Tải bản đầy đủ (.docx) (53 trang)

CHUYÊN đề đàm PHÁN KINH tế QUỐC tế CHỦ đề văn hóa đàm PHÁN KINH tế QUỐC tế của CHILE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 53 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
--------

CHUYÊN ĐỀ ĐÀM PHÁN KINH TẾ QUỐC TẾ
CHỦ ĐỀ: VĂN HÓA ĐÀM PHÁN KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA CHILE

Họ và tên: Hoàng Thị Mai Thảo
Mã sinh viên: 11184518
Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS Nguyễn Thường Lạng

HÀ NỘI, NĂM 2020

1


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên cho em xin được cảm ơn sâu sắc tới các giảng viên trường Đại học
Kinh tế quốc dân nói chung và các giảng viên thuộc Viện Thương Mại và Kinh tế quốc tế
nói riêng đã tận tình giảng dạy, truyền đạt cho chúng em những kiến thức và kinh nghiệm
quý báu.
Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn đến PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng, người đã trực
tiếp hướng dẫn em trong suốt quà trình thực hiện bài tập. Trong khoảng thời gian được
làm việc với thầy, em đã khơng ngừng học tích lũy nhiều kiến thức bổ ích cho mình mà
cịn được học tập được tinh thần làm việc nghiêm túc, hiệu quả, đây là những điều rất cần
thiết cho em trong quá trình học tập và công tác sau này
Cuối cùng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình và bạn bè đã ln động viên,
đóng góp ý kiến và giúp đỡ trong q trình học tập, nghiên cứu để hồn thành bài tập này.
Hà Nội, tháng 12 năm 2020

Tác giả


2


LỜI CAM ĐOAN

Tác giả xin cam đoan đề tài nghiên cứu “Văn hóa đàm phán kinh tế quốc tế
Chile” là thành quả của quá trình tìm hiểu, nghiên cứu của cá nhân trong thời gian qua.
Các dữ liệu trong nghiên cứu hồn tồn có cơ sở từ thực tế, đáng tin cậy và được
phân tích, xử lý khách quan và trung thực.

Hà Nội, tháng 12 năm 2020

Tác giả

3


MỤC LỤC

4


DANH MỤC HÌNH

5


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

NGHĨA ĐẦY ĐỦ

CHỮ VIẾT
TT

TẮT

TIẾNG ANH

TIẾNG VIỆT

1

AFT

Agency of Foreign Trade

Cục Xuất nhập khẩu

3

CN

4

C/O

5

DN

Công nghiệp

Certificate of Origin

Chứng nhận xuất xứ hàng hóa
Doanh nghiệp

Europe-Asia Economic
Union Free Trade

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam- Liên

6

EAEUFTA

Agreement

minh kinh tế Á Âu

7

EC

European Community

Cộng đồng châu Âu

8

EU


European Union

Liên minh châu Âu

Europe-Vietnam Free Trade
9

EVFTA

Agreement

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU

10

FDI

Foreign Direct Investment

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

11

FTA

Free Trade Agreement

Hiệp định Thương mại tự do

12


GAP

Good Agricutural Practices

Quy trình nơng nghiệp

13

HCM

Hồ Chí Minh

14

HTX

Hợp tác xã

15

KCN

Khu công nghiệp

16

NSX

Nhà sản xuất


19

TBT

Technical Barriers to Trade

Hàng rào kỹ thuật trong thương mại
Trung tâm thông tin công nghiệp và thương

20

TT CN &TM

mại

6


United States Department
21

USDA

24

XK

25


WTO

of Agriculture

Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ
Xuất khẩu

World Trade Organization

7

Tổ chức Thương mại thế giới


LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính tất yếu của đề tài
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn
Trong bối cảnh cách mạng khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển và có vai trò
quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội của thế giới thì việc đề ra chủ trương hợp tác
kinh tế và khoa học kỹ thuật đối với các nước là một nhu cầu cấp thiết cho quá trình đổi
mới của các quốc gia. Hơn nữa, tại thời điểm đầu những năm 90 của thế kỉ XX, hội nhập
kinh tế quốc tế đã trở thành một xu thế của thời đại, diễn ra mạnh mẽ trên nhiều phương
diện với sự xuất hiện của nhiều khối kinh tế, mậu dịch trên thế giới. Hội nhập kinh tế
quốc tế là con đường để rút ngắn khoảng cách với các nước khác trong khu vực và trên
thế giới, phát huy những lợi thế và tìm cách khắc phục hạn chế thơng qua việc học hỏi
kinh nghiệm của các nước. Một trong những loại hình cơ bản của giao tiếp giữa các đại
diện của các quốc gia khác nhau nhằm trao đổi ý kiến, quyết định các vấn đề mà các bên
cùng quan tâm, xử lí các vấn đề bất đồng, phát triển sự hợp tác trong lĩnh vực khác nhau,
soạn thảo và kí kết các điều ước quốc tế,… là đàm phán quốc tế.

Mỗi quốc gia có một nền văn hóa khác nhau và đó chính là yếu tố quan trọng hình
thành nên phong cách đàm phán khác nhau. Với những đặc điểm khác biệt về giao tiếp,
phong tục tập quán, thói quen ứng xử... việc lựa chọn cho mình chiến lược, bước đi trong
quá trình đàm phán của mỗi đối tác nước ngồi cũng có đặc điểm riêng. Với những lý do
trên, tác giả chọn đề tài: "Văn hóa trong đàm phán kinh tế quốc tế Chile " nhằm tìm hiểu
tác động của nền văn hóa Chile trong đàm phán kinh tế quốc tế nói chung và đối với Việt
Nam nói riêng.
Xuất phát từ góc độ lý thuyết

8


Dưới góc độ lý thuyết, các vấn đề về văn hóa, đặc biệt với xu thế hội nhập hiện
nay, văn hóa trong đàm phán kinh tế quốc tế là một mối quan tâm hàng đầu khơng chỉ của
chính phủ, doanh nghiệp mà còn là mối quan tâm rất lớn của các nhà nghiên cứu.

Hiện nay, đã có nhiều nghiên cứu về văn hóa đàm phán kinh tế quốc tế nói chung
và nước Chile nói riêng, và mỗi nghiên cứu đều có cách nhìn nhận khác nhau. Từ đó,
xuất hiện nhiều cách tiếp cận khác nhau cả về phương pháp, nội dung và tiêu chí đánh
giá. Do đó, cho đến nay vẫn chưa có một khung lý thuyết tiếp cận tồn diện và thống nhất
về vấn đề này. Vì vậy, đây là một khoảng trống trong nghiên cứu về lý luận văn hóa đàm
phán nói chung và văn hóa đàm phán kinh tế quốc tế Chile nói riêng. Từ đó tìm ra một
cách tiếp cận toàn diện, thống nhất về văn hóa đàm phán kinh tế quốc tế là một địi hỏi
hết sức cấp thiết, đặc biệt khi Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng và toàn diện hơn
vào nền kinh tế tồn cầu.
Lĩnh vực nghiên cứu về văn hóa đàm phán kinh tế quốc tế là đề tài rất được quan
tâm với số lượng bài viết ngày càng gia tăng. Ngồi ra, hai nước Việt Nam-Chile cịn có
mối quan hệ ngoại giao và mậu dịch rất thân thiết kể từ năm 1972 và mối quan hệ này
còn trở nên gắn bó hơn nữa với sự mở cửa trở lại của Đại sứ quán Chile tại Hà Nội năm
2004. Đối với Chile, Việt Nam là biểu tượng của sự đoàn kết, của phát triển kinh tế và

chính trị. Với dân số 84 triệu dân, tốc độ tăng trưởng vượt bậc và được xem là nền kinh tế
thứ hai có được những bước tiến to lớn và vững chắc trong vòng 17 năm qua, Việt Nam
trở nên rất hấp dẫn với Chile. Vì vậy trong thời gian qua đã có nhiều cơng trình nghiên
cứu liên quan đến vấn đề này. Dưới đây, tác giả xin nêu một số cơng trình nghiên cứu
điển hình liên quan đến đề tài:
-

Tác giả Trần Đức Dũng (2015), trong cơng trình nghiên cứu “Quan hệ kinh tế giữa
Việt Nam và các quốc gia thuộc khu vực Nam Mỹ giai đoạn 1991 – 2011”, đã
trình bày về quan hệ chính trị, các chính sách hội nhập và quan hệ kinh tế đối
ngoại của Việt Nam và các quốc gia Nam Mỹ, trong đó có Chile. Tác giả đã nêu ra
9


các hiệp định thương mại tự do và đánh giá được triển vọng quan hệ hợp tác kinh
-

tế giữa Việt Nam và các quốc gia khu vực Nam Mỹ đến năm 2020, bao gồm Chile.
Tác giả Nguyễn Tiến Hoàng (2016), trong cơng trình nghiên cứu “Hiệp định
thương mại tự do Việt Nam – Chile: Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam” đã
phân tích một số nội dung chính của hiệp định, tình hình xuất khẩu của Việt Nam
sang Chile thời gian qua và nhận diện các cơ hội, thách thức đối với Việt Nam
Do mục đích nghiên cứu hoặc do khn khổ của các cơng trình nghiên cứu, cho

đến nay chưa có cơng trình nghiên cứu nào đề cập một cách tồn diện, có hệ thống cơ sở
lý luận và đánh giá một cách đầy văn hóa đàm phán kinh tế quốc tế Chile. Do vậy, với
những khoảng trống về lý luận và thực tiễn như trên, để góp phần hồn thiện nền tảng lý
thuyết với tầm quan trọng, tính cấp thiết và sự địi hỏi cao của thực tế về văn hóa đàm
phán kinh tế quốc tế Chile, tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Văn hóa đàm phán kinh
tế quốc tế Chile”.

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu
2.1.1. Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở hệ thống hóa và vận dụng những lý thuyết cơ bản về văn hóa đàm
phán kinh tế quốc tế, nghiên cứu tiến hành phân tích, đánh giá văn hóa đàm phán kinh tế
quốc tế của Chile, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao mối quan hệ hợp tác
giữa Việt Nam và Chile.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá và làm rõ hơn cơ sở lý luận về văn hóa và văn hóa đàm phán kinh
tế quốc tế của Chile.
- Phân tích và đánh giá đặc điểm văn hóa đàm phán kinh tế quốc tế Chile
- Đề xuất một số giải pháp thích hợp nhằm nâng cao mối quan hệ hợp tác giữa
Việt Nam và Chile trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

10


2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để giải quyết mục tiêu nghiên cứu đề ra ở trên nhóm tác giả sẽ đề xuất các nhiệm
vụ nghiên cứu sau:
1. Lý luận
2. Thực trạng: Phân tích, đánh giá thực trạng
3. Định hướng, giải pháp
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các vấn đề liên quan đến văn hóa đàm phán kinh tế quốc
tế của Chile
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Bài viết được giới hạn ở phạm vi phân tích để làm rõ vai trị và tác động của văn
hóa Chile trong đàm phán kinh tế quốc tế từ đó đưa ra giải pháp giúp doanh nghiệp Việt

Nam có thể chủ động đạt mục tiêu của mình khi đàm phán với doanh nghiệp Chile
5. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng chủ yếu các phương pháp định tính như: phương pháp phân
tích tài liệu, thống kê, phân tích, so sánh và tổng hợp.
Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích so sánh và tổng hợp thơng tin thứ cấp
từ các tài liệu sẵn có trên hệ thống cơ sở dữ liệu để hình thành khung lý thuyết, mơ hình
nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu.
Số liệu sử dụng trong luận văn chủ yếu là số liệu thứ cấp thu thập từ các nguồn
Tổng cục thống kê, Tổng cục hải quan, Bộ NN&PTNT và số liệu sơ cấp do tác giả tự
thực hiện thông qua khảo sát chuyên gia.
11


6. Bố cục của nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, kết cấu luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về văn hóa đàm phán kinh tế quốc tế
Chương 2: Đặc điểm văn hóa đàm phán kinh tế quốc tế của Chile
Chương 3: Định hướng và giải pháp để phát triển văn hóa đàm phán Việt
Nam-Chile
Do thời gian nghiên cứu hạn chế và vốn kiến thức cịn thiếu nhiều kinh nghiệm
thực tế, bài viết khơng tránh khỏi nhiều sai sót. Tác giả rất mong nhận được sự góp ý, bổ
sung để có thể hồn chỉnh bài viết.

12


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VĂN HÓA ĐÀM PHÁN KINH TẾ QUỐC TẾ
1.1.
Khái niệm và vai trị của văn hóa
1.1.1. Khái niệm


Văn hóa
Theo UNESCO: “Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động và sáng tạo trong
quá khứ và trong hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một
hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu - những yếu tố xác định đặc tính riêng
của mỗi dân tộc”. Định nghĩa này nhấn mạnh vào hoạt động sáng tạo của các cộng đồng
người gắn liền với tiến trình phát triển có tính lịch sử của mỗi cộng đồng trải qua một
thời gian dài tạo nên những giá trị có tính nhân văn phổ qt, đồng thời có tính đặc thù
của mỗi cộng đồng, bản sắc riêng của từng dân tộc.
Theo Hồ Chí Minh: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, lồi người
mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo,
văn học, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương
thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa”. Những hoạt động
sống trải qua thực tiễn và thời gian, được lặp đi, lặp lại thành những thói quen, tập quán,
chắt lọc thành những chuẩn mực, những giá trị vật chất và tinh thần được tích lũy, lưu
truyền từ đời này qua đời khác thành kho tàng quý giá mang bản sắc riêng của mỗi cộng
đồng, góp lại mà thành di sản văn hóa của tồn nhân loại.
Văn hóa là bao gồm tất cả những sản phẩm của con người, bao gồm cả hai khía
cạnh: khía cạnh phi vật chất của xã hội như ngơn ngữ, tư tưởng, giá trị và các khía cạnh
vật chất như nhà cửa, quần áo, các phương tiện, v.v... Cả hai khía cạnh cần thiết để làm ra
sản phẩm và đó là một phần của văn hóa.
Có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa, mỗi định nghĩa phản ánh một cách
nhìn nhận và đánh giá khác nhau. Ngay từ năm 1952, hai nhà nhân loại học Mỹ là Alfred
Kroeber và Clyde Kluckhohn đã từng thống kê có tới 164 định nghĩa khác nhau về văn
hóa trong các cơng trình nổi tiếng thế giới. Văn hóa được đề cập đến trong nhiều lĩnh vực
13


nghiên cứu như dân tộc học, nhân loại học, dân gian học, địa văn hóa học, văn hóa học,
xã hội học,... và trong mỗi lĩnh vực nghiên cứu đó định nghĩa về văn hóa cũng khác nhau.

Các định nghĩa về văn hóa nhiều và cách tiếp cận khác nhau đến nỗi ngay cả cách phân
loại các định nghĩa về văn hóa cũng có nhiều. Một trong những cách đó phân loại các
định nghĩa về văn hóa thành những dạng chủ yếu sau đây:
Về mặt thuật ngữ khoa học: Văn hóa được bắt nguồn từ chữ Latinh "Cultus" mà
nghĩa gốc là gieo trồng, được dùng theo nghĩa Cultus Agri là "gieo trồng ruộng đất" và
Cultus Animi là "gieo trồng tinh thần" tức là "sự giáo dục bồi dưỡng tâm hồn con người".
Theo nhà triết học Anh Thomas Hobbes (1588-1679): "Lao động dành cho đất gọi là sự
gieo trồng và sự dạy dỗ trẻ em gọi là gieo trồng tinh thần".
Các định nghĩa miêu tả: định nghĩa văn hóa theo những gì mà văn hóa bao hàm,
chẳng hạn nhà nhân loại học người Anh Edward Burnett Tylor (1832 - 1917) đã định
nghĩa văn hóa như sau: văn hóa hay văn minh hiểu theo nghĩa rộng trong dân tộc học là
một tổng thể phức hợp gồm kiến thức, đức tin, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục,
và bất cứ những khả năng, tập quán nào mà con người thu nhận được với tư cách là một
thành viên của xã hội.
Các định nghĩa lịch sử: nhấn mạnh các quá trình kế thừa xã hội, truyền thống dựa
trên quan điểm về tính ổn định của văn hóa. Một trong những định nghĩa đó là của
Edward Sapir (1884 - 1939), nhà nhân loại học, ngôn ngữ học người Mỹ: văn hóa chính
là bản thân con người, cho dù là những người hoang dã nhất sống trong một xã hội tiêu
biểu cho một hệ thống phức hợp của tập quán, cách ứng xử và quan điểm được bảo tồn
theo truyền thống.
Các định nghĩa chuẩn mực: nhấn mạnh đến các quan niệm về giá trị, chẳng hạn William
Isaac Thomas (1863 - 1947), nhà xã hội học người Mỹ coi văn hóa là các giá trị vật chất
và xã hội của bất kỳ nhóm người nào (các thiết chế, tập tục, phản ứng cư xử,...).
Các định nghĩa tâm lý học: nhấn mạnh vào q trình thích nghi với mơi trường,
q trình học hỏi, hình thành thói quen, lối ứng xử của con người. Một trong những cách
14


định nghĩa như vậy của William Graham Sumner (1840 - 1910), viện sỹ Mỹ, giáo sư Đại
học Yale và Albert Galloway Keller, học trị và cộng sự của ơng là: Tổng thể những thích

nghi của con người với các điều kiện sinh sống của họ chính là văn hóa, hay văn
minh...Những sự thích nghi này được bảo đảm bằng con đường kết hợp những thủ thuật
như biến đổi, chọn lọc và truyền đạt bằng kế thừa.
Các định nghĩa cấu trúc: chú trọng khía cạnh tổ chức cấu trúc của văn hóa, ví dụ
Ralph Linton (1893 - 1953), nhà nhân loại học người Mỹ định nghĩa:
Thứ nhất, văn hóa suy cho cùng là các phản ứng lặp lại ít nhiều có tổ chức của các
thành viên xã hội;
Thứ hai, văn hóa là sự kết hợp giữa lối ứng xử mà các thành tố của nó được các
thành viên của xã hội đó tán thành và truyền lại nhờ kế thừa.
Các định nghĩa nguồn gốc: định nghĩa văn hóa từ góc độ nguồn gốc của nó, ví dụ
định nghĩa của Pitirim Alexandrovich Sorokin (1889 - 1968), nhà xã hội học người Mỹ
gốc Nga, người sáng lập khoa Xã hội học của Đại học Harvard: Với nghĩa rộng nhất, văn
hóa chỉ tổng thể những gì được tạo ra, hay được cải biến bởi hoạt động có ý thức hay vơ
thức của hai hay nhiều cá nhân tương tác với nhau và tác động đến lối ứng xử của nhau.
Năm 2002, UNESCO đã đưa ra định nghĩa về văn hóa như sau: Văn hóa nên được
đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc
cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng, ngồi văn học và
nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức
tin.
Từ văn hóa có rất nhiều nghĩa. Trong tiếng việt, văn hóa được dùng theo nghĩa
thông dụng để chỉ học thức, lối sống. Theo nghĩa chuyên biệt để chỉ trình độ phát triển
của một giai đoạn. Trong khi theo nghĩa rộng, thì văn hóa bao gồm tất cả, từ những sản
phẩm tinh vi, hiện đại, cho đến tín ngưỡng, phong tục, lối sống...
Theo Đại từ điển tiếng Việt của Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam - Bộ
Giáo dục và đào tạo, do Nguyễn Như Ý chủ biên, NXB Văn hóa – Thông tin, xuất bản
15


năm 1998, thì: “Văn hóa là những giá trị vật chất, tinh thần do con người sáng tạo ra
trong lịch sử”.

Trong Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, do NXB Đà Nẵng và Trung tâm
Từ điển học xuất bản năm 2004 thì đưa ra một loạt quan niệm về văn hóa:
Văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người
sáng tạo ra trong q trình lịch sử. Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và
tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự
tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên xã hội. Văn hóa là những hoạt động
của con người nhằm thỏa mãn nhu cầu đời sống tinh thần (nói tổng quát); Văn hóa là tri
thức, kiến thức khoa học (nói khái qt); Văn hóa là trình độ cao trong sinh hoạt xã hội,
biểu hiện của văn minh; Văn hóa cịn là cụm từ để chỉ một nền văn hóa của một thời kỳ
lịch sử cổ xưa, được xác định trên cơ sở một tổng thể những di vật có những đặc điểm
giống nhau, ví dụ Văn hóa Hịa Bình, Văn hóa Đơng Sơn
- Trong cuốn Xã hội học Văn hóa của Đồn Văn Chúc, Viện Văn hóa và NXB Văn
hóa - Thông tin, xuất bản năm 1997, tác giả cho rằng: Văn hóa – vơ sở bất tại: Văn hóa khơng nơi nào khơng có! Điều này cho thấy tất cả những sáng tạo của con người trên nền
của thế giới tự nhiên là văn hóa; nơi nào có con người nơi đó có văn hóa.
- Trong cuốn Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, PGS.TSKH Trần Ngọc Thêm cho
rằng: Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng
tạo và tích lũy qua q trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với
môi trường tự nhiên và xã hội của mình.
- Theo tổ chức giáo dục và khoa học của Liên Hiệp Quốc UNESCO: Văn hóa bao
gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc kia.
Như vậy, có thể thấy rằng: Văn hóa là tất cả những giá trị vật thể do con người
sáng tạo ra trên nền của thế giới tự nhiên. Văn hóa là sản phẩm của lồi người, văn hóa
được tạo ra và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội . Song, chính
văn hóa lại tham gia vào việc tạo nên con người, và duy trì sự bền vững và trật tự xã hội.
16


Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thơng qua q trình xã hội hóa. Văn
hóa được tái tạo và phát triển trong quá trình hành động và tương tác xã hội của con
người. Văn hóa là trình độ phát triển của con người và của xã hội được biểu hiện trong

các kiểu và hình thức tổ chức đời sống và hành động của con người cũng như trong giá trị
vật chất và tinh thần mà do con người tạo ra.
Đặc điểm của văn hóa:
Thứ nhất, văn hoá là sáng tạo của con người, thuộc về con người, những gì khơng
do con người làm nên khơng thuộc về khái niệm văn hố. Từ đó, văn hố là đặc trưng cơ
bản phân biệt con người với động vật, đồng thời cũng là tiêu chí căn bản phân biệt sản
phẩm nhân tạo với sản phẩm tự nhiên. Văn hố xuất hiện do sự thích nghi một cách chủ
động, và có ý thức của con người với tự nhiên, nên văn hóa cũng là kết quả của sự thích
nghi ấy.
Thứ hai, sự thích nghi này là sự thích nghi có ý thức và chủ động nên nó khơng
phải là sự thích nghi máy móc mà thường là sự thích nghi có sáng tạo, phù hợp với giá trị
chân - thiện - mỹ.
Thứ ba, văn hoá bao gồm cả những sản phẩm vật chất và tinh thần chứ không chỉ
riêng là sản phẩm tinh thần.
Thứ tư, văn hố khơng chỉ có nghĩa là văn học nghệ thuật như thơng thường ta
nói. Văn học nghệ thuật chỉ là bộ phận cao nhất trong lĩnh vực văn hố.
1.1.2. Vai trị của văn hóa trong đàm phán kinh tế quốc tế

- Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội.
Xét cho cùng, mọi sự phát triển đều do con người quyết định mà văn hóa thể hiện
trình độ vun trồng ngày càng cao, càng toàn diện con người và xã hội, làm cho con
người và xã hội ngày càng phát triển, tiến bộ; điều đó nghĩa là ngày một xa rời trạng
thái nguyên sơ, mông muội để tiến tới một cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc và văn
minh. Trong đó, bản chất nhân văn, nhân đạo của mỗi cá nhân cũng như của cả cộng
đồng được bồi dưỡng; phát huy trở thành giá trị cao quý và chuẩn mực tốt đẹp của
toàn xã hội.
17


-


Là cơ sở xã hội hóa các cá nhân
Văn hóa được thể hiện là những nhận thức của mỗi người để đảm bảo sự hòa đồng

của các cá nhân vào xã hội chung và năng lực lao động của các cá nhân để đảm bảo
đời sống của chính họ. Con người không thể tồn tại nếu tách rời tự nhiên cũng như
con người không thực sự là người nếu tách rời mơi trường văn hóa R. E. Park: “ con
người không sinh ra là người ngay mà trở thành người trong q trình giáo dục ”
-

Văn hóa là cơ sở phát triển kinh tế
Tồn bộ các yếu tố văn hóa (tài sản hữu hình và tài sản vơ hình) được biểu hiện

trong lĩnh vực kinh tế là các cơ sở vật chất dùng cho sản xuất kinh doanh và năng lực
lao động của con người, là cơ sở cho quá trình phát triển kinh tế, xã hội. Nền văn hóa
phát triển cao đồng nghĩa với người lao động có năng lực cao. Do vậy xây dựng, phát
triển nền văn hóa là nhiệm vụ của mỗi quốc gia.
- Văn hóa là mục tiêu của sự phát triển.
Bởi lẽ, văn hóa do con người sáng tạo ra, chi phối toàn bộ hoạt động của con
người, là hoạt động sản xuất nhằm cung cấp năng lượng tinh thần cho con người, làm
cho con người ngày càng hoàn thiện, xa rời trạng thái nguyên sơ ban đầu khi từ con
vật phát triển thành con người. Con người tồn tại, không chỉ cần những sản phẩm vật
chất mà cịn có nhu cầu hưởng thụ sản phẩm văn hóa tinh thần, con người và xã hội
lồi người càng phát triển thì nhu cầu văn hóa tinh thần đòi hỏi ngày càng cao. Đáp
ứng nhu cầu văn hóa tinh thần đó chính là đảm bảo sự phát triển ngày càng nhiều của
cải vật chất cho con người và xã hội.
Văn hóa với vấn đề hội nhập quốc tế

-


Thơng qua giao lưu văn hóa xã hội quốc tế, các nền văn hóa chắt lọc đc những tinh
tú văn hóa của nhau và ứng dụng vào nền văn hóa của mình. Hội nhập quốc tế là cơ
hội tốt nhất cho nên văn hóa giao lưu và học hỏi lẫn nhau để đưa thế giới lên nên văn
minh ngày càng cao.
1.2.
Nội dung của văn hóa đàm phán kinh tế quốc tế
1.2.1. Giả định và giá trị
18


1.2.1.1. Giá trị
Giá trị là những gì mà qua đó thành viên của một nền văn hóa xác định điều gì là
đáng mong muốn và khơng đáng mong muốn, tốt hay không tốt, đẹp hay xấu...Trong một
xã hội, các thành viên đều xây dựng quan điểm riêng về bản thân mình và về thế giới dựa
trên những giá trị văn hóa. Trong q trình trưởng thành, con người học hỏi từ gia đình,
nhà trường, tơn giáo, giao tiếp xã hội... và thơng qua đó xác định nên suy nghĩ và hành
động như thế nào theo những giá trị của nền văn hóa, thậm chí có những giá trị mà đại đa
số các thành viên trong nhiều nền văn hóa đều thừa nhận và có xu hướng trường tồn
như tự do, bình đẳng, bác ái, hạnh phúc...
Trong đàm phán, quan niệm về bốn giá trị: khách quan, cạnh tranh, công bằng và
quan niệm về thời gian chịu ảnh hưởng lớn từ nền văn hóa, từ đó quyết định khơng nhỏ
đến kết quả đàm phán. Khách quan ở đây được hiểu là nhận thức về vận động hay phát
triển không phụ thuộc con người, trên cơ sở tôn trọng thực tế.
Cạnh tranh là một đặc điểm tất yếu trong đàm phán. Quan niệm về giá trị cạnh
tranh khác nhau giữa các nền văn hóa dẫn đến các thái độ đàm phán khác nhau. Có hai
cách tiếp cận chủ yếu trong đàm phán là thắng - thắng và thắng - thua.
Những nhà kinh doanh đến từ nền văn hóa coi trọng lợi ích có thái độ theo đuổi lợi
ích đến cùng cho bản thân và doanh nghiệp của mình. Họ áp đảo bên đối tác, ép buộc bên
kia thực hiện theo những điều kiện, giải pháp của mình, bên cịn lại nếu khơng đủ khả
năng phản kháng sẽ phải chịu thiệt (đàm phán thắng - thua), nếu nhất định không thực

hiện những yêu cầu của đối phương thì cuộc đàm phán khơng đạt được kết quả nào (đàm
phán thua - thua).
Cách tiếp cận thứ hai là các bên cùng thảo luận tìm phương án sao cho tất cả cùng
có lợi (thắng - thắng). Cả hai bên đàm phán trên tinh thần hữu nghị, hịa bình, hợp tác,
tơn trọng quyền lợi của nhau, cùng trao đổi thuyết phục nhau để cả hai bên đều là người
chiến thắng

19


Kết quả của cuộc đàm phán (cũng chính là kết quả cạnh tranh) phản ánh quan
niệm về giá trị công bằng của nhà kinh doanh (xét về lợi ích). Đàm phán cho kết quả lợi
ích chia đều cho hai bên chứng tỏ họ coi trọng sự cơng bằng lợi ích, ta thấy được điều
này khi đàm phán với đối tác người Mỹ. Ngược lại, người Nhật quan niệm khách hàng là
thượng đế, họ luôn muốn mang đến giá trị cao nhất cho khách hàng nên lợi ích thường
thuộc về bên mua của đối tác người Nhật nhiều hơn.
Quan niệm về thời gian của các nền văn hoá khác nhau cũng khác nhau. Edward
Hall cho rằng quan niệm về thời gian có hai dạng trái ngược nhau là thời gian phức và
thời gian đơn. Ở những nơi quan niệm thời gian đơn, tại một thời điểm, con người chỉ tập
trung vào một cơng việc, họ sắp xếp thời gian để hồn thành lần lượt từng việc với hiệu
quả cao nhất vì thời gian là tiền bạc. Người quan niệm thời gian đơn muốn tham gia cuộc
đàm phán có lịch trình cụ thể và thực hiện chuẩn theo lịch trình đó, họ khơng muốn có
khoảng thời gian trống và khơng thích muộn giờ. Mỹ là quốc gia điển hình theo quan
niệm này. Người Mỹ coi việc ký hợp đồng là mục tiêu lớn nhất nên họ mong muốn nhanh
chóng đạt được thỏa thuận giữa các bên, họ thường giảm bớt các thủ tục rườm rà để tiết
kiệm thời gian trong đàm phán.
1.2.1.2. Giả định
Giả định (assumption) hình thành nên các giá trị chung mà đã trở thành những
điều hiển nhiên theo thời gian và có tính dẫn dắt hành vi của con người. Chúng chính là
những giá trị và niềm tin gắn liền với chân lí mà chúng ta khơng mảy may nghi ngờ hay

thắc mắc. Bởi vì các giả định là nền tảng của hệ thống niềm tin, chúng hiển nhiên và rất
rõ ràng, đồng thời chúng ta cũng mặc nhiên cho rằng mọi người cũng có hành vi tương tự
nên rất ít khi nảy sinh thảo luận về những giả định này.
1.2.2. Ngơn ngữ và tín ngưỡng

1.2.2.1. Ngơn ngữ

20


Ngôn ngữ là một yếu tố hết sức quan trọng của văn hố. Ngơn ngữ được coi là tấm
gương để phản ánh văn hố. Chính nhờ ngơn ngữ mà con người mới có thể xây dựng và
duy trì văn hố của mình. Ngơn ngữ có ngơn ngữ nói và ngơn ngữ viết, mọi nền văn hóa
đều có ngơn ngữ nói nhưng khơng phải tất cả đều có ngơn ngữ viết. Ngôn ngữ là phương
tiện quan trọng nhất để chuyển giao văn hóa, làm cho văn hóa có thể được truyền từ thế
hệ này sang thế hệ khác. Ngôn ngữ cũng là nền tảng cho trí tưởng tượng của con người
do nó được liên kết bởi các ký hiệu một cách gần như vô hạn. Trong đàm phán kinh
doanh cùng quốc tịch thì yếu tố ngơn ngữ khơng phải là khó khăn đáng kể nhưng đối với
các cuộc đàm phán quốc tế, ngơn ngữ đóng vai trị như một vũ khí hay là khó khăn đối
với các đồn đàm phán.
Trong nghiên cứu của Philip R. Cateora và John l. Graham, khác biệt về cách sử
dụng ngôn ngữ trong giao dịch, đàm phán được điều tra với 14 nhóm văn hóa khác nhau.
Kết quả điều tra được tóm tắt trong bảng sau, trong đó xác định rõ tần suất sử dụng các
hành vi ngôn ngữ của các nhà giao dịch, đàm phán ở những quốc gia khác nhau.
Trong tất cả các thứ ngôn ngữ được sử dụng chủ yếu trong đàm phán kinh doanh,
các câu hỏi và những câu tự bộc lộ thông tin là những hành vi ngôn ngữ được sử dụng
thường xuyên nhất. Tuy nhiên, ngay cả đối với những hành vi ngơn ngữ xuất hiện thường
xun nhất này thì các nhà giao dịch, đàm phán có quốc tịch khác nhau cũng có tần suất
sử dụng khác nhau. Bên cạnh câu hỏi và những câu tự bộc lộ, trong đàm phán kinh
doanh, những câu mệnh lệnh, cam kết và hứa hẹn cũng thường xuyên được sử dụng trong

các ngôn ngữ đàm phán thông dụng.
Đây là điều lưu ý quan trọng cho các đàm phán viên, họ cần tìm hiểu rõ về đối
tượng giao dịch, đàm phán của mình để biết cách ứng xử giúp lợi thế đàm phán thuộc về
phía mình. Nếu tìm hiểu tốt cùng kiến thức rộng thì kết quả đàm phán sẽ có lợi nhiều cho
người đó hơn – điều mà người đàm phán nào cũng muốn.
Tôn giáo có thể được định nghĩa như một hệ thống các tín ngưỡng và nghi thức
liên quan đến lĩnh vực thần thánh. Mối liên hệ giữa tôn giáo và đời sống xã hội rất tinh tế
và sâu sắc. Trên thế giới hiện nay tồn tại hàng nghìn tơn giáo khác nhau, nhưng có năm
21


tơn giáo lớn nhất đó là Đạo Thiên Chúa, Đạo Hồi, Đạo Hindu, Đạo Phật và Đạo Khổng.
Tôn giáo ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội, kể cả kinh doanh. Ví dụ các
nghi lễ đạo giáo có thể cấm sử dụng một số hàng hóa hay dịch vụ nào đó (như thịt lợn ở
các nước hồi giáo).
Phong tục tập quán và chuẩn mực đạo đức là những luật lệ xã hội để kiểm soát
hành động của người này với người kia. Phong tục tập quán (folkways) là những quy ước
thông thường của cuộc sống hàng ngày. Nói chung phong tục tập qn là những hành
động ít mang tính đạo đức. Phong tục tập quán chỉ là những quy ước xã hội có liên quan
đến các vấn đề như cách ăn mặc, đi đứng, cách cư xử với những người xung quanh…
Tục lệ, tập tục (mores) là những quy tắc được coi là trọng tâm trong việc thực
hiện các chức năng xã hội và của đời sống xã hội. Những tập tục này có ý nghĩa lớn hơn
nhiều so với tập quán. Tập tục bao gồm các yếu tố như sự lên án các hành động trộm cắp,
ngoại tình, loạn luân, giết người… Ở nhiều xã hội, một số tập tục đã được cụ thể hoá
trong luật pháp. Do đó, việc làm trái tập tục có thể gây nên hậu quả nghiêm trọng. Ví dụ
tập tục ngủ chung của dân tộc Gia Rai sống lâu đời ở Gia Lai. Con trai, con gái có lệ vào
các buổi tối trǎng thanh lại tụ tập quanh bếp lửa hồng trị chuyện, uống rượu, ca hát rồi
ơm nhau ngủ suốt đêm. Ngủ như vậy nhưng giữa họ luôn giữ đúng giới hạn. Vượt qua
giới hạn đó kể như phạm luật làng, bị phạt nặng, có khi bị đuổi khỏi làng. Cũng chính bởi
tục ngủ chung này mà người Gia Rai quan niệm vợ chồng cưới xong phải một nǎm sau

mới được động phòng, tránh việc người phụ nữ mang thai trước.
1.2.3. Linh thiêng và cấm kỵ

1.2.3.1. Linh thiêng
Các giá trị linh thiêng được coi là các mệnh lệnh đạo đức có giá trị nội tại của
riêng chúng, khiến chúng khơng thể so sánh được và không thể thay thế được với các giá
trị thông thường. Đây là những thứ cộng đồng tách biệt khỏi các khía cạnh kinh tế hoặc
những hoạt động thông thường của cuộc sống thường ngày.

22


1.2.3.2. Cấm kỵ
Cấm kỵ (taboo) là những điều bị cấm hoàn toàn hoặc bị ngăn cấm mạnh mẽ
(thường là những phát ngôn và hành vi) dựa trên những nhận thức văn hóa cho rằng điều
đó là ghê tởm, nguy hiểm hoặc, có thể là, quá thiêng liêng để người trần có thể làm. Sự
cấm đốn này xuất hiện ở gần như tất cả các nền văn hóa. Các điều cấm kỵ có tính chất
tương đối, ví dụ như những điều liên quan đến đồ ăn, có thể được coi là khơng thể chấp
nhận được ở nền văn hóa hay tơn giáo này lại có thể hồn tồn chấp nhận được ở nền văn
hóa hay tơn giáo khác.
1.2.4. Tơn giáo
Tơn giáo có thể được định nghĩa là một hệ thống các văn hố, tín ngưỡng, đức tin
bao gồm các hành vi và hành động được chỉ định cụ thể, các quan niệm về thế giới, thể
hiện thông qua các kinh sách, khải thị, các địa điểm linh thiêng, lời tiên tri, quan niệm
đạo đức, hoặc tổ chức, liên quan đến nhân loại với các yếu tố siêu nhiên, siêu việt
hoặc tâm linh. Đứng trước sự thiêng liêng, con người sử dụng lễ nghi để bày tỏ sự tơn
kính, sùng bái và đó chính là cơ sở của tơn giáo. Tơn giáo dĩ nhiên có sức ảnh hưởng
quyết định đến hành vi và ứng xử của các nhà đàm phán. Tôn giáo, tín ngưỡng được nhận
thức như một yếu tố nhạy cảm nhất của văn hóa, như những giá trị tín ngưỡng của một cá
nhân bình thường khác. Đại đa số đều am hiểu về một loại hình văn hóa ỏ trong họ tồn tại

mà khơng có hiểu biết đúng đắn về các nền văn hóa khác. Một điều đáng ngạc nhiên là
trong thực tế, những gì là giá trị tinh thần của một cá nhân lại có thể là các câu chuyện
vui của người khác. Nếu khơng biết con bị có giá trị như thế nào trong Đạo Hindu thì
người nước ngoài sẽ cảm thấy nực cười khi thấy trên đường phố thủ đơ New Delhi đầy
những con bị đi dạo phố.
1.2.4. Khác
Chân lý chính là tính chính xác, rõ ràng của tư duy. Có người thì cho rằng, chân lý
đó là những nguyên lý được nhiều người tán thành thừa nhận. Hay theo quan điểm thực
dụng gắn ý nghĩa của chân lý với tính lợi ích thực tế của nó. Hiểu đúng và sâu hơn, thì
23


chân lý là sự phản ánh đúng đắn thế giới khách quan trong ý thức con người. Chân lý là
tri thức phù hợp với hiện thực khách quan và được thực tế kiểm nghiệm. Ở khía cạnh xã
hội học, chân lý là những quan niệm về cái thật và cái đúng. Chính vì lẽ đó mà xã hội,
mỗi nền văn hóa có những cái thật, cái đúng khác nhau. Điều này có nghĩa có những cái
mà nền văn hóa này coi là chân lý, thì có thể ở nền văn hóa khác lại bị phủ nhận.
Một cá nhân khơng thể xây dựng được chân lý. Chân lý chỉ có thể được hình thành
thơng qua nhóm người. Cá nhân qua tiếp xúc, tương tác với nhóm nhỏ, nhóm lớn hình
thành nên những ý kiến cho là đúng, là thật ngày càng có tính khách quan hơn, càng gần
hiện thực hơn. Như vậy văn hóa là tồn bộ các chân lý. Chân lý ln là cụ thể vì cái
khách quan hiện thực là nguồn gốc của nó. Những sự vật, những quá trình cụ thể của xã
hội, con người ln tồn tại không tách rời những điều kiện khách quan lịch sử cụ thể.
Những điều kiện khách quan thay đổi thì chân lý khách quan thay đổi.
1.3.
Các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa
1.3.1. Trình độ kinh tế và cơng nghệ

Tăng trưởng kinh tế tạo ra nền tảng vật chất để phát triển văn hóa, góp phần hình
thành nên những giá trị mới cho cá nhân và cộng đồng trong quá trình thúc đẩy các quan

hệ kinh tế. Văn hóa trở thành nền tảng tinh thần và tạo ra những động lực mới đóng góp
trực tiếp cho tăng trưởng kinh tế. Kinh tế phát triển hay đi xuống đều ảnh hưởng đến vấn
đề xây dựng văn hóa chất lượng từ việc xác định các giá trị chuẩn mực, xây dựng, hoạch
định chính sách cho đến các nguồn lực dành cho tổ chức văn minh, hiện đại, trang bị
phương tiện, điều kiện làm việc
Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia ảnh hưởng, tác động đến
việc hình thành, xây dựng các giá trị văn hóa, trong đó có văn hóa chất lượng. Những nơi
có trình độ kinh tế - xã hội phát triển sẽ có điều kiện dành nhiều nguồn lực hơn cho việc
xây dựng văn hóa chất lượng. Việc đầu tư các nguồn lực cũng đặt ra yêu cầu phải tăng
cường công tác quản lý, thực hiện các biện pháp tổ chức, điều hành cơ sở linh hoạt, thúc
đẩy sự hòa hợp giữa mọi người trong tổ chức, nâng cao hiệu suất, chất lượng hoạt động
24


của các cơ quan hành chính góp phần đáp ứng tốt hơn những đòi hỏi ngày càng cao của
xã hội và của nhân dân.
1.3.2. Trình độ cá nhân

Năng lực nhận thức và trình độ của các cán bộ quản lý được biểu hiện qua mức độ
như: nắm vững kiến thức nghiệp vụ, chuyên môn, chức trách, quyền và nghĩa vụ của bản
thân và hệ thống các quy tắc xử sự với cấp trên, đồng nghiệp và với nhân dân… Năng lực
nhận thức và trình độ cịn biểu hiện thơng qua mức độ tự giác thực hiện các quy chế, các
quy định làm việc của cơ quan, các quy tắc, chuẩn mực ứng xử.
Nếu cán bộ, công chức, viên chức và nhân viên nhận thức rõ và có ý thức tuân thủ,
bảo vệ và duy trì những quy định đó trong hoạt động thực thi cơng vụ thì văn hóa cơng sở
sẽ khơng ngừng được nâng cao. Vì vậy, để góp phần xây dựng và phát triển văn hóa chất
lượng, có một biện pháp rất quan trọng là tăng cường công tác giáo dục cho cán bộ quản
lý về chức trách, quyền và nghĩa vụ của bản thân; chức năng, nhiệm vụ, định hướng hoạt
động của cơ quan, tổ chức; hệ thống các quy tắc xử sự thể hiện qua thái độ, hành vi ứng
xử… để cán bộ, công chức, viên chức và nhân viên nắm vững và tự giác thực hiện.

1.3.3.

Chính sách của chính phủ
Thể chế và chính sách văn hóa của Đảng và Nhà nước ln ln là những điều

kiện cấp thiết có tính quyết định đối với việc giải quyết nhu cầu và năng lực của sáng tạo
văn hóa. Chính sách văn hóa cần trở thành cơng cụ cho sự phát triển, mở rộng mọi nguồn
lực vào phát triển văn hóa của đất nước trong đó phát triển con người là nhiệm vụ hàng
đầu và trung tâm. Thể chế văn hóa và chính sách văn hóa đóng vai trị quan trọng có tính
quyết định tới sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc, nhằm đáp ứng nguồn nhân lực cho thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và chủ động hội
nhập quốc tế hiện nay.

1.3.4. Yếu tố khác
25


×