Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

tiểu luận cao học vấn đề bản quyền sách điện tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (308.58 KB, 14 trang )

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU
Sách điện tử - Bước đột phá mới về công nghệ làm sách
Sự phát triển của khoa học công nghệ đã làm thay đổi mọi mặt của
cuộc sống. Tất cả các lĩnh vực sản xuất vật chất đều có những bước chuyển
đổi to lớn từ khi thu nhận được những tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Trong
các lĩnh vực sản xuất đó có lĩnh vực xuất bản – có bước “ lột xác” nhanh
chóng. Ngành xuất bản Việt Nam, từ khi hình thành đến bây giờ đã có
những bước tiến nhanh chóng, đặc biệt là cuối những năm 90 của thế kỷ 20
Sách điện tử- loại sách hiện đại đã xuất hiện tại Việt Nam, và đến nay nó
đang phát triển với một vận tốc đáng gờm.

1


Sách điện tử ( Ebook) là loại sách đặc biệt, có nhiều tính năng uuw
việt so với sách truyền thống ( in trên giấy). Với đặc điểm nhỏ gọn, dễ đọc,
tính cơ động cao, dễ sản xuất, giá thành rẻ… nên ngay khi mới xuất hiện,
sách điện tử đã được nhiều đối tượng độc giả chú ý. Tuy có những điểm ưu
việt như vậy nhưng hiện nay, trong lĩnh vực này đang gặp phải nhiều vấn đềđặc biệt là vấn đền bản quyền.
Vậy, hiện nay bản quyền sách điện tử đang có vấn đề gì? Chúng ta sẽ tìm
hiểu câu hỏi đó theo các mục dưới dây.

2


I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Bản quyền là một hình thức bảo hộcủa luật pháp Hoa Kỳ(điều 17, bộ
luật Hoa Kỳ) đối với tác giả của “các tác phẩm gốc của tác giả”, bao gồm tác
phẩm văn học, sân khấu, âm nhạc, nghệ thuật và các tác phẩm trí tuệ khác.


Quyền tác giả là gì: Quyền tác giả là quyền của tổ chức, các nhân đối với tác
phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.
Quyền tác giả được ghi nhận cho các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa
học như sách, bài giảng, tác phẩm âm nhạc, tác phẩm sân khấu, tác phẩm
điện ảnh, tác phẩm tạo hình và mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm nhiếp ảnh, tác
phẩm kiến trúc, phần mềm máy tính.
Quyền tác giả tự động phát sinh từ thời điểm tác phẩm được định hình dưới
một hình thức vật chất nhất định, bất kể tác phẩm đã công bố hay chưa công
bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.
Những hành vi sau bị coi là hành vi xâm phạm quyền tác giả:
- Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.
- Mạo danh tác giả.
- Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả.
- Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của
đồng tác giả đó.
- Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây
phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
- Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác
giả, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 25 của Luật
SHTT.

3


- Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu
quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh, trừ
trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 25 của Luật SHTT.
- Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả,
không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của
pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 25 của Luật SHTT.

- Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật
chất khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả.
- Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm
đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà
không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
- Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
- Cố ý huỷ bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền
tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.
- Cố ý xoá, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong
tác phẩm.
- Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho
thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu các biện
pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả
đối với tác phẩm của mình.
- Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo.
tại Việt Nam, ebook cũng đã có sự phát triển mạnh mẽ nhưng đáng tiếc là cơ
sở quản lý để đảm bảo sự phát triển lành mạnh của ebook vẫn chưa có.

II. NHU CẦU VỀ SÁCH ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM

4


Thực tế cho thấy xu hướng đọc sách điện tử đang trở thành một trào
lưu văn hóa đọc mới trên thế giới. Sự bùng nổ của mạng internet giúp cho
sách điện tử ngày càng được nhiều người quan tâm. Tại Việt Nam, cộng
đồng mạng cũng đã và đang bắt đầu dành sự quan tâm khá đặc biệt với loại
hình xuất bản phẩm mới mẻ này. Việt Nam cũng được đánh giá là thị trường
nhiều tiềm năng cho sự phát triển của dòng sách điện tử. Nhu cầu của xã hội
đối với sách điện tử là tất yếu bởi những lợi thế nổi trội của nó. Đối với độc

giả, nội dung sách đa dạng, cập nhật liên tục, giá cả phải chăng, lại có nhiều
thiết bị giúp người đọc sách thoải mái như đọc sách in. Vì thế, trong tương
lai, thị trường sách điện tử sẽ rất sôi động ở Việt Nam. Tuy nhiên trên thực
tế, thị trường sách điện tử ở Việt Nam hiện nay vẫn chưa phát triển và vẫn
khá xa lạ đối với nhiều bạn đọc và chưa thể trở thành trào lưu. Độc giả vẫn
rất yêu thích, lựa chọn sách giấy truyền thống và không hề quay lưng với
sách giấy. Tại hầu hết các cửa hàng, siêu thị sách vẫn vắng bóng sách điện
tử. Tại các thư viện lớn cũng chưa phát triển hình thức đọc sách điện tử, cho
dù chỉ là đọc sách trên mạng. Vì vậy, có thể nói thị trường sách điện tử ở
Việt Nam vẫn còn rất khiêm tốn, trong khi mảng sách in vẫn còn phát triển
mạnh nên cán cân thị phần đang nghiêng hẳn về sách in. Mặc dù chưa có
một số liệu thống kê cụ thể về thị phần của hai loại sách này, tuy nhiên, với
khả năng kết nối vô hạn của kỹ thuật số cũng như việc bùng nổ kết nối trực
tuyến với các mạng xã hội, rất có thể sẽ xảy ra hiện tượng lội ngược dòng về
việc phân chia lại thị phần trong 5 - 10 năm tới.
Thống kê của Thư viện Quốc gia Việt Nam cho biết, nhu cầu về sách
điện tử đang rất lớn: mỗi ngày có khoảng 2.000 lượt đọc sách truyền thống
nhưng lại có đến 6.500 lượt yêu cầu về sách trực tuyến. Qua số liệu trên ta
có thể khẳng định rằng, sách điện tử chính là một bước tiến lớn, là hướng đi
mới cho ngành xuất bản Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên trên thực tế hiện nay,
5


việc quản lý sách điện tử Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều khó khăn và hạn
chế, nhất là vấn đề bản quyền.

III.THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ BẢN QUYỀN SÁCH ĐIỆN TỬ
Vấn đề bản quyền sách điện tử hiện nay dang trở nên nhức nhối, được
đề cập nhiều trong các hội nghị giao ban, hội nghị tổng kết ngành; theo đó
đã xác định sách lậu là một trong những lĩnh vực xâm phạm bản quyền phổ

biến nhất tại Việt Nam
Ngoài vấn nạn sách giả, sách lậu, những người làm sách trong nước
đang phải chịu sự “cướp bóc” của một loại hình sách lậu khá mới mẻ là sách
điện tử (ebook) lậu.
Sách “mềm”- ebook- đáp ứng nhiều yêu cầu của công chúng. Dung
lượng thấp, dễ lưu trữ mà giá thành lại rẻ là những đặc điểm quan trọng
khiến cho ebook sống khoẻ và chiếm ưu thế trong cạnh tranh với sách
“cứng” truyền thống. Nhất là khi hiện nay, nhiều thiết bị điện tử hỗ trợ tốt
việc đọc sách như Ipad, máy tính bảng, máy đọc sách Kindle…, giá hạ liên
tục, giúp ebook có một chỗ đứng ngày càng vững chắc trong xã hội. Đây là
xu thế “không thể đảo ngược” trên thế giới hiện nay. Chẳng thế mà sau 244
năm tồn tại, ngày 2-4 vừa qua, Encyclopdia Britannica, Inc- Công ty xuất
bản Từ điển bách khoa toàn thư Britannica, bộ bách khoa toàn thư tiếng Anh
lâu đời nhất và được đánh giá cao về chất lượng, tuyên bố ngưng ấn hành bộ
sách để tập trung cho phiên bản điện tử.

6


Với tốc độ tăng trưởng về sử dụng CNTT và internet vào loại cao nhất
thế giới, Việt Nam không đứng ngoài cuộc. Như một làn sóng mạnh mẽ,
người đọc cứ lên mạng, cứ yêu cầu và rồi sẽ có ai đó đáp ứng nhu cầu
“chính đáng” của những thành viên. Tính đến đầu tháng 4-2012, ethuvien.com (một trang web chuyên về ebook) có tới 746.504 thành viên,
206 676 bài gửi. Đó là một con số không nhỏ đối với một diễn đàn bình
thường. Ngày nào cũng có đến hàng trăm yêu cầu tìm những ebook mới,
ebook “hot”. Chỉ cần vài cái click chuột, hoặc “lướt” qua một số trang web,
diễn

đàn


như

www.e-thuvien.com,

www.vnthuquan.net,

www.vietlion.com/ebk/, www.statmyweb.com/s/thu-vien-ebook …. người
yêu sách có thể tìm được ngay những cuốn tiểu thuyết “best- seller”, hoặc
những cuốn “hot” trên thị trường sách.
Công ty cổ phần sách Bách Việt cho biết: Từ hơn 2 năm trước, 80%
sách của công ty này đã bị làm sách điện tử trái phép và phát tán trên mạng.
Bách Việt đã gửi công văn đến các đơn vị chủ quản, các diễn đàn để can
thiệp và ngăn chặn nhưng không có kết quả. Đặc biệt Bách Việt từng gửi
công văn đề nghị trang www.aulac.vn (trực thuộc công ty Smart Media) đề
nghị giải thích về việc sử dụng trái phép cuốn truyện Liệt hỏa như ca ở dạng
sách điện tử với mỗi lần thu phí là 2000 đồng. Nhưng Smart Media vẫn làm
lơ không phản hồi và vẫn tiếp tục kinh doanh tác phẩm này như cũ.
Đại diện Alezaa – hệ thống bán sách điện tử bản quyền đầu tiên tại
Việt Nam- thừa nhận hệ thống này cũng đau đầu đối phó với ebook lậu. Bà
Trần Hải Hà, Trưởng phòng Phát hành sách dẫn chứng: Vào ngày 7.10.2011,
Alezaa chính thức thông báo phân phối sách trên phiên bản Pre - beta cuốn
Steve Jobs - Thiên tài kinh doanh và Câu chuyện thần kỳ về quả táo (Inside
Steve's Brain) để tưởng nhớ Steve Jobs vừa qua đời. Ngay sau đó, Alezaa
phát hiện rất nhiều diễn đàn phát tán ebook lậu tác phẩm này bằng bản pdf
7


tập hợp ảnh chụp màn hình nội dung cuốn sách, gây ảnh hưởng đến doanh
thu phát hành
Nhà sách Phương Đông cũng đau xót cho biết hầu hết các sách do họ

xuất bản đều bị làm sách điện tử không xin phép và ngang nhiên đưa lên
nhiều trang web, đặc biệt nhiều nhất ở www.e-thuvien.com/forums. Chị
Nguyễn Quỳnh Trang, đại diện truyền thông cho Công ty sách Nhã Nam
cũng thừa nhận: Mặc dù biết được rất nhiều sách của họ bị làm sách điện tử
lậu và phát tán nhưng công ty này cũng đành… “bó tay” bởi tính chất khó
kiểm soát của các trang web và diễn đàn trên mạng. Đại diện nhà sách
Chibooks cũng cho biết, hầu hết sách Chibooks đều bị làm sách điện tử lậu,
đặc biệt là sách thuộc bộ Percy Jackson và sách của tác giả Rachel Gibson.
Hiện tại họ cũng chỉ biết viết mail đề nghị các admin từ các trang sách trên
tháo gỡ nhưng không mấy hiệu quả.
80% số đầu sách của Bách Việt bị chuyển đổi thành ebook lậu. Tập 5
bộ truyện Percy Jackson của Chibooks phải lùi ngày phát hành vô thời hạn
vì lo ngại sự xâm lấn của ebook lậu. Hầu hết sách của Nhã Nam bị đưa lên
mạng một cách bất hợp pháp.
Không chỉ có sách của các đơn vị tư nhân chịu trận mà sách của các
NXB Nhà nước cũng chịu chung số phận. Nhiều nhà NXB như Kim Đồng,
Văn học, Trẻ… cũng kêu không ít sách của họ bị làm lậu nhưng họ cũng bất
lực không giải quyết được. Tất cả các đơn vị xuất bản bị xâm phạm bản
quyền trên đang rất tha thiết mong các cơ quan chức năng giúp đỡ điều tra
và ngăn chặn, để bảo vệ các sản phẩm văn hóa mà họ mất rất nhiều công sức
và tiền bạc mới làm ra được
Biên tập viên NXB Kim Đồng chi nhánh tại TP.HCM, ông Vũ Đình
Giang đã không kìm được câu cảm thán: “Dã man quá!” khi chúng tôi thông
báo một số website như kenhsinhvien... đã đưa lên bản dịch online tập 77 bộ
8


truyện tranh Thám tử lừng danh Conan. Ông Giang sửng sốt: “Bộ truyện
này NXB Kim Đồng đã mua bản quyền từ phía Nhật. Tính đến ngày
25.11.2011, chúng tôi mới ra tập mới nhất là tập 72, ai mà ngờ…”.


Bản dịch tập 77 bộ truyện Thám tử lừng danh Conan xuất hiện trên website kenhsinhvien

Những tác phẩm nổi tiếng NXB Trẻ mua bản quyền: Harry Potter,
Chạng vạng, Cánh đồng bất tận, hơn 30 đầu sách của nhà văn Nguyễn Nhật
Ánh… đã bị xâm phạm bản quyền một cách táo tợn.
Mật mã Tây Tạng là một trong những bộ sách được bạn đọc chú ý của
Nhã Nam, thế nhưng bộ sách giấy cứ ra đến tập nào là phiên bản ebook của
tập đó đã xuất hiện đầy trên mạng, hoàn toàn miễn phí. Cuốn Hai con mèo
của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh cũng chịu chung số phận, vừa ra mắt sách
giấy là ebook lậu đã xuất hiện.

9


Các trang web ebook lậu khá nhiều và không “e ngại” một đơn vị xuất
bản nhà nước hay tư nhân nào. Các đơn vị xuất bản: Trẻ, Kim Đồng, Nhã
Nam, Bách Việt, Chibooks, Đông A... đều có sách bị vi phạm bản quyền,
người ta tung lên trên hàng chục trang web và diễn đàn...

Các trang web, diễn đàn này thu hút hàng trăm ngàn thành viên đăng ký
tham dự. Truy cập vào thư viện ebook có thể xem cả trăm ngàn đầu sách với
đủ thể loại, từ sách trong nước đến sách dịch. Việc đọc hay tải xuống
(dowload) ebook hoặc miễn phí hoặc chỉ phải trả một khoản phí rất nhỏ
(thường 2.000 đồng/lượt), do đó số người truy cập ngày càng đông. Vào một
trang web như , thấy quản trị mạng (admin) quảng bá lợi ích của ebook là
tiện lợi, xem nhanh lại có thể chỉnh lại kích cỡ chữ, màu sắc tùy theo ý thích
người xem và hướng dẫn sử dụng chi tiết từng bước cụ thể... Người ta còn
kêu gọi các thành viên, phân công nhau, chia nhỏ sách ra, đánh vi tính đưa
lên, ghi rõ kích cỡ chữ, phông chữ sử dụng... tóm lại là làm sao hoàn thành

ebook nhanh nhất post lên mạng. Điều đó chẳng khác một lời công khai kêu
gọi “vi phạm bản quyền”.
Sách lậu gây ra nhiều thiệt hại và hệ lụy khác cho ngành xuất bản.
10


Được biết, một cuốn sách thuộc diện “best seller” tiền mua bản quyền
khoảng từ 2.000 - 3.000USD, có khi còn lên tới 5.000USD, còn sách nước
ngoài loại rẻ nhất cũng khoảng 1.000USD. Việc dịch sách không như trước
kia là hợp đồng với một dịch giả có uy tín, giờ thường chẻ nhỏ ra các
chương và thuê sinh viên dịch, rồi thuê người tổng hợp, hiệu đính lại. Tất
nhiên tùy theo số trang dịch, loại sách, nhưng nói chung, tổng cộng chi phí
sản xuất một đầu sách trọn gói hiện nay thuộc diện sách bán chạy từ 70 - 80
triệu đồng (tiền mua bản quyền, tiền dịch, tiền xin giấy phép, biên tập, in ấn,
quảng cáo truyền thông...). Và công đoạn sản xuất 1 cuốn sách mất từ 4 - 6
tháng (từ tìm kiếm sách, mua bản quyền, dịch, hiệu đính biên tập, thiết kế,
xin giấy phép, in ấn, quảng bá sách)... Bao công sức như thế, nhưng với các
chủ trang web, việc làm ebook tung lên mạng chỉ mất mấy ngày, nhất là khi
số thành viên tự nguyện tham gia gõ vi tính đưa lên ngày càng đông với
danh nghĩa “chia sẻ văn hóa đọc”.
Việc vi phạm bản quyền trên không chỉ gây thiệt hại cho các đơn vị
xuất bản mà còn làm ảnh hưởng đến quan hệ làm ăn với các NXB nước
ngoài... (đấy là chưa nói, nhiều trang web còn tự ý đưa nhiều tác phẩm của
một số tác giả trong nước lên, nhưng rồi chính người trong cuộc cũng “tặc
lưỡi” đành bỏ qua).
Trước tình trạng ebook lậu tràn lan như hiện nay, một số đơn vị xuất
bản lúc đầu chỉ biết gửi email đến admin các trang đề nghị gỡ các cuốn sách
vi phạm xuống, nhưng chẳng được hồi âm. Để tự “cứu mình”, một số đơn vị
xuất bản cũng rục rịch chuẩn bị các dự án tự làm ebook và tự kinh doanh
trên website của mình để giảm bớt thiệt hại kinh tế.

Vì thế đã đến lúc, các đơn vị xuất bản cùng hợp nhau lại để giải quyết
chuyện vi phạm bản quyền này. Việc làm đơn gửi lên các cơ quan chức năng
nhà nước, công an văn hóa, an ninh mạng để họ vào trận chắc chắn sẽ nhanh
11


chóng tìm ra được những kẻ chủ mưu đăng ký mua những tên miền trên,
thậm chí qua số IP, sẽ tìm được ra nơi đặt host, địa chỉ cụ thể của từng trang
web, để từ đó có biện pháp ngăn chặn.

IV. GIẢI PHÁP
Trên thực tế, trong Luật Xuất bản hiện hành không hề có điều luật cụ
thể nào về vấn đề bản quyền sách điện tử và việc xử lý vi phạm. Cũng chính
vì lẽ đó nên các đơn vị, các cơ quan quản lý nhà nước về xuất bản không có
cơ sở pháp lý để có thể dễ dàng giải quyết các trường hợp vi phạm cụ thể.
Hiện nay, nhiều đơn vị xuất bản tự bảo vệ mình bằng cách: Tự e-mail
đề nghị các admin gỡ bỏ e-book lậu (dù cách này không mấy hiệu quả), tố
cáo lên các cơ quan chức năng, chuẩn bị các dự án tự làm e-book và tự kinh
doanh trên website của mình để giảm bớt thiệt hại kinh tế. Được biết, hiện
Chibooks đang soạn thảo công văn tố cáo những trang web đăng tải e-book
lậu của họ lên tất cả các cơ quan chức năng, đề nghị công an văn hóa và an
ninh mạng can thiệp, cũng như thuê luật sư giải quyết việc “đấu tố” các
trang web trên.
Dựa vào tình hình thực tế của ngành xuất bản, ta có thể đưa ra các giải
pháp để quản lý sách điện tử và chấm dứt tình trạng vi phạm bản quyền sách
điện tử như sau:
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động xuất
bản sách điện tử.
- Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ các nhà xuất
bản đầu tư thực hiện quy trình công nghệ xuất bản sách điện tử.

- Xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo đội ngũ cán

12


bộ biên tập, kỹ thuật chất lượng cao để chuẩn bị đồng bộ cho việc thực hiện
triển khai xuất bản sách điện tử.
- Đầu tư trang thiết bị kỹ thuật hiện đại phục vụ cho
công tác quản lý đăng ký xuất bản; lưu chiểu sách điện tử, kiểm tra sách
điện tử lưu chiểu.
- Thực hiện đồng bộ các biện pháp hữu hiệu trong
việc bảo vệ bản quyền tác giả sách điện tử.
- Mở rộng hợp tác quốc tế trong hoạt động xuất bản.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với
việc xuất bản sách trên thiết bị điện tử, Internet.

KẾT LUẬN
Đối với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam, Sách điện tử sẽ là
một hướng đi mới cho hoạt động xuất bản. Tuy nhiên, việc quản lý sách điện
tử như thế nào lại đang là một vấn đề lớn cần được giải quyết. Muốn giải
quyết được vấn đề này một cách triệt để, có lẽ nhà nước ta cần phải hoàn
thiện lại hệ thống luật pháp cho phù hợp với thực tiễn, cần quản lý chặt chẽ,
giải quyết mạnh tay hơn, đồng thời cần có chính sách về giáo dục đào tào
phù hợp cho lực lượng Biên tập viên( đặc biệt là trang bị kiến thức thực tế,
kiến thức tin học…) để có thể củng cố và phát triển nền xuất bản nước nhà,
đưa đất nước ta hội nhập sâu rộng , khẳng định được vị thế quốc gia trên
trường quốc tế.

13



14



×