Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Thủ tục đầu tư thành lập tổ chức kinh tế của nhà đầu tư nước ngoài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.28 MB, 64 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

PHẠM ANH PHƯƠNG

THỦ TỤC ĐẦU TƯ THÀNH LẬP
TỔ CHỨC KINH TẾ CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH LUẬT KINH TẾ
ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

THỦ TỤC ĐẦU TƯ THÀNH LẬP
TỔ CHỨC KINH TẾ CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

Chuyên ngành: Luật Kinh Tế
Định hướng ứng dụng
Mã số: 60380107

Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Hoàng Nga
Học viên: Phạm Anh Phương
Lớp: Cao học Luật Kinh tế - Khóa 23

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2019



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ với đề tài “Thủ tục đầu tư thành lập tổ
chức kinh tế của nhà đầu tư nước ngồi” là cơng trình nghiên cứu do riêng tơi
thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Tiến sĩ Trần Hoàng Nga. Nội dung của
luận văn được nghiên cứu và soạn thảo một cách độc lập, không sao chép bất kỳ
luận án, luận văn hay các loại văn bản tương tự khác. Tất cả những nội dung tham
khảo, kế thừa đều được trích dẫn và tham chiếu một cách đầy đủ. Các dữ liệu và
thơng tin trong luận văn hồn tồn trung thực.
Tơi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về các cam đoan nêu trên của mình.
Tác giả luận văn

Phạm Anh Phương


BẢNG DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Từ/Cụm từ đầy đủ

1.

CQNN

Cơ quan nhà nước

2.

CTĐT


Chủ trương đầu tư

3.

ĐKĐT

Đăng ký đầu tư

4.

ĐKKD

Đăng ký kinh doanh

5.

GCNĐKDN

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

6.

GCNĐKĐT

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

7.

HTX


Hợp tác xã

8.

KCN, KCX

9.

Luật DN 2014

STT

10. Luật ĐT 2014

Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ
cao, khu kinh tế
Luật Doanh nghiệp (Luật số 68/2014/QH13)
ngày 26/11/2014
Luật Đầu tư (Luật số 67/2014/QH13) ngày
26/11/2014

11. NĐTNN

Nhà đầu tư nước ngoài

12. Nghị định 118

Nghị định số 118/2015/NĐ-CP

13. Nghị định 78


Nghị định số 78/2015/NĐ-CP

14. SKHĐT

Sở Kế hoạch và Đầu tư

15. TCKT

Tổ chức kinh tế

16. UBND cấp tỉnh

Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh

17. USD

Đô la Mỹ

18. VNĐ

Đồng Việt Nam


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
CHƯƠNG 1. THỦ TỤC QUYẾT ĐỊNH CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ ...................8
1.1. Quy định của pháp luật về thủ tục quyết định chủ trương đầu tư ............9
1.2. Vướng mắc trong thực tiễn thực hiện việc quyết định chủ trương đầu tư
................................................................................................................................10

1.2.1. Việc chưa có quy định cụ thể về khái niệm, bản chất và mục đích của việc
quyết định chủ trương đầu tư .............................................................................10
1.2.2. Việc quyết định chủ trương đầu tư đối với dự án của nhà đầu tư nước
ngoài trong lĩnh vực kinh doanh vận tải biển và khoa học và công nghệ..........11
1.2.3. Về dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài tại đảo và xã, phường, thị
trấn biên giới, ven biển và khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phịng, an ninh
............................................................................................................................13
1.3. Một số kiến nghị ............................................................................................14
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................15
CHƯƠNG 2. THỦ TỤC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ ĐẦU TƯ ...16
2.1. Quy định của pháp luật về thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
................................................................................................................................16
2.2. Vướng mắc trong thực tiễn thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng
ký đầu tư ...............................................................................................................18
2.2.1. Vấn đề về địa điểm thực hiện dự án đầu tư ..............................................18
2.2.2. Vấn đề về vốn đầu tư ................................................................................22
2.2.3. Về thời hạn cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ quản lý ngành cho ý kiến
cho những ngành, phân ngành dịch vụ chưa cam kết hoặc không được quy định
tại điều ước quốc tế về đầu tư mà pháp luật Việt Nam chưa có quy định về điều
kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài ........................................................24
2.3. Một số kiến nghị ............................................................................................25
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................29
CHƯƠNG 3. THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP TỔ CHỨC KINH TẾ .......30
3.1. Quy định của pháp luật về thủ tục đăng ký thành lập TCKT có vốn đầu
tư nước ngoài ........................................................................................................30
3.2. Một số vướng mắc trong thực tiễn áp dụng các quy định về trình tự, thủ
tục ĐKKD .............................................................................................................33


3.2.1. Việc chưa có quy định cụ thể về thời hạn thành lập TCKT sau khi được

cấp GCNĐKĐT ..................................................................................................33
3.2.2. Vấn đề về định giá các tài sản góp vốn bằng giá trị quyền sở hữu trí tuệ,
bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam 35
3.3. Một số kiến nghị ............................................................................................37
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................................39
KẾT LUẬN ..............................................................................................................40
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Qua chặng đường hơn 30 năm kể từ khi ban hành Luật Đầu tư nước ngoài tại
Việt Nam (Luật số 4-HĐNN8) ngày 29/12/1987, với các chủ trương, chính sách hỗ
trợ nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), khu vực kinh tế có
vốn FDI đã từng bước phát triển và trở thành một bộ phận quan trọng, thúc đẩy sự
phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Tính đến ngày 20/9/2019, cả nước có 2.759 dự
án mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, tổng vốn đăng ký cấp mới là
10,97 tỷ USD. Tính lũy kế đến ngày 20/09/2019, cả nước có 29.854 dự án cịn hiệu
lực với tổng vốn đăng ký là 357,65 tỷ USD, trong đó, vốn thực hiện lũy kế của các
dự án FDI ước đạt gần 206 tỷ USD, bằng 57,6% tổng vốn đăng ký còn hiệu lực1.
Trên đà phát triển, Nghị quyết số 50-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày
20/08/2019 về định hướng hồn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu
quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030 đặt ra mục tiêu đạt được khoảng 150 –
200 tỉ USD (30 – 40 tỉ USD/năm) vốn đầu tư nước ngoài đăng ký trong giai đoạn
2021 – 2025 và cho giai đoạn 2026 – 2030 là khoảng 200 – 300 tỉ USD (40 – 50 tỉ
USD/năm)2. Bên cạnh việc đề ra mục tiêu về số vốn đầu tư nước ngoài đạt được,
quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước nêu tại Nghị quyết này là thu hút, hợp tác
đầu tư nước ngồi có chọn lọc, lấy chất lượng, hiệu quả, cơng nghệ và bảo vệ mơi

trường là tiêu chí đánh giá chủ yếu và ưu tiên các dự án có cơng nghệ tiên tiến, cơng
nghệ mới, cơng nghệ cao, cơng nghệ sạch, quản trị hiện đại, có giá trị gia tăng cao,
có tác động lan toả, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng tồn cầu3.
Theo Báo cáo Mơi trường Kinh doanh 2020 (Doing Business 2020) của
Nhóm Ngân hàng Thế giới (WB) vừa được công bố vào tháng 10 năm 2019, Việt
Nam xếp thứ 70 trên tổng số 190 nền kinh tế được đánh giá trong bảng xếp hạng về
môi trường kinh doanh (Ease of doing business ranking)4, và đã giảm 1 hạng so với
bảng xếp hạng năm 2019 mặc dù điểm số tăng từ 68,36 điểm lên 69,8 điểm; và cho

1

Bộ Kế hoạch và Đầu tư – Cục Đầu tư nước ngồi, “Tình hình thu hút Đầu tư nước ngoài 9 tháng năm 2019”,
/>10/10/2019.
2
Mục II.3 Nghị quyết số 50-NQ/TW.
3
Mục II.1 Nghị quyết số 50-NQ/TW.
4
World Bank Group, Doing Business 2020, “Economy Profile – Vietnam – Doing Business 2020”,
tr. 4, 05/11/2019.
World Bank Group, Doing Business 2020, “Comparing Business Regulation in 190 Economies”,
tr. 4, 05/11/2019.


2
năm 2019, Việt Nam xếp thứ 69 trên 190 nền kinh tế5, giảm 1 hạng so với năm
2018 mặc dù điểm số tăng từ 67.93 lên 68,36 điểm6.
Trong bối cảnh cuộc đua thu hút vốn đầu tư nước ngoài từ các nước trong
khu vực đang trở nên gay gắt, cũng như yêu cầu về hội nhập sâu rộng hơn với khu
vực và thế giới, để đạt được mục tiêu tổng quát đề ra tại Nghị quyết số 50-NQ/TW

là môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh thuộc nhóm ASEAN 4 trước năm
2021, thuộc nhóm ASEAN 3 trước năm 2030, các quy định của pháp luật liên quan
đến đầu tư, kinh doanh cần phải tiếp tục hoàn thiện nhằm tạo ra môi môi trường đầu
tư, kinh doanh thuận lợi hơn, minh bạch hơn, nâng cao khả năng cạnh tranh của
Việt Nam trong việc thu hút vốn FDI.
Đóng vai trị là các đạo luật quan trọng trong việc tạo lập môi trường đầu tư
kinh doanh của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và điều chỉnh việc tổ chức quản
lý và hoạt động của các doanh nghiệp tại Việt Nam, Luật Đầu tư (Luật số
67/2014/QH13), Luật Doanh nghiệp (Luật số 68/2014/QH13) ngày 26/11/2014 và
các văn bản hướng dẫn thi hành đã quy định các trình tự, thủ tục cần thiết để nhà
đầu tư nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam. Tuy nhiên,
bên cạnh kết quả đạt được như đã nêu, thực tiễn hơn 04 năm thi hành Luật Đầu tư
2014 và Luật Doanh nghiệp 2014 cho thấy các một số quy định về thủ tục đầu tư
thành lập tổ chức kinh tế của nhà đầu tư nước ngoài đã đã bộc lộ một số hạn chế,
trong số đó có quy trình, thủ tục cấp phép cho hoạt động của dự án của nhà đầu tư
nước ngồi. Đó cũng là lý do mà hiện nay Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chủ trì soạn
thảo dự thảo Luật Đầu tư (sửa đổi) (2019) và Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) (2019)
để trình Quốc hội Khóa XIV cho ý kiến trong kỳ họp thứ 8 và thông qua vào kỳ họp
thứ 9 theo Nghị quyết số 78/2019/QH14 của Quốc hội ngày 11/06/2019 về Chương
Trình Xây Dựng Luật, Pháp lệnh năm 2020, điều chỉnh chương trình xây dựng Xây
Dựng Luật, Pháp lệnh năm 20197.
Trước tình hình đó, trên cơ sở nghiên cứu các quy định hiện hành của pháp
luật Việt Nam kết hợp với thực tiễn giải quyết thủ tục đăng ký đầu tư và đăng ký
kinh doanh của nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế, tác giả
chọn đề tài “Thủ tục đầu tư thành lập tổ chức kinh tế của nhà đầu tư nước ngoài”
5

World Bank Group, Doing Business 2019, “Training for Reform”, />content/dam/doingBusiness/media/Annual-Reports/English/DB2019-report_web-version.pdf, tr. 5, 05/11/2019.
6
World Bank Group, Doing Business 2018, “Reforming to Create Jobs”, />content/dam/doingBusiness/media/Annual-Reports/English/DB2018-Full-Report.pdf, tr. 4, 05/11/2019.

7
Điểm a khoản 1 Điều 2 của Nghị quyết số 78/2019/QH14.


3
nhằm (i) tạo ra một nguồn tài liệu tham khảo cho sinh viên ngành luật, các luật gia,
các nhà đầu tư nước ngồi hay bất kỳ ai có nhu cầu nghiên cứu về nội dung này,
cũng như (ii) đề ra một số ý kiến pháp lý để đóng góp cho việc hoàn thiện dự thảo
Luật Đầu tư (sửa đổi) (2019) và Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) (2019) trong quá trình
Ủy ban Kinh tế phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan hữu quan rà
sốt, hồn thiện các dự án Luật để trình Quốc hội xem xét, thông qua vào kỳ họp
thứ 9 của Quốc hội Khóa XIV.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề về đầu tư thành lập tổ chức kinh tế của nhà đầu tư nước ngồi nói
chung được đề cập đến trong một số luận văn thạc sỹ luật học, các luận văn này đã
giải quyết được những vấn đề cụ thể như sau:
- Các luận văn thạc sỹ luật học: “Thủ tục đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt
Nam – Thực trạng và giải pháp” của tác giả Huỳnh Châu Phúc (2009) và “Những vấn
đề về cấp giấy chứng nhận đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài” của tác giả Nguyễn
Thị Lụa (2009) đã nghiên cứu, đưa ra cái nhìn tổng quan về hoạt động đầu tư và cấp
Giấy chứng nhận đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam theo quy định của
Luật Đầu tư (Luật số 59/2005/QH11) ngày 29/11/2005 và thực tiễn áp dụng các quy
định này trên thực tế, đồng thời phân tích hạn chế của quy phạm pháp luật về thủ tục
đầu tư đối với dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ở giai đoạn đăng ký đầu tư hoặc
thẩm tra đầu tư và đưa ra kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật.
- Luận văn thạc sỹ luật học: “Quyền thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngồi tại Việt Nam” của tác giả Bùi Thị Thúy Triều (2009) chủ yếu tập trung phân tích
về cơ sở lý luận cho việc thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy
định của Luật Đầu tư 2005 cũng như việc thực hiện quyền này theo quy định của pháp
luật Việt Nam và đưa ra kiến nghĩa để hoàn thiện quy định của pháp luật về quyền lựa

chọn lĩnh vực đầu tư, địa bàn thành lập, loại hình doanh nghiệp, hình thức và tỷ lệ góp
vốn, đối tác để thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi.
Mặc dù có sự tương đồng về phạm vi và đối tượng nghiên cứu, nhưng ba
luận văn nêu trên được thực hiện trong giai đoạn Luật Đầu tư 2005 có hiệu lực. Do
vậy, tác giả chủ yếu dựa vào các cơng trình này để có cơ sở lý luận nhằm hiểu thêm
về các quy định pháp luật trước đây.
Ngoài ra, cịn có luận văn thạc sỹ luật học: “Đăng ký thành lập doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngồi theo pháp luật hiện nay từ thực tiễn Đà Nẵng” của tác giả
Nguyễn Thị Như Quỳnh (2016) đã khái quát các quy đinh về thành lập doanh nghiệp


4
có vốn FDI và nêu ra các điểm hạn chế, bất cập trong việc áp dụng quy định trên từ
thực tiễn Đà Nẵng; tuy nhiên, các kiến nghị đưa ra cịn khá bao qt và chưa cụ thể.
Bên cạnh đó, một số khóa luận tốt nghiệp có những đóng góp rất hữu ích về
mặt lý luận, đưa ra cái nhìn tổng quan về hệ thống quy định của pháp luật Việt Nam
trong việc thành lập doanh nghiệp của nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của
Luật Đầu tư 2014 và Luật Doanh nghiệp 2014, tiêu biểu như: “Thủ tục đầu tư thành
lập tổ chức kinh tế để thực hiện dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài theo pháp
luật Việt Nam” của tác giả Nguyễn Duy Luân (2017) và “Việc thành lập doanh
nghiệp và góp vốn vào doanh nghiệp của nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của
pháp luật Việt Nam” của tác giả Nguyễn Như Khánh Quỳnh (2017).
Mặt khác, một thời gian sau khi Luật Đầu tư 2014 và Luật Doanh nghiệp
2014 có hiệu lực thi hành, đã có rất nhiều hội thảo lấy ý kiến doanh nghiệp hoàn
thiện pháp luật về đầu tư kinh doanh8. Tại những hội thảo này, các đại biểu tham dự
cũng đã đưa ra những ý kiến trao đổi đa chiều và đề xuất, kiến nghị hoàn thiện pháp
luật về đầu tư, kinh doanh để cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực
cạnh tranh quốc gia. Đồng thời, như đã đề cập tại Mục 1 bên trên, trong thời gian
gần đây Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đã tổ chức chủ trì soạn thảo dự thảo Luật Đầu
tư (sửa đổi) (năm 2019) và Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) (năm 2019). Hiện nay, dự

thảo Luật Đầu tư (sửa đổi) (năm 2019) trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 8,
Quốc hội khóa XIV, tháng 10/2019 đang được đăng tải trên trang thông tin điện tử
Dự thảo Online của Quốc hội để lấy ý kiến của người dân, chuyên gia và ghi nhận ý
kiến của Đại biểu Quốc hội9. Đây là nguồn thông tin vô cùng hữu ích cho tác giả
trong việc nghiên cứu và thực hiện đề tài.

8

Hội thảo: “Hệ thống pháp luật về đầu tư, kinh doanh: vướng mắc và kiến nghị” ngày 18/07/2016 do VCCI
phối hợp với Văn phịng Chính phủ tổ chức với sự hỗ trợ của Dự án tăng cường năng lực xây dựng pháp luật
cho Văn phịng Chính phủ (GIZ).
Hội thảo: “Luật sửa đổi, bổ sung các luật về đầu tư, kinh doanh” ngày 11/08/2016 do Viện Nghiên cứu
quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp với Dự án Quản trị Nhà nước nhằm tăng tưởng toàn diện (GIG)
của Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID).
Hội thảo: “Lấy ý kiến doanh nghiệp về dự thảo sửa đổi Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp” do Phòng
Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Vụ Pháp chế Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức
ngày 30/05/2019.
Hội thảo khoa học: “Góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư và Luật Doanh
nghiệp” ngày 17/7/2019 của Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.
Hội thảo: “Góp ý về dự thảo Luật đầu tư và Luật doanh nghiệp (sửa đổi)” do Tạp chí Nhà đầu tư và Tạp
chí điện tử Nhà Đầu tư tổ chức ngày 15/10/2019.
9
Bộ Kế hoạch và Đầu tư ,“Dự thảo Luật Đầu tư (sửa đổi) (năm 2019)”, />DuThao/Lists/DT_DUTHAO_LUAT/View_Detail.aspx?ItemID=1777&TabIndex=0, 02/11/2019.


5
Theo đó, trong phạm vi tra cứu thơng tin của tác giả, ở phạm vi luận văn thạc
sỹ luật học, chưa có cơng trình nghiên cứu nào đi sâu vào việc nghiên cứu, phân
tích các quy định của Luật Đầu tư 2014 và Luật Doanh nghiệp 2014 về thủ tục đầu
tư thành lập tổ chức kinh tế của nhà đầu tư nước ngoài, các vấn đề pháp lý phát sinh

trong thực tiễn áp dụng các quy định này và đưa ra các kiến nghị cụ thể.
3. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu này hướng đến hai mục đích chính như sau: một là, tập
trung nghiên cứu, phân tích các quy định của Luật Đầu tư 2014 và Luật Doanh
nghiệp 2014 về thủ tục đầu tư thành lập tổ chức kinh tế của nhà đầu tư nước ngoài;
hai là, phân tích, chỉ rõ một số vướng mắc trong thực tiễn áp dụng các quy định này
trên cơ sở phân tích một số vụ việc đã xảy ra, từ đó chỉ ra những điểm còn hạn chế
trong quy định của pháp luật và đề xuất các giải pháp pháp lý để góp phần hồn
thiện thủ tục hành chính trong quy trình đăng ký đầu tư và đăng ký kinh doanh.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thủ tục đầu tư thành lập tổ chức kinh tế
của nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam, mà chủ yếu là
trong phạm vi của Luật Đầu tư 2014 và Luật Doanh nghiệp 2014 và thực tiễn việc
áp dụng các quy định này. Trong đó, ba vấn đề chính mà tác giả nghiên cứu tương
ứng với ba chương của luận văn, cụ thể như sau:
Thứ nhất, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư được phân tích tại Chương 1
của luận văn. Để làm rõ, việc nghiên cứu về thủ tục quyết định chủ trương đầu tư
trong phạm vi của đề tài này tập trung trong việc xác định thế nào là việc quyết định
chủ trương đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các trường hợp quyết
định chủ trương đầu tư áp dụng riêng đối với nhà đầu tư nước ngồi mà khơng
nghiên cứu bao qt tất cả các trường hợp phải có quyết định chủ trương đầu tư từ
cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng như vấn đề về tính hợp lý trong việc phân
cấp thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư.
Thứ hai, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được đề cập tại
Chương 2. Đối với chương này, tác giả tập trung làm rõ các bất cập trong quy định
của pháp luật về thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mà khơng trình bày về
các nội dung mang tính kỹ thuật như quy trình khai trực tuyến hồ sơ xin cấp Giấy
chứng nhận đăng ký đầu tư và lấy mã khai trực tuyến trên Cổng thông tin quốc gia
về Đầu tư nước ngoài trước khi nộp bản gốc hồ sơ đến cho cơ quan đăng ký đầu tư



6
do nội dung này khơng mang tính cốt lõi và dễ thay đổi cũng như cơ quan nhà nước
có thẩm quyền cũng đã có hướng dẫn về việc sử dụng hệ thống trực tuyến10.
Thứ ba, thủ tục đăng ký kinh doanh được trình bày tại Chương 3. Tại chương
này, việc nghiên cứu được giới hạn cho đến khi dự án đầu tư thành lập tổ chức kinh
tế của nhà đầu tư nước ngoài được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mà sẽ
không đi sâu vào các thủ tục cần phải thực hiện sau khi được cấp giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh như các thủ tục về thuế hay lao động. Tương tự như tại Chương
2, tác giả không đề cập đến việc đăng ký doanh nghiệp trực tuyến trên Cổng thông
tin quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp11.
5. Phương pháp nghiên cứu
Tác giả kết hợp sử dụng linh hoạt các phương pháp nghiên cứu nhằm hằm
giải quyết các vấn đề đặt ra trong phạm vi nghiên cứu của luận văn. Tuy nhiên, tác
giả chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây:
Thứ nhất, phương pháp quy nạp và diễn dịch được tác giả sử dụng khi
nghiên cứu các quy định của pháp luật để xác định bản chất của vấn đề, tổng kết
vấn đề từ kết quả nghiên cứu thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật cũng như chỉ
ra những ngoại lệ (nếu có).
Thứ hai, phương pháp so sánh được tác giả sử dụng để nhận biết được sự
tương đồng, thống nhất hay sự khác biệt, chênh lệch giữa các quy định của pháp
luật cho những vấn đề tương tự về mặt bản chất để tìm hiểu sâu hơn về các quy định
của pháp luật có liên quan.
Thứ ba, phương pháp phân tích vụ việc và phương pháp giải thích luật cũng
được vận dụng nhằm phân tích các nhận định và phản hồi của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền cho các câu hỏi, thắc mắc của nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế.
6. Dự kiến các kết quả nghiên cứu và địa chỉ ứng dụng các kết quả
nghiên cứu
Đề tài này được thực hiện với mong muốn đạt được việc đánh giá tổng quan
quy định của pháp luật hiện hành về thủ tục đầu tư thành lập tổ chức kinh tế của nhà

đầu tư nước ngồi cịn những bất cập gì ở góc độ thực tiễn để từ đó đề xuất được
hướng giải quyết những bất cập đó nhằm nâng cao hiệu quả của việc thu hút và
10

Bộ Kế hoạch và Đầu tư – Cục Đầu tư Nước ngoài, “Tài liệu hướng dẫn sử dụng hệ thống thông tin quốc
gia về ĐTNN”, 10/10/2019.
11
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, “Hướng dẫn sử dụng dịch vụ công qua mạng điện tử”, https://dangkykinhdoanh.
gov.vn/vn/Pages/Trangchu.aspx, 10/10/2019.


7
quản lý đầu tư nước ngoài để tận dụng nguồn lực đầu tư nước ngoài một cách hiệu
quả hơn, phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế bền vững, bảo vệ mơi trường, bảo
đảm quốc phịng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội như mục tiêu được đề ra tại Nghị
quyết số 50-NQ/TW.
Vậy nên, đề tài sẽ là một trong những tài liệu tham khảo cho người làm công
tác pháp luật, sinh viên ngành luật, nhà đầu tư hoặc những ai muốn nghiên cứu, tìm
hiểu sâu hơn về việc đầu tư thành lập tổ chức kinh tế của nhà đầu tư nước ngồi và
góp phần đóng góp ý kiến hoàn thiện cho dự thảo Luật Đầu tư (sửa đổi) 2019 và
Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) 2019.


8
CHƯƠNG 1
THỦ TỤC QUYẾT ĐỊNH CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ
Trên cơ sở tổng hợp các định nghĩa có liên quan nêu tại Luật ĐT 2014 và
Luật DN 2014, có thể hiểu hoạt động đầu tư thành lập TCKT của NĐTNN là việc
các nhân có quốc tịch nước ngồi, tổ chức thành lập thep pháp luật nước ngoài12 bỏ
vốn đầu tư trung hạn hoặc dài hạn13 (là tiền và tài sản khác)14 để thành lập TCKT15

nhằm thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các cơng đoạn của q trình, đầu tư,
từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục
đích sinh lợi16 trên địa bàn cụ thể và trong một thời hạn xác định17 tại Việt Nam
thơng qua TCKT đó.
Theo quy định tại điểm a khoản 1 và khoản 2 Điều 36 Luật ĐT 2014, dự án
đầu tư thành lập TCKT của NĐTNN thuộc trường hợp phải cấp GCNĐKĐT. Theo
đó, NĐTNN phải nộp hồ sơ ĐKĐT đến cơ quan ĐKĐT có thẩm quyền18 để được
cấp GCNĐKTĐT trước khi thành lập TCKT theo quy định của pháp luật và đồng
thời, phải đáp ứng các điều kiện về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ, hình thức đầu tư, phạm
vi hoạt động, đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư và một số điều
kiện khác theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên19.
Đối với các dự án đầu tư thuộc diện quyết định CTĐT theo quy định tại các
Điều 30, 31 và 32 của Luật ĐT 2014, việc cấp GCNĐKĐT của cơ quan ĐKĐT phụ
thuộc vào quyết định CTĐT của CQNN có thẩm quyền20. Chương này sẽ tập trung
trình bày và phân tích về thủ tục quyết định CTĐT của CQNN và tập trung vào việc
xác định thế nào là việc quyết định CTĐT của CQNN có thẩm quyền và các trường
hợp quyết định CTĐT áp dụng riêng đối với NĐTNN.

12

Khoản 14 Điều 3 Luật ĐT 2014 quy định: “Nhà đầu tư nước ngồi là cá nhân có quốc tịch nước ngồi, tổ
chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.”
13
Khoản 5 Điều 3 Luật ĐT 2014 quy định: “Đầu tư kinh doanh là việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện
hoạt động kinh doanh thông qua việc thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp
của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức hợp đồng hoặc thực hiện dự án đầu tư.”
14
Khoản 18 Điều 3 Luật ĐT 2014 quy định: “Vốn đầu tư là tiền và tài sản khác để thực hiện hoạt động đầu
tư kinh doanh.”
15

Khoản 16 Điều 3 Luật ĐT 2014 quy định: “Tổ chức kinh tế là tổ chức được thành lập và hoạt động theo
quy định của pháp luật Việt Nam, gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và các tổ chức khác
thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh.”
16
Khoản 16 Điều 4 Luật ĐT 2014.
17
Xem Điều 43 Luật ĐT 2014 về thời hạn hoạt động của dự án đầu tư.
18
Cơ quan ĐKĐT có thẩm quyền sẽ được trình bày tại Chương 2 của luận văn này.
19
Xem khoản 1 Điều 22 Luật ĐT 2014.
20
Xem khoản 1 Điều 37 Luật ĐT 2014.


9
1.1. Quy định của pháp luật về thủ tục quyết định chủ trương đầu tư
Về thầm quyền quyết định CTĐT, hiện nay, chưa có định nghĩa như thế nào
là quyết định CTĐT của CQNN có thẩm quyền, thế nhưng thẩm quyền quyết định
CTĐT được phân cấp và trao cho Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, UBND cấp tỉnh
và được cụ thể hóa lần lượt tại các Điều 30, 31 và 32 của Luật ĐT 2014 theo hình
thức liệt kê.
Ví dụ: các dự án ảnh hưởng lớn đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh
hưởng nghiêm trọng đến môi trường như nhà máy điện hạt nhân21 hay các dự án di
dân tái định cư từ 20.000 người trở lên ở miền núi, từ 50.000 người trở lên ở các
vùng khác22 thuộc thẩm quyền quyết định CTĐT của Quốc hội; các dự án xây dựng
và kinh doanh cảng biển quốc gia23 hay các dự án di dân tái định cư ở quy mô nhỏ
hơn, từ 10.000 người trở lên ở miền núi, từ 20.000 người trở lên24 ở vùng khác
thuộc thẩm quyền quyết định CTĐT của Thủ tướng Chính phủ; các dự án được Nhà
nước giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá, đấu thầu hoặc nhận chuyển

nhượng và dự án có u cầu chuyển mục đích sử dụng đất (nằm ngồi KCN, KCX)
hay dự án có sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao
theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ25 mà không thuộc thẩm
quyền quyết định CTĐT của Quốc hội hay Thủ tướng Chính phủ thì thuộc thẩm
quyền quyết định CTĐT của UBND cấp tỉnh.
Từ các quy định trên, có thể thấy các dự án quan trọng, có tầm ảnh hưởng
lớn đến an ninh, kinh tế, xã hội, môi trường, … thuộc diện phải có quyết định
CTĐT từ CQNN “nhằm kiểm soát, hạn chế tác động tiêu cực của một số loại dự án
đối với môi trường, xã hội …”26 và yếu tố quốc tịch của nhà đầu tư khơng phải là
căn cứ để xác định dự án đó có thuộc diện phải quyết định CTĐT hay khơng, ngoại
trừ quy định tại Khoản 3 Điều 31 Luật ĐT 2014. Theo quy định tại khoản này, dự
án của NĐTNN trong các lĩnh vực kinh doanh vận tải biển, kinh doanh dịch vụ viễn
thơng có hạ tầng mạng, trồng rừng, xuất bản, báo chí, thành lập tổ chức khoa học và

21

Điểm a khoản 1 Điều 30 Luật ĐT 2014
Khoản 3 Điều 30 Luật ĐT 2014
23
Điểm c khoản 1 Điều 31 Luật ĐT 2014
24
Điểm a khoản 1 Điều 31 Luật ĐT 2014
25
Điều 32 Luật ĐT 2014
26
Nguyễn Thị Kiều Oanh, Ngơ Gia Hồng, “Dự thảo Luật Đầu tư (sửa đổi): Góp ý về thủ tục chấp thuận chủ
trương đầu tư”, />tuc_chu_truong_chap_thuan_dau_tu.docx , 01/08/2019
22



10
công nghệ, doanh nghiệp khoa học và công nghệ 100% vốn nước ngoài là dự án
thuộc phạm vi quyết định CTĐT của Thủ tướng Chính phủ.
Về hồ sơ, trình tự, thủ tục quyết định CTĐT, Luật ĐT 2014 và các văn bản quy
phạm hướng dẫn thi hành đã quy định cụ thể hồ sơ, trình tự, thủ tục quyết định CTĐT
của CQNN có thẩm quyền, cụ thể tại Điều 35 Luật ĐT 2014 và Chương IV Nghị định
số 131/2015/NĐ-CP ngày 25/12/2015 của Chính phủ Hướng dẫn về dự án quan trọng
quốc gia cho các dự án thuộc thẩm quyền quyết định CTĐT của Quốc hội và lần lượt
tại các Điều 34 và 33 Luật ĐT 2014 đối với dự án thuộc thẩm quyền quyết định
CTĐT của Thủ tướng Chính phủ và UBND cấp tỉnh. Cụ thể là NĐTNN chỉ cần nộp
hồ sơ dự án hợp lệ cho cơ quan ĐKĐT, cơ quan ĐKĐT sẽ thực hiện việc gửi hồ sơ
lấy ý kiến thẩm định của CQNN có liên quan đến những nội dung của dự án đầu tư
theo đúng trình tự, thủ tục như quy định bởi các điều khoản đã nêu.
1.2. Vướng mắc trong thực tiễn thực hiện việc quyết định chủ trương
đầu tư
1.2.1. Việc chưa có quy định cụ thể về khái niệm, bản chất và mục đích của
việc quyết định chủ trương đầu tư
Như đã đề cập tại Mục 1.1, hiện nay, Luật ĐT 2014 và các văn bản hướng
dẫn thi hành khơng có định nghĩa về “quyết định chủ trương đầu tư”. Theo quan
điểm của tác giả, về mặt kỹ thuật lập pháp, điều này có thể tạo một khó khăn nhất
định trong việc tiếp cận, đọc hiểu quy định pháp luật của đại đa số cá nhân, tổ chức,
trong đó có NĐTNN.
Về bản chất của việc quyết định CTĐT, tác giả hiểu đây là việc CQNN có
thẩm quyền xem xét, lấy ý kiến, thẩm tra các nội dung theo quy định tại Khoản 6
Điều 33, Khoản 2 Điều 34 và Khoản 6 Điều 35 Luật ĐT 2014 mà nhà đầu tư đã kê
khai tại hồ sơ dự án, như: thông tin về nhà đầu tư, mục tiêu, quy mô, địa điểm, tiến
độ thực hiện dự án; việc đáp ứng điều kiện đầu tư đối với NĐTNN; sự phù hợp của
dự án đầu tư với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển
ngành và quy hoạch sử dụng đất; tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội; ưu đãi và điều
kiện hưởng ưu đãi đầu tư (nếu có); quyền sử dụng địa điểm đầu tư, nhu cầu sử dụng

đất, điều kiện giao đất, cho thuê đất; công nghệ sử dụng nếu dự án cần thiết phải sử
dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao theo quy định của
pháp luật về chuyển giao công nghệ; tính cần thiết của dự án; phương án giải phóng
mặt bằng, di dân, tái định cư, phương án lựa chọn cơng nghệ chính, giải pháp bảo
vệ mơi trường, v.v.


11
Về mục đích của việc quyết định CTĐT, sau khi xem xét, đánh giá hồ sơ dự
án, nếu chấp thuận, thơng qua thì cơ quan có thẩm quyền quyết định CTĐT sẽ ban
hành văn bản quyết định CTĐT để ghi nhận các nội dung về mục tiêu, địa điểm,
quy mô, tiến độ, vốn đầu tư, ưu đãi, điều kiện áp dụng ưu đãi và các nội dung khác
theo quy định tại Khoản 8 Điều 33, Khoản 6 Điều 34 và Khoản 8 Điều 35 của Luật
ĐT 2014 làm cơ sở để nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư theo quy định của pháp
luật. Từ đó, có thể thấy ý nghĩa của việc quyết định CTĐT là nhằm bảo đảm các dự
án đầu tư quan trọng, có quy mơ, ảnh hưởng đến an ninh, kinh tế, môi trường, xã
hội được thực hiện phù hợp với quy định của pháp luật và quy hoạch, kế hoạch phát
triển kinh tế, xã hội trong từng thời kỳ.
Về mặt thuật ngữ, dự thảo Luật Đầu tư (sửa đổi) (2019) hiện nay được soạn
thảo theo hướng thay thế thuật ngữ “quyết định chủ trương đầu tư” bằng thuật ngữ
“chấp thuận chủ trương đầu tư”. Tác giả đồng tình với quan điểm này bởi vì như đã
phân tích, bản chất của văn bản quyết định chủ trương đầu tư (dưới hình thức quyết
định của Thủ tướng Chính phủ, UBND cấp tỉnh hay nghị quyết của Quốc hội) là
một văn bản chấp thuận và ghi nhận các nội dung mà nhà đầu tư đã đề xuất khi các
nội dung này phù hợp với quy định của pháp luật và quy hoạch, kế hoạch phát triển
kinh tế, xã hội trong từng thời kỳ.
1.2.2. Việc quyết định chủ trương đầu tư đối với dự án của nhà đầu tư nước
ngoài trong lĩnh vực kinh doanh vận tải biển và khoa học và công nghệ
Về dự án của NĐTNN trong các lĩnh vực kinh doanh vận tải biển, hiện nay theo
quy định tại khoản 3 Điều 31 Luật ĐT 2014 thì dự án này thuộc thẩm quyền chấp

thuận chủ trương của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, Dự thảo Luật Đầu tư (sửa đổi)
(2019) được soạn thảo theo hướng loại trừ loại dự án này ra khỏi diện phải có quyết
định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ. Tác giả tán thành với cách quy định
tại dự thảo do quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về hàng hải đã tiếp cận vấn
đề về kinh doanh vận tải biển của NĐTNN ở góc độ cởi mở hơn nên việc Dự thảo Luật
Đầu tư (sửa đổi) (2019) loại bỏ dự án này ra khỏi diện quyết định CTĐT của Thủ
tướng Chính phủ là phù hợp với pháp luật chuyên ngành, cụ thể như sau:
- Đối với vận tải biển nội địa: Đây việc vận chuyển hàng hóa, hành khách,
hành lý bằng tàu biển mà điểm nhận và điểm trả hàng hóa, hành khách, hành lý
thuộc vùng biển Việt Nam27. Dưới góc độ điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành
27

Khoản 24 Điều 3 Bộ luật Hàng hải (Luật số: 95/2015/QH13) ngày 25/11/2015.


12
viên, chưa có bất kỳ cam kết nào của Việt Nam cho việc mở cửa thị trường cho
NĐTNN28. Dưới góc độ quy định của pháp luật Việt Nam, Điều 7 Nghị định
160/2016/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 29/11/2016 về điều kiện kinh doanh vận tải
biển, kinh doanh dịch vụ đại lý tàu biển và dịch vụ lai dắt tàu biển đã quy định cụ
thể điều kiện đối với tổ chức nước ngoài tham gia vận chuyển nội địa bằng tàu
thuyền mang cờ quốc tịch Việt Nam, trong đó: (i) NĐTNN phải thành lập doanh
nghiệp liên doanh với tỷ lệ phần vốn góp của NĐTNN khơng vượt q 49% vốn
điều lệ của doanh nghiệp; và (ii) thuyền viên nước ngoài được phép làm việc trên
tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam hoặc tàu biển được đăng ký tại Việt Nam
thuộc sở hữu của các doanh nghiệp liên doanh tại Việt Nam nhưng tổng số thuyền
viên nước ngồi khơng được vượt q 1/3 định biên của tàu biển; và thuyền trưởng
hoặc thuyền phó nhất của tàu biển đó phải là cơng dân Việt Nam29. Đồng thời,
Khoản 7 Điều 3 Nghị định 147/2018/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/10/2018 sửa
đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định về điều kiện kinh doanh trong

lĩnh vực hàng hải cũng đã bãi bỏ yêu cầu về Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh
doanh vận tải biển đối với tổ chức nước ngoài tham gia vận chuyển nội địa bằng tàu
thuyền mang cờ quốc tịch Việt Nam quy định tại Khoản 3 Điều 7 của Nghị định số
160/2016/NĐ-CP.
- Đối với vận tải biển quốc tế: Đây là việc vận chuyển hàng hóa, hành khách,
hành lý bằng tàu biển giữa cảng biển Việt Nam và cảng biển nước ngoài hoặc giữa
các cảng biển nước ngoài. Việt Nam đã mở cửa có điều kiện cho việc kinh doanh
vận tải biển hành khách và hàng hóa (trừ vận tải nội địa) của nhà đầu tư nước ngoài
trong Cam kết WTO30; theo đó, các điều kiện này tương tự như điều kiện mà Nghị
định số 160/2016/NĐ-CP quy định cho NĐTNN kinh doanh vận tải biển nội địa.
Dưới góc độ quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật hàng hải hiện nay không
quy định điều kiện đầu tư tư áp dụng cho NĐTNN.
28

Trung tâm WTO, “Tư vấn về mở cửa thị trường dịch vụ lĩnh vực vận tải biển nội địa”, ngtam
wto.vn/chuyen-de/12973-tu-van-ve-mo-cua-thi-truong-dich-vu-linh-vuc-van-tai-bien-noi-dia, 10/10/2019.
29
Khoản 1 Điều 7 Nghị định 160/2016/NĐ-CP.
30
Nội dung về Hạn chế tiếp cận thị trường tại Phần 11.A – Dịch vụ vận tải biển trong Biểu cam kết Biểu cam
kết cụ thể về dịch vụ - Danh mục miễn trừ đối xử Tối huệ quốc theo Điều II (Tài liệu
WT/ACC/VNM/48/Add.2 ngày 27 tháng 10 năm 2006 của Ban Công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO)
quy định điều kiện về hiện diện thương mại:“[…] Sau 2 năm kể từ ngày gia nhập, các nhà cung cấp dịch vụ
nước ngoài được phép thành lập liên doanh trong đó phần vốn góp của phía nước ngồi khơng vượt quá
49% vốn pháp định của liên doanh. Thuyền viên nước ngoài được phép làm việc trên các tàu biển treo cờ
Việt Nam (hoặc được đăng ký ở Việt Nam) thuộc sở hữu của các doanh nghiệp liên doanh tại Việt Nam,
nhưng tổng số không vượt quá 1/3 định biên của tàu. Thuyền trưởng hoặc thuyền phó thứ nhất phải là công
dân Việt Nam.”



13
Về dự án thành lập tổ chức khoa học và công nghệ, doanh nghiệp khoa học
và công nghệ 100% vốn nước ngoài, hiện nay theo quy định tại khoản 3 Điều 31
Luật ĐT 2014 thì dự án này thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương của Thủ
tướng Chính phủ. Theo quy định tại điểm a Khoản 2 Điều 7 và Khoản 1 Điều 8 của
Nghị định số 08/2014/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27 tháng 01 năm 2014 Quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ, thẩm
quyền quyết định cho phép thành lập tổ chức khoa học và cơng nghệ có vốn nước
ngoài thuộc cũng như thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa
học và công nghệ cho tổ chức khoa học và cơng nghệ có vốn nước ngồi đều thuộc
về Bộ trưởng Bộ Khoa học và Cơng nghệ; điều nãy dẫn đến việc có sự khơng thống
nhất giữa Luật ĐT 2014 và pháp luật chuyên ngành31. Hiện nay, Dự thảo Luật Đầu
tư (sửa đổi) (2019) được soạn thảo theo hướng loại trừ loại dự án này ra khỏi diện
phải có quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ. Tác giả cho rằng
cách tiếp cận này là phù hợp, giảm bớt một thủ tục hành chính mà NĐTNN phải
thực hiện để đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, phù hợp với
trọng tâm thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam ta, cụ thể là “thu hút các tập
đoàn đa quốc gia đặt trụ sở và thành lập các trung tâm nghiên cứu - phát triển
(R&D), trung tâm đổi mới sáng tạo tại Việt Nam; khuyến khích chuyển giao cơng
nghệ và quản trị cho doanh nghiệp Việt Nam”32.
1.2.3. Về dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài tại đảo và xã, phường, thị
trấn biên giới, ven biển và khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phịng, an ninh
Khoản 2 Điều 58 Luật Đất đai (Luật số 45/2013/QH13) ngày 29/11/2013
được hướng dẫn bởi Điều 13 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ ngày
15/05/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai quy định rằng
đối với dự án của NĐTNN tại đảo và xã, phường, thị trấn biên giới, ven biển mà
không thuộc diện quyết định CTĐT của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, UBND
cấp tỉnh phải gửi văn bản xin ý kiến của các Bộ có liên quan33 trước khi xem xét
31


Nguyễn Duy Thắng, “Hệ thống pháp luật trong lĩnh vực đầu tư - một số quy định cịn mẫu thuẫn, chồng
chéo, khơng còn phù hợp”, />08/11/2019.
32
Thành Đạt, “EVIPA: Cân bằng hơn giữa thu hút đầu tư và bảo vệ lợi ích quốc gia”, />Kinh-te/EVIPA-Can-bang-hon-giua-thu-hut-dau-tu-va-bao-ve-loi-ich-quoc-gia/369645.vgp, 10/10/2019.
33
Khoản 1 Điều 13 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP: “[…] a) Bộ Quốc phịng, Bộ Cơng an, Bộ Ngoại giao đối
với khu đất sử dụng tại đảo và xã, phường, thị trấn biên giới; b) Bộ Quốc phòng đối với khu đất sử dụng tại
xã, phường, thị trấn ven biển liền kề với khu đất sử dụng vào mục đích quốc phịng, trừ trường hợp đã xác
định khu vực cấm theo quy định; c) Bộ Công an đối với khu đất sử dụng tại xã, phường, thị trấn ven biển liền
kề với khu đất sử dụng vào mục đích an ninh.” .


14
chấp thuận CTĐT. Tuy nhiên, quy định tại Điều 32 Luật ĐT 2014 về thẩm quyền
quyết định CTĐT của UBND cấp tỉnh chưa bao gồm các dự án này, dẫn đến việc
chưa đồng bộ giữa quy định của Luật Đất đai 2013 và Luật ĐT 2014 cho cùng nội
dung liên quan đến việc chấp thuận CTĐT đối với dự án của NĐTNN tại đảo và xã,
phường, thị trấn biên giới, ven biển .
1.3. Một số kiến nghị
Từ những phân tích nêu trên, tác giả tán thành với hướng quy định của Dự
thảo Luật Đầu tư (sửa đổi) (2019) do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì soạn thảo liên
quan đến các nội dung cụ thể như sau:
Thứ nhất là, bổ sung định nghĩa về chấp thuận chủ trương đầu tư như định
hướng tại Dự thảo Luật Đầu tư (sửa đổi) (2019), theo đó: “Chấp thuận chủ trương
đầu tư là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về mục tiêu, địa điểm,
quy mô, tiến độ, thời hạn và các điều kiện khác để thực hiện dự án đầu tư theo quy
định tại các Điều 31, 32 và 33 của Luật này.”
Thứ hai là, điều chỉnh Khoản 3 Điều 31 Luật ĐT 2014 theo hướng loại bỏ dự
án kinh doanh vận tải biển, thành lập tổ chức khoa học và công nghệ, doanh nghiệp
khoa học và công nghệ 100% vốn nước ngoài của NĐTNN ra khỏi danh mục dự án

cần phải có chấp thuận CTĐT của Thủ tướng Chính phủ như nội dung hiện tại tại
Dự thảo Luật Đầu tư (sửa đổi) (2019). Theo đó, chỉ cịn các dự án của NĐTNN
trong các lĩnh vực kinh doanh dịch vụ viễn thơng có hạ tầng mạng, trồng rừng, xuất
bản, báo chí là thuộc diện quyết định CTĐT của Thủ tướng Chính phủ.
Thứ ba là, bổ sung quy định về việc cần phải có chấp thuận CTĐT của
UBND cấp tỉnh cho các dự án của NĐTNN, TCKT có vốn đầu tư nước ngoài thực
hiện tại đảo và xã, phường, thị trấn biên giới, ven biển và khu vực khác có ảnh
hưởng đến quốc phòng, an ninh thành điểm c Khoản 1 Điều 32 để đảm bảo đồng bộ
với quy định tại Luật Đất đai 2013.

Khoản 3 Điều 13 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP: “3. Trường hợp dự án quy định tại Khoản 1 Điều này có sử
dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 58 của
Luật Đất đai thì việc xin ý kiến các Bộ được thực hiện trước khi trình Thủ tướng Chính phủ.”


15
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Nhìn từ góc độ thủ tục ĐKĐT cho dự án của NĐTNN, các quy định của Luật
Đầu tư 2014 về thẩm quyền, thủ tục quyết định CTĐT đã ổn định và phát huy được
vai trị của mình trong việc kiểm soát, bảo đảm các dự án đầu tư quan trọng, có quy
mơ lớn, ảnh hưởng đến an ninh, kinh tế, môi trường, xã hội được thực hiện phù hợp
với với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội xã hội trong từng thời kỳ. Tuy
nhiên, việc chưa có định nghĩa về quyết định CTĐT bên cạnh việc quy định một số
loại dự án của NĐTNN thuộc diện phải quyết định CTĐT còn chưa thống nhất với
pháp luật chuyên ngành cũng như với định hướng về thể chế hợp tác đầu tư nước
ngoài từ nay đến năm 2030 của Việt Nam. Do vậy, tác giả đề xuất một số kiến nghị
để giải quyết vấn đề này.


16

CHƯƠNG 2
THỦ TỤC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ ĐẦU TƯ
Đối với các dự án đầu tư thuộc diện quyết định CTĐT theo quy định tại các
Điều 30, 31 và 32 của Luật ĐT 2014 của NĐTNN, sau khi có quyết định chủ trương
đầu tư từ CQNN có thẩm quyền, cơ quan ĐKĐT sẽ cấp GCNĐKĐT trong 05 ngày
làm việc kể từ ngày nhận được văn bản quyết định CTĐT34. Đối với các dự án
khơng thuộc trường hợp phải có quyết định CTĐT, NĐTNN nộp hồ sơ tại cơ quan
ĐKĐT và cơ quan ĐKĐT là cơ quan chịu trách nhiệm chính trong việc xem xét,
thẩm định hồ sơ dự án và cấp GCNĐKĐT hoặc thông báo về việc từ chối cấp
GCNĐKĐT và lý do cụ thể trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ
từ NĐTNN35. Chương này tập trung phân tích về thủ tục cấp GCNĐKĐT.
2.1. Quy định của pháp luật về thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký
đầu tư
Như đã đề cập tại Chương 1, dự án đầu tư thành lập TCKT của NĐTNN (bất
kể tỷ lệ vốn mà NĐTNN sở hữu trong TCKT) đều thuộc trường hợp phải cấp
GCNĐKĐT.
Về thẩm quyền cấp GCNĐKĐT, theo quy định tại Điều 38 Luật ĐT 2014
được hướng dẫn bởi Điều 28 Nghị định số 118/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 12
tháng 11 năm 2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật
Đầu tư, cơ quan có thẩm quyền cấp GCNĐKĐT là một trong hai cơ quan sau:
(i) Sở KHĐT (đối với dự án ngoài KCN, KCX hoặc dự án đầu tư phát triển
kết cấu hạ tầng KCN, KCX36 hoặc dự án trong KCN, KCX tại địa phương chưa
thành lập Ban Quản lý); hoặc
(ii) Ban Quản lý KCN, KCX (đối với dự án phát triển kết cấu hạ tầng KCN,
37
KCX hoặc dự án trong KCN, KCX). Trong trường hợp dự án được thực hiện trên
địa bàn nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc dự án thực hiện đồng thời
ở trong và ngồi KCN, KCX thì thẩm quyền cấp phép thuộc về SKHĐT nơi
NĐTNN đặt hoặc dự kiến đặt trụ sở chính38.
34


Khoản 1 Điều 37 Luật ĐT 2014.
Điểm b Khoản 2 Điều 37 Luật ĐT 2014
36
Theo điểm a Khoản 1 Điều 28 Luật ĐT 2014 thì trường hợp này “KCN, KCX” được hiểu là khu công
nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao.
37
Theo điểm a khoản 2 Điều 28 Luật ĐT 2014 thì trường hợp này “KCN, KCX” được hiểu là khu công
nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao.
38
Khoản 3 Điều 28 Luật ĐT 2014.
35


17
Về thành phần hồ sơ ĐKĐT, cho các dự án thuộc diện quyết định chủ trương
đầu tư, thành phần hồ sơ đã được nêu tại Chương 1. Đối với các dự án không thuộc
diện quyết định CTĐT, thành phần hồ sơ được quy định tại Khoản 1 Điều 33 Luật
ĐT 2014, tương đồng với hồ sơ dự án đầu tư thuộc thẩm quyền QĐCT của UBND
cấp tỉnh.
Về thời hạn cấp GCNĐKĐT, đối với các dự án đầu tư thuộc diện quyết định
CTĐT theo quy định tại các Điều 30, 31 và 32 của Luật ĐT 2014 của NĐTNN, sau
khi có quyết định CTĐT từ CQNN có thẩm quyền, cơ quan ĐKĐT sẽ cấp
GCNĐKĐT trong 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản quyết định
CTĐT39. Đối với các dự án khơng thuộc trường hợp phải có quyết định CTĐT,
NĐTNN vẫn sẽ nộp hồ sơ tại cơ quan ĐKĐT và lúc này cơ quan ĐKĐT sẽ chịu
trách nhiệm chính trong việc xem xét, thẩm định hồ sơ dự án và cấp GCNĐKĐT
hoặc thông báo với lý do về việc từ chối cấp GCNĐKĐT trong vòng 15 ngày kể từ
ngày nhận được hồ sơ hợp lệ từ NĐTNN40.
Về điều kiện cấp GCNĐKĐT, như đã đề cập tại phần mở đầu của Chương 1,

NĐTNN phải đáp ứng các điều kiện về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ, hình thức đầu tư,
phạm vi hoạt động, đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư và một số
điều kiện khác theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên để
được cấp GCNĐKĐT. Đối với những dự án thuộc diện phải có quyết định CTĐT từ
CQNN có thẩm quyền được nêu tại Chương 1, việc thẩm định dự án và ra quyết
định CTĐT đã được thực hiện bởi các CQNN theo trình tự, thủ tục chặt chẽ, do vậy
cơ quan ĐKĐT chỉ thực hiện việc cấp GCNĐKĐT. Đối với các dự án còn lại, sau
khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan ĐKĐT sẽ cấp phép khi41: (i) mục tiêu của dự án
không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh ; và (ii) dự án đáp ứng điều kiện
đầu tư đối với NĐTNN, bao gồm 05 điều kiện về: tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của
NĐTNN trong TCKT, hình thức, phạm vi hoạt động đầu tư, đối tác Việt Nam, điều
kiện khác theo quy đinh của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế về đầu tư42
như Biểu cam kết về dịch vụ của Việt Nam trong WTO, các Hiệp định đầu tư song
phương và khu vực.
Về cơ chế phối hợp giải quyết thủ tục ĐKĐT và đăng ký doanh nghiệp khi
NĐTNN đầu tư thành lập TCKT, đây là cơ chế phối hợp giữa cơ quan ĐKĐT và cơ
39

Khoản 3 Điều 29 Nghị định 118.
Điểm b Khoản 2 Điều 37 Luật ĐT 2014.
41
Khoản 3 Điều 29 Luật ĐT 2014.
42
Khoản 1 Điều 10 Luật ĐT 2014.
40


18
quan ĐKKD (là Phòng ĐKKD cấp tỉnh thuộc SKHĐT)43 được quy định tại Thông
tư số 02/2017/TT-BKHĐT của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngày 18/04/2017

hướng dẫn về cơ chế phối hợp giải quyết thủ tục đăng ký đầu tư và đăng ký doanh
nghiệp đối với nhà đầu tư nước ngồi. Theo đó, NĐTNN đầu tư thành lập TCKT có
quyền lựa việc (i) thực hiện thủ tục ĐKĐT theo quy định tại Luật ĐT 2014 và sau
khi có GCNĐKĐT sẽ thực hiện việc ĐKKD để được cấp GCNĐKDN; hay (ii) thực
hiện cơ chế liên thông bằng việc nộp đồng thời hồ sơ ĐKĐT và ĐKKD tại Bộ phận
tiếp nhận hồ sơ ĐKĐT, các cơ quan nhà nước này sẽ phối hợp, làm việc với nhau
qua Hệ thống thông tin xử lý liên thông và trong trường hợp cả hồ sơ ĐKĐT và
ĐKKD của NĐTNN đều được chấp thuận thì Bộ phận tiếp nhận hồ sơ ĐKĐT sẽ trả
đồng thời GCNĐKĐT và GCNĐKDN cho NĐTNN, kết quả xử lý hồ sơ ĐKĐT sẽ
là tiền đề cho việc cấp GCNĐKDN, nên trong trường hợp NĐTNN có nhu cầu, và
hồ sơ ĐKĐT hợp lệ thì NĐTNN có thể nhận GCNĐKT trước44.
2.2. Vướng mắc trong thực tiễn thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận
đăng ký đầu tư
2.2.1. Vấn đề về địa điểm thực hiện dự án đầu tư
Hiện nay, quy định của Luật ĐT 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành về
điều kiện cấp GCNĐKĐT tập trung vào việc đáp ứng các điều kiện về ngành, nghề
đầu tư kinh doanh áp dụng đối với NĐTNN. Đồng thời, quy định của pháp luật về
“hồ sơ hợp lệ” tại Khoản 11 Điều 2 của Nghị định 118 chỉ giới hạn ở việc yêu cầu
NĐTNN nộp đủ thành phần, số lượng hồ sơ và kê khai đầy đủ theo quy định của
pháp luật. Như vậy, cơ quan ĐKĐT không được phép từ chối cấp GCNĐKĐT cho
NĐTNN khi hồ sơ dự án đã đủ thành phần, số lượng và được kê khai đầy đủ, mục
tiêu của dự án không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh và đáp ứng điều
kiện đầu tư đối với NĐTNN như quy định tại Điều 10 Nghị định 118. Các quy định
này tạo ra một số vấn đề cả ở góc độ pháp lý lẫn thực tiễn áp dụng pháp luật liên
quan đến địa điểm thực hiện dự án đầu tư của NĐTNN, cụ thể như sau:
- Không có cơ sở pháp lý để cơ quan ĐTKĐT từ chối cấp hoặc tạm ngưng
việc cấp GCNĐKĐT cho NĐTNN ngay cả khi “địa điểm thực hiện dự án mà
NĐTNN đăng ký tại các tịa nhà, cơng trình xây dựng thuộc đối tượng vi phạm các
quy định về quy hoạch, trật tự xây dựng, an tồn phịng cháy chữa cháy, chưa đủ
điều kiện đưa vào khai thác, sử dụng và đang trong quá trình thanh tra, xử lý theo

43
44

Khoản 1, Khoản 3 Điều 3 Thông tư số 02/2017/TT-BKHĐT và Điểm a Khoản 1 Điều 13 Nghị định 78.
Xem Điều 6 Thông tư số 02/2017/TT-BKHĐT.


19
quy định của pháp luật” khi vi phạm đó là của chủ sở hữu tòa nhà cho NĐTNN
thuê, mướn để sử dụng làm địa điểm thực hiện dự án như trường hợp của Công ty
TNHH Kirigaya Engineering Việt Nam (gọi tắt là Công ty Kirigaya).
Nội dung vụ việc45: Công ty Kirigaya đăng ký thay đổi nội dung về địa điểm
thực hiện dự án trên GCNĐKĐT sang địa chỉ mới tại Tầng 17 Tòa tháp văn phòng
Discovery Complex, số 302 Cầu Giấy, Dịch Vọng, thành phố Hà Nội vào tháng
06/2019 và cũng đã nộp văn bản giải trình để làm rõ về tính sở hữu hợp pháp đối
với diện tích văn phòng nêu trên cùng với các tài liệu để chứng minh như Hợp đồng
sử dụng văn phòng, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy phép xây dựng, …
nhằm xác định địa điểm thực hiện dự án đó phù hợp với mục đích sử dụng làm cao
ốc văn phịng, đúng với Giấy phép xây dựng và hồ sơ thiết kế được Bộ Xây dựng
phê duyệt vào tháng 07/2019. Tuy nhiên, ngày 15/7/2019, SKHĐT có thơng báo
bằng văn bản rằng hồ sơ chưa hợp lệ do “Tòa nhà 302 Cầu Giấy có vi phạm trật tự
xây dựng”. Do cơng ty kiến nghị đến Văn phịng Chính phủ, ngày 10/09/2019, Bộ
Kế hoạch và Đầu tư có Cơng văn số 6534/BKHĐT-ĐTNN46 gửi đến SKHĐT thành
phố Hà Nội và cho rằng do Luật ĐT 2014 và các văn bản hưởng dẫn khơng có quy
định về việc hạn chế cấp/ điều chỉnh GCNĐKĐT, vậy nên khi cấp/điều chỉnh
GCNĐKT trong trường hợp nêu trên, cơ quan ĐKĐT cần rà soát các quy định của
pháp luật liên quan đến đầu tư, xây dựng, đất đai, quy hoạch và đánh giá căn cứ
pháp lý về quyền sử dụng địa điểm đầu tư của NĐT và ý kiến của cơ quan thanh tra,
kiểm tra, xử lý vi phạm.
Nhìn từ vụ việc trên, quan điểm của tác giả lả trường hợp vi phạm là thuộc

về bên cho thuê địa điểm thực hiện dự án và NĐTNN có hồ sơ ĐKĐT đã hợp lệ
(trong đó các tài liệu xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện
dự án đầu tư đã phù hợp với quy định của pháp luật dân sự) thì cơ quan ĐKĐT
khơng thể từ chối cấp GCNĐKT ngay cả khi NĐTNN đăng ký địa điểm thực hiện
dự án tại tịa nhà đang có vi phạm trật tự xây dựng, bởi vì: (i) khơng có quy định
rằng một trong những điều kiện để cấp GCNĐKĐT là địa điểm thực hiện dự án phù
hợp với pháp luật về đất đai, xây dựng và quy hoạch; (ii) sai phạm thuộc về chủ tòa
nhà và các quy định về xử phạt vi phạm hành chính như tạm đình chỉ, đình chỉ việc
45

Cơng ty TNHH Kirigaya Việt Nam, “Kiến nghị về việc: Không cấp Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh địa
điểm thực hiện dự án”, 05/10/2019.
46
Xem Phụ lục 1 – Công văn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời kiến nghị của của Công ty TNHH Kirigaya
Engineering Việt Nam.


×