Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đánh giá kết quả nội soi ngược dòng tán sỏi niệu quản 1/3 dưới tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (262.24 KB, 5 trang )

TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 508 - THÁNG 11 - SỐ 1 - 2021

ra chưa thích nghi được cách học tập ở trường
đại học cũng là yếu tố nguy cơ làm tăng stress
gấp 2,411 sinh viên đã thích nghi được việc học
ở đại học

V. KẾT LUẬN

Tỷ lệ sinh viên năm thứ nhất hệ bác sĩ Y khoa
gặp stress là 42,6%. Trong đó mức độ nặng và
rất nặg chiếm tỷ lệ 8,4% và 3,2%. Các yếu tố
liên quan có thể kể đến các yếu tố: xung đột với
bạn cùng phịng, kết thúc một tình bạn, rắc rối
với bố mẹ, sức khỏe giảm sút, thay đổi hành vi
trong việc sử dụng rượu bia, thuốc lá hoặc chất
gây nghiện, gia tăng việc học ở trường quá
nhiều, điểm học không như mong đợi, chưa thích
nghi được với cách học ở trường đại học

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Selye H. Forty years of stress research: principal
remaining problems and misconceptions. Can Med
Assoc J. 1976;115(1):53-56.

2. Abdulghani HM, AlKanhal AA, Mahmoud ES,
Ponnamperuma GG, Alfaris EA. Stress and Its
Effects on Medical Students: A Cross-sectional
Study at a College of Medicine in Saudi Arabia. J
Health Popul Nutr. 2011;29(5):516-522.


3. Lê Hoàng Thành Nhung. Stress và các yếu tố
liên quan ở sinh viên khoa Y tế công cộng Đại học
Y dược thành phố Hồ Chính Minh. Tạp chí Y học
thực hành. Số 1. Năm 2018
4. Phạm Thị Huyền Trang. Thực trạng stress trong
sinh viên trường Đại học Y hà Nội 2013.
5. Nguyễn Hoàng Nguyên. Trầm cảm, lo âu và stress
ở sinh viên hệ bác sĩ trường Đại học Y Hà Nội năm
học 2018—2019 và một số yếu tố liên quan.
6. Triệu Thị Đào, 2016 thực trạng và các yếu tố liên
quan đến stress của sinh viên năm thứ ba trường
đại học y hà nội.
7. Trần Thị Thanh Hương, Vũ Dũng. Thực trạng của
sinh viên điều dưỡng năm 2,3 của trường Đại học
Thăng Long, năm 2015 và một số yếu tố liên quan.
Tạp chí Y học Việt Nam. số chuyên đề. năm 2017
8. Đặng Đức Nhu. Thực trạng và các yếu tố liên
quan đến stress của sinh viên năm thứ ba trường
Đại học Công nghệ đại học quốc gia Hà Nội năm
2015. Tạp chí Y học Dự phịng. số 1. Năm 2016.

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ NỘI SOI NGƯỢC DÒNG TÁN SỎI
NIỆU QUẢN 1/3 DƯỚI TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC
Nguyễn Thế Thịnh*, Đỗ Trường Thành**
TÓM TẮT

36

Mục tiêu: đánh giá kết quả điều trị, những yếu tố
ảnh hưởng đến kết quả điều trị và tỷ lệ tai biến, biến

chứng của phương pháp nội soi ngược dòng tán sỏi
niệu quản 1/3 dưới. Đối tượng và hương pháp: Mơ
tả tiến cứu trên 81trường hợp có sỏi niệu quản 1/3
dưới được nội soi tán sỏi ngược dòng bằng laser
Holmium tại khoa Phẫu thuật tiết niệu, Bệnh viện Hữu
nghị Việt Đức từ tháng 6/2020 – 6/2021. Kết quả: 81
BN gồm 49 nam (60,5%) và 32 nữ (39,5%). Tuổi
trung bình 47,9 ± 14,4 tuổi (22–78). Sỏi NQ phải
43,2%, sỏi NQ trái 56,8%. Mức độ ứ nước thận trước
mổ: 4 đài bể thận bình thường (4,9%); 59 độ I
(72,8%); 11 độ II (13,6%); 7 độ III (8,6%). Kích
thước sỏi trung bình: 9,72 ± 3,76mm (3–25mm). Thời
gian phẫu thuật trung bình: 31,7 ± 12,5 phút (10 - 65
phút). Kết quả khi ra viện: Thành cơng 98,8%, trong
đó 88,9% đạt kết quả tốt, thất bại 1 ca (1,2%) do sỏi
chạy lên thận. Thời gian nằm viện trung bình:
4,06±1,93 ngày (3-14 ngày). Theo dõi sau mổ
1tháng: mức độ giãn đài bể thận được cải thiện và tỷ
lệ sạch sỏi đạt 100%. Kích thước sỏi, tình trạng niệu

*Trường Đại học Y Hà Nội
**Bệnh viện Việt Đức

Chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Thế Thịnh
Email:
Ngày nhận bài: 11.8.2021
Ngày phản biện khoa học: 6.10.2021
Ngày duyệt bài: 14.10.2021

quản và mức độ ứ nước thận ảnh hưởng đến kết quả

tán sỏi. Tuổi, giới, số lượng sỏi không ảnh hưởng đến
kết quả tán sỏi. Kết luận: Tán sỏi niệu quản ngược
dịng bằng Laser Holmium là phương pháp an tồn,
hiệu quả trong điều trị sỏi niệu quản 1/3 dưới.
Từ khóa: sỏi niệu quản 1/3 dưới, tán sỏi nội soi
ngược dòng, holmium laser.

SUMMARY

EVALUATE RESULT’S URETEROSCOPY
LITHOTRIPSY BY HOLMIUM LASER AT
VIETDUC UNIVERSITY HOSPITAL

Objectives: to evaluate the treatment results, the
factors affecting the outcome and the rate of
complications of the Holmium YAG URL. Subjects
and methods: Prospective study on 81 cases of
lower third ureteral lithiasis treated with ureteroscopy
with Holmium laser lithotripsy in Department of
Urology, Viet Duc university Hospital between 6/20206/2021. Results: 49 males (60,5%) and 32 females
(39,5%) with the everage age of 47,9 ± 14,4 (range
from 22 to 78 years old). Right ureteral stones:
43,2%; Left ureteral stones: 56,8%. Estimate
thehydronephrosison preoperative includes: 4 normal
(4,9%); 59 grade I (72,8%); 11 grade II (13,6%) and
7 grade III (8,6%). Mean size stone: 9,72 ± 3,76 mm
(from 3 to 25 millimeters). Average operative time:
31,7 ± 12,5 minutes (from 10 to 65 minutes). Success
rate at dischage: 98,8%, in which 88,9% had good
result. One failed case (1,2%) due to the migration of

the stone to the kidney. At 1 month follow up, the

139


vietnam medical journal n01 - NOVEMBER - 2021

degree of calyceal dilation was resolved, stone
clearance rate was 100%. The mean of hospital stay:
4,06 ± 1,93 ngày (3 - 14 ngày). Stone size, ureteral
state and hydronephrosis are factors that affect the
result while gender, age and number of stone do not.
Conclutions: Ureteroscopy with Holmium laser
lithotripsy is safe, effective treatments for removal of
distal ureteral calculi.
Key words: lower third ureteral lithiasis,
ureteroscopy, holmium laser, lithotripsy

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Sỏi niệu quản là một trong những bệnh lý
thường gặp nhất ở khoa cấp cứu, tỷ lệ hiện mắc
suốt đời ước tính khoảng 10% đến 15%1. Bệnh
nhân bị sỏi niệu quản thường có thể xuất hiện
đau quặn thận dữ dội do sỏi tắc nghẽn đột ngột
niệu quản. Điều trị sỏi niệu quản có thể thay đổi
từ việc điều trị nội khoa đến các thủ thuật xâm
lấn tối thiểu như tán sỏi bằng sóng xung kích
ngồi cơ thể (ESWL), tán sỏi nội soi ngược dòng
(URS) và mổ nội soi hoặc mổmở. Hiện nay, tán

sỏi nội soingược dòng đã trở thành lựa chọn
hàng đầu trong việc điều trị sỏi niệu quản đoạn
giữa và dưới do tính an tồn và hiệu quả2. Ưu
điểm chính của laser holmium là nó có thể đánh
tan một cách hiệu quả các viên sỏi bất kể kích
thước, độ cứng, thành phần hóa học, hoặc tính
chất vật lý của chúng; do đó có thể đạt được tỷ
lệ sạch sỏi cao3. Do đó, nó được khuyến cáo là
tiêu chuẩn vàng cho tán sỏi nội soi để điều trị sỏi
đường tiết niệu4. Mặc dù tính an tồn và hiệu
quả của nó đã dần được cải thiện, nó vẫn có một
tỷ lệ thất bại phẫu thuật nhất định5. Chúng tôi
tiến hành thực hiện nghiên cứu nhằm đánh giá
kết quả điều trị, những yếu tố ảnh hưởng đến
kết quả điều trị và tỷ lệ tai biến, biến chứng của
phương pháp nội soi ngược dòng tán sỏi niệu
quản 1/3 dưới tại Bệnh viện hữu nghị Việt Đức
giai đoạn 2020 – 2021.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu: Gồm 81 bệnh
nhân có sỏi niệu quản 1/3 dưới được nội soi tán
sỏi ngược dòng bằng laser Holmium tại khoa
Phẫu thuật tiết niệu, Bệnh viện Hữu nghị Việt
Đức từ tháng 6/2020 – 6/2021.
Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân:
+ Sỏi niệu quản có đường kính lớn nhất ≥
5mm hoặc sỏi niệu quản có đường kính lớn nhất
< 5mm nhưng điều trị nội khoa thất bại sau 1 tháng.

+ Vị trí sỏi: sỏi ở vị trí đoạn 1/3 dưới của niệu
quản.
+ Khơng có nhiễm khuẩn tiết niệu hoặc
nhiễm khuẩn tiết niệu đã điều trị ổn định.
2.2 Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả
140

tiến cứu, thời gian: từ 1/6/2020 đến hết 30/6/2021.
2.3. Chỉ tiêu nghiên cứu:
*Kích thước sỏi: Kích thước dọc lớn nhất ghi
nhận được trên siêu âm và CLVT, tính bằng mm.
*Thời gian tán sỏi: Tính từ khi bắt đầu đặt
máy đến khi kết thúc đặt ống thông niệu quản.
*Đánh giá kết quả điều trị khi xuất
viện:Chúng tôi đánh giá kết quả TSNS là thành
công hay thất bại theo cách phân loại của Vũ Lê
Chuyên (2006)6:
- Thành công: Sỏi tán hết thành những mảnh
<3 mm. Nhóm thành cơng chia ra ba mức độ:
+Kết quả tốt: Tán và lấy hết các mảnh sỏi,
không có tai biến, biên chứng.
+Kết quả trung bình: Tán và lấy hết sỏi,
nhưng có tai biến mức độ nhẹ (xước niêm mạc
niệu quản, lỗ niệu quản, cháy máu nhẹ).
+ Kết quả kém: Tán hết sỏi, nhưng lấy khơng
hết hoặc có tai biến, tuy nhiên không phải phối
hơp phương pháp khác điều trị và khắc phục
được bằng xông niệu quản hoặc ống xông JJ.
- Thất bại: không tán hết được sỏi, phải
chuyển phương pháp khác để điều trị do nhiều

nguyên nhân: Không đặt được ống soi vào niệu
quản và không tiếp cận được sỏi; sỏi cứng quá
không tán được phải mổ; biến chứng xảy ra
trong tán phải mổ.
*Đánh giá kết quả tái khám lại sau 1 tháng:
- Chụp XQuang hệ tiết niệu không chuẩn bị:
Đánh giá tỷ lệ sạch sỏi và tình trạng sonde JJ.
- Siêu âm hệ tiết niệu đánh giá tình trạng sỏi
tồn dư (nếu có), mức độ giãn của thận.
+ Nếu sạch sỏi hồn tồn rút xơng JJ cho
bệnh nhân tại phòng khám và cho ra viện ngay
trong ngày.
+ Nếu còn mảnh sỏi nhỏ > 5mm bệnh nhân
được tán sỏi ngồi cơ thể.
+ Nếu cịn mảnh sỏi nhỏ < 5mm bệnh nhân
được điều trị nội khoa và khám lại.
- Đánh giá kết quả điều trị sau 1 tháng:
+ Tốt: Sạch sỏi, khơng cịn sỏi, rút được xơng
JJ, mức độ giãn thận cải thiện
+ Trung bình: Sạch sỏi, mức độ giãn thận
không cải thiện, chưa rút được xông JJ.
+ Kém: Không sạch sỏi.

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

81 BN gồm 49 nam chiếm 60,5% và 32 nữ
chiếm 29,5%. Tuổi trung bình là 47,9 ± 14,4 tuổi
(22 -78). Độ tuổi nhiều nhất 20 – 60 tuổi gặp 61
BN chiếm 75,3%. 2/81 trường hợp (2,5%) sỏi trên
BN mang thai (17-22 tuần); 2/81 trường hợp

(2,5%) sỏi niệu quản sau TSNCT, 2/81 trường hợp
(2,5%) sỏi niệu quản 2 bên, 1/81 trường hợp


TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 508 - THÁNG 11 - SỐ 1 - 2021

(1,2%) sỏi niệu quản trên thận duy nhất.
Ứ nước độ I gặp nhiều nhất (59/81 BN, chiếm
72,8%) và ĐBT không giãn gặp ở 4/81 BN (4,9%).
Ứ nước độ II gặp ở 11/81 BN, chiếm 13,6% và ứ
nước độ III gặp ở 7/81 BN, chiếm 8,6%.
Có tổng số 95 viên sỏi/81 BN, trong đó có
69/81 BN (85,2%) có duy nhất 1 viên sỏi niệu
quản 1/3 dưới, 12/81 BN (14,8%) có từ 2 viên sỏi
trở lên trên cùng đoạn niệu quản 1/3 dưới. Kích
thước sỏi trung bình: 9,72 ± 3,76mm (3-25mm).
Xét nghiệm: 20/81 BN (24,7%) có nồng độ
Creatinin máu > 120µmol/l.
Chẩn đốn hình ảnh: XQ hệ tiết niệu khơng
chuẩn bị phát hiện được 44/79 BN (55,7%) có
sỏi, siêu âm hệ tiết niệu phát hiện được 62/81
BN (76,5%) có sỏi, phối hợp cả 2 phương pháp
phát hiện được 71/81 BN (87,7%) có sỏi. CLVT
phát hiện được 79/79 BN (100%) có sỏi. Có 2/81
BN (2,5%) có thai khơng được chụp XQ hay
CLVT nhưng đều phát hiện được sỏi niệu quản
1/3 dưới trên siêu âm.
*Quá trình tán sỏi: 21/81 BN (25,9%) có lỗ
niệu quản phù nề. 30/81 BN (37,0%) phù nề
niêm mạc niệu quản tại vị trí sỏi. 6/81 BN (7,4%)

hẹp niệu quản đoạn dưới sỏi.
Tất cả các trường hợp đều tiếp cận thành
công sỏi (100%).
Thời gian phẫu thuật trung bình: 31,7 ± 12,5
phút (10- 65 phút).
1/81 trường hợp (1,2%) có mảnh sỏi > 3mm

chạy lên đài thận khơng thể tiếp tục tán. 8/81
trường hợp (9,9%) tổn thương niêm mạc niệu
quản gây chảy máu mức độ vừa, không thay đổi
huyết động, không ảnh phải dừng tán sỏi và diễn
biến sau mổ ổn định, không phải truyền máu.
Sau khi tán và lấy sỏi, tất cả các bệnh nhân đều
được đặt ống thông JJ cỡ 6 -7Fr, chiếm 100%.Tỷ
lệ sạch sỏi trong mổ đạt 98,8%.
*Diễn biến sau mổ: 45/81 BN (55,6%) BN
diễn biến ổn định sau mổ, khơng có triệu chứng
gì đặc biệt. 27/81 BN (33,3%) có đái máu sau
mổ, mức độ đái máu nhẹ, không ảnh hưởng đến
huyết động và không cần phải truyền máu, triệu
chứng thường tự hết sau 1-2 ngày. 8/81 BN
(9,9%) đau âm ỉ thắt lưng bên tán sỏi, tự hết
sau 2-3 ngày và đều đáp ứng với thuốc giảm đau
thông thường. 1/81 BN (1,2%) sốt nhẹ điều trị
ổn định ra viện được phân loại Clavien Dindo độ I.
Rút thông niệu đạo sau 2-3 ngày. Thời gian
nằm viện trung bình: 4,06 ± 1,93 ngày (3 - 14 ngày).
Kết quả tán sỏi khi ra viện: 80/81 BN (99,8%)
thành công, trong đó có 88,9% đạt kết quả tốt,
1/81 BN thất bại (1,2%) do mảnh sỏi > 3mm

chạy lên đài thận không thể tiếp tục tán, sau mổ
điều trị nội khoa chưa can thiệp thêm. Nghiên
cứu cho thấy kích thước sỏi khơng liên quan một
cách có ý nghĩa thống kê đến kết quả tán sỏi
(p=0,038). Tình trạng niệu quản và mức độ ứ
nước thận liên quan một cách có ý nghĩa đến kết
quả tán sỏi (p=0,001).

Bảng 3.1: Các yếu tố không liên quan đến kết quả (hồi quy logistic đa biến) (p>0,05)
Tuổi
Giới
Độ cản quang
Vị trí bên có sỏi
Số lượng sỏi

B
,052
-,075
,082
,047
-,130

Std. Error
,097
,090
,086
,090
,0121

Các yếu tố như tuổi, giới tính, vị trí bên có

sỏi, số lượng sỏi, độ cản quang không ảnh
hưởng đến kết quả điều trị (p > 0,05)
*Theo dõi sau mổ 1 tháng: 77/81 BN
(95,1%) quay lại khám đúng hẹn sau 4 tuần. Tất
cả các bệnh nhân đều được siêu âm hệ tiết niệu
(100%), 75/77 BN (97,4%) được chụp XQ hệ tiết
niệu. Tất cả các bệnh nhân đều sạch sỏi (100%),
mức độ ứ nước thận được cải thiện: 85,7% BN
khơng có ứ nước thận, 11,7% ứ nước thận độ I,
2,6% BN ứ nước thận độ II. Khơng có BN nào ứ
nước thận độ III và IV. Không gặp biến chứng
đái máu hay nhiễm khuẩn tiết niệu. Tất cả các
BN đều được rút JJ tại phòng thủ thuật tiết niệu
và ra về trong ngày.

Beta
,061
-,098
,110
,063
,126

t
,531
-,830
,953
,518
1,070

Sig.

,0597
,409
,344
,606
,288

IV. BÀN LUẬN

Theo Hiệp hội tiết niệu châu Âu (EAU), đối với
sỏi niệu quản 1/3 dưới có kích thước < 10mm thì
có thể sử dụng TSNS ngược dịng hoặc TSNCT,
tuy nhiên với những viên sỏi có kích thước >
10mm thì ưu tiên số 1 là TSNS ngược dòng.
Trong nghiên cứu của chúng tơi, đa số bệnh
nhân có sỏi kích thước <10mm (80,24%), điều
này cho thấy vai trò xu hướng sử dụng TSNS
niệu quản ngày càng phổ biến hơn.
Trong tán sỏi niệu quản nội soi giai đoạn tiếp
cận sỏilà quan trọng nhất. Nguyên nhân cản trở
thường gặp nhất trong việc tiếp cận sỏi là do các
tổn thương của lỗ niệu quản và dị dạng niệu
quản. Trong nghiên cứu của chúng tôi có 6
trường hợp hẹp niệu quản do viêm dính tại vị trí
141


vietnam medical journal n01 - NOVEMBER - 2021

sỏi cần thực hiện thủ thuật nong niệu quản hoặc
đốt xơ hẹp (7,4%), khơng có trường hợp nào có

polyp niệu quản cần can thiệp. Trong nghiên cứu
này, chúng tôi ghi nhận 100% bệnh nhân đều
tiếp cận sỏi thành công.Khi tán sỏi cần lưu ý là
tránh làm tổn thương niệu quản cũng như làm
sỏi di chuyển lên thận. Chúng tơi ghi nhận có 1
trường hợp mảnh sỏi chạy lên thận không thể
tiếp tục tán (1,2%) và 8 trường hợp tổn thương
niêm mạc niệu quản (9,9%),khơng có trường
hợp nào thủng hay đứt niệu quản. Nghiên cứu
của chúng tơi có thời gian mổ trung bình 32,6 ±
14,0 phút ( 10 – 65 phút), đa số các trường hợp
có thời gian tán sỏi trong khoảng 20 - <40 phút
(58,0%).Thời gian tán sỏi phụ thuộc vào nhiều
yếu tố như kinh nghiệm của phẫu thuật viên, loại
sỏi to, cứng, tình trạng của niệu quản như phù
nề, hẹp, polyp phải phối hợp các thủ thuật như
nong niệu quản, đốt xơ hẹp, đốt polyp…
Tất cả các bệnh nhân đều được đặt sonde JJ
để giúp niêm mạc niệu quản liền tốt, tránh gây
dính, hẹp niệu quản và tránh tình trạng tắc niệu
quản do cục máu đơng hay sót sỏi sau mổ. Tất
cả các trường hợp đều được rút sonde JJ tại
phòng thủ thuật sau 4 tuần khi tái khám.
Sau mổ chúng tôi không gặp các biến chứng
như chảy máu hoặc nhiễm trùng, có 1/81 BN sốt
nhẹ điều trị ổn định ra viện được phân loại
Clavien Dindo độ I (1,2%). Tỷ lệ sốt sau TSNS
ngược dịng của chúng tơi cũng tương đương với
các nghiên cứu khác, khoảng từ 1,2 – 2,2%7. Sốt
có thể do nhiễm khuẩn trước mổ, rối loạn chức

năng bàng quang hoặc do áp lực nước trong
thận cao khi mổ, tuy nhiên rất ít trường hợp dẫn
tới sốc nhiễm trùng. Xét nghiệm tổng phân tích
nước tiểu, cấy nước tiểu và điều trị nhiễm khuẩn
tiết niệu trước mổ được thực hiện thường quy sẽ
làm giảm các biến chứng trong và sau mổ.
Nghiên cứu của chúng tơi cho thấy tỉ lệ thành
cơng có liên quan đến kích thước sỏi. Những
trường hợp sỏi có kích thước chiều dọc dưới
10mm có khả năng sạch sỏi trong mổ cao hơn và
biến chứng trong mổ ít hơn so với những trường
hợp sỏi có chiều dọc trên 10mm. Sự khác biệt
này có ý nghĩa thống kê với p = 0,038 (< 0,05).
Cheung và cộng sự đã TSNS ngược dòng sỏi NQ
1/3 dưới bằng Holmium laser cho 69 bệnh nhân
và ghi nhận khơng có sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê đối với tỷ lệ tán sỏi thành công ở nhóm
sỏi có kích thước dưới 10 mm và trên 10 mm (tỷ
lệ thành công lần lượt là 100% và 92%) 8.
Christian Seitz ghi nhận tỷ lệ sạch sỏi có sự khác
biệt đối với sỏi có kích thước lớn hơn 20mm. Đối
với sỏi gây cản trở lưu thơng NQ có kích thước
142

lớn hơn 16mm tỷ lệ sạch sỏi khác biệt có ý nghĩa
thống kê (p<0,05).
Nghiên cứu của chúng tơi cho thấy tỉ lệ thành
cơng trong mổ có liên quan với tình trạng niệu
quản.Tỷ lệ thành cơng ở nhóm có hẹp do viêm
dính niệu quản tại vị trí ngay dưới sỏi là 100%,

trong đó có 4/6 BN đạt kết quả tốt, chiếm 66,7%.
Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,010.
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ thành cơng
của nhóm thận khơng ứ nước, ứ nước độ I, ứ
nước độ II đều đạt 100%, trong đó đạt kết quả
tốt lần lượt là 100%, 93,2% và 90,%; tỷ lệ thành
cơng của nhóm thận ứ nước độ III là 85,7%
trong đó có 50%% đạt kết quả tốt. Sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê với p = 0,012 < 0,05. Theo
khuyến cáo của hội tiết niệu Mỹ (2007) thì chỉ
định tán sỏi niệu quản nội soi không đề cập đến
mức độ ứ nước và chức năng thận.
Nghiên cứu của chúng tơi ghi nhận các yếu tố
như tuổi, giới tính, vị trí bên có sỏi, số lượng sỏi,
độ cản quang không ảnh hưởng đến kết quả
điều trị (p > 0,05)

V. KẾT LUẬN

Phương pháp tán sỏi niệu quản ngược dòng
bằng Laser Holmium có tỷ lệ thành cơng cao
(98,8%), kết quả phụ thuộc chủ yếu vào kích
thước sỏi,tình trạng niệu quản và mức độ ứ nước
thận. Kỹ thuật tán sỏicó biến chứng ít và nhẹ,
chủ yếu là đái máu và đau sau mổ ở mức độ
nhẹ, thường tự hết sau 1-2 ngày. Các yếu tố
như tuổi, giới tính, vị trí bên có sỏi, số lượng sỏi,
độ cản quang không ảnh hưởng đến kết quả
điều trị.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Elton TJ, Roth CS, Berquist TH, Silverstein MD.
A clinical prediction rule for the diagnosis of
ureteral stone in emergency departments. J Gen
Intern Med. 1993;8:57–62.
2. Wolf JS., Jr Treatment selection and
outcomes: ureter calculi. Urol Clin North
Am. 2007;34:421–430.
3. Elhilali MM, Badaan S, Ibrahim A, Andonian S.
Use of the moses technology to improve holmium
laser lithotripsy outcomes: a preclinical study. J
Endourol. 2017;31:598–604.
4. Türk C, Petřík A, Sarica K, et al. EAU guidelines
on interventional treatment for urolithiasis. Eur
Urol. 2016;69:475–82.
5. Geavlete P, Georgescu D, Niţă G, et al.
Complications of 2735 retrograde semirigid
ureteroscopy procedures: a single center
experience. J Endourol. 2006;20:179–85.
6. Vũ Lê Chuyên, Vũ Văn Ty, Nguyễn Minh
Quang, Đỗ Anh Toàn. (2006). “Nội soi ngược
dòng tán sỏi bằng xung hơi sỏi niệu quản lưng: kết
quả từ 49 trường hợp sỏi niệu quản đoạn lưng
được tán sỏi nội soi ngược dòng tại khoa niệu


TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 508 - THÁNG 11 - SỐ 1 - 2021

bệnh viện Bình Dân”. Tạp chíY học Việt Nam. Tập

319, 2/2006. Tr 254-261.
7. Abeshouse B. S. và Tankin L. H. (2012),
Retrocaval ureter: Report of a case and a review of
the literature,The American Journal of Surgery,

84(4), 383-393.
8. Cheung MC, Lee F, Yip SKH, Tam PC (2001).
Outpatient holmium laser lithitripsy using semirigid
ureteroscope: is the treatment outcome affected
by stone load? Eur Urol; 39: 702–708

TÁC ĐỘNG CỦA BẠO HÀNH TẠI NƠI LÀM VIỆC ĐỐI VỚI HỌC VIÊN
ĐIỀU DƯỠNG TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÁI NGUN
Nguyễn Hồng Long1, Ngơ Xuân Long2
TÓM TẮT

37

Đặt vấn đề: Bạo hành tại bệnh viện đang ngày
càng phổ biến, trong đó điều dưỡng là nhóm thường
bị bạo hành vì phải trực tiếp, thường xuyên tiếp xúc
với người bệnh. Nghiên cứu này được tiến hành nhằm
mục tiêu: mô tả các tác động của bạo hành y tế đối
với điều dưỡng viên. Đối tượng và phương pháp
nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực
hiện từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2021. Hai trăm linh
một học viên của các khóa học chuẩn hóa chức danh
nghề nghiệp tại khoa điều dưỡng, trường Đại học Y
Dược Thái Nguyên được chọn thuận tiện vào nghiên
cứu. Bốn mươi học viên báo cáo là đã từng bị bạo

hành. Các đối tượng này được phát vấn thông qua bộ
câu hỏi tự điền về tình trạng của họ sau khi bị tấn
cơng. Kết quả: Đối tượng gặp bạo hành y tế đa số là
nữ giới, tuổi từ 30 đến dưới 40 tuổi, chủ yếu ở các
khoa nội trú, khoa cấp cứu và phịng khám. Sau khi bị
tấn cơng, 90% điều dưỡng cảm thấy lo lắng về tình
trạng bạo hành tại nơi làm việc. Cảm nhận của điều
dưỡng sau khi bị bạo hành đó là thường xun nhớ lại
lúc bị tấn cơng (87,5%), lo sợ mình lại bị tấn cơng
trong tương lai (90%), cực kỳ cảnh giác, chuẩn bị
phòng vệ trong lúc làm việc (90%), có cảm giác khơng
u nghề như xưa (75%), và họ ước mình đã được
đào tạo về phịng tránh bạo hành tại nơi làm việc
(95%). Kết luận: Hầu hết điều dưỡng viên sau khi
trải qua bạo hành y tế đều cảm thấy lo lắng và thường
xuyên nhớ lại lúc bị tấn công. Điều này khiến cho họ
cảm thấy lo sợ và luôn cảnh giác, làm họ giảm đi sự
gắn kết và yêu nghề. Mong muốn của họ là được đào
tạo về phòng tránh bạo hành tại nơi làm việc.
Từ khóa: Bạo hành nơi làm việc, Điều dưỡng.

SUMMARY
THE IMPACT OF WORKPLACE VIOLENCE
ON NURSING STUDENTS AT THAI NGUYEN
UNIVERSITY OF MEDICINE AND PHARMACY

Background: Workplace violence in hospitals is
increasing every year, in which nurses are especially
1Viện


Khoa học Sức khoẻ, Trường Đại học VinUni
ĐH Y Dược Thái Ngun

2Trường

Chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Hồng Long
Email:
Ngày nhận bài: 5.8.2021
Ngày phản biện khoa học: 6.10.2021
Ngày duyệt bài: 13.10.2021

vulnerable to violence and other forms of aggression
in the workplace. To clarify this issue, we conducted
this study to describe the impact of workplace violence
on nurses. Methods: A cross-sectional was carried
out from March to May, 2021. 201 nursing students at
Thai Nguyen University of Medicine and Pharmacy are
conveniently selected, in which 40 of them who
experienced workplace violence were asked by the
self-administered questionnaire about their status
after being attacked. Results: The majority of victims
of workplace violence are women aged from 30 to
under 40 years old, mainly in inpatient departments,
emergency departments and medical examination
department. After being attacked, 90% of the nurses
felt anxious with an avarage score of 6.70 ± 2.79.
Nurses' feelings after experiencing violence are often
recalling the time of being attacked (87.5%), afraid of
being get attacked again in the future (90%), are
extremely wary and defend themself from violence at

work (90%), do not love their job as before (75%),
and wishing that they had been trained on preventing
violence (95%). Conclusions: Most of nursing
students after experiencing workplace violence feel
anxiety, and they often recall the time of being
assaulted. They are wary and do not love their job as
before. So they wish they had been trained in
workplace violence prevention.
Keywords: Workplace violence, Nurse.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Do tính chất cơng việc và thời gian tiếp xúc
bệnh nhân nhiều, điều dưỡng viên là một trong
những đối tượng có nguy cơ cao gặp phải các
tình huống bạo hành tại nơi làm việc. Nghiên cứu
của Groenewold và cộng sự (2017) về tình trạng
bạo hành ở nơi làm việc giai đoạn 2012-2015 tại
Mỹ cho thấy, điều dưỡng viên là đối tượng có
nguy cơ bị bạo hành y tế cao gấp 1,7 lần so với
các nhóm nhân viên y tế khác [3]. Tổng quan
136 nghiên cứu quốc tế tại Anh, châu Á, châu Âu
và khu vực Trung Đơng của Spector và cộng sự
(2014) cho thấy, có 36,4% điều dưỡng cho biết
họ đã bị tấn công, với 67,2% trường hợp báo
cáo về các vụ tấn công phi vật lý [5]. Nghiên cứu
của Pinar và Ucmark (2011) về bạo hành lời nói
và thể chất đối với điều dưỡng tại các khoa cấp
cứu ở Istanbul Thổ Nhĩ Kỳ cũng chỉ ra rằng
143




×