Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Tiếp tục đẩy nhanh quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam trong tiến trình hội nhập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (977.76 KB, 15 trang )

TIẾP TỤC ĐẨY NHANH QUÁ TRÌNH TÁI CẤU TRÚC HỆ THỐNG
NGÂN HÀNG VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP
GS.TS. Phạm Quang Trung1
TS. Nguyễn Thị Diệu Chi2

Tóm tắt
Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam đã trải qua một chặng đường dài và
đầy khó khăn. Sau 4 năm, cơng cuộc tái cấu trúc đã đem lại cho hệ thống ngân hàng
Việt Nam một diện mạo mới, ổn định và bền vững hơn. Đến nay, về cơ bản, Đề án tái
cấu trúc và xử lý nợ xấu theo Quyết định 254 của Thủ tướng Chính phủ giai đoạn 2011
- 2015 đã được triển khai theo đúng mục tiêu, định hướng và lộ trình, đồng thời đã
đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt
được, thách thức phía trước cịn rất nhiều. Bài viết đề cập tới thực trạng hệ thống
ngân hàng Việt Nam, nêu bật những thành tựu đạt được từ công cuộc tái cấu trúc, chỉ
ra những khó khăn cịn phải giải quyết. Trên cơ sở đó, bài viết đưa ra một số đề xuất,
khuyến nghị nhằm đẩy nhanh tiến trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam,
đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới.
Từ khóa: Hệ thống ngân hàng, hội nhập, tái cấu trúc
1. Đề dẫn
Tại bất kỳ quốc gia nào, hệ thống ngân hàng luôn được coi là đầu tàu kinh tế,
đóng vai trị quan trọng trong q trình phát triển nền kinh tế vĩ mô. Sau gần 30 năm
đổi mới đất nước, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được các chỉ số kinh tế khả quan,
trong đó phải kể tới vai trò nền tảng của hệ thống ngân hàng. Cùng với những thành
tựu kinh tế vĩ mô, hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng ngày càng hội nhập sâu rộng
hơn vào nền kinh tế thế giới với việc đẩy nhanh ứng dụng khoa học công nghệ, nâng
cao chất lượng hoạt động, đặc biệt phát triển nhanh cả về quy mô và chất lượng dịch
vụ cung ứng. Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển nhanh đó, hệ thống ngân hàng Việt
Nam bộc lộ nhiều vấn đề như chất lượng tài sản kém, khó khăn về thanh khoản, chất
lượng lợi nhuận thấp, yếu kém về quản trị và quản lý rủi ro. Những vấn đề này nếu
không được can thiệp và xử lý kịp thời sẽ có những ảnh hưởng không nhỏ tới nền
1, 2



Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Email của tác giả chính:

238


kinh tế vĩ mơ nói chung và mức độ ổn định của hệ thống tài chính quốc gia nói riêng.
Do vậy, công cuộc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam đã được Ngân hàng Nhà
nước (NHNN) quản lý và chủ trì trực tiếp, điều này được xác định ngay từ trong đề án
được ban hành kèm Quyết định số 254/QÐ-TTG, ngày 1/3/2012 của Thủ tướng Chính
phủ (gọi tắt là Đề án 254). Đề án này đã đưa ra các mục tiêu chung đến năm 2020 và
đưa ra các mục tiêu cụ thể đến năm 2015, xác định rõ các quan điểm, định hướng,
giải pháp và lộ trình thực hiện tái cơ cấu các Tổ chức tín dụng (TCCD) Việt Nam trong
giai đoạn 2011 - 2015. Đến nay, về cơ bản Đề án 254 đã đạt được một số kết quả nhất
định trong quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng. Bài viết tập trung nêu thực
trạng hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay, những thành tựu đạt được từ công
cuộc tái cấu trúc hệ thống giai đoạn 2011 - 2015, chỉ ra những thách thức của hệ
thống ngân hàng để ngày càng phù hợp hơn với thơng lệ và chuẩn mực quốc tế. Từ
đó, bài viết đề xuất một số giải pháp đẩy nhanh tiến trình tái cấu trúc hệ thống,
hướng tới một hệ thống ngân hàng là đầu tàu vững mạnh cho nền kinh tế vào năm
2020.
2. Khái quát về tái cấu trúc hệ thống ngân hàng
Trong các hoạt động tái cấu trúc của nền kinh tế, tái cấu trúc hệ thống ngân hàng
và các tổ chức tài chính là một trong những nội dung quan trọng, góp phần đảm bảo
thực hiện thành cơng cơng cuộc tái cấu trúc tổng thể đó. Có rất nhiều quan điểm khác
nhau về tái cấu trúc hệ thống ngân hàng. Theo Ngân hàng Thế giới (1998) “Tái cấu
trúc ngân hàng bao gồm một loạt các biện pháp, được phối hợp chặt chẽ nhằm duy trì
hệ thống thanh tốn quốc gia và khả năng tiếp cận các dịch vụ tín dụng, đồng thời góp
phần xử lý các vấn đề cịn tồn tại trong hệ thống tài chính, là nguyên nhân gây ra các
cuộc khủng hoảng”. Bên cạnh đó, Claudia Dziobek và Ceyla Pazabasioglu (1998) cho

rằng “Tái cấu trúc ngân hàng là biện pháp hướng tới mục tiêu nâng cao hiệu suất hoạt
động của ngân hàng, bao gồm phục hồi khả năng thanh toán và khả năng sinh lời, cải
thiện năng lực hoạt động của toàn hệ thống ngân hàng để làm trịn trách nhiệm của
một trung gian tài chính, đồng thời góp phần khơi phục lịng tin của cơng chúng”. Với
quan điểm này, thì hoạt động tái cấu trúc ngân hàng sẽ gồm cả hoạt động tái cấu trúc
tài chính, tái cấu trúc hoạt động và thực hiện đảm bảo an tồn hệ thống. Trong đó, hoạt
động tái cấu trúc tài chính hướng tới phục hồi khả năng thanh tốn của hệ thống ngân
hàng thông qua các biện pháp như tăng vốn, giảm nợ, hoặc nâng cao giá trị tài sản của
các tổ chức tài chính trên thị trường. Tái cấu trúc hoạt động hướng tới mục tiêu tăng
trưởng lợi nhuận của tổ chức tài chính thơng qua các chiến lược hoạt động, nâng cao

239


hiệu quả và năng lực quản trị, đồng thời đảm bảo an tồn cho cơng tác hoạch tốn kế
tốn, và cải thiện năng lực thẩm định tín dụng. Bên cạnh đó, đảm bảo an tồn hệ thống
lại hướng tới vấn đề giám sát và đưa ra các quy tắc thực hiện nhằm cải thiện năng lực
hoạt động của hệ thống ngân hàng dưới vai trị là trung gian tài chính.
Như vậy, có thể thấy hoạt động tái cấu trúc hệ thống ngân hàng có thể được hiểu
theo nghĩa rộng sẽ bao gồm tất cả các biện pháp tái cấu trúc liên quan đến từng ngân
hàng và liên quan đến toàn bộ hệ thống ngân hàng. Đây không phải là một hoạt động
định kỳ, thường xuyên, mà nó chỉ được tiến hành khi nền kinh tế quốc gia cũng như
hoạt động của hệ thống ngân hàng đang có vấn đề cần thay đổi. Từ những quan điểm
trên, có thể rút ra Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thực chất là các biện pháp được sử
dụng để xử lý những khiếm khuyết vốn có của hệ thống ngân hàng, những khiếm
khuyết này có thể là nguyên nhân gây nên sự đổ vỡ của tồn hệ thống, nhằm hướng tới
duy trì mức độ ổn định, hiệu quả của các trung gian tài chính, trong đó nhấn mạnh tới
cơng tác đảm bảo chức năng thanh tốn, tín dụng, và góp phần nâng cao hiệu quả
hoạt động.
3. Bức tranh hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn tái cấu trúc

Từ năm 1986, khi Việt Nam bắt đầu thực hiện công cuộc đổi mới hệ thống ngân
hàng từ hệ thống ngân hàng một cấp sang hệ thống ngân hàng hai cấp, đến nay hệ
thống ngân hàng đã có những bước tiến phát triển vượt trội cả về số lượng và chất
lượng. Quy mô tổng vốn tài sản của các ngân hàng đã tăng lên gấp nhiều lần, bên cạnh
đó, trình độ quản trị và cơng tác điều hành hệ thống cũng được nâng lên, gần hơn với
các thông lệ và quy chuẩn quốc tế. Tuy nhiên, để đạt được những thành tựu đó, hệ
thống ngân hàng Việt Nam cũng phải trải qua những giai đoạn tái cấu trúc.
Trong thời gian qua, đặc biệt là giai đoạn 2011 đến 2015, hệ thống ngân hàng đã
khẳng định vị thế là đầu tàu của nền kinh tế khi luôn đảm bảo sẵn sàng đáp ứng các
nhu vốn, tài chính. Lượng tiền cung ứng từ các ngân hàng thương mại (NHTM) với
sự hỗ trợ từ NHNN luôn đảm bảo tích cực ổn định tỷ giá, thị trường ngoại hối, kiểm
sốt lạm phát, hài hịa các mục tiêu giảm lãi suất, tăng trưởng tín dụng hợp lý, hỗ trợ
các TCTD đầu tư trái phiếu chính phủ và xử lý nợ xấu. Thực hiện chỉ đạo của Chính
phủ trong tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, đến năm 2016 về cơ bản Việt Nam sẽ khơng
cịn ngân hàng yếu kém, đưa nợ xấu ngưỡng dưới 3%. Thực hiện chủ trương này, hơn
4 năm qua, hệ thống ngân hàng Việt Nam dưới sự chỉ đạo trực tiếp của NHNN đã triển
khai mạnh mẽ và quyết liệt Đề án 254 “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai
đoạn 2011 - 2015” và đạt được một số thành tựu khả quan.

240


Về cấu trúc của hệ thống
Tính tới 31/3/2016, hệ thống ngân hàng Việt Nam có 34 NHTM, 5 ngân hàng
liên doanh và 5 ngân hàng có 100% vốn nước ngồi. Số lượng các NHTM đã giảm từ
con số 42 (2011) xuống cịn 34 (2015). Bên cạnh đó cơ cấu sở hữu, và loại hình hoạt
động cũng được thay đổi để phù hợp hơn với cơ chế thị trường và tiến trình hội nhập
quốc tế. Hiện nay mặc dù ít các ngân hàng hơn nhưng số các ngân hàng do Ngân hàng
Nhà nước sở hữu 100% vốn lại tăng từ 1 ngân hàng (Agribank) lên 4 ngân hàng sau
khi NHNN đứng ra mua lại GPBank, VNCB và OceanBank với giá 0 đồng như một hình

thức xử lý bắt buộc. Ngồi các ngân hàng yếu kém này, hầu hết các ngân hàng khác
đều đã và đang trải qua những cuộc mua bán sáp nhập (M&A) tự nguyện. Ngoài ra, 8
thương hiệu ngân hàng khơng cịn tồn tại gồm: Tín Nghĩa, Đệ Nhất, Habubank,
Western Bank, Đại Á, Đại Tín, Phương Nam, MHB, MDBank, PGBank... Hiện nay một
số NHTM đã có những bước phát triển đáng ghi nhận, đặc biệt trong kế hoạch cổ
phần hóa, đi đầu là Vietcombank, Vietinbank, kế đó là 15 NHTMCP đã có nhà đầu tư
chiến lược với các tỷ lệ nắm giữ cổ phần khác nhau. Sự thay đổi cơ cấu sở hữu ngân
hàng đã góp phần khơng nhỏ tạo điều kiện để các ngân hàng tăng vốn tài chính, nâng
cao khả năng quản trị rủi ro, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ và nâng cao chất lượng
dịch vụ cung ứng.
Về quy mô vốn
Quy mô vốn và năng lực tài chính của tồn hệ thống nhìn chung đã được củng
cố và tăng cường đáng kể trong thời gian qua.
Biểu đồ 1. Quy mô vốn điều lệ các ngân hàng thương mại Việt Nam năm 2015

241


Nguồn: Báo cáo tài chính của các tổ chức tín dụng 2015
Sau khi mua lại bắt buộc và chuyển đổi mơ hình, vốn điều lệ của Ngân hàng Xây
dựng (CBBank) là 3.000 tỷ đồng - mức tối thiểu theo quy định hiện hành. Vốn điều lệ
của Ngân hàng Dầu khí (GP.Bank) là 3.018 tỷ đồng, Ngân hàng Đại Dương (Oceanbank)
là 4.000 tỷ đồng. Tới thời điểm này, Vietinbank vẫn là ngân hàng dẫn đầu hệ thống về
vốn điều lệ với 37.234 tỷ đồng, kế đó BIDV với 31.481 tỷ đồng, sau khi nhận sáp nhập
với MHB. Nếu xét về số vốn điều lệ, có thể chia hệ thống ngân hàng thành làm 3 nhóm:
nhóm 1 với 9 ngân hàng có vốn lớn hơn 10.000 tỷ đồng, nhóm 2 gồm 10 ngân hàng có
vốn từ 5.000 - 10.000 tỷ đồng và nhóm 3 là cịn lại với 15 ngân hàng có vốn điều lệ dưới
5.000 tỷ đồng. Hiện trong hệ thống có 9 ngân hàng có vốn trịn hoặc nhỉnh hơn 3.000 tỷ
đồng bao gồm: BaoVietBank, KienLongBank, NamABank, PGBank, VietcapitalBank,
CBBank, NCB, GPBank. Bên cạnh đó năm 2015, hàng loạt ngân hàng tăng vốn thành

công như VPBank tăng từ 6.348 (2014) lên 8.056 tỷ đồng (2015). BacABank cũng đã
tăng vốn thành công lên 4.400 tỷ đồng. Một số ngân hàng khác cũng đang triển khai
tăng vốn như MBBank lên 16.000 tỷ đồng, VietABank lên 4.200 tỷ đồng, và NamABank
lên 4.000 tỷ đồng.
Về mức tăng trưởng tín dụng
Nhìn chung mức tăng trưởng tín dụng năm sau đạt cao hơn năm trước. Tăng
trưởng tín dụng cả năm 2015 đạt 18% , cao hơn mức tăng cùng kỳ các năm 2011 2014. Bên canh đó, dịng vốn tín dụng tiếp tục được phân bổ hợp lý, hướng tới các
lĩnh vực sản xuất kinh doanh nhất là các lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ. Trong đó, tín
dụng dành cho lĩnh vực cơng nghệ cao tăng 44,78%, nơng nghiệp nơng thơn tăng
10,8%. Ngồi ra, các chương trình, chính sách tín dụng ngành, dành cho người nghèo
và các đối tượng chính sách vẫn tiếp tục được hệ thống ngân hàng đẩy mạnh triển
khai.
Biểu đồ 2. Tăng trưởng tín dụng giai đoạn 2011 đến 2015

242


25.00%
20.00%

15.00%
10.00%
5.00%
0.00%
2011

2012

2013


2014

2015

E2016

Nguồn: Báo cáo ngành ngân hàng của Công ty chứng khốn Bảo Việt

Bên cạnh đó, với sự phục hồi dần của hệ thống ngân hàng, và tốc độ tăng trưởng
tín dụng tăng dần lên, các TCTD Việt Nam trong năm 2016 tiếp tục kỳ vọng về tốc độ
tăng trưởng tín dụng cao hơn năm 2015, đạt bình quân 21,4%. Kỳ vọng này cho thấy,
các TCTD đang rất lạc quan về sự phục hồi của nền kinh tế và khả năng hấp thụ vốn
vay cũng như triển vọng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong năm 2016.
Về tình trạng nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu/dư nợ tín dụng của phần đông các TCTD đều được nhận định giảm
rõ rệt trong năm 2015 và kỳ vọng tiếp tục giảm trong năm 2016. Tính đến cuối năm
2015, trên 90% TCTD đã hồn thành mục tiêu đưa nợ xấu về mức dưới 3%, chỉ có một
vài TCTD thuộc nhóm các cơng ty tài chính và cho thuê tài chính nhận định tỷ lệ nợ
xấu của đơn vị mình cịn ở mức trên 3%.
Biểu đồ 3. Nợ xấu toàn hệ thống 2011 đến 2015
140,000
4.08%

120,000

3.61%
100,000

3.25%


3.10%

80,000

2.50%

60,000
40,000
20,000
0
2011

Quy mô nợ xấu

2012

2013

2014

2015 Tỷ lệ nợ xấu (%)

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước
Đến 31/12/2015, VAMC đã mua được 107 nghìn tỷ đồng, giá trị trái phiếu
99.180 nghìn tỷ đồng. Lũy kế từ năm 2013 đến hết năm 2015, tổng nợ xấu VAMC đã

243


mua là 245 nghìn tỷ đồng, dư nợ gốc với số trái phiếu phát hành là 207 nghìn tỷ đồng

góp phần đưa tỷ lệ nợ xấu cuối năm 2015 chỉ cịn hơn 2,5%. Bên cạnh đó, đến cuối
năm 2015, VAMC đã phát mại tài sản đảm bảo, thu hồi nợ đạt 17.780 nghìn tỷ đồng.
Kết quả từ tháng 10/2013 đến hết năm 2015, tổng số nợ thu hồi, xử lý đạt 22.780
nghìn tỷ đồng, đã xử lý được hơn 9% tính trên nợ gốc, cịn tính trên trái phiếu đặc
biệt đạt trên 10%.
Về năng lực quản trị
Nhìn chung trong giai đoạn tái cấu trúc vừa qua, năng lực quản trị điều hành
của NHTM Việt Nam đã được nâng lên rõ rệt. Nhiều TCTD đã áp dụng mơ hình quản
trị hiện đại (quản lý rủi ro, quản lý tín dụng, quản lý tài sản nợ), tiến gần hơn đến mơ
hình quản lý của các ngân hàng trên thế giới. Cơ cấu tổ chức của bộ máy hội đồng
quản trị, bộ máy điều hành, các phòng ban tại các ngân hàng cũng có xu hướng được
cơ cấu, sắp xếp lại nhằm phân định trách nhiệm rõ ràng và chuyên nghiệp hơn. Do
vậy, công tác quản trị, điều hành tổ chức đã bước đầu ảnh hưởng nhất định tới kết
quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng trong thời gian qua.
Như vậy, giai đoạn 1 (2011 - 2015), NHNN đã chọn hướng đi đúng trong việc xử
lý các vấn đề tồn tại trong hệ thống ngân hàng. Giai đoạn 2 (2016 - 2020), tiếp tục xử
lý những vấn đề còn tồn đọng, củng cố sự ổn định, đồng thời tạo nền tảng để hệ
thống bước vào giai đoạn phát triển mới, giai đoạn hậu tái cấu trúc.
3. Thành tựu của quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam
Với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, và trực tiếp là NHNN, công cuộc tái cấu
trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam đã đạt được một số thành tựu khả quan.
Một là, mặt bằng lãi suất thị trường đã được kiểm sốt, có xu hướng giảm bền vững.
Nhìn chung, lãi suất thị trường đã giảm đáng kể, trong đó, lãi suất huy động
giảm mạnh dao động trong khoảng 5 – 7,5%/năm, lãi suất cho vay giảm từ 25% xuống
còn trên 10%/năm. Nhìn lại cả quá trình trong bốn năm qua, trong năm 2011, tình hình
lãi suất của hệ thống ngân hàng có lúc tăng lên nhanh chóng, ảnh hưởng khơng nhỏ tới
vấn đề thanh khoản của các NHTM, cũng như tác động tiêu cực tới các hoạt động của
nền kinh tế. Do đó, với những giải pháp tái cấu trúc hệ thống quyết liệt của Chính phủ
và các cơ quan chức năng, từ tháng 2/2012, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng và
lãi suất huy động đã giảm rõ rệt và cơ bản ổn định vào tháng 6/2013. Đối với kỳ hạn

12 tháng của VND, lãi suất bình quân liên ngân hàng năm 2015 phổ biến ở mức 5,4 -

244


6,5%/năm, năm 2014 phổ biến ở mức 6,0 - 7,3%/năm, năm 2013 ở mức 9,5 11,5%/năm. Đây là những mức thấp so với những năm trước đó (năm 2011 dao động
mạnh ở mức 13 - 15% và năm 2012 ở mức 8 - 13%).
Hai là, tỷ giá hối đoái được duy trì ổn định, giảm đáng kể mức chênh lệch giữa
tỷ giá thị trường chính thức và tỷ giá thị trường chợ đen.
Chính sách điều hành tỷ giá thời gian qua được xem là điểm sáng trong việc giữ
vững ổn định thị trường ngoại hối của NHNN. Sự chênh lệch tỷ giá giữa thị trường chợ
đen và thị trường chính thức dần được thu hẹp. Nhu cầu ngoại tệ hợp lý, hợp pháp
của doanh nghiệp và cá nhân được đáp ứng do các nguồn ngoại tệ được tập trung
vào các TCTD. Với chính sách chống đơ la hóa của NHNN trong việc giảm lãi suất tiền
gửi Đô la Mỹ về mức 0% đối với các tổ chức và cá nhân, đã góp phần thay đổi thói
quen và tâm lý nắm giữ đồng Đô la Mỹ của người dân Việt Nam. Qua đó, vị thế của VND
được đảm bảo, niềm tin của giới đầu tư nước ngoài cũng như trong nước tăng lên đáng
kể.
Bên cạnh đó, ngay từ đầu mỗi năm, NHNN cũng chủ động công bố về mục tiêu
điều hành tỷ giá trong năm để định hướng thị trường, thực hiện đồng bộ các biện
pháp nhằm ổn định tỷ giá và thị trường ngoại tệ, hạn chế tình trạng đầu cơ, găm giữ
ngoại tệ trên thị trường. Từ quý IV/2011, để kiểm sốt kỳ vọng, góp phần ổn định tỷ
giá, NHNN thường xuyên chủ động đưa ra các cam kết về việc duy trì ổn định tỷ giá
trong từng thời kỳ với mức biến động 1% giai đoạn cuối năm 2011 và 1 - 2%/năm cho
các năm từ 2012 - 2015. Tuy có giai đoạn thị trường đã diễn ra những biến động,
nhưng những biến động đó đã được NHNN dự báo và vẫn nằm trong kế hoạch và chủ
động đề ra ngay từ đầu năm 2013, đó là ổn định tỷ giá trong biên độ tăng không quá
2 - 3%.
Vào tháng 8/2015, NHNN cũng đã chủ động thay đổi cách thức điều hành tỷ giá
với cơ chế điều hành tỷ giá trung tâm. Theo đó, tỷ giá trung tâm được NHNN cơng bố

hằng ngày, có điều chỉnh tăng, giảm và giá niêm yết của các TCTD vẫn theo biên độ
dao động +/-3%. Tỷ giá trung tâm do NHNN công bố hằng ngày được điều chỉnh tăng
giảm dựa trên 3 cơ số tham chiếu, đó là: diễn biến tỷ giá bình quân trên thị trường
ngoại tệ liên ngân hàng; diễn biến đồng tiền của các nước có quan hệ thương mại và
đầu tư lớn đối với Việt Nam; các cân đối vĩ mơ, tiền tệ và mục tiêu chính sách tiền tệ.
Với những thay đổi cách thức điều hành tỷ giá này đã thể hiện bước đi rất chủ động,

245


nắm bắt thực tiễn thị trường để thực hiện chủ trương xuyên suốt của NHNN là ổn định
thị trường ngoại tệ, nâng cao vị thế của VND, giảm tình trạng đơ la hóa theo hướng
chuyển dần quan hệ huy động - cho vay bằng ngoại tệ sang quan hệ mua - bán ngoại tệ.
Ba là, vấn đề sở hữu chéo, lũng đoạn thị trường tài chính về cơ bản đã được
xử lý
Trong giai đoạn 2011 - 2015, Chính phủ, NHNN và các các cơ chức năng đã đưa
ra nhiều biện pháp và thực hiện một cách quyết liệt nhằm kiểm soát chặt chẽ quan hệ
sở hữu trong hệ thống. Các biện pháp này tập trung vào việc kiểm soát hoạt động cho
vay như cho vay giữa những cá nhân, tổ chức liên quan, cho vay với mục đích đầu cơ...
Bên cạnh đó, với quyết sách gắn trách nhiệm của nhà quản trị ngân hàng, cổ đông với
kết quả hoạt động kinh doanh của các tổ chức tài chính đã giúp minh bạch hơn hoạt
động tài chính của các tổ chức tài chính ngân hàng Việt Nam. Ngồi ra, nhiều vụ án
hình sự lớn liên quan tới lĩnh vực tài chính ngân hàng đang được điều tra và xử lý đã
cho thấy việc Chính phủ và NHNN quyết liệt trong việc loại bỏ sở hữu chéo và lợi
dụng ngân hàng để cho vay sân sau ra khỏi hệ thống tài chính.
Bốn là, công tác quản trị rủi ro hệ thống đã hướng tới thực hiện theo chuẩn quốc tế.
NHNN đã bước đầu xây dựng và triển khai lộ trình áp dụng Basel II, đồng thời
với việc chuyển sang thực hiện thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro. Theo lộ trình, từ
tháng 2/2016, 10 ngân hàng gồm BIDV, VietinBank, Vietcombank, Techcombank, ACB,
VPBank, MB, Maritime Bank, Sacombank và VIB đã chính thức bước vào thực hiện thí

điểm phương pháp quản trị vốn và rủi ro theo Basel II. Mặc dù việc triển khai Basel II,
cũng như các chuẩn mực tài chính ngân hàng gặp những thách thức không nhỏ, song
đây là xu thế tất yếu và buộc các NHTM Việt Nam phải thực hiện trong quá trình hội
nhập. Hơn nữa, với Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), thậm chí các
NHTM Việt Nam cịn phải hướng tới các chuẩn mực của Basel III. Trước mắt, theo lộ
trình đến năm 2018, cả 10 ngân hàng trên sẽ cơ bản hoàn thành việc áp dụng Basel II,
sau đó sẽ mở rộng với các NHTM khác.
Năm là, nhiều ngân hàng yếu kém đã xử lý, góp phần lành mạnh hóa hệ thống,
phục hồi niềm tin của người dân và doanh nghiệp vào hệ thống tài chính.
Ngay từ cuối năm 2011, các ngân hàng yếu kém có nguy cơ khủng hoảng thanh
khoản và đổ vỡ đã được NHNN giám sát chặt chẽ và cũng như có những giải pháp xử
lý phù hợp. Một trong những biện pháp đó là sử dụng cơng cụ mua bán và sáp nhập

246


(M&A).
Bảng 1. Thương vụ M&A trong hệ thống ngân hàng 2011 đến 2015
Năm
Trước M&A

Thực
hiện
2011

2012

2013

2013


2015

2015

2015

2015

NHTMCP Đệ Nhất, NHTMCP Sài Gòn,
NHTMCP Việt Nam Tín Nghĩa
NHTMCP Nhà Hà Nội, NHTMCP Sài Gịn Hà Nội

Sau M&A

NHTMCP Sài Gòn

Hợp nhất

NHTMCP Sài Gòn - Hà Nội

Sáp nhập

NHTMCP Đại Á, NHTMCP Phát triển TP.

NHTMCP

HCM

Phát triển TP. HCM


NHTMCP Phương Tây, Tổng Cơng ty Tài
chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam

NHTMCP Đầu tư và Phát triển

NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Việt Nam

NHTMCP Công thương Việt Nam, NHTMCP NHTMCP Cơng thương

NHTMCP Phương Nam, NHTMCP Sài Gịn
Thương Tín
NHTMCP Phát triển Mê Kông, NHTMCP
Hàng Hải
Ngân hàng Xây Dựng

Sáp nhập

NHTMCP Đại chúng Việt Nam Hợp nhất

NHTMCP Nhà Đồng bằng sông Cửu Long,

Xăng dầu Petrolimex

Hình thức
M&A

Việt Nam


Sáp nhập

Sáp nhập

NHTMCP Sài Gịn Thương Tín Sáp nhập

NHTMCP Hàng Hải

Trở thành các Ngân hàng

2015 Ngân hàng Đại Dương Ngân hàng Dầu khí TNHH Một thành viên thuộc
sở hữu 100% vốn Nhà nước
Toàn cầu

Sáp nhập

Mua lại 0
đồng

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước
Đối với tái cấu trúc ngân hàng, việc sáp nhập, hợp nhất các ngân hàng yếu kém
là rất quan trọng. Giai đoạn 2012 - 2013 có 8 trong số 9 ngân hàng yếu kém (SCB, Đệ

247


Nhất, Tín Nghĩa, Habubank, Tienphongbank, Navibank, TrustBank và Western Bank)
đã được tái cấu trúc thông qua hoạt động M&A. Năm 2015, tiếp tục có thêm những
thương vụ hợp nhất giữa ngân hàng nhỏ, yếu kém vào ngân hàng lớn trên cơ sở tự

nguyện và đúng luật, điển hình là sáp nhập giữa BIDV - MHB, MSB - MDB hay
VietinBank - PGBank.
Chính kết quả thực hiện thành cơng việc mua lại các ngân hàng thương mại cổ
phần với giá 0 đồng đã góp phần phục hồi niềm tin của người dân và doanh nghiệp vào
các quyết sách của Chính phủ trong việc quyết tâm tái cấu trúc hệ thống tài chính,
cũng như nền kinh tế. Điều này góp phần đảm bảo quyền lợi của người dân, không gây
nên sự đổ vỡ hàng loạt của các ngân hàng, gắn quyền lợi và trách nhiệm trực tiếp của
các thành viên hội đồng quản trị và cổ đông ngân hàng với việc quản lý và quản trị
ngân hàng.
Sáu là, vấn đề xử lý nợ xấu đã đạt được một số kết quả bước đầu khi đưa mức
nợ xấu từ ngưỡng 4,08% (năm 2012) về dưới ngưỡng 2,5% (năm 2015).(Ủy ban Giám
sát Tài chính Quốc gia, 2016)
Theo báo cáo báo cáo tài chính của các TCTD năm 2015, hầu hết nợ xấu đều
giảm so với năm 2014, xét về tỷ lệ. Đặc biệt, tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng BIDV là
1,62%, MB là 1,6%, ACB là 1,32%, VietinBank là 0,91%, Eximbank là 1,85%, SHB là
1,72%, Techcombank là 1,66%, Vietcombank là 2%, và TPBank là 0,4%. Bên cạnh đó,
chất lượng tín dụng có sự cải thiện nhất định, nợ quá hạn là 179.501 tỷ đồng, tỷ lệ nợ
quá hạn là 4,4% (năm 2014 là 5,3%). Nợ xấu là 119.660 tỷ đồng, tương đương tỷ lệ
2,5% (năm 2014 là 3,25%). Số nợ xấu được giải quyết chủ yếu thông qua bán cho
VAMC. Số nợ bán cho VAMC đến năm 2015 là 243.000 tỷ đồng, tăng so với mức
133.000 tỷ đồng của năm 2014.
Có thể thấy, với việc NHNN xác định rõ ràng, đưa ra các giải pháp xử lý nợ xấu
kịp thời là cơ sở quan trọng cho việc thực hiện thành công Đề án 254 về tái cấu trúc
hệ thống TCTD thời gian qua.
4. Một số vấn đề đặt ra và đề xuất nhằm tiếp tục thực hiện tái cấu trúc hệ
thống ngân hàng Việt Nam trong tiến trình hội nhập
Với những nỗ lực của toàn hệ thống ngân hàng, mục tiêu thực hiện thành công
Đề án 254, ngành ngân hàng giai đoạn 2011 - 2015 đã đạt được những thành tựu khả
quan. Tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề cần tiếp tục xử lý.


248


Một là, đối với vấn đề nợ xấu
Thứ nhất, tốc độ xử lý nợ xấu còn chậm. Trong giai đoạn 2012 - 2015, tổng số
nợ xấu TCTD Việt Nam là trên 400 nghìn tỷ đồng. Trong đó 45% được xử lý qua
VAMC, 28% xử lý bằng nguồn dự phòng rủi ro, 27% qua các hình thức khác. Tuy
nhiên, sau 4 năm hoạt động VAMC mới thu hồi được 8.000 tỷ đồng nợ xấu, trong khi
đã mua lại 45% nợ xấu của toàn hệ thống.
Qua số liệu nợ xấu và thực trạng xử lý nợ xấu cho thấy, tốc độ xử lý nợ xấu còn
chậm, kết quả bán nợ, cũng như tài sản đảm bảo cịn khiêm tốn. Ngun nhân chính
của những khó khăn này có thể kể tới là việc VAMC khi không thể tự tiến hành cơ cấu
nợ cho khách hàng khi bản thân các TCTD chưa thống nhất. Bên cạnh đó, các TCTD
khi thực hiện trong thu giữ tài sản đối với các khoản nợ xấu cũng gặp khó khăn khi chủ
tài sản khơng hợp tác trong việc giao tài sản... Ngoài ra, khi tài sản được phát mại cũng
mất khá nhiều thời gian về các thủ tục hành chính.
Thứ hai, khung pháp lý xử lý tài sản đảm bảo còn thiếu và yếu.
Hiện nhiều vấn đề liên quan tới thủ tục tố tụng, thi hành án đối với các khoản
nợ xấu cịn gặp nhiều khó khăn do hệ thống quy định pháp lý còn nhiều bất cập. Hệ
thống văn bản pháp lý chưa quy định đầy đủ về quyền và trách nhiệm giữa các bên
trong xử lý nợ. Thêm vào đó, cơng tác định giá khoản nợ cũng chưa có quy định cụ thể
để làm cơ sở xác định giá trị tài sản nợ. Do vậy, việc đấu giá, phát mại một tài sản
thường mất rất nhiều thời gian. Tuy nhiên, sâu xa vấn đề ở đây, chính là thị trường
mua, bán nợ của Việt Nam chưa phát triển, chưa có cơ chế định giá nhanh, chưa có thị
trường mua bán nợ thứ cấp, do đó chưa tận dụng được nguồn vốn từ các nhà đầu tư
trong và ngoài nước.
Hai là, đối với vấn đề thanh khoản của hệ thống.
Nhìn chung, nguy cơ thanh khoản của hệ thống ngân hàng vẫn có khả năng xuất
hiện trở lại. Sau giai đoạn hoàn thành cơ bản nhiệm vụ tái cấu trúc ngành ngân hàng
2011 - 2015, đến đầu năm 2016 nguy cơ thanh khoản trong hệ thống ngân hàng Việt

Nam lại có dấu hiệu xuất hiện trở lại khi mặt bằng lãi suất tại các NHTM tăng 2% so
với mặt bằng 2015. Cuộc đua lãi suất bắt đầu quay trở lại vào cuối năm 2015, nếu
như trước đây, cuộc đua lãi suất chỉ ở các ngân hàng nhỏ, thì nay đã có sự tham gia
của ngân hàng lớn như BIDV, Vietinbank, VPbank... Tại BIDV, lãi suất huy động kỳ hạn
6 tháng lên mức 5,5% so với mức 5,3% trước đó. Với kỳ hạn 9 tháng và kỳ hạn 364

249


ngày cũng được BIDV điều chỉnh tăng thêm 0,1% lên 5,5% và 6,1%. Vietinbank cũng
thực hiện điều chỉnh tăng thêm 0,15%/năm lãi suất tiền gửi tiết kiệm trực tuyến kỳ
hạn 3 tháng trở lên so với lãi suất huy động tiền gửi VND thông thường tại quầy.
VPBank cũng áp dụng cộng thêm 0,2% lãi suất cho khách hàng gửi tiết kiệm trực
tuyến so với lãi suất hiện hành. Nguyên nhân của cuộc đua lãi suất này là xuất phát từ
tốc độ tăng trưởng tín dụng cao đạt 18% năm 2015, và tiếp tục được kỳ vọng tăng
hơn 21% trong năm 2016. Bên cạnh đó, những ảnh hưởng nhất định của Thông tư 36
về giảm tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay dài hạn đã buộc các ngân hàng phải tăng
lãi suất huy động, gây những căng thẳng nhất định trên thị trường lãi suất huy động,
và tiềm ẩn nguy cơ một cuộc khủng hoảng thanh khoản mới.
Để thực hiện thành cơng tiến trình tái cấu trúc các TCTD, đồng thời góp phần ổn
định và phát triển bền vững hệ thống tài chính, cần có sự vào cuộc của tất cả các cơ
quan, bộ ngành, các tổ chức và cá nhân trong nền kinh tế.
Thứ nhất, Nhà nước, Chính phủ và các tổ chức cần đẩy mạnh quá trình xây dựng
và hồn thiện khn khổ pháp lý về tiền tệ và ngân hàng. Trong đó, các văn bản pháp
lý liên quan tới vấn đề tái cấu trúc các tổ chức tín dụng cần bổ sung chi tiết hơn các
quy định cụ thể về tái cấu trúc các tổ chức tín dụng như thế nào, tiếp tục xử lý các tổ
chức tín dụng yếu kém ra sao, trong đó cần tiếp tục đề cao thẩm quyền can thiệp của
Nhà nước và trách nhiệm của các tổ chức tín dụng trong việc xử lý các yếu kém còn
tồn tại trong hệ thống.
Thứ hai, Nhà nước, Chính phủ và các cơ quan chức năng cần tiếp tục tạo điều

kiện thuận lợi cho các tổ chức tín dụng thực hiện hoạt động sáp nhập, hợp nhất, mua
lại, đặc biệt là hoạt động mua bán sáp nhập tự nguyện giữa các tổ chức. Điều này sẽ
góp phần để xử lý tổ chức tín dụng yếu kém, tăng quy mô và nâng cao năng lực cạnh
tranh của các tổ chức tín dụng, tăng cường năng lực tài chính, đảm bảo cho các tổ
chức tín dụng có đủ vốn tự có theo chuẩn mực vốn Basel II.
Thứ ba, tiếp tục thực hiện cơ cấu lại các NHTM Nhà nước với vai trò là đầu tàu
của hệ thống, đảm bảo sự ổn định trên thị trường tiền tệ và an toàn của hệ thống các
TCTD. Bên cạnh đó, cơng tác cổ phần hố nên được thực hiện nhanh chóng với việc
giảm dần tỷ lệ sở hữu vốn của Nhà nước tại một số NHTM cổ phần theo quy định của
pháp luật, nới room tỷ lệ sở hữu đối với các cá nhân và tổ chức là người nước ngồi.
Thêm vào đó, các NHTM Nhà nước cũng cần được khuyến khích tích cực tham gia sáp
nhập, hợp nhất để tăng quy mô và năng lực cạnh tranh.

250


Cuối cùng, tiếp tục triển khai đồng bộ các biện pháp xử lý nợ xấu, kiểm soát,
nâng cao chất lượng tín dụng, trong đó đẩy mạnh việc xử lý nợ xấu theo cơ chế thị
trường và nợ xấu đã được VAMC mua. Thực hiện trao quyền nhiều hơn cho VAMC
kèm theo một nguồn lực tài chính phù hợp. Đối với vấn đề xử lý tài sản đảm bảo của
các khoản nợ xấu, cần xây dựng cơ chế đặc thù và có văn bản pháp lý hướng dẫn cụ
thể đối với hoạt động định giá tài sản trên cơ sở minh bạch và cơng khai. Kết hợp với
đó là các quy định chi tiết liên quan tới quy trình xử lý tài sản bảo đảm, cũng như vai
trò, trách nhiệm của các bên liên quan.
Tái cấu trúc các TCTD là một q trình phức tạp và nhiều khó khăn, địi hỏi sự
nỗ lực của tất cả các bên liên quan, nhằm đảm bảo thực hiện thành công công cuộc
tái cấu trúc hệ thống. Với những nỗ lực của toàn hệ thống ngân hàng thời gian qua, và
sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan bộ ngành, đã góp phần bước đầu xử lý nợ xấu,
giảm số lượng các TCTD yếu kém, tăng quy mơ, tăng năng lực tài chính và nâng cao kỹ
năng quản trị ngân hàng. Từ đó, hướng tới một hệ thống ngân hàng phát triển bền

vững hơn trong kỷ nguyên hội nhập mới.

Tài liệu tham khảo
1. Báo cáo tài chính của các tổ chức tín dụng.
2. Claudia Dziobek and Ceyla Pazarbasioglu (1998), Lessons from Systemic
Bank Restructuring, International Monetary Fund.
3. Ngơ Thị Bích Ngọc (2007), Giải pháp đẩy mạnh tái cơ cấu ngân hàng
thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế, Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam.
4. Nguyễn Thị Loan (2011), Hoạt động mua bán, sáp nhập các ngân hàng
thương mại Việt Nam, thực trạng và giải pháp, Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam.
5. Nhóm nghiên cứu BVSC (2015), Báo cáo triển vọng ngành ngân hàng, quá
trình tái cơ cấu bước đầu thành công nhưng áp lực lợi nhuận tương lai vẫn
cịn lớn, Cơng ty chứng khốn Bảo Việt.
6. Stijin Claessens (1999), Systemic Bank and Corporate Restructuring.
Experiences and Lessons.

251


/>20154501/Developing%20Countries%20-%20Claessens.pdf
7. Thủ Tướng Chính phủ (2012), Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn
2011 - 2015, ban hành kèm theo Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01/3/2012.
8. Trang

thông

tin


điện

tử

Ngân

hàng

Nhà

nước

Việt

Nam,


9. Thời báo kinh tế điện tử Việt Nam, />10. Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia (2016), Báo cáo ngành ngân hàng,
tháng 01/2016.
11. Waxman (1998), A Legal Framework For Systemic Bank Restructuring,
/>BankRestructuring.pdf.
12. Worldbank (1998), A legal framewwork for systemic bank restructuring,
/>BankRestructuring.pdf.

252



×