lOMoARcPSD|11558541
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
₋₋₋₋₋₋₋₋₋₋₋₋₋₋₋₋₋₋₋₀0₀₋₋₋₋₋₋₋₋₋₋₋₋₋₋₋₋₋₋
TIỂU LUẬN
KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊ NIN
ĐỀ TÀI: LÝ LUẬN VỀ LỢI NHUẬN VÀ VẬN DỤNG ĐỂ NÂNG CAO
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP KTTN TRONG NỀN
KINH TẾ NƯỚC TA HIỆN NAY.
Tác giả: Nguyễn Thị Hồng Hạnh
Mã sinh viên: 11201372
Lớp
học phần:
Kinh
tế chính
trị
Mác
Lênin(121)_17
Hướng dẫn khoa học : PGS.TS. Tơ Đức Hạnh
-
lOMoARcPSD|11558541
MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
3
PHẦN 2: NỘI DUNG
4
I) Lý luận về lợi nhuận-----------------------------------------------------------------4
1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về lợi nhuận---------------------------4
1.1. Quá trình sản xuất giá trị thặng dư------------------------------------------4
1.2. Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa. Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận.-----5
1.3. Sự hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân.---------------------------------6
2. Các hình thức của lợi nhuận.------------------------------------------------------8
2.1. Lợi nhuận thương nghiệp.----------------------------------------------------8
2.2. Lợi tức cho vay.----------------------------------------------------------------8
2.3. Lợi nhuận ngân hàng.---------------------------------------------------------8
2.4. Địa tô.---------------------------------------------------------------------------9
II) Thực trạng về NLCT của các doanh nghiệp KTTN hiện nay---------------9
1.Thực trạng----------------------------------------------------------------------------9
2. Đánh giá----------------------------------------------------------------------------11
2.1. Kết quả-------------------------------------------------------------------------11
2.2. Hậu quả, nguyên nhân-------------------------------------------------------11
III) Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các
doanh nghiệp KTTN------------------------------------------------------------------14
1.Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của KTTN----------------------------14
2. Xây dựng những cơ chế, chính sách miễm giảm thuế------------------------15
3.Tạo điều kiện cho KTTN tiếp cận với thị trường thế giới--------------------15
4.Nâng cao năng lực quản lý của chủ DN-----------------------------------------15
5.Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực DN.--------------------------------------16
6. Nâng cao năng lực Marketing---------------------------------------------------16
7. Chủ động xây dựng và duy trì các mối quan hệ trong hoạt động kinh doanh.
------------------------------------------------------------------------------------------17
PHẦN 3: KẾT LUẬN
18
lOMoARcPSD|11558541
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
Các Mác là một trong những nhà tư tưởng kiệt xuất trên thế giới. Với tư
cách là nhà khoa học thiên tài, ông đã để lại rất nhiều phát kiến vĩ đại làm thay
đổi nhận thức của tồn nhân loại. Trong đó, vĩ đại nhất là Học thuyết giá trị
thặng dư và Chủ nghĩa duy vật lịch sử. Đối với nước ta, là một nước đang trong
thời kỳ quá độ đi lên CNXH thì việc nhận thức và vận dụng các học thuyết Mác,
đặc biệt là học thuyết Giá trị thặng dư là một vấn đề cực kỳ quan trọng. Xuất
phát từ nhận thức đó, cộng với yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường, yêu cầu
đặt ra cho chúng ta là phải hiểu rõ các yếu tố bên trong của nền kinh tế. Một
trong những yếu tố quan trọng ấy là lợi nhuận.
Trong nền kinh tế thị trường nhiều thành phần ở nước ta, Kinh tế tư nhân
ln đóng một phần quan trọng trong thúc đẩy và phát triển nền kinh tế. Đối với
mỗi doanh nghiệp KTTN hay bất kỳ doanh nghiệp nào khác, lợi nhuận luôn là
yếu tố ưu tiên hàng đầu.
Vậy, thế nào là lợi nhuận, nguồn gốc, bản chất của lợi nhuận là gì, áp dụng
lợi nhuận để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp KTTN như thế
nào? Đây chính là những vấn đề cấp thiết cần những giải pháp chính xác, phù
hợp để đáp ứng được nhu cầu phát triển hiện nay. Và đó cũng chính là lý do vì
sao tác giả chọn đề tài này.
Nội dung chính của đề tài gồm ba phần:
1.
Một số vấn đề lý luận về lợi nhuận
2.
Thực trạng về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp KTTN
hiện nay
3.
Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của
các doanh nghiệp KTTN
3
lOMoARcPSD|11558541
PHẦN 2: NỘI DUNG
I) Lý luận về lợi nhuận
1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về lợi nhuận
C.Mác (1818 - 1883) và F. Ănghen (1820 - 1895) là hai nhà tư tưởng vĩ đại,
là cha đẻ của chủ nghĩa Mác, kim chỉ nam cho hệ tư tưởng của giai cấp cơng
nhân trên tồn thế giới.Trong bộ tư bản nổi tiếng "tác phẩm kinh tế chính trị học
nổi tiếng nhất của thế kỷ chúng ta ", Mác đã nêu lên một trong những phát kiến
vĩ đại nhất của ông đó là học thuyết về giá trị thặng dư và chỉ ra rằng nguồn gốc
và bản chất của lợi nhuận chính là xuất phát từ giá trị thặng dư. Do vậy, muốn
làm rõ được nguồn gốc, bản chất và vai trị của lợi nhuận chúng ta phải đi từ q
trình sản xuất giá trị thặng dư, quy luật kinh tế cơ bản của CNTB.
1.1. Quá trình sản xuất giá trị thặng dư
Trong nền sản xuất hàng hoá dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, giá
trị sử dụng của hàng hố khơng phải là mục đích, bởi vì nhà tư bản muốn sản
xuất ra một giá trị sử dụng mang giá trị trao đổi. Hơn nữa, nhà tư bản muốn sản
xuất ra mặt hàng hố có giá trị lớn hơn tổng số giá trị những tư liệu sản xuất và
giá trị sức lao động mà nhà tư bản đã mua để sản xuất ra hàng hố đó, nghĩa là
muốn sản xuất ra một giá trị thặng dư.
Để hiểu rõ hơn về giá trị thặng dư, chúng ta hay xem ví dụ về sản xuất sợi
sau đây:
Tư bản ứng trước
Giá trị của sản phẩm mới (20kg sợi)
- Tiền mua bồng: 20$
- Giá trị của bóng chuyển vào sợi 20$
- Hao mịn máy móc 4$
- Giá trị của máy móc chuyển vào sợi
- Tiền mua sức lao động của công 4$
nhân nhân trong 1 ngày: 3$
Tổng cộng:
27$
- Giá trị do lao động của người công
nhân tạo ra trong 12 giờ: 6$
4
lOMoARcPSD|11558541
30$
Như vậy toàn bộ số tiền ứng trước của nhà tư bản để mua tư liệu sản xuất,
sức lao động và hao mịn máy móc là 27 đơla. Trong 12h lao động, công nhân đã
tạo ra 1 sản phẩm mới (20kg sợi) có giá trị bằng 30 đơla. Vậy, giá trị thặng dư
là: 30 – 27 = 3 đôla. Do đó tiền đã biến thành tư bản. Đây chính là giá trị mới do
người lao động tạo ra ngoià hoa phí lao động tất yếu.
Vậy giá trị thặng dư là bộ phận giá trị mới dơi ra ngồi giá trị sức lao động
do người bán sức lao động (người lao động làm thuê) tạo ra và thuộc về nhà tư
bản (người mua hàng hố sức lao động).
1.2. Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa. Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận.
1.2.1. Chi phí sản xuất TBCN.
Muốn tạo ra giá trị hàng hố thì tư bản phải chi ra: lao động quá khứ tức là
giá trị tư liệu sản xuất (c), lao động hiện tại là lao động tạo ra giá trị mới (v+
m).
Trên thực tế, nhà tư bản chỉ bỏ ra một số tư bản để mua tư liệu sản xuất (c)
và mua sức lao động (v) để sãn xuất hàng hố. Do đó, nhà tư bản chỉ xem hao
phí bao nhiêu tư bản chứ khơng xem hao phí bao nhiêu lao động xã hội. C.Mác
gọi chi phí đó là chi phí sản xuất TBCN, và ký hiệu bằng k (k = c+ v).
Khi xuất hiện phạm trù chi phí thì giá trị hàng hố G = c + v + m sẽ biểu
hiện thành G = k + m
1.2.2. Lợi nhuận,
Trong thực tế sản xuất kinh doanh, giữa giá trị hàng hố và chi phí sản xuất
ln có một khoảng chênh lệch, cho nên sau khi bán hàng hố (bán ngang giá),
nhà tư bản khơng những bù đắp được lượng tự bản đã ứng ra, mà còn thu được
số chênh lệch bằng giá trị thặng dư. Số tiền này được gọi là lợi nhuận.
Lợi nhuận và ký hiệu là p. Khi đó giá trị hàng hố được viết là G = k+p.
Vậy m và p có gì khác nhau?
5
lOMoARcPSD|11558541
Về mặt lượng: nếu hàng hóa bán đúng giá trị thì m và p giống nhau ở chỗ
chúng đều có chung nguồn gốc là kết quả lao động không công của công nhân
làm thuê.
Về mặt chất: m phản ánh nguồn gốc sinh ra từ v, p được xem như toàn bộ
tư bản ứng trước để ra. Do đó p như một bức màn hồn hảo quan hệ bóc lột
TBCN.
1.2.3. Tỷ suất lợi nhuận.
Tỷ suất lợi nhuận là tỷ suất tính theo phần trăm giữa lợi nhuận và toàn bộ
tư bản ứng trước, ký hiệu là p’.
p’ = p/(c+v) * 100%
Tỷ suất lợi nhuận phán ánh được mức doanh lợi đầu tư của tư bản. P’ cao
hay thấp là tuỳ thuộc vào nhiều nhân tố khách quan như: tỷ suất giá trị thặng dư,
sự tiết kiệm tư bản bất biến; cấu tạo hữu cơ của tư bản; tốc độ chu chuyển tư
bản.
1.3. Sự hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân.
1.3.1. Cạnh tranh trong nội bộ ngành.
Cạnh tranh trong nội bộ ngành là sự cạnh tranh giữa các xí nghiệp trong
cùng một ngành, cùng sản xuất ra một loại hàng hóa nhằm mục đích tiêu thụ
hàng hố đó có lợi hơn để thu lợi nhuận siêu ngạch.
Biện pháp cạnh tranh: Các nhà tư bản thường xuyên cải tiến kỹ thuật, nâng
cao cấu tạo hữu cơ của tư bản, nâng cao năng suất lao động nhằm làm cho giá trị
cá biệt của hàng hố xí nghiệp sản xuất ra thấp hơn giá trị xã hội để thu được lợi
nhuận siêu ngạch.
Kết quả của cạnh tranh trong nội bộ ngành là hình thành nên giá trị xã hội
của từng loại hàng hoá.
1.3.2. Cạnh tranh giữa các ngành.
6
lOMoARcPSD|11558541
Cạnh tranh giữa các ngành là cạnh tranh giữa các nhà tư bản kinh doanh
trong các ngành sản xuất khác nhau, nhằm mục đích tìm nơi đầu tư có lợi hon.
Biện pháp cạnh tranh: tự do di chuyển tư bản từ ngành này sang ngành
khác, tức là tự phân phối tư bản (v và c) vào các ngành sản xuất khác nhau.
Kết quả của cuộc cạnh tranh này là hình thành dần tỷ suất lợi nhuận bình
quân và giá trị hàng hoá chuyển thành giá trị sản xuất.
Như chúng ta đều biết, do các xí nghiệp trong nội bộ từng ngành, cũng như
giữa các ngành có cấu tạo hữu cơ của tư bản không giống nhau, cho nên để thu
được nhiều lợi nhuận thì các nhà tư bản phải chọn những ngành nào có tỷ suất
lợi nhuận cao để đầu tư vốn.
Xét 3 ngành sản xuất sau:
Ngành sản xuất Chi phí sản xuất
Giá trị thặng dư với m' = 100%
P'(%)
Cơ khí
80C + 20V
20
20
Dệt
70C + 30V
30
30
Da
60C +40V
40
40
Như vậy, cùng một lượng tư bản đầu tư, nhưng do cấu tạo hữu cơ khác
nhau nên tỷ suất lợi nhuận khác nhau. Do đó nhà tư bản ở ngành cơ khí sẽ
chuyển tư bản của mình sang ngành da, làm cho sản phẩm ở ngành da nhiều lên
làm cho cung lớn hơn cầu, do đó giá cả của ngành da sẽ thấp hơn giá trị của nó,
và tỷ suất ngành da sẽ hạ thấp xuống. Ngược lại, sản phẩm của ngành cơ khí sẽ
giảm đi, nên giá cả sẽ cao hơn giá trị, và do đó tỷ suất lợi nhuận ở ngành cơ khí
sẽ tăng lên. Sự tự do di chuyển tư bản tử ngành này sang ngành khác làm thay
đổi tỷ suất lợi nhuận cá biệt vốn có của các ngành, hình thành nên tỷ suất lợi
nhuận bình quân.
7
lOMoARcPSD|11558541
2. Các hình thức của lợi nhuận.
2.1. Lợi nhuận thương nghiệp.
Đối với tư bản thương nghiệp trước CNTB thì lợi nhuận thương nghiệp
được coi là do mua rẻ, bán đắt mà là kết quả của việc ăn cắp lừa đảo, mà đại bộ
phận lợi nhuận thương nghiệp chính là do những việc ăn cắp và lừa đảo mà ra
cả.
Đối với thương nghiệp TBCN thì lợi nhuận thương nghiệp là một phần giá
trị thặng dư được sáng tạo ra trong lĩnh vực sản xuất mà nhà tư bản công nghiệp
nhường cho nhà tư bản thương nghiệp. Lợi nhuận thương nghiệp được hình
thành do sự chênh lệch giữa giá bán và giá mua hàng hố nhưng điều đó khơng
có nghĩa là nhà tự bản thương nghiệp bán hàng hoá cao hơn giá trị của nó, mà là
nhà tư bản thương nghiệp mua hàng hóa thấp hơn giá trị vả khi bản thì anh ta
bán đúng giá trị của nó.
2.2. Lợi tức cho vay.
Lợi tức là một phần lợi nhuận bình quân, mà nhà tư bản đi vay trả cho nhà
tư bản cho vay căn cứ vào món tiền mà nhà tư bản cho vay đã đưa cho nhà tư
bản đi vay sử dụng. Nguồn gốc của lợi tức là một phần giá trị thặng dư do công
nhân sáng tạo ra trong lĩnh vực sản xuất,
2.3. Lợi nhuận ngân hàng.
Ngân hàng TBCN là tổ chức kinh doanh tư bản tiền tệ, làm môi giới giữa
người đi vay và người cho vay. Ngân hàng có hai nghiệp vụ: nhận gửi và cho
vay. Trong nghiệp vụ nhận gửi ngân hàng trả lợi tức cho người gửi tiền vào, còn
trong nghiệp vụ cho vay, ngân hàng thu lợi tức của người đi vay. Lợi tức nhận
gửi nhỏ hơn lợi tức cho vay.
Chênh lệch giữa lợi tức cho vay và lợi tức nhận gửi trừ đi những khoản chi
phí cần thiết về nghiệp vụ ngân hàng, cộng với các khoản thu nhập khác về kinh
doanh tiền tệ hình thành nên lợi nhuận ngân hàng. Lợi nhuận ngân hàng ngang
bằng với lợi nhuận bình quân.
8
lOMoARcPSD|11558541
2.4. Địa tô.
Chúng ta đều thấy rằng, cũng như các nhà tư bản kinh doanh trong công
nghiệp, nhà tư bản kinh doanh trong nông nghiệp cũng phải thu được lợi nhuận
bình qn. Nhưng muốn kinh doanh trong nơng nghiệp thì họ phải th ruộng
đất của địa chủ. Vì vậy ngồi lợi nhuận bình quân ra, nhà tư bản phải thu thêm
được một phần giá trị thặng dư dơi ra ngồi lợi nhuận bình qn đó, tức là lợi
nhuận siêu ngạch. Lợi nhuận siêu ngạch này tương đối ổn định và lâu dài và họ
phải trả cho chủ ruộng đất dưới hình thái địa tổ TBCN.
Vậy địa tơ TBCN là một phần giá trị thặng dư còn lại sau khi đã khấu trừ đi
phần lợi nhuận bình quân của nhà tư bản kinh doanh ruộng đất.
II) Thực trạng về NLCT của các doanh nghiệp KTTN hiện nay
1.Thực trạng
Sau 4 năm thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW năm 2017 đến nay, khu vực
kinh tế tư nhân Việt Nam đánh dấu những phát triển mạnh cả về chất, lượng và
quy mô, tiếp tục là động lực chính trong tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Thứ nhất, về số lượng, khu vực kinh tế tư nhân có sự gia tăng đáng kể. Bất
chấp những hồn cảnh khó khăn chung thời kì Covid-19, trong 9 tháng đầu năm
2020, vẫn có gần 99 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, chỉ giảm 3,2% so với
cùng kỳ năm 2019; số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động lại đạt tới 34,6 nghìn
doanh nghiệp, tăng 25,5% so với cùng kỳ; số doanh nghiệp tăng vốn là 29,5
nghìn doanh nghiệp.
Thứ hai, về quy mô vốn, khu vực kinh tế tư nhân tiếp tục là một nguồn vốn
đầu tư quan trọng trong tổng vốn đầu tư của nền kinh tế nước ta. Cụ thể: vốn
đầu tư khu vực kinh tế tư nhân trong quý III/2020 tăng gấp đôi quý II/2020 và
đạt 7,4% so với cùng kỳ năm 2019. Tính trong 9 tháng năm 2020, vốn đầu tư
toàn xã hội tăng 4,8% bằng 1/2 tốc độ tăng thấp nhất trong giai đoạn 2016-2019.
Sự gia tăng vốn đầu tư so với cùng kì năm trước có sự đóng góp một phần
9
lOMoARcPSD|11558541
không nhỏ của đầu tư tư nhân (tăng 2,8%), trong khi nguồn vốn quan trọng là
đầu tư nước ngoài lại suy giảm (-2,5%).
Thứ ba, về số lượng lao động làm việc trong khu vực kinh tế tư nhân, liên
tục tăng qua các năm, lực lượng lao động trong khu vực này chiếm 11% lực
lượng lao động trong toàn xã hội. Về cơ cấu lao động trong khu vực kinh tế tư
nhân, số lao động trong công nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất (45,6%); lao động
trong ngành thương mại, dịch vụ chiếm 37,37%; lao động trong các ngành khác
chiếm 16,94%.
Thứ tư, về lĩnh vực và địa bàn, khu vực kinh tế tư nhân được trải khắp các
tỉnh thành nước ta. Trong các ngành nghề mà pháp luật cho phép, hầu hết có mặt
của doanh nghiệp tư nhân: khơng chỉ trong lĩnh vực nơng nghiệp, mà cịn trong
các ngành cơng nghiệp, dịch vụ cao cấp như công nghiệp sản xuất tư liệu sản
xuất, chế biến, cơng nghệ thơng tin, tài chính ngân hàng, bảo hiểm, tư vấn…
Thứ năm, doanh nghiệp KTTN có nhiều đóng góp vào ngân sách nhà nước.
Theo số liệu 9 tháng đầu năm 2020, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh (bao gồm
kinh tế tập thể và KTTN) đã thể hiện được khả năng chống chịu lớn nhất trong
ba khu vực, mức thu ngân sách giảm 9,5% so với năm 2019, trong khi khu vực
doanh nghiệp nhà nước và khu vực có vốn FDI giảm lần lượt là 15,7% và
11,3%.
Điều này cho thấy, khu vực kinh tế tư nhân tiếp tục thể hiện được vai trò là
động lực quan trọng trong tăng trưởng kinh tế.
Bên cạnh những ưu thế đó, doanh nghiệp KTTN cũng có vơ vàn hạn chế và
khó khăn, dẫn đến giảm hiệu quả kinh doanh và sức cạnh tranh. Mộ số hạn chế
có thể kể đến như quy mô vốn, khả năng tiếp cận vốn; trang thiết bị, cơng nghệ,
chất lượng nguồn nhân lực, ... Ngồi ra, chính sách mở cửa hội nhập dẫn đến
những thay đổi nhanh chóng và khó lường của mơi trường kinh doanh, tạo ra áp
lực cạnh tranh ngày càng gay và nhiều thách thức đối với các DN KTTN. Do
vậy, Chính phủ cùng các DN KTTN cần có những chiến lược để nhanh chóng
thích ứng với những thay đổi của mơi trường kinh doanh trong bối cảnh tồn cầu
hóa.
10
lOMoARcPSD|11558541
Vì vậy, chúng ta xác định các nhân tố ngoại tại và nội tại ảnh hưởng đến
NLCT của các DN KTTN, để từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao NLCT.
2. Đánh giá
2.1. Kết quả
Kinh tế tư nhân Việt Nam đã có bước phát triển vượt bậc cả về số lượng và
chất lượng, đóng góp ngày càng lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước. Từ chỗ chỉ rải rác vài doanh nghiệp với nguồn lực tài chính nhỏ, hiện nay
đã có 700 000 doanh nghiệp với nguồn lực tài chính lên đến hàng triệu tỷ đồng,
có doanh nghiệp KTTN đã lớn mạnh với tổng tài sản trên hàng tỷ USD. Theo số
liệu hiện nay, DN tư nhân đang tạo ra khoảng 43% GDP, 15,4% ngân sách Nhà
nước, thu hút khoảng 85% tổng số lao động đang làm việc, đóng góp 8,9% vào
tốc độ tăng GDP và 49% vốn đầu tư xã hội... Chất lượng hoạt động của khu vực
kinh tế tư nhân đã có sự thay đổi căn bản, thể hiện qua các tiêu chí như: số
lượng cơ sở sản xuất kinh doanh tăng nhanh; quy mô vốn, doanh thu, lao động
không ngừng tăng, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động như lợi nhuận trước
thuế, lợi nhuận trên vốn đầu tư, lợi nhuận trên vốn kinh doanh không ngừng
tăng.
Tuy nhiên, DN thuộc khu vực KTTN vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế dẫn đến
năng lực cạnh tranh chưa cao.
2.2. Hậu quả, nguyên nhân
2.2.1. Hậu quả, hạn chế
Như đã đề cập ở trên, trong bối cảnh hội nhập sâu rộng như hiện nay, năng
lực cạnh tranh của khu vực KTTN Việt Nam cịn có nhiều hạn chế, cụ thể là:
Thứ nhất, kết quả kinh doanh của khu vực KTTN chưa cao; khả năng
chống chịu của các doanh nghiệp trước những khó khăn ngày càng suy giảm.
Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2020 có tổng
cộng 101,700 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, ngừng hoạt động
chờ làm thủ tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 13,9% so với năm
trước.
11
lOMoARcPSD|11558541
Trong đó, gồm 46,6 nghìn doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn,
tăng 62,2%; gần 37,7 nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải
thể, giảm 13,8%; gần 17,5 nghìn doanh nghiệp hồn tất thủ tục giải thể, tăng
3,7%.
Thứ hai, năng suất lao động là yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của
nền kinh tế và của từng doanh nghiệp. Thế nhưng, trong 3 khu vực lớn của nền
kinh tế, khu vực kinh tế ngoài tư nhân có mức năng suất lao động thấp. Năng
suất lao động bình quân của khu vực DN tư nhân chỉ bằng khoảng 34% năng
suất lao động của khu vực DN Nhà nước và chỉ bằng khoảng 69% năng suất lao
động của DN có vốn đầu tư nước ngồi. Về hội nhập quốc tế, chỉ có 21% DN
nhỏ và vừa tham gia được một phần chuỗi giá trị toàn cầu, 14% thành cơng
trong việc liên kết với đối tác nước ngồi.
12
Downloaded by quang tran ()
lOMoARcPSD|11558541
Thứ ba, trình độ và năng lực tổ chức quản lý của doanh nghiệp KTTN còn
hạn chế. Hiện tại, phần lớn nhân sự cao cấp tại các doanh nghiệp KTTN chưa
được đào tạo về quản trị kinh doanh một cách sâu và bải bản. Hậu quả là thiếu
chiến lược kinh doanh mang tính quốc tế, sản phẩm khơng đa dạng, khả năng
cung cấp sản phẩm, dịch vụ chưa cao, chưa đáp ứng tốt thị hiếu người tiêu dùng,
giá cả chưa hợp lý. Các yếu tố khác như quảng cáo, tiếp thị, xây dựng thương
hiệu, tổ chức, quản lý mạng lưới phân phối... chưa được quan tâm. Khả năng hội
nhập của các doanh nghiệp tư nhân với thị trường quốc tế chưa cao.
Thứ tư, năng lực công nghệ của các doanh nghiệp tư nhân còn thấp. DN
chưa mạnh dạn đầu tư cho ứng dụng và phát triển khoa học công nghệ, nhất là
công nghệ lõi, công nghệ tiên phong. Hiện tại, chỉ có 10% số DN đã từng đăng
ký, hoặc đăng ký thành cơng 01 bằng sáng chế trong vịng 3 năm liên tiếp; đầu
tư của DN cho đổi mới công nghệ chỉ chiếm khoảng 0,3% doanh thu, thấp hơn
nhiều so với các nước như Ấn Độ (5%), Hàn Quốc (10%) …
Thứ sáu, quy mô sản xuất kinh doanh của khu vực KTTN Việt Nam còn
nhỏ bé. Theo số liệu từ Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam (VCCI)
cho biết, doanh nghiệp lớn chỉ chiếm chưa đầy 2%, doanh nghiệp loại vừa chiếm
hơn 2%, gần 96% là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Các doanh nghiệp tư nhân
mới chỉ đóng góp khoảng 10% GDP cả nước mỗi năm. Vốn đầu tư ban đầu của
nhóm doanh nghiệp này rất thấp hơn khu vực kinh tế khác: trung bình chỉ
khoảng trên 8 tỷ đồng. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến năng lực cạnh
tranh của khu vực kinh tế tư nhân.
13
Downloaded by quang tran ()
lOMoARcPSD|11558541
2.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế nêu trên là
Thứ nhất, vấn đề phát triển kinh tế tư nhân chưa thực sự được chú trọng và
đổi mới. Nhiều nhận thức về vị trí, vai trị của khu vực kinh tế tư nhân chưa nhất
quán, doanh nghiệp tư nhân chưa thực sự được coi trọng. Khu vực kinh tế nhà
nước và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi vẫn nhận được nhiều lợi thế,
“ưu đãi” và quan tâm hơn.
Thứ hai, doanh nghiệp KTTN hạn chế trong việc tiếp cận những chính sách
hỗ trợ và các chương trình ưu đãi của Chính phủ. Họ ít được hỗ trợ về thơng tin
thị trường trong và ngồi nước, thường phải tự vươn lên, làm ăn theo kinh
nghiệm.
Thứ ba, môi trường kinh doanh chưa thuận lợi cho kinh tế tư nhân phát
triển. Mơi trường cạnh tranh chưa bình đẳng, tiến trình cải cách chậm chạp, các
thủ tục hành chính cịn rườm rà, phức tạp, cơ chế xin - cho còn diễn ra ở nhiều
nơi. Cơ chế tiếp cận vốn vay và các chương trình hỗ trợ pháp lý, chế độ thơng
tin, đào tạo... chưa được quan tâm. Nhiều điều kiện kinh doanh, kiểm tra chuyên
ngành được các Bộ, ngành đặt ra đang cản trở sự phát triển của khu vực kinh tế
tư nhân. Đến nay có khoảng 9.339 quy định kiểm tra chuyên ngành, nhưng mới
bỏ được 6,5% quy định
Thứ tư, chất lượng nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế. Vấn đề lớn hiện nay
là mức độ kỹ năng của người lao động không đáp ứng được yêu cầu đặt ra của
các doanh nghiệp. Theo một số liệu điều tra, có khoảng 9% tổng số các doanh
nghiệp gặp khó khăn trong việc tuyển dụng lao động có kỹ năng phù hợp và
67% trong số các doanh nghiệp này cho rằng nguyên nhân chính là do thiếu các
lao động có đủ kỹ năng như yêu cầu. Hơn 70% các doanh nghiệp quy mô nhỏ và
vừa và các doanh nghiệp ở khu vực nông thơn cho rằng, ngun nhân chính của
khó khăn trong tuyển dụng là do thiếu lao động có kỹ năng.
Thứ năm, trình độ quản trị hạn chế, khả năng thích ứng với môi trường
cạnh tranh chưa cao, việc vi phạm pháp luật trong sản xuất kinh doanh, đã ảnh
hưởng nhiều đến uy tín, thương hiệu của khu vực doanh nghiệp tư nhân. Bên
14
Downloaded by quang tran ()
lOMoARcPSD|11558541
cạnh đó, việc tiếp thị, quảng cáo, marketing, mở rộng mối quan hệ, …. của các
doanh nghiệp tư nhân chưa được chú trọng và triển khai một cách sáng tạo.
III) Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh
của các doanh nghiệp KTTN
Như vậy, để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển kinh tế tư nhân
theo mục tiêu đề ra, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:
1.Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của KTTN
Quán triệt tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 khóa XII về phát triển kinh tế
tư nhân trở thành một động lực của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa. Thống nhất nhận thức về vị trí, vai trị và tầm quan trọng của kinh tế tư
nhân trong phát triển của nền kinh tế, đồng thời tạo điều kiện và môi trường tốt
nhất cho kinh tế tư nhân phát triển. Đổi mới mạnh mẽ thể chế kinh tế theo
hướng tôn trọng tự do kinh doanh, tự do sáng tạo, tự do cá nhân và quyền tài
sản. Xóa bỏ mọi rào cản về tư duy và nhận thức đang cản trở sự phát triển của
kinh tế tư nhân, xây dựng cơ chế, chính sách thơng thống, khuyến khích kinh tế
tư nhân phát triển.
2. Xây dựng những cơ chế, chính sách miễm giảm thuế
Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ và miễn giảm thuế đối với các doanh
nghiệp tư nhân có tiến hành nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ
vào sản xuất kinh doanh. Có cơ chế và chính sách phù hợp để hỗ trợ doanh
nghiệp tư nhân đón đầu áp dụng thành tựu của Cách mạng công nghiệp 4.0, và
phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Tạo một môi trường đầu tư và kinh
doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp tư nhân trên cơ sở bảo đảm ổn định kinh
tế vĩ mơ, kiểm sốt lạm phát.
3.Tạo điều kiện cho KTTN tiếp cận với thị trường thế giới
Chính phủ cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ và tạo điều kiện để kinh tế tư
nhân có thể thuận lợi tiếp cận với thị trường thế giới. Hỗ trợ và khuyến khích
kinh tế tư nhân xây dựng thương hiệu, phát triển giá trị cốt lõi, tạo uy tín trên thị
trường trong nước và quốc tế. Xây dựng hành lang pháp lý để bảo vệ các doanh
15
Downloaded by quang tran ()
lOMoARcPSD|11558541
nghiệp tư nhân phát triển thương hiệu, chỗ đứng, uy tín của mình về chất lượng
sản phẩm, hiệu quả dịch vụ và tiện ích các hoạt động, bảo đảm doanh nghiệp tư
nhân có chỗ đứng vững chắc trên thị trường trong nước và quốc tế.
4.Nâng cao năng lực quản lý của chủ DN
Chủ DN cần chủ động nâng cao trình độ và năng lực quản lý của mình
thơng qua một số biện pháp như sau: Thường xuyên cập nhật tri thức mới,
những kỹ năng cần thiết (kỹ năng quản trị trong cạnh tranh, kỹ năng lãnh đạo
DN, kỹ năng quản lý sự biến đổi, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng đàm phán không
những tạo ra sản phẩm không đáp ứng nhu cầu của thị trường mà cịn lãng phí
nguồn lực tài chính.
5.Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực DN.
Nguồn nhân lực bao gồm cả lao động quản lý và lao động hoạt động trực
tiếp và gián tiếp trong quá trình sản xuất – kinh doanh của các DN. Nếu người
lao động được đào tạo cơ bản về kiến thức, giáo dục thường xuyên về đạo đức,
kỹ năng nghề nghiệp, việc nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả lao động sẽ
được duy trì và phát triển. Thơng qua đào tạo, bồi dưỡng, người lao động hiểu
được bản chất công việc, thành thạo các kỹ năng nghiệp vụ, làm việc có trách
nhiệm, gắn bó với DN. Từ đó, hiệu suất lao động tăng, thu nhập của người lao
động ổn định, DN phát triển bền vững và NLCT sẽ được củng cố.
Thực tế đã chứng minh, sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thế giới
ngày càng khốc liệt, phức tạp và đa dạng trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày
càng sâu rộng và dưới sự tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Doanh
nghiệp tư nhân Việt Nam muốn phát triển được, khơng có cách nào khác là phải
nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Đây là một con đường duy nhất đúng để
phát triển kinh tế tư nhân Việt Nam và để nền kinh tế Việt Nam có thể phát triển
ngày một giàu mạnh.
16
Downloaded by quang tran ()
lOMoARcPSD|11558541
6. Nâng cao năng lực Marketing
Năng lực marketing là một trong những năng lực quan trọng tạo nên lợi thế
cạnh tranh của DN trong môi Trường cạnh tranh ngày nay. Vì thế, DN cần nâng
cao năng lực Marketing thơng qua các biện pháp cụ thể, như sau:
DN cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trưởng để hiểu rõ nhu cầu
khách hàng và các chiến lược của đối thủ cạnh tranh. Nguồn thơng tin kịp
thời và chính xác về khách hàng và đối thủ sẽ hỗ trợ cho DN hoạch định
chiến lược Marketing có hiệu quả, nghiên cứu và phát triển sản phẩm
mới, củng cố mối quan hệ với khách hàng và đối tác.
Thường xuyên thu thập thông tin từ mơi “rường vĩ mơ như chính trị, pháp
luật, kinh tế, văn hóa - xã hội, ... Những thơng tin này rất hữu ích cho DN
khi hoạch định một chương trinh Marketing cho một sản phẩm, một nhóm
khách hàng hay một thị trường cụ thể.
Thiết lập phòng Marketing hoặc một bộ phận chuyên trách về Marketing
để công việc nghiên cứu thị trường và thu thập thông tin được thực hiện
hiệu quả. Ngồi ra, DN cũng có thể sử dụng dịch vụ thu thập thông tin của
các công ty nghiên cứu thị trường nếu điều kiện nguồn nhân lực của DN
trong lĩnh vực Marketing chưa đáp ứng.
7. Chủ động xây dựng và duy trì các mối quan hệ trong hoạt động kinh
doanh.
Các DN KTTN cần là mối quan hệ với khách hàng, các đối tác, các tổ chức
tín dụng và các cơ quan ở địa phương. Từ kết quả của mơ hình hồi quy cho thấy
việc thiết lập, phát triển và giữ gìn các mối quan hệ có ý nghĩa quan trọng, ảnh
hưởng tích cực đến NLCT của DN, DN có thể xây dựng mối quan hệ tốt với
khách hàng và đối tác trong kinh doanh Không qua các buổi họp mặt, hội chợ,
hội nghị, tham gia các câu lạc bộ, hiệp hội ngành nghề. Khi đó, DN sẽ có nhiều
cơ hội gặp gỡ để nắm bắt thơng tin, cũng như học hỏi, trao đổi kinh nghiệm. Bên
cạnh đó, DN cần ưu tiên xây dựng mối quan hệ tốt các cơ quan ban ngành. Mối
quan hệ này giúp cho DN nhanh chóng nắm bắt được sự thay đổi của quy định
pháp luật, cũng như có nhiều cơ hội tiếp cận những thơng tin về các chính sách
17
Downloaded by quang tran ()
lOMoARcPSD|11558541
hỗ trợ của chính phủ trong việc ưu đãi lãi suất vay vốn, hỗ trợ khoa học công
nghệ, hỗ trợ tín dụng, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, xúc tiến thương mại, …
PHẦN 3: KẾT LUẬN
Việc Mác kế thừa và phát triển triệt để lý luận tạo ra giá trị và lý luận sản
xuất hàng hoá cá tác dụng quyết định đối với việc phát hiện giá trị thặng dự, tạo
ra bước ngoặt cách mạng trong nhiều phát hiện quan trọng. Trong lịch sử khoa
học có mang tên Mạc, phải kể đến hai điểm nhận thức duy vật về lịch sử và sự
phát hiện giá trị thặng dư, sự phát hiện này làm nổ ra cuộc cách mạng thực sự
trong toàn bộ khoa học kinh tế.
Là một nước tiến lên CNXH mà bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN từ xuất
phát là một nước tiểu nông, chúng ta càng phải nhận thức rõ ràng hơn nữa về
những lý luận, học thuyết của Mác. Nhưng dù ở xã hội nào, lợi nhuận ln đóng
một vai trị quan trọng trong tích luỹ, và chính là phương tiện để xây dựng
CNXH.
Khơng chỉ vậy, lợi nhuận có thể coi là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ
kết quả và hiệu quả của q trình sản xuất kinh doanh. Đây chính là mục tiêu và
động lực thúc đẩy năng lực cạnh tranh của tất cả các doanh nghiệp, trong đó có
doanh nghiệp KTTN ở nước ta.
18
Downloaded by quang tran ()
lOMoARcPSD|11558541
Trong bối cảnh hội nhập và tồn cầu hóa hiện nay, sự cạnh tranh để tồn tại
và phát triển giữa các DN ngày càng trở nên gay gắt. Khám phá quan trọng của
nghiên cứu là xác định được các nhân tố ngoại tại và nội tại ảnh hưởng đến
NLCT của các DN KTTN là cơ chế chính sách nhà nước, môi trường kinh
doanh, năng lực nghiên cứu và phát triển, nguồn nhân lực, năng lực quản lý….
Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao NLCT của các DN. Tuy nhiên,
nghiên cứu có một vài hạn chế cần chú ý. Những ngành kinh doanh cụ thể và
loại hình DN khác nhau có thể có những khác biệt nhất định về vai trò của các
yếu tố năng lực động đối với NLCT. Trên cơ sở của nghiên cứu này, các nghiên
cứu tiếp theo nên tập trung vào từng ngành nghề cụ thể cũng như các loại hình
DN khác nhau để có thể phát hiện ra những điểm tương đồng và sự khác biệt.
Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình Kinh tế chính trị trường Đại học Kinh tế Quốc dân
2. Tạp chí Khoa học trường đại học Cần Thơ
Phần D: Khoa học Chính trị, Kinh tế và Pháp luật: 36 (2015): 72-80
3. Một số trang Web, báo điện tử
/> /> /> />
19
Downloaded by quang tran ()