Tải bản đầy đủ (.docx) (109 trang)

Quản trị vận tải, giao nhận, bảo hiểm hàng hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 109 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING



QUẢN TRỊ VẬN HÀNH VÀ
CHUỖI CUNG ỨNG
ĐỀ TÀI:
CHỦ ĐỀ 6: QUẢN TRỊ VẬN TẢI, GIAO NHẬN,
BẢO HIỂM HÀNG HĨA
Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 6
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.

Phạm Khắc Xn
Phan Duy
Hồng Thị Thùy Dương
Lê Thục Oanh
Hồ Văn Tiến
Huỳnh Thảo
Thái Sinh Thiện

31171021618
31171022695
31171022776


31171023035
31171021746
31171022918
31171023551

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Dược

TP. Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 9 năm 2019


MỤC LỤC
I. VẬN TẢI VÀ VAI TRỊ CỦA GIAO THƠNG VẬN TẢI...................................1
1.1. Vận tải.............................................................................................................1
1.2. Vai trị của giao thơng vận tải.........................................................................1
II.

LỰA CHỌNG PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI, NGƯỜI VẬN TẢI.....................2

2.1. Lựa chọn phương thức vận tải........................................................................2
2.1.1. Tốc độ.......................................................................................................2
2.1.2. Chi phí......................................................................................................3
2.1.3. Khối lượng, trọng lượng...........................................................................3
2.1.4. Đặc điểm hàng hóa...................................................................................4
2.1.5. Mức độ sẵn có của phương thức vận chuyển...........................................4
2.1.6. Điều kiện giao hàng thỏa thuận trong hợp đồng:.....................................4
2.1.7. Môi trường................................................................................................5
2.2. Người vận tải..................................................................................................5
III.

INCOTERMS 2010............................................................................................6


3.1. Khái niệm........................................................................................................6
3.2. Lịch sử phát triển............................................................................................6
3.3. Vai trò..............................................................................................................7
3.4. Phạm vi áp dụng.............................................................................................8
3.5. Sự ra đời của incoterms 2010.........................................................................8
3.6. Giới thiệu Incoterms 2010..............................................................................9
3.6.1. Kết cấu của Incoterms 2010.....................................................................9
3.6.2. Nội dung chính của Incoterms 2010:........................................................9
3.7. Những điểm mới nổi bật của Incoterms 2010...............................................18
3.7.1. Về mặt kết cấu:.......................................................................................18
3.7.2. Những lưu ý khi sử dụng........................................................................25
3.8. So sánh Incoterms 2000 và incoterms 2010.................................................25
STT......................................................................................................................26
Tiêu chí so sánh...................................................................................................26
Incoterms 2000....................................................................................................26


Incoterms 2010....................................................................................................26
IV.

PHƯƠNG THỨC VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA ĐƯỜNG BIỂN.................27

4.1. Những trường hợp nên vận chuyển bằng đường biển..................................27
4.2. Phân loại hàng hoá trong vận tải bằng đường biển.......................................27
V. ĐẶC ĐIỂM CỦA PHƯƠNG THỨC VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA BẰNG
ĐƯỜNG BIỂN..........................................................................................................28
5.1. Ưu điểm của hình thức vận chuyển đường biển...........................................28
5.2. Rủi ro của hình thức vận chuyển đường biển...............................................29
5.3. Lý do thời gian vận chuyển đường biển kéo dài...........................................29

5.3.1. Ảnh hưởng từ thiên nhiên.......................................................................29
5.3.2. Phức tạp về các thủ tục hải quan............................................................30
5.4. Cước phí vận chuyển hàng hố bằng đường biển.........................................30
5.5. Cách tính cước phí đối với các mặt hàng vận chuyển bằng đường biển......32
5.5.1. Đối với hàng FCL (hàng nguyên container)...........................................32
5.5.2. Đối với hàng LCL (hàng lẻ)...................................................................33
VI.

VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA BẰNG CONTAINER ĐƯỜNG BIỂN...........34

6.1. Đặc điểm.......................................................................................................34
6.2. Phân loại.......................................................................................................35
6.2.1. Theo kích thước......................................................................................35
6.2.2. Theo vật liệu đóng..................................................................................35
6.2.3. Theo cấu trúc..........................................................................................35
6.2.4. Theo cơng dụng......................................................................................36
6.3. Mã kí hiệu trên Container.............................................................................38
6.3.1. Hệ thống nhận biết (Identification System):...........................................38
6.3.2. Mã kích thước và mã kiểu (Size and type codes)...................................39
6.3.3. Các kí hiệu khai thác (Operational Markings):......................................40
VII. PHƯƠNG THỨC THUÊ TÀU CHỢ...............................................................41
7.1. Khái niệm tàu chợ.........................................................................................41
7.2. Đặc điểm phương thức thuê tàu chợ:............................................................41
7.3. Khái niệm thuê tàu chợ.................................................................................42
7.4. Ưu và nhược điểm của phương thức thuê tàu chợ........................................42
7.5. Trình tự các bước thuê tàu chợ.....................................................................42


7.6. Vận đơn đường biển: (Ocean Bill of Lading – B/L).....................................43
7.6.1. Các chức năng của vận đơn....................................................................44

7.6.2. Tác dụng của vận đơn.............................................................................44
7.6.3. Phân loại vận đơn...................................................................................45
7.6.4. Qui tắc quốc tế điều chỉnh vận đơn đường biển.....................................48
7.6.5. Những lưu ý khi sử dụng vận đơn đường biển:......................................48
7.6.6. Giấy gửi hàng đường biển (Seaway bill):...............................................52
7.7. Cước phí tàu chợ:..........................................................................................53
VIII.

PHƯƠNG THỨC THUÊ TÀU CHUYẾN...................................................54

8.1. Khái niệm và đặc điểm tàu chuyến...............................................................54
8.1.1. Khái niệm...............................................................................................54
8.1.2. Đặc điểm.................................................................................................54
8.2. Khái niệm thuê tàu chuyến...........................................................................54
8.3. Ưu và nhược điểm của phương thức thuê tàu chuyến..................................55
8.4. Trình tự thuê tàu............................................................................................55
IX. GIAO NHẬN HÀNG HĨA VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG HÀNG
KHƠNG VÀ ĐƯỜNG BIỂN....................................................................................56
9.1. Giao nhận hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không...........................56
9.1.1. Giao hàng xuất khẩu...............................................................................56
9.1.2. Nhận hàng nhập khẩu.............................................................................59
9.2. Giao nhận hàng hóa vận chuyển bằng đường biển.......................................61
9.2.1. Giao hàng xuất khẩu...............................................................................61
9.2.2. Nhận hàng nhập khẩu.............................................................................64
X. VẬN CHUYỂN HÀNG HĨA BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHƠNG....................69
10.1.

Phương thức vận chuyển đường hàng khơng............................................69

10.1.1. Tuyến đường vận chuyển hàng hóa........................................................69

10.1.2. Độ an tồn vận chuyển hàng hóa............................................................69
10.1.3. Tốc độ vận chuyển hàng hóa..................................................................69
10.1.4. u cầu về cơng nghệ trong vận chuyển hàng hóa................................70
10.1.5. Dịch cụ tiêu chuẩn trong vận chuyển hàng hóa......................................70
10.1.6. Đơn giản hóa chứng từ trong vận chuyển hàng hóa...............................70
10.2.

Vận đơn hàng không (Airwaybill-AWB)..................................................70


10.2.1. Khái niệm và chức năng của vận đơn hàng không.................................70
10.2.2. Phân loại vận đơn...................................................................................71
10.2.3. Nội dung của vận đơn hàng khơng.........................................................71
10.3.

Cước vận chuyển hàng khơng - cách tính thế nào?...................................72

10.3.1. Cách tính cước vận chuyển hàng khơng.................................................72
10.3.2. Đơn giá cước (rate).................................................................................72
10.3.3. Khối lượng tính cước (Chargable Weight).............................................73
XI.

BẢO HIỂM HÀNG HÓA VẬN CHUYỆN ĐƯỜNG BIỂN...........................75

11.1.

Giới thiệu tổng quan về các điều kiện bảo hiểm ICC 2009.......................75

11.1.1. Khái niệm chung.....................................................................................75
11.1.2. Lịch sử hình thành các điều kiện ICC 2009...........................................76

11.1.3. Các loại điều kiện bảo hiểm quy định trong ICC 2009..........................77
11.1.4. Kết cấu chung của một điều kiện bảo hiểm ICC 2009...........................77
11.2.
2009

Trình bày và so sánh các điều kiện bảo hiểm được quy định trong ICC
78

11.2.1. Các điều kiện bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng hải
78
11.3.

So sánh một số điểm mới cơ bản trong ICC 2009 với ICC 1982..............84

11.4.

Hợp đồng bảo hiểm, phí bảo hiểm.............................................................86

11.4.1. Khái niệm...............................................................................................86
11.4.2. Các loại hợp đồng...................................................................................86
11.4.3. Nội dung của hợp đồng bảo hiểm...........................................................87
11.4.4. Giá trị bảo hiểm......................................................................................88
11.4.5. Số tiền bảo hiểm.....................................................................................88
11.4.6. Phí bảo hiểm, tỷ lệ phí bảo hiểm............................................................89
XII. BÀI TỐN VẬN TẢI......................................................................................90
12.1.

Các khái niệm............................................................................................90

12.1.1. Bài toán vận tải.......................................................................................90

12.1.2. Bài toán cân bằng thu phát.....................................................................91
12.2.

Phương pháp tìm phương án cực biên ban đầu.........................................92

12.2.1. Phương pháp góc Tây-Bắc.....................................................................92
12.2.2. Phương pháp cước phí cực tiểu..............................................................93


12.2.3. Phương pháp thế vị giải bài toán vận tải................................................93
12.2.4. Giải bài tốn vận tải bằng tính năng solver trong excel.........................94
NGUỒN:.................................................................................................................102


CHỦ ĐỀ 6: QUẢN TRỊ VẬN TẢI, GIAO NHẬN, BẢO
HIỂM HÀNG HĨA

I. VẬN TẢI VÀ VAI TRỊ CỦA GIAO THƠNG VẬN TẢI
I.1. Vận tải
Vận tải hay giao thông vận tải là một ngành vật chất đặc biệt, là sự vận chuyển
hay chuyển động của người, động vật và hàng hóa từ nơi này đến nơi khác an tồn
và nhanh chóng. Các phương thức vận chuyển bao gồm hàng không, đường sắt,
đường bộ, đường thủy, bằng cáp, đường ống và trong khơng gian. Các lĩnh vực có
thể được chia thành cơ sở hạ tầng , phương tiện và hoạt động. Trong đó phương tiện
giao thơng rất quan trọng vì nó cho phép quan hệ, kết nối thương mại trong các lĩnh
vực khác nhau.
Theo chủ nghĩa Mác – Lênin, trong kinh tế, vận tải là q trình sản xuất đặc biệt,
khơng tác động đến đối tượng lao động mà chỉ tác động về mặt không gian lên đối
tượng chuyên chở. Khi quá trình vận tải kết thúc thì sản phẩm vận tải cũng được
tiêu thụ ngay.

Suy cho cùng, vận tải là một ngành kinh tế – kỹ thuật tổng hợp, đa dạng, được
gắn liền với kết cấu hạ tầng quốc gia, giải quyết những vấn đề sản xuất kinh doanh
và lưu thông phân phối cho mỗi nước và toàn cầu bằng khoa học cơng nghệ hiện
đại, giao nhận minh bạch nó cũng trực tiếp tạo ra giá trị và giá trị gia tăng trong q
trình thực hiện chức năng của mình.
I.2.

Vai trị của giao thông vận tải

Giao thông vận tải là một ngành dịch vụ, tham gia vào việc cung ứng vật tư kỹ
thuật, nguyên liệu, năng lượng cho các cơ sở sản xuất và đưa sản phẩm đến thị
trường tiêu thụ, giúp cho các quá trình sản xuất xã hội diễn ra liên tục và bình
thường. Giao thơng vận tải phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân, giúp cho các hoạt
động sinh hoạt được thuận tiện.
Các mối liên hệ kinh tế, xã hội giữa các địa phương được thực hiện nhờ mạng
lưới giao thơng vận tải. Vì thế, những nơi nằm gần các tuyến vận tải lớn hoặc các
đầu mối giao thông vận tải cũng là những nơi tập trung các ngành sản xuất, dịch vụ
và dân cư. Nhờ hoàn thiện kỹ thuật, mở rộng cự li vận tải, tăng tốc độ vận chuyển
mà các vùng xa xôi về mặt địa lí cũng trở nên gần. Những tiến bộ của ngành vận tải
đã có tác động to lớn làm thay đổi sự phân bố sản xuất và phân bố dân cư trên thế
giới.

1


Ngành giao thơng vận tải phát triển góp phần thúc đẩy hoạt động kinh tế, văn hoá
ở những vùng núi xa xơi, củng cố tính thống nhất của nền kinh tế, tăng cường sức
mạnh quốc phòng của đất nước và tạo nên mối giao lưu kinh tế giữa các nước trên
thế giới.
II.


LỰA CHỌNG PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI, NGƯỜI VẬN TẢI
II.1. Lựa chọn phương thức vận tải
Các thuật ngữ vận tải thông dụng:
Multimodal (Vận tải đa phương tiện): sự vận tải hàng hóa bởi ít nhất 2 phương thức
vận tải.
Intermodal (trung chuyển): dùng một phương tiện với nhiều phương thức vận tải.
Block train: dùng toàn bộ một tàu để trở hàng (không cần tập kết hay bốc dỡ hàng).
Single-wagon: vận tải bằng tàu gồm nhiều toa đơn khác xuất xứ và khác đích đến.
Piggyback: vận tải bao gồm vận tải đường bộ và đường sắt mà tàu trở toàn bộ xe tải
(motor lorries), xe móc kéo (trailers) và các cơng rời (swap-body).
Unaccompanied: người lái xe không ở cùng phương tiện trong khi được vận tải bằng
đường sắt hoặc phà.
Các phương tiện vận tải thông dụng
Swap-body: công rời.
Container ship: tàu công.
Grappler lift: trục nâng hàng.
Road-railer trailer: xe rơ moocs đường bộ đường sắt.
River barge: xà lan sông.
LGV (large goods vehicle): xe trở hàng lớn.
Để lựa chọn phương thức vận tải phù hợp cho hàng hóa xuất nhập khẩu, chắc
chắn bạn cần tính toán rất kỹ lưỡng. Bởi việc lựa chọn phương thức vận tải khơng
phù hợp có thể dẫn đến những việc vận chuyển bị chậm trễ, hoặc chi phí vận chuyển
quá cao, hoặc việc vận chuyển khơng đảm bảo an tồn đặc biệt khi mặt hàng đó dễ
bị hư hỏng,…Do đó, bạn cần cân nhắc thật kĩ phương thức vận tải chẳng hạn như
đường biển, đường hàng không hay chuyển phát nhanh để đảm bảo lô hàng xuất
nhập khẩu cập bến an tồn, đúng thời điểm và chi phí tốt.
II.1.1.Tốc độ
Tính cấp bách của lơ hàng hóa chính là yếu tố đầu tiên cần xem xét khi quyết
định lựa chọn hình thức vận chuyển. Khác biệt tạo ra sự chênh lệch cước phí giữa

vận tải đường biển và đường hàng khơng chủ yếu đến từ tốc độ. Ví dụ vận tải hàng
không thường dao động từ một vài đến 10 ngày, đã bao gồm thời gian giữ tại sân
bay, định tuyến, chờ máy bay sẵn có và xử lý tại nơi xuất xứ và điểm đến. Vận
2


chuyển hàng hóa đường biển phụ thuộc vào khoảng cách và các dịch vụ có sẵn, dao
động từ một tuần đến 70 ngày.
II.1.2.Chi phí
Sự khác biệt chi phí giữa vận chuyển hàng hóa đường biển và vận tải hàng khơng
phụ thuộc vào thương mại và hàng hóa bạn vận chuyển. Vì cơng suất máy bay
thường bị giới hạn bởi trọng lượng và công suất đường biển thường bị giới hạn bởi
thể tích, chênh lệch về giá cước vận chuyển đường biển và vận tải hàng khơng
thường ít hơn với hàng hóa có trọng lượng nặng.
Ví dụ này liên quan cụ thể đến vận chuyển hàng hóa – bao gồm vận chuyển từ
sân bay đến sân bay hoặc cảng biển đến cảng biển. Chúng tơi đã tính tốn một giao
dịch mà cước vận chuyển hàng không hiện tại là 4,5 USD / kg và cước vận tải biển
là 125 USD / m3. Ví dụ, đây có thể là một giao dịch từ Trung Quốc đến lục địa châu
Âu.
Đối với vận tải hàng khơng, trọng lượng tính phí thường được tính tốn dựa trên
hệ số chiều của 6.000 cm3/kg ~ 166,67 kg/m3. Đối với vận tải đường biển, tiêu
chuẩn là 1.000 kg / m3. Vì vậy, trong ví dụ trên, nếu bạn gửi một mét khối hàng hóa
với trọng lượng 500 kg, bạn có thể mong đợi cước vận chuyển hàng khơng đắt hơn
18 lần so với vận tải biển. Tuy nhiên, nếu một mét khối hàng hóa của bạn chỉ nặng
100 kg, vận tải hàng không chỉ đắt hơn 6 lần so với vận tải biển.
Ngồi ra, có những chi phí liên quan đến việc xử lý hàng hóa của bạn tại nơi xuất
xứ và điểm đến, thủ tục hải quan và khả năng nhận và giao hàng.
Trong khi phí thủ tục hải quan đối với vận chuyển hàng hóa và vận tải hàng
khơng sẽ khơng khác nhau, các khoản phí khác vẫn có thể có sự khác biệt. Vì những
điều này phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường địa phương.

II.1.3.Khối lượng, trọng lượng
Khối lượng kiện hàng cần vận chuyển cũng tác động nhiều đến việc lựa chọn
phương thức vận chuyển thích hợp. Vận chuyển hàng hóa với khối lượng lớn nhất là
đường thủy và sau đó là đến đường sắt, tuy nhiên cịn tùy thuộc vào khối lượng hàng
hóa vận chuyển bởi mỗi phương thức vận chuyển có điểu kiện bảo quản và hạn sử
dụng khác nhau.
Lô hàng trên 100 kgs nên xem xét việc vận tải bằng đường biển
Lô hàng từ 45 kgs đến 100 kgs nên xem xét việc vận tải bằng đường hàng không
Lô hàng dưới 45 kgs nên xem xét việc vận tải bằng dịch vụ chuyển phát nhanh (Một
hình thức đặc biệt của vận tải hàng không)

3


II.1.4.Đặc điểm hàng hóa
Điều này vơ cùng quan trọng bởi bạn phải tính tốn mọi phương án có liên quan
đến lơ hàng của bạn. Nếu hàng hóa là những mặt hàng bình thường, khơng phải
hàng q khổ q tải, thì hồn tồn có thể đi bằng đường biển hay đường hàng
không hay vận chuyển đa phương thức.
Nhưng những mặt hàng quá khổ quá tải, không thể đưa vào khoang máy bay thì
bạn lại khơng thể sử dụng phương thức vận tải hàng không được mà phải vận
chuyển bằng đường biển. Ngồi ra như đã nói ở trên u cầu của các loại hàng háo
về phương thức bảo quản, hạn sử dụng cũng là những yếu tố cần được xác định rõ
rang trước khi chọn phương thức vận chuyển phù hợp để tránh ảnh hưởng đến chất
lượng.
II.1.5.Mức độ sẵn có của phương thức vận chuyển
Với mỗi phương thức vận chuyển hàng hóa quốc tế khác nhau đươc thực hiện
bởi những cơng cụ vận tải khác nhau,. Ví dụ như vận chuyển đường biển sử dụng
tàu biển, vận chuyển hàng không sử dụng máy bay …
Mức độ sẵn có của phương thức vận chuyển có thể bị phụ thuộc vào đặc điểm về

thời vụ, khu vực địa lý:
+ Đặc điểm khu vực địa lý: —Khu vực cần vận chuyển có phải là trung tâm vận
chuyển với nhiều phương tiện qua lại hay khu vực xa trung tâm?
+ Đặc điểm về thời vụ: —Mùa cao điểm, lượng phương tiện vận chuyển sẵn có hơn
vào các mùa khác trong năm
II.1.6.Điều kiện giao hàng thỏa thuận trong hợp đồng:
Trong hợp đồng, khi thỏa thuận về điều kiện cơ sở giao hàng cũng là cơ sở xác
định phương thức vận chuyển hàng hóa quốc tế.
Trên thế giơi hiện đang chủ yếu áp dụng bộ tập quán “Các điều kiện trong
thương mại quốc tế” (Incoterms) do Phòng thương mại quốc tế (ICC) phát hành.
Hiện có nhiều phiên bản Incoterms khác nhau nhưng được áp dụng nhiều nhất là
phiên bản Incoterms 2000 và Incoterms 2010 (Incoterms khơng có tính phủ định lẫn
nhau nên trong q trình đàm phán có thể lựa chọn các phiên bản Incoterms khác
nhau). Dù là phiên bản Incoterms nào thì khi nhìn vào điều kiện cơ sở giao hàng ta
có căn cứ để xác định được hàng hóa sẽ sử dụng phương thức vận chuyển nào.

4


+ Tất cả các phương thức vận chuyển, trong đó bao gồm cả vận chuyển đa phương
thức.
Phiên bản 2000: 7 điều kiện EXW, FCA, CPT, CIP, DAF, DDU, DDP
Phiên bản 2010: 7 điều kiện EXW, FCA, CPT, CIP, DAP, DAT, DDP.
+ Phương thức vận chuyển hàng hóa bằng đường biển
Phiên bản 2000: 6 điều kiện FOB, FAS, CFR, CIF, DES, DEQ
Phiên bản 2010: 4 điều kiện FOB, FAS, CFR, CIF.
II.1.7.Môi trường
Điều này khá quan trọng đối với các doanh nghiệp xem trọng vấn đề ô nhiễm
môi trường và dùng việc xanh hóa hệ thống supplychain như 1moojt phần chiến
dịch quảng cáo cho các sản phẩm của họ.Tác động môi trường của vận tải hàng

không lớn so với vận tải đường biển. Số liệu thống kê công khai cho thấy 1.000 kg
khí vận chuyển trung bình sẽ phát ra 500 gam carbon dioxide (CO2) cho mỗi cây số
bay trên một chiếc máy bay chở hàng hiện đại (B747). Trong khi đó, nếu hàng hóa
được vận chuyển bằng đường biển trên một tàu container hiện đại thì lượng phát
thải được giảm xuống cịn 15 gram cho mỗi km nó bay.
Vd: Trong khi đó, một lơ hàng 200 kg di chuyển từ Trung Quốc sang châu Âu sẽ
thải ra 900 kg carbon dioxide nếu vận chuyển bằng đường hàng không và 54 kg
carbon dioxide nếu vận chuyển bằng đường biển. Điều này cần lưu ý rằng tuyến
đường hàng không là 9.000 km trong khi đường biển là 18.000 km qua kênh đào
Suez.
II.2. Người vận tải
Người vận tải là tổ chức, cá nhân sử dụng phương tiện để vận tải người, hàng
hóa
II.2.1.Tiêu chí thứ nhất
Một cơng ty có dịch vụ vận tải chất lượng cao thì sẽ có mức giá tốt và được niêm
yết cơng khai trên tồn hệ thống. Bên cạnh đó, cơng ty vận chuyển hàng hóa phải có
chính sách hậu mãi, khuyến mãi tốt nhằm đem lại những lợi ích tốt nhất cho khách
hàng.
Tuy nhiên, mức giá cước vận chuyển hàng hóa cao khơng đồng nghĩa hồn tồn
với chất lượng dịch vụ tốt mà khách hàng nên tìm hiểu thêm về dịch vụ của họ để
đưa ra quyết định đúng đắn. Doanh nghiệp cũng khơng nên vì tiết kiệm chi phí mà
lựa chọn cơng ty vận chuyển hàng hóa đưa ra mức giá q thấp vì có thể dịch vụ của
họ không đảm bảo chất lượng, phương tiện vận chuyển, nhân cơng kém chất lượng,
chính sách bảo hiểm hàng hóa khơng đầy đủ.
5


II.2.2.Tiêu chí thứ hai
Dịch vụ chăm sóc khách hàng: Bạn phải xem xem các cơng ty vận tải mình chọn
quy mơ ra sao, những cơng ty có quy mơ lớn thì lúc nào cũng được nhiều khách

hàng chú ý. Đặc biệt dịch vụ chăm sóc khách hàng thơng qua cách ứng xử, thái độ
làm việc, sự tận tình của nhân viên công ty, đặc biệt các dịch vụ về sau khi vận
chuyển hàng được rất nhiều người quan tâm chú trọng.
II.2.3.Tiêu chí thứ ba
Cơng ty vận chuyển hàng hóa có dịch vụ vận tải chất lượng phải tạo được niềm
tin với khách hàng bằng việc đưa ra những cam kết bảo vệ, vận chuyển hàng hóa,
chế độ bảo hành đầy đủ, chặt chẽ trong hợp đồng. Nếu trong quá trình vận chuyển
có những rủi ro gì thì đơn vị vận chuyển phải đảm bảo đền bù 100% giá trị thiệt hại
theo đúng giá thị trường. Cam kết, chính sách này sẽ đảm bảo quyền lợi thỏa đáng
cho cả khách hàng và đơn vị vận tải, tránh phát sinh những rắc rối, vấn đề pháp lý
sau q trình vận chuyển.
II.2.4.Tiêu chí thứ tư
Chế độ bảo hiểm và thời hạn đúng hợp đồng là tiêu chí được nhắc đến khi bạn
đánh giá các cơng ty vận tải có uy tín, chất lượng hay khơng? Nếu là cơng ty uy tín
điều được ban giám đốc quan tâm nhất đó chính là đúng hợp đồng, giao hàng đúng
hạn, đúng quy cách, Độ uy tín của một công ty cũng được phản ánh dự trên chế độ
bảo hiểm và giao hàng đúng thời gian có trong hợp đồng. Qua đó, các cơng ty vận
tải cũng giới thiệu được về các chính sách, điều kiện của cơng ty mình với khách
hàng, nếu có sự cố chẳng may, ngồi ý muốn thì sẽ được đảm bảo đề bù giá trị thiệt
hại theo đúng giá thị trường.
III.

INCOTERMS 2010
III.1. Khái niệm
Incoterms (International Commercial Terms) - các điều khoản thương mại quốc
tế là bộ quy tắc do Phòng thương mại quốc tế ICC phát hành để giải thích các điều
kiện thương mại quốc tế.
III.2. Lịch sử phát triển
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, kinh tế thế giới phục hồi, buôn bán quốc tế
phát triển và mở rộng. để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại phát

triển giữa các quốc gia, khi đó các thương nhân quốc tế bất đồng về ngôn ngữ, chịu
sự điều tiết khác nhau về tập quán thương mại dễ dẫn tới hiểu lầm, tranh chấp kiện
tụng, phòng thương mại quốc tế (ICC- international chamber of commerce) có trụ sở
tại pari, đã xây dựng điều kiện thương mại quốc tế (Incoterms- international
commercial terms) lần đầu tiên vào năm 1936. Lập tức, Incoterms được nhiều nhà
doanh nghiệp của nhiều nước thừa nhận và áp dụng vì tính rõ ràng, dễ hiểu, phản
6


ánh được các tập quán thương mại phổ biến trong bn bán quốc tế. Ngồi ra, khi
mơi trường và điều kiện kinh doanh quốc tế thay đổi thì Incoterms cũng được hồn
thiện và đổi mới theo biểu hiện tính năng động và thực tiễn. thật vậy, từ ngày ra đời
đến nay, Incoterms đã được sửa đổi và bổ sung 7 lần vào các năm 1953, 1967, 1976,
1980, 1990, 2000 và 2010.
III.3. Vai trò
- Incoterms là một bộ phận các quy tắc nhằm hệ thống hóa các tập quán thương mại
được áp dụng phổ biến bởi các doanh nhân trên thế giới.
Các tập quán này đã xuất hiện và tồn tại trong quá trình phát triển của thương mại
thế giới, nhưng trước đây chưa được biết đến theo một trật tự khoa học và logic.
Incoterms ra đời là một sự tập hợp thành văn bản những gì đã được thực hiện và
kiểm nghiệm phổ biến trong thực tiễn, với mục đích giúp cho mọi doanh nghiệp ở
khắp nơi trên thế giới có thể hiểu rõ và sử dụng 1 cách dễ dàng mà khơng cần mất
nhiều thời gian để tìm hiểu tất cả các luật lệ, tập quán thương mại riêng biệt của các
đối tác nước ngồi.
- Incoterms là một ngơn ngữ quốc tế trong giao nhận và vận chuyện hàng hóa ngoại
thương
Thật vậy, tên gọi từng điều kiện của Incoterms được trình bày thật đơn giản nhưng
vẫn nói lên đẩy đủ ý nghĩa bản chất của điều kiện đó về nghĩa vụ giao nhận và vận
tải hàng hóa của các bên tham gia trong hợp đồng ngoại thương. ở mỗi điều kiện
thương mại xác định 10 nhóm nghĩa vụ cơ bản cho mỗi bên mua, bán phải thực

hiện. Đa số các nghĩa vụ quy định quy định có liên quan đến giao nhận, vận tải hàng
hóa và các chứng từ có liên quan.
- Incoterms là phương tiện quan trọng để đẩy nhanh tốc độ đàm phán ký kết hợp
đồng ngoại thương
Incoterms là tập hợp chuẩn mực thống nhất các tập qn thơng dụng có liên quan
đến nghĩa vụ của các bên trong mua bán quốc tế, cho nên khi xác định Incoterms
nào 2 bên sẽ áp dụng, mỗi bên có thể hình dung những nghĩa vụ cơ bản mà mình
phải thực hiện, điều này giúp đẩy nhanh tốc độ giao dịch đàm phán và đơn giản hóa
nội dung hợp đồng, mà vẫn đảm bảo tính chặt chẽ, đầy đủ và mang tính pháp lý cao.
Vai trị của Incoterms càng có ý nghĩa hơn đối với các khu vực như EU, EFA… ở đó
phổ biến hình thức hợp đồng bằng miệng, hay ở anh, mỹ, các nước bắc mỹ… những
nơi đó “luật trường hợp” vẫn là nền tảng cơ bản để soạn thảo và giải quyết tranh
chấp trong ngoại thương.
- Incoterms là cơ sở quan trọng để xác định giá cả mua bán hàng hóa
Thật vậy, vì Incoterms quy định nghĩa vụ quan trọng nhất về giao nhận , vận tải
hàng hóa; về các chi phí cơ bản; giá trị hàng hóa; thủ tục và thuế xuất khẩu, nhập
7


khẩu; chi phí vận tải, bảo hiểm hàng hóa; thời điểm chuyển rủi ro hàng hóa từ người
bán sang người mua; thời điểm giao và nhận hàng…, cho nên Incoterms được các
bên thỏa thuận lựa chọn sẽ là một trong những cơ sở quan trọng nhất để xác định giá
cả trong mua bán ngoại thương. Ví dụ: giá bán gạo 5% tấm FOB saigon port sẽ khác
với giá FOB canthi port (vì mỗi cảng có tốc độ bốc dỡ hàng hóa khác nhau, thời
gian lưu tàu khác nhau, cước phí khác nhau…), các giá bán gạo trên sẽ khác khi bán
theo CFR, CIF tại cảng dỡ hàng, DAT giao hàng tại ga đầu mối.
- Incoterms là một căn cứ pháp lý quan trọng để thực hiện khiếu nại và giải quyết
tranh chấp (nếu có) giữa người mua và người bán trong quá trình thực hiện hợp
đồng ngoại thương
Nếu trong hợp đồng ngoại thương có dẫn chiếu loại Incoterms sử dụng (1980; 1990;

2000; 2010…) thì khi có tranh chấp xảy ra, văn bản Incoterms và các tài liệu giải
thích chuẩn mực về Incoterms, là những căn cứ quan trọng mang tính pháp lý giúp
các bên thực hiện và giải quyết khiếu nại hoặc kiện ra tòa án hoặc trọng tài.
III.4. Phạm vi áp dụng
- Incoterms chỉ điều chỉnh những vần đề về quyền và nghĩa vụ của các bên ký kết
hợp đồng liên quan đến việc giao hàng (với ý nghĩa là hàng hố hữu hình).
- Chỉ mang tính chất khuyến khích, khơng bắt buộc áp dụng.
III.5. Sự ra đời của incoterms 2010
- Nhiều điều kiện thương mại của Incoterms 2000 ít được sử dụng
- Cách giải thích ở nhiều điều kiện thương mại Incoterms 2000 chưa rõ, khiến cho
các doanh nghiệp chưa nắm chính xác được nghĩa vụ chi phí có liên quan đến giao
nhận ngoại thương dẫn tới sử dụng chưa hiệu quả, tranh chấp xung quanh sử dụng
Incoterms cịn khá phổ biến. Ví dụ: Hội đồng chủ hàng châu Á (ASC ) muốn Bộ
điều kiện Thương mại do ICC phát hành mới năm 2010 phải xác định rõ ràng những
yếu tố tạo thành chuyến hàng FOB để các nhà vận chuyển hàng hóa đường biển
khơng thể đánh các phụ phí đối với người bán hàng. Những loại phí này điển hình là
các phí bao gồm như phụ phí xếp dỡ container (Terminal handling charges - THC),
phí chứng từ, hoặc thậm chí là phí tắc nghẽn cảng….
- Quy tắc bảo hiểm hàng hóa chuyên chở mới có hiệu lực từ 1/01/2009 được hoàn
thiện từ Quy tắc ban hành năm 1982 .
- Quy định về an ninh hàng hóa sau sự kiện khủng bố ngày 11/9 tại Hoa kỳ
- Năm 2004 Quy tắc điều chỉnh hoạt động thương mại của Hoa kỳ đã hoàn thiện và
cho ra đời bộ quy tắc mới. Nhiều chuyên gia làm luật thương mại của Hoa kỳ phối
hợp với các chuyên gia của VCCI hoàn thiện và xây dựng Incoterms 2010. Có thể
nói nội dung của Incoterms 2010 có nhiều điểm tương đồng nhất với Bộ quy tắc:
8


“The 2004 revision of the United States' Uniform Commercial Code” so với
Incoterms 1990 hay Incoterms 2000.

- Sự thay thế nhanh chóng các chứng từ giấy tờ bằng chứng từ điện tử cũng là
nguyên nhân thúc đẩy Incoterms được điều chỉnh đúng chu kỳ là 10 năm/lần.
III.6. Giới thiệu Incoterms 2010
Incoterms 2010 bắt đầu có hiệu lực thực thi từ ngày 1/1/2011
III.6.1.

Kết cấu của Incoterms 2010

Incoterms 2010 gồm 11 điều kiện thương mại chia thành 2 nhóm:
Nhóm l: có 7 điều kiện thương mại áp dụng với mọi loại phương tiện vận tải:
- EXW - Ex Works (named place): giao hàng tại xưởng (địa điểm quy định)
- FCA - Free Carrier (named place): giao hàng cho người vận tải (tại địa điểm quy
định)
- CPT - Carriage Paid To – Carriage Paid To (named place of destination): cước phí
trả tới (nơi đích quy định)
- CIP - Carriage and Insurance Paid – Carriage and Insurance Paid to (named place
of destination): cước phí, bảo hiểm trả tới (nơi đích quy định)
- DAT - Delivered At Terminal (named place of…..Terminal) Giao hàng tại địa điểm
cuối của chặn hành trình vận tải.
- DAP - Delivered At Place (named place of…place of destination ): giao hàng tại
nơi đến
- DDP - Delivered Duty Paid (named place of destination): giao hàng đã nộp thuế
quan (tại nơi đích quy định)
Nhóm 2: Nhóm chỉ áp dụng cho phương tiện vận tải thủy( đường biển và đường
sông ) quốc tế và nội địa: Nhóm này chỉ có 4 điều kiện thương mại
- FAS – Free Alongside Ship (named port of shipment): giao hàng dọc mạn tàu (tại
cảng bốc hàng quy định)
- FOB – Free On Board (named port of shipment): giao hàng lên tàu (tại cảng bốc
hàng quy định)
- CFR-Cost and Freight (named port of destination): tiền hàng và cước phí (cảng

đến quy định)
- CIF – Cost, Insurance and Freight (named port of destination): tiền hàng, bảo hiểm
và cước phí (cảng đến quy định)
III.6.2.

Nội dung chính của Incoterms 2010:

Trong Incoterms 2010 các nghĩa vụ của bên mua và bên bán được sắp xếp tương
ứng theo thứ tự từ A1 đến A10 và B1 đến B10 lần lượt là:
9


Nghĩa vụ của người bán
Nghĩa vụ của người mua
A1: nghĩa vụ chung của người bán
B1: nghĩa vụ chung của người mua
A2: giấy phép, kiểm tra an ninh và các B2: giấy phép, kiểm tra an ninh và các
thủ tục khác
thủ tục khác
A3: hợp đồng vận tải và bảo hiểm
A4: giao hàng

B3: hợp đồng vận tải và bảo hiểm
B4: nhận hàng

A5: phân chia rủi ro
A6: phân chia chi phí

B5: chuyển rủi ro
B6: phân chia chi phí


A7: thơng báo cho người mua
A8: chứng từ giao hàng

B7: thông báo cho người bán
B8: bằng chứng của việc giao hàng

A9: kiểm tra-bao bì-ký mã hiệu
B9: kiểm tra hàng hóa
A10: hỗ trợ thơng tin và chi phí liên B10: hỗ trợ thơng tin và chi phí liên
quan
quan

Dưới đây là nội dung cơ bản của từng điều kiện thương mại trong Incoterms 2010:
 EXW ( EX-WORKS): Giao hàng tại xưởng
• Đặc điểm:
- Giao tại xưởng có nghĩa là người bán giao hàng, chưa thông quan xuất khẩu và
cũng chưa được bốc lên bất cứ phương tiện vận tải nào đến nhận hàng, khi đặt hàng
hóa dưới quyền định đoạt của người mua tại cơ sở của người bán hoặc tại địa điểm
chỉ định.
-Rủi ro về hàng hóa được chuyển từ người bán sang người mua kể từ khi người bán
giao hàng cho người mua tại xưởng của mình
• Nghĩa vụ người bán:
- Chuẩn bị hàng hóa theo đúng hợp đồng, kiểm tra, bao bì, kí mã hiệu
- Giao hàng chưa bốc lên phương tiện vận tải của người mua
- Khơng làm thủ tục xuất khẩu
- Khơng có nghĩa vụ vận tải, bảo hiểm
- Người bán phải cung cấp cho người mua bất cứ thông tin nào người bán biết , nếu
có, mà chúng được địi hỏi để kiểm tra an ninh cho hồng hóa ( A2)
• Nghĩa vụ người mua:

- Nhận hàng, chịu mọi rủi ro, chi phí liên quan đến hàng hóa kể từ khi người bán
hồn thành nghĩa vụ giao hàng
- Thơng quan xuất khẩu, nhập khẩu
10


• Lưu ý:
- Áp dụng cho mọi phương tiện vận tải
- Thích hợp với giao dịch nội địa
 FCA ( Free carrier): Giao cho người chuyên chở
• Đặc điểm:
- Giao hàng cho người chuyên chở có nghĩa là người bán giao hàng đã thông quan
xuất khẩu cho người chuyên chở hay cho một người khác do người mua chỉ định tại
cơ sở của người bán hay một địa điểm quy định khác.
- Người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng sau khi giao hàng cho người mua thông
qua người vận tải đầu tiên do người mua chỉ định tại địa điểm quy định
• Nghĩa vụ người bán:
- Giao hàng cho người chuyên chở quy định tại địa điểm quy định nằm trong nứơc
người bán
- Bốc hàng lên phương tiện vận tải của người mua nếu địa điểm giao hàng là tại cơ
sở mình, hoặc giao hàng cho người vận tải trên phương tiện vận tải chở đến chưa dỡ
ra nếu giao hàng tại một địa điểm khác cơ sở của mình
- Thơng quan xuất khẩu
- Cung cấp chứng từ giao hàng thơng thường
• Nghĩa vụ người mua:
- Chỉ định người vận tải, ký hợp đồng vận tải và trả cước phí
- Thơng báo cho người bán về thời gian, địa điểm giao hàng nếu được quyền quyết
định
- Chịu mọi rủi ro mất mát, hư hỏng hàng hóa kể từ khi người bán hoàn thành việc
giao hàng cho người chuyên chở mình chỉ định

• Lưu ý:
- Mọi phương thức vận tải, đặc biệt phù hợp với vận tải bằng container
- Nên sử dụng FCA thay cho FOB nếu khơng có ý định giao hàng lên tàu
- Việc phân chia chi phí cần được cụ thể hóa
- Giao cho người vận tải đầu tiên
 CPT (Carriage paid to): Cước phí trả tới
• Đặc điểm:
- Cước phí trả tới có nghĩa là người bán giao hàng cho người chuyên chở hoặc một
người khác do người bán chỉ định tại một nơi thỏa thuận (nếu điểm đó đã được các
11


bên thỏa thuận) và người bán phải ký hợp đồng và trả các chi phí vận tải cần thiết để
đưa hàng hóa tới địa điểm đến được chỉ định.
-Người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng sau khi giao hàng cho người chun chở
do chính mình th
• Nghĩa vụ người bán:
- Thông quan xuất khẩu
- Thuê phương tiện vận tải, trả cước phí dỡ hàng tại điểm đích nếu chi phí này có
trong hợp đồng vận tải
- Giao hàng cho người vận tải mà mình chỉ định
- Cung cấp bằng chứng giao hàng
• Nghĩa vụ người mua:
-Nhận hàng chịu di chuyển rủi ro
-Thông báo địa điểm, thời gian giao hàng nếu được quyền quyết định
-Chịu mọi chi phí về hàng hóa trên đường vận chuyển cũng như chi phí dỡ hàng tại
nơi đến nếu những chi phí này chưa nằm trong cước phí vận tải
• Lưu ý:
-Áp dụng cho mọi phương thức vận tải
-Chi phí phát sinh trứơc và sau khi giao hàng

-Nên sử dụng CPT thay cho CFR nếu khơng có ý định giao hàng lên tàu
-Người mua nên mua bảo hiểm để tránh rủi ro cho hàng hóa trong quá trình chuyên
chở
 CIP (Carriage and Insurance paid to): Cước phí và bảo hiểm trả tới
• Đặc điểm:
- Cước phí và bảo hiểm trả tới có nghĩa là người bán giao hàng hóa cho người
chuyên chở hoặc người khác do người bán chỉ định tại địa điểm đã thỏa thuận.
Ngồi ra, người bán cũng phải trả chi phí vận tải cần thiết để đưa hàng hóa tới nơi
đến quy định.
• Nghĩa vụ người bán:
- Kí hợp đồng chun chở và trả cước đến địa điểm đích quy định
- Lấy giấy phép xuất khẩu, nộp thuế và lệ phí xuất khẩu
- Giao hàng cho người vận tải đầu tiên
- Kí hợp đồng bảo hiểm cho hàng và trả phí bảo hiểm
12


- Cung cấp cho người mua hoá đơn, chứng từ vận tải thường lệ và đơn bảo hiểm
hoặc bằng chứng khác để thể hiện hàng đã được bảo hiểm
• Nghĩa vụ người mua:
- Nhận hàng khi hàng được giao cho người vận tải đầu tiên, khi hoá đơn, đơn bảo
hiểm và chứng từ vận tải được giao cho mình
- Chịu rủi ro và tổn thất kể từ khi hàng được giao cho người vận tải đầu tiên
• Lưu ý:
- Trong điều kiện này, người bán có nghĩa vụ phải mua bảo hiểm cho hàng hóa tuy
nhiên người bán chỉ phải mua bảo hiểm ở phạm vi tối thiểu, nếu người mua muốn
người bán mua ở phạm vi lớn hơn thì phải thỏa thuận rõ với người bán trong hợp
đồng hoặc người mua phải tự mua.
 DAT (Delivered at Terminal): Giao tại bến
• Đặc điểm:

- Giao tại bến có nghĩa là người bán giao hàng khi hàng hóa sau khi đã dỡ khỏi
phương tiện vận tải, được đặt dưới sự định đoạt của người mua tại một bến chỉ định,
tại cảng hay tại nơi đến chỉ định. Bến bao gồm bất kỳ nơi nào như cầu cảng, kho, bãi
container hoặc ga đường bộ, đường sắt hoặc hàng không.
- Người bán chịu mọi chi phí và rủi ro liên quan để đưa hàng hóa đến và dỡ hàng tại
bến ở cảng hoặc nơi đến chỉ định.
• Nghĩa vụ của người bán:
- Đặt hàng đến nơi được ghi trong hợp đồng.
- Cung cấp hàng hóa và hóa đơn thương mại phù hợp với hợp đồng mua bán và
cung cấp tất cả bằng chứng phù hợp khác mà hợp đồng có thể địi hỏi.
- Thông quan xuất khẩu.
- Mua bảo hiểm cho những rủi ro về hư hại, tổn thất hàng hóa trong suốt quá trình
vận chuyển ở mức thấp nhất.
- Thuê phương tiện vận tải
• Nghĩa vụ người mua:
- Nhận hàng và trả tiền mua hàng .
- Làm các thủ tục nhập khẩu, thủ tục hải quan và nộp thuế
• Lưu ý:
- Trong điều kiện này, các bên nên quy định càng rõ càng tốt địa điểm giao hàng tại
nơi đến và người bán nên ký hợp đồng vận tải đến đúng địa điểm đó.
13


- Nếu hai bên thỏa thuận rằng người bán chịu các phí tổn và rủi ro từ bến đích đến
một địa điểm khác thì sẽ áp dụng điều khoản DAP.
 DAP (Delivered At Place): Giao hàng tại nơi đến
• Đặc điểm:
- Giao hàng tại nơi đến nghĩa là người bán hồn thành nghĩa vụ giao hàng khi đặt
hàng hóa dưới sự định đọat của người mua trên phương tiện vận tải chưa dỡ tại nơi
đến quy định

• Nghĩa vụ người bán:
- Thông quan xuất khẩu
- Thuê phương tiện vận tải, trả cước và chi phí dỡ nếu thuộc cước
- Giao hàng tại nơi đến quy định
- Thông báo và cung cấp chứng từ giao hàng
• Nghĩa vụ người mua:
- Thơng báo địa điểm giao hàng nếu được quyền quyết định
- Thông quan nhập khẩu
- Nhận hàng di chuyển rủi ro từ thời điểm giao hàng
- Chịu rủi ro trong quá trình dỡ hàng, trả phí dỡ hàng nếu khơng thuộc cước
 DDP (Delivered Duty Paid): Giao hàng đã thông quan nhập khẩu
• Đặc điểm:
- Giao hàng đã thơng quan nhập khẩu nghĩa là người bán giao hàng khi hàng hóa
được đặt dưới sự định đoạt của người mua, đã thông quan nhập khẩu, trên phương
tiện vận tải chở đến và đã sẵn sàng để dỡ tại nơi đến quy định.
- Người bán chịu mọi chi phí và rủi ro về hang hóa cho tới khi đặt hàng hóa đã
thơng quan nhập khẩu dưới sự định đọat của người mua tại điểm quy định ở nước
người mua
• Nghĩa vụ người bán:
- Thông quan nhập khẩu và xuất khẩu
- Thuê phương tiện vận tải, trả phí nếu thuộc cước
- Đặt hang hóa dưới sự định đọat của người mua trên phương tiện vận tải chưa dỡ
xuống
- Cung cấp chứng từ vận tải để người mua nhận hàng
- Chịu chi phí kiểm tra hàng hóa để giao hoặc theo yêu cầu của nước xuất khẩu hoặc
nhập khẩu
14


• Nghĩa vụ người mua:

- Nhận hàng từ thời điểm giao hàng
- Chịu trách nhiệm dỡ hàng và trả chi phí dỡ hàng nếu chưa nằm trong giá cước
- Cung cấp các thông tin cần thiết để người bán làm thủ tục nhập khẩu với rủi ro và
chi phí của người bán
 FAS (Free alongside ship): Giao hàng dọc mạn tàu
• Đặc điểm:
- FAS là điều kiện giao hàng tại lan can tàu. Khi hàng bắt đầu qua chuyển qua lan
can tàu là trách nhiệm của người bán cũng hết. Người mua phải trả chi phí THC và
rủi ro khi xếp hàng lên tàu.
• Nghĩa vụ người bán:
- Thơng quan xuất khẩu
- Giao hàng dọc mạn tàu do người mua chỉ định tại địa điểm xếp hàng chỉ định ( nếu
có)
- Cung cấp chứng từ giao hàng thơng thường
- Người bán khơng có nghĩa vụ th tàu nhưng có thể thuê hộ người mua
• Nghĩa vụ người mua:
- Ký kết hợp đồng vận tải thuê tàu, trả cước
- Tiếp nhận hàng hóa, chịu di chuyển rủi ro từ thời đỉểm giao hàng
- Thông báo cho người bán về địa điểm, thời điểm giao hàng và con tàu chỉ định
đồng thời chịu mọi rủi ro phát sinh nếu khơng hồn thành nghĩa vụ này
• Lưu ý:
- Áp dụng cho phương thức vận tải biển, thủy nội địa
- Số lần thông báo giao hàng
- Nếu như hàng đóng container nên chuyển sang FCA
- Các bên quy định càng rõ càng tốt địa điểm xếp hàng tại cảng giao hàng chỉ định,
vì mọi chi phí và rủi ro về hàng hóa tới địa điểm đó do người bán chịu và các chi phí
này và chi phí làm hàng có thể thay đổi tùy theo tập quán của từng cảng.

 FOB (Free On Board): Giao hàng trên tàu
• Đặc điểm:

15


- Người bán phải giao hàng bằng cách đặt hàng hóa lên con tàu do người mua chỉ
định tại địa điểm xếp hàng do người mua chỉ định tại cảng xếp hàng chỉ định hoặc
mua hàng hóa đã được giao như vậy.
- Rủi ro về mất mát và hư hỏng của hàng hóa được di chuyển từ người bán sang
người mua sau khi hàng hóa được xếp lên tàu và từ thời điểm này trở đi, người mua
chịu trách nhiệm hồn tồn cho mọi tổn thất có thể xảy ra đối với hàng hóa.
• Nghĩa vụ người bán:
- Thơng quan xuất khẩu
- Giao hàng trên tàu do người mua chỉ định tại địa điểm xếp hàng chỉ định
- Cung cấp chứng từ giao hàng thơng thường
- Người bán khơng có nghĩa vụ thuê tàu nhưng có thể thuê hộ người mua
• Nghĩa vụ người mua:
- Ký kết hợp đồng vận tải thuê tàu, trả cước
- Tiếp nhận hàng hóa, chịu rủi ro từ thời điểm giao hàng
- Thông báo cho người bán về thời điểm, địa điểm giao hàng và con tàu chỉ định
đồng thời chịu mọi rủi ro phát sinh nếu khơng hồn thành nghĩa vụ này
- Thơng quan nhập khẩu
• Lưu ý:
- Áp dụng cho phương tiện vận tải biển và thủy nội địa
- Chú ý tới tập quán của cảng
- Nên sử dụng FCA thay cho FOB nếu giao hàng bằng container
- Số lần thông báo giao hàng
 CFR (Cost and Freight): Tiền hàng và cước phí
• Đặc điểm:
- Điều kiện này có nghĩa là người mua phải trả chi phí mua hàng và giá vận chuyển
cần thiết để mang hàng tại cáng đến quy định nhưng mọi rủi ro vì mất mát hoặc thiệt
hại đến hàng hố cũng như bất cứ chi phí phát sinh nào có thể xẩy ra khi hàng đã

giao lên boong tàu, được bàn giao từ người bán sang người mua, khi hàng đã qua
đường ray của tàu trong cảng vận chuyển.

• Nghĩa vụ người bán:
- Ký kết hợp đồng vận tải thuê tàu, trả cước
- Thông quan xuất khẩu
16


- Hoàn thành nghĩa vụ giao hàng khi hàng được đặt trên tàu hoặc mua hàng đã được
giao như vậy
- Cung cấp chừng từ vận tải
- Trả chi phí dỡ hàng ở cảng đến nếu đã tính trong cước
• Nghĩa vụ người mua:
- Nhận hàng, chịu rủi ro từ thời điểm giao hàng
- Trả các chi phí chưa được tính vảo tiền cước
- Chịu các chi phí phát sinh nếu khơng thơng báo
- Thơng quan nhập khẩu
• Lưu ý:
- Điểm di chuyển rủi ro không trùng với phân chia chi phí ( nên quy định càng rõ
càng tốt địa điểm gửi hàng cũng như địa điểm dỡ hàng )
- Chú ý tập quán cảng đến
- Người mua nên chú ý tới thời gian dành cho việc dỡ hàng tại nơi đến
- Nếu khơng có ý định giao hàng trên tàu thì nên sử dụng CPT thay CFR
- Để tránh rủi ro người mua có thể tự mua bảo hiểm cho hàng hóa
 CIF (Cost, Insurance and Freight): Tiền hàng, phí bảo hiểm và cước phí
• Đặc điểm:
- Người bán giao hàng khi hàng qua lan can tàu tại cảng bốc xếp hàng hóa (cảng gửi
hàng).
• Nghĩa vụ người bán:

- Mua bảo hiểm cho hàng hóa và cung cấp chứng từ bảo hiểm cho người mua
- Kí kết hợp đồng chuyên chở đường biển và trả cước để chuyển hàng đến cảng
đích.
- Thơng báo cho người mua biết về chuyến tàu trở hàng.
- Giao hàng lên tàu.
- Trả tiền chi phí bốc hàng lên tàu.
- Trả tiền chi phí dỡ hàng nếu chi phí này được tính vào cước phí vận tải.
- Cung cấp cho bên mua hóa đơn thương mại và vận đơn đường biển
- Lấy giấy phép xuất khẩu, nộp thuế và lệ phí xuất khẩu.
• Nghĩa vụ người mua:
- Người mua khơng phải mua bảo hiểm hàng hóa.
17


- Trả tiền chi phí dỡ nếu chi phí chưa nằm trong cước phí vận tải.
- Nhận hóa đơn và vận đơn được giao cho mình.
- Chịu mọi rủi ro và tổn thất về hàng qua hẳn lan can tàu ở cảng bốc.
- Làm thủ tục và trả các chi phí thơng quan nhập khẩu.
III.7. Những điểm mới nổi bật của Incoterms 2010
III.7.1.
Về mặt kết cấu:
Kể từ khi xuất bản lần đầu tiên vào năm 1936, trải qua 7 lần sửa đổi và bổ sung,
Incoterms ngày càng khẳng định tính thiết thực của mình trong thương mại quốc tế.
Trong mỗi phiên bản Incoterms được phát hành, ICC lại có những thay đổi nhất
định về mặt cấu trúc và nội dung nhằm đảm bảo cập nhật nhất những quy tắc mới,
những tập quán mới đang được áp dụng thông dụng trong thương mại. Trong ấn bản
thứ 8 này, Incoterms cũng có khá nhiều thay đổi quan trọng về mặt kết cấu.
 Incoterms 2010 bao gồm 11 điều kiện thương mại
Số điều kiện trong Incoterms 2010 đã giảm từ 13 xuống còn 11. Có được điều
này là nhờ việc thay thế bốn điều kiện cũ trong Incoterms 2000 là DAF, DES, DEQ,

DDU bằng hai điều kiện mới có thể sử dụng cho mọi phương thức vận tải là DATGiao hàng tại bến và DAP- Giao hàng tại nơi đến.
 Các điều kiện thương mại trong Incoterms 2010 chia thành hai nhóm riêng biệt
Nếu như trong các ấn bản trước đây của ICC như Incoterms 1990 hay Incoterms
2000, các điều kiện thương mại được chia thành bốn nhóm chính là nhóm E; nhóm
F; nhóm C và nhóm D thì Incoterms 2010 lại được chia thành hai nhóm riêng biệt:
 Nhóm các điều kiện dùng cho một hay nhiều phương thức vận tải.
- Nhóm thứ nhất này bao gồm bảy điều kiện có thể sử dụng mà không phụ thuộc vào
phương thức vận tải lựa chọn và cũng không phụ thuộc vào việc sử dụng một hay
nhiều phương thức vận tải.
- Nhóm này bao gồm các điều kiện EXW (Giao tại xưởng), FCA (Giao cho người
chuyên chở), CPT (Cước phí trả tới), CIP (Cước phí và bảo hiểm), DAT (Giao tại
bến), DAP (Giao tại nơi đến), DDP (Giao hàng đã nộp thuế).
- Các điều kiện của nhóm này đều có chung một đặc điểm là tên địa điểm đi kèm
với các điều kiện này cũng chính là tên điểm giới hạn trách nhiệm chuyên chở của
người bán và cũng tại đó được xác định là nơi giao hàng từ người bán sang người
mua, ngoại trừ hai điều kiện CPT và CIP thì điểm giới hạn trách nhiệm gắn liền với
tên điều kiện và địa điểm giao hàng là hai địa điểm riêng biệt tách rời nhau.
 Nhóm các điều kiện áp dụng cho vận tải đường biển và đường thủy nội địa:
18


- Nhóm thứ hai, địa điểm giao hàng, dỡ hàng và nơi hàng hóa được chở tới người
mua đều là cảng biển, vì vậy chúng được xếp vào nhóm các điều kiện đường biển và
đường thủy nội địa.
- Nhóm này bao gồm các điều kiện FAS (Giao dọc mạn tàu), FOB ( Giao lên tàu),
CFR ( Tiền hàng và cước phí), CIF ( Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí). Ở ba điều
kiện FOB, CFR, CIF, tất cả các cách đề cập đến lan can tàu như một điểm giao hàng
bị loại bỏ. Thay vào đó, hàng hóa được xem như đã được giao khi chúng đã được
xếp lên tàu. Điều này phản ánh sát hơn với thực tiến thương mại hiện đại ngày nay,
xóa đi một quan niệm lỗi thời về việc rủi ro được chuyển giao qua một ranh giới

tưởng tượng.
Việc chia thành hai nhóm thay vì bốn nhóm như trước đây là một thay đổi lớn về
mặt kết cấu của Incoterms 2010. Nếu như trước đây, việc chia các điều kiện theo
nhóm với các chữ cái đầu tiên của điều kiện chỉ mang lại lợi ích giúp người sử dụng
có thể dễ nhớ tên thì hiện nay, với việc chia thành hai nhóm theo phương thức sử
dụng, các doanh nghiệp có thể dễ dàng áp dụng các điều kiện của Incoterms trong
hợp đồng mua bán hàng hóa một cách chính xác nhất.
 Các điều kiện được giải thích rõ ràng hơn.
- Trong mỗi điều kiện của Incoterms 2010 đều được viết và giải thích rất rõ ràng.
Trước mỗi điều kiện ln có phần hướng dẫn sử dụng ngắn gọn, dễ hiểu, khiến cho
người đọc có thể dễ dàng hiểu một cách cơ bản được nội dung của mỗi điều kiện.
Các lưu ý hướng dẫn không phải là một phần của các quy tắc trong Incoterms 2010,
mà chỉ nhằm mục đích giúp cho người sử dụng hiểu rõ hơn về các quy tắc này.
- Ngoài ra, trong mỗi điều kiện thương mại của Incoterms 2010, nghĩa vụ của người
bán và người mua được sắp xếp một cách tương xứng với nhau lần lượt từ A1 đến
A10 và từ B1 đến B10. Các nghĩa vụ này được sửa đổi đến mức rõ ràng nhất, tạo
điều kiện thuận lợi cho việc dịch thuật cũng như tra cứu của người đọc. Sự sửa đổi
này đã giúp cho Incoterms 2010 gần gũi hơn với người sử dụng.
 Về mặt nội dung
Nội dung luôn phần quan trọng nhất trong Incoterms. Việc xem xét để thay đổi
nội dung của Incoterms nói chung và các điều kiện thương mại nói riêng sao cho
bám sát được thực tiễn và gần gũi với người sử dụng là một cơng việc khó khăn, địi
hỏi sự nghiên cứu, tìm tòi trong nhiều năm của các chuyên gia. Trong Incoterms
2010, chúng ta có thể nhận thấy nhiều thay đổi lớn nhỏ về mặt nội dung. Incoterms
2010 quy định trách nhiệm của người mua và người bán trong việc giao hàng theo
hợp đồng bán hàng cụ thể và rõ ràng hơn các phiên bản trước đây. Incoterms 2010
cũng sẽ đưa vào áp dụng các thông lệ mới nhất trong thương mại, cập nhật và tổng
hợp một số quy tắc cũ.
19



×