Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Quyền tự do đi lại và cƣ trú trong pháp luật quốc tế và pháp luật việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 68 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT QUỐC TẾ

NGUYỄN PHƢƠNG NHUNG

QUYỀN TỰ DO ĐI LẠI VÀ CƢ TRÚ TRONG
PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT
VIỆT NAM

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
CHUYÊN NGÀNH LUẬT QUỐC TẾ
TP.HCM, 2012


2

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các trích dẫn tài
liệu trong khóa luận là trung thực và chính xác.


3

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Thứ tự Chữ viết tắt

Nội dung



1.

ABTC

Thẻ đi lại của doanh nhân APEC.

2.

APEC

Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương.

3.

ICCPR

Cơng ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm
1966.

4.

ICERD

Cơng ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc
năm 1965.

5.

Luật số 34/2009


Luật số 34/2009/QH12 ngày 18 tháng 6 năm 2009 sửa đổi, bổ
sung Điều 126 của Luật nhà ở và Điều 121 của Luật đất đai.

6.

NĐ 21/2001

Nghị định số 21/2001/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm
2001 quy định chi tiết thi hành pháp lệnh nhập cảnh,
xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

7.

NĐ 53/2001

Nghị định số 53/2001/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm
2001 Hướng dẫn thi hành các hình phạt cấm cư trú và
quản chế.

8.

NĐ 56/2010

Nghị định số 56/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 5 năm
2010 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
107/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 6 năm 2007 Quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Cư
trú.


9.

NĐ 107/2007

Nghị định số 107/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 6 năm
2007 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật Cư trú.

10.

NĐ 136/2007

Nghị định số 136/2007/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm
2007 Về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.


4

11.

Pháp lệnh 2000

Pháp lệnh số 24/1999/PL-UBTVQH10 n gà y

28

tháng 4 nă m 2000 v ề nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú
của người nước ngoài tại Việt Nam.
12.


QĐ 10/2012

Quyết định số 10/2012/QĐ-Ttg của Thủ tướng Chính
phủ ban hành ngày 10 tháng 02 năm 2012 Sửa đổi, bổ
sung một số điều quy chế về miễn thị thực cho người
Việt Nam định cư ở nước ngoài ban hành kèm theo
Quyết định số 135/2007/QĐ-TTg ngày 17 tháng 8 năm
2007 của Thủ tướng Chính phủ.

13.

QĐ 875/1996

Theo Quyết định số 875/1996/QĐ-Ttg của Thủ tướng
Chính phủ ban hành ngày 21 tháng 11 năm 1996 Về
việc giải quyết cho người Việt Nam định cư ở nước
ngoài hồi hương về Việt Nam.

14.

QĐ 957/2007

Quyết định số 957/1997/QĐ-Ttg của Thủ tướng Chính
phủ ban hành ngày 11 tháng 11 năm 1997 Về việc cải
tiến một số thủ tục về xuất cảnh và giải quyết vấn đề
người Việt Nam đã xuất cảnh nhưng không về nước
đúng hạn.

15.


QĐ 1141/2007

Quyết định số 1141/2007/QĐ-BCA của Bộ Công an
ban hành ngày 29 tháng 9 năm 2007 Quy định về việc
cấp hộ chiếu qua mạng máy tính của lực lượng Quản lý
xuất nhập cảnh.

16.

Quy chế 2005

Quy chế nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước
ngoài tại đảo Phú Quốc Kiên Giang ban hành kèm theo
Quyết định số 229/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính
phủ ban hành ngày 16 tháng 9 năm 2005.


5

17.

Quy chế 2007

Quy chế Về miễn thị thực cho người Việt Nam định cư
ở nước ngoài ban hành kèm theo Quyết định số
135/2007/QĐ-TTg ngày 17 tháng 8 năm 2007 của Thủ
tướng Chính phủ.

18.


UDHR

Tun ngơn thế giới về nhân quyền năm 1948.


6

MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUYỀN TỰ DO ĐI LẠI
VÀ CƢ TRÚ TRONG PHÁP LUẬT QUỐC TẾ ..................................................... 5
1.1

Khái niệm, đặc điểm, chủ thể của quyền tự do đi lại và cƣ trú trong pháp

luật quốc tế ................................................................................................................... 5
1.1.1 Khái niệm quyền tự do đi lại và cư trú trong pháp luật quốc tế ........................ 5
1.1.2 Đặc điểm quyền tự do đi lại và cư trú trong pháp luật quốc tế ......................... 8
1.1.3 Chủ thể của quyền tự do đi lại và cư trú trong pháp luật quốc tế ................... 12
1.1.3.1 Chủ thể trao quyền ........................................................................................ 12
1.1.3.2 Chủ thể hưởng quyền .................................................................................... 12
1.2

Cơ sở pháp lý và nội dung của quyền tự do đi lại và cƣ trú trong pháp luật

quốc tế ........................................................................................................................ 14
1.2.1 Cơ sở pháp lý của quyền tự do đi lại và cư trú trong pháp luật quốc tế ......... 14
1.2.2 Nội dung quyền tự do đi lại và cư trú trong pháp luật quốc tế........................ 20
1.3


Những bảo đảm về thực hiện quyền tự do đi lại và cƣ trú......................... 25

1.3.1 Những bảo đảm về thực hiện quyền tự do đi lại và cư trú bằng pháp luật quốc tế
.......................................................................................................................... 26
1.3.2 Những bảo đảm về thực hiện quyền tự do đi lại và cư trú bằng pháp luật quốc
gia

.......................................................................................................................... 27

1.4

Thực tiễn thực hiện quyền tự do đi lại và cƣ trú trong pháp luật quốc tế ...
.......................................................................................................................... 30

Kết luận chƣơng 1 ..................................................................................................... 35
Chƣơng 2 QUYỀN TỰ DO ĐI LẠI VÀ CƢ TRÚ TRONG PHÁP LUẬT VIỆT
NAM ........................................................................................................................... 37


7

2.1

Cơ sở pháp lý và nội dung của quyền tự do đi lại và cƣ trú trong pháp luật

Việt Nam .................................................................................................................... 37
2.1.1 Cơ sở pháp lý của quyền tự do đi lại và cư trú trong pháp luật Việt Nam ...... 37
2.1.2 Nội dung quyền tự do đi lại và cư trú trong pháp luật Việt Nam .................... 40
2.2


Thực tiễn thực hiện quyền tự do đi lại và cƣ trú trong pháp luật Việt Nam
.......................................................................................................................... 53

Kết luận chƣơng 2 ..................................................................................................... 58
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 60


8

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, nhu cầu đi lại, du lịch, khám chữa bệnh, thăm thân nhân, học tập…
của công dân các quốc gia trên thế giới ngày càng tăng. Các quốc gia cũng mở rộng
quan hệ đối ngoại, giao lưu, hợp tác theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa. Do đó,
nhận thức về quyền tự do đi lại và cư trú là điều kiện cần thiết hiện nay.
Quyền tự do đi lại và cư trú không phải là một vấn đề mới nhưng luôn nhận
được sự quan tâm của mỗi cá nhân, mỗi quốc gia. Quyền tự do đi lại và cư trú đã được
đề cập từ rất sớm trong lịch sử loài người, nó ln được ghi nhận như một trong những
nhân quyền cơ bản nhất. Trong Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948 thì
quyền tự do đi lại và cư trú được quy định tại một điều khoản riêng biệt (Điều 13). Tuy
nhiên, quyền này chỉ được ghi nhận ở mức độ chung và khái quát nhất. Chỉ đến khi
Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 ra đời thì nội dung của
quyền tự do đi lại và cư trú mới được ghi nhận cụ thể và đầy đủ nhất.
Pháp luật Việt Nam cũng ghi nhận quyền tự do đi lại và cư trú như một quyền
Hiến định, luật định. Cụ thể là quyền này đã được ghi nhận xuyên suốt bốn bản Hiến
pháp của nước ta từ Hiến pháp năm 1946 đến Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung
năm 2001), được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật.
Bên cạnh việc ghi nhận quyền tự do đi lại và cư trú trong các văn bản quy phạm
pháp luật, mỗi quốc gia đều đặt ra những bảo đảm thực hiện quyền này trên thực tế.

Trong những năm qua, Việt Nam đảm bảo tương đối tốt về quyền tự do đi lại và cư trú
cho công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngồi, người nước ngồi,
người khơng có quốc tịch đang sinh sống, cư trú trên lãnh thổ Việt Nam. Nhưng hiện
nay, một số văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban
hành đã có quy định vi phạm quyền tự do cư trú của công dân như: Nghị quyết số
23/2011/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân Thành phố Đà Nẵng.


9

Xuất phát từ tầm quan trọng của quyền tự do đi lại và cư trú đối với mỗi cá
nhân, mỗi quốc gia nên tác giả đã chọn đề tài “Quyền tự do đi lại và cƣ trú trong
pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam” để thực hiện khóa luận tốt nghiệp cử nhân
luật của mình.
2. Mục tiêu và đối tƣợng nghiên cứu
-

Mục tiêu nghiên cứu: tìm hiểu về khái niệm, đặc điểm, nội dung của quyền tự

do đi lại và cư trú trong pháp luật quốc tế, những bảo đảm về thực hiện quyền tự do đi
lại và cư trú. Đồng thời, tìm hiểu về các quy định của pháp luật Việt Nam về quyền tự
do đi lại và cư trú, cũng như thực tiễn thực hiện quyền này trong pháp luật quốc tế và
pháp luật Việt Nam.
-

Đối tượng nghiên cứu: Khóa luận tập trung nghiên cứu về quyền tự do đi lại và

cư trú trong các văn kiện pháp lý quốc tế và các văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam
hiện hành; những bảo đảm về thực hiện quyền này trên thực tế.
3. Tình hình nghiên cứu của đề tài

Quyền tự do đi lại và cư trú là một vấn đề được đề cập từ rất sớm, được nhiều
học giả quan tâm, nghiên cứu. Trong đó, có những cơng trình sau: Trung tâm nghiên
cứu Quyền con người – Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (1997), “Một số vấn
đề về Quyền dân sự và chính trị”, Nxb Chính trị quốc gia; Nguyễn Văn Cường (2008),
“Hoàn thiện pháp luật xuất cảnh, nhập cảnh và cư trú ở Việt Nam” (Sách tham khảo),
Nxb Chính trị quốc gia; Khoa Luật Đại Học Quốc Gia Hà Nội (2009), “Giáo trình Lý
luận và Pháp luật về quyền con người”, Nxb Chính trị quốc gia; Vũ Văn Nhiêm
(2012), “Các quyền và nghĩa vụ hiến định của công dân Việt Nam trong xu thế bảo
đảm quyền con người”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường… Các cơng trình được
đề cập trên đây chưa có cơng trình nào nghiên cứu cụ thể về quyền tự do đi lại và cư
trú trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam.
Khóa luận sẽ tập trung nghiên cứu, giải quyết những vấn đề sau:
-

Nêu khái niệm, chỉ ra các đặc điểm của quyền tự do đi lại và cư trú.


10

-

Tìm hiểu những bảo đảm về thực hiện quyền tự do đi lại và cư trú.

-

Tìm hiểu về thực tiễn thực hiện quyền tự do đi lại và cư trú trong pháp luật quốc

tế và pháp luật Việt Nam.
4. Phạm vi nghiên cứu
Quyền tự do đi lại và cư trú được ghi nhận trong rất nhiều các văn kiện quốc tế

như UDHR, ICCPR, ICERD… Tuy nhiên, quyền tự do đi lại và cư trú được thể hiện
đầy đủ và sâu sắc nhất trong ICCPR. Do khn khổ khóa luận có hạn về thời gian và
tài liệu tham khảo nên tác giả không đi vào nghiên cứu tất cả các văn kiện quốc tế ghi
nhận về quyền tự do đi lại và cư trú, mà tác giả chỉ tập trung nghiên cứu quyền tự do đi
lại và cư trú trong ICCPR và những bảo đảm về thực hiện quyền này ở mức độ khái
quát nhất.
Đối với pháp luật Việt Nam, tác giả khơng phân tích, đánh giá tất cả các văn bản
quy phạm pháp luật quy định về quyền tự do đi lại và cư trú mà chỉ phân tích, đánh giá
một số văn bản tiêu biểu quy định về quyền tự do đi lại và cư trú của công dân Việt
Nam hiện nay.
5. Các phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng trong khố luận
Trong q trình nghiên cứu và thực hiện khóa luận, tác giả sử dụng các phương
pháp đặc thù của ngành khoa học xã hội: liệt kê, phân tích, tổng hợp, so sánh, chứng
minh dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác Lênin.
6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài
Về phương diện lý luận, khóa luận sẽ góp phần củng cố và hoàn thiện các quy
định về quyền tự do đi lại và cư trú trong Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp
luật của Việt Nam hiện nay. Về phương diện thực tiễn, khóa luận sẽ góp phần hoàn
thiện các biện pháp bảo đảm thực hiện quyền tự do đi lại và cư trú tại Việt Nam.
Đồng thời, khóa luận sẽ là tài liệu tham khảo đáng tin cậy cho các thầy cô, các
độc giả quan tâm đến quyền tự do đi lại và cư trú trong pháp luật quốc tế và pháp luật
Việt Nam.


11

7. Bố cục
Ngoài phần mục lục, phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, khóa
luận được chia làm 2 chương:
-


Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về quyền tự do đi lại và cư trú trong
pháp luật quốc tế.

-

Chương 2: Quyền tự do đi lại và cư trú trong pháp luật Việt Nam.
Mặc dù đã cố gắng trong việc thực hiện khóa luận nhưng do trình độ của bản

thân cịn hạn chế, cũng như hạn chế về mặt thời gian và tài liệu tham khảo nên khóa
luận chắc chắn sẽ khơng tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tác giả rất mong nhận
được sự đóng góp ý kiến từ phía các thầy cơ, các độc giả quan tâm đến đề tài để khóa
luận được hồn thiện hơn.


12

Chƣơng 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUYỀN TỰ DO ĐI LẠI VÀ CƢ TRÚ
TRONG PHÁP LUẬT QUỐC TẾ
1.1

Khái niệm, đặc điểm, chủ thể của quyền tự do đi lại và cƣ trú trong pháp

luật quốc tế
1.1.1 Khái niệm quyền tự do đi lại và cƣ trú trong pháp luật quốc tế
Quyền tự do đi lại và cư trú là một trong những nhân quyền cơ bản nhất của con
người. Một cá nhân không thể tiếp cận các nhân quyền khác như: Quyền được giáo
dục, quyền được làm việc, quyền kết hôn nếu như quyền tự do đi lại và cư trú khơng
được đảm bảo. Do đó, nhận thức đúng đắn về quyền tự do đi lại và cư trú sẽ giúp cá

nhân thực hiện và hưởng thụ các nhân quyền khác một cách tốt nhất.
Về phương diện lịch sử, khái niệm về quyền tự do đi lại và cư trú gắn liền với
sự ra đời, tồn tại và phát triển của khái niệm quyền con người. Trong thời kỳ cộng sản
nguyên thủy, xã hội lúc này chưa có giai cấp, chưa có Nhà nước và pháp luật, thì
quyền con người chỉ là các quyền tự nhiên chủ yếu dựa vào nhu cầu và khả năng thỏa
mãn nhu cầu mang tính bản năng của con người.
Sự tan rã của tổ chức thị tộc, bộ lạc, cùng với sự xuất hiện của chế độ tư hữu và
sự phân chia xã hội thành giai cấp đã đưa xã hội loài người bước sang một thời kỳ mới,
thời kỳ chiếm hữu nô lệ. Trong thời kỳ này, chủ nô là chủ sở hữu đối với đất đai, tư
liệu sản xuất và đối với người sản xuất là nô lệ. Nô lệ bị bóc lột khơng có giới hạn, chỉ
được xem là “cơng cụ biết nói”, là động vật hai chân. Vì vậy, quyền con người đã
khơng được đảm bảo. Điều đó đồng nghĩa với việc khái niệm quyền tự do đi lại và cư
trú chưa xuất hiện.
Khi mâu thuẫn giai cấp giữa chủ nô và nô lệ lên đến đỉnh điểm thì những người
nơ lệ đã đứng lên đấu tranh địi thay đổi chế độ chiếm hữu nô lệ. Giai cấp chủ nô nhận
thấy không thể tiếp tục cai trị, áp bức nơ lệ được nữa, buộc phải giải phóng nơ lệ, giao
đất, giao vùng canh tác cho họ và tiến hành thu thuế trên những vùng đó. Chính những


13

thay đổi cơ bản trên đã đưa xã hội loài người bước sang thời kỳ phong kiến. Trong thời
kỳ này, người lao động đã có một số quyền nhất định, phần lớn quyền con người vẫn
dành cho vua chúa, tầng lớp quý tộc, tăng lữ. Quyền tự do đi lại và cư trú lúc này cũng
chưa được đề cập, chỉ có một phần là quyền tự do đi lại được nhắc đến trong một số
văn kiện như: Đại Hiến Chương Anh Magna Carta năm 12151.
Đến thời kỳ tư bản chủ nghĩa, một số văn kiện quan trọng về quyền con người
đầu tiên đã ra đời mà điển hình là “Tuyên ngôn độc lập” năm 1776 của Hợp chủng
quốc Hoa Kỳ, “Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền” năm 1789 của Cộng hòa Pháp.
Tuy nhiên, những văn kiện trên vẫn chưa đề cập đến quyền tự do đi lại và cư trú. Chỉ

đến khi “Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền” được Đại hội đồng Liên Hợp quốc thông
qua ngày 10/12/1948 thì quyền con người nói chung, quyền tự do đi lại và cư trú nói
riêng mới trở thành một trong những quyền dân sự cơ bản và đã chính thức được quốc
tế hóa.
Điều 13 Tun ngơn thế giới về nhân quyền năm 1948 quy định
“1. Mỗi người đều có quyền tự do đi lại và tự do cư trú trong phạm vi một quốc
gia.
2. Mỗi người đều có quyền rời khỏi một nước, kể cả chính nước mình và có
quyền trở lại nước mình”.
1

Điều 41 Đại Hiến Chương Magna Carta năm 1215: “Tất cả thương nhân đều được bảo đảm và an toàn rời khỏi
và đến nước Anh, ở lại và đi khỏi nước Anh, bằng đường bộ hay đường thủy; đối với việc mua và bán cần tuân
theo lẽ phải và những tập quán cổ và không bị đánh thuế, trừng phạt vì lỗi nào, trừ phi vào thời điểm chiến tranh
nếu như họ đến từ nơi đang gây chiến với chúng ta. Và nếu như những người này được tìm thấy tại những vùng
đất của chúng ta vào thời gian đầu của chiến tranh, họ sẽ có thể bị bắt mà không bị gây tổn hại về cơ thể hoặc
hàng hóa của họ, cho đến khi chúng ta hoặc đại diện cơng lý của chúng ta có thể biết chắc là những thương nhân
của nước chúng ta mà sau đó được tìm thấy trên vùng đất của nước đang gây chiến với chúng ta được đối xử như
thế nào”.
Điều 42 Đại Hiến Chương Magna Carta năm 1215: “Trong tương lai sẽ hoàn toàn là hợp pháp đối với tất cả mọi
người (ngoại trừ đương nhiên những người bị cầm tù, những người ngồi vịng pháp luật theo luật pháp của
Vương quốc, và những người bản địa của bất cứ nước nào đang gây chiến với chúng ta, và những thương nhân,
tất cả họ đều là những người cần được đối xử như đã quy định ở trên) đối với việc rời khỏi Vương quốc của
chúng ta và trở về, an toàn và được bảo đảm bằng đường bộ cũng như đường thủy, ngoại trừ một giai đoạn ngắn
trong thời gian chiến tranh, dựa vào nền tảng của chính sách chung – việc luôn luôn phục vụ sự trung thành đối
với chúng ta…”. Xem Trung tâm nghiên cứu Quyền con người và Quyền công dân – Khoa Luật Đại học quốc gia
Hà Nội (2011), “Tư tưởng về quyền con người” (Tuyển tập tư liệu thế giới và Việt Nam) (Sách chuyên khảo),
Nxb Lao động – xã hội, tr. 109 – 110.



14

Điều 12 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 quy định
“1. Bất cứ ai cư trú hợp pháp trong lãnh thổ của một nước đều có quyền tự do
đi lại và lựa chọn nơi cư trú trong phạm vi lãnh thổ đó.
2. Mỗi người đều có quyền tự do rời khỏi bất kỳ nước nào, kể cả đất nước của
chính người đó.
3. Khơng được hạn chế những quyền trên đây, trừ những hạn chế do luật định
do cần thiết để bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức xã
hội hoặc các quyền và tự do của người khác và phải phù hợp với những quyền khác
được Công ước này công nhận.
4. Không một ai bị tước đoạt một cách độc đoán quyền trở về đất nước của
người đó”.
Mặc dù quyền tự do đi lại và cư trú đã được ghi nhận trong các văn kiện pháp lý
quốc tế nhưng khó có thể tìm thấy một định nghĩa đầy đủ về quyền này. Một số định
nghĩa sau mới chỉ khái quát về nhân quyền này.
Theo “Từ điển Luật học”2 thì “Quyền tự do cư trú và đi lại trong
nước và ngoài nước là một trong những quyền cơ bản của công dân đã
được quy định tại Điều 68 Hiến pháp 1992. Quyền tự do cư trú và đi lại
trong nước và ngoài nước được thể hiện ở chỗ cơng dân có quyền lựa chọn
nơi ở, làm việc, an hưởng tuổi già trong phạm vi lãnh thổ của Tổ quốc,
được đi lại trong nước và ra nước ngoài với mục đích học tập, thăm viếng,
sinh sống, đồn tụ gia đình. Quyền tự do cư trú, đi lại trong nước và quyền
đi ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước được Nhà nước tạo điều kiện dễ
dàng thực thi và bảo đảm thực thi quyền đó trừ những vùng, những nơi,
những nước có sự hạn chế của pháp luật như khu vực biên giới, khu vực
quân sự, khu vực an ninh hoặc nước đang có quan hệ thù địch, nơi đang có
bệnh dịch truyền nhiễm…”.
2


Từ điển Luật học, Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội (1999), tr. 417.


15

Theo tác giả Nguyễn Mạnh Hùng trong “Thuật ngữ pháp lý”3 thì “Quyền tự do
đi lại, tự do cư trú là một quyền được Hiến pháp quy định và là một quyền dân sự gắn
liền với mỗi cá nhân”.
Hiện nay chưa có một định nghĩa chính xác nào về quyền tự do đi lại và cư trú.
Qua nghiên cứu tác giả cho rằng, quyền tự do đi lại và cư trú là quyền nhân thân của
cá nhân không thể bị tước đoạt hay chuyển nhượng được xác lập và bảo đảm thực hiện
bằng pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia.
1.1.2 Đặc điểm quyền tự do đi lại và cƣ trú trong pháp luật quốc tế
Quyền tự do đi lại và cư trú là một quyền trong nhóm những quyền tự do cá
nhân, được xếp vào nhóm các quyền dân sự. Do đó, ngồi những đặc điểm của quyền
con người thì quyền tự do đi lại và cư trú có những đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, đây là quyền nhân thân của cá nhân không thể bị tước đoạt hay
chuyển nhượng. Một cá nhân từ khi sinh ra đã có quyền tự do đi lại và cư trú, quyền
này cũng gắn liền và tồn tại theo quá trình phát triển của mỗi cá nhân, nó chỉ mất đi khi
cá nhân chết đi. Quyền tự do đi lại và cư trú là nền tảng cơ bản để cá nhân thực hiện
các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của mình. Mỗi cá nhân là thành
viên của cộng đồng nhân loại có thể sử dụng quyền tự do đi lại và cư trú để lựa chọn
bất kỳ nơi nào trên lãnh thổ quốc gia để cư trú, làm ăn, sinh sống, lao động, học tập.
Bên cạnh đó, cá nhân cũng có quyền tự do đi lại bất kỳ nơi nào trên lãnh thổ quốc gia,
được quyền tự do xuất cảnh cũng như được quyền tự do nhập cảnh trở về nước mình.
Thứ hai, quyền tự do đi lại và cư trú được đảm bảo bằng pháp luật quốc tế và
pháp luật quốc gia. Trong đó, pháp luật quốc tế sẽ ghi nhận những nguyên tắc chung,
mang tính chuẩn mực cịn pháp luật quốc gia sẽ quy định cụ thể và bảo đảm thực hiện
quyền này cho mỗi cá nhân trên cơ sở “nội luật hóa” các quy định của pháp luật quốc
tế.


3

Nguyễn Mạnh Hùng (2011), “Thuật ngữ pháp lý”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 366.


16

Thứ ba, quyền tự do đi lại và cư trú đặt ra nghĩa vụ phải tôn trọng từ các chủ thể
khác. Bởi lẽ, sự vi phạm quyền này có thể xuất phát từ hành vi của cá nhân, tổ chức, cơ
quan nhà nước… Vì vậy, mỗi chủ thể phải có ý thức tôn trọng quyền tự do đi lại và cư
trú của chủ thể khác.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, quyền tự do đi lại và cư trú không phải là quyền tự
do cá nhân tuyệt đối, vượt quá những ràng buộc của điều kiện khách quan mà nó phải
phụ thuộc vào tình hình an ninh của quốc gia, trật tự công cộng, sức khỏe, đạo đức xã
hội và các quyền và tự do của người khác. Vì “tự do phải trong khuôn khổ, trong giới
hạn cho phép của luật pháp, trong sự phù hợp giữa lợi ích cá nhân với cá nhân, giữa cá
nhân với cộng đồng”4.
Do đó, quyền tự do đi lại và cư trú có thể bị hạn chế trong trường hợp “luật định
do cần thiết để bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức xã
hội hoặc các quyền và tự do của người khác và phải phù hợp với những quyền khác
được ICPPR công nhận”5. Quy định trên cho phép các quốc gia có thể đặt ra những
giới hạn nhất định về quyền tự do đi lại, tuy nhiên, những giới hạn đặt ra không được
làm vô hiệu nguyên tắc tự do đi lại6.
Trong bối cảnh khẩn cấp7 quốc gia có thể áp dụng những biện pháp hạn chế
quyền tự do đi lại và cư trú. Về bản chất, các biện pháp trên là sự tạm đình chỉ thực
hiện quyền tự do đi lại và cư trú trong một thời gian nhất định. Những biện pháp cụ thể
thường được các quốc gia áp dụng bao gồm: lệnh giới nghiêm; cấm đi lại, ra vào một
khu vực hoặc xuất, nhập cảnh (với một số cá nhân hay nhóm)…
Một quốc gia không thể tùy tiện áp dụng các biện pháp nhằm hạn chế quyền tự

do đi lại và cư trú. Trước khi áp dụng các biện pháp khẩn cấp thì quốc gia phải đảm
4

Trung tâm nghiên cứu Quyền con người – Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (1997), “Một số vấn đề về
Quyền dân sự và chính trị”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 113.
5
Khoản 3 Điều 12 ICCPR.
6
Khoa Luật Đại Học Quốc Gia Hà Nội (2009), “Giáo trình Lý luận và Pháp luật về quyền con người”, Nxb
Chính trị quốc gia, tr. 218.
7
Khoản 1 Điều 4 ICCPR.


17

bảo hai điều kiện8: tình hình phải là tình trạng khẩn cấp được biết đến mà đe dọa đến
vận mệnh của dân tộc; nước thành viên phải tuyên bố chính thức về tình trạng khẩn
cấp.
Tiêu chí để đánh giá tính phù hợp của việc tạm đình chỉ quyền tự do đi lại và cư
trú được tập hợp trong “Các nguyên tắc Siracusa về các điều khoản giới hạn và hạn chế
quyền trong ICCPR”. Có thể tóm tắt nội dung như sau: thứ nhất, các biện pháp áp dụng
phải mang tính chất bắt buộc như là phương thức cuối cùng và việc áp dụng chỉ mang
tính chất tạm thời, chỉ trong thời gian quốc gia bị đe dọa. Thứ hai, việc áp dụng các
biện pháp đó khơng làm ảnh hưởng đến việc thực hiện các quyền con người khác, đặc
biệt là các quyền không thể bị hạn chế áp dụng; thậm chí trong khi áp dụng các biện
pháp đó cần phải tăng cường bảo vệ các quyền không bị hạn chế áp dụng. Thứ ba, chỉ
áp dụng khi có mối đe dọa thực sự và cấp thiết với quốc gia; mối đe dọa đó phải tác
động đến tồn bộ quốc gia và thực sự ảnh hưởng đến đời sống bình thường của dân
chúng mà việc áp dụng các biện pháp khắc phục bình thường khơng mang lại kết quả.

Thứ tư, các quốc gia khi quyết định tạm đình chỉ thực hiện quyền phải thông báo cho
các quốc gia thành viên ICCPR thơng qua Tổng thư ký Liên hợp quốc, trong đó nêu rõ
những biện pháp cụ thể đã áp dụng và thời gian dự định sẽ chấm dứt các biện pháp đó.
Ngồi ra, những hạn chế mà các quốc gia đặt ra phải khơng nhằm mục đích hủy
bỏ hoặc giới hạn bất kỳ quyền và tự do khác9, phải có sự tương thích giữa sự hạn chế
và quyền có liên quan, giữa quy phạm và loại trừ; những hạn chế phải tương xứng với
lợi ích được bảo vệ và nguyên tắc tương xứng này cần được tuân thủ bởi cả các cơ
quan lập pháp lẫn các cơ quan tư pháp và hành pháp.
Một số hạn chế bị coi là khơng thích đáng bao gồm: (i) Không cho phép một
người ra nước ngồi vì cho rằng người này nắm giữ “các bí mật của nhà
nước”; (ii) Ngăn cản một cá nhân đi lại trong nước với lý do khơng có giấy
8

Viện nghiên cứu quyền con người (2008), “Bình luận và khuyến nghị chung của các ủy ban công ước thuộc
Liên Hợp quốc về quyền con người”, Nxb Công an nhân dân, tr. 379.
9
Điều 5 ICCPR.


18

phép cụ thể; (iii) Đòi hỏi cá nhân phải xin phép và được sự chấp nhận của
cơ quan có thẩm quyền mới được thay đổi nơi cư trú; (iv) Những địi hỏi
đặc biệt để có thể được cấp hộ chiếu; (v) Địi hỏi phải có bảo lãnh từ những
thành viên khác trong gia đình mới được xuất cảnh; (vi) Địi hỏi phải mơ tả
chính xác về lộ trình đi lại; (vii) Trì hỗn trong việc cấp các giấy tờ đi lại;
(viii) Áp đặt những hạn chế đối với các thành viên gia đình trong việc đi lại
với nhau; (ix) Đưa ra những đòi hỏi về phải cam kết trở lại hoặc phải mua
vé khứ hồi, về việc phải có giấy mời từ nước đến hoặc từ người thân đang
sống ở đó; (x) Gây ra những phiền nhiễu với người nộp đơn xin xuất cảnh,

ví dụ như: sự đe dọa xâm hại thân thể, bắt giữ, mất việc làm hay không cho
con cái học trung học hay đại học; (xi) Từ chối cấp hộ chiếu vì cho rằng
người nộp đơn gây hại cho thanh danh của đất nước...
Những hạn chế được coi là thích đáng có thể bao gồm: (i) Giới hạn việc đi
vào những khu vực quân sự vì lý do an ninh quốc gia; (ii) Những giới hạn
về quyền tự do cư trú ở những nơi có cộng đồng thiểu số hoặc bản xứ sinh
sống... Tuy nhiên, cần lưu ý là kể cả khi những hạn chế đưa ra được coi là
thích đáng thì vẫn cịn một khía cạnh nữa phải tuân thủ, đó là việc áp dụng
những hạn chế đó phải phù hợp với những quyền khác được ghi nhận trong
ICCPR và với những nguyên tắc cơ bản về bình đẳng và khơng phân biệt
đối xử. Bởi vậy, sẽ bị coi là vi phạm ICCPR nếu việc hạn chế xuất phát từ
sự phân biệt đối xử về chủng tộc, giới tính, sắc tộc, ngơn ngữ, tơn giáo, quan
điểm chính trị hay quan điểm khác, nguồn gốc dân tộc hay xã hội, sở hữu,
nguồn gốc xuất thân hay địa vị khác (ví dụ: việc áp dụng các biện pháp ngăn
cản phụ nữ được tự do đi lại hay rời khỏi đất nước bằng cách địi hỏi họ
phải có sự đồng ý hoặc có chồng đi cùng là vi phạm Điều 12)10.

10

Xem Khoa Luật Đại Học Quốc Gia Hà Nội (2009), chú thích số 6, tr. 221 – 222.


19

1.1.3 Chủ thể của quyền tự do đi lại và cƣ trú trong pháp luật quốc tế
1.1.3.1 Chủ thể trao quyền
Quyền tự do đi lại và cư trú là một quyền tự nhiên, vốn có của mỗi cá nhân.
Song, đó chỉ là quyền tự nhiên chứ chưa phải là quyền trong xã hội. Để đạt được cái
gọi là quyền, cần yếu tố quyết định đó là được một Nhà nước cụ thể trao cho cá nhân
quyền này.

Nhà nước, thông qua pháp luật (trên cơ sở phù hợp với pháp luật quốc tế) ghi
nhận và cụ thể hóa quyền tự do đi lại và cư trú cho công dân, người nước ngồi, người
khơng có quốc tịch đang sinh sống, cư trú trên lãnh thổ của mình. Khi được Nhà nước
ghi nhận quyền tự do đi lại và cư trú trong đạo luật cơ bản nhất – Hiến pháp và trong
các văn bản quy phạm pháp luật thì cá nhân đã có sự đảm bảo vững chắc, hành lang
pháp lý hữu hiệu khi thực hiện quyền này.
Bên cạnh đó, Nhà nước phải có nghĩa vụ tơn trọng quyền tự do đi lại và cư trú
của mỗi cá nhân. Nghĩa vụ này đòi hỏi mỗi Nhà nước phải kiềm chế không can thiệp,
kể cả trực tiếp hay gián tiếp vào việc hưởng thụ quyền tự do đi lại và cư trú đã được
ghi nhận trong pháp luật.
Đồng thời, Nhà nước còn bảo vệ quyền tự do đi lại và cư trú bằng việc chủ động
đưa ra những biện pháp và xây dựng những cơ chế phòng ngừa, xử lý những hành vi vi
phạm quyền tự do đi lại và cư trú từ các bên thứ ba.
Ngoài ra, Nhà nước đảm bảo thực hiện quyền tự do đi lại và cư trú của công
dân, người nước ngồi, người khơng có quốc tịch đang sinh sống, cư trú trên lãnh thổ
của mình thơng qua việc đề ra những biện pháp, kế hoạch, chương trình cụ thể nhằm
hỗ trợ công dân hưởng thụ quyền tự do đi lại và cư trú một cách đầy đủ nhất.
1.1.3.2 Chủ thể hƣởng quyền
Quyền tự do đi lại và cư trú là quyền của cá nhân nên chủ thể hưởng quyền cũng
là cá nhân. Các cá nhân này bao gồm cơng dân và người nước ngồi (bao gồm người
có quốc tịch nước ngồi và người khơng có quốc tịch).


20

Công dân: là người mang quốc tịch của quốc gia nơi người đó đang sinh sống
và cư trú.
Ngƣời nƣớc ngồi: là người khơng có quốc tịch của quốc gia mà mình đang
sinh sống và cư trú. Bao gồm: người có quốc tịch nước ngồi và người khơng có quốc
tịch.

Đối với chủ thể là người nước ngoài được chia thành hai loại: Người nước ngồi
thơng thường và người nước ngồi đặc biệt.
Người nước ngồi thơng thường là những người đang cư trú hoặc hiện diện
hợp pháp tại một quốc gia theo quy định pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia sở tại:
những người di cư, tham quan, du lịch, học tập và làm việc tại nước ngoài. Người dân
di cư là chủ thể chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi quyền tự do đi lại và cư trú vì nếu họ
không được phép nhập cư vào một quốc gia hoặc Chính phủ theo một cách nào đó hạn
chế việc đi lại và cư trú của họ, điều đó đã vi phạm quyền về tự do đi lại của họ11.
Những người di cư vì lý do kinh tế: họ rời khỏi quê hương để tìm kiếm một mức sống
cao hơn, điều này có thể làm gia tăng cơ hội việc làm và giáo dục. Trong trường hợp
này một số nước sẽ đặt ra lệnh cấm đối với những người muốn di cư để hạn chế tình
trạng “chảy máu chất xám”, một tình huống bắt đầu xảy ra ở những nước kém phát
triển nơi mà các chuyên gia có học thức bắt đầu đi đến những nước mà họ có cơ hội tạo
ra cuộc sống tốt hơn cho bản thân và gia đình. Nếu những hạn chế được thiết lập thì
khơng chỉ quyền tự do đi lại bị hạn chế mà khả năng cung cấp một đời sống tốt hơn
cho gia đình cũng bị vi phạm12. Sinh viên cũng đối mặt với sự đe dọa vi phạm quyền
được hưởng một nền giáo dục nếu quyền tự do đi lại bị xóa bỏ. Nhiều quốc gia lo ngại
về việc “chảy máu chất xám” lo rằng những sinh viên này sẽ không trở về nước sau khi

11
12

(truy cập ngày 25/4/2012).
(truy cập ngày 25/4/2012).


21

học xong. Sự từ chối cấp thị thực là sự vi phạm hiển nhiên UDHR và những Công ước
khác13.

Người nước ngoài đặc biệt là những người xin tị nạn (tỵ nạn) (hay cịn gọi là cư
trú chính trị).
Người tị nạn là người đang ở bên ngoài quốc gia mà người đó mang
quốc tịch do có cơ sở để lo sợ rằng sẽ bị ngược đãi vì lý do chủng tộc, tơn
giáo, quốc tịch, vì là thành viên của một nhóm xã hội đặc biệt hoặc vì lý do
chính kiến mà người đó khơng thể hay khơng muốn trở về quốc gia mình có
quốc tịch hoặc nhận sự bảo hộ của quốc gia đó; hoặc là người khơng có
quốc tịch và đang ở bên ngoài quốc gia thường trú trước đây, vì sự lo ngại
như trên nên khơng muốn trở về quốc gia thường trú trước đây nữa14.
Trong quá trình tìm kiếm nơi trú ẩn, ngày càng có nhiều người tị nạn phải đối
mặt với những biện pháp hạn chế, không cho phép họ có thể tiếp cận với những lãnh
thổ an tồn15. Điều đó hiển nhiên vi phạm quyền tự do cư trú của họ.
1.2

Cơ sở pháp lý và nội dung của quyền tự do đi lại và cƣ trú trong pháp luật

quốc tế
1.2.1 Cơ sở pháp lý của quyền tự do đi lại và cƣ trú trong pháp luật quốc tế
Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948 (Universal Declaration of Human
Rights 1948) là văn kiện quốc tế đầu tiên đã ghi nhận quyền tự do đi lại và cư trú. Tuy
nhiên, UDHR chỉ là kiến nghị của Đại hội đồng Liên hợp quốc, là “mục tiêu chung cho
tất cả các dân tộc và các quốc gia phấn đấu đạt tới”16, mà khơng có giá trị pháp lý
ràng buộc như các điều ước quốc tế.
Dựa trên nền tảng của UDHR một số Công ước quốc tế đã ghi nhận quyền tự do
đi lại và cư trú. Công ước về vị thế của người tị nạn năm 1951 (Convention Relating to
13

(truy cập ngày 25/4/2012).
Đỗ Hịa Bình – Phạm Thị Thu Hương – Lê Đức Hạnh (2009), “Thuật ngữ pháp luật quốc tế” (Sách tham
khảo), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 266.

15
Xem Viện nghiên cứu quyền con người (2008), chú thích số 8, tr. 379.
16
Lời nói đầu UDHR.
14


22

the Status of Refugees 1951) đã dành ra một điều khoản riêng biệt để quy định cho
người tị nạn cư trú hợp pháp trên lãnh thổ quốc gia là thành viên của Công ước “quyền
lựa chọn nơi cư trú và quyền tự do đi lại trong lãnh thổ nước mình; phù hợp với các
quy định áp dụng cho người nước ngồi nói chung, trong cùng hồn cảnh” (Điều 26).
Cơng ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc năm 1965
(International Convention on the Elimination of All Forms of Racial Discrimination
1965) không dành riêng một điều luật cụ thể mà quy định trong một phần của Điều 5:
mọi người đều có quyền tự do thay đổi chỗ ở trong phạm vi một nước; quyền được đi
ra khỏi bất cứ nước nào, kể cả nước mình và quay trở lại nước mình.
Cơng ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 (International
Covenant on Civil and Political Rights 1966) ra đời đã quy định cụ thể nghĩa vụ của
các quốc gia phải thực hiện quyền tự do đi lại và cư trú bằng nhiều biện pháp trong đó
có biện pháp pháp luật. Bên cạnh đó, nội dung của quyền tự do đi lại và cư trú cũng
được quy định cụ thể hơn: “Bất cứ ai cư trú hợp pháp trong lãnh thổ của một nước đều
có quyền tự do đi lại và lựa chọn nơi cư trú trong phạm vi lãnh thổ đó; mỗi người đều
có quyền tự do rời khỏi bất kỳ nước nào, kể cả đất nước của chính người đó”; hai
quyền trên có thể bị hạn chế trong một số trường hợp nhất định; “không một ai bị tước
đoạt một cách độc đốn quyền trở về đất nước của người đó” (Điều 12). Ngồi ra,
Cơng ước cịn đề cập đến mối quan hệ giữa người nước ngoài với quyền tự do đi lại và
cư trú “Một người nước ngoài cư trú hợp pháp trên lãnh thổ một quốc gia thành viên
của ICCPR chỉ có thể bị trục xuất17 khỏi nước đó theo quyết định phù hợp với pháp

luật, trừ trường hợp khác do yêu cầu cấp thiết về an ninh quốc gia; người bị trục xuất
được phép đệ trình những lý lẽ phản đối việc trục xuất và được yêu cầu xem xét lại
trường hợp của mình và được đại diện khi trường hợp của mình được xem xét lại bởi

17

Trục xuất là việc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền buộc người nước ngồi hoặc người khơng có quốc tịch đã
vi phạm pháp luật hay can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia rời khỏi quốc gia đó (như một chế tài hành
chính hoặc hình sự). Xem Đỗ Hịa Bình – Phạm Thị Thu Hương – Lê Đức Hạnh (2009), chú thích số 14, tr. 388.


23

nhà chức trách có thẩm quyền, hoặc một người hoặc những người do nhà chức trách có
thẩm quyền đặc biệt cử ra” (Điều 13).
Sau khi UDHR ra đời thì ICCPR cũng được xem một cột mốc quan trọng trong
việc ghi nhận quyền tự do đi lại và cư trú trong pháp luật quốc tế. Hàng loạt Công ước,
Tuyên ngôn ra đời sau ICCPR đã ghi nhận nội dung quyền tự do đi lại và cư trú được
quy định trong UDHR, ICCPR như một nhân quyền cơ bản.
Cơng ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ năm 1979
(Convention on the Elimination of All Forms of Discrimination Against Women 1979)
đã quy định mỗi quốc gia là thành viên của Công ước “phải đảm bảo cho nam và nữ
những quyền như nhau về mặt pháp luật liên quan đến việc đi lại và tự do lựa chọn nơi
cư trú và chỗ ở của họ” (Khoản 4 Điều 15).
Tuyên ngôn về Nhân quyền của các cá nhân không phải là công dân của quốc
gia mà họ đang sống năm 1985 (Declaration on the Human Rights of Individuals Who
are not Nationals of the Country in which They Live 1985) đã thiết lập các quyền cơ
bản của người di cư, tị nạn và những người khác không phải là công dân của đất nước
mà họ cư trú. Tuyên ngôn quy định rằng khơng có hạn chế nào có thể được đặt lên
quyền tự do đi lại của những người không phải là công dân. Họ không thể bị buộc phải

rời khỏi đất nước cũng như không thể bị ngăn chặn việc đi lại và chọn một nơi cư trú
trong phạm vi biên giới của quốc gia mà họ đang cư ngụ (Điều 5).
Công ước của Liên Hợp quốc về quyền trẻ em năm 1989 (Convention on the
Rights of the Child 1989) quy định “các quốc gia thành viên phải tôn trọng quyền của
trẻ em, của cha mẹ được rời đến bất cứ nơi nào, kể cả chính nước của họ và quyền
nhập cảnh vào nước họ”; quyền được rời đến bất kỳ nước nào sẽ chỉ bị một số hạn chế
nhất định (Khoản 2 Điều 10).
Công ước quốc tế về bảo vệ quyền của tất cả lao động di trú và thành viên của
gia đình họ năm 1990 (International Convention on the Protection of the Rights of all
Migrants Workers and Members of Their Families 1990) đã ghi nhận đầy đủ và cụ thể


24

hóa nội dung của quyền tự do đi lại và cư trú theo quy định tại UDHR. Theo quy định
của Công ước: người lao động di trú và thành viên gia đình họ được tự do rời khỏi bất
kỳ quốc gia nào, kể cả quốc gia xuất xứ của họ; họ có quyền tự do đi lại trong lãnh thổ
của quốc gia nơi có việc làm và tự do lựa chọn nơi cư trú của mình ở đó, những quyền
này bị hạn chế trong một số trường hợp nhất định; ngồi ra họ cịn có quyền trở về
hoặc ở lại nước xuất xứ của họ vào mọi thời điểm (Điều 8, Điều 39).
Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật năm 2006 (Convention on the
Rights of Persons with Disabilities 2006) quy định các quốc gia thành viên công nhận
người khuyết tật có quyền tự do đi lại, tự do lựa chọn nơi sinh sống trên cơ sở bình
đẳng với những người khác; họ được tự do rời khỏi bất cứ quốc gia nào, bao gồm đất
nước của họ; họ không bị tước đi, một cách tùy tiện hay với lý do bị khuyết tật, quyền
trở về đất nước (Điều 18).
Bên cạnh những Tuyên ngôn, Công ước quốc tế áp dụng chung cho cả cộng
đồng nhân loại thì mỗi châu lục tùy theo điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội tại châu lục
mình đã có những văn kiện pháp lý riêng để quy định về quyền tự do đi lại và cư trú.
Tại Ả Rập: Hiến chương Ả rập về quyền con người năm 1994 (Arab Charter on

Human Rights 1994) đã xác định rằng cơng dân phải có quyền tự do lựa chọn nơi cư
trú trên lãnh thổ đất nước và ngồi ra họ có quyền di chuyển từ vùng lãnh thổ này sang
vùng lãnh thổ khác và được phép trở lại đất nước họ xuất xứ hoặc mang quốc tịch nếu
họ lựa chọn (Điều 20, 21, 22, 23, 24).
Các quốc gia Châu Phi đã ghi nhận quyền tự do đi lại và cư trú trong một số
văn kiện pháp lý như: Hiến chương Châu Phi về quyền con người và quyền của các
dân tộc năm 1981(African Charter on Human and Peoples’ Rights 1981) quy định mỗi
cá nhân có quyền tự do đi lại và cư trú trong phạm vi biên giới một quốc gia miễn là cá
nhân tn thủ luật pháp; ngồi ra, cá nhân cũng có quyền rời khỏi một nước kể cả nước
mình và trở về đất nước của cá nhân đó ngoại trừ một số trường hợp luật định; mỗi cá
nhân có quyền xin tị nạn tại một quốc gia khác và những công dân bất hợp pháp chỉ có


25

thể bị trục xuất khỏi một quốc gia theo quy định của pháp luật liên bang; Hiến chương
cũng ngăn cấm sự trục xuất một nhóm người (Điều 12).
Hiến chương Châu Phi về quyền và phúc lợi của trẻ em năm 1990 (African
Charter on the Rights and Welfare on the Child 1990) không quy định quyền tự do cư
trú mà chỉ quy định về quyền tự do đi lại: “Các nước thành viên phải sử dụng những tài
nguyên sẵn có để đảm bảo sự thuận tiện và tự do đi lại và quyền tiếp cận những đường
quốc lộ và các địa điểm giao thông công cộng cho trẻ em thiểu năng trí tuệ hoặc thể
chất” (Khoản 3 Điều 13).
Tun ngơn Kampala về Tự do trí tuệ và trách nhiệm xã hội năm 1990
(Kampala Declaration on Intellectual Freedom and Social Responsibility 1990) quy
định tất cả trí thức có quyền tự do đi lại trong nước nguyên xứ hoặc nước mang quốc
tịch và cũng có quyền đi qua biên giới mà khơng có hạn chế nào dựa vào niềm tin và
hoạt động trí tuệ của người này (Điều 4).
Ở Liên minh Châu Âu, quyền tự do đi lại và cư trú được ghi nhận tại các văn
kiện pháp lý cơ bản như:

Hiệp định tự do đi lại (Hiệp ước Schengen – Schengen Agreement). Thuật ngữ
Hiệp ước Schengen được sử dụng cho hai Hiệp ước được ký kết giữa các quốc gia
Châu Âu năm 1985 và năm 1990 để bãi bỏ việc kiểm soát biên giới một cách có hệ
thống giữa các quốc gia thành viên. Tháng 6/1985 bảy nước ở Châu Âu đã ký Hiệp ước
Schengen để kết thúc việc kiểm soát biên giới và kiểm sốt nội bộ18. Sau đó, nhiều
quốc gia đã tham gia vào Hiệp ước. Hiện nay có 25 quốc gia là thành viên của Hiệp
ước, trong đó 22 quốc gia là thành viên của Liên minh Châu Âu và 3 quốc gia không
phải là thành viên của Liên minh Châu Âu là Iceland, Na Uy và Thụy Sỹ.
Hiệp ước Schengen 14/6/1985. Tháng 7/1984 Pháp và Đức đã ký một Hiệp ước
tại Saarbrucken để bãi bỏ sự kiểm soát biên giới. Vào tháng 10/1984 Bỉ, Luxembourg
và Hà Lan đang tham gia Hiệp ước này. Năm thành viên “Schengen” ban đầu này sau
18

(truy cập ngày 10/6/2012).


×