Website: Email : Tel (: 0918.775.368
LỜI MỞ ĐẦU
Lịch sử dựng nước, cứu nước của dân tộc ta gắn liền với các cuộc đấu
tranh gian khổ chống giặc ngoại xâm. Trải qua bao thế hệ ông cha ta đã anh
dũng đứng lên lần lượt đánh bại sự xâm lược của các đế quốc lớn. Để có được
những chiến thắng vang dội ấy ta không thể phủ nhận vai trò to lớn của Đảng
Cộng sản Việt Nam. Ngay từ khi ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam đã thể hiện
vai trò lãnh đạo và tinh thần phụ trách trước giai cấp và dân tộc khi thắng lợi,
cũng như lúc khó khăn, khi thành công cũng như lúc sai lầm, khuyết điểm để
đưa cách mạng Việt Nam theo con đường mới, con đường "cách mạng vô sản"
và ngày nay là công cuộc xây dựng bảo vệ đất nước. Đảng cộng sản Việt Nam
ra đời là một điều tất yếu khách quan của cuộc đấu tranh giải phóng giai cấp và
giải phóng dân tộc ở Việt Nam trong thời đại mới, và kết quả của quá trình lựa
chọn con đường cứu nước tích cực chuẩn bị về tư tưởng, chính trị, tổ chức của
một tập thể cách mạng mà đứng đầu là Hồ Chí Minh.
Sau khi được sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy cô và các bạn cùng vốn kiến
thức của bản thân đó là lý do em chọn đề tài: "Sự chuẩn bị về tư tưởng, chính
trị, tổ chức cho việc thành lập Đảng của Nguyễn Ái Quốc". Đây là một vấn
đề rộng đòi hỏi nhiều thời gian và nghiên cứu công phu, do vậy em mong được
sự góp ý từ phía thầy cô và bạn đọc để bài viết này được hoàn chỉnh hơn.
Nội dung tiểu luận gồm có các phần:
Lời nói đầu
I. Hoàn cảnh lịch sử Việt Nam và Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu
nước.
II. Sự chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho việc thành lập Đảng.
1. Sự chuẩn bị về chính trị và tư tưởng.
2. Sự chuẩn bị về tổ chức.
Kết luận
Tài liệu tham khảo
CH sè 11 - B1 - §H KTQD Chuyªn Photocopy - §¸nh m¸y - In LuËn v¨n, TiÓu luËn
(
: 6.280.688
I. Hoàn cảnh lịch sử Việt Nam và Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu
nước.
Sau khi thực dân Pháp xâm lược nhân dân ta đã đứng lên kháng chiến để
bảo vệ nền độc lập dân tộc. Rất nhiều phong trào nổ ra nhưng đều bị thất bại và
bị thực dân Pháp đàn áp. Một vài phong trào tiêu biểu như:
Phong trào Cần Vương kháng Pháp theo ngọn cờ Cần Vương đã liên tiếp
diễn ra kéo dài từ thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX.
Phong trào Đông du(1906 - 1908): do nhà yêu nước Phan Bội Châu lãnh
đạo. Phong trào mở đầu cho cuộc vận động giải phóng dân tộc theo khuynh
hướng dân chủ tư sản.
Phong trào Đông kinh nghĩa thục(1907): Phong trào này diễn ra khá sôi
nổi, dưới nhiều hình thức như: tuyên truyền cải cách văn hoá, xã hội, hô hào
thực nghiệp, đả phá tư tưởng và lề thói phong kiến, bài trừ mê tín hủ tục, đả
kích bọn tham quan ô lại, cổ vũ lòng yêu nước…
Phong trào Duy tân(1906 - 1908): do các sĩ phu yêu nước như cụ Phan
chu Trinh, Trần Quý Cáp, Huỳnh Thúc Kháng… khởi xướng. Phong trào nhằm
vận động cải cách văn hoá, xã hội, động viên lòng yêu nước, đả kích bọn vua
quan thối nát, đề xướng tư tưởng dân chủ tư sản …
Phong trào Việt Nam quang phục hội (1912); do cụ Phan Bội Châu vận
động thành lập dưới sự tác động của cuộc cách mạng Tân Hợi Trung Quốc năm
1911.
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, tình hình có biến chuyển mạnh hơn, có
nhiều phong trào đã nổi lên là: phong trào tư sản đấu tranh chống các thế lực tư
bản nước ngoài, đòi cải cách dân chủ
- Phong trào yêu nước của các tầng lớp tiểu tư sản thành thị : từ trong
phong trào này, lần lượt xuât hiện một số tổ chức yêu nước cấp tiến như: Việt
Nam Nghĩa Hoà Đoàn, Đảng thanh niên, Đảng An nam, Việt Nam quốc dân
đảng…
2
CH sè 11 - B1 - §H KTQD Chuyªn Photocopy - §¸nh m¸y - In LuËn v¨n, TiÓu luËn
(
: 6.280.688
Những tổ chức trên đây là những tổ chức khác nhau song đều không có
đường lối chính trị rõ ràng, hoạt động rời rạc cho nên không có khả năng tập
hợp quần chúng.
Tất cả những phong trào trên đều thể hiện lòng căm thù giặc sâu sắc và
lòng yêu nước của nhân dân ta nhưng cuối cùng đều thất bại. Sư thất bại đó
biểu lộ tính chất non yếu của cách mạng Việt nam thời kỳ này. Sự nghiệp giải
phóng dân tộc càng lâm vào cuộc khủng hoảng sâu sắc về đường lối cứu nước.
Vấn đề đặt ra lúc này: cần phải tìm một con đưòng cứu nước khác với con
đường phong kiến và con đường dân chủ tư sản. Đó là một đòi hỏi tất yếu của
cách mạng Việt nam đầu thế kỷ XX.
Giữa lúc đó Hồ Chí Minh với tên gọi Nguyễn Tất thành đã rời tổ quốc từ
tháng 6 - 1911 đi sang phương Tây, nơi mà người cho là có tư tưởng dân chủ,
tự do và khoa học kỹ thuật phát triển để xem họ làm như thế nào, học tập rồi
trở về nước giúp đồng bào mình cởi bỏ xiềng xích nô lệ. Và đó cũng là bước
khởi đầu cho quá trình bôn ba khắp năm châu bốn biển để tìm ra con đường
cứu nước của lãnh tụ Hồ Chí Minh.
Năm 1917: cuộc cách mạng tháng Mười Nga thành công đã trực tiếp tác
động đến quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc, Người tin tưởng
và hướng theo con đường của cách mạng thang Mười Nga vĩ đại.
Năm 1919: các nước đế quốc thắng trận trong chiến tranh thế giới thứ
nhất họp nhau ở Vecxai, với tên là Nguyễn Ái Quốc, Người đã thay mặt những
người yêu nước Việt Nam gửi đến hội nghị bản yêu sách gồm tám điểm đòi
quyền lợi cho nhân dân Việt nam, tuy không được chấp thuận nhưng đó là đòn
tấn công trực diện đầu tiên vào chủ nghĩa đế quốc.
Tháng 12 - 1920 tại đại hội Đảng xã hội Pháp tại Tours
Hồ chí minh đứng về phía đại đa số của đại hội bỏ phiếu tán thành việc
thành lập Đảng cộng sản Pháp và việc gia nhập Quốc tế cộng sản. Từ đó
Nguyễn Ái Quốc trở thành chiến sĩ cộng sản, một chiến sĩ cộng sản đầu tiên
của Việt Nam. Sự kiện này đánh dấu bước ngoặt quyết định trong sự nghiệp
3
CH sè 11 - B1 - §H KTQD Chuyªn Photocopy - §¸nh m¸y - In LuËn v¨n, TiÓu luËn
(
: 6.280.688
hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh, nó cũng đánh dấu cho bước ngoặt mở
đường cho thắng lợi của sự nghiệp giải phóng dân tộc của Việt nam.
II. Sự chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho việc thành lập Đảng.
1. Sự chuẩn bị về chính trị và tư tưởng
Sau khi trở thành chiến sĩ cộng sản, cùng với việc thực hiện những nhiệm
vụ đó với với phong trào cộng sản và công nhân quôc tế, Nguyễn Ái Quốc xúc
tiến mạnh mẽ việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào nước ta, từng bước
chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập Đảng.
Từ năm 1921 đến tháng 6 - 1923, tại Pháp, Hồ Chí Minh đã tham gia sáng
lập “Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa”nhằm tuyên truyền cách mạng trong
nhân dân thuộc địa. Người viết nhiều sách báo đặc biệt là báo “Người cùng
khổ”, làm trưởng tiểu ban nghiên cứu vấn đề Đông Dương trong ban nghiên
cứu thuộc địa của Đảng cộng sản Pháp, viết bài cho các báo như: người cùng
khổ, nhân đạo, đòi sống công nhân …đặc biệt Người đã viết cuốn “Bản án chế
độ thực dân Pháp” được xuất bản lần đầu tiên tại Pari năm 1925.
Từ tháng 6 - 1923 đến cuối năm 1924, Hồ Chí Minh nghiên cứu và hoạt
động ở Liên xô, tìm hiểu về chế độ Xô viết, nghiên cứu kinh nghiệm tổ chức
đảng kiểu mới của Lênin. Người đã tham dự nhiều hội nghị quốc tế quan trọng
như: dự hội nghị Quốc tê nông dân (10 - 1923), dự Đại hội lần thứ V của Quốc
tế cộng sản và nhiều đại hội quốc tế quan trọng khác. Đây là những năm tháng
mà Người có dịp đi sâu nghiên cứu học hỏi kinh nghiệm cách mạng Nga,
nghiên cứu, xây dựng lý luận và tư tưởng cách mạng giải phóng dân tộc. Tư
tưởng giải phóng dân tộc về căn bản đã hình thành.
Vào năm 1924 Người đã viết tác phẩm ”Đường kách mệnh”. Tác phẩm
này đã có tác dụng to lớn đối với cách mạng Việt Nam những tư tưởng cơ bản
về đường lối chiến lược, sách lược, phương pháp cách mạng mà đồng chí
Nguyễn Ái Quốc nêu ra trong tác phẩm này đã đặt nền tảng cho cương lĩnh
cách mạng của Đảng ta sau này.
4
CH sè 11 - B1 - §H KTQD Chuyªn Photocopy - §¸nh m¸y - In LuËn v¨n, TiÓu luËn
(
: 6.280.688
Thông qua các bài viết, tác phẩm trên đã thể hiện khá hoàn chỉnh hệ
thống quan điểm cách mạng và lý luận của Hồ chí Minh về “Đường kách
mệnh”. Các tác phẩm đó đã toát lên những quan điểm sau:
+ Muốn cứu nước, giải phóng dân tộc không có con đường náo khác là
con đường cách mạng vô sản.
+ Đi sâu vạch rõ bản chất phản động của chủ nghĩa thực dân nhưng ngụy
trang bằng cái gọi là “khai hoá văn minh ” Người đã nói tổng quát về chủ nghĩa
thực dân rằng : "chế độ thực dân là ăn cướp, là hiếp dâm và giết người". Chủ
nghĩa thực dân là kẻ thù chung của nhân dân các nước thuộc địa. Chủ nghĩa đế
quốc ở đâu cũng tàn ác và vô nhân đạo, nhân dân động ở đâu cũng bị áp bức và
bóc lột dã man, chủ nghĩa đế quốc ở đâu cũng là thù nhân dân lao động ở đâu
cũng là bạn. Người đã khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, thức dậy tinh
thần phản kháng dân tộc, kêu gọi nhân dân các nước thuộc địa phải tự dựa vào
lực lượng của mình, phải tự đứng lên giải phóng cho mình. ”Công việc giải
phóng anh em (ở các thuộc địa) chỉ có thực hiện được bằng sự nỗ lực của bản
thân anh em ”.
Xác định rõ mối liên hệ gắn bó giữa cách mạng giải phóng dân tộc và
cách mạng vô sản. Cách mạng thuộc địa với cách mạng chính quốc. Cách mạng
giải phóng dân tộc là một bộ phận cách mạng thời đại cách mạng vô sản. Giải
phóng dân tộc phải gắn liền với giải phóng nhân dân lao động, giải phóng giai
cấp công nhân. ” Chỉ có giải ph óng giai cấp vô sản thì mới giải phóng dân tộc,
cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản và
cách mạng thế giới”. Vì vậy, phải tiến hành cách mạng một cách triệt để, ” phải
cách mạng đến nơi ”, phải đem chính quyền “ giao cho dân chúng số nhiều chứ
không để trong tay một bọn ít người ” ; có như thế “ dân chúng mới được hạnh
phúc ”. Tư tưởng đó là nền tảng của đường lối chiến lược tiến hành cách mạng
giải phóng dân tộc theo con đường chủ nghĩa xã hội của Hồ Chí Minh và Đảng
cộng sản Việt Nam. Cách mạng giải phóng ở các nước thuộc địa và cách mạng
vô sản ở chính quốc có quan hệ với nhau có quan hệ với nhau như hai cái cánh
5