Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GỖ SANG EU: THÁCH THỨC TỪ RÀO CẢN PHI THUẾ QUAN CHO VIỆT NAM KHI THAM GIA EVFTA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (783.68 KB, 21 trang )


Mục Lục
Tóm tắt ................................................................................................................................. 1
Tổng quan ............................................................................................................................ 2
1.

Thực trạng xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam ................................................. 3

2.

Tình hình xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang EU........................................... 4

3.
Rào cản phi thuế quan đối với sản phẩm gỗ Việt Nam tại thị trường EU trong
khuôn khổ Hiệp định EVFTA ......................................................................................... 5
3.1.

Khái quát hiệp định EVFTA ........................................................................... 5

3.2.
Hàng rào phi thuế trong Hiệp định EVFTA đối với sản phẩm gỗ của Việt
Nam. 6
4.
Thách thức cho Việt Nam trước rào cản phi thuế quan khi xuất khẩu sản phẩm gỗ
sang EU trong bối cảnh thực hiện EVFTA ................................................................... 10
4.1.
Thách thức về đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn và chất lượng sản
phẩm gỗ ..................................................................................................................... 10
4.2.
Thách thức trong đảm bảo quy định về nguồn gốc xuất xứ của nguyên liệu
gỗ theo Quy chế gỗ của EU (EUTR) ......................................................................... 11



5.

4.3.

Những thách thức trong vấn đề sử dụng lao động ........................................ 12

4.4.

Thách thức về đáp ứng những điều kiện và tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường
13

4.5.

Thách thức do thiếu các thông tin về thị trường xuất khẩu........................... 14

Một số giải pháp, kiến nghị.................................................................................. 15
5.1.

Về phía nhà nước: ......................................................................................... 15

5.2.

Về phía doanh nghiệp: .................................................................................. 17

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 19


XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GỖ SANG EU: THÁCH THỨC TỪ
RÀO CẢN PHI THUẾ QUAN CHO VIỆT NAM KHI THAM GIA

EVFTA
Nhóm 2 – Chính sách thương mại quốc tế1

Tóm tắt
Trong suốt chặng đường 30 năm kể từ khi Liên minh châu Âu (EU) chính thức thiết lập
quan hệ ngoại giao với Việt Nam, vấn đề thương mại giữa hai bên luôn được quan tâm
và chú trọng. Việc Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) được kí kết đã
tạo ra nhiều cơ hội và thách thức cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam, trong đó có
những thách thức từ rào cản phi thuế quan đối với các sản phẩm Việt Nam nói chung
cũng như sản phẩm gỗ nói riêng. Bài viết đem đến cho người đọc cái nhìn cụ thể hơn về
những thách thức từ hàng rào phi thuế mà sản phẩm gỗ Việt Nam sẽ gặp phải trên thị
trường EU. Qua đó đưa ra một số giải pháp, kiến nghị để vượt qua các rào cản đó một
cách khéo léo và phù hợp với quy định chung.
Từ khóa: EU, Việt Nam, sản phẩm gỗ, rào cản phi thuế quan, EVFTA

Abstract
During the 30 years since the European Union (EU) officially established diplomatic
relations with Vietnam, trade issues between the two sides are always concentrated . The
signing of the Vietnam - EU Free Trade Agreement (EVFTA) has created many
opportunities and challenges for Vietnam's export activities, including challenges from
non-tariff barriers for Vietnamese products in general as well as wooden products in
particular. This article will give more specific looks at the challenges from the non-tariff
barriers that Vietnamese wood products will face in the EU market, thereby offering
some solutions to overcome those barriers in a skillful way and in suitable with general
regulations.
Keywords: EU, Vietnam, wooden products, non-tariff barriers, EVFTA

1

Trường Đại học Ngoại Thương – Cơ sở Hà Nội


1


Chính sách thương mại quốc tế

Nhóm 2
hơn 90% sản phẩm gỗ xuất khẩu của
Việt Nam sang EU sẽ được hưởng thuế
suất 0%. Trong đó, 83% dịng thuế được
xóa bỏ ngay, 17% được xóa bỏ theo lộ
trình 3-5 năm. Tuy nhiên, nếu ngành gỗ
trong nước không vượt qua được các rào
cản phi thuế, sẽ khó tận dụng được cơ
hội từ thị trường EU. Không những vậy,
với EVFTA, các doanh nghiệp sản xuất
đồ gỗ Việt Nam phải bảo đảm sử dụng
gỗ nguyên liệu 100% hợp pháp (bao gồm
cả gỗ nhập khẩu và gỗ trong nước). .
Hiện nay, khoảng 80% nguyên liệu gỗ sử
dụng trong ngành chế biến gỗ Việt Nam
là nhập khẩu trong khi các tiêu chuẩn của
Hội đồng Quản lý Lâm sản (FSC), Thỏa
thuận Đối tác Tự nguyện (VPA), Đảm
bảo thực thi Luật Lâm sản, Quản trị và
Thương mại (FLEGT) nằm trong số
những tiêu chuẩn bắt buộc khắt khe nhất.
Nhu cầu gỗ nguyên liệu sẽ ngày càng
lớn, việc tìm kiếm các nguồn gỗ nguyên
liệu hợp pháp sẽ rất khó khăn trong một

vài năm tới.
Dưới đây là một số sản phẩm gỗ xuất
khẩu chính của Việt Nam:

Tổng quan
Liên minh châu Âu (EU) là đối tác có
vị thế rất quan trọng, có ảnh hưởng lớn
đến sự phát triển kinh tế, thương mại của
Việt Nam. Theo Tổng cục Hải Quan,
tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt
Nam và EU đạt 56,39 tỷ USD, chiếm gần
11% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả
nước năm 2019. Theo thống kê, EU là
thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt
Nam (chỉ sau Hoa Kì ). Sự phát triển
nhanh chóng trong thương mại giữa Việt
Nam và EU đã đặt ra yêu cầu xây dựng
một khuôn khổ hợp tác chất lượng cao và
tồn diện. Do đó, Hiệp định thương mại
tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đã được
thực hiện. Đây được xem là bước ngoặt
lớn trong quan hệ thương mại giữa hai
nước. Theo nhận định của các chuyên
gia, việc thực hiện Hiệp định EVFTA là
cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt
Nam, nhưng các thách thức về hàng rào
phi thuế quan từ thị trường này sau khi
hàng rào thuế quan bị bãi bỏ sẽ là trở
ngại không nhỏ để Việt Nam có thể tiếp
cận thị trường EU.

Một trong những mặt hàng xuất khẩu
chính của Việt Nam sang EU là sản
phẩm gỗ. Tuy nhiên, khả năng cạnh
tranh sản phẩm gỗ của Việt Nam trên thị
trường EU vẫn chưa thực sự mạnh, đồng
thời EU lại là thị trường khó tính với
nhiều quy định về hàng hố nhập khẩu.
Theo ơng Nguyễn Tơn Quyền - Tổng thư
ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam:
khi FTA của Việt Nam – EU có hiệu lực,

Mã HS
4401
4403
4411
4412
4408
9401

Tên mặt hàng
Viên nén, dăm gỗ
Gỗ trịn/đẽo vng thơ, gỗ xẻ
Ván sợi
Gỗ dán
Mộc dân dụng (bao gồm ván ghép)
Đồ nội thất

Nguồn: Website Hải quan Việt Nam
customs.gov.vn


2


Chính sách thương mại quốc tế

Nhóm 2

1. Thực trạng xuất khẩu sản phẩm
gỗ của Việt Nam
Năm 2019 tiếp tục được đánh dấu là
một năm thành công của ngành gỗ Việt
Nam xét trên phương diện xuất khẩu.
Kim ngạch xuất khẩu tăng kỉ lục với con
số ấn tượng 10,3 tỷ USD, tăng 22% so
với năm 2018. Kim ngạch các mặt hàng
thuộc nhóm gỗ nguyên liệu (HS 44)
chiếm 34% (so với 37% của năm 2018)
và các mặt hàng đồ gỗ (HS 94) chiếm
66% (63% trong năm 2018). Các mặt
hàng có giá trị kim ngạch xuất khẩu cao
nhất bao gồm đồ nội thất, dăm gỗ và các
loại ván. Năm 2019, kim ngạch xuất
khẩu của 3 nhóm mặt hàng này lần lượt
đạt 6,8 tỷ, gần 1,7 tỷ và 848,2 triệu USD,
tương ứng với các mức tăng trưởng là
27%, 26 và 7% so với 2018.

hẹp với kim ngạch từ thị trường này năm
2019 chỉ tương đương 85% kim ngạch
của 2018. Góp phần vào sự thành cơng

này nhờ vào việc ngành tiếp tục tạo động
lực trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài,
với các dự án đăng kí mới tăng mạnh, đi
kèm với các dự án mở rộng và chuyển
nhượng vốn và đặc biệt là những thỏa
thuận tự do thương mại mà Việt Nam đã
kí kết.
Số doanh nghiệp tham gia vào xuất
khẩu rất lớn và có xu hướng tăng nhanh.
Năm 2019 có gần 4.500 doanh nghiệp
tham gia xuất khẩu, bao gồm cả các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
(FDI) và doanh nghiệp nội địa. Lượng
doanh nghiệp này tăng 40% so với số
doanh nghiệp tham gia vào khâu này
năm 2018. Trong giai đoạn 2018-2019,
tốc độ tăng trưởng về số lượng doanh nội
địa tham gia vào khâu xuất khẩu tăng
43%. Lượng doanh nghiệp FDI tham gia
vào khâu này tăng 26%.
Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung
đã tạo ra những cơ hội rất lớn cho các
mặt hàng gỗ từ Việt Nam để thay thế cho
các mặt hàng tương tự từ Trung Quốc
khi xuất khẩu vào Mỹ, đặc biệt ở các
nhóm mặt hàng ghế ngồi và các sản
phẩm khác. Tuy nhiên hiện vẫn còn
những dấu hiệu cho thấy gian lận thương
mại có 3 thể vẫn tồn tại trong các mặt
hàng như hàng ván bóc, ván ghép đồ

mộc xây dựng, ghế ngồi (HS 9401), các
mặt hàng nội thất khác (HS 94036) và bộ
phận đồ gỗ (HS 94039). Các dấu hiệu

Nguồn: Tính tốn của VIFOREST, FPA
Bình Định, HAWA, BIFA và Forest
Trends, dựa trên dữ liệu thống kê của
Tổng cục Hải Quan.
Kim ngạch xuất khẩu mở rộng chủ
yếu ở các thị trường lớn và truyền thống
như Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Trung
Quốc và EU, đặc biệt tại thị trường Mỹ.
Tuy nhiên, thị trường Hàn Quốc bị co
3


Chính sách thương mại quốc tế

Nhóm 2

này thể hiện trên khía cạnh gia tăng đột
biến trong xuất khẩu các mặt hàng này từ
Việt Nam vào Mỹ và từ trong nhập khẩu
từ Trung Quốc vào Việt Nam. Ví dụ,
năm 2019 kim ngạch nhập khẩu ván sàn
từ Trung Quốc vào Việt Nam tuy nhỏ
(3,9 triệu USD) nhưng tốc độ tăng
trưởng rất lớn, cao hơn 827% so với kim
ngạch nhập khẩu mặt hàng này từ cùng
nguồn năm 2018. Trong cùng giai đoạn

kim ngạch nhập khẩu ghế ngồi từ nguồn
này vào Việt Nam tăng 173%, đồ nội
thất tăng 237%.

Báo cáo Theo dõi thị trường của Tổ
chức Gỗ nhiệt đới quốc tế (ITTO) cũng
chỉ ra rằng các nhà nhập khẩu thuộc EU
đánh giá cao việc cải tiến về công nghệ
đối với các sản phẩm gỗ của Việt Nam.
Những cải tiến này vượt trội so với các
quốc gia châu Á khác và ngày càng có
khả năng đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn cao
của thị trường EU.Theo báo cáo thị
trường gỗ nhiệt đới tháng 7/2019, Việt
Nam là quốc gia dẫn đầu về xuất khẩu đồ
gỗ nội ngoại thất tại thị trường EU. Danh
tiếng của đồ gỗ từ Việt Nam cũng dần
được nâng cao do các doanh nghiệp xuất
khẩu của Việt Nam có khả năng cung
cấp các đơn hàng số lượng lớn ở phân
khúc tầm trung.

2. Tình hình xuất khẩu sản phẩm
gỗ Việt Nam sang EU
Đồ nội thất bằng gỗ là mặt hàng chính
trong cơ cấu mặt hàng gỗ và sản phẩm
gỗ xuất khẩu của Việt Nam, năm 2019
đạt 7,78 tỷ USD, tăng 23,5% so với năm
2018, chiếm tới 73% tổng trị giá xuất
khẩu gỗ và sản phẩm gỗ. Trong đó, đồ

nội thất phịng khách và phịng ăn là mặt
hàng xuất khẩu dẫn đầu đạt 2,25 tỷ USD,
tăng 25,3% so với năm 2018; xuất khẩu
ghế khung gỗ năm 2019 đạt 2 tỷ USD,
tăng 43,4%, đây là mặt hàng xuất khẩu
đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất trong cơ
cấu mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ. Tiếp
theo là các mặt hàng như: Đồ nội thất
phòng ngủ, đồ nội thất nhà bếp và đồ nội
thất văn phịng. Ngồi mặt hàng đồ nội
thất bằng gỗ xuất khẩu, năm 2019 Việt
Nam còn xuất khẩu một số mặt hàng
khác như: Dăm gỗ, gỗ, ván và ván sàn,
cửa gỗ, đồ gỗ mỹ nghệ….

Xuất khẩu sản phẩm từ gỗ của Việt
Nam sang thị trường EU được dự báo có
triển vọng tốt nhờ những thuận lợi mà
việc thực hiện Hiệp định Đối tác tự
nguyện về Thực thi luật lâm nghiệp,
quản trị rừng và thương mại lâm sản giữa
Việt Nam và EU (VPA/FLEGT) và tiềm
năng mà Hiệp định thương mại tự do
Việt Nam – EU (EVFTA) mang lại.
Giá trị kim ngạch xuất khẩu sản phẩm
gỗ sang EU 2015 - 2019
1000

Triệu USD


800

657.41 649.66

751.4

779.1

2017

2018

846.6

600
400
200
0
2015

4

2016

2019


Chính sách thương mại quốc tế

Nhóm 2

tổng kim ngạch, đạt gần 1,14 tỷ USD,
tăng 14,1% so với cùng kỳ năm
2019.Với thị trường EU đạt 140,69 triệu
USD, chiếm 8,9%, giảm 3,3% so với
cùng kỳ năm 2019

Nguồn: Phân tích của VIFORES, FPA
BD, HAWA và FOREST TRENDS từ số
liệu Hải quan Việt Nam
Theo tính tốn từ số liệu thống kê sơ
bộ của Tổng cục Hải quan, kim ngạch
xuất khẩu đồ gỗ năm 2015 cho đến năm
2019 lần lượt là 657,41; 649,66; 751,4;
779,1; 846,6 triệu USD.

3. Rào cản phi thuế quan đối với
sản phẩm gỗ Việt Nam tại thị
trường EU trong khuôn khổ
Hiệp định EVFTA

Nhìn chung từ năm 2015 – 2019 giá trị
kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ tăng
dần theo năm, trừ năm 2016 giảm 1,18%
so với 2015 sau đó năm 2017 tăng mạnh
15,66% so với năm 2016, tiếp tục tăng
3,68% ở năm 2018, và đến năm 2019
tăng 8,66% so với năm 2018.

3.1. Khái quát hiệp định EVFTA
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam

– EU được các bên ký tuyên bố kết thúc
đàm phán vào ngày 02/12/2015. Hiện
nay, thời điểm ký kết chính thức Hiệp
định chưa được xác định, tuy nhiên, hai
bên thống nhất sẽ nỗ lực hoàn tất các thủ
tục cần thiết để Hiệp định có hiệu lực
ngay từ đầu năm 2018. EVFTA là một
Hiệp định toàn diện thế hệ mới, và là
FTA đầu tiên của EU với một quốc gia
có mức thu nhập trung bình như Việt
Nam. Các nội dung chính của Hiệp định
gồm: thương mại hàng hóa, thương mại
dịch vụ, quy tắc xuất xứ, hải quan và
thuận lợi hóa thương mại, các biện pháp
vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch
động thực vật (SPS), hàng rào kỹ thuật
trong thương mại (TBT), đầu tư, phòng
vệ thương mại, cạnh tranh, sở hữu trí tuệ
(gồm cả chỉ dẫn địa lý), phát triển bền
vững, các vấn đề pháp lý, hợp tác và xây
dựng năng lực.
Về mặt chiến lược, việc đàm phán và
thực thi Hiệp định này cũng gửi đi một
thơng điệp tích cực về quyết tâm của
Việt Nam trong việc thúc đẩy sự hội

Tuy nhiên xuất khẩu gỗ và sản phẩm
gỗ của Việt Nam trong tháng 1/2020 sụt
giảm 25,1% so với tháng 12/2019 và
giảm 14,8% so với cùng tháng năm

2019, đạt 835,02 triệu USD, xuất khẩu
sang EU giảm tương ứng 22,9% và
28,8%, đạt 77,73 triệu USD. Nguyên
nhân chính dẫn tới xuất khẩu gỗ và sản
phẩm gỗ tháng 1/2020 giảm mạnh là do
kỳ nghỉ Tết Nguyên đán vào tuần cuối
tháng 1/2020. kim ngạch xuất khẩu gỗ và
sản phẩm gỗ tháng 2/2020 đạt 746,54
triệu USD, giảm 10,6% so với tháng
1/2020 nhưng tăng mạnh 86,2% so với
tháng 2/2019; Tính chung 2 tháng đầu
năm 2020 kim ngạch đạt gần 1,58 tỷ
USD, tăng 13,8% so với cùng kỳ năm
2019.
Trong 2 tháng đầu năm 2020, riêng
nhóm sản phẩm gỗ chiếm 72,1% trong
5


Chính sách thương mại quốc tế

Nhóm 2

nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới
trong bối cảnh tình hình kinh tế địa chính
trị đang có nhiều diễn biến phức tạp và
khó đốn định.
EVFTA là một Hiệp định tồn diện,
chất lượng cao, cân bằng về lợi ích cho
cả Việt Nam và EU, đồng thời phù hợp

với các quy định của Tổ chức Thương
mại thế giới (WTO).

Hiện tại vẫn chưa có tiêu chuẩn Châu
Âu chính thức cho hàng nội thất. Tuy
nhiên. Ủy ban tiêu chuẩn hóa Châu Âu
CEN/TC2007 đã giới thiệu một số tiêu
chuẩn chất lượng năm 1998 và những
tiêu chuẩn này có thể sớm trở thành tiêu
chuẩn Châu Âu.
• Mác EU: là mác CEN/CENELEC
của Châu Âu chứng nhận rằng hàng
hóa đạt được các yêu cầu của tiêu
chuẩn CEN/CENELEC.
• Tiêu chuẩn chất lượng quốc gia: hầu
hết tiêu chuẩn CEN dều dựa vào các
tiêu chuẩn quốc gia hiện tại vào dựa
vào ISO, tuy nhiên tiêu chuẩn chất
lượng quốc gia và cách kiểm tra
được áp dụng tùy theo mỗi nước.
• Nhãn mác chất lượng quốc gia: Ở
một số nước, hàng có chất lượng cao
thường có nhãn mác đặc biệt và là
thành viên của tổ chức đồ nội thất
quốc gia. Những nhãn mác này nằm
bảo vệ quyền lợi khách hàng về chất
lượng và dịch vụ tin cậy.
• Tiêu chuẩn an tồn: Tiêu chuẩn an
tồn cho các sản phẩm nói chung
được quy định bởi tiêu chuẩn Châu

Âu (Directive 92/59/EC). Đối với
các sản phẩm nội thất, an toàn là yêu
cầu quan trọng nhất và bắt buộc đối
với thị trường Liên minh Châu Âu và
thị trường từng quốc gia nói riêng để
đảm bảo khơng có bắt cứ sản phẩm
khơng an tồn nào được bán cho
khách hàng.
• Tiêu chuẩn trong ngành cơng nghiệp
nội thất: Mặc dù chưa có tiêu chuẩn

3.2. Hàng rào phi thuế trong Hiệp
định EVFTA đối với sản phẩm
gỗ của Việt Nam.
Theo Hiệp định EVFTA, cam kết về
hàng rào phi thuế bao gồm: Rào cản kỹ
thuật đối với thương mại (TBT), các biện
pháp vệ sinh dịch tễ (SPS) và các biện
pháp phi thuế quan khác. Tuy nhiên, đối
với xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam thì
TBT là rào cản phi thuế chủ yếu nhất. Hệ
thống hàng rào kĩ thuật TBT được phân
thành ba loại chính: các tiêu chuẩn về
chất lượng; các vấn đề về xã hội, môi
trường, sức khỏe và an tồn; quy cách
đóng gói nhãn mác.
3.2.1. Các yêu cầu về tiêu chuẩn
chất lượng sản phẩm
• Các quy định cho các sản phẩm
gỗ phục vụ xây dựng bao gồm:

Độ bền sản phẩm; Khả năng chịu
lửa; Bảo vệ mơi trường, sức khỏa
và vệ sinh; An tồn khi sử dụng;
Chống ồn; Tiết kiện năng lượng;
Giữ nhiệt.
• Các tiêu chuẩn áp dụng cho đồ gỗ
nội thất:
6


Chính sách thương mại quốc tế



Nhóm 2

Châu Âu chính thức nhưng đã có
tiêu chuẩn ISO cho từng loại mặt
hàng. Ví dụ như đối với hàng nội
thất kiểu hiện đại và kiểu truyền
thống, người mua yêu cầu chất lượng
gỗ hoàn hảo như sấy khô, không sâu
mọt, không nứt vỡ, được sản xuất từ
một súc gỗ nguyên và xuất xứ từ
rừng được quản lý bền vững.
Cỡ hàng nội thất: Kích cỡ hàng nội
thất ở mỗi nước Châu Âu đều khác
nhau. Nói chung, kích cỡ hàng nội
thất ở châu Âu thường nhỏ hơn ở Mỹ
vì nhà cửa ở Châu Âu dường như

nhỏ hơn nhà cửa ở Mỹ. Người Bắc
Âu thường to lớn hơn người dân phía
Nam nên cần có đồ nội thất kích cỡ
lớn hơn. Hãy luôn kiểm tra các yêu
cầu thị trường chính xác từ phía nhà
nhập khẩu.

cản khi đồ gỗ của Việt Nam xuất khẩu
sang các thị trường lớn trên thế giới khi
mà nguồn nguyên liệu bắt buộc phải là
gỗ hợp pháp. Nhà nhập khẩu gỗ vào EU
phải thực hiện trách nhiệm giải trình về
nguồn gốc gỗ, phải trả lời rõ câu hỏi “Ai
là nhà cung ứng gỗ cho doanh nghiệp?
Các sản phẩm gỗ xuất khẩu vào EU có
nguồn gốc hợp pháp khơng?”. Để giải
trình đầy đủ các nhà nhập khẩu gỗ vào
EU phải chứng mình bằng nhiều giấy tờ,
thủ tục, liên quan đến các cơ quan quản
lý trong và ngoài nước mà khả năng rủi
ro pháp lý vẫn có thể xảy ra. Hiện các
doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam
vào EU vẫn đang phải thực thi quy chế
này.
*Tiêu chuẩn quản lý mơi trường:
Cùng với đó, các cơng ty, đơn vị sản
xuất sản phẩm gỗ được khuyến khích sản
xuất các chủng loại gỗ theo các tiêu
chuẩn về môi trường bền vững, có sử
dụng nhãn mác, mã số hoặc hệ thống

quản lý để chứng tỏ đã tuân thủ đúng các
quy định như: ISO 14001. Mục đích của
tiêu chuẩn ISO 14001 về bản chất cho
phép mọi người biết rằng công ty được
quản lý dưới hệ thống quản lý môi
trường. Tiêu chuẩn ISO14001 có thể trở
thành 1 u cầu khơng chính thức tăng
khả năng cạnh tranh trong nhiều khu vực
thị trường.
Bộ tiêu chuẩn ISO 14001 đề cập đến 6
lĩnh vực sau:

Hệ thống quản lý môi trường
(Environmental Management Systems EMS)

3.2.2. Các yêu cầu về mơi trường,
xã hội, sức khỏe và an tồn
a. Các vấn đề về môi trường
*Tăng cường thực thi lâm luật, Quản trị
rừng và Thương mại lâm sản (FLEGT):
Tăng cường thực thi lâm luật, Quản trị
rừng và Thương mại lâm sản (FLEGT) là
chương trình hành động của EU nhằm
đối phó với tình trạng khai thác, buôn
bán gỗ, các sản phẩm gỗ bất hợp pháp
trên thị trường EU và ra khỏi các quốc
gia ký kết Hiệp định đối tác tự nguyện
(VPA) với EU.
Một trong những quan ngại lớn nhất
của EU là việc kiểm soát chất lượng sản

phẩm gỗ từ Việt Nam. Đây cũng là rào
7


Chính sách thương mại quốc tế

Nhóm 2

• Kiểm tra mơi trường (Environmental
Auditing - EA)
• Đánh giá kết quả hoạt động mơi trường
(Environmental Performance EPE)
• Ghi nhãn mơi trường (Environmental
Labeling - EL)
• Đánh giá chu trình sống của sản phẩm
(Life Cycle Assessment - LCA)
• Các khía cạnh mơi trường trong tiêu
chuẩn của sản phẩm (Environmental
aspects in Product Standards)
*Công ước về việc cấm bn bán các
giống lồi có nguy cơ tuyệt chủng
(CITES):
Cơng ước này có mục đích nhằm đảm
bảo rằng việc thương mại quốc tế các
tiêu bản của các loài động vật và thực vật
hoang dã mà không đe dọa sự sống cịn
của các lồi này trong tự nhiên. Chính
phủ Việt Nam đã có một số văn bản cấm
xuất khẩu một số loại gỗ thuộc nhóm I
(gỗ quý hiếm, vân gỗ đẹp, có giá trị kinh

tế cao) và nhóm II (gỗ cứng, nặng, có độ
bền cao và tỉ trọng lớn) theo tiêu chuẩn
Việt Nam. Một số loại gỗ khác, để có thể
xuất khẩu sang thị trường Châu Âu,
doanh nghiệp cần phải có chứng chỉ
CITES do Cơ quan quản lý CITES Việt
Nam cấp phép. Quy trình cấp phép phức
tạp là một thách thức không nhỏ đối với
con đường xuất khẩu sang Châu Âu của
những doanh nghiệp khai thác và chế
biến gỗ.
* Nhãn sinh thái:
Các doanh nghiệp được địi hỏi phải
có chứng chỉ rừng FSC (Forest
Stewardship Council - Hội đồng quản lý

rừng quốc tế), u cầu chỉ được khai thác
rừng trồng, rừng khơng có nguy cơ bị
diệt chủng, phải bảo đảm đa dạng sinh
học, chức năng phịng hộ đồng thời phải
có biện pháp nâng cao thu nhập của
người lao động nghề rừng.
b. Các vấn đề xã hội
Sử dụng lao động trẻ em để sản xuất
đồ nội thất và các mặt hàng khác là một
trong những mối quan tâm lớn đối với
nhiều nước Châu Âu. EU cấm nhập khẩu
những hàng hóa mà q trình sản xuất sử
dụng bất kỳ một hình thức lao động
cưỡng bức nào như lao động tù nhân, lao

động trẻ em,v.v. đã được xác định trong
các Hiệp ước Geneva ngày 25/9/1926 và
7/9/1956 và các Hiệp ước Lao động
Quốc tế số 29 và 105.
c. Các vấn đề về sức khỏe, sự an toàn
Việc nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ
vào thị trường Liên minh Châu Âu đều
phải chịu một số quy định cấm các chất
nguy hiểm độc hại ví dụ như các chất
Creosote và Asecmic dùng để xử lý gỗ bị
cấm ở toàn Châu Âu, đồng thời đưa
Borax vào danh mục chất gây nguy hiểm
cho người sử dụng (Thụy Điển), riêng
Đức và Hà Lan cấm cả chất
formaldehyde.
Sản xuất đồ nội thất phải tuân thủ một
số quy định về sức khỏe và an toàn ví dụ
như an tồn lao động, an tồn hóa chất,
độ ồn và độ rung giữ ở mức thấp, điều
kiện nhà xưởng… nhà xuất khẩu phải
trách nhiệm pháp lý theo quy định
85/343/EEC, nghĩa là phải có đền bù
thiệt hại cho cá nhân hoặc tập thể khi sản
8


Chính sách thương mại quốc tế

Nhóm 2


phẩm khơng an tồn, gây thiệt hại cho
người sử dụng.

phổ biến ở các kênh phân phối bán buôn
và bán lẻ ở Châu Âu.
Nhãn mác phải được viết bằng tiếng
Anh. Những thông tin dưới đây nên được
đính kèm trên nhãn sản phẩm:
• Tên và loại sản phẩm
• Bản kê khai các thành phần trong sản
phẩm, kể cả thành phần bổ sung. Danh
sách phải được liệt kê theo thứ tự
• Các điều kiện bảo quản và cách thức sử
dụng
• Xuất xứ hàng hóa phải được viết ở khổ
chữ 4mm
• Thời hạn sử dụng phải được ấn định cụ
thể ngày thuộc quyền sở hữu của nhà sản
xuất oặc nhà nhập khẩu
• Trọng lượng: được đo trên đơn vị chuẩn
• Tên và địa chỉ của nhà sản xuất, nhà
đóng gói hoặc nhà nhập khẩu tại EU
• Mã vạch định dạng EU: cần thiết cho
mọi sản phẩm, nhưng không cần chỉ rõ
thời hạn sử dụng. Mã vạch sẽ được xác
định bởi chữ "L" ngoại trừ trong trường
hợp nó có thể được phân biệt từ những
dấu hiệu khác trên nhãn hiệu.
• Có thể minh họa trên nhãn sản phẩm
nhưng nghiêm cấm chỉ ra các thành phần

khơng có trong sản phẩm.

3.2.3. Đóng gói và nhãn mác
a. Đóng gói:
Việt Nam chủ yếu vận chuyển mặt
hàng này bằng đường biển, do vậy khâu
đóng gói hàng hóa phải đảm bảo chắc
chắn và an tồn. Hàng nội thất rất dễ bị
hỏng hóc và thường phải đi một quãng
đường dài trước khi đến EU. Vì vậy,
phải được đóng gói đặc biệt cẩn thận,
chắc chắn nhằm hạn chế các rủi ro hỏng
hàng do va đập, nhiệt độ cao, ẩm ướt…
Bên cạnh đó, nhà xuất khẩu cần biết
rằng nhà nhập khẩu sẽ phải chịu chi phí
rất lớn để xử lý rác thải đóng gói, điều
này làm giảm khả năng cạnh tranh cho
nhà xuất khẩu. Do vậy, sản phẩm phải
được đóng gói bằng bao bì được sản xuất
từ vật liệu thân thiện với mơi trường, có
thể tái chế hoặc tự phân hủy. Trên bao bì
phải ghi đầy đủ số lượng, trọng lượng,
loại gỗ, đóng dấu, nhãn hiệu để thuận
tiện cho việc chuyên chở.
b. Nhãn mác:
Các kiện hàng cần có ký hiệu rõ ràng
về tên, địa chỉ của người xuất khẩu và
nhập khẩu, nước xuất xứ, cảng quá cảnh
và thông tin về nội dung hàng để người
nhập khẩu có thể biết chính xác những lơ

nào của sản phẩm đã đến.
Người nhập khẩu cũng thường được
yêu cầu ghi rõ mã hàng ở bao bì để họ có
thể phân phối mà khơng cần phải mở
thùng. Việc sử dụng mã vạch ngày càng

9


Chính sách thương mại quốc tế

Nhóm 2
chất lượng ISO 9000 gần như là yêu cầu
bắt buộc đối với các doanh nghiệp sản
xuất hàng xuất khẩu sang thị trường EU
thuộc các nước đang phát triển. Doanh
nghiệp cần phải có một cán bộ chuyên
trách về chất lượng, chịu trách nhiệm đối
với chính sách quản lý chất lượng, thủ
tục, thực hiện, giám sát và theo dõi hồ sơ
cần thiết. Hơn thế nữa, việc kiểm tốn
định kỳ nội bộ và kiểm tốn bên ngồi
cũng là yêu cầu bắt buộc và các việc này
đều tốn kém về tiền bạc và thời gian.

4. Thách thức cho Việt Nam trước
rào cản phi thuế quan khi xuất
khẩu sản phẩm gỗ sang EU
trong bối cảnh thực hiện
EVFTA

4.1. Thách thức về đáp ứng các tiêu
chuẩn kỹ thuật, an toàn và chất
lượng sản phẩm gỗ
4.1.1. Đáp ứng các tiêu chuẩn
chung về chất lượng áp dụng
cho đồ gỗ
Hiện tại, châu Âu vẫn chưa có một
bộ tiêu chuẩn chính thức cho đồ gỗ nội
thất. Hầu hết tiêu chuẩn quy định bởi Ủy
ban tiêu chuẩn hóa Châu Âu (CEN) đều
dựa vào các tiêu chuẩn quốc gia hiện tại
và dựa vào ISO 9000, ISO 9001 và ISO
9004. Tuy nhiên tiêu chuẩn chất lượng
quốc gia và cách kiểm tra được áp dụng
tùy theo mỗi nước. Sự khác biệt trong
tiêu chuẩn chất lượng giữa các quốc gia
thành viên EU gây khó khăn cho các
doanh nghiệp chế biến đồ nội thất do
khơng có một bộ quy định nhất quán làm
chuẩn để sản xuất, dẫn đến mỗi lô hàng
lại cần đảm bảo những tiêu chuẩn kỹ
thuật khác nhau.
Bộ tiêu chuẩn ISO quá phức tạp, tốn
nhiều nguồn lực để duy trì cũng là khó
khăn với những doanh nghiệp gỗ vừa và
nhỏ tại Việt Nam. Để được cấp chứng
chỉ ISO, doanh nghiệp cần phải có các
cam kết chắc chắn và đầy đủ trên cơ sở
các nguồn nhân lực và tài lực. Các nhà
nhập khẩu EU thường rất đề cao tiêu

chuẩn chất lượng này. Hệ thống quản lý

4.1.2. Đáp ứng quy định về an
tồn
Hiện nay, các chất độc hại có khả
năng gây ung thư cao đều bị giới hạn
hàm lượng sử dụng trong sản phảm gỗ xẻ
tại châu Âu theo quy định REACH về
hàm lượng chất độc hại trong các sản
phẩm chế biến từ gỗ.
Bảng 4.1: Hàm lượng những chất bị
hạn chế sử dụng trong sản phẩm gỗ

10

Chất

Hàm lượng giới hạn (mg/kg
gỗ)

Thạch Tín

25

Cadimi

50

Crom


25

Đồng

40

Chì

90

Thủy
Ngân

25


Chính sách thương mại quốc tế
Flo

100

Clo

1000

Creosote

0.5

Nhóm 2

lên sản phẩm, nhà sản xuất tuyên bố dựa
trên trách nhiệm của họ rằng sản phẩm
gỗ đó đáp ứng mọi yêu cầu về mặt pháp
lý để đạt được tiêu chuẩn CE.
Quy trình đánh giá để cấp chứng nhận
CE bao gồm: xem xét, xác định sự phù
hợp và đầy đủ đối với hồ sơ đăng ký của
doanh nghiệp; đánh giá ban đầu về các
điều kiện để chứng nhận tại cơ sở (nếu
doanh nghiệp có yêu cầu); đánh giá
chính thức (điều kiện sản xuất và thử
nghiệm mẫu); báo cáo đánh giá; cấp giấy
chứng nhận nếu sản phẩm đủ tiêu chuẩn
và giám sát sau chứng nhận.
Với hệ thống tiêu chuẩn và quy trình
phức tạp nói trên, đây sẽ là một trở ngại
lớn với các doanh nghiệp gỗ tại Việt
Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp ít vốn
với khả năng tài chính hạn hẹp, vốn
chiếm tỉ lệ lớn trong nền công nghiệp
chế biến gỗ ở nước ta.

Nguồn: Cộng đồng Kinh tế châu
Âu, “Technical Report Furniture”, 2017
Formaldehyde bị giới hạn ở mức từ
0.124 mg/m3 tại Đức và Hà Lan. Trong
khi đó ở Việt Nam, mặt hàng sản phẩm
gỗ được chế biến từ gỗ phế liệu như dăm
gỗ, gỗ dán và ván gỗ nhân tạo chiếm một
tỉ trọng không nhỏ.

Để sản xuất gỗ dán, ván dán và ván
ghép lại cần sử dụng 1 lượng lớn keo dán
chứa Urea -Formaldehyde hoặc PhenolFormaldehyde để tráng keo lên những
tấm ván dán nhân tạo. Vì vậy, với việc
tham gia EVFTA của Việt Nam, để sản
phẩm ván dán nhân tạo từ gỗ phế liệu có
thể xuất khẩu sang các nước EU thì các
doanh nghiệp chế biến gỗ cần chú ý đảm
bảo hàm lượng Formaldehyde sử dụng
trong công đoạn tráng keo để tuân thủ
chặt chẽ, tránh vi phạm quy định
REACH.

4.2. Thách thức trong đảm bảo quy
định về nguồn gốc xuất xứ của
nguyên liệu gỗ theo Quy chế gỗ
của EU (EUTR)
Quy chế EUTR có hiệu lực vào ngày
3/3/2013, nghiêm cấm việc xuất khẩu gỗ
và sản phẩm gỗ được khai thác trái phép
vào EU. EUTR yêu cầu các nhà nhập
khẩu đưa bất kỳ các sản phẩm nào có
trong danh mục các mặt hàng gỗ được
quy định bởi EU phải thực hiện nghĩa vụ
trách nhiệm giải trình nhằm giảm thiểu
rủi ro gỗ bất hợp pháp đi vào EU. Sự
xuất hiện của hiệp định EVFTA sẽ khiến
cho các nhà quản lý tăng cường thực

4.1.3. Đáp ứng tiêu chuẩn CE về

những yêu cầu tối thiểu của
sản phẩm gỗ dùng làm vật
liệu xây dựng
Đối với những sản phẩm gỗ trong
ngành xây dựng như panel và sàn gỗ,
theo chỉ thị 89/106/EEC, sản phẩm bắt
buộc phải có chứng nhận CE về vật liệu
xây dựng. Thông qua việc gắn dấu CE
11


Chính sách thương mại quốc tế

Nhóm 2

hiện quy định EUTR với các sản phẩm
gỗ từ Việt Nam xuất khẩu sang các nước
trong EU.
Biểu đồ 4.1: Lượng gỗ sử dụng bình
quân năm 2015 của một số doanh
nghiệp được khảo sát

Trên thực tế, doanh nghiệp Việt Nam
đã và đang gặp nhiều khó khăn với việc
đáp ứng nhu cầu về giải trình, minh bạch
thơng tin về nguồn gỗ ngun liệu và
khơng xuất trình được các bằng chứng
liên quan tới tính hợp pháp của gỗ.
Nguồn thống kê hải quan cho thấy năm
2015 có khoảng trên 500.000 sản phẩm

thuộc nhóm HS 44 được xuất khẩu vào
Úc không được khai báo tên gỗ. Nhiều
sản phẩm thuộc nhóm HS 94 được xuất
khẩu vào EU cũng có tình trạng tương
tự. Đối với những yêu cầu như bằng
chứng về giấy phép khai thác gỗ nguyên
liệu hoặc hợp đồng mua bán gỗ nguyên
liệu thì tỷ lệ các doanh nghiệp, bao gồm
cả những doanh nghiệp hiện đang xuất
khẩu đi EU có khả năng đáp ứng được
một phần hoặc không thể đáp ứng cịn
tương đối cao.

Nguồn: Tơ Xn Phúc, Nguyễn Thị Thu
Trang, Nguyễn Thị Thùy Dung (2016).
“Một số rủi ro của ngành chế biến gỗ
xuất khẩu trong bối cảnh hội nhập –
Thực trạng và giải pháp”
Dữ liệu trên đã chỉ ra hiện tại sản
phẩm gỗ Việt Nam vẫn chưa đảm bảo
yêu cầu về tính hợp pháp của nguồn gỗ
nguyên liệu. Gần đây, chính phủ cũng áp
dụng chính sách cấm hình thức tạm nhập
tái xuất đối với mặt hàng gỗ tròn và gỗ
xẻ. Điều này có nghĩa rằng gỗ trịn xuất
khẩu trực tiếp và gỗ tròn/gỗ xẻ tạm nhập
tái xuất từ Việt Nam là bất hợp pháp.
Tuy nhiên dữ liệu thống kê các sản phẩm
gỗ của Việt Nam xuất khẩu vào các thị
trường chính cho thấy một số doanh

nghiệp Việt Nam vẫn tiếp tục xuất khẩu
gỗ trịn có nguồn gốc từ nhập khẩu. Điều
này đã vi phạm pháp luật của Việt Nam
về gỗ xuất khẩu, và do đó khơng bảo
đảm nguồn gốc hợp pháp theo yêu cầu
của các thị trường xuất khẩu chính.

4.3. Những thách thức trong vấn đề
sử dụng lao động
4.3.1. Vấn đề sử dụng lao động là
trẻ em hoặc vị thành niên
Số liệu thống kê các doanh nghiệp
tham gia xuất khẩu cho thấy bình quân
mỗi doanh nghiệp sử dụng số lao động
nằm trong độ tuổi chính chiếm 99%
trong tổng số lao động. Lượng lao động
nằm ngồi độ tuổi chính chỉ chiếm 1%.
Pháp luật Việt Nam cho phép các doanh
nghiệp sử dụng lao động nằm ngồi độ
tuổi chính và có quy định cho những
công việc trong ngành chế biến gỗ bị

12


Chính sách thương mại quốc tế

Nhóm 2

cấm đối với lao động chưa thành niên.

Cụ thể là:
• Cưa xẻ gỗ thủ công 2 người kéo
bằng phương pháp thủ công (chỉ cấm
đối với nữ chưa thành niên
• Vận xuất gỗ lớn, xeo bắn, bốc xếp gỗ
có đường kính từ 35cm trở lên bằng
thủ cơng, bằng máng gỗ, bằng cầu
trượt gỗ.
• Xẻ gỗ bằng máy cưa đĩa và máy cưa
vịng
• Vận hành các máy bào trong nghề gỗ
Các doanh nghiệp chế biến gỗ không vi
phạm các quy định về sử dụng lao động
nếu doanh nghiệp tuân thủ toàn bộ các
quy định này. Tuy nhiên, EU cấm nhập
khẩu những hàng hóa mà q trình sản
xuất sử dụng bất kỳ một hình thức lao
động cưỡng bức nào, trong đó có bao
gồm lao động trẻ em. Và mặc dù tỷ lệ lao
động dưới 18 tuổi trong tổng lao động
mà doanh nghiệp sử dụng rất nhỏ nhưng
do khó có thể phân tách giữa các sản
phẩm có sự tham gia của các lao động
nhóm tuổi này với các sản phẩm khơng
có sự tham gia của họ nên nguy cơ rủi ro
có thể bao trùm cả lơ hàng xuất khẩu liên
quan.

nhiều doanh nghiệp sử dụng hợp đồng có
thời hạn với người lao động, thậm chí lao

động khơng có hợp đồng. Từ góc độ
pháp lý, các doanh nghiệp này đang vi
phạm pháp luật lao động về việc phải ký
kết hợp đồng bằng văn bản. Thống kê
cho thấy hợp đồng từ một năm xuống
chiếm khoảng 40% trong tổng số hợp
đồng doanh nghiệp ký kết với người lao
động. Bình quân trong mỗi doanh nghiệp
xuất khẩu vào thị trường EU có 5 lao
động khơng có hợp đồng (tương đương
1,1% trong tổng số lao động tại mỗi
doanh nghiệp). Điều này cho thấy các
khó khăn của các doanh nghiệp tham gia
thị trường xuất khẩu, đặc biệt tại các
quốc gia nơi có những địi hỏi khắt khe
về sử dụng lao động và an toàn lao
động.
Hợp đồng ngắn hạn có thể giúp doanh
nghiệp tiết kiệm được chi phí, tuy nhiên
loại hình hợp đồng này khơng khuyến
khích hình thành gắn kết chặt chẽ giữa
doanh nghiệp và người lao động. Bên
cạnh đó, sử dụng hợp đồng ngắn hạn khó
tạo được động lực để doanh nghiệp đầu
tư nâng cao chất lượng tay nghề cho
người lao động, làm hạn chế sự phát
triển bền vững của chất lượng sản phẩm
gỗ Việt trong tương lai.

4.3.2. Vấn đề liên quan đến hợp

đồng lao động
Thông thường, các doanh nghiệp gỗ
xuất khẩu nhận đơn hàng vào cuối năm.
Sáu tháng đầu năm sau là quá trình
chuẩn bị nguyên liệu và tổ chức sản xuất.
Sáu tháng cuối năm sẽ là thời điểm giao
hàng. Với tính chất thời vụ của ngành,

4.4. Thách thức về đáp ứng những
điều kiện và tiêu chuẩn về bảo
vệ môi trường
Chương 15 về Thương mại và Phát
triển Bền vững, Hiệp định EVFTA có
quy định rõ về các nghĩa vụ liên quan
13


Chính sách thương mại quốc tế

Nhóm 2

đến thương mại và lâm nghiệp bao gồm:
Đảm bảo việc khai thác và thương mại
bền vững rừng và các sản phẩm từ rừng,
trong đó bao gồm cả việc tuân thủ Hiệp
định đối tác thực thi Luật tuân thủ quản
trị và thương mại về lâm nghiệp
(FLEGT); chia sẻ thông tin về việc quản
lý việc khai thác và sử dụng bền vững
sản phẩm gỗ, bảo tồn và chống khai thác

lâm nghiệp bất hợp pháp. Các doanh
nghiệp cần quan tâm, đầu tư nhiều hơn
vào các hoạt động đảm bảo khai thác bền
vững và bảo vệ môi trường.
Bên cạnh đó, tiêu chuẩn ISO 14001
về hệ thống quản lý mơi trường cũng như
Chứng nhận bảo vệ rừng (FSC) đóng
một vai trị quan trọng, như một u cầu
khơng chính thức góp phần tăng khả
năng cạnh tranh trên thị trường của sản
phẩm gỗ xuất khẩu. Để có thể xuất khẩu
gỗ sang châu Âu, doanh nghiệp xuất
khẩu của Việt Nam phải đạt được chứng
chỉ về khai thác bền vững FSC với giá từ
3-5 USD cho 1 ha rừng trồng, tùy thuộc
vào loại rừng khác nhau. Sau khi đạt
chứng chỉ FSC, hằng năm chuyên gia sẽ
đến kiểm tra và cấp lại chứng chỉ 5 năm
một lần. Đáp ứng hết những tiêu chuẩn
khắt khe kể trên là một thách thức lớn
với doanh nghiệp Việt Nam trên con
đường xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị
trường châu Âu.

trường xuất khẩu là một trong những khó
khăn lớn của các doanh nghiệp khi tham
gia các thị trường xuất khẩu. Đặc biệt là
đối với thị trường EU, nơi có nhiều quốc
gia với nhiều quy định, tiêu chuẩn khác
nhau.

Bảng 4.2: Hiểu biết của một số doanh
nghiệp được khảo sát về các quy định
của thị trường xuất khẩu năm 2016
Quy định của thị
trường EU

Tỷ lệ hiểu biết của
các doanh nghiệp
(%)

EUTR

34.9

FLEGT VPA

33.3

Số doanh nghiệp
40.0
không biết quy định
nào
Theo dữ liệu từ Bảng 3.2, tỷ lệ các
doanh nghiệp không biết bất cứ về quy
định nào chiếm tỷ lệ cao, khoảng 40%
trong tổng số doanh nghiệp được khảo
sát. Với việc nhiều doanh nghiệp tham
gia xuất khẩu không nắm bắt được các
quy định tại các thị trường xuất khẩu,
đây là một khó khăn cho các doanh

nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu khi hiệp
định EVFTA được kí kết.
Không chỉ thiếu các thông tin về quy
định, các doanh nghiệp cũng gặp khó
khăn trong việc tìm hiểu các thơng tin về
thị hiếu sản phẩm của người tiêu dùng do
khoảng cách địa lý là quá lớn. Bên cạnh
đó, với việc có nhiều quốc gia trong khu
vực với nhiều đặc điểm văn hóa khác

4.5. Thách thức do thiếu các thơng
tin về thị trường xuất khẩu
Trong bối cảnh hội nhập hiện nay,
thiếu thông tin về các yêu cầu của thị
14


Chính sách thương mại quốc tế

Nhóm 2

nhau, việc xuất khẩu sang các nước châu
Âu gây nhiều trở ngại cho các doanh
nghiệp trong việc xác định một thị
trường chính một số lượng các loại sản
phẩm cố định.

vệ rừng, giám sát chuyển đổi rừng. Tịch
thu gỗ vi phạm và tổ chức đấu thầu
nghiêm túc, công khai minh bạch.

+ Đối với sản phẩm gỗ nhập khẩu: Hoàn
thiện khung pháp lý để đảm bảo gỗ nhập
về là gỗ có xuất xứ và được phép khai
thác từ nước xuất khẩu. Đưa ra danh mục
các loại nhập khẩu rủi ro, khuyến cáo
doanh nghiệp không sử dụng(thông qua
mạng lưới tham tán thu thập và cập nhật
thông tin về các loại gỗ có rủi ro cao về
nguồn gốc và tính hợp pháp của các
nước hiện đang, đã và sẽ xuất khẩu gỗ
cho DN Việt Nam)
Thứ hai, hoàn thiện thể chế và nâng
cao nhận thức cộng đồng về vấn đề lao
động, mơi trường và sở hữu trí tuệ.
Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện khung
pháp lý để đáp ứng những điều kiện về
lao động, môi trường và sở hữu trí tuệ
phù hợp với chuẩn mực quốc tế nói
chung cũng như EVFTA nói riêng. Đồng
thời, cần quy định các chế tài đủ mạnh
đối với các hành vi vi phạm.

Khắc phục các vấn đề liên quan đến
lao động:
+ Bên cạnh việc hối hợp các ban ngành,
hiệp hội tuyên truyền, nâng cao ý thức
tuân thủ luật pháp của doanh nghiệp,
chính phủ nên có biện pháp ưu đãi,
khuyến khích doanh nghiệp áp dụng loại
hình hợp đồng dài hạn. Chính phủ có

chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp
trong dạy nghề, nâng cao tay nghề cho
người lao động
+ Cơ quan quản lý duy trình hệ thống
kiểm tra giám sát các doanh nghiệp thuê

5. Một số giải pháp, kiến nghị
5.1. Về phía nhà nước:
Thứ nhất, phát triển cơng nghiệp phụ
trợ, hồn thiện khung pháp lý nhằm
đảm bảo thoả mãn yêu cầu về xuất xứ.
• Nhà nước cần quy hoạch phát triển
các ngành công nghiệp phụ trợ cho
sản phẩm gỗ:
+ Đối với các doanh nghiệp trong nước:
Hỗ trợ, ưu đãi đối với các doanh nghiệp
trồng gỗ công nghiệp, sản xuất keo, ốc
vít, bản lề, hóa chất xử lí gỗ,…cũng như
các doanh nghiệp đầu tư phát triển cụm
sản xuất, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và
vừa.
+ Đối với các doanh nghiệp có vốn đầu
tư trực tiếp nước ngồi (FDI); Xây dựng
cơ chế thuận lợi thu hút FDI từ các nhà
đầu tư EU tham gia vào quá trình sản
xuất cũng như vào các hoạt động hỗ trợ
xuất khẩu tại Việt Nam.
• Hồn thiện khung pháp lý để đảm bảo
tính hợp pháp của nguồn gỗ nguyên
liệu:

+ Đối với sản phẩm gỗ trong nước: Nhà
nước quy định cụ thể về tính chất pháp lý
và tính hợp pháp của gỗ, cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất đối với đất trồng
gỗ để đảm bảo xuất xứ rõ ràng. Tăng
cường kiểm tra giám sát trong việc bảo
15


Chính sách thương mại quốc tế

Nhóm 2

lao động khơng có hợp đồng, xử lý
nghiêm khắc theo đúng pháp luật. Đưa ra
bộ quy tắc ứng xử áp dụng bắt buộc cho
các doanh nghiệp về quy định sử dụng
lao động trong ngành gỗ.
• Khắc phục các vấn đề liên quan đến
mơi trường:
+ Phối hợp các ban ngành, hiệp hội
tuyên truyền, tăng cường giáo dục ý thức
của DN về tầm quan trọng của việc
chuyển sang sử dụng công nghệ sạch,
đầu tư công nghệ xử lý môi trường và ý
thức trong việc sử dụng đúng tiêu chuẩn
các dư lượng hố chất trong sản xuất
nơng nghiệp
+ Đưa ra chính sách ủng hộ, khuyến
khích các doanh nghiệp có những sáng

kiến, mơ hình hoạt động sản xuất những
sản phẩm “ xanh” , tức là nguồn nguyên
liệu đầu vào, sản phẩm đầu ra và phế
phẩm thải cũng như hóa chất trong q
trình sử dụng đều phù hợp với các tiêu
chuẩn môi trường trong EVFTA .
+ Xử lý nghiêm những doanh nghiệp
đang gây ô nhiễm môi trường cũng như
khai thác cạn kiệt nguồn cung, sử dụng
hóa chất xử lí gỗ độc hại,…
• Khắc phục các vấn đề liên quan đến sở
hữu trí tuệ:
+ Nhà nước có các biện pháp bảo hộ
quyền sở hữu trí tuệ đối với các sáng
kiến, dây chuyền cơng nghệ đã được
đằng kí của doanh nghiệp Việt Nam.
Đồng thời, khuyến khích các doanh
nghiệp Việt cơng khai minh bạch việc
mua lại dây chuyền, bằng sáng chế của

các đối tác trong nước cũng như nước
ngoài.
+ Xử lý nghiêm những hiện tượng sử
dụng khi chưa được phép, ăn cắp, sao
chép các công thức, dây chuyền sản xuất,
bằng sáng chế, ,… để nâng cao tính sáng
tạo trong cũng như minh bạch trong môi
trường kinh doanh, sản xuất.
Thứ ba, giúp doanh nghiệp nắm bắt
thông tin, phát triển năng lực công

nghệ và quản lý chất lượng nhằm đảm
bảo tiêu chuẩn kỹ thuật và an tồn
trong hiệp định và thị trường xuất khẩu
• Hỗ trợ doanh nghiệp nắm bắt quy định
của thị trường xuất khẩu:
Bộ Cơng thương hỗ trợ DN nhằm hình
thành đầu mối cập nhật thông tin về các
quy định của thị trường, chính phủ nên
hỗ trợ DN tiếp cận các cơ quan truyền
thông để phổ cập thông tin về các quy
định của thị trường đến doanh nghiệp
• Phát triển năng lực cơng nghệ:
+ Cần thực hiện tốt các chính sách
khuyến khích các nhà khoa học trong và
ngoài ngành chuyển giao kết quả nghiên
cứu vào thực tiễn sản xuất, góp phần
thúc đẩy sản xuất có năng suất, chất
lượng và hiệu quả.
+ Thu hút các thành phần kinh tế tham
gia nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ kỹ
thuật; Khai thác lợi thế trong các cam kết
đầu tư từ EVFTA nhằm tăng cường hợp
tác công nghệ để tiếp thu khoa học công
nghệ tiên tiến trong sản xuất.
+ Phát triển mạnh hình thức th mua
tài chính trong mua sắm máy móc, thiết
bị, cơng nghệ cho các DN xuất khẩu
16



Chính sách thương mại quốc tế

Nhóm 2

nhằm nâng cao khả năng phát triển và
sức cạnh tranh của các DN; Tăng cường
đầu tư công nghệ phục vụ công tác kiểm
tra, quản lý chất lượng an toàn vệ sinh
thực phẩm và các tiêu chuẩn kỹ thuật
khác.
• Khắc phục các vấn đề về quản lý chất
lượng:
Các bộ, ban ngành hướng dẫn, hỗ trợ
doanh nghiệp ứng dụng hệ thống quản lí
gỗ theo chuỗi( CoC) để kiểm soát
nguyên liệu, thành phẩm cũng như chất
lượng gỗ 1 cách dễ dàng và hiệu quả.

- Triển khai áp dụng các hệ thống quản
lý tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn chất
lượng, đăc biệt là ứng dụng công nghệ số
vào quy trình quản lý chất lượng nhằm
đáp ứng các yêu cầu bảo vệ sức khỏe,
môi trường và tăng hiệu quả hoạt động,
tiết kiệm được chi phí đầu vào.
Thứ ba, tăng cường hoạt động liên
quan đến hoạt động thương mại.
- Nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương
mại, xây dựng định hướng dài hạn cho
việc nâng cao chất lượng và sức cạnh

tranh của hàng xuất khẩu là điều doanh
nghiệp cần quan tâm. Đặc biệt, cần vượt
qua các điều kiện chặt chẽ về chứng
minh xuất xứ nguyên liệu, phụ liệu được
sản xuất tại Việt Nam hoặc nhập khẩu từ
nước ngồi.
- Có thể xem xét việc nhập khẩu gỗ
nguyên liệu từ các nước thành viên EU
để tăng cường hoạt động thương mại
song phương cũng như hạn chế được các
rủi ro về tiêu chuẩn khắt khe của hiệp
định.
Thứ tư, cập nhật thông tin thường
xuyên
Bên cạnh các biện pháp trên, doanh
nghiệp cần đổi mới phương thức hoạt
động, thường xun theo dõi, phân tích
diễn biến tình hình thị trường, dự báo
những thách thức và rào cản thương mại
có thể phát sinh để có kế hoạch và biện
pháp ứng phó kịp thời, tránh thiệt hai cho
doanh nghiệp trong thời gian hiệp đinh
được thực hiện.
Thứ năm, liên kết với các doanh nghiệp
cùng ngành và ngành phụ trợ.

5.2. Về phía doanh nghiệp:
Thứ nhất, tuân thủ quy định pháp luật.
- Doanh nghiệp phải nghiêm chỉnh chấp
hành các quy định pháp luật của Nhà

nước, nên tuân thủ các khuyến nghị từ cơ
quan ban ngành có liên quan nhằm đảm
bảo tính hợp pháp của sản phẩm và tính
hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh
doanh gỗ.
- Đồng thời tận dụng các chính sách ưu
đãi, hỗ trợ của Nhà nước đang đã và sẽ
dành cho doanh nghiệp xuất khẩu gỗ
sang EU.
Thứ hai, nâng cao chất lượng hàng
hóa.
- Các doanh nghiệp chiến lược dài hạn
trong việc đảm bảo chất lương hàng hóa,
xây dựng và phát triển thương hiệu, chủ
động đầu tư, đổi mới công nghệ mới có
thể tạo nên sức cạnh tranh cho hàng
Việt., nâng cao sức cạnh tranh của DN
và hàng hóa khi xuất khẩu sang thị
trường EU.
17


Chính sách thương mại quốc tế

Nhóm 2

- Các doanh nghiệp nên tham gia các
Hiệp hội gỗ, các tổ chức hỗ trợ doanh
nghiệp xuất khẩu, tăng cường liên kết
chặt chẽ với doanh nghiệp cùng ngành để

có thể chia sẻ kinh nghiệm, được giúp đỡ
trong lúc khó khắn, đặc biệt là các doanh
nghiệp vừa và nhỏ. Nhằm tăng sức cạnh
tranh của ngành gỗ trong nước với các
đối thủ lớn từ phía EU.
- Liên hệ chặt chẽ với các doanh nghiệp
phụ trợ để đảm bảo nguồn cung, khơng
bị động ngay cả khi có các thay đổi từ thị
trường xuất khẩu/ nhập khẩu cũng như
các tác động từ thị trường thế giới.
Kết luận
Như vậy, bài nghiên cứu trên cho thấy
được hàng rào phi thuế quan rất chặt chẽ
đối với các sản phẩm gỗ Việt Nam xuất
khẩu sang EU trong bối cảnh thực hiện
Hiệp định EVFTA. Những rào cản này
mang lại rất nhiều khó khăn và bất lợi
cho các doanh nghiệp Việt Nam để tiếp
cận vào thị trường lớn như EU cũng như
là cạnh tranh với các nước khác. Các
doanh nghiệp sản xuất Việt Nam cần
phải nỗ lực và có những biện pháp để có
thể đáp ứng được các tiêu chuẩn, vượt
qua hàng rào phi thuế quan. Khơng
những để có thể giành được thị phần tại
thị trường Châu Âu mà cịn xuất khẩu
hàng hóa trên toàn thế giới.

18



Chính sách thương mại quốc tế

Nhóm 2

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tô Xuân Phúc, Cao Thị Cẩm, Trần Lê Huy (02/2020), Việt Nam xuất nhập khẩu gỗ và
sản phẩm gỗ - Thực trạng 2019 và xu hướng 2020, trình bày tại hội thảo Ngành gỗ Việt
Nam trong bối cảnh biến động thị trường: Thực trạng 2019 và dự báo 2020.
2. Tô Xuân Phúc, Nguyễn Thị Thu Trang, Nguyễn Thị Thùy Dung (2016). “Một số rủi ro
của ngành chế biến gỗ xuất khẩu trong bối cảnh hội nhập – Thực trạng và giải pháp”
3. TS. Đặng Thị Huyền Anh (2017) “Hiệp định EVFTA và một số vấn đề đặt ra đối với
xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU”– Bài đăng trên Tạp chí Tài chích
< >
4. Trung tâm WTO VCCI - (FTA) Tóm lược chung về Hiệp định Thương mại Tự do Việt
Nam - EU (EVFTA) < />5. Xuất khẩu gỗ vào EU - các quy định và những điều cần quan tâm.
< >
6. ThS. Vũ Hồng Loan “Giải pháp nâng cao khả năng vượt qua các rào cản phi thuế
quan” - Bài đăng trên Tạp chí Tài chính số 6 – 2014.
< >
7. ThS. Phạm Thị Dự ( 2019) “Cơ hội và thách thức với lĩnh vực thương mại hàng hóa
của Việt Nam khi EVFTA có hiệu lực” – Trung tâm WTO
.< />huc%20voi%20linh%20vuc%20thuong%20mai%20hang%20hoa%20cua%20Viet%20Na
m%20khi%20EVFTA%20co%20hieu%20luc.pdf >

19




×