Tải bản đầy đủ (.docx) (55 trang)

Sự đa dạng về chế độ chính trị, thể chế nhà nước của ASEAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.83 MB, 55 trang )



TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LỊCH SỬ
*****

Tiểu luận kết thúc học phần: ASEAN và quan hệ Việt Nam ASEAN

SỰ ĐA DẠNG VỀ CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ,
THỂ CHẾ NHÀ NƯỚC CỦA ASEAN


SỰ ĐA DẠNG VỀ CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ, THỂ CHẾ NHÀ NƯỚC CỦA ASEAN

MỤC LỤC
MỞ ĐẦ U
1.Lý do chọn đề tài......................................................................................................
2.Lịch sử nghiên cứu vấn đề.......................................................................................
3.Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài..............................................................................
4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................
5.Đóng góp của đề tài.................................................................................................
6.Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................
7.Bố cục dự kiến.........................................................................................................
8.Nguồn tư liệu...........................................................................................................
CHƯƠNG I: Khái quát về Hiệp hội các Quốc gia Đơng Nam Á
(ASEAN).........
1.1 Sự ra đời của ASEAN...........................................................................................
1.2 Q trình phát triển và sự đa dạng của ASEAN...................................................
CHƯƠNG II: Sự đa dạng về chế độ chính trị, thể chế nhà nước của
ASEAN...
2.1Sự đa dạng về chế độ chính trị của ASEAN..........................................................


2.1.1 Xã hội chủ nghĩa................................................................................................
2.1.2 Tư bản chủ nghĩa................................................................................................
2.2 Sự đa dạng về thể chế nhà nước của ASEAN.......................................................
2.2.1 Quân chủ chuyên chế ở Brunei..........................................................................
2.2.2 Quân chủ nghị viện ở Campuchia, Thái Lan và Malaysia.................................
2.2.3 Cộng hòa tổng thống ở Phippines và Indonesia.................................................
2.2.4 Cộng hòa đại nghị ở Singapore và Myanmar.....................................................
2.2.5 Cộng hòa dân chủ nhân dân ở Lào và Việt Nam...............................................
CHƯƠNG III: Đánh giá sự đa dạng về chế độ chính trị, thể chế nhà n ước
của ASEAN......................................................................................................................
3.1 Cơ hội....................................................................................................................
3.2 Thách thức.............................................................................................................
3.3 Đề xuất giải pháp xây dựng một ASEAN hịa bình..............................................
KẾT LUẬN................................................................................................................
Tài liệu tham khảo.......................................................................................................
Phụ lục.........................................................................................................................

2

4
4
5
6
6
6
7
8
9
12
12

13
17
17
18
20
21
21
23
29
33
35
43
43
43
44
45
47
50


SỰ ĐA DẠNG VỀ CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ, THỂ CHẾ NHÀ NƯỚC CỦA ASEAN

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết
tắt

Tên tiếng Anh

Tên Tiếng Việt


ASA

Association of Southeast Asia

Hiệp hội Đông Nam Á

ASEAN

Association of Southeast Asian

Hiệp hội các Quốc gia

Nations

Đông Nam Á

European Union

Liên minh châu Âu

EU

3


SỰ ĐA DẠNG VỀ CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ, THỂ CHẾ NHÀ NƯỚC CỦA ASEAN

MỞ ĐẦU
1.


Lý do chọn đề tài

Sau chiến tranh thế giới thứ II, tình hình quan hệ qu ốc tế di ễn bi ến ph ức
tạp, cuộc cạnh tranh giữa khu vực và các nước tr ở nên gây gắt. Đ ể b ảo v ệ quy ền
lợi mỗi nước và khu vực, nhiều tổ chức khu vực đã xuất hi ện. Tình hình này làm
xu thế khu vực hóa ngày càng phát triển. Xu thế đó tác động đ ến các n ước ở
Đông Nam Á, thôi thúc các nước thành lập tổ chức khu vực. Hiệp hội các Qu ốc gia
Đơng Nam Á (ASEAN) chính thức được thành lập vào ngày 08/8/1967 tại th ủ đô
Bangkok, Thái Lan. Hơn nửa thế kỷ hình thành và phát triển của ASEAN, Đông
Nam Á từ một khu vực chiến tranh, lạc hậu đang tr ở thành khu v ực hịa bình, ổn
định. Sự phát triển từ một Hiệp hội hợp tác lỏng lẻo chỉ có năm qu ốc gia đã d ần
trở thành tổ chức gồm cả 10 nước Đông Nam Á hoạt động trên cơ sở pháp lý là
Hiến chương ASEAN là minh chứng cho sức sống mạnh mẽ của ASEAN, ngày càng
chủ động, tích cực trong xử lý các vấn đề quan tr ọng và chi ến l ược c ủa khu v ực,
khả năng thích ứng với những biến động, sức hấp dẫn thu hút nhi ều đ ối tác
quan trọng ở cả tầm khu vực và tồn cầu. Hiệp hội các Quốc gia Đơng Nam Á
(ASEAN) đã từng bước trưởng thành và có vị thế vững mạnh, với sự rộng m ở về
liên kết, độc lập tự chủ trong các quyết sách và gi ữ vai trò nòng c ốt trong các c ơ
chế hợp tác, đưa ASEAN tiếp tục trở thành đối tác không th ể thi ếu của các qu ốc
gia, tổ chức quốc tế và Liên hợp quốc.
Bên cạnh các mục tiêu phát triển về kinh tế, ASEAN còn là m ột tổ chức
chính trị quan trọng tại khu vực với tham vọng gi ữ gìn nền hồ bình và an ninh
Đơng Nam Á. Trong các tổ chức khu vực hiện nay trên Thế gi ới, ASEAN là tổ ch ức
đặc biệt nhất bởi sự đa dạng đến từ các nước thành viên, nh ất là s ự đa d ạng v ề
chế độ chính trị và thể chế nhà nước. Sự đa dạng đó trở thành khó khăn lớn nhất
của ASEAN để duy trì sự hịa bình, ổn định khu vực và tìm ti ếng nói chung trong
các vấn đề của tổ chức. Nếu xem ASEAN đang nắm trên tay một b ảng màu mà
mỗi nước nước thành viên với chính thể c ủa mình là một sắc thì vi ệc ph ối nh ư
thế nào đ ể có đ ược một màu sắc hài hịa là điều khơng hề d ễ dàng và vi ệc đ ầu
tiên cần làm là phải có được sự am hiểu về các màu sắc ấy.

Ngày nay, các mối quan hệ quốc tế ở cấp độ song phương, đa phương di ễn
ra ở khu vực Đông Nam Á một cách nhộn nhịp và sâu r ộng nên vi ệc tìm hiểu sự
đa dạng của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đ ặc bi ệt là s ự đa d ạng

4


SỰ ĐA DẠNG VỀ CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ, THỂ CHẾ NHÀ NƯỚC CỦA ASEAN
về chế độ chính trị, thể chế nhà nước của ASEAN là đi ều cần thi ết đ ể có m ột
nhận thức đúng đắn, tồn diện và sâu sắc hơn. Để giải quyết sự bất đồng trong
hệ thống chính trị, duy trì ổn định an ninh khu vực thì đi ều quan tr ọng nh ất là
mỗi quốc gia và công dân của các quốc gia thành viên ASEAN phải có đ ược s ự
hiểu biết, nhìn nhận ro ràng nhất về ch ế đ ộ chính tr ị, cung như th ể ch ế nhà
nước của chính mình và các thành viên trong tổ ch ức. Đó là lý do đề tài: “Sự đa
dạng về chế độ chính trị, thể chế nhà nước của ASEAN” nên được nghiên c ứu.

2.

Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Qua quá trình nghiên cứu và tham khảo các tư liệu từ nhi ều ngu ồn khác
nhau, chúng tôi nhận thấy hiện nay chưa có tài liệu hay cơng trình nghiên cứu
nào có liên quan mật thiết đến vấn đề “Sự đa dạng về chế độ chính trị, thể chế
nhà nước của ASEAN”. Các bài viết từ các tạp chí chuyên ngành như Tạp chí
Nghiên cứu Quốc tế, Tạp chí Quốc phịng tồn dân, Tạp chí C ộng s ản cùng v ới
những tài liệu tham khảo khác… đều chưa có sự nghiên c ứu hoàn ch ỉnh v ề v ấn
đề dưới một thành quả của một cơng trình nghiên cứu thật sự. Nh ững tài li ệu
tham khảo chỉ ở mức liệt kê các thể chế nhà nước của từng nước mà ch ưa có s ự
tổng hợp và phân tích cụ thể. Trong q trình sưu tầm tài liệu, chúng tôi chia
lịch sử nghiên cứu vấn đề thành hai phần.

(1)Tài liệu trong nước: Cuốn sách “Khoa học chính trị Thể chế chính trị
các nước ASEAN” của nhà xuất bản Chính trị Quốc gia do tác giả
Nguyễn Xuân Tế viết chỉ giới thiệu sơ lược về thể chế chính trị của
một vài nước thành viên ASEAN (khơng có Việt Nam và Myanmar).
Cuốn sách này ấn bản vào năm 1999 nên hiện nay nhi ều thông tin
trong sách xem xét thực tế ở nền chính trị các nước đã thay đổi. Cuốn
sách “So sánh hành chính của các nước ASEAN” của tác giải Đồn Trọng
Tuyển do nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội ấn hành đề cập
nhiều nét tương đồng và đặc trưng riêng ở bộ máy nhà nước của từng
nước thành viên ASEAN nhưng vấn đề chế độ chính trị và thể chế nhà
nước của mỗi thành viên chỉ mới dừng ở việc nêu tên mà chưa đi vào
phân tích ro hệ thống. Bài nghiên cứu của tác giả Phong Lan có tựa đ ề
“Thể chế chính trị và tổ chức bộ máy nhà nước của ASEAN” đăng trên
tạp chí Khoa học Pháp luật số 5 năm 2002 ch ỉ m ới hình thành nên
những nét cơ bản nhất về thể chế chính trị của 9 nước thành viên
ASEAN (khơng có Việt Nam) mà khơng thể hiện được đặc trưng của

5


SỰ ĐA DẠNG VỀ CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ, THỂ CHẾ NHÀ NƯỚC CỦA ASEAN
các cơ quan tam quyền nên không thể hiện ro tính đa dạng của 5 th ể
chế ở ASEAN.
(2)Tài liệu nước ngồi: Bài bình luận ngun gốc bằng tiếng Anh mang
tên “Asean government law” của Nguyen To Hang, Phan Hong Minh viết
năm 2006 giới thiệu hệ thống pháp luật của các nước trong kh ối
ASEAN và có nhắc đến sơ nét về cơ quan lập pháp, tư pháp của các
nước. Ở nghiên cứu này, mục tiêu và cách tiếp cận của chúng tơi có
phần khác biệt so với các tác giả khác, vấn đề có tính cập nh ật nên
việc nghiên cứu không bị trùng lặp.


3.

Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài

Đề tài “Sự đa dạng về chế độ chính trị, thể chế nhà nước của ASEAN”
hướng tới tìm câu trả lời cho những vấn đề căn bản:
Sự đa dạng về chế độ chính trị, thể chế nhà nước của ASEAN được th ể
hiện như thế nào?
Tầm quan trọng của sự đa dạng về chế độ chính trị, th ể chế nhà nước của
ASEAN ra sao đối với an ninh khu vực. Và những cơ hội cung như thách th ức của
sự đa dạng này đến khu vực Đông Nam Á như thế nào cung như các qu ốc gia liên
quan?
Để giải thích các vấn đề trên, đề tài có nhiệm vụ:
Nghiên cứu về sự đa dạng về chế độ chính trị, th ể chế nhà nước của các
nước thành viên ASEAN.
Tìm hiểu cơ hội và thách thức của sự đa dạng này đến khu vực Đông Nam
Á. Những đề xuất để các nước thành viên chung tay cùng gìn giữ một ASEAN hịa
bình, thịnh vượng trong sự đa dạng chính trị.

4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng
Chúng tôi tập trung nghiên cứu về chế độ chính trị, thể chế nhà n ước của
10 nước thành viên thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là Thái
Lan, Indonesia, Phippines, Malaysia, Singapore, Brunei, Vi ệt Nam, Myanmar, Lào

6



SỰ ĐA DẠNG VỀ CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ, THỂ CHẾ NHÀ NƯỚC CỦA ASEAN
và Campuchia. Từ đó đưa ra tầm nhìn khái quát về sự đa d ạng ch ế đ ộ chính tr ị,
thể chế nhà nước của ASEAN, phân tích và nhận xét về cơ hội, thách thức của
sự đa dạng đó và đề xuất một vài ý kiến để gìn giữ được một khu v ực hịa bình,
thịnh vượng với sự đa dạng.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài này tập trung nghiên cứu 10 nước thu ộc Hi ệp h ội các qu ốc gia
Đông Nam Á (ASEAN) trong giai đoạn từ khi ASEAN thành lập đến nay (1967 2019).

5.

Đóng góp của đề tài:
Xét về mặt khoa học, đề tài “Sự đa dạng về chế độ chính trị, thể chế

nhà nước của ASEAN” sẽ giúp cho người đọc hiểu ro hơn về chế độ chính trị, th ể
chế nhà nước của 10 nước thành viên của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á
(ASEAN). Đồng thời, mang đến một cái nhìn chi tiết và khách quan về sự đa dạng
về chế độ chính trị, thể chế nhà nước của ASEAN và tác động của nó trong quan
hệ quốc tế hiện nay đặc biệt là ở khu vực Đông Nam Á.
Về mặt thực tiễn, đề tài sẽ là tài liệu đáng tin cậy cho sinh viên
trong việc nghiên cứu tổ chức Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á nói chung và
chế độ chính trị, thể chế nhà nước của ASEAN nói riêng hoặc những bạn đam mê
nghiên cứu lịch sử, chính trị của khu vực Đơng Nam Á. Đồng th ời, k ết qu ả c ủa đ ề
tài sẽ làm phong phú thêm nguồn tư liệu về quan hệ quốc tế, chính tr ị, đ ối ngo ại
của ASEAN. Đề tài mang tính cập nhật mới nhất về quan hệ qu ốc t ế trong b ối
cảnh của thế giới như hiện nay với mong muốn sẽ đóng góp tư liệu h ữu ích
trong việc tham khảo tài liệu về quan hệ quốc tế ở khu vực nói riêng và th ế gi ới
nói chung. Qua đó thế hệ trẻ chúng ta cần có sự chuẩn bị ki ến thức cần thi ết đ ể

dễ dàng hịa nhập cung với xu thế tồn cầu hóa của thế giới.

6. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài này được chúng tôi nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ
nghĩa Mác - Lênin và thực tiễn tình hình chính tr ị của các n ước ASEAN. Đây là
nền tảng để xử lý các nguồn tư liệu nhằm phân tích, so sánh các y ếu t ố đa
dạng trong nền chính trị ở khu vực Đơng Nam Á. Theo đó, phương pháp lu ận

7


SỰ ĐA DẠNG VỀ CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ, THỂ CHẾ NHÀ NƯỚC CỦA ASEAN
này được vận dụng để xem xét, nhìn nhận sự đa dạng về chế độ chính tr ị, th ể
chế nhà nước của ASEAN.
“Sự đa dạng về chế độ chính trị, thể chế nhà nước của ASEAN” là một đề
tài thuộc lĩnh vực quan hệ quốc tế, do vậy các phương pháp nghiên c ứu
chuyên ngành như phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế, phương pháp
lịch sử và phương pháp logic là những phương pháp căn bản được sử dụng
trong đề tài nghiên cứu. Bằng phương pháp lịch sử, đề tài nghiên cứu sẽ tái
hiện chế độ chính trị, thể chế nhà nước của một vài các n ước ASEAN có s ự
thay đổi theo trình tự thời gian. Với phương pháp logic, đề tài nghiên c ứu h ệ
thống lập pháp, hành pháp, tư pháp của các nước ASEAN. Đây là phương pháp
có nhiều ưu điểm nhằm miêu tả ro ràng chế độ chính trị, thể chế nhà nước
của các nước ASEAN. Từ đó có được tầm nhìn xun suốt và tổng thể, thấy
được tính đặc trưng của từng chế độ chính trị hay chính thể nhà nước của
mỗi thành viên ASEAN. Ngoài ra, các phương pháp nghiên cứu liên ngành trong
nghiên cứu quốc tế như phân tích tổng thể và tồn cục nội dung và sự ki ện,
phân tích so sánh, hệ thống hóa, khái quát, đánh giá… cung được vận dụng
trong đề tài nghiên cứu. Việc kết hợp các phương pháp nêu trên cho phép xem
xét tính đa dạng trong chế độ chính trị, thể chế nhà nước của ASEAN, nhận xét

về cơ hội và thách thức được tạo nên bởi sự đa dạng đó.

7.

Bố cục dự kiến

Ngồi phần Mở đầu và phần Kết luận, Tài liệu tham khảo và Mục lục,
nội dung chính nghiên cứu của chúng tơi gồm 3 chương.
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT HIỆP HỘI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á (ASEAN).
Đây là chương làm cơ sở nền tảng để hiểu về Hi ệp h ội các qu ốc gia Đông
Nam Á (ASEAN). Qua quá trình phát tri ển của tổ chức cho th ấy ro s ự đa d ạng c ủa
ASEAN, đặc biệt là sự đa dạng về chế độ chính trị và thể chế nhà nước.
CHƯƠNG II: SỰ ĐA DẠNG VỀ CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ, THỂ CHẾ NHÀ NƯỚC
CỦA ASEAN
Chương này sẽ lần lượt nghiên cứu về sự đa dạng chế độ chính trị của
ASEAN với hai chế độ là xã hội chủ nghĩa và tư bản ch ủ nghĩa cùng năm th ể ch ế
nhà nước là quân chủ tuyệt đối, quân chủ nghị viện, cộng hòa tổng th ống, c ộng

8


SỰ ĐA DẠNG VỀ CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ, THỂ CHẾ NHÀ NƯỚC CỦA ASEAN
hòa đại nghị và cộng hòa dân chủ nhân dân ở 10 nước thành viên. Sự đa dạng còn
được làm nổi bật qua việc so sánh các quốc gia trong cùng m ột ch ế đ ộ chính tr ị
hay thể chế nhà nước nhưng vẫn có những đặc trưng riêng.
CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ SỰ ĐA DẠNG VỀ CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ, THỂ CHẾ
NHÀ NƯỚC CỦA ASEAN
Sau khi nghiên cứu, chúng tôi rút ra được một vài nhận xét v ề c ơ h ội và
thách thức khi ASEAN có sự đa dạng về chế độ chính trị và th ể chế nhà n ước. T ừ
đó, chúng tôi đề xuất một vài ý kiến để xây dựng ASEAN hịa bình, h ợp tác và

thịnh vượng dựa trên cơ sở hiểu và tôn trọng những sắc màu riêng v ề chính tr ị
của các nước thành viên.

8.

Nguồn tư liệu

Để thực hiện đề tài“Sự đa dạng về chế độ chính trị, thể chế nhà n ước của
ASEAN”, chúng tôi đã sử dụng nguồn tư liệu gồm sách, báo, tạp chí và các trang
website bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh. Cụ thể:
Nguồn sách Tiếng Việt
1. Bùi Thị Thanh Phương (2016), Tìm hiểu về Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á: Myanmar, nxb Quân đội Nhân dân, trang 82 - 100.
2. Dương Lan Hải (1995), Brunei - đất nước đang vươn mình , nxb Chính trị Quốc
gia Hà Nội, trang 121 – 120.
3. Đoàn Trọng Tuyển (1998), So sánh hành chính của các nước ASEAN , nxb Chính
trị Quốc gia Hà Nội.
4. Hồng Văn Mạnh (2016), Tìm hiểu về Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á:
Brunei, nxb Quân đội Nhân dân, trang 73 – 76.
5. Hội đồng Quốc gia (1995), Từ điển Bách Khoa Việt Nam tập 1 , nxb Từ điển
Bách khoa Hà Nội, trang 432.
6. Kishore Mahbubani (2017), ASEAN diệu kỳ - Vì một cộng đồng ASEAN phát
triển bền vững và thịnh vượng, nxb Thế giới, trang 18 - 19.

9


SỰ ĐA DẠNG VỀ CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ, THỂ CHẾ NHÀ NƯỚC CỦA ASEAN
7. Lê Văn Thuận (2016), Pháp luật Đại cương, nxb Đại học Sư phạm Thành phố
Hồ Chí Minh, trang 20 -25.

8. Ngơ Minh Sơn (2016), Tìm hiểu về Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á:
Indonesia, nxb Quân đội Nhân dân, trang 148 - 180.
9. Nguyễn Trần Quế (Chủ biên) 2005, 35 năm ASEAN – Hợp tác và phát triển , nxb
Khoa học xã hội, 2005, trang 12-20
10. Nguyễn Trường Anh (2016), Tìm hiểu về Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á:
Thái Lan, nxb Quân đội Nhân dân, trang 57 – 65.
11. Nguyễn Xuân Tế (1999), Thể chế chính trị một số nước ASEAN , nxb Chính trị
Quốc gia Hà Nội.
12. Phạm Văn Thỏa (2016), Tìm hiểu về Hiệp hội các quốc gia Đông Nam
Á:Phiplippines, nxb Quân đội Nhân dân, trang 89 - 116
13. Phạm Văn Viện (2016), Tìm hiểu về Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á:
Malaysia, nxb Quân đội Nhân dân, trang 57 – 65.
14. Phan Đăng Thanh Trang (2014), Lược sử lập hiến các quốc gia Đông Nam Á ,
nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.
15. Phong Lan (2002) , “Thể chế chính trị và tổ chức bộ máy nhà nước của
ASEAN”, tạp chí Khoa học Pháp luật số 5.
16. Quốc hội (2013), Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam , nxb
Tư pháp.
Nguồn sách Tiếng Anh
1. Chua Deniel (2018), Asean 50: Regional Security Cooperation Through Selected
Documents, World Scientific, p13.
2. Denny Indrayana (2008) Indonesian Constitutional Reform 1999-2002: An
Evaluation of Constitution-Making in Transition, Kompas Book Publishing, Jakarta,
p266 – 267.
3. Kishore Mahbubani (2014), “The Great Convergence: Asia, the West, and the
Logic of One World”, PublicAffairs, page 13.

1



SỰ ĐA DẠNG VỀ CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ, THỂ CHẾ NHÀ NƯỚC CỦA ASEAN
4. Ministry of Information (2008), Constitution of the Republic of the Union of
Myanmar, p3 – 13.
5. Zaide, Sonia M (1994), The Philippines: A Unique Nation, All-Nations Publishing
Co, p354.
Trang website Tiếng Việt
1. Cổng thông tin điện tử nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam
/>gTinTongHop/hethongchinhtri?
fbclid=IwAR1ZlrkVk2v5te9fV0ka0FXgLnBPKBRGWrzKWHUaDHrG0E1Xz1_AVzR
PVlw [truy cập 20/3/2019 lúc 5:27]
2. V.I. Lenin, “Bàn về Nhà nước”, Báo Sự thật, đăng ngày 18 tháng Giêng 1929.
[truy cập ngày
19/03/2019 lúc 10:56]
Báo và tạp chí Tiếng Anh
1. Asian Review Staff (2017), “Myanmar under transition”, Aisan Review, February
9.

/>
in-20182 [truy cập ngày 20/3/2019 lúc 9:14]
25. Bigornia, Amante (1997), “The 'consultations' on Charter change”. The Manila
Standard, Sep 17. />id=no8VAAAAIBAJ&sjid=bQsEAAAAIBAJ&pg=4208,1807319&dq [truy cập ngày
21/03/2019 lúc 12:05]
26. Government of Singapore (2018), Our legal symtem, Ministry of Law
Singapore,

Jun

21.

/>

system.html [truy cập ngày 20/3/2019 lúc 5:58]
2. MacAlister Brown and Joseph J. Zasloff (1994), “Development of the
Constitutio. A

country

study:

Laos”,

Library

of

Congress.

/>cập ngày 20/03/2019 lúc 4:23]

1

[truy


SỰ ĐA DẠNG VỀ CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ, THỂ CHẾ NHÀ NƯỚC CỦA ASEAN

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ HIỆP HỘI CÁC QUỐC GIA
NAM Á (ASEAN)
1.1

ĐÔNG


Sự ra đời của ASEAN

Sau chiến tranh Thế giới thứ hai, quan hệ quốc tế diễn bi ến phức t ạp,
cuộc cạnh tranh giữa các nước và khu vực ngày càng gây gắt. Để bảo v ệ quy ền
lợi mỗi nước và khu vực, nhiều tổ chức khu vực xuất hi ện. Tình hình này đã làm
xu thế khu vực hóa ngày càng phát triển. Xu thế đó tác động đ ến các n ước ở
Đơng Nam Á, thôi thúc các nước thành lập tổ chức khu vực. Đến gi ữa những năm
60 của thế kỷ XX, Mỹ ngày càng sa lầy ở cuộc chiến tranh xâm l ược Vi ệt Nam.
Tình hình này tác động đến các nước ngồi Đơng Dương. Họ mu ốn thành l ập t ổ
chức đối phó với Việt Nam sau khi Mỹ rút kh ỏi nước này. Cùng kho ảng th ời gian
đó, Trung Quốc thể hiện tham vọng mở rộng ảnh hưởng xuống khu vực Đông
Nam Á thông qua việc giúp một số Đảng Cộng sản ở Đông Nam Á, tăng c ường
giúp Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đánh Mỹ. Trước tình hình này các n ước ngồi
Đơng Dương muốn thành lập một tổ chức đủ mạnh để chặn chi phối của n ước
lớn vào khu vực và sự tăng cường “trả thù” của Việt Nam.
Từ sau năm 1945, ngoại trừ Thái Lan độc lập từ trước, các nước Đông
Nam Á giành được độc lập ở các mức độ khác nhau. Năm 1945, Indonesia, Vi ệt
Nam, Lào giành độc lập. Tiếp đó các nước Đơng Nam Á đều ti ếp tục đấu tranh và
giành độc lập. Sau khi giành độc lập, các nước này đều đứng tr ước khó khăn
chung là phải đối phó với phong trào chống đối trong nước và chung m ục tiêu là
ổn định để phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, nhu cầu tập hợp l ại thành m ột tổ
chức để hỗ trợ đối phó và giải quyết những vấn đề trên trở nên cấp bách. Các
nước cung muốn thành lập một tổ chức chung để tăng thêm sức mạnh trong quá
trình đàm phán với các nước khác, đặc biệt là nước lớn.

1


SỰ ĐA DẠNG VỀ CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ, THỂ CHẾ NHÀ NƯỚC CỦA ASEAN

Indonesia có diện tích và dân số nhỏ nhất Đông Nam Á, hy v ọng chi ếm v ị
trí lãnh đạo và tiến tới khống chế trên một số mặt các n ước trong tổ ch ức, mu ốn
thông qua tổ chức để phát triển ảnh hưởng ở khu vực và th ế gi ới. Singapore
muốn gia nhập để tránh bị cô lập và đồng thời lợi dụng thị trường rộng l ớn, giàu
tiềm năng của khu vực để phụ vụ sự phát triển sau khi tách khỏi Malaysia vào
tháng 8/1965. Philipines tham gia với mong muốn tiến tới đa dạng chính sách
ngoại giao nhằm giải quyết tranh chấp lãnh thổ. Malaysia muốn tham gia đ ể xoa
dịu mâu thuẫn, xây dựng quan hệ với các nước và đối phó với khó khăn t ỏng
nước. Thái Lan hy vọng dựa vào láng giềng để đối phó v ới cu ộc đấu tranh trong
nước và sự ảnh hưởng to lớn của cách mạng Đông Dương.
Dựa vào những nguyên nhân trên, vào những năm 60 - 70 của th ế kỷ XX, ở
Đông Nam Á lần lượt xuất hiện nhiều tổ chức khu vực. Năm 1961, Hi ệp h ội
Đông Nam Á (Association of Southeast Asia: ASA) ra đời, nối kết Liên bang
Malaya (bây giờ là Malaysia và Singapore), Philippines và Thái Lan. Năm 1963,
Indonesia, Liên bang Malaya và Philippin còn thành l ập tổ ch ức Maphilindo, trong
một nỗ lực thúc đẩy hợp tác giữa 3 quốc gia này. 1 Nhưng hợp tác bên trong ASA
và Maphilindo bị tổn hại nghiêm trọng bởi các cuộc tranh chấp lãnh th ổ gi ữa các
nước thành viên cung như bất đồng đối với việc thành lập Liên bang Malaysia.
Kết quả, Maphilindo chỉ tồn tại từ năm 1963 cho đến khi ASEAN thay th ế nó vào
năm 1967. ASA cung chỉ tồn tại chính thức từ năm 1961 đến năm 1967, đóng c ửa
một thời gian ngắn sau khi ASEAN được thành lập.
Sau quá trình vận động, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đ ược
thành lập ngày 08/8/1967 phản ánh nguyện vọng của 5 nước Đông Nam Á
(Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lanvà Philippines) v ới mong mu ốn hình
thành một tổ chức khu vực vì mục tiêu hịa bình, hợp tác và phát tri ển.
Sau hơn 50 năm phát triển, từ một Hiệp hội hợp tác lỏng lẻo chỉ có năm
quốc gia đã dần trở thành tổ chức gồm cả 10 nước Đông Nam Á hoạt động trên
cơ sở pháp lý là Hiến chương ASEAN là minh chứng cho sức s ống m ạnh mẽ c ủa
ASEAN, ngày càng chủ động, tích cực trong xử lý các vấn đ ề quan tr ọng và chi ến
lược của khu vực, khả năng thích ứng với những biến động, sức hấp dẫn thu hút

nhiều đối tác quan trọng ở cả tầm khu vực và toàn cầu. Hi ệp h ội các qu ốc gia
Đông Nam Á (ASEAN) đã từng bước trưởng thành và có vị thế vững mạnh, v ới s ự
1 Chua Deniel (2018), Asean 50: Regional Security Cooperation Through Selected Documents,
World Scientific, p 13.

1


SỰ ĐA DẠNG VỀ CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ, THỂ CHẾ NHÀ NƯỚC CỦA ASEAN
rộng mở về liên kết, độc lập tự chủ trong các quyết sách và giữ vai trò nòng c ốt
trong các cơ chế hợp tác, đưa ASEAN tiếp tục trở thành đối tác không th ể thi ếu
của các quốc gia, tổ chức quốc tế và Liên hợp quốc.

1.2 Quá trình phát triển và sự đa dạng của ASEAN
Những động cơ cho sự ra đời của ASEAN là đ ể các thành viên gi ới tinh tuý
cầm quyền có thể tập trung cho việc xây dựng quốc gia, n ỗi s ợ hãi chung v ề ch ủ
nghĩa cộng sản, đã làm giảm lòng tin ở hay mất tin cậy vào nh ững cường qu ốc
nước ngoài trong thập niên 1960, cung như một tham v ọng v ề phát tri ển kinh
tế; không đề cập tới tham vọng của Indonesia tr ở thành một bá ch ủ trong vùng
thông qua việc hợp tác cấp vùng và hy vọng từ phía Malaysia và Singapore đ ể
kiềm chế Indonesia và đưa họ vào trong một khuôn khổ mang tính h ợp tác h ơn.
Khơng giống như Liên minh châu Âu (EU), ASEAN được thi ết k ế đ ể phục v ụ ch ủ
nghĩa quốc gia.
Năm 1976, nhà nước Melanesian Papua New Guinea được trao quy chế
quan sát viên. Trong suốt thập niên 1970, tổ chức này bám vào một chương trình
hợp tác kinh tế, sau Hội nghị thượng đỉnh Bali năm 1976. Nó đã giảm giá tr ị h ồi
giữa thập niên 80 và chỉ được hồi phục khoảng năm 1991 nh ờ một đ ề xu ất c ủa
Thái Lan về một khu vực tự do thương mại cấp vùng. Sau đó kh ối này m ở r ộng
khi Brunei Darussalam trở thành thành viên thứ sáu sau khi gia nhập ngày 8
tháng 1 năm 1984, chỉ một tuần sau khi họ giành được độc lập ngày 1 tháng 1.

Ngày 28 tháng 7 năm 1995, Việt Nam trở thành thành viên th ứ b ảy. Lào và
Myanmar gia nhập hai năm sau ngày 23 tháng 7 năm 1997. Campuchia đã d ự
định gia nhập cùng Lào và Myanmar, nhưng bị trị hỗn vì cu ộc tranh giành chính
trị nội bộ. Nước này sau đó gia nhập ngày 30 tháng 4 năm 1999, sau khi đã ổn
định chính phủ.1
Qua q trình phát triển từ 5 thành viên lên 10 thành viên, ASEAN mang
trong mình sự đa dạng về tất cả các lĩnh vực. Ở ASEAN, các thành viên khác biệt
nhau hồn tồn từ văn hóa đến tơn giáo, đặc biệt là tư tưởng chính tr ị. Khơng
một tổ chức nào trên thế giới hội tụ nhiều thể chế nhà nước và đủ cả hai ch ế độ
chính trị như ở ASEAN.

1 Nguyễn Trần Quế (Chủ biên) 2005, 35 năm ASEAN – Hợp tác và phát triển , nxb Khoa học xã
hội, trang 12-20

1


SỰ ĐA DẠNG VỀ CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ, THỂ CHẾ NHÀ NƯỚC CỦA ASEAN
Một nhà sử học nổi tiếng người Anh C. A. Fisher đã miêu tả khu vực này
giống như “Balkan của châu Á” và nói thêm rằng Balkan của châu Á còn bao g ồm
nhiều thứ hơn Balkan của châu Âu. Ơng từng dự đốn nhi ều khó khăn cho Đông
Nam Á. Tương tự, một trong năm cha đẻ sáng lập ra ASEAN, Thanat Khoman, vi ết
trên một bài báo đăng trên tạp chí Foreign Affairs xuất bản năm 1964 nh ư sau:
“Xét về mặt quyền lực chính trị, Đơng Nam Á ít nhi ều gi ống Balkan, khi Đông Âu
ở vào đêm trước thế chiến thứ nhất. Mỗi quốc gia, theo số phận của chính mình,
nói ngơn ngữ chính trị riêng của chính mình và nhìn chung là khó hi ểu. Ở đây
khơng có sự đồng thanh hay một tiếng nói chung”. 1 Vì vậy, nếu như trong những
năm đầu thành lập, nhìn quanh thế giới để tìm một khu vực có s ự h ợp tác qu ốc
tế hứa hẹn nhất chắc chắn ASEAN sẽ đứng cuối danh sách thì th ực t ế của quá
trình phát triển đã chứng minh tổ chức khu vực thành công th ứ hai trên th ế gi ới

lại là ASEAN. Nếu ASEAN là một đứa trẻ nhỏ thì nó có lẽ đã đ ược sinh non. Th ế
nhưng, đứa trẻ mong manh đó đã trở thành ngơi sao thế giới.
Sức mạnh làm nên kỳ tích ấy của ASEAN là ở chỗ với phương cách h ội
nhập độc đáo phù hợp với điều kiện tình hình cụ th ể của một khu vực r ất đa
dạng cả về văn hóa, tơn giáo, lịch sử, hệ thống chính trị. Sự đa dạng mà vì nó,
nhiều khu vực trên thế giới đã phải chìm trong hỗn loạn, bạo lực, chi ến tranh.
ASEAN đã biến sự đa dạng này từ một một yếu tố bất l ợi thành m ột l ợi th ế
trong quá trình hội nhập và xây dựng cộng đồng. ASEAN duy trì đồn kết nhất trí
trên cơ sở các cam kết chung và trách nhi ệm tập th ể đối v ới hịa bình, ổn đ ịnh và
sự thịnh vượng của khu vực trên cơ sở các nguyên tắc tôn trọng độc lập, ch ủ
quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, giúp đỡ nhau vượt qua
khó khăn nhưng khơng áp đặt. Trong ASEAN, các quy ết định được đ ưa ra trên c ơ
sở nhất trí nhằm đảm bảo khơng quốc gia thành viên nào b ị g ạt ra kh ỏi l ề trong
việc giải quyết những vấn đề thuộc mối quan tâm chung. Với sự đa dạng đó,
chính phương thức hội nhập thơng qua tăng cường hiểu biết lẫn nhau, sự tin cậy
và hợp tác vì những mục tiêu chung đã làm nên sức mạnh của ASEAN, bản sắc
của ASEAN.
Cho tới nay, ASEAN đã đạt được nhiều thành tựu quan tr ọng sau h ơn b ốn
thập kỷ hình thành và phát triển. Thành tựu đáng chú ý nhất là Hi ệp h ội đã hoàn
1 Kishore Mahbubani (2017), ASEAN diệu kỳ - Vì một cộng đồng ASEAN phát tri ển b ền v ững và
thịnh vượng, nxb Thế giới, trang 18 - 19.

1


SỰ ĐA DẠNG VỀ CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ, THỂ CHẾ NHÀ NƯỚC CỦA ASEAN
tất ý tưởng về một ASEAN bao gồm cả 10 quốc gia Đông Nam Á, giúp ch ấm d ứt
sự chia rẽ và đối đầu giữa các nước Đông Nam Á; tăng cường hi ểu bi ết và tin c ậy
lẫn nhau, thúc đẩy hợp tác toàn diện và ngày càng chặt chẽ dựa trên nh ững
nguyên tắc của “Phương thức ASEAN,” trong đó chú trọng đối thoại, đồng thuận,

không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. ASEAN - 10 cung giúp bi ến Hi ệp
hội trở thành một tổ chức hợp tác khu vực thực sự, là nhân tố quan tr ọng b ảo
đảm hịa bình, an ninh, hợp tác và phát triển ở khu vực Đơng Nam Á và Châu Á Thái Bình Dương.
Trên lĩnh vực chính trị - an ninh, ASEAN đã đưa ra nhi ều sáng ki ến và cơ
chế bảo đảm hịa bình và an ninh khu vực, như : Tun bố Đơng Nam Á là Khu
vực Hịa bình, Tự do và Trung lập năm 1971 ; Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở
Đông Nam Á ký năm 1976; Hiệp ước Khu vực Đơng Nam Á khơng có vu khí hạt
nhân năm 1995 ; Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông năm 2002… Kể
từ năm 1994, ASEAN cung khởi xướng và chủ trì Diễn đàn Khu vực ASEAN là nơi
ASEAN và các đối tác bên ngoài tiến hành đối thoại và hợp tác v ề các v ấn đ ề
chính trị - an ninh ở Châu Á -Thái Bình Dương.
Như vậy sau hơn 50 năm tồn tại, ASEAN đã chuyển hóa căn b ản về m ọi
mặt, trở thành nơi tập hợp lực lượng không thể thi ếu của các n ước nh ỏ và v ừa,
nhằm duy trì hịa bình và an ninh khu vực, tạo đi ều ki ện đ ể các n ước thành viên
mở rộng quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế. Ở cuộc h ọp th ượng đỉnh
ASEAN ở Bali vào ngày 07/10/2003, các nhà lãnh đạo ASEAN đã thơng qua Tun
bố Hịa hợp ASEAN II (ASEAN Concord II) nhằm xây dựng một Cộng đồng
ASEAN vào năm 2015, bao gồm ba trụ cột chính: Cộng đồng chính trị – an ninh
ASEAN, Cộng đồng kinh tế ASEAN, và Cộng đồng văn hóa xã hội ASEAN.
Tháng 11/2007, Hiến chương ASEAN cung đã được thơng qua và chính
thức có hiệu lực từ ngày 15/12/2008 sau khi đã được tất cả 10 quốc gia thành
viên phê chuẩn. Bản Hiến chương này giúp tạo cơ sở pháp lý và khuôn khổ th ể
chế cho ASEAN tăng cường liên kết khu vực, trước hết là phục v ụ mục tiêu hình
thành Cộng đồng ASEAN vào năm 2015. Ngoài ra bản Hi ến chương ph ản ánh s ự
trưởng thành của ASEAN, thể hiện tầm nhìn và quyết tâm chính trị mạnh mẽ của
các nước thành viên về mục tiêu xây dựng một ASEAN liên kết ch ặt chẽ h ơn và
vững mạnh hơn, hỗ trợ cho mục tiêu hịa bình và phát tri ển của c ả khu v ực cung
như từng nước thành viên.

1



SỰ ĐA DẠNG VỀ CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ, THỂ CHẾ NHÀ NƯỚC CỦA ASEAN
Tuy nhiên, mọi tiến bộ của ASEAN trong tương lai đều phụ thuộc vào việc
Hiệp hội có thể vượt qua được những hạn chế và thách thức cịn tồn tại hay
khơng. Có thể nói, đến nay, ASEAN vẫn là một hiệp hội khá l ỏng lẻo, tính liên k ết
khu vực còn thấp trong khi vẫn tồn tại sự khác bi ệt l ớn về ch ế độ chính tr ị-xã
hội và trình độ phát triển giữa các nước thành viên. ASEAN cịn bị ch ỉ trích vì có
nhiều chương trình hợp tác nhưng kết quả thực hiện còn hạn chế; tổ chức bộ
máy và phương thức hoạt động cồng kềnh, kém hiệu quả. Việc ASEAN duy trì
“Phương thức ASEAN” cung bị chỉ trích là một cản tr ở đối với vi ệc phát huy vai
trò của tổ chức này. Ngồi ra, nhiều mâu thuẫn vẫn cịn tồn tại trong ASEAN, tiêu
biểu như tranh chấp biên giới giữa Thái Lan và Campuchia. Những mâu thu ẫn
này tiếp tục làm nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp, ảnh hưởng đến đồn kết, h ợp
tác và uy tín của ASEAN.

CHƯƠNG II: SỰ ĐA DẠNG VỀ CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ,
NHÀ NƯỚC CỦA ASEAN

TH Ể CH Ế

2.1 Sự đa dạng về chế độ chính trị của ASEAN
Thuật ngữ chính trị có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp “politika” có nghĩa là
cơng việc nhà nước, cơng việc xã hội. Chính trị cung được hi ểu là ho ạt đ ộng
trong quan hệ giữa các giai cấp, các dân tộc, các nhà n ước. Theo V.I Lênin, cái c ơ
bản nhất trong tổ chức chính trị đó là tổ chức chính quyền Nhà n ước. Đi ều đ ầu
tiên trong lĩnh vực chính trị là tham gia vào công vi ệc nhà n ước nh ư th ế nào; quy
định hình thức, nhiệm vụ phương hướng và nội dung hoạt động của Nhà nước ra
sao. Theo V.I.Lenin, “bất kỳ một vấn đề nào cung có th ể tr ở thành v ấn đ ề chính
trị, nếu giải quyết vấn đề đó động chạm đến quyền lợi giai cấp, chính quy ền

nhà nước vì vậy chính trị chính là vấn đề thực hi ện quyền lực nhà nước, quyền
lực thuộc về ai và phục vụ, bảo vệ quyền lợi cho ai, cho giai cấp nào, t ầng l ớp
nào trong xã hội”. 1

1 V.I. Lenin, “Bàn về Nhà nước”, Báo Sự thật, đăng ngày 18 tháng Giêng 1929.
[truy cập ngày 19/03/2019]

1


SỰ ĐA DẠNG VỀ CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ, THỂ CHẾ NHÀ NƯỚC CỦA ASEAN
Theo tự điển Bách khoa Việt Nam, chế độ chính trị được hiểu là nội dung
phương thức tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị quốc gia mà trung tâm
là nhà nước. Chế độ chính trị được cấu thành bởi sự kết hợp các yếu tố: chính
trị, kinh tế - xã hội, tư tưởng văn hóa, pháp luật. Chế độ chính trị được hi ểu ro
nét nhất trong mơ hình tổ chức nhà nước; trong hiến pháp của mỗi nhà nước
quy định về nguồn gốc và tính chất của quyền l ực, sự phân b ố và tổ ch ức các c ơ
quan quyền lực và mối quan hệ giữa các cơ quan quyền l ực, về nh ững quan h ệ
của nhà nước với cơng dân, các đảng phái chính trị, các tổ chức xã h ội, gi ữa các
giai cấp và tầng lớp xã hội, giữa các dân tộc trong nước và thế giới. 1
Chế độ chính trị của các nước ASEAN (trừ Thái Lan) từ sau Chi ến tranh
thế giới thứ hai đến nay gắn liền với quá trình đấu tranh giành và gi ữ v ững n ền
độc lập dân tộc, xây dựng và phát triển đất nước. Sự lựa chọn con đường phát
triển tư bản chủ nghĩa hay xã hội chủ nghĩa là một trong nh ững yếu t ố quy ết
định tính chất và đặc điểm của hình thức chính th ể và tổ ch ức b ộ máy nhà n ước
các nước ASEAN. Ở ASEAN hiện nay có 8 nước đi theo con đường phát tri ển tư
bản chủ nghĩa và 2 nước đi theo con đường phát triển xã hội chủ nghĩa.
2.1.1Chế độ xã hội chủ nghĩa ở ASEAN
Những quốc gia theo chế độ xã hội chủ nghĩa là những quốc gia có nhà
nước vận hành dưới chế độ một đảng và tuyên bố theo tư tưởng

của Marx và Lenin. Để phù hợp với chủ nghĩa Marx - Lenin, hiến pháp của những
nước này tuyên bố tất cả quyền lực thuộc về giai cấp công nhân, và nền dân
chủ chun chính vơ sản đang được thực hiện và họ đang xây dựng chủ nghĩa xã
hội với mục tiêu tiến lên chủ nghĩa cộng sản.
Đặc điểm:
* Đảng:
- Thể chế căn bản của cơ cấu quyền lực là đảng cộng sản. Các nước xã hội
chủ nghĩa có hệ thống đơn đảng, trong đó khơng đảng đối lập khác nào được
hoạt động. Ở thời điểm đỉnh cao của quyền lực, đảng viên chiếm một t ỉ l ệ dân
số đáng kể.

1 Hội đồng Quốc gia (1995), Từ điển Bách Khoa Việt Nam tập 1, nxb Từ điển Bách khoa Hà Nội,
trang 432.

1


SỰ ĐA DẠNG VỀ CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ, THỂ CHẾ NHÀ NƯỚC CỦA ASEAN
- Ban lãnh đạo được bầu tại đại hội tổ chức cơ sở theo từng nhi ệm kỳ c ụ
thể. Mỗi tổ chức cơ sở có một bí thư lãnh đạo.
- Các cán bộ lãnh đạo được bầu (làm việc chuyên trách) và công ch ức đ ược
của đảng thường được biết đến như là bộ máy của đảng.
* Nhà nước:
Nhà nước được chia thành 3 ngành: lập pháp, hành phápvà tư pháp; cơ
quan quản lý nhà nước có trách nhiệm hành pháp và tư pháp.
Hiến pháp của nhiều nước xã hội chủ nghĩa khẳng định: Lực lượng lãnh
đạo đất nước là đảng cộng sản. Pháp luật của các nước xã h ội chủ nghĩa không
xác định cụ thể nhưng trong thực tế phạm vi quyền phán quyết của đảng bao
trùm lên các lĩnh vực:
Bổ nhiệm, thăng chức, giáng chức trong các cơ quan đảng và các cơ quan

quản lý hành chính nhà nước, các vị trí quản lý chủ yếu trong nền kinh tế.
Các tổ chức đảng ra quyết định về tất cả các công việc chủ yếu của nhà
nước trước khi cơ quan nhà nước quyết định.
Bộ máy của đảng có quan hệ trực tiếp với bộ máy nhà nước. Trong đó một
cơng chức đảng nào đó hoặc một nhóm cơng chức trong bộ máy của đảng sẽ ch ịu
trách nhiệm về tất cả các lĩnh vực quan trọng của hoạt động nhà nước.
* Các tổ chức chính trị xã hội:
- Nhiều tổ chức, hiệp hội trong xã hội được g ọi chung là các t ổ ch ức qu ần
chúng. Đặc điểm chính của các tổ chức này là mỗi tổ chức được qu ản lý m ột lĩnh
vực nhất định.
- Cách thức xây dựng và điều hành các tổ chức quần chúng chủ yếu trên c ơ
sở cụ thể hóa chủ trương, đường lối đã định sẵn của đảng. Vì vậy, các tổ chức
quần chúng nếu có tham gia vào q trình bầu cử c ơ quan đ ại di ện nhân dân
hoặc q trình xây dựng chính sách thì chủ yếu là theo đ ịnh h ướng đã v ạch s ẵn.
Đó chính là nét đặc trưng của hệ thống khơng chấp nhận đa ngun chính trị.
Hiện tại trên thế giới cịn 4 các quốc gia, trong đó có 2 qu ốc gia thu ộc
ASEAN là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

1


SỰ ĐA DẠNG VỀ CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ, THỂ CHẾ NHÀ NƯỚC CỦA ASEAN
theo chế độ chính trị Xã hội chủ nghĩa. Cả 2 nước này đều là những qu ốc gia k ết
hợp giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản, theo ch ủ nghĩa Mác - Lenin và
có Đảng cầm quyền.
Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công chấm dứt ách th ực dân – phong
kiến ở Việt Nam. Ngày 02/9/1945, Hồ Chí Minh đọc bản tun ngơn đ ộc l ập tại
vườn hoa Ba Đình, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ C ộng hòa (nay là n ước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) do Đảng Cộng sản Vi ệt Nam lãnh đ ạo.
Theo Hiến pháp Việt Nam 2013, chương I Chế độ chính trị có nêu ro “N ước C ộng

hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quy ền, th ống nhất và
tồn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng bi ển và vùng tr ời.... Nhà n ước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quy ền xã h ội chủ nghĩa
của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân... Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên
phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai
cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Marx Lenin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.”1 Một
trong những đặc trưng cơ bản của Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là do nhân dân
lao động làm chủ. Một số tổ chức chính trị xã hội ở Vi ệt Nam: Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh , Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt
Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội
Nơng dân Việt Nam.
Ngày 2/12/1975,Chính ph ủ Pathet Lào cùng v ới s ự h ỗ tr ợ c ủa
quân đ ộ i Vi ệ t Nam l ậ t đ ổ chính quy ền hồng gia Lào, ch ấm d ứt ch ế đ ộ
quân ch ủ sáu th ế k ỷ và thi ế t l ậ p ch ế đ ộ xã h ội ch ủ nghĩa, cùng lúc đó
khai sinh ra n ướ c C ộ ng hòa dân ch ủ nhân dân Lào do Đảng Nhân dân Cách
mạng Lào lãnh đạo. Trong Hiến pháp Lào năm 2015, chương I Chế độ chính trị
nêu ro “Nước Cộng hịa Dân chủ Nhân dân Lào là nhà nước dân ch ủ nhân dân .
Quyền làm chủ nhà nước của nhân dân các bộ tộc Lào đ ược b ảo đ ảm và th ực
hiện thơng qua chế độ chính trị với hạt nhân lãnh đạo là Đảng Nhân dân Cách
mạng Lào”.2 Một số tổ chức chính trị xã hội ở Lào là Mặt trận Lào Xây d ựng Đ ất
nước, Liên đoàn các tổ chức cơng đồn, Đồn Thanh niên Nhân dân Cách m ạng và
Liên hiệp các hội phụ nữ “đoàn kết và vận động nhân dân”.
1 Quốc hội (2013), Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nxb Tư pháp.
2 MacAlister Brown and Joseph J. Zasloff (1994), “Development of the Constitutio. A country
study: Laos”, Library of Congress.
/>[truy cập ngày
20/03/2019 lúc 4:23]

2



SỰ ĐA DẠNG VỀ CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ, THỂ CHẾ NHÀ NƯỚC CỦA ASEAN
2.1.2 Chế độ tư bản chủ nghĩa ở ASEAN
Khác với các quốc gia theo chế độ xã hội ch ủ nghĩa, các qu ốc gia t ư b ản
chủ nghĩa khơng có giáo lý chung cho “chủ nghĩa” của hệ thống này. Xã h ội tư bản
chủ nghĩa không bắt buộc công nhận bất cứ “chủ nghĩa” hay học thuy ết nào. Do
đó chế độ chính trị của xã hội tư bản chủ nghĩa thường dựa trên chế độ đa
đảng cạnh tranh và đa nguyên chính trị. Đây là đặc điểm tư tưởng chính trị khác
nhau cơ bản của một “nhà nước tư bản chủ nghĩa” với một “nhà nước xã hội ch ủ
nghĩa”.
Các quốc gia trong ASEAN bao gồm Thái Lan, Indonesia, Malaysia,
Myanmar, Philippines, Singapore, Campuchia, Brunei đều theo ch ế đ ộ chính tr ị t ư
bản chủ nghĩa. Tuy nhiên ở mỗi quốc gia lại mang một sự hình thái bi ến đổi khác
nhau của chủ nghĩa tư bản.
Nhìn chung, các quốc gia ASEAN theo chế độ chính trị tư bản ch ủ nghĩa
đều có đa đảng hoạt động: ở Campuchia có Đảng Nhân dân Campuchia, Đảng
Cứu quốc Campuchia FUNCINPEC; ở Singapore có Đảng Hành động Nhân dân,
Đảng Đoàn kết Dân tộc, Đảng Dân chủ Singapore, Đảng Cơng Nhân Singapore; ở
Thái Lan có các đảng lớn là Đảng Dân chủ, Quốc dân Đảng, Đ ảng Nhân dân Vĩ
đại; ở Phippines có khoảng 15 đảng phái chính trị; ở Malaysia có kho ảng 12
đảng lớn; ở Myanmar có 12 đảng trong Quốc hội; ở Indonesia có 9 đảng trong
Quốc hội.

2.2

Sự đa dạng thể chế nhà nước ở ASEAN
Thể chế chính trị là loại hình chế độ, cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước mà

mỗi quốc gia lựa chọn để quyết định xây dựng những quy định, lu ật lệ cho m ột
chế độ xã hội mà chính phủ nước đó sử dụng để quản lý xã hội. Trên th ế gi ới có

nhiều dạng thể chế chính trị khác nhau và Hiến pháp là văn bản pháp lý cao
nhất của mỗi nước quy định về loại hình chế độ hay thể ch ế chính tr ị c ủa n ước
đó.1
Đặc điểm của các thể chế chính trị được thể hiện ro qua cơ quan lập pháp
(hội đồng có chủ ý với thẩm quyền để đưa ra luật cho m ột th ực th ể chính tr ị
như một quốc gia hoặc thành phố), cơ quan tư pháp ( một hệ thống tòa án nhân
1 Lê Văn Thuận (2016), Pháp luật Đại cương, nxb Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh,
trang 22

2


SỰ ĐA DẠNG VỀ CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ, THỂ CHẾ NHÀ NƯỚC CỦA ASEAN
danh quyền tối cao hoặc nhà nước để thực thi công lý, một cơ chế để giải quyết
các tranh chấp.), cơ quan hành pháp (cơ quan thực thi thẩm quy ền và ch ịu trách
nhiệm quản lý nhà nước) của một đất nước.
ASEAN hiện nay tồn tại 5 thể chế nhà nước bao gồm:
Cộng hòa nhân dân: Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, C ộng hòa xã h ội ch ủ
nghĩa Việt Nam
Cộng hòa đại nghị: Cộng hòa Singapore, Cộng hòa liên bang Myanma
Cộng hòa tổng thống : Cộng hòa Philippines, Cộng hòa Indonesia
Quân chủ nghị viện: Vương quốc Campuchia, Vương quốc Thái Lan, Liên
bang Malaysia
Quân chủ tuyệt đối: Vương quốc Brunei
2.2.1 Quân chủ tuyệt đối ở Brunei
Quân chủ tuyệt đối là thể chế nhà nước mà người đứng đầu nhà nước có
quyền lực vơ hạn, khơng có hiến pháp. Ở những nước theo thể ch ế này, nhà vua
có quyền lực vơ hạn trong các lĩnh vực, tuy có hội đồng l ập pháp nh ưng ch ỉ có
tính chất tư vấn cho nhà vua.1
Vương quốc Brunei mặc dù có bản hiến pháp từ năm 1959 nh ưng nhiều

nhà nghiên cứu đã kết luận đó là một nhà n ước quân ch ủ chuyên ch ế vì trong
chế đ ộ đó, t ất cả quy ền lực nhà nước (lập pháp, hành pháp, tư pháp) đ ều
nằm trong tay Quốc vương (hiện nay là Quốc Vương Haji Hassanal Bolkiah, nối
ngôi vua cha từ năm 1967).
Ở Vương quốc Brunei, Quốc vương thực hiện sự cai trị tuyệt đối đất nước
và hiến pháp chỉ là m ột công cụ đ ể nhà vua th ực hiện quyền lực toàn di ện (chi
phối cả l ập pháp, hành pháp, tư pháp), vơ giới hạn của mình. Vua đứng đầu cả
nhà nước và giáo hội (tức là nắm cả th ế quy ền và thần quyền). Ông vua vừa là
nguyên thủ quốc gia kiêm luôn chức vụ th ủ t ướng đứng đầu chính ph ủ, kiêm c ả
chức bộ tr ưởng Quốc phịng. Vua có quyền sửa đổi hiến pháp lúc nào, điều nào
cung được. Em trai của quốc vương là Hoàng tử Mohamed làm bộ tr ưởng Ngoại
1 Lê Văn Thuận (2016), Pháp luật Đại cương, nxb Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh,
trang 23

2


SỰ ĐA DẠNG VỀ CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ, THỂ CHẾ NHÀ NƯỚC CỦA ASEAN
giao và một em trai khác của quốc vương là Hoàng tử Jefri làm bộ tr ưởng Tài
chính…
Về hành pháp, chính phủ Brunei là cơ quan hành chính cao nhất, tức là c ơ
quan nắm quyền hành pháp cao nhất. Đứng đầu chính phủ là Th ủ tướng Chính
phủ. Từ khi giành được độc lập (1984), Vua giữ ln chức Thủ tướng Chính phủ.
Như vậy, Vua vừa là người đứng đầu nhà nước, vừa đứng đầu chính ph ủ. Giúp đ ỡ
Quốc vương cai quản đất nước có 5 hội đồng gồm Hội đồng Bộ trưởng N ội các
(the Council of Cabinet Ministers); Hội đồng Tôn giáo (the Religious Council); H ội
đồng Cơ mật (the Privy Council); Hội đồng Lập pháp (the Legislative Council) và
Hội đồng Truyền ngôi ( the Council of Succession). Các h ội đ ồng này đ ều do vua
lập ra với chức năng giúp việc và tư vấn cho vua; ý kiến của các h ội đ ồng này
khơng có tính bắt buộc đối với vua; vua muốn bãi nhi ệm h ọ lúc nào tùy ý. Hội

đồng ngoài Thủ tướng đứng đầu cịn bao gồm 7 Phó thủ tướng và 12 B ộ tr ưởng
của 12 Bộ ( Quốc phòng, Ngoại giao, Tài chính, N ội vụ, Giáo dục, T ư pháp, Cơng
nghiệp và Tài ngun, Tơn giáo, Phát triển, Văn hóa- thanh niên và th ể thao, Y t ế,
Thông tin). Ngồi ra, trong hội đồng chính phủ cịn có cố vấn đặc bi ệt của Th ủ
tướng và các Thứ trưởng. 1
Về tư pháp, hệ thống tư pháp Brunei là hệ thống tư pháp kép. Hệ th ống
tòa án chủ yếu dựa vào công pháp (luật công) của Anh - m ột t ập th ể quan tòa
độc lập - với hàng loạt các sửa đổi luật và quy ch ế do Qu ốc v ương ban hành. B ộ
tư pháp của Brunei làm chức năng hành chính pháp lý đối v ới vi ệc xét x ử thông
qua một hệ thống tòa án tối cao bao gồm: tòa thượng thẩm và tòa phúc thẩm.
Thẩm quyền của Thượng thẩm về các vấn đề hình sự và dân sự là khơng
hạn chế. Quyền kháng án đối với quyết định của các tịa án cấp dưới đ ược gi ới
hạn trong khn khổ các vấn đề về hình sự và dân sự. Tịa phúc thẩm xem xét
các việc kháng án hình sự và dân sự theo quyết định của tòa thượng thẩm.
Bên cạnh hệ thống Tòa án kế thừa từ Anh, Brunei cịn có tịa án Sharia
theo luật đạo Hồi. Tịa án này giải quyết các vấn đề ly hôn, phân định tài s ản
trong thẩm quyền dân sự và các hành vi phạm tội khalwat (quan h ệ b ất chính)
và zina (ngoại tình hay quan hệ tình dục trước hơn nhân) theo giáo đi ều c ủa đ ạo

1 Dương Lan Hải (1995), Brunei - đất nước đang vươn mình, nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội,
trang 121 - 120

2


SỰ ĐA DẠNG VỀ CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ, THỂ CHẾ NHÀ NƯỚC CỦA ASEAN
Hồi.Cấu trúc tòa án Shariah tương tự tịa án thơng thường ngoại trừ khơng có tịa
án trung cấp và tòa án phúc thẩm là tòa án cuối cùng kháng cáo. 1
Về lập pháp, ở Vương quốc Brunei khơng có Quốc hội đại diện nhân dân
để làm lu ật mà chỉ có m ột hội đồng lập pháp (Legislative Council) với các 36

thành viên đều do vua bổ nhiệm.
2.2.2 Quân chủ nghị viện ở Campuchia, Thái Lan và Malaysia
Quân chủ nghị viện là chính thể mà quyền lực nhà vua th ực tế không tác
động đến lập pháp và hạn chế trong lĩnh vực hành pháp, hầu như ng ười đứng
đầu nhà nước (Vua) khơng có quyền lực, khơng có trách nhi ệm gì v ới h ệ th ống
chính trị, sự tồn tại của nhà vua trong các quốc gia này thường là bi ểu tr ưng cho
sự đoàn kết dân tộc và sự thống nhất bền vững của quốc gia đó. 2
Ở Vương quốc Thái Lan, Vua là nguyên thủ Quốc gia, tổng tư l ệnh, quân
đội và là nhà lãnh đạo tinh thần Phật giáo của đất nước. Nhà vua ở n ước này do
cha truyền con nối và có nhiều quyền hạn hơn so v ới các n ước quân ch ủ đ ại
nghị khác. Quốc vương Bhumibol Adulayadej được coi là vị vua có ảnh h ưởng
lớn trong chính trường và đời sống nhân dân Thái Lan. Được người dân Thái
Lan hết sức u kính, đối với nhiều người, hình ảnh của Quốc vương được sùng
bái như thần linh. Quốc vương cung được xem là tâm đi ểm của s ự đoàn k ết dân
tộc.
Sau khi cuộc Tổng tuyển cử tự do được Liên Hợp Quốc đứng ra tổ ch ức
vào tháng 5 năm 1993, Quốc hội và Chính phủ mới ở Campuchia đã được thành
lập vào tháng 9 năm 1993. Quốc hội nhất trí lấy tên n ước là V ương qu ốc
Campuchia. Tương tự Vương quốc Thái Lan, Vua của Vương quốc Campuchia là
nguyên thủ quốc gia. Nhà vua ở nước này do cha truyền con nối và làm su ốt đ ời.
Khơng ai có thể phế truất được Vua. Trong điều 8 và điều 9 Hi ếp pháp
Campuchia có quy định ro Vua là biểu tượng cho sự thống nhất và trường tồn
của dân tộc.3 Vua là người đảm bảo độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh th ổ của

1 Hồng Văn Mạnh (2016), Tìm hiểu về Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á: Brunei , nxb Quân đội
Nhân dân, trang 73 – 76.
2 Lê Văn Thuận (2016), Pháp luật Đại cương, nxb Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh,
trang 24
3 Phan Đăng Thanh Trang (2014), Lược sử lập hiến các quốc gia Đông Nam Á, nxb Tổng hợp
Thành phố Hồ Chí Minh, trang 219.


2


SỰ ĐA DẠNG VỀ CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ, THỂ CHẾ NHÀ NƯỚC CỦA ASEAN
vương quốc Campuchia, là người đảm bảo tôn trọng quyền và tự do của công
dân và tôn trọng hiệp ước quốc tế.
Malaysia có nguồn gốc từ các vương quốc Mã Lai hiện diện trong khu vực
Đông Nam Á, và từ thế kỷ XVIII, các vương quốc này bắt đầu lệ thuộc vào Đế
quốc Anh. Các lãnh thổ đầu tiên của Anh Quốc được gọi là các khu định cư Eo
biển. Các lãnh thổ tại Malaysia bán đảo được hợp nhất thành Liên hiệp
Malaya vào năm 1946. Malaya được tái cấu trúc thành Liên bang Malaya vào năm
1948 và giành được độc lập vào ngày 31 tháng 8 năm 1957. Malaya h ợp nhất
với Bắc Borneo, Sarawak, và Singapore vào ngày 16 tháng 9 năm 1963, với
từ si được thêm vào quốc hiệu mới là Malaysia. Đến năm 1965, Singapore tách
khỏi liên bang. Vua của Liên bang Malaysia là nguyên thủ quốc gia và được gọi
Quốc vương. Quốc vương được bầu theo mỗi nhiệm kỳ 5 năm từ chín quân ch ủ
kế tập của chính bang (Bang Sabah, Sarawak, Penang, Macclaca khơng có Ti ểu
vương). Theo thỏa thuận khơng chính thức, vị trí Quốc vương sẽ do qn chủ
chín bang ln phiên nắm giữ, vai trị của Quốc vương phần l ớn mang tính l ễ
nghi. Quốc vương khơng có quyền bãi bỏ dự thảo luật do nghị viện đưa ra và
khơng có đặc quyền khơng chịu trách nhiệm về dân sự và hình sự .
Thái Lan

Malaysia

Campuchia

-Hiến pháp quy định -Hệ thống luật pháp -Theo


Hiến

pháp,

bộ máy tư pháp hoạt Malaysia dựa trên hệ quyền tư pháp là
động độc lập với cơ thống luật pháp Anh.

quyền độc lập và có

quan hành pháp và cơ

nhiệm vụ bảo vệ các

quan lập pháp.

quyền tự do và hợp
pháp của công dân
trong các vụ án bằng



pháp luật.
pháp -Cơ cấu bộ máy tư
pháp Vương quốc Thái -Cơ cấu bộ máy tư
-Quyền độc lập của
Lan gồm 4 hệ thống pháp
Liêng
bang cơ quan tư pháp ở
riêng biệt.
Malaysia là hệ thống Campuchia

được
toàn án với 4 cấp.

Quốc vương bảo đảm
với sự trợ giúp của
Hội đồng Thẩm phán

2


×