ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VĨNH LONG
GIÁO TRÌNH
MƠ ĐUN: SỬA CHỮA MÁY IN THIẾT BỊ
NGOẠI VI
NGHỀ: KỸ THUẬT SỬA CHỮA, LẮP RÁP MÁY TÍNH
TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP
(Ban hành theo Quyết định số 171 /QĐ - CĐNVL ngày 14 tháng 8 năm 2017
của Hiệu trưởng trường Cao đẳng nghề Vĩnh Long)
(Lưu hành nội bộ)
NĂM 2017
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VĨNH LONG
Tác giả biên soạn: Trương Nguyễn Thịnh Cương
GIÁO TRÌNH
MƠ ĐUN: SỬA CHỮA MÁY IN THIẾT BỊ
NGOẠI VI
NGHỀ: KỸ THUẬT SỬA CHỮA, LẮP RÁP MÁY TÍNH
TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP
NĂM 2017
LỜI MỞ ĐẦU
Giáo trình sửa chữa thiết bị ngoại vi máy in, được biên soạn nhầm phục vụ cho
học sinh học nghề tại trường cao đẳng nghề Vĩnh Long nói chung, ngồi ra cịn là tài
liệu tham khảo cho các học sinh, sinh viên cần tìm hiểu nghiên cứu về máy in và thiết
bị ngoại vi như hệ thống loa, bàn phím chuột, máy scan.
Cuốn giáo trình này là sự đúc kết những kiến thức cơ bản qua những tiết giảng
và bài giảng trên lớp học, nội dung trong giáo trình này được tóm lược một số kiến
thức hết sức cơ bản, nhầm giúp học viên có một nền tản cơ bản để phát triển nghề
nghiệp sau này.
Giáo trình này được biên soạn trong một thời gian rất ngắn, do đó khơng thể
tránh sai sót về câu từ và lỗi đánh máy cũng như về mặt nội dung, mong được học
viên, các bạn đồng nghiệp vui lịng đóng góp để giáo trình ngày càng hồn thiện hơn.
Giáo trình này gồm có 5 bài học:
Bài 1: Giới thiệu cơ bản về các cổng giao tiếp của máy tính với máy in và các
thiết bị ngoại vi.
Bài 2: Đây cũng là trọng tâm trong giáo trình này, tác giả trình bày một số kiến
thức rất cơ bản về máy in như bơm mực máy in, tháo lắp thay thế các bộ phận máy in,
các hiện tượng hư hỏng cơ bản, nhầm giúp học viên có nền tảng kiến thức cơ bản để
phát triển nghề nghiệp sau này.
Bài 3: Tác giả trình bày cơ bản về chuột và bàn phím, giúp học viên có thể tự
bảo trì cơ bản về chuột phím cho máy tính cá nhân của mình, qua đó hiểu được nguyên
lý hoạt động của chúng.
Bài 4: Trình bày ngắn gọn về máy scan, giúp cho học viên có thể tự thao tác lắp
đặt vận hành và khắc phục được một số lỗi cơ bản về máy scan.
Bài 5: Trình bày ngắn gọn về hệ thống loa vi tính, giúp cho học viên hiểu được
cấu tạo, có thể tự sửa chữa được một số pan căn bản của hệ thống loa vi tính.
Mục tiêu cần đạt được về kiến thức và kỹ năng sau khi học:
- Kiến thức:
+ Phân biệt được các loại máy in và các thiết bị ngoại vi;
+ Trình bày được các nguyên tắc hoạt động của máy in;
+ Trình bày được các nguyên tắc hoạt động của thiết bị ngoại vi;
- Kỹ năng:
+ Sửa chữa các hư hỏng thường gặp của các loại máy in;
+ Bảo dưỡng sửa chữa được hư hỏng chuột, bàn phím;
+ Bảo dưỡng sửa chữa được máy scanner;
+ Bảo dưỡng sửa chữa được hệ thống khuếch đại, loa;
+ Cài đặt được các loại máy in và các thiết bị ngoại vi;
+ Xác định thay thế chính xác linh kiện hư hỏng của máy in và thiết bị ngoại vi;
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Cẩn thận, nhẹ tay trong thao tác sửa chữa;
+ Hỗ trợ, nghiêm túc trong học tập.
Tác giả biên soạn
MỤC LỤC
Trang
Bài 1: CÁC CỔNG GIAO TIẾP CỦA MÁY TÍNH .......................................................1
1. Cổng song song .......................................................................................................1
2. Khe cắm mở rộng ....................................................................................................1
3. Cổng nối tiếp RS 232 ..............................................................................................1
4. Cổng PS2, USB .......................................................................................................2
BÀI TẬP ..........................................................................................................................3
Bài 2 : SỬA CHỮA MÁY IN .........................................................................................4
1. Giới thiệu chung về máy in .....................................................................................4
1.1. Các đặt tính và thơng số kỹ thuật .....................................................................4
1.2. Các khối điển hình ............................................................................................5
2. Các chi tiết, linh kiện điển hình ...............................................................................8
2.1. Các chi tiết linh kiện, điện cơ ...........................................................................8
2.2. Các linh kiện điện tử.......................................................................................11
3. Công nghệ in tĩnh điện ..........................................................................................11
3.1. Phương pháp in tĩnh điện................................................................................12
3.2. Cơ chế ghi .......................................................................................................12
3.3. Cartridge(bộ phận tạo ảnh) .............................................................................14
4. Cấu tạo nguyên lý hoạt động máy in .....................................................................15
5. Quá trình khởi động máy in ...................................................................................16
5.1. Quá trình test máy in ......................................................................................16
5.2. Các sự cố khi test máy in ................................................................................19
6. Nguyên lý tạo ảnh trên giấy in ..............................................................................19
7. Các chỉ dẫn tìm sai hỏng .......................................................................................26
7.1. Chu trình tìm sai hỏng ....................................................................................26
7.2. Thu thập thông số kỹ thuật .............................................................................26
8. Sửa chữa thay thế phần cơ khí máy in ...................................................................28
8.1. Đổ mực và thay thế các chi tiết Cartridge ......................................................28
8.1.1 Hướng dẫn đổ mực thay thế linh kiện trong hộp Cartridge .....................28
8.1.3. Tháo lắp hộp Cartridge và đổ mực cho dòng máy ..................................34
8.2. Tháo kiểm tra thay thế hộp gương máy in .....................................................38
8.2.1. Hướng dẫn tháo kiểm tra thay thế hộp gương .........................................38
8.2.2. Các hiện tượng hư hỏng hộp gương ........................................................39
8.3. Tháo kiểm tra thay thế phần bộ sấy ................................................................40
8.3.1. Tháo kiểm tra thay thế lô sấy, thanh nhiệt, áo sấy ..................................40
8.3.2. Các hiện tượng hư hỏng trên lô sấy .........................................................42
8.4. Xây dựng chu trình tìm sai hỏng ...................................................................43
9. Sửa chữa phần điện................................................................................................43
9.1. Sửa chữa khối nguồn ......................................................................................43
9.2. Mạch điều khiển nguồn AC cho bộ phận sấy .................................................49
9.3. Mạch hạ áp cấp cho khối điều khiển hộp gương và card giao tiếp ................52
BÀI TẬP ........................................................................................................................54
1. Trình bày qui trình khởi động máy in laser đơn sắc? ...............................................54
2. Vẽ sơ đồ điện áp ra khối nguồn và phụ tải của máy in canon 2900? ........................54
3. Cho biết nhiệm vụ bộ sấy trong máy in laser đơn sắc ...............................................54
4. Cho biết nhiệm vụ của thanh nhiệt trong máy in laser đơn sắc? ...............................54
1. Giới thiệu, nguyên lý hoạt động của chuột và bàn phím .......................................55
1.1. Bàn phím(keyboard) .......................................................................................55
1.1.1. Giới thiệu .................................................................................................55
1.1.2. Nguyên lý hoạt động của bàn phím .............................................................55
1.2. Chuột(mouse) .................................................................................................56
1.2.1. Giới thiệu: ................................................................................................56
1.2.2. Cấu tạo nguyên lý hoạt động của chuột ..................................................56
2. Bảo quản, sửa chữa chuột – các sự cố hư hỏng và cách khắc phục ......................59
3. Bảo quản, sửa chữa bàn phím – các sự cố hư hỏng và cách khắc phục ................61
BÀI TẬP ........................................................................................................................62
Bài 4: SỬA CHỮA SCANNER ....................................................................................63
1. Giới thiệu, nguyên lý hoạt động của scanner. .......................................................63
1.1. Giới thiệu ........................................................................................................63
1.2. Nguyên lý hoạt động ......................................................................................64
2. Nguyên lý làm việc ................................................................................................64
3. Cài đặt, các chế độ kiểm tra...................................................................................65
4. Các sự cố hư hỏng và cách khắc phục ...................................................................69
BÀI TẬP ........................................................................................................................70
1. Sơ đồ khối, nguyên lý hoạt động ..........................................................................71
2. Mạch khuếch đại và cách sửa chữa. ......................................................................73
2.1. Mạch khuếch đại đảo pha ...............................................................................73
2.2. Mạch khuếch đại không đảo pha ....................................................................73
2.3. Op – amp 4458 – TL082 ................................................................................74
2.4. Mạch khuếch đại công suất ............................................................................74
2.4.1. IC 2025 ....................................................................................................74
2.4.2. IC TDA 2030 ...........................................................................................74
2.5. Cách sửa chữa mạch khuếch đại công suất ....................................................75
3. Hệ thống loa...........................................................................................................75
4. Sửa chữa hệ thống loa - Các sự cố hư hỏng và cách khắc phục ............................75
BÀI TẬP ........................................................................................................................76
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................77
Bài 1: CÁC CỔNG GIAO TIẾP CỦA MÁY TÍNH
MỤC TIÊU CỦA BÀI:
- Nắm được các rãnh cắm mở rộng, các cổng nối tiếp.
- Hiểu được các đặc điểm chung của các cổng.
- Phân tích được các tính chất,cơng dụng của các cổng và nắm bắt một số
nguyên nhân hư hỏng.
NỘI DUNG CHÍNH:
1. Cổng song song
Cổng song song được kết nối với máy in trên những đường dây song song với
máy tính có trên các card I/O hoặc nằm trên mainboard đối với các máy pentium sau
này. Cổng này được gọi bởi nhiều tên khác nhau như cổng LPT(Line Printer), cổng
máy in centronics, cổng máy in song song.
Hình 1.1 Cổng song song
2. Khe cắm mở rộng
Khe cắm mở rộng dùng để cắm các Card mở rộng như: VGA Card, Sound
Card, LAN Card, Modem trong,… Khe cắm mở rộng là phần chiếm nhiều diện tích
lớn nhất trên Mainboard. Các khe cắm mở rộng phải được thiết kế phù hợp với các
loại card mở rộng nên các khe cắm này được thiết kế theo nhiều chuẩn khác nhau. Nhờ
các khe cắm mở rộng mà có thể bổ sung nhiều tính năng mới cho máy tính thơng qua
các card mở rộng.
Khe cắm mở rộng gồm có:
- Khe cắm ISA (8 bit hoặc 16 bit)
- Khe cắm PCI (Peripheral Component Interconect)
- Khe cắm AGP (Accelerated Graphic Port).
3. Cổng nối tiếp RS 232
- Cổng nối tiếp RS232 là một giao diện phổ biến rộng rãi. Người ta còn gọi
cổng này là cổng COM1, còn cổng COM2 để tự do cho các ứng dụng khác. Giống như
cổng song song máy in, cổng COM cũng được sử dụng một cách thuận tiện cho việc
giao tiếp với thiết bị ngoại vi. Việc truyền dữ liệu qua cổng COM được tiến hành theo
1
cách nối tiếp, nghĩa là các bit dữ liệu được truyền đi nối tiếp nhau trên một đường dẫn.
Loại truyền này có khả năng dùng cho những ứng dụng có yêu cầu truyền khoảng cách
lớn hơn, bởi vì khả năng gây nhiễu là nhỏ.
Cổng COM có tổng cộng 8 đường dẫn, chưa kể đến đường nối đất. Trên thực tế
có hai loại cổng một loại 9 chân và một loại 25 chân.
Hình 1.2 Cổng COM
Vì cổng COM hiện nay khơng còn phổ biến do tốc độ truyền thấp do vậy xuất
hiện chuẩn USB giao tiếp tốt hơn, do đó trên nhiều mainboard nhà sản xuất khơng cịn
tích hợp cổng COM trên đó.
Hình 1.3 Cổng song song- com- ps/2
4. Cổng PS2, USB
+ Cổng PS2:
Là một giao diện phần cứng dùng để kết nối bàn phím, con chuột và một số
thiết bị sử dụng cổng PS/2 khác vào máy tính. Giao diện PS/2 là một loại đầu nối 6-pin
MINI DIN (DIN - Deutsches Institut fur Normung - là một chuẩn giao diện được phát
triển Viện khoa học về Định chuẩn của Đức). PS/2 là tên hiệu của dịng máy tính cá
nhân do hãng IBM sản xuất vào năm 1987 (thuộc dòng 286). Dòng máy này giới thiệu
các chuẩn mới như : Micro Channel Bus (sau này được thay thế bởi chuẩn PCI), card
màn hình (VGA Graphics), ổ đĩa mềm 3.5" và các cổng giao tiếp PS/2 cho keyboard
và mouse. Do vậy, khi được sử dụng rộng rãi cho mọi người và được phát triển trên đủ
loại máy tính khác nhau thì người ta vẫn gọi giao diện này là cổng PS/2. Máy tính để
bàn (desktop) thường có hai cổng PS/2 riêng biệt - một dùng cho keyboard và một
dùng cho mouse. Máy tính xách tay (laptop) thường có một cổng PS/2 dùng chung cho
cả keyboard và mouse gắn bên ngoài.
2
Hình 1.4 Cổng P/S 2
+ Cổng USB: USB(Universal Serial Bus) là chuẩn kết nối giao tiếp giữa máy tính cá
nhân và các thiết bị điện tử dân dụng. Cổng USB cho phép các thiết bị điện tử dùng
cáp kết nối đến máy tính. USB cho phép truyền dữ liệu giữa các thiết bị, đồng thời
cũng là cổng cung cấp nguồn qua cáp cho các thiết bị mà không cần đến nguồn riêng
cho chúng.
USB được phát triển bởi một nhóm các thành viên như: Intel, Compaq,
Microsoft, Digital, IBM, Northern Telecom và được chính thức cấp chứng nhận vào
đầu năm 1996. USB có thể hỗ trợ cho hơn 127 loại thiết bị ngoại vi khác nhau
USB có thể dùng để thay thế các cổng giao tiếp nối tiếp(series) và song song(parallel).
Bên cạnh đó, USB cịn kết nối đến các thiết bị ngoại vi trên máy tính như chuột, bàn
phím, thiết bị chơi game, máy scanner, máy ảnh kỹ thuật số, bút lưu trữ...
Hình 1.5 Cổng USB
BÀI TẬP
1. Cho biết nhiệm vụ cổng COM?, cổng COM có mấy loại, loại mấy chân?
2. Cổng song song là gì? Cổng song song thường sử dụng để làm gì trong máy in?
3
Bài 2 : SỬA CHỮA MÁY IN
MỤC TIÊU CỦA BÀI:
− Nêu được vai trị và các thơng số kỹ thuật của từng linh kiện;
− Phân tích được hoạt động của cartridge và trình bày được nguyên nhân sai hỏng;
− Trình bày được qui trình sửa chữa các loại máy in Laser;
− Tháo lắp được các chi tiết của máy in;
− Phân biệt được các linh kiện và thay thế linh kiện chính xác;
− Xác định được nguyên nhân sai hỏng của cartridge và cách khắc phục;
− Sửa chữa các loại máy in Laser;
− Khắc phục các sự cố hư hỏng thông thường của bộ nguồn máy in;
− Xác định lỗi và thay thế được các bộ cảm biến của máy in;
− Phân tích và khắc phục các sự cố hư hỏng phần truyền động.
− Rèn luyện tính chịu khó, tỉ mỉ, chính xác.
NỘI DUNG CHÍNH:
1. Giới thiệu chung về máy in
1.1. Các đặt tính và thơng số kỹ thuật
+ Độ phân giải:
Độ phân giải(Resution) máy in thường được gọi là dpi. Độ phân giải càng cao,
hình ảnh càng sắc nét và thời gian trang in sẽ lâu hơn và cần nhiều bộ nhớ hơn. Máy in
laser có thể đạt tới 1200x 1200 dpi, cho ảnh thật tuyệt vời. Những máy in tinh vi hơn
có thể đạt đến 2400x2400 dpi, nhưng những máy in này có giá rất cao.
Máy in phun mực thường dùng độ phân giải không đồng đều như 720x 360 dpi hoặc
cao hơn. Máy in màu với độ phân giải cao nhất có thể cho ra hình ảnh chẳng khác gì
ảnh chụp.
+ Bộ nhớ:
Dữ liệu gửi tới máy in sẽ lưu trong bộ nhớ (memory) cho đến khi xử lý thành
ảnh in. Vì máy in đập và máy in phun mực tạo hình ảnh trên lần lượt từng dịng, chúng
địi hỏi tương đối ít bộ nhớ(ngay đối với độ phân giải cao). Nhưng máy in laser tạo
hình ảnh trên nguyên trang cùng một lúc, nên phải có đủ bộ nhớ trong máy in mới
chứa hết các điểm trên trang đã cho. Độ phân giải càng cao sẽ cho nhiều điểm hơn, nên
máy in laser khi cần tới 64MB (đơi lúc cịn hơn nữa) để chứa tồn bộ hình ảnh. Nếu
không đủ bộ nhớ, sẽ báo lỗi "memory overrun".
+ Năng suất:
Tốc độ trang quyết định "số trang in trong mỗi phút" (ppm). Máy in ổ trượt(như
máy in đập hoặc máy in phun mực) thường có tốc độ trang chậm hơn(2-6ppm) bởi đầu
4
in dịch chuyển tới lui. Máy in laser chạy nhanh hơn (6-15ppm) vì in nguyên trang
cùng một lúc. Máy in màu chạy chậm hơn máy in đơn sắc. Máy in trong mơi trường
văn phịng - nhất là máy in mạng - phải có năng suất nhanh hơn. Văn phịng nhỏ có
nhu cầu in khơng lớn có thể chấp nhận máy in chậm hơn, rẻ tiền hơn.
+ Màu sắc:
Máy in đơn sắc tỏ ra hữu hiệu cho đủ loại văn bản và hình ảnh thậm chí tách
màu. Máy in màu cho hình ảnh chất lượng cao, có thể dễ dàng đưa vào máy báo biểu,
bảng thuyết trình và tài liệu khác. Máy in màu chạy chậm và đắt tiền hơn máy in đơn
sắc, nên chỉ in màu khi thật cần thiết(để máy ở chế độ đơn sắc khi in văn bản).
+ Chi phí vận hành:
Mỗi máy in đều tốn một khoảng tiền vận hành. Ví dụ, hộp mực EP/Toner cho
Lexmark Optra R tốn khoảng $200 cho 400 trang - khoảng $0.05/trang. Ngược lại, hộp
mực cho máy in màu Brother chiếm khoảng $39 cho 100 trang mà thôi - khoảng
$0.39/trang. Số lượng in sẽ ảnh hưởng đến chi phí vận hành, cho nên càng chạy máy in
nhiều, chi phí sẽ càng cao
1.2. Các khối điển hình
Máy in laser là thiết bị in sử dụng tia laser trong quá trình tạo bản in. Có nhiều
người đã nhầm máy laser với máy in sử dụng đèn LED để tạo bản in.
Sơ đồ khối máy in laser như sau:
Hình 2.1 Sơ đồ khối máy in laser đơn sắc
Khối nguồn :
Ổn định điện áp và cung cấp năng lượng điện cho tồn máy.
Đầu vào của nó là nguồn xoay chiều dân dụng (AC).
Đầu ra của khối nguồn bao gồm các mức nguồn một chiều ổn định, đã được lọc
sạch các can nhiễu (nếu có) của nguồn dân dụng. Sẵn sàng cung cấp cho các mạch
điện trong máy.
Khối nguồn cũng tạo ra cao áp trong từng thời điểm (dưới tác động của khối
điều khiển) để nạp tĩnh điện cho trống, cho giấy trong quá trình tạo bản in. Với máy
photocopy thì cịn có thể sử dụng cao áp cho việc tách giấy nữa.
5
Phần lớn khối nguồn của các máy in, từ in kim_phun_laser_LED đều sử dụng
kiểu mạch nguồn ngắt mở (switching)
Khối data:
Còn gọi là khối giao tiếp, thực hiện nhiệm vụ sau:
Đầu vào : Nhận lệnh in và dữ liệu từ PC gửi sang.
Đầu vào của các máy in đời cũ (như máy kim Epson LQ100/1070/1170 ..., máy
laser HP4L/5L/6L...) được kết nối với PC bằng cổng song song (LPT1/2 ... - parallel).
Đầu vào của các máy in đời mới hơn (như Canon LBP2900...) được kết nối với PC
bằng cổng tuần tự vạn năng (USB - Universial Serial Bus).
Đầu ra : Xuất tín hiệu cho mạch quang và mạch điều khiển
Tín hiệu điều khiển từ PC bao gồm :
• Lệnh kiểm tra tình trạng máy in (hết giấy, sự cố mạch sấy ...)
• Lệnh nạp giấy.
Các tín hiệu nói trên (về mặt xử lý) với cổng song song thì đi chân riêng và
được tách trước mạch dữ liệu đến mạch điều khiển, còn ở cổng USB thì tách sau IC
giao tiếp để đến mạch điều khiển.
Dữ liệu từ PC: Là chuỗi nhị phân (0,1) thể hiện cấp độ xám của từng điểm ảnh
trên bản cần in (những bạn đã học về tivi, monitor sẽ hiểu khái niệm này). Tín hiệu
này được đưa vào mạch xử lý dữ liệu để chuyển đổi thành điện áp tương tự (analog) và
cấp cho mạch quang. Tùy theo biên độ điện áp điều khiển mà diode laser của mạch
quang sẽ phát xạ mạnh hay yếu.
Khối quang
Đầu vào : Bao gồm tín hiệu 2 tín hiệu
• Tín hiệu điều khiển motor lệch tia, được gửi đến từ mạch điều khiển.
• Điện áp điều khiển cường độ phát xạ laser, được gửi đến từ khối data.
Đầu ra : Là các tia laser được trải đều trên suốt chiều dài của trống, với mục
đích làm suy giảm hoặc triệt tiêu tĩnh điện trên mặt trống trong quá trình tạo bản in.
Hình 2.2 Khối quang
Khối sấy :
Thực hiện 3 nhiệm vụ :
6
Tạo ra nhiệt độ cao (với máy HP5L/6L là 1820C, máy Canon LBP là 1830C) để
nung chảy bột mực. Nhiệt độ cao này có thể được tạo ra bằng thanh điện trở hoặc bằng
đèn (haloghen).
Tạo ra lực ép để ép mực (đã được nung chảy) thấm vào xơ giấy để cố định điểm
ảnh trên giấy. Lực ép được tạo ra bằng các trục lăn được nén dưới tác động của lò xo.
Tạo ra lực kéo để kéo giấy ra khỏi máy in sau khi đã sấy_ép. Lực kéo được tạo ra nhờ
hệ thống trục lăn trên/dưới quay ngược chiều nhau.
Khối sấy nhận lệnh từ khối điều khiển để thực hiện các nhiệm vụ. Ngược lại, nó
cũng gửi tín hiệu thơng báo trạng thái nhiệt, trạng thái giấy cho mạch điều khiển để
dừng máy khi có sự cố. Tín hiệu phản hồi này được lấy ra từ các cảm biến (sensor)
Khối cơ :
Bao gồm tập hợp các bánh răng, trục lăn_ép thực hiện các hành trình sau :
• Nạp giấy: kéo giấy từ khay vào trong máy.
• Kéo giấy di chuyển đúng đường đi theo thiết kế, đảm bảo cho giấy được tiếp
xúc với trống.
• Đẩy giấy (đã hồn thành bản in) ra khỏi máy.
Toàn bộ khối cơ được vận hành nhờ lực kéo từ 1 motor chính (capstan motor),
motor được điều khiển bằng lệnh hành trình từ khối điều khiển.
Hệ thống cơ cũng gửi tín hiệu phản hồi về khối điều khiển để thực hiện các
hành vi thích hợp (ví dụ như lặp lại động tác nạp giấy, dừng in và thơng báo cho PC
khi hết giấy, dắt giấy ...)
Hình 2.3 Đường đi của giấy trong máy in laser
Khối điều khiển :
Điều khiển toàn bộ mọi hoạt động của máy. Về mặt phương thức chính là điều
khiển tùy động (servo).
Đầu vào : Gồm các tín hiệu
• Lệnh thơng báo tình trạng (từ PC sang)
7
• Lệnh in, nhận dữ liệu in.
• Tín hiệu phản hồi từ các khối.
Đầu ra : Gồm các tín hiệu
• Thơng báo trạng thái (gửi sang PC)
• Mở cổng, nhận và giải mã dữ liệu sang analog (gửi tới data)
• Tạo cao áp (gửi sang nguồn)
• Quay capstan motor (gửi sang cơ)
• Mở nguồn cấp cho mạch sấy (gửi sang sấy)
• Quay motor lệch tia (gửi sang quang)
• Mở diode laser (gửi sang quang)
• Sẵn sàng (ready - gửi sang tất cả các khối)
2. Các chi tiết, linh kiện điển hình
2.1. Các chi tiết linh kiện, điện cơ
+ Khối điều khiển - quang
Hình 2.4 Khối quang
8
Hình 2.5 Hộp gương
Hình 2.6 – Khối điều khiển, điều khiển hệ thống cơ khí để cho giấy đi qua buồng in và
giám sát đường đi của giấy
9
Hình 2.7 - Vị trí các Sensor (cảm biến) và Motor trên máy In Canon 2900
Hình 2.8 - Hộp Cartridge (Hệ thống tạo ảnh)
Hình 2.9 - Hình ảnh được tạo ra khi đi qua trống In
10
2.2. Các linh kiện điện tử
Hình 2.10 Khối nguồn máy in laser
Hình 2.11 Sơ đồ ngun lý khối nguồn
3. Cơng nghệ in tĩnh điện
11
3.1. Phương pháp in tĩnh điện
Hình 2.12 Qui trình in tĩnh điện
3.2. Cơ chế ghi
Bao gồm các công đoạn:
Công đoạn 1: Tạo tia laser
- Tín hiệu biểu thị cấp độ xám của từng điểm ảnh (point) tồn tại dưới dạng điện
áp analog được gửi từ mạch data tới khối quang.
IC khuyếch đại sẽ tăng cường cơng suất của tín hiệu này cấp cho laser diode sẽ
làm cho nó phát xạ tia laser, cường độ tia phụ thuộc cơng suất tín hiệu đưa vào. Tia
laser này được hội tụ, lọc và qua các hệ thống lệch_phản xạ .. để qua khe hộp quang
rải thành dòng (ảnh) trên suốt chiều dài của trống.
Cơng đoạn 2: Nạp trống
- Trống có cấu tạo là một ống nhơm. Vỏ ngồi được phủ một lớp chất nhạy
quang, khi in trống quay với 1 tốc độ không đổi.
- Mạch cao áp tạo ra một điện áp (+) thơng qua thanh qt (nằm trong lịng
trống) để nạp lên bề mặt trống một điện áp (+).
Như vậy toàn bộ bề mặt (lớp phủ nhạy quang) của trống có điện áp (+) đồng
đều.
- Lưu ý : Lớp nhạy quang này dẫn điện kém do vậy giữa các điểm trên trống
khả năng xuyên lẫn điện áp sang nhau là rất nhỏ.
12
Hình 2.13 Cơ chế ghi
Cơng đoạn 3: Nạp tĩnh điện cho giấy
- Giấy được các bánh xe vận chuyển kéo qua (thường là gầm) trống, có một
thanh kim loại nằm đỡ suốt chiều ngang của giấy, thanh này thường bằng inox được
nối (thường qua tiếp điểm đàn hồi bằng lò xo) với mạch cao áp có giá trị điện áp (+)
lớn hơn điện áp nạp trống. Như vậy giấy sẽ bị nhiễm điện và trên nó sẽ hình thành
1sức hút (lớn hơn sức hút của trống)
Tạo bản:
- Tia laser sau khi qua các khe hộp quang sẽ bắn vào bề mặt trống, điện áp trên
lớp phủ nhạy quang sẽ suy giảm khi bị tia laser bắn vào, điểm nào bị bắn mạnh thì suy
giảm nhiều, bị bắn yếu thì suy giảm ít…
Như vậy: Sau khi bị tia laser (với cường độ mỗi tia phụ thuộc cấp độ xám của
điểm ảnh) bắn vào thì bề mặt trống đã khơng cịn đồng nhất về mặt điện áp. Có thể mơ
phỏng bằng hình dưới
Hình 2.14 Cơ chế ghi
Trống sau khi được “bắn” tiếp tục di chuyển và tiếp xúc với trục từ. Bột mực từ
hộp chứa được trục từ hút và dàn đều trên thân trục. Tùy từng loại máy mà bột mực có
thể được nạp hoặc khơng nạp điện áp âm.
13
- Khi tiếp xúc với trục từ, lực hút của điện áp (+) trên trống sẽ lôi kéo các hạt
mực bám vào bề mặt trống. Điểm nào có điện áp cao thì hút nhiều, có điện áp thấp thì
hút ít, điện áp rất thấp thì khơng hút.
Trong lúc đó, giấy có sức hút lớn hơn trống sẽ lơi kéo các hạt mực trên trống
nhảy sang bám vào giấy. Tập hợp các hạt mực, chỗ nhiều_chỗ ít sẽ tạo thành ảnh cần
in trên giấy.
Dĩ nhiên là chưa thể sử dụng vì chưa cố định bản. Nếu dừng ở bước này
và lôi giấy khỏi buồng máy các hạt mực sẽ rụng ra khỏi giấy 1 cách dễ dàng.
Hình 2.15 Cơ chế ghi
3.3. Cartridge(bộ phận tạo ảnh)
Hình 2.16 Bộ phận tạo ảnh
Sau đây là sơ đồ cấp điện trên Cartridge
14
Hình 2.17 Qui trình tạo ảnh
Bộ phận tạo ảnh có nhiệm vụ tạo ra hình ảnh trên giấy, hầu hết các hoạt động
của máy in đều phục vụ cho hoạt động của khối tạo ảnh (Cartridge). Hoạt động của
khối tạo ảnh được minh hoạ như sau:
Hình 2.18 Qui trình tạo ảnh
4. Cấu tạo nguyên lý hoạt động máy in
15
Hình 2.19 Cấu tạo nguyên lý máy in laser đơn sắc
Main input tray:
Priority input tray:
Pick-up roler:
Pickup solenoid:
Khay giấy chính.
Khay giấy ưu tiên.
Con lăn lấy giấy.
Rơ le lấy giấy.
Paper width sensor (PS802):
Top page sensor (PS801):
Sensor end (PS803):
Main motor:
Cảm biến độ rộng giấy.
Cảm biến đầu trang.
Cảm biến cuối hành trình.
Mơ tơ chính.
5. Quá trình khởi động máy in
5.1. Quá trình test máy in
Bắt đầu từ việc bật công tắc nguồn hoặc cắm dây nguồn (vì 1 số máy in như
HP4L/5L/6L khơng có công tắc, cắm dây nguồn là chạy ngay)
Mạch điều khiển (dùng MCU) ra lệnh kiểm tra :
+ Kiểm tra trạng thái cửa :
Cửa (không bao gồm khay giấy vào/ra) của máy in là nơi mà người sử dụng
(hoặc kỹ thuật viên) có thể tiếp xúc một cách sơ bộ để thực hiện các tác vụ sau:
• Thay thế hộp mực.
• Vệ sinh đường tải, trục (thường có lớp vỏ mút) nạp trống.
• Kiểm tra xem có "dắt" giấy trên đường tải khơng.
Các máy in laser thường có từ 1 đến 2 cửa.
Cửa trước :
• Tháo/lắp hộp mực, kiểm tra đường tải.
16
Cửa sau :
• Kiểm tra, kéo giấy bị "dắt" ở đầu ra lơ sấy.
Ngồi ra, cửa (trước) cịn có tác dụng che kín buồng tạo bản in. Đảm bảo cho
ánh sáng ngồi khơng "gây nhiễu" cho tia laser trong q trình tạo bản in.
Các cửa đều có "cơng tắc", có thể là cơng tắc cơ khí hoặc quang điện. Khi cửa
được đóng sẽ có tín hiệu báo về mạch điều khiển để tiếp tục các bước sau.
Nếu muốn mở cửa để theo dõi vận hành của máy, bạn phải tìm ra khe chứa
cơng tắc cửa và tác động vào nó (dán băng dính ép vào hoặc dùng tơ vít chọc vào)
Nếu tất cả các cửa đều đóng, cơng tắc tốt thì trạng thái cửa được nhận định là tốt.
Mạch điều khiển sẽ kiểm tra tiếp trạng thái cơ.
Nếu có ít nhất 1 trong các cửa bị mở, công tắc hư thì trạng thái cửa sẽ được
nhận định lỗi. Mạch điều khiển sẽ cho sáng đèn báo lỗi.
+ Kiểm tra trạng thái cơ:
Việc kiểm tra này đảm bảo trạng thái của hệ cơ là thơng suốt, nó bao gồm:
• Kiểm tra khay giấy xem có mẩu tờ giấy nào bị "dắt" vào bánh ép nạp giấy
khơng.
• Kiểm tra đường tải xem có mẩu tờ giấy nào bị "dắt" trong đường tải khơng.
• Kiểm tra đầu ra xem có mẩu tờ giấy nào bị "dắt" trong lô sấy không.
Trạng thái cơ được kiểm sốt thơng qua các sensor sau:
• Sensor đường nạp giấy (thường nằm ngay dưới bụng của bánh ép nạp giấy).
Đây thường sử dụng sensor quang điện, nếu có dắt giấy trong đường nạp thì sensor bị
tỳ và báo về khối điều khiển.
• Sensor đường tải giấy (thường nằm giữa đường tải, ở gần bụng của hộp mực).
Cấu tạo và hoạt động giống như sensor đường nạp.
• Sensor đầu ra (nằm phía sau trục ép của lơ sấy). Cấu tạo và hoạt động giống
như sensor đường nạp.
Nếu tất cả các sensor đều tốt và không bị kẹt hoặc đè bởi "dắt" giấy thì trạng
thái cơ được nhận định là tốt. Mạch điều khiển sẽ ra lệnh mở motor capstan làm quay
tồn bộ hệ thống cơ (ta có thể nghe thấy tiếng chuyển động của các bánh răng).
Nếu có ít nhất 1 trong các sensor bị đè, kẹt thì trạng thái cơ sẽ được nhận định
lỗi. Mạch điều khiển sẽ không mở motor capstan và cho sáng đèn báo lỗi.
Lưu ý: Đèn báo lỗi ở mỗi loại máy là khác nhau, có máy nhiều đèn, có máy 1 đèn.
Bạn có thể tham khảo nội dung lỗi theo chỉ báo đèn ở website các hãng hoặc trong
user guide đi kèm máy.
+ Kiểm tra trạng thái sấy:
Mục đích là để kiểm sốt xem nhiệt độ lơ sấy có đủ khơng.
17
Việc kiểm tra được thực hiện qua một cảm biến nhiệt. Cảm biến này có thể
được gắn tỳ vào trục ép của lô sấy (nếu máy dùng đèn phát nhiệt, máy photocopy gần
như 100% dùng đèn phát nhiệt), cũng có khi được dán ngay trên thân của thanh điện
trở phát nhiệt (nếu máy dùng điện trở phát nhiệt), nằm trong ruột của áo sấy (bạn nào
đã từng tháo máy sẽ nhìn thấy áo sấy màu nâu_đen mỏng, hình dạng giống như tờ giấy
đem cuộn thành cái ống).
Nếu bộ phận phát nhiệt, cảm biến nhiệt tốt (nóng thì R cảm biến giảm, nguội thì
R cảm biến tăng) thì điện trở cảm biến (nối về mạch điều khiển) nhỏ. Tơi đã đó thử với
máy HP5L/6L giá trị khoảng 3KΩ, trên máy Samsung 1120 khoảng 4,5KΩ, dĩ nhiên là
tương đối vì phải rút điện mới đo, khi đó thì lơ sấy đã nguội đi một chút.
Nếu bộ phận phát nhiệt, cảm biến nhiệt tốt (nóng thì R cảm biến giảm, nguội thì
R cảm biến tăng) thì điện trở cảm biến (nối về mạch điều khiển) tăng.
Ba bước kiểm tra 2.1.1, 2.1.2, 2.1.3 là các kiểm tra cơ bản đối với tất cả các
máy. Nếu các bước này tốt thì máy gần như đã ready (thử nghiệm trên các máy đời cũ
HP4L/4P/5L/6L, Canon LBP 800/810)
+ Kiểm tra trạng thái mạch quang (scanner)
Trạng thái mạch quang được kiểm sốt thơng qua hai yếu tố :
• Tín hiệu phản hồi từ IC điều khiển motor lệch tia và diode laser. IC này nằm
trong hộp quang (scanner). Khi lệnh kiểm tra được phát ra ta có thể nghe thấy tiếng
"rít" khẽ của motor.
• Cơng tắc (cửa). Như đã nói ở phần trước, khi đóng cửa sẽ tác động vào 1 cơng
tắc. Ngồi ra, trên cửa thường có 1 "mấu" nhựa chọc thẳng vào mặt trước dàn quang
(với máy HP4L/5L/6L, Canon LBP800/810) để đẩy lá che của diode laser với mục
đích bảo vệ nó tránh bụi, ánh sáng trời tác động khi mở cửa.
Tuy nhiên, việc kiểm tra mạch quang khơng kiểm sốt được xem diode hoạt động như
thế nào, cường độ phát xạ (ảnh hưởng đến chất lượng bản in), tình trạng của gương,
kính có mốc hay khơng ... Nói cách khác, ko thể kiểm sốt được chất lượng của tia
laser.
Việc kiểm tra trạng thái mạch quang chỉ thực hiện ở các máy đời mới (Canon
LBP2900, Samsung 1120, HP5000...) cịn các máy đời cũ (HP4L/5L/6L, Canon
LBP800/810...) khơng được thực hiện.
Ngoài các bước kiểm tra 2.1.1, 2.1.2, 2.1.3, 2.1.4 thì mạch bảo vệ của khối
nguồn cũng kiểm sốt thơng qua mạch bảo vệ q dịng (OCP - Over Protection) và
quá áp (OVP - Over Protection Voltage) nếu có sự cố thì nguồn sẽ cắt.
Sau 4 bước kiểm tra này, mạch điều khiển đưa máy vào tình trạng ready, coi
như máy đã sẵn sàng hoạt động. Máy coi như đã khởi động xong.
18