Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

CÁI ĐÓI – CHỦ ĐỀ ÁM ẢNH TRONG CÁC TÁC PHẨM CỦA NAM CAO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1016.17 KB, 71 trang )

CÁI ĐÓI – CHỦ ĐỀ ÁM ẢNH
TRONG CÁC TÁC PHẨM CỦA
NAM CAO
- 1 -
ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT.
MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài.
2. Lịch sử vấn đề.
3. Mục đích, yêu cầu.
4. Phạm vi đề tài.
5. Phương pháp nghiên cứu.
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA CÁC THUẬT NGỮ:
CHỦ ĐỀ VÀ CHỦ ĐỀ ÁM ẢNH.
1.1. Khái niệm về tính biểu hiện của chủ đề.
1.1.1. Khái niệm về chủ đề.
1.1.2. Biểu hiện của chủ đề.
1.2. Khái niệm về chủ đề ám ảnh.
CHƯƠNG 2
TÁC GIẢ NAM CAO
2.1. Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác.
2.1.1. Cuộc đời.
2.1.2. Sự nghiệp sáng tác.
2.2. Quan điểm sáng tác.
2.2.1. Quan điểm sáng tác của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám – 1945.
2.2.2. Quan điểm sáng tác của Nam Cao sau Cách mạng tháng Tám – 1945.
2.3. Nam Cao với làng Đại Hoàng.
2.4. Hai loại đề tài trong sáng tác của Nam Cao.
2.4.1. Đề tài về người nông dân nghèo.
2.4.2. Đề tài về người trí thức tiểu tư sản nghèo.
CHƯƠNG 3


CÁI ĐÓI – VẤN ĐỀ BAO TRÙM TRONG NHIỀU TÁC PHẨM CỦA NAM CAO
TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM – 1945.
3.1 Cái đói và chết đói – hiện tượng xuyên suốt trong nhiều tác phẩm của Nam Cao.
3.1.1. Cái đói – vấn đề cái ăn và sự tồn tại.
3.1.2. Cái đói và nỗi ám ảnh “chết đói”.
- 2 -
3.1.3. Cái đói và nhân cách, nhân tính con người.
3.2. Tư tưởng “chúng ta phải chống lại nạn đói” trong tác phẩm của Nam Cao.
3.5.1. Vì sao người ta đói?
3.5.2. Con người “rất có thể đáng yêu nếu không đói cơm”.
3.5.3. “Hoàn cảnh đổi, rất có thể là người đổi, tâm tính đổi.”
KẾT LUẬN
Tài liệu tham khảo.
Phụ lục.
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn.
Nhận xét của giáo viên phản biện.
- 3 -
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
“ Năm Ất Dậu tháng ba còn nhớ mãi
Giống Lạc Hồng cực trải lắm đau thương
Những thây ma thất thểu đầy đường
Rồi ngã gục không đứng lên vì…đói !”
( Đói - Bàng Bá Lân)
Mỗi lần đọc lại bài thơ này là trong lòng tôi dâng lên những cảm xúc thật khó tả,
hình ảnh “những thây ma thất thểu đầy đường” cứ ám ảnh lấy tôi. Năm Ất Dậu ấy (1945)
có khoảng 2 triệu người Việt Nam, tức là khoảng mười phần trăm dân số lúc bấy giờ đã qua
đời vì nạn đói. Cái đói và cái chết thường trực, trải dài trên địa bàn rộng lớn gồm Trung Du
và Đồng Bằng Bắc Bộ, lan vào một nửa miền Trung.
Theo Giáo Sư Văn Tạo, nguyên viện trưởng viện sử học Việt Nam thì ngoài các

chính sách tô cao thuế nặng, Nhật còn đưa ra chương trình “kinh tế chỉ huy” nhằm thực
hiện một cách triệt để chủ trương phát xít của mình. Để phục vụ chiến tranh, phát xít Nhật
còn cần rất nhiều nhiên liệu từ những cây trồng có sợi, có dầu như: đay, gai, bông, thầu
dầu,… nên chúng đã bắt rất nhiều vùng quê nhổ lúa trồng đay và các loại cây trên. Chiến
tranh làm cho nhu cầu nhiên liệu như: than, dầu, điện của Nhật tăng cao, chúng đã lấy ngô,
vừng, lạc và cả lúa gạo để thay thế những nhiên liệu này phục vụ mưu đồ phát xít, đẩy
người dân vào thảm hoạ chết đói năm 1945.
Trong tất cả những thảm họa gây ra cái chết cho con người, có lẽ chết đói là một
trong những cái chết thê thảm và đau đớn nhất. Cũng chính vì vậy mà biết bao người trong
hoàn cảnh ấy đã cố níu lấy sự sống bằng tất cả những gì có thể ăn được kể cả gốc củ ráy,
cây choóc (những loại cây ngứa vô cùng), cám và khô dầu (không phải thức ăn cho người),
khô dầu ăn nhiều tức bụng, ăn ngày này qua ngày khác có thể sưng bủng ra mà chết, không
phải chết đói mà là chết…no. Đói khát và giặc giã, đó là hai thứ nạn khủng khiếp, hai nỗi
lo sợ bao giờ cũng có sẵn trong tiềm thức người Việt Nam trước cách mạng.
Thiên nhiên khắc nghiệt, hoàn cảnh khó khăn, chiến tranh triền miên trở thành
nguồn cảm hứng sáng tác đặc biệt, mang đậm chất nhân văn. Vì thế mà nhiều nhà thơ, nhà
- 4 -
văn ngày xưa thường viết về nạn hạn hán, lụt lội, mất mùa đói kém, đặc biệt là các nhà văn
hiện thực phê phán trước Cách mạng tháng Tám lại có nguồn cảm hứng đặc biệt về miếng
ăn của con người, họ băn khoăn trước trước nỗi vinh nhục của miếng ăn và công việc làm
ra miếng ăn của các nhân vật. Trong các tác phẩm của Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng
Phụng, Ngô Tất Tố và Nam Cao, đề tài miếng ăn, đúng hơn là cái khổ và cái nhục của
miếng ăn được lặp đi lặp lại rất nhiều. Theo Giáo Sư Nguyễn Đăng Mạnh, Nam Cao là
“cây bút viết về cái đói và miếng ăn nhiều hơn cả và viết một cách sâu sắc, cay đắng, day
dứt hơn cả” (Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn. NXB giáo dục, Hà Nội,
1996 trang 180).
Nam Cao là một trong những nhà văn hiện thực xuất sắc nhất của dòng văn học hiện
thực phê phán Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945. Những tác phẩm của ông rất có giá trị về
tình yêu thương, đầy tinh thần trách nhiệm đối với cuộc đời cũng như đối với con người.
Nam Cao xứng đáng với lòng ngưỡng mộ, yêu quý của nhiều thế hệ độc giả. Đó là tất cả

những gì thôi thúc người viết chọn đề tài: “Cái Đói – chủ đề ám ảnh trong tác phẩm của
Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám năm 1945”.
2. Lịch sử vấn đề.
Nhà văn Nam Cao không chỉ là đại biểu xuất sắc của dòng văn học hiện thực phê
phán Việt Nam giai đoạn 1930-1945, mà còn là một trong những nhà văn tiêu biểu nhất của
văn học Việt Nam thế kỉ XX. Độ dài thời gian càng xa, sự nghiệp văn học Nam Cao càng
được khẳng định. Tác phẩm của ông qua sự tiếp nhận của nhiều thế hệ đọc giả được phát
hiện thêm nhiều tiềm tàng năng lượng, ẩn chứa lực hấp dẫn mạnh mẽ, tạo nên niềm say mê
đồng cảm của hàng triệu trái tim. Viết về những chuyện đời thường, vặt vãnh của những
lớp người lao khổ trong xã hội thực dân – phong kiến Việt Nam. Trước Cách mạng tháng
Tám 1945, nhưng những vấn đề mà tác giả đặt ra không bị bó hẹp bởi khuôn khổ không
gian, thời gian ấy. Văn nghiệp Nam Cao đã làm phong phú thêm những giá trị tinh thần
trong đời sống con người, đánh dấu và khẳng định bước tiến của văn học dân tộc trên hành
trình hiện đại hóa.
Cho đến nay, đã có rất nhiều người nghiên cứu tác phẩm của Nam Cao, trong số ấy
phần lớn là những người nghiên cứu chuyên nghiệp. Từ năm 1998, đã có 191 bài báo cáo,
- 5 -
công trình viết về Nam Cao (Bích Thu tuyển chọn và giới thiệu. NXB Giáo dục, Hà Nội;
1998). Tác phẩm của Nam Cao đã được khai thác ở nhiều phương diện như đặc điểm thể
loại, quan niệm nghệ thuật, không gian – thời gian nghệ thuật, nghệ thuật miêu tả tâm lí,
bút pháp tự sự, khả năng thể hiện hiện thực vi mô, nghệ thuật ngôn từ… Các nhà nghiên
cứu đã chỉ ra nhiều nét đặc sắc, độc đáo của Nam Cao ở các phương diện nghệ thuật nói
chung. Với việc nghiên cứu đề tài “Cái đói – chủ đề ám ảnh trong tác phẩm của Nam Cao
trước Cách mạng tháng Tám năm 1945”, người viết muốn góp phần lí giải giá trị của tác
phẩm Nam Cao qua phương diện chủ đề.
Trước cách mạng tháng Tám, vị trí của Nam Cao chưa được khẳng định. Giá trị tư
tưởng nghệ thuật nói chung, chủ đề tác phẩm Nam Cao nói riêng hầu như chưa có sự đánh
giá đúng mức.
Cho đến khi “Sóng mòn” được ra mắt bạn đọc (NXB Văn học 1956) và một số bài
viết về Nam Cao của một số nhà văn, nhà thơ như Nguyễn Đình Thi với “Nam Cao” (Nam

Cao – về tác gia và tác phẩm, 1956), Nguyên Hồng (Đọc những truyện ngắn của Nam Cao,
1960) được công bố thì sự nghiệp văn học của Nam Cao bắt đầu được những người nghiên
cứu văn học quan tâm.
Tập chuyên luận đầu tiên về sự nghiệp văn học của Nam Cao là “Nam Cao – nhà
văn hiện thực xuất sắc” của Hà Minh Đức (NXB văn hóa, Hà Nội, 1961). Với công trình
này Hà Minh Đức đã trở thành một nhà nghiên cứu có đóng góp quan trọng trong việc
khẳng định những thành tựu nghệ thuật của Nam Cao. Trong thời gian này, còn phải kể đến
nhiều bài nghiên cứu về Nam Cao như Huệ Chi – Phong Lê với “Con người và cuộc sống
trong tác phẩm của Nam Cao (Tạp chí nghiên cứu văn học, số 1 – 1961), Lê Đình Kỵ với
“Nam Cao – con người và xã hội cũ (Nam Cao – về tác gia và tác phẩm). Hà Minh Đức
cho rằng: “Qua nội dung những sáng tác của Nam Cao trước cách mạng, ta có thể rút ra
hai loại chủ đề chính: chủ đề về nông dân và và chủ đề về tiểu tư sản thành thị, đặc biệt là
tầng lớp tiểu tư sản trí thức nghèo.
Về loại chủ đề thứ nhất, chủ yếu Nam Cao dựa vào thực tế đời sống ở quê hương
mình.
Về loại chủ đề thứ hai, chủ yếu Nam Cao dựa vào sự khai thác bản thân” (Nam Cao
– nhà văn hiện thực xuất sắc trang 52).
- 6 -
Nói về cuộc sống của những người tiểu tư sản trí thức, Phong Lê trong bài viết
“Sống mòn và tâm sự của Nam Cao” (Tạp chí văn học, số 9_1986 trang 38-47) cho rằng:
“Họ là những người “xo ro” trong cuộc sống cá nhân, trong quan hệ xã hội và “xo ro”
trong mục đích cuộc sống”.
Bên cạnh đó, một bài viết trong thời kì này còn khai thác chủ đề quan hệ giữa con
người và xã hội thực dân phong kiến trong tác phẩm của Nam Cao. Lê Đình Kỵ trong bài
“Nam Cao – con ssngười và xã hội cũ” cho rằng: “Có những chủ đề Nam Cao và có
những nhân vật Nam Cao, Nam Cao còn bị ám ảnh bởi cái cảnh tượng cuộc sống vô lí,
những con người bị tha hóa, bị biến chất, bị hóa thành cái ngược lại với nó. Ngòi bút của
Nam Cao đặc biệt sắc sảo khi vẽ lại con người quặt quẹo, méo mó, đần độn, cục súc, táng
tận lương tâm”. (Báo văn nghệ số 54 – 1964)
Trong những năm 90, việc xác định về chủ đề Nam Cao có nhiều bước chuyển đổi.

Hội thảo khoa học nhân 40 năm ngày mất Nam Cao (1951-1991) do viện văn học phối hợp
với hội nhà văn Việt Nam, hội văn học Hà Nam Ninh và trường đại học sư phạm Hà Nội I
tổ chức vào ngày 29/11/1991 đã trở thành một dịp thuận lợi để những người nghiên cứu về
Nam Cao bày tỏ quan điểm mình tâm đắc. “Nghĩ tiếp về Nam Cao” (NXB Hội nhà văn Hà
Nội, 1992) chính là tập sách tập hợp những bài viết tham gia hội thảo. Đáng chú ý ở
phương diện chủ đề là một số bài: “Nam Cao và khát vọng về một cuộc sống lương thiện
xứng đáng” của Nguyễn Văn Hạnh, “Thử sống trong văn Nam Cao” của Nguyễn Lương
Ngọc, “Bi kịch tự ý thức – nét độc đáo trong cảm hứng nhân đạo của Nam Cao” của Đinh
Trí Dũng… Những năm tiếp theo, vấn đề chủ đề trong tác phẩm Nam Cao tiếp tục được
khám phá, nhận định như: “Gánh nặng mặc cảm trong đời sống và đời viết của Nam Cao”
của Văn Giá (1993) ; “Những nhân vật, những cuộc đời và đoạn đường đi tìm nhân cách”
(1995) của Vũ Dương Quỹ ; “Nhớ Nam Cao và những bài học của ông” của Nguyễn Đăng
Mạnh được tập hợp trong quyển Nam Cao – về tác gia và tác phẩm.
Đặc biệt vào năm 1997 Hà Minh Đức tiếp tục cho ra đời một công trình nghiên cứu
công phu thứ hai về Nam Cao: “Nam Cao – Đời văn và tác phẩm”. Ở cuốn sách này, việc
nhận định về chủ đề tác phẩm Nam Cao của Hà Minh Đức có nhiều ý kiến thú vị, gợi mở:
“Nhìn theo đề tài thì trong tác phẩm Nam Cao có sự phân chia giữa tác phẩm viết về
- 7 -
người nông dân và tác phẩm viết về người trí thức tiểu tư sản nhưng trong chiều sâu thì
vấn đề chỉ là một” (Đọc lại Nam Cao, Nxb Hà Nội,1997).
Phong Lê trong “Đọc lại và lại đọc Nam Cao” (Sống mòn tác phẩm và lời bình,
Nxb văn học, Hà Nội, 2007, tr 196) khi đánh giá về bút pháp sắc sảo “trong khắc họa đời
sống khách quan của hiện thực” và miêu tả “thế giới bên trong” con người của Nam Cao,
cũng nêu ra một ý kiến về cái chết trong tác phẩm của Nam Cao. Về cái đói, Nguyễn Đăng
Mạnh có bài: “Cái đói và miếng ăn trong truyện Nam Cao” ( Con đường đi vào thế giới
nghệ thuật của nhà văn, nxb Giáo dục, Hà Nội, 1996, trang 179 – 185).
Trên đây là những công trình nghiên cứu, những nhận định, đánh giá chung về Nam
Cao và sáng tác của ông. Trong đó thì chủ đề “cái đói” trong tác phẩm Nam Cao trước
Cách mạng tháng Tám 1945 đã được nhận ra và đả động tới trong khi bàn tới các vần đề
khác, nhưng chỉ được nhắc đến một cách đơn lẻ trong một số bài viết. Do đó, với đề tài

này, người viết hy vọng sẽ góp một phần nhỏ công sức của mình vào công trình nghiên cứu
về “Cái đói – chủ đề ám ảnh trong tác phẩm của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám
1945”.
3. Mục đích yêu cầu.
Trong luận văn này người viết muốn phần nào giúp mọi người thấy được cái đói
chính là một thảm họa mà con người trong thời điểm lịch sử xã hội đương thời mà Nam
Cao đang sống phải gánh chịu. Thảm họa ấy được nhà văn khắc họa hết sức rõ nét và đáng
sợ. Trong thảm họa ấy, Nam Cao chỉ rõ đâu là hung thủ, đâu là nạn nhân. Chính ở điểm này
đã diễn ra sự gặp gỡ tuyệt vời giữa trí tuệ và trái tim nghệ sĩ.
Những tác phẩm là nỗi niềm trăn trở của Nam Cao về tương lai của dân tộc, về cuộc
sống của con người, đồng thời đó cũng là ý thức về trách nhiệm, về lương tâm của người
cầm bút. Thấy được “Cái đói – chủ đề ám ảnh trong tác phẩm của Nam Cao trước Cách
mạng tháng Tám 1945” tức là thấy được cái nhìn sắc sảo của Nam Cao đối với những vấn
đề nóng bỏng trong xã hội cũng như tấm lòng đồng cảm thương xót đối với người lao động
nghèo phải chật vật trước sự cực khổ, vinh – nhục của miếng ăn.
Thông qua luận văn, người viết muốn phần nào giúp mọi người có một góc nhìn sâu sắc
hơn về nạn đói và hiểu được nguyên nhân vì sao đồng bào ta lại lâm vào nạn đói 1945. Đồng
- 8 -
thời giúp chúng ta hình dung một cách rõ néts cuộc sống cơ cực, đói khổ, lầm than của nhân
dân và hiểu thêm về hiện thực xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám 1945.
Ngoài ra, nghiên cứu đề tài này còn giúp người viết có điều kiện tiếp xúc nhiều hơn
với những tác phẩm của Nam Cao, cũng như là hiểu sâu sắc hơn về cuộc đời và sự nghiệp
sáng tác của ông.
4. Phạm vi đề tài.
Do số lượng tác phẩm của Nam Cao khá nhiều, cùng với tư tưởng của nhà văn cũng
thay đổi trước và sau cách mạng, người viết chọn đề tài: “Cái đói – chủ đề ám ảnh trong
tác phẩm Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám 1945”. Ở đề tài này, người viết xin được
giới hạn phạm vi đề tài nghiên cứu tập trung vào “cái đói” được phản ảnh trong tác phẩm
của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám 1945.
Do thời gian làm luận văn có hạn mà số lượng tác phẩm của Nam Cao trước cách

mạng cũng khá nhiều nên người viết chỉ chọn lọc ra một số tác phẩm tiêu biểu của Nam
Cao để thuận tiện cho việc phân tích lí giải vấn đề. Cụ thể là những tác phẩm sau:
1. Nghèo
2. Trẻ con không được ăn thịt chó
3. Trẻ con không biết đói
4. Những truyện không muốn viết
5. Hai người ăn tết lạ
6. Quên điều độ
7. Làm tổ
8. Sống mòn
9. Đời thừa
10. Giăng sáng
11. Nước mắt
12. Con mèo
13. Đòn chồng
13. Lão Hạc
14. Một chuyện Xú vơ nia
- 9 -
15. Sao lại thế này
Bên cạnh đó, người viết còn chọn một số tác phẩm tiêu biểu của các nhà văn khác
như: “Vợ nhặt” của Kim Lân; “Làm no”, “Bắc Ninh cứu đói” của Ngô Tất Tố để phân tích,
so sánh làm sáng tỏ vấn đề được nêu.
5. Phương pháp nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, người viết không xem xét từng tác phẩm của
Nam Cao ở dạng đơn lẻ, tách biệt mà xem chúng là những chỉnh thể trong một chỉnh thể
lớn hơn là thế giới nghệ thuật Nam Cao. Người viết đã sử dụng những phương pháp sau để
hoàn thành luận văn của mình:
Phương pháp đọc và ghi chép tài liệu.
Phương pháp thống kê và xử lí tài liệu.
Phương pháp phân tích, lí giải.

Phương pháp đối chiếu, so sánh.
- 10 -
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA CÁC THUẬT NGỮ:
CHỦ ĐỀ VÀ CHỦ ĐỀ ÁM ẢNH
1.1. Khái niệm và tính biểu hiện của chủ đề.
1.1.1.Khái niệm về chủ đề.
Về khái niệm chủ đề, người viết tiếp thu những luận điểm về chủ đề đã được trình
bày trong bộ “Lí luận văn học” của Phương Lựu (Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1997), đặc biệt là
các luận điểm:
- Chủ đề là vấn đề cơ bản, là phương diện chính yếu của đề tài.
- Chủ đề thể hiện bản sắc tư duy, chiều sâu tư tưởng, khả năng thâm nhập vào bản
chất đời sống của nhà văn.
- Chủ đề có vai trò lớn trong việc làm cho tác phẩm có ảnh hưởng sâu rộng.
- Chủ đề của những tác phẩm lớn thường là những vấn đề khái quát vượt lên trên đề
tài.
- Về bản chất, chủ đề văn học không bao giờ là vấn đề đơn nhất.
Bên cạnh đó, người viết xin nhấn mạnh ở khái niệm chủ đề luận điểm sau: Khái
niệm chủ đề (Tema – tiếng Nga) hàm chứa hai phương diện khách quan và chủ quan. Chữ
“Tema” tùy theo văn cảnh có thể được dịch là đề tài hoặc chủ đề. Ở phương diện khách
quan, chủ đề là hiện thực đời sống được nhà văn tái hiện trong tác phẩm. Ở phương diện
chủ quan, chủ đề là sự cảm nhận có tính độc đáo của nhà văn trước hiện thực. Phương diện
chủ quan của chủ đề được cụ thể hóa, khát quát hóa một cách chính xác và đầy đủ qua luận
điểm: “Trong nghiên cứu văn học hiện đại, chủ đề còn được xem là phạm vi quan tâm chủ
quan của nhà văn đối với thế giới, là hằng số tâm lý của nhà văn, gắn liền với quan niệm
thới giới của anh ta” (Nguyễn Khắc Phi (chủ biên), Lê Bá Hán – Trần Đình Sử. Từ điển
thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc Gia, Hà Nội, 1997, trang 53).
1.1.2.Biểu hiện của chủ đề.
Về hình thức biểu hiện của chủ đề, có thể nắm bắt chủ đề của tác phẩm văn học qua
các phương diện sau:

- Hệ thống nhân vật.
- 11 -
- Các sự kiện, biến cố.
- Mô típ ngôn từ.
- Mô típ cốt truyện.
1.2. Khái niệm về chủ đề ám ảnh.
Về khái niệm “chủ đề ám ảnh”: đối với nghiên cứu văn học, “ám ảnh” là “hằng số
tâm lí”, là những ấn tượng xâm chiếm tư duy nghệ thuật, chi phối nhà văn trong việc xây
dựng hình tượng nghệ thuật, lựa chọn ngôn từ, không gian nghệ thuật…tạo nên các chủ đề
ám ảnh trong nhiều tác phẩm. Chủ đề ám ảnh thường là những chủ đề lớn có tính bao trùm,
xuyên suốt nhiều tác phẩm của một nhà văn. Nghiên cứu chủ đề ám ảnh là cơ sở quan trọng
trong việc khám phá, lí giải các giás trị nghệ thuật của tác phẩm văn học và đánh giá chính
xác vị trí của nhà văn trong một xu hướng văn học nói riêng, một nền văn học nói chung.
CHƯƠNG 2
- 12 -
TÁC GIẢ NAM CAO
2.1. Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác.
2.1.1. Cuộc đời.
Nam Cao tên thật là Trần Hữu Tri, sinh ngày 29/10/1917 tại làng Đại Hoàng, phủ
Lý Nhân (Nay là xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân), tỉnh Hà Nam. Làng Đại Hoàng của Nam
Cao ở một vùng xa Phủ, Huyện nên bọn cường hào chức dịch trong làng càng được dịp
hoành hành. Nam Cao sinh trưởng trong một gia đình nghèo, đời sống khá chật vật, trong
các anh em, chỉ có mình Nam Cao được đi học. Đói nghèo, bệnh tật đeo đuổi và giày vò
Nam Cao ngay từ những năm còn nhỏ. Năm 1934, Nam Cao thi trượt Thành Chung. Ngày
2/10/1935 Nam Cao lập gia đình với bà Trần Thị Sen, sinh năm 1917. Cuối năm 1935,
Nam Cao theo một người cậu làm thợ may vào Sài Gòn kiếm sống. Rời bỏ cái làng quê
nghèo đói và tù túng, Nam Cao mang theo nhiều mơ ước và dự định lớn lao. Những
tưởng những miền xa quê hương sẽ mở ra một chân trời mới lạ; nhưng rốt cuộc, bệnh tật
lại trả Nam Cao trở về nơi chôn rau cắt rốn. Ở Sài Gòn về, Nam Cao ôn lại vốn học cũ và
thi đậu Thành Chung. Nam Cao định xin đi làm công chức, nhưng vì bệnh tật nên không

được chấp nhận. Một người trong họ mở trường tư ở Hà Nội, cần một giáo viên có bằng
trung học, Nam Cao được mời lên dạy học. Cuộc sống của một thầy giáo khổ trường tư
đã giúp Nam Cao hiểu sâu sắc thân phận của người trí thức nghèo, trong một xã hội ngột
ngạt, bế tắt. Khi phát xít Nhật xâm lược Đông Dương, trường bị đóng cửa, Nam Cao sống
chật vậst bằng nghề viết văn, làm gia sư, có khi thất nghiệp phải về quê “ăn bám” vợ.
Năm 1943, Nam Cao gia nhập nhóm văn hóa cứu quốc bí mật cùng với một số nhà
văn như: Tô Hoài, Nguyên Hồng, Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Đình Thi… Khi cơ sở văn
hóa cứu quốc và phong trào cách mạng ở Hà Nội bị khủng bố mạnh, Nam Cao trở về quê
tham gia phong trào Việt Minh ở địa phương.
Thời kì Cách mạng tháng Tám, Nam Cao tham gia cướp chính quyền ở phủ Lý
Nhân, và được bầu làm chủ tịch xã. Sau đó ít lâu, Nam Cao được điều lên Hà Nội và công
tác ở Hội Văn hóa cứu Quốc. Có thời kì, Nam Cao làm thư kí tòa soạn tạp chí Tiên Phong,
cơ quan của Hội.
- 13 -
Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, Nam Cao theo đoàn quân Nam tiến vào vùng Nam
Trung Bộ. Năm 1947, ông lên Việt Bắc. Những năm kháng chiến chống thực dân Pháp,
Nam Cao vừa làm biên tập cho các báo cứu quốc Việt Bắc, cứu quốc Trung Ương, vừa làm
mọi công việc của một cán bộ thông tin tuyên truyền. Thời gian này, Nam Cao được vinh
dự gia nhập Đảng Cộng Sản Đông Dương (1947).
Tháng 11/1951, trên đường vào công tác vùng địch hậu Liên Khu Ba, Nam Cao bị
địch phục kích và bắn chết gần bốt Hoàng Đan (Ninh Bình). Năm 1996, Nam Cao được
nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh – đợt I năm 1996.
2.1.2. Sự nghiệp sáng tác.
Nam Cao hy sinh giữa lúc ngòi bút đang ở giai đoạn trưởng thành và chín muồi để
chuyển hướng từ chủ nghĩa Hiện thực phê phán sang chủ nghĩa Hiện thực Xã hội Chủ
nghĩa. Sự ra đi của Nam Cao không chỉ để lại khoảng trống cho nền văn học dân tộc mà
còn mất đi một nhân tài của tổ quốc.
Chỉ với mười lăm năm cầm bút (1936 – 1951) nhà văn liệt sĩ Nam Cao đã để lại một
sự nghiệp văn chương tuy không thật đồ sộ về khối lượng nhưng lại luôn ẩn chứa một sức
sống khỏe khoắn, bền lâu của một giá trị văn chương đích thực, có sức vượt lên trên “các

bờ cõi và giới hạn”, tìm đến sự tri kỷ tri âm và tạo được sự ám ảnh kỳ lạ đối với nhiều thế
hệ công chúng.
Các tác phẩm của Nam Cao:
Kịch: Cũng ở chỗ này (1936), Đóng góp (1951).
Thơ: Tình bất diệt (1937), Ước muốn cuối cùng (1937), Viết ngày qua (1938), Nếu
ta bảo (1938).
Truyện ngắn: Cảnh cuối cùng (1936), Hai cái xác (1936), Một bà hào hiệp (1937),
Nghèo (1937), Đui mù (1937), Những cánh hoa tàn (1937), Nụ cười trên bức ảnh (1937),
Khóc báo (1937), Đường gió bụi (1937), Trở về (1937), Cái chết của con mực (1940), Chí
Phèo (Đôi lứa xứng đôi – 1941), Người thợ giặt (1942), Nhỏ nhen (1942), Con Mèo (1942),
Những truyện không muốn viết (1942), Nhìn người ta xung sướng (1942), Trẻ con không
biết đói (1942), Đòn chồng (1942), Trăng sáng (Giăng sáng – 1942), Đôi móng giò (1942),
Đón khách (1943), Mua nhà (1943), Quái dị (Một buổi gặt quái dị - 1943), Từ ngày mẹ
- 14 -
chết (1943), Làm tổ (1943), Thôi, đi về (1943), Tình già (1943), Truyện tình (1943), Mua
danh (1943), Một chuyện xú vơ nia (1943), Sao lại thế này (1943), Mong mưa (1943), Tư
cách mỏ (1943), Bài học quét nhà (1943), Chuyện buồn giữa đêm vui (1943), Điếu văn
(1943), Bực mình (1943), Quên điều độ (1943), Xem bói (1943), Một bữa no (1943), Mất
mẹ (1943), Ở hiền (1943), Lão Hạc (1943), Rửa hờn (1943), Rình trộm (1943), Nước mắt
(1943), Đời thừa (1943), Heo may buồn (1943), Báo đền (1943), Cười (1943), Lang Rận
(1944), Một đám cưới (1944), Dì Hảo (1944), Truyện người hàng xóm (1944), Nửa đêm
(1944), Hai người ăn tết lạ (1945), Mò Sâm banh (1945), Nỗi truân chuyên của khách má
hồng (1946), Đường vô Nam (1946), Đợi chờ (1948), Ở rừng (1948), Đôi mắt (1948),
Những bàn tay đẹp ấy (1948), Trên những con đường Việt Bắc (1948), Từ ngược về xuôi
(1948), Bốn cây số cách một căn cứ địch (1949), Vui dân công (1949), Trần Cừ (1950), Vài
nét ghi qua vùng vừa giải phóng (1950), Hội nghị nói thẳng (1950), Định mức ( 1950).
Tiểu thuyết: Sống mòn (1944).
Truyện thiếu nhi: Những kẻ khốn nạn (1942), Người thợ rèn (1942), Nụ cười
(1942), Con mèo mắt ngọc (1942), Ba người bạn (1942).
2.2. Quan điểm sáng tác.

2.2.1. Quan điểm sáng tác của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám – 1945.
Trong cuộc đời cầm bút, Nam Cao luôn suy nghĩ về “sống và viết”. Ban đầu, ông
chịu ảnh hưởng sâu của phong trào lãng mạn đương thời, đã sáng tác những bài thơ,
chuyện tình lâm li dễ dãi. Nhưng ông đã dần nhận ra thứ văn chương đó rất xa lạ với đời
sống lầm than của đông đảo quần chúng nghèo khổ xung quanh và ông đã đoạn tuyệt với
nó đề tìm đến con đường nghệ thuật hiện thực “vị nhân sinh”. Trong truyện ngắn “Trăng
sáng” (1943), được coi là một tuyên ngôn nghệ thuật của Nam Cao trước Cách mạng, ông
viết: “Chao ôi! Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng
lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than…”.
Theo Nam Cao, người cầm bút không được trốn tránh” sự thực, mà hãy “cứ đứng trong
lao khổ, mở hồn ra đón lấy tất cả những vang động của đời…”.
Lên án văn chương thoát li, Nam Cao cũng không tán thành loại sáng tác “chỉ tả
được cái bề ngoài của xã hội”. Trong truyện ngắn “Đời thừa” (1943), Nam Cao cho
- 15 -
rằng một tác phẩm “thật giá trị” thì phải có nội dung nhân đạo sâu sắc: “Nó phải chứa
đựng được một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng
lòng thương, tình bác ái, sự công bình…Nó làm cho người gần người hơn”. Đồng thời,
nhà văn đòi hỏi cao sự tìm tòi sáng tạo trong nghề văn và lương tâm người cầm bút.
Ông viết: “Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu
mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp được những người biết đào sâu, biết tìm tòi,
khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những cái gì chưa có” (Đời thừa). Ông coi
sự cẩu thả trong nghề văn chẳng những là “bất lương” mà còn là “đê tiện”.
2.2.2. Quan điểm sáng tác của Nam Cao sau Cách mạng tháng Tám –
1945.
Sau Cách mạng tháng Tám, quan điểm nghệ thuật của Nam Cao càng đạt tới trình
độ giác ngộ cao hơn, đồng thời được phát huy trên lập trường mới. Truyện ngắn “Đôi
mắt” là một tuyên ngôn về thái độ mới của nhà văn Nam Cao. Nhà văn Tô Hoài gọi “
Đôi mắt là một thứ tuyên ngôn nghệ thuật chung của lớp nghệ sĩ các anh hồi ấy”. Nếu
gọi “Đôi mắt” là bản tuyên ngôn nghệ thuật, thì trước hết đó là bản tuyên ngôn về lập
trường cách mạng, lập trường kháng chiến của lớp văn nghệ sĩ tiểu tư sản quyết tâm từ

bỏ những quyền lợi ích kỉ của mình, từ bỏ những thói quen sinh hoạt và nếp tư duy cũ,
từ bỏ cái nghệ thuật cho là “cao siêu” của mình ngày trước, sẵn sàng nói như nhà văn
Độ (Đôi mắt), làm một “anh tuyên truyền nhãi nhép” nhưng có ích cho nhân dân, cho
kháng chiến.
Khi thực dân Pháp quay trở lại xâm lăng Nam Bộ, nhà văn bứt rứt “muốn vứt cả bút đi
để cầm lấy súng” (Bút kí đường vô Nam). Bước vào kháng chiến, Nam Cao tự nhủ “sống đã
rồi hãy viết” và lao mình vào các công tác phục vụ kháng chiến. Tuy vẫn ấp ủ hoài bão sáng
tác nhưng nhà văn chân thành nghĩ rằng: “Góp sức vào công việc không nghệ thuật lúc này
chính là để sửa soạn cho tôi một nghệ thuật cao hơn” (Nhật kí ở rừng – 1948). Đó là thái độ
đúng đắn, đẹp đẽ nhất của một nghệ sĩ chân chính trong hoàn cảnh ấy.
2.3. Nam Cao với làng Đại Hoàng.
- 16 -
Làng Vũ Đại với những nhân vật như Bá Kiến, Chí Phèo, Thị Nở… được nhà
văn Nam Cao miêu tả trong “Chí Phèo” sinh động đến mức người ta tưởng như đấy là
làng Đại Hoàng của ông. Không chỉ riêng “Chí Phèo” mà cả những truyện ngắn khác
của Nam Cao viết về đề tài nông dân đều có dáng dấp, cảnh vật, cuộc sống và con người
Đại Hoàng.
Làng Đại Hoàng thuộc Tổng Cao Đà, Huyện Nam Xang (Ngày nay thuộc xã Hòa
Hậu, Huyện Lý Nhân, Tỉnh Hà Nam). Trần Hữu Tri đã ghép chữ đầu tên huyện và tổng lại
để đặt bút danh cho mình: Nam Cao. Xem thế, chúng ta cũng hiểu rằng ông rất gắn bó với
quê hương. Viết về đề tài nông dân, ông đều lấy chất liệu từ chính quê hương mình. Ngày
ấy là những năm tháng ông trở về sống ở làng, khoảng từ 1940 – 1947, chủ yếu là từ 1940
– 1945. Trong một thời gian ngắn, chỉ có mấy năm mà ông hiểu cuộc sống và con người
Đại Hoàng thật là tỉ mỉ và sâu sắc.
Làng Đại Hoàng ban đầu là công điền, công thổ. Dần dần những người có quyền lực
bao chiếm công điền, công thổ thành sở hữu cá nhân. Sư chiếm dụng khiến cho dân làng
Đại Hoàng phân cực rõ rệt. Số ít người có quyền lực càng giàu có bao nhiêu thì số đông
nông dân càng nghèo khó bấy nhiêu. Mâu thuẫn giữa nông dân lao động và cường hào địa
chủ ngày càng sâu sắc. Bọn cường hào địa chủ ngày càng sâu sắc. Bọn cường hào địa chủ
dung rất nhiều thủ đoạn để bốc lột nhân dân. Trước hết, chúng dung quyền lực và tiền tài

để bao chiếm công điền, công thổ, cho vay nặng lãi. Rồi bốc lột bằng sưu thuế, bằng bắt
nợ, bán thứ vị trong làng, ăn tiền trong những ngày bắt phu… Chúng còn dung tay chân
chuyên đi bỏ rượu lậu vu oan cho những người mà chúng muốn ăn tiền hoặc trị tội. Có khi
bọn cường hào trực tiếp đánh đập đàn áp nông dân. Điển hình cho sự đàn áp là Phó
Nguyên. Hắn đã từng đánh chết ba mươi người vào năm đói, khi họ đi trộm ngô.
Bọn cường hào lí dịch càng giàu có bao nhiêu thì ngược lại, người nông dân lao
động càng khổ cực bấy nhiêu. Họ quá ít hoặc không có ruộng đất. Họ phải nộp tô nặng nề,
làm phu sai tạp dịch. Nhiều người nông dân ở đây phải làm nghề phụ như dệt vải. Những
năm trước Cách mạng, họ mua vé sợi của nhà máy sợi Nam Định. Gần như cả làng dệt vải.
Một số không ít phải chạy chợ, mang hoa quả xuống Nam Định bán.
Làng Đại Hoàng là đất bồi nên có kinh tế vườn, đặc sản là mía xương gà và chuối
ngự. Nông dân ở Đại Hoàng phải tha phương cầu thực. Nhu cầu cấp thiết bậc nhất của
- 17 -
người nông dân ở đây là cái ăn. Nhiều người phải bán hết tài sản của mình để cứu đói. Anh
Tín bán nhà cho Nam Cao và sau khi bán thì không còn chỗ nương náo. Ông Trần Đức San
phải bán con chó mà ông yêu quý và cũng là tài sản cuối cùng của ông. Nhiều người không
còn gì bán để ăn nữa thì phải chịu nhận cái chết thê thảm, như ông Đào ăn bả chó mà chết.
Tháng 3/ 1945, làng Đại Hoàng có đến 857 người chết đói, 27 gia đình đi mất tích. Vì đói
khổ và bị áp bức, một số nông dân đã bị đẩy vào con đường lưu manh hóa như kiểu Chí
Phèo, Binh Chức, Năm Thọ trong tác phẩm của Nam Cao.
Người nông dân làng Đại Hoàng còn khổ cực vì nhiều nguyên nhân khác như hủ
tục, dốt nát, rượu chè, cờ bạc. Bọn cường hào ở đây cố duy trì và phát triển những tệ nạn
đó để dễ bề cai trị. Dân Đại Hoàng đến 97% mù chữ, chỉ có hai lớp học nhỏ trên 4400
người dân.
Sống trong hoàn cảnh ấy, không phải người nông dân lúc nào cũng chịu ép một bề.
Có lúc họ cũng có những phản ứng nhất định. Họ viết trần ngôn, đặt vè để vạch mặt hoặc
cảnh cáo bọn cường hào. Cá biệt có người đánh trả chúng rồi vào tù.
Đến những năm tháng gần Tổng khởi nghĩa, do phong trào Cách mạng lan rộng và
do sự tuyên truyền cách mạng của Đảng, người nông dân làng Đại Hoàng dần dần giác ngộ
và hòa nhập với phong trào Cách mạng đang phát triển trong toàn quốc, chuẩn bị cho Tổng

khởi nghĩa. Thời kì này Nam Cao đã về làng. Ông là một trong những trí thức tích cực tham
gia hoạt động ở đây. Ông hăm hở cùng một số bạn bè tổ chức các hội bí mật. Hoạt động
của các tổ chức này rất phong phú như hội họp, đọc báo, diễn thuyết và cả tập quân sự nữa.
Cách mạng tháng Tám bùng nổ, người dân làng Dại Hoàng cũng đứng lên hòa nhập
vời phong trào đấu tranh chung. Họ đã tham gia cướp chính quyền huyện để tự giải phóng,
trong đó có cả Nam Cao. Sau khi cướp chính quyền, Nam Cao có làm chủ tịch xã một thời
gian rồi tự nhường cho người khác để dành thời gian sáng tác.
2.4. Hai loại đề tài trong sáng tác của Nam Cao.
Trong trào lưu văn học Hiện thực phê phán Việt Nam giai đoạn 1940 – 1945, Nam
Cao nổi lên như một một nhà văn tiêu biểu và độc đáo. Là “người thư ký trung thành của
thời đại”, với một bút pháp riêng đầy tính sáng tạo, Nam Cao đã đặt ra trước người đọc
hàng loạt vấn đề: những cảnh đời éo le, chua chát, những bi kịch đau đớn, vật vã. Nam Cao
viết nhiều, những sáng tác của ông có thể quy về hai đề tài chủ yếu: người nông dân và
- 18 -
người tiểu tư sản trí thức nghèo. “Tổng hợp những sáng tác của Nam Cao về đề tài tiểu tư
sản và nông dân, trước mắt người đọc hiện lên khung cảnh đen tối nhất của xã hội Việt
Nam thời kì trước Cách mạng tháng Tám. Đời sống của nông dân ở nông thôn cũng như
của các tầng lớp trung gian ở thành thị đều khổ cực về mọi mặt. Đằng sau lũy tre xanh,
không phải là những mái rạ vàng nên thơ, những cuộc đời êm ả, bình dị, mà là những kiếp
sống đắng cay, cơ cực đang chết dần, chết mòn, chết một cách thảm thê, đau đớn (vì đói)…
Ở thành thị, bên kia khoảng ánh sáng phù hoa, giả dối của một số người rất nhỏ, là cả một
biển người đói rách, nheo nhóc, tù hãm. Hình như tất cả mục đích của cuộc đời chỉ dồn
vào những miếng cơm manh áo”.(Hà Minh Đức – Nam Cao với đề tài tiểu tư sản – Bộ
sách phê bình và bình luận văn học – tác giả trong nhà trường – Nam Cao, NXB văn học –
1997, tr 69 – 70)
2.4.1. Đề tài người nông dân trong tác phẩm Nam Cao.
Khi viết về người nông dân, Nam Cao đã lấy hiện thực về làng Đại Hoàng của mình
làm bối cảnh để sáng tác. Phần lớn những truyện ngắn viết về đề tài người nông dân của
Nam Cao ra đời vào những năm 1940 – 1945. Cái dấu ấn của một thời kì đen tối để lại khá
sâu đậm trong nhiều truyện ngắn của Nam Cao: vẫn là những chủ đề quen thuộc như nhiều

nhà văn hiện thực khác như: đời sống khó khăn, thóc cao gạo kém, con người phải vật lộn
để kiếm sống. Nhưng trong tác phẩm của Nam Cao, cái đói như một sức mạnh vô hình thít
chặt lấy số phận của các nhân vật từ “Nghèo” đến “Lão Hạc”, “Quái dị”… Chúng ta đều
bắt gặp một hoàn cảnh chung: nông thôn xơ xác, tiêu điều. “Nhà cửa lưa thưa. Toàn những
nhà tre úp xúp giữa những khu vườn rộng nhưng xấu lắm: mía đốt như lau hoặc khẳng
khiu như chân gà, chuối lè tè như những cây rau diếp ngồng, dĩ chỉ đến cây khoai, cây ráy
cũng không lên được. Người xấu xí và rách rưới. Cái số trẻ bụng ỏng mắt toét ngoài
đường sẵn lắm.” (Quái dị).
Xuyên suốt trong những truyện ngắn viết về người nông dân của Nam Cao là hình
ảnh những con người vật vã, giằng co với miếng ăn hàng ngày. Đó là những quá trình vật
lộn với cái nghèo, cái đói. Cái nghèo, cái đói luôn đeo đẳng đã làm cho những người nông
dân khốn khổ phải tìm mọi cách để vượt qua. Và cái chết là phương thuốc hữu hiệu nhất để
cắt rời họ với đói nghèo. Đó là cái chết đau đớn, xót xa của bà cái Đĩ (Một bữa no), anh Đĩ
Chuột (Nghèo), lão Hạc (Lão Hạc)… “Số phận các nhân vật của Nam Cao trước sau đều
- 19 -
kết thúc môt cách hết sức bi thảm. Cái chết vật vã, dữ dội của lão Hạc, cái chết ai oán đau
thương của bà cái Đĩ, cứ dội lên như những tiếng nấc, những tiếng thở dài não nuột. Trong
những ngày còn sống, cuộc đời đã dành cho họ biết bao cay đắng, lúc qua đời họ lại phải
nhận một cái chết thảm thê” (Hà Minh Đức – Nam Cao đời văn và tác phẩm – Nxb Hội
nhà văn, 1997, tr 45 – 46). Mỗi người môt hoàn cảnh, nhưng chung quy lại là cảnh nghèo
đói và chết đói của họ mang một ý nghĩa tố cáo xã hội sâu sắc. Cái đói làm thui chột nhân
cách của con người, làm mất đi những giá trị truyền thống, những tình cảm thiêng liêng. Vì
miếng ăn mà người cha luôn nhìn vào cái bụng căng tròn của con mình và khẳng định rằng:
“Trẻ con không biết đói” (Trẻ con không biết đói). Vì miếng ăn mà người cha đã tìm cách
làm thịt con chó và cùng bạn bè ăn nhậu no say trong khi vợ con mình đang đói khát (Trẻ
con không được ăn thịt chó).
Cuộc sống nghèo đói làm con người bị dồn vào cửa tử, ngõ cùng. Họ đã cố gắng
chóng chọi lại với cái đói bằng mọi cách nhưng cuối cùng họ vẫn bị tha hóa về diện mạo và
nhân phẩm, đạo đức. Họ đã bị chế độ xã hội cũ, sự nham hiểm của bọn thống trị đẩy vào
cuộc sống bế tắc. Cu Lộ (Tư cách mỏ) và Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam

Cao là đại diện tiêu biểu cho lớp người đó. Sự tha hóa biến chất đó là do sự ghẻ lạnh, lòng
đố kị của con người. Viết về sự tha hóa của người nông dân, Nam Cao nuốn phê phán, tố
cáo xã hội bất công, tàn nhẫn, độc ác đã biến họ thành những kẻ tham lam, đê tiện và cự
tuyệt quyền làm người của họ. Những kiếp người cùng khổ trong tác phẩm của Nam Cao
được ông viết bằng máu và nước mắt của mình. Với sự thông cảm, trân trọng và xót xa
trước cảnh ngộ của người nông dân, cũng như nhìn rõ bộ mặt của chế độ cũ mà những
trang viết về người nông dân của Nam Cao luôn có giá trị đối với thời gian.
2.4.2. Đề tài người tiểu tư sản trí thức nghèo trong tác phẩm Nam Cao.
Sinh ra ở nông thôn nhưng Nam Cao sống nhiều với tầng lớp tiểu tư sản thành thị.
Ông am hiểu cuộc sống cùng cực của người nông dân, nhưng càng thấm thía sâu sắc cuộc
sống của tầng lớp tiểu tư sản. Bởi bản thân ông đã từng là giáo khổ trường tư, là nhà văn
nghèo bất đắc dĩ “phải bán dần sự sống cho mình khỏi chết đói”.
Do sống trong hoàn cảnh đó nên Nam Cao hiểu được cuộc sống khổ cực, lận đận
của những người tiểu tư sản. Họ bị chèn ép bởi thực dân, địa chủ, tư sản. Đặc biệt trong
cuộc chiến tranh thế giới lần hai, cuộc sống của họ rất bấp bênh, khổ cực. Họ luôn bị coi
- 20 -
thường, khinh rẻ và bị chà đạp. Đi sâu vào thế giới tiểu tư sản, Nam Cao miêu tả cuộc sống
nghèo khổ, bị thất nghiệp, bệnh tật, đói khát… luôn vây quanh họ.
Những nhân vật trí thức nghèo của Nam Cao đều ôm ấp những ước mơ, hoài bão,
những dự định lớn lao đẹp đẽ: “Họ ao ước trở thành những nhà văn có tên tuổi”, “Họ ao
ước trở thành những nhà giáo tận tụy với công việc và với hy sinh”. Thế nhưng, họ không
thực hiện được, và những ước mơ mà họ đeo đuổi đã bị lụi tàn trong đói cơm rách áo.
“Cuộc đời cơ cực đang giơ vuốt
Cơm áo không đùa với khách thơ”
(Xuân Diệu)
Viết về người trí thức tiểu tư sản, Nam Cao cũng dũng cảm vạch ra được những mặt
thấp kém của họ. Không né tránh như Thạch Lam, không cực đoan, phiến diện như Vũ
Trọng Phụng, cũng không thi vị hóa như Nhất Linh, Khái Hưng, ngòi bút của Nam Cao
luôn tỉnh táo, đúng mực. Ông muốn xé toan lớp vỏ hào nhoáng bên ngoài của tầng lớp tiểu
tư sản, để tác giả có thể đi sâu vào một thực tế bên trong. Đó là cuộc sống ngột ngạt, chật

vật, điêu đứng tầm thường bởi miếng cơm và manh áo. Với vẻ bề ngoài, những nhân vật
của Nam Cao họ sống, hành động, dằn vặt lo âu, quằn quại trong bế tắt và tuyệt vọng.
“Truyện Nam Cao đã ghi lại chân thực cái hình ảnh bi hài của cuộc sống nghèo khổ, tủi
cực của người tiểu tư sản nghèo trong xã hội cũ, vốn vừa bi vừa hài; đồng thời, đã phản
ánh được cuộc sống oi bức bế tắc của xã hội đang đứng trước vực thẳm đói rét chiến
tranh, đã đe dọa cuộc sống vốn bấp bênh của tầng lớp tiểu tư sản”. (Nguyễn Hoàng Khung
– Nam Cao trong lịch sử văn học Việt Nam tập V (1930 – 1945) Phần II – Nxb Giáo dục,
1993, tr 40).
Khi lí tưởng của họ không thực hiện được thì những con người tiểu tư sản càng rơi
dần vào bi kịch chết mòn. Họ cùng có chung hoàn cảnh, họ luôn luôn ở trong tâm trạng
ngao ngán, tuyệt vọng và những nhân vật của ông thì không mấy có niềm vui. Những
khuôn mặt nhợt nhạt, gầy gò vì đói, những nếp nhăn hằn sâu và những đôi mắt mệt mỏi,
chán chường vì lo lắng, những thái độ thô lỗ, cục cằn trái với tâm tính của những người “có
học”… Tất cả hiện lên sinh động trước mắt người đọc. Tiếc từng đồng tiền mua thuốc cho
con, tàn nhẫn với vợ, tập “quen điều độ” với sự nghèo đói và chết dần chết mòn trong cảnh
- 21 -
đói nghèo – đó không chỉ là số phận riêng của từng con người mà còn là thân phận chung
của cả một tầng lớp người đang bế tắc, tuyệt vọng.
Người trí thức của Nam Cao luôn trải qua sự đấu tranh, giằng co giữa thiện và ác,
giữa ước mơ và hiện thực. Mặc dù có lúc họ rơi vào bi kịch, tuyệt vọng chán chường nhưng
họ kông hoàn toàn thụ động và cam chịu. Họ vẫn cố gắng chống chọi với những trở ngại để
mà sống, để tồn tại. Họ không bó tay chịu chết mặc dù thực tế rất phủ phàn. Họ phải
“chung lưng đấu vật với nhau, làm thế nào cho được sống (…), được ngước mắt lên, được
hít thở tự do cùng với tất cả mọi người (Sống mòn). Con người tri thức tiểu tư sản không
chỉ bị Nam Cao phơi trần tất cả những gì xấu xa với một thái độ hoài nghi, tuyệt vọng. Mà
Nam Cao đã mang vào trong tác phẩm của mình những hình ảnh của chính mình với niềm
rung động sâu sắc của những con người biết xót đau, biết tự trào, biết yêu thương triều
mến. Đó là những cảnh thực của người tiểu tư sản trí thức nghèo.
CHƯƠNG BA
- 22 -

CÁI ĐÓI – VẤN ĐỀ BAO TRÙM TRONG TÁC PHẨM CỦA NAM CAO TRƯỚC
CÁCH MẠNG THÁNG TÁM - 1945
3.1 Cái đói và chết đói – hiện tượng xuyên suốt trong nhiều tác phẩm của Nam Cao.
“Bước vào những năm bốn mươi,văn học hiện thực góp thêm một dấu ấn mới – đó là
sắc xám, là nỗi lo cứ trĩu dần lên của cái đói- cái đói, như là sự kết thúc của cả một quá
trình bần cùng hóa diễn ra mênh mông, trong rất nhiều dạng. Nam Cao ghi nhận quy luật
bần cùng hóa âm thầm mà gấp rút theo hướng đó với biết bao khắc khoải, lo âu” (Phong
Lê – Nam Cao người kết thúc vẻ vang trào lưu văn học hiện thực, NXB Đh Quốc Gia HN,
2003,tr 31 ). Có lẽ cũng chính vì vậy mà trong nhiều tác phẩm của Nam Cao, cái đói và
chết đói được đề cập một cách trực tiếp. Mặc dù nội dung những tác phẩm có khác nhau,
nhưng ở một mức độ nào đó chúng đều liên quan đến vấn đề cái đói và chết đói. Ngay ở
nhan đề tác phẩm, người đọc bắt gặp rất nhiều tên truyện nói về cái đói, cái ăn như: Đôi
móng giò, Trẻ con không được ăn thịt chó, Trẻ con không biết đói, Một bữa no, Hai người
ăn tết lạ…
Ở phương diện nhân vật, cái đói và chết đói là vấn đề xuyên suốt, nó trở đi trở lại
trong nhiều nhân vật của Nam Cao. Hầu hết các nhân vật của Nam Cao đói hoặc liên quan
đến chuyện cái đói. Không chỉ nông dân đói mà cả các tầng lớp thợ thuyền thành thị và giới
trí thức tiểu tư sản. Nam Cao viết về chuyện cái ăn không chỉ để nói chuyện ăn, chuyện tồn
tại, chuyện đói khát. Những vấn đề mà nhà văn đặt ra từ chủ đề này vượt xa ý nghĩa vừa
nêu. Cái đói trở thành một yếu tố cơ bản, chủ yếu của hoàn cảnh, giữ vai trò quyết định đối
với tính cách của nhân vật. Cái đói của con người chi phối và ảnh hưởng mạnh mẽ tới các
giá trị của cuộc sống như: tài năng, nhân cách, lòng vị tha… Cái đói, chết đói trong thế giới
nhân vật của Nam Cao không phải là chuyện của một cá nhân, mà trở thành vấn đề trung
tâm, là mối quan tâm của tất cả các thành viên trong thế giới ấy. Vấn đề cái đói, cái ăn tồn
tại ở khắp các quan hệ xã hội.
Không chỉ ở phương diện nhân vật, ở phương diện ngôn ngữ cũng có thể nhận thấy
rất nhiều các yếu tố biểu thị cái đói và chết đói. Từ đói và chết đói lặp đi lặp lại nhiều lần
trong ngôn ngữ người trần thuật và ngôn ngữ nhân vật. Hầu như tác phẩm nào của Nam
Cao cũng xuất hiện từ này. Truyện Nghèo được mở đầu bằng tiếng đòi ăn của thằng cu Bé
- 23 -

con chị đĩ Chuột: “ – Bu ơi con đói…Thằng cu chừng đói quá không chịu được, lại há
mồm ra. Mẹ nó đút cho nó một xêu nhỏ nữa. Nó nhắm mắt, duỗi cổ, cố nuốt cho trôi.
Nhưng cũng như lần trước, nó lại ọe ra, và khóc òa lên… Rồi hai mẹ con lẳng lặng ăn, cố
nuốt những bát cám đặt khè cho đỡ đói.” Trong khi đó, anh đĩ Chuột do phải “ ốm luôn
mấy tháng trời” cho nên trông anh rất đáng sợ: “Mái tóc dài xòa xuống tai và cổ, hai con
mắt ngơ ngát và lờ đờ, những chiếc răng dài và thưa ở cái mồm hé ra để cho dễ thở khiến
anh có cái vẻ đáng sợ của một con ma đói.” Từ đói xuất hiện 4 lần trong truyện Nghèo, 5
lần trong truyện Trẻ con không biết đói : “ Có lẽ trẻ con nó không biết đói. Không biết đói
thì không đói. Không đói thì không cần phải ăn”. Hắn sờ bụng những đứa con đang ngủ và
nghĩ thế. Rồi hắn ra đi, hắn tự cho mình có quyền ăn uống no say thỏa thích: “ Uống rượu
đã. Uống rượu lúc đói mới thấy ngon. Tội gì mà chẳng uống”.
Trong truyện Trẻ con không được ăn thịt chó thì từ đói xuất hiện đến 8 lần. Khi
“thị” đi chợ về thấy chồng đang làm thịt con chó và hắn bắt “thị” đi đong gạo, mua rượu,
mua nước mắm chịu thì “thị” tức lắm, nhưng biết làm gì hơn vì “thị” biết rằng: “Nó cục
như con chó vậy. Ương với nó, nó thượng cẳng chân, hạ cẳng tay là thường. Thiệt thân,
mà kết cục cũng vẫn phải đủ gạo cho nó thổi.” Cho nên: “ Thị rên lên như vừa bị mất
cướp. Nhưng nó đã muốn thế thì mặc nó. Thị cứ mua cho nó. Rồi bán gì đi mà trả nợ thì cứ
bán. Còn thì ăn, hết thì nhịn. Bố ăn lắm thì con chết đói”. Khi thịt chó đã chín rồi thì họ “
chẳng cần múc làm gì cho rếch bát” vì “ họ cũng thừa biết cả cửa nhà cơ nghiệp nhà hắn
chỉ có hai cái bát chậu ấy thôi. Nhưng có gì. Miễn là được uống rượu sớm hơn một chút.
Anh nào anh ấy đói ngầu”. Trong khi đó thì vợ con hắn đang quay quần với nhau trong xó
bếp và “ Thị biết rằng chúng đói. Khi người ta đã đói mà ngửi thấy mùi thịt chó, thì bụng
càng đói thêm. Thế mà bữa rượu của người bố với ba ông khách cứ kéo dài ra mãi. Nghĩ
mà bực quá! Cái thể không chết được, chứ giá chết được, thì thị chỉ thắt cổ mà chết đi cho
rồi… Thị dỗ con:
- Cố mà nhịn lúc nữa, các con ạ. Đợi trên nhà ăn xong, còn thừa thì ta ăn.
Rồi muốn cho chúng quên đi, thị xổ tóc ra cho chúng xúm vào bắt chấy... Nhưng chỉ
được một lúc là chúng chán. Thằng cu con ra hiệu đình công trước. Nó lăn vào lòng mẹ,
oằn oại vừa hụ hị kêu:
- Đói ! Bu ơi ! Đói…

- 24 -
Tức khắc những đứa kia cũng nhớ ra rằng chúng đói. Chúng không bắt chấy cho mẹ nữa.
Chúng thở dài. Chúng nuốt bọt nhem nhép. Chúng thừ mặt ra. Chúng nằm ẹp xuống đất và
lật áo lên để khoe cái bụng. Bụng đứa nào cũng gần dính lưng”.
Trong Những truyện không muốn viết, nhân vật “ tôi” bộc bạch, thú nhận: “Trọn đời
tôi, tôi chỉ sợ chết đói”. Cái đói tồn tại trong những hình ảnh miêu tả con người: “ Người
mẹ bê rổ chuối luộc lên. Ba đứa nhỏ sà ngay đến y như những con gà trông thấy một đoạn
giun trên mỏ mẹ. Chúng cùng kêu chí chóe. Đứa nọ sợ đứa kia cướp mất. Sáu cái tay cùng
bám vào rổ. Sáu cái tay cùng giằng. Người mẹ vừa xua vừa quát ( Trẻ con không biết đói ).
Qua các phương diện trên, cái đói và chết đói thực sự là một hiện tượng xuyên suốt trong
nhiều tác phẩm của Nam Cao.
3.2. Cái đói – vấn đề cái ăn và sự tồn tại.
Cái ăn và sự tồn tại là vấn đề đầu tiên Nam Cao đặt ra khi viết về cái đói. Hiện thực
xã hội mà nhà văn phản ánh vô cùng đen tối. Ở đó có bao người là nạn nhân của cái đói, cái
nghèo. Phần lớn họ đều ở trong tình trạng kiệt quệ. Mỗi người một cảnh ngộ, song tất cả họ
đều rơi vào sự quẩn bách. Để duy trì sự tồn tại họ phải tìm kiếm, phải ăn những “cái ăn”
không phải giành cho người. Truyện Nghèo kể về cảnh ngộ một người mẹ đành cho hai đứa
con ăn chè cám. Những miếng chè cám không xoa dịu được những cái dạ dày lép kẹp của
bọn trẻ, mà trái lại, càng làm cho cái đói của bọn chúng dữ dội hơn: “Một miếng vừa vào
mồm nó đã khen “ngon quá”. Nhưng chưa kịp ăn miếng nữa, nó đã ọe một cái, mũi đỏ lên,
nước mắt ứa ra giàn giụa.
- Sao thế?
Nó hụ hị nhìn mẹ mà không nói, cũng không chịu há mồm ăn nữa. Cái gái nhìn mẹ,
xêu một miếng chè nữa ăn thử lại:
- Nhạt quá bu ạ.
Chị Chuột mắng con:
- Làm gì có nhiều mật mà ngọt. Có mà ăn cho no bụng là phúc rồi.
Thằng cu chừng đói quá không chịu được, lại há mồm ra. Mẹ nó đút cho nó một xêu
nhỏ nữa. Nó nhắm mắt, duỗi cổ, cố nuốt cho trôi. Nhưng cũng như lần trước, nó lại ọe ra,
và khóc òa lên. Chị đĩ Chuột lấy tay áo lau nước mắt không cầm nổi đã trào ra hai má hõm

xanh bủng như người ngã nước. Cái Gái lấy tay di một cục “chè”. Rồi bỗng nói to lên:
- 25 -

×