Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

TIỂU LUẬN TLH NHÂN CÁCH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.52 KB, 7 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA GIÁO DỤC
Môn học: Tâm lý học nhân cách.
Giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Hồng Phan.
Họ và tên: Nguyễn Thị Nga.
MSSV: 2056120131.

BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
Đề bài:
Câu 1: (6 điểm):
Hãy nêu và phân tích 02 cấu trúc nhân cách bản thân tâm đắc? Lý giải tại sao? Từ đó
hãy rút ra những nhận xét, kết luận và hướng ứng dụng trong thực tiễn (giáo dục, tham
vấn,...)?
Câu 2: (4 điểm):
"... Hiền dữ phải đâu là tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên".
(trích bài thơ “Nửa đêm” - Hồ Chí Minh)
Hãy phân tích và lí giải hai câu thơ trên dưới góc độ Tâm lý học nhân cách. Từ đó hãy
chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách con người?
Bài làm
Câu 1.
Nhân cách chính là mặt xã hội giá trị con người trong xã hội, được hình thành và
phát triển qua sự rèn luyện, mài giũa, chịu chi phối bởi các yếu tố như giáo dục, di
truyền, hồn cảnh sống chẳng hạn,... Khi nói đến những học thuyết tâm đắc, bản thân
em muốn nói đến hai học thuyết sau: một là cấu trúc nhân cách theo học thuyết của
Eysenck và hai là cấu trúc nhân cách theo học thuyết Nho giáo.
I. Lý thuyết nhân cách cá tính Eysenck.
1. Tác giả:
Eysenck là nhà tâm lý học sinh ra ở Đức nhưng định cư và sinh sống ở Anh. Ông là
một trong những nhà lý thuyết quan trọng nhất nghiên cứu về tính cách và nổi tiếng


1


nhất với lý thuyết nhân cách của mình. Eysenck có sự nghi ngờ về việc sử dụng liệu
pháp tâm lý và phân tâm học trong các trường hợp lâm sàn và bảo vệ quan điểm liệu
pháp hành vi chính là phương pháp điều trị tốt nhất cho các rối loạn tâm thần. Ở đây,
cái mà bản thân em tâm đắc nhất chính là cái riêng, cái tính cách độc đáo, bẩm sinh mà
quan điểm của ông nhắc tới.
2. Quan điểm và cấu trúc nhân cách.
Lý thuyết của ông tập trung vào tính khí và những khác biệt về tính cách bẩm sinh,
dựa trên di truyền bởi ông tin rằng yếu tố sinh học tác động phần lớn đến tích cách con
người. Nhờ sự hợp tác với vợ và kết quả nghiên cứu của cá nhân mình, ơng đã đưa ra
ba khía cạnh trong mơ hình này, bao gồm: hướng ngoại và hướng nội, loạn thần kinh
so với ổn định và chứng loạn thần.
- Hướng ngoại và hướng nội: những người có đặc điểm hướng ngoại thì hịa đồng, dễ
kết giao với người khác, họ linh hoạt, nhạy bén. Hướng ngoại được chia ra thành hai
loại chính: hướng ngoại ổn định cởi mở hơn thuộc kiểu người hăng hái và hướng ngoại
khơng ổn định bởi đơi khi có những thất thường, dễ bị kích thích thì thuộc kiểu người
nóng nảy. Bởi thế người ta thấy được rằng người hướng ngoại có tiềm năng kích thích
yếu và ức chế mạnh.
Ngược lại với hướng ngoại, kiểu người hướng nội có nhu cầu ở một mình, hạn chế sự
tương tác với mọi người xung quanh, họ có tiềm năng kích thích mạnh và ức chế phản
ứng yếu. Hướng nội cũng được chia ra thành hai loại: hướng nội ổn định có kiểu khí
chất bình thản bởi họ hay nghĩ ngợi, bình tĩnh, hay ở thế thụ động và có xu hướng cảm
nhận nhiều hơn. Hướng nội khơng ổn định có khí chất ưu tư, họ thường yên lặng, âm
thầm, tâm trạng hay lo lắng, dè dặt, bi quan và nghiêm khắc.
Từ đó, nhà tâm lý học Eysenck đã đưa ra giả thuyết rằng sự khác biệt giữa hướng nội
và hướng ngoại nằm ở mức độ kích thích vỏ não.
- Loạn thần kinh-ổn định: Eysenck hiểu rối loạn thần kinh chính là sự bất ổn cảm xúc
con người ở mức độ cao nhất. Họ thường dễ lo lắng, cuồng loạn và trầm cảm hoặc bị

ám ảnh bởi những người khác, ngay cả khi bị căng thẳng thấp thì cơ thể, trạng thái của
họ cũng có xu hướng chống trả. Ví dụ như người sợ độ cao khi leo núi, khi leo thấp họ
sợ ít nhưng càng leo cao thì hệ thần kinh giao cảm bắt đầu làm việc nhiều, nó tăng tính
kích thích làm hệ thần kinh giao cảm tăng vận tốc phản ứng. Bởi thế, có thể xem
ngun nhân gây sợ ở đây khơng phải từ độ cao mà từ chính bản thân người nhạy cảm
với độ cao. Ngược lại, có những người ổn định về mặt cảm xúc, điềm tĩnh, hợp lý và
có mức độ kiểm soát xúc cảm cao hơn bởi họ có thể làm chủ được mình, hạn chế được
nhiều tác động khác ảnh hưởng.
- Loạn thần: mức độ chứng loạn thần phản ánh tính dễ bốc đồng, hung hăng, vơ cảm,
thường bạo lực hung hăng, ngông cuồng, họ suy nghĩ độc lập nên thường chống đối xã
hội và thù địch. Nếu đạt điểm cao về chứng này, họ có thể dễ mắc các chứng rối loạn
tâm thần khác nhau, chẳng hạn như rối loạn tâm thần. Sự khác nhau với hai chiều
hướng kia chính là rối loạn tâm thần khơng có thái cực ngược mà hiện diện ở các cấp
độ khác nhau ở mọi người.
2


3. Nhận xét.
Lý thuyết của Eysenck chủ yếu dựa vào phạm trù sinh lý và hệ cấu trúc gen, ông tin
rằng nhân cách có nguồn gốc từ di truyền nhưng cũng khơng phủ nhận vai trị và tác
động của mơi trường đến con người. Đây chính là điều nói lên sự hứng thú đặc biệt
của ơng với cá tính con người.
4. Kết luận.
Nhà tâm lý học Eysenck khá nặng về thuyết hành vi và đặt nặng vấn đề phương pháp
khoa học để hiểu biết con người, ông tin rằng chỉ khi giải thích qua khía cạnh sinh lý
mới mang được tính tin cậy. Nhiều người khơng đồng ý với quan điểm này bởi phương
pháp khoa học không bắt buộc sử dụng toán học để chứng minh bởi cá thể con người
đa dạng, phức tạp không thể chặt nhỏ như những con số tự nhiên.
5. Ứng dụng.
Học thuyết của ông đã góp phần trong góc nhìn sinh lý về những kiểu người khác

nhau, cá tính khác nhau do ảnh hưởng của bẩm sinh di truyền, điều này khá thuyết
phục với chúng ta. Nhiều thầy cô giáo hay bậc cha mẹ không phủ nhận rằng có một số
bé dù chưa chịu ảnh hưởng giáo dục nào nhưng đã có những đặc trưng riêng và để
phát triển, hồn thiện nhân cách cịn cần tác động của môi trường tự nhiên, xã hội
trong cuộc sống nữa. Bởi thế, trong giáo dục các giáo viên và phụ huynh dù đã cố
gắng chỉ dạy, đào tạo cách tốt nhất nhưng vẫn không thể thay đổi được tính cách tiêu
cực, bồng bột của một số người học, giống như câu “bản chất là vậy rồi, khó lung lay
nổi”.
II. Cấu trúc nhân cách theo Nho giáo.
Cấu trúc này làm em tâm đắc nhất bởi học thuyết này đã cho bản thân những cảm xúc
thú vị và tò mò bởi thấy sự ảnh hưởng rộng rãi của học thuyết đó trong xã hội hiện
nay. Học thuyết Nho giáo ra đời và tồn tại đến nay đã hơn 2000 năm, tư tưởng này ảnh
hưởng trên nhiều phương diện đến các nước phương Đông như Nhật Bản, Hàn
Quốc,... và cả Việt Nam chúng ta nữa, nhất là trong thời kỳ phong kiến
Người sáng lập ra học thuyết này chính là Khổng Tử, một người ham học hỏi, học
rộng, hiểu nhiều. Đạo Nho lấy con người làm trung tâm và có quan niệm tính thiện của
con người như sau: Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín. Dưới góc nhìn này, nhân cách được hiểu
là lấy chữ “hiếu” làm gốc rồi mới đến “nghĩa”, “đức” rồi mới tới “tài”. Trong đó nổi
bật một số kiểu nhân cách như sau:
1. Quan điểm và cấu trúc nhân cách.
Qn tử và tiểu nhân: hồn thiện, có đức hạnh cao q, được trau dồi, rèn luyện, học
rộng, có khí tiết học đạo, tu dưỡng và học tập đạo đức, lập được cơng danh, giữ vững
đạo lý,...đó chính là hình mẫu lý tưởng nhất mà nhà Nho muốn hướng tới đối với
người quân tử. Trái lại, kẻ tiểu nhân hoàn tồn ngược lại bởi sự lười biếng, hèn hạ, ích
kỷ, sao nhãng đạo lý và lệch lạc khỏi đạo.
Còn phân chia theo giới tính sẽ có các yếu tố chủ yếu sau:
3


- Tam cương: nói về 3 mối quan hệ cơ bản trong xã hội phong kiến xưa giữa QuânThần, Phụ-Tử, Phu-Phụ.

- Ngũ thường là bản tính con người, là 5 điều phải có khi ở đời, đó là: Nhân là lịng
u thương vạn vật. Lễ là sự tơn trọng, hịa nhã khi cư xử với mọi người. Nghĩa là cư
xử với người khác theo cơng bình lẽ phải. Trí là biết lý lẽ, phân biệt rõ sai trái. Tín
chính là biết giữ đúng lời hứa, đáng tin cậy.
- Về người phụ nữ trong ảnh hưởng của đạo Nho, họ có nhiều điều khá khắt khe như
Tam tòng Tứ đức. Tam tòng là những điều phải giữ, phải theo và Tứ đức là những tính
nết tốt mà người phụ nữ phải có. Những điều đó đã đóng khung những người con gái
và gây mất bình đẳng giới, nhiều người khơng được ăn học, khơng có địa vị, số phận
lênh đênh vùi dập mình hạc xương mai người phụ nữ.
2. Nhận xét.
Từ các điểm trên, ta thấy giáo dục Nho Giáo chú trọng đến đạo đức và đạo làm
người, họ đào tạo ra những con người lí tưởng, phát triển cả tài lẫn đạo đức và làm
gương cho người khác noi theo. Việc giáo dục, hình thành và phát triển nhân cách con
người được đặt lên hàng đầu mà gốc hay mục đích đều là đạo đức.
3. Kết luận.
Học thuyết Nho giáo đã tác động hầu hết các nước phong kiến phương Đơng qua sự
giao thoa và đồng hóa, cách riêng đã góp phần vào kho tàng tri thức đồ sộ về xã hội và
tự nhiên cho nước ta. Những nét tích cực ấy đóng góp khơng nhỏ cho nhân cách và sự
phát triển con người nhưng vẫn còn những tàn dư mà chúng ta cần phải tiếp thu có
chọn lọc.
4. Ứng dụng.
Với phương châm lấy đạo đức làm trung tâm của giáo dục, Nho giáo rất chú trọng
đến phương pháp dạy và học hiểu tri thức đó, bởi việc học gắn liền với suy nghĩ sẽ
giúp con người khám phá ra được nhiều tri thức mới hơn. Ở đất nước ta, trong những
năm gần đây đang thực hiện công cuộc đổi mới phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh
giá để người học có thể tự tìm tịi, suy ngẫm, nâng cao tính độc lập tư duy, sáng tạo,
nắm chắc kiến thức và phát huy được tối đa năng lực của bản thân.
Bên cạnh phương pháp giảng dạy, đạo Nho còn đề cập đến việc tạo cảm hứng cho
người học qua sự đối thoại giữa người dạy và người học đó. Chính sự tương tác, học
hỏi này giúp người học chủ động thích ứng với cơ chế thị trường và áp dụng tốt nhu

cầu thị trường xã hội hiện tại.
Một phương pháp khơng thể thiếu nữa chính là nêu gương, nó có ý nghĩa tác động
mạnh mẽ vào ý thức của người học qua tấm gương của bậc thầy của mình. Người dạy
chính là tấm gương sáng về đạo đức để học sinh noi theo, là cơ sở cho giáo dục truyền
thống và đào tạo con người.
Nho học còn thể hiện tinh thần học không biết mệt mỏi qua sự cần cù, khơng ngừng
nâng cao trình độ, tu thân dưỡng đức, tạo tinh thần cảm hứng học tập và truyền đạt tri
4


thức cho học trị của mình. Đó là những bài học giá trị về phương pháp giáo dục của
Nho giáo để lại cho nền giáo dục Việt Nam cả trong thời phong kiến hay xã hội hiện
đại ngày nay.
Câu 2.
Trong những năm thơ ấu, nhân cách chúng ta được hình thành. Bởi thế, vai trò của
giáo dục đối với sự phát triển nhân cách của con người là vô cùng lớn. Giáo dục là một
trong những khía cạnh quan trọng nhất trong việc hình thành nhân cách của chúng ta.
Nó có thể ảnh hưởng đến suy nghĩ, cảm xúc và cả hành vi của chúng ta. Trường học
khơng chỉ có ảnh hưởng đến chúng ta, chính những gì chúng ta làm ở nhà cũng định
hình nên con người chúng ta ngày nay.
"... Hiền dữ phải đâu là tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên".
Tác giả của hai câu thơ nổi tiếng này chính là chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại
của dân tộc Việt Nam ta. Bác luôn quan tâm đến công tác giáo dục, sự quan tâm yêu
thương đó được thể hiện qua nhiều hành động, công việc cụ thể như bức thư chào
mừng năm học mới vào năm giành được độc lập, những lúc Bác ghé thăm lớp học, hay
sự mày mò cần cù chăm chỉ học tập, nghiên cứu của Bác. Không chỉ vậy, Bác cũng
chú ý đến đạo đức con người không kém, Bác đan xen những tâm tư vào từng vần thơ
của mình để người khác ngẫm nghĩ và hiểu sâu hơn. Hai câu thơ trên nằm trong bài
thơ “Nửa đêm” tập “Nhật ký trong tù” của Bác.

“Hiền dữ phải đâu là tính sẵn” câu nói này nói lên quan điểm, suy nghĩ của Bác về
nhân cách của con người không phải khi sinh ra đã có sẵn, đã như thế mà cần “phần
nhiều do giáo dục mà nên”. Bác đã phủ nhận quan điểm cho rằng đức tính con người
là “có sẵn”. Nhân cách con người là cái được hình thành chứ khơng phải hồn tồn là
cái được sinh ra sẵn.
Mỗi cá nhân có những năng lực tiềm ẩn riêng mà không phải ai cũng biết, ngay cả
bản thân họ nếu khơng được rèn giũa, va vấp thử thách thì khó có thể biết được điều
đó là gì. Vậy, để khơi gợi được tiềm năng ấy cần phải làm gì? Câu trả lời ở đây chính
là một trong những mục đích cao cả của nền giáo dục. Giáo dục khơng phải ngày một
ngày hai mà thành, đó là một quá trình tác động mọi mặt về tư tưởng, đạo đức, hành
vi, niềm tin, lý tưởng, động cơ hay những thói quen cư xử trong cuộc sống, trong xã
hội. Kết quả của việc giáo dục hình thành nên những con người khác nhau, người hiền
kẻ ác, người tài kẻ yếu,... tất cả đều sống với nhau trong cùng một xã hội chung.
Nhà tâm lý học Carl Jung lưu ý rằng sự phát triển bản thân của mỗi cá nhân sẽ phụ
thuộc vào sự giáo dục của họ. Giáo dục là một quá trình học tập và phát triển kiến
thức, kỹ năng và giá trị của bản thân. Với tầm quan trọng của giáo dục đối với sự phát
triển con người, điều quan trọng là phải xem xét kỹ lưỡng xem nó tác động như thế
nào đến nhân cách của chúng ta.

5


Các yếu tố hình thành và phát triển nhân cách con người là sự di truyền, môi trường,
giáo dục, hoạt động cá nhân và hoạt động giao tiếp với mọi người xung quanh. Điều
đó cụ thể như sau:
+ Sự di truyền: Cha mẹ là nhân tố đầu tiên và quan trọng nhất hình thành nên nhân
cách của một đứa trẻ. Chủ nghĩa hành vi là một trong những lý thuyết có ảnh hưởng
nhất giải thích cách cha mẹ có thể ảnh hưởng đến hành vi của con cái họ bằng cách
thưởng cho một số hành vi và trừng phạt những người khác.
+ Môi trường: Xã hội, môi trường nơi cá nhân sống hoặc phát triển có thể ảnh hưởng

đến ta theo nhiều cách khác nhau. Điều đó có nghĩa là những người xung quanh bạn,
khu phố bạn sống và trường học của bạn đều đang định hình bạn là ai. Cũng khơng cần
phải nói rằng điều này phụ thuộc vào xã hội bạn đang sống. Ví dụ, nếu một cá nhân
sinh ra trong một gia đình có thu nhập thấp, họ có nhiều khả năng dính vào ma túy hơn
so với một người sinh ra trong một gia đình giàu có.
+ Hoạt động giao tiếp: Phát triển các mối quan hệ có vai trị rất quan trọng để hình
thành hình ảnh bản thân của một người. Khi mọi người có các mối quan hệ viên mãn,
họ có nhiều khả năng phát triển các đặc điểm tính cách của mình theo những gì họ
nghĩ rằng xã hội muốn họ trở thành, được gọi là sự phù hợp. Chúng ta phải xem xét
điều gì đang xảy ra với trẻ em khi chúng lớn lên và trưởng thành. Trẻ em sẽ tự nhiên
hình thành ý kiến của chúng về bản thân và những người xung quanh dựa trên tương
tác của chúng với những người đó và những ý kiến đó thường sẽ hồn tồn khác với
những gì người lớn nghĩ về chúng dựa trên những tương tác giống nhau.
+ Giáo dục: Đóng vai trị chính yếu, giữ vai trị chủ đạo hình thành và phát triển nhân
cách con người chính là giáo dục. Đây là một hoạt động có ý thức, có tổ chức, có
phương pháp cụ thể và mang lại nhiều hiệu quả tốt mà các yếu tố khác như gen di
truyền hay mơi trường khơng có được. Giá trị mà giáo dục mang lại nhiều vơ kể, ví dụ
như hình thành con đường định hướng, động lực thúc đẩy phát triển các hoạt động
khác của con người, uốn nắn tâm lý con người để phát triển sao cho phù hợp với nhu
cầu xã hội... Hơn nữa, giáo dục cịn có vai trò đặc biệt quan trọng đối với những người
khuyết tật. Tuy nhiên khơng nên ỷ lại hay tuyệt đối hóa vai trị đó cho giáo dục mà cần
sự tự rèn luyện của bản thân và kết hợp giữa các môi trường, mối quan hệ xã hội khác.
+ Hoạt động cá nhân: Gia đình là cái nơi của nhân cách và tác động trực tiếp về mặt
tinh thần và thể chất của trẻ. Hoạt động cá nhân đóng vai trị quyết định trực tiếp đối
với sự hình thành và phát triển nhân cách. Thông qua những hoạt động cá nhân, trẻ
tiếp thu, lĩnh hội được kiến thức về kinh nghiệm, lịch sử, xã hội,... và biến nó thành
nhân cách của mình. Hoạt động giúp kích thích hứng thú, niềm say mê sáng tạo và làm
nảy sinh những vấn đề mới, thuộc tính mới. Bậc phụ huynh cần quan tâm và cho trẻ
tham gia nhiều hoạt động khác nhau để kích thích hoạt động cá nhân của trẻ, hầu góp
phần hình thành và phát triển nhân cách.

Nhân cách và giáo dục luôn ln đi đơi với nhau, đó là thước đo giá trị con người,
thể hiện địa vị và tầm quan trọng của mỗi người trong xã hội. Bởi vậy mỗi người trong
chúng ta cần không ngừng nâng cao nhận thức, học hỏi và rèn luyện nhằm nâng cao
nhân cách của bản thân mình, trở thành một người phát triển tồn diện và có ích cho
6


xã hội. Vấn đề nhân cách và giáo dục văn hố nhân cách phải được nhìn nhận là điểm
cốt lõi, là chỗ sâu sắc và tinh tế nhất của triết lý giáo dục để hình thành nên những con
người hữu ích nhất, tốt nhất cho xã hội.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
● Thanh Vân, N.T. (2016), Nho giáo và sự ảnh hưởng của Nho giáo đến giáo dục
Việt Nam hiện nay, số 129 tháng 6, báo Khoa học Giáo dục.
Được lấy về từ: />Tham khảo lần cuối ngày 17/11/2021.
● Minh, T.Q & Lan Hương, T.T. (1/2/2015), Tìm hiểu phạm trù Nhân trong học
thuyết nhân văn Nho giáo.
Được lấy về từ: />Tham khảo lần cuối ngày 18/11/2021.
● Sinh, N.T. (2020), Các học thuyết tâm lý nhân cách, Nhà xuất bản Lao động,
Hà Nội.
● Các yếu tố chi phối sự hình thành và phát triển nhân cách (14/6/2021).
Được lấy về từ: />Tham khảo lần cuối ngày 23/11/2021.

7



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×