Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Phân tích tư tưởng hồ chí minh về cách mạng giải phóng dân tộc vận dụng tư tưởng hồ chí minh trong cách mạng giải phóng dân tộc ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.39 KB, 15 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HQC NGOẠI NGỮ

BÀI TIỂU LUẬN
Đề tài:

Phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải
phóng dân tộc. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh
trong cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam.
Mơn học: Tư tưởng Hồ Chí Minh
Hà Nội, 13/05/2021

MỤC LỤC


A Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Trước sự thất bại của những phong trào yêu nước chống thực dân Pháp vào
cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, một vấn đề cấp bách đặt ra cho cách mạng Việt
Nam là cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường nào,
so ai lãnh đạo, lực lượng và phương pháp lãnh đạo ra sao...?
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề cách mạng giải phóng dân tộc cũng là giải
phóng giai cấp, giải phóng con người chiếm một vị trí quan trọng trong hệ thống tư
tưởng Hồ Chí Minh. Hơn thế, tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân
tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người vừa là sự kết hợp tinh hoa văn hóa
dân tộc và trí tuệ thời đại, vừa thể hiện tinh thần độc lập, tự chủ sáng tạo của người
trong việc vận dụng những nguyên lý phổ biến của chủ nghĩa Mac Lenin vào hoàn
cảnh của Việt Nam.
Từ đó, em thấy đây là nội dung rất đáng được quan tâm, và nghiên cứu.
2. Mục đích, yêu cầu
Mục đích: Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc, thực chất là vấn đề đấu


tranh để giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị. Phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về
cách mạng giải phóng dân tộc, con đường cách mạng vô sản, đi từ cách mạng dân
tộc dân chủ nhân dân tiến lên cách mạng XHCN. Làm rõ những luận điểm sáng tạo
của Hồ Chí Minh về vấn đề này.
Yêu cầu: Sinh viên phải nêu rõ tiểu luận tiến hành để giải quyết tư tưởng
Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc từ đó giải phóng giai cấp và
giải phóng con người. Yêu cầu cao hơn đó là trình bày rõ ràng mạch lạc về
luận điểm sáng tạo, là sự phát triển mà Hồ Chí Minh được minh chứng


bằng cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam từ đó đóng góp thêm
vào kho tàng lý luận của Chủ nghĩa Mac Lênin.

3. Đối tượng nghiên cứu
Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc, tiến đến giải phóng
giai cấp, giải phóng con người hệ tư tưởng quan trọng, cơ bản cũng là chủ đạo
trong hệ tư tưởng Hồ Chí Minh
4. Phương pháp nghiên cứu
Tiểu luận được dựa trên phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp trừu
tượng hóa khoa học, phương pháp thống kê, logic, lịch sử. Cơ sơ phương pháp
luận:
-

Bảo đảm sự thống nhất, nguyên tắc tính đảng, và tính khoa học.
Quan điểm thực tiễn và nguyên tắc lý luận gắn liền thực tiễn.
Quan điểm lịch sử cụ thể.
Quan điểm toàn diện và hệ thống.
Quan điểm kế thừa và phát triển.

Kết hợp nghiên cứu tác phẩm với thực tiễn chỉ đạo cách mạng của Hổ Chí Minh.

5. Nội dung nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu chủ yếu của đề tài là tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng
giải phóng dân tộc để hiểu rõ hơn luận điểm này trong hệ tư tưởng Hồ Chí Minh,
và luận điểm này đóng góp vào kho tàng lý luận Chủ nghĩa Mac Lenin như thế
nào.
6. Kết quả nghiên cứu


7. Tư tưởng HCM về vấn đề CMGP dân tộc đã có những luận điểm sáng
tạo, đặc sắc,
có giá trị lý luận và thực tiễn lớn. Tư tưởng đó đã góp phần soi đường thắng
lợi
cho CM giải phóng dân tộc ở VN.

8.

B. Phần Nội dung

9.

I Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
1. Điều kiện lịch sử xã hội
a, Bối cảnh xã hội Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX
10.
Người sinh ra và lớn lên trong hồn cảnh đất nước có nhiều biến động,
trong
nước chính quyền nhà Nguyễn đã thi hành một số chính sách đối nội, đối ngoại
bảo thủ phản động, tăng cường đàn áp nhân dân.
11.
Đến cuối thế kỷ XIX các cuộc khởi nghĩa vũ trang dưới khẩu hiệu

“Cần
Vương” do các sĩ phu văn than lãnh đạo cuối cùng cũng thất bại.
12.
Sự khai thác bóc lột của thực dân Pháp khiến cho xã hội Việt Nam có
sự phân
hóa và chuyển biến rõ rệt, giai cấp công nhân, tiểu tư sản và tư sản xuất hiện tạo
ra tiền đề bên trong phong trào yêu nước giải phóng dân tộc.
13.
Phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc các sĩ phu yêu nước tiến
bộ tiêu
biểu như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh đã tổ chức vận động cuộc đấu tranh
yêu nước chống Pháp. Song chủ trương của hai bậc tiền bối đều đã thất bại. Cịn
con đường của Hồng Hoa Thám thì mang nặng “cốt cách phong kiến” chưa
phải là hướng đi đúng đắn. Từ đó, phong trào yêu nước của nhân dân ta muốn
thắng lợi phải đi theo một con đướng mới.
b, Hoàn cảnh thế giới lúc bấy giờ


14.Lịch sử thế giới trong giai đoạn này đang có những biến đổi hết sức to lớn.
Chủ
nghĩa tư bản từ giai đoạn cạnh tranh tự do chuyển sang độc quyền và thống trị
hạm vi toàn cầu. Chủ nghĩa đế quốc đã trở thành kẻ thù chung của nhân dân
thuộc địa.
15.Các cuộc đấu tranh sôi nổi của công nhân các nước tư bản chủ nghĩa cuối thế
kỷ
XIX dầu thế kỷ thứ XX đã dẫn đến một cao trào cách mạng thế giới và đỉnh cao
là cách mạng tháng Mười nga 1917.
16.Cuộc cách mạng này đã lật đổ nhà nước tư sản, thiết lập chính quyền Xơ
Viếtmở ra một kỷ ngun mới cho lịch sử loài người và đã thức tỉnh các dân tộc
châu Á cũng như trên toàn thế giới. Thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga

đã dẫn đến sự ra đời của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xơ Viết (1922).
Tiếp đó là sự ra đời của quốc tế Cộng sản (3-1919) đã làm cho phong trào cơng
nhân ở các nước có được mối quan hệ mật thiết với nhau chống lại chủ nghĩa đế
quốc.
1. Những tiền đề về tư tưởng lý luận
a, Giá trị truyền thống dân tộc
17.Những giá trị truyền thống hết sức đặc sắc và cao quý của dân tộc Việt Nam
đã
đượ hình thành từ lịch sử dựng nước và giữ nước lâu đời và trở thành tiền đề tư
tưởng Hồ Chí Minh. Chủ nghĩa yêu nước chính là sức mạnh thúc dục Nguyễn
Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước đấu tranh giải phóng dân tộc.
b, Tinh hoa văn hóa nhân loại
18.Đó là sự kết hợp giữa các giá trị truyền thống của văn hóa phương Đơng với
thành tựu văn hóa phương Tây để góp phần hình thành nhân cách văn hóa Hồ
Chí Minh. Văn hóa phương Đơng đối với Hồ Chí Minh là sự chắt lọc lấy những


19.

gì tinh túy nhất trong các học thuyết triết học, tư tưởng của Mặc
Tử, Quản Tử...
Người còn tiếp thu những mặt tích cự của Nho giáo. về Phật giáo, Hồ Chí
Minh tiếp thu và chịu ảnh hưởng sâu sắc các tư tưởng vị tha, từ bi bác ái,
thương người. là nếp sống có đạo đức trong sạch, giản dị. Người cịn tiếp
tục
tìm hiểu chủ nghĩa Tam Dân của Tơn Trung Sơn. Cùng với tư tưởng triết học
phương Đơng, Hồ Chí Minh còn nghiên cứu tiếp thu ảnh hưởng của nền văn
hóa dân chủ và cách mạng phương Tây. Nhìn chung lại, trên hành trình u
nước Hồ Chí Minh đã tự làm giàu trí tuệ của mình bằng vốn trí tuệ của thời
đại.


c, Chủ nghĩa Mac Lenin
20.Hồ Chí Minh đã tiếp thu chủ nghĩa Mac- Lenin trên nền tảng của tri thức văn
hóa tinh túy được chắt lọc và một vốn chính trị, hiểu biết vơ cùng phong phú
được Người tích lũy qua thực tiễn hoạt động đấu tranh vì mục tiêu giải phóng
dân tộc khỏi áp bức nơ lệ.
2. Cơ sở chủ quan
21.Trong quá trình tìm đường cứu nước Hồ Chí Minh đã khám phá ra các quy
luật
vận động xã hội đời sống văn hóa và cuộc đấu tranh của các dân tộc trong hoàn
cảnh cụ thể khái quát thành lý luận và vận dụng vào thực tiễn. Phẩm chất và tài
năng của Hồ Chí Minh được biểu hiện trước hết ở tư duy đối lập, tự chủ sáng
tạo với sự sáng suốt tinh tường của người. Hơn thế còn được thể hiện ở bản lĩnh
kiên định, kiếm tốn, giản dị, ham học hỏi của Người. Hồ Chí Minh vì thế đã trở
thành anh hùng giải phóng dân tộc, lãnh đạo cách mạng việt Nam đi đến thắng
lợi.
22.

II Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc
23.1. Vấn đề giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người
trong
chủ nghĩa Mác- Lenin


24.Chủ nghĩa Mac- Lenin có sứ mệnh lịch sử và vạch rõ con đường và phương
pháp đấu tranh để giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng con
người. Những vấn đề trên đây đã được các nhà kinh điển của các giai cấp vô
sản chỉ ra từ rất sớm. Trong tuyên ngôn của Đảng Cộng sản năm 1848, Mác,
Angghen khơng chỉ luận giải vấn đề giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc mà
vấn đề giải phóng con người cũng được đề cập sâu sắc: “Sự phát triển tự do của

mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do cho tất cả mọi người”.
25.Tuy nhiên, do cả hai ông đều sống ở Tây Âu nơi mà chủ nghĩa tư bản phát
triển
tới trình độ cao nên trước hết các ơng nhấn mạnh vấn đề giải phóng giai cấp,
Mac và Angghen đã viết: “Hãy xóa bỏ tình trạng người bóc lột người thì tình
trạng dân tộc này bóc lột dân tộc khác sẽ bị xóa bỏ”. Mac và Angghen cho rằng
giải phóng giai cấp là nhiệm vụ trung tâm, là điều kiện để giải phóng dân tộc.
Sau Mác và Angghen, Lenin đã trực tiếp giải quyết vấn đề giải phóng dân tộc.
26.Trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn tột cùng của nó là chủ
nghĩa đế quốc. Một trong những đặc điểm cơ bản là xâm chiếm thuộc địa, một
số nước đế quốc biến 70% dân số thế giới thành thuộc địa. Lenin đã tiếp tục và
phát triển sự nghiệp của Mac và Ang ghen khi thành lập Quốc tế I và Quốc tế II
đại diện cho giai cấp công nhân, cho phù hợp với tình hình mới, Quốc tế III,
Quốc tế Cộng sản do Lenin sáng lập đại diện cho giai cấp công nhân và các dân
tộc bị áp bức. Tuy nhiên, trong công cuộc giải phóng Lenin vẫn cho rằng trước
hết phải giải phóng giai cấp cơng nhân.
2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam
a, Tính chất nhiệm vụ và mục tiêu của cách mạng giải phóng dân tộc
27.
Phân tích thực tiễn xã hội thuộc địa Hồ Chí Minh nhận thấy sự phân
hóa giai
cấp ở các nước thuộc địa phương Đông không giống như các nước tư bản phương


28.

Tây. Các giai cấp ở thuộc địa có sự khác nhau ít nhiều nhưng đều
có chung số phận
là người nơ lệ mất nước. Mâu thuẫn cơ bản và chủ yếu trong các nước Đông
là mâu thuẫn giữa dân tộc bị áp bức với chủ nghĩa thực dân và tay sai của

chúng.
Do vậy, cuộc đấu tranh giai cấp không diễn ra như ở phương Tây mâu thuẫn
giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản. Nếu ở các nước phải tiến hành đấu
tranh
giai cấp thì các nước thuộc địa trước hết phải tiến hành đấu tranh giải phóng
dân
tộc.

29.

Đối tượng cách mạng ở thuộc địa không phải là giai cấp bản xứ, khơng
phải

giai cấp địa chủ nói chung mà là chủ nghĩa thực dân và tay sai phản động. Cách
mạng thuộc địa trước hết phải “lật đổ ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc”, chứ
chưa phải là cuộc cách mạng xố bỏ sự tư hữu, sự bóc lột nói chung.
30.
Ở các nước thuộc địa nơng dân là nạn nhân chính bị bóc lột bởi chủ
nghĩa
đế
quốc. Nơng dân có hai u cầu là độc lập dân tộc và ruộng đất, nhưng họ luôn đặt
yêu cầu độc lập dân tộc cao hơn so với yêu cầu ruộng đất. Hay nói cách khác yêu
cầu bức thiết của nhân dân các nước thuộc địa là độc lập dân tộc.
31.

Mâu thuẫn chủ yếu ở thuộc địa là mâu thuẫn dân tộc, quy định tính
chất

nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng ở thuộc địa là giải phóng dân tộc.
32.


Mục tiêu của cách mạng giải phóng dân tộc:

33. Đánh đổ ách thống trị của chủ nghĩa thực dân, giành độc lập dân tộc và thiết
lập
chính quyền của nhân dân. Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước, Người
tin theo Lênin, quốc tế thứ 3 vì quốc tế thứ 3 có chủ trương giải phóng dân tộc
bị áp bức


34. Người xác định mục tiêu cấp thiết ở CM thuộc địa chưa phải là giành quyền
lợi
riêng biệt ở mỗi giai cấp mà là quyền lợi chung của toàn dân tộc. Phù hợp với
xu thế của thời đại CM chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc, đáp ứng
nguyện vọng độc lập, tự do của quần chúng nhân dân.
b, Cách mạng GPDT muốn thắng lợi phải đi theo con đường CM vô sản
35. Phong trào yêu nước chống thực dân Pháp ở Việt Nam cuối thế kỷ
XIX
đầu
thế kỷ XX ông cha ta đã chiến đấu rất anh dũng, sử dụng nhiều con đường khác
nhau nhưng đều bị thất bại, đất nước lâm vào “tình hình đen tối tưởng như ko có
đường ra”.
36.

Trong q trình bơn ba tìm đường cứu nước Hồ Chí Minh đã tìm hiểu


khảo sát thực tiễn các cuộc CM lớn trên TG như CMTS Anh, Pháp, Mỹ...Người
đọc tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ, tuyên ngôn dân quyền và nhân quyền của
CM Pháp. Người nhận thấy: “Cách mệnh Pháp cũng như cách mệnh Mỹ, nghĩa là

cách mệnh tư bản, cách mệnh không đến nơi, tiếng là cộng hồ và dân chủ, kỳ thực
trong thì nó tước lục cơng nơng, ngồi thì nó áp bức thuộc địa”. Vì vậy Người
khơng đi theo con đường CMTS.
37.

Hồ Chí Minh thấy được CM tháng mười Nga không chỉ là một cuộc
CM

sản, mà cịn là một cuộc CMGPDT. Nó nêu tấm gương sáng về sự nghiệp giải
phóng các dân tộc thuộc địa và “mở ra trước mắt họ thời đại CM chống đế quốc,
thời đại GPDT” Người thấy trong lý luận của Lênin một phương hướng mới để
giải phóng dân tộc: con đường cách mạng vô sản. Thực chất đây là con đường độc
lập dân tộc gắn liền với CNXH, giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng giai cấp
và giải phóng con người “Chỉ có giải phóng GCVS thì mới giải phóng được dân
tộc, cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản và
của cách mạng thế giới”


38.

Như vậy là, vượt qua sự hạn chế về tư tưởng của các sĩ phu và của các

nhà
cách mạng có xu hướng tư sản đương thời, Hồ Chí Minh đã đến với học thuyết
cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin và lựa chọn khuynh hướng chính trị vơ sản.
Người khẳng định: “Muốn cứu nước và GPDT khơng có con đường nào khác con
đường CMVS”.
39.

Cách mạng vô sản trước hết là giành lại độc lập và dần dần từng bước

“đi
tới
xã hội cộng sản”. Lực lượng lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân với Đảng
Cộng sản là đội tiền phong. Lực lượng cách mạng là khối đoàn kết toàn dân, nịng
cốt là liên minh giữa giai cấp cơng nhân với giai cấp nơng dân và lao động trí óc.
Mặt khác, sự nghiệp cách mạng của Việt Nam là một bộ phận khăng khít của cách
mạng thế giới, cho nên phải đồn kết quốc tế.
c, Cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại mới phải do Đảng Cộng sản lãnh
đạo
40.
Người khẳng định muốn làm cách mệnh: “trước phải làm cho dân giác
ngộ...
phải giảng lý luận và chủ nghĩa cho dân hiểu” “Cách mệnh phải hiểu trong triều
thế giới, phải bày sách lược cho dân. Vậy nên sức cách mệnh phải tập trung, muốn
tập trung phải có đảng cách mệnh.”
41.

Trong tác phẩm Đường cách mệnh người khẳng định: “Trước hết phải


đảng cách mệnh, để trong thì vận động ngồi thi liên lạc với các dân tộc bị áp bức
và vô sản giai cấp ở mọi nơi. Đảng có vững cách mệnh mới thành cơng, cũng như
người cầm lái có vững thuyền mới chạy.”
42.
Đầu năm 1930, Người sáng lập ra Đảng Cộng ản Việt Nam một chính
Đảng
của giai cấp cơng nhân và dân tộc Việt Nam được xây dựng theo nguyên tắc Đảng
kiểu mới của Lênin, lấy chủ nghĩa Mác Lênin làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ



43.

nam cho hành động, có tổ chức chặt chẽ, kỷ luật nghiêm minh,
mật
thiết
liên
lạc
với quần chúng. Như vậy ĐCSVN là đảng của giai cấp công nhân, của nhân
dân
lao động là của dân tộc Việt Nam.

d, Lực lượng của cách mạng giải phóng dân tộc bao gồm tồn dân tộc
44. Cách mang là sự nghiệp của dân chúng bị áp bức. Năm 1924 Hồ Chí
Minh
đã nghĩ đến một cuộc khởi nghĩa vũ trang tồn dân. Để thắng lợi phải có tính chất
cuộc khởi nghĩa quần chúng chứ không phải một cuộc nổi loạn của một hai người.
Vì vậy phải đồn kết tồn dân. Sỹ cơng nơng thương đều nhất trí chống lại cường
quyền nhưng tromg sự tổng hợp rộng rãi đó Người ln nhắc nhở khơng được
qn cốt lõi của nó là công nông. Phải nhớ công nông là người chủ cách mạng, là
gốc cách mạng
45. Quan điểm “lấy dân làm gốc” xun suốt q trình chỉ đạo chiến tranh
của
Người, “Có dân là có tất cả”, “Dễ trăm lần khơng dân cũng chịu, khó vạn lần dân
liệu cũng xong”. Khi làm việc ở nước ngồi Người nói: “Đối với tơi, câu trả lời đã
rõ ràng: trở về nước, đi vào quần chúng, thức tỉnh họ, đoàn kết họ, huấn luyện họ,
đưa họ ra đấu tranh giành tự do độc lập”
46. Trong lực lượng tồn dân tộc các giai cấp cơng nhân và nơng dân có số
lượng đơng nhất nên có sức mạnh lớn nhất. Vì vậy Người hết sức nhấn mạnh vai
trị động lực cách mạng của công nhân và nông dân. Bên cạnh đó Người cũng
khơng coi nhẹ khả năng tham gia sự nghiệp giải phóng dân tộc của các giai cấp và

tầng lớp khác. Người coi tiểu tư sản và tư sản dân tộc và một bộ phận giai cấp địa
chủ là bạn đồng minh của CM.
e, Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả
năng giành thắng lợi trước CMVS ở chính quốc


47.

Vận dụng cơng thức của Mác: “sự giải phóng của giai cấp công nhân
phải

sự nghiệp của bản thân giai cấp cơng nhân”, Người đi đến luận điểm: “cơng cuộc
giải phóng anh em ( nhân dân thuộc địa TG) chỉ có thể thực hiện được bằng sự nổ
lực của anh em”..
48.

Theo Hồ Chí Minh, giữa CM GPDT ở thuộc địa và CMVS chính quốc

mối
quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau trong cuộc đấu tranh
chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc. Đó là mối quan hệ bình đẳng chứ khơng
phải là quan hệ lệ thuộc, hoặc quan hệ chính-phụ. Nhân dân các nước thuộc địa và
phụ thuộc có thể chủ động đứng lên đem sức ta mà giải phóng cho nhân dân ta
giành thắng lợi trước CMVS ở chính quốc. Đây chính là một luận điểm sáng tạo có
giá trị thực tiễn to lớn, một cống hiến quan trọng của Hồ Chí Minh vào kho tàng lý
luận của chủ nghĩa Mác- Lênin.
f, Cách mạng giải phóng dân tộc phải được thực hiện bằng con đường bạo lực
49. Các thế lực đế quốc sử dụng bạo lực để xâm lược và thống trị thuộc địa, đàn
áp


man các phong trào yêu nước. Đánh giá đúng bản chất cực ký phản động của bọn
đế quốc và tay sai, Hồ Chí Minh vạch rõ tính tất yếu của bạo lực cách
mạng: “Trong cuộc đấu tranh gian khổ chống kẻ thù của giai cấp và của dân tộc,
cần dùng bạo lực CM chống lại bạo lực phản CM, giành lấy chính quyền và bảo vệ
chính quyền”.
50.
Quán triệt quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin, coi sự nghiệp CM là
sự
nghiệp của quần chúng, Người cho rằng bạo lực CM là bạo lực của quần
chúng. Trong đó cơ sở bạo lực CM gồm lực lượng chính trị, quần chúng lấy lực
lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt. Mặt trận Việt Minh ra đời là một lực lượng
cơ bản giữ vai trò quyết định trong tổng khởi nghĩa vũ trang.


51. Hình thức của bạo lực CM bao gồm cả đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ
trang nhưng phải “tùy tình hình cụ thể mà quyết định những hình thức đấu tranh
CM thích hợp, sư dụng đúng và khéo kết hợp các hình thức đấu tranh vũ trang và
đấu tranh chính trị để giành được thắng lợi cho CM.”
52.
Theo Hồ Chí Minh, trong sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc “lực lượng
chính
là ở dân”. Người chủ trương tiến hành khởi nghĩa tồn dân và chiến tranh nhân
dân. Người nói: “Khơng dùng toàn lực của nhân dân về đủ mọi mặt để ứng phó,
khơng thể nào ứng phó được.” Người sử dụng phương châm chiến lược đánh lâu
dài. Trong chiến tranh “quân sự là chủ chốt” nhưng đồng thời phải kết hợp giữa
đấu tranh chính trị, ngoại giao, kinh tế, văn hóa tư tưởng và phải có tinh thần tự lực
cánh sinh tránh bị động trông chờ vào sự giúp đỡ của bên ngoài. Mặc dù rất coi
trọng sự giúp đỡ quốc tế nhưng Người luôn để cao sức mạnh bên trong, phát huy
đến mức cao nhất mọi nổ lực của dân tộc, đề cao tinh thần độc lập tự chủ.
53.


3. Quan điểm sáng tạo của Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân

tộc
54. Trong khi Quốc tế Cộng sản đánh giá thấp vị trí, vai trị của cách mạng thuộc
địa
trong mối quan hệ với cách mạng vô sản ở chính quốc, Nguyễn Ái Quốc lại đưa ra
những quan điểm khác với quan điểm của Quốc tế Cộng sản. Người khẳng định:
“.. .Vận mệnh của giai cấp vô sản thế giới và đặc biệt là vận mệnh của giai cấp vô
sản ở các nước đi xâm lược thuộc địa gắn chặt với vận mệnh của giai cấp bị áp bức
ở các thuộc địa. nọc độc và sức sống của con rắn độc tư bản chủ nghĩa đang tập
trung ở các thuộc địa.”, và nếu khinh thường cách mạng ở thuộc địa tức là “.
muốn đánh chết rắn đẳng đuôi”.
55. Người đã chỉ rõ cái sai của Quốc tế Cộng sản lúc bấy giờ và tìm ra được liều
thuốc
vực dậy cuộc cách mạng thuộc địa; Nguyễn Ái Quốc thẳng thắn phê bình những


56. người cộng sản ở các nước tư bản đã coi nhẹ vấn đề thuộc địa và không
thực
hiện
đúng di huấn của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa; ngay cả những người
lãnh
đạo Quốc tế Cộng sản lúc bấy giờ cũng đặt cách mạng thuộc địa phụ thuộc
vào
cách mạng vơ sản ở chính quốc, đặt sự nghiệp giải phóng dân tộc phụ thuộc
vào
sự
nghiệp giải phóng giai cấp vơ sản, coi phong trào giải phóng dân tộc là “hậu
bị

quân” của cách mạng vơ sản ở chính quốc.

57. Vận dụng cơng thức của Mác, với nhận thức cách mạng giải phóng dân tộc
cần
được tiến hành chủ động, sáng tạo, Hồ Chí Minh chỉ rõ: “.. Cơng cuộc giải phóng
anh em chỉ có thể thực hiện được bằng sự nỗ lực của bản thân anh em”. Theo
Người, tất cả sinh lực của chủ nghĩa tư bản, đế quốc đều lấy ở các xứ thuộc địa.
58. Người đã lấy hình ảnh con đỉa hai vòi để minh họa cho chủ nghĩa tư bản lúc
bấy
giờ với hai đầu hút máu ở chính quốc và thuộc địa. Khi đánh vào đầu ở chính quốc,
nó sẽ tích cực hút máu ở thuộc địa làm cho sức sống của thuộc địa cạn kiệt, sức
đấu tranh khơng cịn, con đỉa bị đánh nhanh chóng hồi phục và quay lại chống cách
mạng chính quốc, điều đó khơng những gây tổn thất cho phong trào chống cách
mạng chính quốc mà cịn khiến nó quen mùi, hút mạnh hơn ở thuộc địa.
59. Cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa là tất yếu. Hồ Chí Minh đã chỉ ra
rằng
nhân dân thuộc địa đang tiềm ẩn một sức mạnh to lớn mà cách mạng giải phóng
dân tộc là sự nghiệp thiết thân của họ, họ phải đứng lên tự giải phóng mà không
thể dựa vào sự cầu viện ở bất cứ ai. Nếu được thức tỉnh thì nhân dân thuộc địa sẽ là
một lực lượng khổng lồ có thể làm nên sự nghiệp cách mạng.
60. Người cũng chỉ ra rằng, cách mạng chính quốc và cách mạng thuộc địa cùng
với
các dân tộc cần đoàn kết để tiến hành một cuộc cách mạng triệt để. Một mặt tấn
cơng ở chính quốc, đồng thời cũng tấn công ở thuộc địa, khi bị đau ở cả hai đầu,


61. “con đỉa” ấy sẽ có xu hướng quay về giữ sân nhà của mình, tạo đà cho
cuộc
mạng thuộc địa giành thắng lợi.


cách

62. Sau khi mất nguồn sinh lực của mình, sức mạng của chủ nghĩa tư bản dần
dần
bị
suy giảm, lúc ấy cách mạng ở chính quốc sẽ đặt dấu chấm hết cho chúng. Người
khẳng định: Cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa có thể nổ ra và giành thắng
lợi trước cách mạng vơ sản ở chính quốc, rồi sau đó giúp đỡ cho những người anh
em của mình ở chính quốc trong nhiệm vụ giải phóng hồn tồn.
63. Suy luận sáng tạo của Hồ Chí Minh đã được Đại hội VII Quốc tế Cộng sản
nhận
ra
và lập tức chuyển hướng chiến lược, kêu gọi: “Vô sản ở tất cả các nước và các dân
tộc áp bức đoàn kết lại”, chủ động thực hiện cách mạng đấu tranh giành độc lập tự
do của chính mình.
64.

Tài Liệu tham khảo:

65. />66. />67. />68. />


×