Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

PHÂN TÍCH sự HÌNH THÀNH và PHÁT TRIỂN của KINH tế CHÍNH TRỊ mác – LÊNIN nêu ý NGHĨA của VIỆC NGHIÊN cứu KINH tế CHÍNH TRỊ mác – LÊNIN TRONG QUÁ TRÌNH LAO ĐỘNG và QUẢN TRỊ QUỐC GIA LIÊN hệ THỰC TIỄN VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (360.36 KB, 22 trang )

1

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

Học phần: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN
ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA
KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN. NÊU Ý NGHĨA CỦA VIỆC
NGHIÊN CỨU KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN TRONG
Q TRÌNH LAO ĐỘNG VÀ QUẢN TRỊ QUỐC GIA. LIÊN HỆ
THỰC TIỄN VIỆT NAM.

Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Thị Giang
Học viên thực hiện
: Triệu Hồng Nguyên
Lớp
: K23CLC – NHA
Mã sinh viên
: 23A4010475

Hà nội, ngày 16 tháng 06 năm 2021


2
MỤC LỤC
NỘI DUNG
MỤC LỤC

TRANG
2


MỞ ĐẦU

3

1. Tính cấp thiết của đề tài

3

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4

4. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu

4

5. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của đề tài

4

NỘI DUNG

5

Phần 1. Sự hình thành và phát triển của Kinh tế chính trị
Mác– Lênin


5

1. Thuật ngữ Kinh tế chính trị (Political Economy).

5

2. Q trình phát triển tư tưởng kinh tế của loài người.

5

Phần 2. Ý nghĩa của việc nghiên cứu kinh tế chính trị Mác –
Lênin trong quá trình lao động và quản trị quốc gia.
1. Khái niệm “lao động” và “quản trị quốc gia”
2. Ý nghĩa của việc nghiên cứu kinh tế chính trị Mác Lênin trong quá trình lao động và quản trị quốc gia.

12
13
13

Phần 3. Liên hệ thực tiễn Việt Nam

18

Phần 4. Liên hệ bản thân

21

KẾT LUẬN


22

TÀI LIỆU THAM KHẢO

22

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, trên khắp mọi nơi trên thế giới, đặc biệt trên mọi giảng đường Đại
học, người ta thường nghiên cứu, học tập về một môn học mang tên Kinh tế chính
trị Mác – Lênin. Tuy nhiên, Kinh tế chính trị Mác – Lênin khơng chỉ là một môn


3
học mà đó chính xác là một hệ tư tưởng, nhận thức vơ hình nhưng có sức mạnh to
lớn, ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh cuộc sống của nhân loại. Bạn biết khơng, đằng
kia một góc phố nhỏ có chàng trai trẻ trung đang mua bó hoa tươi thắm dành tặng
người thương; hay trên những nẻo đường xinh xắn, những quán cafe, tạp hóa đều
xếp hàng như đang đợi ai đó ngang qua ghé thăm, trên đường cao tốc chạy lên thành
phố phồn hoa thấy rất nhiều những công ty, nhà máy lớn,... Mỗi một địa điểm trên
thế gian này, mỗi nơi con người đặt chân đến và xây dựng nên, đều có sự phát triển
về kinh tế nhất định và được quản lý dưới bộ máy nhà nước. Và để đạt được thành
tựu chính là cuộc sống tưởng như bình phàm ngày hơm nay, kinh tế chính trị Mác –
Lênin đã góp phần to lớn cho sự phát triển ấy của nhân loại. Kinh tế chính trị chính
là hơi thở của thời đại, mang bao câu chuyện đi qua bao thế hệ và khơng ngừng
hồn thiện hơn. Vậy mơn khoa học kinh tế này được hình thành như thế nào, đã
phát triển ra sao, và ý nghĩa của nó to lớn đến mức nào, mong muốn được làm rõ
những điều trên đây chính là động lưc khiến em quyết định nghiên cứu về đề tài:
“Phân tích sự hình thành và phát triển của kinh tế chính trị Mác – Lê nin. Nêu ý
nghĩa của việc nghiên cứu kinh tế chính trị Mác – Lê nin trong q trình lao động

và quản trị quốc gia. Liên hệ thực tiễn Việt Nam.”

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Bài tiểu luận được viết với mục đích giúp mọi người có cái nhìn đầy đủ
về sự hình thành và phát triển của kinh tế chính trị Mác – Lê nin, cũng như nắm rõ
về ý nghĩa nghiên cứu kinh tế chính trị Mác – Lê nin trong quá trình lao động và
quản trị quốc gia. Từ đó liên hệ thực tiễn Việt Nam.

Bài tiểu luận sẽ đi phân tích sâu về lịch sử hình thành và phát triển của
kinh tế chính trị Mác – Lênin, ý nghĩa của việc nghiên cứu qua 4 chức năng
của kinh tế chính trị Mác – Lênin, liên hệ thực tiễn Việt Nam và đưa ra giải
pháp; đồng thời liên hệ bản thân.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: lịch sử hình thành và phát triển của kinh tế chính trị
Mác – Lê nin, ý nghĩa của việc nghiên cứu kinh tế chính trị Mác – Lê nin trong
quá trình lao động và quản trị quốc gia.


4

Phạm vi nghiên cứu: toàn thế giới, giai đoạn từ 1615 đến nay.
4. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lí luận: Lịch sử các học thuyết kinh tế và 4 chức năng của Kinh
tế chính trị Mác – Lênin.
Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng phương pháp luận biện chứng
duy vật với các phương pháp như: thống nhất logic và lịch sử, phân tích, tổng
hợp, khái qt hóa và hệ thống hóa.
5. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa lí luận: Đề tài giải quyết được vấn đề lí luận về sự hình thành
và phát triển của Kinh tế chính trị Mác – Lênin cùng ý nghĩa của nó. lực

Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài giúp chúng ta nắm rõ vị trí cách Kinh tế chính
trị Mác – Lênin được hình thành trong suốt chiều dài nhiều thập kỷ qua, đồng
thời cho thấy tầm quan trọng của môn khoa học kinh tế này đối với quá trình
lao động và quản trị quốc gia. Bên cạnh đó, đề tài đưa ra phép so sánh, đối
chiếu tầm ảnh hưởng của Kinh tế học Mác – Lênin đến Việt Nam, từ đó đưa
ra nhận thức đúng đắn cùng giải pháp.

NỘI DUNG
Phần 1. Sự hình thành và phát triển của Kinh tế chính trị Mác – Lênin
1. Thuật ngữ Kinh tế chính trị (Political Economy).
Về mặt thuật ngữ, thuật ngữ khoa học kinh tế chính trị (political economy)
được xuất hiện vào đầu thế kỉ thứ XVII trong tác phẩm Chuyên luận về kinh tế


5
chính trị được xuất bản năm 1615. Đây là tác phẩm mang tính lý luận kinh tế chính
trị của nhà kinh tế người Pháp (thuộc trường phái trọng thương Pháp) có tên gọi là
A.Montchretien. Trong tác phẩm này, tác giả đề xuất môn khoa học mới – khoa học
kinh tế chính trị. Tuy nhiên, tác phẩm này mới chỉ là những phác thảo ban đầu về
mơn kinh tế chính trị. Tới thế kỉ XVIII, với sự xuất hiện lý luận của A.Smith – một
nhà kinh tế học người Anh, thì kinh tế chính trị mới trở thành mơn học có tính hệ
thống với các phạm trù, khái niệm chuyên ngành. Kể từ đó, kinh tế chính trị dần trở
thành một môn khoa học và được phát triển cho đến tận ngày nay.
2. Quá trình phát triển tư tưởng kinh tế của lồi người.
Trong dịng chảy tư tưởng kinh tế của nhân loại kể từ thời kì cổ đại cho
tới ngày nay, do đặc thù trình độ phát triển ứng với mỗi giai đoạn lịch sử, mỗi nền
sản xuất xã hội mà hình thành nhiều tư tưởng, trường phái lý luận về kinh tế khác
nhau.
Mặc dù có sự đa dạng về nội hàm lý luận, nội dung tiếp cận và đối tượng
nghiên cứu riêng phản ánh trình độ nhận thức, lập trường tư tưởng và quan điểm lợi

ích của mỗi trường phái, song các chuyên ngành khoa học kinh tế nói chung và
khoa học kinh tế chính trị nói riêng đều có điểm chung ở chỗ chúng là kết quả của
quá trình khơng ngừng hồn thiện. Các phạm trù, khái niệm khoa học với tư cách là
kết quả nghiên cứu và phát triển khoa học kinh tế chính trị ở giai đoạn sau đều có sự
kế thừa một cách sáng tạo trên cơ sở những tiền đề lý luận đã được khám phá ở
những giai đoạn trước đó, đồng thời dựa trên cơ sở kết quả tổng kết thực tiễn kinh
tế của xã hội đang diễn ra. Kinh tế chính trị Mác – Lênin, một trong những môn
khoa học kinh tế chính trị của nhân loại, được hình thành và phát triển theo logic
lịch sử như vậy.
Xét một cách khái quát, q trình phát triển tư tưởng kinh tế của lồi người
có thể được mơ tả như sau:
2.1.

Giai đoạn thứ nhất, từ thời cổ đại đến cuối thế kỉ XVIII

2.1.1. Chủ nghĩa trọng thương


6
Chủ nghĩa trọng thương là hình thái đầu tiên của hệ tư tưởng tư sản trong
lĩnh vực kinh tế chính trị, xuất hiện từ giữa thế kỷ XV đến giữa thế kỷ XVII, trong
giai đoạn tan rã của chế độ phong kiến và thời kỳ tích luỹ nguyên thủy tư bản chủ
nghĩa. Đó là thời kỳ chủ nghĩa duy vật đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm, kinh tế
hàng hoá và khoa học tự nhiên phát triển mạnh (cơ học, thiên văn học, địa lý…).
Đặc biệt là những phát kiến địa lý cuối thế kỷ XV đầu thế kỷ XVI tìm ra châu Mỹ,
đường biển qua châu Phi, từ châu Âu sang ấn Độ… đã tạo điều kiện cho ngoại
thương phát triển. Chính vì vậy, các nhà tư tưởng của chủ nghĩa trọng thương với
những đại biểu điển hình ở Anh như Uyliam Staphot (1554- 1612), Tômat Mun
(1571-1641); ở Pháp là Môngcrêchiên (1575-1629), Cônbe (1618-1683) đã đánh giá
cao vai trò của thương nghiệp, đặc biệt là ngoại thương, coi thương nghiệp là nguồn

gốc giàu có của quốc gia. 
Đối tượng nghiên cứu của chủ nghĩa trọng thương là lĩnh vực lưu thông; lấy
tiền làm nội dung căn bản của của cải, là biểu hiện sự giàu có của một quốc gia; dựa
vào quyền lực nhà nước để phát triển kinh tế; nguồn gốc của lợi nhuận là từ thương
nghiệp do mua rẻ bán đắt… nhằm tích luỹ tiền tệ, đẩy nhanh sự ra đời của chủ
nghĩa tư bản. 
Chủ nghĩa trọng thương chưa biết đến quy luật kinh tế, phương pháp nghiên
cứu là sự khái qt có tính chất kinh nghiệm những hiện tượng bề ngoài của đời
sống kinh tế – xã hội, họ mới chỉ đứng trên lĩnh vực lưu thông, trao đổi để xem xét
những  biện  pháp  tích  luỹ  tư  bản.  Vì  vậy,  khi  sự  phát  triển  cao  hơn  của  chủ
nghĩa tư bản đã dần dần làm cho những luận điểm của chủ nghĩa trọng thương trở
nên lỗi thời, phải nhường chỗ cho học thuyết kinh tế mới, tiến bộ hơn. 
2.1.2. Chủ nghĩa trọng nông
Chủ nghĩa trọng nông xuất hiện chủ yếu ở Pháp vào giữa thế kỷ XVIII do
hồn cảnh kinh tế đặc biệt của Pháp lúc bấy giờ là sự đình đốn của nền nơng
nghiệp. Do sự bóc lột hà khắc của địa chủ phong kiến, nông dân phải nộp địa tô cao
và nhiều thứ thuế khác; thêm vào đó là chính sách trọng thương của Cơnbe đã cướp
bóc nơng nghiệp để phát triển cơng nghiệp (hạ giá ngũ cốc, thực hiện “ăn đói để
xuất  khẩu”…) làm cho nơng nghiệp nước Pháp sa sút nghiêm trọng, nơng dân túng


7
quẫn. Nhà triết học Vônte đã nhận xét: “Nông dân bàn tán về lúa mỳ nhiều hơn về
thượng đế”. Trong bối cảnh đó chủ nghĩa trọng nơng đã ra đời nhằm giải phóng
kinh tế nơng nghiệp nước Pháp khỏi quan  hệ  sản  xuất  phong kiến, phát triển nông
nghiệp theo kiểu tư bản chủ nghĩa. 
Những  đại  biểu  xuất  sắc  của  chủ  nghĩa  trọng  nông  là  Phơrăngxoa  Kênê
(1694-1774)  và  Tuyếcgơ  (1727-1771). So với chủ nghĩa trọng thương thì chủ
nghĩa trọng nông đã đạt được những bước tiến bộ đáng kể trong phát triển khoa học
kinh tế. Chủ nghĩa trọng nông đã chuyển đối tượng nghiên cứu từ lĩnh vực lưu

thơng sang lĩnh vực sản xuất, tìm nguồn của của cải và sự giàu có của xã hội từ lĩnh
vực sản xuất; coi sản phẩm thuần tuý (sản phẩm thặng dư) là phần chênh lệch giữa
tổng sản phẩm và chi phí sản xuất; giá trị hàng hố có trước khi đem trao đổi, cịn
lưu thơng và trao đổi khơng tạo ra giá trị; lần đầu tiên việc nghiên cứu  tái  sản  xuất
xã  hội  được  thể  hiện  trong  “Biểu  kinh  tế” của Ph. Kênê… là những tư tưởng
thiên tài của thời kỳ bấy giờ. 
Tuy nhiên, chủ nghĩa trọng nơng cịn nhiều hạn chế: Chỉ coi nơng nghiệp là
ngành sản xuất duy nhất, là nguồn gốc của sự giàu có, chưa thấy vai trị quan trọng
của cơng nghiệp; chưa thấy mối quan hệ thống nhất giữa sản xuất và lưu thông.  Họ
đã nghiên cứu chủ nghĩa tư bản thông qua các phạm trù: sản phẩm thuần tuý, tư
bản, lao động sản xuất, kết cấu giai cấp… nhưng lại chưa phân tích được những
khái niệm cơ sở như: hàng hoá, giá trị, tiền tệ, lợi nhuận.
2.1.3. Kinh tế chính trị tư sản cổ điển 
Cuối thế kỷ XVII, khi q trình tích luỹ ban đầu của chủ nghĩa tư bản đã kết
thúc và thời kỳ phát triển của chủ nghĩa tư bản đã bắt đầu, nhiều vấn đề kinh tế của
chủ nghĩa tư bản đặt ra vượt quá khả năng giải thích của chủ nghĩa trọng thương,
địi hỏi phải có lý luận mới. Vì vậy, kinh tế chính trị tư sản cổ điển đã ra đời và phát
triển mạnh ở Anh và Pháp. 
Kinh tế chính trị tư sản cổ điển ở Anh mở đầu từ Uyliam Pétti (1623-1687) đến
Ađam Xmít (1723-1790) và kết thúc ở Đavít Ricácđơ (1772-1823). U. Pétti được
mệnh danh là người sáng lập ra kinh tế chính trị tư sản cổ điển; A. Xmít là nhà kinh


8
tế của thời kỳ công trường thủ công; Đ. Ricácđô là nhà kinh tế của thời kỳ đại công
nghiệp cơ khí của chủ nghĩa tư bản, là đỉnh cao lý luận của kinh tế chính trị tư sản
cổ điển. 
Các nhà kinh tế chính trị tư sản cổ điển đã chuyển đối tượng nghiên cứu từ lĩnh
vực lưu thông sang lĩnh vực sản xuất, mà trong đó “lao động làm thuê của những
người nghèo là nguồn gốc làm giàu vô tận cho những người giàu”. Lần đầu tiên các

nhà kinh tế chính trị tư sản cổ điển đã áp dụng phương pháp trừu tượng hoá khoa
học để nghiên cứu các hiện tượng và quá trình kinh tế để vạch ra bản chất của quan
hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. Vì vậy, trường phái này đã nêu được một cách có hệ
thống các phạm trù và quy luật kinh tế của xã hội tư bản như: giá trị, giá cả, tiền tệ,
tư bản, lợi nhuận, lợi tức, địa tô, tiền lương, tái sản xuất xã hội… Đồng thời họ là
những người ủng hộ tự do cạnh tranh theo cơ chế thị trường tự điều chỉnh. 
Tuy nhiên, các nhà kinh tế chính trị tư sản cổ điển cịn nhiều hạn chế, coi quy
luật kinh tế của chủ nghĩa tư bản là quy luật tự nhiên, tuyệt đối, vĩnh viễn. Nhận xét
chung về kinh tế chính trị tư sản cổ điển, C. Mác viết: “Ricácđơ, người đại biểu vĩ
đại cuối cùng của nó, rốt cuộc cũng đã lấy một cách có ý thức sự đối lập giữa những
lợi ích giai cấp, giữa tiền cơng và lợi nhuận, giữa lợi nhuận và địa tô, làm khởi điểm
cho cơng trình nghiên cứu của mình và ngây thơ cho rằng sự đối lập đó là một quy
luật tự nhiên của đời sống xã hội. Với điều đó, khoa học kinh tế tư sản đã đạt tới cái
giới hạn cuối cùng khơng thể vượt qua được của nó”1. 
Đầu thế kỷ XIX, khi cuộc cách mạng cơng nghiệp đã hồn thành, mâu thuẫn
kinh tế và giai cấp của chủ nghĩa tư bản đã bộc lộ rõ nét: 1825 mở đầu cho các cuộc
khủng hoảng kinh tế có chu kỳ, phong trào đấu tranh của giai cấp vơ sản ngày càng
lớn mạnh đe doạ sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản. Vì vậy, trường phái kinh tế chính
trị tư sản tầm thường đã xuất hiện nhằm bảo vệ lợi ích cho giai cấp tư sản, biện hộ
một cách có ý thức cho chủ nghĩa tư bản. C.Mác đã nhận xét: “Sự nghiên cứu không
vụ lợi nhường chỗ cho những cuộc bút chiến của những kẻ viết văn th, những sự
tìm tịi khoa học vơ tư nhường chỗ cho lương tâm độc ác và ý đồ xấu xa của bọn
chuyên nghề ca tụng”1. Những đại biểu điển hình của kinh tế chính trị tư sản tầm


9
thường là Tômát Rôbớc Mantút (1766-1834) ở Anh; Giăng Batixtơ Xây (17671823) ở Pháp. 
2.2.

Giai đoạn thứ hai, từ sau thế kỉ XVIII đến nay


Từ sau thế kỉ XVIII đến nay, lý luận kinh tế chính trị phát triển theo các
hướng các nhau, với các trường phái kinh tế đa dạng. Cụ thể:
2.2.1. Kinh tế chính trị của C.Mác
C.Mác đã kế thừa trực tiếp những giá trị khoa học của kinh tế chính trị tư sản
cổ điển Anh để phát triển lý luận kinh tế chính trị về phương thức sản xuất tư bản
chủ nghĩa . C.Mác xây dựng hệ thống lý luận kinh tế chính trị một cách khoa học,
tồn diện về nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, tìm ra những quy luật kinh tế chi phối
sự hình thành, phát triển và luận chứng vai trò lịch sử của phương thức sản xuất tư
bản chủ nghĩa. Cùng với C.Mác, Ph.Ănghen (1820 – 1895) cũng là người có cơng
lao vĩ đại trong việc cơng bố lý luận kinh tế chính trị, một trong ba bộ phận cấu
thành của chủ nghĩa Mác. Lý luận kinh tế chính trị của C.Mác và Ph.Ănghen được
thể hiện tập trung và cô đọng nhất trong bộ Tư bản. Trong đó, C.Mác trình bày một
cách khoa học và chỉnh thể các phạm trù cơ bản nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, thực
chất cũng là nền kinh tế thị trường như: hàng hóa, tiền tệ, giá trị thặng dư, tích lũy,
lợi nhuận, lợi tức, địa tơ, tư bản, cạnh tranh cùng các quy luật kinh tế cơ bản cũng
như các quan hệ xã hội giữa các giai cấp trong nền kinh tế thị trường dưới bối cảnh
nền sản xuất tư bản chủ nghĩa. Các lý luận kinh tế chính trị của C.Mác nêu trên
được khái quát thành các học thuyết lớn như học thuyết giá trị, học thuyết giá trị
thặng dư, học thuyết tích lũy, học thuyết về lợi nhuận, học thuyết về địa tô... Với
học thuyết giá trị thặng dư nói riêng và Bộ Tư bản nói chung, C.Mác đã xây dựng
cơ sở khoa học, cách mạng cho sự hình thành chủ nghĩa Mác nói chung và nền tảng
tư tưởng cho giai cấp công nhân. Học thuyết giá trị thặng dư của C.Mác đồng thời
cũng là cơ sở khoa học luận chứng cho vai trò lịch sử của phương thức sản xuất tư
bản chủ nghĩa.
2.2.2. Kinh tế chính trị của Lênin


10
Những tư tưởng khoa học của C.Mác và Ph.Ănghen được V.I.Lenin (1870 –

1924) tiếp tục phát triển. Sống trong thời đại CNTB phát triển sang giai đoạn mới –
giai đoạn độc quyền, Lênin đã phát triển những tư tưởng về độc quyền của C.Mác
và Ph.Ănghen, xây dựng lí thuyết mới: lý thuyết về CNTB độc quyền. Đây là cơ sở
lý luận quan trọng để nhận thức CNTB hiện tại. Đồng thời, Lênin còn là nhà cách
mạng, trực tiếp lãnh đạo cách mạng vô sản ở nước Nga. Từ thực tiễn xây dựng
CNXH ở Nga, Lênin đã trực tiếp xây dựng Kinh tế chính trị thời kỳ q độ lên
CNXH. Đó là những đóng góp đặc biệt quan trọng của V.I.Lenin. Những đóng góp
to lớn trên nhiều lĩnh vực làm tên tuổi của Ông gắn liền với tên tuổi C.Mác: chủ
nghĩa Mác trở thành chủ nghĩa Mác – Lênin.
Sau khi V.I.Lênin qua đời, các nhà nghiên cứu kinh tế của các Đảng Cộng
sản tiếp tục nghiên cứu và bổ sung, phát triển kinh tế chính Mác – Lênin cho đến
ngày nay. Cùng với lý luận của các Đảng Cộng sản, hiện nay, trên thế giới có rất
nhiều nhà kinh tế nghiên cứu kinh tế chính trị theo cách tiếp cận của kinh tế chính
trị Mác – Lênin với nhiều cơng trình được cơng bố trên khắp thế giới. Các cơng
trình nghiên cứu đó được xếp vào nhánh Kinh tế chính trị Marxist (Marxist – những
người theo chủ nghĩa Mác).
2.2.3. Kinh tế chính trị tân cổ điển
Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, khi nền sản xuất ở các nước phương Tây
chuyển sang giai đoạn phát triển cao hơn, tích tụ và tập trung sản xuất cao độ,
trường phái cổ điển mới xuất hiện. Các đại biểu nổi tiếng của trường phái này là
Herman Gossen (1810 – 1858), Karl Menger (1840 – 1921), John Bates Clark (1847
– 1938), Leon Walras (1834 – 1910),... Các nhà cổ điển mới quan tâm nhiều đến
lĩnh vực lưu thông; đi sâu nghiên cứu nhu cầu và tác động của yếu tố tâm lý đến các
vấn đề kinh tế. Họ chủ trương xây dựng Kinh tế chính trị thành khoa học kinh tế
thuần túy. Thuật nhữ “Kinh tế học” được đưa ra để thay thế cho thuật ngữ “Kinh tế
chính trị” và các cơng cụ mới (đặc biệt là toán học), các khái niệm mới: “sản phẩm
giới hạn”, “năng suất giới hạn”, “lợi ich giới hạn” ... được đưa ra để giải thích các
vấn đề kinh tế. Đây là những tiền đề quan trọng để sử dụng lý thuyết kinh tế học
hiện đại.



11
2.2.4. Kinh tế chính trị Keynes
Thời kỳ 1929 – 1933, các khuyết tật của kinh tế thị trường đã bộc lộ một
cách đầy đủ, đẩy nền kinh tế thế giới lâm vào khủng hoảng. Điều đó làm cho các lý
thuyết đề cao kinh tế thị trường tự do lâm vào bế tắc, làm xuất hiện lý thuyết kinh tế
đề cao vai trò nhà nước: lý thuyết kinh tế của John Maynard Keynes (1884 – 1946).
Theo J.M.Keynes, bằng các chính sách của mình (lãi suất, thuế, đầu tư,...), nhà nước
có vai trò to lớn trong vai trò tạo việc làm, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng.
J.M.Keynes đã đóng góp to lớn trong việc xây dựng kinh tế học vi mô.
2.2.5. Kinh tế chính trị hiện đại
Nền kinh tế càng phát triển, cấu trúc và các quan hệ nội tại của nó càng trở
nên phức tạp. Điều đó địi hỏi và cho phép các nhà kinh tế xây dựng các lý thuyết
kinh tế hết sức đa dạng và sâu sắc. Phạm vi nghiên cứu của các lý thuyết kinh tế học
hiện đại rất rộng, từ tâm lý, hành vi ứng xử của người tiêu dùng; phương thức doanh
nghiệp tối thiểu hóa chi phí, tối đa hóa lợi nhuận; những ưu việt và khuyết tật của
cơ chế thị trường; các quan hệ cơ bản của nền kinh tế thị trường; quan hệ cung –
cầu, quan hệ giữa các thị trường ... cho đến quá trình tăng trưởng, phát triển của các
nền kinh tế, các vấn đề xã hội và các chính sách của chính phủ tác động đến các q
trình đó... Kinh tế học hiện đại hết sức coi trọng nghiên cứu mặt lượng của các quan
hệ kinh tế. Vì thế, các cơng thức, mơ hình, đồ thị tốn học... được sử dụng phổ biến
để nghiên cứu các quan hệ kinh tế.
Các đại biểu ưu tú của kinh tế học hiện đại là: T. Veblen (1857 – 1920),
Friedrich August Hayek (1889 – 1992), John Richard Hicks (1904 – 1989), Simon
Kuznets (1901 – 1985), ... Theo hướng nghiên cứu của mình, kinh tế học hiện đại
đạt được rất nhiều thành công. Các lý thuyết kinh tế hiện đại được ứng dụng rất
rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của nền kinh tế, đặc biệt là việc điều hành kinh tế vi
mô.
3. Kết luận
Như vậy, kinh tế chính trị Mác – Lênin là một trong những dịng lý thuyết

kinh tế chính trị nằm trong dịng chảy phát triển tư tưởng kinh tế của nhân loại,


12
được hình thành và đặt nền móng bởi C.Mác – Ph.Ănghen, dựa trên cơ sở kế thừa
và phát triển những giá trị khoa học của kinh tế chính trị của nhân loại trước đó,
trực tiếp là những giá trị khoa học của kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh, được
V.I.Lênin kế thừa và phát triển. Kinh tế chính trị Mác – Lênin có q trình phát
triển liên tục kể từ giữa thế kỷ thứ XIX đến nay.
Phần 2. Ý nghĩa của việc nghiên cứu kinh tế chính trị Mác – Lênin trong quá
trình lao động và quản trị quốc gia.
1. Khái niệm “lao động” và “quản trị quốc gia”
Lao động, trong kinh tế học, được hiểu là một yếu tố sản xuất do
con người tạo ra và là một dịch vụ hay hàng hóa. Người có nhu cầu về hàng hóa này
là người sản xuất. Cịn người cung cấp hàng hóa này là người lao động. Cũng như
mọi hàng hóa và dịch vụ khác, lao động được trao đổi trên thị trường, gọi là thị
trường lao động. Giá cả của lao động là tiền công thực tế mà người sản xuất trả cho
người lao động. Mức tiền cơng chính là mức giá của lao động.
Quản trị quốc gia đề cập đến các hoạt động đối nội và đối ngoại của một
đơn vị hết sức căn bản là “quốc gia” hay “đất nước”. Quản trị quốc gia hàm ý các
hệ thống kinh tế - chính trị trong những khơng gian lãnh thổ có chủ quyền, và quyền
lực được phân bố cho các chủ thể cả trong và ngồi nhà nước. Nói cách khác, hoạt
động quản trị quốc gia là việc thực thi quyền lực chính trị, kinh tế, và hành chính để
giải quyết các vấn đề ở mọi cấp độ.
2. Ý nghĩa của việc nghiên cứu kinh tế chính trị Mác – Lênin trong quá trình
lao động và quản trị quốc gia.
2.1.

Việc nghiên cứu kinh tế chính trị Mác – Lênin mang đến những nhận


thức, tri thức quan trọng cho nhân loại trong quá trình lao động và quản trị quốc
gia.
Với tư cách là một mơn khoa học kinh tế, kinh tế chính trị Mác – Lênin cung
cấp hệ thống tri thức lý luận về sự vận động của các quan hệ giữa người và người
trong sản xuất và trao đổi; về sự liên hệ tác động biện chứng giữa người với người


13
trong sản xuất và trao đổi với lực lượng sản xuất; kiến trúc thượng tầng tương ứng
trong những nấc thang phát triển khác nhau của nền sản xuất xã hội.
Cụ thể hơn, kinh tế chính trị Mác – Lênin cung cấp hệ thống tri thức mở về
những quy luật chi phối sự phát triển của sản xuất và trao đổi gắn với phương thức
sản xuất, về lịch sử phát triển các quan hệ của sản xuất và trao đổi của nhân loại nói
chung, về nền sản xuất tư bản chủ nghĩa và thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội nói
riêng.
Kinh tế chính trị Mác – Lênin cung cấp những phạm trù kinh tế cơ bản, bản
chất, phát hiện và nhận diện các quy luật kinh tế của nền kinh tế thị trường; làm cơ
sở lý luận cho việc nhận thức các hiện tượng kinh tế mang tính biểu hiện trên bề
mặt xã hội. Trên cơ sở hệ thống những tri thức khoa học như vậy, kinh tế chính trị
Mác – Lênin góp phần làm cho nhận thức, tư duy của chủ thể nghiên cứu được mở
rộng, sự hiểu biết của mỗi cá nhân về các quan hệ kinh tế, những triển vọng, xu
hướng phát triển kinh tế xã hội vốn vận động phức tạp, đan xen, tưởng như rất hỗn
độn trên bề mặt xã hội nhưng thực chất chúng đều tuân thủ các quy luật nhất định.
Từ đó, nhận thức được ở tầng sâu hơn, xuyên qua các quan hệ phức tạp như vậy,
nhận thức được các quy luật và tính quy luật.
Từ những điều trên, ta có thể suy ra khi con người hiểu được bản chất của 
các hiện tượng và quá trình kinh tế, nắm được các quy luật kinh tế chi phối sự vận
động và phát triển kinh tế; phát triển lý luận kinh tế và vận dụng lý luận đó vào thực
tế; đó chính là lúc năng lực của lực lượng sản xuất được phát triển.
Con người trong q trình lao động ln đi đúng hướng, làm đúng phương

thức, vận  dụng  các quy  luật  kinh  tế  một  cách  có  ý thức vào hoạt động kinh tế;
từ đó đạt hiệu quả kinh tế, xã hội cao. Với sự phát triển của khoa học – kĩ thuật,
không chỉ người lao động, mà cả tư liệu lao động cũng trở nên đa dạng, đa chức
năng để có thể giúp con người trong quá trình lao động xây dựng quốc gia phồn
vinh. Xã hội chủ nghĩa mà chúng ta xây dựng ngày nay, chín muồi đến mức nào,
tùy thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Tính chất xã hội chủ nghĩa
của nền sản xuất trước hết là mục tiêu xã hội của nền sản xuất, ai là người được
hưởng lợi từ sự phát triển của sản xuất và phát triển kinh tế để đạt những mục tiêu


14
xã hội. Con người luôn luôn kế thừa những tinh hoa của người đi trước, không
ngừng cập nhật, cải tiến sao cho thích ứng với thời đại, rồi lại từ đó đem những
thành quả đó đến cho thế hệ đời sau. Có thể nói, nhân loại chúng ta khi nghiên cứu
bộ mơn kinh tế chính trị Mác – Lênin, dù cho ở giai đoạn lịch sử nào, đều không
ngừng tốt lên mỗi ngày, khi dòng chảy tri thức mà Mác - Lênin mang lại đang cuồn
cuộn chảy qua từng thế hệ.
Khơng chỉ như vậy, kinh tế chính trị Mác – Lênin chính là tiền đề để bộ máy
các cấp nhà nước dựa vào đó quản trị quốc gia Trên thực tế chưa bao giờ tồn tại
kiểu kinh tế thị trường hồn tồn khơng có nhà nước, thốt ly khỏi nhà nước. Đánh
giá một cách khách quan, nhà nước luôn là một bộ phận hữu cơ nằm trong cấu trúc
tổng thể của kinh tế thị trường. Sự tồn tại của nhà nước trong cấu trúc đó là một tất
yếu kinh tế, tất yếu lịch sử, ở đó, nhà nước vừa có thể là một chủ thể sở hữu, bên
cạnh những chủ thể sở hữu khác, đồng thời là một chủ thể quản lý. Sự khác biệt
giữa các giai đoạn lịch sử và các quốc gia chỉ ở chỗ tính chất của nhà nước như thế
nào, cách thức can thiệp, quản lý điều tiết và hệ quả của sự can thiệp này ra sao đối
với nền kinh tế. Vì thế, kinh tế chính trị Mác – Lênin với các luận cứ khoa học đã
làm cơ sở cung cấp cho bộ máy nhà nước sự hình thành đường lối, chiến lược phát
triển kinh tế, xã hội và các chính sách, biện pháp kinh tế cụ thể phù hợp với yêu cầu
của các quy luật khách quan và điều kiện cụ thể của đất nước ở từng thời kỳ nhất

định.
2.2.

Việc nghiên cứu kinh tế chính trị Mác – Lênin góp phần phục vụ cho hoạt

động thực tiễn có hiệu trong q trình lao động và quản trị quốc gia.
Cũng giống nhiều môn khoa học khác, chức năng nhận thức của kinh tế
chính trị khơng có mục đích tự thân, khơng phải nhận thức để nhận thức, mà nhận
thức để phục vụ cho hoạt động thực tiễn có hiệu quả. Kết quả nghiên cứu của kinh
tế chính trị Mác – Lênin là phát hiện ra những quy luật và tính quy luật chi phối sự
vận động của các quan hệ giữa con người với con người trong sản xuất và trao đổi.
Khi nhận thức được các quy luật sẽ giúp cho người lao động cũng như các nhà
hoạch định chính sách biết vận dụng các quy luật kinh tế ấy vào trong thực tiễn hoạt
động lao động cũng như quản trị quốc gia của mình. Đường lối, chính sách và các


15
biện pháp kinh tế dựa trên những luận cứ khoa học đúng đắn đã nhận thức được sẽ
đi vào cuộc sống làm cho hoạt động kinh tế có hiệu quả cao hơn. Quá trình vận
dụng đúng các quy luật kinh tế khách quan thông qua điều chỉnh hành vi cá nhân
hoặc các chính sách kinh tế sẽ góp phần thúc đẩy nền kinh tế - xã hội theo hướng
tiến bộ. Cuộc sống chính là nơi kiểm nghiệm tính đúng đắn của các chính sách, biện
pháp kinh tế và xa hơn nữa là kiểm nghiệm chính những kết luận mà kinh tế học
chính  trị  đã  cung  cấp  trước  đó.  Thực  tiễn  vừa  là  nơi  xuất  phát  vừa  là  nơi
kiểm nghiệm tính đúng đắn của lý luận kinh tế. Căn cứ để đánh giá tính đúng đắn
của lý luận kinh tế là ở sự phát triển của nền sản xuất xã hội, tính hiệu quả của hoạt
động kinh tế. 
Sự phát triển nhanh chóng của kinh tế thị trường đã dẫn đến những khuyết tật
của nó cũng bộc lộ ngày càng rõ như: khủng hoảng, lạm phát, thất nghiệp, sự trì
trệ… Do vậy, cần có sự điều tiết vĩ mơ của nhà nước, để giảm thiểu những thiệt hại

hay dẫn dắt nền kinh tế ra khỏi sự trì trệ, dẫn đến tối ưu. Lúc này, sự hỗ trợ của học
thuyết kinh tế Mác và Mácxít một lần nữa khẳng định chức năng thực tiễn của
mình.
Bên cạnh đó, kinh tế chính trị Mác – Lênin đưa ra các ngun tắc nhằm thúc
đẩy tính cơng khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan nhà nước cũng như tính
hiệu quả trong việc quản lí và sử dụng các nguồn lực công trong kinh tế.
Qua việc nghiên cứu kinh tế chính trị Mác – Lênin, con người có thể dựa vào
cơ sở khoa học lý luận để nhận diện và định vị vai trò, trách nhiệm sáng tạo cao cả
của mình. Từ đó, dù là người lao động bình thường hay các vị lãnh đạo đều có thể
xây dựng tư duy, tầm nhìn, kỹ năng thực hiện các hoạt động kinh tế trên mọi lĩnh
vực ngành nghề và quản trị quốc gia.
Và còn nhiều những dẫn chứng khác cho chức năng thực tiễn của kinh tế
chính trị Mác – Lênin trong quá trình lao động và quản trị quốc gia. Học thuyết kinh
tế Mác và Mácxít đã thổi vào nền kinh tế những luồng gió mới. Đó là mục tiêu tiến
bộ của xã hội và cơ chế để đạt được những mục tiêu xã hội của nền kinh tế, vượt ra
ngoài những mục tiêu kinh tế đơn thuần.
2.3.

Việc nghiên cứu kinh tế chính trị Mác – Lênin giúp nhân loại xây dựng


16
nền tảng tư tưởng trong quá trình lao độgng và quản trị quốc gia.
Kinh tế chính trị Mác – Lênin góp phần tạo lập nền tảng tư tưởng cộng sản
cho những người lao động tiến bộ và yêu chuộng tự do, u chuộng hịa bình, củng
cố niềm tin cho những ai phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân
chủ, cơng bằng, văn minh. Kinh tế chính trị Mác – Lênin góp phần xây dựng thế
giới quan khoa học cho những chủ thể có mong muốn xây dựng một chế độ xã hội
tốt đẹp, hướng tới giải phóng con người, xóa bỏ dần những áp bức, bất công giữa
con người với con người.

Thật vậy, với niềm tin và tư tưởng lạc quan như vậy sẽ giúp người lao động
thêm vui vẻ, hứng khởi với công việc, tin tưởng vào định hướng mà mình đang đi,
tin vào cuộc sống tươi đẹp của chúng ta. Học tập, nghiên cứu kinh tế chính trị, hiểu
được sự thay đổi của các phương thức sản xuất, các hình thái kinh tế – xã hội là tất
yếu khách quan, là quy luật của lịch sử, giúp người học có niềm tin sâu sắc vào con
đường xã hội chủ nghĩa mà Đảng Cộng sản Việt Nam và nhân dân ta đã lựa chọn là
phù hợp với quy luật khách quan, đi tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh trên đất nước.
Mặt khác, khi mỗi người dân đều hăng say làm việc, tin tưởng vào Cách
mạng, chính phủ nhà nước, đó là một yếu tố quan trọng, cốt lõi đối với việc quản trị
quốc gia của mỗi đất nước. Quản trị tốt quốc gia địi hỏi phải có sự tham gia của
người dân một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các cơ quan đại diện
(representatives), hoặc các thiết chế trung gian hợp pháp (legitimate intermediate
institutions). Các nhà nước cần thông báo và tổ chức cho người dân tham gia vào
quản lý xã hội. Điều này đòi hỏi các nhà nước phải đảm bảo các quyền tự do hiệp
hội và biểu đạt, cũng như sự tồn tại và vận hành của xã hội cơng dân có tổ chức.
Lúc này, kinh tế chính trị Mác - Lênin lại một lần nữa chứng tỏ ý nghĩa quan trọng,
thiết yếu của mình.
2.4.

Với chức năng phương pháp luận của mình, kinh tế chính trị Mác –
Lênin

cho thấy đóng góp khi khơng ngừng hồn thiện q trình lao động và quản trị quốc
gia.


17
Kinh tế chính trị là nền tảng lý luận cho một tổ hợp các khoa học kinh tế.
Mỗi môn khoa học kinh tế có hệ thống phạm trù, khái niệm khoa học riêng; song,

để hiểu được một cách sâu sắc, bản chất, thấy được sự gắn kết một cách biện chứng
giữa kinh tế với chính trị và căn nguyên của sự dịch chuyển trình độ văn minh của
xã hội thì cần phải dựa trên cơ sở am hiểu nền tảng lý luận từ kinh tế chính trị.
Những kết luận của kinh tế chính trị biểu hiện ở các phạm trù và quy luật kinh tế có
tính chất chung là cơ sở lý luận của các môn kinh tế chuyên ngành (như kinh tế
công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, giao thông…) và các môn kinh tế chức năng
(kinh tế lao động, kế hoạch, tài chính, tín dụng, thống kê…). Ngồi ra, kinh tế chính
trị cũng là cơ sở lý luận cho một số môn khoa học khác (như địa lý kinh tế, dân số
học, lịch sử kinh tế quốc dân, lý thuyết về quản lý …). 
Từ đó, con người khi nghiên cứu kinh tế chính trị Mác – Lênin, nắm được các học
thuyết, lý luận, căn nguyên đều có thể dễ dàng tiếp nhận kiến thức từ các môn khoa
học kinh tế khác và áp dụng vào thực tế đời sống. Qua đó, rõ ràng có thể thấy q
trình lao động và quản trị quốc gia khơng ngừng được hồn thiện.
Phần 3. Liên hệ thực tiễn Việt Nam
Như đã phân tích ở trên, kinh tế chính trị Mác – Lênin đã đem đến những
nhận thức về kinh tế, cách thức giải quyết vấn đề thực tiễn, tư tưởng và phương
pháp luận cho người dân và chính phủ Việt Nam trong quá trình lao động và quản
trị đất nước.
Sau khi miền Nam giải phóng, đất nước hồ bình thống nhất, cả nước ta đi
lên CNXH. Chúng ta đã cố gắng xây dựng CNXH với những đặc trưng mà C. Mác
và Ph. Ănghen đã chỉ ra: phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng chế độ công hữu
về tư liệu sản xuất, thực hiện phân phối theo lao động... bằng sự chỉ huy tập trung,
thống nhất của nhà nước. Chúng ta hy vọng sau 15-20 năm, Việt Nam sẽ đạt được
trình độ phát triển của các nước XHCN Đông Âu lúc bấy giờ.
Từ quá khứ cho đến hiện tại, Đảng CSVN luôn kiên định thực hiện mục tiêu
CNXH, “dân giàu, nước mạnh, xã hội cơng bằng, dân chủ và văn minh.” Chính mục
tiêu này, “tiêu chuẩn của chân lý” này đã soi đường mở lối cho việc tìm ra giải pháp
cho các vấn đề của thực tiễn và cho quá trình nhận thức; và đó chính là thành quả



18
của việc nghiên cứu và vận dụng học thuyết kinh tế Marx - Lenin. Qua đó, từ phát
triển nền kinh tế nhiều thành phần đến xây dựng, phát triển nền kinh tế thị trường
định hướng XHCN đã được đẩy mạnh hết mức có thể, ngày càng hồn thiện. Kết
quả là, Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao; từng bước nâng cao
chất lượng cuộc sống, vật chất và tinh thần cho nhân dân; ổn định chính trị; phát
triển các mặt của đời sống xã hội... Có thể nói, đây là những thành cơng bước đầu
nhưng rất quan trọng trong việc sử dụng kinh tế thị trường để xây dựng CNXH
khẳng định con đường mà Việt Nam lựa chọn là đúng đắn. Việt Nam đã vận dụng
thành công học thuyết kinh tế Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể và mới mẻ của
mình.
Ta có thể kể đến một vài ví dụ:
Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khóa VI)
đã cơng nhận sự tồn tại lâu dài và tác động tích cực của kinh tế gia đình, kinh tế cá
thể, kinh tế tư nhân sản xuất, dịch vụ; bảo hộ quyền sở hữu, quyền thừa kế tài sản
và thu nhập hợp pháp của cơng dân trong các loại hình kinh tế này... Hội nghị lần
thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khóa VI) quy định: Kinh tế tư nhân, kể
cả tư bản tư nhân được phát triển theo luật pháp, không hạn chế về quy mô, về địa
bàn hoạt động trong nước, được phép kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất, xây dựng,
vận tải, thương nghiệp, dịch vụ, bao gồm cả kinh doanh tín dụng và dịch vụ ngân
hàng, kinh doanh vàng bạc, dịch vụ y tế, giáo dục... Việc thừa nhận cơ cấu kinh tế
nhiều thành phần đã tạo tiền đề hết sức quan trọng cho sự hình thành, phát triển nền
kinh tế thị trường ở nước ta.
Trong điều kiện lực lượng sản xuất còn thấp kém, kinh tế tư nhân có vai trị
to lớn trong việc huy động vốn, tạo việc làm, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại,
nâng cao năng lực cạnh tranh... Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần đã tạo ra sự
phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất. Nhờ nhận thức và vận dụng đúng đắn học thuyết Mác - Lênin, đất nước ta đã
đạt được những tiến bộ kinh tế quan trọng, ổn định chính trị - xã hội.
Những đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN bao hàm đặc

trưng của kinh tế thị trường và của CNXH. Bởi vậy, chủ trương xây dựng và phát


19
triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là sự vận dụng học thuyết kinh tế
Mác - Lênin vào hoàn cảnh của Việt Nam. Tổng kết 5 năm đổi mới, Đại hội VII của
Đảng (năm 1991) đã nêu 6 đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa: “Đó là xã hội: Do
nhân dân lao động làm chủ; Có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng
sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu; Có nền văn
hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; Con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc
lột, bất cơng, làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do,
hạnh phúc, có điều kiện phát triển tồn diện cá nhân; Các dân tộc trong nước bình
đẳng, đồn kết và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với
nhân dân tất cả các nước trên thế giới” Với tinh thần và tư duy biện chứng như vậy
về phát triển xã hội, Đảng ta quan niệm: Tiến lên chủ nghĩa xã hội là một q trình
vận động, chuyển hóa liên tục, khơng ngừng phát triển từ thấp đến cao, từ chưa
hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Các đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa cũng ln
ln vận động, chuyển hóa và phát triển. Mười, mười lăm, hai mươi năm tới, các
đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa hiện nay chắc chắn sẽ có những bổ sung mới
đáp ứng địi hỏi mới của phát triển xã hội. Điều đó đặt ra cho Đảng ta trọng trách là
phải không ngừng đổi mới tư duy, tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận để vừa tiếp
tục khám phá ra những vấn đề, những nội dung, những đặc trưng mới, vừa sáng
suốt lãnh đạo toàn dân ta xây dựng xã hội đạt tới các phẩm chất và các giá trị, vươn
tới các đặc trưng mới của xã hội xã hội chủ nghĩa trong tương lai.
Tuy nhiên, giữa nhận thức lý luận và tổ chức thực hiện, vận dụng học thuyết
kinh tế Marx - Lenin ở nước ta vẫn cịn khoảng cách. Đó là việc giải quyết mối
quan hệ giữa nhà nước và thị trường; thực hiện bình đẳng giữa các thành phần kinh
tế; tăng trưởng kinh tế gắn kết với tiến bộ và cơng bằng xã hội... trên thực tế cịn
nhiều bất cập. Tình trạng các cơ quan nhà nước hoạt động kém hiệu quả, buông
lỏng quản lý trên nhiều lĩnh vực; một bộ phận cán bộ, công chức nhà nước thiếu

năng lực, thiếu trách nhiệm, tham nhũng, xâm phạm quyền lợi của công dân... đã
làm cho nhiều quan điểm, chủ trương đúng đắn của Đảng chưa được thực hiện trong
thực tế. Điều này làm ảnh hưởng đến lòng tin của người dân đến sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam đến niềm tin vào học thuyết kinh tế Marx - Lenin. Nâng
cao phẩm chất và năng lực hành động, năng lực chịu trách nhiệm của Đảng viên,


20
của cán bộ, công chức nhà nước trở thành nhân tố quyết định thành công sự nghiệp
xây dựng CNXH trên đất nước ta. Để làm được như vậy, cần có những giải pháp cụ
thể cho bộ máy nhà nước:
Phân định rõ chức năng quản lý nhà nước về kinh tế. Nhà nước trong
nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam phải thực hiện vai trò
quản lý vĩ mô đối với nền kinh tế, tập trung vào ổn định kinh tế vĩ mô, tạo
dựng một khuôn khổ thể chế và pháp lý hữu hiệu, đủ sức hỗ trợ sự phát triển
mọi thành phần kinh tế, đặc biệt là khu vực tư nhân và đẩy mạnh cạnh tranh.
Bên cạnh đó, cần từng bước hồn thiện bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế.
Coi trọng đúng mức chức năng “làm kinh tế” của nhà nước. Nếu sự
can thiệp của nhà nước quá mức hoặc không đủ mức cần thiết đều ảnh hưởng
xấu đến sự phát triển kinh tế thị trường. Để phát huy vai trò của kinh tế thị
trường và của chính mình, nhà nước chỉ nên can thiệp nhằm khắc phục các
khuyết tật của kinh tế thị trường; đặc biệt khắc phục mặt trái của quá trình
hội nhập quốc tế, tận dụng các nguồn lực từ bên ngoài để phát triển kinh tế
thị trường rút ngắn.
Để điều tiết kinh tế thị trường hiệu quả, bản thân nhà nước phải thay
đổi. Nhà nước khơng đứng trên, đứng ngồi mà phải tương thích với kinh tế
thị trường. Trong điều kiện tồn cầu hố, những nước đi sau có khả năng
thực hiện phát triển rút ngắn nhưng khả năng này có trở thành hiện thực hay
không là tuỳ thuộc vào nhà nước.
Triệt để loại bỏ tham nhũng, mỗi một vị trong bộ máy nhà nước cần

có nhận thức rõ ràng về trách nhiệm của bản thân đối với quốc gia, nhân dân.
Phần 4. Liên hệ bản thân
Với cương vị là một sinh viên khoa Ngân hàng của Học viện Ngân hàng,
chương trình cử nhân chất lượng cao, được ở trên giảng đường học hỏi, tiếp thu bộ
mơn kinh tế chính trị Mác – Lênin, em ln mong muốn được góp sức mình trong
cơng cuộc xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên xã hội chủ nghĩa.


21
Cố gắng tiếp nhận, nắm được các các phạm trù và quy luật kinh tế chi phối
sự vận động và phát triển kinh tế; phát triển lý luận kinh tế và vận dụng lý luận đó
vào thực tế, hành động theo quy luật, tránh bệnh chủ quan, giáo điều, duy ý chí.
Nhận thấy đặc trưng ngành Ngân hàng – ngành ln ở chính giữa vịng
chuyển động của nền kinh tế, em tự biết bản thân cần cố gắng hết sức mình trong

học tập để có lượng kiến thức phong phú, bên cạnh đó, cố gắng trải nghiệm
thực tiễn thật nhiều, trang bị hành trang vững chắc cho công việc sau này.
Tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa, các câu lạc bộ,... để nâng
cao kĩ năng mềm như giao tiếp, làm việc nhóm,... Đồng thời, sớm để bản thân
thâm nhập vào nền kinh tế thị trường năng động, để có thêm kinh nghiệm q
giá cho hành trình dài phía trước.
Luôn giữ vững tinh thần hiếu học, tinh thần làm việc vui vẻ, yêu
thương cuộc sống, chan hòa cùng mọi người xung quanh, cùng mọi người
hướng tới một xã hội tốt đẹp.

KẾT LUẬN
Bài tiểu luận đã trình bày chi tiết lịch sử hình thành và phát triển của Kinh tế
chính trị Mác – Lênin, cho thấy rõ ràng ý nghĩa to lớn của bộ mơn đối với q trình
lao động và phát triển quốc gia. Bài tiểu luận cũng liên hệ thực tiễn, soi chiếu với
Việt Nam trong quá trình học hỏi, tiếp thu tư tưởng từ Mác – Lênin. Qua bài tiểu

luận, em mong muốn tất cả mọi người đều có thể hiểu rõ tầm quan trọng của bộ


22
mơn và cẩn thận tiếp nhận kiến thức để có thể áp dụng vào đời sống. Em cũng
mong chính bản thân em có thể nắm được các lý luận, phạm trù kinh tế một cách
thành thạo sau khi được học tập bộ môn. Và cuối cùng, chúng ta hãy cùng nhau xây
dựng, hướng đến một xã hội tươi đẹp, không có bất cơng giữa con người với con
người, hướng Việt Nam đến một tương lai “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ,
công bằng, văn minh.”
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu Tiếng Việt:
Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lênin
Vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường từ một số học thuyết kinh tế
cận, hiện đại và vận dụng vào việt nam -TS. Phạm Thị Hồng Điệp
Quan hệ giữa kinh tế chính trị marxist và kinh tế chính trị học: từ lý luận đến
thực tien nghiên cửu kinh tế chính trị ở việt nam
Nhóm tác giả: Nguyễn Quốc loàn, Nguyên Thanh Doàn, Trần Thị Sen, Trần Cao
Tần, Dỗ Thị Thu Thảo, Lê Thị Hiếu Thảo, Nguyễn Thanh Long
vận dụng học thuyết kinh tế mác – lênin trong xây dựng nền kinh tế thị trường
định hướng xhcn ở việt nam - PGS. TS. Phạm Văn Dũng
Tài liệu trực tuyến:

Về mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị trong quan điểm của V.I. Lê-nin
và ý nghĩa đối với Việt Nam hiện nay
Chức năng và ý nghĩa của việc nghiên cứu kinh tế chính trị Mac – Le nin




×