Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

BÁO cáo tâm lý học những tác động của mạng xã hội đối với sức khỏe tâm thần của thanh thiếu niên rủi ro tiềm ẩn của mạng xã hội đối với sức khỏe tâm thần thanh thiếu niên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (270.11 KB, 18 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN

BÁO CÁO TÂM LÝ HỌC
Tên đề tài

:

Giảng viên hướng dẫn

:

Nhóm

:

SPLIT

Thành viên

:

Đỗ Hồng Nhật Long – 2183148
Nguyễn Ngọc Mai Khơi – 2183911
Nguyễn Phú Khánh Hà – 2180796
Nguyễn Phương Thảo – 2175251
Hồ Quang Hiếu – 2184990
Mã Nhựt Thơng – 2161241
Võ Hồi Vũ - 2181717

12/2021




BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN

BÁO CÁO TÂM LÝ HỌC
Tên đề tài

:

Giảng viên hướng dẫn

:

Nhóm

:

SPLIT

Thành viên

:

Đỗ Hồng Nhật Long – 2183148
Nguyễn Ngọc Mai Khơi – 2183911
Nguyễn Phú Khánh Hà – 2180796
Nguyễn Phương Thảo – 2175251
Hồ Quang Hiếu – 2184990
Mã Nhựt Thơng – 2161241

Võ Hồi Vũ - 2181717

12/2021


MỤC LỤC
Mục tiêu nghiên cứu...........................................................................................................4
Câu hỏi nghiên cứu............................................................................................................4
Khái niệm trung tâm........................................................................................................... 4
Mạng xã hội.................................................................................................................... 4
Sức khỏe tâm thần..........................................................................................................4
Thanh thiếu niên.............................................................................................................4
1. Tổng quan tình hình nghiên cứu..................................................................................5
TĨM TẮT.......................................................................................................................... 7
Chương 1: Cơ sở lý luận....................................................................................................8
1.1 Tổng quan về mạng xã hội........................................................................................8
1.1.1 Mạng xã hội là gì................................................................................................8
1.1.2 Vai trị và lợi ích của của mạng xã hội................................................................8
1.2 Tổng quan về độ tuổi thanh thiếu niên......................................................................9
1.3 Nguyên nhân thanh thiếu niên dễ bị cuốn hút bởi mạng xã hội................................9
1.4 Thực trạng sử dụng mạng xã hội của thanh thiếu niên hiện nay.............................11
Chương 2: Những tác động của mạng xã hội đối với sức khỏe tâm thần của thanh thiếu
niên.................................................................................................................................. 12
2.1. Rủi ro tiềm ẩn của mạng xã hội đối với sức khỏe tâm thần thanh thiếu niên.........12
2.1.1 Ảnh hưởng về sự tự nhận thức bản thân...........................................................12
2.1.2 Mối liên hệ về chứng nghiện mạng xã hội đối với sức khỏe tâm thần..............13
2.1.3 Thúc đẩy hành vi tự làm hại bản thân...............................................................13
2.1.4 Mất ngủ vì sử dụng mạng xã hội......................................................................14
2.2. Lợi ích tiềm năng của mạng xã hội đối với sức khỏe tâm thần thanh thiếu niên....15
Chương 3: Đề xuất các biện pháp nhằm giảm thiểu tác động của mạng xã hội đối với sức

khỏe tâm thần...................................................................................................................15
3.1 Tự nhận thức...........................................................................................................15
3.2 Từ phía gia đình......................................................................................................16
3.3 Phương pháp từ chuyên gia.....................................................................................17
Kết luận............................................................................................................................ 18

iii


Mục tiêu nghiên cứu
Kết nối thông qua điện thoại thông minh và mạng xã hội giờ đây đã trở thành một phần
trong quá trình trưởng thành của nhiều trẻ em và thanh thiếu niên. Phần lớn đều có những
trải nghiệm tích cực trên trực tuyến, nhưng rủi ro ln tồn tại, bao gồm khả năng sử dụng
mạng xã hội quá mức có thể dẫn đến các tác động tiêu cực đối với sức khỏe tâm thần của
các em. Nghiên cứu về lĩnh vực này vẫn đang ở những giai đoạn đầu, nhưng mạng xã hội
có tác động rõ rệt đến cuộc sống của nhiều người trẻ. Chúng tôi sẽ tổng hợp từ nhiều
nguồn tài liệu nghiên cứu để có cái nhìn tổng quát hơn về tác động của mxh đối với thanh
thiếu niên.

Câu hỏi nghiên cứu
 Lợi ích mạng xã hội mang lại?
 Tác hại khi tiếp cận mạng xã hội khơng đúng cách?
 Nghiện mạng xã hội có tồn tại khơng và liệu nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe
tâm thần?
 Việc sử dụng phương tiện truyền thông xã hội đã được chứng minh là có ảnh
hưởng như thế nào đến ý thức về bản thân của thanh thiếu niên?
 Mất ngủ liên quan đến việc sử dụng mạng xã hội có ảnh hưởng đến sức khỏe tâm
thần không?
 Sử dụng mạng xã hội như thế nào để không tác động đến sức khỏe tâm thần?


Khái niệm trung tâm
Mạng xã hội
Mạng xã hội là một công nghệ được con người phát minh nhằm mục đích tạo ra một
mạng lưới kết nối mọi người ở khắp mọi nơi trên thế giới với nhau bằng cách tái hiện lại
xã hội thực tế. Đây là nơi mà mọi người có thể trò chuyện, chia sẻ với nhau về những suy
nghĩ, ý kiến cá nhân, thông tin bao gồm tài liệu, video, hình ảnh thơng qua kết nối
internet.
Sức khỏe tâm thần
Sức khỏe tâm thần chính là những gì mà chúng ta có thể cảm nhận được về mặt cảm xúc;
tâm lý và các mối quan hệ trong cuộc sống. Chúng ảnh hưởng đến cách chúng ta suy
nghĩ, hành xử và phản ứng trước một sự vật/sự việc/hiện tượng nào đó. Đối tượng bị ảnh
hưởng bởi sức khỏe tâm thần rất đa dạng cho dù là người già hay trẻ nhỏ, nam hay nữ
cũng đều chịu những tác động nhất định đến từ sức khỏe tâm thần của chính mình.

iv


Thanh thiếu niên
Thanh thiếu niên là một độ tuổi trong cuộc đời của một con người. Độ tuổi này kéo dài từ
13 đến 19 tuổi. Tùy vào quy định của mỗi quốc gia và tổ chức, độ tuổi này có thể thay
đổi. Thanh thiếu niên là giai đoạn chuyển tiếp thể chất và tinh thần trong sự phát triển của
con người diễn ra giữa giai đoạn trẻ em và trưởng thành. Sự chuyển tiếp này liên quan tới
những thay đổi về sinh học, xã hội và tâm lý của mỗi người.
1.

Tổng quan tình hình nghiên cứu (Bỏ link ở cuối mỗi nghiên cứu để tui
trích APA sau).

Ngày nay, mạng xã hội ngày càng được phổ biến rộng rãi và đang dần trở thành
một phần không thể thiếu của xã hội. Mạng xã hội có những ảnh hưởng nhất định tới các

khía cạnh quan trọng như sự hạnh phúc và cái tôi hay cách giao tiếp với thanh thiếu niên.
Từ khi có mạng xã hội, việc giữ liên lạc trở nên tiện lợi và dễ dàng hơn bao giờ hết. Điều
này cũng góp phần giúp thanh thiếu niên cải thiện cách hoà nhập với xã hội và học được
cách đồng cảm hơn. Mạng xã hội cũng là nơi xoá bỏ những vấn đề và căng thẳng hiện có
của thanh thiếu niên trong đời sống. Bên cạnh những lợi ích được mang lại, mạng xã hội
đã và đang để lại những hậu quả khôn lường. Một vài tác động tiêu cực lên thanh thiếu
niên mà ta có thể kể đến như gia tăng hành vi liều lĩnh, bắt nạt trên mạng, trầm cảm và
làm giảm sự tự tin. Mặc dù đã có rất nhiều mối tương quan giữa số bạn bè trên mạng với
sự quan tâm tới hình ảnh bản thân hay sự tự ti, rất khó để xác định chính xác nguyên
nhân dẫn tới những ảnh hưởng tiêu cực này. ( Deborah Richards, Patrina HY Caldwell and
Henry Go, 2015) ( )
Chúng ta đều biết các nền tảng mạng xã hội được thiết kế với chủ đích thu hút sự chú ý
của người dùng lâu nhất có thể, đánh vào thiên kiến và lỗ hổng tâm lý trong chúng ta như
mong muốn được công nhận hay nỗi sợ bị từ chối. Thụ động sử dụng mạng xã hội quá
mức –tức là chỉ lướt các bài đăng - có thể khơng lành mạnh và có mối liên hệ với cảm
giác đố kỵ, thua kém và kém hài lòng với cuộc sống. Các nghiên cứu thậm chí cịn cho
rằng thói quen này có thể dẫn đến các triệu chứng ADHD, trầm cảm, lo âu và thiếu ngủ. 
/>%87n/m%E1%BA%A1ng-x%C3%A3-h%E1%BB%99i-c%C3%B3-%E1%BA%A3nh-h
%C6%B0%E1%BB%9Fng-x%E1%BA%A5u-%C4%91%E1%BA%BFn-s%E1%BB
%A9c-kh%E1%BB%8Fe-t%C3%A2m-th%E1%BA%A7n-c%E1%BB%A7a-thanh-thi
%E1%BA%BFu-ni%C3%AAn
Sự phát triển của mạng xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của tồn xã hội trong
những năm gần đây. Trong thời đại được gọi là “Thế giới phẳng” theo quan điểm của
Thomas L. Friedman tác giả của cuốn sách World is flat (Thế giới phẳng) khơng ai có thể
phủ nhận lợi ích từ mạng xã hội. Bên cạnh rất nhiều tiện ích mà mạng xã hội mang lại
cho người dùng như: thông tin nhanh, khối lượng thông tin phong phú được cập nhật liên
tục, có nhiều tiện ích về giải trí… cịn có một khía cạnh khá quan trọng, làm thay đổi
mạnh mẽ hình thức giao tiếp giữa những cá nhân, các nhóm, và các quốc gia với nhau, đó
v



chính là khả năng kết nối. Như vậy, mạng xã hội đã trở thành một phương tiện phổ biến
với những tính năng đa dạng cho phép người dùng kết nối, chia sẻ, tiếp nhận thơng tin
một cách nhanh chóng, hiệu quả.
/>Trong bài nghiên cứu này đã chú trọng vào một vài khía cạnh khác tác động đến thanh thiếu
niên. Việc phát triển mạng xã hội diễn ra cực kỳ nhanh đã tạo điều kiện cho thanh thiếu niên thể
hiện bản thân và chia sẻ những góc nhìn mới. Bên cạnh đó, thanh thiếu niên sẽ đối mặt với việc
lướt phải những nội dung không phù hợp và độc hại. Mạng xã hội góp nâng cao ý thức tự học và
khiến việc truy cập tài liệu cần thiết và thông tin mới dễ dàng hơn, nhưng điều này lại gia tăng
khả năng đạo văn hay ăn cắp ý tưởng. Những quảng cáo và hình ảnh trên mạng xã hội cũng có
những ảnh hưởng tới thanh thiếu niên. Mặt tích cực là có những tiện ích quản lí tài chính và nâng
cao hiểu biết về vấn đề này. Còn mặt tiêu cực thì nó có thể dẫn đến việc tiêu xài q mức hay sử
dụng những mặt hàng kém chất lượng được quảng cáo tràn lan. Mạng xã hội tiềm ẩn rất nhiều
nguy hiểm, đặc biệt với độ tuổi thanh thiếu niên, điển hình như truy cập những nội dung bạo lực,
rị rỉ thông tin cá nhân, bắt nạt hay gặp gỡ bạn “ảo” ngoài đời thật. (Dr Teresa Swist, Dr Philippa
Collin, Ms Jane McCormack, Associate Professor Amanda Third, tháng 7 2015)
( />dren_and_young_people.pdf )
Để giúp thanh thiếu niên có hiểu biết cặn kẽ về mạng xã hội, về mặt tích cực cũng như những rủi
ro tiềm tàng của nó, người lớn cần hướng dẫn và hỗ trợ kịp thời. Ví dụ như học kiểm soát cách
sử dụng mạng xã hội cũng như việc mạng xã hội đang “điều khiển” họ. 
(Victoria A. Goodyear, Kathleen M. Armour & Hannah Wood, 25 tháng 1 năm 2018)
( )

vi


TÓM TẮT
Với sự bùng nổ của Internet, giới trẻ ngày nay đã tiếp cận với nền tảng mạng xã hội dễ
dàng hơn so với thế hệ trước đó. Việc này được xem là một bước tiến mới trong thời đại
phát triển kinh tế nhưng liệu thanh thiếu niên đã tiếp cận và sử dụng đúng mục đích của

mạng xã hội hay chưa mới là điều cần được bàn đến. Một hàm ý về sự gia tăng nhanh
chóng của mạng xã hội, đó là mối quan hệ của nó với sức khỏe tâm thần của giới trẻ, đã
thu hút một lượng lớn sự chú ý trong những năm gần đây. Nghiên cứu đã tạo ra một cơ sở
bằng chứng rộng rãi hỗ trợ mối liên quan giữa việc sử dụng mạng xã hội và sức khỏe tâm
thần, và mặc dù vẫn cịn mới xuất hiện, nhưng đã có những bằng chứng mới đã vẽ nên
một bức tranh toàn cảnh về các tác động chính. Sự phổ biến của mạng xã hội như một
phương tiện giao tiếp cho giới trẻ cần phải được xem xét cẩn thận, vì nó thực sự có thể
đóng một vai trị bất lợi hơn chúng ta có thể nghĩ

vii


Chương 1: Cơ sở lý luận 
1.1 Tổng quan về mạng xã hội (Vũ)
1.1.1 Mạng xã hội là gì
Nó là một phần quan trọng của cuộc sống hiện đại. Chúng ta dường như là toàn năng, từ kết nối
với bạn bè, hẹn hị, tìm kiếm đối tác đến mua sắm, và thậm chí cả giải trí (như chơi game, xem
video, đọc tin tức). Trong tương lai, một số nền tảng mạng xã hội quan tâm đến việc tạo ra một
hệ sinh thái ảo bằng tiền ảo của riêng họ. Với tốc độ phát triển của ngành công nghệ như hiện
nay, chúng ta khơng thể đốn trước và hình dung được trong tương lai mạng xã hội sẽ thay đổi
và phát triển như thế nào.
/>
1.1.2 Vai trị và lợi ích của của mạng xã hội
Mạng xã hội đã tạo ra một hệ thống cho phép người dùng giao tiếp với nhau hoặc thiết lập liên
hệ, chia sẻ thơng tin hữu ích trên nền tảng Internet, nâng cao kỹ năng sống và hiểu biết, tích lũy
thêm kiến thức cần thiết ...
Ngồi ra, mạng xã hội còn hướng đến việc tạo ra một cộng đồng giá trị và nâng cao vai trò của
mỗi người dùng trong việc xây dựng mối quan hệ và xây dựng những người có chung mục tiêu
và lợi ích. ......
Mạng xã hội cung cấp cho người dùng những lợi ích sau:

Cập nhật tin tức nhanh chóng:
-Thơng qua mạng xã hội, người dùng sẽ cập nhật nhanh chóng các vấn đề được quan tâm trong
các lĩnh vực khác nhau.
-Đồng thời có thể cập nhật tin tức, xem phim, MV ca nhạc… để mở rộng tầm hiểu biết của mình
trên mạng xã hội.
Mạng xã hội giúp người dùng dễ dàng liên lạc với người thân, bạn bè mọi lúc mọi nơi
Phát triển kinh doanh quảng cáo:
Sở hữu một cửa hàng không hề đơn giản nhưng với mạng xã hội, bạn có thể quảng bá hình ảnh,
thơng tin sản phẩm… kinh doanh miễn phí chỉ bằng cách tạo một trang miễn phí.
Xây dựng nhiều mối quan hệ:
8


-Đặc điểm nổi bật của mạng xã hội là thúc đẩy sự tương tác giữa con người với nhau. Trò chuyện
qua mạng xã hội sẽ giúp bạn dễ gần nhau hơn.
/>
1.2 Tổng quan về độ tuổi thanh thiếu niên (Khôi)
Lứa tuổi: từ 13 đến 19 tuổi, ở giai đoạn này sự phát triển có phần phức tạp hơn, trẻ em ở giai
đoạn này sẽ thay đổi rõ ràng về sự phát triển, thể chất cũng như tinh thần.
Phát triển trí tuệ và hành vi:
Về mặt tâm lý, có khuynh hướng phát triển tự lập, kích thích tính tự lập và sáng tạo trong học
tập. Ở tuổi này trẻ sẽ có các mối bận tâm với vẻ bề ngoài và sức hấp dẫn cao đối với các bạn
cùng trang lứa. 
Hành vi sẽ có phần nổi loạn như việc có thể phản đối lại những quy tắc truyền thống hay các
chuẩn mực vốn có của xã hội. Lứa tuổi này sẽ có thể xác định tương lai của mình, quan tâm đến
các lĩnh vực mong muốn. Thời gian này họ cũng sẽ có thể tự phân tính bản thân để xác định và
định hướng tương lai, qua đó có cơ hội phát triển bản thân.
Mặc khác, họ cũng có thể tham gia vào các hành vi nguy hiểm, đây là hướng đi trái lại với điều
được đề cập ở trên. Họ tham gia và các cuộc đua xe, thử quan hệ tình dục, hay các hoạt động
quan hệ tình dục nguy hiểm, liên quan đến pháp luật có thể là các hành vi phạm pháp liên quan

đến trộm cắp hay ma tuý.
Phát triển cảm xúc:
Giai đoạn này thường đặc trưng cho sự bộc phát và tự phát đây sẽ là thử thách khá lớn cho các
bậc phụ huynh và giáo viên. Thanh thiếu niên sẽ học được cách kiềm chế bản thân mình và kiểm
sốt được cảm xúc của bản thân, do có tính tự trọng khá cao và khá nhạy cảm nên những gì xúc
phạm đến tính tự lập của mình sẽ khiến họ phản ứng mạnh mẽ.
Vì sự phát triển cảm xúc giai đoạn này dễ rơi vào các căn bệnh như rối loạn trầm cảm, rối loạn lo
âu, rối loạn hành vi chống đối xã hội, ...
Tình dục:
Ngồi việc phát triển và thay đổi cơ thể, lứa tuổi này cũng gặp các vấn đề về tình dục. Lứa tuổi
này sẽ có sự hấp dẫn về tình dục mạnh mẽ và có thể rất đáng sợ, cũng có sự thu hút và các ham
muốn với bạn đồng giới đây cũng là một trở ngại về sự chấp nhận của xã hội. 
/> />
9


1.3 Nguyên nhân thanh thiếu niên dễ bị cuốn hút bởi mạng xã hội (Thông)  
Nhu cầu thể hiện bản thân:
 
Thông qua chụp cộng hưởng từ MRI, các nhà khoa học khám phá ra rằng khi con người nói tự về
bản thân mình, não bộ cũng có cảm giác hài lịng và tạo ra những trải nghiệm thú vị, tương tự
như khi quan hệ tình dục hoặc được ăn uống. Theo một nghiên cứu khác, những đứa trẻ khoảng
9 tháng tuổi thường có những hành động để cố gắng thu hút sự chú ý từ người thân trong gia
đình. Vì vậy khi lớn lên, con người vẫn muốn cung cấp thông tin về bản thân mình và tự thể hiện
với người khác. Nếu thông thường mọi người dành gần 40% thời gian để nói về bản thân họ, thì
con số này đạt tới 80% nhờ vào những tính năng đặc trưng có trong các mạng xã hội.
 
Giống như cơ chế nghiện các chất kích thích khác, việc kích hoạt hệ thống tưởng thưởng của não
bộ thông qua tự thể hiện bản thân có thể làm tăng mức độ dopamine, tạo ra thời gian sử dụng quá
mức và là nguyên nhân giới trẻ nghiện mạng xã hội.

 
Nhu cầu được kết nối và thuộc về:
 
Mạng xã hội đem đến cho người dùng cảm giác được tương tác với bất kỳ ai, từ bạn bè, đồng
nghiệp, gia đình cho đến những người nổi tiếng và thần tượng.
 
Nhu cầu được kết nối và thuộc về còn thể hiện qua lời mời và chấp nhận kết bạn, lượt chia sẻ hay
lượt "like", bình luận... Dễ thấy, mạng xã hội khuyến khích người dùng phải đăng nội dung
thường xun và có sức lan tỏa mạnh. Nếu khơng, vô số những bài viết mới khác sẽ được cập
nhật và xuất hiện trên giao diện bảng tin rất nhanh, và điều đó khiến bài đăng của chúng ta nhanh
chóng bị rơi vào quên lãng.
 
Ngoài ra, để kết nối người dùng, mạng xã hội cịn đưa ra tính năng "tag" - gắn tên để gửi thông
báo tới những người bạn khác, và "hashtag". Điều này lôi kéo và thu hút các "con nghiện" cùng
nhau bàn luận trên một chủ đề mà tất cả đều quan tâm, biến không gian mạng xã hội trở thành
“ngôi nhà chung” cho những người dùng có quan điểm giống nhau thuộc về.
 
Mạng xã hội tạo tâm lý như đánh bạc:
 
Mạng xã hội được ví như một "sịng bạc", trong đó mỗi người dùng là “con bạc” có nhiệm vụ đặt
cược vào nội dung bản thân sáng tạo mỗi ngày. Ai cũng có mong muốn thu hút được nhiều lượt
like, bình luận tích cực và chia sẻ đồng tình. Do đó họ cần tính tốn xem phải viết gì để vừa lịng
cộng đồng mạng, nhưng khơng đoán trước được kết quả tương tự như trước mỗi ván bài. Mặc dù
đầu tư rất chỉnh chu cho mỗi bài đăng, song đôi lúc người dùng lại nhận được sự thờ ơ thay vì
tán dương ủng hộ như tưởng tượng, thậm chí một số trường hợp cịn là sự phẫn nộ từ phần lớn
“cư dân mạng” khác.
Ngoài ra, những sịng bài thường tìm cách khiến các khách chơi qn mất ý thức về thời gian và
lao vào các cuộc vui đen - đỏ vô độ. Họ giảm bớt ánh sáng mặt trời vào trong phịng, khơng có
cửa sổ, đồng hồ, và liên tục phục vụ đồ ăn thức uống. Tương tự, mạng xã hội cũng dùng cách
khiến thành viên liên tục phải dán mắt vào điện thoại bởi vì nỗi sợ bị lạc hậu. Các luồng thông

tin mới cập nhật thay vì được ghi rõ ngày giờ, mạng xã hội có xu hướng hiển thị khoảng thời
gian đo đếm kể từ khi bài viết được đăng, ví dụ "5 phút trước", "10 giờ trước"... Bên cạnh đó,
10


người dùng tìm đến mạng xã hội để có được cảm giác trốn thoát thực tại, rời xa bữa ăn cô độc,
vấn đề trục trặc trong những mối quan hệ và cơng việc, ... Trong khi đó, thế giới ảo trên mạng
khơng có sự tồn tại của hiện thực và hứa hẹn sẽ mang lại nhiều niềm vui, thú vị cho người dùng.
 
Ngay cả khi mạng xã hội là công cụ hàng đầu giúp con người giải trí và duy trì các mối quan hệ,
nghiện mạng xã hội của giới trẻ đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng cần được nghiên cứu và
điều trị. Các nguyên nhân dẫn đến nghiện mạng xã hội có thể liên quan đến các cơ chế tưởng
thưởng và hài lòng của bộ não khi được chú ý hoặc thể hiện bản thân. Bên cạnh đó, việc sử dụng
q mức mạng xã hội cịn là do những tính năng hấp dẫn, chiếm hết thời gian của người dùng
tương tự như cơ chế nghiện đánh bạc.
/>
1.4 Thực trạng sử dụng mạng xã hội của thanh thiếu niên hiện nay (Thông)
Hơn 20 năm xuất hiện (1997-2021), internet đã tạo nên nhiều thay đổi lớn trong đời sống kinh tế,
chính trị, xã hội. Mạng máy tính ngày càng được mở rộng, để từ đây, các hình thức giải trí trên
mạng trở nên phong phú và hiện đại hơn bao giờ hết. Theo đánh giá của Hãng nghiên cứu thị
trường ComScore (Mỹ), Việt Nam hiện là một trong những quốc gia có dân số trực tuyến lớn
nhất tại khu vực ASEAN. Số liệu của Tổng cục Thống kê cũng cho biết số lượng người sử dụng
internet mỗi năm trong nước đều tăng nhanh. 
Theo số liệu của ComScore - Công ty về đo lường và đánh giá hiệu quả các giải pháp marketing
trực tuyến đã báo cáo, trong hơn 30 triệu người sử dụng internet tại Việt Nam, có khoảng 87,5%
đã và đang sử dụng các mạng xã hội, nằm trong độ tuổi 15-34 (khoảng 71%). Giới trẻ Việt Nam
đang sử dụng các mạng xã hội như Facebook, Instagram, Youtube... với mục đích học tập, giải
trí, kinh doanh, kết nối, ... trong đó, Facebook được sử dụng nhiều nhất. 
Theo số liệu thống kê, Việt Nam là nước có số lượng người sử dụng dịch vụ Facebook tăng
nhanh nhất trên thế giới với khoảng 35 triệu người dùng, đồng nghĩa với việc hơn 1/3 dân số của

nước ta đang sở hữu một tài khoản Facebook, trong đó đơng đảo nhất có lẽ là bộ phận thanh,
thiếu niên. Khảo sát 1.000 bạn trẻ (11-35 tuổi) tại TP. Hồ Chí Minh, có đến (89,3%) bạn dùng
Facebook. Sau Facebook là Youtube với tính năng xem và chia sẻ video, hiện Youtube có
(56,3%) người dùng là trang mạng lớn thứ hai ở Việt Nam sau Facebook; đứng thứ ba là
Instagram (24,5%) chuyên xem và chia sẻ ảnh; Zingme (16,8%) hỗ trợ chơi game, nghe nhạc
trực tuyến; các mạng Viber, Zalo chiếm tỷ lệ 10%. Phần lớn thanh, thiếu niên đã sử dụng mạng
xã hội trên 4 năm (43,8%), chiếm tỷ lệ cao thứ hai là từ 2-4 năm (34,2%), từ 1-2 năm (17,5%) và
dưới 1 năm chiếm tỷ lệ thấp nhất (4,5%). Có 5 mục đích tìm kiếm chiếm tỷ lệ cao nhất, đó là:
cập nhật thông tin xã hội (66,3%); làm quen với bạn mới, giữ liên lạc với bạn cũ (60%); liên lạc
với gia đình, bạn bè (59%), chia sẻ thơng tin (hình ảnh, video, status) với mọi người (54,0%) và
để giải trí (49,5%), công cụ hỗ trợ học tập và làm việc (44,7%), mua sắm online (30,7%), tìm
kiếm việc làm (21,7%), hay bán hàng online (13,7%), ...
Theo kết quả khảo sát năm 2017 đã cho thấy, đối tượng kết nối chiếm tỷ lệ cao nhất của giới trẻ
là: bạn cùng lớp cùng quê (90,2%); gia đình, họ hàng (81,3%); những người bạn trong các nhóm
xã hội khác họ quen là (48,2%). Kết quả này cho thấy giới trẻ có sự chọn lọc cẩn thận trong việc
kết bạn.
11


Với công nghệ wifi phủ rộng khắp nơi các bạn trẻ có thể linh hoạt trong việc sử dụng, tại nhà
(95,8%), tại nơi làm việc và trường học (17,3%), quán net (9,5%). Tần suất sử dụng mạng xã hội
của giới trẻ ngày càng gia tăng vì họ có thể truy cập mọi lúc, mọi nơi nhờ các thiết bị công nghệ
hiện đại như smartphone (85,3%), máy tính xách tay (24%), máy tính để bàn (20,5%), máy tính
bảng (6,8%).
Kết quả khảo sát cho thấy, thời gian sử dụng mạng xã hội hàng ngày của giới trẻ chiếm tỷ lệ cao
nhất là: từ 1-3 tiếng (35,7%); từ 3-5 tiếng (25,7%); trên 5 tiếng chiếm (22,6%); ít hơn 1 tiếng
(16,0%). Qua số liệu cho thấy, giới trẻ đang dành khá nhiều thời gian cho mạng xã hội, đó là
ngun nhân gây nên tình trạng “nghiện” mạng xã hội đang ngày càng tăng. Giới trẻ sử dụng
tiếng Việt để giao tiếp chiếm tỷ lệ (45,7%), tiếng Anh (38,8%), ký hiệu khác nhau (29,7%). Cơ
quan tiếp thị truyền thông xã hội Úc cho rằng những người trẻ tuổi sử dụng chữ viết tắt để tăng

tốc độ giao tiếp và là mật mã để người lớn không thể hiểu.
/>
Chương 2: Những tác động của mạng xã hội đối với sức khỏe tâm
thần của thanh thiếu niên
2.1. Rủi ro tiềm ẩn của mạng xã hội đối với sức khỏe tâm thần thanh thiếu niên
2.1.1 Ảnh hưởng về sự tự nhận thức bản thân (Long)
Qua hai cuộc khảo sát của trường đại học Mỹ và Đức, có thể nhận thấy rằng sinh viên sử dụng
nhiều thời gian trên nền tảng truyền thơng xã hội Facebook có nhiều khả năng hình thành cảm
giác ghen tị hoặc cảm thấy rằng những người khác trong mạng xã hội của họ tốt hơn họ. Một
đánh giá có hệ thống về 20 nghiên cứu cho thấy việc sử dụng mạng xã hội có liên quan đến
những lo lắng về hình ảnh cơ thể và tình trạng ăn uống rối loạn. Trong một nghiên cứu ngẫu
nhiên, những người tham gia nữ cho biết tâm trạng tiêu cực hơn chỉ sau 10 phút sử dụng tài
khoản Facebook của họ so với những người sử dụng một trang web kiểm sốt ngoại hình khác.
Hơn nữa, những người tham gia có xu hướng so sánh ngoại hình cho biết họ có mong muốn thay
đổi diện mạo của khn mặt, mái tóc hoặc làn da sau khi dành thời gian trên Facebook. Do bản
chất của các tương tác trên phương tiện truyền thơng xã hội có tính chất cởi mở, khiến cho việc
nhận xét tiêu cực trở nên dễ dàng và thường xuyên hơn so với các tương tác trực tiếp khác. 
Các nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra rằng những người sử dụng mạng xã hội thường xuyên
tin rằng những người dùng khác hạnh phúc và thành công hơn họ, đặc biệt là khi họ không biết
rất rõ về họ trong cuộc sống thực. Phương tiện truyền thông xã hội tạo điều kiện cho một môi
trường mà mọi người đang so sánh bản thân ngoại tuyến thực tế của họ với phiên bản trực
tuyến hoàn hảo, được lọc và chỉnh sửa của người khác, điều này có thể gây bất lợi cho sức
khỏe tinh thần và nhận thức về bản thân. Sử dụng mạng xã hội q mức khơng chỉ có thể gây
ra sự bất hạnh và khơng hài lịng chung với cuộc sống ở người dùng mà còn làm tăng nguy cơ
phát triển các vấn đề sức khỏe tâm thần như lo lắng và trầm cảm, ... Thường xuyên so sánh
bản thân với người khác có thể dẫn đến cảm giác thiếu ý thức hoặc nhu cầu về sự cầu toàn và
trật tự, thường biểu hiện như chứng rối loạn lo âu xã hội.

link: />12



link: />
2.1.2 Mối liên hệ về chứng nghiện mạng xã hội đối với sức khỏe tâm thần (Long)
Việc lướt mạng xã hội đã trở thành một hoạt động ngày càng phổ biến trong thập kỷ qua. Mặc
dù phần lớn việc sử dụng mạng xã hội của mọi người khơng có vấn đề gì, nhưng có một tỷ lệ
nhỏ người dùng sử dụng quá mức cần thiết dẫn đến việc nghiện mạng xã hội. Nghiện mạng xã
hội là một chứng nghiện hành vi có đặc điểm là quan tâm quá mức đến mạng xã hội, bị thúc
đẩy bởi sự thôi thúc khơng kiểm sốt được để đăng nhập hoặc sử dụng mạng xã hội và dành
quá nhiều thời gian và công sức cho mạng xã hội đến mức làm ảnh hưởng đến các lĩnh vực
quan trọng khác của cuộc sống.
Do tác động của nó đối với não bộ, mạng xã hội gây nghiện cả về thể chất và tâm lý. Theo một
nghiên cứu mới của Đại học Harvard, việc tiết lộ bản thân trên các trang mạng xã hội sẽ làm
sáng lên cùng một phần não như khi dùng một chất gây nghiện. Vùng khen thưởng trong não
và các đường dẫn truyền tin hóa học của nó ảnh hưởng đến các quyết định và cảm giác. Khi ai
đó trải nghiệm điều gì đó bổ ích hoặc sử dụng một chất gây nghiện, các tế bào thần kinh trong
các khu vực sản xuất dopamine chính trong não được kích hoạt và mức dopamine tăng lên. Do
đó, não nhận được “phần thưởng” và kết hợp thuốc hoặc hoạt động với sự củng cố tích cực.
Điều này có thể quan sát được trong việc sử dụng phương tiện truyền thông xã hội; khi một cá
nhân nhận được một thông báo, chẳng hạn như lượt thích hoặc lượt đề cập, não sẽ nhận được
một lượng dopamine dồn dập và gửi nó theo các con đường khen thưởng, khiến người đó cảm
thấy thích thú. Phương tiện truyền thông xã hội cung cấp vô số phần thưởng ngay lập tức dưới
dạng sự chú ý từ những người khác cho nỗ lực tương đối nhỏ. Bộ não tự tua lại thơng qua sự
củng cố tích cực này, khiến mọi người mong muốn các lượt thích, lượt retweet và phản ứng
biểu tượng cảm xúc.
Việc sử dụng mạng xã hội trở nên có vấn đề khi ai đó coi các trang mạng xã hội như một cơ
chế đối phó quan trọng để giảm bớt căng thẳng, cô đơn hoặc trầm cảm. Việc sử dụng phương
tiện truyền thông xã hội mang lại cho những cá nhân này những phần thưởng liên tục mà họ
khơng nhận được trong cuộc sống thực, vì vậy họ ngày càng tham gia vào hoạt động này nhiều
hơn. Việc sử dụng liên tục này cuối cùng dẫn đến nhiều vấn đề giữa các cá nhân, chẳng hạn
như bỏ qua các mối quan hệ trong cuộc sống thực, trách nhiệm công việc hoặc trường học và

sức khỏe thể chất, sau đó có thể làm trầm trọng thêm tâm trạng khơng mong muốn của một cá
nhân. Sau đó, điều này khiến mọi người tham gia vào hành vi mạng xã hội nhiều hơn như một
cách để giảm bớt trạng thái tâm trạng khó chịu. Khi người dùng mạng xã hội lặp lại mơ hình giải
tỏa tâm trạng khơng mong muốn theo chu kỳ này bằng cách sử dụng mạng xã hội, mức độ phụ
thuộc tâm lý vào mạng xã hội sẽ tăng lên.
Link: />
2.1.3 Thúc đẩy hành vi tự làm hại bản thân (Thảo)
Trong một bài nghiên cứu của Madeleine George năm 2019, tỷ lệ trầm cảm, tự làm hại bản thân
và tự tử ở thanh thiếu niên ở Hoa Kỳ đã tăng đều đặn trong 10 năm qua, đặc biệt là ở trẻ em gái
vị thành niên. Các phương tiện truyền thông và mạng xã hội được cho là thủ phạm gây ra tình
trạng này. Họ cho rằng, thanh thiếu niên thường xuyên sử dụng điện thoại thay vì nói chuyện,
tương tác với cha mẹ và những người thân xung quanh. Điều này dần dẫn đến sự cô lập, trầm
cảm và có khả năng tự sát, đặc biệt đối với những đối tượng thanh thiếu niên nhạy cảm và dễ bị
tổn thương. 
Co-construction theory – lý thuyết đồng xây dựng- đã chỉ ra rằng những gì thanh thiếu niên đăng
tải lên mạng xã hội phần nhiều sẽ ảnh hưởng tới thái độ và hành vi của họ ở ngoài đời thật. Điều
này cũng có nghĩa rằng cá nhân thường xuyên tuyên truyền những nội dung độc hại như hành vi
13


tự làm hại bản thân sẽ có khả năng cao thật sự sẽ làm việc đó. Nhưng nội dung này đã và đang
tràn lan trên mạng xã hội khiến việc thanh thiếu niên tiếp cận chúng quá dễ dàng. Thanh thiếu
niên dễ bị tổn thương, ví dụ như những người đã và đang trải qua các vấn đề tâm lý như trầm
cảm, có thể có phản ứng mạnh mẽ hơn khi tiếp xúc với những nội dung như thế. Jacqueline Nesi
đã cho biết trong một bài nghiên cứu trên 400 thanh thiếu niên phải nhập viện tâm thần vì có dấu
hiệu tự hại bản thân hoặc cho người khác, 14,8% trong số họ đã xem những nội dung trên mạng
ủng hộ tự tử và tự gây thương tích trong khoảng thời gian 2 tuần trước khi nhập học. 
Thanh thiếu niên truyền đạt những suy nghĩ và ý muốn về hành vi tự tự và tự gây thương tích
ngày càng nhiều. Chúng ta có thể bắt gặp nhiều hình ảnh về những vết thương họ tự gây ra trên
mạng xã hội, ví dụ phổ biến nhất là cắt cổ tay. Bất ngờ hơn là thay vì động viên và thảo luận

cách để hồi phục, phần lớn những bình luận của người xem lại khá tích cực và tiết lộ bản thân
cũng đã trải nghiệm điều tương tự. Đây là minh chứng điển hình cho sự lãng mạn hố và bình
thường hóa hành vi tự làm hại bản thân. Năm 2016 tại Nga, Blue Whale Challenge – thử thách
cá voi xanh – đã xuất hiện. Thử thách này diễn ra trong 50 ngày và trong thời gian đó, người
chơi sẽ phải làm theo những nhiệm vụ được giao. Những thử thách đi từ những việc đơn giản
như nghe nhạc hay coi phim kinh dị tới thức trắng đêm và khắc hình cá voi lên da. Nhiệm vụ
cuối cùng của thử thách này đó chính là tự sát. Trị chơi này đã gieo rắc nỗi kinh hồng tại rất
nhiều nơi và nó đã lan tới Việt Nam. Tại Nga, có 130 vụ tự sát đã được phát hiện có liên quan tới
thử thách này chỉ trong vòng 6 tháng từ cuối năm 2015.

2.1.4 Mất ngủ vì sử dụng mạng xã hội (Thảo)
Giấc ngủ đóng vai trị quan trọng đối với sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Ngủ đúng thời điểm và
đủ giấc góp phần khơng nhỏ tới chất lượng cuộc sống và bảo vệ sức khoẻ. Trong khi ngủ, cơ thể
hoạt động để hỗ trợ chức năng não khỏe mạnh và duy trì sức khỏe thể chất. Ở trẻ em và thiếu
niên, giấc ngủ cũng giúp hỗ trợ sự tăng trưởng và phát triển. Thiệt hại do việc thiếu ngủ gây ra
những tác hại khó lường, đặc biệt là những tác hại dài hạn như cách suy nghĩ, phản ứng, làm việc
và sự hoà nhập với xã hội. 
Elia Abi-Jaoude, Karline Treurnicht Naylor và Antonio Pignatiello đã đưa ra một vài những dẫn
chứng về những ảnh hưởng của mạng xã hội tới chất lượng giấc ngủ. Một phân tích dữ liệu khảo
sát hàng năm của Hoa Kỳ cho thấy sự gia tăng đột ngột trong tỷ lệ thanh thiếu niên ngủ không đủ
giấc sau giai đoạn năm 2011–2013. Có tới hơn 40% thanh thiếu niên ngủ ít hơn 7 giờ hầu hết các
đêm vào năm 2015. Nghiên cứu cũng cho thấy sự phơi nhiễm khi sử dụng những đồ dùng điện tử
hơn 2 giờ trở lên mỗi ngày ảnh hưởng tới việc thiếu ngủ. Một phân tích dữ liệu khảo sát từ
Ontario cho thấy 63,6% trong số 5242 học sinh từ 11–20 tuổi ngủ ít hơn so với khuyến nghị.
Trong một nghiên cứu thử nghiệm chéo, ngẫu nhiên, kéo dài 14 ngày dưới các điều kiện được
kiểm soát tốt, việc sử dụng màn hình điện tử trước khi đi ngủ được chứng minh là có thể làm
gián đoạn giấc ngủ theo nhiều cách: thời gian ngủ lâu hơn và giảm buồn ngủ vào buổi tối, giảm
tiết melatonin, làm thay đổi đồng hồ sinh học, và giảm sự tỉnh táo vào sáng hôm sau. 
Trong bài nghiên cứu của mình, Jacqueline Nesi nhận thấy 40% thanh thiếu niên sử dụng điện
thoại và 36% họ thức dậy để kiểm tra thiết bị này trong đêm. Những hành vi này có thể liên quan

đến sự cám dỗ để kiểm tra các thiết bị truyền thông khi chúng có mặt hoặc do phản ứng liên quan
đến tăng kích thích. Trong một nghiên cứu dọc khác liên quan đến 2286 thanh thiếu niên ở Châu
Âu, mức độ sử dụng mạng nói chung có tác động tiêu cực đến sức khỏe tâm thần, nhưng hậu quả
14


mạnh mẽ nhất đến từ việc thiếu ngủ do sử dụng Internet có tác động bất lợi đáng kể đến sức khỏe
tâm thần, tồi tệ nhất là dẫn tới trầm cảm.

2.2. Lợi ích tiềm năng của mạng xã hội đối với sức khỏe tâm thần thanh thiếu niên
(Hà)
Những lợi ích và niềm vui của mạng xã hội phụ thuộc rất nhiều vào cách chúng ta sử dụng nó
như thế nào và thời gian có được kiểm sốt hay khơng. Mạng xã hội kích thích sự sáng tạo và
tìm tịi trong bản thân ta, giúp thể hiện bản thân thông qua những thông tin chúng ta tạo ra. Việc
này dẫn đến việc bộ não có những cơ chế tự tưởng thưởng và hài lịng nếu chúng ta đạt được một
mục đích nào đó thơng qua mạng xã hội như thu hút được nhiều người khác biết đến mình,
những bình luận tích cực, giúp cho tinh thần sảng khối hơn.
Thơng qua mạng xã hội, có thể giúp cho chúng ta giảm áp lực cơng việc hằng ngày như trị
chuyện cùng với các bạn mới, thưởng thức những thước phim ngắn, video ca nhạc, điều này làm
thỏa mãn sự tò mò và mở mang sự hiểu biết của giới trẻ. Bên cạnh đó, sự đồng cảm và quan tâm
tăng lên đáng kể thông qua việc tương tác trên các trang mạng xã hội, chia sẻ những quan điểm
cá nhân cho người khác nhằm bày tỏ tâm trạng và suy nghĩ của mình. Mạng xã hội giúp các
người trẻ giao tiếp với nhau lúc đó hệ thần kinh sẽ giải phóng một loại hợp chất gồm các chất
dẫn truyền thần kinh giúp điều chỉnh phản ứng của chúng ta đối với căng thẳng và lo lắng, nó sẽ
giúp chúng ta linh hoạt và giảm căng thẳng trong một khoảng thời gian.
Mạng xã hội còn là nơi cung cấp các thông tin quan trọng giúp trong việc thực hành chăm sóc
sức khoẻ. Những thơng tin nội dung giúp giới trẻ chúng ta tìm tịi, trao dồi, nhận được sự tư vấn
về sức khoẻ, chăm sóc sức khoẻ, luyện tập, hỗ trợ một cách tích cực cho việc tìm tịi.
Tiếng nói của giới trẻ được thể hiện một cách hiệu quả thông qua mạng xã hội, giúp thanh thiếu
niên có thể bộc bạch những bức xúc, bất bình, ý kiến cá nhân về những vấn đề đang trăn trở một

cách thoải mái vì đây chính là nơi giải trí và cũng là một nơi giải bày tâm sự của chúng ta.
/>UrlListProcess=/content/tintuc/Lists/News&ItemID=44244

Chương 3: Đề xuất các biện pháp nhằm giảm thiểu tác động của
mạng xã hội đối với sức khỏe tâm thần
3.1 Tự nhận thức (Hiếu)
Một trong những nguyên nhân mạng xã hội gây ảnh hưởng xấu tới người dùng đó là vì người
dùng dễ dàng bị cám dỗ và có thể sẽ bỏ ra hàng giờ đồng hồ chỉ để dùng mạng xã hội. Và lý do
dẫn đến việc liên tục sử dụng mạng xã hội như thế là vì chúng ta đã chưa xác định rõ được mục
tiêu dùng mạng xã hội của mình. Đây là điều chúng ta có thể dễ dàng thấy trong cuộc sống hằng
ngày, rất nhiều người đã sử dụng mạng xã hội để giết thời gian rảnh rỗi. Nhưng tuy nhiên vẫn có
những người dùng chỉ muốn trả lời tin nhắn của bạn bè hoặc xem một bức ảnh nào đó, nhưng sau
đó họ bị cuốn hút bởi những thơng tin khác và quên đi mục đích ban đầu của mình, và việc đó
dẫn đến họ sẽ tiếp tục dùng. Chính vì thế để tránh việc tiêu tốn hàng giờ đồng hồ vào mạng xã
hội chúng ta luôn cần nhớ đến mục đích sử dụng của mình.

15


Để giảm thiểu thời gian sử dụng mạng xã hội chúng ta có thể sử dụng đến các chức năng quản lý
thời gian sử dụng ứng dụng trên cả điện thoại và ứng dụng mạng xã hội. Đa số các trang mạng xã
hội lớn hiện nay đều đã có chức năng quản lí thời gian sử dụng. Về cơ bản, chức năng này sẽ cho
chúng ta biết được thời gian sử dụng mạng xã hội của chúng ta cũng như các tạo các thông báo
nhắc nhở nếu như chúng ta sử dụng quá thời gian quy định mỗi ngày.
Theo thống kê của GlobalWebIndex, có 37% người dùng mạng xã hội chỉ để giết thời gian rảnh
rỗi. Qua thống kê đó chúng ta có thể thấy phần lớn người dùng chưa biết rõ cách tận dụng
khoảng thời gian rảnh rỗi của mình. Vì thế một trong những cách có thể giúp chúng ta hạn chế sử
dụng mạng xã hội chính là tìm ra cho mình những việc làm, sở thích, thú vui khác thay vì sử
dụng mạng xã hội.
Các ứng dụng mạng xã hội hiện nay ln có xu hướng nhắc nhở người dùng thường xuyên mở

ứng dụng bằng cách gửi các thông báo trên điện thoại của chúng ta. Việc này sẽ dễ dàng làm
chúng ta tị mị về thơng báo và gợi nhớ đến mạng xã hội, dẫn đến trong một ngày chúng ta sẽ
mở ứng dụng rất nhiều lần. Vì thế để hạn chế việc này chúng ta cần quản lý các thông báo của
mạng xã hội một cách khắt khe hơn. Bằng cách chỉ cho phép ứng dụng gửi những thông báo thực
sự cần thiết. Như thế chúng ta đã có thể hạn chế tần suất sử dụng mạng xã hội.
Thông thường chúng ta sẽ luôn nghĩ rằng ứng dụng mạng xã hội cám dỗ chúng ta. Tuy nhiên, đơi
khi thật ra chính chúng ta lại là người tạo điều kiện cho chính mình sử dụng mạng xã hội một
cách khơng điều độ. Khi một ai đó bắt đầu sử dụng mạng xã hội nhiều hơn, họ sẽ có xu hướng
đặt ứng dụng ở một vị trí nào đó trên màn hình điện thoại mà họ có thể dễ dàng mở ứng dụng ra
nhất. Và vị trí của ứng dụng đó sẽ gần như khơng bao giờ thay đổi. Chính vì thế, mỗi khi nhìn
vào điện thoại của mình, họ đều ln thấy ứng dụng đó, và cho dù khơng có mục đích sử dụng
nhưng họ vẫn mở ứng dụng ra theo phản xạ. Để hạn chế thời gian sử dụng mạng xã hội chúng ta
cũng nên cân nhắc về việc thay đổi vị trí của các ứng dụng mạng xã hội trên điện thoại của mình,
chúng ta có thể đưa ứng dụng mạng xã hội vào những thư mục ở những vị trí xa tầm mắt chúng
ta để tránh việc chúng ta mở ứng dụng theo phản xạ mà khơng có chủ đích.
/> /> />
3.2 Từ phía gia đình (Khơi)
 Đừng gạt bỏ tầm quan trọng của mạng xã hội đối với con: 
Mạng xã hội có những mặt hạn chế và có những tác động xấu, nhưng cũng khơng
thể bác bỏ việc cần thiết của nó với đời sống mỗi người. Đối với con trẻ, đây là
một nơi để con trẻ có thể giải trí và giao lưu, cần cân nhắc về vấn đề này với con
trẻ. 
 Khuyến khích con suy nghĩ chín chắn về những gì chúng nhìn thấy trực tuyến:

16


Với những gì, con trẻ nhìn thấy trên các trang mạng xã hội, gia đình cần giải thích
và cho con biết thế nào là nội dung phù hợp lứa tuổi, có thể sẽ sinh ra những suy
nghĩ trái chiều từ con nhưng cần khuyến khích con để con có thể phát triển đúng

với lứa tuổi.
 Cân nhắc đi nghỉ ở một nơi nào đó có truy cập Internet hạn chế:
Du lịch cũng là một ý kiến không tồi trong trường hợp này, mang những trải
nghiệm thực tế đến cho con thay vì những trải nghiệm ảo sẽ mang phần thú vị hơn
cho con. 
 Cuối cùng, hãy nhớ lưu ý về phản ứng của con đối với mạng xã hội. Nếu con bạn
có vẻ khơng vui hoặc đang tự cơ lập bản thân, đừng lờ đi chỉ vì trẻ đăng ảnh tự
chụp tươi cười và những trạng thái vui vẻ lên các trang mạng xã hội của mình.
Hãy cho con biết rằng việc cởi mở và trị chuyện với gia đình luôn ổn và đảm bảo
với con rằng nhà là một nơi mà con không bao giờ phải giả vờ rằng mình “hồn
hảo” để được u.
3.3 Phương pháp từ chun gia (Khơi)
Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy mối tương quan tiềm ẩn giữa việc sử dụng mạng xã hội
và sức khỏe tâm thần, được tiết lộ trong một nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà
nghiên cứu tại Đại học Pennsylvania.
Phương pháp:
Đối với nghiên cứu, 143 sinh viên tại Đại học Pennsylvania được chỉ định ngẫu nhiên
hoặc giảm việc sử dụng Facebook, Instagram và Snapchat xuống chỉ còn 10 phút mỗi
ngày cho mỗi ứng dụng hoặc tiếp tục sử dụng mạng xã hội như bình thường, theo các
nghiên cứu.
Những người tham gia cũng được yêu cầu cung cấp dữ liệu từ điện thoại của họ để các
nhà nghiên cứu biết chính xác họ đã dành bao nhiêu thời gian cho mỗi ứng dụng.
Trước và sau thời gian thử nghiệm ba tuần, những người tham gia phải điền vào một
bảng câu hỏi để các nhà nghiên cứu có thể nắm bắt được tinh thần của mỗi người tham
gia như thế nào - với bảng câu hỏi này, các nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm đến lo lắng,
cô đơn, trầm cảm và “sợ mất tích ra ngồi” theo nghiên cứu.
Đây là những gì đạt được: (Khơi)
Cảm thấy tốt hơn:
Những người tham gia giảm sử dụng mạng xã hội xuống 30 phút mỗi ngày cảm thấy tốt
hơn đáng kể sau thời gian thử nghiệm và báo cáo giảm cảm giác cô đơn và trầm cảm.

Những kết quả này đặc biệt có ý nghĩa ở những người tham gia bắt đầu giai đoạn thử
nghiệm với nhiều cảm giác cô đơn và trầm cảm hơn, theo nghiên cứu.
17


Ít lo lắng và sợ hãi:
Cả những người hạn chế sử dụng mạng xã hội và những người tiếp tục như bình thường
đều cho biết ít lo lắng hơn và ít FOMO (Fear of missing out- cảm giác sợ bỏ lỡ thơng tin
gì đó trên mạng xã hội) hơn vào cuối giai đoạn nghiên cứu. Các nhà nghiên cứu cho biết
họ dự đoán đây là kết quả của việc gia tăng khả năng tự giám sát.

Kết luận (Hà)
Mạng xã hội xuất hiện tạo nên một sức hút vô cùng lớn đối với thanh thiếu niên. Với sự hấp dẫn
đó đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta, đặc biệt là giới trẻ. trong
bối cảnh sự phát triển của khoa học và công nghệ, những tiện ích mang mang lại cho cuộc sống
là khơng thể phủ nhận, nhưng việc mạng xã hội trở thành một thứ tất yếu trong cuộc sống là
không nên. Phải cân bằng và kết hợp nhiều phương pháp như đã nói trên để hạn chế những tiêu
cực và nâng cao tính tích cực do mạng xã hội mang đến cho cuộc sống.
Mạng xã hội tác động sức khỏe tâm thần: 
/> /> /> />Phương pháp khắc phục:
/> />( )
Khái niệm Trung tâm:
/> /> />
18



×