu thuế. “Đối tượng chịu thuế được hiểu là hàng hóa, dịch vụ, tài sản, thu
nhập hoặc những lợi ích vật chất khác mà sắc thuế tác động đến để phát sinh nghĩa vụ
nộp thuế của đối tượng nộp thuế”25. Từ khái niệm đối tƣợng chịu thuế có thể định
nghĩa thu nhập chịu thuế TNCN là những khoản thu nhập mà thuế TNCN tác động đến
làm phát sinh nghĩa vụ nộp thuế của cá nhân có thu nhập. Tùy vào các mơ hình đánh
thuế khác nhau mà thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế đƣợc xác định là từng loại thu
nhập hay tổng hợp các loại thu nhập của một cá nhân. Về lý thuyết, tồn tại ba mơ hình
đánh thuế TNCN bao gồm đánh thuế theo từng nguồn hình thành thu nhập, đánh thuế
trên tổng thu nhập và đánh thuế hỗn hợp.26 Nếu sử dụng mơ hình đánh thuế theo từng
24

Cơng văn số 2220/TCT-TNCN ngày 22/06/2010 của Tổng cục Thuế về xác định đối tượng cư trú
của người nước ngoài

25
Tập thể tác giả(2009), Tập bài giảng Luật thuế, Đai học Luật Tp.HCM, tr.30
26
PGS.TS Lê Văn Ái, TS.Đỗ Đức Minh(2002), sđd, tr19.

18


×