Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

Tóm tắt luận án: Giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên trong dạy học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường Đại học trên địa bàn tỉnh Hải Dương hiện nay theo quan điểm tích hợp.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (502.25 KB, 54 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

NGUYỄN HẢI TRUNG

GIÁO DỤC KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN
TRONG DẠY HỌC MƠN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG
HIỆN NAY THEO QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP

Chuyên ngành: Lý luận và Phương pháp dạy học Bộ mơn Giáo dục Chính trị
Mã số: 9.14.01.11

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HÀ NỘI - 2022


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ
NỘI

Người hướng dẫn khoa học

1: PGS.TS ĐOÀN XUÂN THỦY
2: PGS.TS PHẠM VIỆT THẮNG

Phản biện 1:

PGS.TS Nguyễn Thị Kim Dung
Học viện CTQG Hồ Chí Minh



Phản biện 2:

PGS.TS Phạm Văn Sơn
Bộ Giáo dục và Đào tạo

Phản biện 3:

PGS.TS Lại Quốc Khánh
Trường ĐHKHXH&NV - ĐHQG Hà Nội

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường
họp tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
vào hồi …..giờ … ngày … tháng… năm 2022

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
- Thư viện Quốc Gia, Hà Nội
- Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Việt Nam đang trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH, hội nhập sâu rộng vào nền kinh
tế khu vực và thế giới. Là một nước đang phát triển, để có thể đạt được mục tiêu trở thành
nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào giữa thế kỷ 21, đòi hỏi thực hiện đồng bộ nhiều
chiến lược, giải pháp, trong đó một trong những yếu tố quan trọng, then chốt là giáo dục,
đào tạo. Cùng với KH-CN, GD-ĐT được xác định là động lực, quốc sách hàng đầu của sự
phát triển. Muốn thực hiện, phát huy vai trị, sứ mệnh của mình, GD-ĐT cần phải đi trước
và chú trọng đến chất lượng. Trong quá trình lãnh đạo và định hướng phát triển đất nước,

Đảng và Nhà nước ta luôn đề cao, coi trọng GD-ĐT. Nghị quyết đại hội Đảng các nhiệm kỳ
IX, X, XI và XII đã luôn xác định đổi mới GD-ĐT là một trong những giải pháp có tính đột
phá chiến lược nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và sức cạnh tranh
của nền kinh tế. Giáo dục đại học đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng
nhu cầu và yêu cầu của KT-XH trong bối cảnh mới, Đảng, Nhà nước đã đề ra nhiều chủ
trương, đường lối, chính sách với những quan điểm chỉ đạo, giải pháp và chương trình hành
động cụ thể, thiết thực.
Hiện thực hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, ngành GDĐT, trong đó có giáo dục đại học đã từng bước, đẩy mạnh đổi mới nội dung, chương trình,
cách thức tổ chức dạy học - đào tạo, bên cạnh việc trang bị kiến thức KH-CN, chú trọng đến
đào tạo cho người học thực hành, ứng dụng, phát triển các kỹ năng cần thiết để đảm bảo
năng lực nghề nghiệp, năng lực xã hội và chủ động thích ứng với sự thay đổi, biến động của
bối cảnh KT-XH. GD-ĐT, phát triển năng lực, kỹ năng trở thành tiêu chí, tiêu chuẩn, thước
đo chất lượng, hiệu quả trong xã hội hiện nay. Giáo dục bậc đại học được xác định không
chỉ là đào tạo, trang bị cho sinh viên (SV) kiến thức mà còn trang bị, rèn luyện, phát triển kỹ
năng toàn diện, đặc biệt là kỹ năng mềm để SV tốt nghiệp ra trường có khả năng làm chủ,
thích ứng với u cầu cơng việc, nghề nghiệp trong xã hội ln có những vận động, biến
đổi.
Kỹ năng mềm (KNM) cùng với kiến thức, năng lực nghề nghiệp rất quan trọng trong
việc đảm bảo cho mỗi SV tốt nghiệp có thể tìm được việc làm, thích ứng để tồn tại, phát
triển, quản lý và làm chủ công việc cũng như cuộc sống. Bản thân SV cũng nhận thấy sự
cần thiết trang bị, rèn luyện, phát triển KNM. SV rất nhạy cảm và dễ “tiếp nhận” các xu
hướng, trào lưu mới trong xã hội, kinh tế, cơng nghệ và văn hóa. Chính vì thế, trang bị
KNM cho SV là một vấn đề mang tính thời sự và cần được quan tâm, để họ bước vào cuộc
sống lập nghiệp vững vàng, thích nghi với mơi trường làm việc mới, hòa nhập mà vẫn giữ
được những giá trị tốt đẹp của bản thân, góp phần gìn giữ, phát triển giá trị dân tộc, xã hội.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là tài sản, kho tàng đồ sộ và là di sản vô cùng quý báu mà Người
để lại cho Đảng ta, Nhân Dân ta, giai cấp công nhân và tồn thể dân tộc Việt Nam. Việc đưa
mơn học này vào giảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng ở nước ta góp phần khẳng
định, cùng với Chủ nghĩa Mác - Lê nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng lý luận, kim chỉ
nam cho mọi hành động của chúng ta trên con đường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN. Do

đặc trưng tri thức môn học và tính chất gắn bó mật thiết giữa lý luận và thực tiễn, mơn Tư
tưởng Hồ Chí Minh có nhiều lợi thế trong việc giáo dục KNM cho sinh viên.
Xuất phát từ những lí do nêu trên, chúng tơi chọn và thực hiện đề tài: “Giáo dục kỹ năng
mềm cho sinh viên trong dạy học mơn Tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường Đại học trên địa
bàn tỉnh Hải Dương hiện nay theo quan điểm tích hợp”.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực trạng của việc giáo dục kỹ
năng mềm cho SV trong dạy học mơn Tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường Đại học trên
địa bàn tỉnh Hải Dương hiện nay, luận án đề xuất các nguyên tắc và biện pháp giáo dục


2
kỹ năng mềm cho SV trong dạy học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường Đại học
theo quan điểm tích hợp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục KNM cho SV ở các trường
Đại học hiện nay.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Quá trình giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên trong dạy học mơn Tư tưởng Hồ Chí
Minh ở các trường Đại học.
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp giáo dục KNM cho SV trong dạy học mơn Tư tưởng Hồ Chí Minh ở các
trường Đại học hiện nay theo quan điểm tích hợp.
4. Giả thuyết khoa học
Giáo dục KNM cho SV các trường Đại học ở nước ta là vấn đề cần được quan tâm và
chú trọng thực hiện trong bối cảnh hiện nay. Giáo dục KNM cho SV ở các trường Đại học
có thể được thực hiện thơng qua nhiều con đường, cách thức, như giáo dục chuyên đề
chuyên sâu, giáo dục qua trải nghiệm các hoạt động, phong trào, lồng ghép giáo dục trong
môn học. Môn Tư tưởng Hồ Chí Minh là một mơn học có khả năng, phù hợp, khả thi và ưu
thế trong việc giáo dục KNM cho SV. Nếu quá trình giáo dục này được nghiên cứu, triển
khai, đảm bảo các điều kiện cần thiết, được đội ngũ GV và SV quan tâm, chú trọng thực

hiện, thì kết quả, chất lượng giáo dục KNM cho SV trong dạy học mơn Tư tưởng Hồ Chí
Minh ở các trường Đại học sẽ mang lại hiệu quả thiết thực, tích cực.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng của việc giáo dục KNM cho SV trong dạy
học mơn Tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường Đại học trên địa bàn tỉnh Hải Dương hiện nay
theo quan điểm tích hợp.
- Đề xuất các nguyên tắc và biện pháp giáo dục KNM cho SV trong dạy học mơn Tư
tưởng Hồ Chí Minh ở các trường Đại học hiện nay theo quan điểm tích hợp.
- Tổ chức thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm nghiệm kết quả của việc áp dụng các biện
pháp giáo dục KNM cho SV trong dạy học mơn Tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường Đại
học trên địa bàn tỉnh Hải Dương theo quan điểm tích hợp mà luận án đề ra.
6. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu việc giáo dục KNM cho SV trong dạy
học mơn Tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường Đại học trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
- Thực trạng: Khảo sát thực trạng việc giáo dục KNM cho SV trong dạy học mơn
Tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường Đại học trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Tỉnh Hải
Dương hiện có 5 trường Đại học. Đó là các trường: Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương,
Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên - Cơ sở 3 Hải Dương, Đại học Thành Đông,
Trường Đại học Sao Đỏ và Đại học Hải Dương. Việc lựa chọn và giới hạn phạm vi thực
hiện nghiên cứu ở 5 trường này là đảm bảo tính khoa học, khách quan và tính đại diện.
7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp luận
Luận án sử dụng các phương pháp biện chứng duy vật; phương pháp trừu tượng hóa
khoa học dựa trên cơ sở gạt bỏ các yếu tố ngẫu nhiên, tạm thời, cá biệt, không cơ bản để tập
trung; phương pháp lôgic kết hợp lịch sử.


3
7.2. Phương pháp nghiên cứu
- Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Các phương pháp này nhằm thu thập các

thông tin lý luận để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.
- Các phương pháp nghiên cứu thực tế - thực tiễn: Các phương pháp này nhằm thu
thập các thông tin thực tiễn để xây dựng cơ sở thực tiễn của đề tài.
8. Những đóng góp mới của luận án
Đây là đề tài ở cấp độ luận án tiến sĩ giáo dục học, chuyên ngành Lý luận và phương
pháp dạy học bộ mơn Giáo dục Chính trị đặt ra và nghiên cứu về giáo dục kỹ năng mềm cho
sinh viên trong dạy học mơn Tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường đại học. Đề tài hồn thành
có ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiết thực với những đóng góp mới cơ bản của luận án, cụ thể
là:
- Nghiên cứu và góp phần bổ sung vào lý luận dạy học, lý luận và phương pháp dạy
học bộ môn Giáo dục Chính trị về giáo dục KNM, phát triển năng lực thông qua dạy và học
môn học, nhất là giáo dục KNM cho sinh viên trong dạy học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh ở
các trường đại học trên địa bàn tỉnh Hải Dương theo quan điểm tích hợp.
- Từ cơ sở lý luận và thực trạng của đề tài, luận án khẳng định về sự cần thiết của việc
giáo dục KNM cho SV trong dạy học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường đại học trên
địa bàn tỉnh Hải Dương theo quan điểm tích hợp.
- Kết quả thực nghiệm sư phạm của luận án đã khẳng định sự đúng đắn các biện pháp
đã đề xuất và có thể áp dụng vào hoạt động dạy học mơn Tư tưởng Hồ Chí Minh ở các
trường đại học trên địa bàn tỉnh Hải Dương nói riêng, các trường đại học cả nước nói chung
hiện nay.
- Có thể sử dụng luận án làm tài liệu tham khảo cho các giảng viên mơn Tư tưởng Hơ
Chí Minh, các nhà khoa học nghiên cứu, sinh viên và độc giả khác trong công tác giảng dạy,
nghiên cứu và học tập.
9. Cấu trúc luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và khuyến nghị, Tài liệu tham khảo, Phụ lục nghiên cứu,
luận án gồm 04 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên
trong dạy học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường Đại học hiện nay.
Chương 2: Cơ sở lí luận và thực trạng của việc giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên
trong dạy học mơn Tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường Đại học tỉnh Hải Dương hiện nay

theo quan điểm tích hợp.
Chương 3: Nguyên tắc, biện pháp giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên trong dạy học
môn Tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường Đại học theo quan điểm tích hợp.
Chương 4: Thực nghiệm sư phạm
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ GIÁO DỤC KỸ NĂNG
MỀM CHO SINH VIÊN TRONG DẠY HỌC MƠN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ
MINH Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HIỆN NAY
1.1. Tình hình nghiên cứu về kỹ năng mềm và giáo dục kỹ năng mềm
1.1.1. Những nghiên cứu về kỹ năng mềm
Trong những năm qua, các nhà nghiên cứu ở trong và ngoài nước ngày càng quan tâm
nghiên cứu về KNM. Điều này đã được khẳng định thơng qua số lượng các cơng trình
nghiên cứu đã được cơng bố. Tuy nhiên, những cơng trình đã có chủ yếu tập trung vào việc
xác định tầm quan trọng của KNM; bước đầu quan tâm xác định khái niệm, đặc điểm của
KNM và một số KNM cụ thể.. song chưa có sự thống nhất giữa các nhà nghiên cứu. Các


4
đặc điểm của KNM chưa được xác định mang tính thống nhất. Chưa có đề tài nào xác định
được một cách tồn diện về hệ thống KNM và tiêu chí đánh giá KNM.
1.1.2. Những nghiên cứu về giáo dục kỹ năng mềm
Những cơng trình đã có chủ yếu tập trung nghiên cứu khái quát về giáo dục KNM.
Khái niệm, mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục KNM chưa thực sự có
được sự thống nhất giữa các nhà nghiên cứu. Đặc biệt, chưa có cơng trình nào đi sâu nghiên
cứu một cách toàn diện về giáo dục KNM cả ở phương diện lí luận, thực trạng và biện pháp.
1.2. Tình hình nghiên cứu về giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên trong dạy học
môn Tư tưởng Hồ Chí Minh theo quan điểm tích hợp
Nhìn chung, các đề tài, cơng trình nghiên cứu đã cơng bố và được tiếp cận, khái quát
dù chưa tập trung chuyên sâu vào nghiên cứu việc giáo dục KNM cho SV thông qua mơn
học, nhưng ít nhiều cũng hàm chứa và gợi mở về việc giáo dục KNM, khả năng giáo dục

KNM cho SV trong dạy học môn TTHCM ở các trường Đại học. Chưa có cơng trình nào
làm rõ được sự cần thiết của việc giáo dục KNM cho SV trong dạy học mơn TTHCM cũng
như xác định được một cách tồn diện về mục tiêu, nội dung, cách thức giáo dục KNM cho
SV trong dạy học môn TTHCM ở các trường Đại học.
1.3. Giá trị và các vấn đề đặt ra từ việc nghiên cứu tổng quan đối với luận án
1.3.1.Giá trị của các cơng trình đã tổng quan
Nhìn chung, hầu hết các đề tài, cơng trình nghiên cứu này đã tiếp cận và đặt ra những
vấn đề nghiên cứu, giải quyết tương đối tồn diện, phong phú, trong đó có những đề tài
chuyên sâu vào nghiên cứu về sự cần thiết, tầm quan trọng của KNM đối với sinh viên; hệ
thống KNM cần có của sinh viên hiện nay; đánh giá thực trạng KNM đề xuất giải pháp, yêu
cầu tăng cường giáo dục, phát triển KNM cho sinh viên Việt Nam.
Cùng với Chủ nghĩa Mác - Lênin, TTHCM là nền tảng lý luận và thực tiễn, là kim chỉ
nam cho mọi hành động cách mạng của Nhân Dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, là tài sản,
là pho tàng giá trị vô cùng to lớn của Đảng ta, Nhà nước, Nhân Dân và toàn thể dân tộc Việt
Nam, nên TTHCM đã, đang và sẽ tiếp tục được đặt ra, quan tâm, nghiên cứu. Rất nhiều đề
tài, cơng trình, sách chuyên khảo về TTHCM. Việc tổng quan các đề tài, cơng trình đã cơng
bố nghiên cứu về TTHCM cũng như nghiên cứu về phương pháp giảng dạy, tuyên truyền,
giáo dục TTHCM giúp cho quá trình triển khai luận án này có cơ sở, nền tảng khoa học, lý
luận và thực tiễn vững chắc, kế thừa và phát triển.
Cho đến nay, hầu như chưa có đề tài, cơng trình nào đặt ra chuyên sâu và tập trung
thực hiện, nghiên cứu về việc giáo dục KNM cho SV thông qua dạy học mơn TTHCM. Việc
chưa hoặc khơng có đề tài, cơng trình nghiên cứu về giáo dục KNM cho sinh viên thông qua
dạy học mơn TTHCM tưởng chừng là một khó khăn, thách thức lớn khi thực hiện luận án
này. Thực ra, đây lại được xem là cơ hội, là yếu tố thể hiện tính mới của luận án, bởi chắc
chắn chất liệu khoa học của việc giáo dục KNM đã sẵn có trong hệ thống các chủ đề của
TTHCM. Điều quan trọng và ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiết thực, đảm bảo giá trị của luận
án chính là việc khai thác, phát huy các giá trị đó, nghiên cứu và thiết kế giáo án, bài giảng,
một mặt khẳng định khả năng thực tế của giáo dục KNM thông qua dạy học môn TTHCM,
mặt khác mang lại sự đột phá, khả thi đối với việc giáo dục KNM cho sinh viên thông qua
môn học.

1.3.2. Những vấn đề đặt ra với luận án
Luận án có nhiệm vụ và phải thực hiện thành cơng các mục tiêu, nhiệm vụ này. Đó là,
xây dựng cơ sở lý luận của việc giáo dục KNM trong dạy học môn TTHCM ở các trường
Đại học; Luận giải các khái niệm: Kỹ năng mềm, Kỹ năng sống và các Kỹ năng cần thiết để
thực hiện giáo dục Kỹ năng mềm cho sinh viên trong dạy học môn TTHCM; Chỉ ra đặc
điểm và tính đặc thù của mơn TTHCM, mối quan hệ hữu cơ giữa nội dung giáo dục KNM
cho sinh


5
viên với tri thức mơn TTHCM trong q trình dạy học môn học; Làm rõ cơ sở thực tiễn của
việc giáo dục KNM cho sinh viên trong dạy học môn TTHCM ở các trường Đại học hiện
nay. Trên cơ sở đó, luận án phải đề ra được các nguyên tắc và biện pháp giáo dục KNM cho
sinh viên trong dạy học môn TTHCM ở các trường đại họcvà tiến hành tổ chức thực nghiệm
sư phạm nhằm kiểm nghiệm kết quả của việc áp dụng các hình thức, biện pháp mà luận án
đề ra.
Kết luận chương 1
Những đề tài, cơng trình nghiên cứu ở trong và ngoài nước liên quan đến luận án
được hệ thống hóa theo mạch nội dung bao gồm:
- Những cơng trình nghiên cứu về kỹ năng mềm và giáo dục kỹ năng mềm.
- Những cơng trình nghiên cứu về giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên trong dạy
học mơn Tư tưởng Hồ Chí Minh theo quan điểm tích hợp.
Phân tích, đối chiếu tên và nội dung các cơng trình nghiên cứu đã có ở trong và ngoài
nước, tạo cơ sở xác đáng cho việc khẳng định tính mới của đề tài luận án.
Xác định khoảng trống trong nghiên cứu về giáo dục kỹ năng mềm và giáo dục kỹ
năng mềm cho sinh viên các trường Đại học trong dạy học mơn Tư tưởng Hồ Chí Minh theo
quan điểm tích hợp.
Khẳng định những giá trị của các cơng trình nghiên cứu đã có trong việc triển khai
mục tiêu, nhiệm vụ và các nội dung nghiên cứu của luận án.
Chương 2

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG CỦA VIỆC GIÁO DỤC KỸ NĂNG MỀM
CHO SINH VIÊN TRONG DẠY HỌC MƠN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG HIỆN NAY
THEO QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP
2.1. Cơ sở lí luận của việc giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên trong dạy học mơn
Tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường Đại học hiện nay theo quan điểm tích hợp
2.1.1. Khái quát chung về kỹ năng mềm
2.1.1.1. Khái niệm về kỹ năng mềm
* Kỹ năng là khả năng của cá nhân thực hiện thành công hành động hay hoạt động
nhất định dẫn đến kết quả đã định dựa trên tri thức của cá nhân về hành đơng hay hoạt động
đó cũng như những sự vật liên quan.
* Kỹ năng mềm được hiểu là khả năng của cá nhân thực hiện thành công các hoạt động
thiết lập và phát triển mối quan hệ tương tác qua lại giữa mình với những người xung quanh
dẫn đến những kết quả tích cực trong hoạt động nghề nghiệp dựa trên hệ thống tri thức liên
quan đã được hình thành qua quá trình học tập và trải nghiệm.
2.1.1.2. Đặc điểm kỹ năng mềm
Kỹ năng mềm bao gồm những đặc điểm cơ bản sau:
- Một là, kỹ năng mềm không phải là yếu tố thuộc về bẩm sinh
- Hai là, kỹ năng mềm không chỉ là biểu hiện của trí tuệ cảm xúc
- Ba là, kỹ năng mềm được hình thành bằng con đường trải nghiệm chứ khơng phải là
sự "nạp" kiến thức đơn thuần


6
- Bốn là, kỹ năng mềm góp phần hỗ trợ cho kiến thức và kỹ năng chuyên môn, mà đặc
biệt là kỹ năng cứng
- Năm là, kỹ năng mềm mang tính đặc thù và khơng ngừng được hồn thiện theo sự
phát triển của quá trình giáo dục - đào tạo nói riêng và xã hội nói chung
2.1.1.3. Phân loại kỹ năng mềm
Qua q trình nghiên cứu, chúng tơi thấy rằng, bên cạnh những kỹ năng cứng, hệ

thống KNM của mỗi cá nhân bao gồm những kỹ năng cơ bản như: Kỹ năng nhận thức; kỹ
năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lãnh đạo bản
thân, kỹ năng kiểm soát cảm xúc, kỹ năng vượt qua khủng hoảng, kỹ năng giải quyết xung
đột, kỹ năng sáng tạo.
2.1.2. Giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học
2.1.2.1. Đặc điểm tâm, sinh lý của sinh viên
Lứa tuổi sinh viên có những nét tâm lý điển hình, đây là thế mạnh của họ so với các
lứa tuổi khác như: tự ý thức cao, có tình cảm nghề nghiệp, có năng lực và tình cảm trí tuệ
phát triển (khao khát đi tìm cái mới, thích tìm tịi, khám phá), có nhu cầu, khát vọng thành
đạt, nhiều mơ ước và thích trải nghiệm, dám đối mặt với thử thách. Song, do hạn chế của
kinh nghiệm sống, sinh viên cũng có hạn chế trong việc chọn lọc, tiếp thu cái mới. Những
yếu tố tâm lý này có tác động chi phối hoạt động học tập, rèn luyện và phấn đấu của SV.
2.1.2.2. Khái niệm giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học
Giáo dục là một quá trình tồn vẹn hình thành nhân cách, được tổ chức một cách có
mục đích và kế hoạch, thơng qua các hoạt động và quan hệ giữa người giáo dục và người
được giáo dục, nhằm truyền đạt và chiếm lĩnh những kinh nghiệm xã hội loài người.
Giáo dục kỹ năng mềm là q trình tác động có mục đích, có tổ chức của nhà giáo dục
đến người được giáo dục nhằm hình thành cho họ ý thức đầy đủ, thái độ đúng đắn và hành vi,
thói quen phù hợp về việc chuẩn bị, thiết lập và phát triển mối quan hệ tương tác qua lại với
những người xung quanh có liên quan đến hoạt động nghề nghiệp một cách hiệu quả.
* Giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học là q trình tác động có mục đích,
có tổ chức của cán bộ, giảng viên đến sinh viên trong nhà trường nhằm hình thành cho sinh
viên ý thức đầy đủ, thái độ đúng đắn và hành vi, thói quen phù hợp về việc chuẩn bị, thiết
lập và phát triển mối quan hệ tương tác qua lại với những người xung quanh có liên quan
đến hoạt động nghề nghiệp trong tương lai một cách hiệu quả, giúp họ từng bước khẳng
định được giá trị bản thân trong lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp và giá trị xã hội của mình.
2.1.2.3. Mục tiêu giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên
Giáo dục kỹ năng mềm cho SV các trường Đại học nhằm thực hiện được những mục
tiêu cơ bản về ý thức, thái độ, hành vi, thói quen.
2.1.2.4. Nội dung giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên

Nội dung giáo dục KNM cho SV là nội dung hoạt động của GV và SV trong quá trình
giáo dục. Nội dung cụ thể của quá trình giáo dục kỹ năng mềm cho SV các trường Đại học
bao gồm: Giáo dục kỹ năng tự nhận thức cho SV; Giáo dục kỹ năng làm việc theo nhóm cho
SV; Giáo dục kỹ năng quản lý thời gian cho SV; Giáo dục kỹ năng giao tiếp cho SV; Giáo
dục kỹ năng lãnh đạo bản thân cho SV; Giáo dục kỹ năng kiểm soát cảm xúc cho SV; Giáo
dục kỹ năng vượt qua khủng hoảng cho SV; Giáo dục kỹ năng giải quyết xung đột cho SV;
Giáo dục kỹ năng sáng tạo cho SV.


7
2.1.2.5. Nguyên tắc giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên
Quá trình giáo dục KNM cho SV các trường Đại học cần đảm bảo các nguyên tắc như:
Đảm bảo tính mục đích của q trình giáo dục SV ở trường Đại học; Đảm bảo sự gắn kết
với đời sống xã hội và nghề nghiệp; Đảm bảo sự thống nhất giữa giáo dục ý thức và tạo lập
thói quen hành vi của SV; Đảm bảo phát huy lợi thế của tập thể SV trong q trình giáo dục;
Đảm bảo tơn trọng và yêu cầu hợp lý đối với SV trong quá trình giáo dục; Đảm bảo sự thống
nhất giữa vai trị tổ chức sư phạm của GV và vai trò tự giác, tích cực, độc lập, sáng tạo tự
giáo dục của SV; Đảm bảo tính hệ thống, kế tiếp, liên tục trong quá trình giáo dục.
2.1.2.6. Các con đường giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên
Có nhiều con đường để giáo dục kỹ năng mềm cho SV các trường Đại học, trong đó,
chúng ta có thể đề cập đến một số con đường giáo dục như: Thông qua hoạt động dạy học
các môn học trong nhà trường; thông qua các hoạt động sinh hoạt tập thể của SV; thông qua
các hoạt động xã hội dành cho SV; thông qua hoạt động tự rèn luyện, tự tu dưỡng của SV.
2.1.2.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên
Quá trình giáo dục kỹ năng mềm cho SV các trường Đại học chịu ảnh hưởng của
nhiều yếu tố khách quan và chủ quan khác nhau.
2.1.3. Giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên trong dạy học môn Tư tưởng Hồ Chí
Minh ở các trường Đại học
Chương trình mơn Tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường Đại học được Ban hành theo
Quyết định số 52/2008/QĐ – BGDĐT ngày 18 tháng 9 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo

dục và Đào tạo. Để thực hiện giáo dục KNM cho SV trong dạy học môn TTHCM ở các
trường Đại học đạt được chất lượng và hiệu quả cao, GV cần xác định được đầy đủ mục
tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức và kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục KNM cho SV
trong dạy học môn TTHCM.
2.1.4. Quan điểm tích hợp và giáo dục theo quan điểm tích hợp
Quan điểm tích hợp được hiểu là sự nhìn nhận mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới
khách quan như một chỉnh thể thống nhất và đòi hỏi phải nghiên cứu một cách tổng thể.
Giáo dục theo quan điểm tích hợp đề cập đến việc lồng ghép, đan xen các nội dung giáo dục
khác nhau vào một hoạt động để mang lại hiệu quả giáo dục. Chúng tôi cho rằng, theo quan
điểm tích hợp, q trình tích hợp cần đảm bảo một số yêu cầu cụ thể: Tích hợp phải đạt
được một sự thống nhất về mặt nội dung; tích hợp phải đạt được mục đích dạy học, giáo
dục; tích hợp phả hướng tới vấn đề khoa học và thực tiễn; có thể tích hợp nội dung giữa các
mơn học hoặc ngồi mơn học.
2.2. Thực trạng của việc giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên trong dạy học môn
Tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường Đại học trên địa bàn tỉnh Hải Dương hiện nay
theo quan điểm tích hợp
2.2.1. Khái quát về địa bàn tiến hành khảo sát
2.2.2.1. Các trường Đại học trên địa bàn tỉnh Hải Dương
Trên dịa bàn tỉnh Hải Dương có tất cả 5 trường đại học: ĐH Kỹ thuật Y tế Hải Dương;
ĐH Sao Đỏ, ĐH Thành Đông; ĐH Hải Dương; ĐHSP Kỹ thuật Hưng Yên (cơ sở 3).
2.2.2.2. Đội ngũ giảng viên các trường Đại học trên địa bàn tỉnh Hải Dương
Kết quả thống kê cho thấy: cho đến nay, tổng số GV các trường Đại học trên địa bàn
tỉnh Hải Dương là 1.313 người, trong đó, số GV giảng dạy mơn TTHCM là 33 người.
2.2.2.3. Thống kê sinh viên các trường Đại học trên địa bàn tỉnh Hải Dương
Kết quả thống kê SV của các trường Đại học trên địa bàn tỉnh Hải Dương được thể
hiện ở bảng 1 dưới đây:


8
Bảng 1.Thống kê SV của các trường Đại học trên địa bàn tỉnh Hải Dương

Năm học
Năm học
Năm học
TT
Trường
2017 - 2018 2018 - 2019 2019 - 2020
1 Đại học kỹ thuật y tế Hải Dương
2798
2664
2511
2 Đại học Sao Đỏ
2545
2346
2443
3 Đại học Thành Đông
1335
1259
1068
4 Đại học Hải Dương
1556
1331
1300
Đại học Sư phạm kỹ thuật Hưng
5
717
727
601
Yên(cơ sỏ 3 Hải Dương)
Tổng
8951

8327
7923
2.2.2. Giới thiệu về quá trình khảo sát thực trạng
* Mục tiêu khảo sát và đối tượng khảo sát: Chúng tôi tiến hành khảo sát nhằm đánh
giá thực trạng của đề tài nghiên cứu trên 33 GV giảng dạy môn TTHCM và 427 SV.
* Nội dung khảo sát: Chúng tôi nghiên cứu nhiều nội dung có liên quan đến thực
trạng đề tài nghiên cứu.
* Khách thể và địa bàn và thời gian khảo sát: Chúng tôi tiến hành khảo sát nhằm
đánh giá thực trạng của đề tài nghiên cứu trên 33 GV giảng dạy môn TTHCM và 427 SV tại
5 trường Đại học trên địa bàn tỉnh Hải Dương và một số cán bộ quản lý giáo dục của trường
Đại học và người sử dụng lao động. Thời gian khảo sát: Từ tháng 9 đến tháng 12 năm 2018.
2.2.3. Thực trạng giáo dục KNM cho SV ở các trường Đại học trên địa bàn tỉnh Hải
Dương
2.2.3.1. Thực trạng nhận thức của GV và SV về KNM và giáo dục KNM
* Nnhận thức của GV và SV về KNM và giáo dục KNM: Nhìn chung, các GV tham gia
khảo sát đều hiểu được một cách khái quát về khái niệm KNM. Tuy nhiên, chưa có GV nào
nêu ra được quan niệm phản ánh đầy đủ nội hàm của KNM. Kết quả khảo sát thu được ở
nhóm khách thể là SV các trường Đại học cho thấy: Đa số SV tham gia khảo sát đều gặp
khó khăn trong việc đưa ra quan niệm của bản thân về KNM. Điều này xuất phát từ trình độ
nhận thức của SV. Những thông tin thu được về thực trạng của vấn đề này đòi hỏi lãnh đạo
các trường Đại học cần tăng cường mức độ nhận thức cho GV, SV của nhà trường về KNM.
Điều này là cần thiết, bởi nó ảnh hưởng khơng nhở đến q trình tổ chức các hoạt động hình
thành và phát triển KNM cho SV của mỗi GV và quá trình rèn luyện KNM ở mỗi SV của
nhà trường.
* Nhận thức của giảng viên và sinh viên về tầm quan trọng của kỹ năng mềm
Kết quả nghiên cứu thu được thể hiện ở bảng 2.
Bảng 2. Nhận thức của GV và SV về tầm quan trọng của kỹ năng mềm
TT Mức độ quan trọng
Giảng viên
Sinh viên

1 Rất quan trọng
32
97.0
333
78.0
2 Quan trọng
1
3.0
84
19.7
3 Ít quan trọng
0
0
9
2.1
4 Khơng quan trọng
0
0
1
0.2
Tổng
33
100.0
427
100.0
Từ bảng số liệu 2 chúng tôi nhận thấy rằng: 100% GV và 97,7% SV các trường Đại
học tham gia khảo sát có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của KNM.
Có sự chênh lệch trong nhận thức của GV và SV về tầm quan trọng của KNM. Điều
này dễ dàng lý giải, bởi lẽ, các GV đều có trình độ chun mơn, nghiệp vụ, có nhiều trải
nghiệm trong hoạt động nghề nghiệp nên họ đánh giá hoàn tồn đúng đắn về tầm quan trọng

của KNM. Về phía SV, do họ đang trong quá trình đào tạo, trình độ nhận thức về nghề


9
nghiệp nói chung và nhận thức về tầm quan trọng của KNM vẫn cịn có những tồn tại nhất
định và cần được tiếp tục hồn thiện thơng qua q trình đào tạo, bồi dưỡng và tự bồi
dưỡng, tự rèn luyện.
* Nhận thức của giảng viên và sinh viên về hệ thống kỹ năng mềm cần được hình thành
và phát triển ở sinh viên các trường Đại học trên địa bàn tỉnh Hải Dương
Kết quả nghiên cứu thu được cho thấy: Đa số GV và SV các trường Đại học tham gia
khảo sát đều tán thành về hệ thống KNM cần hình thành ở SV đã được luận án nghiên cứu,
đề xuất. Nói khác đi, đa số GV và SV tham gia khảo sát đồng thuận về hệ thống KNM cần
hình thành và phát triển ở SV các trường Đại học trên địa bàn tỉnh. Đây là cơ sở thuận lợi
để nhà trường mà trực tiếp là đội ngũ GV triển khai các hoạt động nhằm hình thành và phát
triển KNM cho SV của nhà trường, đồng thời, nó cũng là cơ sở để mỗi SV chủ động, tự giác
học tập, rèn luyện KNM cho bản thân.
Xét về tương quan giữa hai nhóm khách thể khảo sát chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy:
GV tham gia khảo sát tán thành về hệ thống KNM cần hình thành và phát triển ở SV các
trường Đại học với tỉ lệ cao hơn so với tỉ lệ tán thành ở nhóm khách thể là SV.
*Nhận thức của giảng viên và sinh viên về mục tiêu giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên
các trường Đại học trên địa bàn tỉnh Hải Dương
Kết quả nghiên cứu thu được cho thấy: Đa số khách thể khảo sát đều nhận thấy được
mục tiêu giáo dục KNM cho sinh viên các trường Đại học. Trong đó, cả GV và SV tham gia
khảo sát đều khẳng định mục tiêu quan trọng nhất trong giáo dục KNM cho SV là “Giúp cho
sinh viên có được ý thức đầy đủ về những kỹ năng cần thiết liên quan đến việc chuẩn bị, thiết
lập và phát triển mối quan hệ tương tác qua lại giữa mình với những người xung quanh nhằm
giúp hoạt động nghề nghiệp đạt được kết quả tối ưu” (97,9% GV và 88,1% SV tham gia khảo
sát).
Xét trong tương quan giữa hai nhóm khách thể khảo sát chúng tơi nhận thấy rằng, nhóm
khách thể là GV có nhận thức đầy đủ hơn nhóm khách thể là SV về mục tiêu giáo dục KNM

cho SV các trường Đại học.
Kết quả nghiên cứu thu được cũng cho thấy, vẫn còn một bộ phận GV (dao động từ
10,1% đến12,1%) và SV (đến 14,1% đến 11,9%) chưa nhận thức được một cách đầy đủ về
mục tiêu giáo dục KNM cho SV các trường ĐH. Thực trạng này đòi hỏi các nhà trường, đội
ngũ cán bộ quản lí nhà trường cần tiếp tục nghiên cứu, triển khai các biện pháp nhằm giúp cho
toàn thể GV và SV ý thức đầy đủ về mục tiêu của quá trình giáo dục KNM cho SV trong thời
gian tới.
2.2.3.2. Thực trạng thực hiện giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên các trường Đại học trên
địa bàn tỉnh Hải Dương
* Thực trạng thực hiện nội dung giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên các trường Đại học
trên
địa bàn tỉnh Hải Dương
Kết quả nghiên cứu thu được cho thấy: Trong những năm qua, tại các trường Đại học
trên địa bàn tỉnh Hải Dương, các nội dung giáo dục KNM cho SV đã được triển khai thực
hiện. Tuy nhiên, các khách thể tham gia khảo sát đánh giá việc thực hiện các nội dung giáo
dục KNM tại các trường Đại học chủ yếu ở mức “Ít thường xuyên”.
*Thực trạng thực hiện các con đường giáo dục KNM cho SV các trường Đại học trên địa
bàn tỉnh Hải Dương
Kết quả nghiên cứu thu được cho thấy: Trong những năm qua, các con đường giáo dục
KNM nêu trên đã được triển khai trong thực tiễn giáo dục của các trường Đại học, song, các
GV và SV tham gia khảo sát đánh gia mức độ thực hiện các con đường giáo dục KNM cho
SV chủ yếu ở mức “Ít thường xuyên”. Kết quả nghiên cứu thu được về thực trạng của vấn đề


10
này đòi hỏi các trường Đại học mà trực tiếp là cán bộ quản lý nhà trường, cùng đội ngũ GV
cần quan tâm, nghiên cứu các biện pháp phù hợp hơn để có thể tăng cường mức độ thực
hiện các con đường giáo dục KNM cho SV của các nhà trường.
* Thực trạng kết quả giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên các trường Đại học trên địa
bàn tỉnh Hải Dương

- Đánh giá của GV về mức độ KNM cần được hình thành và phát triển ở SV các trường
ĐH trên địa bàn tỉnh Hải Dương
Kết quả nghiên cứu thu được thể hiện ở bảng 3.
Bảng 3. Đánh giá của GV về mức độ KNM của SV các trường Đại học
Mức độ
Tốt
Khá
T.Bình
Yếu
Kém
Kỹ năng
SL % SL %
SL
% SL %
SL %
KN tự nhận thức
1 3.0 14 42.4 17 51.5 1
3.0
0
0
KN làm việc theo nhóm
0
0 15 45.5 17 51.5 1
3.0
0
0
KN quản lý thời gian
2 6.1 11 33.3 18 54.5 2
6.1
0

0
KN giao tiếp
1 3.0 14 42.4 15 45.5 3
9.1
0
0
KN lãnh đạobản thân
1 3.0 10 30.3 22 66.7 0
0
0
0
KN kiểm soát cảm xúc
2 6.1 11 33.3 20 60.6 0
0
0
0
KN vượt qua khủng hoảng 1 3.0 12 36.4 19 57.6 1
3.0
0
0
KN giải quyết xung đột
0
0 14 42.4 17 51.5 2
6.1
0
0
KN sáng tạo
0
0 16 48.5 17 51.5 0
0

0
0
Qua bảng số liệu 3 chúng tôi nhận thấy rằng: Đa số GV các trường Đại học tham gia
khảo sát đánh giá KNM của SV các trường Đại học mới chủ yếu đạt được ở mức “Trung
bình” (tỷ lệ đánh giá về mức độ này ở GV dao động từ 45,5% đến 66,7% tổng số GV tham
gia khảo sát). Xét trong hệ thống các KNM đã được nghiên cứu, một bộ phận khách thể
khảo sát cho rằng các KNM của SV còn ở mức yếu như: KN tự nhận thức; KN làm việc
theo nhóm; KN quản lý thời gian; KN vượt qua khủng hoảng; KN giải quyết xung đột.
- Đánh giá của SV về mức độ KNM cần được hình thành và phát triển ở SV các trường ĐH
trên địa bàn tỉnh Hải Dương
Kết quả nghiên cứu thu được thể hiện ở bảng 4.
Bảng 4. Nhận thức của SV về mức độ KNM của SV các trường ĐH trên địa bàn tỉnh Hải Dương
Mức độ
Tốt
Khá
T.Bình
Yếu
Kém
Kỹ năng
SL
%
SL
%
SL % SL % SL %
KN tự nhận thức
47 11.0 180 42.2 171 40.0 22 5.2 7 1.6
KN làm việc theo nhóm
60 14.1 188 44.0 162 37.9 14 3.3 3 0.7
KN quản lý thời gian
56 13.1 178 41.7 176 41.2 15 3.5 2 0.5

KN giao tiếp
51 11.9 192 45.0 166 38.9 17 4.0 1 0.2
KN lãnh đạobản thân
53 12.4 187 43.8 164 38.4 22 5.2 1 0.2
KN kiểm soát cảm xúc
54 12.6 183 42.9 167 39.1 21 4.9 2 0.5
KN vượt qua khủng hoảng
62 14.5 168 39.3 173 40.5 22 5.2 2 0.5
KN giải quyết xung đột
61 14.3 182 42.6 167 39.1 16 3.7 1 0.2
KN sáng tạo
60 14.1 189 44.3 157 36.8 17 40.0 4 0.9


11
Qua bảng số liệu 4 chúng tôi nhận thấy rằng: Đa số SV tham gia khảo sát đánh giá
KNM của SV các trường Đại học mới chủ yếu đạt được ở mức “Khá” (tỷ lệ đánh giá về
mức độ này ở SV dao động từ 39,3% đến 45,0% tổng số GV tham gia khảo sát). Bên cạnh
đó, có từ 11,0 đến 14,5% ý kiến đánh giá thực trạng KNM ở SV ở mức độ “Tốt”.
Từ bảng số liệu 3 và 4 chúng tơi thấy rằng: Có sự chênh lệch trong đánh giá về thực
trạng mức độ KNM của SV các trường Đại học. Nhóm khách thể là SV đánh giá về KNM của
mình và của các bạn ở mức cao hơn so với đánh giá về vấn đề này ở các GV. Điều này có lẽ
xuất phát từ việc SV chưa có được những hiểu biết đầy đủ về các tiêu chí đánh giá KNM
hoặc do họ thiên vị khi đánh giá về bản thân và những bạn học xung quanh.
Kết quả nghiên cứu thu được qua việc sử dụng phương pháp phỏng vấn một số cán bộ
quản lý giáo dục của các trường Đại học trên địa bàn tỉnh Hải Dương và lãnh đạo doanh
nghiệp sử dụng lao động được đào tạo tại các trường Đại học trên địa bàn tỉnh với câu hỏi:
“Đánh giá của đồng chí về mức độ kỹ năng mềm của người lao động qua đào tạo tại các
trường Đại học trên địa bàn tỉnh Hải Dương?” đã giúp chúng tơi có thêm thơng tin thực
tiễn để khẳng định về thực trạng của vấn đề này.

Kết quả nghiên cứu thu được về thực trạng mức độ KNM của SV các trường Đại học
đã cung cấp những thơng tin thực tiễn địi hỏi các nhà trường mà cụ thể là đội ngũ GV cần
tiếp tục quan tâm nghiên cứu, áp dụng các biện pháp mang tính phù hợp nhằm từng bước
phát triển KNM cho SV qua đó, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của nhà
trường, giúp cho nhà trường có thể cung ứng cho thị trường lao động nguồn nhân lực có
trình độ chun mơn cao, có kỹ năng mềm tốt.
2.2.3.2. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục KNM cho SV các trường ĐH trên
địa bàn tỉnh Hải Dương
Kết quả nghiên cứu thu được cho thấy: Nhìn chung, có sự thống nhất giữa các nhóm
khách thể khảo sát trong đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khách quan và chủ quan
đến giáo dục KNM cho SV các trường Đại học khi đều khẳng định các yếu tố được chúng tôi
nghiên cứu, đề xuất đều ở mức độ “Ảnh hưởng” và “Ảnh hưởng nhiều”, khơng có ý kiến nào
đánh giá ở mức độ “Bình thường”, “Ít ảnh hưởng” hay “Không ảnh hưởng”. Các khách thể
khảo sát đều thống nhất cho rằng nhóm các yếu tố chủ quan ảnh hưởng nhiều hơn đến giáo dục
KNM cho SV các trường Đại học so với nhóm các yếu tố khách quan. Nhóm khách thể là GV
trường Đại học đánh giá các yếu tố trên đánh giá cao hơn so với nhóm khách thể là SV (ĐTB
chung lần lượt là 4, 66 và 4,53). Kết quả nghiên cứu thu được về thực trạng của vấn đề này
đòi hỏi Hiệu trưởng trường Đại học cần chỉ đạo cán bộ, GV đảm nhiệm quá trình giáo dục
KNM cho SV các khai thác tối ưu ảnh hưởng tích cực của các yếu tố trong quá trình tổ chức
thực hiện quá trình này, nhằm đảm bảo quá trình giáo dục KNM cho SV các trường Đại học
được thực hiện thường xuyên, thuận lợi và ngày càng đạt được kết quả tốt.
2.2.4. Thực trạng giáo dục kỹ năng mềm trong dạy học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
cho sinh viên ở các trường Đại học trên địa bàn tỉnh Hải Dương
2.2.4.1. Mức độ tán thành của giảng viên và sinh viên về khả năng phát triển kỹ năng
mềm cho sinh viên các trường Đại học trên địa bàn tỉnh Hải Dương thông qua dạy học môn
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Kết quả nghiên cứu thu được cho thấy: GV và SV các trường ĐH trên địa bàn tỉnh Hải
Dương tham gia khảo sát đều khẳng định việc giáo dục KNM trong dạy học mơn Tư tưởng
Hồ Chí Minh ở các trường Đại học có khả năng phát triển KNM cho SV.



12
2.2.4.2. Tầm quan trọng của giáo dục KNM trong dạy học môn TTHCM cho SV các
trường ĐH trên địa bàn tỉnh Hải Dương
Kết quả nghiên cứu thu được cho thấy: 100% GV và SV các trường Đại học tham gia
khảo sát cho rằng: Giáo dục KNM cho SV trong dạy học môn TTHCM là “Rất quan trọng” và
“Quan trọng”. Không có ý kiến nào cho là “Ít quan trọng” hay “Khôgn quan trọng”. Như vậy,
các khách thể tham gia khảo sát đều nhận thấy được tầm quan trọng của việc giáo dục KNM
cho SV trong dạy học môn TTHCM ở các trường ĐH. Đây là cơ sở thuận lợi để các trường
ĐH và đội ngũ GV tổ chức quá trình giáo dục KNM cho SV trong dạy học môn TTHCM.
Đồng thời, nó cũng là cơ sở quan trọng để SV tự tổ chức, tự rèn luyện, phát triển KNM cho bản
thân trong q trình tham gia học tập mơn TTHCM, cũng như các hoạt động bổ trợ cho môn
học này.
2.2.4.3. Thực trạng thực hiện giáo dục kỹ năng mềm trong dạy học mơn Tư tưởng Hồ
Chí Minh cho sinh viên ở các trường Đại học trên địa bàn tỉnh Hải Dương
Kết quả nghiên cứu thu được cho thấy: Đa số khách thể khảo sát đều khẳng định hoạt
động giáo dục KNM cho SV các trường ĐH trên địa bàn tỉnh Hải Dương trong dạy học môn
TTHCM đã được triển khai trong thực tiễn những năm qua. Tuy nhiên, các nhóm khách thể
tham gia khảo sát đều thống nhất cho rằng: Giáo dục KNM cho SV các trường Đại học trên
địa bàn tỉnh Hải Dương trong môn TTHCM chỉ ở mức “Ít thường xuyên”.
2.2.4.4. Kết quả đạt được và những vấn đề còn tồn tại của giáo dục kỹ năng mềm
trong dạy học mơn Tư tưởng Hồ Chí Minh cho sinh viên ở các trường Đại học trên địa bàn
tỉnh Hải Dương
Những kết quả đạt được: GV và SV ngày càng quan tâm đến: Kỹ năng mềm; ưu thế của
môn Tư tưởng Hồ Chí Minh trong giáo dục kỹ năng mềm cho SV. Thấy được lợi thế của dạy
học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc phát triển kỹ năng mềm cho SV và sự cần thiết của
vấn đề giáo dục kỹ năng mềm cho SV trong dạy học môn TTHCM; mục tiêu, hình thức,
phương pháp giáo dục kỹ năng mềm cho SV trong dạy học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh đã
được GV quan tâm triển khai.
Những vấn đề tồn tại: Vấn đề thiết kế kế hoạch dạy học mơn Tư tưởng Hồ Chí Minh với

hệ thống kỹ năng mềm; Vấn đề tổ chức thực hiện dạy học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh với hệ
thống kỹ năng mềm; Vấn đề kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học mơn Tư tưởng Hồ Chí Minh
với hệ thống kỹ năng mềm.
2.3. Sự cần thiết của việc giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên trong dạy học môn
Tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường Đại học theo quan điểm tích hợp
Bản thân nội hàm TTHCM là hệ thống những quan điểm sáng tạo, cách mạng, khoa
học. Thực tiễn công tác giáo dục học sinh, sinh viên ở nước ta hiện nay cho thấy, khơng ít
SV thiếu và yếu về kỹ năng sống nói chung, KNM nói riêng. Hệ thống giáo dục đại học đã
chú ý nhiều đến việc rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho người học, nhưng thiếu vắng
những giờ học, học phần, hoạt động giáo dục KNM cho các em. Chính vì vậy, một trong
những lý do của nhiều SV sau khi tốt nghiệp đã thất bại trong các cuộc phỏng vấn xin việc
của các doanh nghiệp là yếu về KNM.
KNM là những yếu tố quan trọng và cần thiết thuộc về năng lực của con người. Đặc
biệt trong xã hội hiện đại với sự bùng nổ nhanh chóng của khoa học cơng nghệ, kỹ năng


13
mềm lại càng trở nên quan trọng.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là mơn học có nhiều lợi thế trong việc giáo dục kỹ năng mềm
cho SV (đã trình bày ở trên); đồng thời, giáo dục kỹ năng mềm cho SV không chỉ là nhu cầu
của người học, trường học mà của toàn xã hội. Xuất phát từ thực tiễn và những lý do trên
cho thấy, giáo dục kỹ năng mềm cho SV trong dạy học mơn Tư tưởng Hồ Chí Minh là vấn
đề cần thiết và có tính khả thi cao.
Có thể nói rằng, giáo dục KNM cho SV trong dạy học môn TTHCM là hoạt động hết sức
cần thiết. Để hoạt động này được tiến hành một cách thuận lợi và hiệu quả, GV giảng dạy môn
học này cần quan tâm xác định mục tiêu, hình thức, phương pháp giáo dục kỹ năng mềm cho
sinh viên, bên cạnh đó, cần quan tâm thực hiện thường xuyên và hiệu quả việc kiểm tra, đánh
giá kết quả giáo dục KNM cho SV trong dạy học môn TTHCM..
Kết luận chương 2
KNM là những kỹ năng mà mỗi người sử dụng để chuẩn bị, thiết lập và phát triển mối

quan hệ tương tác qua lại giữa mình với những người xung quanh nhằm giúp hoạt động
nghề nghiệp đạt được kết quả tối ưu. Đây là kỹ năng có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với
mối SV trong quá trình tham gia đào tạo nghề ở trường ĐH và q trình cơng tác sau này.
Hệ thống KNM cần được hình thành và phát triển cho SV các trường ĐH bao gồm: Kỹ
năng tự nhận thức cho SV; kỹ năng tự nhận thức; kỹ năng làm việc theo nhóm cho SV; kỹ
năng quản lí thời gian cho SV; kỹ năng giao tiếp cho SV; kỹ năng lãnh đạobản thân cho SV; kỹ
năng kiểm soát cảm xúc cho SV; kỹ năng vượt qua khủng hoảng cho SV; kỹ năng giải quyết
xung đột cho SV và kỹ năng sáng tạo cho SV.
Những tri thức của môn Tư tưởng Hồ Chí Minh ở trường Đại học có ưu thế trong giáo
dục kỹ năng mềm cho SV, do đó, cần triển khai thực hiện giáo dục kỹ năng mềm cho SV trong
dạy học mơn Tư tưởng Hồ Chí Minh dựa vào việc xác định đúng đắn, thực hiện thường xuyên,
hiệu quả mục tiêu, hình thức, phương pháp giáo dục.
Trong những năm qua, GV và SV các trường Đại học trên địa bàn tỉnh Hải Dương
ngày càng quan tâm nhiều hơn đến hệ thống kỹ năng mềm cần hình thành và phát triển ở
SV; ưu thế của môn Tư tưởng Hồ Chí Minh trong giáo dục kỹ năng mềm cho SV; thấy được
lợi thế của dạy học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc phát triển kỹ năng mềm cho SV
và sự cần thiết của vấn đề giáo dục kỹ năng mềm cho SV trong dạy học môn Tư tưởng Hồ
Chí Minh, từ đó, bước đầu xác định và triển khai mục tiêu, hình thức, phương pháp giáo dục
kỹ năng mềm cho SV trong dạy học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh và đã đạt được những kết
quả nhất định song còn nhiều tồn tại cần giải quyết.
Để nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng mềm cho SV trong dạy học mơn Tư tưởng Hồ
Chí Minh ở các trường Đại học theo quan điểm tích hợp cần quan tâm đầu tư cho các hoạt
động thiết kế kế hoạch dạy học, tổ chức thực hiện mục tiêu dạy học, kiểm tra, đánh giá kết quả
dạy học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh và giáo dục KNM trong dạy học môn TTHCM.


14
Chương 3
NGUYÊN TẮC, BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG MỀM
CHO SINH VIÊN TRONG DẠY HỌC MƠN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ

MINH Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC THEO QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP
3.1. Nguyên tắc giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên trong dạy học mơn Tư tưởng
Hồ Chí Minh ở các trường Đại học theo quan điểm tích hợp
Việc đề xuất các giải pháp giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên trong dạy học mơn Tư
tưởng Hồ Chí Minh ở các trường Đại học ngoài việc căn cứ vào các nguyên tắc cơ bản còn
phải đảm bảo các nguyên tắc như: Đảm bảo mục tiêu dạy học môn TTHCM; đảm bảo tính
thực tiễn; đảm bảo các yêu cầu cơ bản của giáo dục kỹ năng sống; đảm bảo quan điểm tích
hợp.
3.2. Biện pháp giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên trong dạy học mơn Tư tưởng
Hồ Chí Minh ở các trường Đại học theo quan điểm tích hợp
3.2.1. Xác định mục tiêu và lựa chọn nội dung lồng ghép giáo dục kỹ năng mềm
cho sinh viên trong dạy học mơn Tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường Đại học
3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp
Biện pháp này được thực hiện nhằm xác định được một cách đúng đắn, phù hợp mục
tiêu và nội dung lồng ghép giáo dục KNM cho SV trong dạy học môn TTHCM ở các
trường Đại học làm cơ sở cho việc tổ chức thực hiện dạy học môn TTHCM vừa đảm bảo
thực hiện hiệu quả mục tiêu, nội dung dạy học môn học, vừa mang lại được kết quả thiết
thực trong giáo dục KNM cho SV.
3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
* Xác định mục tiêu lồng ghép giáo dục KNM cho SV trong DH môn TTHCM ở các
trường Đại học
Trong quá trình DH mơn TTHCM cho SV ở các trường ĐH, bên cạnh việc xác định
mục tiêu DH môn học, GV giảng dạy môn TTHCM cần xác định mục tiêu giáo dục KNM
cho SV thơng qua q trình dạy học mơn học. Nói cách khác, GV giảng dạy mơn học cần
xác định mục tiêu kép cho quá trình dạy học mỗi bài học (mục tiêu dạy học và mục tiêu
giáo dục KNM). Cụ thể: GV giảng dạy môn học cần nghiên cứu kỹ nội dung dạy học của
mỗi bài học, trên cơ sở đó, xác định mục tiêu dạy học bài học theo quy định. Bên cạnh
những mục tiêu dạy học môn học đã được xác định, căn cứ vào đặc thù nội dung của mỗi
bài học, GV xác định những KNM phù hợp để định hướng hình thành, phát triển cho SV.
* Lựa chọn nội dung lồng ghép giáo dục KNM cho SV trong dạy học môn TTHCM

ở các trường Đại học
Căn cứ vào mục tiêu, nội dung dạy học môn TTHCM, mục tiêu giáo dục KNM đã
được xác định, GV giảng dạy môn TTHCM cần lựa chọn nội dung giáo dục KNM phù
hợp để lồng ghép một cách phù hợp vào nội dung dạy học cũng như các hoạt động dạy –
học môn học.
GV cần nghiên cứu và lựa chọn các KNM để vận dụng vào từng chương trong mơn
học. Đồng thời, trên cơ sở chương trình, giáo trình môn TTHCM, GV tiến hành thiết kế kế
hoạch giáo dục KNM cho SV trong dạy học môn TTHCM ở các trường Đại học theo từng
bài học trong chương trình. Nhìn chung, nội dung của biện pháp này bao gồm những vấn
đề cơ bản sau: Tên bài giảng; số tiết; đối tượng học; thiết bị, phương tiện dạy học; xác
định mục tiêu bài dạy; xác định nội dung kiến thức; thiết kế hoạt động dạy và học; củng cố
kiến thức; kiểm tra, đánh giá; nhận xét, dặn dò.
3.2.1.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
Cần có hệ thống KNM, nội dung giáo dục KNM cho SV các trường ĐH đảm bảo tính
khoa học và thực tiễn. Cần có sự quan tâm của Bộ GD&ĐT, CBQL ở các trường ĐH đối


15
với quá trình hình thành và phát triển hệ thống KNM cho SV; đổi mới DH môn TTHCM và
giáo dục KNM cho SV trong DH môn TTHCM.
3.2.2. Tổ chức thực hiện giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên trong dạy học mơn
Tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường Đại học
3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp
Mục tiêu của biện pháp này nhằm hiện thực hóa kế hoạch của GV (như đã trình bày ở
trên) và hình thành và phát triển nhận thức, tư tưởng và kỹ năng, nhất là KNM của SV thông
qua các hoạt động cụ thể trong giờ học.
3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
- Sử dụng các phương pháp dạy học phù hợp trong dạy học mơn TTHCM có ưu thế
trong giáo dục KNM cho SV.
- Sử dụng các phương tiện dạy học có ưu thế trong giáo dục KNM cho SVkhidạy học

mơn TTHCM ở các trường Đại học.
3.2.2.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
Để thực hiện được biện pháp này cần có những điều kiện cơ bản như: Cần có sự quan
tâm của Bộ GD&ĐT, cán bộ quản lý ở các trường Đại học trong việc đảm bảo các điều kiện
cần thiết cho quá trình hình thành và phát triển hệ thống KNM ở SV. Cần có sự phối hợp
thống nhất giữa các GV, giữa GV với SV, giữa SV với SV trong quá trình thực hiện giáo dục
KNM cho SV trong dạy học môn TTHCM ở các trường Đại học.
3.2.3. Thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên
trong dạy học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường Đại học
3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp
Biện pháp này được thực hiện nhằm xác định được mức độ hình thành và phát triển
KNM ở SV sau một giai đoạn hay cả quá trình thực hiện giáo dục KNM cho SV trong dạy
học môn TTHCM ở các trường Đại học, trên cơ sở đó, đánh giá những kết quả đạt được và
những vấn đề còn tồn tại, từ đó, tiếp tục hồn thiện q trình giáo dục KNM cho SV trong
dạy học môn TTHCM ở các trường Đại học trong những năm tiếp theo, góp phần phát triển
tối ưu hệ thống KNM cho SV, đồng thời, góp phần nâng cao chất lượng dạy học mơn
TTHCM và chất lượng đào tạo của các nhà trường.
3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
Biện pháp này được thực hiện với những nội dung chủ yếu dưới đây:
(1) Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá KNM của SV các trường Đại học.
Xác định các yêu cầu cần đảm bảo khi xây dựng tiêu chí đánh giá KNM của SV các
trường Đại học.
Xác định mức độ đạt được của các tiêu chí
Xác định hệ thống tiêu chí đánh giá KNM của SV các trường Đại học
3.2.3.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
Để thực hiện được biện pháp này cần có những điều kiện cơ bản như: Bộ tiêu chí đánh
giá KNM ở SV cần phải được nghiên cứu, thống nhất và được coi là công cụ quan trọng cho
q trình kiểm tra, đánh giá. Cần có sự phối hợp giữa các lực lượng tham gia kiểm tra, đánh
giá kết quả hình thành và phát triển KNM ở SV các trường Đại học. Cần có sự quan tâm của
Bộ Giáo dục và Đào tạo, cán bộ quản lý ở các trường Đại học đối với quá trình hình thành

và phát triển hệ thống KNM ở SV.


16
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp
Các biện pháp giáo dục KNM cho SV trong dạy học môn TTHCM ở các trường Đại
học hiện nay có một chức năng riêng nên có tính độc lập tương đối, song giữa các biện pháp
khơng có sự mâu thuẫn, trái lại, chúng ln có mối quan hệ thống nhất, tác động qua lại với
nhau, tạo nên tác động tổng hợp để có thể mang lại hiệu quả giáo dục KNM cho SV trong
dạy học môn TTHCM ở các trường Đại học.
Kết luận chương 3
Từ kết quả nghiên cứu ở chương 3 chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
Các biện pháp giáo dục KNM cho SV trong dạy học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh ở
các trường Đại học trên địa bàn tỉnh Hải Dương hiện nay bên cạnh việc căn cứ vào định
hướng đổi mới quá trình đào tạo; cơ sở lý luận và thực tiễn còn cần đảm bảo một cách đầy
đủ các nguyên tắc cơ bản như: Tuân thủ mục tiêu dạy học mơn Tư tưởng Hồ Chí Minh với
giáo dục KNM; phù hợp với đặc điểm của GV, SV và điều kiện thực tiễn nhà trường; đảm
bảo tính hệ thống.
Căn cứ vào những cơ sở trên, luận án đề xuất 03 biện pháp giáo dục KNM cho SV
trong dạy học môn TTHCM ở các trường Đại họchiện nay bao gồm: Lập kế hoạch giáo dục
kỹ năng mềm cho sinh viên trong dạy học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường Đại
học; tổ chức thực hiện giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên trong dạy học mơn Tư tưởng
Hồ Chí Minh ở các trường Đại học; thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục kỹ năng
mềm cho sinh viên trong dạy học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường Đại học.
Mỗi biện pháp giáo dục KNM cho SV trong dạy học môn TTHCM ở các trường Đại
họcđược xây dựng theo một kết cấu chặt chẽ bao gồm mục tiêu của biện pháp; nội dung và cách
thức thực hiện biện pháp và điều kiện thực hiện biện pháp. Các biện pháp đề xuất không mâu
thuẫn mà thống nhất với nhau, tạo nên chỉnh thể thống nhất và có khả năng mang lại hiệu quả
giáo dục KNM cho SV trong dạy học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường Đại học.
Chương 4

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
4.1. Khái quát về quá trình thực nghiệm
4.1.1. Mục đích và đối tượng thực nghiệm
- Mục đích thực nghiệm: Thực nghiệm được tiến hành nhằm kiểm chứng tính đúng đắn
của giả thuyết khoa học đã đề ra và khẳng định tính cần thiết, khả thi của các biện pháp đã
được đề xuất. Cụ thể, thực nghiệm nhằm đánh giá mức độ phát triển kỹ năng mềm của SV
khi áp dụng các biện pháp đề xuất. Qua đó chứng tỏ rằng, những biện pháp đề xuất có thể
phát triển được kỹ năng mềm cho SV trong dạy học mơn Tư tưởng Hồ Chí Minh ở các
trường Đại học và nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.
- Đối tượng thực nghiệm:
SV được lựa chọn và phân chia vào nhóm thực nghiệm và đối chứng.
+ Đối tượng thực nghiệm lần 1 là 45 SV lớp DK 08 – TĐH (học kỳ 2 năm học 2018 2019) tại trường Đại học Sao Đỏ, trong đó 23 SV được chọn là nhóm thực nghiệm (TN 1) và
22 SV được chọn là nhóm đối chứng (ĐC1).
+ Đối tượng thực nghiệm lần 2 là 74 SV lớp POL.2001.1_LT (học kỳ 1 năm học 2019
– 2020) tại trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương, trong đó 37 SV được chọn là nhóm
thực nghiệm (TN2) và 37 SV được chọn là nhóm đối chứng (ĐC2).
4.1.2. Nội dung và quy trình thực nghiệm


17
* Nội dung thực nghiệm:
Đề tài thực nghiệm 9 kỹ năng mềm của SV.
Đối với nhóm thực nghiệm: Áp dụng các biện pháp đã xây dựng trong việc việc phát
triển kỹ năng mềm cho SV.
Đối với nhóm đối chứng: Thực hiện việc phát triển kỹ năng mềm cho SV theo cách
thông thường, không áp dụng các biện pháp trên.
* Quy trình thực nghiệm:
- Bước 1: Chuẩn bị thực nghiệm
+ Chọn đối tượng thực nghiệm và đối chứng;
+ Xác định các công việc theo mỗi kỹ năng cần phát triển cho SV;

+ Xây dựng giáo án thực nghiệm;
+ Chuẩn bị các điều kiện để thực nghiệm: phòng dạy học, phòng họp rút kinh nghiệm,
máy móc thiết bị, chương trình và tài liệu dạy học;
+ Xây dựng tiêu chí và thang đánh giá để đo kết quả thực nghiệm;
+ Giảng viên dạy thực nghiệm: Giảng thực nghiệm lần 1 là GV được mời giảng có kinh
nghiệm giảng dạy trên 10 năm của Trường Đại học Sao Đỏ. Thực nghiệm lần 2 tác giả trực tiếp
giảng dạy tại Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương .
- Bước 2: Triển khai thực nghiệm
Thực hiện dạy thực nghiệm và đánh giá mức độ phát triển kỹ năng mềm của SV. Việc
giảng dạy thực hiện theo đúng tiến độ kế hoạch giảng dạy .
+ Giáo án thực nghiệm lần 1: Chương 1. Cơ sở, q trình hình thành, phát triển tư
tưởng Hồ Chí Minh
+ Giáo án thực nghiệm lần 2: Chương 2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và
cách mạng giải phóng dân tộc.
- Bước 3: Đánh giá kết quả sau thực nghiệm
+ Sử dụng phiếu đánh giá mức độ KNM của SV các trường Đại học để thu thập thông
tin về thực trạng KNM của SV.
+ Xử lý kết quả về mặt định lượng: Các kết quả thu được trong quá trình thực nghiệm
được xử lý theo phương pháp thống kê sử dụng trong nghiên cứu khoa học giáo dục bằng phần
mềm Microsoft Excel và phần mềm SPSS 20.0 for Windows.
+ Xử lý kết quả về mặt định tính: Sau khi tiến hành thực nghiệm, đánh giá mức độ kỹ
năng mềm của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng, tác giả đối chiếu kết quả với mục tiêu
đã đề ra để khẳng định tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp đã đề xuất.
4.1.3. Tiêu chí và thang đánh giá
- Tiêu chí đánh giá: Tác giả đã sử dụng bộ tiêu chí đánh giá kỹ năng mềm của SV
để đánh giá kết quả thực nghiệm.
- Thang đo: Tác giả sử dụng thang đo khoảng để đánh giá kỹ năng mềm của SV.
Thang đo cho từng mức kỹ năng mềm của SV như sau:
+ Nếu ĐTB từ 4.21 đến 5.00: Thể hiện kỹ năng mềm ở mức tốt
+ Nếu ĐTB từ 3.41 đến cận 4.20: Thể hiện kỹ năng mềm ở mức khá

+ Nếu ĐTB từ 2.61 đến cận 3.40: Thể hiện kỹ năng mềm ở mức trung bình
+ Nếu ĐTB từ 1.81 đến cận 2.60: Thể hiện kỹ năng mềm ở mức yếu
+ Nếu ĐTB ≤ 1.80: Thể hiện kỹ năng mềm ở mức kém
4.2. Kết quả thực nghiệm
4.2.1. Kết quả thực nghiệm (TN) lần 1
- Kết quả trước thực nghiệm: Để đánh giá mức độ đạt được ban đầu về kỹ năng mềm
của SV nhóm ĐC1 và nhóm TN1 trước thực nghiệm (kỹ năng mềm đầu vào) đối với SV, tác
giả đã tổ chức cho SV tham gia giải quyết các nhiệm vụ tổng hợp, quan sát thái độ thực hiện


18
nhiệm vụ, thu các sản phẩm của SV. Sau đó, sử dụng tiêu chí đã xây dựng để đánh giá các
kỹ năng đó. Số liệu sau khi thu được đã được xử lí và kết quả được thể hiện ở bảng 4.1.
Nhìn vào số liệu ở bảng 4.1 có thể nhận thấy, tỉ lệ SV đạt các mức kỹ năng mềm tốt, khá,
trung bình, yếu của SV nhóm TN1 và của nhóm ĐC1khá đồng đều. Cả hai nhóm TN1 và ĐC1
đều khơng có tỉ lệ SV đạt mức mức kỹ năng mềm kém, tỉ lệ SV đạt mức kỹ năng mềm tốt cũng
rất ít mà chủ yếu tập trung vào mức trung bình và mức khá.
Bảng 5. Phân phối tần suất mức độ KNM của nhóm TN1 và ĐC1 trước TN
Tốt
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
Mức độ
TT
TN1 ĐC1 TN1 ĐC1 TN1 ĐC1 TN1 ĐC1 TN1 ĐC1
Kỹ năng mềm
1 Kỹ năng tự nhận thức
8.3 7.7 25.0 23.1 66.7 69.2 0.0 0.0 0.0 0.0
2 Kỹ năng làm việc theo nhóm 0.0 0.0 25.0 30.8 58.3 53.8 16.7 15.4 0.0 0.0

3 Kỹ năng quản lý thời gian
0.0 0.0 16.7 23.1 58.3 53.8 25.0 23.1 0.0 0.0
4 Kỹ năng giao tiếp
0.0 0.0 8.3 7.7 66.7 61.5 25.0 30.8 0.0 0.0
5 Kỹ năng lãnh đạo bản thân
8.3 7.7 16.7 15.4 58.3 53.8 16.7 23.1 0.0 0.0
6 Kỹ năng kiểm soát cảm xúc 16.7 15.4 33.3 30.8 50.0 53.8 0.0 0.0 0.0 0.0
7 Kỹ năng vượt qua khủng hoảng 0.0 0.0 16.7 15.4 58.3 61.5 25.0 23.1 0.0 0.0
8 Kỹ năng giải quyết xung đột 0.0 0.0 16.7 23.1 66.7 61.5 16.7 15.4 0.0 0.0
9 Kỹ năng sáng tạo
0.0 0.0 16.7 15.4 58.3 61.5 25.0 23.1 0.0 0.0
Để khẳng định tính chính xác về mức độ kỹ năng mềm ban đầu đạt được của hai nhóm
TN1 và ĐC1, chúng tơi thực hiện việc so sánh điểm trung bình của hai nhóm bằng kiểm định
t-test, với mức ý nghĩa 0.05.
Gọi X là điểm trung bình mỗi kỹ năng mềm của nhóm TN1; Y là điểm trung bình mỗi
kỹ năng mềm của nhóm ĐC1.
Giả thuyết H0: X = Y (Sự khác nhau về điểm trung bình mỗi kỹ năng mềm của 2
nhóm TN1, ĐC1 là khơng có ý nghĩa).
Đối thuyết: H1: X ≠ Y (Có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê về điểm trung bình mỗi kỹ
năng mềm của 2 nhóm TN1 và ĐC1), với mức ý nghĩa α = 0.05.
Ta dùng đại lượng t để kiểm tra giả thuyết và kết quả thể hiện ở bảng 6.
Bảng 6. Kiểm định t – test kết quả đo lường KNM của nhóm TN1 và ĐC1 trước TN
Nhóm ĐC1
Mức độ Nhóm TN1
Sig.(2TT
t
ĐLC
ĐLC
tailed)
Kỹ năng mềm

X
X
1 Kỹ năng tự nhận thức
3.41 0.668 3.46 0.660 - 0.169 0.867
2 Kỹ năng làm việc theo nhóm
3.08 0.668 3.15 0.688 - 0.259 0.798
3 Kỹ năng quản lý thời gian
2.91 0.668 3.00 0.701 - 0.302 0.765
4 Kỹ năng giao tiếp
2.83 0.577 2.76 0.599
0.272
0.788
5 Kỹ năng lãnh đạo bản thân
3.16 0.834 3.07 0.862
0.264
0.794
6 Kỹ năng kiểm soát cảm xúc
3.66 0.778 3.61 0.767
0.166
0.870
7 Kỹ năng vượt qua khủng hoảng 2.91 0.668 2.92 0.640
-0.024 0.981
8 Kỹ năng giải quyết xung đột
3.00 0.603 3.07 0.640
-0.309 0.760
9 Kỹ năng sáng tạo
3.66 0.778 3.61 0.767
0.166
0.870
Kết quả thể hiện ở bảng 6 cho thấy: Kiểm định t-test với các hệ số Sig. (2 đuôi) đều

lớn hơn 0.05. Điều này cho thấy khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về điểm trung
bình của 9 kỹ năng mềm trước thực nghiệm giữa 2 nhóm TN 1 và nhóm ĐC1. Như vậy, qua
kết quả kiểm định t-test, giả thuyết H 0 được chấp nhận, ta có thể khẳng định mức độ các kỹ
năng mềm trước thực nghiệm của nhóm TN1 và nhóm ĐC1 được coi là tương đương nhau.
Như vậy, trước khi thực nghiệm, SV đã có mức độ các kỹ năng mềm nhất định và chủ


19
yếu ở mức trung bình; mức khá cịn khiêm tốn và chưa có mức tốt. Điểm trung bình các
mức độkỹ năng mềm giữa nhóm TN1và ĐC1 tuy có chút khác biệt nhưng không đáng kể.
- Kết quả sau thực nghiệm. Tác giả áp dụng các biện pháp thực nghiệm đã đưa ra đối
với nhóm TN1, sau đó đánh giá mức độ kỹ năng mềm đầu ra. Kết quả sau thực nghiệm được
xử lí thống kê và thể hiện qua bảng 7.
Bảng 7. Phân phối tần suất mức độ KNM của nhóm TN1 và ĐC1 sau TN
Tốt
Khá
Trung bình Yếu
Kém
Mức độ
TT
TN1 ĐC1 TN1 ĐC1 TN1 ĐC1 TN1 ĐC1 TN1 ĐC1
Kỹ năng mềm
1 Kỹ năng tự nhận thức
25.0 7.7 58.3 30.8 16.7 61.5 0.0 0.0 0.0 0.0
2 Kỹ năng làm việc theo nhóm 25.0 0.0 50.0 30.8 25.0 61.5 0.0 7.7 0.0 0.0
3 Kỹ năng quản lý thời gian
16.7 0.0 41.7 23.1 41.7 61.5 0.0 15.4 0.0 0.0
4 Kỹ năng giao tiếp
16.7 0.0 33.3 15.4 50.0 61.5 0.0 23.1 0.0 0.0
5 Kỹ năng lãnh đạo bản thân

25.0 0.0 41.7 15.4 33.3 69.2 0.0 15.4 0.0 0.0
6 Kỹ năng kiểm soát cảm xúc
41.7 15.4 50.0 38.5 8.3 46.2 0.0 0.0 0.0 0.0
7 Kỹ năng vượt qua khủng hoảng 8.3 0.0 41.7 15.4 41.7 69.2 8.3 15.4 0.0 0.0
8 Kỹ năng giải quyết xung đột 16.7 0.0 41.7 23.1 41.7 69.2 0.0 7.7 0.0 0.0
9 Kỹ năng sáng tạo
16.7 0.0 41.7 23.1 41.7 61.5 0.0 15.4 0.0 0.0
Các số liệu thể hiện trên bảng 7 cho thấy:
Tỉ lệ SV đạt mức tốt cả 9 kỹ năng mềm của nhóm TN1 cao hơn hẳn so với nhóm ĐC1. Tỉ
lệ SV nhóm TN1 đạt mức độ kỹ năng mềm khá ở cả 9 kỹ năng mềm cũng cao hơn so với
nhóm ĐC1. Ngược lại, tỉ lệ SV đạt mức kỹ năng mềm tốt của nhóm ĐC1 chỉ có ở 2/8 kỹ năng
mềm (kỹ năng mềm1 và kỹ năng mềm6), tỉ lệ SV đạt mức kỹ năng mềm trung bình và mức
yếu cao hơn khá nhiều so với nhóm TN1.
Như vậy, sau thực nghiệm có sự khác biệt đáng kể về mức độ các kỹ năng mềm của
SV nhóm TN1 và nhóm ĐC1.
Để khẳng định tính chính xác về mức độ kỹ năng mềm đạt được sau thực nghiệm của
nhóm TN1 và ĐC1, tác giả thực hiện việc so sánh điểm trung bình của hai nhóm bằng kiểm
định t-test, với mức ý nghĩa 0.05.
Gọi X là điểm trung bình mỗi kỹ năng mềm của nhóm TN 1; Y là điểm trung bình mỗi
kỹ năng mềm của nhóm ĐC1.
Giả thuyết H0: X = Y (Sự khác nhau về điểm trung bình mỗi kỹ năng mềm của 2
nhóm TN1, ĐC1 là khơng có ý nghĩa).
Đối thuyết: H1: X ≠ Y (Có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê về điểm trung bình mỗi kỹ
năng mềm của 2 nhóm TN1 và ĐC1), với mức ý nghĩa α = 0.05.
Ta dùng đại lượng t để kiểm tra giả thuyết và kết quả thể hiện ở bảng 8 dưới đây:
Bảng 8. Kiểm định t – test kết quả đo lường KNM của nhóm TN1 và ĐC1 sau TN
Nhóm ĐC1
Mức độ Nhóm TN1
Sig.(2TT
t

ĐLC
ĐLC
tailed)
Kỹ năng mềm
X
X
1 Kỹ năng tự nhận thức
4.08 0.668 3.46 0.660
2.338
0.028
2 Kỹ năng làm việc theo nhóm
4.00 0.738 3.23 0.599
2.870
0.009
3 Kỹ năng quản lý thời gian
3.75 0.753 3.07 0.640
2.412
0.024
4 Kỹ năng giao tiếp
3.66 0.778 2.92 0.640
2.617
0.015
5 Kỹ năng lãnh đạo bản thân
3.91 0.792 3.07 0.493
3.207
0.004
6 Kỹ năng kiểm soát cảm xúc
4.33 0.651 3.69 0.751
5.813
0.000

7 Kỹ năng vượt qua khủng hoảng
3.58 0.668 3.00 0.577
2.340
0.028
8 Kỹ năng giải quyết xung đột
3.75 0.753 3.15 0.554
2.265
0.033
9 Kỹ năng sáng tạo
3.66 0.778 2.92 0.640
2.617
0.015


20
Kết quả thể hiện ở bảng 8 cho thấy:
Kiểm định t-test với các hệ số Sig. (2 đuôi) đều nhỏ hơn 0.05. Điều này chứng tỏ rằng
có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về điểm trung bình sau thực nghiệm trên cả 9 kỹ năng
mềm giữa 2 nhóm TN1 và nhóm ĐC1.
Kết quả trên cũng cho thấy, có sự khác biệt đáng kể về mức độ các kỹ năng mềm của SV
nhóm TN1 và ĐC1 trong đó, kỹ năng mềm của SV nhóm TN1 đã được phát triển, tăng lên đáng kể.
So sánh kết quả phân phối tần suất về mức độ các kỹ năng mềm đạt được ở nhóm TN 1
và ĐC1 trước và sau TN cịn cho thấy: trước thực nghiệm, số lượng SV đạt mức độ tốt của
các kỹ năng mềm của nhóm TN1 chỉ có rất ít ở 3 trong số 9 kỹ năng mềm, một số SV còn
đạt mức kỹ năng mềm yếu, nhưng sau thực nghiệm số lượng đạt mức độ kỹ năng mềm tốt
tăng lên khá nhiều ở cả 9 kỹ năng mềm.
Mức kỹ năng mềm của SV nhóm ĐC1 sau TN cũng tăng lên so với trước TN nhưng mức
độ tăng hầu như không đáng kể và không nhiều như nhóm TN1. Số SV đạt các mức kỹ năng
mềm tốt của nhóm ĐC1 chỉ chiếm tỉ lệ khiêm tốn, mức khá có tăng so với trước nhưng khơng
đáng kể, đa số SV vẫn có mức kỹ năng mềm trung bình và vẫn còn SV đạt mức kỹ năng mềm

yếu.
Kết quả thực nghiệm lần 1 cho phép bước đầu khẳng định những biện pháp tác động đã
phát huy những hiệu quả nhất định.
4.2.2. Kết quả thực nghiệm (TN) lần 2
- Kết quả trước thực nghiệm. Trên cơ sở những kết quả đạt được sau thực nghiệm lần
thứ nhất, tác giả tổ chức thực nghiệm lần hai để khẳng định thêm kết quả nghiên cứu. Thực
nghiệm lần 2 được thực hiện cùng một mục đích, nội dung, cách thức tiến hành như thực
nghiệm lần 1. Tuy nhiên, lần này chúng tôi thực hiện trên đối tượng là SV lớp
POL.2001.1_LT (học kỳ 1 năm học 2019 – 2020) tại trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải
Dương. Trước khi tiến hành thực nghiệm sư phạm lần 2, chúng tôi cũng tổ chức kiểm tra
trình độ đầu vào của nhóm TN2 và nhóm ĐC2.
SV được lựa chọn và phân chia vào nhóm thực nghiệm và đối chứng.
+ Đối tượng thực nghiệm lần 2 là 74 SV, trong đó 37 SV được chọn là nhóm thực
nghiệm (TN2) và 37 SV được chọn là nhóm đối chứng (ĐC2).
Kết quả kiểm tra được thể hiện ở bảng 9.
Bảng 9. Phân phối tần suất mức độ KNM của nhóm TN2 và ĐC2 trước TN
Tốt
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
Mức độ
TT
TN2 ĐC2 TN2 ĐC2 TN2 ĐC2 TN2 ĐC2 TN2 ĐC2
Kỹ năng mềm
1 Kỹ năng tự nhận thức
0.0 0.0 26.7 21.4 53.3 57.1 20.0 21.4 0.0 0.0
2 Kỹ năng làm việc theo nhóm 0.0 0.0 20.0 28.6 60.0 50.0 20.0 21.4 0.0 0.0
3 Kỹ năng quản lý thời gian
0.0 0.0 26.7 21.4 40.0 50.0 33.3 28.6 0.0 0.0

4 Kỹ năng giao tiếp
0.0 0.0 13.3 14.3 40.0 42.9 46.7 42.9 0.0 0.0
5 Kỹ năng lãnh đạo bản thân 0.0 0.0 20.0 21.4 46.7 50.0 33.3 28.6 0.0 0.0
6 Kỹ năng kiểm soát cảm xúc 0.0 0.0 26.7 28.6 53.3 50.0 20.0 21.4 0.0 0.0
7 Kỹnăng vượt qua khủng hoảng 0.0 0.0 0.0 0.0 46.7 50.0 40.0 35.7 13.3 14.3
8 Kỹ năng giải quyết xung đột 0.0 0.0 6.7 7.1 53.3 50.0 33.3 35.7 6.7 7.1
9 Kỹ năng sáng tạo
0.0 0.0 20.0 21.4 46.7 50.0 33.3 28.6 0.0 0.0
Nhìn vào số liệu ở bảng 9 có thể nhận thấy, tỉ lệ SV đạt các mức kỹ năng mềm khá, trung
bình, yếu và kém của SV nhóm TN2 và của nhóm ĐC2 là tương đối đồng đều và đa số SV ở cả
2 nhóm này đều đạt mức kỹ năng mềm trung bình ở cả 9 kỹ năng mềm.
Cả hai nhóm TN2 và ĐC2 đều khơng có SV nào đạt mức mức kỹ năng mềm tốt, mức kỹ
năng mềm khá cũng còn hạn chế mà chủ yếu tập trung vào mức kỹ năng mềm trung bình và
mức kỹ năng mềm yếu.


21
Để khẳng định tính chính xác về mức độ kỹ năng mềm ban đầu đạt được của hai nhóm
TN2 và ĐC2, chúng tôi thực hiện việc so sánh điểm trung bình của hai nhóm bằng kiểm định
t-test, với mức ý nghĩa 0.05. Gọi X là điểm trung bình mỗi kỹ năng mềm của nhóm TN 2; Y
là điểm trung bình mỗi kỹ năng mềm của nhóm ĐC 2. Giả thuyết H0: X = Y (Sự khác nhau
về điểm trung bình mỗi kỹ năng mềm của 2 nhóm TN 2, ĐC2 là khơng có ý nghĩa). Đối
thuyết: H1: X ≠ Y (Có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê về điểm trung bình mỗi kỹ năng
mềm của 2 nhóm TN2 và ĐC2), với mức ý nghĩa α = 0.05.
Ta dùng đại lượng t để kiểm tra giả thuyết và kết quả thể hiện ở bảng 10.
Bảng 10. Kiểm định t – test kết quả đo lường KNM của nhóm TN2 và ĐC2 trước TN
Nhóm TN2
Nhóm ĐC2
Mức độ
Sig.(2TT

t
ĐLC
ĐLC
Kỹ năng mềm
tailed)
X
X
1 Kỹ năng tự nhận thức
3.06 0.703 3.00 0.679
0.259 0.797
2 Kỹ năng làm việc theo nhóm
3.00 0.654 3.07 0.730 - 0.278 0.783
3 Kỹ năng quản lý thời gian
2.93 0.798 2.92 0.730
0.017 0.987
4 Kỹ năng giao tiếp
2.66 0.723 2.71 0.726
-0.177 0.861
5 Kỹ năng lãnh đạo bản thân
2.86 0.743 2.92 0.730
-0.266 0.823
6 Kỹ năng kiểm soát cảm xúc
3.06 0.703 3.07 0.730
-0.018 0.986
7 Kỹ năng vượt qua khủng hoảng
2.33 0.723 2.35 0.744
-0.087 0.931
8 Kỹ năng giải quyết xung đột
2.60 0.736 2.57 0.755
0.103 0.919

9 Kỹ năng sáng tạo
2.93 0.798 2.92 0.730
0.017 0.987
Kết quả ở bảng 10 cho thấy: Kiểm định t-test với các hệ số Sig. (2 đuôi) đều lớn hơn
0.05. Điều này cho biết không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về điểm trung bình của 9
kỹ năng mềm trước thực nghiệm giữa 2 nhóm TN2 và nhóm ĐC2.
Như vậy, qua kết quả kiểm định t-test, giả thuyết H 0 được chấp nhận, ta có thể khẳng
định mức độ các kỹ năng mềm trước thực nghiệm của nhóm TN 2 và nhóm ĐC2 được coi là
tương đương nhau.
Như vậy, trước khi thực nghiệm, SV đã có mức độ các kỹ năng mềm nhất định và chủ
yếu ở mức trung bình, số % SV đạt mức kỹ năng mềm khá còn rất khiêm tốn và chưa có %
SV nào đạt mức kỹ năng mềm tốt. Điểm trung bình các mức độ kỹ năng mềm giữa nhóm
TN2và ĐC2 tuy có một chút khác biệt nhưng không đáng kể.
- Kết quả sau thực nghiệm: Sau khi tiến hành thực nghiệm các biện pháp đã đưa ra đối
với nhóm TN2, tác giả đánh giá mức độ kỹ năng mềm đầu ra sau thực nghiệm. Kết quả sau
thực nghiệm được xử lí thống kê và thể hiện qua bảng 11 dưới đây:
Bảng 11. Phân phối tần suất mức độ KNM của nhóm TN2 và ĐC2 sau TN
Tốt
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
Mức độ
TT
TN2 ĐC2 TN2 ĐC2 TN2 ĐC2 TN2 ĐC2 TN2 ĐC2
Kỹ năng mềm
1 Kỹ năng tự nhận thức
13.3 0.0 46.7 21.4 40.0 57.1 0.0 21.4 0.0 0.0
2 KN làm việc theo nhóm 6.7 0.0 60.0 28.6 33.3 57.1 0.0 14.3 0.0 0.0
3 KN quản lý thời gian

6.7 0.0 53.3 21.4 40.0 57.1 0.0 21.4 0.0 0.0
4 Kỹ năng giao tiếp
6.7 0.0 46.7 14.3 40.0 50.0 6.7 35.7 0.0 0.0
5 KN lãnh đạo bản thân
13.3 0.0 53.3 21.4 26.7 57.1 6.7 21.4 0.0 0.0
6 KN kiểm soát cảm xúc 13.3 0.0 53.3 28.6 33.3 57.1 0.0 14.3 0.0 0.0
7 KN vượt qua khủng hoảng 0.0 0.0 33.3 7.1 46.7 42.9 20.0 50.0 0.0 0.0
8 KN giải quyết xung đột 6.7 0.0 40.0 14.3 40.0 42.9 13.3 42.9 0.0 0.0
9 Kỹ năng sáng tạo
6.7 0.0 53.3 21.4 40.0 57.1 0.0 21.4 0.0 0.0


22
Các số liệu về kết quả sau thực nghiệm của nhóm TN 2 và ĐC2 thể hiện trên bảng 3.8
cho thấy: đã có một tỉ lệ nhất định SV nhóm TN 2 đạt mức kỹ năng mềm tốt ở 8/9 kỹ năng
mặc dù số % SV còn khiêm tốn và khơng có % SV nào của nhóm ĐC 2 đạt được mức kỹ
năng mềm này, tỉ lệ SV đạt mức khá ở cả 9 kỹ năng mềm của nhóm TN2 cao hơn hẳn so với
nhóm ĐC2, số % SV đạt mức kỹ năng mềm trung bình ở nhóm TN 2 cũng thấp hơn hẳn so
với SV nhóm ĐC2, tỉ lệ SV đạt mức yếu ở nhóm TN 2 chỉ cịn ở 4/9 kỹ năng mềm trong khi
đó nhóm ĐC2 vẫn có nhiều SV đạt mức kỹ năng mềm này với tỉ lệ cũng tương đối cao.
Như vậy, kết quả sau thực nghiệm lần 2 có sự khác biệt rõ rệt về mức độ các kỹ năng
mềm của SV nhóm TN2 và nhóm ĐC2.
Để khẳng định tính chính xác về mức độ kỹ năng mềm đạt được của nhóm TN 2 và
ĐC2 sau thực nghiệm, tác giả thực hiện việc so sánh điểm trung bình của hai nhóm bằng
kiểm định t-test, với mức ý nghĩa 0.05.
Gọi X là điểm trung bình mỗi kỹ năng mềm của nhóm TN 2; Y là điểm trung bình mỗi
kỹ năng mềm của nhóm ĐC2.
Giả thuyết H0: X = Y (Sự khác nhau về điểm trung bình mỗi kỹ năng mềm của 2
nhóm TN2, ĐC2 là khơng có ý nghĩa).
Đối thuyết: H1: X ≠ Y (Có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê về điểm trung bình mỗi kỹ

năng mềm của 2 nhóm TN2 và ĐC2), với mức ý nghĩa α = 0.05.
Dùng đại lượng t để kiểm tra giả thuyết và kết quả thể hiện ở bảng 12 sau:
Bảng 12. Kiểm định t – test kết quả đo lường KNM của nhóm TN2 và ĐC2 sau TN
Nhóm ĐC2
Mức độ Nhóm TN2
Sig.(2TT
t
ĐLC
ĐLC
tailed)
X
X
Kỹ năng mềm
1 Kỹ năng tự nhận thức
4.08 0.668 3.46
0.660 2.338 0.028
2 Kỹ năng làm việc theo nhóm
4.00 0.738 3.23
0.599 2.870 0.009
3 Kỹ năng quản lý thời gian
3.75 0.753 3.07
0.640 2.412 0.024
4 Kỹ năng giao tiếp
3.66 0.778 2.92
0.640 2.617 0.015
5 Kỹ năng lãnh đạo bản thân
3.91 0.792 3.07
0.493 3.207 0.004
6 Kỹ năng kiểm soát cảm xúc
4.33 0.651 3.69

0.751 5.813 0.000
7 Kỹ năng vượt qua khủng hoảng 3.58 0.668 3.00
0.577 2.340 0.028
8 Kỹ năng giải quyết xung đột
3.75 0.753 3.15
0.554 2.265 0.033
9 Kỹ năng sáng tạo
3.66 0.778 2.92
0.640 2.617 0.015
Kết quả thể hiện ở bảng 4.8 cho thấy: Kiểm định t-test sau thực nghiệm với các hệ số
Sig. (2 đuôi) đều nhỏ hơn 0.05 ở cả 9 kỹ năng mềm, điều này chứng tỏ rằng có sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê về điểm trung bình sau thực nghiệm trên cả 9 kỹ năng mềm giữa nhóm
TN2 và nhóm ĐC2.
Như vậy, điểm trung bình các kỹ năng mềm của SV nhóm TN 2 sau thực nghiệm cao
hơn so với điểm trung bình các kỹ năng mềm của SV nhóm ĐC2.
So sánh phân phối tần suất mức độ các kỹ năng mềm của 2 nhóm trước và sau thực
nghiệm có thể thấy:
- Trước khi thực nghiệm, tỉ lệ SV đạt mức độ tốt của các kỹ năng mềm của nhóm TN2
khơng có, tỉ lệ SV đạt mức kỹ năng mềm khá cũng chưa nhiều, không có % SV nào đạt mức
tốt và mức khá.. Tỉ lệ % tập trung nhiều nhất ở mức độ kỹ năng mềm trung bình và vẫn cịn
nhiều SV đạt mức kỹ năng mềmyếu.
- Sau thực nghiệm, tỉ lệ SV ở nhóm TN 2 đạt mức kỹ năng mềm tốt tuy chưa nhiều
nhưng đã có ở 8/9 kỹ năng, tỉ lệ SV đạt mức kỹ năng mềm khá tăng lên, tỉ lệ SV đạt mức kỹ
năng mềm trung bình giảm đi đáng kể, tỉ lệ SV đạt mức kỹ năng mềm yếu chỉ cịn ở 4/9 kỹ
năng mềm. Đối với nhóm ĐC2, tỉ lệ SV đạt mức kỹ năng mềm tốt khơng có giống như trước


23
khi thực nghiệm, tỉ lệ SV đạt mức kỹ năng mềm khá hầu như không tăng hoặc tăng rất, tỉ lệ
SV đạt mức kỹ năng mềm trung bình và mức kỹ năng mềm yếu vẫn cịn nhiều và khơng

khác gì nhiều so với trước thực nghiệm.
Điều này chứng tỏ sau q trình TN, mức kỹ năng mềm của SV nhóm ĐC2 phát triển rất
chậm và mức kỹ năng mềm của SV nhóm TN2 đã phát triển nhanh hơn so với nhóm ĐC2.
Từ kết quả thu được qua 2 lần thực nghiệm cho phép tác giả khẳng định tính hiệu quả
của bài thực nghiệm sư phạm là ổn định. Sau khi có những tác động sư phạm, bước đầu đã
mang lại những hiệu quả đối với việc phát triển kỹ năng mềm cho SV thông qua dạy học
môn Tư tưởng Hồ Chí Minh. Mức kỹ năng mềm của SV nhóm TN 1 và nhóm TN2 đã tăng
lên, đã phát triển hơn so với mức kỹ năng mềm của SV nhóm ĐC 1 và ĐC2. Điều đó khẳng
định việc áp dụng các biện pháp giáo dục kỹ năng mềm cho SV trong dạy học mơn Tư
tưởng Hồ Chí Minh ở các trường Đại học tại địa bàn nghiên cứu.
4.2.3. Kết quả phân tích định tính sau thực nghiệm
Ngồi việc phân tích kết quả định lượng về phát triển kỹ năng mềm cho SV thông qua
giáo dục KNM cho SV trong dạy học mơn Tư tưởng Hồ Chí Minh, tác giả cịn tìm hiểu
hứng thú của SV khi tham gia vào quá trình giáo dục kỹ năng mềmtrong dạy học môn
TTHCM. Kết quả nghiên cứu thu được cho thấy: có 40.74% SV cảm thấy rất hứng thú,
48.15% khẳng định có hứng thú, 7.41% SV cho rằng bình thường, chỉ có 3.7% SV cảm thấy
ít hứng thú và khơng có SV nào khơng hứng thú của SV khi tham gia phát triển kỹ năng
mềmtrong dạy học mơn Tư tưởng Hồ Chí Minh. Như vậy, tỉ lệ SV cảm thấy hứng thú và rất
hứng thú đạt ở mức cao (đạt 88.89%).
Tóm lại, qua dạy học thực nghiệm cho thấy: Giáo dục kỹ năng mềm cho SV trong dạy
học mơn Tư tưởng Hồ Chí Minh ở trường Đại học đã tạo được hứng thú, tăng cường được
tính tích cực, chủ động, sáng tạo của SV trong học tập. Giáo dục kỹ năng mềm cho SV
trong dạy học mơn Tư tưởng Hồ Chí Minh ở trường Đại học giúp SV được học theo những
cách thức riêng phù hợp với đặc điểm, kiến thức và hoàn cảnh của bản thân.
Kết luận chương 4
Qua hai lần tiến hành thực nghiệm các biện pháp đã đề xuất cho thấy: Khi thực hiện
giáo dục kỹ năng mềm cho SV trong dạy học mơn Tư tưởng Hồ Chí Minh ở trường Đại học
có sử dụng các biện pháp trên, kỹ năng mềm của SV cũng đã đã được thay đổi và phát triển
theo chiều hướng đi lên. Kết quả trên đây đã chứng minh tính đúng đắn của giả thuyết khoa
học mà luận án đề ra. Việc vận dụng các biện pháp giáo dục kỹ năng mềm cho SV trong dạy

học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh ở trường Đại học đã có hiệu quả bước đầu, góp phần nâng
cao chất lượng hình thành và phát triển kỹ năng mềm cho SV, kết quả dạy học mơn Tư tưởng
Hồ Chí Minh và hiệu quả đào tạo của trường Đại học.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
1.1. Trên cơ sở tổng quan các cơng trình nghiên cứu có liên quan của các nhà nghiên
cứu ở trong và ngồi nước chúng tơi đã đánh giá giá trị và những vấn đề đặt ra đối với luận
án, khẳng định có những khoảng trống, đặc biệt là khoảng trống nghiên cứu về giáo dục
KNM cho SV trong dạy học mơn Tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường Đại học.
KNM là kỹ năng có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với mối SV trong quá trình tham
gia đào tạo nghề ở trường Đại học và q trình cơng tác sau này. Hệ thống kỹ năng mềm cần
được hình thành và phát triển cho SV các trường ĐH bao gồm: Kỹ năng tự nhận thức cho
SV; kỹ năng làm việc theo nhóm cho SV; kỹ năng quản lí thời gian cho SV; kỹ năng giao
tiếp cho SV; kỹ năng lãnh đạobản thân cho SV; kỹ năng kiểm soát cảm xúc cho SV; kỹ năng
vượt qua


×