Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Trách nhiệm bồi thường tổn thất về tinh thần theo pháp luật dân sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật học)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT DÂN SỰ
----------------

VÕ THỊ NHƯ THƯƠNG

TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG TỔN THẤT VỀ TINH
THẦN THEO PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
CHUYÊN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT DÂN SỰ
------------

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT

TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG TỔN THẤT VỀ TINH
THẦN THEO PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM

GVHD: ThS. NGUYỄN TRƯƠNG TÍN
SVTH: VÕ THỊ NHƯ THƯƠNG
MSSV: 1155020276

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015



LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan: Khố luận tốt nghiệp này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi,
được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của ThS. Nguyễn Trương Tín – Giảng
viên Khoa Luật dân sự, trường Đại học luật TP. Hồ Chí Minh, đảm bảo tính trung
thực và tuân thủ các qui định về trích dẫn, chú thích tài liệu tham khảo. Tơi xin chịu
hồn tồn trách nhiệm về lời cam đoan này.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 7 năm 2015
Tác giả luận văn

Võ Thị Như Thương


LỜI CẢM ƠN
Để có thể hồn thành khố luận tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực và cố gắng của bản
thân, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ, ủng hộ từ gia đình, q Thầy Cơ và bạn bè.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn đến quý Thầy Cô trường Đại học Luật TP. Hồ Chí
Minh đã giảng dạy, truyền đạt kiến thức quý báu trong thời gian tác giả theo học tại
trường.
Đặc biệt, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy Nguyễn Trương Tín.
Cảm ơn Thầy đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tác giả trong suốt thời gian viết
khoá luận này.
Xin chân thành cảm ơn!


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
NỘI DUNG ĐƯỢC VIẾT TẮT

CHỮ VIẾT TẮT
BLDS


Bộ luật Dân sự

BLDS 1995

Bộ luật Dân sự năm 1995

BLDS 2005

Bộ luật Dân sự năm 2005

BLHS

Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009)

Luật TNBTCNN

Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2009

Luật SHTT

Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm
2009)

TTVTT

Tổn thất về tinh thần

Trách nhiệm BTTHNHĐ


Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Trách nhiệm BTTTVTT

Trách nhiệm bồi thường tổn thất về tinh thần


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH
NHIỆM BỒI THƯỜNG TỔN THẤT VỀ TINH THẦN .......................................1
1.1. Khái quát trách nhiệm bồi thường tổn thất về tinh thần ............................... 1
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm tổn thất về tinh thần ..................................................... 1
1.1.2. Khái niệm, đặc điểm trách nhiệm bồi thường tổn thất về tinh thần............... 2
1.2. Sơ lược tiến trình phát triển các qui định pháp luật về trách nhiệm bồi
thường tổn thất về tinh thần ở Việt Nam ................................................................ 3
1.2.1. Trước năm 1945 ............................................................................................. 3
1.2.2. Từ năm 1945 đến trước năm 1995 ................................................................. 5
1.2.3. Từ năm 1995 đến nay..................................................................................... 6
1.3. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường tổn thất về tinh thần ................... 9
1.3.1. Phải có hành vi trái pháp luật ....................................................................... 10
1.3.2. Phải có thiệt hại xảy ra ................................................................................. 11
1.3.3. Phải có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt
hại xảy ra ................................................................................................................ 12
1.3.4. Phải có lỗi cố ý hoặc vô ý của người gây ra thiệt hại .................................. 13
1.4. Trường hợp được bồi thường tổn thất về tinh thần ...................................... 16
1.4.1. Theo Bộ luật Dân sự năm 2005 ................................................................... 16
1.4.1.1. Trường hợp sức khoẻ bị xâm phạm .......................................................16
1.4.1.2. Trường hợp tính mạng bị xâm phạm .....................................................19
1.4.1.3. Trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm .........................21

1.4.1.4. Trường hợp thi thể bị xâm phạm ...........................................................25
1.4.2. Theo Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) .............. 26
1.4.3. Theo Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2009 ..................... 28
1.4.3.1. Trong hoạt động quản lí hành chính .....................................................28
1.4.3.2. Trong hoạt động tố tụng hình sự ...........................................................30
1.4.3.3. Trong hoạt động thi hành án hình sự ....................................................33
1.5. Trường hợp khơng phải chịu trách nhiệm bồi thường tổn thất về
tinh thần ................................................................................................................... 35
1.5.1. Theo qui định của Bộ luật Dân sự năm 2005............................................... 35


1.5.2. Theo qui định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm
2009 ...................................................................................................................... 38
1.6. Nguyên tắc bồi thường tổn thất về tinh thần ................................................. 39
1.7. Các loại trách nhiệm trong bồi thường tổn thất về tinh thần ...................... 42
1.7.1. Trách nhiệm dân sự liên đới bồi thường thiệt hại ........................................ 42
1.7.2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp người bị thiệt hại cũng
có lỗi ...................................................................................................................... 44
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG
TỔN THẤT VỀ TINH THẦN VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
...................................................................................................................................45
2.1. Yếu tố lỗi trong căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường tổn thất về tinh
thần .......................................................................................................................... 45
2.2. Chủ thể được bồi thường tổn thất về tinh thần trong trường hợp sức khoẻ,
tính mạng bị xâm phạm .......................................................................................... 49
2.2.1. Trường hợp sức khoẻ bị xâm phạm ............................................................. 49
2.2.2. Trường hợp tính mạng bị xâm phạm ........................................................... 51
2.3. Mức bồi thường tổn thất về tinh thần............................................................. 55
2.3.1. Mức tối đa được bồi thường......................................................................... 55
2.3.2. Mức bồi thường để bù đắp tổn thất về tinh thần khi nhiều cá nhân trong

cùng một gia đình bị xâm phạm quyền được bảo vệ về tính mạng ....................... 59
2.4. Trách nhiệm bồi thường tổn thất về tinh thần khi tài sản bị xâm phạm .... 62
2.5. Trách nhiệm bồi thường tổn thất về tinh thần khi mồ mả bị xâm phạm.... 64
2.6. Trách nhiệm bồi thường tổn thất về tinh thần theo qui định của Luật
Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2009 .............................................. 67
2.7. Mối quan hệ giữa trách nhiệm bồi thường tổn thất về tinh thần trong hợp
đồng và ngoài hợp đồng .......................................................................................... 69
KẾT LUẬN ..............................................................................................................74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tinh thần giữa một vai trò quan trọng, quyết định đến sự tồn tại, phát triển của
các chủ thể. Nếu là cá nhân thì nó ảnh hưởng, quyết định đến đời sống vật chất, bởi
tinh thần có tốt thì chủ thể mới có ý chí phấn đấu, vươn lên trong cuộc sống. Cịn
đối với tổ chức, đó là uy tín, sự tín nhiệm mà tổ chức đạt được trong suốt quá trình
hoạt động, nó góp phần khơng nhỏ vào sự tồn tại và phát triển của tổ chức. Chính vì
vậy mà các giá trị tinh thần luôn được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, thể hiện
qua việc ghi nhận trong các văn bản pháp luật. Khi đó, nếu một hành vi xâm phạm
quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể khác, gây nên sự đau thương, buồn phiền,
mất mát về tình cảm, sự giảm sút lịng tin, mất uy tín… gọi chung là những tổn thất
về tinh thần (TTVTT) thì chủ thể phải gánh chịu hậu quả pháp lí bất lợi do hành vi
của mình gây ra. Một trong số đó là trách nhiệm bồi thường tổn thất về tinh thần
(BTTTVTT).
Khác với những thiệt hại về vật chất, có thể tính tốn một cách cụ thể, chính
xác bằng một số phương pháp nhất định thì TTVTT là những “thiệt hại phi vật
chất”, không thể cân, đong, đo, đếm một cách chính xác hay tương đối chính xác.
Tuy nhiên, khơng thể vì vậy mà khơng thừa nhận trách nhiệm BTTTVTT. Đặc
trưng của trách nhiệm bồi thường thiệt hại là bù đắp tổn thất và hướng đến khơi

phục lại tình trạng ban đầu. Trách nhiệm BTTTVTT là một nội dung của trách
nhiệm bồi thường thiệt hại, mặc dù nó khơng thể khơi phục lại tình trạng ban đầu
nhưng có thể hạn chế, bù đắp một phần những mất mát về tinh thần của chủ thể.
Nhưng do tính chất trừu tượng của TTVTT nên qui định pháp luật khó có thể cụ
thể, chi tiết. Chính vì vậy nên hoạt động áp dụng pháp luật giải quyết trách nhiệm
BTTTVTT là vơ cùng khó khăn và phức tạp. Nó địi hỏi người áp dụng pháp luật,
ngồi việc nắm vững các qui định pháp luật có liên quan, thì cịn phải hết sức tinh
tế, nhạy cảm và nhiều khi phải bằng cả niềm tin nội tâm của mình để xem xét một
cách khách quan, tồn diện nhằm đưa ra các phán quyết thấu tình, đạt lí. Mặc dù
vậy, do qui định pháp luật chưa cụ thể, rõ ràng và còn thiếu nên thực tiễn áp dụng
vẫn tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau, gây nên sự khơng thống nhất trong việc áp
dụng pháp luật. Từ đó, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể.
Vì những lí do trên, cùng với mong muốn tìm hiểu kĩ hơn các qui định của
pháp luật liên quan đến vấn đề này, từ đó đánh giá việc áp dụng pháp luật trong
thực tiễn để tìm ra một số bất cập, và đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện các
quy định pháp luật về trách nhiệm BTTTVTT, tác giả đã chọn đề tài: “Trách nhiệm


bồi thường tổn thất về tinh thần theo pháp luật dân sự Việt Nam” để trình bày
trong khố luận tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Qua việc nghiên cứu, tìm hiểu về đề tài, tác giả nhận thấy các tác giả chủ yếu
tập trung về đề tài trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (BTTHNHĐ)
trong lĩnh vực dân sự nói chung và lĩnh vực trách nhiệm bồi thường của Nhà nước
hay lĩnh vực sở hữu trí tuệ nói riêng. Trong đó, có một phần đề cập đến vấn đề trách
nhiệm BTTTVTT, cụ thể như:
- Phạm Kim Anh (2001), “Về qui định bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân
phẩm, uy tín bị xâm phạm trong Bộ luật Dân sự Việt Nam và hướng hoàn thiện”,
Tạp chí Khoa học pháp lí, (03);
- Phan Thị Hải Anh, Điêu Ngọc Tuấn (2004), “Vấn đề xác định thiệt hại trong

bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khoẻ bị xâm phạm”, Tạp chí Tồ án nhân
dân, (10);
- Tưởng Duy Lượng (2009), Pháp luật dân sự và thực tiễn xét xử, NXB Chính
trị Quốc gia (tái bản có sửa chữa, bổ sung), Hà Nội;
- Đỗ Văn Đại (2014), Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam –
Bản án và bình luật bản án, NXB Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh (xuất bản lần
2);
- Đỗ Văn Đại, Nguyễn Trương Tín (2014), Pháp luật Việt Nam về trách nhiệm
bồi thường của Nhà nước, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội…
Các cơng trình nghiên cứu trên đề cập một cách khái quát về trách nhiệm
BTTTVTT nhằm giúp người đọc có được những định hướng ban đầu khi nghiên
cứu vấn đề này. Bên cạnh đó, cũng có một số bài viết tập trung về đề tài này, có thể
kể đến:
- Đỗ Thanh Huyền (2004), “Bồi thường tổn thất về tinh thần”, Tạp chí Tồ án
nhân dân, (11);
- Nguyễn Thanh Tú (2005), “Bồi thường thiệt hại về tinh thần đối với thiệt hại
do cán bộ, công chức gây ra trong khi thi hành cơng vụ”, Tạp chí Dân chủ và Pháp
luật, (09);
- Đỗ Văn Đại (2008), “Bồi thường thiệt hại về tinh thần trong pháp luật Việt
Nam”, Tạp chí Tồ án nhân dân (06);
- Hoàng Kỳ (2009), “Vấn đề bồi thường tổn thất tinh thần theo khoản 2 Điều
610 Bộ luật Dân sự”, Tạp chí Tồ án nhân dân (18);
- Nguyễn Thị Kim Vinh (2009), “Vấn đề bồi thường tổn thất tinh thần”, Tạp
chí Tồ án nhân dân, (21);


- Nguyễn Thị Thơm (2011), Trách nhiệm bồi thường tổn thất về tinh thần
trong pháp luật Việt Nam, Khoá luận tốt nghiệp cử nhân luật, Trường Đại học Luật
Tp. Hồ Chí Minh;
- Nguyễn Văn Hợi (2013), “Xác định thiệt hại về tinh thần theo qui định của

pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Số chuyên đề
(08)…
Qua nghiên cứu các tài liệu trên, tác giả nhận thấy TTVTT là một vấn đề trừu
tượng, qui định của pháp luật còn chưa cụ thể nên có nhiều quan điểm khác nhau về
trường hợp được bồi thường, mức bồi thường, chủ thể được bồi thường… Các tài
liệu trên là nguồn tài liệu tham khảo quí giá để tác giả tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu
và phát triển tồn diện hơn về mặt lí luận, pháp luật thực định và thực tiễn xét xử
của “trách nhiệm BTTTVTT theo pháp luật dân sự Việt Nam”, từ đó đưa ra một số
kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về chế định này.
3. Mục đích nghiên cứu đề tài
Đề tài “Trách nhiệm bồi thường tổn thất về tinh thần theo pháp luật dân sự
Việt Nam” đặt ra những mục đích sau:
Thứ nhất, tìm hiểu một cách khái qt và tồn diện về cơ sở lí luận cũng như
pháp luật thực định về trách nhiệm BTTTVTT theo pháp luật dân sự Việt Nam.
Thứ hai, tìm ra một số điểm bất cập trong việc áp dụng các qui định pháp luật
vào thực tiễn xét xử. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục những hạn
chế trên, góp phần hồn thiện pháp luật.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khoá luận là trách nhiệm BTTTVTT theo pháp luật
dân sự Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu của khoá luận giới hạn trong các qui định của Bộ luật Dân
sự năm 2005 (BLDS 2005), Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2009
(Luật TNBTCNN) và Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 – sửa đổi, bổ sung năm 2009 –
(Luật SHTT) và các qui định có liên quan về trách nhiệm BTTTVTT. Trong đó, tập
trung nghiên cứu một số vấn đề sau:
Thứ nhất, nghiên cứu khái niệm, đặc điểm, căn cứ phát sinh trách nhiệm
BTTTVTT; các trường hợp được bồi thường; cũng như một số vấn đề liên quan đến
nguyên tắc bồi thường, trường hợp không phải chịu trách nhiệm bồi thường, các
loại trách nhiệm trong BTTTVTT.
Thứ hai, đánh giá thực trạng xét xử của toà án trong việc áp dụng các qui định

của pháp luật khi giải quyết các vụ việc liên quan đến trách nhiệm BTTTVTT. Qua


đó, tìm ra những điểm vướng mắc cịn tồn tại và đề xuất một số giải pháp để hoàn
thiện pháp luật.
5. Phương pháp tiến hành nghiên cứu
Để thực hiện khoá luận, tác giả đã sử dụng phối hợp một số phương pháp
nghiên cứu như phương pháp lịch sử, tổng hợp, liệt kê, so sánh, phân tích, chứng
minh.
6. Bố cục tổng qt của khố luận
Ngồi phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, khoá luận gồm
hai chương:
Chương 1. Những vấn đề lí luận và pháp luật về trách nhiệm bồi thường
tổn thất về tinh thần.
Chương 2. Thực trạng giải quyết trách nhiệm bồi thường tổn thất về tinh
thần và kiến nghị hoàn thiện pháp luật.


CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH
NHIỆM BỒI THƯỜNG TỔN THẤT VỀ TINH THẦN
1.1. Khái quát trách nhiệm bồi thường tổn thất về tinh thần
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm tổn thất về tinh thần
Thứ nhất, khái niệm TTVTT:
“Theo Từ điển Tiếng Việt thì “tổn thất” là “sự mất mát, hư hao, thiệt hại lớn”1
và “tinh thần” là “những ý nghĩ, tình cảm, những hoạt động thuộc về nội tâm của
con người”2. Do đó, hiểu theo nghĩa chung nhất thì TTVTT là sự đau thương, buồn
phiền, mất mát về tình cảm, sự thương tiếc, sự đau đớn, dằn vặt nội tâm mà con
người phải chịu đựng. Nếu hiểu theo nghĩa này, thì chỉ có cá nhân – một con người
cụ thể mới có TTVTT. Chính vì pháp luật chưa có một qui định cụ thể định nghĩa
thế nào là TTVTT, cho nên khái niệm này được nhiều tác giả nghiên cứu quan niệm

khác nhau. Và theo quan điểm của một tác giả, thì TTVTT được hiểu theo nghĩa
rộng hơn là “sự tổn thất về tình cảm, tâm trạng của con người, sự tín nhiệm của xã
hội đối với pháp nhân và các chủ thể khác mà biểu hiện là việc cá nhân phải chịu
những đau đớn, lo lắng, buồn khổ về tinh thần hay việc pháp nhân hay các chủ thể
khác phải gặp nhiều khó khăn trở ngại trong các hoạt động thường ngày do bị làm
suy giảm tơn trọng, tín nhiệm của xã hội”3. Như vậy, hiểu theo nghĩa rộng hơn thì
ngồi cá nhân, các tổ chức cũng tồn tại TTVTT khi có hành vi xâm phạm.
Theo điểm b tiểu mục 1.1 mục 1 Phần I Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP
ngày 08/7/2006 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp
dụng một số qui định của Bộ luật Dân sự 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng (Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP) thì TTVTT chính là sự đau thương, buồn
phiền, mất mát về tình cảm, bị giảm sút hoặc mất đi sự tín nhiệm, lịng tin, bị bạn bè
xa lánh do bị hiểu lầm… khi cá nhân, tổ chức bị xâm phạm đến các quyền và lợi ích
hợp pháp của mình.
Thứ hai, đặc điểm TTVTT:
+ TTVTT là thiệt hại phi vật chất, khơng mang tính chất kinh tế và tài sản,
khơng thể tính thành tiền, khơng thể cân, đong, đo đếm;
+ TTVTT để lại những vết hằn tâm lí rất sâu sắc, khó phai mờ trong kí ức
của người bị thiệt hại. Nó có thể gây nên những đảo lộn trong tâm lí, đời sống của
người bị thiệt hại;

1

. Nguyễn Văn Xô (chủ biên) (2008), Từ điển Tiếng Việt, NXB Thanh niên (tái bản lần V), tr. 757.
. Nguyễn Văn Xô (chủ biên), tlđd (01), tr. 739.
3
. Trích theo Nguyễn Thị Thơm (2011), Trách nhiệm bồi thường tổn thất về tinh thần trong pháp luật Việt
Nam, Khoá luận tốt nghiệp cử nhân luật, Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, tr. 8 – 9.
2


1


+ TTVTT phát sinh từ sự xâm phạm các quyền và lợi ích hợp pháp của chủ
thể. Sự xâm phạm các quyền này có thể từ hành vi của con người, từ nguồn nguy
hiểm cao độ, súc vật, cây cối, nhà cửa, cơng trình xây dựng… (gọi chung là do tài
sản gây ra);
+ Khi có hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ
chức, có thể gây ra thiệt hại về vật chất, và từ đó dẫn đến TTVTT. Tuy nhiên,
“TTVTT có thể tồn tại khi khơng có thiệt hại về vật chất”4.
1.1.2. Khái niệm, đặc điểm trách nhiệm bồi thường tổn thất về tinh thần
Thứ nhất, khái niệm trách nhiệm BTTTVTT
Quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín
là một trong những quyền dân sự của cá nhân, tổ chức được pháp luật công nhận và
bảo vệ. Khi quyền này bị xâm phạm thì họ có thể tự mình bảo vệ hoặc yêu cầu cơ
quan, tổ chức có thẩm quyền bảo vệ bằng các biện pháp dân sự được qui định tại
Điều 9 BLDS 2005. Trong đó, biện pháp buộc bồi thường thiệt hại là biện pháp bảo
vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể bị xâm phạm.
Theo Điều 307 BLDS 2005 thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại bao gồm trách
nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất và trách nhiệm bồi thường bù đắp TTVTT.
Điều luật trên đã qui định cụ thể khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật
chất tại khoản 2. Tuy nhiên, trách nhiệm BTTTVTT chưa được định nghĩa cụ thể
mà chỉ qui định chung chung về căn cứ phát sinh, cách thức mà chủ thể bị thiệt hại
yêu cầu chủ thể gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm do hành vi xâm phạm của mình:
“Người gây thiệt hại về tinh thần cho người khác do xâm phạm đến tính mạng, sức
khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người đó thì ngồi việc chấm dứt hành vi vi
phạm, xin lỗi, cải chính cơng khai còn phải bồi thường một khoản tiền để bù đắp
TTVTT cho người bị thiệt hại”5.
Trong Chương XXI về trách nhiệm BTTHNHĐ, BLDS 2005 dành một số điều
luật qui định về các trường hợp được bồi thường khoản tiền bù đắp TTVTT cho

người bị thiệt hại khi người gây thiệt hại có hành vi xâm phạm đến sức khoẻ (Điều
609); tính mạng (Điều 610); danh dự, nhân phẩm, uy tín (Điều 611), thi thể (Điều
628). Do đó, có thể xem trách nhiệm BTTTVTT là một nội dung của trách nhiệm
BTTHNHĐ.
Như vậy, có thể hiểu, trách nhiệm BTTTVTT là trách nhiệm dân sự, ngoài
việc chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính cơng khai, thì cịn phải bồi thường
4

. Đỗ Văn Đại (2008), “Bồi thường thiệt hại về tinh thần trong pháp luật Việt Nam”, Tạp chí Tồ án nhân
dân, (16), tr. 16 – 17.
5
. Xem khoản 3 Điều 307 BLDS 2005.

2


một khoản tiền để bù đắp TTVTT do hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ,
danh dự, nhân phẩm, uy tín, thi thể của chủ thể khác; nhằm hạn chế, khắc phục một
phần TTVTT cho người bị thiệt hại.
Thứ hai, đặc điểm trách nhiệm BTTTVTT:
+ Là một nội dung của trách nhiệm BTTHNHĐ;
+ Trách nhiệm này phát sinh khi có hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức
khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, thi thể của cá nhân, tổ chức và gây ra những
TTVTT;
+ Trách nhiệm BTTTVTT không thể khơi phục lại tình trạng ban đầu của
tinh thần, tức là khơng thể khắc phục tồn bộ thiệt hại về tinh thần;
+ Trách nhiệm BTTTVTT bao gồm: buộc chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi,
cải chính cơng khai, bồi thường một khoản tiền để bù đắp TTVTT.
1.2. Sơ lược tiến trình phát triển các qui định pháp luật về trách nhiệm
bồi thường tổn thất về tinh thần ở Việt Nam

1.2.1. Trước năm 1945
Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam trải qua các giai đoạn, từ nhà nước
đầu tiên (nhà nước Văn Lang – Âu Lạc) đến các nhà nước phong kiến qua các thời
kì như Ngơ – Đinh – Tiền Lê, Lý – Trần – Hồ, pháp luật có sự phát triển cả về hình
thức lẫn nội dung. Bên cạnh các tập quán, luật tục thì có sự xuất hiện của luật thành
văn với các qui định phù hợp điều chỉnh các quan hệ xã hội mới, nhưng chủ yếu
điều chỉnh lĩnh vực hình sự. Về lĩnh vực dân sự, pháp luật chủ yếu điều chỉnh một
số lĩnh vực liên quan đến quyền sở hữu, hợp đồng, thừa kế, hơn nhân gia đình. Nhìn
chung, khơng có qui định về BTTTVTT trong thời kì này.
Tuy nhiên, đến thời nhà Lê, nhà Nguyễn (từ năm 1428 đến năm 1884), đã có
các văn bản pháp luật qui định trách nhiệm dân sự đối với hành vi xâm phạm tính
mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân. Điển hình là các qui định
tại Lê triều Hình luật (cịn gọi là Quốc triều Hình luật hay Luật Hồng Đức) thời nhà
Lê và Hoàng Việt luật lệ dưới thời nhà Nguyễn.
Khi nghiên cứu Quốc triều Hình luật và Hồng Việt luật lệ, các qui định đều
khơng có sự phân định rõ ràng giữa hình luật và dân luật. Chính vì vậy, chế định
trách nhiệm dân sự qui định rất tản mạn và không đầy đủ. Tuy nhiên, trong hai Bộ
luật đều đưa ra được hai vấn đề chính là: các yếu tố làm phát sinh trách nhiệm dân
sự và việc bồi thường thiệt hại.
Đối với chế định bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm tính mạng, sức
khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, cả hai Bộ luật trên đều không đề cập
3


đến thuật ngữ “TTVTT”, về mức bồi thường, các trường hợp được bồi thường
TTVTT khi có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho chủ thể khác, nhưng thông
qua một số điều luật cụ thể, đã gián tiếp thừa nhận và áp dụng việc BTTTVTT.
Ví dụ, trong Quốc triều Hình luật, Điều 472 qui định trường hợp đánh các
quan chức bị thương, thì ngồi tiền bồi thường thương tích, người gây thiệt hại còn
phải đền tiền tạ. Tương tự, Điều 473 qui định về các trường hợp lăng mạ quan chức,

Điều 474 qui định về các trường hợp đánh người trong hoàng tộc… cũng đều đưa ra
một khoản tiền tạ ngoài việc phải chịu một khoản tiền phạt6.
“Tạ” là tỏ lòng xin lỗi một cách trân trọng đối với người mà mình đã mang
đến cho họ điều khơng may. Thực chất “tiền tạ” là “khoản tiền bù đắp TTVTT cho
các vị quan lại phong kiến, tuỳ theo địa vị xã hội của họ do tính mạng, sức khoẻ,
danh dự, nhân phẩm, uy tín của họ bị xâm phạm”7. Ở đây, pháp luật phong kiến đã
tạo nên sự bất bình đẳng trong xã hội. Đối với những thiệt hại về vật chất thì pháp
luật qui định rõ ràng và được áp dụng trong mọi trường hợp gây thiệt hại, về đối
tượng áp dụng khơng có sự phân biệt địa vị xã hội. Nhưng đối với TTVTT thì khi bị
xâm phạm, chỉ có một số đối tượng được bồi thường khoản tiền tạ (vua, quan lại
phong kiến) mà không phải tất cả người bị thiệt hại nào cũng được bồi thường.
Ngoài ra, sự bồi thường do gây thiệt hại về tinh thần được dự liệu chung
cho tất cả mọi người trong trường hợp từ hơn, nghĩa là đã nhận đồ sính lễ gả con gái
rồi lại thay đổi ý kiến, hoặc nhà trai đã mang đồ sính lễ đến dạm hỏi rồi mà thay đổi
ý kiến thì người thay đổi ý kiến không kết hôn nữa phải bồi thường thiệt hại về danh
dự cho người kia (Điều 315 Quốc triều Hình luật, Điều 94 Hoàng Việt luật lệ)8.
Như vậy, mặc dù chưa có qui định thừa nhận một cách minh thị về trách nhiệm
BTTTVTT nhưng pháp luật phong kiến đã gián tiếp thừa nhận trách nhiệm này,
mặc dù có sự bất bình đẳng trong một số trường hợp đối với những chủ thể có địa vị
xã hội khác nhau. Đây là sự tiến bộ vượt bậc của pháp luật phong kiến qua các thời
kì. Nó thể hiện sự tơn trọng và bảo vệ quyền con người, phù hợp với phong tục, tập
quán, truyền thống văn hoá tốt đẹp của người Việt.
Đến thời kì Pháp thuộc (từ năm 1858 đến năm 1945), Bộ Dân luật Bắc và
Hoàng Việt Trung Kỳ hộ luật (cịn gọi là Dân luật Trung) đều có những qui định cụ
thể về các yếu tố làm phát sinh trách nhiệm dân sự. Về thiệt hại, cả hai Bộ Dân luật
đều thừa nhận TTVTT trong một số trường hợp, ví dụ như trường hợp từ hôn:
“Điều 71 Dân luật Bắc kỳ và Hoàng Việt Trung kỳ hộ luật qui định: Bên nào bỏ lời
6

. Nguyễn Ngọc Nhuận, Nguyễn Tá Nhí (1995), Quốc triều Hình luật , NXB Tp. Hồ Chí Minh, tr. 179 – 181.

. Bộ Tư pháp – Viện nghiên cứu khoa học pháp lí (2008), Một số vấn đề về pháp luật dân sự Việt Nam từ thế
kỉ XV đến thời Pháp thuộc, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 180 – 181.
8
. Bộ Tư pháp – Viện nghiên cứu khoa học pháp lí (2008), tlđd (07), tr. 181.
7

4


hứa về việc giá thú mà khơng có dun cớ chính đáng vì lỗi của bên ấy, thì phải
chịu trách nhiệm bồi thường tổn hại”9.
1.2.2. Từ năm 1945 đến trước năm 1995
Sau khi đất nước giành được độc lập (02/9/1945), Hiến pháp đầu tiên của nước
Việt Nam dân chủ cộng hồ đã được thơng qua. Hiến pháp 1946 ghi nhận một số
quyền lợi của công dân từ Điều 6 đến Điều 16. Tuy nhiên, chưa có qui định nào
thừa nhận quyền được bồi thường thiệt hại nói chung và BTTTVTT nói riêng.
Hiến pháp năm 1959 ghi nhận quyền được bồi thường thiệt hại trong trường
hợp bị thiệt hại vì hành vi phạm pháp của nhân viên cơ quan nhà nước tại Điều 29.
Ngày 23/3/1972, Toà án nhân dân tối cao ban hành Thông tư số 173-TANDTC
hướng dẫn việc xét xử về BTTHNHĐ (Thông tư số 173-TANDTC). Thông tư chỉ
thừa nhận thiệt hại về vật chất được bồi thường, và không hề nhắc đến TTVTT:
Phải có thiệt hại. Đó là thiệt hại về vật chất, biểu hiện cụ thể là thiệt hại về
tài sản, hoặc là những chi phí và những thu nhập bị giảm sút hay bị mất do có sự
thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ đưa đến. Thiệt hại ấy phải thực sự đã xảy ra và có
thể tính tốn được. Tuy nhiên, đối với loại thiệt hại như: hoa màu sắp được thu
hoạch một cách tương đối chắc chắn mà bị làm hư hỏng, hay súc vật sắp đến ngày
đẻ mà bị làm chết, thì có thể xem xét thiệt hại một cách thích đáng.
Như vậy, khi có Hiến pháp đầu tiên, pháp luật vẫn chưa thừa nhận TTVTT,
mặc dù đã có những qui định cụ thể hướng dẫn một cách khá chi tiết về bồi thường
thiệt hại ngồi hợp đồng trong trường hợp tài sản, tính mạng, sức khoẻ bị xâm

phạm. Có thể một phần là do hồn cảnh lịch sử trong thời kì này là “chế độ tập
trung, quan liêu, bao cấp; nền kinh tế kế hoạch hoá cao, phân phối xã hội theo kiểu
hiện vật, cấp phát nên các giá trị tinh thần bị tách rời khỏi các mối quan hệ vật
chất”10 với quan niệm giá trị tinh thần là vô giá nên “thiệt hại về tinh thần chỉ là
khái niệm xã hội, không thể dùng tiền để chuộc lại hay mua được”11.
Hiến pháp 1980, phạm vi quyền được bồi thường thiệt hại khi có hành vi xâm
phạm được mở rộng hơn so với các bản Hiến pháp trước nhưng cũng chỉ qui định
chung chung về bồi thường thiệt hại mà không xác định rõ là thiệt hại về vật chất
hay TTVTT.
Đến Hiến pháp 1992, hạn chế này đã được khắc phục khi thừa nhận cụ thể
quyền bồi thường thiệt hại về vật chất tại Điều 72: “… người bị bắt, bị giam giữ, bị
9

. Bộ Tư pháp – Viện nghiên cứu khoa học pháp lí (2008), tlđd (07), tr. 193.
. Tưởng Duy Lượng (2003), “Nguyên tắc tính mức bồi thường do danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân
bị xâm phạm”, Tạp chí Tồ án nhân dân, (03), tr. 9.
11
. Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh (2013), Giáo trình pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng, NXB Hồng Đức – Hội luật gia Việt Nam, Hà Nội, tr. 447.
10

5


truy tố, xét xử trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất và phục
hồi danh dự…” và Điều 74 qui định: “… mọi hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà
nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của công dân phải được kịp thời xử
lí nghiêm minh. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất và phục
hồi danh dự…”. Tuy nhiên, đối với những TTVTT thì Hiến pháp chỉ ghi nhận
người bị thiệt hại được phục hồi danh dự trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy

tín bị xâm phạm.
Như vậy, sau khi nước ta giành được độc lập, chấm dứt chế độ phong kiến,
tiến hành xây dựng đất nước thì các qui định pháp luật trong giai đoạn này mặc dù
có nhiều điểm tiến bộ vượt bậc so với các qui định pháp luật trong thời kì phong
kiến, đặc biệt là quyền được bồi thường thiệt hại được Hiến pháp ghi nhận như một
quyền hiến định, thể hiện sự đề cao và tôn trọng quyền con người của Nhà nước.
Tuy nhiên, vẫn cịn những thiếu sót trong các qui định, đặc biệt là thiếu những qui
định thừa nhận quyền được BTTTVTT. Trong khi so với pháp luật phong kiến, đã
tồn tại những qui định gián tiếp thừa nhận trách nhiệm bồi thường trong một số
trường hợp nhất định. Đây có thể là điểm hạn chế của pháp luật trong thời kì này.
Chính hạn chế này đã làm giảm tác dụng giáo dục, răn đe, phòng ngừa vi phạm của
pháp luật nói chung và chế định trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói riêng.
1.2.3. Từ năm 1995 đến nay
Sau khi nước ta chuyển đổi nền kinh tế từ chế độ tập trung, quan liêu, bao cấp
sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa từ năm 1986, thì đời sống
vật chất và tinh thần của người dân ngày càng nâng cao, các quan hệ xã hội ngày
càng phát triển, đặc biệt là các quan hệ dân sự. Trước tình hình các qui định pháp
luật khơng cịn phù hợp với tình hình xã hội đã đặt ra yêu cầu cần ban hành những
qui định mới để kịp thời điều chỉnh các quan hệ dân sự mới phát sinh. Tại kì họp
thứ 8 (từ ngày 03 đến ngày 28/10/1995, Quốc hội khố IX đã thơng qua Bộ luật
Dân sự (BLDS). Lần đầu tiên, quyền được BTTTVTT chính thức được ghi nhận
trong một văn bản có giá trị pháp lí cao, thể hiện sự quan tâm và tôn trọng quyền
con người của Nhà nước, tạo cơ sở pháp lí cho việc bảo vệ quyền nhân thân của con
người trong q trình áp dụng pháp luật. Theo đó, trách nhiệm bồi thường thiệt hại
về tinh thần được ghi nhận một cách minh thị tại khoản 1 Điều 310 BLDS 1995:
“Trách nhiệm bồi thường thiệt hại bao gồm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật
chất và trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tinh thần”. Và “người gây thiệt hại về
tinh thần cho người khác do xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân
phẩm, uy tín của người khác thì ngồi việc chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải


6


chính cơng khai cịn phải bồi thường một khoản tiền cho người bị thiệt hại” (khoản
3 Điều 310 BLDS 1995).
Sau khi thừa nhận trách nhiệm BTTTVTT, BLDS 1995 còn qui định cụ thể
các trường hợp phát sinh trách nhiệm bồi thường tại khoản 4 Điều 613 (thiệt hại do
sức khoẻ bị xâm phạm); khoản 4 Điều 614 (thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm);
khoản 3 Điều 615 (thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm). Khi đó,
BLDS 1995 qui định tuỳ từng trường hợp mà xem xét trách nhiệm bồi thường.
Ngồi ra, BLDS cũng khơng qui định cụ thể về mức bồi thường, chủ thể được bồi
thường. Từ đó, việc xem xét đánh giá trách nhiệm bồi thường tuỳ thuộc vào quan
điểm của mỗi Toà án, dẫn đến việc áp dụng pháp luật không thống nhất.
Sau đó, để cụ thể hố các qui định của BLDS 1995, ngày 28/4/2004, Hội đồng
Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao đã ban hành Nghị quyết số 01/2004/NQ-HĐTP
hướng dẫn áp dụng một số qui định của BLDS 1995 về BTTHNHĐ (Nghị quyết số
01/2004/NQ-HĐTP). Nghị quyết trên đã có những qui định cụ thể về trách nhiệm
BTTTVTT như: thừa nhận TTVTT tồn tại ở cá nhân và chủ thể khác không phải là
cá nhân, về mức BTTTVTT trong từng trường hợp; qui định chủ thể được hưởng
khoản BTTTVTT12.
Sau mười năm tồn tại thì BLDS 1995 khơng cịn phù hợp với tình hình đất
nước, các quan hệ dân sự ngày càng đa dạng, địi hỏi pháp luật phải có sự đổi mới
cho phù hợp để kịp thời điều chỉnh những quan hệ xã hội mới phát sinh. Tại kì họp
thứ 7 Quốc hội khoá XI, Quốc hội đã tiến hành thảo luận và thông qua BLDS 2005
vào ngày 14/6/2005. Trên cơ sở kế thừa những qui định về trách nhiệm BTTTVTT
được ghi nhận tại BLDS 1995 và Nghị quyết số 01/2004/NQ-HĐTP, BLDS 2005 đã
có những điểm mới, tiến bộ hơn so với BLDS 1995 là thừa nhận mọi trường hợp
khi có hành vi trái pháp luật, xâm phạm đến sức khoẻ, tính mạng, danh dự, nhân
phẩm, uy tín đều phải bồi thường một khoản tiền để bù đắp TTVTT cho người bị
thiệt hại. Ngồi ra, BLDS 2005 cịn ghi nhận trách nhiệm BTTTVTT đối với trường

hợp xâm phạm thi thể mà trước đó, BLDS 1995 khơng qui định. Hơn nữa, BLDS
2005 còn ghi nhận cụ thể mức bồi thường, đối tượng được bồi thường trong từng
trường hợp bị xâm phạm tại các Điều 609, 610, 611, 628.
Để hướng dẫn cụ thể các qui định của BLDS 2005, ngày 08/7/2006 Hội đồng
Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao ban hành Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP
hướng dẫn các qui định của Bộ luật Dân sự 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng (Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP), với nội dung về cơ bản giống với Nghị
quyết số 01/2004/ NQ-HĐTP và phù hợp với các qui định của BLDS 2005.
12

. Xem Phần II Nghị quyết số 01/2004/NQ-HĐTP.

7


Ngoài ra, trong lĩnh vực bồi thường của Nhà nước, những qui định của pháp
luật đã có từ lâu, nhưng bị phân tán ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau. Trên cơ
sở Điều 72 Hiến pháp 1992: “Người bị bắt, bị giam giữ, bị truy tố, bị xét xử trái
pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại vật chất và phục hồi danh dự”, BLDS
1995 qui định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước tại Điều 623, 624. Tiếp đó
Nghị định 47/CP của Chính phủ ngày 03/5/1997 qui định về việc giải quyết, bồi
thường thiệt hại do công chức, viên chức Nhà nước, người có thẩm quyền của cơ
quan tiến hành tố tụng gây ra; Nghị quyết 388/NQ-UBTVQH11 ngày 17/3/2003 của
Uỷ ban thường vụ Quốc hội cụ thể hoá về trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho
người bị oan do người có thẩm quyền của cơ quan tố tụng hình sự gây ra (Nghị
quyết 388/NQ-UBTVQH11). Sau đó, BLDS 2005 tiếp tục ghi nhận trách nhiệm bồi
thường thiệt hại của cơ quan Nhà nước tại Điều 619, 620.
Trong đó, việc ghi nhận cụ thể và giải quyết BTTTVTT chủ yếu trong lĩnh vực
tố tụng hình sự đối với trường hợp bị oan theo Nghị quyết 388/NQ-UBTVQH11,
nhưng tỉ lệ đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại được chấp nhận cũng khá thấp và tỉ lệ

giải quyết xong việc bồi thường lại càng thấp hơn. Chính vì “các qui định tồn tại
trong các văn bản khác nhau nên khơng có sự thống nhất, chồng chéo và trong một
số trường hợp có sự mâu thuẫn nhau, dẫn đến hiệu lực pháp lí của chúng có giá trị
thấp, khó có thể phát huy hiệu quả áp dụng trong thực tiễn”13.
Hơn nữa, các qui định về vấn đề này tồn tại về mặt pháp lí là chủ yếu, việc
triển khai áp dụng trong thực tiễn cho thấy hiệu lực thực thi không cao bởi các văn
bản này chưa được xây dựng trên quan điểm xác định trách nhiệm bồi thường thuộc
về Nhà nước nói chung mà chỉ coi là trách nhiệm bồi thường của cơ quan quản lí,
người thi hành cơng vụ có hành vi gây thiệt hại14.
Vì vậy, ngày 18/6/2009, Quốc hội ban hành Luật TNBTCNN nhằm tạo cơ sở
pháp lí chung, thống nhất cho việc áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói
chung và trách nhiệm BTTTVTT nói riêng của Nhà nước trong lĩnh vực quản lí
hành chính, tố tụng hình sự và thi hành án hình sự.
Hơn nữa, trải qua từng thời kì, các qui định pháp luật về BTTTVTT ngày càng
phát triển, phù hợp với xu thế chung của thế giới. Vấn đề BTTTVTT còn được thừa
nhận trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, cụ thể là tại điểm b khoản 1 Điều 204 Luật
SHTT.

13

. Dương Anh Sơn, Nguyễn Văn Quang (2008), “Luật bồi thường Nhà nước: Một số ý kiến về phạm vi điều
chỉnh và thủ tục bồi thường”, Tạp chí Khoa học pháp lí, (01), tr. 40.
14
. Nguyễn Thị Hoài Phương (2010), “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại dân sự của Nhà nước ở Việt Nam –
nhìn từ góc độ bảo đảm quyền con người”, Tạp chí Khoa học pháp lí, (02), tr. 41.

8


Như vậy, do Hiến pháp 1992 chỉ ghi nhận quyền được bồi thường thiệt hại

về vật chất tại Điều 72 và Điều 74 và đối với BTTTVTT thì cơ quan ban hành văn
bản dưới Hiến pháp chưa bị ràng buộc trong việc qui định về loại thiệt hại này. Mặc
dù quyền được BTTTVTT không được bảo vệ trong Hiến pháp 1992 nhưng quyền
này vẫn được ghi nhận trong một số văn bản hiện hành, như BLDS 2005, Luật
TNBTNN, Luật SHTT và các văn bản hướng dẫn có liên quan. Từ thực trạng này
có thể phát sinh câu hỏi: các qui định này có vi hiến khơng? Những người khơng
ủng hộ BTTTVTT hồn tồn có thể căn cứ vào các qui định trên của Hiến pháp (chỉ
liệt kê ghi nhận quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất) để cho rằng, các qui
định ghi nhận quyền được BTTTVTT trái Hiến pháp15.
Để khắc phục những bất cập tại Điều 72 và Điều 74 Hiến pháp 1992, tại kì họp
thứ 6, Quốc hội khố XIII, Quốc hội đã thơng qua Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam năm 2013. Lần đầu tiên, trách nhiệm BTTTVTT được ghi nhận
trong Hiến pháp tại Điều 30: “Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật
chất, tinh thần và phục hồi danh dự theo qui định của pháp luật”, và Điều 31:
“Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án trái
pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần và phục hồi
danh dự”. Như vậy, việc thừa nhận giá trị hiến định của quyền được BTTTVTT và
phạm vi bồi thường được mở rộng hơn đã thể hiện sự đề cao quyền con người của
Nhà nước, phù hợp với xu thế chung của thế giới hiện nay và tạo cơ sở pháp lí ràng
buộc các nhà lập pháp trong việc ban hành các văn bản pháp luật sau này về trách
nhiệm BTTTVTT.
1.3. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường tổn thất về tinh thần
Khi một chủ thể thực hiện hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp
của chủ thể khác và làm phát sinh TTVTT thì khơng phải trong mọi trường hợp
trách nhiệm bồi thường thiệt hại cũng phát sinh. Như vậy, trách nhiệm bồi thường
thiệt hại nói chung và trách nhiệm BTTTVTT nói riêng là một loại trách nhiệm
pháp lí, chỉ phát sinh khi hội đủ những điều kiện luật định. Vì trách nhiệm này là
một nội dung của trách nhiệm BTTHNHĐ nên những căn cứ làm phát sinh trách
nhiệm BTTHNHĐ cũng là căn cứ phát sinh trách nhiệm BTTTVTT. Căn cứ này
được ghi nhận tại Điều 604 BLDS 2005; mục 1 Phần I Nghị quyết số 03/2006/NQHĐTP.


15

. Đỗ Văn Đại (2013), “Quyền được bồi thường thiệt hại trong Hiến pháp”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật,
(02), tr. 25 – 26.

9


1.3.1. Phải có hành vi trái pháp luật
Theo tiểu mục 1.2 mục 1 Phần I Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP thì “hành
vi trái pháp luật là những xử sự cụ thể của con người được thể hiện thông qua hành
động hoặc không hành động trái với các qui định của pháp luật”.
Như vậy, để được xem là hành vi trái pháp luật thì hành vi đó phải hội đủ các
điều kiện sau:
Thứ nhất, phải là “những xử sự cụ thể của con người”.
Tức là phải xem xét TTVTT xảy ra có phải do hành vi cụ thể của con người
gây ra hay khơng, vì pháp luật chỉ điều chỉnh những hành vi đã được bộc lộ ra bên
ngoài thế giới khách quan chứ khơng điều chỉnh các “hành vi” cịn trong ý tưởng, ý
nghĩ của chủ thể. Do vậy, hành vi trái pháp luật chỉ có thể là những hành vi được
thể hiện ra bên ngoài bằng những “biểu hiện” nhất định16.
Xử sự cụ thể của con người được thể hiện dưới dạng hành động hoặc không
hành động. Hành động gây thiệt hại có thể tác động trực tiếp vào người bị thiệt hại
hoặc tác động gián tiếp thông qua công cụ, phương tiện gây thiệt hại. Không hành
động gây thiệt hại là một hình thức của hành vi gây thiệt hại, nó làm biến đổi tình
trạng bình thường của đối tượng tác động, gây thiệt hại cho khách thể bằng việc chủ
thể không làm một việc pháp luật qui định bắt buộc phải làm mặc dù có đủ điều
kiện làm việc đó17.
Thứ hai, tính trái pháp luật của hành vi.
Trước khi BLDS được ban hành thì Thơng tư số 173-TANDTC thừa nhận:

“Hành vi trái pháp luật có thể là một việc phạm pháp về hình sự, một vi phạm pháp
luật về dân sự, một vi phạm đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, hoặc một
vi phạm quy tắc sinh hoạt xã hội”. Như vậy, trước đó, hành vi trái pháp luật được
hiểu theo nghĩa rộng, không những là hành vi vi phạm pháp luật nói chung mà cịn
vi phạm đến đường lối, chính sách của Đảng hoặc qui tắc sinh hoạt xã hội, trong khi
đường lối, chính sách của Đảng hoặc qui tắc sinh hoạt xã hội không phải là pháp
luật. Theo hướng dẫn tại tiểu mục 1.2 mục 1 Phần I Nghị quyết số 03/2006/NQHĐTP thì tính trái pháp luật của hành vi được hiểu là “trái với các qui định của
pháp luật”. Tức là hành vi đó phải trái với qui định của pháp luật nói chung, có thể
là pháp luật hành chính, hình sự hay dân sự… Hơn nữa, theo Nghị quyết trên thì
hành vi trái pháp luật không đương nhiên bao gồm cả hành vi vi phạm đến đường
lối, chính sách của Đảng, các qui tắc sinh hoạt xã hội. Mà chỉ khi nào đường lối,
16

. Trích theo Đỗ Văn Đại (2014), Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam – Bản án và bình luận
bản án, NXB Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh (xuất bản lần 2), tr. 60.
17
. Nguyễn Minh Tuấn (chủ biên) (2014), Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự của nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, NXB Tư pháp, tr.748 – 749.

10


chính sách của Đảng được thể chế hố thành pháp luật thì hành vi vi phạm mới
được xem là hành vi trái pháp luật.
Tóm lại, hành vi trái pháp luật làm căn cứ phát sinh trách nhiệm BTTTVTT
phải là xử sự cụ thể của con người trái với các qui định của pháp luật, từ đó xâm
phạm đến quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm,
uy tín, thi thể của cá nhân, tổ chức được pháp luật bảo vệ.
1.3.2. Phải có thiệt hại xảy ra
Tại khoản 1 Điều 604 BLDS 2005 đã nhấn mạnh căn cứ phát sinh trách nhiệm

bồi thường thiệt hại là phải có thiệt hại xảy ra: “Người nào có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý
xâm phạm (…) mà gây thiệt hại thì phải bồi thường”.
Như vậy, căn cứ “có thiệt hại xảy ra” là “điều kiện tiên quyết của trách nhiệm
BTTHNHĐ”18. Tương tự, đối với trách nhiệm BTTTVTT thì đòi hỏi hành vi trái
pháp luật gây ra những TTVTT cho chính chủ thể bị xâm phạm hoặc người thân
thích gần gũi của chủ thể đó.
Tuy nhiên, khơng phải mọi trường hợp có TTVTT đều được pháp luật ghi
nhận trách nhiệm bồi thường của chủ thể gây thiệt hại. Mà TTVTT phải thoả các
điều kiện sau:
Thứ nhất, TTVTT phải phát sinh từ việc xâm phạm các quyền và lợi ích hợp
pháp mà pháp luật công nhận được BTTTVTT.
Chỉ những hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền được bảo đảm an tồn
về tính mạng, sức khoẻ, quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín, thi thể thì
mới được bồi thường TTVTT theo qui định tại Điều 609, 610, 611, 628 BLDS
2005.
Ngồi những trường hợp trên, thì khi có hành vi xâm phạm đến các quyền
khác cũng được pháp luật bảo vệ (như quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo, quyền
được khi sinh, khai tử…) và có thể gây nên những TTVTT nhưng không được pháp
luật ghi nhận trách nhiệm BTTTVTT.
Thứ hai, phải có thiệt hại xảy ra.
Theo điểm b tiểu mục 1.1 mục 1 Phần I Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP thì:
Thiệt hại do TTVTT của cá nhân được hiểu là do sức khoẻ, danh dự, nhân
phẩm, uy tín bị xâm phạm mà người bị thiệt hại hoặc do tính mạng bị xâm phạm mà
người thân thích gần gũi nhất của nạn nhân phải chịu đau thương, buồn phiền, mất

18

. Hồng Thế Liên (chủ biên) (2013), Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự 2005 (tập II), NXB Chính trị Quốc
gia, Hà Nội, tr. 702.


11


mát về tình cảm, bị giảm sút hoặc mất uy tín, bị bạn bè xa lánh do bị hiểu nhầm…
và cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất mà họ phải chịu.
Thiệt hại do TTVTT của pháp nhân và các chủ thể khác không phải là pháp
nhân (gọi chung là tổ chức) được hiểu là do danh dự, uy tín bị xâm phạm, tổ chức
đó bị giảm sút hoặc mất đi sự tín nhiệm, lịng tin… vì bị hiểu nhầm và cần phải
được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất mà tổ chức phải chịu.
Như vậy, Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP liệt kê những trường hợp TTVTT
có thể xảy ra. Tuy nhiên, lại thiếu trường hợp thi thể bị xâm phạm được BLDS 2005
thừa nhận trách nhiệm BTTTVTT.
Chính vì tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, thi thể bị xâm
phạm mà người bị xâm phạm hoặc người thân thích gần gũi của họ bị TTVTT. Đó
là “sự tổn thất về giá trị tinh thần, tình cảm hoặc sự suy sụp về tâm lí, tình cảm của
cá nhân”19. Hình thức biểu hiện của TTVTT vơ cùng đa dạng. Đó là sự đau thương,
buồn phiền, mất mất về tình cảm, bị giảm sút hoặc mất đi sự tín nhiệm, lịng tin do
bị hiểu lầm, sự suy giảm niềm vui, niềm lạc quan trong cuộc sống… Nỗi “đau” tinh
thần này có thể kéo dài, nghiêm trọng hơn là có thể ảnh hưởng tới thần kinh, trở
thành bệnh lí.
Việc đánh giá thiệt hại xảy ra vừa là căn cứ phát sinh trách nhiệm BTTTVTT,
cũng vừa là căn cứ tính mức bồi thường dựa vào mức độ thiệt hại xảy ra trên thực
tế. Như đã phân tích, “TTVTT là vấn đề hết sức trừu tượng, người ngoài cuộc
khơng thể cân, đong, đo, đếm được”20. Vì vậy, việc đánh giá mức độ TTVTT phải
căn cứ vào từng hoàn cảnh cụ thể, tuỳ thuộc vào đối tượng bị xâm phạm – “thiệt hại
về tinh thần do bị xâm phạm sức khoẻ, tính mạng cũng khác với thiệt hại về tinh
thần do bị xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín”21 – và một số yếu tố khác như địa
vị của người bị thiệt hại trong gia đình, mối quan hệ trong cuộc sống giữa những
người bị thiệt hại và những người thân thích của người bị thiệt hại, mức độ ảnh
hưởng đến nghề nghiệp, thẩm mỹ, giao tiếp xã hội, sinh hoạt gia đình và cá nhân…

1.3.3. Phải có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt
hại xảy ra
Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra được xây
dựng dựa trên cặp phạm trù nhân quả của chủ nghĩa duy vật biện chứng trong triết
học Mác – Lênin. Như vậy, hành vi trái pháp luật phải xảy ra trước thiệt hại và

19

. Nguyễn Minh Tuấn (chủ biên) (2014), tlđd (17), tr. 748.
. Đỗ Thanh Huyền (2004), “Bồi thường tổn thất về tinh thần”, Tạp chí Tồ án nhân dân, tr. 31.
21
. Phạm Kim Anh (2001), “Về qui định bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm
trong Bộ luật Dân sự Việt Nam và hướng hồn thiện”, Tạp chí Khoa học pháp lí, (03), tr. 38.
20

12


“thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật và ngược lại hành
vi trái pháp luật là nguyên nhân gây ra thiệt hại”22.
Việc xác định đúng mối quan hệ nhân quả có ý nghĩa pháp lí trong việc xác
định có hay khơng trách nhiệm bồi thường thiệt hại, chủ thể bồi thường, mức bồi
thường. Tuy nhiên, đây không phải là một vấn đề dễ dàng. Trong nhiều trường hợp
rất khó xác định hành vi trái pháp luật nào là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến thiệt hại
vì “mỗi hiện tượng là kết quả của vô số điều kiện và nguyên nhân đồng thời tự nó
cũng là nguyên nhân của nhiều hiện tượng”23. Cho nên, “hành vi trái pháp luật được
xem là có mối quan hệ nhân quả đối với thiệt hại xảy ra nếu hành vi đó là nguyên
nhân trực tiếp gây ra thiệt hại hoặc trong điều kiện hoàn cảnh nhất định lại là
nguyên nhân có ý nghĩa quyết định đối với thiệt hại24.
Ngoài ra, cần phân biệt nguyên nhân và điều kiện. Nguyên nhân là nguồn gốc

phát sinh hậu quả (thiệt hại), cịn điều kiện khơng làm phát sinh thiệt hại mà nó chỉ
có tác động làm cho nguyên nhân diễn ra nhanh hay chậm mà thôi. Nguyên nhân và
điều kiện có mối quan hệ tương tác lẫn nhau. Trong nhiều trường hợp, nếu có
nguyên nhân nhưng thiếu điều kiện tác động thì hậu quả có thể khơng xảy ra. Hoặc
có thể cùng một hiện tượng nhưng trong trường hợp này là nguyên nhân gây ra thiệt
hại, nhưng trường hợp khác lại là điều kiện thúc đẩy hoặc kiềm hãm quá trình phát
triển của ngun nhân. Từ đó, việc phân biệt nguyên nhân và điều kiện phải đặt
trong từng hoàn cảnh cụ thể, phù hợp với sự diễn biến khách quan của sự việc. Vì
có thể cùng một hành vi trái pháp luật (nguyên nhân) nhưng nếu xảy ra trong những
điều kiện, hồn cảnh khác nhau thì thiệt hại xảy ra cũng không giống nhau.
Như vậy, để trách nhiệm BTTTVTT phát sinh thì cần phải xem xét một cách
khách quan, tồn diện hành vi trái pháp luật nào xâm phạm đến những quyền và lợi
ích hợp pháp được pháp luật bảo vệ là nguyên nhân dẫn đến TTVTT xảy ra.
1.3.4. Phải có lỗi cố ý hoặc vơ ý của người gây ra thiệt hại
Theo qui định tại khoản 1, Điều 604 BLDS 2005 thì “người nào do lỗi cố ý
hoặc vơ ý xâm phạm (…) mà gây thiệt hại thì phải bồi thường”.
BLDS 2005 và Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP khơng có qui định cụ thể về
khái niệm “lỗi” mà chỉ nêu “lỗi cố ý” và ‘lỗi vơ ý”. Vì vậy, có nhiều quan điểm
khác nhau về “lỗi”. Theo một số tác giả thì “lỗi là trạng thái tâm lí, là nhận thức của
chủ thể đối với hành vi và hậu quả do hành vi đó gây ra”25.
22

. Xem tiểu mục 1.2 mục 1 Phần I Nghị quyết số 03/2006/ NQ-HĐTP.
. Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh (2013), tlđd (11), tr. 451.
24
. Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh (2013), tlđd (11), tr. 456 – 457.
25
. Trích theo Phạm Kim Anh (2003), “Khái niệm lỗi trong trách nhiệm dân sự”, Tạp chí Khoa học pháp lí,
(03), tr. 32.
23


13


Hay lỗi là thái độ tâm lí hoặc trạng thái tâm lí của người gây thiệt hại đối
với hành vi. Quan hệ tâm lí ở đây bao gồm hai yếu tố, đó là lí trí và ý chí. Yếu tố lí
trí thể hiện ở nhận thức thực tại khách quan (nhận thức được hoặc không nhận thức
được mặc dù đủ điều kiện thực tế để nhận thức khả năng gây thiệt hại của hành vi).
Yếu tố ý chí thể hiện năng lực điều khiển hành vi (khả năng kiềm chế hành vi gây
thiệt hại hoặc có khả năng thực hiện hành vi khác phù hợp với pháp luật). Như vậy,
một người bị coi là có lỗi khi người gây thiệt hại nhận thức được hoặc khơng nhận
thức được nhưng có đủ điều kiện thực tế để nhận thức được tính chất gây thiệt hại
của hành vi và có đủ điều kiện để điều khiển một hành vi khác không gây thiệt hại.
Như vậy, để xác định được lỗi cố ý hay lỗi vô ý, chúng ta phải dựa vào thái độ chủ
quan và nhận thức lí trí của người gây thiệt hại26.
Theo qui định tại tiểu mục 1.4 mục 1 Phần I Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP
thì lỗi tồn tại dưới hai hình thức:
Cố ý gây thiệt hại là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ
gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc tuy không mong
muốn nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra.
Vô ý gây thiệt hại là trường hợp một người khơng thấy trước hành vi của mình
có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra
hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt
hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được.
Như vậy, “lỗi” thể hiện khả năng nhận thức về hành vi và thiệt hại có thể xảy
ra. Trừ những trường hợp pháp luật qui định trách nhiệm bồi thường phát sinh khi
không cần yếu tố lỗi thì theo điểm d mục 5 Phần I Nghị quyết số 03/2006/NQHĐTP, người có trách nhiệm bồi thường phải chứng minh là mình khơng có lỗi để
khơng phải bồi thường. Nếu họ khơng chứng minh được thì họ sẽ được suy đốn là
có lỗi khi thực hiện hành vi trái pháp luật, người bị thiệt hại không cần chứng minh
lỗi của người gây thiệt hại khi có yêu cầu bồi thường thiệt hại. Vì trong những điều

kiện hồn cảnh nhất định, con người có thể lựa chọn những cách xử sự cho phù hợp
với pháp luật và đạo đức xã hội. Tuy nhiên, họ lại lựa chọn cách xử sự khác, xâm
phạm đến các quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể khác được pháp luật bảo vệ,
mặc dù họ có đủ điều kiện để lựa chọn thực hiện hành vi không xâm phạm.
Tuy nhiên, cần phân biệt hành vi gây thiệt hại và yếu tố lỗi. Vì không phải
trong mọi trường hợp, người gây thiệt hại đều được suy đốn là có lỗi và phải chịu
trách nhiệm BTTTVTT. Ví dụ, một người thực hiện hành vi gây thiệt hại nhưng
khơng có nghĩa vụ phải thấy trước thiệt hại xảy ra hoặc tuy có nghĩa vụ phải thấy
26

. Hoàng Thế Liên (chủ biên) (2013), tlđd (18), tr. 703 – 704.

14


×