Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

BÀI TẬP LỚN CUỐI KỲ HỌC PHẦN: SINH VIÊN ĐẠI HỌC PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 27 trang )

UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI
ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
*******

BÀI TẬP LỚN CUỐI KỲ
HỌC PHẦN: SINH VIÊN ĐẠI HỌC

PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN

Sinh viên

:

Nguyễn Trần Phương Nhi

Lớp

:

N18 ( SP Toán D2021B)

Hà Nội, 12 – 2021


ĐIỂM

Cán bộ chấm thi 1

Cán bộ chấm thi 2

Phạm Thị Huyền Trang



2


MỤC LỤC
1. Phần mở đầu ..................................................................................................... 4
2. Phần nội dung ................................................................................................... 5
2.1.
Một số khái niệm ....................................................................................... 5
2.1.1.
Khái niệm phương pháp ...................................................................... 5
2.1.2.
Đặc trưng của phương pháp ................................................................ 5
2.1.3.
Khái niệm tự học ................................................................................. 5
2.1.4.
Bản chất của tự học ............................................................................. 6
2.1.5.
Các hình thức tự học ........................................................................... 6
2.1.6.
Khái niệm phương pháp tự học ........................................................... 7
2.1.7.
Khái niệm sinh viên ............................................................................ 7
2.2.
Vai trò của việc tự học đối với sinh viên ................................................... 7
2.3.
Thực trạng của việc tự học trong sinh viên hiện nay .............................. 10
2.4.
Một số phương pháp tự học hiệu quả cho sinh viên................................ 11
2.4.1.

Phương pháp xây dựng kế hoạch ...................................................... 11
2.4.1.1. Giới thiệu về phương pháp xây dựng kế hoạch ............................. 11
2.4.1.2. Các bước tiến hành xây dựng kế hoạch ......................................... 11
2.4.1.3. Vai trò của phương pháp xây dựng kế hoạch ................................ 15
2.4.2.
Phương pháp đọc SQ3R .................................................................... 16
2.4.2.1. Giới thiệu phương pháp SQ3R ...................................................... 16
2.4.2.2. Các bước tiến hành phương pháp SQ3R ....................................... 17
2.4.2.3. Một số lưu ý khi sử dụng phương pháp SQ3R .............................. 20
2.4.2.4. Vai trò của phương pháp đọc SQ3R. ............................................. 20
2.4.3.
Phương pháp ghi chép Cornell .......................................................... 21
2.4.3.1. Giới thiệu về phương pháp Cornell ............................................... 21
2.4.3.2. Cách thực hiện phương pháp Cornell ............................................ 21
2.4.3.3. Ứng dụng của phương pháp Cornell.............................................. 24
2.4.3.4. Vai trò của phương pháp Cornell .................................................. 25
2.4.3.5. Một số mẹo khi ghi bài .................................................................. 25
3. Phần kết luận .................................................................................................. 25
Tài liệu tham khảo................................................................................................. 26
Tiếng Việt ............................................................................................................ 26
Tiếng Anh ............................................................................................................ 27

3


1. Phần mở đầu
Học tập là một quá trình dài địi hỏi mỗi người phải ln cố gắng phát triển
và không ngừng tiến lên. Sinh viên là những thế hệ trẻ, thế hệ tương lai của đất
nước thì việc học lại càng quan trọng hơn bao giờ hết. Xã hội đang ngày càng phát
triển, chỉ học theo thầy cô, học trên lớp thôi là chưa đủ, sinh viên phải tự mày mò,

học hỏi, tự phát triển bản thân trở nên tốt đẹp hơn. Chính vì vậy, việc tự học là vô
cùng cần thiết đối với mỗi người, đặc biệt là sinh viên. Việc tự học khơng chỉ là
“chìa khóa vàng” cho sự thành công của họ trong tương lai mà con góp phần trong
cơng cuộc xây dựng đất nước.
Khác với môi trường Trung học Phổ thông được giáo viên chỉ dạy tận tình,
chu đáo từng li từng tí, khi lên đại học, sinh viên phải dần làm quen với khái niệm
mới- đó là “Tự học”. Ở bậc Trung học Phổ thông phương pháp dạy chủ yếu là thầy
cô giảng bài rất chi tiết và đọc cho học sinh chép, trong chương trình học khá ít các
giờ thảo luận hay làm việc nhóm, học sinh cũng khơng cần phải đọc thêm tài liệu
gì nhiều ngồi sách giáo khoa. Nhưng ở đại học thì khác, các thầy cơ thường chỉ
đưa ra những lời gợi ý và hướng dẫn sinh viên tự tìm kiếm tài liệu, tự nghiên cứu
và thảo luận, tự làm việc nhóm và trao đổi với nhau. Vì vậy, hầu hết kiến thức của
sinh viên đến từ việc tự học, tự nghiên cứu tìm tịi trong tài liệu hay sách tham
khảo. Bởi sự khác biệt ấy mà rất nhiều học sinh từng là học sinh giỏi nhưng khi lên
đại học lại rơi vào “ khủng hoảng” khi lượng kiến thức q nhiều, khơng thể tiếp
thu hết. Ngồi ra, cũng có rất nhiều sinh viên ý thức được tầm quan trọng của việc
tự học, là người ham học hỏi nhưng vì còn bỡ ngỡ mà đang gặp rất nhiều vấn đề
trong việc tự học, vẫn theo những lối học truyền thống, khơng cịn phù hợp, dẫn
đến việc dù ngồi rất nhiều giờ trên bàn học nhưng chữ đọng lại trong đầu lại chẳng
có bao nhiêu. Chính vì vậy, việc tự học là vô cùng quan trọng, nhưng làm sao để tự
học và làm thế nào để tìm ra phương pháp tự học hiệu quả cũng là vấn đề đáng
phải bàn luận, muốn trở thành người chuyên nghiệp, có kĩ năng tự học thành thục
thì ngay từ khi cịn là sinh viên, người học phải rèn luyện năng lực tự học và tìm
ra cho bản thân phương pháp tự học phù hợp nhất.
Từ lí do trên, tơi đã chọn đề tài “Phương pháp tự học của sinh viên” để tìm
hiểu và phân tích.

4



2. Phần nội dung
2.1. Một số khái niệm
2.1.1. Khái niệm phương pháp
- Thuật ngữ “phương pháp” bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp “methodos” có nghĩa
là con đường, cơng cụ nhận thức.
- Theo nghĩa thông thường, phương pháp là những cách thức, thủ đoạn được
chủ thể sử dụng để thực hiện một mục đích nhất định
- Theo nghĩa khoa học, phương pháp là hệ thống những nguyên tắc được rút
ra từ tri thức về các quy luật khách quan để điều chỉnh hoạt động nhận thức và hoạt
động thực tiễn nhằm thực hiện mục đích nhất định
- Như vậy, có thể hiểu phương pháp là cách thức, đường lối mang tính lí
luận, được hệ thống thành các nguyên tắc để giải quyết một vấn đề nào đó.
2.1.2. Đặc trưng của phương pháp
- Về mặt nội dung, phương pháp có tính khách quan, vì phương pháp bao
giờ cũng phải gắn với cơng việc cụ thể, hoạt động cụ thể, phụ thuộc vào nội dung
của hoạt động
- Về mặt hình thức, phương pháp có tính chủ quan, bởi vì phương pháp chỉ
tồn tại trong đầu óc con người, nghĩa là trong hoạt động có ý thức, chứ khơng tồn
tại bên ngồi độc lập với con người
2.1.3. Khái niệm tự học
- “Tự học là động não, suy nghĩ, sử dụng năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh,
phân tích…) và có khi cả cơ bắp (khi sử dụng công cụ) cùng các phẩm chất của
chính bản thân người học (tính trung thực, khách quan, có chí tiến thủ, kiên trì,
nhẫn nại, lịng say mê khoa học) cả động cơ, tình cảm, cả nhân sinh quan, thế giới
quan để chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu biết nào đó của nhân loại, biến lĩnh vực đó
thành sở hữu của mình” [5].
- Tác giả Lưu Xuân Mới cho rằng: “Tự học là hình thức hoạt động nhận thức
của cá nhân nhằm nắm vững hệ thống tri thức và kỹ năng do chính sinh viên tiến
hành trên lớp, ở ngồi lớp theo hoặc khơng theo chương trình và sách giáo khoa đã
quy định. Tự học là một hình thức tổ chức dạy học cơ bản ở đại học có tính độc lập


5


cao và mang đậm nét sắc thái cá nhân như có quan hệ chặt chẽ với q trình dạy
học” [3].
- Tác giả Nguyễn Kỳ ở Tạp chí Nghiên cứu giáo dục số 7/ 1998 cũng bàn về
khái niệm tự học: “Tự học là người học tích cực chủ động, tự mình tìm ra tri thức
kinh nghiệm bằng hành động của mình, tự thể hiện mình.Tự học là tự đặt mình vào
tình huống học, vào vị trí nghiên cứu, xử lý các tình huống, giải quyết các vấn đề,
thử nghiệm các giải pháp…Tự học thuộc q trình cá nhân hóa việc học”.
- Theo tác giả Nguyễn Hiếu Lê, “ Tự học” nên được hiểu là “ không ai bắt
buộc mà tự mình tìm tịi, học hỏi để hiểu biết thêm và có thầy hay khơng, ta khơng
biết. Người tự học hồn tồn làm chủ mình, muốn học mơn nào tùy ý, muốn học
lúc nào cũng được, đó mới là điều kiện quan trọng.” [2]
- Như vậy, có thể thấy tự học là quá trình con người tự giác, hoạt động độc
lập, tích cực tiếp thu hệ thống tri thức, những kinh nghiệm từ môi trường xung
quanh, không chịu sự điều khiển trực tiếp từ người dạy, hướng tới những mục đích
nhất định.
2.1.4. Bản chất của tự học
- Tính độc lập của việc học:
+ Học cái gì, học để làm gì là do người học quyết định.
+ Kế hoạch, cách thức, thời gian, khơng gian khơng có ai khác quản
lí, người học tự quản lí.
+ Học như thế nào là do người học lựa chọn.
+ Học ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào và bằng bất cứ cách gì thấy chấp
nhận được là do người học phán xét.
- Tính tự nguyện của người học
+ Động cơ học tập là do người học tự giác ngộ, không bị áp đặt.
+ Thái độ thiện chí và sẵn sàng với việc học của mình

+ Tình cảm mạnh mẽ và khát vọng sáng tạo trong học tập
+ Ý chí bền bỉ, khơng nản lịng trước khó khăn trong học tập
+ Vui vẻ, sảng khối trong học tập, không bị áp lực ngay cả khi việc
học rất vất vả, năng nhọc.
2.1.5. Các hình thức tự học
- Tự học có sự hướng dẫn của giảng viên:
6


+ Giảng viên sẽ là người đưa ra định hướng, cung cấp những kiến
thức cơ bản, khái quát về vấn đề bài học. Giảng viên giữ vai trò hướng dẫn các
phương pháp nghiên cứu, tự học tại nhà, giúp người học chủ động và nắm vững
được những kiến thức.
+ Việc tự học này thường gắn liền với chương trình học trên lớp, giúp người
học dễ dàng nắm vững phương hướng, mục tiêu và giải pháp tốt nhất cho việc
hoàn thành bài học cũng như bổ sung thêm kiến thức liên quan đến vấn đề được
học.
- Tự học khơng có sự hướng dẫn của giảng viên:
+ Hình thức này sẽ kích thích khả năng ham học hỏi, tìm tịi, của
người học, giúp ngươi học có thêm nhiều kiến thức phục vụ cho tương lai.
+ Vì khơng có hướng dẫn nên người học sẽ khơng bị gị bó, chủ động
trong việc tư duy, sáng tạo. Ở hình thức này, vai trị của người học là quan trọng
nhất.
2.1.6. Khái niệm phương pháp tự học
- Phương pháp tự học là cách thức, đường lối mang tính lí luận, được hệ
thống thành các nguyên tắc của người học trong quá trình tiếp thu tri thức, tự làm
chủ trong suy nghĩ và hành động của mình để đạt được kết quả mình mong muốn.
- Theo Rubakin “Hãy mạnh dạn tự mình đặt ra câu hỏi rồi tự mình tìm lấy
câu trả lời - đó chính là phương pháp tự học.” [6]
2.1.7. Khái niệm sinh viên

-Theo “Từ điển Giáo dục học”: Sinh viên là người học của cơ sở giáo dục
cao đẳng, đại học [1]
- Theo “Luật Giáo dục đại học”: Sinh viên là người đang học tập và nghiên
cứu khoa học tại cơ sở giáo dục đại học, theo học chương trình đào tạo cao đẳng,
chương trình đào tạo đại học [10].
- Như vậy có thể thấy, sinh viên là một nhóm xã hội đặc biệt, đã tốt nghiệp
THPT, đang tiếp thu những kiến thức, kỹ năng chuyên môn ở các trường cao đẳng,
đại học để chuẩn bị cho hoạt động nghề nghiệp sau khi ra trường.
2.2.

Vai trò của việc tự học đối với sinh viên

7


- Tác giả Nguyễn Hiến Lê đã chỉ ra tầm quan trọng của tự học “ Mỗi người
đều nhận thức hai thứ giáo dục: Một thứ do người khác truyền hco, một thứ quan
trọng hơn nhiều do mình tự tìm kiếm” [5]
- Tự học có ý nghĩa quan trọng, quyết định trực tiếp sự phát triển nhân cách
cho sinh viên. Các nhà tâm lý học duy vật biện chứng cho rằng: bản chất của sự
hình thành và phát triển tâm lý con người là quá trình tiếp thu và lĩnh hội hệ thống
kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo mà loài người đã phát hiện, tích lũy và tồn tại dưới dạng
hệ thống hóa tri thức khoa học. Theo lý thuyết hoạt động thì tâm lý con người chỉ
được hình thành, phát triển và bộc lộ trong quá trình học tập của cá nhân, có nghĩa
là sinh viên phải trực tiếp tham gia vào hoạt động. [4]
- Tự học có ý nghĩa rất lớn đối với sinh viên, vì nếu khơng có tự học thì sinh
viên khơng thể hồn thành nhiệm vụ học tập theo phương châm “biến quá trình
đào tạo thành quá trình tự đào tạo”
- Khi lên đại học, giảng viên chỉ còn giữ vai trò cung cấp những thơng tin
chính, thơng tin cơ bản, cung cấp tài liệu, hướng dẫn học tập, phần lớn sinh viên

phải tự tìm tòi, nghiên cứu, đọc thêm tài liệu sách báo, bởi vậy việc tự học là rất
cần thiết. Nếu không tự học, sinh viên sẽ không thể nắm vững hết kiến thức, không
theo kịp bài giảng và tiến độ học tập.
- Tự học còn giữ vai trò lớn lao trong việc nâng cao khả năng hiểu biết và
tiếp thu tri thức mới của sinh viên. Tự học kết hợp với sự nỗ lực, tư duy sáng tạo
đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc tìm hiểu tri thức, hiểu rõ bản chất vấn đề. Trong
quá trình tự học, sinh viên sẽ gặp nhiều vấn đề mới và việc đi tìm giải đáp cho
những vấn đề ấy là cách tốt nhất để kích thích hoạt động trí tuệ cho sinh viên. Nếu
thiếu đi sự nỗ lực tự học của bản thân sinh viên thì kết quả học tập khơng thể cao
như ý cho dù có điều kiện bên ngồi vơ cùng thuận lợi như thầy dạy giỏi hay có tài
liệu hạy.
- Nhờ hoạt động tự học mà sinh viên có thể hình thành được những năng lực
cơ bản để có thể “học tập suốt đời”, sau khi ra trường có thể tự học, tự bồi dưỡng
nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới của xã hội.
Những ai coi trọng đời sống tinh thần, người đó mới hiểu được rằng chỉ có tự học
mới thực sự là có học.
- Càng ngày cơng tác tự học của sinh viên phải được nâng cao, đòi hỏi nhiều
sự cố gắng, nỗ lực vì chỉ có tự học mới có thể tiếp thu được những kiến thức mới

8


nhất, thực tiễn nhất, tiên tiến nhất, chỉ có bản thân mới biết mình thiếu gì và cần bổ
sung những gì để ngày một phát triển, ngày một tiến bộ.
- Sự học trong nhà trường là cần thiết, nhưng học sau khi rời ghế nhà trường
lại cần thiết hơn. Nếu xem xét việc tự hoàn thiện suốt cuộc đời con người thì việc
học ngồi trường quan trọng hơn nhiều so với việc học ở nhà trường. Luật giáo dục
đã khẳng định: “Học tập suốt đời nhằm phát huy năng lực cá nhân, hoàn thiện nhân
cách, mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ học vấn, chun mơn, nghiệp vụ để tìm
việc làm, tự tạo việc làm và thích nghi với đời sống xã hội.” [9]

- Thơng qua q trình tự học, các phẩm chất và năng lực trí tuệ được hình
thành, phát triển. Đó là sự nhanh nhạy trong cảm giác, thành thạo về cả phẩm chất
và tư duy như khả năng phân tích, tổng hợp, so sánh, linh hoạt và đặc biệt là khả
năng ghi nhớ. Những năng lực này các giáo viên không thể cung cấp cho sinh viên
được, nó cũng khơng tự nhiên sinh ra mà được hình thành trong q trình tự học và
tự tìm tịi.
- Việc tự học được tổ chức tốt không chỉ giúp sinh viên có thêm kiến thức
mà cịn giúp học rất nhiều trong công việc sau này. Mỗi sinh viên sau khi ra trường
đều mong muốn có một cơng việc ổn định và có thể hồn thành tốt cơng việc của
mình, nhưng để đạt được điều đó thì phải chuẩn bị hành trang ngay từ khi còn trên
giảng đường đại học, bởi xã hội ngày càng phát triển, các cuộc cạnh tranh sẽ ngày
càng khốc liệt, nó sẽ đào thải những con người khơng theo kịp với thời đại, tụt hậu.
Vì vậy, bí kíp để thành cơng đó là trang bị cho mình những kiến thức, kĩ năng,
kinh nghiệm thực tiễn, và những tri thức đó sẽ được tích góp qua q trình tự học
của mỗi sinh viên.
- Ngồi ra, tự học cịn có vai trị to lớn trong việc giáo dục, hình thành nhân
cách cho sinh viên, rèn luyện cho sinh viên thói quen độc lập suy nghĩ, độc lập
trong cách giải quyết vấn đề, giúp sinh viên tự tin hơn sau này.
- Tự học sẽ rèn luyện cho sinh viên ý chí và tính kiên nhẫn, khơng nản lịng
bởi việc tự học đôi khi sẽ tốn rất nhiều thời gian và cơng sức, đồng thời thúc đẩy
lịng ham học hỏi, ham tìm hiểu, khơi dậy những ước mơ, hồi bão của sinh viên
để luôn tiến lên, chinh phục những đỉnh cao mới.
- Có thể nhìn nhận một thực tế rằng, nhờ vào việc tự học, thế giới đã có rất
nhiều thiên tài ra đời. Edison đã tự học mà phát minh ra bóng đèn, trở thành nhà
chế tạo vĩ đại, Anhxtanh cũng nhờ tự học mà tìm ra học thuyết tương đối và một số
thành tựu khác.
9


- Như vậy, việc tự học giữ một vai trò đặc biệt quan trọng, không thể thiếu

đối với mỗi sinh viên, là chìa khóa dẫn đến thành cơng trong tương lai, đưa mỗi
người đến với ước mơ.
2.3. Thực trạng của việc tự học trong sinh viên hiện nay
- Đa số sinh viên các trường cao đẳng và đại học hiện nay đều nhận thức
được tầm quan trọng của việc tự học đối với bản thân, chỉ ra được những lợi ích
của việc tự học mang lại như củng cố, mở rộng kiến thức; phát huy tính tích cực, tự
giác trong học tập; hình thành khả năng phân tích, tổng hợp, giải quyết vấn đề;
phát triển năng lực trí tuệ của bản thân.
- Sinh viên cũng hiểu rằng nếu không tự học, tự tìm tịi, nghiên cứu thì sẽ
khơng thể theo kịp bài giảng trên lớp, khơng nắm được tồn bộ kiến thức của mơn
học, và đó là điều vơ cùng bất lợi cho q trình học và theo đuổi cơng việc sau này
của bản thân.
- Hiện nay, sinh viên thường áp dụng nhiều phương pháp tự học khác nhau,
có thể là học nhóm để có thể giúp đỡ nhau hay học cá nhân để tăng sự tập trung.
Mỗi người tự tìm ra cho mình phương pháp học tập phù hợp nhất với bản thân.
- Tuy nhiên, hầu hết các sinh viên đều ít chủ động trong q trình tự học,
sinh viên khơng có thói quen tự học, tự chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
- Đối với sinh viên năm nhất, khái niệm tự học còn khá mơ hồ, nhiều sinh
viên chưa xác định được mình cần làm những gì, và điều đó sẽ được cải tiện dần
trong những năm tiếp theo.
- Do một số sinh viên chưa xác định được cho mình mục tiêu phấn đấu rõ
ràng nên vẫn cịn tâm lí ỉ lại, nghĩ rằng mình vẫn cịn nhiều thời gian, bắt đầu sau
vẫ chưa muộn nên chưa chú tâm vào vấn đề tự học.
- Tình trạng học đối phó cịn diễn ra phổ biến trong sinh viên. Hầu hết sinh
viên chưa chủ động được thời gian, chưa biết cách sắp xếp, quản lí thời gian một
cách hợp lí cho các mơn học cũng như kế hoạch học tập của mình.
- Đa số sinh viên chưa biết và cũng chưa có ý thức chủ động tìm kiếm những
thơng tin mới, giảng viên dạy tới đâu học tới đó, giảng viên dặn gì sinh viên làm
theo đấy.
- Một số sinh viên vẫn còn học theo lối thực dụng như phần nào trong đề

cương, phần nào xuất hiện trong bài thi, liên quan đến điểm số thì mới đầu tư vào
học.
10


- Khả năng nghiên cứu, tìm kiếm thơng tin của một số sinh viên còn kém,
dẫn đến muốn tự học nhưng không biết nên bắt đầu như nào và cần phải làm gì.
- Một bộ phận sinh viên khác thì chăm chỉ hơn, làm bài tập đầy đủ nhưng đa
số đều đi theo lối mịn xưa cũ với tơn chỉ: cần cù bù thơng minh. Họ tìm tịi, thu
thập những tài liệu, giáo trình mà thầy cơ cung cấp và thực sự có nghiên cứu để
tích lũy kiến thức. Nhưng vì chưa tìm được phương pháp hiệu quả nên nhiều sinh
viên rơi vào tình trạng “khủng hoảng” vì khơng phải ai cũng có khả năng tiếp thu
và ghi nhớ hết hàng loạt những quyển giáo trình mấy trăm trang.
- Từ thực trạng đó có thể thấy, tuy nhiều sinh viên có ý thức được tầm quan
trọng của việc tự học nhưng để tìm ra được phương pháp tự học hiệu quả thì khơng
phải là điều dễ dàng. Vì vậy, việc tìm ra được một phương pháp tự học phù hợp
với bản thân là một yếu tố vô cùng quan trọng trong quá trình tự học của sinh viên,
để việc tự học phát huy được tối đa khả năng mà nó mang lại.
2.4. Một số phương pháp tự học hiệu quả cho sinh viên
2.4.1. Phương pháp xây dựng kế hoạch
2.4.1.1. Giới thiệu về phương pháp xây dựng kế hoạch
- Kế hoạch là một tập hợp những hoạt động học của người học được sắp xếp
theo lịch trình, có thời hạn, thể hiện các nguồn lực, ấn định mục tiêu cụ thể và xác
định biện pháp phù hợp, thực hiện hiệu quả mục tiêu hoạt động đề ra. [8]
- Xây dựng kế hoạch là quá trình xác định các mục tiêu và lựa chọn các
phương thức để đạt được các mục tiêu đó . Lập kế hoạch nhằm mục đích xác định
mục tiêu cần phải đạt được là cái gì, phương tiện để đạt được các mục tiêu đó như
thế nào. Xây dựng kế hoạch bao gồm việc xác định rõ các mục tiêu cần đạt được ,
tìm ra một chiến lược tổng thể để đạt được các mục tiêu đã đặt ra.
- Hiểu đơn giản hơn, xây dựng kế hoạch là liệt kê tất cả công việc cần làm,

các mục tiêu cần hướng đến theo một trình tự và được thực hiện trong khoảng thời
gian cụ thể.
2.4.1.2. Các bước tiến hành xây dựng kế hoạch
- Bước 1: Nhận diện bản thân và điều kiện học tập. Ở bước đầu tiên này
sinh viên có thể áp dụng cách phân tích SWOT( Strengths-điểm mạnh,
Weaknesses- điểm yếu, Opportunities- cơ hội, Threats- thách thức) để nhìn nhận
bản thân một cách khách quan và chính xác nhất.
11


+ Strengths( Điểm mạnh):
 Các đặc điểm cá nhân tích cực
 Kĩ năng, năng lực nổi bật của bản thân
 Các phẩm chất tốt
 Nền tảng học vấn
 Kiến thức, kinh nghiệm về chuyên ngành
 Các mối quan hệ, khả năng giao tiếp...
+ Weaknesses( Điểm yếu):
 Thiếu kinh nghiệm, va chạm thực tế
 Nền tảng học vấn chưa tốt
 Một số tính cách tiêu cực
 Kĩ năng cần hồn thiện thêm
 Chưa đáp ứng được yêu cầu công việc...
+ Opportunities( Cơ hội) và Threats( Thách thức): là những yếu tố
được tác động từ bên ngồi:
 Mơi trường học tập
 Các hoạt động để phát triển kĩ năng
 Các mối quan hệ xung quanh
 Xu hướng phát triển của ngành nghề
 Yêu cầu xã hội,...


- Bước 2: Xác định được mục đích học tập của bản thân:
12


+ Mục tiêu học tập là kết quả dự kiến mà người học đặt ra để phấn
đấu và có khả năng đạt được nó trong q trình học tập của mình. Nói cách khác,
mục tiêu học tập là một tun bố ngắn gọn về khả năng hay năng lực mà người học
mong muốn đạt được. [8]
+ Để lập được kế hoạch, người học cần biết mình muốn học gì, cần
học gì, xác định được thứ tự ưu tiên của các công việc cần làm.
+ Xác định mục tiêu đảm bảo theo yêu cầu SMART ( Specific- Cụ
thể, Measurable- Đo lường, Attainable- Khả năng thực hiện, Relevant- Thực tế,
Time bound- Khung thời gian)
 Specific ( Cụ thể): Mục tiêu càng lớn càng cần sự cụ thể. Sinh viên
không nên đặt ra mục tiêu chung chung mà nên đưa ra những mục
đích rõ ràng, khi xác định rõ mình muốn gì sẽ biết mình càn làm gì
để đạt được điều ấy.
 Measurable ( Đo lường): Hãy đặt ra mục tiêu ứng với những con
số cụ thể. Ví dụ: đạt điểm cao trong bài kiểm tra Giải tích, cụ thể là
đạt 9 điểm. Việc đặt ra con số cụ thể giúp thúc đẩy tinh thần, nâng
cao ý chí của bản thân để đạt được mục đích.
 Attainable (Khả năng thực hiện): Sinh viên cần đặt ra mục tiêu phù
hợp với năng lực của bản thân, tránh đưa ra những suy nghĩ viển
vông, xa rời thực tế. Sinh viên có thể đưa ra những mục tiêu nhỏ,
rồi dần dần mục tiêu lớn sẽ được thực hiện.
 Relevant ( Thực tế): Hãy nhìn nhận vào thực tế, môi trường xung
quanh của bản thân để đưa ra những mục tiêu phù hợp, từ đó tính
tốn để xây dựng kế hoạch hợp lí.
 Time bound (Khung thời gian): Thời gian thực hiện chính là yếu tố

quan trọng ảnh hưởng đến thành cơng, vì vậy khi đặt ra mục tiêu
hãy xác định thời gian sao cho hợp lí nhất.

13


- Bước 3: Xác định nội dung và cách thức thực hiện công việc:
+ Trước hết, sinh viên cần xấc định để đạt được mục tiêu cần làm
những gì, tìm hiểu về mơn học của mình, xác định được nội dung chính về mơn
học, những nội dung mình cần phải học.
+ Vạch ra những việc cần làm ứng với mỗi nội dung bên trên, xác
định thời gian sao cho phù hợp với từng kiến thức phải học. Nguyễn Cảnh Toàn
xác định “thời gian dành cho tự học xác định bằng hiệu số của tổng thời gian trong
tuần và tổng thời gian đã sử dụng cho sinh hoạt cuộc sống” [7]. Theo ông, cần nắm
được thời gian dành cho tự học nhưng phải biết cách phân phối thời gian hợp lí.
- Bước 4: Lập thời gian biểu
+ Sau khi xác định được những việc phải làm và thời gian cụ thể, hãy
sắp xếp chúng sao cho phù hợp với lịch trình sinh hoạt của bản thân
+ Khi sắp xếp thời gian biểu nên cân bằng giữa việc học tập và nghỉ
ngơi, không nên sắp lịch làm việc và hoạc tập quá dày đặc.
+ Ngoài ra, nên để ra một chút khoảng thời gian trống để có thể ứng
phó với những cơng việc phát sinh trong ngày.
+ Khi lập thời gian biểu nên vạch ra cụ thể và tỉ mỉ trên giấy, xây
dựng bố cục khoa học và dễ nhìn thay vì chỉ suy nghĩ trong đầu.
- Bước 5: Theo dõi, đánh giá kế hoạch
+ Hãy thường xuyên theo dõi kế hoạch của bản thân, xem mình đã
thực hiện được bao nhiêu phần trong kế hoạch đã đề ra, có theo đúng tiến độ mục
tiêu hay không.

14



+ Thường xuyên quan sát năng lực của bản thân, đánh giá bản kê
hoạch dựa trên thực tế để kịp thời điều chỉnh sao cho phù hợp khi hoàn cảnh thay
đổi.
+ Có thể ghi lại những thay đổi tích cực của mình. để làm động lực
thực hiện những kế hoạch tiếp theo.
2.4.1.3. Vai trò của phương pháp xây dựng kế hoạch
- Việc xây dựng cho bản thân một kế hoạch học tập rõ ràng, cụ thể là vô
cùng quan trọng và cần thiết đối với mỗi cá nhân, đặc biệt là sinh viên đang còn
trên ghế của giảng đường Đại học.
- Bản kế hoạch cho ta biết mình cần làm gì, đang làm đến đâu, cịn những gì
phải làm, nếu không lập kế hoạch, sinh viên sẽ không phân định được phương
hướng, khó có thể đạt được mục tiêu đã đề ra.
- Xây dựng kế hoạch học tập sẽ giúp sinh viên xác định được phương hướng
cho cơng việc mình phải làm, tìm ra con đường tối ưu nhất để hồn thành mục tiêu
đề ra.
- Khơng có kế hoạch học tập, sinh viên sẽ khơng thể theo dõi q trình học
tập của mình, và có thể khơng đạt được kết quả như mong muốn. Lập kế hoạch
giúp sinh viên nhìn nhận xem bản thân đã đạt được mục tiêu hay chưa và tìm ra
giải pháp khi gặp sai sót.
- Khi đã liệt kê ra những công việc cần làm, việc hoàn thành mục tiêu đúng
hạn sẽ dễ dàng hơn rất nhiều, sinh viên có thể tự giám sát q trình học tập của
mình và sẽ biết mình cần phải làm gì để đi đến chiến thắng.
- Khi giới hạn hồn thành cơng việc càng chi tiết, hiệu quả hồn thành công
việc sẽ càng cao, điều kiện tiên quyết là sinh viên phải thực thi nghiêm túc kế
hoạch bản thân đã đề ra.
- Việc chia đều các công việc, chia đều lượng bài tập theo kế hoạch sẽ giúp
sinh viên kiểm sốt được mọi việc dễ dàng hơn, khi có bài tập đột xuất hay công
việc đột xuất hay công việc phát sinh thì vẫn có thể kiểm sốt được.

- Khi hồn thành cơng việc đúng thời hạn, sinh viên đã rèn luyện bản thân,
có thể lúc đầu cịn chậm, cịn chưa quen, dần dần khi đạt được rồi trở nên thành
thạo hơn và cứ tiếp tục phát huy, sinh viên sẽ đạt được kết quả vượt hơn mục đích
ban đầu đề ra.

15


- Việc lập kế hoạch giúp sinh viên biết phân bố thời gian một cách hợp lí,
khoa học, sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên, tránh để khoảng thời gian trống
trơi qua một cách vơ ích rồi dồn cơng việc vào những ngày cuối, mệt mỏi căng
tẳng vì mọi thức “ chồng chéo” lên nhau, khiến chất lượng và hiệu quả công việc
bị giảm sút, không đạt được mục tiêu.
- Xây dựng kế hoạch giúp bản thân tăng tính trách nhiệm trong cơng việc,
bắt buộc phải hồn thành công việc đúng thời gian quy định, tránh để qua ngày
khác bởi mỗi ngày là những kế hoạch mới, “ việc hôm nay chớ để ngày mai.”
- Việc phải cố gắng hồn thiện các cơng việc đã đề ra trong ngày giúp bản
thân có động lực để làm mọi thứ nhanh hơn, tốt hơn, chất lượng hơn. Mỗi ngày
tích lũy dần kinh nghiệm, các mục tiêu đề ra ngày càng tiến lên, sinh viên phải
ngày một nỗ lực hơn, sau một khoảng thời gian sẽ nhận ra bản thân đã có ý chí hơn
rất nhiều so với những ngày đầu tiên.
- Xây dựng kế hoạch học tập hơn lí sẽ giúp sinh viên đạt kết quả học tập tốt
hơn, phân chia công việc ra học sẽ giúp bản thân chủ động, thoải mái, khơng bị áp
lực mỗi khi kì thi đến mà vẫn đạt hiệu quả như mong đợi.
2.4.2. Phương pháp đọc SQ3R
2.4.2.1. Giới thiệu phương pháp SQ3R
- Phương pháp SQ3R được Francis P. Robinson- một nhà tâm lý học giáo
dục nổi tiếng người Mỹ giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1946 trong cuốn sách do
chính ơng biên soạn: Effective Study (tạm dịch: học tập hiệu quả), và được nhiều
trường đại học trên thế giới khuyến khích sinh viên áp dụng.

- Các chữ cái SQ3R là từ viết tắt của các kỹ thuật mà chúng ta sẽ sử dụng
liên tiếp để đạt đến mục đích cuối cùng là nắm toàn bộ nội dung của tài liệu:
Survey( Khảo sát) – Question( Đặt câu hỏi) – Read( Đọc) – Recite( Thuật lại) –
Review( Ôn lại) [11]

16


2.4.2.2. Các bước tiến hành phương pháp SQ3R
- Bước 1: Survey( Khảo sát)
+ Trước khi bắt đầu đọc, hãy tìm hiểu về chủ đề và ý tưởng chính
của văn bản bằng cách lướt qua các phần “Mở đầu”, sau đó tìm đến “Mục
lục”, tiếp theo là “Tên các chương”, rồi đến “Tiêu đề mục chính/phụ”, “Tóm
tắt”, những chữ viết hoa hay in đậm, các câu hỏi, đoạn mở và kết mỗi
phần,…
+ Chú ý đến các hình ảnh, biểu đồ, sơ đồ. Đồng thời, trong quá
trình khảo sát, hãy tập trung vào những thông tin chung, những ý lớn của văn
bản thay vì những thơng tin q chi tiết.
+ Đưa ra đánh giá tổng quát về cuốn sách xem nó có phù hợp với
mình hay khơng, chủ động chọn lọc những phần thông tin trọng tâm.
+ Việc xem xét tổng quát tài liệu sẽ giúp người đọc có một khái
niệm ban đầu và sự quen thuộc đối với nội dung sắp đọc, có thể ước lượng
được thời gian cần thiết để đọc tài liệu, lược bỏ được những thông tin không
cần thiết, tìm được phần quan trọng khi đi vào chi tiết sẽ giúp sự thông hiểu
tăng lên. Đặc biệt, chúng ta càng sở hữu nhiều những thông tin chung về chủ đề,
thì càng dễ dàng để học tập và ghi nhớ những thơng tin chi tiết về chủ đề đó
- Bước 2: Question ( Đặt câu hỏi)
+ Khi làm khảo sát, người đọc hãy đưa ra những câu hỏi liên quan đến
bài đọc. Người đọc có thể ghi lại những câu hỏi nảy ra trong đầu mình về nội
dung đang đọc, hay chuyển các tiêu đề, đề mục chính, phụ thành các câu hỏi,

nhớ lại câu hỏi giảng viên đưa ra, đọc các câu hỏi ở cuối bài hoặc cuối mỗi
17


phần, hoặc có thể áp dụng phương pháp 5W1H( What- When – Where- WhyWho- How) để tạo ra các câu hỏi phù hợp.
+ Tuy nhiên người đọc cũng không nên đặt câu hỏi quá nhiều vì sẽ
khiến bản thân bị rối. Số lượng phù hợp sẽ là khoảng 3 câu hỏi cho mỗi nội
dung.
+ Việc liên tục đặt câu hỏi sẽ gợi cho người đọc sự tị mị tìm hiểu câu
trả lời, cũng như giúp tăng khả năng tập trung và sáng tạo hơn. Và việc trả lời
những câu hỏi đó sẽ giúp người đọc sắp xếp được lượng thơng tin trong đầu
mình, hình thành “ khung xương sườn” cho nội dung, từ đó giúp người đọc có
chủ đích khi tiến hành đọc tài liệu
- Bước 3: Read( Đọc)
+ Sau khi khảo sát và đặt ra một số câu hỏi, hãy tiến hành đọc tài
liệu. Trong quá trình đọc hãy tập trung tìm kiếm câu trả lời cho những câu
hỏi đã đặt ra ở trên, khơng qn đọc ví dụ để hiểu rõ hơn vấn đề.
+ Nên chú ý đến tất cả các từ in nghiêng, in đậm, đừng bỏ qua
các bảng biểu, đồ thị, hình ảnh minh họa vì đơi khi chúng cịn dễ hiểu hơn cả
đoạn văn, học các hưỡng dẫn về biểu đồ và các chú thích dưới mỗi biểu đồ,
ảnh, bảng biểu,…
+Đọc chậm lại khi gặp những đoạn khó, có thể dừng lại và đọc đi
đọc lại nhiều lần những phần thấy khó hiểu và phức tạp, đọc cặn kẽ những
chỗ bản thân thấy hữu ích.
+Đọc từng phần một và ghi nhớ thông tin ở mỗi phần. Có thể ghi
nhớ bằng một số cách như:
 Vẽ sơ đồ tư duy
 Viết lại các ý chính, từ khóa ra giấy note, cố gắng khái qt
thơng tin, khơng viết bằng những câu dài, chỉ sử dụng 1-2 tờ
giấy note cho mỗi phần.

 Dùng bút dạ quang để tô những ý quan trọng, nhưng lượng
thông tin được tô đậm chỉ nên ở mức 20% thông tin trong văn
bản.
+ Việc đọc như vậy giúp người đọc luôn theo đúng mục tiêu của
mình, tránh tình trạng đọc lan man và “quá tải” thơng tin, đồng thời mất ít
thời gian hơn để ôn tập lại khi cần thiết.
- Bước 4: Recite( Thuật lại)
18


+ Đây có thể là bước khó khăn và mất thời gian nhất trong quá
trình đọc tài liệu.
+ Sau khi đọc xong, hãy cố gắng ghi nhớ, tự xây dựng lại nội
dung mình vừa đọc theo trí nhớ và tư duy của chính bản thân, sau đó thuật lại
bài đọc theo ý hiểu của mình, theo cách hành văn của mình, có thể liên hệ
thêm với những điều xung quanh.
+ Cố gắng nhớ lại thật nhiều thông tin mà không nhìn sách. Sau
đó mở sách ra kiểm tra lại, đọc thêm một lần nữa rồi lại cố gắng nhớ nhiều
nhất có thể. Lần đọc thứ hai người đọc sẽ nhớ nhiều hơn lần đầu, và lần đọc
thứ ba sẽ nhớ nhiều hơn hơn thứ hai.
+ Càng dùng nhiều giác quan khi đọc thì người đọc càng nhớ lâu,
bởi vậy khơng nên chỉ nhớ hay diễn đạt lại trong đầu mà hãy nói ra thành
tiếng. Nếu có thể hãy diễn đạt lại nội dung vừa đọc bằng cách nói lớn tiếng.
Hãy tưởng tượng bản thân đang trình bày lại nội dung cuốn sách cho rất
nhiều người, và phải diễn giải làm sao cho mọi người cùng hiểu. Điều quan
trọng ở bước này là phải dùng chính ngơn ngữ của mình để thuật lại. Khi cố
gắng khiến người khác hiểu bằng từ ngữ hay cách sắp xếp ý của bản thân,
nghĩa là người đọc đang vận dụng hiệu quả kiến thức vừa rồi.
+ Nếu lượng kiến thức quá nhiều, người đọc có thể chia thành
nhiều phần nhỏ và thuật lại trong vòng 1-2 ngày.

+ Đây là một trong những bước quan trọng nhất trong q trình
đọc-hiểu và lưu giữ thơng tin. Việc gợi nhớ và thuật lại sẽ đảm bảo người
đọc đã hiểu những gì vừa đọc và giúp bản thân vận dụng kiến thức tốt hơn,
giảm đáng kể thời gian và cơng sức cho việc ơn lại sau đó.
- Bước 5: Review( Ơn lại)
+ Vào ngày hơm sau hoặc tuần sau, hãy thử tìm lại cuốn sách
mình đã đọc và thuật lại một lần nữa phần nội dung theo ý hiểu và cách diễn
đạt của mình xem bản thân cịn nhớ được bao nhiêu phần trăm.
+ Người đọc có thể tìm lại các câu trả lời đã hoàn thành, các câu hỏi
đã đặt ra và thử xem có thể trả lời chúng một cách trôi chảy hay không. Nếu
không, hãy làm lại các bước trên. Người đọc cũng có thể trả lời bằng cách phác
thảo hình vẽ hoặc sơ đồ tư duy để tóm tắt, sắp xếp và tổ chức lại thông tin.
+ Nếu việc tài liệu đọc không đơn thuần là một cuốn sách mà nó
phục vụ cho kì thi thì có thể áp dụng theo cách sau:
19


 Ngày 1: Trả lời lại những câu hỏi mà đã đặt ra trong lúc đọc
tài liệu, dựa vào những từ khóa đã note lại.
 Ngày 2: Đọc lại bài, đọc lại khái niệm quan trọng, che phần
thông tin và các từ khóa rồi cố thuật lại, trả lời lại các câu
hỏi theo trí nhớ của mình. Làm các cơng cụ học tập như
flashcard hay tương tự để nhớ lâu hơn.
 Ngày 3,4,5: Luân phiên học bằng flashcard và từ khóa đã
note.
 Ngày 6,7: Hệ thống lại kiến thức bằng cách lập bảng biểu
hoặc sơ đồ, ở đó liệt kê tồn bộ những tiêu đề, ý chính, ý
phụ. Sau đó nói to bài đọc khi nhìn vào sơ đồ đó.
+ Ôn tập giúp hoàn chỉnh việc tổ chức tư liệu học trong tư duy
và đưa chúng vào bộ nhớ. Nhờ việc đọc đi đọc lại nhiều lần và trả lời đi trả

lời lại nhiều lần và kiến thức sẽ in sâu vào đầu người đọc. Nếu thường xuyên
lặp lại các bước trên, người học sẽ không cần nhồi nhét kiến thức khi kì thi
đến, giúp quá trình tự học dễ dàng hơn. Đây là bước cuối cùng nhưng cũng là
bước vơ cùng quan trọng trong q trình đọc.
2.4.2.3. Một số lưu ý khi sử dụng phương pháp SQ3R
- Cần phải lên kế hoạch và bắt tay vào việc học sớm bởi phương pháp
SQ3R thường tốn khá nhiều thời gian.
- Phương pháp này ít hiệu quả đối với một cuốn sách giáo khoa tập trung
vào việc giải quyết vấn đề (ví dụ như sách tốn)
- Phương pháp SQ3R địi hỏi người đọc phải có ý thức tự học, tự giác
cao, có ý chí bền bỉ và khơng nản lịng.
- Phương pháp SQ3R không được sử dụng trong khi làm bài thi vì sẽ
gây mất thời gian nên chỉ được sử dụng khi tự học tại nhà.
2.4.2.4. Vai trò của phương pháp đọc SQ3R.
- SQ3R là phương pháp đọc thông minh và hiệu quả dành cho sinh viên khi
tự học thay vì sử dụng các phương pháp truyền thống là đọc từ đầu tới cuối một
cuốn sách, để rồi khi cần sử dụng thì lượng kiến thức đọng lại trong đầu chẳng còn
bao nhiêu.

20


- SQ3R là một kĩ thuật hữu hiệu tận dụng được tối đa hiệu quả từ thời gian
đọc.
- SQ3R không phải là một phương pháp đọc sách nhanh hơn, nhưng là một
chiến thuật để tiếp thu kiến thức nhanh hơn, sâu rộng hơn. Qua đó giúp bạn giảm
thời gian ơn tập trước khi thi nhờ đã dành nheieuf thời gian hơn trong việc học
trước đó.
- Với phương pháp SQ3R, người đọc sẽ rèn luyện được kĩ năng học và đọc
một cách tích cực, tránh bị nhồi nhét vào những thời điển ngày thi cận kề, nắm

vững nội dung và kiến thức.
- Phương pháp SQ3R sẽ đặc biệt hữu ích với những loại sách nhiều thơng
tin, địi hỏi người đọc phải nắm vững những vấn đề chuyên sâu, nhiều dữ liệu,
hoặc dành cho sinh viên muốn cải thiện kĩ năng đọc trong các môn Ngoại ngữ đặc
biệt là Tiếng Anh.
- Như vậy SQ3R là phương pháp hiệu quả dành cho sinh viên trong quá
trình tự học để tiếp thu tối đa lượng kiến thức và dễ dàng khám phá những tri thức
mới.
2.4.3. Phương pháp ghi chép Cornell
2.4.3.1. Giới thiệu về phương pháp Cornell
- Phương pháp ghi chép Cornell do giáo sư Walter Pauk thuộc trường đại
học Cornell phát minh vào năm 1950. Đây là một hệ thống được sử dụng rộng rãi
để ghi chép nội dung bài giảng hoặc bài đọc, đồng thời để xem lại và lưu giữ nội
dung đó. Việc sử dụng hệ thống Cornell có thể giúp người học sắp xếp các ghi
chép, tích cực sáng tạo trong việc tiếp thu kiến thức, cải thiện kỹ năng học tập và
đưa người học đến thành công trong lĩnh vực học thuật.
- Phương pháp này có thể dùng trong cơng việc hằng ngày, kể cả khi đi học
tại các lớp học, tham gia các khóa học online, xem video trên mạng, đọc sách,…
thì Cornell Notes vẫn đạt được hiệu quả rất tốt.
- Vì thời gian học trên giảng đường khá ngắn mà lượng kiến thức lại dày
đặc, giảng viên giảng với tốc độ cao nên việc ghi bài theo phương pháp này trong
thời gian tự học là vô cùng hợp lí, nó sẽ giúp sinh viên có thể hệ thống bài học một
cách khoa học và dễ hiểu, việc tìm lại tài liệu ghi chép để học cũng thuận tiện hơn
so với cách ghi chép bình thường rất nhiều.
2.4.3.2. Cách thực hiện phương pháp Cornell
21


- Bước 1: Chuẩn bị vở hoặc giấy
+ Mỗi trang giấy( thường sẽ là loại 8.5x11 inch tương đương

21.59x27.94 cm) sẽ được chia làm 3 phần, mỗi phần thực hiện một mục đích riêng.
 Kẻ một đường ngang ở phần dưới trang giấy. Đường kẻ này nằm ở
khoảng ¼ trang giấy tính từ dưới lên. Phần này sẽ dùng để tóm tắt các
ghi chép bên trên.
 Kẻ một đường dọc bên trái trang giấy để chia trag giấy thành 2 cột.
Độ rộng cột bên trái khoảng ¼ trang giấy. Phần này để dành cho việc
xem lại các ghi chép của bạn.
 Phần nằm bên phải trang giấy là phần rộng nhất, để ghi chép lại nội
dung bài học
 Nếu phải ghi chép nhiều hoặc muốn tiết kiệm thời gian, bạn có thể tìm
các mẫu trống để ghi chép theo phương pháp Cornell, in các trang
giấy ra và cũng làm theo các bước tương tự khi sử dụng mẫu.
- Bước 2: Ghi chép
+ Ghi tên môn học, ngày tháng và chủ đề bài giảng hoặc bài đọc trên đầu
trang giấy.
+ Ghi chép nội dung bài học ở phần rộng nhất( Note ). Phần này sẽ được
dùng để ghi chép trong khi đọc, phần này có thể là sơ đồ, biểu đồ, và ngày tháng.
Sinh viên có thể ghi mơ tả chi tiết và những phần được giải thích đầy đủ.
+ Phần bên trái trang giấy(Cue ) để ghi lại những ý chính, từ khóa, các câu
hỏi đặt ra sau bài học, những phần cần chú ý, mở rộng chủ đề của bài học. Tại
phần này sinh viên có thể viết từ mới, những từ quan trọng, phần đánh giá của sách
hoặc bất kỳ điều gì sinh viên cảm thấy hữu ích.
+ Phần cuối trang giấy (Summaries ) là nơi để sinh viên tóm tắt tồn bộ phần
nội dung đã ghi ở trên. Việc lại nội dung chính bằng lời của mình là một cách rất
hay để kiểm tra lại khả năng hiểu bài của bản thân. Nếu sinh viên tóm tắt được
trang ghi chép nghĩa là đã hiểu nội dung của bài học. Phần tóm tắt của một trang
thường chỉ cần vài câu, trong đó có thể bao gồm cả các cơng thức, phương trình và
biểu đồ nếu phù hợp. Trong phần tóm tắt, nếu trong 1 trang bao gồm nhiều phần
nội dung khơng liên quan thì khơng cần thiết phải viết tóm tắt, tuy nhiên trong
trường hợp nội dung kéo dài trong vài trang, sinh viên cần viết tóm tắt chung cho

những trang này.

22


- Khi ghi chép theo phương pháp Cornell, bản ghi chép của bạn cần đảm bảo
6R (Record- Reduce- Recite- Reflect- Review- Recapitulate )
+ Record: Ghi lại những ý chính, nội dung bài học một cách khoa học,
ngắn gọn và dễ hiểu vào cột bên phải.
+ Reduce: Đây là nội dung cho phần cột bên trái. Chúng có thể là các ý
quan trọng, các câu hỏi được đặt ra trong quá trình tìm hiểu bài, vấn đề mà bản
thân cịn thắc mắc hoặc các câu hỏi đề cương có sẵn. Hoặc người học có thể chép
các câu hỏi trong phần bài tập vào đây để nghiên cứu bài học và tìm ra câu trả lời.
+ Recite: Sau khi ghi chép, người học hãy thuật lại bài học theo ý hiểu
của mình, theo giọng văn của mình để hiểu thêm về bài học.
+ Reflect: Dựa vào bản ghi chép của minh để tự đặt ra những câu hỏi
cho bản thân và cố gứng trả lời những câu hỏi đó để củng cố kiến thức.
+ Review: Ở bước này, người đọc sẽ nhìn lại phần ghi chép một cách
tổng quan. Hãy tận dụng các công cụ như bút khác màu, bút highlight, note đánh
dấu trang... để có thể làm nổi bật những nội dung quan trọng. Khéo léo hơn thì có
thể sử dụng kỹ năng sketchnote để minh họa bằng các hình ảnh ngộ nghĩnh.
+ Recapitulate: Phần cuối cùng là nội dung tóm tắt cho cả bài học.
Người đọc đừng quá phân vân kỹ năng diễn đạt phải ra sao để có thể tóm tắt ngắn
gọn và hay, chỉ cần đưa ra một số gạch đầu dòng về các nội dung quan trọng.

23


2.4.3.3. Ứng dụng của phương pháp Cornell
- Hệ thống ghi chép Cornell có hiệu quả nhất khi áp dụng cho các môn học

được sắp xếp theo các chủ đề được xác định rõ và được trình bày theo thứ tự tiếp
diễn hoặc thứ tự logic. Nếu môn học thường xuyên chuyển đề tài hoặc phương
thức, sinh viên nên tìm phương pháp ghi chép khác phù hợp.
- Nếu người học cần rà sốt lại các ý chính thì chỉ cần nhìn vào cột bên trái
là đủ. Đây được xem là sườn nội dung để có thể nắm bắt nhanh khi bất chợt bị hỏi
bài cũ.
- Nếu người học cần tìm hiểu sâu hơn về nội dung để chuẩn bị đi thi, lấy tư
liệu cho một buổi thuyết trình, cần học lại một cách chi tiết, … thì cần nghiên cứu
nội dung cột bên phải.
- Người học cũng có thể lần lượt che phần nội dung bên trái hoặc bên phải
để học câu trả lời hoặc luyện tập dự đoán câu hỏi.
24


- Phần nội dung tóm tắt sẽ là những khái quát để người học chia sẻ nội dung
khi bàn bạc, thảo luận nhóm,... Nhìn vào phần tóm tắt, người học có thể hình dung
ra nội dung các ý cần triển khai.
2.4.3.4. Vai trò của phương pháp Cornell
- Phương pháp Cornell là một trong những kỹ năng quan trọng mà mọi sinh
viên cần có, ghi chép khơng chỉ dừng lại ở việc ghi lại đủ các ý mà cần có chọn lọc
và trình bày dễ hiểu.
- Phương pháp ghi chép Cornell có thể giúp ích rất nhiều cho sinh viên, giúp
việc ghi chép trở nên khoa học và hiệu quả hơn.
- Khi nhìn vào phần ghi chép được trình bày đẹp mắt, người đọc có thể dễ
dàng tìm lại những nội dung đã học qua, tạo ra nguồn cảm hứng, giúp sinh viên
hứng khởi hơn trong việc học lại bài cũ.
- Ghi chép bằng phương pháp này, người học sẽ không bị nhàm chán, giải
tỏa căng thẳng, có thể tự do sáng tạo và trang trí thêm theo sở thích của bản thân.
- Phương pháp ghi chép này còn giúp cải thiện kỹ năng ghi nhớ của bạn.
Thay vì việc chuẩn bị đề cương theo kiểu truyền thống thì sinh viên có thể sử dụng

kỹ năng ghi chép Cornell để chuẩn bị cho các bài kiểm tra hay bài thi.
2.4.3.5. Một số mẹo khi ghi bài
- Thay vì viết ra cả câu hoàn chỉnh, sinh viên hãy sử dụng các gạch đầu
dòng, ký hiệu (chẳng hạn như “&” thay cho “và”), chữ viết tắt và bất cứ biểu tượng
nào mà bản thân nghĩ ra để ghi chép.
- Chia thành nhiều ý nhỏ, có thể viết cách dịng để bản ghi chép dễ nhìn, dễ
tìm ý hơn.
- Sử dụng các kí hiệu đánh dấu chia ý một cách có hệ thống.
- Gạch chân các ý chính quan trọng, tơ đậm hoặc đánh dấu bằng màu sắc.

3. Phần kết luận
Trường đại học là một nơi lý tưởng để phát huy những khả năng của con
người, đồng thời cũng là nơi giúp mỗi người trưởng thành trong lối tư duy và nhận
thức. Vì vậy, để phát huy được hết năng lực, hãy tận dụng tốt khoảng thời gian khi
còn đang ngồi trên ghế nhà trường , trang bị cho bản thân thật nhiều kiến thức, kĩ
25


×