Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

tiểu luận cao học vấn đề sử dụng ngôn ngữ trong chương trình trang truyền hình địa phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 23 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, đài Phát thanh- Truyền hình Thừa Thiên Huế (TRT)
đã có những bước phát triển mạnh mẽ và thực sự chiếm lĩnh vị trí tiên phong trong đời
sống báo chí trong tồn tỉnh. Để đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng cao cho cơng
chúng, TRT đã có những cách tân táo bạo cả về hình thức lẫn nội dung, và từng bước
định hình cách thức xây dựng tác phẩm riêng phù hợp với đặc thù của truyền hình.
Trong “câu chuyện” cách tân ấy của TRT không thể không nhắc đến cách đổi mới hình
thức và nội dung trong chương trình Trang truyền hình địa phương. Đây có thể xem là
chương trình “chun biệt” đầu tiên của Đài được cơng chúng đón nhận và quan tâm.
Tuy vậy, các chương trình truyền hình chuyên biệt của đài TRT chưa đủ hấp
dẫn. Từ khâu nội dung kịch bản, cho tới hình thức thể hiện đều chưa đáp ứng đúng tính
chun nghiệp của chương trình truyền hình chuyên biệt hiện đại. Bên cạnh đó, sự phát
triển chóng mặt của xã hội và sự tồn cầu hóa khiến cho các chương trình truyền hình
dành cho người dân địa phương trong đó có TRT ln ln đặt trong tình trạng bị so
sánh với các chương trình tương tự trên cả nước.
Với những lý do trên, tiểu luận sẽ tìm hiểu vấn đề sử dụng ngơn ngữ trong
chương trình Trang truyền hình địa phương (dựa trên những chương trình khảo sát trên
đài TRT từ tháng 03/2017) nhằm giúp chúng ta hiểu rõ hơn các vấn đề về ngôn ngữ của
một chương trình địa phương, đồng thời đưa ra các giải pháp thích hợp nâng cao chất
lượng chương trình cho Đài Phát thanh- Truyền hình tỉnh Thừa Thiên Huế. Kết quả
khảo sát sẽ là một tài liệu bổ ích phục vụ cho công tác học tập, nghiên cứu của bộ phận
sinh viên ngành báo chí.

1


PHẦN NỘI DUNG
1. Chương trình Trang truyền hình địa phương trên đài TRT
Sau một năm phát sóng thử nghiệm, năm 2000 ngồi việc mở rộng, phát triển
chương trình thời sự của đài TRT với lịch phát sóng hàng ngày thì đã đề cập đến việc
xây dựng nên một chương trình địa phương. Đây là chương trình truyền hình mang


tính chun biệt về đối tượng, mang nội dung cung cấp hiểu biết về một địa phương
trong không gian hẹp (huyện, thị xã, thành phố) được phát luân chuyển trong năm. Sự
ra đời của chương trình Trang truyền hình địa phương là một trong những nỗ lực của
đài Phát thanh Truyền hình Thừa Thiên Huế trong việc đổi mới các chương trình thời
sự chính luận nói riêng và đổi mới kênh TRT nói chung, phấn đầu để TRT trở thành
một kênh thơng tin gần gũi và thiết thực đối với người dân trong tỉnh.
Chương trình Trang truyền hình địa phương là một chương trình truyền hình
hiện đại nằm trong hệ thống chương trình của phịng Chun đề và Khoa giáo của đài
Phát thanh Truyền hình Thừa Thiên Huế, được sản xuất theo mơ hình Trang truyền
hình địa phương của đài Truyền hình Việt Nam.
Mục đích chính của chương trình này là xây dựng một chương trình phong phú
về nội dung, hình thức sinh động nhằm truyền tải những thông tin, sự kiện nóng hổi
của cuộc sống tới cơng chúng. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng tuyên truyền,
quảng bá hình ảnh Thừa Thiên Huế đến nhân dân trong tỉnh và cả nước, đáp ứng nhu
cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế sớm trở thành
thành phố trực thuộc Trung ương, là trung tâm của khu vực miền Trung và một trong
những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước về văn hóa, du lịch, khoa học – công nghệ, y
tế chuyên sâu, giáo dục – đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao. Chương trình
phát vào lúc 6 giờ 50 phút mỗi sáng thứ 4 hàng tuần, phát lại lúc 11 giờ 25 phút trưa
thứ 5 trên kênh TRT1. Với lịch phát sóng cố định được duy trì từ khi bắt đầu sản xuất
chương trình cho đến thời điểm hiện tại đã hình thành nên thói quen đón xem chương
trình Trang truyền hình địa phương cho cơng chúng xem đài. Hình thức thể hiện (Khả
2


năng chuyển tải thơng tin trong chương trình): Phát thanh viên là người khâu nối và
dẫn chương trình xuyên suốt.

Logo chương trình Trang truyền hình địa phương
Với một tuần một chương trình được phát sóng, Trang truyền hình địa phương

chủ yếu đưa các phóng sự ngắn phản ánh đời sống văn hóa, xã hội, các hoạt động nổi
bật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Khảo sát trong những tháng đầu năm 2014 cho
thấy, hàng tuần đài đều có kế hoạch tuyên truyền cụ thể dựa trên các nhóm nội dung là:
xây dựng nông thôn mới, phát triển, đầu tư các cơ sở hạ tầng, thông tin về đời sống
người dân… của 6 huyện, 2 thị xã và 1 thành phố. Chương trình Trang truyền hình địa
phương phát sóng định kỳ đều đặn theo một trật tự nhất định giữa các huyện, lần lượt
là: Hương Thủy, A Lưới, Nam Đông, Phú Vang, Hương Trà, Phú Lộc, Quảng Điền,
Phong Điền và Thành phố Huế.
Bất cứ một tờ báo hay một chương trình truyền hình nào cũng nhằm mục đích
chuyển tải những nội dung mang thơng tin, phân tích, giải thích, định hướng tới đối
tượng nhất định theo ý đồ của người làm báo. Ngay khi đặt tên cho chương trình,
những người làm chương trình đã xác định: đối tượng chính mà chương trình hướng
đến là người dân trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

3


2. Một số vấn đề về ngôn ngữ trong Chương trình Trang truyền hình địa phương
trên đài TRT
2.1.

Ngơn ngữ nói của người dẫn chương trình

Ngơn ngữ nói là ngơn ngữ cơ bản và quan trọng nhất của người dẫn chương
trình. Khi người dẫn chương trình nói trên truyền hình, thì nói ở đây khơng chỉ là cách
phát âm những từ ngữ đã được viết sẵn ở văn bản mà nói theo một ngơn ngữ riêng.
Người dẫn có cá tính bao giờ cũng phải có cách nói thân mật, gần gũi đối với đối tượng
giao tiếp, và tự nhiên, sống động chứ không phải giọng đọc quá điệu đà hoặc quá khô
khan, tuân thủ các quy tắc ngữ pháp một cách cứng nhắc. Bởi vì, dẫn chương trình là
nghệ thuật lơi kéo bạn nghe đài đến với chương trình của mình, người dẫn không thể

chỉ tái hiện bề mặt con chữ mà còn phải thể hiện được vai trò sáng tạo.
Tùy thuộc vào chương trình mà ngơn ngữ nói cũng phải được vận dụng cho phù
hợp. Người dẫn chương trình cần phải đi sâu tìm hiểu đặc điểm của chương trình, nắm
vững tơn chỉ của chương trình, nội dung, đối tượng cơng chúng mà chương trình đó
hướng đến. Người dẫn chương trình Trang truyền hình địa phương phải có cách nói
nghiêm túc, trang trọng nhưng phải tự nhiên, tươi tắn… Người dẫn chương trình Trang
truyền hình địa phương khi trình bày trước cơng chúng phải biết được sắc thái của từng
phóng sự để trình bày sao cho có thể đánh thức được sự tò mò muốn xem tiếp phần nội
dung tiếp theo. Mặt khác, chương trình Trang truyền hình địa phương cũng là chương
trình truyền hình chuyên biệt, dành riêng cho người dân trên địa bàn Thừa Thiên Huế
nên người dẫn phải hết sức lưu ý để lựa chọn cách nói cho phù hợp.
Có thể thấy rằng, cách xưng hơ như thế nào cho thích hợp cũng là một yếu tố rất
quan trọng trong ngơn ngữ nói, khơng chỉ trong giao tiếp thường ngày mà cả trong lời
dẫn trên truyền hình. Cách dùng từ xưng hô phải tùy thuộc vào đối tượng cơng chúng
mà chương trình chun biệt hướng đến thì mới khơng gây cảm giác khó chịu hay phản
cảm. Cụ thể chương trình Trang truyền hình địa phương là một chuyên mục mang tính
chuyên biệt dành cho người dân trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế nên người dẫn chương
trình khi dùng từ xưng hơ thì nhất thiết phải dùng “quý vị và các bạn”, sử dụng cách nói tự
nhiên nhưng không được quá đà, hạn chế sử dụng các tình thái từ như: ơi, à, ơi… sẽ khơng
4


thích hợp với tính chất của chương trình. Đây là điều mà những người dẫn chương trình
Trang truyền hình địa phương đã làm khá tốt. Lời dẫn trong chương trình Trang truyền
hình địa phương ngày 16/04/2014 là: “Quý vị và các bạn thân mến, hiện nay trên địa
bàn huyện Phú Vang có 4 khu bảo vệ thủy sản với 21 chi hội nghề cá được thành lập.
Bên cạnh các hoạt động bảo vệ, xử lý nghiêm tình trạng khai thác trái phép nguồn lợi
thủy sản cũng được các địa phương trên địa bàn các huyện đem lại hiệu quả tốt”.
Ngôn ngữ nói cịn thể hiện ở chỗ dùng những từ ngữ dễ hiểu, gần gũi với số
đông quần chúng. Bởi cũng như phát thanh, ngơn ngữ truyền hình có tính hình tuyến,

có nghĩa là bắt buộc người nghe phải tiếp nhận thông tin một cách tức thời và liên tục,
không cho phép dừng lại ở chỗ mình chưa hiểu rõ. Do đó, người dẫn chương trình phải
nói bằng ngơn ngữ dễ nghe, dễ hiểu nhất. Những thuật ngữ khoa học, tên riêng nước
ngoài và chữ viết tắt thường được chuyển sang tiếng Việt. Người dẫn chương trình
Trang truyền hình địa phương trên TRT cũng ý thức rõ điều này, do đó khi dẫn, người
dẫn thường cố gắng phát âm trịn vành, rõ chữ, sử dụng ngôn ngữ tiếng phổ thông
nhưng vẫn mang âm sắc địa phương để số đông khán giả địa phương có thể tiếp nhận
được. Những thuật ngữ khoa học, hoặc tiếng nước ngồi khó hiểu thường ít dùng mà
chuyển sang cách nói thơng thường dễ hiểu hơn như: USD thì chuyển thành Đơla Mỹ,
ha thì đọc là héc-ta… Cách chuyển đổi này khiến cho lời dẫn gần hơn với ngơn ngữ
nói thơng thường, dễ nghe, dễ tiếp nhận…
Tuy nhiên, khơng phải lúc nào người dẫn chương trình Trang truyền hình địa
phương trên TRT cũng sử dụng ngơn ngữ nói một cách nhuần nhuyễn. Hầu hết đều nói
theo văn bản, khơng có sự chỉnh sửa riêng để phù hợp với chất giọng, cũng như với
chương trình. Lời chào đầu, lời chào cuối rất “cứng” và thường được lặp đi lặp lại mà
khơng có sự thay đổi, khiến người xem cảm thấy nhàm chán, đơn điệu nên khơng cịn
hào hứng khi xem chương trình. Ví dụ như hai lời dẫn sau:
“Trang truyền hình địa phương thị xã Hương Thủy của đài Phát thanh Truyền
hình Thừa Thiên Huế xin được kết thúc tại đây, cám ơn sự quan tâm theo dõi của quý
vị và các bạn, xin kính chào và hẹn gặp lại”
(Chương trình Trang truyền hình địa phương ngày 05/03/2017)
5


“Trang truyền hình địa phương thành phố Huế của đài Phát thanh Truyền hình
Thừa Thiên Huế xin được kết thúc tại đây, cám ơn sự quan tâm theo dõi của quý vị và
các bạn, xin kính chào và hẹn gặp lại”
(Chương trình Trang truyền hình địa phương ngày 12/03/2017)
Sự trùng lặp nhịp điệu, câu văn và nội dung lời dẫn gây nên sự nhàm chán cho
khán giả theo dõi. Ngoài thông tin cơ bản về là tên xã, phường hoặc thành phố thì hầu

như lời dẫn đầu và lời dẫn cuối ở chương trình nào cũng giống nhau. Trang truyền hình
địa phương với đặc thù là một chương trình địa phương nên nội dung ít có sự hấp dẫn
vì thế lời dẫn cần đầu tư để làm mới qua mỗi số phát sóng nhằm thu hút người xem.
2.2.

Ngơn ngữ thể hiện của chương trình chưa thể hiện tính đa dạng gắn với
u cầu thơng tin của địa phương

2.2.1. Hình ảnh
Hình ảnh có vai trị rất quan trọng trong chương trình Trang truyền hình địa
phương. Hình ảnh trong chương trình làm cho người xem cảm nhận như mình đang
sống giữa sự chuyển động của cuộc sống. Thấy rõ những hình ảnh sự việc, hiện tượng
xảy ra giúp người xem có cái nhìn chân thực nhất, giúp họ đưa ra những nhận định hay
phán xét riêng. Do vậy mà trong chương trình muốn có được những hình ảnh có chất
lượng thì địi hỏi người cầm máy quay, người đạo diễn phải biết chọn thời điểm, bố cục
sao cho tốt nhất đạt tính giá trị thẩm mỹ cao, cung cấp đầy đủ nội dung thông tin đến
với công chúng.
 Bố cục
Bố cục là sự sắp xếp các chi tiết trong một khn hình nhằm thu hút người xem
vào một vùng nào đó của hình ảnh và loại bỏ sự lấn lướt của các yếu tố phụ đối với yếu
tố chính trong khn hình.
Bố cục là một trong những yếu tố hình thức đầu tiên thu hút cơng chúng vào
một hình ảnh. Khi các hình ảnh chuyển động, người xem lướt qua các yếu tố dễ nhìn
nhất, vì vậy việc bố cục hợp ký cho khn hình sẽ làm tăng thêm giá trị tiếp nhận
thông tin nơi công chúng.

6


Nhận thấy được vai trị vơ cùng quan trọng của bố cục nên hình ảnh trong

chương trình Trang truyền hình địa phương trên TRT đã rất chú ý đến yếu tố này. Qua
khảo sát các chương trình, chúng tơi nhận thấy trong chương trình này đã sử dụng khá
nhiều bố cục khác nhau như bố cục mảng miếng, bố cục 1/3, bố cục tiền- trung – hậu,
bố cục đường chéo…

Hình ảnh được bố cục đường chéo của chương trình Trang truyền hình địa phương
trên TRT
Nỗi lo của người nơng dân thị xã Phong Điền trước tình trạng dịch cúm gia cầm
bùng phát trên nhiều địa phương trên đãt nước đã được tác giả phóng sự sắp xếp bằng
những chi tiết hợp lí và đắt nhất tạo nên một bố cục hoàn chỉnh và logic. Với liên tiếp
các cỡ cảnh khác nhau sử dụng các bố cục 1/3, tiền- trung- hậu, đường chéo, tác giả đã
gói trong đó những lo toan cũng như những cố gắng phịng chống dịch bệnh. Người
nơng dân đang phun thuốc được tác giả chọn góc quay hợp lý. Một phần là người nông
dân, phần bên kia là đàn gà, xung quanh là cảnh chuồng trại. Tiếp theo là các cảnh
quay sử dụng bố cục 1/3, tiền trung hậu những hình ảnh trong Hội nghị triển khai hoạt
động và ký cam kết phòng chống dịch năm 2017. (Chương trình Trang truyền hình địa
phương ngày 19/03/2017).
Sự thành cơng ở đây là những chi tiết được sắp xếp một cách hợp lý, khiến
người xem phải chăm chú theo dõi. Từ sự bắt mắt của các cảnh 1,2, người xem bắt đầu
chú ý đến các cảnh tiếp theo. Phóng sự về việc cải thiện đời sống ngư dân làng chài
thôn Đơi Hải, xã Lộc Trì, huyện Phú Lộc phát sóng ngày 29/03/2017 là phóng sự như
thế. Tác giả Huy Cường đã quay nối tiếp với 5 bố cục khác nhau. Những bố cục đầu

7


tiên là bố cục mảng miếng quay toàn cảnh về làng chài của huyện Phú Lộc, tiếp đến là
các bố cục 1/3, bố cục tiền- trung- hậu, bố cục đường chéo. Ở đây, cơng chúng có thể
nhận thấy cách bố trí bố cục khn hình một cách khá hợp lý và gọn gàng. Người ngư
dân và lưới đánh cá được bố trí theo chiều song song 1/3 khn hình, sau đó là những

con thuyền là phương tiện lao động của người dân. Có thể nói phóng sự này thể hiện sự
thống nhất tồn diện trong tính logic của các chi tiết, khiến người xem phải chững lại
để cảm nhận cà suy ngẫm về thơng tin mà phóng sự đưa ra.
Nhìn chung, bố cục hình ảnh trong chương trình Trang truyền hình địa phương
trên TRT đã có đóng góp lớn trong việc chuyển tải thông tin cho kênh thông tin này.
Quan niệm “trăm nghe khơng bằng một thấy” vẫn cịn ngun giá trị và đã được các
phóng viên khai thác triệt để. Việc sử dụng bố cục hợp lý, logic, sự kết hợp nhuần
nhuyễn những bố cục khác nhau trong một chương trình đã đem lại những ưu điểm lớn
cho Trang truyền hình địa phương trên TRT. Chúng tơi cho rằng, phát huy những thế
mạnh về việc sử dụng bố cục sẽ là một trong những yếu tố quan trọng trong việc thông
tin sự kiện mà TRT quan tâm. Trong tương lai, chúng tôi tin tưởng rằng cách các bố
cục ảnh được sử dụng sẽ mang lại chất lượng tốt về thơng tin nói chung của các
chương trình trên TRT.
Sử dụng bố cục khn hình là một cơng việc cơng phu, địi hỏi sự kỹ lưỡng,
trình độ cao. Bố cục khn hình có thể giúp chương trình thơng tin hiệu quả nhưng nó
cũng có thể làm giảm tối đa việc chuyển tải thơng tin, thậm chí hướng cơng chúng hiểu
sai lệch thông tin nếu tác giả không chú trọng đến việc sắp xếp các chi tiết một cách
hợp lý. Trong đầu năm 2017, bên cạnh những thành công đáng ghi nhận như đã trình
bày, chương trình Trang truyền hình địa phương trên TRT đã có những hạn chế nhất
định trong việc sử dụng bố cục.
Có thể thấy một số phóng sự trong chương trình Trang truyền hình địa phương
trên TRT đã không hề chú ý đến cách sắp xếp các chi tiết. Trong khn hình, ngun
tắc bố cục tốt nhất là các chi tiết quan trọng được đặt ở những điểm gây chú ý cho
người xem. Phóng sự về “Tình hình chấp hành cơng tác đảm bảo vệ sinh an tồn lao
động, phòng chống cháy nổ của các doanh nghiệp trên địa bào thành phố Huế”
8


(Chương trình Trang truyền hình địa phương ngày 12/03/2017) là một phóng sự khơng
làm tốt cách trình bày này. Trong chùm bố cục, tác giả hầu như không cho công chúng

biết đến các chi tiết nào là quan trọng, chi tiết nào là phụ, bởi vì có rất nhiều hình ảnh
đều là những tồn cảnh cơng nhân các xưởng, xí nghiệp đang làm việc.

Hình ảnh trong chương trình Trang truyền hình địa phương ngày 12/03/2017

Như vậy, khơng chỉ cho khán giả biết cơng tác đảm bảo vệ sinh an tồn lao
động, phòng chống cháy nổ như thế nào (lẽ ra phải bằng các cận cảnh, bố cục các chi
tiết đắt nhất để gây chú ý cho người xem) thì tác giả lại cho thất một cảnh làm việc như
thường ngày như khơng hề có thực hiện cơng tác gì như tác giả vừa trình bày. Như thế
việc bố cục khn hình khơng hợp lý sẽ dẫn đến những nội dung sai lệch và hướng
cơng chúng vào cách hiểu hồn tồn trái ngược với dụng ý người đưa tin. Đây là hạn
chế tương đối phổ biến của chương trình Trang truyền hình địa phương trên TRT.
Một hạn chế khác xuất hiện khá nhiều trong bố cục khn hình của chương
trình Trang truyền hình địa phương trên TRT là cách sắp xếp các chi tiết dàn ngang
không tạo được chiều sâu khuôn hình, tức khơng gian khn hình, một điều tối kỵ
trong các phương tiện nghe nhìn. Hạn chế lớn nhất của truyền hình là những hình ảnh
phẳng. Để tạo được chiều sâu khn hình, nhằm chuyển tải thơng tin tốt đến công
chúng, các tác giả cần phải chú trọng nhiều đến các cách bố cục như bố cục 1/3, bố cục
đường chéo… Song trong khá nhiều trường hợp chương trình Trang truyền hình địa
phương trên TRT đã khơng chú ý đến điều này. Ví dụ: phóng sự “Phú Lộc chủ động

9


vượt qua khó khăn để phát triển” (Chương trình Trang truyền hình địa phương ngày
19/03/2017) là phóng sự có bố cục hạn chế như vậy. Trong khi nhân dân cả huyện đang
hăng hái triển khai các giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh, duy trì nâng cao chất
lượng tăng trưởng kinh tế, đẩy mạnh phát triển thương mại, dịch vụ, sản xuất công
nghiệp- tiểu thủ công nghiệp, thu hút mọi nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật,
các dự án du lịch…, khơng khí lẽ ra phải rất rộn ràng như lời bình của tác giả thì những

cảnh quay trong phóng sự này lại cho thấy kết quả ngược lại. Cả một phóng sự dài
chừng 5 phút, tác giả đã sử dụng bố cục hàng ngang không tạo ra được chiều sâu thông
tin. Đây là cách sắp xếp bố cục tối kỵ, bởi chúng không tạo ra khơng gian trong khn
hình gây nhàm chán cho người xem. Những sự kiện này rất cần những bố cục hợp lý
để tạo khơng khí và niềm phấn khích thì phóng sự này đã không làm được.
Tuy rằng những hạn chế mà chúng tôi vừa nêu trên chỉ là một phần nhỏ, song
phóng viên, nhà báo, các biên tập viên TRT cần sớm khắc phục để việc sử dụng bố cục
khuôn hình có thể hồn thiện hơn.
 Cỡ cảnh
Cỡ cảnh là khoảng cách từ máy quay đến khách thể phản ánh, biểu hiện độ dài
rộng của khách thể phản ánh trong chu vi khn hình. Cỡ cảnh là một yếu tố quan
trọng để thể hiện ngơn ngữ hình ảnh trong chương trình Trang truyền hình địa phương
trên TRT. Trong việc sử dụng các cỡ cảnh để chuyển tải thông tin trong chương trình
đã có những thành cơng lớn. Ngồi việc là yếu tố làm nên hình ảnh, các cỡ cảnh đã
được tác giả sử dụng một cách linh hoạt, vừa mang tính quy luật chung vừa mang
phong cách riêng.
Phải nói rằng, tác giả các phóng sự trong chương trình Trang truyền hình địa
phương trên TRT đã sử dụng một cách thuần phục, nhuần nhuyễn các cỡ cảnh. Điều đó
khơng chỉ tạo nên vẻ đẹp, sự lơi cuốn cơng chúng mà cịn có thể chuyển tải nội dung
triệt để mà tin cần đề cập. Cỡ cảnh là hình thức của thơng tin. Mỗi cỡ cảnh, mỗi cách
nhìn ở những góc nhất định của sự vật sẽ đem đến những nội dung thông tin khác nhau.
Phóng sự “Hương Hịa- điểm sáng trong xây dựng nơng thơn mới” (Chương
trình Trang truyền hình địa phương ngày 26/03/2017) lại sử dụng toàn tin là các toàn
10


cảnh. Mở đầu là tồn cảnh một xã nơng thơn mới đầu tiên được công nhận của tỉnh
Thừa Thiên Huế, liên tiếp các cảnh khác là toàn cảnh các con đường làng được bê tơng
hóa, nhà cửa khang trang, ruộng vườn tươi tốt. Cuối cùng là tồn cảnh từng cơng trình
hạ tầng kỹ thuật xây dựng kiên cố, bề thế. Nếu phản ảnh một nội dung nào đó có thể

khơng hợp lý khi sử dụng nhiều những toàn cảnh, song trong trường hợp này thì hồn
tồn hợp lý. Các cỡ cảnh toàn cảnh đã cho khán giả thấy một điểm sáng tiêu biểu của
huyện Nam Đơng nói riêng và tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung.
Nhìn chung, cỡ cảnh trong chương trình Trang truyền hình địa phương trên TRT
đã có những thành công lớn, đã tạo ra được những dấu ấn và phong cách riêng. Người
làm phóng sự ln chú trọng đến từng chức năng của cỡ cảnh để sử dụng chuyển tải
thông tin hợp lý. Điều này khiến cho các phỏng sự tỏ rõ được thế mạnh trong việc
chuyển tải thông tin đến công chúng.
Điều đặc biệt là những cố gắng của phóng viên, biên tập viên TRT trong việc
dựng hình đã đem lại những kết quả khả quan trong việc chuyển tải thơng tin. Khi
muốn bao qt hồn cảnh nơi xảy ra sự kiện, các tác giả dùng toàn cảnh, khi muốn làm
nổi rõ chi tiết để minh chứng, các tác giả dùng cận cảnh hoặc đặc tả. Nói chung đứng
trước một vấn đề cần phản ánh bằng hình ảnh, những người làm chương trình Trang
truyền hình địa phương trên TRT đã biết chọn lọc hình ảnh đúng, chọn cỡ cảnh phù
hợp với nội dung thông tin. Đây vừa là ưu điểm, vừa là đặc trưng của cỡ cảnh trong
chương trình Trang truyền hình địa phương trên TRT.
2.2..2. Âm thanh
“Âm thanh là những yếu tố tồn tại khách quan trong đời sống xã hội. Nó đóng
vai trị quan trọng trong q trình thơng tin. Truyền hình kế thừa những kinh nghiệm
xử lý, thể hiện âm thanh của phát thanh. Ba yếu tố của âm thanh (lời bình, tiếng động,
âm nhạc) được sử dụng trong truyền hình nhằm thơng tin, phản ánh cuộc sống. Nhờ sự
trợ giúp của âm thanh, tác phẩm truyền hình trở nên sống động như bản thân cuộc
sống hiện có” [Dương Xn Sơn (2009), Giáo trình báo chí truyền hình, Nxb Đại học
quốc gia Hà Nội;tr20].

11


Yếu tố âm thanh trong chương trình Trang truyền hình địa phương được thể
hiện cụ thể qua: lời nói, tiếng động, âm nhạc.

 Lời nói
Lời nói trong chương trình bao gồm: lời bình (lời thuyết minh của phóng sự) và
lời nói của nhân vật.
- Về lời bình (lời thuyết minh của phóng sự): Lời bình khơng đơn thuần là giải
thích những hình ảnh như một số quan niệm. Lời bình của phóng sự là diễn giải thêm,
bổ sung thêm những gì hình ảnh khơng thể nói hết. Vì thế, lời bình của phóng sự mang
một lượng thơng tin nhất định, làm sáng tỏ các chi tiết hỗ trợ cho nội dung mà phóng
sự phản ánh. Ngồi ra về hình thức liên kết, nó là chất kết dính liên kết và xâu chuỗi
các cảnh quay thành một phóng sự hồn chỉnh.
Lời bình cho phóng sự trong chương trình Trang truyền hình địa phương được
viết sau khi tiến hành ghi hình phóng sự và thu thập thông tin về sự kiện, sự việc. Lời
bình trong chương trình làm đúng chức năng của nó đó là bổ sung thơng tin cho những
gì người xem thấy trên màn hình chứ khơng phải là “nói lại” những gì họ đã nhìn thấy.
Qua khảo sát các phóng sự của chương trình đã đưa, chúng tơi thống kê được mỗi một
phóng sự với thời lượng khoảng từ 5 phút đến 5 phút 30 giây có trung bình khoảng từ
20 đến 25 câu, trung bình mỗi câu là từ 30 đến 35 từ.
Ở chương trình Trang truyền hình địa phương ngày 25/03/2017 với phóng sự
“Đổi thay đời sống ngư dân làng chài thôn Đông Hải” người xem đến với một làng
chài thuộc thơn Đơng Hải, xã Lộc Trì, huyện Phú Lộc. Nếu như hình ảnh người xem
thấy là việc thi cơng các cơng trình khu neo đậu tránh trú bão, các cơ sở thiết bị, hạ
tầng về ngư nghiệp… thì lời bình diễn đạt cụ thể hơn về việc nhờ có các chính sách hỗ
trợ của Nhà nước và tinh thần đoàn kết giúp nhau làm kinh tế mà cuộc sống của ngư
dân làng chài đã có chuyển biến tích cực. Lời bình như sau: “Câu chuyện khó khăn
của hơn chục năm về trước dường như đã lùi xa. Từ khi tỉnh TT- Huế triển khai nhiều
chính sách khuyến khích ngư dân phát triển kinh tế biển, các chủ tàu đã mạnh dạn thay
đổi tư duy, chủ động đầu tư những chiếc máy tầm ngư, máy bộ đàm, kiến quyết bám
biển dài ngày. Tồn thơn Đơng Hải hiện có hơn 100 tàu thuyền, trong đó có 35 chiếc
12



tàu công suất lớn từ 300- 550 CV, giải quyết lao động địa phương cho hơn 300 người.
Ngoài hoạt động đánh bắt, nhờ tải trọng lớn nên nhiều gia đình ngư dân mở rộng đánh
bắt xa bờ và nhanh chóng đổi đời. Cũng khơng ít tàu cá trong số này cịn kiêm ln
dịch vụ vận chuyển hải sản trên biển”.
Một ưu điểm khác của lời bình trong Trang truyền hình địa phương trên TRT là
cách sử dụng các câu phù hợp với phong cách và giọng đọc của phát thanh viên. Từ
ngữ và giọng Huế chuẩn theo quy ước chung của thính giả Huế. Điều này làm cho
khán giả cảm thấy gần gũi hơn, giúp khán giả nhận ra được chương trình của địa
phương mình.
Tuy nhiên, nếu theo dõi kỹ lưỡng thì khán giả có thể nhận thấy hiện tượng lời
bình q dài. Ngun nhân có thể do cịn ảnh hưởng với cách viết cho phát thanh, tập
trung quá nhiều vào lời bình mà khơng chú ý đến hình ảnh nên đã xảy ra hiện tượng
“non hình”, thiếu hình. Ví dụ trong chương trình Trang truyền hình địa phương huyện
A Lưới ngày 01/04/2017 lời bình vẫn được đọc trong khi hình ảnh này đứng yên trong
10 giây.

Hình ảnh trong chương trình Trang truyền hình địa phương trên TRT ngày 01/04/2017
Ngồi ra cịn một lỗi lời bình hay gặp phải đó là hiện tượng hình và lời khơng
khớp nhau, khơng mang ý nghĩa bổ sung cho nhau. Ở chương trình ngày 05/04/2017
phóng sự về Hương Thủy tích cực chuẩn bị cho lễ hội Chợ quê ngày hội phát đến hình

13


ảnh hoạt động chợ trên sông Thanh Thủy nhưng phần lời lại đọc “lễ dâng hương tưởng
niệm các anh hùng liệt sĩ”. Hay như phút thứ 9 của chương trình là lời bình “tham
quan nhà trưng bày nơng ngư cũ…” mà hình ảnh lại phát về cảnh hội chơi bài chịi gây
nên nhiều sự khó hiểu chó khán giả theo dõi chương trình.
- Về lời nói của nhân vật: Nhân vật là linh hồn của phóng sự. Ở chương trình
Trang truyền hình địa phương lời nói của nhân vật xuất hiện khi phóng viên thực

hiện phỏng vấn, nó có vai trị làm rõ nét thêm những thơng tin mà lời bình cung cấp,
xác thực một mối quan hệ giữa hình ảnh và âm thanh đang xuất hiện trong chương
trình. Ngơn ngữ nhân vật của phóng sự trong Trang truyền hình địa phương trên TRT
luôn mang dấu ấn cá nhân rõ rệt, nó thể hiện đầy đủ đặc điểm của chủ thể phát ngơn:
từ giới tính, lứa tuổi, q qn, nghề nghiệp… Đó là bức tranh chân thật của nhân vật
vẹn nguyên qua các sắc vẻ cá nhân. Ở đây, ngôn ngữ nhân vật được các tác giả phóng
sự nhân vật được các tác giả phóng sự Trang truyền hình địa phương trên TRT tái
hiện một cách trung thành, mang một đặc trưng rõ nét của phong cách khấu ngữ nên
có tính giao tiếp cao và làm tăng độ tin cậy cũng như khả năng bổ sung thơng tin cho
phóng sự.
Lời nói nhân vật thường là quan trọng như vậy nhưng khơng phải vì thế mà sử
dụng nhiều dẫn đến rối rắm. Trang truyền hình địa phương trên TRT đã biết vận dụng
một cách khéo léo nhuần nhuyễn tạo nên một lượng thông tin cao và hấp dẫn đối với
người xem. Đó có thể là một lời khẳng định một vấn đề mang đặc trưng khẩu ngữ:
“Đơn vị sản xuất ngành nghề như chúng tơi thì tơi nhận định là việc để phòng, chống
cháy nổ là một điều rất thiết thực” (phóng sự về cơng tác phịng cháy chữa cháy,
Chương trình Trang truyền hình địa phương ngày 12/03/2017); có khi là lời phân bua,
lời tâm sự: “Trước đây tôi trồng chanh, ở dưới thì trồng xả. Sau khi có dự án trồng cây
hương bài này thì tơi chuyển qua trồng cây hương bài. Tuy là lần đầu tiên nhưng cảm
thấy nó phát triển tốt lắm” (phóng sự về trồng cây hương bài trên đất Phú Sơn,
Chương trình Trang truyền hình địa phương ngày 12/03/2017)… Tác giả không cần
diễn tả nhiều mà để cho nhân vật tự lên tiếng, phơi bày vấn đề cho người xem.

14


Lời nói nhân vật của chương trình Trang truyền hình địa phương trên TRT có sự
tách bạch rõ ràng nên cơng chúng xem truyền hình có thể nhận ra dễ dàng. Nó làm tăng
tính sinh động và xác thực của thơng tin, mặt khác nó làm cho những thơng tin sự kiện
khô cứng trong tin trở nên mạch lạc, chuyển mạch cảm xúc, làm cho người xem hứng

thú.
 Tiếng động
Tiếng động trong chương trình Trang truyền hình địa phương trên TRT thường
được ghi lại từ hiện trường khách quan ngoài cuộc sống. Chương trình đã biết kết hợp
tiếng động với lời nói một cách nhuần nhuyễn, phù hợp với nội dung và các sự kiện
xuất hiện trên màn hình.
Trong chương trình Trang truyền hình địa phương, tiếng động được xử lý khá
linh hoạt, chức năng của từng loại tiếng động cũng được chú ý sử dụng triệt để. Qua
khảo sát, chúng tơi nhận thấy có hai loại tiếng động được sử dụng đó là tiếng động tả
thực và tiếng động kịch tính. Trong phóng sự nói về việc Trạm Y tế xã A Ngo góp phần
giảm tải bệnh nhân cho tuyến trên, đưa vào chương trình Trang truyền hình địa
phương ngày 16/03/2017, tác giả đã ghi lại cảnh các bệnh nhân đến khám, điều trị tại
trạm. Nhưng điều đó chưa thực sự lơi cuốn người xem nếu như khơng có tiếng người
nói chuyện, tiếng gọi vào khám của bác sĩ. Ở đây, người làm phóng sự truyền hình đã
sử dụng khá hợp lý tiếng động tả thực một cách hoàn hảo để tạo nên giá trị thông tin và
độ tin cậy.
 Âm nhạc
Âm nhạc là một trong ba yếu tố quan trọng của âm thanh trong truyền hình bên
cạnh lời nói và tiếng động. Âm nhạc xuất hiện một cách hợp lý sẽ làm tơn thêm giá trị
của hình ảnh và sự kiện nói đến. Âm nhạc khơng phải dùng như thế nào và dùng ở đâu
cũng được mà cần phải kết hợp cùng kết cấu chương trình, nội dung và hình thức thể
hiện của chương trình. Do thời lượng phát sóng hạn chế nên trong chương trình chỉ sử
dụng nhạc hiệu.
Nhạc hiệu của chương trình là một đoạn nhạc khơng lời với độ dài 15 giây có
tác dụng thơng báo cho khán giả biết thời điểm xuất hiện chương trình, tạo ra tâm lý
15


đón nhận và thói quen theo dõi chương trình đối với công chúng. Nhạc hiệu hay sẽ làm
khán giả nhớ tới chương trình đó nhiều hơn và ngược lại. Nhạc hiệu của chương trình

Trang truyền hình địa phương là nhạc của bài hát Ngày mùa, một sáng tác của nhạc sĩ
Văn Cao. Đây là nhạc hiệu rất phù hợp với nội dung của chương trình, tiết tấu nhạc nhẹ
nhàng khiến cho cảm giác đón nhận chương trình của người xem được thoải mái hơn
Nhìn chung, âm thanh có vai trị quan trọng trong việc chuyển tải thơng tin
trong chương trình Trang truyền hình địa phương trên TRT. Bởi vì ý nghĩa xác định
của các thông điệp phần lớn được chuyển tải qua âm thanh. Ý nghĩa mà hình ảnh động
chuyển tải không phải lúc nào cũng rõ ràng nếu thiếu sự định hình bằng lời bình, lời
nhân vật, lời dẫn chương trình hay tiếng động hiện trường. Mặt khác, những tư tưởng
thể hiện bằng lời bao giờ cũng đầy đủ hơn các phương tiện khác về cả chiều rộng lẫn
chiều sâu, nhất là những tư tưởng được đưa lên phương tiện thông tin đại chúng.

16


Chương 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGÔN NGỮ TRONG
CHƯƠNG TRÌNH TRANG TRUYỀN HÌNH ĐỊA PHƯƠNG TRÊN
ĐÀI TRT HIỆN NAY
3.1. Các cơ sở thực tiễn
Với một cơ quan truyền thông, yếu tố quyết định là định hướng tư tưởng và ý
thức trách nhiệm xã hội. Một tờ báo, một kênh phát thanh, kênh truyền hình có nội
dung tầm thường, chiều theo thị hiếu, vẫn có thể có kết quả phát hành cao, có thể thu
được thành cơng thương mại, nhưng khơng thể trở thành cơ quan truyền thơng có khả
năng chi phối được dư luận và thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Mặt khác, cơ quan
truyền thơng có định hướng tư tưởng và ý thức trách nhiệm xã hội đúng đắn, nếu muốn
trở thành cơ quan truyền thông mạnh mẽ, hoặc muốn giữ vững vị thế chi phối dư luận
của mình, phải có một loạt các phẩm chất, phương tiện nghiệp vụ như các điều kiện
cần và đủ để triển khai được các khuynh hướng chính trị - xã hội của mình.
 Điểm mạnh của chương trình Trang truyền hình địa phương:
Một là, đây là chương trình dành cho cơng chúng Thừa Thiên Huế nói riêng:

được sản xuất theo cách của người Huế, phục vụ cho đối tượng chính là cơng chúng
trong tỉnh.
Hai là, thơng tin đảm bảo tính thời sự cao, đó là những tin tức mới phản ánh kịp
thời những thông tin nổi cộm, được cập nhật một cách nhanh nhất trong tỉnh. Đây là
những vấn đề xảy ra tại địa bàn Huế đang được dư luận quan tâm, thơng qua chương
trình này cơng chúng có thể biết được tình hình trong tỉnh nhà đang xảy ra như thế nào.
Ba là, chương trình đã thu hút được một lượng lớn khách hàng truyền thống
quen thuộc. Với một nội dung phong phú nên luôn tạo được cảm giác mới lạ, hấp dẫn,
thú vị cho công chúng, công chúng ln tìm thấy ở đây cái mới, cái lạ, cái hay.
Bốn là, đội ngũ cơng nhân viên có nhiều kinh nghiệm làm việc và chuyên môn.
Sự am hiểu sâu sắc, sự gắn bó trong chính con người Huế của các biên tập viên, MC

17


làm cho chương trình đậm đà bản sắc địa phương và trở nên gần gũi với công chúng
Thừa Thiên Huế.
 Điểm yếu của chương trình Trang truyền hình địa phương:
Thứ nhất, Trang truyền hình địa phương phong phú về nội dung thơng tin nhưng
độ hấp dẫn của chương trình chưa cao nên chưa thu hút được nhiều khán giả. Có nhiều
chương trình, nội dung chuẩn bị rất cơng phu, tin bài phong phú nhưng hiệu quả truyền
thông lại không cao bởi thiếu một sự dẫn dắt chương trình lơi cuốn tương ứng.
Thứ hai, nhiều phóng sự chưa có tính sắc sảo trong phân tích, đánh giá, chưa
thực sự phát hiện những vấn đề mới nảy sinh trong đời sống xã hội. Nội dung lâu nay
còn đơn giản, trùng lặp, ở nhiều chương trình là sự qua loa, đại khái.
Thứ ba, hình ảnh đơi lúc cịn lộn xộn, khơng tiêu biểu cho sự kiện, khơng ăn
khớp với lời bình. Ngồi ra thời lượng chương trình quá ngắn cũng là một bất cập, bởi
lẽ 10 phút không đủ để chuyển tải hết thông tin, mặt khác, hầu hết các cơ quan đều bắt
đầu làm việc lúc 7h00 sáng nên không thể theo dõi được chương trình.
Thứ tư, về hình thức thể hiện cịn nhiều chương trình thời sự thiếu linh hoạt,

mềm mỏng. Phát thanh viên chưa được quan tâm đào tạo tốt, chưa được đầu tư nhiều
về ngoại hình và trang phục. Nhìn chung, hình thức dẫn chương trình cịn đơn điệu,
thiếu sinh động, chưa tận dụng được sức hấp dẫn của lời dẫn.
3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng ngôn ngữ trong chương trình truyền hình
Trang truyền hình địa phương trên TRT
Giải pháp hàng đầu là phải chú trọng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng trình độ
của phát thanh viên, biên tập viên.
Đối với phóng viên phải được đào tạo cơ bản chun mơn nghiệp vụ, nâng cao
trình độ tác nghiệp, ý thức, trách nhiệm, năng lực phẩm chất chính trị, được trau dồi
những kiến thức, hiểu biết của mình để có những tác phẩm hay đến với cơng chúng. Là
những người thực sự có tâm huyết về nghề, khơng ngại khó ngại khổ đi cơ sở lấy tư
liệu viết bài. Ln có ý thức đào tạo mình để nhạy bén với thời cuộc và xã hội. Đồng
thời họ còn phải là những người có năng lực, có khả năng làm nhiều khâu trong sản
xuất chương trình, vừa biết viết, biết thể hiện tác phẩm của mình hay vừa biên tập viên
18


vừa biết quay phim. Hỗ trợ và giúp đỡ những phóng viên cịn thiếu về phương tiện tác
nghiệp như máy ghi âm, máy quay phim.
Có thể nói, người dẫn chương trình là sợi dây nối giữa chương trình với khán
giả. Mọi ý đồ của những người làm chương trình được thể hiện phần lớn qua người dẫn
chương trình. Một chương trình có thành cơng hay khơng từ ban đầu là phụ thuộc rất
lớn vào người dẫn chương trình. Người dẫn với lời dẫn hay sẽ mở ra khúc dạo đầu cho
chương trình, làm cho khán giả thưởng thức được hương vị của nó, làm cho họ cảm
nhận được cái hay, cái mới lạ mà chương trình mang lại. Chính vì vậy mà bất kỳ một
chương trình nào, khâu lựa chọn người dẫn chương trình cũng quan trọng nhất và được
đầu tư kỹ càng nhất. Đài TRT cần phải:
- Tuyển chọn phát thanh viên một cách bài bản, chọn ra những gương mặt ưu
tú nhất.
- Có những lớp tập huấn chuyên mơn giúp nâng cao trình độ của phát thanh

viên. Dẫn trong một chương trình chuyên đề như chương trình Trang truyền hình địa
phương của TRT phải am hiểu sâu sắc, tường tận lĩnh vực mà mình thực hiện, biết
được rõ ràng đối tượng cơng chúng của chương trình để có cách dẫn phù hợp, cụ thể ở
đây là người dân trong địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Các phát thanh viên cần phải thay đổi để làm mới mình, tạo sự lơi cuốn cho
chương trình. Cách ăn mặc, trang điểm giản dị sẽ tạo được sự tự nhiên, gần gũi. Nhưng
nếu không tạo được sự ấn tượng sẽ lại gây nhàm chán cho công chúng. Người xem sẽ
cảm thấy không bất ngờ khi gặp lại người dẫn chương trình, cảm thấy họ khơng có gì
đổi mới qua rất nhiều chương trình được phát sóng. Yếu tố hình thức cũng là một yêu
cầu cần quan tâm khi thực hiện những chương trình truyền hình.
- Đổi mới cơng tác biên tập và thể hiện giọng đọc của phát thanh viên. Một số
yêu cầu cơ bản về chất giọng trong chương trình truyền hình chuyên biệt dành riêng
cho người dân tỉnh Thừa Thiên Huế:
+ Rõ ràng, nghe được. Có người nhận định giọng nói là một nhạc cụ gió và rất
nhạy cảm, khi lên sóng nó chịu nhiều áp lực và điều kiện, trong đó chịu ảnh hưởng
nhiều nhất vẫn là sự căng thẳng về tinh thần.
19


+ Giọng đọc phải có nhạc điệu.
+ Chất giọng (âm sắc, cường độ, cao độ): phải rõ ràng, khơng chói tai và khơng
có giọng mũi.
Trong đó âm sắc được hình thành do tần số của tín hiệu, sự khác biệt đó sẽ tạo
nên những âm sắc khác nhau.
Cường độ cho ta cảm giác về to, nhỏ, cảm giác về độ rõ của âm thanh
Cao độ : tần số âm quyết định độ cao của âm thanh theo mối quan hệ tỷ lệ thuận.
+ Tốc độ nói : vừa phải, tốt nhất nên luyện tốc độ đọc như kể chuyện với người
bạn của mình, đặc biệt phải nhấn mạnh từ chốt.
+ Điều chỉnh âm lượng, độ cao giọng nói. Sự thay đổi độ cao và tơng giọng đều
giúp duy trì sự quan tâm chú ý của công chúng, giúp tạo cho ngôn ngữ một sắc màu

đúng cách, giúp truyền tải thông tin, tránh cách thể hiện nhàm chán, tẻ nhạt.
Hai là, đổi mới về phương tiện kỹ thuật, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.
Vấn đề đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng là bước đầu hết sức quan trọng, việc này
sẽ tạo điều kiện thuân lợi để ra đời những chơng trình Trang truyền hình địa phương có
chất lượng tốt hơn đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khán giả. Có thể thực
hiện như sau :
- Tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ từ Đài Phát thanh- Truyền hình Thừa Thiên Huế để
trang bị thêm máy móc thiết bị hiện đại cho các Đài truyền thanh để có thể sản xuất
nhiều phóng sự có chất lượng cao hơn.
- Trích một phần doanh thu từ quảng cáo để xây dựng cơ sở vật chất, nâng cao
điều kiện làm việc cho nhân viên.
- Tăng cường sự hợp tác giữa các Đài truyền hình: Mối liên kết sản xuất chương
trình, xây dựng chiến lược phát triển truyền hình. Sự tăng cường hợp tác giữa đài địa
phương TRT với đài VTV Huế, các đài khu vực và đài Trung ương tạo điều kiện, hỗ trợ
để TRT có sự phong phú về nội dung thể hiện, nâng cao chất lượng phục vụ cho cơng
chúng.
Lãnh đạo nên khuyến khích các phóng viên, biên tập viên viết bài bằng cách trả
thêm thù lao, nhuận bút xứng đáng cho những phóng viên viết quá định mức và cộng
20


tác viên thường xuyên. Tuyên dương, khen thưởng đối với những người có tác phẩm
phóng sự xuất sắc. Đầu tư máy móc, trang thiết bị hiện đại đồng bộ sẽ nâng cao chất
lượng cho tác phẩm.
Nâng cấp cơ sở vật chất, tạo môi trường làm việc thuận lợi cho các cán bộ, phóng
viên của Đài như: ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào trong cơng việc, trang bị phương
tiện thích hợp để các nhà báo, phóng viên tác nghiệp thuận lợi. Ngồi ra, có những chính
sách cử đi học chun sâu, học lên cao đối với những cán bộ phóng viên có năng lực và
đi học thêm chun mơn đối với những người trình độ nghiệp vụ cịn yếu.
Ba là, tăng cường nghiên cứu cơng chúng truyền hình.

Hiểu được nhu cầu thông tin của công chúng là điều cốt lõi sống cịn đối với bất
kỳ một chương trình truyền hình nào, nhất là đối với chương trình Trang truyền hình
địa phương trên TRT.
Cơng chúng truyền hình đang chịu nhiều yếu tố tác động kinh tế- chính trị- xã
hội, sự bùng nổ của khoa học- kỹ thuật… từng ngày đã làm thay đổi cuộc sống con
người. Nghiên cứu công chúng truyền hình nhằm tìm ra những biến động, thay đổi
trong nhận thức, điều tra để biết đặc điểm riêng của công chúng. Từ đó người làm
chương trình Trang truyền hình địa phương có phương hướng xây dựng chương trình,
có chiến lược hoạt động tích cực đáp ứng tốt hơn nhu cầu thơng tin của cơng chúng
Thừa Thiên Huế, đồng thời có những giải pháp thích ứng với những biến động trong xã
hội truyền thông.
* Các giải pháp nâng cao chất lượng ngơn ngữ trong chương trình Trang
truyền hình địa phương trên TRT nêu trên chỉ có thể mang lại kết quả thực tiễn khi
được thực hiện một cách đồng bộ, trên cơ sở lý luận và điều tra nhu cầu thông tin của
công chúng tỉnh Thừa Thiên Huế.

21


KẾT LUẬN
Truyền hình là một trong những loại hình quan trọng của báo chí, ngày càng
khẳng định và chiếm ưu thế lớn ở lĩnh vực thông tin đại chúng. Chương trình Trang
truyền hình địa phương của TRT đã phần nào chứng minh được điều đó. Về mặt hình
thức, chương trình Trang truyền hình địa phương cũng như các chương trình khác của
Đài TRT đều có sự phối hợp đồng điệu giữa các khâu như lời bình, âm thanh, hình ảnh
(phát thanh viên, biên tập viên, kỹ thuật viên và các phương tiện kỹ thuật) để sản xuất
và phát sóng theo định kỳ quy ước với công chúng. Chỉ với 10 phút chương trình
Trang truyền hình địa phương đã cung cấp đầy đủ thơng tin về một huyện, thị xã. Tính
thời sự đạt hiệu quả cao, tin tức mới, nhanh, phản ánh kịp thời những thông tin nổi
cộm, cập nhật trong tỉnh. Chương trình ln theo sát từng bước phát triển của tỉnh nhà,

nhạy bén với khả năng phản ánh nhanh, kịp thời cũng như khả năng phát hiện ‘‘cái mới
nảy sinh trong đời sống’’.
Việc nghiên cứu toàn diện vấn đề sử dụng ngơn ngữ trong chương trình Trang
truyền hình địa phương của TRT chúng tôi đã sử dụng ba chương để thực hiện . Trong
chương 1 chúng tơi đã tìm hiểu tổng quan về chương trình Trang truyền hình địa
phương của TRT. Từ đây, chúng tôi đã chỉ ra được những đặc điểm cơ bản nhất về
chương trình. Tất cả nội dung của chương này là cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu ở
các chương còn lại.
Chương hai nghiên cứu trực tiếp thực trạng sử dụng các yếu tố ngơn ngữ trong
chương trình Trang truyền hình địa phương của TRT. Ở đây rất nhiều khía cạnh được
nghiên cứu, làm rõ.. Bên cạnh đó, chương 2 cịn khái qt những yếu tố như hình ảnh,
âm thanh được sử dụng như thế nào, bên cạnh những lý luận cịn có những ví dụ trích
dẫn minh họa để tăng tính thuyết phục hơn cho những luận điểm đưa ra.
Chương 3 là chương chúng tôi đánh giá về thành công, hạn chế của chương
trình Trang truyền hình địa phương, qua đề xuất những giải pháp, kiến nghị để khắc
phục, phát triển chương trình. Trong thời đại bùng nổ thơng tin, nếu khơng nhìn nhận
đúng và rõ về ưu và nhược điểm của một chương trình truyền hình, khơng thấy được
22


đặc trưng của chúng, chúng ta sẽ không thể sử dụng tốt thế mạnh đó. Điều đó cũng
đồng nghĩa với một cách làm báo lạc hậu và làm cho nền báo chí chậm phát triển. Và
với ý nghĩa này, theo chúng tơi, những người làm chương trình Trang truyền hình địa
phương nói riêng phải quan tâm đến các vấn đề sau:
1. Lưu tâm đến các đặc trưng cơ bản của hình thức thể loại Phóng sự truyền
hình, từ đó có cách chọn hình thức thể hiện phù hợp để chuyển tải thông tin tốt nhất.
2. Chú trọng hơn nữa các yếu tố hình thức của chương trình để chương trình
chuyển tải tốt nội dung nhằm thực hiện tốt các chức năng của truyền hình.
3. Cần quan tâm đến cách sử dụng những hình ảnh, bố cục, màu sắc, ánh sáng,
lời bình, âm thanh... của phóng sự để chuyển tải tốt thông tin cần chuyển tải.

4. Cần tiến hành điều tra xã hội học định kỳ trong công chúng về hiệu quả thơng
tin của chương trình Trang truyền hình địa phương của TRT để chỉnh sửa những hạn
chế và phát huy những thế mạnh vốn có.
Cho đến nay, truyền hình đã và đang khẳng định thế mạnh của mình, song để
các yếu tố ngơn ngữ trong chương trình Trang truyền hình địa phương đạt được những
ưu thế tối đa cần thiết phải có sự đầu tư thỏa đáng cho việc bồi dưỡng nâng cao nghiệp
vụ và các trang thiết bị sản xuất chương trình, có như vậy thời sự mới có thể là món ăn
tinh thần của cơng chúng. Với sự nỗ lực của đội ngũ, cán bộ phóng viên trực tiếp sản
xuất chương trình, sự quan tâm của lãnh đạo Đài Phát thanh - truyền hình tỉnh Thừa
Thiên Huế, sự u mến của cơng chúng, chắc chắn chương trình Trang truyền hình địa
phương sẽ càng hồn thiện cả về nội dung và hình thức thể hiện.

23



×