Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Tiểu luận Luât SHTT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (467.3 KB, 20 trang )

Ç

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT DÂN SỰ

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
MƠN: LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ

TÊN ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN
BẢO HỘ TÁC PHẨM VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT DÂN GIAN
THEO PHÁP LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ VIỆT NAM

Người thực hiện: XXXXX
MSSV: 185 380101 XXXX
Lớp: XXXX

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2021


MỤC LỤC
MỤC LỤC

2
2


MỞ ĐẦU
Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian là tài sản chung của cộng đồng trong quá trình lao
động, học tập, sinh hoạt, thể hiện đời sống văn hóa, tinh thần và khát vọng của các cộng đồng dân


tộc trên thế giới. Việt Nam là một quốc gia giàu truyền thống văn hóa, sở hữu đa dạng các loại hình
tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian. Giá trị của các tác phẩm này là di sản vô giá của dân tộc, kết
tinh của những sáng tạo tinh thần của nhân dân ta, được gìn giữ và phát huy qua hàng nghìn năm
lịch sử. Chúng mang những đặc trưng khác biệt so với những loại hình tác phẩm khác và có giá trị
to lớn về nhận thức, nghệ thuật, thẩm mỹ cũng như giáo dục.
Nhưng điều này, khơng có nghĩa tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian là vơ chủ, có thể tùy
nghi khai thác, sử dụng. Việc tùy tiện sử dụng, khai thác tác phẩm văn học nghệ thuật, dân gian sẽ
dẫn đến những tác động tiêu cực khơng nhỏ, thậm chí có thể theo chiều hướng ngược lại với những
giá trị mà nó mang đến cho cộng đồng. Chính vì vậy, việc gìn giữ các giá trị tốt đẹp của tác phẩm
văn học, nghệ thuật dân gian là điều rất cần thiết.
Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành1 đã quy định tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian thuộc một
trong những đối tượng được bảo hộ quyền tác giả. Nhưng việc bảo hộ tác phẩm văn học, nghệ thuật
dân gian là lĩnh vực mới và gây nhiều tranh cãi, không chỉ đối với Việt Nam mà còn trên phạm vi
quốc tế. Bảo đảm xây dựng, thực hiện một cách toàn diện và đồng bộ pháp luật về bảo hộ quyền tác
giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian ở Việt Nam là một yêu cầu khách quan xuất phát
từ định hướng xây dựng nhà nước pháp quyền và hội nhập quốc tế. Pháp luật về bảo hộ quyền tác
giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian cần phải được nghiên cứu đầy đủ, đúng đắn để
ngăn ngừa và đấu tranh có hiệu quả đối với những hành vi xâm phạm nhằm bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của các chủ thể, tạo môi trường xã hội và môi trường pháp lý thuận lợi cho cộng đồng
được thụ hưởng những giá trị nhân văn cao đẹp được kết tinh trong loại hình tác phẩm này.
Trong phạm vi bài tiểu luận này, tơi xin trình bày, phân tích những vấn đề liên quan đến việc:
“Bảo hộ tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian theo pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam” về pháp
luật bảo hộ quyền tác giả và một số kiến nghị pháp luật ở Việt Nam trong điều kiện mở cửa hội nhập
hiện nay.

1 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009 và năm 2019). Sau đây xin được gọi tắt là Luật Sở hữu trí tuệ năm
2005.

3
3



1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian
1.1. Khái niệm tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian
Trong tiếng Anh, từ thông dụng để chỉ về văn hóa dân gian hay văn hóa truyền thống là
“folklore” và thuật ngữ này được định nghĩa dưới nhiều góc độ khác nhau. Nguồn gốc của từ
folklore được giải thích là sự hợp thành bởi thành tố “volk” tức là con người, là cư dân của một
quốc gia và từ “lore” là truyền thống, kiến thức phổ biến của địa phương2.
Khuyến nghị về Bảo vệ Văn hóa Truyền thống và Văn hóa Dân gian của UNESCO năm 1989
có đưa ra định nghĩa3, tạm dịch là: Văn hóa dân gian (hay văn hóa truyền thống và đại chúng) là
tổng thể các sáng tạo dựa trên truyền thống của một cộng đồng văn hóa, được thể hiện bởi một
nhóm hoặc cá nhân và được cơng nhận là phản ánh mong đợi của một cộng đồng từ trước đến nay
vì chúng phản ánh bản sắc văn hóa và xã hội của nó; các tiêu chuẩn và giá trị của nó được truyền
miệng, bằng cách bắt chước hoặc bằng các phương tiện khác. Các hình thức của nó là ngơn ngữ,
văn học, âm nhạc, khiêu vũ, trò chơi, thần thoại, nghi lễ, phong tục, thủ công mỹ nghệ, kiến trúc và
các nghệ thuật khác”.
Tại Việt Nam, thuật ngữ văn hóa dân gian hay văn học dân gian chỉ xuất hiện vào những năm
50 của thế kỷ XX, cịn trước đó các tài liệu sưu tầm có liên quan chỉ lưu hành những tên gọi riêng lẻ
như truyện đời xưa, truyện cười, truyện cổ tích... Người sử dụng chỉ mặc nhiên coi tên gọi về một
thể loại có tính bao qt về một bộ phận văn học truyền miệng trong dân gian từ đời này sang đời
khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác mà thôi. Sau này, các nhà nghiên cứu mới dịch từ “folklore”
trong tiếng Anh sang Tiếng Việt thành văn hóa dân gian (tương ứng với thuật ngữ Folklore theo
nghĩa rộng của từ này) bao gồm toàn bộ các lĩnh vực văn hóa vật thể và phi vật thể của nhân dân
(chủ yếu là văn hóa dân gian truyền thống). Bên cạnh đó, Folklore cịn được hiểu là văn nghệ dân
gian (hay Folklore văn nghệ) bao gồm cả nghệ thuật tạo hình (như hội họa, điêu khắc, nặn tượng...)
và nghệ thuật biểu diễn hay diễn xướng (như văn học, âm nhạc, vũ đạo, sân khấu dân gian...)4.
Cho nên việc định nghĩa chính thức về “folklore” trong tiếng Anh hay “văn hóa dân gian”
trong tiếng Việt là rất khó khăn, phức tạp khó nhận được sự đồng thuận chung của tất cả. Chỉ có thể
nhận ra những điểm chung trong các định nghĩa này khi nhắc đến văn hóa dân gian là những biểu


2 Graham Dutfield (2003), Protecting Traditional Knowledge and Folklore June 2003, Intellectual Property Rights and
Sustainable Development UNCT AD Issue Paper No. I, International Centre for Trade and Sustainable Development, tr.20.
3 The United Nations Educational Scientific and Cultural Organization - UNESCO 1989: “Recommendation on the Safeguarding
of Traditional Culture and Folklore,“Folklore (or traditional and popular culture) is the totality of tradition- based creations of a
cultural community, expressed by a group or individuals and recognized as reflecting the expectations of a community in so far as
they reflect its cultural and social identity; its standards and values are transmitted orally, by imitation or by other means. Its
forms are, among others, language, literature, music, dance, games, mythology, rituals, customs, handicrafts, architecture and
other arts”.
4 Trần Tùng Chinh (2013), Tài liệu giảng dạy văn học dân gian Việt Nam, Trường Đại học An Giang, tr.3.

4
4


hiện mang tính truyền thống, đặc trưng mang đậm bản sắc của một cộng đồng, một dân tộc nhất
định.
Vì thế, Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) khơng đưa ra định nghĩa chính thức nào về
“folklore” nhưng có định nghĩa về những “biểu hiện văn hóa truyền thống” (Traditional Cultural
Expressions) hay “biểu hiện của văn hóa dân gian” (expressions of folklore)5 như sau: Biểu hiện của
văn hóa dân gian như các tác phẩm bao gồm các yếu tố đặc trưng của di sản văn hóa truyền thống
đƣợc phát triển và duy trì bởi một cộng đồng, hoặc bởi các cá nhân phản ánh kỳ vọng nghệ thuật
truyền thống của một cộng đồng đó, cụ thể là: (i) các biểu hiện bằng lời nói, chẳng hạn như truyện,
thơ, dấu hiệu, biểu tượng và chỉ dẫn ; (ii) các biểu hiện âm nhạc, chẳng hạn như các bài hát và
nhạc cụ; (iii) các biểu hiện bằng hành động, chẳng hạn như các điệu múa, vở kịch và các nghi lễ;
và biểu hiện hữu hình, chẳng hạn như tranh vẽ, chạm khắc, tác phẩm điêu khắc, đồ gốm, đồ khảm,
đồ trang sức, đan rổ, hàng dệt, thảm, đồ thủ công mỹ nghệ, nhạc cụ và hình thức kiến trúc.
Một số điều ước quốc tế, pháp luật khu vực và pháp luật quốc gia đã có những sự điều chỉnh
trực tiếp đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian và ghi nhận sự bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
đối với loại hình tác phẩm này. Cơng ước Berne về bảo hộ tác phẩm văn học và nghệ thuật 6 “xem
tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian như một loại đặc biệt của các tác phẩm khuyết danh” 7.

Trên cơ sở tiếp cận gợi ý của WIPO, nội luật hố Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam năm 2005 đã
công nhận tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian là một loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác
giả, được liệt kê tại khoản 1 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và tại khoản 1, Điều 23 của Luật
này đưa ra định nghĩa về “tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian” như sau:
“Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian là sáng tạo tập thể trên nền tảng truyền thống của
một nhóm hoặc các cá nhân nhằm phản ánh khát vọng của cộng đồng, thể hiện tương xứng đặc
điểm văn hóa và xã hội của họ, các tiêu chuẩn và giá trị được lưu truyền bằng cách mô phỏng hoặc
bằng cách khác.”

5 World Intellectual Property Organization - WIPO (2004), Traditional cultural expressions/expressions of folklore legal and
policy options, Intergovernmental committee on intellectual property and genetic resources, traditional knowledge and folklore
Sixth Session, March 15 to 19, Geneva.
“expressions of folklore as: „... productions consisting of characteristic elements of the traditional cultural heritage developed
and maintained by a community, or by individuals reflecting the traditional artistic expectations of such a community, in
particular: (i) verbal expressions, such as stories, poetry, signs, symbols and indications; (ii) musical expressions, such as songs
and instrumental music; (iii) expressions by actions, such as dances, plays and rituals; and tangible expressions, such as
paintings, carvings, sculptures, pottery, mosaic, jewelry, basket weaving, textiles, carpets, handicrafts, musical instruments and
architectural forms”.
6 Được ký kết vào năm 1886 tại Berne, được sửa đổi tại Berlin (1908), Roma (1928), Brussels (1948), Stockholm (1967) và Paris
(1971).
7 Lucas-Schloetter (2004), “Folklore” in Indigenous Heritage and Intellectual Property, ed. S. von Lewinski (The Hague,
Netherlands, Kluwer), tr. 267.

5
5


Một số ví dụ có thể kể đến: sử thi “Trường ca Đam San” của người Ê đê, tranh Đông Hồ (Bắc
Ninh), tranh Hàng Trống (Hà Nội), truyện ngụ ngôn “Thầy bói xem voi”, thần thoại “Lạc Long
Quân và Âu Cơ”, truyện cổ tích “Sọ dừa”, truyền thuyết “Thánh Gióng”, hát xoan (Phú Thọ), nhã

nhạc cung đình Huế, đờn ca tài tử Nam bộ,…
Hình
ảnh minh
hoạ: tranh
Hàng Trống
(Hà Nội),
tranh Đơng

Hồ (Bắc Ninh)8

1.2. Đặc điểm của tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian
Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian mang trong mình những giá trị to lớn đối với con
người: nghệ thuật, thẩm mĩ, nhận thức và giáo dục. Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian được
xem như là kết quả của sự sáng tạo tập thể được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, danh tính tác
giả của các tác phẩm này thông thường là không xác định được. Các tác phẩm văn học, nghệ thuật
dân gian là tài sản tinh thần chung của tập thể, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác trong
một cộng đồng bằng trí nhớ, bằng ngơn từ hoặc bằng thị giác, phản ánh một bản sắc văn hóa và xã
hội cộng đồng.9 Sự bảo hộ của loại hình tác phẩm này khơng phải vì lợi ích của cá nhân những
người đã sáng tạo ra mà vì lợi ích của cả cộng đồng 10. Nó có thể là một phần của di sản văn hoá
quốc gia hoặc là một phần của tài sản văn hoá phi vật thể của các cộng đồng bản địa hay địa
phương. Thông thường thì phần phi vật thể này được quản lí bởi một nhóm người bản địa hay địa
phương và gắn chặt với hệ thống các nghĩa vụ và quyền lợi thường thấy của cá nhân và cộng đồng,
cũng có thể bao gồm những kiến thức bí mật và thiêng liêng của cộng đồng hay bộ tộc. Vì thế, tác
phẩm văn học, nghệ thuật dân gian có những đặc trưng cơ bản sau:

8 Nguồn: [ (truy
cập ngày 11/11/2021).
9 WIPO (2004), Intellectual Property and Traditional Cultural Expressions/Folklore, a series of Booklets dealing with intellectual
property and genetic resources, traditional knowledge and traditional cultural expressions/folklore Booklet nº1, tr.6.
10 Luo Li (2014), Intellectual Property protection of traditional cultural expressions, Springer International Publishing, tr.4.


6
6


Tính truyền miệng
Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian được lưu giữ bằng phương thức truyền miệng từ thế hệ
này sang thế hệ khác, từ địa phương này sang địa phương khác. Đây là cơ chế sáng tạo, truyền bá và
tiếp nhận của tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian. Đối với các tác phẩm thể hiện bằng ngơn từ thì
truyền miệng là cơ chế chính.
Ngun nhân của cơ chế này có thể do giai đoạn đầu chưa có chữ viết hoặc các tác phẩm
thường ra đời trong lúc ngẫu hứng, trong bối cảnh sản xuất, sinh hoạt đời thường, trong các buổi hát
hò, đối đáp hay trong các câu chuyện kể của bà cháu, của hàng xóm láng giềng nên việc ghi chép lại
là không cần thiết. Cũng nhờ tính truyền miệng này lại mang đến cho các tác phẩm văn học dân gian
những giá trị độc đáo riêng như phát huy tối đa vỏ âm thanh của ngôn từ, tạo ra sự sống động, thực
chất gắn với một bối cảnh cụ thể. Đối với các loại hình nghệ thuật dân gian khác như vở diễn, nghi
lễ, nhạc cụ... thường được lưu truyền lại bằng các phương tiện trực quan như quan sát hoặc bắt
chước hoặc thông qua đào tạo, biểu diễn,...
Đặc trưng này một mặt làm cho tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian được trau chuốt, hồn
thiện, phù hợp hơn với tâm tình của nhân dân lao động nhưng mặt khác cũng hình thành nên nhiều
dị bản11.
Tính tập thể
Nếu tính truyền miệng là phương thức tồn tại, là thể sống của tác phẩm văn học, nghệ thuật
dân gian thì tính tập thể là là phương thức sáng tác của tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian. Tác
phẩm văn học, nghệ thuật dân gian là kết quả của quá trình sáng tác sáng tạo của nhân dân và lưu
truyền tác phẩm cả về nội dung, hình thức tác phẩm. Quá trình sáng tác ban đầu có thể do một
người, một nhóm người tạo ra vì những mục đích khác nhau. Sau đó các tác phẩm được các thành
viên khác trong cộng đồng làng xã sử dụng có điều chỉnh, diễn giải, biểu đạt hoặc mô phỏng lại theo
ngôn ngữ, theo kỹ năng, hiểu biết của mình làm cho tác phẩm biến đổi dần, hồn thiện và phong
phú. Quá trình này tiếp diễn qua nhiều người, nhiều vùng tạo thành những tác phẩm với các phiên

bản khác nhau. Cho nên, tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian được xem như tài sản chung của
mỗi tập thể; mỗi cá nhân đều có thể sửa chữa, bổ sung tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian theo
quan điểm và khả năng nghệ thuật của mình.
Nhưng khơng phải tất cả nhân dân đều là tác giả của văn học, nghệ thuật dân gian. Cần chú ý
vai trò của cá nhân và quan hệ giữa cá nhân với tập thể trong quá trình sáng tác, biểu diễn, thưởng
thức tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian. Tính tập thể biểu hiện chủ yếu trong quá trình sử dụng
tác phẩm. Cho nên tính tập thể cũng là một phương thức đặc thù, là một tiêu chí quan trọng để phân
biệt tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian với văn học thành văn.

11 Nguyễn Trọng Luận,“Bảo hộ tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian theo quy định pháp luật Việt Nam”, Tạp chí Pháp luật và
thực tiễn, số 44/2020, tr.63.

7
7


Tính dị bản
Tính dị bản là hệ quả tất yếu từ tính truyền miệng của tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian.
Đặc trưng dị bản biểu hiện ở nhiều cấp độ, có thể đó chỉ là một sự khác biệt trong cách gọi tên một
truyện kể. Dị bản có thể chỉ là một từ, một mô thức câu mở đầu một bài ca dao, nhưng dị bản còn
nhiều khi nằm sâu trong các hình thức cấu trúc tác phẩm, giữa các văn bản như là sự khuyết thiếu
hoặc khác biệt một số chi tiết, tình tiết, motip, hình ảnh, biểu tượng…
Do được truyền miệng được lưu truyền nên tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian được lưu
giữ bằng trí nhớ. Mỗi người có một khả năng ghi nhớ khác nhau và khi tiếp nhận lại có những thay
đổi ít nhiều theo văn hóa, tập tục, hiểu biết, cảm nhận, tâm tư, tình cảm của riêng mình để từ đó hình
thành nên dị bản12. Cho nên cũng rất khó để xác định như thế nào là sáng tạo và làm giàu có thêm
cho tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian và như thế nào là bóp méo, xâm phạm tác phẩm ban đầu.
Tuy nhiên, mọi sự biến đổi và thay thế nội tại cũng có giới hạn. Vượt qua giới hạn nhất định dị
bản có thể trở thành tác phẩm mới, thậm chí có cả sự chuyển về thể loại.
Tính nguyên hợp

Nguyên hợp (syncretism) là một trong những thuộc tính cơ bản và nổi bật nhất của văn học dân
gian. Văn học, nghệ thuật dân gian không chỉ là nghệ thuật ngơn từ thuần túy mà cịn là sự kết hợp
của nhiều phương tiện nghệ thuật khác nhau, tồn tại dưới ba dạng: ẩn (tồn tại trong trí nhớ của tác
giả dân gian), cố định (tồn tại bằng văn tự) và hiện (tồn tại thông qua diễn xướng). Thuộc tính này
có mặt ở hầu hết các phương diện: nội dung, tư tưởng, chức năng, hình thái ý thức nghệ thuật, sáng
tác, biểu diễn, lưu truyền... của văn học, nghệ thuật dân gian và ảnh hưởng sâu sắc đến các thuộc
tính khác: tập thể, dị bản, truyền miệng. 13 Tính nguyên hợp của văn học, nghệ thuật dân gian được
thực hiện qua phương thức truyền miệng đã tạo nên một đặc điểm quan trọng thuộc về yếu tố thầm
mĩ.
Mặt khác, tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian gắn liền với sinh hoạt của quần chúng nhân
dân nên quá trình diễn xướng tác phẩm nói, kể, hát, diễn, khơng chỉ mang lại cho người nghe hát,
xem múa mà con mang lại sự thích thú cho bản thân người diễn xướng. Vì vậy mà tác phẩm văn
học, nghệ thuật dân gian trở nên quan trọng, khiến cho nó có lí do tồn tại và phát triển trong điều
kiện hiện nay, khi mà nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của nhân dân hiện nay không chỉ bằng sinh
văn học, nghệ thuật dân gian như trước đây nữa mà chủ yếu được thỏa mãn bằng các hình thức văn
12 Ví dụ: truyện “Cây khế” và các dị bản “Ăn khế trả vàng”, “Nhân tham tài nhi tử” với “Điểu tham thực nhi vong”... Hay bài
ca dao sau đây được lưu truyền ở nhiều địa phương: “Núi kia ai đắp mà cao - Sơng kia ai bới ai đào mà sâu?” Có thể liệt kê ra
nhiều dị bản như: Vùng Nghệ Tĩnh: “Non Hồng ai đắp mà cao - Sông Lam ai bởi ai đào mà sâu?” Vùng Quảng Bình: “Lũy Thầy
ai đắp mà cao - Sông Gianh ai bới ai đào mà sâu?”
Nguồn: Trương Trí Hùng (2009), “Nghệ thuật chơi chữ trong câu đố dân gian Người Việt”, Trường Đại học An Giang, tr.18.
13 Ví dụ: truyền thuyết “Sơn Tinh Thủy Tinh” khơng chỉ là nghệ thuật ngơn từ thê hiện trí tưởng tượng thầm mĩ phong phú, bay
bống, diệu kỳ của người xưa mà còn là khoa học nhận thức, giải thích về hiện tượng lũ lụt xảy ra hàng năm vào ở vùng đồng bằng
Bắc Bộ hoặc ghi lại những nguyên tắc trong phong tục, tập quán, tín ngưỡng của người Việt cổ.

8
8


học, nghệ thuật dân gian chuyên nghiệp có tổ chức. Những đặc trưng thẩm mĩ tạo ra sự khác biệt
trong việc bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian so với các đối tượng

bảo hộ khác về hình thức thể hiện cũng như đóng góp của chúng cho nền văn học dân tộc.
1.3. Phân loại tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian
♦ Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian rất phong phú về thể loại, bao gồm:
(i) Truyện, thơ, câu đố: truyện tiếu lâm, ngụ ngôn, sử thi, thần thoại, truyền thuyết, giai thoại,
thơ, ca dao, tục ngữ, câu đố,…
(ii) Điệu hát, làn điệu âm nhạc, điệu múa, vở diễn, nghi lễ và các trò chơi: tuồng, chèo, cải
lương, điệu hát, làn điệu âm nhạc; điệu múa, vở diễn, trò chơi dân gian, hội làng, các hình thức nghi
lễ dân gian,…
(iii) Sản phẩm nghệ thuật đồ họa, hội họa, điêu khắc, nhạc cụ, hình mẫu kiến trúc…14.
♦ Căn cứ vào hình thức biểu đạt, tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian, chia thành bốn loại:
- Thứ nhất: Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian được thể hiện bằng ngôn từ (verbal
expression) như ca dao, tục ngữ, câu đố, truyện tiếu lâm, ngụ ngôn, sử thi, thần thoại, truyền thuyết,
câu đối,…
- Thứ hai: Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian được thể hiện bằng âm nhạc (musical
expression) như hát xoan, hát xẩm, ca trù, quan họ, ví dặm, các điệu hò, tuồng, chèo, cải lương, quan
họ Bắc Ninh, nhã nhạc cung đình Huế…
- Thứ ba: Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian được thể hiện bằng hành động, cử chỉ
(expression by action) như các điệu múa, các nghi lễ dân gian, các trò chơi dân gian, hội làng,…
- Thứ tư: Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian được thể hiện thông qua vật thể (expresion in
tangible forms), có thể nhận thấy qua xúc giác bởi nó được thể hiện qua một hình thức nhất định
như đồ họa, hội họa, điêu khắc, nhạc cụ; hình mẫu kiến trúc như tranh vẽ, tượng, phù điêu, nhạc cụ,
…15.
♦ Căn cứ vào loại hình, tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian, có thể được chia thành hai loại:
- Thứ nhất: Tác phẩm văn học dân gian (bao gồm truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện, truyện
ngụ ngơn, truyện tiếu lâm, ca dao, tục ngữ, câu đố, sử thi,…)
- Thứ hai: Tác phẩm nghệ thuật dân gian (bao gồm các điệu hát, điệu múa dân gian, các nghi lễ
dân gian, tranh dân gian, các loại hình nghệ thuật thủ cơng dân gian,…).

14 Khoản 1 Điều 23 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và khoản 2 Điều 18 Nghị định số 22/2018/NĐ-CP.
15 WIPO (2004), Traditional cultural expressions/expressions of folklore legal and policy options, Intergovernmental committee

on intellectual property and genetic resources, traditional knowledge and folklore Sixth Session, March 15 to 19, Geneva.

9
9


2. Cơ chế bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian theo quy định
của pháp luật hiện nay
2.1. Căn cứ phát sinh, xác lập quyền đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian
Các đối tượng bảo hộ của quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian là các
tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian. Nhưng không phải tất cả các tác phẩm văn học, nghệ thuật
dân gian đều có thể được bảo hộ đáp ứng được một số tiêu chí nhất định mới được coi là đối tượng
bảo hộ của quyền tác giả. Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian được bảo hộ khi có nội dung
khơng vi phạm pháp luật, khơng vi phạm đạo đức, thuần phong, mĩ tục; không gây hại cho quốc
phịng, an ninh quốc gia. Đây là u cầu khơng thay đổi không chi đối với bảo hộ tác phẩm văn học
dân gian mà còn là yêu cầu bảo hộ các đối tượng của quyên sở hữu trí tuệ và các quan hệ dân sự
khác16.
Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian được bảo hộ mà không phụ thuộc vào giá trị nội dung
và giá trị nghệ thuật. Việc bảo hộ của quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian
được xác lập tự động ngay sau khi tác phẩm được hồn thành, khơng cần được đánh giá và công
nhận, cũng không cần phải thông qua thủ tục cấp bằng bảo hộ nào. Tuy nhiên, việc bảo hộ quyền tác
giả được xác lập tự động thì việc cấp giấy chứng nhận là việc làm cần thiết được nhà nước khuyến
khích vì việc này ý nghĩa về mặt quản lý và chủ thể có giấy chứng nhận quyền tác giả đối với tác
phẩm văn học, nghệ thuật dân gian thì được miễn nghĩa vụ chứng minh khi có tranh chấp trừ trường
hợp có chứng cứ chứng minh ngược lại.
Khơng những thế, việc định hình dưới một hình thức vật chất là một điều kiện quan trọng để
tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả. Căn cứ Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 quy định tại khoản 1
Điều 6 quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình
thức vật chất nhất định. Tác phẩm có thể được định hình trên giấy, trên các chất liệu tương tự, trên
gỗ, trên ổ đĩa, trên các phương tiện kỹ thuật số,…17

Tuy nhiên, đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian tại a, b và c khoản 1 Điều 23 của
Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005: “a) Truyện, thơ, câu đố; b) Điệu hát, làn điệu âm nhạc; c) Điệu múa,
vở diễn, nghi lễ và các trò chơi;”. Đối với ba nhóm này khơng nhất thiết phải đưa về dạng vật chất,
ngôn từ không nhất thiết phải viết ra, âm nhạc không nhất thiết phải biểu thị dưới dạng nốt nhạc, ký
âm, các hình thức thể hiện bằng hình thể (như múa) khơng phải mơ tả bằng văn bản. Nói cách khác,
16 Điều 8 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005.
17 Trường Đại học Luật TP.HCM (2019), Giáo trình Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam (tái bản, có sửa chữa, bổ sung), NXB. Hồng
Đức, tr.65. Ví dụ, một bài hát có thể được thể hiện bằng những khuông nhạc trên giấy hoặc bằng bản thu âm. Ngày nay, với sự
phát triển của khoa học - kỹ thuật, các hình thức vật chất định hình tác phẩm ngày càng trở nên đa dạng hơn. Việc định hình tác
phẩm không chỉ dừng lại ở việc viết, in, vẽ, chụp, ghi âm, ghi hình, chạm khắc trên các hình thức vật chất cổ điển như giấy, vải,
lụa, gỗ, đá, gốm, sành, sứ, xi măng, thủy tinh, kim loại,…mà còn trên những hình thức khác nhờ vào sự tiến bộ của khoa học - kỹ
thuật như trên băng video, băng từ, ổ cứng, đĩa từ, đĩa CD, VCD, DVD, CD-ROM, đĩa vi tính và các loại thiết bị, phương tiện kỹ
thuật số khác.

10
10


các tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian này vẫn được pháp luật bảo hộ mà không phụ thuộc vào
việc định hình. Đây có thể được xem là một ngoại lệ đối với cơ sở xác lập quyền tác giả tại khoản 1
Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005. Ngoại lệ này xuất phát từ những đặc trưng của tác phẩm văn
học, nghệ thuật dân gian so với các loại hình tác phẩm khác. Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian
là kết quả lao động sáng tạo trí tuệ của một tập thể, một cộng đồng, được gìn giữ và lưu truyền từ
thế hệ này sang thế hệ khác thường là dưới hình thức truyền miệng. Xuất phát từ đặc trưng mang
tính truyền miệng nên nếu yêu cầu các tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian phải được định hình
dưới một hình thức vật chất nhất định mới được bảo hộ thì sẽ khơng phù hợp. Thật vậy, rất nhiều
điệu hát, làn điệu âm nhạc, điệu múa, vở diễn và các nghi lễ không được ghi chép lại hoặc định hình
dưới các hình thức vật chất khác. Do vậy, việc buộc tất cả tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian
phải được định hình dưới một hình thức vật chất sẽ cản trở khả năng được bảo hộ của loại hình tác
phẩm này và đi ngược lại với chính sách của Nhà nước trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị tốt

đẹp của tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian18.
Cịn đối với nhóm theo điểm d khoản 1 Điều 23 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005:“d) Sản phẩm
nghệ thuật đồ họa, hội họa, điêu khắc, nhạc cụ, hình mẫu kiến trúc và các loại hình nghệ thuật khác
được thể hiện dưới bất kỳ hình thức vật chất nào.”. Các tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian này
là sản phẩm nghệ thuật được biểu đạt trong một vật thể như đồ họa, hội họa, điêu khắc, nhạc cụ,
hình mẫu kiến trúc và các loại hình nghệ thuật khác được đều thể hiện dưới một hình thức vật chất.
Vì là tác phẩm vật thể nên phải thể hiện bằng một chất liệu tồn tại hữu hình. Nên Điều 18 Nghị định
22/2018/NĐ-CP chỉ quy định:“tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian quy định tại các điểm a, b và
c khoản 1 Điều 23 của Luật sở hữu trí tuệ được bảo hộ khơng phụ thuộc vào việc định hình”, cịn
tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian nhóm cịn lại vẫn phải đáp ứng yêu cầu về việc định hình để
được pháp luật bảo hộ cũng là có lý do.
2.2. Phạm vi bảo hộ quyền đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian
Tại khoản 2 Điều 23 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 đưa ra yêu cầu:
“Tổ chức, cá nhân khi sử dụng tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian phải dẫn chiếu xuất xứ
của loại hình tác phẩm đó và bảo đảm giữ gìn giá trị đích thực của tác phẩm văn học, nghệ thuật
dân gian”.
Sử dụng tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian được theo khoản 5 Điều 18 Nghị định số
22/2018/NĐ-CP giải thích đó là việc sưu tầm, nghiên cứu, biểu diễn, giới thiệu giá trị đích thực của
tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian còn dẫn chiếu xuất xứ nghĩa là phải chỉ ra nguồn gốc, địa
danh của cộng đồng cư dân nơi tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian được hình thành.

18 Nguyễn Trọng Luận,“Bảo hộ tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian theo quy định pháp luật Việt Nam”, Tạp chí Pháp luật và
thực tiễn, số 44/2020, tr.65.

11
11


Ví dụ, khi sử dụng các bức tranh Đơng Hồ để đưa vào một ấn phẩm (sách, báo, lịch,...), các tổ
chức, cá nhân phải chỉ rõ tên bức tranh (chẳng hạn: Đám cưới chuột, Đấu vật, Đánh ghen,...) và nơi

xuất xứ (làng tranh Đông Hồ).
Việc ghi nhận tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian là một loại hình tác phẩm được bảo hộ
quyền tác giả là điều cần thiết và phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Tuy nhiên với các quy định trong
văn bản Luật và Nghị định hướng dẫn như hiện nay còn khá chung chung, gây lúng túng trong quá
trình thực thi. Pháp luật Việt Nam hiện hành chưa có quy định về chủ sở hữu của tác phẩm văn học
dân gian, chưa quy định về nội dung bảo hộ và thời hạn bảo hộ cụ thể. Thậm chí các quy định hiện
hành cũng gây ra nhiều cách hiểu khác nhau về việc sử dụng tác phẩm văn học dân gian có phải
thanh tốn tiền bản quyền không?19
Cách hiểu thứ nhất cho rằng, với quy định của Điều 23 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 thì bất kỳ
tổ chức cá nhân nào cũng có quyền sử dụng tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian một cách tự do
chỉ cần tuân thủ theo việc “dẫn chiếu xuất xứ của loại hình tác phẩm đó và bảo đảm giữ gìn giá trị
đích thực của tác phẩm”. Nghĩa là, luật chỉ yêu cầu thực hiện nghĩa vụ tinh thần đối với tác phẩm
dân gian chứ không yêu cầu các nghĩa vụ kinh tế, bao gồm việc trả tiền bản quyền 20.
Cách hiểu thứ hai là việc sử dụng tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian phải tuân theo các
quy định về bảo hộ quyền tác giả như các tác phẩm khác bao gồm cả việc áp dụng các trường hợp
“sử dụng tác phẩm không phải xin phép, không phải trả tiền” theo Điều 25 Luật sở hữu trí tuệ năm
2015. Đồng nghĩa với việc khi sử dụng tác phẩm trong các trường hợp khác ngoài phạm vi này phải
xin phép và trả tiền bản quyền21.
Nhưng trong bối cảnh hiện nay, các loại hình tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian có nguy
cơ bị mai một, thậm chí biến mất. Việc thu phí sử dụng khi các tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm
văn học, nghệ thuật dân gian cho mục đích lợi nhuận nhằm để phục vụ trở lại cơng tác bảo tồn, gìn
giữ các tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian là cần thiết. Bởi lẽ, tác phẩm văn học, nghệ thuật dân
gian ln mang trong mình những sự sáng tạo nghệ thuật to lớn, giá trị dân tộc sâu sắc và những nét
văn hóa đặc trưng. Việc thu phí sử dụng mang lợi ích có thêm nguồn vốn để hồn thiện hay phát huy
thêm, để quảng cáo hình ảnh văn hóa, những nét đặc sắc, tinh hoa dân tộc ra thế giới. Bên cạnh đó,

19 Trước đây trong trong Nghị định số 100/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Dân sự,
Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan có ghi nhận: “Người sử dụng tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian phải
thoả thuận về việc trả thù lao cho người lưu giữ tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian và được hưởng quyền tác giả đối với phần
nghiên cứu sưu tầm, giới thiệu của mình”. Tuy nhiên khi Nghị định số 22/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 10/4/2018 đã thay thế

cho Nghị định số 100/2006/NĐ-CP lại khơng có điều khoản nào đề cập đến nội dung này.
20 Tuổi trẻ online, Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm VHNT dân gian còn nhiều tranh cãi , nguồn: [ gia-trong-vhnt-dan-gian-con-nhieu-tranh-cai-112054.htm], (truy cập ngày 13/11/2021).
21 Đoàn Thanh Nô (2014), Thực hiện pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian hiện nay,
Luận án tiến sỹ Luật học, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, tr.40.

12
12


tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian đóng vai trị quan trọng trong việc nhận dạng văn hóa của
quốc gia này với quốc gia khác, điều này cũng được WIPO khẳng định22.
Ngồi ra, cịn có ý kiến cho rằng “cần phải bảo hộ cả quyền của những người có cơng trực tiếp
trong việc tìm kiếm và duy trì các tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian đã bị thất truyền trong dân
gian. Những người này cần được bảo hộ quyền nhất định do cơng lao đóng góp mà họ đã bỏ ra để
tác phẩm được lộ thiên và được mọi người sử dụng”23.
2.3. Thời hạn bảo hộ tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian
Thời hạn bảo hộ quyền tác giả được quy định tại Điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005. Theo
đó, các quyền nhân thân không gắn tài sản (khoản 1, 2, 4 Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005)
được bảo hộ vô thời hạn. Quyền nhân thân gắn tài sản (khoản 3 Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ năm
2005) và các quyền tài sản24 (Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005) được bảo hộ trong một thời hạn
nhất định. Thời hạn bảo hộ cụ thể tùy thuộc vào từng loại hình tác phẩm. Hết thời hạn bảo hộ, tác
phẩm thuộc về công chúng và mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền sử dụng tác phẩm nhưng phải tôn
trọng các quyền nhân thân của tác giả25. Đối với cơng bố tác phẩm và các quyền tài sản thì thời hạn
bảo hộ như sau:
- Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ
là 75 năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên. Nếu các tác phẩm trên chưa được công bố
trong thời hạn 25 năm kể từ khi được định hình thì thời hạn bảo hộ là 100 năm được tính từ khi tác
phẩm được định hình.
- Các tác phẩm khác có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác
giả chết26. Đối với tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ 50 sau năm

đồng tác giả cuối cùng chết.
Còn đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian không thể xác định được thời điểm ra đời
của tác phẩm xuất phát từ tính tập thể và tính truyền miệng. Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 cũng
22 Xem: Nghiên cứu của Văn phòng quốc tế (International Bureau) của WIPO, The Protection of Expressions of Folklore: The
Attempts at International Level, WIPO Publication No. 435(E), tháng 1-6, 1998, số ISSN: 1014-336X.
23 Cơ chế bảo hộ tác phẩm văn học dân gian, [ />(truy cập ngày 13/11/2021).
24 Quyền tài sản bao gồm quyền làm tác phẩm phái sinh; quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng; quyền sao chép tác phẩm;
quyền phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm; quyền truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu
tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác; quyền cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm
điện ảnh, chương trình máy tính.
Chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện các quyền tài sản này. Tổ chức, cá nhân khi
khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản này phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật
chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả (trừ các trường hợp ngoại lệ được quy định tại Điều 25 và Điều 26 Luật Sở hữu trí tuệ năm
2005).
25 Điều 43 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005.
26 PMA: post mortem auctoris (thuật ngữ latin được sử dụng trong pháp luật về quyền tác giả có nghĩa là sau khi tác giả chết).

13
13


không đề cập đến thời gian bảo hộ. Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian là sản phẩm của cộng
đồng, tuy khơng nói cụ thể là ai, cá nhân hay tổ chức nào, nhưng việc nó thuộc vùng miền nào ln
được xác định. Bên cạnh đó, thời gian bảo hộ được đặt ra với một tác phẩm có tính cố định, trong
khi đó, tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian không phải là tác phẩm cố định mà luôn được bổ
sung, làm mới, thay đổi và sáng tạo qua từng thời kỳ. Một số quốc gia trên thế giới bảo hộ tác phẩm
văn học, nghệ thuật dân gian dưới dạng riêng biệt, không bảo hộ quyền tác giả.
Do vậy, thời hạn bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian rất khác
so với các loại tác phẩm khác. Các quyền nhân thân gắn với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian
(quyền được dẫn chiếu xuất xứ, bảo đảm giữ gìn giá trị đích thực, khơng xun tạc tác phẩm...)

được bảo hộ vô thời hạn. Nếu căn cứ vào điểm b khoản 2 Điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 thì
tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian có thời hạn bảo hộ đối với các quyền tài sản là suốt cuộc đời
tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết. Điều này không phù hợp với những đặc trưng riêng
biệt đã phân tích của tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian. Vì vậy, cần xác định thời hạn bảo hộ
đối với các quyền tài sản gắn với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian là vô thời hạn.
3. Ý nghĩa của việc bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian
Thứ nhất, bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian có mục đích duy
trì và phát huy những nét đẹp văn hóa, truyền thống, những tinh hoa về nội dung và nghệ thuật kết
tinh trong các tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian.
Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian được coi là kho tri thức vô cùng phong phú về đời sống
các dân tộc, những tri thức này có mặt ở tất cả các lĩnh vực đời sống tự nhiên, xã hội và con người.
Bên cạnh, tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian có tác dụng giáo dục sâu sắc, hình thành tinh thần
lạc quan, nhiều phẩm chất tốt đẹp như lịng u nước, tình u thiên nhiên, lịng vị tha... Một tác
phẩm văn học, nghệ thuật dân gian được hình thành chứa đựng nhiều giá trị nghệ thuật lớn lao, với
văn phong dễ thuộc, dễ ghi nhớ, sử dụng nhiều hình ảnh nhân hóa, ẩn dụ làm cho tác phẩm càng
thêm độc đáo, người nghe dễ cảm nhận. Nhờ những nét văn hóa được bộc lộ qua tác phẩm văn học,
nghệ thuật dân gian người đọc có thể thấy được những phong tục, tập quán của mỗi vùng miền, mỗi
quốc gia. Nếu khơng bảo hộ thì các tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian có nguy cơ bị mai một,
thất truyền. Như vậy, có thể thấy, việc bảo hộ tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian cũng đồng
nghĩa với việc bảo hộ truyền thống văn hóa dân tộc.
Thứ hai, bảo hộ tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian là để công nhận nguồn gốc sáng tạo tác
phẩm, tôn trọng công sức sáng tạo của các tác giả và đồng thời chống lại những hành vi xâm phạm,
nhất là hành vi bóp méo, xuyên tạc nội dung, vi phạm giá trị đích thực của các tác phẩm văn học,
nghệ thuật dân gian. Để thực hiện điều này, việc yêu cầu các tổ chức, cá nhân khi sử dụng tác phẩm
văn học, nghệ thuật dân gian phải dẫn chiếu xuất xứ của loại hình tác phẩm đó và bảo đảm giữ gìn
giá trị đích thực của tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian, không xuyên tạc, bóp méo tác phẩm là
điều hết sức cần thiết. Thậm chí, chúng ta phải xem xét đến việc thu phí khi các tổ chức, cá nhân sử
14
14



dụng tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian cho mục đích thương mại nhằm để có thêm nguồn kinh
phí phục vụ trở lại cơng tác bảo tồn, gìn giữ loại hình tác phẩm này.
Thứ ba, góp phần sáng tạo những giá trị văn hóa mới, làm giàu kho tàng văn học và mở rộng
giao lưu văn hóa quốc tế. Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian từ khi sáng tạo, bảo lưu và đến khi
chuyển giao qua nhiều thế hệ là một quá trình sáng tạo và sàng lọc khơng ngừng nghỉ. Các thế hệ
nối tiếp nhau có quyền bình đẳng trong việc thừa hưởng các giá trị văn hóa do cha ơng để lại, đồng
thời phải có trách nhiệm chọn lựa những gì là tinh hoa nhất để bảo lưu, chuyển giao trên cơ sở kế
thừa có chọn lọc. Bên cạnh đó cịn phải ln sáng tạo những giá trị văn hóa mới, bổ sung làm cho
kho tàng văn học quốc gia cũng như thế giới ngày càng phong phú và đa dạng hơn. Đó là con đường
phù hợp với quy luật sáng tạo và phát triển của các giá trị văn hóa.
Thứ tư, cho phép các cộng đồng văn hóa dân tộc tham gia một cách hiệu quả hơn vào thị
trường tồn cầu và góp phần phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của cộng
đồng, do đó được coi là một cơng cụ tiềm năng trong q trình hội nhập nền kinh tế thế giới của
những nước đang phát triển27. Kinh nghiệm cho thấy quốc gia nào, địa phương nào, cộng đồng nào
có nhiều di sản, có nhiều tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian thì nơi đó có thể phát triển được du
lịch, qua du lịch có thể phát triển được đời sống của người dân. Do đó, thực hiện pháp luật về đối
với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian góp phần phát triển đời sống cộng đồng, phát triển kinh
tế địa phương, làm cho kinh tế quốc gia phát triển bền vững.
Cuối cùng, tạo môi trường xã hội và môi trường pháp lý vững chắc cho cộng đồng được thụ
hưởng những giá trị nhân văn cao đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian. Đảm bảo sự phát
triển các tác phẩm này trở nên toàn vẹn hơn, các hành động khai thác, chuyển thể tác phẩm văn học,
nghệ thuật dân gian không làm ảnh hưởng tới nét đẹp, bản sắc văn hóa mà nó mang lại. Tuy nhiên,
việc bảo hộ này cũng khơng được kìm hãm sự sáng tạo của bản thân những người phát triển chúng.
Hiện nay, trước sức mạnh của hội nhập quốc tế, ảnh hưởng của phát triển kinh tế tác động không
nhỏ tới sự tồn tại của các tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian. Do đó cần có một cơ chế tốt để bảo
vệ chúng, tránh bị làm phương hại và mai một, lãng quên hay bị thay thế bởi văn hóa ngoại lai.
27 Hiện nay, nhiều nước trên thế giới đã có quy định về thu tiền bản quyền từ hoạt động cấp phép sử dụng cho các tác phẩm văn
học nghệ thuật dân gian đặc biệt là tại các quốc gia châu Phi. Điển hình như tại Công gô, các tác phẩm dân gian là di sản quốc gia,
một tổ chức được gọi là “Body of author” có trách nhiệm thu tiền bản quyền, đại diện cho quyền lợi của tác giả và giám sát việc

sử dụng tác phẩm dân gian. Trước khi trình diễn trƣớc cơng chúng, sao chép, hoặc phóng tác văn học dân gian vì mục đích th ương
mại, phải được cấp phép. Các khoản tiền bản quyền thu được từ hoạt động cấp phép được sử dụng để hỗ trợ cho các tác giả thực
hiện việc sưu tầm, lưu giữ và thực hiện các mục tiêu văn hóa và xã hội. Tại Cộng hòa Trung Phi, Văn phòng Bản quyền Trung Phi
(thuộc Bộ văn hóa, nghệ thuật, du lịch và pháp ngữ) là cơ quan cấp phép khai thác thương mại văn hóa dân gian. Việc khai thác tác
phẩm văn học dân gian mà không được cho phép trước là vi phạm pháp luật. Tiền bản quyền thu từ việc sử dụng tác phẩm văn học
dân gian được phân bổ giữa tác giả và văn phịng bản quyền theo cơng thức: Đối với tác phẩm văn học dân gian thì lệ phí được
chia đơi cho người biên soạn (sưu tầm) tác phẩm và văn phòng bản quyền, đối với tác phẩm chuyển thể từ văn học dân gian thì
75% cho tác giả và 25% cho Văn phòng bản quyền. Phần kinh phí mà Văn phịng bản quyền thu được sẽ sử dụng phần cho các
mục đích văn hóa và phúc lợi.
Nguồn: Paul Kuruk (1999), Protecting Folklore under Modern Intellectual Property Regimes: A Reappraisal of the Tensions
between Individual and Communal Rights in Africa and the United States, American University Law Review 48, tr.769-850.

15
15


Đồng thời,điều này thể hiện được sự quan tâm của nhà nước tới đời sống văn hóa và xã hội của
người dân, góp phần ổn định trật tự xã hội.
4. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về bảo hộ tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian
Về đối tượng và điều kiện bảo hộ của tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian
Về đối tượng và điều kiện bảo hộ quy định giống như khoản 1 Điều 23 của Luật Sở hữu trí tuệ
năm 2005 và Điều 18 Nghị định số 22/2018/NĐ-CP có hiệu lực hiện hành đã thể hiện rất cụ thể, chi
tiết và rõ ràng. Nhưng vẫn chưa có những quy định riêng để xác định hành vi xâm phạm quyền đối
với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian. Nếu áp dụng quy định chung về hành vi xâm phạm
quyền tác giả tại Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 cho tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian
thì sẽ khơng phù hợp do những đặc trưng của loại hình tác phẩm này so với các tác phẩm còn lại.
Về căn cứ xác lập quy định rõ về chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ
thuật dân gian
Xác định chủ sở hữu quyền tác giả là vấn đề vô cùng khó khăn và phức tạp do các đặc điểm rất
đặc thù của tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian như tính tập thể, tính dị bản, tính mơ phỏng, tính

truyền miệng. Tuy nhiên, khơng phải vì khó mà khơng có quy định về vấn đề này. Pháp luật Việt
Nam hiện tại chỉ đề cập đến nguồn gốc của tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian là sáng tạo tập
thể mà chưa chỉ rõ cụ thể là tập thể nào.
Theo kinh nghiệm của các nước trên thế giới thì chủ sở hữu tác phẩm dân gian có thể là Nhà
nước hoặc cộng đồng địa phương và các cá nhân hoặc tổ chức được cơng nhận trong các cộng đồng
đó, họ được ủy thác việc lưu giữ hoặc bảo vệ tri thức truyền thống và các biểu hiện văn hóa phù hợp
với luật tục và tập quán của cộng đồng. Theo đề xuất của Hội văn nghệ dân gian Việt Nam thì chủ
sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian bao gồm: cộng đồng làng xã,
nghệ nhân dân gian, người thực hành, người nghiên cứu sưu tầm.28Nhưng xuất phát từ các đặc điểm
của văn học, nghệ thuật dân gian Việt Nam thì chủ sở hữu quyền tác giả chỉ nên ghi nhận là cộng
đồng công xã. Đây là được xem là khuôn viên khởi nguồn sáng tạo, là nơi lưu giữ truyền bá tác
phẩm.
Về quy định về phạm vi bảo hộ và thời hạn bảo hộ
Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian cũng cần được bảo hộ cả quyền nhân thân và quyền tài
sản
Về quyền nhân thân của tác phẩm ngoài việc yêu cầu dẫn chứng xuất xứ cần bổ sung việc bảo
vệ toàn vẹn tác phẩm, cấm sửa chữa cắt xén, xuyên tạc gây ảnh hưởng đến giá trị tác phẩm, ảnh
hưởng đến truyền thống, uy tín của cộng đồng được xem là chủ sở hữu tác phẩm. Về quyền tài sản

28 Đồn Thanh Nơ (2014), Thực thi pháp luật về sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian hiện nay, Luận án
tiến sỹ, Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, tr.126.

16
16


của tác phẩm cần quy định về việc phải xin phép trả tiền thù lao khi sử dụng vì mục đích thương mại
đối với các tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian.
Thời hạn bảo hộ tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian là vô hạn, không nên giới hạn số năm
cụ thể. Đối với tác phẩm phái sinh của tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian thì thời hạn bảo hộ

vẫn áp dụng như các tác phẩm bình thường.
Về quy định về tổ chức quản lý tập thể quyền tác giả quyền liên quan thực hiện việc cấp phép,
thu tiền bản quyền
Với điều kiện hiện tại, việc quản lý quyền đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian nên
giao cho một cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, cụ thể có thể hình thành một bộ phận phụ trách
quản lý tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian trực thuộc Cục bản quyền tác giả. Vì các tác phẩm
văn hố, nghệ thuật dân gian của mỗi cộng đồng cũng là di sản văn hóa truyền thống của quốc gia.
Mục đích chính của việc bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn hoá, nghệ thuật dân gian là phát
huy và giữ gìn văn hóa truyền thống chung của quốc gia dân tộc. Do đó, việc giao cho một cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền, có chun mơn sẽ mang lại hiệu quả thực thi cao hơn so với việc giao cho
một tổ chức, xã hội hoặc cộng đồng địa phương. Về tỷ lệ phân chia số tiền bản quyền thu được giữa
cộng đồng và cơ quan quản lý hay mức phí bản quyền thu từ các cá nhân tổ chức có sử dụng tác
phẩm văn hố, nghệ thuật dân gian vì mục đích thương mại phải có sự nghiên cứu, khảo sát chuyên
sâu hơn để đưa ra quy định cụ thể phù hợp với mục đích, nguyên tắc bảo hộ, phù hợp với điều kiện
kinh tế xã hội của Việt Nam.

17
17


KẾT LUẬN
Tóm lại, bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian hướng tới mục
đích cao nhất chính là bảo vệ những tri thức truyền thống, sự đa dạng văn hóa. Mục đích của việc
bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian là giữ gìn và phát huy những giá
trị văn hóa truyền thống của cộng đồng chống lại sự chiếm dụng và sử dụng trái phép các tác phẩm
văn học, nghệ thuật dân gian, thúc đẩy sự sáng tạo, phát triển văn hóa nghệ thuật dân gian trên cơ sở
tơn trọng những lợi ích kinh tế, tinh thần của cộng đồng, của quốc gia, dân tộc. Nguyên tắc bảo hộ
phải đảm bảo phù hợp với các quy định pháp luật của quốc tế và quốc gia liên quan đến chế định
quyền tác giả, đảm bảo sự cân bằng hài hịa lợi ích giữa cộng đồng, địa phương, lợi ích của người sử
dụng và lợi ích chung của quốc gia dân tộc.

Trong thời đại ngày nay, pháp luật về sở hữu trí tuệ nói chung, trong đó pháp luật về bảo hộ
quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ dân gian giữ một vị trí quan trọng. Bảo hộ quyền tác
giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian là việc cần thiết và có nhiều ý nghĩa trong giai
đoạn hiện nay. Bên cạnh những quy định chặt chẻ về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học,
nghệ thuật dân gian, thì cịn nhiều bất cập khi có nhiều hoạt động du lịch, thương mại nghệ thuật sử
dụng loại hình tác phẩm này mà khơng tơn trọng lợi ích kinh tế, lợi ích tinh thần văn hóa của cộng
đồng sở hữu tác phẩm chưa được pháp luật đề cập đến. Vì vậy, cần phải hồn thiện pháp luật về bảo
hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian với các nội dung cụ thể bao gồm:
mục đích, nguyên tắc bảo hộ, đối tượng bảo hộ, phạm vi bảo hộ, thời hạn bảo hộ, hành vi xâm
phạm…nhằm giữ gìn và phát huy những giá trị tốt đẹp tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian trong
bối cảnh hội nhập hiện nay.

18
18


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Công ước Berne năm 1886 về bảo hộ tác phẩm văn học và nghệ thuật.
2. Cơ chế bảo hộ tác phẩm văn học dân gian, [ truy cập ngày 13/11/2021.
3. Đồn Thanh Nơ (2014), Thực thi pháp luật về sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm văn học nghệ
thuật dân gian hiện nay, Luận án tiến sỹ, Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
4. Graham Dutfield (2003), Protecting Traditional Knowledge and Folklore June 2003,
Intellectual Property Rights and Sustainable Development UNCT AD Issue Paper No. I,
International Centre for Trade and Sustainable Development.
5. Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 36/2009/QH12 và Luật số
42/2019/QH14.
6. Lucas-Schloetter (2004), “Folklore” in Indigenous Heritage and Intellectual Property, ed. S.
von Lewinski (The Hague, Netherlands, Kluwer).
7. Luo Li (2014), Intellectual Property protection of traditional cultural expressions, Springer
International Publishing.

8. Nghị định số 22/2018/NĐ-CP ngày 23/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều
và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan.
9. Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng
dẫn hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà
nước về sở hữu trí tuệ.
10. Nghiên cứu của Văn phòng quốc tế (International Bureau) của WIPO, The Protection of
Expressions of Folklore: The Attempts at International Level, WIPO Publication No. 435(E),
tháng 1-6, 1998, số ISSN: 1014-336X.
11. Nguyễn Trọng Luận,“Bảo hộ tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian theo quy định pháp
luật Việt Nam”, Tạp chí Pháp luật và thực tiễn, số 44/2020, tr.65.
12. Paul Kuruk (1999), Protecting Folklore under Modern Intellectual Property Regimes: A
Reappraisal of the Tensions between Individual and Communal Rights in Africa and the
United States, American University Law Review 48.
13. Phan Quốc Nguyên – Mai Quỳnh Chi, Hoàn thiện các quy định của Luật Sở hữu trí tuệ về
bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học dân gian, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, ISSN
1859 – 2953, truy cập ngày 13/11/2021.
14. Trần Tùng Chinh (2013), Tài liệu giảng dạy văn học dân gian Việt Nam, Trường Đại học An
Giang.
15. Tuổi trẻ online, Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm VHNT dân gian còn nhiều tranh cãi,
[ gia-trong-vhnt-dan-gian-con-nhieu-tranh-cai-112054.htm], truy
cập ngày 13/11/2021.
16. Trường Đại học Luật TP.HCM (2019), Giáo trình Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam (tái bản, có
sửa chữa, bổ sung), NXB. Hồng Đức.

19
19


17. Trường Đại học Luật Hà Nội (2012), Giáo trình Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam, NXB. Cơng

an nhân dân.
18. Trương Trí Hùng (2009), “Nghệ thuật chơi chữ trong câu đố dân gian Người Việt”, Trường
Đại học An Giang.
19. WIPO (2004), Intellectual Property and Traditional Cultural Expressions/Folklore, a series
of Booklets dealing with intellectual property and genetic resources, traditional knowledge
and traditional cultural expressions/folklore Booklet nº1.
20. WIPO (2004), Traditional cultural expressions/expressions of folklore legal and policy
options, Intergovernmental committee on intellectual property and genetic resources,
traditional knowledge and folklore Sixth Session, March 15 to 19, Geneva,
[ truy cập
ngày 13/11/2021.
21. WIPO (2004), The Protection of Expressions of Folklore: The Attempts at International
Level, WIPO Publication No. 435(E), tháng 1- 6, 1998, số ISSN: 1014-336X.

20
20



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×