Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi từ thực tiễn tỉnh Sóc Trăng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1019.05 KB, 89 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
----------

VÕ ANH THẢO

TỘI HIẾP DÂM NGƯỜI DƯỚI 16 TUỔI
TỪ THỰC TIỄN TỈNH SÓC TRĂNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT
LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ

Hà Nội, năm 2021


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
----------

VÕ ANH THẢO

TỘI HIẾP DÂM NGƯỜI DƯỚI 16 TUỔI
TỪ THỰC TIỄN TỈNH SĨC TRĂNG

Ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số : 8.38.01.04

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS NGUYỄN THỊ PHƯƠNG HOA

Hà Nội, năm 2021




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, chưa được cơng
bố trong bất cứ cơng trình nghiên cứu khác.
Tác giả

Võ Anh Thảo


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH CỦA
PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ TỘI HIẾP DÂM NGƯỜI DƯỚI 16
TUỔI ................................................................................................................. 7
1.1 Khái niệm, đặc điểm của Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi ............. 7
1.2 Các dấu hiệu pháp lý của Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi ............ 9
1.3 Phân biệt Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi với một số tội
phạm khác mà nạn nhân là người dưới 16 tuổi ..................................... 28
Chương 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ
TỘI HIẾP DÂM NGƯỜI DƯỚI 16 TUỔI TẠI TỈNH SÓC TRĂNG
VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................................ 42
2.1 Tổng quan áp dụng pháp luật hình sự về Tội hiếp dâm người
dưới 16 tuổi tại tỉnh Sóc Trăng ............................................................. 42
2.2 Kiến nghị các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng pháp luật hình
sự về Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi ................................................. 64
KẾT LUẬN .................................................................................................... 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 80



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BLHS

Bộ luật Hình sự

BLHS 1999

Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009

BLHS 2015

Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017

CQĐT

Cơ quan điều tra

CTTP

Cấu thành tội phạm

TA

Tòa án

TAND

Tòa án nhân dân


TANDTC

Tịa án nhân dân tối cao

TNHS

Trách nhiệm hình sự

VKSND

Viện kiểm sát nhân dân

VKSNDTC

Viện kiểm sát nhân dân tối cao

QĐHP

Quyết định hình phạt


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thực hiện tư tưởng của Người, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, chú
trọng kiện tồn hệ thống pháp luật, chính sách về bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
Đặc biệt, Luật Trẻ em có hiệu lực từ ngày 1-6-2017 đã cụ thể hóa nhiều quan
điểm tiến bộ, góp phần tăng cường cơng tác giáo dục, bảo vệ trẻ em. Chính sự
vào cuộc đồng bộ, tồn diện nên cơng tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em
của Việt Nam đã đạt được những kết quả quan trọng.
Tại khoản 1 Điều 37 quy định: “Trẻ em được nhà nước, gia đình và xã

hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em.
Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bốc lột sức lao
động và những hành vi khác xâm phạm quyền trẻ em”. Do trẻ em chưa phát
triển đầy đủ về thể chất, tâm sinh lý, chưa có khả năng nhận thức một cách cơ
bản và tự bảo vệ mình nên ở độ tuổi này rất dễ tổn thương về mọi mặt và tại
Điều 20 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền bất khả xâm
phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân
phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối
xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân
phẩm”[44] .
Hành vi xâm hại tình dục trẻ em ngồi việc bị tổn thương sức khỏe, nó
cịn xâm hại đến danh dự, nhân phẩm trẻ em, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển
lành mạnh của các em sau này. Vì vậy, quyền được tôn trọng và bảo vệ của
trẻ em tránh mọi sự xâm hại có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, mọi hành vi xâm
hại đến trẻ em đều cần phải được phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh với
các hình phạt nghiêm khắc hơn.
Trong những năm qua tình hình tội phạm diễn biến rất phức tạp trên cả
nước nói chung và trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, ngày càng có chiều hướng gia
tăng. Đặc biệt, nhóm tội xâm hại liên quan đến trẻ em ngày càng phức tạp về

1


hành vi. Tội phạm hiếp dâm người dưới 16 tuổi không phải là tội danh mới
mà là sửa đổi về tên tội so với quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 (trước
đây). Trải qua quá trình thực tiễn đấu tranh phịng chống tội phạm về tình dục
nói chung và các hành vi phạm Tội hiếp dâm nói riêng. Tội hiếp dâm người
dưới 16 tuổi được quy định trong Bộ luật Hình sự năm 2015 có nhiều sửa đổi
phù hợp và đáp ứng nhu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm trong thời kỳ
mới. Tội phạm liên quan đến tình dục bao gồm nhiều loại khác nhau nhưng

chung quy lại đều xâm hại đến các khách thể mà BLHS bảo vệ. Tuy nhiên, để
đánh giá hiểu đúng bản chất của từng loại tội phạm có sự khác nhau. Trong
thực tiễn, để làm sáng tỏ tội danh liên quan đến Tội hiếp dâm người dưới 16
tuổi còn nhiều tranh cãi, gây khó khăn cho việc áp dụng pháp luật.
Trong bối cảnh phức tạp của tình hình tội phạm hiện nay, các cơ quan
tiến hành tố tụng nhìn chung đã áp dụng pháp luật một cách đúng đắn có hiệu
quả, đáp ứng được u cầu của cơng cuộc đấu tranh phịng chống nhiều loại
tội phạm, góp phần làm ổn định tình hình chính trị địa phương.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt làm được trong thời gian qua, hoạt động
điều tra, truy tố, xét xử các vụ án vẫn còn những hạn chế bất cập như trong
việc định khung hình phạt và quyết định hình phạt (QĐHP) cũng chưa chính
xác, dẫn đến tình trạng án bị hủy, sửa. Những bất cập, hạn chế đó do nhiều
nguyên nhân khác nhau trong đó việc nhận thức pháp luật giữa các cơ quan
tiến hành tố tụng khác nhau.
Ngày 01 tháng 10 năm 2019, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối
cao ban hành Nghị quyết số 06/2019/NQ-HĐTP về hướng dẫn áp dụng một
số quy định tại các Điều 141,142, 143, 144, 145, 146, 147 của Bộ luật Hình
sự và việc xét xử vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi đã phần nào góp
phần hạn chế việc định tội danh sai trong q trình điều tra, truy tố, xét xử
nhóm tội phạm xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi [42] .

2


Vì vậy, việc nghiên cứu các vấn đề liên quan đến tội phạm hiếp dâm
người dưới 16 tuổi nhằm có sự thống nhất trong nhận thức các quy định của
pháp luật, phân tích thực tiễn xét xử trên cơ sở đó đề xuất hồn thiện pháp
luật nâng cao hiệu quả xét xử các vụ án có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan
trọng. Vì vậy, tác giả quyết định chọn đề tài: “Tội hiếp dâm người dưới 16
tuổi từ thực tiễn tỉnh Sóc Trăng” làm luận văn thạc sĩ của mình.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Hiện nay có nhiều các cơng trình ngun cứu về nhóm tội phạm xâm
phạm tình dục người dưới 18 tuổi.
Về các cơng trình là Sách chun khảo có:
- Số chun đề về Bộ luật Hình sự năm 1999 của Tạp chí Dân chủ và
pháp luật, Bộ Tư pháp, xuất bản tháng 3 năm 2000.
- Sách 500 bài tập Định tội danh của GS. TSKH Lê Cảm và TS. GVC Trịnh
Quốc Toản, Đại học Quốc gia Hà Nội, NXB Đại học Quốc gia năm 2012.
Về các cơng trình là Giáo trình, tài liệu giảng dạy ở các cơ sở đào tạo
Luật học có liên quan đến tội phạm này:
- Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam của Khoa Luật Đại học Quốc gia
HN do PGS. TS Nguyễn Ngọc Chí (chủ biên), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
năm 2014;
- Bình luận khoa học chuyên sâu Bộ luật Hình sự năm 1999 (Tập I),Các
tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người của
tác giả Đinh Văn Quế, NXB Tư pháp năm 2006;
Các cơng trình là Luận án, Luận văn có:
- Các tội xâm hại tình dục trẻ em – Quy định của pháp luật hình sự Việt
Nam và nghiên cứu so sánh với một số nước của tác giả Hồ Thị Nhung
(2014). Luận văn thạc sỹ luật học của Khoa Luật, Đại học Quốc Gia Hà Nội
- Bảo vệ quyền trẻ em bằng pháp luật hình sự Việt Nam của tác giả Tạ
Thị Thu Thảo, Khóa luận tốt nghiệp năm 2013, Khoa Luật, Đại học Quốc Gia
Hà Nội.

3


- Tạp chí Tịa án của Tịa án nhân dân Tối cao, Tạp chí Kiểm sát của
Viện kiểm sát nhân dân Tối cao, Tạp chí Luật học, Tạp chí Nghề luật đều có
những bài báo, bài viết, bài tham luận trình bày về nhóm tội xâm phạm tình

dục trẻ em nói chung và Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi nói riêng.
Từ những cơng trình nghiên cứu này khơng những đã chỉ ra cơ sở lý luận
về cấu thành tội phạm của Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi mà còn nêu rõ
nhiều vấn đề pháp lý liên quan đến khái niệm “Trẻ em” trong cấu thành cơ
bản; làm rõ khái niệm “người chưa thành niên” là như thế nào; làm rõ khách
thể bị xâm hại; phân tích rõ các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình
sự ra sao. Đồng thời, có các cơng trình nghiên cứu về lý luận và thực tiễn đối
với các tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em.
Tuy nhiên, các cơng trình nghiên cứu còn nhiều nội dung xung đột hoặc
chưa đồng nhất trong các luật chuyên ngành; sự phát triển của xã hội ngày
càng cao dẫn đến việc xuất hiện nhiều hình thái tội phạm mới phát sinh đối
với nhóm tội này mà chưa được đề cập tới, chưa có một cơng trình nghiên cứu
sâu từ chính hoạt động thực tiễn trong việc phát hiện, điều tra, truy tố và xét
xử đối với tội danh hiếp dâm người dưới 16 tuổi. Đặc biệt trên địa bàn tỉnh
Sóc Trăng chưa có tác giả nào nghiên cứu về Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi
để chỉ ra những bất cập, hạn chế. Do vậy, tác giả của luận văn chọn đề tài
“Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi từ thực tiễn tỉnh Sóc Trăng ” để có giải
pháp nâng cao hiệu quả hoạt động điều tra, truy tố và xét xử Tội hiếp dâm
người dưới 16 tuổi trong các vụ án trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận về Tội hiếp dâm người dưới 16
tuổi, phân tích thực tiễn điều tra, truy tố và xét xử Tội hiếp dâm người dưới
16 tuổi đối với người phạm tội trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, luận văn đề xuất
hoàn thiện pháp luật về Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi trong Bộ luật Hình
sự Việt Nam.

4



3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài là
Để đạt được mục đích nghiên cứu luận văn có nhiệm vụ: Phân tích khái
niệm và các căn cứ pháp lý của Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi; Phân tích
các yếu tố cấu thành Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi; Phân tích hình phạt đối
với người phạm Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi; Phân tích thực tiễn điều tra,
truy tố và xét xử người phạm Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi trên địa bàn
tỉnh Sóc Trăng.
Đề xuất hồn thiện quá trình điều tra, truy tố và xét xử người phạm tội
hiếp dâm người dưới 16 tuổi được quy định tại Điều 142 của BLHS năm 2015
sửa đổi, bổ sung năm 2017.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu các quan điểm, quy định của pháp luật và thực tiễn
quyết định hình phạt về Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi theo pháp luật hình
sự Việt Nam trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài luận văn được nghiên cứu trong phạm vi Bộ luật Hình sự 1999,
được sửa đổi bổ sung năm 2009, Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bổ sung
năm 2017 và các văn bản pháp luật có liên quan. Từ đó đối chiếu với thực tiễn
xét xử các vụ án hình sự được thu thập trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Luận văn
khơng hướng tới việc so sánh pháp luật hình sự đối với các nước.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu có hiệu quả đề tài, tác giả sử dụng phương pháp phân tích,
tổng hợp và bình luận án xuyên suốt quá trình nghiên cứu. Qua đó phân tích
các quy định của pháp luật hình sự hiện hành về các vấn đề liên quan đến tội
hiếp dâm người dưới 16 tuổi tại Điều 142 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi
bổ sung năm 2017) và các văn bản pháp luật có liên quan. Ngồi ra tác giả sử
dụng phương pháp bình luận các vụ án liên quan đến Tội hiếp dâm người

5



dưới 16 tuổi trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng để đưa thực tiễn xét xử vào cơng
trình nghiên cứu. Tác giả sử dụng phương pháp tổng hợp kết hợp với phương
pháp phân tích trong q trình nghiên cứu về Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi
trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
6. Ý nghĩa của luận văn
Việc nghiên cứu thành công đề tài có ý nghĩa quan trọng về lý luận và
thực tiễn cho người thực thi pháp luật trong việc định tội danh và quyết định
hình phạt đối với người phạm Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi đạt được hiệu
quả và chính xác nhằm tránh oan sai hoặc bỏ lọt tội phạm.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phần
nội dung của luận văn gồm có 02 chương: Chương những vấn đề lý luận và
quy định của pháp luật hình sự về Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi và
Chương thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự về Tội hiếp dâm người dưới 16
tuổi tại tỉnh Sóc Trăng và kiến nghị

6


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
HÌNH SỰ VỀ TỘI HIẾP DÂM NGƯỜI DƯỚI 16 TUỔI
1.1 Khái niệm, đặc điểm của Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi
Khái niệm Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi
Trẻ em theo quy định của pháp luật Việt Nam là đối tượng được bảo vệ
đặc biệt. Do đó, hành vi xâm phạm đến trẻ em được Pháp luật hình sự Việt
Nam bảo vệ đối với những hành vi xâm hại đến trẻ em.
Để tìm hiểu về khái niệm của Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi trước hết

chúng ta phải hiểu Tội phạm là gì ? Từ đó đưa ra được khái niệm của tội hiếp
dâm người dưới 16 tuổi. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, được quy
định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ
tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện, có lỗi và xâm phạm quyền, lợi ích
hợp pháp của cơng dân mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình
sự;
Một số khái niệm khác về Tội hiếp dâm mà ta có thể thấy phổ biến như:
Theo Từ điển Tiếng Việt hiếp dâm có nghĩa là dùng sức mạnh bắt người
khác phái để thực hiện hành vi dâm dục. [45]
Theo Từ điển Bách khoa Công an nhân dân Việt Nam thì hành vi hiếp
dâm được hiểu là “Dùng sức mạnh cưỡng bức người khác để thoả mãn nhu
cầu tình dục của mình”. Như vậy, theo như quan điểm của trong Từ điểm
Bách khoa Cơng an nhân dân Việt Nam thì hiếp dâm là hành vi dùng sức
mạnh (dùng vũ lực như đánh, đấm gây thương tích cho bị hại hoặc trói nạn
nhân để khơng thể chống cự được) hoặc đe dọa (đe dọa giết, đe dọa đánh hoặc
làm một việc gì đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến nạn nhân) để nhằm thỏa mãn
tình dục một cách trái pháp luật. [46] Theo Điều 141 BLHS 2015 quy định về
tội hiếp dâm như sau: Hiếp dâm là hành vi “dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực

7


hoặc lợi dụng tình trạng khơng thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn
khác để giao cấu trái với ý muốn của nạn nhân”.
Theo quan điểm tác giả là: Hiếp dâm là hành vi dùng vũ lực, đe doạ dùng
vũ lực xâm hại về tình dục trái ý muốn đối với người khác.
Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi: Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi là
trường hợp đặc biệt của Tội hiếp dâm (theo Bộ luật Hình sự năm 1999 cịn có
tên gọi là Tội hiếp dâm trẻ em quy định tại Điều 112) thuộc nhóm các tội xâm
phạm đến danh dự, nhân phẩm của người dưới 16 tuổi. Như vậy, có thể kết

hợp các nội dung trên và quy định tại Điều 142 BLHS 2015 để nêu ra khái
niệm đối với Tội phạm hiếp dâm người dưới 16 tuổi như sau: “Tội phạm đối
với Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi là hành vi nguy hiểm cho xã hội được
quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự cố
ý thực hiện bằng cách thức dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng
tình trạng khơng thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác để giao cấu
hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến
dưới 16 tuổi trái với ý muốn của họ;giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ
tình dục khác với người dưới 13 tuổi (khơng phân biệt có trái ý muốn của nạn
nhân hay không)”.
Đặc điểm của Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi
Để có cái nhìn rõ hơn về khái niệm của Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi
thì cần phân tích đặc điểm của Tội phạm này. Cụ thể như sau:
Tội phạm này thuộc nhóm tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người
dưới 16 tuổi được quy định trong pháp luật hình sự Việt Nam, thể hiện tại
Chương XIV Điều 142 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Hành vi thể hiện dưới dạng hành động cụ thể.
Người phạm tội thực hiện hành vi giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan
hệ tình dục khác trái ý muốn đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi và
thực hiện hành vi giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác đối

8


với người dưới 13 tuổi, người phạm tội đều thực hiện hành vi với lỗi cố ý.
Người phạm tội thực hiện hành vi trái pháp luật hình sự như sử dụng vũ
lực, đe doạ sử dụng vũ lực hoặc bằng các thủ đoạn khác thực hiện hành vi
giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái ý muốn nhằm thỏa
mãn những ham muốn tình dục, dục vọng thấp hèn của người phạm tội đối
với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi hoặc dưới 13 tuổi (dù nạn nhân có

đồng ý hay khơng đồng).
Người phạm tội thực hiện hành vi giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan
hệ tình dục khác trái ý muốn đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi
hoặc dưới 13 tuổi (dù nạn nhân có đồng ý hay khơng đồng ý) phải chịu chế
tài của pháp luật hình sự và gánh chịu hậu quả pháp lý mà pháp luật hình sự
quy đinh.
1.2 Các dấu hiệu pháp lý của Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi
1.2.1 Dấu hiệu định tội của Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi
Theo khoa học hình sự Việt Nam, về cấu trúc của loại Tội hiếp dâm người
dưới 16 tuổi thì tội phạm này được hợp thành bởi bốn yếu tố: khách thể, mặt
khách quan, chủ thể, mặt chủ quan. Bốn yếu tố này hợp thành cấu thành tội
phạm. Cấu thành tội phạm là tổng hợp các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của một
tội phạm cụ thể. Các dấu hiệu đấy phải phản ánh đúng bản chất của tội phạm
cụ thể, phải có tác dụng phân biệt tội phạm này với tội phạm khác. Tội hiếp
dâm người dưới 16 tuổi cũng được cấu thành bởi bốn yếu tố cấu thành tội
phạm đó là: khách thể, mặt khách quan, chủ thể, mặt chủ quan. Có thể nói
khách thể của tội phạm có vai trị rất lớn trong quá trình định tội danh, việc
xác định đúng khách thể (khách thể chung, khách thể loại, khách thể trực tiếp)
giúp làm sáng tỏ một trong số những tiêu chuẩn trong quá trình định tội danh.
Nghiên cứu bốn yếu tố cấu thành tội phạm của Tội hiếp dâm người dưới
16 tuổi giúp làm rõ đặc điểm pháp lý của tội phạm, có tác dụng định tội cho
tội phạm xảy ra, đồng thời để phân biệt giữa tội phạm này với tội phạm khác.

9


Khách thể của Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi:
Khách thể trực tiếp của tội phạm là quyền bất khả xâm phạm về tình dục,
danh dự, nhân phẩm là sự phát triển lành mạnh về cả thể chất lẫn tinh thần
của người dưới 16 tuổi. Ngoài ra hành vi Hiếp dâm người dưới 16 tuổi còn

xâm phạm đến sự phát triển bình thường về tâm sinh lý của người dưới 16
tuổi, gián tiếp làm suy đồi đạo đức xã hội gây nên sự bất bình trong nhân dân.
Hành vi hiếp dâm người dưới 16 tuổi cịn có thể gây ra những tổn thương về
sức khỏe, có thể nguy hiểm đến cả tính mạng của nạn nhân.
Như vậy, khách thể của tội phạm là các quan hệ xã hội bị hành vi phạm
tội tác động đến gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội
đã được pháp luật hình sự bảo vệ, khách thể là một yếu tố cấu thành tội phạm
mà thiếu nó thì không phải là tội phạm. Đối tượng tác động đối với Tội hiếp
dâm người dưới 16 tuổi có đặc điểm bắt buộc về độ tuổi.
Đối tượng tác động đối với Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi: Nạn nhân
trong trường hợp này là người dưới 16 tuổi (nó phù hợp với sự phát triển về
tâm lý do bị xâm phạm ở độ tuổi này nạn nhân khó tự vệ được và dễ bị dụ dỗ,
mua chuộc), trong độ tuổi dưới 16 tuổi nên có một vài dấu hiệu thuộc về phía
nạn nhân khơng giống với trường hợp hiếp dâm mà nạn nhân không phải là
dưới 16 tuổi như : Đối với nạn nhân từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi thì phải
xác định việc giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý
muốn của nạn nhân, còn đối với nạn nhân dưới 13 tuổi thì dù nạn nhân có
đồng ý hay khơng đồng ý giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục
khác thì người phạm tội vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội hiếp dâm
người dưới 16 tuổi. Việc nhà làm luật quy định nạn nhân dưới 13 tuổi dù có
đồng ý để người phạm tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục
khác thì hành vi này vẫn bị coi là phạm Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi xuất
phát từ luận điểm: ở độ tuổi dưới 13 trẻ em còn hết sức non nớt, yếu ớt, chưa
có khả năng biểu lộ ý chí đúng đắn, dễ bị người khác lơi kéo, rủ rê, mua

10


chuộc, khó có thể tự vệ được, khơng thể chống cự, tự vệ lại hành vi xâm hại,
độ tuổi của nạn nhân là đặc điểm có ảnh hưởng quan trọng đến tính nguy

hiểm của tội phạm, nên cần được bảo vệ một cách đặc biệt nhằm bảo đảm sự
phát triển bình thường, lành mạnh của các em mà cần phải trừng trị thật
nghiêm khắc đối với hành vi xâm phạm tình dục đối với trẻ em.
Đối tượng tác động là một trong những dấu hiệu được mô tả trong cấu
thành tội phạm tại Điều 142 BLHS 2015 về Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi,
nó có ý nghĩa trong việc phân biệt Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi với các
tội danh về tình dục khác cũng như xác định khung hình phạt và quyết định
mức hình phạt.
Như đã nêu ở trên, thì độ tuổi của nạn nhân là dấu hiệu bắt buộc trong cấu
thành tội phạm của Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, thể hiện nay trong tên
của tội danh, cơ quan tiến hành tố tụng buộc phải xác định tuổi của nạn nhân
trên cơ sở các loại giấy tờ nhân thân của họ (ví dụ như giấy khai sinh của nạn
nhân), nếu trường hợp khơng có giấy tờ nào (nếu mất giấy khai sinh hoặc
khơng có giấy khai sinh) thì các cơ quan tiến hành tố tụng phải dùng tất cả các
biện pháp có thể được để xác định được tuổi thật của nạn nhân, nếu đến cuối
cùng vẫn không xác định được tuổi thật của nạn nhân thì phải áp dụng ngun
tắc có lợi cho người phạm tội.
Mặt khách quan của Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi:
Mặt khách quan của tội phạm là mặt bên ngoài của tội phạm, bất kỳ tội
phạm nào cũng được thể hiện ra bên ngoài, phản ánh trong thế giới khách
quan, có thể hiểu bao gồm những biểu hiện của tội phạm diễn ra trong thực tại
hoặc tồn tại bên ngồi thế giới khách quan, thì mặt khách quan của tội phạm
bao gồm những dấu hiệu: Hành vi nguy hiểm cho xã hội, hậu quả do hành vi
đó gây ra, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu
quả tác hại, các điều kiện chi phối hành vi và hậu quả của hành vi và các dấu
hiệu khách quan khác như thời gian, địa điểm, phương pháp thực hiện phạm

11



tội, công cụ thực hiện phạm tội, phương tiện phạm tội... (các dấu hiệu này
khơng bắt buộc).
Do đó, hành vi khách quan của Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi chia làm
hai loại:
Loại thứ nhất, đối với đối tượng từ 13 tuổi đến chưa đủ 16 tuổi. Trường
hợp này người phạm tội thực hiện hành vi dùng vũ lực (vật lộn, giữ chân tay,
bịt miệng, bóp cổ, trói …), đe dọa dùng vũ lực ( dùng lời nói hoặc hành động
uy hiếp tinh thần của nạn nhân ) hoặc lợi dụng tình trạng khơng thể tự vệ
được của nạn nhân (nạn nhân đang đau ốm, bệnh tật, ngất xỉu, bị tâm thần…)
hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác (thì
hành vi giống như đối với nạn nhân của Tội hiếp dâm quy định tại Điều 141
Bộ luật Hình sự năm 2015).
Loại thứ hai: Đối với người chưa đủ 13 tuổi thì hành vi hiếp dâm có hai
trường hợp. Trường hợp thứ nhất người phạm tội có hành vi dùng vũ lực, đe
dọa dùng vũ lực thủ đoạn khác nhằm giao cấu hoặc quan hệ tình dục khác trái
ý muốn với người chưa đủ 13 tuổi (giống như hành vi với người từ đủ 13 tuổi
đến chưa đủ 16 tuổi nêu trên). Trường hợp thứ hai đối với người chưa đủ 13
tuổi thì chỉ cần người phạm tội có hành vi giao cấu hoặc thực hiện hành vi
quan hệ tình dục khác (khơng nhất thiết phải có dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ
lực hoặc thủ đoạn khác). Bởi vì đối tượng nạn nhân là người chưa đủ 13 tuổi
là đối tượng còn hết sức non nớt, yếu ớt, chưa có khả năng biểu lộ ý chí đúng
đắn, chưa phát triển đầy đủ về nhận thức, dễ bị người khác lôi kéo rủ rê,
khơng có khả năng tự bảo vệ mình, cần được bảo vệ một cách đặc biệt nhằm
bảo đảm sự phát triển bình thường, lành mạnh nên chỉ cần hành vi giao cấu
hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với những đối tượng nạn nhân
là người chưa đủ 13 tuổi này cũng cấu thành tội phạm.
Như vậy, hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác
(như lợi dụng tình trạng khơng thể tự vệ được của nạn nhân) nhằm để giao

12



cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái ý muốn đối với người từ
đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi hay mọi hành vi giao cấu hoặc hành vi quan hệ
tình dục khác đối với người dưới 13 tuổi là mặt khách quan của Tội hiếp dâm
người dưới 16 tuổi.
Trên thực tế, việc xác định có trái ý muốn hay không cần dựa vào thực tế
của người phạm tội có dùng vũ lực hay thủ đoạn khác hay không, thái độ của
nạn nhân trước, trong và sau khi bị giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ
tình dục khác, trái ý muốn của nạn nhân được thể hiện ra bên ngồi, có thể
nhìn thấy được như các vết thương trên cơ thể, vết cào cấu, tiếng kêu cứu,
trầy xước hoặc vết cắn, vùng vẫy nhằm trốn thốt, vết bẩn bùn đất... Nhưng
cũng có trường hợp nạn nhân sợ hãi, hoặc sức khỏe yếu khơng có khả năng
kháng cự, nên để xác định việc giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình
dục khác trái ý muốn của nạn nhân thường căn cứ vào nhiều yếu tố khác
nhau: mối quan hệ giữa nạn nhân và người phạm tội, thủ đoạn thực hiện tội
phạm, hoàn cảnh cụ thể xảy ra giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình
dục khác, nhân thân của nạn nhân và người phạm tội…v..v…cho nên một vài
trường hợp việc chứng minh trạng thái tâm lý trái ý muốn nạn nhân có thể gặp
trở ngại, khó khăn. Có trường hợp nạn nhân và người phạm tội có quan hệ
tình cảm với nhau nhưng khi bị người khác phát hiện nạn nhân sợ ảnh hưởng
đến bản thân mà khai mình bị hiếp dâm, có trường hợp do gia đình người
phạm tội tác động đến gia đình nạn nhân để nạn nhân cho lời khai có lợi cho
người phạm tội chuyển từ tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi thành tội Giao cấu
với người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi; có trường hợp tội phạm ẩn diễn ra đã lâu
nhưng vì thiếu hiểu biết pháp luật hoặc gia đình nạn nhân sợ ảnh hưởng đến
danh dự nhân phẩm của nạn nhân, hoặc bị đe dọa về tinh thần của nạn nhân
mà không tố giác nên khi cơ quan chức năng phát hiện thì đã hết thời hiệu
truy cứu trách nhiệm hình sự, có những trường hợp do thiếu hiểu biết pháp
luật nên bản thân người phạm tội và nạn nhân đều không biết hành vi giao cấu


13


của cả hai dẫn đến việc người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự, .... Vì
vậy, các cơ quan tiến hành tố tụng phải đánh giá cẩn trọng, khách quan, phải
căn cứ vào nhiều yếu tố khác nhau nhằm hạn chế việc chủ quan, đánh giá
phiến diện, tránh trường hợp xử lý oan sai hoặc bỏ lọt tội phạm.
Hành vi trái với ý muốn của nạn nhân có thể hiểu là hành vi mà người
phạm tội thực hiện nhưng nạn nhân không đồng ý, nạn nhân chống cự không
thành nên phó mặc cho người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội hoặc nạn
nhân cịn q nhỏ tuổi khơng có khả năng biểu lộ ý chí của mình đối với hành
vi quan hệ tình dục cố ý của người phạm tội.
Như vậy, để thực hiện được mục đích giao cấu hoặc thực hiện các hành vi
quan hệ tình dục khác trái ý muốn nạn nhân trong Tội hiếp dâm nói chung
được thực hiện thơng qua các biểu hiện cụ thể sau:
Hành vi dùng vũ lực thông thường là hành vi làm thế nào để buộc nạn
nhân phải để cho người phạm tội thực hiện giao cấu hoặc thực hiện hành vi
quan hệ tình dục khác. Là những hành vi chủ yếu làm tê liệt hoặc vơ hiệu hóa
sự kháng cự của nạn nhân để người phạm tội thực hiện hành vi giao cấu hoặc
hành vi quan hệ tình dục khác như: vật lộn, giữ chân tay, dùng hung khí de
dọa, bịt miệng nạn nhân, dùng dây trói, bóp cổ, đánh đấm vào cơ thể nạn
nhân,.... Thực tế có trường hợp nạn nhân bị người phạm tội dùng vũ lực tới
mức làm cho nạn nhân bất tỉnh nhưng chưa chết, sau khi người phạm tội thực
hiện xong hành vi đã thỏa mãn được dục vọng thì nạn nhân đã chết thì người
phạm tội có thể phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người, ngồi
tội hiếp dâm mà người phạm tội đã thực hiện.
Hành vi đe dọa dùng vũ lực: Là hành vi của một người dùng lời nói hoặc
hành động nhằm uy hiếp về tinh thần nạn nhân, làm cho nạn nhân sợ hãi, tê
liệt ý chí kháng cự, buộc nạn nhân phải chịu cho người phạm tội giao cấu

hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác mà khơng kháng cự như: dọa
giết chết, dọa gây thiệt hại tính mạng sức khỏe người thân, dọa đánh, dọa

14


chém, dọa bắn hay các hành vi đe dọa khác ....Điều luật không quy định đe
dọa dùng vũ lực ngay tức khắc nên có thể hiểu hành vi đe dọa dùng vũ lực ở
đây bao gồm đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc và trường hợp đe dọa dùng vũ
lực sau đó cách một thời gian, tuy nhiên thơng thường đối với Tội hiếp dâm
người dưới 16 tuổi được hiểu là hành vi dùng vũ lực ngay tức khắc, khơng có
khoản cách về mặt thời gian và sức mạnh của sự đe dọa đã đến mức làm cho
nạn nhân bị tê liệt hồn tồn ý chí kháng cự lại với người phạm tội.
Hành vi lợi dụng tình trạng khơng thể tự vệ được của nạn nhân: là hành vi
lợi dụng tình trạng sẳn có của nạn nhân khi nạn nhân bị đau ốm, bệnh tật, hay
ngất xỉu, say rượu,….với tình trạng này thì nạn nhân khơng thể kháng cự
được nếu như bị người khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục
khác. Tình trạng khơng thể chống cự được là ngẫu nhiên, sẳn có từ chính nạn
nhân chứ không phải do người phạm tội thực hiện hay tạo ra tình trạng khơng
thể chống cự được như việc lợi dụng nạn nhân bại liệt, bệnh tật, thiểu năng về
trí tuệ,…. để thực hiện hành vi. Do đó, theo quy định tại khoản 1 Điều 141 và
khoản 1 Điều 142 của Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) là việc
người phạm tội lợi dụng tình trạng người bị hại lâm vào một trong những
hoàn cảnh sau đây để giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác:
Người bị hại khơng thể chống cự được (ví dụ: người bị hại bị bệnh tật, tai
nạn, bị ngất xỉu, bị trói, bị khuyết tật.... dẫn đến không thể chống cự được);
Người bị hại bị hạn chế hoặc bị mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển
hành vi (ví dụ: người bị hại bị say rượu, bia, thuốc ngủ, thuốc gây mê, ma túy,
thuốc an thần, thuốc kích thích, các chất kích thích khác, bị bệnh tâm thần
hoặc bị bệnh khác... dẫn đến nạn nhân bị hạn chế hoặc bị mất khả năng nhận

thức, khả năng điều khiển hành vi).
Hành vi dùng thủ đoạn khác: là hành vi mà phạm phạm tội thực hiện giao
cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác không được sự đồng ý của
nạn nhân. Là những thủ đoạn như đầu độc nạn nhân; cho nạn nhân uống thuốc

15


ngủ, thuốc gây mê, uống rượu, bia hoặc các chất kích thích mạnh khác làm
nạn nhân lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển
hành vi để giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác; hứa hẹn
cho tốt nghiệp, cho đi học, đi thi đấu, đi biểu diễn ở nước ngoài để giao cấu
hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác.
Về hậu quả thiệt hại: Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi là tội cấu thành
hình thức, tức là chỉ cần người phạm tội sử dụng vũ lực, đe dọa sử dụng vũ
lực, lợi dụng tình trạng khơng tự vệ được của nạn nhân hoặc sử dụng các thủ
đoạn khác để giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái ý
muốn với nạn nhân là người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi hoặc thực hiện các
hành vi giao cấu, quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi thì đã cấu
thành Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi.
Việc thực hiện xong hành vi giao cấu hoặc hành vi quan hệ tình dục khác
trong Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi không nên được xem là căn cứ để xác
định chủ thể thực hiện tội phạm đã phạm tội. Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi
là tội cấu thành hình thức, tức là trong ý nghĩ của chủ thể thực hiện hành vi
phải thể hiện mong muốn giao cấu hoặc thực hiện các hành vi quan hệ tình
dục khác với nạn nhân. Các hành vi để thực hiện được ý đồ đó trên thực tế
phải được diễn ra trước, hành vi giao cấu và hành vi quan hệ tình dục khác
khơng nhất thiết phải ở tình trạng hồn thành mà có thể được diễn ra ở giai
đoạn chuẩn bị, phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành hoặc phạm tội chưa đạt đã
hoàn thành. Mục đích cuối cùng là thỏa mãn nhu cầu tình dục của người

phạm tội trái ý muốn đối với nạn nhân, để đánh giá điều này rất khó khăn.
Nên trên thực tế chỉ cần dựa vào việc đối tượng đã thực hiện đủ các thủ đoạn
khác nhằm mục đích giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác
(như cho nạn nhân uống thuốc kích thích, thuốc mê nhằm để nạn nhân không
kháng cự khi người phạm tội thực hiện giao cấu nhưng vì một lý do gì đó mà
không thực hiện được) trước khi giao cấu hoặc hành vi quan hệ tình dục khác,

16


không kể hành vi đã kết thúc về mặt sinh lý hay chưa là đã đủ cấu thành tội
phạm đối với Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi.
Nhóm dấu hiệu khách quan khác không phải là dấu hiệu bắt buộc trong
cấu thành tội phạm như: công cụ phạm tội, phương tiện thực hiện phạm tội,
thời gian, địa điểm, hoàn cảnh phạm tội... Tuy nhiên việc xác định các dấu
hiệu này có ý nghĩa quan trọng cho cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình
khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử. Do những dấu hiệu này góp phần xác định
tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, có ý nghĩa
trong việc định khung hình phạt trong cấu thành tội phạm tăng nặng, đồng
thời thơng qua đó làm rõ được ngun nhân và điều kiện phạm tội (nguyên
nhân khách quan là mặt trái của nền kinh tế thị trường, sự du nhập của những
luồng văn hóa khơng chính thống, lối sống thực dụng, việc tiếp xúc với phim
ảnh bạo lực khiêu dâm và văn hóa phẩm đồi trụy đã tác động tiêu cực đến con
người dẫn đến thực hiện hành vi phạm tội, nguyên nhân chủ quan là từ phía
nạn nhân, nhóm nạn nhân dưới 16 tuổi là còn trẻ, thiếu hiểu biết, thiếu nhận
thức về những mối nguy hiểm tiềm ẩn từ các mối quan hệ xã hội, đặc biệt
những mối quan hệ qua mạng internet, sự thiếu quan tâm của gia đình cha mẹ
đối với nạn nhân, lối sống không lành mạnh…v..v..), để từ đó tìm ra các
phương pháp hữu hiệu cho việc đấu tranh phòng chống tội phạm.
Với những đặc điểm phân tích như vậy, chúng ta có thể thấy rằng Tội hiếp

dâm người dưới 16 tuổi có cấu thành tội phạm hình thức.
Chủ thể của Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi:
Chủ thể của tội phạm là nam giới và nữ giới là người thực hiện hành vi
nguy hiểm cho xã hội thỏa mãn hai điều kiện: Có năng lực trách nhiệm hình
sự và độ tuổi là những dấu hiệu pháp lý bắt buộc của chủ thể tội phạm. Lý do
có chủ thể là nữ giời bởi vì Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) có
đã có sự thay đổi là xử lý cả các hành vi quan hệ tình dục khác, đây là các
hành vi khơng bị trói buộc bởi quan điểm về hành vi giao cấu thông thường

17


giữa nam giới và nữ giới. Như vậy người nào đủ năng lực trách nhiệm hình
sự, dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng khơng thể tự vệ
được của nạn nhân hoặc bằng thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi
quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân thì đều có thể trở thành
chủ thể của tội phạm đối với Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi.
Do đó, chủ thể của Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi phải đảm bảo được
03 yếu tố sau: Chủ thể phải là cá nhân một con người đang sống; đủ tuổi chịu
trách nhiệm hình sự và có năng lực trách nhiệm hình sự. Từ những phân tích
trên có thể đưa ra kết luận chủ thể của Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi là bất
kỳ người nào có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự - BLHS khơng có quy
định trực tiếp như thế nào là trách nhiệm hình sự nhưng có quy định thế nào
là trong tình trạng khơng có năng lực trách nhiệm hình sự tại Điều 21 Bộ luật
Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) - và từ đủ 14 tuổi - khoản 2 Điều
12 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) - mà thực hiện hành vi
được mô tả trong cấu thành tội phạm tại Điều 142 BLHS 2015 (tại Điều 142
BLHS 2015 cho thấy khơng có trường hợp phạm tội nào tương ứng tội ít
nghiêm trọng) thì phải chịu trách nhiệm hình sự đối với hành vi phạm tội đó
của mình theo quy định của điều luật.

Mặt chủ quan của Tội Hiếp dâm người dưới 16 tuổi:
Mặt chủ quan của tội phạm là diễn biến tâm lý bên trong của người
phạm tội, mặt chủ quan thuộc về suy nghĩ của người thực hiện hành vi phạm
tội chưa được thể hiện ra bên ngồi, vì vậy người khác khơng thể cảm nhận
được những điều đó thơng qua việc tiếp xúc thơng thường mà cần phải có một
q trình nhận thức theo phương pháp biện chứng. Mặt chủ quan của cấu
thành tội phạm là mặt bên trong không thể thấy được nếu nó khơng thể hiện
ra bên ngồi bằng hành vi nguy hiểm cho xã hội, bằng hậu quả tác hại, bằng
thời gian, địa điểm, phương pháp công cụ thực hiện phạm tội…. bao gồm các
dấu hiệu là lỗi, động cơ và mục đích của tội phạm.

18


Dấu hiệu lỗi là dấu hiệu bắt buộc quan trọng nhất, được phản ánh trong
tất cả các cấu thành tội phạm. Vì tội phạm nào cũng thực hiện do lỗi cố ý hay
vô ý. Lỗi của người phạm Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi là lỗi cố ý do tội
danh này có cấu thành hình thức vì người phạm tội nhận thức rõ hành vi giao
cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái ý muốn với nạn nhân
hay không trái ý muốn với nạn nhân mà nạn nhân dưới 13 tuổi bằng một trong
những thủ đoạn đã phân tích ở mặt khách quan của Tội phạm hiếp dâm người
dưới 16 tuổi (dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng khơng
thể tự vệ được của nạn nhân hoặc dùng thủ đoạn khác) hoặc không quan tâm
đến độ tuổi của nạn nhân.
Dấu hiệu động cơ phạm tội là dấu hiệu không bắt buộc được hiểu là
động lực bên trong thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội cố ý,
động cơ phạm tội làm ảnh hưởng đến mức độ nguy hiểm cho xã hội nhưng
không làm thay đổi cơ bản về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi
phạm tội. Trên thực tế xã hội thường thấy động cơ phạm tội của những người
phạm Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi thường là do ham muốn dục vọng của

bản thân người phạm tội, nhu cầu tình dục hoặc các lý do khác như mâu thuẫn
cá nhân nên muốn hủy hoại cuộc đời của nạn nhân, bị xúi giục thực hiện hành
vi phạm tội vì tiền hay lợi ích khác. Tuy nhiên, động cơ phạm tội không phải
là dấu hiệu bắt buộc để định khung và định tội.
Dấu hiệu mục đích phạm tội là dấu hiệu khơng bắt buộc là kết quả mà
trong ý thức mà người phạm tội mong muốn đạt được khi thực hiện hành vi
giao cấu với nạn nhân. Tuy nhiên, việc làm rõ động cơ, mục đích phạm tội có
ý nghĩa cho cơ quan tiến hành tố tụng trong việc xác định tính nguy hiểm cho
xã hội của hành vi mà người phạm tội gây ra, đồng thời góp phần đánh giá
mức độ lỗi nhằm quyết định hình phạt tương xứng.

19


1.2.2 Dấu hiệu định khung của Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi
Các hiệu định khung của Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi là gồm ba
dạng: Dạng hành vi thuộc khung cơ bản, hành vi thuộc khung tăng nặng thứ
nhất và hành vi thuộc khung tăng thứ hai.
Dấu hiệu thuộc khung tăng nặng thứ nhất:
Hành vi thuộc khung tăng nặng thứ nhất quy định tại khoản 2 Điều 142
BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) bao gồm các dấu hiệu:
- Có tính chất loạn ln:
Đối với dấu hiệu là có tính chất loạn ln được hiểu là người phạm tội đã
hiếp dâm với người cùng dòng máu về trực hệ, với anh chị em cùng cha mẹ,
anh chị em cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; thì đây là tình tiết định
khung cần thiết nhất, và hành vi có tính chất loạn ln là đáng lên án nhất, cần
phải xử lý nghiêm minh vì tính chất nguy hiểm khôn lường về mặt hậu quả
dài lâu của nó. Về mặt sinh học do có cùng dịng máu (bộ gen), nếu hành vi
giao cấu của người phạm tội này nếu dẫn đến nạn nhân có thai và sinh con thì
hậu quả những đứa bé được sinh ra có nhiều khả năng sẽ bị quái thai, dị tật,

khuyết tật, đần độn… đó là điều khơng tốt đối với thế hệ tương lai, sẽ là một
gánh nặng cho gia đình nạn nhân, gánh nặng cho xã hội. Bên cạnh đó, hành vi
phạm tội có tính chất loạn ln ảnh hưởng tới tập quán, ảnh hưởng nghiêm
trọng đến thuần phong mỹ tục, bởi hành vi đó đi ngược lại những giá trị về
đạo đức xã hội, bị xã hội lên án kịch liệt. Vì vậy, việc quy định hành vi hiếp
dâm người dưới 16 tuổi có tính chất loạn ln là tình tiết định khung tăng
nặng cho Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi với khung hình phạt như tại khoản
2 là đúng đắn và nghiêm minh của pháp luật.
- Làm nạn nhân có thai:
Đối với dấu hiệu làm nạn nhân có thai là thai nhi được hình thành từ
hành vi hiếp dâm của người phạm tội đối với nạn nhân, thì các cơ quan tiến
hành tố tụng phải xác định thai nhi là kết quả của việc giao cấu giữa người

20


×