Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

CÁI CHẾT sự ám ảnh trong sáng tác của nam cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.42 KB, 15 trang )

CÁI CHẾT – SỰ ÁM ẢNH TRONG SÁNG TÁC CỦA
NAM CAO TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM
Lê Thị Thanh Trúc

TÓM TẮT
Xuất hiện muộn hơn các nhà văn khác nhưng Nam Cao đã kịp để lại dấu
ấn sâu đậm trong lòng độc giả bằng những sáng tác đậm chất hiện thực và tinh thần
nhân đạo sâu sắc. Cũng khai thác những đề tài quen thuộc về người nơng dân và trí
thức tiểu tư sản nhưng với cách nhìn, cách cảm và tư duy mới mẻ, Nam Cao đã xây
dựng nên những chi tiết nghệ thuật độc đáo, điển hình và ám ảnh trong văn học.
Trong bài viết này, chúng tơi tìm hiểu những biểu hiện và ý nghĩa của một trong
những hình tượng nghệ thuật trở đi trở lại trong tác phẩm của Nam Cao, đó là “cái
chết”.
Từ khóa: văn học, chi tiết, Nam Cao

DEATH - THE HAUNTING IN WORK OF NAM CAO
BEFORE REVOLUTION 1945
SUMMARY
Though appearing later than other writers, Nam Cao has left a deep
impression on readers with its bold contentment and deep humanitarian spirit. Also
exploited the familiar topics of farmers and intellectual capital bourgeois but with
new ways of looking, feeling and thinking, Nam Cao has built up the unique,
typical and obsessive art image in literature. In this article, we explore the
manifestations and meanings of one of the backward artifacts in Nam Cao's works
namely “death”.
Keywords: literature, detail, Nam Cao


1. NAM CAO – NHÀ VĂN HIỆN THỰC XUẤT SẮC
Nguyễn Đăng Mạnh (2000) trong tác phẩm Con đường đi vào thế giới
nghệ thuật của nhà văn đã từng nói rằng:


Muốn biết được một nhà văn có vai trị như thế nào trong lịch sử văn học, nên
trả lời câu hỏi này: giả sử khơng có cây bút ấy, thì bức tranh rộng lớn của văn
học phản ánh xã hội, đất nước và tâm hồn con người qua các thời đại có bị
khuyết đi một chỗ nào đáng kể khơng? Nghĩa là đối với nhiệm vụ của nền văn
học dân tộc, đấy có phải là một cây bút cần thiết khơng?
Đặt câu hỏi ấy với Nam Cao, sẽ khơng khó để nhận ra vai trị của nhà văn trong tiến
trình vận động và phát triển của văn học Việt Nam hiện đại.
Bắt đầu cầm bút và xuất hiện trên văn đàn với tư cách một nhà văn từ
những năm 1936, Nam Cao đã sớm khẳng định vị trí của mình trong lịng cơng
chúng. Khơng viết về những đề tài mới lạ, vẫn là cuộc sống cơ cực, khổ sở, đói
nghèo của người nơng dân, vẫn là cuộc sống của người trí thức tiểu tư sản thời nửa
Tây nửa ta nhưng sáng tác của Nam Cao lại đi theo một con đường “chưa ai đi”.
Nhà văn không phải là người cách tân thể loại truyện ngắn bởi ông tiếp thu thành
tựu của những người đi trước, bồi đắp thêm cho nó, làm cho thể loại này phong phú
và sinh động hơn bằng nhãn quan nghệ thuật riêng của mình. Nhà văn quan niệm
“nghệ thuật không cần là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ
thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than” (Giăng sáng).
Với ông, văn chương phải mới mẻ nhưng là sự mới mẻ được rút kết từ thực tế cuộc
sống, một cuộc sống lấm lem bụi đất chứ không phải được tô vẽ bằng những màu
hồng, nên Nam Cao đã đi sâu khai thác, tìm tịi những cái mới, cái thực trong những
đề tài quen thuộc. Từ những điều tưởng chừng như đã cũ ấy, nhà văn khai thác
chiều sâu nhân bản trong những chi tiết nghệ thuật vụn vặt, nhỏ nhặt trong từng
trang viết, trong đó có chi tiết “cái chết”.
Trong những trang viết của Nam Cao trước cách mạng tháng Tám, “cái
chết” là chi tiết thường trở đi trở lại đầy ám ảnh mang dụng ý nghệ thuật cao. Trong
bài nghiên cứu này, chúng tôi mong muốn góp tiếng nói khẳng định giá trị chi tiết
này trong tác phẩm của Nam Cao.
2



2. SỰ XUẤT HIỆN CỦA “CÁI CHẾT” TRONG NHỮNG SÁNG TÁC CỦA
NAM CAO TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM
2.1.

Cái chết thực
Khái niệm “cái chết thực” ở đây được chúng tôi hiểu là cái chết sinh lý

của con người, là sự rời bỏ cuộc sống của một sinh thể sống. Qua khảo sát 51 truyện
ngắn và tiểu thuyết của Nam Cao trước cách mạng tháng Tám trong Tuyển tập Nam
Cao (2010), chúng tơi nhận thấy có 19 tác phẩm trực tiếp xuất hiện cái chết của
nhân vật. Cái chết có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên nhưng đằng sau
đó là những mảnh đời, những kiếp người đau khổ giã từ sự sống.
Người đọc thường bắt gặp trong các tác phẩm của nhà văn những cái
chết chỉ được giới thiệu thoáng qua để làm nền cho sự phát triển của câu chuyện.
Đó là cái chết của cha Trạch Văn Đồnh (Đơi móng giị), cha mẹ chồng và chồng
nhân vật nữ (Quái dị), mẹ Ninh (Từ ngày mẹ chết), cha của Thai (Làm tổ),… Những
nhân vật này không xuất hiện nhiều trong tác phẩm, họ chỉ xuất hiện thoáng qua
bằng những lời giới thiệu, mô tả ngắn gọn của người kể chuyện và cái chết của họ
cũng khơng có gì đặc biệt, cha Trạch Văn Đồnh chết vì ngã xuống sơng, mẹ Ninh
chết vì bệnh…
Có những cái chết được miêu tả chỉ là cái cớ, cái lí do để nhà văn gợi ra
câu chuyện nhưng cũng có những cái chết là tâm điểm của sự miêu tả, nó khiến ta
đau đớn, dằn vặc và suy ngẫm. Cái chết của bà lão (Một bữa no), Phúc (Điếu văn),
Mai (Cảnh cuối cùng),… là những cái chết như thế. Miêu tả cái chết đầy nghịch lí
của bà lão trong Một bữa no, nhà văn không phải nêu lên một chuyện lạ mà muốn
thông qua đó gợi lên những suy nghĩ trong lịng độc giả. Cuộc sống phải khắc khổ
như thế nào, cái nghèo, cái đói ghê gớm ra sao mà khiến một bà lão cắm cúi ăn, ăn
không ngừng dẫu biết “miếng ăn là miếng nhục” để rồi chết no? Đọc tác phẩm,
người đọc ắt hẳn khơng thể cười vì cái nghịch lí chết no mà phải suy ngẫm, suy
ngẫm về cái nghịch lí mà Nam Cao đã vẽ nên.

Con người ta sống trên đời q nhất là sức khỏe, là tính mạng, khơng ai
có thể hủy hoại mình và người khác vì bất cứ lí do gì, ấy vậy mà trong sáng tác của
Nam Cao lại xuất hiện khá nhiều hiện tượng giết người và tự sát. Có thể kể đến
những nhân vật bị giết như Bá Kiến (Chí Phèo), vợ của Trương Thiên Lôi (Nửa
đêm), Nhưng (Hai cái xác). Cái chết của Bá Kiến là một cái chết được báo trước, là
3


sự trả giá cho những hành động xấu xa, ghê tởm mà hắn đã gây ra, là lời cảnh tỉnh
của nhà văn cho những kẻ cường hào ác bá vẫn lộng hành ở các làng quê Việt Nam
lúc bấy giờ. Cái chết của vợ Trương Thiên Lôi - người con gái ngoan hiền, tốt đẹp
trong truyện ngắn Nửa đêm là lại khiến người đọc đau dớn, bàng hồng, xót xa cho
thân phận và số kiếp của những người phụ nữ tốt đẹp trong xã hội. Nếu như sự xuất
hiện của các nhân vật bị giết trong truyện Nam Cao đã đặc biệt thì sự ra đời của các
nhân vật tự giết lại càng đặc biệt hơn. Có thể kể ra năm nhân vật đã tự sát trong tác
phẩm của Nam Cao, đó là anh Đĩ Chuột (Nghèo), Chí Phèo (Chí Phèo), Lão Hạc
(Lão Hạc), lang Rận (Lang Rận) và Khang (Hai cái xác). Con người ai cũng muốn
sống nhưng khi đã khơng cịn lý do để tiếp tục tồn tại, họ tìm đến cái chết. Cả năm
nhân vật đều tự từ bỏ cuộc sống này vì những lí do khác nhau và bằng những cách
khác nhau nhưng đó đều là những lựa chọn của những người đã bị dồn đến bước
đường cùng, cái chết với họ lúc này như sự giải thoát khỏi cái xã hội đầy những đau
khổ, bất công, ngang trái. Những cái chết ấy thật đau đớn và ám ảnh.
Cái chết thực trong những sáng tác của Nam Cao trước cách mạng tháng
Tám dù là miêu tả thống qua hay tơ đậm đều mang những ý nghĩa nhất định. Có
cái chết khơng lí do, có cái chết bất ngờ, có cái chết tất yếu, có cái chết nghịch lí,…
nhưng tất cả đều trở thành ám ảnh. Nó khiến chúng ta phải hỏi vì sao họ phải chết,
chết như vậy có đáng khơng và dụng ý nghệ thuật của nhà văn là gì? Nói tóm lại,
muốn tìm hiểu chủ đề tư tưởng trong tác phẩm Nam Cao không thể không chú ý
đến những cái chết thực.
2.2. Cái chết trong lúc sống

Trong sáng tác của Nam Cao không chỉ tồn tại cái chết sinh lý của con
người mà còn có một cái chết khác đáng sợ hơn, nó âm ỉ, dai dẳng và gặm nhấm
con người một cách từ từ mà đơi khi nạn nhân của nó khơng hề hay biết mà dẫu có
biết cũng khơng thể làm được gì để chống đỡ, đó là cái chết trong lúc sống. Có thể
nói đây là một hiện thực lớn được nhà văn phát hiện và đưa vào trang viết bằng cảm
quan nghệ thuật sâu sắc của mình. Khảo sát 51 tác phẩm của Nam Cao trước cách
mạng tháng Tám, chúng tơi nhận thấy có đến 20 tác phẩm xuất hiện cái chết trong
lúc sống. Với mỗi tác phẩm, cái chết ấy lại mang những biểu hiện và mức độ khác
nhau và trên nhiều đối tượng từ nơng dân đến trí thức, từ người giàu đến người

4


nghèo, từ đàn ông đến phụ nữ,… cái chết ấy len lỏi vào những nếp nhà, giết chết
những tâm hồn, nhân cách và lấy đi hạnh phúc của những gia đình.
Trước hết, những cái chết ấy biến con người ta thành những kẻ “lầy là”,
“đê tiện”, “ích kỉ”, “đồi bại”, “tàn nhẫn”, “khốn nạn” như anh cu Lộ (Tư cách mõ),
hắn (Trẻ con khơng biết ăn thịt chó), hắn (Trẻ con khơng biết đói), hai vợ chồng
(Con mèo),…
Cái chết trong lúc sống không chỉ xuất hiện ở những người nông dân
nghèo khổ, thất học mà nó cịn lây truyền trong giới trí thức tiểu tư sản dưới nhiều
dạng thức khác nhau, Hộ (Đời thừa), Thứ (Sống mòn),… là những nhân vật như thế.
Họ là những văn sĩ, những giáo khổ trường tư… sống vật vã trong những mâu
thuẫn, xung đột nội tâm giữa ước muốn và thực tại. Họ cảm thấy rất rõ mình đang
trở thành những con người “nhỏ nhen”, “đê tiện”, “ích kỉ” và cái chết đang hằng
ngày gặm nhấm, xâm chiếm tâm hồn và nhân cách của họ. Thứ cảm nhận rất rõ:
“đau đớn thay cho những kiếp sống khao khát muốn vươn lên cao nhưng lại bị áo
cơm ghì sát đất” và biết cuộc đời mình đang chết dần, chết mịn, khơng thể cứu vãn.
Cái chết nào cũng đáng sợ nhưng khi nạn nhân cảm nhận được cái chết ấy đang đến
gần mà không thể chống cự thì lại càng đau đớn và đáng sợ hơn.

Khơng chỉ miêu tả những cái “chết mòn” của những người trí thức tiểu tư
sản như Hộ, như Thứ, những trang viết của Nam Cao còn miêu tả cái chết của
những mảnh đời an phận, những kiếp sống buồn bã, không ước mơ, không khát
vọng, không dám thay đổi mà chỉ chấp nhận sự thống trị, ràng buộc. Họ là những
con người như Nhu (Ở hiền), dì Hảo (Dì Hảo),…
Có cái chết nào mà khơng đáng sợ nhưng có lẽ cái chết trong lúc sống là
đáng sợ hơn cả bởi con người ta vẫn hoạt động, vẫn sống về thể xác nhưng tâm hồn,
nhân cách thì đã thui chột, tàn lụi đi tự lúc nào. Cái chết đó khơng dễ nhận thấy
nhưng sức tàn phá của nó thì vơ cùng to lớn và con người dường như bất lực. Trong
luận đề văn chương Nam Cao - Một đời người, một đời văn, Nguyễn Văn Hạnh
(1993) đã khẳng định giá trị tác phẩm Nam Cao ở chi tiết “cái chết tinh thần”:
Tư tưởng bao trùm và sâu xa nhất của ông là tư tưởng nhân đạo là tình yêu
thương và nỗi đau đối với con người, là sự tinh nhạy đặc biệt trước thực
trạng con người sống không ra người, bị mất nhân phẩm, nhân cách, nhân
tính. (tr. 30)
5


Miêu tả cái chết ấy trong những trang văn của mình, Nam Cao đã cho thấy một khía
cạnh khác của xã hội Việt Nam lúc bấy giờ, xã hội có thể giết chết nhân cách con
người ta một cách ghê gớm nhất.
2.3. Cái chết trong nỗi ám ảnh của người sống
Cái chết với sức phá hủy ghê gớm của nó đã trở thành sự sợ hãi và nỗi
ám ảnh đối với những người cịn sống, nó ln thường trực hiển hiện khắp mọi nơi
trong suy nghĩ và cái nhìn của con người.
Trước hết, sự ám ảnh ấy được miêu tả qua khơng gian từ điểm nhìn của
nhân vật và người trần thuật, đó là một khơng gian chứa đầy màu sắc của sự chết
chóc dù là nơng thơn hay thành thị. Có thể cảm nhận được sự lạnh lẽo, hoang vắng,
mang đầy sát khí, sự tang tóc trong Qi dị:
Chập choạng tối thì chúng tơi đến làng Mai. Đường vắng ngắt. Có một vẻ gì

lạnh lẽo đến làm người ta giờn giợn như khi áp lưỡi dao cạo sắc lên trên gáy.
Văng vẳng những tiếng khóc ti tỉ bay theo gió chiều. Chỗ chúng tơi dừng lại là
một cái chợ. Những quán gianh vắng ngắt đứng xơ rơ như những con gà xù
lơng ra ngũ rịm. Những con gà qi gở! (Nam Cao, 2010, tr.150)
Cái chết phủ một màu tang tóc lên những xóm nhỏ ngoại ơ, nững làng mạc, xóm
thơn, cái chết ùa cả vào những mái nhà lụp xụp nơi những kiếp sống mòn đang trú
ngụ (Điếu văn). Không nhiều ánh sáng, chỉ những cảnh lờ mờ hiện ra rồi vụt tắt,
cảnh cứ thoi thóp, tối đen và khơng lối thốt như cuộc đời của chính con người, tù
túng, chết dần chết mịn. Bao trùm cảnh vật xóm làng là bóng đêm đen đặc, khơng
âm thanh nhộn nhịp, dẫu có chỉ là tiếng chửi khơng ai đáp của một thằng say (Chí
Phèo), tiếng vợ chồng đay nghiến, chửi nhau (Con mèo) hay tiếng vọng gợi nhớ về
cái chết của mẹ:
Bỗng từ bên nhà đưa sang những tiếng dùi đục kêu chan chát. Nghe ghê rợn
lắm. Ninh đã được nghe những tiếng dùi đục ấy một lần rồi, vào cái ngày mẹ
chết: Người ta đóng cá chiếc xăng của mẹ…” (Nam Cao, 2010, tr.163)
Dường như ở đâu cái chết và nỗi ám ảnh về nó cũng hiện về khiến người sống đau
đớn, khắc khoải, sợ hãi.
Ở một khía cạnh khác, nỗi ám ảnh về cái chết còn thể hiện qua sự xuất
hiện của từ “chết” trong tác phẩm. Khảo sát một số truyện ngắn, chúng tôi thấy rằng
trong Xem bói, từ “chết” lặp lại 4 lần, Mua nhà là 5 lần, Cười là 8 lần, Nước mắt là
6


9 lần và Quên điều độ là 14 lần. Qua đó ta thấy được nỗi sợ về cái chết trong các
nhân vật của Nam Cao là ln thường trực, nó khiến con người sợ hãi, khiếp đảm.
Bằng lối kể chuyện nửa trực tiếp cùng với sự miêu tả tinh tế, Nam Cao
đã cho chúng ta thấy được sự tồn tại của cái chết trong các tác phẩm. Cái chết như
một bóng đen phủ xuống cảnh vật và những kiếp người. Có người vùng vẫy chống
cự một cách yếu ớt, có người chờ đón nó nhưng tất cả họ cuối cùng đều bị nuốt
chửng.

3. GIÁ TRỊ BIỂU ĐẠT CỦA “CÁI CHẾT” TRONG NHỮNG SÁNG TÁC
CỦA NAM CAO TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM
3.1. Cái chết – sự hủy diệt mọi giá trị
Từ xưa đến nay, cái chết luôn song hành cùng sự hủy diệt bởi nó cướp đi
sinh mạng, nhân cách của con người nhưng trong sáng tác của Nam Cao, cái chết
còn hủy diệt cả những giá trị mà nạn nhân của nó có. Đó là tài năng, vẻ đẹp, là lòng
vị tha, sự lương thiện và cả những khát vọng lương thiện. Nó tắt đi niềm hi vọng
nhỏ nhoi của những con người nhỏ bé đang bị xã hội vùi dập, đẩy họ đến hố sâu bi
kịch. Qua nhiều hình tượng nhân vật, cái chết được nhà văn ý thức như một thảm
họa, một thế lực vô cùng tàn bạo đã và đang cướp đi mọi giá trị của sự sống. Biết
bao điều tốt đẹp cần được giữ gìn, trân trọng, nâng niu đều trở thành nạn nhân của
cái chết.
Cái chết có thể hủy diệt tài năng của những người nghệ sĩ như Tố Mai
trong Cảnh cuối cùng hay Hộ trong Đời thừa. Tài năng, lòng đam mê đã đưa Mai
đến với ánh đèn sân khấu nhưng cũng chính nó dẫn cô đến với cái chết ngay trên
sân khấu. Mai đã diễn xong cái cảnh cuối cùng của “đời nghệ sĩ” “một cách hồn
tồn tồn cảm động” nhưng có ai cảm thông cho số kiếp một ca nữ đa tài mà bạc
mệnh? Cái chết đã mang cô đi một cách hết sức phũ phàng, cái chết xóa sạch dấu
vết của người ca nữ một thời “đời có ai thèm nhắc đến Mai đâu, mà nhắc nhở làm gì
một “con hát”, một kẻ “xướng ca vơ lồi” đã chết yểu vì nghệ thuật”. Nếu như cái
chết của Mai chấm dứt tài năng của người nghệ sĩ thì cái chết của Hộ (Đời thừa) lại
hủy diệt tài năng, lý tưởng của một nghệ sĩ khi anh còn đang sống. Hộ là một nhà
văn có tâm, có ước vọng, khát khao cao đẹp và quan điểm nghệ thuật đúng đắn, ấy
vậy mà người nghệ sĩ ấy lại chấp nhận viết những bài viết chẳng ra gì khiến người
ta quên ngay sau khi đọc để kiếm vài đồng bạc lẽ. Sự giằng xé giữa lý tưởng cuộc
7


đời và thực tế cuộc sống đã đẩy Hộ vào bi kịch của lối sống mòn về thể xác và chết
mòn về tâm hồn. Cái chết mòn đã giết đi con người nghệ thuật trong Hộ, một sự

hủy diệt tài năng và nghệ thuật âm thầm và đau đớn.
Cùng chung số phận với tài năng, nhan sắc cũng là nạn nhân trong sự
hủy diệt của cái chết. Nhan sắc của người phụ nữ là vẻ đẹp điểm tô cuộc sống và
nâng cao giá trị con người, ấy vậy mà nó cũng bị tiêu diệt. Người phụ nữ đáng
thương trong Nửa đêm chỉ vì quá đẹp nên bị Trương Rự ép về làm vợ, sống cuộc
đời khổ cực, tăm tối để rồi nhận lấy cái chết một cách ghê gớm nhất. Những người
phụ nữ càng đẹp đáng lẽ càng được sống hạnh phúc thì lại càng nhận lấy cái chết bi
thương và đau đớn. Cái chết của người con gái xấu số trong tác phẩm trên đã cho ta
thấy tính mạng con người trong xã hội đương thời dường như quá mỏng manh và
nhỏ bé.
Một trong những đức tính quý báu của con người là lịng vị tha, nó khiến
cuộc sống trở nên tươi đẹp và có ý nghĩa hơn khi con người biết tha thứ và chở che
cho nhau, ấy vậy mà cái chết cũng hủy diệt nó đi. Trong hệ thống nhân vật của Nam
Cao, bên cạnh những nhân vật phản diện tiêu biểu cho bọn cường hào ác bá địa
phương chuyên ức hiếp những người nghèo khổ vẫn có rất nhiều nhân vật mang
trong mình những phẩm chất cao đẹp, đặc biệt là lịng vị tha, đó là những con người
như Phúc (Điếu văn), Lão Hạc (Lão Hạc), những người mẹ, người vợ trong các
truyện ngắn,… Cả cuộc đời mình, những con người ấy chỉ biết hy sinh, lo lắng cho
người khác mà khơng nghĩ gì đến bản thân mình, ấy vậy mà họ vẫn phải nhận lấy
những cái chết thương tâm. Điển hình là Lão Hạc, cái chết của lão là một cái chết
dữ dội và ám ảnh:
Lão vật vã trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng
sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một
cái, nẩy lên. Hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồi đè lên người lão. Lão vật
vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết. (Nam Cao, 2010, tr.256)
Trong tất cả các nhân vật của Nam Cao, có lẽ Lão Hạc là con người nhận lấy cái
chết bi thảm và đau đớn nhất, cái chết mà ông giáo phải thốt lên “cái chết thật là dữ
dội”. Phải chăng con người càng lương thiện, vị tha bao nhiêu thì cái chết đến với
họ càng khủng khiếp bấy nhiêu? Cái nghịch lí đau đớn ấy đã và đang xảy ra trong
xã hội Việt Nam lúc bấy giờ, nó khiến mọi người khơng khỏi giật mình, sợ hãi. Cái

8


chết đã hủy diệt số phận Lão Hạc song nó lại cho thấy ở lão một nhân cách cao
thượng, một tình thương bao la và lịng vị tha to lớn. Chính vì vậy mà Lão Hạc trở
thành một hình tượng đẹp hiếm có về người cha trong văn học Việt Nam.
Không cho con người hạnh phúc, ngược lại cái chết còn lấy đi hạnh
phúc, niềm vui sum vầy của con người. Từ cái chết, biết bao gia đình, lứa đơi tan
vỡ, mẹ xa con, chồng xa vợ như trong Nghèo, Từ ngày mẹ chết,…
Trong số những đối tượng hủy diệt của cái chết, có thể nói sự lương thiện
là đối tượng chính bởi con số các nhân vật lương thiện chết rất nhiều trong khi cái
chết của những kẻ ác thì lại rất ít ỏi. Có thể kể ra hàng loạt những con người lương
thiện phải chết như anh Đĩ Chuột (Nghèo), Tố Mai (Cảnh cuối cùng), lang Rận
(Lang Rận), Lão Hạc (Lão Hạc), mẹ Ninh (Từ ngày mẹ chết), bà lão (Một bữa no),
… Tất cả những con người ấy đều là những người nông dân nghèo khổ, không làm
hại ai, suốt đời chỉ mong tìm được niềm hạnh phúc nhỏ nhoi trong cuộc đời, ấy vậy
mà họ đều phải chết. Cái chết của họ như là lời tố cáo đanh thép nhất của nhà văn
về hiện thực của một xã hội đầy rẫy sự bất công ngang trái, đầy rẫy sự ức hiếp, trấn
lột và những kẻ ác đang tồn tại.
Thực chất thì các nhân vật du cơn, lưu manh trong tác phẩm Nam Cao
khơng phải là ít nhưng hầu hết vẫn sống nhởn nhơ, phè phỡn trên nỗi đau của những
người lương thiện. Nếu cái chết như một sự trừng trị của cơng lí thì đáng lẽ những
kẻ lưu manh phải chết sẽ rất nhiều còn những người hiền lương sẽ được sống hạnh
phúc. Ấy vậy mà dưới ngòi bút của Nam Cao, nhà văn lại cho thấy sự chênh lệch
giữa cái chết của những người lương thiện và những kẻ ác đã nói lên tất cả tấn bi
kịch của xã hội. Cùng với sự lương thiện, cái chết cũng dập tắt những khát vọng
hạnh phúc và lương thiện của những con người cùng khổ. Tuy ngòi bút sắc lạnh
nhưng với một trái tim nhân hậu, Nam Cao đã nhìn thấu ước mơ, khát vọng hạnh
phúc của những con người bé nhỏ, tầm thường, thậm chí là xấu xí, dị dạng như lang
Rận (Lang Rận) và Chí Phèo (Chí Phèo). Miêu tả cái chết của Lang Rận, Nam Cao

không chỉ muốn cho thấy sự hủy diệt ghê gớm của cái chết mà cịn gửi đến người
đọc thơng điệp rằng trong những con người tầm thường theo quan niệm của một số
người vẫn tiềm tàng một nhân cách cần được mọi người trân trọng. Cũng giống như
lang Rận, khi mà Chí Phèo tìm thấy tia sáng của cuộc đời mình, quyết tâm trở thành
người lương thiện thì hắn đau đớn nhận ra cánh cửa xã hội đã đóng sầm trước mặt
9


hắn. Đau đớn, bàng hồng, phẫn uất, Chí giết Bá Kiến và tự kết liễu. Cái chết của
Chí như một sự khẳng định cái ác sẽ bị tiêu vong khi nó tự giác ngộ. Chí Phèo đã
chết mang theo khát vọng làm người lương thiện vào cõi chết nhưng cái xã hội bất
công và những con người như Bá Kiến thì vẫn tồn tại. Rồi đây sẽ có bao nhiêu Chí
Phèo nữa được sinh ra và trở thành nạn nhân của cái chết? Câu hỏi ấy Nam Cao đã
đặt ra cho chính người đọc chúng ta.
Chết khơng phải là sự giải thốt cũng khơng phải là con đường trốn tránh
hiện thực trong những trang viết của Nam Cao. Cái chết là một thế lực vô cùng tàn
bạo, hắc ám, đang hoành hành từng ngày, từng giờ và cướp đi bao sinh mạng, bao
giá trị tốt đẹp của cuộc sống. Miêu tả cái chết như một sự ám ảnh, nhà văn khơng
chỉ khẳng định điều đó mà cịn muốn lột tả hiện thực cuộc sống, một cuộc sống đầy
những bất công, ngang trái. Tuy nhiên, ẩn đằng sau tất cả, ta vẫn cảm nhận được trái
tim yêu thương của nhà văn dành cho những con người bạc mệnh trở thành nạn
nhân của cái chết và xã hội.
3.2. Cái chết – kết cục của đói nghèo và định kiến xã hội
Miêu tả cái chết, Nam Cao không chỉ muốn nêu lên sức mạnh hủy diệt
mọi giá trị của nó mà thơng qua việc lý giải còn muốn phơi bày thực trạng xã hội,
cái xã hội đã đẩy con người đến bờ vực của cái chết. Trong tác phẩm của Nam Cao,
các nhân vật chết bằng nhiều cách khác nhau nhưng tựu trung lại đều là những cái
chết đáng sợ do đói nghèo và định kiến xã hội. Hai nguyên nhân này không chỉ
đúng cho cái chết thực của những người nông dân nghèo khổ mà còn dẫn đến cái
chết của những tâm hồn, nhân cách “chết trong lúc sống”.

Xã hội Việt Nam giai đoạn trước cách mạng là một xã hội trì trệ, lạc hậu,
nhân dân chịu ách thống trị một cổ hai trịng thực dân và phong kiến. Trong tình
cảnh ấy, đời sống của nhân dân đặc biệt là người nông dân gặp rất nhiều khó khăn,
cái đói và miếng ăn luôn là nỗi lo thường trực của họ. Tác giả Phong Lê trong bài
Nam Cao – người kết thúc vẻ vang cho trào lưu văn học hiện thực khi nhìn nhận về
số phận của người nông dân trong xã hội cũ đã đề cập đến “cái chết” là một điều
hiển nhiên gắn liền với cái đói và cái nghèo:
Cái chết – và là chết đói, đó là một thực trạng đau đớn mà Nam Cao cho ta
chứng kiến không phải chỉ một lần. Nghèo và đói. Nghèo đi liền và dính kết
với đói. Đói khơng hẳn lúc nào cũng đi đến cái chết nhưng có lúc cái chết như
10


là hậu quả tự nhiên của cái đói, khi cái đói đã trở thành một thực trạng thường
xuyên, dai dẳng và loang rộng.
Cái đói và miếng ăn là thử thách ghê gớm đã phân hóa con người thành hai cực
hoặc mất cả nhân tính và nhân cách như các nhân vật trong Một bữa no, Trẻ con
không được ăn thịt chó, Qn điều độ, Chí Phèo,… hoặc trở thành bậc chí thiện như
Lão Hạc.
Khơng chỉ bị sự nghèo đói đẩy đến cái chết, nó cịn đẩy con người đến sự
tha hóa về nhân cách, đến sự chấp nhận những kiếp sống mòn về thể xác và chết
mòn về tâm hồn. Những người cha trong Trẻ con không được ăn thịt chó và Trẻ con
khơng biết đói cũng chỉ vì cái đói và miếng ăn mà đánh mất nhân cách, trở thành
những kẻ tàn nhẫn, ích kỉ, xấu xa với chính những đứa con của mình. Ngay cả
những người trí thức cũng khơng thốt khỏi sự ảnh hưởng của cái nghèo, cái đói.
Điền (Giăng sáng), Hộ (Đời thừa), Thứ (Sống mịn) là những con người lâm vào
hoàn cảnh như thế. Qua cái chết của các nhân vật mà nguyên nhân của đói nghèo,
Nam Cao đã vẽ ra một bức tranh hiện thực xã hội với những mảng tối mà độc giả
chúng ta ngày nay khơng thể hình dung để từ đó mà suy nghĩ, chiêm nghiệm.
Đói nghèo dẫn con người ta đến cái chết là chuyện dễ hiểu nhưng định

kiến xã hội lại có thể đưa con người ta đến cái chết thì thật là hiếm thấy, ấy vậy mà
chuyện ấy lại diễn ra rất nhiều trong sáng tác của Nam Cao. Chết vì đói, vì nghèo đã
là khổ nhưng chết vì định kiến lại là cái khổ gấp bội lần. Cái chết của lang Rận
trong truyện ngắn cùng tên đã cho thấy điều đó. Suốt cuộc đời kiếm tìm hạnh phúc,
nhưng đến khi gặp được mụ Lợi- người bạn tri kỉ của ơng, thì Lang Rận lại thắt cổ
tự tử. Nguyên nhân nào dẫn đến cái chết oan ức ấy, phải chăng là sự tò mò và ác ý
của chị em bà cựu hay là những định kiến của xã hội? Ơng ta chết vì sợ phải chịu
nỗi nhục vào sáng hôm sau hay muốn chấm dứt những định kiến qi ác đã làm hại
đời ơng? Trong truyện ngắn Dì Hảo, nhân vật dì Hảo vì những định kiến xã hội về
đạo đức, tiết hạnh của người phụ nữ mà chấp nhận quay về với kiếp sống con ở nơi
nhà chồng. Ở đó, tâm hồn của người phụ nữ đã chết nhưng thể xác vẫn phải sống để
hoàn thành chức phận do những định kiến xã hội hà khắc. Một nhân vật khác cũng
khơng thể thốt khỏi sự tác động ghê gớm của định kiến là Đức trong truyện ngắn
Nửa đêm. Mang trong mình dịng máu của một tên đồ tể chuyên giết người, cướp
của và một bà mẹ bỏ theo trai khi con vừa sinh ra, ngay từ nhỏ, Đức đã bị mọi
11


người khinh khi, xa lánh, ruồng bỏ. Trẻ con thì bị cha mẹ cấm không cho chơi với
Đức, người lớn thì cười anh “con ơng Thiên Lơi đâm lịi bụng vợ…”. Lớn lên trong
sự ghẻ lạnh và khinh khi của mọi người về cái xuất thân không mấy tốt đẹp của
mình, Đức lầm lì, ít nói và dần dần đánh mất bản tính lương thiện của mình. Có thể
nếu xã hội và mọi người xung quanh khơng kì thị, khinh khi cái xuất thân của hắn
thì Đức đã trở thành một người tốt, có vợ, sinh con và gây dựng cho mình một cuộc
sống tốt đẹp. Nhưng tất cả đều không thể trở thành sự thật bởi một rào cản vơ hình
mà đầy sức mạnh mang tên định kiến xã hội. Hiện thực tăm tối không chỉ giết chết
con người ta bằng cái đói mà cịn có thể đẩy con người ta xuống huyệt bằng cái
buồn, cái tủi, sự chia lìa, cơi cút. Tuy nhiên, trong các tác phẩm của Nam Cao, cái
chết do định kiến xã hội gây ra rõ ràng và đau đớn nhất có lẽ là cái chết của Chí
Phèo. Nếu như cái chết đầu tiên của Chí về nhân cách do bọn cường hào gây ra thì

cái chết thứ hai của chí lại do chính định kiến xã hội đưa đến. Khi mà một con quỷ
dữ muốn hồn lương, muốn trở về cuộc sống bình thường một cách khao khát nhất
thì cánh cửa định kiến lại đóng sầm con đường trở về của hắn. Định kiến về xuất
thân, về quá khứ tội lỗi của xã đã từ chối quyền làm người của một con người,
khiến hắn ta đau đớn tự kết liễu cuộc đời. Mỗi con người chỉ có thể chết một lần
nhưng Chí Phèo lại có hai cái chết mà cái chết sau cịn đau đớn gấp vạn lần. Nếu
như cái chết đầu tiên là do hồn cảnh đưa đẩy khiến Chí khơng thể tự nhận thức thì
cái chết thứ hai lại xảy đến khi hắn đang bắt đầu hồi sinh. Cái chết ấy đau đớn biết
bao khi cái ác đã tự nhận thức và trừng phạt.
Lí giải nguyên nhân cái chết của một số nhân vật trên hai phương diện là
sự nghèo đói và định kiến xã hội, Nam Cao không chỉ tố cáo những sự thật đau lòng
của xã hội và cuộc sống con người lúc bấy giờ mà ẩn sâu bên trong từng câu chữ
nhà văn còn muốn kêu gọi sự giúp đỡ của mọi người để cứu lấy những mảnh đời
bất hạnh ấy. Người ta sống không phải để hưởng thụ cũng khơng phải để trở thành
những người hèn mọn vì miếng cơm manh áo, điều quan trọng là con người phải
biết khát khao, ước mơ đẹp, biết lao động, cống hiến hết mình để thực hiện chúng.
3.3. Con đường chiến thắng cái chết
Viết nhiều về cái chết và những ám ảnh của nó, Nam Cao khơng chỉ
muốn miêu tả một khía cạnh cuộc sống thời bấy giờ qua các hình tượng nhân vật

12


mà cịn muốn gửi gắm những suy nghĩ của mình về con đường chiến thắng cái chết,
chiến thắng số phận.
Muốn chống lại cái chết, trước hết con người phải nhận thức đúng về nó.
Chết khơng phải là sự giải thốt hay trốn chạy khỏi cõi đời đầy những khổ đau, bất
cơng, ngang trái. Nó là một bi kịch. Những anh Đĩ Chuột, Lão Hạc tìm đến cái chết
với lí do trên nhưng cuối cùng vẫn không thể giải quyết được gì. Cái chết thực đã
vậy cịn cái chết trong lúc sống thì lại đến một cách âm thầm nhưng sức tàn phá của

nó thì lại vơ cùng to lớn. Có nhiều nhân vật khơng ý thức được rằng mình đã và
đang chết dần, chết mòn về tinh thần, nhân cách nhưng cũng có những nhân vật ý
thức rất rõ kiếp sống mịn của mình. Điều quan trọng là con người phải nhận ra cái
chết đang diễn ra trong tâm hồn mình khi mà những giá trị tốt đẹp mà ta gìn giữ bao
lâu nay đang dần mất đi. Có nhận biết được rằng ta đang sống mịn thì con người
mới có thể tìm được cách chiến thắng cái chết.
Chống lại cái chết, theo nhà văn trước tiên phải là sự phẫn uất trước cái
chết. Miêu tả những cuộc sống quẩn quanh, tù túng, mỏi mệt, tàn tạ, thông qua lời
nhân vật, Nam Cao đã bộc lộ một nỗi đau đớn, một sự phẫn uất mạnh mẽ. Thứ tỏ ra
căm phẫn vì sau bao vật vã anh và những người như anh vẫn khơng thốt khỏi
những quẩn quanh, ràng buộc bởi miếng cơm manh áo, Thứ không thể chịu đựng
hơn được nữa: “Y không thể nghĩ nhiều. Cơm áo, vợ con, gia đình bó buộc y. Y cứ
phải gị cúi mãi! Gị cúi mãi! Làm! Chỉ có làm! Chịu khổ mà chẳng bao giờ được
hưởng, mà chẳng bao giờ cất đầu lên nổi…” (Nam Cao, 2010, tr.534). Nhìn thấy cái
chết hiển hiện xung quanh, nhận ra sự hủy hoại ghê gớm của nó, nhà văn muốn
quên đi tất cả, muốn con người vùng thoát ra một cách mạnh mẽ nhưng bằng cách
nào? Theo Nam Cao, muốn sống thì con người phải thay đổi. Thay đổi chính là con
đường chiến thắng cái chết. Nhà văn đã lý giải về sự sống, cái chết qua lời của nhân
vật Thứ: “cái gì giữ con trâu ở lại đồng bằng và ngăn con người ta đến một cuộc đời
rộng rãi hơn, đẹp đẽ hơn? Ấy là thói quen, lịng sợ hãi sự đổi thay, sợ hãi những cái
gì chưa tới” (Nam Cao, 2010, tr.568). Chính sự rụt rè, nỗi sợ những thay đổi đã đưa
con người đến gần hơn với cái chết và muốn chiến thắng khơng có cách gì khác hơn
ngồi việc thay đổi. Trước tiên, phải vạch ra con đường nhận thức xã hội, phải làm
cho mọi người thấy họ đang sống mòn và chết mịn để tìm ra hướng đi cụ thể cho
cuộc đời mình. Tiếp theo đó, phải chỉ cho mọi người hiểu thế nào là sống. Sống
13


không phải là đảm bảo những nhu cầu vật chất mà sống phải có hồn. Phản đối quan
niệm sống hời hợt, Thứ đã đưa ra quan niệm “Nếu sống mà khơng thấy sống là vui

thì thật khơng đáng sống” và sống phải tạo ra những giá trị cao đẹp cho đời:
Sống là để làm một cái gì đẹp hơn nhiều, cao quý hơn nhiều. Mỗi người sống
phải làm như thế nào cho phát triển đến tận độ những khả năng của mình vào
cơng cuộc tiến bộ chung. Mỗi người chết đi phải để lại một cái gì cho nhân
loại. (Nam Cao, 2010, tr.686).
Với quan niệm sống như vậy, Thứ nhận thức rất rõ để làm được tất cả phải có một
nhiệt huyết, một nghị lực phi thường và phải hành động để biến những cái lí tưởng
ấy trở thành sự thật và đưa con người thốt khỏi sự sống mịn, chết mịn. Nhận thức
được tất cả nhưng Thứ đã khơng làm được và anh ta rơi vào bi kịch của chính mình.
Đó là dụng ý của nhà văn. Cái xã hội mà Thứ sống khơng cho con người ấy vượt
thốt lên tất cả để thực hiện lí tưởng sống của mình, đó là hiện thực. Nhưng xã hội
mà chúng ta đang sống ngày nay có cịn những kiếp sống mịn và những cái chết
mịn khơng? Ắt hẳn là rất nhiều và Nam Cao đã chỉ cho chúng ta một con đường
tìm về sự sống đó là thay đổi, hành động và thành công.
4. THAY LỜI KẾT
Viết nhiều về “cái chết” dưới nhiều dạng thức và mức độ khác nhau, nhà
văn đã tái hiện một cách sinh động cuộc sống vật chất lẫn những diễn biến nội tâm
của người nông dân và trí thức tiểu tư sản trong xã hội Việt Nam lúc bấy giờ. “Cái
chết” trong tác phẩm của Nam Cao không chỉ đơn thuần về mặt thể xác mà cịn là
cái chết tinh thần. Đáng chú ý nhất, đó là “cái chết tâm hồn” nơi những con người
đang còn sống. Dù là cái chết dưới dạng thức nào đi nữa, trong trang viết của nhà
văn, nó cũng đã và đang hủy diệt cuộc sống của con người. Đặc tả chi tiết “cái
chết”, Nam Cao đã phần nào thể hiện được ngòi bút hiện thực đậm tinh thần nhân
đạo và biệt tài khai thác những góc khuất của đời sống thông qua những chi tiết
nghệ thuật đặc sắc.
Thông qua những trang viết về “cái chết”, nhà văn không chỉ cho thấy
“cái chết còn hung bạo hơn những thằng hung bạo” mà cịn giúp người đọc có dịp
nhìn rõ hơn cuộc sống nghèo khổ, lam lũ, tủi cực của người nông dân và kiếp sống
quẩn quanh, tù đọng của những trí thức thành thị, từ đó hướng mọi người đến một
cách sống tích cực, tốt đẹp hơn./.

14


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bích Thu tuyển chọn. (2001). Nam Cao- tác gia và tác phẩm. Hà Nội: Giáo dục
2. Kiều Thanh Uyên. (2017). Chi tiết “cái chết” trong tác phẩm của Nam Cao. Tạp
chí khoa học Đại Học Đà Lạt , tập 7, Số 4, tr. 438–446
3. Nam Cao. (2010). Tuyển tập Nam Cao. Hà Nội: Văn học
4. Nguyễn Đăng Mạnh. (2000).Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn.
Hà Nội: Giáo dục
5. Nguyễn Khắc Phi, Lê Bá Hán, Trần Đình Sử. (1999). Từ điển thuật ngữ văn
học. Hà Nội: ĐHQG Hà Nội
6. Nguyễn Văn Tùng. (2005). Phân tích tác phẩm Nam Cao trong nhà trường. Hà
Nội: Giáo dục
7. Phan Cự Đệ (chủ biên). (2010). Văn học Việt Nam (1900- 1945). Hà Nội: Giáo
dục.
8. Phong Lê. (1997). Đọc lại và lại đọc “Sống mịn”. Tạp chí Văn học số 10
9. Phương Lựu (chủ biên). (1997). Lí luận văn học. Hà Nội: Giáo dục
10. Trần Thị Thanh Trúc. (2004). Số phận tinh thần của con người trong tác phẩm
của Nam Cao. Luận văn Thạc sĩ. TP. HCM: ĐHSP TPHCM

15



×