HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG
ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG Ở ĐÀ NẴNG HIỆN NAY – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI
PHÁP
ThS. Lê Đức Thọ
Trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng
0911 733 407
TÓM TẮT
Đà Nẵng là một trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương, là thành phố năng động và
phát triển bậc nhất khu vực miền Trung Tây Nguyên, nơi tập trung nhiều trường Đại học,
Cao đẳng với số lượng sinh viên theo học rất lớn. Bài viết nghiên cứu thực trạng hoạt động
giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn thành phố
Đà Nẵng; đánh giá những kết quả và những hạn chế, tồn tại trong hoạt động giáo dục kỹ
năng mềm cho sinh viên. Đồng thời, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh ở Đà Nẵng hiện nay nhằm đào tạo nguồn nhân lực
chất lượng cao cho xã hội.
Từ khóa: Kỹ năng mềm; giáo dục kỹ năng mềm; sinh viên Đà Nẵng.
1. Đặt vấn đề
Kỹ năng mềm là một tiêu chí giúp nhà tuyển dụng đánh giá chính xác năng lực thực sự
của một người lao động và được nhà tuyển dụng dùng để kiểm tra, đánh giá khả năng của
người lao động khi muốn tuyển họ vào làm việc cũng như nhận xét về năng lực làm việc của
người lao động. Theo thống kê của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, khoảng 60% sinh
viên ra trường làm trái ngành và tính đến năm 2017 có hơn 200.000 cử nhân thất nghiệp.
Trong khi thực tế, thị trường lao động nước ta lại có nhu cầu về nhân lực rất lớn. Theo khảo
sát của báo giáo dục Việt Nam, vào tháng 5/2014, các doanh nghiệp chỉ tuyển dụng được
10% nhân sự so với nhu cầu thực tế. Sinh viên ra trường nhiều nhưng thất nghiệp vẫn chiếm
tỷ lệ lớn do không đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng. Nguyên nhân chính là do
những kỹ năng mà sinh viên được trang vị chưa phù hợp với đòi hỏi của thị trường. Và
trong số các nhóm kỹ năng thì kỹ năng mềm là nhóm kỹ năng mà người lao động Việt Nam
thiếu hụt nhiều nhất. Chính vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng hoạt động giáo dục kỹ năng
mềm cho sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng ở Đà Nẵng, đề tìm ra giải pháp nâng cao
hiệu quả đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên hiện nay là việc làm cần thiết, có ý nghĩa thực
tiễn.
Để thực hiện bài nghiên cứu, tác giả đã tiến hành khảo sát 78 cán bộ quản lý và giảng
viên (trong đó: 22 cán bộ quản lý và 56 giảng viên); 94 sinh viên (trong đó: 22 nữ và 72
nam). Phạm vi khảo sát là cán bộ quản lý và giảng viên, sinh viên thuộc các trường: Đại học
Kinh tế Đà Nẵng, Đại học Duy Tân và Cao đẳng Nghề Đà Nẵng. Thời gian khảo sát từ
15/7/2018 đến 15/8/2018.
2. Thực trạng hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên các trường Đại học, Cao
1
đẳng ở Đà Nẵng hiện nay
Giáo dục kỹ năng mềm là quá trình hình thành và phát triển cho sinh viên các kỹ năng
mềm cần thiết để đảm bảo cho quá trình thích ứng với người khác và công việc, nhằm duy
trì tốt các mối quan hệ tích cực và hỗ trợ thực hiện công việc một cách hiệu quả thông qua
những hình thức và nội dung khác nhau. Giáo dục kỹ năng mềm cần phải chú trọng đến việc
giáo dục các giá trị về mặt tinh thần cho người học song song với các hành vi tương ứng.
Giáo dục kỹ năng mềm phải bắt đầu từ việc rèn luyện các giá trị nội tâm, các giá trị tinh
thần cho người học trước. Trên cơ sở đó, kỹ năng mềm mới được bộc lộ ra ngoài bằng các
hành vi, thao tác, cách ứng xử cụ thể.
Thực tế đào tạo ở nhiều nước phát triển cho thấy, sinh viên nước ngoài thường chủ
động, chuyên nghiệp và hết sức tự tin trong những hoạt động học tập, hoạt động xã hội cũng
như các hoạt động ngoại khóa. Trong khi đó, các trường Đại học, Cao đẳng ở Việt Nam chủ
yếu chú trọng đào tạo kiến thức chuyên ngành, tập trung quá sâu về chuyên môn, còn đối
với mảng kỹ năng mềm – mảng mà các nhà tuyển dụng rất mong đợi, lại hết sức hạn chế.
Chính vì vậy mà rất nhiều sinh viên tốt nghiệp ra trường với số điểm rất cao nhưng họ vẫn
chưa thuyết phục được nhà tuyển dụng bởi thiếu những kỹ năng mềm cần thiết.
Đà Nẵng là thành phố sôi động, là trung tâm phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh
miền Trung Tây Nguyên, là nơi tập trung gần 30 trường Đại học, Cao đẳng với số lượng
sinh viên theo học lớn. Đây là nơi đào tạo nguồn nhân lực không chỉ cho khu vực miền
Trung Tây Nguyên mà trên cả nước, phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Ngoài nhiệm vụ đào tạo chuyên môn nghề nghiệp cho sinh viên, trong những năm qua,
các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn thành phố cũng đã chú trọng công tác đào tạo,
phát triển các kỹ năng mềm cho sinh viên đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các nhà tuyển
dụng. Công tác đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên đã đạt được những kết quả đáng ghi
nhận, 100% sinh viên khi ra trường đều được làm quen với các kỹ năng mềm cần thiết để có
thể tự tham gia phỏng vấn xin việc làm.
Hiện nay, hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên tại các trường Đại học, Cao
đẳng ở Đà Nẵng đã được đưa vào chương trình đào tạo chính khóa cho sinh viên. Nhận thức
của cán bộ quản lý, đội ngũ giảng viên của các trường Đại học, Cao đẳng về ý nghĩa của
hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên được nâng lên. Tác giả đã tiến hành điều tra
khảo sát bằng phiếu theo các mức độ từ 1 đến 4 điểm, được ghi trên phiếu với hai đối tượng
là cán bộ quản lý và đội ngũ giảng viên của nhà trường. Số lượng khảo sát là 78 người (22
cán bộ quản lý và 56 giảng viên), kết quả được tổng hợp điểm trung bình và xếp hạng như
sau:
Bảng 1. Nhận thức của Cán bộ quản lý, đội ngũ giảng viên các trường Đại học, Cao đẳng ở
Đà Nẵng về ý nghĩa của hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên
Mức độ nhận thức (N =
Xếp
78)
T
Ý nghĩa hoạt động giáo dục kỹ
ĐT
Nhậ
hạn
Sâu Đầy Thôn
T
năng mềm cho sinh viên
B
n
g
sắc
đủ g hiểu
biết
1
Bộ phận gắn bó hữu cơ, thống 45
23
10
0
3.45
2
2
nhất, toàn diện của quá trình giáo
dục ở Trường Cao đẳng Nghề Đà
Nẵng
2
Điều kiện tốt nhất để nâng cao
tính tích cực hoạt động, rèn luyện
47
22
9
0
3.48
1
nhân cách của sinh viên trong giai
đoạn hiện nay
3
Sinh viên phát huy vai trò chủ
thể, chủ động trong quá trình học 36
21
13
8
3.09
4
tập, rèn luyện toàn diện
4
Vừa củng cố, mở rộng kiến thức,
vừa phát triển các kỹ năng mềm
38
25
10
5
3.23
3
cơ bản theo mục tiêu giáo dục
nghề nghiệp
(Nguồn: Kết quả do tác giả điều tra tổng hợp)
Với số điểm trung bình từ 3.09 đến 3.48 cho thấy, hầu hết cán bộ quản lý và đội ngũ
giảng viên nhận thức đầy đủ và sâu sắc về ý nghĩa của việc giáo dục kỹ năng mềm cho sinh
viên. Nhất là nội dung: Hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên là điều kiện tốt nhất
để nâng cao tính tích cực hoạt động, rèn luyện nhân cách của sinh viên trong giai đoạn hiện
nay được ghi nhận có ý nghĩa sâu sắc nhất trong 4 nội dung khảo sát.
Ưu điểm của công tác giáo dục kỹ năng mềm hiện nay là hầu hết sinh viên đều rất
hứng thú với môn học và những nội dung được học. 100% sinh viên được giáo dục các kỹ
năng mềm cần thiết trước khi tốt nghiệp. Các em được tham gia vào các trò chơi để hình
thành các kỹ năng mềm cần thiết trong cuộc sống. Khảo sát sinh viên năm cuối tại Trường
Đại học Kinh tế; Trường Đại học Duy Tân và Trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng cho thấy,
các kỹ năng mềm sau đây cần thiết và được họ đánh giá là cần có đối với một người lao
động, xếp theo mức độ cần thiết từ cao xuống thấp. Có 94 sinh viên tham gia khảo sát, trong
đó có 22 nữ và 72 nam sinh viên, kết quả như sau:
Bảng 2. Đánh giá của sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng ở Đà Nẵng về các kỹ năng
mềm cần có
Chưa cần
Cần thiết
thiết
T
Xếp
Số
Số
Các kỹ năng mềm cần có
T
hạng
lượn
%
lượn
%
g
g
1
Kỹ năng lập mục tiêu cá nhân và thực
94
100
0
0
7
hiện công việc
2
Kỹ năng làm việc nhóm
92
86.5
2
1.88
6
3
Kỹ năng thích ứng với sự thay đổi
91
85.5
3
2.82
5
4
Kỹ năng quản lý thời gian
30.0
62
58.3
32
1
8
5
Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình hiệu
12.2
81
76.1
13
3
quả
2
3
6
Kỹ năng phỏng vấn, tìm việc
77
72.4
17
15.9
8
2
7
Tác phong làm việc chuyên nghiệp và
89
83.7
5
4.70
4
tư duy sáng tạo
(Nguồn: Kết quả do tác giả điều tra tổng hợp)
Như vậy, có thể thấy, các kỹ năng mềm là rất cần thiết đối với sinh viên. Đa số sinh
viên thấy sự cần thiết phải trang bị các kỹ năng mềm cho bản thân, đặc biệt kỹ năng lập mục
tiêu cá nhân và thực hiện công việc được sinh viên đánh giá cao.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên cũng gặp
nhiều khó khăn, qua khảo sát cho thấy, xuất hiện nhiều khó khăn trong đào tạo kỹ năng
mềm cho sinh viên trong các trường Đại học, Cao đẳng ở Đà Nẵng hiện nay. Ở ba nhóm đối
tượng lựa chọn để thực hiện khảo sát lại có sự đánh ía khác nhau trong đào tạo kỹ năng
mềm (xem biểu đồ 1).
Cán bộ quản lý
Giảng viên
85.3
87.4
90
77.4
79.6
30.8
Sinh viên
88.6
89.2
89.3
88.7
88.5
90.3
Biểu đồ 1. Những khó khăn trong đào tạo kỹ năng mềm tại các trường Đại học, Cao
đẳng ở Đà Nẵng hiện nay(Nguồn: Kết quả do tác giả điều tra tổng hợp)
Chưa có chương trình khung thống nhất về đào tạo kỹ năng mềm cho tất cả các trường
Đại học, Cao đẳng, thời lượng đào tạo kỹ năng mềm còn quá ít. Thống kê cho thấy, các
trường chủ yếu đưa môn Kỹ năng giao tiếp vào giảng dạy nhưng thời lượng rất ít. Những kỹ
năng mềm cần thiết khác rất ít hoặc không được quan tâm đầu tư để trang bị cho sinh viên.
Phương pháp đào tạo chưa có sự đổi mới, ít các hoạt động ngoại khóa, vì vậy chưa
thực sự tạo hứng thú cho sinh viên, bởi sinh viên tiếp nhận kiến thức thông qua việc nghe
giảng là chủ yếu, thời gian để sinh viên thực hành rất ít hoặc không có. Khung chương trình
còn thiên về lý thuyết, kiến thức mà thiếu đào tạo về kỹ năng. Liên kết giữa Nhà trường và
doanh nghiệp, các cơ sở sử dụng lao động ít được chú trọng đến các vấn đề như bồi dưỡng,
định hướng sinh viên tự rèn luyện những kỹ năng mềm phù hợp với từng vị trí công việc
của họ.
Đa phần các bạn sinh viên không tự tin về kỹ năng mềm ở bản thân, thể hiện cụ thể là
4
ngại thuyết trình trên lớp, ngại tham gia hoạt động nhóm, ngại báo cáo một vấn đề gì đó
trước cả lớp, ngại trình bày ý tưởng của cá nhân, từ đó không mang lại sự sáng tạo trong học
tập, kết quả không cao. Thêm vào đó, sinh viên không có thói quen đọc sách, cách học còn
thụ động, trông chờ vào giảng viên. Hơn thế nữa là thái độ cứng nhắc, không sẵn sàng tiếp
thu để thay đổi, hiểu biết thực tế chưa nhiều nên hạn chế việc tiếp thu và áp dụng các kỹ
năng mềm ngay cả khi cần thiết.
Các hoạt động đoàn trường, các câu lạc bộ trong trường tạo điều kiện các bạn sinh
viên rèn luyện các kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, lắng nghe,… mang đến
cho các bạn sự tự tin, năng động. Tuy nhiên, các hoạt động còn ít, các câu lạc bộ chưa phát
triển và không mang tính chất phổ biến đến các bạn sinh viên, chưa tạo mọi điều kiện cũng
như khuyến khích tất cả các bạn sinh viên đều tham gia.
3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên
các trường Đại học, Cao đẳng ở Đà Nẵng hiện nay
3.1. Đối với các trường Đại học, Cao đẳng
Đưa việc giáo dục kỹ năng mềm vào chương trình đào tạo. Xây dựng môn học Kỹ
năng mềm là môn học chính khóa và là môn bắt buộc đối với một số chuyên ngành đào tạo.
Nội dung của môn học Kỹ năng mềm đảm bảo trang bị cho sinh viên những kỹ năng cơ bản
đáp ứng yêu cầu tính chất công việc sau này; ngoài ra, cần kết hợp giáo dục và phát triển kỹ
năng mềm cho sinh viên trong các môn học chuyên môn và được lồng ghép trong từng giờ
lên lớp của giảng viên. Vì dụ như, tăng thời lượng cho sinh viên thuyết trình trước lớp, làm
việc nhóm, làm đồ án môn học,…
Tăng cường thời lượng thực tập, thực tế cho sinh viên: Không phải trường Đại học nào
cũng mở ra cánh cửa việc làm cho sinh viên sau khi ra trường. Việc thực tập tại các công ty,
doanh nghiệp sẽ giúp sinh viên hiểu thêm về thực tiễn hoạt động các ngành nghề, tích lũy
kinh nghiệm và làm đẹp thêm hồ sơ xin việc. Điều này rút ngắn đáng kể khoảng cách giữa
đào tạo và thực tế, đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng.
Các trường Đại học, Cao đẳng có thể mời các diễn giả, các chuyên gia về kỹ năng
mềm, cựu sinh viên thành đạt của trường hoặc đại diện của các doanh nghiệp, nơi có khả
năng tuyển dụng nghề nghiệp của sinh viên sau khi ra trường, đến để chia sẻ những yêu cầu
thực tế của nghề nghiệp, những kỹ năng mềm có thể được đòi hỏi với sinh viên khi đi thực
tập và làm việc sau khi ra trường. Qua đó, sinh viên có cơ hội tiếp xúc thực tế hoặc học tập
từ chính các diễn giả, từ đó nhận thức sâu sắc sự cần thiết của việc phải trang bị kỹ năng
mềm và có thêm động cơ để tự mình trau dồi, học tập những kỹ năng mềm bản thân còn
thiếu, còn yếu.
3.2. Đối với giảng viên
Tăng cường hiểu biết và trình độ cho các giảng viên về giảng dạy kỹ năng mềm. Để
tiến hành trang bị kỹ năng mềm cho sinh viên được tốt, trước hết phải nâng cao năng lực
cho đội ngũ giảng viên. Cần tiến hành tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ,
phương pháp giảng dạy môn học kỹ năng mềm cho giảng viên giảng dạy. Tăng cường công
tác tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của mọi cán bộ, giảng viên về giáo dục
và phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên.
Trong quá trình giảng dạy, giảng viên cũng cần nắm bắt yêu cầu xã hội để thường
5
xuyên liên hệ thực tế qua bài giảng của mình. Thông qua liên hệ thực tế, những câu chuyện
trong lao động sản xuất, giảng viên truyền cảm hứng, sự đam mê về kiến thức chuyên môn,
về kỹ năng mềm và phương pháp rèn luyện kỹ năng mềm cho sinh viên của mình.
Giảng viên tuyên truyền và khuyến khích sinh viên tham gia các hoạt động ngoại khóa
như các hoạt động của Đoàn, Hội: mùa hè xanh, hội trại, hoạt động tình nguyện, các cuộc
thi tay nghề, giao lưu với chuyên gia các doanh nghiệp, tổ chức hội thao,… để tạo thói quen
làm việc chuyên nghiệp cho sinh viên có cơ hội thực hành kỹ năng mềm thường xuyên.
Dạy học theo phương pháp lấy người học làm trung tâm, người học sẽ được tham gia
tích cực vào quá trình học tập và giảng viên sẽ là người trợ giúp. Việc lồng ghép kỹ năng
mềm trong các môn học cần phải thực hiện ngay từ khi người học bắt đầu vào khóa học, để
từ đó có thể hình thành các kỹ năng một cách có hệ thống và sâu rộng hơn.
3.3. Đối với sinh viên
Sinh viên dựa trên khả năng của bản thân, mục tiêu trong tương lai để xây dựng lộ
trình rèn luyện các kỹ năng qua mỗi năm học, từ đó đến khi ra trường các bạn sẽ tự tin với
năng lực của mình cùng với bộ hồ sơ xin việc hoàn hảo. Ngoài ra, sinh viên cũng nên tích
cực tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học, đây là sân chơi học thuật để tự rèn luyện
kỹ năng, phát triển tinh thần sáng tạo, khởi nghiệp cho bản thân.
Sinh viên nên mạnh dạn nói và trình bày trước đám đông, trước hết là tập thể nhóm,
tập thể lớp để tự rèn luyện cho mình sự tự tin, thói quen giao tiếp,thuyết trình trước nhiều
người, bởi đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhất đối với hầu hết các công việc.
Bên cạnh đó, sinh viên cũng nên tích cực thảo luận và làm việc nhóm theo yêu cầu của
giảng viên, tích cực phát biểu và trình bày ý kiến, có quan điểm phản biện trong quá trình
thảo luận.
3.4. Tăng cường mối liên kết giữa nhà trường, nhà tuyển dụng và sinh viên
Việc nắm bắt những thông tin từ nhà tuyển dụng không những cung cấp thông tin hữu
ích cho nhà trường mà còn cả cho sinh viên trong việc định hướng và cải thiện tính phù hợp
của các kỹ năng. Vì vậy, tăng cường mối quan hệ chặt chẽ giữa nhà trường và nhà tuyển
dụng luôn là một bước đi quan trọng để tạo ra những sản phẩm giáo dục chất lượng cao và
đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động. Các hình thức liên kết, hợp tác giữa nhà
trường và nhà tuyển dụng có thể là: trao đổi về yêu cầu tuyển dụng, phản hồi – đánh giá
chất lượng đào tạo thông qua các cuộc khảo sát, thu thập ý kiến, ngày hội việc làm; tạo điều
kiện cho sinh viên thực tậ, góp ý cho chương trình đào tạo của nhà trường, tham gia giảng
dạy một số chuyên đề chuyên môn,… hoặc các buổi tọa đàm giữa nhà trường và nhà tuyển
dụng. Đồng thời, các thông tin có liên quan cần được phổ biến sâu rộng cho tất cả các sinh
viên, để họ có thể tham gia cũng như có những định hướng cụ thể cho việc tích lũy kiến
thức và kỹ năng trong quá trình học.
Ngoài ra, nhu cầu của thị trường lao động là một yếu tố động, thay đổi và chuyển biến
theo thời gian và tình hình thực tế nên nhà trường cũng cần có sự thay đổi thích hợp nhằm
đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng trên cơ sở xây dựng chuẩn đầu ra về kỹ năng mềm phù
hợp làm nền tảng cho chất lượng giáo dục trong thời gian tới.
4. Kết luận
Khi nền kinh tê ngày càng cạnh tranh gay gắt, các doanh nghiệp đòi hỏi nguồn nhân
6
lực có trình độ chuyên môn và kỹ năng cao để đứng vững trên thị trường. Do đó, các trường
Đại học, Cao đẳng phải chú tâm đào tạo vững về chuyên môn và rèn luyện thành thạo về kỹ
năng mềm. Kỹ năng mềm là chìa khóa giúp sinh viên tự tin bước vào đời, năng động giải
quyết các vấn đề một cách dễ dàng để thành công trong công việc cũng như trong cuộc
sống. Chính vì vậy, ngay từ khi còn ngồi trên giảng đường, các thế hệ sinh viên phải trau dồi
cho mình các kỹ năng mềm quý giá làm hành trang vào đời.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Lại Thế Luyện (2015), Kỹ năng mềm và thành công của bạn, Nxb. Hồng Đức.
[2]. Lại Thế Luyện (2015), Sổ tay kỹ năng mềm cho sinh viên, Nxb. Thời đại.
[3]. Đỗ Trung Kiên (2012), “Đổi mới phương pháp dạy và học môn kỹ năng mềm
bằng việc sử dụng phương pháp tình huống”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học – Huấn luyện kỹ
năng và thái độ - Tạo dựng hành trang vững chắc cho sinh viên vào đời, Nxb. Đại học Kinh
tế Thành phố Hồ Chí Minh.
[4]. Lê Đức Thọ (2018), “Hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên trường Cao
đẳng Nghề Đà Nẵng – Thực trạng và giải pháp”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học: Đào tạo kỹ
năng mềm cho sinh viên, Đại học Khánh Hòa.
7