Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

TIỂU LUẬN môn địa lý KINH tế THẾ GIỚI đề tài PHÂN TÍCH địa lý KINH tế CHÍNH TRỊ xã hội của SINGAPORE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (995.6 KB, 32 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

---------***--------

TIỂU LUẬN 
MÔN ĐỊA LÝ KINH TẾ THẾ GIỚI

ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH ĐỊA LÝ KINH TẾ - CHÍNH TRỊ XÃ HỘI CỦA SINGAPORE

Giảng viên hướng dẫn: TS. Vũ Thành Toàn
Lớp tín chỉ: TMA201(2.2/2021).2
STT: 05
Họ và tên: Nguyễn Thị Minh Anh
MSSV: 1911110027

Hà Nội, tháng 6 năm 2021


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................................1
Chương 1: Vị trí địa lý – điều kiện tự nhiên – tài nguyên thiên nhiên..........................2
1.1. Thông tin chung......................................................................................................2
1.2. Vị trí địa lý..............................................................................................................3
1.3. Điều kiện tự nhiên..................................................................................................4
1.4. Tài nguyên thiên nhiên...........................................................................................4
Chương 2: Dân cư – xã hội và chế độ chính trị..............................................................6
2.1. Dân cư...................................................................................................................... 6
2.2. Xã hội....................................................................................................................... 7
2.2.1. Tôn giáo............................................................................................................7
2.2.2. Giáo dục............................................................................................................8


2.2.3. Y tế..................................................................................................................... 8
2.3. Chế độ chính trị......................................................................................................9
2.3.1. Lập pháp............................................................................................................ 9
2.3.2. Hành pháp.......................................................................................................10
2.3.3. Tư pháp...........................................................................................................11
2.3.4. Hệ thống Đảng ở Singapore...........................................................................11
Chương 3: Kinh tế..........................................................................................................15
3.1. Tổng quan nền kinh tế Singapore........................................................................15
3.2. Các ngành kinh tế.................................................................................................17
3.2.1. Nông nghiệp....................................................................................................17
3.2.2. Công nghiệp....................................................................................................17
3.2.3. Dịch vụ............................................................................................................19
3.3. Các vùng kinh tế...................................................................................................20
3.3.1. Vùng phía Bắc (North Region).......................................................................21
3.3.2. Vùng phía Tây (West Region).........................................................................21
3.3.3. Vùng phía Đơng (East Region)......................................................................22
3.3.4. Vùng phía Đơng Bắc (North-East Region)....................................................22
3.3.5. Vùng Trung tâm (Central Region).................................................................22


Chương 4: Ý nghĩa của việc nghiên cứu........................................................................24
KẾT LUẬN..................................................................................................................... 28
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................29

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1-1: Biểu tượng sư tử biển Merlion của Singapore....................................................2
Hình 1-2: Bản đồ của Singapore.........................................................................................3
Hình 3-1: Khu du lịch nghỉ dưỡng Marina Bay Sands ở Singapore..................................15
Hình 3-2: Các vùng kinh tế của Singapore........................................................................20



LỜI MỞ ĐẦU
Singapore, được mệnh danh là đảo quốc sư tử, là một đất nước đến từ khu vực Đông
Nam Á. Trong vịng 50 năm qua, Singapore đã có bước phát triển ngoạn mục. Từ một
quốc gia được thành lập vào năm 1965 sau khi tách khỏi Malaysia, Singapore đã có bước
chuyển mình ngoạn mục, trở thành một trong số các quốc gia có GDP bình qn đầu
người cao nhất thế giới, người dân được sống trong thành phố xanh, sạch và đẹp, được
xem là một trong bốn con Rồng của nền kinh tế Châu Á, bên cạnh Hồng Kông, Đài Loan
và Hàn Quốc.
Singapore là một quốc đảo nhỏ với diện tích khoảng 710 km2. Quốc gia này hầu
như khơng có tài nguyên thiên nhiên, các mặt hàng như lương thực, thực phẩm, nước
ngọt, nguyên liệu đầu vào đều phải nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt
trong nước. Tuy nhiên, quốc đảo Sư tử Singapore đã vươn lên trở thành nền kinh tế cạnh
tranh nhất trên toàn thế giới trong nhiều năm liền, đánh giá này do Ngân hàng Thế giới
(World Bank) phối hợp cùng Tổ chức Tài chính Quốc tế IFC thực hiện. Thu nhập bình
quân đầu người của Singapore đã tăng mạnh, từ 435 USD/người vào năm 1959, đến
12.700 USD/người vào năm 1990 và đạt ngưỡng 68.541 USD/người vào năm 2013, trở
thành nước có GDP bình qn đầu người cao nhất trên tồn thế giới.
Để tìm hiểu về địa lý tổng quan và vì sao Singapore có thể có bước chuyển mình
ngoạn mục như vậy, em xin đưa đến bài tiểu luận “Phân tích địa lý kinh tế - chính trị xã hội của Singapore”. Bài tiểu luận gồm có 4 phần chính:
Chương 1: Vị trí địa lý – điều kiện tự nhiên – tài nguyên thiên nhiên
Chương 2: Dân cư – xã hội và chế độ chính trị
Chương 3: Kinh tế
Chương 4: Ý nghĩa của việc nghiên cứu
Em xin chân thành cảm ơn thầy Vũ Thành Toàn đã giúp đỡ và hướng dẫn em làm
chủ đề này. Bài tiểu luận này không tránh khỏi những sai sót, rất mong thầy góp ý và
chỉnh sửa để bài tiểu luận hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!



Chương 1: Vị trí địa lý – điều kiện tự nhiên – tài nguyên thiên nhiên
1.1. Thông tin chung
 Tên nước: Cộng hịa Singapore, viết tắt là Singapore.
 Thủ đơ: Singapore
 Đơn vị tiền tệ: SGD (Dollar Singapore).

Hình 1-1: Biểu tượng sư tử biển Merlion của Singapore

Nguồn: Vietnam Booking
Biểu tượng của Quốc đảo là tượng sư tử biển Merlion – con vật được tưởng tượng
với đầu sư tử và mình cá. Lễ hội tơn vinh cho lồi linh vật huyền thoại này được tổ chức
vào tháng 9 hàng năm. Bức tượng nguyên bản tại Công viên Sư tử (Merlion Park) cao 8,6
mét và nặng 70 tấn và là một trong những biểu tượng nổi tiếng nhất của Singapore. tượng
sư tử biển Merlion
Quốc hoa của Singapore là hoa Vanda Miss Joaquim – một loài hoa Lan nở quanh
năm. Loài hoa này là biểu tượng cho mong muốn, khát vọng vươn lên và tiến bộ của
Quốc đảo này.
Singapore là một trong năm thành viên sáng lập ra Hiệp hội các nước Đông Nam Á
(ASEAN), là nơi đặt ban thư ký APEC, là thành viên của Hội nghị cấp cao Đông Á,
Phong trào không liên kết Khối Thịnh vượng chung Anh cùng nhiều tổ chức quốc tế lớn
khác.


Singapore có bình qn mức sống, mức tiêu chuẩn sinh hoạt và chỉ số phát triển con
người (HDI) đạt vào loại rất cao, người dân Singapore sở hữu cuốn hộ chiếu quyền lực
hạng hai tồn cầu (2021), có nền kinh tế công nghiệp phát triển đồng thời là quốc gia phát
triển duy nhất trong Đông Nam Á. Sự phát triển nhanh chóng và bền vững của Singapore
đã tạo cho quốc gia này một vị thế đáng kể, có tầm ảnh hưởng tương đối lớn trong các
vấn đề toàn cầu, đặc biệt là về kinh tế.
1.2. Vị trí địa lý


Hình 1-2: Bản đồ của Singapore

Nguồn: Galaxylands
Singapore là một đảo quốc có chủ quyền tại Đơng Nam Á, nằm ngồi khơi về mũi
phía nam của bán đảo Mã Lai và cách xích đạo 137 km về phía bắc. Lãnh thổ Singapore
bao gồm một đảo chính hình thoi và khoảng hơn 60 đảo lớn nhỏ. Singapore tách biệt với
bán đảo Malaysia qua eo biển Johor ở phía bắc cũng như tách biệt với quần đảo Riau của
Indonesia qua eo biển Singapore ở phía nam. Eo biển này giáp với biển Đơng về phía
Đơng và giáp với vịnh Malacca và Ấn Độ Dương về phía Tây. Láng giềng của Singapore
là Malaysia, Indonesia và Brunei.
Diện tích của Singapore là vào khoảng 710 km2. Tuy diện tích khá khiêm tốn, chỉ là
một dấu chấm trịn đỏ trên bản đồ thế giới, nhưng kinh tế của Singapore lại không nhỏ


chút nào, được mệnh danh là một trong bốn con rồng của Châu Á, bên cạnh Hồng Kông,
Đài Loan và Hàn Quốc. Singapore cịn giữ vị trí chiến lược trên biển của Đông Nam Á.
1.3. Điều kiện tự nhiên
Do chỉ cách đường xích đạo 137 km, Singapore có khí hậu xích đạo ẩm đặc trưng
với các mùa khơng phân biệt rõ rệt. Đặc điểm của loại khí hậu này là nhiệt độ và áp suất
ổn định, độ ẩm cao và mưa nhiều. Nhiệt độ cao đều quanh năm nhưng không dao động
quá lớn, duy trì ở mức 24 độ C đến 32 độ C. Do ảnh hưởng của biển nên có độ ẩm khá
cao. Trung bình, độ ẩm tương đối khoảng 90% vào buổi sáng và 60% vào buổi chiều.
Tháng 12 là tháng mưa nhiều nhất còn tháng 2 là tháng nóng. Tuy nhiên tháng 7 và tháng
8 là hai tháng nóng nhất với nền nhiệt độ cao đạt mức tối đa.
Singapore có địa hình thấp với cao ngun nhấp nhơ, trong đó có lưu vực và những
khu bảo tồn thiên nhiên đang được chính phủ hết sức bảo vệ. Sự đơ thị hóa đã làm biến
mất nhiều cánh rừng nhiệt đới một thời, hiện nay chỉ còn lại một trong số chúng là Khu
Bảo tồn Thiên nhiên Bukit Timah. Tuy nhiên, nhiều cơng viên đã được gìn giữ với sự can
thiệp của con người, ví dụ như Vườn Thực vật Quốc gia Singapore. Kết hợp với khí hậu

nhiệt đới ẩm thì các khu bảo tồn này đã đem lại nguồn lợi lớn cho ngành du lịch
Singapore.
Singapore có diện tích nhỏ hẹp gồm 64 đảo, bao gồm 1 đảo lớn và 63 đảo nhỏ, trong
đó có 20 đảo có người ở; 1,9% diện tích đã được canh tác; 4,5% diện tích là rừng. Diện
tích đất đã được canh tác chủ yếu là để trồng cao su, dừa, rau và cây ăn quả, không dành
nhiều cho trồng cây lương thực.
1.4. Tài ngun thiên nhiên
Singapore hầu như khơng có tài ngun, ngun liệu chủ yếu đều phải nhập từ bên
ngoài, hàng năm đều phải nhập khẩu lương thực, thực phẩm và nước ngọt để đáp ứng nhu
cầu trong nước. Khơng có nước ngọt từ sông và hồ, nguồn cung cấp nước chủ yếu của
Singapore là từ những trận mưa rào được giữ lại trong những hồ chứa hoặc lưu vực sông.
Mưa rào cung cấp khoảng 50% lượng nước, phần còn lại được nhập khẩu từ Malaysia
hoặc lấy từ nước tái chế - một loại nước có được sau quá trình khử muối. Nhiều nhà máy
sản xuất nước tái chế đang được đề xuất và xây dựng nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào
việc nhập khẩu.


Một số tài nguyên thiên nhiên quan trọng nhất của Singapore bao gồm đất trồng trọt,
phong cảnh đẹp và cá.
 Phong cảnh đẹp: Một trong những tài nguyên thiên nhiên quan trọng nhất của
Singapore là phong cảnh tuyệt đẹp thu hút lượng lớn khách du lịch đến đất nước
này. Một số địa điểm đẹp nhất của Singapore bao gồm Bay East Garden, Sentosa
Island và Pulau Ubin thường được gọi là Đảo Granit, được khách du lịch ưa
chuộng chủ yếu vì nhiều loại động vật hoang dã trong khu vực. Các điểm đến phổ
biến nhất trong các đảo đá granite là Jawa vùng đất ngập nước Chek mà có diện
tích 0,386 dặm vuông và được coi là một trong những hệ sinh thái quý giá nhất tại
Singapore. Vườn East East nổi tiếng với khách du lịch vì những loại cây độc đáo
trong vườn. Singapore cũng là nơi có thác nước trong nhà cao nhất thế giới.
Singapore là một trong những điểm du lịch nổi tiếng nhất thế giới và đã thu hút
hơn 17 triệu du khách trong năm 2017.

 Đất canh tác: Trong năm 2015, đất trồng trọt chiếm 0,8% diện tích đất của
Singapore theo dữ liệu từ Ngân hàng Thế giới. Dữ liệu cũng chỉ ra rằng quy mô đất
trồng trọt ở Singapore đã giảm từ năm 1966 khi nó chiếm 6% tổng diện tích đất
nước. Sự suy giảm quy mơ đất trồng trọt ở nước này có thể là do sự giảm tầm quan
trọng của ngành nông nghiệp đối với nền kinh tế của Singapore. Thống kê từ bộ
lao động của Singapore chỉ ra rằng khoảng 0,95% lực lượng lao động của đất nước
đã được sử dụng trong lĩnh vực nông nghiệp. Hầu hết các trang trại ở Singapore
nằm ở khu vực nơng thơn.
 Cá: Singapore có trữ lượng cá đáng kể là một phần của tài nguyên thiên nhiên của
đất nước. Hầu hết việc đánh bắt cá thương mại ở Singapore được thực hiện ở Ấn
Độ Dương và cá được sử dụng để đáp ứng nhu cầu địa phương. Chính phủ
Singapore đã kêu gọi người dân áp dụng nuôi cá để tăng nguồn cung cấp cá của đất
nước.


Chương 2: Dân cư – xã hội và chế độ chính trị
2.1. Dân cư
 Số dân của Singapore là 5.893.643 người vào ngày 6/7/2021 theo số liệu mới nhất
từ Liên Hiệp Quốc
 Dân số Singapore hiện chiếm 0,07% dân số thế giới, đứng thứ 114 trên thế giới
trong bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ
 Mật độ dân số: 8.419 người/km2
 100% dân số sống ở thành thị
 Độ tuổi trung bình: 42,7 tuổi
Nguồn: danso.org
Trong số hơn 5,8 triệu người dân của Singapore, ước tính chỉ có 60% là người
Singapore, cịn lại có đến 40% là người ngoại quốc đến sinh sống và làm việc tại đảo
quốc này. Gần 25% dân số của Singapore không được sinh ra trên đảo quốc sư tử mà sinh
ra ở khắp các nơi trên thế giới sau đó theo cha mẹ hoặc tự mình đến Singapore để sinh
sống.

 Cơ cấu tuổi của Singapore
 14%: thanh thiếu niên dưới 15 tuổi
 77%: người từ 15 đến 64 tuổi
 9%: người trên 64 tuổi
 Tuổi thọ trung bình của Singapore năm 2019: 83,7 tuổi
 Tuổi thọ trung bình của nam giới: 81,6 tuổi
 Tuổi thọ trung bình của nữ giới: 85,8 tuổi
 Năm 2017, có khoảng 96,81% dân số trưởng thành (từ 15 tuổi trở lên) ở Singapore
có thể đọc và viết
Thành phần dân cư đa dạng. Một trong những đă ̣c điểm nổi bâ ̣t nhất của Singapore
là cơ cấu dân số đa dạng gồm nhiều chủng tô ̣c nhờ vào vị trí địa lý thuâ ̣n lợi và những
thành tựu thương mại của đất nước. Người Hoa chiếm 74,2% dân số Singapore, và người
Mã Lai – những cư dân đầu tiên ở nước này, chiếm 13,4%. Người Ấn chiếm 9,2%, còn lại
là người Á Âu, Perankan và các dân tộc khác chiếm 3,3%. Singapore cịn là nơi sinh sớng


và làm viê ̣c của mô ̣t cô ̣ng đồng người nước ngoài rô ̣ng lớn khác nhau như Bắc Mỹ, Úc,
Châu Âu, Trung Quốc và Ấn Độ.
Bốn ngôn ngữ chính thức trong Hiến pháp của Singapore là: tiếng Anh, tiếng Hoa,
tiếng Mã Lai và tiếng Tamil. Mặc dù tiếng Malay là ngôn ngữ quốc gia, nhưng tiếng Anh
mới là ngôn ngữ thường được sử dụng trong giao dịch kinh doanh, chính phủ và các
phương tiện giảng dạy trong trường học.
2.2. Xã hội
2.2.1. Tôn giáo
Tôn giáo tại Singapore đặc trưng bởi sự đa dạng về tơn giáo và tín ngưỡng do tính
đa dạng và khác biệt của những sắc tộc đến từ những đất nước và nền văn hóa khác nhau.
Hầu hết các tơn giáo và tín ngưỡng lớn đều có ở Singapore. Một phân tích năm 2014 do
Trung tâm Nghiên cứu Pew tiến hành cho thấy rằng Singapore là quốc gia có Chỉ số Đa
dạng Tơn giáo (tiếng Anh: Religious Diversity Index) cao nhất thế giới.
Tại Singapore có đến 10 tơn giáo, trong đó các tơn giáo chính là Phật giáo, Đạo

giáo, Hindu giáo, Hồi giáo, Kitô giáo gồm Tin lành và Cơng giáo. Cịn lại 0,6% dân số
theo tơn giáo khác và 14,8% dân số không theo tôn giáo nào.
 Phật giáo: Phật giáo là tôn giáo được thực hành phổ biến nhất tại Singapore, với
33% số cư dân tuyên bố bản thân họ là tín đồ trong cuộc điều tra dân số gần đây
nhất. Hầu hết tín đồ Phật giáo tại Singapore là người Hoa và theo truyền thống Đại
thừa. Đại thừa Trung Hoa là tông phái Phật giáo chiếm ưu thế nhất tại Singapore.
 Đạo giáo: mặc dù số lượng Đạo quán tại Singapore khá nhiều, con số thống kê về
số lượng tín đồ chính thức cho thấy trong giai đoạn 1990 đến 2000, số người dân
theo đạo giảm đáng kể, từ 22.4% xuống còn 8.5%. Tổng điều tra của hai năm 2010
và 2015 cho thấy tổng số tín đồ đã tăng vọt lên lại và chiếm khoảng 11% dân số
Singapore.
 Hindu giáo: chiếm 4%, những người theo Hindu giáo - tơn giáo lâu đời nhất có
nguồn gốc từ Ấn Độ, tin rằng có Đấng Tối cao dưới nhiều trạng thái khác nhau.
 Hồi giáo: 16% dân số Singapore tin vào Đạo Hồi, trong đó phần lớn dân số có
nguồn gốc từ Malaysia.


 Kitô giáo: các nhà thờ Kitô giáo của hầu hết các giáo phái đều có tại Singapore.
Cùng với Phật giáo, Hồi giáo và Ấn Độ giáo, đạo Kitô được coi là một trong bốn
nền đạo lớn ngày nay. Các tín đồ Kitơ giáo chiếm 18.8% dân số Singapore.
2.2.2. Giáo dục
Singapore là một trung tâm giáo dục. Trong năm 2009, 20% học sinh của các trường
đại học Singapore là sinh viên quốc tế - mức tối đa cho phép, phần lớn là từ ASEAN,
Trung Quốc và Ấn Độ. Đại học Quốc gia Singapore (NUS) và Đại học Công nghệ
Nanyang (NTU) được xếp hạng trong top những trường đại học tốt nhất châu Á và luôn
đứng trong top 13 các trường đại học chất lượng nhất thế giới những năm gần đây.
Giáo dục các cấp tiểu học, trung học và đại học hầu hết được nhà nước hỗ trợ. Toàn
bộ các tổ chức dù là công hay tư đều phải được đăng ký với Bộ Giáo dục. Tiếng Anh là
ngơn ngữ giảng dạy trong tồn bộ các trường học cơng và tồn bộ các mơn học được dạy
và thi bằng tiếng Anh ngoại trừ bài luận bằng "tiếng mẹ đẻ”. Trong khi thuật ngữ "tiếng

mẹ đẻ" về tổng thể tầm quốc tế là đề cập đến ngôn ngữ thứ nhất, song nó được sử dụng
nhằm đề cập đến ngôn ngữ thứ hai trong hệ thống giáo dục của Singapore, do tiếng Anh
là ngôn ngữ thứ nhất.
Giáo dục gồm ba giai đoạn: tiểu học, trung học, và tiền đại học, trong đó chỉ có cấp
tiểu học là bắt buộc. Học sinh bắt đầu với 6 năm tiểu học, gồm 4 năm cơ sở và hai năm
định hướng, chương trình giảng dạy tập trung vào phát triển Anh ngữ, bản ngữ, toán học,
và khoa học. Trung học kéo dài 4-5 năm, dựa theo trình độ năng lực của mỗi học
sinh. Phân loại chương trình cơ bản tương tự cấp tiểu học, song các lớp học chuyên biệt
hơn nhiều. Giáo dục tiền đại học diễn ra trong 2-3 năm tại các trường cao đẳng, hầu hết
gọi là Học viện sơ cấp. Một số trường học được tự do trong chương trình giảng dạy của
mình và được gọi là trường tự chủ. Các trường này tồn tại từ cấp trung học trở lên.
2.2.3. Y tế
Singapore có một hệ thống chăm sóc y tế hiệu quả về tổng thể, dù chi phí y tế tại
đây tương đối thấp so với các quốc gia phát triển. Tổ chức Y tế Thế giới xếp hạng hệ
thống y tế của Singapore đứng thứ 6 về tổng thể trong Báo cáo Y tế thế giới 2000. Tuổi
thọ trung bình (năm 2012) tại Singapore là 83, trong khi số liệu toàn cầu là 70. Hầu như


toàn bộ dân cư được tiếp cận với nước và điều kiện vệ sinh được cải thiện. Singapore
được xếp hạng 1 về Chỉ số an ninh lương thực toàn cầu.
Hệ thống chăm sóc sức khỏe của chính phủ dựa trên khung "3M". Điều này có ba
thành phần: Medifund, cung cấp một mạng lưới an tồn cho những người khơng có khả
năng chăm sóc sức khỏe, Medisave, một hệ thống tài khoản tiết kiệm y tế quốc gia bắt
buộc bao gồm khoảng 85% dân số, và Medishield, một chương trình bảo hiểm y tế do
chính phủ tài trợ. Các bệnh viện cơng ở Singapore có quyền tự chủ đáng kể trong các
quyết định quản lý của họ và cạnh tranh về mặt bệnh nhân, tuy nhiên họ vẫn thuộc quyền
sở hữu của chính phủ. Một chế độ trợ cấp tồn tại cho những người có thu nhập thấp. Năm
2008, 32% dịch vụ chăm sóc sức khỏe được chính phủ tài trợ. Nó chiếm khoảng 3,5%
GDP của Singapore.
2.3. Chế độ chính trị

Singapore thi hành chế độ cộng hòa nghị viện đa đảng nhất thể. Thể chế chính
trị của Singapore thi hành thể chế Westminster của Anh Quốc, do đó Tổng thống là
nguyên thủ danh nghĩa của quốc gia, chỉ chiếm lấy quyền lực mang tính tượng trưng. Vào
trước năm 1991, Tổng thống do Nghị viện ra lệnh bổ nhiệm. Sau khi Hiến pháp năm 1991
sửa đổi, Tổng thống được bầu theo phổ thơng đầu phiếu với nhiệm kì 6 năm.
Tổng thống uỷ nhiệm lãnh tụ đảng đa số ở Nghị viện làm thủ tướng. Tổng
thống có quyền phủ quyết dự tốn tài chính cơng và sự bổ nhiệm chức vị ban ngành cơng
cộng của chính phủ; có thể thẩm tra quyền lực mà chính phủ sử dụng và thực thi Pháp
lệnh An toàn Nội bộ (ISA) và Pháp lệnh Hồ hợp Tơn giáo (MRHA) cùng với vụ việc
kiện tụng điều tra tham nhũng. Hội xử lý sự việc Cố vấn Tổng thống (CPA) bị giao phó
đưa ra cung cấp thương lượng bàn bạc và kiến nghị hướng về Tổng thống. Tổng thống lúc
sử dụng và thực thi các chức quyền nào đó, ví như ra lệnh bổ nhiệm nhân viên công vụ
chủ yếu, trước tiên cần phải hỏi xin ý kiến của Hội xử lý sự việc Cố vấn Tổng thống.
Tổng thống và Nghị viện cùng nhau sử dụng và thực thi quyền lập pháp. Nghị viện gọi là
Quốc hội, thi hành chế độ nhất viện. Nghị viện do công dân đầu phiếu tuyển cử sản sinh,
nhiệm kì 5 năm, chính đảng chiếm chỗ ngồi đa số ở Quốc hội kiến lập và tổ chức chính
phủ.


Singapore thi hành thể chế Westminster của Anh Quốc và lập pháp, hành pháp, tư
pháp tam quyền phân lập.
2.3.1. Lập pháp
Cơ quan lập pháp của Singapore bao gồm: Tổng thống và Nghị viện (Quốc hội).
Nghị viện Singapore theo chế độ nhất viện (một viện). Thành viên của Nghị viện bao
gồm:
 Thứ nhất: những thành viên được bầu từ những đơn vị bầu cử qua những cuộc
tổng tuyển cử theo những luật thành văn được Nghị viện ban hành, và những thành
viên không được bầu cử từ đơn vị bầu cử nào. Bao gồm: nghị sĩ bổ nhiệm được lựa
chọn, để đảm bảo cho một sự đại diện rộng rãi những quan điểm trong Nghị viện
(được quy định trong hiến pháp 1990). Theo đó Tổng thống có thể bổ nhiệm 9

Nghị sĩ thông qua sự giới thiệu của Uỷ ban lựa chọn đặc biệt của Nghị viện (mỗi
Nghị sĩ được bổ nhiệm có 2 nhiệm kỳ).
 Thứ hai: Hiến pháp quy định có thể bổ nhiệm đến 6 Nghị sĩ từ những Đảng chính
trị đối lập. Điều này đảm bảo cho Nghị viện được đại diện những Đảng chính trị
khơng thành lập chính phủ, những Nghị sĩ này được bổ nhiệm từ trong số những
ứng cử viên đối lập không thắng cử mà người có phần trăm phiếu cao nhất trong
đơn vị tuyển cử. Số lượng Nghị sĩ này sẽ tùy thuộc vào ứng cử viên đối lập được
bầu vào Nghị viện.
Những thành viên Nghị viện không qua bầu cử không được bỏ phiếu ở Nghị viện
trong những trường hợp sau đây:
 Một là: Dự luật sửa đổi Hiến pháp
 Hai là: Dự luật về ngân sách và tài chính
 Ba là: Dự luật bổ sung ngân sách
 Bốn là: Bỏ phiếu tín nhiệm chính phủ
Thẩm quyền lập pháp được thực hiện bằng một dự luật chuyển tới Nghị viện và
được Nghị viện thông qua và được phê chuẩn bởi Tổng thống. Tuy nhiên các thành viên
của Nghị viện có quyền trình dự thảo luật hay sáng kiến và những kiến nghị lập pháp về
bất cứ vấn đề gì và sẽ được thông qua nếu hợp lý.


Ngồi ra trong hệ thống lập pháp cịn có Hội đồng Tổng thống về bảo vệ quyền lợi
cho dân tộc thiểu số, bao gồm 14 thành viên với nhiệm vụ là xem xét và xử lý bất kỳ đạo
luật nào mà thấy biểu hiện không công bằng hoặc chia rẻ, kích động dân tộc, tơn giáo.
2.3.2. Hành pháp
Bộ máy nhà nước Singapore trước đây tổ chức theo chế độ Cộng hòa Đại nghị, tức
là Tổng thống do Quốc hội bầu. Nhưng từ năm 1993, theo Hiến pháp sửa đổi (năm 1991),
Tổng thống do nhân dân bầu ra và trực tiếp nắm quyền Hành pháp. Đứng đầu Chính phủ
là Thủ tướng do Tổng thống bổ nhiệm, trong đó Thủ tướng là thành viên của Nghị viện và
cũng là người đứng đầu Nội các. Dưới Thủ tướng là các Bộ trưởng do Tổng thống bổ
nhiệm, các Bộ trưởng đều là thành viên của Nghị viện. Tổng thống, theo sự giới thiệu của

Thủ tướng, bổ nhiệm những thư ký Nghị viện để giúp Bộ trưởng, những Thư ký thường
trực chịu sự quản lý và điều hành của Bộ trưởng và thực hiện việc giám sát các công việc
được chỉ định.
Nội các chịu trách nhiệm về việc điều hành chính sách và tham mưu cho Tổng thống
về việc thực thi quyền lực của mình, bổ nhiệm các công chức cao cấp và công chức ngành
tư pháp. Nội các chịu sự trách nhiệm tập thể trước Tổng thống và Nghị viện.
Chính phủ Singapore có 14 bộ và 55 ban, các ban này được thành lập theo pháp luật
của Nhà nước với nhiệm vụ thực hiện các công việc cụ thể như: phát triển kinh tế - xã hội,
cơ sở hạ tầng, …
2.3.3. Tư pháp
Trong ngành Tư pháp của Singapore, Hiến pháp Singapore quy định có hai cấp tịa
án, đó là: Tịa án tối cao và Tòa án cấp dưới. Những Tòa án cấp dưới gồm có: Tịa án sơ
thẩm, Tịa án theo khu vực bầu cử, Tòa án xét xử bị can vị thành niên, Tịa án đại hình và
Tịa án xử những vụ kiện nhỏ.
Tòa án tối cao gồm Chánh án và 7 Thẩm phán, chia thành Tòa án cao cấp và 2 Tòa
án Phúc thẩm. Tịa án cao cấp có quyền lực pháp lý lớn trong tất cả các vụ án dân sự và
hình sự, có quyền áp dụng hình phạt cao nhất. Hiến pháp đảm bảo cho hoạt động của các
cơ quan tư pháp độc lập với hoạt động của cơ quan hành pháp. Ngồi ra Tịa án tối cao
được quyền xét xử sơ thẩm tất cả các vụ án hình sự và dân sự, còn với mức án cao nhất


của hình phạt là tử hình là bắt buộc do Tòa án tối cao xét xử. Các Thẩm phán Tòa án tối
cao do Tổng thống bổ nhiệm với sự đồng ý của Thủ tướng.
2.3.4. Hệ thống Đảng ở Singapore
Singapore có đa đảng, trong đó từ lúc lấy được địa vị tự trị vào năm 1959 tới nay,
đều do Đảng Hành động Nhân dân nắm giữ chính quyền và lấy đa số mang tính áp chế để
thao túng Nghị viện. Đảng Hành động Nhân dân (viết tắt theo tiếng Anh: PAP) là chính
đảng cầm quyền tại Singapore từ năm 1959. Đây là một trong hai chính đảng chủ yếu tại
Singapore cùng với Đảng Công nhân.
Đảng Hành động Nhân dân giành chiến thắng trong tất cả các cuộc bầu cử kể từ khi

Singapore tự trị. Kể từ tổng tuyển cử năm 1959, Đảng Hành động Nhân dân chi phối chế
độ dân chủ nghị viện của Singapore và ở vị trí trung tâm trong sự phát triển nhanh chóng
về chính trị, xã hội, và kinh tế của quốc gia. Trong thống trị, chính phủ của Đảng ban
hành các luật nghiêm ngặt mà theo đó át chế tự do ngơn luận và các quyền tự do dân sự
khác, trong khi chịu trách nhiệm về giáo dục công phải chăng thông qua các kênh như
Quỹ Cộng đồng PAP.
Trong tổng tuyển cử năm 2011, Đảng Hành động Nhân dân giành được 81 trong số
87 ghế được bầu trong Quốc hội Singapore, nhận được 60,14% tổng số phiếu phổ thông,
đây là tỷ lệ thấp nhất kể từ khi đảo quốc độc lập.
2.3.4.1. Đảng Hành động Nhân dân (PAP)
Được thành lập vào năm 1954, Đảng Hành động Nhân dân Singapore (People
Action Party – viết tắt là PAP) là liên minh giữa các lãnh đạo Cơng đồn cánh tả được
đào tạo từ nền giáo dục Anh quốc. Liên minh này hoạt động dưới ngọn cờ chung với
nhiệm vụ là chống thực dân xâm lược, đấu tranh giải phóng dân tộc. Điều đó phù hợp với
nguyện vọng sâu sắc của các tầng lớp nhân dân, do vậy đã được đông đảo quần chúng
nhân dân hết sức ủng hộ. Tuy nhiên, để thu hút sự ủng hộ rộng rãi của quần chúng nhân
dân, nhóm chun gia phải hình thành một liên minh với các nghiệp đồn và tổ chức
chính trị xã hội cánh tả khác, sự ủng hộ và quan tâm từ giai cấp công nhân cũng như tầng
lớp dân chúng chịu ảnh hưởng từ nền giáo dục Trung Hoa là rất quan trọng.
Năm 1959, cuộc Tổng tuyển cử đã được tổ chức để bầu ra một chính quyền bản xứ
có quyền tự trị, Đảng Hành động Nhân dân đã ra tranh cử tất cả các ghế và sau đó Đảng


PAP đã dành được 43 ghế trong tổng số 51 ghế, chiếm tỷ lệ cao nhất. Sau chiến thắng
này, người đứng đầu nhóm chuyên gia là Lý Quang Diệu được bầu làm Thủ tướng.
Năm 1962, trong cuộc trưng cầu ý dân trong việc sáp nhập Singapore vào Liên bang
Malaysia, Đảng PAP đã tăng cường vị trí lãnh đạo độc tơn của mình bằng cách đàn áp các
Đảng đối lập. Sau sự kiện trên, PAP đã tổ chức một cuộc bầu cử đột xuất và đã giành
được 46,9% phiếu bầu và được 37 ghế. Khi Quốc hội tuyên bố, đại biểu các đảng đối lập
từ chức và bị bắt đã cho phép PAP nắm các ghế còn lại trong Quốc hội. Kể từ đây PAP

lên nắm quyền.
Quyền lực chính trị trong đảng tập trung tại Ban Chấp hành Trung ương (CEC), do
Tổng Bí thư lãnh đạo, nhân vật này là thủ lĩnh của đảng. Do Đảng Hành động Nhân dân
thắng cử trong mội kỳ tổng tuyển cử kể từ năm 1959, Thủ tướng Singapore ln là Tổng
bí thư của Đảng Hành động Nhân dân kể từ đó. Hầu hết thành viên của Ban chấp hành
Trung ương cũng là các thành viên Nội các. Từ năm 1957 trở đi, quy tắc được đưa ra là
Ban chấp hành Trung ương sắp mãn nhiệm sẽ tiến cử một danh sách các ứng cử viên, từ
đó các thành viên nịng cốt có thể bỏ phiếu bầu Ban chấp hành Trung ương khóa tới. Điều
này bị cải biến gần đây khi Ban Chấp hành Trung ương đề cử tám thành viên và hội nghị
đảng đoàn chọn mười thành viên còn lại.
Đảng Hành động Nhân dân được tổ chức khá chặt chẽ với lực lượng các bộ, đảng
viên có năng lực chun mơn cao, có phẩm chất đạo đức tốt, tư tưởng lập trường chính trị
vững vàng, hoạt động nhằm phục vụ lợi ích của nhân dân. Cho tới nay, đây là chính đảng
liên tục nắm quyền để lãnh đạo quốc gia trong thời gian lâu nhất (53 năm) nhưng chưa
xảy ra suy đồi, tham nhũng hay biến chất. Do vậy đường lối, chủ trương, chính sách mà
Đảng này đưa ra luôn được Quốc hội thông qua và triển khai thi hành.
2.3.4.2. Đảng Công nhân Singapore (WP)
Đảng Công nhân Singapore (Workers' Party of Singapore – viết tắt là WP), là một
trong những đảng đối lập lớn nhất của Singapore, được thành lập năm 1957, nắm giữ một
trong 84 ghế thông qua bầu cử và 1 ghế không thông qua bầu cử của Nghị viện Singapore.
Tổng thư ký của đảng là Lưu Trình Cường (Low Thia Kiang), ông cũng là đảng viên đang
giữ ghế đại biểu nghị viện (thông qua bầu cử) đại diện cho khu vực Hậu Cảng. Đương
kim chủ tịch Đảng là bà Sylvia Lâm Thụy Liên và cũng là đại biểu nghị viện Singapore


không thông qua bầu cử (Non-Constituency Member of Parliament - NCMP). Đảng cũng
từng nắm giữ 2 ghế đại biểu như vậy từ năm 1997 tới 2001, với ghế NCMP thuộc
về Joshua Benjamin Jeyaretnam. Về khuynh hướng chính trị, đảng Cơng nhân Singapore
là một đảng chính trị trung tả.
Trong cuộc Tổng tuyển cử năm 2011, Lưu Trình Cường, lãnh đạo của Đảng Cơng

nhân Singapore giành được thắng lợi lớn khi giành được 8 ghế trong Quốc hội, trong đó
nhóm do ơng lãnh đạo giành được thắng lợi ở khu vực bầu cử nhóm đại biểu (GRC)
Aljunied, điều này mang tổng cộng thêm 5 ghế trong Đảng Công nhân Singapore.


Chương 3: Kinh tế
3.1. Tổng quan nền kinh tế Singapore
 Đơn vị tiền tệ: SGD (Dollar Singapore)
 Tỷ lệ thất nghiệp: 5,19% (2020)
 Tỷ lệ người có việc: 66,03% (2020)
 Tổng Sản phẩm Quốc nội: 372,06 tỷ USD (2019)
 GDP bình quân đầu người: 65233,28 USD (2019)
 Tốc độ tăng trưởng GDP: 0,733% (năm 2019)
Nguồn: Worldbank

Hình 3-3: Khu du lịch nghỉ dưỡng Marina Bay Sands ở Singapore

Nguồn: Indochina Lines
Nền kinh tế của Singapore là một nền kinh tế thị trường tự do với mức độ phát triển
cao và được xếp hạng là nền kinh tế mở nhất trên thế giới với mức độ tham nhũng thấp
thứ ba. Đây là quốc gia có nhiều doanh nghiệp lớn vận hành trong nước nhất nhờ mức
thuế thấp (doanh thu thuế chỉ chiếm 14,2% GDP), cùng với đó GDP bình quân đầu
người của quốc gia này còn cao thứ ba trên thế giới tính theo sức mua tương
đương (PPP). Singapore là nơi đặt trụ sở của APEC. Nền kinh tế Singapore lớn thứ 4


ở khu vực Đông Nam Á, lần lượt xếp hạng 14 châu Á và 34 tồn cầu theo GDP danh
nghĩa.
Các doanh nghiệp nhà nước đóng một vai trị quan trọng trong nền kinh tế của
Singapore. Quỹ đầu tư quốc gia Temasek Holdings nắm giữ phần lớn cổ phần của một vài

công ty lớn nhất quốc gia như Singapore Airlines, SingTel, ST Engineering và
MediaCorp. Singapore là quốc gia có nguồn vốn FDI đầu tư ra nước ngoài lớn trên thế
giới và quốc gia này đồng thời cũng được hưởng lợi từ dòng vốn FDI đến từ các nhà đầu
tư và tổ chức trên toàn cầu nhờ có mơi trường đầu tư hấp dẫn và chính trị ổn định.
Ngành xuất khẩu với các mặt hàng mũi nhọn là đồ điện tử, hóa chất và dịch vụ, cộng
thêm với vị thế là trung tâm quản lý tài sản của khu vực đã đem lại cho Singapore nguồn
thu đáng kể để phát triển kinh tế, cho phép quốc gia này nhập khẩu tài ngun thiên
nhiên và ngun liệu thơ khơng có sẵn trên lãnh thổ. Hơn nữa, tình trạng khan hiếm
nguồn nước khiến nước trở thành tài nguyên quý giá của quốc gia.
Không chỉ khan hiếm nguồn nước, Singapore còn khan hiếm đất đai, vấn đề này một
phần đã được giải quyết bằng cách mở rộng vùng Pulau Semakau thơng qua việc lấp đất.
Singapore có các chính sách giới hạn đất canh tác, chính sách này đồng nghĩa với việc
quốc gia này buộc phải dựa vào công nghệ nông nghiệp để sản xuất. Nguồn nhân lực cũng
là một vấn đề quan trọng khác ảnh hưởng sức khỏe của nền kinh tế. Singapore là quốc gia
đứng thứ 2 trong bảng xếp hạng về Khoa học và công nghệ sinh học của Mỹ vào năm
2014 nhờ có khu nghiên cứu Biopolis.
Singapore phụ thuộc nhiều vào ngành thương mại trung gian bằng cách mua hàng
hóa thơ rồi tinh chỉnh chúng để tái xuất khẩu, chẳng hạn như ngành công nghiệp chế tạo
chip bán dẫn trên nền wafer và lọc dầu. Ngoài ra, Singapore cịn là một hải cảng chiến
lược giúp nó có năng lực cạnh tranh hơn so với nhiều nước láng giềng trong việc đóng vai
trị như một trạm trung chuyển hàng hóa. Chỉ số tồn cầu hóa của Singapore thuộc hàng
cao nhất thế giới với mức trung bình vào khoảng 400% trong giai đoạn từ năm 2008 đến
2011. Cảng Singapore được coi là hải cảng bận rộn thứ hai thế giới xét về khối lượng
hàng hóa.
Để duy trì vị thế quốc tế và tiếp tục phát triển sự thịnh vượng của nền kinh tế trong
thế kỷ 21, Singapore đã thực hiện các biện pháp để thúc đẩy đổi mới, thúc đẩy tinh thần


khởi nghiệp và đào tạo lại lực lượng lao động. Bộ Nhân lực Singapore (MoM) chịu trách
nhiệm chủ yếu trong việc thiết lập, điều chỉnh, và thực thi các quy định về nhập cư lao

động nước ngồi. Có khoảng 243.000 người lao động nước ngoài (FDW) làm việc tại
Singapore.
Nền kinh tế Singapore được biết đến như là một trong những khu vực tự do nhất,
sáng tạo nhất, cạnh tranh nhất, năng động nhất và đa số thân thiện với kinh doanh. Chỉ số
Tự do Kinh tế năm 2015 xếp Singapore là nước có nền kinh tế tự do thứ hai trên thế giới
và Chỉ số Dễ dàng Kinh doanh cũng xếp Singapore là nơi dễ dàng nhất để kinh doanh
trong thập kỷ qua. Theo Chỉ số Nhận thức Tham nhũng, Singapore luôn được coi là một
trong những quốc gia tham nhũng ít nhất trên thế giới, cùng với New Zealand và các nước
Scandinavi. Năm 2016, Singapore được đánh giá là thành phố đắt đỏ nhất thế giới thứ ba
liên tiếp năm của Đơn vị Tình báo Kinh tế.
Nền kinh tế Singapore chủ yếu dựa vào buôn bán và dịch vụ (chiếm 40% thu nhập
quốc dân). Năm 2019, nền kinh tế của Singapore đứng thứ tư trong ASEAN, đứng thứ 12
châu Á và đứng thứ 34 trên thế giới, GDP đạt 362,818 tỷ USD.
3.2. Các ngành kinh tế
Tổng sản phẩm quốc nội của Singapore đến từ hai ngành chính, đó là ngành cơng
nghiệp và ngành dịch vụ, trong đó cơng nghiệp chiếm 26,6% và dịch vụ chiếm 73.4%,
ngành nơng nghiệp chỉ có sản phẩm là hoa phong lan, rau, gia cầm, trứng, cá cảnh với giá
trị rất nhỏ.
3.2.1. Nông nghiệp
Singapore hầu như khơng có tài ngun, ngun liệu đều phải nhập từ bên ngồi.
Singapore chỉ có ít than, chì, nham thạch, đất sét; khơng có nước ngọt; đất canh tác hẹp,
chủ yếu để trồng cao su, dừa, rau và cây ăn quả, do vậy nông nghiệp không phát triển,
hàng năm phải nhập khẩu lương thực, thực phẩm để đáp ứng nhu cầu ở trong nước.
3.2.2. Công nghiệp
Giai đoạn bùng nổ cơng nghiệp hóa và chuyển đổi:
Cơng cuộc thay đổi trong kết cấu của bộ máy quản lý đã thúc đẩy nền kinh tế đi lên
nhanh chóng
 Giai đoạn 1965-1973: Tăng trưởng GDP thực tế hàng năm đạt 12,7%.



 Giai đoạn 1973-1979: Cuộc khủng hoảng dầu mỏ đã góp phần làm nâng cao nhận
thức của chính phủ về các vấn đề kinh tế. Theo đó chính phủ hứa hẹn sẽ phải tạo ra
một diễn đàn về công cuộc chuyển đổi nền kinh tế mới. Chính phủ nhấn mạnh rằng
công cuộc tập trung vào việc đầu tư cho công nghệ và giáo dục sẽ là làn sóng lợi
ích kinh tế mới để quản lý và giảm thiểu lạm phát đồng thời giúp người lao động
có được trang thiết bị hồn thiện hơn để duy trì tăng trưởng.
Singapore có cơ sở hạ tầng và một số ngành công nghiệp phát triển cao hàng
đầu châu Á và thế giới như: cảng biển, cơng nghiệp đóng và sửa chữa tàu, công nghiệp
lọc dầu, chế biến và lắp ráp máy móc tinh vi. Singapore có 12 khu vực cơng nghiệp lớn,
trong đó lớn nhất là Khu cơng nghiệp Jurong. Singapore là nước hàng đầu về sản xuất ổ
đĩa máy tính điện tử và hàng bán dẫn. Trong đó các sản phẩm máy móc và linh kiện (điện
tử viễn thơng), dược phẩm và hóa chất, sản phẩm từ dầu mỏ tinh chế đã được xuất khẩu ra
nhiều nước. Singapore còn là trung tâm lọc dầu và vận chuyển quá cảnh hàng đầu ở châu
Á. Singapore cũng được coi là nước đi đầu trong việc chuyển đổi sang nền kinh tế tri
thức.
Bên cạnh đó, Singapore đã xây dựng được hệ thống cơ sở hạ tầng rất thuận tiện
bao gồm các cảng biển, hệ thống đường giao thông trên cạn và dưới nước để cạnh tranh
với các nước láng giềng trong các hoạt động buôn bán, xuất nhập khẩu. Thành phố hải
cảng của Singapore là một trong những nơi bận rộn nhất trên thế giới, vượt xa Hồng
Kơng và Thượng Hải.
Chính phủ Singapore đã thành lập Ủy ban phát triển kinh tế nhằm đạt được vị trí dẫn
đầu trong lĩnh vực đầu tư và biến Singapore trở thành một điểm đến hấp dẫn của các nhà
đầu tư nước ngồi. Dịng vốn FDI đổ vào Singapore đã tăng lên rất nhiều trong những
thập kỷ sau đó và duy trì cho mãi đến năm 2001 khi mà các cơng ty nước ngoài tạo ra tới
75% đầu ra sản xuất trong nước và 85% mặt hàng xuất khẩu. Trong khi đó, tỷ lệ tiết kiệm
và đầu tư của Singapore có mức tăng trưởng cao nhất trên thế giới, trong khi tỉ lệ tiêu
dùng hộ gia đình và bất cân bằng trong thu nhập so với GDP giảm ở mức thấp nhất.
Năng lượng và cơ sở vật chất: Singapore hiện là trung tâm định giá và giao dịch
buôn dầu hàng đầu châu Á. Ngành công nghiệp dầu mỏ chiếm 5% tổng GDP và
Singapore đã trở thành một trong ba trung tâm lọc dầu xuất khẩu hàng đầu thế giới. Năm



2007 nước này xuất khẩu tổng cộng 68,1 triệu tấn dầu. Ngành công nghiệp dầu mỏ đã
thúc đẩy sự phát triển của các ngành cơng nghiệp hóa chất cũng như sản xuất thiết bị dầu
khí. Singapore hiện sản xuất ra 70% giàn khoan tự nâng và các hệ thống chuyển đổi Giảm
tải các dàn khoan Lưu trữ lượng dầu sản xuất nổi trên biển của thế giới. Singapore chiếm
20% thị trường ngành sửa chữa tàu và trong năm 2008, ngành công nghiệp hàng hải và xa
bờ tạo ra khoảng 700.000 việc làm.
3.2.3. Dịch vụ
Để duy trì vị thế cạnh tranh của mình trong bối cảnh tiền lương đang tăng, chính phủ
đã tìm cách thúc đẩy các hoạt động đem lại nhiều giá trị hơn trong ngành sản xuất và dịch
vụ. Singapore đã và đang trong tiến trình mở ra các dịch vụ tài chính, viễn thơng, sản xuất
và bán lẻ điện phục vụ cho các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài với sự cạnh tranh cao
hơn.
Ngân hàng: Singapore được coi là trung tâm tài chính tồn cầu với các ngân hàng
có khả năng cung cấp cho doanh nghiệp các dịch vụ tài chính mang tầm đẳng cấp thế giới.
Theo Chỉ số Trung tâm Tài chính Tồn cầu 2017, Singapore được xếp hạng là trung tâm
tài chính cạnh tranh thứ ba trên thế giới chỉ sau London và Thành phố New York (ngang
hàng các thành phố như Hồng Kông, Tokyo, San Francisco, Chicago, Sydney, Boston và
Toronto) khi quốc gia này là nơi cho phép nhiều loại tiền tệ được giao dịch trong nước,
cùng với đó là các dịch vụ như Internet Banking, Phone Banking, Tài khoản vãng lai, Tài
khoản tiết kiệm, thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng, tiền gửi có kỳ hạn cố định và các dịch vụ quản
lý tài sản. Singapore đã thu hút một lượng đáng kể khối tài sản trên thế giới được gửi vào
quốc gia này mà trước đây khối tài sản này vốn dĩ được nắm giữ bởi các ngân hàng Thụy
Sỹ.
Công nghệ sinh học: Singapore đang tích cực trong việc thúc đẩy và phát triển
ngành công nghệ sinh học. Hàng trăm triệu đô la đã được đầu tư vào lĩnh vực này để phục
vụ công tác xây dựng cơ sở hạ tầng, các quỹ nghiên cứu và phát triển và thu hút các nhà
khoa học hàng đầu thế giới đến và làm việc tại Singapore. Các công ty sản xuất thuốc
hàng đầu thế giới như GlaxoSmithKline (GSK), Pfizer và Merck & Co. đã xây dựng lên

các nhà máy sản xuất của mình ở Singapore. Dược phẩm hiện chiếm hơn 8% sản lượng
ngành sản xuất của đất nước.


Du lịch: Du lịch chiếm một phần lớn của nền kinh tế, với hơn 15 triệu khách du lịch
đến thăm thành phố vào năm 2014, và 18,5 triệu khách du lịch quốc tế năm 2018, gấp ba
lần tổng dân số Singapore. Singapore là thành phố được đến nhiều thứ 5 trên thế giới và
thứ 2 ở châu Á-Thái Bình Dương. Năm 2019, du lịch đóng góp trực tiếp vào khoảng 4%
GDP của Singapore, so với năm 2016, khi du lịch đóng góp, trực tiếp và gián tiếp, vào
khoảng 9,9% GDP của Singapore. Tổng cộng, lĩnh vực này đã tạo ra khoảng 8,6% việc
làm của Singapore trong năm 2016. Quận Orchard Road, nơi có các trung tâm mua sắm
và khách sạn nhiều tầng, có thể được coi là trung tâm mua sắm và du lịch tại Singapore.
Các điểm du lịch nổi tiếng khác bao gồm Sở thú Singapore, River Safari và Night Safari.
River Safari có 300 lồi động vật, trong đó có nhiều lồi có nguy cơ tuyệt chủng.
Các địa danh nổi tiếng khác bao gồm cơng viên Merlion, tịa nhà Marina Bay
Sands, Gardens by the Bay, khu phức hợp Jewel, vành đai mua sắm trên đường Orchard,
hòn đảo nghỉ mát Sentosa, và Vườn bách thảo Singapore, Di sản Thế giới UNESCO đầu
tiên của Singapore.
3.3. Các vùng kinh tế

Hình 3-4: Các vùng kinh tế của Singapore

Nguồn: Wikipedia
Singapore được chia thành 5 vùng chính sau:
 Vùng phía Bắc (North Region)


 Vùng phía Tây (West Region)
 Vùng phía Đơng (East Region)
 Vùng phía Đơng Bắc (North-East Region)

 Vùng Trung tâm (Central Region)
Mặc dù chia thành 5 vùng nhưng nền kinh tế ở các vùng này khơng có sự khác biệt
rõ rệt do diện tích của Singapore chỉ khoảng 710 km2. Singapore là một đảo quốc phát
triển với 100% dân cư sống ở vùng đơ thị.
3.3.1. Vùng phía Bắc (North Region)
Vùng Bắc là một trong năm vùng của thành quốc Singapore. Tính riêng về diện tích,
đây là vùng có diện tích đất lớn thứ hai Singapore. Đơ thị Woodlands là trung tâm của
vùng và cũng là nơi có dân số đông nhất vùng với 250.290 cư dân.
Tương đối cách biệt so với khu Downtown Core, nên đơ thị hóa ở Vùng Bắc diễn ra
khá muộn, khiến cho nơi này còn lưu giữ khá nhiều mảng xanh thiên nhiên. Mặc dù vậy,
khu đô thị Woodlands, một trong những đô thị mới lớn nhất Singapore, tọa lạc trong vùng
này. Không kể phần không gian xanh, Vùng Bắc có 3 km2 dành cho các hoạt động giải
trí.
Vùng Bắc phát triển về du lịch, có nhiều điểm đến thú vị, bao gồm Sở thú
Singapore, Vườn thú đêm Safari và River Safari. Cùng với các vườn thú hiện tại, khu vực
này sẽ chú trọng tăng cao dịch vụ lưu trú thân thiện với môi trường như lều trại, phịng ở
gia đình.
3.3.2. Vùng phía Tây (West Region)
Đây là vùng có diện tích lớn nhất và có dân số đơng thứ nhì Singapore, sau Vùng
Trung tâm. Đơng Jurong là trung tâm của vùng, với các kế hoạch phát triển quận Hồ
Jurong thành một vùng CBD thứ hai. Vùng Tây là khu vực hỗn hợp khi nơi đây vừa tồn
tại các khu dân cư lẫn khu công nghiệp. Nằm ở phần cực nam của vùng, cách xa khu dân
cư và trung tâm thương mại chính, đảo Jurong và Tuas là nơi hoạt động của các
ngành công nghiệp nặng.
Vùng Tây là cái nôi của các ngành công nghiệp nặng then chốt của Singapore mà
chủ yếu ngành cơng nghiệp hóa dầu, với sự tham gia của các cơng ty thuộc lĩnh vực dầu
khí và hóa chất quốc tế như LANXESS, Afton Chemical, BASF, BP, Celanese, Evonik,


ExxonMobil, DuPont, Mitsui Chemicals, Chevron Oronite, Shell, Singapore Petroleum

Company và Sumitomo Chemical đã đầu tư thiết bị tại đảo Jurong và Pulau Bukom.
Lĩnh vực này đóng góp khoảng 5% vào GDP của Singapore, và nơi này nằm trong
top 3 các trung tâm lọc dầu xuất khẩu của thế giới, với sự hiện diện của nhà máy lọc dầu
lớn thứ bảy của thế giới tại đây.
Một Quận Kinh doanh Trung tâm thứ hai cũng đã được lên kế hoạch xây dựng
tại Quận Hồ Jurong, với một trạm cuối của tuyến Đường sắt cao tốc Kuala Lumpur–
Singapore sắp sửa hồn thành đặt tại quận này.
3.3.3. Vùng phía Đơng (East Region)
Vùng Đông là một trong năm vùng của quốc gia-thành phố Singapore. Mặc dù có
diện tích nhỏ nhất, vùng này lại có mật độ dân số cao thứ nhì trong năm vùng. Bedok là
đơ thị đông dân nhất của vùng trong khi Tampines là trung tâm vùng. Với diện tích
11.000 hectare, Vùng Đơng bao gồm sáu khu quy hoạch và là nơi đặt Sân bay Chương
Nghi và Căn cứ không quân Paya Lebar
Sản xuất là hoạt động kinh tế chủ lực của vùng với các cơ sở công nghiệp đặt khắp
các khu quy hoạch Bedok, Chương Nghi, Pasir Ris, Tampines và Paya Lebar. Công viên
sản xuất đĩa bán dẫn Pasir Ris và Tampines là bản doanh của nhiều đại công ty chế tạo
bán dẫn như GlobalFoundries, UMC, SSMC và Siltronic. IBM cũng đã chi ra S$90 triệu
để xây dựng một công viên công nghệ dọc Đại lộ Công nghiệp Tampines (Tampines
Industrial Avenue), cho mục đích sản xuất dịng máy mainframe System Z và hệ thống vi
xử lý POWER công nghệ cao cho khách hàng ở các nước châu Á.
3.3.4. Vùng phía Đông Bắc (North-East Region)
Vùng Đông Bắc là một trong năm vùng của thành quốc Singapore. Đây là vùng có
mật độ dân số cao nhất và đứng thứ ba cả nước về dân số, trong đó Hậu Cảng là đô thị
đông dân nhất và Seletar là trung tâm vùng. Với tổng diện tích 13.810 hecta, Vùng Đơng
Bắc bao gồm bảy khu quy hoạch và cũng là vùng dân sinh lớn nhất trong năm vùng khi có
tổng cộng 217.120 hộ dân cư trú tại đây. Như tên gọi, vùng này nằm ở khu vực phía đơng
bắc của Singapore.
3.3.5. Vùng Trung tâm (Central Region)



×