Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Ủng hộ việc hợp pháp hoá mua bán bộ phận cơ thể người

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (296.13 KB, 13 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
TRƯỜNG
ĐẠI HỌC
KHOA PHÁP
LUẬTLUẬT
KINHHÀ
TẾNỘI
KHOA PHÁP LUẬT KINH TẾ
_______________
TIỂU LUẬN
MÔN LUẬT HIẾN PHÁP

_______________
TIỂU LUẬN
MÔN LUẬT HIẾN PHÁP
ĐỀ TÀI :
ĐỀcho
TÀIrằng
: cần hợp pháp hóa việc mua, bán bộ phận
Trong q trình soạn thảo Luật đầu tư, có ý kiến
Trong
trình
soạn
thảo hiến
Luật pháp,
đầu tư,hãy
có lập
ý kiến
chođểrằng
pháp
hóa việc


cơ thể người.
Vớiq
kiến
thức
về Luật
luận
ủngcần
hộihợp
ý kiến
trên.
mua, bán bộ phận cơ thể người. Với kiến thức về Luật hiến pháp, hãy lập luận để
ủng hội ý kiến trên.
NHÓM TRƯỞNG :
NHÓM TRƯỞNG :
NHÓM :

LẠI GIA LONG
LẠI GIA LONG
03

NHÓM :
LỚP :
LỚP :
GIẢNG
VIÊN
HƯỚNG
GIẢNG
VIÊN
HƯỚNG DẪN :
DẪN :


1

03
4621
4621
NGUYỄN
THỊ QUỲNH
TRANG
NGUYỄN
THỊ QUỲNH
TRANG


BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ KẾT QUẢ THAM GIA LÀM
BÀI TẬP NHĨM
Nhóm: 03 Lớp: 4621
Tổng số sinh viên của nhóm: 9
+ Có mặt: 9/9
+ Vắng mặt: 0/9
Tên bài tập: Trong quá trình soạn thảo Luật đầu tư, có ý kiến cho rằng cần hợp
pháp hóa việc mua, bán bộ phận cơ thể người. Với kiến thức về Luật hiến pháp,
hãy lập luận để ủng hộ/phản đối ý kiến trên.

Môn học: Luật hiến pháp
Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng sinh viên trong việc
thực hiện bài tập nhóm 3. Kết quả như sau:
STT MSSV

Họ và Tên


Đánh giá
SV
A

01

462125 Dương Thị Thanh
Lan

02

462124 Bạch Thị Lam

03

462126 Chẩu Hương Linh

04

462128 Lê Khánh Linh

05

462131 Lại Gia Long

06

462129 Nguyễn Thị Khánh
Linh


07

462123 Nguyễn Đan
Khánh

08

462127 Đỗ Thùy Linh

09

462130 Nguyễn Thị Bích

2

B

C

Đánh giá của GV
Điểm
(số)

Diểm
(chữ)

Chữ kí
GV



Loan

Kết quả điểm bài viết : ………………………………
Giáo viên chấm thứ nhất : …………………………...
Giáo viên chấm thứ hai : ……………………………..
Kết quả điểm thuyết trình : ………………………….
Giáo viên cho thuyết trình: …………………………..
Điểm kết luận cuối cùng : …………………………….
Giáo viên đánh giá cuối cùng : ……………………….

Hà Nội , ngày 26 tháng 12
năm 2021.
NHÓM TRƯỞNG
LẠI GIA LONG

3


PHIẾU CHẤM ĐIỂM TRANH BIỆN – KHĨA 46 VB1CQ

Nhóm:………………………………………………………………………………………
Lớp:…………………………………………………………………………………………
Chủ đề tranh biện:…………………………………………………………………………..
Giảng viên chấm: ………………………………………………………………………
(Ghi rõ họ tên và ký)
Tiêu chí đánh giá
Nội dung bài tranh biện

Nắm rõ chủ đề tranh biện, thể hiện rõ ràng

quan điểm ủng hộ/phản đối.
Các lập luận có liên quan đến luận điểm
chính; logic và chặt chẽ.
Thơng tin đưa ra rõ ràng và chính xác
Có sử dụng số liệu, ví dụ minh hoạ cho luận
điểm, có độ tin cậy cao
Hình thức trình bày
Bố cục hợp lý, rõ ràng, dễ theo dõi….
Lỗi chính tả và văn phạm
Hình ảnh, clip, biểu đồ hấp dẫn và thu hút
Có trích dẫn nguồn tài liệu tham khảo
Buổi tranh biện
Phong cách thuyết trình tự tin, linh hoạt,
năng động, cuốn hút.
Nhóm tranh biện có sự phối hợp trong thời
gian thuyết trình và trả lời tranh biện
Nhóm tranh biện nắm vững nội dung trình
bày nội dung một cách thuyết phục
Tranh luận đúng chừng mực và kiểm soát
được cảm xúc trong tranh biện.
Đúng thời gian
Các lập luận phản bác chính xác, phù hợp
và mạnh mẽ
Trả lời được các câu hỏi của các nhóm quan
sát
Theo dõi và nhận xét các Đặt câu hỏi có liên quan đến chủ đề tranh
cặp tranh biện khác
biện
Nhận xét về tính thuyết phục và kỹ thuật
tranh biện cuốn hút

Tổng điểm toàn bài

4

Điểm
tối đa
3

1

4

2

10

Điểm đánh giá
của giảng viên

Ghi
chú


MỤC LỤC
A.THÔNG TIN...........................................................................................................6
B. PHẦN NỘI DUNG TRANH BIỆN.……………………………….....................6
I. Mở đầu………….....................................................................................................6
II.Nội dung..................................................................................................................6
1. Hợp pháp hóa bn bán bộ phận cơ thể người sẽ góp phần phát triển nền kinh
tế đất nước ..................................................................................................................6

2. Hợp pháp hố việc bn bán cơ thể người đem lại cho công dân những sự đảm
bảo về mặt sức khỏe, thể chất ...................................................................................8
3. Hợp pháp hóa bn bán bộ phận cơ thể người đem lại lợi ích chung cho toàn
xã hội như khắc phục vấn đề trật tự xã hội hay hiện trạng lách luật, lạm quyền
trong lĩnh vực ghép và hiến tạng ...…......................................................................10
III.Kết luận ................................................................................................................11
IV.Tài liệu tham khảo ...........……………………………………………………....12

BÀI TRANH BIỆN
5


A. PHẦN THÔNG TIN :
Chủ đề tranh biện: Trong quá trình soạn thảo Luật đầu tư, có ý kiến cho rằng cần
hợp pháp hóa việc mua, bán bộ phận cơ thể người. Với kiến thức về Luật hiến pháp,
hãy lập luận để ủng hộ/phản đối ý kiến trên.
Quan điểm bên bảo vệ : Ủng hộ
Nhóm tranh biện : Nhóm III
B, PHẦN NỘI DUNG TRANH BIỆN :
I.

MỞ ĐẦU :
Luật đầu tư theo nghĩa rộng là một lĩnh vực pháp luật, chứa đựng quy phạm
thuộc nhiều ngành luật khác nhau, điều chỉnh quá trình tổ chức và tiến hành
hoạt động đầu tư. Theo nghĩa hẹp, đối tượng điều chỉnh của luật đầu tư là các
quan hệ đầu tư kinh doanh – một bộ phận của quan hệ thương mại. Các quan hệ
đầu tư kinh doanh phát sinh trong quá trình các nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại
tài sản khác nhau để tạo lập cơ sở tiến hành các hoạt động đầu tư (bao gồm
chuẩn bị đầu tư, thực hiện và quản lý dự án đầu tư). Theo nghĩa này, có thể định
nghĩa: Luật đầu tư là hệ thống các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành

hoặc thừa nhận, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức
thực hiện và quản lý hoạt động đầu tư kinh doanh. Và trong quá trình sửa đổi
bộ luật này đã có ý kiến đề nghị nên hợp pháp hóa việc bn bán bộ phận cơ
thể người, gây ra nhiều ý kiến trái chiều. Đây cũng là một vấn đề rất đáng chú ý
trước hiện trạng số người bệnh cần được ghép tạng đang ngày càng gia tăng đi
liền với vấn nạn buôn bán nội tạng trái phép đang diễn ra ngày càng nghiêm
trọng.

I.

NỘI DUNG

1. Lập luận 1: Việc Nhà nước Việt Nam hợp pháp hóa việc bn bán bộ phận cơ
thể người đặc biệt là buôn bán nội tạng sẽ góp phần phát triển nền kinh tế đất nước.
-Cơ sở lập luận: Về bản chất, lợi ích kinh tế là lợi ích về vật chất. Trong hệ thống lợi
ích của con người nói chung bao gồm lợi ích kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hóa – xã
hội, thì lợi ích kinh tế giữ vai trò quyết định nhất, chi phối các lợi ích khác. Có thể
thấy lợi ích kinh tế là một trong những yếu tố cốt lõi của sản xuất và đời sống.
- Phân tích lập luận:
 Hợp pháp hóa việc mua bán bộ phận cơ thể người sẽ đem lại lợi ích về kinh tế
trước tiên là cho người bán: Theo Khoản 3 Điều 20 Hiến pháp Việt Nam năm
2013: “Mọi người có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác theo
quy định của luật. Việc thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất kỳ hình
6


thức thử nghiệm nào khác trên cơ thể người phải có sự đồng ý của người được
thử nghiệm” và Điều 5 Quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác trong
Luật hiến, cấy ghép mô bộ phận cơ thể người và lấy hiến xác cũng nói rằng :
“Người từ đủ mười tám tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có

quyền hiến mơ, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống, sau khi chết và hiến
xác”. Việc hiến tặng bộ phận cơ thể người dựa trên nguyên tắc tự nguyện nên
dù là bán đi hay hiến tặng cũng sẽ mang lại những lợi ích riêng. Nhưng ở đây,
khi coi các bộ phận ấy như một món hàng có giá trị và đặt vào mối quan hệ
hàng hố - tiền tệ, nó sẽ trực tiếp đem lại lợi ích về kinh tế. Trong một hồn
cảnh nhất định thì vật chất có vai trò quyết định giải quyết vấn đề. Ví dụ như
câu chuyện của anh Đỗ Ngọc Quyết (Mộc Châu, Sơn La) xin bán thận lấy tiền
cứu vợ bị bỏng xăng đang nguy kịch khiến nhiều người khơng khỏi xót xa.
Trong cuộc sống, những khó khăn, gian khổ có thể ập đến bất cứ lúc nào và sự
có mặt của vật chất sẽ như một bệ đỡ an toàn giúp chúng ta vượt qua phần nào
những trở ngại ấy. Và trên hết, con người có quyền được sống hạnh phúc,
khơng thể phủ nhận trong điều kiện xã hội hiện tại thì bên cạnh yếu tố tinh
thần, vật chất cũng đã trở thành một phần của hạnh phúc. Theo Khoản 4 Điều
15 Hiến pháp Việt Nam năm 2013: "Việc thực hiện quyền con người, quyền
công dân khơng được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp
pháp của người khác". Ở đây việc mua bán bộ phận cơ thể người (đem lại
nguồn lợi vật chất, giải quyết vấn đề mưu sinh và hướng tới hạnh phúc) trên cơ
sở tự nguyện mà có Nhà nước làm trung gian thì khơng xâm phạm tới lợi ích
của quốc gia, dân tộc và các chủ thể khác trong xã hội. Vì vậy hợp pháp hóa
việc mua bán bộ phận cơ thể người là đúng đắn bởi nó đem lại cho người bán
những lợi ích kinh tế nhất định giúp họ có thể cải thiện phần nào cuộc sống của
mình. Hợp pháp hóa nghĩa là sẽ có sự giám sát và chịu trách nhiệm bởi pháp
luật, từ đó sẽ loại bỏ tình trạng người bán khơng được bảo vệ về mặt pháp lý và
phải chấp nhận việc bị chiếm đoạt tài sản bởi những kẻ buôn bán nội tạng trái
phép khơng có đạo đức.
 Khơng chỉ vậy, việc hợp pháp hóa cũng đem lại cho người mua những nguồn
lợi nhất định: Mỗi năm trên thế giới, có hàng triệu người có nhu cầu ghép tạng.
Theo số liệu thống kê của Hội hiến ghép tạng thế giới, số ca ghép tạng năm
2015 chỉ đạt khoảng 126.670 ca. Ước tính mỗi năm Việt Nam có hàng chục
nghìn ca suy tạng giai đoạn cuối cần được ghép. Theo Thứ trưởng Y tế Nguyễn

Trường Sơn: “số tạng được ghép của Việt Nam từ người cho sống là chủ yếu.
Mỗi tháng chỉ 1-2 trường hợp người cho chết não, dù đã tận dụng tốt “lấy nhiều
cơ quan để ghép nhưng vẫn chưa đủ”. Bởi nguồn cung không đủ, làm mất cân
đối giữa cung – cầu, hơn nữa pháp luật hầu hết các quốc gia (trừ Iran) đều cấm
việc mua bán nội tạng người khiến thị trường chợ đen đối với mặt hàng nội
tạng vô cùng sôi động và đặc biệt là mức giá dao động rất lớn (Thận khoảng 4,6
tỉ; tim khoảng 2,7 tỉ). Vì vậy, để đảm bảo cân bằng cung – cầu và lợi ích kinh tế
7


cho người mua, cần tạo hành lang pháp lý thông thoáng (nhưng vẫn phải đảm
bảo việc kiểm soát ở một giới hạn nhất định). Theo khoản 2 điều 35 của Luật
Dân Sự 2015: " Cá nhân có quyền nhận mơ, bộ phận cơ thể của người khác để
chữa bệnh cho mình. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, pháp nhân có thẩm quyền
về nghiên cứu khoa học có quyền nhận bộ phận cơ thể người, lấy xác để chữa
bệnh, thử nghiệm y học, dược học và các nghiên cứu khoa học khác”. Hợp
pháp hoá việc mua, bán bộ phận cơ thể người sẽ giảm thiểu việc mua bán chui
lủi, bất hợp pháp, tạo sự an tồn, minh bạch, cơng khai cho người mua và cả
người bán. Và đặc biệt là hạn chế được việc người mua phải trả giá quá cao khi
giao dịch qua các sàn chợ đen, thậm chí bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản vì khơng
được pháp luật bảo vệ.
 Giả sử người bệnh có điều kiện về tài chính nhưng vẫn khơng có mơ, các bộ
phận để cấy ghép chỉ trông chờ vào việc hiến tặng (nhưng con số hiến tặng rất
nhỏ) vì vậy để tiếp tục được sống họ sẽ phải dùng các biện pháp chữa trị khác.
Nhưng những biện pháp hay lộ trình chữa trị này chỉ có thể điều trị tạm thời
chứ khơng thể điều trị dứt điểm khiến họ khó có sức khỏe ổn định. Bên cạnh đó
việc sử dụng các phác đồ điều trị như trên rất tốn kém thời gian và tiền của.
Thay vì phải dành một phần đời người ở bệnh viện chạy thận họ có thể tìm
kiếm cho mình một quả thận phù hợp để cấy ghép vào cơ thể của mình. Khi đó
bệnh vừa được chữa mà cũng giảm đi phần nào gánh nặng kinh tế cho chính

bản thân và gia đình họ (bởi việc chi tiền mua một quả thận mới sẽ ít tốn kém
hơn việc chạy chữa bằng các liệu trình lâu dài), hơn nữa họ sẽ có đủ sức khoẻ
để gây dựng lại tài chính.
2. Lập luận 2: Hợp pháp hóa việc bn bán bộ phận cơ thể người còn đem lại cho
công dân những sự đảm bảo về mặt sức khỏe, thể chất.
Cơ sở lập luận: Trong Tuyên ngôn độc lập 1945, Hồ Chủ Tịch từng viết: “Tất
cả mọi người sinh ra đều có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh
phúc”. Xuất phát từ câu nói ấy, nhà nước Việt Nam đã và đang đặt mọi vấn đề về
quyền và lợi ích hợp pháp của người dân lên vị trí ưu tiên số một, trong đó có vấn
đề sức khoẻ. Cùng sự tiến bộ của Y học hiện đại và nhu cầu trong cung ứng nội
tạng, hợp pháp hoá mua bán nội tạng sẽ đem lại những lợi ích về mặt sức khoẻ cho
nhân dân.
-

8

Phân tích lập luận:
 Thứ nhất, hợp pháp hóa mua bán nội tạng sẽ hạn chế hoạt động bất hợp
pháp của chợ đen. Trên thực tế, dù nhà nước Việt Nam đã cố tình ngăn chặn
hành vi mua bán bộ phận con người, tuy nhiên, ở bất kì thời điểm nào, vấn
đề thị trường chợ đen vẫn luôn tồn tại bằng những thủ đoạn vô cùng tinh vi.
Chúng ta biết đến những công ty ma mang danh hiến thận nhân đạo, những
bài đăng trên facebook trong một nhóm kín, những đối tượng mạo danh bác
sĩ để lừa đảo người dân như Trương Minh Ngọc hay Trần Tuấn Anh,…


Trong những trường hợp điển hình đã nêu, nhiều người đã cả tin và giao
dịch với đối tượng trung gian để hiến mô/tạng với mức giá dao động từ 300
- 400 triệu đồng. Tuy là vậy, do cơ sở y tế khơng đảm bảo cùng đội ngũ
nhân lực khơng có chuyên môn, việc mua bán ấy đã và đang để lại hậu quả

khôn lường, đặc biệt là với những người hiến tạng. Cho dù nhận được số
tiền khá lớn giúp “đổi đời” nhưng đằng sau đó lại là những mất mát to lớn
về sức khoẻ. Người bán có thể bị hạn chế các chức năng của cơ thể sau khi
“cho đi”, có thể mất hồn tồn khả năng lao động, hay nghiêm trọng hơn, đó
là “tiền mất tật mang”. Với thực trạng như đã đề cập ở trên, hợp pháp hoá
việc mua bán nội tạng được xem là giải pháp hữu hiệu cho những con người
có nhu cầu và những ai sẵn sàng để chia sẻ sự sống với đồng loại. Khi đó,
Chính phủ sẽ tham gia giám sát vào q trình mua bán và đề ra những chính
sách, điều kiện để đảm bảo quyền lợi của những ai tham gia. Chúng ta sẽ
giảm bớt nỗi lo âu khi không phải đối mặt với những mối giao dịch chợ đen,
không còn đắn đo, lo lắng về chất lượng của nội tạng, đảm bảo thị trường
cung ứng nội tạng lành mạnh.Điều đáng nói nữa là tạng của người sống cho
vượt trội hơn nguồn tạng từ người đã khuất về cả hiệu quả và tuổi thọ. Đồng
nghĩa với việc hợp pháp hóa buôn bán nội tạng của con người sẽ đảm bảo
cho người mua nguồn nội tạng có chất lượng hơn rất nhiều lần (vì được nhà
nước kiểm định chất lượng) so với việc mua bán chui qua thị trường chợ đen
khi mà nguồn nội tạng ở đó khơng thơng qua bất kỳ sự kiểm định nào.
 Thứ hai, hợp pháp hóa mua bán nội tạng sẽ đem lại nhiều quyền lợi về sức
khỏe hơn cho người dân. Tính đến thời điểm hiện tại, nhu cầu về cấy, ghép
nội tạng ngày càng gia tăng song số người được ghép hiện còn rất hạn chế
do nguồn tạng thiếu trầm trọng. Số người hiến tặng mô, tạng sau khi chết
não mỗi năm chỉ đếm trên đầu ngón tay, đồng thời để thực hiện một ca ghép
tạng, theo quy định của pháp luật, người hiến tặng phải cùng huyết thống,
đạt mọi tiêu chuẩn đảm bảo về sức khỏe mới được bác sĩ công nhận đủ điều
kiện hiến khiến cho tỷ lệ thực hiện trên thực tế chỉ chiếm con số rất khiêm
tốn. Do nguồn cung có hạn nên ngành Y nói chung và người nhà bệnh nhân
nói riêng đã và đang chịu nhiều áp lực nhất định. Điều này cho thấy xã hội
đang rất cần sự sẻ chia từ những chuỗi “cung ứng” nội tạng nhằm hoàn thiện
các mảnh ghép cho sự sống của con người. Điều 19 - Hiến Pháp 2013 có
viết: “mọi người có quyền sống” nhưng nếu trong trường hợp thiếu hụt

nguồn ghép và việc mua bán bị xem như bất hợp pháp thì vơ hình chung nó
đã cướp đi quyền sống chính đáng của người dân. Xét cho cùng, “mọi người
có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể và hiến xác theo quy định của luật”
(Khoản 3 - Điều 20 - Hiến Pháp 2013) và “mọi người có quyền được bảo vệ,
chăm sóc sức khỏe” (Khoản 1 - Điều 38 - Hiến Pháp 2013), bởi vậy, việc
mua bán nội tạng có thể coi là một hoạt động cần thiết. Khi đó, “ngân hàng
9


mô” sẽ giải toả áp lực cho ngành Y tế, phục vụ sức khoẻ nhân dân cũng như
lại những nhuận nhất định cho người cung cấp.
3. Lập luận 3: Hợp pháp hóa bn bán nội tạng đem lại một số lợi ích chung cho
tồn xã hội như khắc phục vấn đề trật tự xã hội hay hiện trạng lách luật, lạm
quyền.
- Cơ sở lập luận : Nhà nước có trách nhiệm chủ đạo trong việc đảm bảo một xã hội an
ninh, trật tự cho tồn dân và đảm bảo tính minh bạch, kiểm soát chặt chẽ của hệ thống
pháp luật để ngăn chặn triệt để những vấn nạn liên quan đến lợi dụng lỗ hổng của luật
pháp để trục lợi hay làm những điều rủi ro. Trên cơ sở đó, việc hợp pháp buôn bán bộ
phận cơ thể người sẽ khắc phục những mặt tiêu cực này trên một số phương diện liên
quan.
- Phân tích lập luận :


10

Hợp pháp hóa buôn bán nội tạng sẽ loại bỏ nạn buôn bán, ăn cắp nội tạng
trái phép – nguyên nhân chính của bao vụ bắt cóc và giết người, gây mất an
ninh cho xã hội. Đây là một vấn nạn làm người dân khắp thế giới hoang
mang khi mà những ca đánh cắp nội tạng ngày càng nhiều thủ đoạn, trở nên
lộ liễu và công khai hơn bởi những kẻ sẵn sang vì nguồn lợi nhuận khổng lồ

từ việc bn bán nội tạng trái phép mang lại mà sẵn sàng chà đạp lên pháp
luật. Cụ thể theo số liệu của tổ chức y tế thế giới WHO, những kẻ buôn nội
tạng này chỉ mất khoảng 5000 USD (khoảng 115 triệu VNĐ) để mua một
quả thận và bán lại trên chợ đen với giá 200.000 USD (khoảng 4,6 tỷ
VNĐ). Nguyên nhân là bởi nhu cầu ghép tạng hiện nay trên thế giới nói
chung và ở Việt Nam nói riêng là vơ cùng lớn, nhưng nguồn cung cũng như
khó khăn của nền y học chưa đáp ứng được, dẫn tới tình trạng người bệnh
để cứu mạng sống của mình phải tìm đến những nguồn tạng trái pháp luật
ngày càng nhiều, bất chấp các rủi ro mà nó đem lại. Bởi vậy, để giải quyết
vấn đề này, việc tạo ra nguồn cung ổn định là vơ cùng cần thiết, bởi khi đã
có nguồn cung ổn định dưới sự kiểm soát của nhà nước, nhu cầu mua bán ở
thị trường chợ đen sẽ biến mất bởi người mua lúc này đã có một thị trường
giao dịch hợp pháp và an tồn, từ đó những vấn nạn, hệ lụy liên quan sẽ bị
xóa bỏ. Bên cạnh đó, điều này còn bảo đảm được những quyền lợi công dân
căn cứ vào những điều lệ như Khoản 1 Điều 33 Bộ luật dân sự năm 2015 : “
1. Cá nhân có quyền sống, quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, thân thể,
quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe. Khơng ai bị tước đoạt tính mạng
trái luật.”, Khoản 1 Điều 20 Hiến Pháp Việt Nam 2013 : “ Mọi người có
quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ,
danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay


bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm
danh dự, nhân phẩm.” và Điều 34 Hiến Pháp Việt 2013 : “Cơng dân có
quyền được bảo đảm an sinh xã hội.” .

 Hợp pháp hóa bn bán nội tạng còn giải quyết được những vấn
đề bất cập trong việc lợi dụng lỗ hổng của pháp luật để trục lợi.
Nhiều người đã tìm các thủ đoạn để hợp thức hóa hình thức mua
bán nội tạng trái phép bằng các mánh khóe rất tinh vi. Chẳng hạn

như đưa người nước ngồi sang để ghép tạng vì luật cấm mua bán
tạng không áp dụng cho người nước ngoài tới Việt Nam hoặc
ngược lại, người Việt Nam đi đến quốc gia khác để thực hiện ghép
tạng, bất chấp các rủi ro tiềm ẩn. Bên cạnh đó còn có những hành
vi lợi dụng việc pháp luật cho phép hiến tạng để tìm cách làm giả
giấy tờ, chứng minh là người thân để cho thận nhưng thực chất là
mua bán. Thậm chí, q trình lách luật để trục lợi qua hình thức
hiến tạng có thể có sự tham gia vào của cả các cơ sở khám chữa
bệnh, các bộ phận trung gian phụ trách vấn đề này. Từ đó có thể
gây nên hiện trạng dù có luật cấm nhưng vẫn khơng hiệu quả mà
thậm chí còn gây nhiều hệ lụy hơn, bởi những kẻ lách luật lộng
hành không từ thủ đoạn để trục lợi từ những lỗ hổng khó khắc
phục triệt để của pháp luật. Do đó, việc hợp pháp hóa bn bán
nội tạng sẽ cho phép nhà nước có quyền hạn can thiệp, giám sát
vào nhiều khía cạnh hơn trong vấn đề ghép tạng, cụ thể là trong
quá trình mua bán. Bởi vậy, quyền lợi người dân sẽ được đảm bảo
chặt chẽ hơn, đồng thời ngăn chặn triệt để vấn đề lạm quyền làm
giả giấy tờ để thương mại hóa việc hiến tạng, thực thi đúng trách
nhiệm của nhà nước theo Khoản 2 Điều 8 Hiến Pháp Việt Nam
2013: “ Các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức phải
tôn trọng Nhân dân, tận tụy phục vụ Nhân dân, liên hệ chặt chẽ
với Nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của Nhân dân;
kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện
quan liêu, hách dịch, cửa quyền ”.
III. KẾT LUẬN:
Không chỉ mang lại những lợi ích lớn lao cho cuộc sống mà hợp pháp hố việc
bn bán bộ phận cơ thể người có thể được coi là một bước tiến vĩ đại của nền
y học nước nhà. Trong tương lai, đi liền với việc hợp pháp hoá này sẽ là những
bộ luật với những điều khoản chặt chẽ có tính chất nhân đạo để ngăn ngừa các
11



lỗ hổng, bất cập trong hoạt động giao thương, mua bán. Với mục tiêu cao cả là
nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo đảm an sinh xã hội thì đưa hoạt động mua
bán bộ phận cơ thể người lên thành một hành động hợp pháp là đúng đắn và
nên được ủng hộ bởi các bên liên quan. Càng sớm được hợp pháp hoá và đưa
vào Luật Đầu tư, điều này càng nhanh chóng góp phần xây dựng nên một xã
hội tiên tiến, hiện đại và nhân văn hơn - một xã hội mà ngành y tế đã sang được
chương mới để con người không còn phải đối mặt với những nỗi lo khơng có
bộ phận thay thế như suốt bao năm qua.
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO :
Giáo trình :
1. GS.TS Thái Vĩnh Thắng, PGS.TS Tơ Văn Hòa, Giáo Trình Luật hiến pháp NXB Tư
Pháp
2. GS.TS Nguyễn Đăng Dung, Giáo Trình Luật Hiến pháp Việt Nam, NXB Công an
nhân dân, 2017
3. PGS. TS. Vũ Cơng Giao, Giáo trình Lý luận và pháp luật về quyền con người,
NXB Chính trị quốc gia, 2011
4. TS. Nguyễn Duy Phương, Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam, NXB Đại học Huế,
2015.
Sách :
1.Vũ Công Giao (chủ biên), Hỏi – đáp về quyền con người, quyền và nghĩa vụ của
cơng dân, NXB Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 2016.
2. Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội, Thực hiện các quyền hiến định trong Hiến
pháp năm 2013, NXB Hồng Đức, Hà Nội, 2015
Tạp chí bài báo :
1. />fbclid=IwAR356vQnqW0wA9ked09Oq6jtrn5cdImv1dgRf8vAULAkbigtxemZfOuO
OUU
2. />fbclid=IwAR3BkAq-V3Mk1y8rd1_JDZhk9ZwbydhY_LsCJXQ1AQBhdA01r6E5eXrZJ8
3. />4. />fbclid=IwAR0kkkseKGvbBA7ltLEbR70coYxIdBaH1ENJM5geLDrnN74Oi5w_hrAb

TGk
12


5. />fbclid=IwAR1wsySmwUwpVfNl3c4HLoScxH1Fchqp8vFpSRl696bPEpCe_OFV1kb
kMLg
6. />7. />fbclid=IwAR356vQnqW0wA9ked09Oq6jtrn5cdImv1dgRf8vAULAkbigtxemZfOuO
OUU
8. />fbclid=IwAR2MFTmcRXXbisyxxXQkuG38r_OdqdMLWb_ZPUrB9TgTi9XupZsnw
quBISM
Văn bản qui phạm pháp luật
1.Bộ Luật Dân sự 2015
2.Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013
3.Tuyên ngôn Độc Lập 1945

13



×