Đề bài: Hãy so sánh sự giống nhau, khác nhau của Cương lĩnh
chính trị đầu tiên với Luận cương chính trị tháng 10. Rút ra ý
nghĩa thực tiễn của bản thân trong học tập công tác.
Năm 1858, thực dân Pháp bắt đầu xâm lược Việt Nam. Chúng
nắm giữ các chức vụ chủ chốt trong bộ máy nhà nước, duy trì triều
đình và hệ thống chính quyền phong kiến làm tay sai. Độc chiếm thị
trường, tạo ra hàng trăm thứ thuế, làm cho kinh tế Việt Nam bị lạc
hậu, hoàn toàn phụ thuộc vào Pháp. Thực hiện chính sách ngu dân,
làm cho nhân dân ta dốt nát, phục tùng sự cai trị của chúng. Trong
xã hội bấy giờ tồn tại hai mâu thuẫn: mâu thuẫn giữa dân tộc Việt
Nam với thực dân Pháp xâm lược và mâu thuẫn giữa nhân dân ta,
chủ yếu là nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến tay sai.
Các phong trào yêu nước chống thực dân Pháp xâm lược từ
khuynh hướng phong kiến đến khuynh hướng tư sản, tiểu tư sản đều
lần lượt thất bại. Nguyên nhân dẫn tới thất bại là do những người
đứng đầu chưa tìm được con đường cứu nước phản ánh đúng nhu
cầu phát triển của xã hội Việt Nam. Trong tình hình đó, 5-6-1911,
Nguyễn Ái Quốc ra nước ngồi, bắt đầu đi tìm con đường cứu nước
mới.
Năm 1917, Cách mạng Tháng Mười Nga thắng lợi đã ảnh hưởng
lớn đến tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc. 7- 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc
bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và
vấn đề thuộc địa của V.I.Lênin. Từ đây, Người đã tìm ra con đường
cứu nước đúng đắn là con đường cách mạng vô sản. Người đã truyền
bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào phong trào công nhân và phong trào
yêu nước Việt Nam và phát triển sáng tạo học thuyết lý luận đó vào
thực tiễn Việt Nam, chuẩn bị những điều kiện về tư tưởng, lý luận,
chính trị, tổ chức, cán bộ để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
1930, Quốc tế Cộng sản cử Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị hợp
nhất thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam
ra đời là một tất yếu của lịch sử, là một bước ngoặt vĩ đại của cách
mạng Việt Nam. Cùng với Cương lĩnh chính trị đúng đắn đã mở ra
thời kỳ phát triển mới của cách mạng và dân tộc Việt Nam. Tiếp theo
đó, vào tháng 10-1930, Ban chấp hành Trung ương họp Hội nghị lần
thứ nhất đã thơng qua Luận cương chính trị do đồng chí Trần Phú
soạn thảo. Luận cương là một đóng góp quan trọng vào kho tàng lý
luận của cách mạng Việt Nam, vạch ra con đường đi lên của cách
mạng nước ta.
1.
Cương lĩnh chính trị đầu tiên:
* Bối cảnh ra đời:
Năm 1929, ba tổ chức cộng sản liên tiếp ra đời là Đông Dương
Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng và Đơng Dương Cộng sản
liên đồn nhằm thúc đẩy phong trào công nhân và phong trào yêu
nước phát triển mạnh mẽ. Trong quá trình tuyên truyền vận động
quần chúng, các tổ chức này hoạt động riêng rẽ, đã tranh giành,
cơng kích lẫn nhau, đẩy phong trào cách mạng Việt Nam đứng trước
nguy cơ bị chia rẽ. Ðầu năm 1930, Nguyễn Ái – thành viên của Quốc
tế cộng sản chủ trì Hội nghị hợp nhất thành lập Đảng Cộng sản Việt
Nam, các đại biểu nhất trí thơng qua Chánh cương vắn tắt của Đảng,
Sách lược vắn tắt của Đảng, Chương trình tóm tắt của Đảng và Điều
lệ vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam hợp thành nội dung Cương
lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
* Nội dung chính:
Mục tiêu chiến lược là chủ trương làm tư sản dân quyền cách
mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản.
Nhiệm vụ, đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong
kiến, làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập, dựng ra Chính phủ
cơng nơng binh, tổ chức ra quân đội công nông. Tịch thu ruộng đất
của bọn đế quốc chia cho dân cày nghèo, mở mang công nông
nghiệp, miễn thuế cho dân cày nghèo. Dân chúng được tự do tổ
chức, nam nữ bình quyền, phổ thơng giáo dục theo hướng cơng nơng
hố. Song nhiệm vụ đặt lên hàng đầu là vụ chống đế quốc giành độc
lập dân tộc.
Về lực lượng cách mạng chủ yếu là công nhân và nơng dân.
Đây là hai lực lượng nịng cốt và cơ bản đơng đảo trong xã hội góp
phần to lớn vào cơng cuộc giải phóng dân tộc nước ta. Trong đó lãnh
đạo cách mạng là giai cấp công nhân.
Về phương pháp cách mạng, bạo lực cách mạng cả về chính
trị và vũ trang nhằm đạt mục tiêu cơ bản là đánh đổ đế quốc và
phong kiến, giành chính quyền về tay công nông.
Về quan hệ của cách mạng Việt Nam với phong trào cách
mạng thế giới, Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng
thế giới.
=> Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng là một cương lĩnh
giải phóng dân tộc đúng đắn và sáng tạo theo con đường cách mạng
của Hồ Chí Minh. Cương lĩnh phù hợp với xu thế phát triển của thời
đại bấy giờ, đáp ứng nhu cầu khách quan của lịch sử Việt Nam.
Nhuần nhuyễn quan điểm giai cấp và thấm đượm tinh thần dân tộc.
Tư tưởng cốt lõi của Cương lĩnh là tiến hành cách mạng tư sản dân
quyền và cách mạng ruộng đất để đi tới xã hội cộng sản. Thực tiễn
quá trình hoạt động của cách mạng Việt Nam đã chứng minh tính
khoa học và tính đúng đắn của Cương lĩnh này.
2.
Luận cương chính trị tháng 10:
* Bối cảnh ra đời:
Tháng 4-1930, Trần Phú được Quốc tế Cộng sản cử về nước
sau quá trình học tập tại trường Quốc tế Phương Đông. Tháng 71930 Trần Phú được bầu vào Ban chấp hành Trung ương lâm thời và
được giao nhiệm vụ cùng với một số đồng chí soạn thảo Luận cương
chuẩn bị cho hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng. Từ ngày 1430/10/1930, Hội nghị ban chấp hành Trung ương Đảng họp lần thứ 1
tại Hương Cảng do Trần Phú chủ trì. Hội nghị thực hiện chỉ thị của
Quốc tế Cộng Sản quyết định đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam
thành Đảng Cộng sản Đông Dương, thơng qua Luận cương chính trị
của Đảng, bầu ra Ban Chấp hành Trung ương chính thức gồm 7 ủy
viên, đồng chí Trần Phú là Tổng Bí thư.
* Nội dung chính:
Về mâu thuẫn giai cấp, ở ba nước Đông Dương, mâu thuẫn
diễn ra ngày càng gay gắt giữa một bên là là thợ thuyền, dân cày và
các phần tử lao khổ; một bên là địa chủ phong kiến, tư bản và đế
quốc chủ nghĩa.
Tính chất của cách mạng, lúc đầu là một cuộc cách mạng tư
sản dân quyền có tính chất thổ địa và phản đế sau đó phát triển bỏ
qua thời kỳ tư bản tiến thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa.
Nhiệm vụ của cách mạng, đánh đổ phong kiến, thực hành thổ
địa cách mạng triệt để và đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp, làm cho
Đơng Dương hồn tồn độc lập. Trong đó, Luận cương xác định: “Vấn
đề thổ địa là cái cốt của cách mạng tư sản dân quyền” và là cơ sở để
Đảng giành quyền lãnh đạo dân cày.
Về lực lượng cách mạng, giai cấp vô sản và nơng dân là hai
động lực chính, nhưng giai cấp vơ sản có cầm quyền lãnh đạo thì
cách mạng mới thắng lợi được.
Về phương pháp cách mạng, tiến hành bạo lực cách mạng và
kết thúc bằng khởi nghĩa võ trang giành chính quyền.
Về mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng thế
giới, vô sản Đông Dương phải liên lạc mật thiết với vô sản thế giới.
Cách mạng Đông Dương là một bộ phận của cách mạng vô sản thế
giới.
=> Luận cương khẳng định lại đường lối cách mạng, lực lượng
cách mạng, vai trị lãnh đạo của Đảng, đồn kết quốc tế mà Cương
lĩnh đầu tiên đã nêu. Ngoài ra Trần Phú đã có những điểm sáng tạo
trong phương pháp cách mạng, nguyên tắc Đảng của chủ nghĩa Mác
– Lênin.
* Giống nhau:
+ Về phương hướng chiến lược cơ bản: cả hai đều xác định
được tính chất của cách mạng Việt Nam là cách mạng tư sản dân
quyền và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản. Phương
hướng chiến lược đã phản ánh xu thế của thời đại và phản ánh đúng
nguyện vọng của đông đảo nhân dân Việt Nam.
+ Về nhiệm vụ cách mạng: chống đế quốc và chống phong
kiến, làm cho đất nước độc lập.
+ Về lực lượng cách mạng: chủ yếu là công nhân và nơng
dân, hai lực lượng nịng cốt và đơng đảo trong xã hội góp phần to lớn
vào cơng cuộc giải phóng dân tộc. Trong đó giai cấp cơng nhân lãnh
đạo cách mạng thông qua Đảng cộng sản.
+ Về phương pháp cách mạng: sử dụng bạo lực cách mạng về
chính trị và cả vũ trang nhằm đánh đổ đế quốc và phong kiến, giành
chính quyền về tay công nông. Tuyệt không đi vào con đường thỏa
hiệp.
+ Về vị trí quốc tế: cách mạng Việt Nam và cách mạng Đơng
Dương là một bộ phận, có quan hệ mật thiết, gắn bó với cách mạng
thế giới.
+ Cả hai văn kiện đều thấm nhuần chủ nghĩa Mác – Lênin và
chịu ảnh hưởng tư tưởng của cách mạng Tháng Mười Nga
* Khác nhau:
+ Xác định mâu thuẫn:
Trong cương lĩnh chính trị đầu tiên xã hội Việt Nam là xã hội
nửa thuộc địa nửa phong kiến, trong đó có hai mâu thuẫn chính:
mâu thuẫn giữa tồn thể dân tộc Việt Nam với đế quốc xâm lược;
mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam (chủ yếu là nông dân) với địa
chủ phong kiến. Cương lĩnh xác định rõ mâu thuẫn gay gắt nhất là
mâu thuẫn về vấn đề dân tộc.
Luận cương tháng 10: xã hội Đơng Dương có hai mâu thuẫn
chính là mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn về giai cấp, trong đó mâu
thuẫn giai cấp là cơ bản nhất.
+ Nhiệm vụ:
Cương lĩnh: Xác định nhiệm vụ đánh đổ đế quốc Pháp giải
phóng dân tộc được đặt lên hàng đầu, nhiệm vụ giải phóng giai cấp
dựa vào nhiệm vụ dân tộc để giải quyết.
Luận cương: Đặt vấn đề giai cấp lên hàng đầu, đánh đổ các di
tích phong kiến rồi mới đánh đổ đế quốc.
+ Lực lượng:
Cương lĩnh: Giai cấp công nhân, nông dân có vai trị nịng cốt.
Cần phải liên minh với các giai cấp tiểu tư sản, lợi dụng trung lập các
phú nông, trung nông, tiểu địa chủ và tư bản Việt Nam chưa rõ mặt
phản cách mạng.
Luận cương: Chỉ gồm công nhân và nông dân, không bao gồm
các tri thức, tiểu tư sản, tư sản công nghiệp, tư sản thương nghiệp.
Hạn chế lớn nhất của Luận cương là chưa vạch rõ được mâu
thuẫn chủ yếu của một xã hội thuộc địa là mâu thuẫn dân tộc,
không đề cao vấn đề dân tộc mà đặt nặng vấn đề đấu tranh giai
cấp. Đánh giá không đúng khả năng cách mạng của các giai cấp tiểu
tư sản, trung và tiểu địa chủ. Sự đúng đắn của Cương lĩnh chính trị
đầu tiên thể hiện ở việc xác định đúng đắn mối quan hệ giữa dân tộc
và giai cấp, xác định đúng lực lượng và kẻ thù cách mạng, Cương
lĩnh đã chỉ ra đường lối đúng đắn cho cách mạng Việt Nam.
* Rút ra ý nghĩa thực tiễn với bản thân:
Đối với bản thân em việc nghiên cứu, học tập Cương lĩnh chính
trị và Luận cương có ý nghĩa quan trọng kể cả trong học tập và công
tác. Thứ nhất là hiểu rõ giá trị cách mạng, khoa học, sự sáng tạo
trong Cương lĩnh, đường lối của Đảng. Thứ hai là nâng cao nhận
thức, hiểu biết về Đảng, góp phần giáo dục lý tưởng, củng cố niềm
tin đối với sự lãnh đạo của Đảng, tham gia xây dựng Đảng ngày
càng vững mạnh. Thứ ba là nâng cao tinh thần yêu nước, ý thức về
niềm tự hào dân tộc, ý chí tự lực tự cường dân tộc. Thứ tư là nhận
thức được đâu là đúng đắn, tránh bị dụ dỗ, nói xấu Đảng, góp phần
bồi dưỡng đạo đức cách mạng, phẩm chất, nhân cách và lối sống tốt
đẹp.