ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN VĂN THÔNG
SO SÁNH
TỤC NGỮ VIỆT VÀ TỤC NGỮ LÀO
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC
HÀ NỘI - 2009
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN VN THÔNG
SO SNH
SO SÁNH
TỤC NGỮ VIỆT VÀ TỤC NGỮ LÀO
Chuyên ngành: Văn học dân gian
Mã số: 62 22 36 01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. GS.TS. Nguyễn Xuân Kính
2. PGS.TS. Lại Phi Hùng
HÀ NỘI - 2009
MỤC LỤC
Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 2
3. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu 7
4. Phương pháp nghiên cứu 8
5. Cấu trúc luận án 8
Chương 1: Tổng quan văn hoá - xã hội Việt Nam - Lào 10
1.1 Mối quan hệ lịch sử - xã hội Việt Nam - Lào 10
1.1.1. Sơ lược lịch sử - xã hội nước Lào 10
1.1.2. Mối quan hệ lịch sử - xã hội Việt Nam - Lào 14
1.2. Mối quan hệ văn hoá Việt Nam - Lào trong bối cảnh Đông Nam Á 18
1.2.1. Về địa lý và tự nhiên 19
1.2.2. Văn hoá - tộc người 24
1.2.2.1. Mối quan hệ giữa các tộc người 24
1.2.2.2. Mối quan hệ văn hoá Việt Nam - Lào trong bối cảnh Đông Nam Á 29
1.2.2.3. Về ngôn ngữ 31
1.2.2.4. Về chữ viết 32
1.2.2.5. Phật giáo ở Việt Nam và Lào 33
Chương 2: So sánh nội dung tục ngữ Việt và tục ngữ Lào 39
2.1. Trình bày sự giống nhau và khác nhau 39
2.1.1. Tục ngữ Việt, Lào thể hiện nhận thức, trí thức về tự nhiên, thiên nhiên; phản
ánh quê hương, đất nước
39
2.1.1.1. Thể hiện nhận thức, trí thức về tự nhiên, thiên nhiên 39
2.1.1.2. Phản ánh quê hương, đất nước 43
2.1.2. Đúc kết kinh nghiệm về sản xuất, chăn nuôi 55
2.1.2.1. Đúc kết kinh nghiệm về sản xuất 55
2.1.2.2. Đúc kết kinh nghiệm về chăn nuôi 59
2.1.3. Phản ánh các mối quan hệ gia đình, xã hội 60
2.1.4. Phê phán giai cấp thống trị và khẳng định những phẩm chất tốt đẹp, chế
giễu những thói hư, tật xấu
68
2.1.4.1. Phê phán giai cấp thống trị 68
2.1.4.2. Khẳng định những phẩm chất tốt đẹp, lối sống trọng tình 70
2.1.4.3. Chế giễu những thói hư, tật xấu 73
2.1.5. Phản ánh văn hoá ẩm thực của nhân dân 78
2.1.6.Tục ngữ Việt phản ánh thực tế người Việt chịu ảnh hưởng Nho giáo 87
2.1.7. Tục ngữ Lào phản ánh thực tế người Lào chịu ảnh hưởng tư tưởng Phật giáo 94
2.1.8. Hiện tượng trái nghĩa trong tục ngữ Việt 100
2.2. Giải thích sự giống nhau và khác nhau 107
2.2.1. Sự giống nhau 107
2.2.2. Sự khác nhau 112
Chương 3: So sánh nghệ thuật tục ngữ Việt và tục ngữ Lào 116
3.1. Trình bày sự giống nhau và khác nhau 116
3.1.1. Ngữ nghĩa 116
3.1.2. Kết cấu 125
3.1.3. Vần 150
3.1.4. Nhịp 161
3.1.5. Lối tỉnh lược 165
3.1.6. Lối nói 167
3.1.6.1. Các hình thức tu từ trong tục ngữ 167
3.1.6.2. Hiện tượng “nói ngược” trong tục ngữ Lào 178
3.1.7. Từ ngữ 181
3.1.7.1. Tục ngữ Việt sử dụng nhiều phương ngữ 181
3.1.7.2. Tục ngữ Việt ảnh hưởng của tiếng Hán và văn hoá Hán 183
3.1.7.3. Tục ngữ Lào sử dụng nhiều tiếng Pali - Sanskrit 184
3.2. Giải thích sự giống nhau và khác nhau 184
3.2.1. Sự giống nhau 185
3.2.2. Sự khác nhau 186
Kết luận 189
Danh mục công trình khoa học của tác giả liên quan đến luận án 192
Tài liệu tham khảo 195
Phụ lục 213
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các vấn đề
được mô tả, phân tích và tổng kết trong luận án này là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ một công trình nào khác.
Nguyễn Văn Thông
BẢNG CHÚ GIẢI VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
GS Giáo sư Ngđ Nghĩa đen
PGS Phó Giáo sư Ngb Nghĩa bóng
TS Tiến sĩ // Ngắt đoạn
VS Viện sĩ TN Tục ngữ
Nxb Nhà xuất bản / Ngắt ý
H Hà Nội ThN Thành ngữ
BK Bản khác NCS Nghiên cứu sinh
Db Dị bản TCN Trước công nguyên
Sđd Sách đã dẫn ĐVTG Đơn vị trung gian
tr Trang xb Xuất bản
Tp Thành phố ĐHQGHN Đại học Quốc gia Hà Nội
TK Thế kỷ ĐHTHHN Đại học Tổng hợp Hà Nội
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Người Lào có câu xú pha xít
1
“Mạy huồm co po huồm xược” (Đay
chung dây, cây chung khóm). Quan hệ Việt Nam - Lào như tre chung một
bụi, như đay chung một dây. Hai nước liền kề nhau về địa lý và có quan hệ
bang giao thân thiết lâu đời vì cùng nằm trên bán đảo Đông Dương thuộc
vùng Đông Nam Á.
Cho nên, bên cạnh những điểm khác nhau như là sự tất yếu xuất phát
từ bản sắc dân tộc, nền văn hoá hai nước nói chung, tục ngữ hai nước nói
riêng có những điểm tương đồng như là bản chất chung trong quá trình sáng
tạo folklore nhân loại cũng như sự giống nhau do những điều kiện lịch sử,
địa lý tự nhiên và những quan hệ giao lưu văn hoá mang lại. Nghiên cứu sự
giống nhau và khác nhau này, về chính trị, sẽ góp phần khẳng định tính độc
lập của mỗi dân tộc; đồng thời, những yếu tố về địa lý, lịch sử, xã hội giống
nhau giữa hai nước cũng tạo nên những nét giống nhau trong mối bang giao
thân thiết giữa hai dân tộc; về khoa học, không chỉ giúp cho những người
quan tâm hiểu biết thêm về tục ngữ mỗi nước, hiểu rõ hơn những nét đẹp
truyền thống trong tâm hồn và tính cách của chính mình và của người bạn
láng giềng mà còn góp phần làm sáng tỏ sự giống nhau kỳ lạ, đến từng chi
tiết của một bộ phận tục ngữ hai dân tộc. Qua đó, về lý luận, sẽ góp phần làm
rõ hơn bản sắc văn hoá của mỗi dân tộc; về thực tiễn, cũng góp phần quảng
bá nền văn hoá của mỗi nước và thúc đẩy mối quan hệ láng giềng truyền
thống Việt Nam - Lào ngày càng phát triển.
1
Khái niệm xú pha xít của người Lào đồng nghĩa với khái niệm tục ngữ và khái niệm
thành ngữ của người Việt, tức là trong xú pha xít có hai bộ phận, một bộ phận là
thành ngữ, bộ phận còn lại là tục ngữ.
1
Qua mt s nm chin u, cụng tỏc Lo v nhiu nm dy ting
Vit cho ngi Lo, tỏc gi lun ỏn ó i in dó v thu thp c mt s
lng ỏng k nhng cõu tc ng Lo
2
, ó cm nhn c mt phn tõm
thc ca ngi Lo trờn mnh t thõn yờu ca h. Chỳng tụi cng ó cụng
b mt s cụng trỡnh khoa hc v bi vit nht nh v nú
3
.
V tc ng ca ngi Vit, trong gii nghiờn cu vn húa, vn hc dõn
gian, ó cú nhiu cụng trỡnh, bi vit vi mt lc lng khỏ hựng hu v ó
t c nhng thnh tu ỏng k. Cũn nghiờn cu so sỏnh tc ng Vit vi
tc ng Lo trờn c hai phng din ni dung v hỡnh thc l mt ti hon
ton mi. Do vy, vic so sỏnh tc ng Vit, Lo l mt vic lm cn thit.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
T xa xa, vn hc dõn gian Lo ó bt u phỏt trin vi nhng cõu
chuyn k, nhng bn trng ca, nhng cõu th Lo hựng trỏng m mt
m, nhng cõu tc ng Lo thõm thỳy m búng by, trong ú cú cụng úng
gúp vụ cựng to ln ca i ng s sói v m lm (ngh s dõn gian) Lo.
S sói Lo ó gúp phn phỏt trin o Pht Lo v cng l nhng ngi
ỏng c ghi tờn trong vn hc Pht giỏo; cũn cỏc m lm (ngh s dõn
gian) Lo li l nhng ngi cú nhng úng gúp quan trng i vi nn vn
hc dõn gian Lo.
Lực lợng những ngời làm công tác su tầm, biên soạn, đánh giá, giới
thiệu văn học dân gian Lào nói chung, tục ngữ Lào nói riêng ở Lào từ trớc đến
nay còn rất mỏng và cha cú nhiu thành tựu. T nhng nm 1940, khi Lo
cũn b Phỏp xõm lc, Ma h Xi La V La Vụng v nhúm nhng ngi bn
trớ thc Tõy hc ca ụng ó su tm, biờn son, trớch ng thnh sỏch ngoi
2
Xem T in thnh ng v tc ng Vit - Lo v T in thnh ng v tc ng Lo -
Vit (Phn ph lc lun ỏn) do tỏc gi lun ỏn su tm, biờn son.
3
Xem Danh mc nhng cụng trỡnh khoa hc ca tỏc gi liờn quan n lun ỏn tr.
192.
2
một số truyện thơ có nguồn gốc Ấn Độ, còn có ca dao, tục ngữ (sau này đã
được tái bản nhiều lần). Đó là những công trình sưu tầm, biên soạn và giới
thiệu tục ngữ rất đáng quý. Năm 1987, cuốn Văn học Lào dày 527 trang, một
công trình hợp tác giữa Uỷ ban Khoa học Xã hội Lào với Viện Nghiên cứu
Đông Nam Á trực thuộc Uỷ ban Khoa học Xã hội Việt Nam in tại Nhà xuất
bản Quốc gia Lào (Khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Sư phạm Viêng Chăn in
lại theo hình thức rônêô năm 1989), là một công trình đầu tiên ở Lào nghiên
cứu dài hơi, tương đối có hệ thống, có độ tin cậy khoa học về văn học Lào từ
trước đến nay. Do phải giới thiệu một cách khái quát về văn học Lào, nên
phần giới thiệu và nghiên cứu tục ngữ Lào còn quá sơ lược. Vài chục năm
nay, Chính phủ Lào đã dành sự quan tâm đặc biệt cho công tác giữ gìn, phát
triển nền văn học truyền thống của dân tộc. Người Lào đã đưa văn học dân
gian Lào nói chung, tục ngữ Lào nói riêng vào chương trình giáo dục phổ
thông và đại học. Do vậy, đã có người sưu tầm, biên soạn tục ngữ Lào thành
những tập từ điển mini mỏng, gồm vài chục câu đến vài trăm câu. Cuốn Văn
học phổ thông [186] của nhiều tác giả Lào, giới thiệu một cách sơ lược tình
hình văn học Lào, trong đó có văn học dân gian dành cho học sinh hệ phổ
thông trung học Lào của Nxb Giáo dục Thể thao và Lễ nghi, xuất bản năm
1982; cuốn Câu thơ dân gian Lào [189] của Bò Xẻng Khăm, Xúc Xạ Vàng,
Bun Khiển, được biên soạn chung, gồm nhiều phần, trong đó phần tục ngữ
gồm một số câu mới được sưu tầm, biên soạn không theo chủ đề hoặc tiêu
chí nào; cuốn Tục ngữ cổ truyền Lào [187] của Ma hả Xi La Vị La Vông, 63
trang, gồm năm phần (xuất bản lần đầu năm 1996, in 2000 cuốn) do Đa Ra
Căn Nạ Nha giới thiệu, riêng phần tục ngữ có 450 câu (sách được tái bản lần
thứ ba, năm 2000, do Công Đươn Nẹt Thạ Vông giới thiệu, in 3000 cuốn)
bao gồm những câu tản mạn, không sắp xếp theo cách làm truyền thống;
cuốn Từ thông dụng và tục ngữ Lào [190] của Xi Ri Xu Văn Na Xỉ, xuất bản
3
năm 2000, 62 trang, gồm bốn phần, riêng phần tục ngữ Lào mới chỉ được
dịch và đối chiếu từ 235 câu tục ngữ Anh; cuốn Tục ngữ dân gian Lào [191]
của Đuông Chăn Văn Na Bu Pha xuất bản năm 2005 cũng được biên soạn
với cấu trúc tương tự,... Gần đây, Lăm Phon Xay Xa Na đã làm luận văn tốt
nghiệp đại học với đề tài Tìm hiểu tục ngữ Việt và xú pha xít Lào về văn hoá
ẩm thực, 1999 [137] mới chỉ so sánh tục ngữ hai nước ở một khía cạnh của
nội dung.
Ở Việt Nam, văn học dân gian Lào nói chung, tục ngữ Lào nói riêng
chưa được nhiều người Việt Nam biết đến, vì đội ngũ những người làm công
tác sưu tầm, nghiên cứu chúng ở Việt Nam chưa đông, việc giới thiệu chúng
với độc giả Việt Nam cũng mới được khởi động. Đinh Việt Anh [1], trong
chương 2 viết về văn học dân gian Lào, ngoài phần khái quát chung, tác giả
lần lượt khảo cứu từng thể loại, trong đó tục ngữ Lào được nghiên cứu một
cách thận trọng, khoa học nhưng còn sơ lược. Trong số không nhiều nhà
folklore Lào phải kể đến Nguyễn Năm với một số bài viết trong sách hoặc
trên các tạp chí chuyên ngành. Cuốn Hợp tuyển văn học Lào [140] dày 511
trang, do Nguyễn Năm giới thiệu khắc hoạ bức tranh chung về tình hình văn
học Lào qua các thời kỳ nhưng chưa nêu được đặc điểm của từng thể loại.
Nguyễn Đình Phúc, tác giả cuốn Xú pha xít và lời nói giao duyên Lào [138],
lần đầu tiên sưu tầm, dịch nghĩa 691 câu tục ngữ Lào sang tiếng Việt, giới
thiệu, bình giảng sơ lược ở một vài khía cạnh của nội dung mà chưa đi sâu
tìm hiểu toàn diện nội dung và nghệ thuật tục ngữ Lào. Trong công trình tập
thể Văn học Đông Nam Á [131], Lại Phi Hùng đã nhận diện một cách rất khái
lược tục ngữ trong mối tương quan thể loại của nền văn học Lào nói chung,
văn học dân gian Lào nói riêng. Những năm gần đây, một số tác giả người
Việt cũng góp thêm những tiếng nói nhằm giới thiệu tục ngữ Lào ở Việt
Nam. Trịnh Đức Hiển có bài “Sơ bộ tìm hiểu luật hiệp vần và vần trong xú
4
pha xít Lào” [55] và bài “Một số hình thức thể hiện tính hình tượng trong xú
pha xít Lào” [56]; tác giả luận án có bài: “Tìm hiểu tư tưởng Phật giáo ở Lào
qua mảng xú pha xít Lào về văn hoá ứng xử” [4] và bài “Phong cách ăn uống
của người Lào” [6]. Ngoài ra, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường Tìm
hiểu tục ngữ Việt và xú pha xít Lào [14] và hai đề tài cấp Đại học Quốc gia
Hà Nội: Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt - Lào [16] và Từ điển thành ngữ
và tục ngữ Lào - Việt [17] của tác giả luận án không chỉ tìm hiểu, so sánh
một số khía cạnh của tục ngữ hai nước mà còn đối sánh nghĩa trong quan hệ
đối ứng của chúng. Luận văn thạc sĩ: Tìm hiểu tục ngữ Việt và xú pha xít Lào
về Văn hoá ứng xử [2] và các bài: “Tìm hiểu mảng tục ngữ Việt và xú pha xít
Lào về văn hoá ứng xử” [3], “Về hiện tượng “nói ngược” trong tục ngữ Việt
và xú pha xít Lào” [8], “Tìm hiểu lối nói của người Việt và người Lào qua
tục ngữ” [12] “Tìm hiểu một số kiểu hiệp vần trong tục ngữ Việt và Lào”
[13], “Tìm hiểu một số kiểu kết cấu so sánh của tục ngữ Việt và tục ngữ
Lào” [18] của tác giả luận án, đã góp thêm tiếng nói về một số khía cạnh của
tục ngữ, làm phong phú thêm mảng văn học so sánh ở Việt Nam. Ngoài ra,
còn nhiều tác giả biên soạn, nghiên cứu, so sánh, đối chiếu tục ngữ Việt với
tục ngữ một số nước trên thế giới để thấy được cái hay, cái đẹp của tục ngữ
Việt. Trước hết, phải kể đến các tập từ điển, luận văn, bài viết so sánh, đối
chiếu tục ngữ Việt với tục ngữ nước ngoài. Đó là các cuốn từ điển đa ngữ
như: Tục ngữ Nga - Anh- Pháp - Việt [7] của Lê Đình Bích, Trần Quỳnh Dân;
Tục ngữ, thành ngữ trên thế giới [23] của Lê Du, Lê Hải; Tục ngữ các nước
trên thế giới [57] của Vương Trung Hiếu; Tục ngữ Anh - Pháp - Việt [99] của
Nguyễn Gia Liên; Tục ngữ ta đối với tục ngữ Tàu và tục ngữ Tây [170] của
Nguyễn Văn Tố; Tục ngữ Anh - Pháp - Việt và một số thành ngữ danh ngôn
[178] của Lê Ngọc Tú; Từ điển thành ngữ tục ngữ Pháp - Anh - Việt [181]
của Thanh Vân, Nguyễn Duy Nhường, Lưu Hoài...Và sau đó là các cuốn từ
5
điển song ngữ như: Tục ngữ Nga - Việt [8] của Lê Đình Bích; Tục ngữ và câu
đố Đức - Việt [71] của Lương Văn Hồng; Từ điển thành ngữ - tục ngữ Việt -
Pháp [96] của Nguyễn Lân,... Ngoài một vài cuốn dành một lượng trang ít ỏi
tìm hiểu một cách sơ lược tục ngữ hoặc thành ngữ - tục ngữ trên một số khía
cạnh, còn phần lớn chỉ là những cuốn từ điển song ngữ hoặc đa ngữ mà chưa
có được những câu tục ngữ đối ứng, chưa phân tích đầy đủ các mặt nội dung
và hình thức của chúng. Các cuốn từ điển đối chiếu tục ngữ Việt với tục ngữ
một số nước đồng văn như: Từ điển thành ngữ - tục ngữ Hoa - Việt [79] của
Nguyễn Văn Khang; Tục ngữ Nhật - Việt [167] của Nguyễn Thị Hồng Thu;
Từ điển thành ngữ tục ngữ Hoa - Việt [175] của Lê Khánh Trường, Lê Việt
Anh... cũng được trình bày tương tự. Năm 2005, luận án tiến sĩ Ngữ văn với
đề tài Tìm hiểu văn hoá ứng xử Nhật Bản qua Kôtôwaza, có so sánh với tục
ngữ Việt Nam [168] của Nguyễn Thị Hồng Thu lấy tục ngữ Nhật làm đối
tượng nghiên cứu chủ yếu nhưng có so sánh với tục ngữ Việt Nam. Tuy còn
chưa thật nhiều nhưng những công trình, bài viết nói trên cũng đã góp thêm
cho mảng văn học so sánh ở Việt Nam một không khí học thuật mới.
Nhìn chung lại, khi nghiên cứu văn học dân gian Lào nói chung, tục
ngữ Lào nói riêng, các tác giả Việt Nam và Lào mới chỉ xem xét một cách
đơn tuyến, tách rời; cách tiếp cận chưa đặt trong tư duy bối cảnh, nghĩa là
chưa đặt sự so sánh tục hai nước trong bối cảnh văn hóa Đông Nam Á để tìm
ra những điểm tương đồng và dị biệt không chỉ trong tục ngữ mà còn cả
trong giao lưu, tiếp biến văn hoá giữa các dân tộc đó. Chưa có những công
trình nghiên cứu so sánh, đối chiếu nội dung tư tưởng, nghệ thuật và thi pháp
của tục ngữ Việt và tục ngữ Lào do vấn đề nghiên cứu chúng theo phương
pháp này còn mới. Bởi vậy, thành tựu của việc so sánh tục ngữ Việt và tục
ngữ Lào đang còn trong giai đoạn khởi đầu, kết quả thu được chưa nhiều.
3. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
6
3.1. Mục đích của luận án
Theo tương đối luận, giữa các nền văn hoá không có sự hơn, kém mà
chỉ có sự giống và khác nhau. Do vậy, chúng tôi sẽ không đi tìm sự hơn kém
giữa tục ngữ Việt với tục ngữ Lào mà thống kê, phân tích, so sánh nội dung
và nghệ thuật của hai hệ thống tục ngữ Việt và Lào để phát hiện sự tương
đồng và khác biệt, chỉ ra nguyên nhân của sự giống nhau và khác nhau, qua
đó làm rõ bản sắc văn hoá của mỗi dân tộc trong bối cảnh Đông Nam Á.
Đồng thời, kết quả nghiên cứu của luận án sẽ còn góp phần để nhân dân hai
nước Việt Nam - Lào không chỉ hiểu nhau hơn mà còn góp phần quảng bá
nền văn hóa của mỗi nước và thúc đẩy mối quan hệ láng giềng truyền thống
Việt - Lào ngày càng phát triển.
3.2. Đối tượng nghiên cứu của luận án
- Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của luận án là 16.098 câu tục ngữ của
người Việt trong bộ Kho tàng tục ngữ người Việt (2 tập) [90] do Nguyễn
Xuân Kính chủ biên;
- Phần tục ngữ Lào gồm 691 câu trong cuốn Xú pha xít và lời nói giao
duyên Lào [138] của Nguyễn Đình Phúc cũng là đối tượng nghiên cứu chủ
yếu của luận án;
Tuy nhiên, nếu lấy 16.098 câu tục ngữ Việt (một lượng câu quá lớn) để
so sánh với 691 câu tục ngữ Lào (một lượng câu còn rất hạn chế) thì sự
chênh lệch về tư liệu là rất lớn. Để khắc phục sự “khập khiễng” khó tránh
khỏi này, cách tốt nhất là, “khuôn” chúng lại ở những nội dung cơ bản và
hình thức chủ yếu, thông qua những tỷ lệ so sánh có tính chất tương đối.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
- Thuật ngữ “tục ngữ Việt” mà chúng tôi đề cập đến trong luận án
đồng nghĩa với “tục ngữ cổ truyền” của người Việt (người Kinh);
7
- Khái niệm “tục ngữ Lào” trong luận án tương đương với “tục ngữ cổ
truyền” của người Lào Thay (Lào Lùm).
Như trên đã nói, nội dung phản ánh của tục ngữ Việt và tục ngữ Lào là
vô cùng phong phú, nghệ thuật của chúng cũng rất đa dạng. Do vậy, chúng
tôi không tìm hiểu, so sánh chúng theo “diện” mà theo “điểm”, ở một số nội
dung cơ bản và hình thức chủ yếu.
4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu ngôn ngữ của một dân tộc là nhằm giải mã tâm thức dân
tộc đó thông qua hệ thống các tín hiệu ngôn ngữ trong bối cảnh văn hoá. Vì
vậy, trong luận án này, ngoài việc tiếp thu thành tựu nghiên cứu của các tác
giả đi trước, chúng tôi không chỉ sử dụng những kiến thức chuyên ngành mà
còn tiếp cận đến những tri thức liên ngành và đa ngành từ nhân học, văn hoá,
khảo cổ học, dân tộc học, văn học, địa lý, lịch sử, kinh tế, chính trị, xã hội…
Ngoài hai phương pháp khảo cứu chính là thống kê và so sánh, chúng
tôi còn sử dụng một số phương pháp bổ trợ khác là phương pháp điền dã,
phương pháp mô tả, phương pháp phân tích tổng hợp cùng một số thao tác
cụ thể khác.
5. Cấu trúc luận án
Mở đầu
Chương 1: Tổng quan văn hoá - xã hội Việt Nam - Lào.
Chương 2: So sánh nội dung tục ngữ Việt và tục ngữ Lào.
Chương 3: So sánh nghệ thuật tục ngữ Việt và tục ngữ Lào.
Kết luận
Chương 1 nhằm cung cấp một bức tranh toàn cảnh mang tính khái quát
về đất nước, con người Lào và quan hệ Việt Nam - Lào từ xa xưa, nhận diện
đặc trưng văn hoá hai nước từ cái chung đến những nét riêng để có cơ sở giải
8
thích kết quả so sánh nội dung và nghệ thuật tục ngữ hai nước ở hai chương
sau.
Ở chương 2, chúng tôi so sánh nội dung tục ngữ hai nước trên các bình
diện: môi trường tự nhiên và xã hội, quê hương xứ sở, kinh nghiệm sản xuất
và chăn nuôi, quan hệ gia đình xã hội, phê phán thống trị và các thói hư tật
xấu. Qua đó, chúng tôi chỉ ra sự giống nhau; đồng thời, tập trung phân tích
các bình diện có những nét khác nhau khá rõ ràng. Đó là tục ngữ Việt nói
đến văn hoá ẩm thực đậm đặc và sâu sắc, văn hoá đậm ảnh hưởng Nho giáo
của người Việt và văn hoá đậm ảnh hưởng Phật giáo của người Lào. Sau đó,
tác giả luận án tìm hiểu lý do dẫn đến sự giống và khác nhau đó.
Trong chương 3, NCS so sánh ngữ nghĩa, kết cấu, vần, nhịp, tỉnh lược,
lối nói, ngôn ngữ...; đồng thời, giải thích nguyên nhân sự giống nhau và khác
nhau ấy.
9
Chương 1
TỔNG QUAN VĂN HOÁ - XÃ HỘI VIỆT NAM - LÀO
1.1. Mối quan hệ lịch sử - xã hội Việt Nam - Lào
1.1.1. Sơ lược lịch sử - xã hội nước Lào
Thời phong kiến, xã hội Lào thuộc chế độ quân chủ tập quyền. Đây là
thời kỳ dài nhất trong lịch sử nước Lào và cũng là thời gian chủ yếu để ra đời
những câu tục ngữ cổ truyền. Lịch sử nước Lào còn thấp thoáng hình ảnh và
chiến tích của các vị vua, những người mà tên tuổi còn được lưu giữ qua các
truyền thuyết và kỳ tích. Nói một cách khác, các truyền thuyết Lào còn lại
đều thấy thấp thoáng hình ảnh những ông vua trong lịch sử nước Lào.
Ở Lào, có ba vị vua được ghi danh trong lịch sử nước Lào dưới hình
thức huyền thoại và truyền thuyết. Người thứ nhất là Khún Bu Lôm, người
mở đầu cho các dòng họ vua Lào được phản ánh trong truyền thuyết Khún
Bu Lôm, Khún Bu Lo. Theo dã sử, Khún Bu Lôm từ phía Bắc xuống giành
quyền làm chủ đầu tiên vùng Mường Xoa (Luông Pha Băng ngày nay), vốn
là nơi có cuộc gặp gỡ lịch sử tất yếu giữa người Khạ (Lào Thơng) và người
Lào - Thay (Lào Lùm) đến đây sinh sống. “Nị than” (truyền thuyết) Khún Bu
Lôm, Khún Bu Lo cũng tương tự như huyền thoại Lạc Long Quân và Âu Cơ
của người Việt. Người Lào coi Khún Bu Lôm là thánh Tổ của dân tộc Lào,
người mở đầu cho lịch sử Lào từ thế kỷ thứ VIII mà Xiêng Đôông Xiêng
Thoòng (Luông Pha Băng) được chọn làm kinh đô.
Người thứ hai được ghi danh trong lịch sử Lào là Chậu Phà Ngừm
(1316 - 1371). Năm 1353, với uy quyền và tài năng của mình, Phà Ngừm đã
lên ngôi vua, lấy Luông Pha Băng làm kinh đô. Năm 1356 ông đem quân
đánh dẹp các mường ở phía Bắc và quay về Xiêng Đôông Xiêng Thoòng
(Kinh đô Luông Pha Băng) rồi tiếp tục hành quân tiến về Viêng Chăn, đánh
10
dẹp các mường ở đó và thống nhất quốc gia Lạn Xạng làm một vào năm
1357. Phà Ngừm đã thống nhất quốc gia Lạn Xạng và tổ chức lễ mừng chiến
thắng khai sinh quốc gia Lạn Xạng tại Viêng Chăn. Trong buổi lễ long trọng
đó, ngoài việc tuyên dương công trạng quân đội, tổ chức lại bộ máy chỉ huy
cai trị hành chính theo các mường, Phà Ngừm đã có một “Lời huấn thị” lịch
sử, còn được ghi trong chính sử mà người Lào coi như là bản hiến pháp đầu
tiên của mình.
Người thứ ba có ảnh hưởng sâu sắc đến đất nước Lào là vua Sệt Tha
Thi Rạt (1534 -1572). Phải đến năm 1553, nghĩa là 200 năm sau, vì lý do địa
lý chính trị đối với các vương hầu phía Nam và để tránh sự dòm ngó đặc biệt
của quân Miến Điện, quốc vương Sệt Tha Thi Rạt mới là người tiếp tục thực
thi những ý tưởng của Phà Ngừm, thiên đô từ Luông Pha Băng xuống Viêng
Chăn (cách 210 km), mang theo tượng Phật bằng ngọc bích (cao 0,70 cm),
cho xây “Vắt Pha kẹo” (Chùa ngọc) để an vị tượng Phật đó, đồng thời dựng
“Thạt Luổng” (Tháp lớn) năm 1566, lưu giữ xá lợi là một sợ tóc (hay một
đốt xương?) của Đức Phật. Vua Sệt Tha Thi Rạt băng hà trong một cuộc thân
chinh dẹp loạn người Khạ ở phía Nam năm 1572. Sau đó là thời kỳ hỗn
quan, hỗn quân vô chính phủ của nước Lào. Mãi đến nửa đầu thế kỷ XVII
mới tái lập được sự ổn định dưới triều vua Sou Ri NaVong Sa (1637 -1694),
một đại vương của nước Lào trị vì hơn 50 năm, người có công lớn trong việc
giữ được sự ổn định lâu nhất của quốc gia Lạn Xạng. Dưới triều đại Sou Ri
NaVong Sa, Viêng Chăn là trung tâm Phật giáo lớn, nơi sư sãi các nước
Khơme, Phù Nam hay Xiêm (Thái Lan) đến tu học. Từ đó đến nay, Viêng
Chăn luôn là thủ đô, một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của nước Lào.
Sự kiện thống nhất quốc gia Lạn Xạng của Phà Ngừm (1357) và sự kiện dời
đô của Sệt Tha Thi Rạt (1553) là hai biến cố lớn có ảnh hưởng sâu sắc không
chỉ về chính trị mà còn đến đời sống văn hoá, văn học Lào hơn cả. Giờ đây,
11
vương quyền đã gắn chặt với một biểu tượng mới bao trùm lên tất cả các
mường là ông Phật.
Trong số ba vị vua anh minh và có nhiều chiến tích nói trên thì Chậu
Phà Ngừm để lại nhiều dấu ấn sâu đậm nhất. Trong Historie du Laos
francais, Paul de Boulanger coi Phà Ngừm là một vị vua tài giỏi về quân sự,
luôn luôn ở trong hàng quân. Không lúc nào sợ hãi (...) Phà Ngừm cũng đã
dùng sức mạnh hoặc chỉ bằng uy danh của mình đã khuất phục tất cả các dân
tộc ở bán đảo Đông Dương trừ hai nước Việt Nam và Campuchia. Vị hoàng
đế vĩ đại đó là người sáng lập thật sự nước Lạn Xạng thống nhất. Đó là một
nhân vật kỳ lạ và phi thường, không ngờ lại xuất hiện trong lịch sử một dân
tộc vốn yêu chuộng trật tự và yên ổn... Bằng nhiều cách, Phà Ngừm đã quy
tụ được thủ lĩnh của các địa phương, các vùng miền, từ những đồng bằng
phía Tây, những thung lũng và núi non phía Bắc đến những cao nguyên phía
Nam gắn kết lại dưới một cái tên chung: nước Lạn Xạng. Đất nước Lào xuất
hiện theo bước chân chinh phạt của người anh hùng dân tộc Phà Ngừm để
bước vào một giai đoạn lịch sử mới đầy náo động mà trước đó là cả một thời
kỳ dài phát triển gần như âm thầm. Phà Ngừm yêu cầu vua Khơme cử hai
mươi ba nhà sư, ba nhà bác học mang theo tượng Phật, kinh sách, cây bồ đề
sang Lào. Cùng đi còn có các thợ lành nghề về rèn, nấu đồng, đúc tượng,
kim hoàn. Vua Khơme còn tặng vua Lào một số nhạc cụ. Như vậy, tuy là
gián tiếp nhưng Lào đã tiếp nhận mạnh mẽ văn hoá Ấn, gần gũi về văn hoá
với các nước láng giềng phía Tây và Đông Nam Á như Thái Lan, Miến Điện,
Khơme. Tuy nhiên, ảnh hưởng văn hoá của các nước này tới Lào hãy còn
hạn hẹp, bởi văn hoá Ấn - Phật lúc này vẫn còn do những nhà sư và những
người từ Khơme mang đến nên chỉ loanh quanh ở kinh đô mà thôi. Mặt khác,
truyền thống Mường Xoa tuy được nâng lên thành truyền thống toàn quốc
nhưng chưa kịp được hội nhập vào nền văn hoá chung. Văn hoá Ấn - Phật
12
tuy thế, cũng còn xa lạ và chưa gắn kết được với truyền thống dân gian bản
địa.
Từ thuở Phà Ngừm lập quốc gia Lạn Xạng thế kỷ XIV (1357), các tộc
người từ các mường dần quy tụ lại, hướng về Mường Xoa, tức kinh đô
Luông Pha Băng. Từ đó, mỗi dân tộc và bộ tộc đã từng bước xây dựng cuộc
sống văn hoá riêng của mình, gia nhập vào đại gia đình các bộ tộc Lào: từ
cách thức dựng nhà ở (nhà sàn), việc xây dựng các hệ thống mương phai đưa
dẫn nước vào đồng ruộng đến những lời ca, điệu múa, tiếng hát, những đám
tang, đám cưới, lễ hội truyền thống đều mang những dáng vẻ riêng.
Vào giữa thế kỷ XIV, sau khi lên ngôi (1353), Phà Ngừm đứng ra
thống nhất các mường cát cứ, chia rẽ trước đây thành quốc gia Lạn Xạng
thống nhất để hình thành một nhà nước tập quyền (trên cơ sở một nền nông
nghiệp lúa nước cổ truyền) có cơ cấu ruộng rẫy với một hệ thống thuỷ lợi
(mương - phai - lái- lịn) mềm dẻo và thích nghi với điều kiện tự nhiên, khác
với hệ thống mương phai của Đại Việt (kết hợp với hệ thống đê điều đồ sộ ở
miền Bắc và kênh rạch chằng chịt ở miền Nam).
Như vậy, sự kiện Phà Ngừm lên ngôi (năm 1353) và lập ra quốc gia
Lạn Xạng thống nhất (năm 1357) đã mở ra một thời kỳ mới của lịch sử quốc
gia dân tộc và lịch sử văn hoá văn học Lào. Có thể coi đây là một cột mốc
quan trọng khi xem xét những chặng đường lớn của văn hoá văn học Lào.
Cư dân Lào Thay ngoài thể nghiệm mô hình kinh tế - xã hội lúa nước
như nói trên còn tổ chức xã hội hai cấp: bản - mường. Người đứng đầu mỗi
bản là “phò bản” (bố bản). Bộ máy quản lý còn đậm dấu ấn “dân chủ công
xã” với chế độ già làng. Ruộng đất thuộc về của công do ông “phò bản” là
người đại diện (“Đìn ạt nha, na phò bản”: “Đất của quan, ruộng làng của
trưởng bản”) (TN Lào). Vì có sự phân quyền trong quản lý đất đai nên hình
thành chế độ bóc lột, xã hội phân chia thành đẳng cấp quý tộc và bình dân.
13
Trong mỗi bản gồm nhiều gia đình hạt nhân (từ gia đình lớn mẫu hệ trong
công xã thị tộc phân nhỏ thành gia đình nhỏ phụ hệ trong công xã nông
thôn). Mỗi bản đều có ma làng (phỉ bản) do thầy mo (thầy cúng) đảm nhiệm.
Thầy mo cũng là người nhưng vì được học hành, nắm được phép thuật nên
hiểu được tiếng nói của thế giới ma (phỉ).
Nhiều bản hợp lại thành một mường, do một người đứng đầu gọi là
“chậu mường” (chủ mường) hình thành những cơ cấu quyền lực của nhà
nước. Bản nơi ông chủ mường sống người Thái gọi là bản Chiềng (bản lớn
nhất mường) được đặt làm trụ sở ở trung tâm của mường để làm chức năng
hành chính và văn hoá. Trụ sở này được xây thành bao quanh gọi là viêng.
Trong quá trình tích hợp xã hội lớn hơn mường, người ta vẫn dùng từ
mường để chỉ các vương quốc, thậm chí một quốc gia như mường Lào,
mường Thái với cấu trúc ba cấp: bản, mường, mường luổng (mường lớn).
Người đứng đầu mường lớn được gọi là chậu xi vít (vua) dựa trên quan hệ
huyết thống đã lập bộ máy trung ương tập quyền cai quản từ trên xuống
dưới.
1.1.2. Mối quan hệ lịch sử - xã hội Việt Nam - Lào
Theo Nguyễn Hào Hùng [127, tr.97], quan hệ Việt Nam - Lào đã có từ
thời cổ trung đại. Nhưng mối quan hệ này được phản ánh trong các văn bản
là rất muộn so với sự thật lịch sử.
Cho đến ngày nay, cư dân sống hai bên dãy Trường Sơn còn lưu
truyền truyền thuyết Quả bầu mẹ xa xưa về nguồn cội của mình. Trời làm
nạn hồng thuỷ khủng khiếp, từ trong quả bầu có hàng loạt người chui ra.
Những ai sang phía Đông thì trở thành người Việt, sang phía Tây trở thành
người Miến, xuống phía Nam thành người Khơme, còn ở lại đó là người
Thái, người Lào, người Khạ (Lào Thơng).
14
Theo Truyện cổ Ba Na (Nxb Văn học, 1965, tr.2), chàng Léo (Lào) đã
vượt Trường Sơn sang Việt Nam phối hợp với chàng Ngọc để tiêu diệt xà
tinh. Truyện Ca Phúc (Truyện dân gian Lào, Nxb Văn hoá, 1962) của người
Lào lại khắc hoạ hình tượng một chàng trai Việt, vốn cùng quê hương của
chàng Ngọc sang Lào tìm diệt quỷ quái Thao Xun. Các câu chuyện trên đã
ngợi ca tình nghĩa anh em Việt - Lào qua những hình tượng tiêu biểu của văn
học dân gian. Như vậy, văn học dân gian cũng có thể được coi là nguồn tư
liệu quan trọng và phong phú trong việc phản ánh tình đoàn kết Việt Nam -
Lào.
Tuy nhiên, cũng thật khó khăn khi đi tìm sự kiện lịch sử và thời điểm
đầu tiên ghi nhận mối quan hệ Việt - Lào. Như trên đã nói, thư tịch ghi chép
được là rất muộn so với sự thật lịch sử. Nhiều sự kiện lịch sử qua đi rất lâu
sau này mới được ghi chép lại.
Qua các bản dịch sau này về Dư địa chí của Nguyễn Trãi (TK XV),
Vân đài loại ngữ, Phủ biên tạp lục, Kiến văn tiểu lục của Lê Quý Đôn (TK
XVIII) và một số nguồn sử liệu khác, có thể thấy quan hệ buôn bán, giao lưu
giữa người Lào và người Việt có từ rất sớm. Sách Dư địa chí đã so sánh y
phục của những tộc người sống vùng biên giới Cao Lạng (Việt Nam) và
Quảng Tây (Trung Quốc) “giống như người Lào”; Vân đài loại ngữ cho
rằng, gỗ bạch đàn của Lào đã có mặt trên thị trường Việt Nam từ thời Trần;
người Lào thường mang trâu bò sang khu vực phía Tây Nghệ Tĩnh để bán;
Nguyễn Trãi đã kể tên những mặt hàng khá phong phú và nổi tiếng của Lào
như tê giác, voi, sáp trắng, vải chiên, chiêng đồng tốt nhất cũng có mặt ở
Việt Nam. Chiêng đồng giống như trống đồng của Việt Nam, được người
Lào coi là đồ quốc phẩm dùng trong việc bang giao hoặc để trao đổi. Nhiều
dân tộc ít người vùng Tây Nguyên (Việt Nam) còn giữ được những chiếc
chiêng Lào dùng đánh trong những ngày hội của buôn làng. Lê Quý Đôn còn
15
cho biết nguồn gốc của cây thuốc hút mà người Việt Nam mang về trồng và
hay dùng được du nhập từ Lào nên gọi là cây thuốc Lào.
Nguyễn Hào Hùng [127, tr.95], khi trích dẫn một số nguồn sử liệu của
Nguyễn Trãi và Lê Quý Đôn nói trên đã cho rằng, người Việt Nam sớm có
những nhận xét về người Lào như “người Lào thuần hậu chất phác”, trong
giao dịch buôn bán thì “họ vui lòng đổi chác”. Nguyễn Trãi đã từng nhận xét
“tiếng Lào là tiếng họng”, còn y phục thì người Lào lấy vải cuốn vào mình
như áo cà sa nhà Phật.
Những tư liệu lịch sử trên đây là một trong rất nhiều bằng chứng nói
lên mối quan hệ mật thiết hàng ngày giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân
Lào. Nhìn chung, “trong thời kỳ cổ trung đại, nhân dân Việt Nam và nhân
dân Lào đã có quan hệ đi lại và trao đổi hàng hoá vật phẩm với nhau. Người
Việt Nam đã biết đến nhiều mặt hàng nổi tiếng của Lào như các sản vật tự
nhiên, sừng voi, tê giác, lông chim, sáp trắng, quế, sâm…thường dùng vào
việc cống phẩm hoặc các vật dụng do người Lào sản xuất như vải, chiêng
đồng” dùng trong việc mua bán [127, tr.92 - 94].
Các tài liệu ghi chép về các sự kiện lịch sử đã qua đều cho rằng, mối
quan hệ Việt - Lào có từ thời cổ trung đại. Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ
Liên (TK XV) ghi lại sự kiện “giao hiếu” đầu tiên (năm 1067) của những bộ
lạc Lào giáp Thanh Hoá, Nghệ Tĩnh (Việt Nam) với nước Đại Việt dưới thời
Lý Thánh Tôn. Sau này, sách Đại Nam chính biên liệt truyện (quốc sử triều
Nguyễn) cũng cho sự kiện “thông hiếu” năm 1067 này là sự kiện mở đầu.
Từ xa xưa, người Việt Nam đã gặp gỡ và liên hệ với các bộ tộc Lào ở
khu vực lân cận. Năm 1075 Lý Thường Kiệt đã đánh tan quân Tống, sau đó
kịp thời chấn chỉnh cương giới, trong đó có biên giới phía Tây. Nhờ đó,
người Việt Nam có sự cảm thông với các bộ tộc Lào. Cuộc kháng chiến
chống quân Nguyên dưới thời Trần của Việt Nam cũng dựa vào tuyến phòng
16
thủ phía Tây của Lào. Khi Hồ Quý Ly cướp ngôi vua Trần, đất nước bị nhà
Minh xâm lược, nhiều nhà yêu nước cũng chạy sang đất Lào lánh nạn.
Ngay sau khi lên ngôi (1353) và lập ra quốc gia Lạn Xạng (1357), vua
Phà Ngừm (1316- 1371) đã gửi tặng phẩm đến vua Đại Việt để mở đầu cho
sự xác lập mối bang giao giữa hai nước. Lê Thái Tổ đã cử nhiều tướng lĩnh,
nghĩa quân thông thạo tiếng Lào sang Lào mua sắm voi, ngựa, lương thực để
tiến hành cuộc kháng chiến chống quân Minh, đồng thời dựa vào sự giúp đỡ
của các tù trưởng và nhân dân Lào vùng biên giới truy đuổi quân Minh trốn
chạy sang Lào. Vua Lào còn sai tù trưởng Mãn Sát cùng nghĩa quân và voi
chiến sang giúp Lê Lợi chống lại quân Minh. Khi nhà Mạc chiếm ngôi nhà
Lê, Nguyễn Kim cùng nhiều triều thần khác đã chạy sang trú ngụ trên đất
Lào (Sầm Nưa).
Đến thời vua Sệt Tha Thi Rạt (1534 - 1572) mối quan hệ hữu hảo giữa
Lạn Xạng với Đại Việt vẫn tiếp tục được duy trì thông qua cuộc hôn nhân
giữa nhà vua với công chúa Ngọc Hoa (con vua Lê Anh Tôn) năm 1564.
Nhờ chính sách đối ngoại khôn khéo này, Vương quốc Lạn Xạng trong suốt
nửa sau thế kỷ XVI đã ba lần đánh bại quân A Vạ (Miến Điện) xâm lược.
Sang thế kỷ XVII, dưới triều vua Sou Ri Na Vông Xa (1637 - 1694),
quan hệ Lạn Xạng với Đại Việt không ngừng được củng cố. Khi nhà vua
băng hà, Lạn Xạng xảy ra rối ren, cháu nội của nhà vua đang cư trú ở Việt
Nam đã đề nghị vua Đại Việt giúp đỡ, kéo về Viêng Chăn ổn định trật tự.
Đến 1713, Lạn Xạng bị chia cắt thành ba mường lớn thì nhân dân đã vùng
dậy chống lại áp bức xã hội và liên kết với Đại Việt để tăng cường sức mạnh.
Nhưng sự kiện quan trọng nhất trong quan hệ Việt - Lào đầu thế kỷ
XIX phải nói đến những hoạt động của nhà yêu nước Chậu A Nụ (Chiêu A
Nỗ) trên đất Việt Nam gắn liền với cuộc kháng chiến chống quân Xiêm của
nhân dân Lào. Ngay sau khi lên ngôi (1805), Chậu A Nụ, quốc vương Viêng
17
Chăn đã nối lại mối bang giao thân thiện với Việt Nam. Nhân dân vùng
mường Xiềng Kôm (nay thuộc Kỳ Sơn, Nghệ An) còn lưu truyền nhiều câu
chuyện về những hoạt động của ông và sự tiếp tế của nhân dân Việt Nam cho
nghĩa quân Lạn Xạng.
Qua nghiên cứu những tài liệu và sự kiện lịch sử trên đây, cho phép đi
tới một số nhận định dưới đây về quan hệ Việt - Lào thời kỳ cổ trung đại:
a) Do điều kiện tự nhiên và quan hệ láng giềng gần gũi, quan hệ Việt
Nam - Lào hình thành từ rất sớm, có thể nói ngay từ khi xuất hiện những cư
dân Việt Nam và Lào trên khu vực địa lý lịch sử này;
b) Trong qúa trình dựng nước và giữ nước của từng dân tộc cũng như
trong giao lưu về kinh tế và văn hoá, không chỉ các nhà nước phong kiến hai
nước quan hệ với nhau mà nhân dân hai nước cũng thường xuyên liên hệ với
nhau, ủng hộ và giúp đỡ nhau một cách tự phát, nhất là những cư dân khu
vực vùng giáp biên giới hai nước.
c) Trong quá trình phát triển mở mang bờ cõi, người Việt không có
hướng di chuyển về phía Tây mà Nam tiến. Dãy Trường Sơn trở thành biên
giới tự nhiên, nên nhìn chung trong quan hệ Việt Nam - Lào không có vấn đề
chiếm đất.
1.2. Mối quan hệ văn hoá Việt Nam - Lào trong bối cảnh Đông
Nam Á
Khi nghiên cứu nền văn hoá các nước Đông - Nam Á nói chung, tục
ngữ Việt và tục ngữ Lào nói riêng với tư cách là những sản phẩm văn hoá
tinh thần của các dân tộc đang cư trú ở các quốc gia, chúng tôi phân tích một
số thành tố của văn hoá Việt Nam và Lào như: địa lý, ngôn ngữ, tín ngưỡng,
tôn giáo, phong tục tập quán, nhà cửa, nghệ thuật,...
1.2.1. Về địa lý và tự nhiên
18
Xét về mặt địa lý, Việt Nam và Lào cùng nằm trên bán đảo Đông
Dương thuộc vùng Đông Nam châu Á (Lào nằm ở 13º55’- 22º30’ vĩ Bắc,
100º05’- 107º37’ kinh Đông; Việt Nam nằm ở 8º27’- 23º23’vĩ Bắc,
102º8’-109º27’ kinh Đông). Lào có đường biên giới chung với Trung Quốc
(505 km) và Myanma (236 km) ở phía Tây Bắc, với Campuchia (435 km) ở
phía Đông Nam, với Việt Nam (2130 km) ở phía Đông, với Thái Lan (1835
km) ở phía Tây. Còn Việt Nam tiếp giáp với Trung Quốc về phía Bắc (1281
km), với Campuchia về phía Tây Nam (1120 km), với Vịnh Thái Lan về phía
Nam, với Vịnh Bắc Bộ và biển Đông về phía Đông (3260 km), với Lào về
phía Tây (2130 km). Diện tích tự nhiên của Việt Nam lớn gần gấp rưỡi Lào
(Việt Nam: 329.600 km
2
, Lào: 236.800 km
2
). Địa hình hai nước rất đa dạng,
đều có đồng bằng, rừng núi và cao nguyên (rừng núi và cao nguyên chiếm
đến 3/4 diện tích lãnh thổ mỗi nước).
Theo sự phân chia của các nhà dân tộc học thì Đông Nam Á có năm
cảnh quan:
- Một là, cảnh quan sườn núi cao với mô hình canh tác rẫy dốc;
- Hai là, cảnh quan cao nguyên với mô hình canh tác rẫy bằng;
- Ba là, cảnh quan thung lũng với mô hình canh tác ruộng - rẫy;
- Bốn là, cảnh quan đồng bằng châu thổ với mô hình canh tác ruộng -
vườn;
- Năm là, cảnh quan duyên hải và đảo với mô hình kết hợp và khai
thác biển.
Ở Lào có ba cảnh quan đầu, còn Việt Nam có đủ cả năm cảnh quan nói
trên. Nói cách khác, Việt Nam và Lào cùng có chung ba cảnh quan đầu
nhưng khác nhau là Lào không có hai cảnh quan cuối. Mô hình tiêu biểu của
người Lào là mô hình thung lũng với những cánh đồng dọc theo sông Mê
Kông như: Viêng Chăn, Luông Nặm Thà, Chăm Pa Xắc, Khăm Muộn. Mô
19