Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

TIỂU LUẬN đề tài thực trạng và đánh giá về tình hình sản xuất hàng hoá tại địa phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.49 KB, 15 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

~~~~~~*~~~~~~

BÀI TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI: Thực trạng và đánh giá về tình hình sản xuất hàng
hố tại địa phương

Sinh viên thực hiện: Đinh Thị Yến Nhung
Mã số sinh viên: 705711043
Khoa: Tiếng Anh
Học phần: Kinh tế chính trị
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Duy Nhiên


HÀ NỘI – 2021
I.

Mở đầu

Trong thời kì hội nhập và phát triển kinh tế của nước ta hiện nay, Đảng, Nhà nước và
toàn thể nhân dân đã và đang thực hiện tốt cơng cuộc đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện
đại hoá đất nước gắn liền với phát triển kinh tế tri thức. Nền kinh tế hàng hoá được đẩy
mạnh phát triển một cách toàn diện, đáp ứng nhu cầu thị trường và được. quản lí
nghiêm ngặt của Nhà nước.
Đảng và Nhà nước đã làm tốt trong việc chỉ đạo cùng với phương thức phù hợp,
đúng đắn đem lại hiệu quả cao trong nền sản xuất.
Để phát triển kinh tế sau nhiều năm chiến tranh, việc đẩy mạnh phát triển kinh tế
hàng hoá là việc thiết yếu. Nước ta đã khắc phục tình trạng lạc hậu, nâng cấp trình độ
nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tìm được chỗ đứng trên thị trường


quốc tế.
Đi theo sự hướng dẫn của Đảng và chính phủ, trong những năm qua chính quyền và
nhân dân quận Đồ Sơn, Thành phố Hải Phòng đã chung tay xây dựng một hệ thống
sản xuất hàng hoá đầy tiềm năng cùng nhiều ngành hàng đa dạng và đã đạt được
những thành tựu quan trọng: Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng, các ngành nghề sản xuất
có biến chuyển rõ rệt đặc biệt là nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp; phát triển mạnh
lĩnh vực du lịch biển; nâng cao cơ sở vật chất, chất lượng cuộc sống cho nhân dân.
Tuy đã có nhiều bước tiến bộ nhưng bên cạnh đó vẫn cịn nhiều điểm yếu kém, hạn
chế: Kinh tế phát triển vẫn còn chậm và thiếu tiềm năng, do dịch bệnh kéo dài khiến
ngành du lịch biển bị hạn chế, nhiều tổ chức phải tạm ngưng thời gian dài. Trước tình
hình đó, cần tìm hiểu về đề tài “ Thực trạng và đánh giá sản xuất hàng hoá ở địa
phương” để đi sâu vào thực trạng, phân tích để đưa ra biện pháp hợp lí nhằm khắc
phục khó khăn và thúc đẩy phát triển kinh tế.
II.

Nội dung

1.

Những cơ sở lí luận của Kinh tế - chính trị Mác – Lênin về sản xuất
hàng hoá

1.1.

Khái niệm hàng hoá, sản xuất hàng hoá

Hàng hoá là sản phẩm của lao động có thể thoả mãn nhu cầu nào nó của con người
và đi vào tiêu dùng thông qua trao dổi mua bán. Hàng hố có thể ở dạng hữu hình như:
lương thực, thực phẩm,… hoặc ở dạng vơ hình như dịch vụ, vận tải, thương mại hay
1



sự phục vụ của giáo viên, nghệ sĩ….
Sản xuất hàng hoá là sản xuất ra sản phẩm để bán. Hay nói cách khác sản xuất hàng
hố là kiểu tổ chức sản xuất mà trong đó sản phẩm làm ra khơng phải để đáp ứng nhu
cầu tiêu dùng của chính người sản xuất mà để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người
khác thơng qua trao đổi bn bán.
1.2.

Hai thuộc tính của hàng hoá

Giá trị sử dụng của hàng hoá: là cơng dụng của hàng hố và nó có thể thoả mãn
nhu cầu nào đó của con người.
Hàng hố có cơng dụng nhất định tạo nên giá trị sử dụng cho chính hành hố đó.
Giá trị sử dụng của hàng hố được quy định bởi những thuộc tính tự nhiên của thực thể
hàng hố đó. Tuỳ vào nhu cầu, mức độ cần thiết, trình độ và mục đích sử dụng sẽ tạo
ra những giá trị sử dụng khác nhau. Sản xuất hàng hoá là sản xuất ra sản phẩm đáp
ứng nhu cầu tiêu dùng của người khác thông qua trao đổi nên giá trị sử dụng thực chất
chính là giá trị sử dụng xã hội. Giá trị sử dụng của hàng hoá là phạm trù vĩnh viễn và
là vậy mang giá trị trao đổi.
Giá trị của hàng hố:
Muốn tìm hiểu được giá trị của hàng hóa phải đi từ giá trị trao đổi. Giá trị trao đổi
của hàng hóa là quan hệ về số lượng là một tỷ lệ theo đó một giá trị sử dụng loại này
được trao đổi với những giá trị trao đổi loại khác . Hao phí lao động tạo ra giá trị hàng
hoá. Vậy giá trị là lao động xã hội của người sản xuất hàng hố kết tinh trong hàng
hố.
Hai thuộc tính của hàng hóa có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, vừa thống nhất,
vừa mẫu thuẫn với nhau.
Mặt thống nhất thể hiện ở chỗ hai thuộc tính này cùng đồng thời tồn tại trong một hàng
hóa, một vật phải có đầy đủ hai thuộc tính này mới là hàng hóa. Nếu thiếu một trong

hai thuộc tính đó vật phẩm sẽ khơng phải là hàng hóa. Mẫu thuẫn giữa hai thuộc tính
của hàng hóa thể hiện ở chỗ:
Thứ nhất: Với tư cách là giá trị sử dụng thì hàng hóa khơng đồng nhất về chất.
Nhưng ngược lại, với tư cách là là giá trị các hàng hóa lại đồng nhất về chất, đều là kết
tinh động nhất về chất, đều là “ Kết tinh của lao động mà thôi”, hay là lao động đã
được vật hóa.

2


Thứ hai: Tuy giá trị sử dụng và giá trị cùng tồn tại trong một hàng hóa, nhưng q
trình thực hiện chúng lại tách rời nhau cả về mặt không gian và thời gian: Giá trị được
thực hiện trước - trong lĩnh vực lưu thơng cịn giá trị sử dụng dược thể hiện sau trong
lĩnh vực tiêu dùng. Do đó nếu giá trị của hàng hóa khơng thực hiện được, tức hàng hóa
khơng bán được, thì giá trị sử dụng của nó khơng được thực hiện.
1.3.

Điều kiện ra đời và tồn tại của sản xuất hàng hố

Có sự phân cơng lao động xã hội
Phân công lao động xã hội tạo ra một thị trườn đa dạng nhiều cấp độ. Từ đó buộc
mọi người phải tiến hành mua bán trao đổi với nhau. Mặt khác phân công lao động xã
hội làm cho năng suất lao động tăng lên, sản phẩm được sản xuất nhiều và trao đổi
ngày càng phổ biến.
Sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của những người sản xuất
Điều đó có nghĩa là hàng hố có quyền sở hữu nhất định nên nếu muốn tiêu dùng
sản phẩm lao động của người khác cần phải thông qua trao đổi bn bán.
1.4.

Những ưu thế của sản xuất hàng hố


Tạo ra môi trường sản xuất đa dạng theo tự nhiên, xã hội kỹ thuật của từng người,
từng vùng, từng địa phương, từng quốc gia.
Tạo điều kiện thuận lợi cho ứng dụng thành tựu của khoa học kĩ thuật vào sản xuất,
thúc đầy sản xuất phát triển.
Làm cho con người luôn ln năng động, nhạy bén tính tốn, cải thiện kĩ thuật, hợp
lý hoá sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng.
Bên cạnh những ưu thế, sản xuất hàng hoá cũng tồn tại nhiều mặt trái như: tạo ra sự
phân hoá giàu nghèo, tiềm ẩn khủng hoảng,…
Vì vậy lao động của người sản xuất hàng hóa có tính chất hai mặt: vừa mạng tính
chất là lao động cụ thể, vừa mạng tính chất là lao động trừu tượng.
1.5.

Lượng giá trị của hàng hoá, những yếu tố ảnh hưởng

Thời gian lao động cần thiết: Giá trị của hàng hóa là lao động xã hội, trừu tượng
của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa. Lượng giá trị của hàng hóa phải
được đo bởi thời gian lao động xã hội cần thiết.
“Thời gian lao động cần thiết là thời gian lao động đòi hỏi để sản xuất ra một giá
trị sử dụng nào đó trong những điều kiện sản xuất bình thường của xã hội, với một
trình độ thành thạo trung bình và một cường độ lao động trung bình trong xã hội đó”.
3


Thông thường thời gian lao động xã hội gần sát với thời gian lao động cá biệt của
người sản xuất hàng hóa nào, mà cung cấp đại bộ phận hàng hóa đó trên thị trường.
Những yếu tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa.
Một là: Năng suất lao động là năng lực của người lao động. Nó được đo bằng số
lượng sản phẩm đã sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc số lượng thời gian lao
động hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.

Năng suất lao động tăng tức là trong một thời gian nhất định thì lượng hàng hố
làm ra nhiều hơn vì thời gian làm một hàng hố giảm đi. Do đó khi tăng năng suất lao
động thì lượng giá trị của một hàng hố giảm.
Hai là: Cường độ lao động là khái niệm nói lên mức độ khẩn trương lao động trong
một đơn vị thời gian. Nó cho thấy mức độ nặng nhọc hay căng thẳng của lao động.
Cường độ lao động tăng lên là mức độ hao phí lao động trong một đơn vị thời gian
tăng lên, nhưng số lượng hàng hóa sản xuất ra tăng lên. Do đó lượng giá trị của một
đơn vị sản phẩm không thay đổi.
Ba là: Mức độ phức tạp của lao động cũng ảnh hưởng khác nhau đến số lượng giá
trị hàng hóa. Theo mức độ phức tạp của lao động có thể chia lao động thành lao động
giản đơn và lao động phức tạp.
Trong quá trình trao đổi hàng hóa, mọi lao động phức tạp đều được quy thành lao
động đơn giản trung bình. Tỷ lệ quy đỏi được tiến hành một cách tự phát sau lưng
những người sản xuất hàng hóa, thơng qua cạnh tranh, quan hệ cung cầu mà tự xác
định trên thị trường.
Từ đó có thể kết luận là: Giá trị của hàng hoá được kết tinh từ lao động sản xuất của
người tạo ra hàng hố, ấn chứa quan hệ xã hội. Cịn lượng giá trị của một hàng hoá là
thời gian lao dộng của người sản xuất hàng hoá kết tinh trong hàng hố đó.
2. Thực trạng phát triển sản xuất hàng hố tại quận Đồ Sơn thành phố Hải
Phòng
2.1.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng đến phát triển sản xuất ở
quận Đồ Sơn thành phố Hải Phòng

2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Đồ Sơn là một bán đảo nhỏ do dãy núi Rồng vươn dài ra biển 5 km với hàng chục
mỏm đồi cao từ 25 đến 130 m.
4



Quận Đồ Sơn nằm ở phía đơng nam thành phố Hải Phịng, có vị trí địa lý: Phía
đơng và phía nam giáp vịnh Bắc Bộ; Phía tây giáp huyện Kiến Thuỵ: Phía bắc giáp
quận Dương Kinh
Quận Đồ Sơn cách trung tâm thành phố khoảng 22 km về hướng đơng nam.
Đồ Sơn có một khu nghỉ mát gồm nhiều bãi biển có phong cảnh đẹp ở Miền Bắc
Việt Nam.
Do ở phía bắc và phía nam của quận là hai cửa sơng Lạch Tray và Văn Úc thuộc hệ
thống sơng Thái Bình đổ ra biển đem theo nhiều phù sa, cộng thêm việc quai đê lấn
biển ở Đảo Hòn Dấu để xây dựng khu Resort cao cấp, nên nước biển ở khu vực này
đục (nhất là khu II) nhưng vẫn có sức thu hút du khách.
Quận Đồ Sơn có diện tích tự nhiên là 42,37 km2và dân số là 102.234 người.
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
-

Tổng giá trị sản xuất:

Năm 2020, Quận ủy Đồ Sơn tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai quyết liệt Nghị
quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ quận về phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp năm
2020 gắn với thực hiện chủ đề năm của thành phố và quận. Nhờ vậy, quận Đồ Sơn
hoàn thành và hoàn thành vượt mức 18/22 chỉ tiêu kinh tế - xã hội, xây dựng Đảng
năm 2020 (4 chỉ tiêu không đạt là: tốc độ tăng trưởng các ngành kinh tế, doanh thu
dịch vụ ăn uống và lưu trú, tổng lượt khách du lịch, cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất). Trong đó, giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản ước đạt hơn 817 tỷ đồng,
bằng hơn 103% so với kế hoạch, tăng hơn 8% so với năm 2019; giá trị sản xuất công
nghiệp ước đạt 540 tỷ đồng, bằng 96,4% kế hoạch, tăng gần 11% so với năm 2019;
tổng thu ngân sách tại địa bàn theo phân cấp ước đạt gần 168 tỷ đồng, bằng hơn 108%
kế hoạch thành phố giao, bằng gần 113% kế hoạch của quận, tăng hơn 29% so với
năm 2019.
Năm 2021, Quận ủy Đồ Sơn chọn chủ đề: “Đẩy mạnh giải phóng mặt bằng - Chỉnh

trang, phát triển đô thị và thu, chi ngân sách”, đề ra 28 chỉ tiêu kinh tế - xã hội, an
ninh- quốc phòng và xây dựng Đảng. Trong đó, phấn đấu tốc độ tăng trưởng các ngành
kinh tế đạt hơn 13%; giá trị sản xuất công nghiệp hơn 610 tỷ đồng; thu hút 2,3 triệu
lượt khách du lịch; tổng doanh thu dịch vụ ăn uống, lưu trú đạt 1.400 tỷ đồng; hoàn
thành chỉ tiêu kết nạp đảng viên mới Thành ủy giao (hơn 80 đảng viên mới); 6/6
phường có mơ hình “dân vận khéo” trong khiển khai xây dựng đô thị văn minh.
5


-

Cơ cấu kinh tế:

Cơ cấu kinh tế của toàn quận trong đó ngành Du lịch và dịch vụ chiếm khoảng
70%, đánh bắt thuỷ sản và nơng nghiệp: chiếm 23% và Công nghiệp và xây dựng: 7%.
Ước lượng GDP trên đầu người đạt khoảng 1.100 USD.
Dân số hiện nay có 7695 hộ gia đình với 25470 nhân khẩu, trong đó nam là 14383
người , nữ là 11087 người. Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên khoảng 0,85%. Số lao đọng trong
độ tuổi là 17274 người, chiếm 67,8%. Số lao động được giải quyết việc làm mới là 502
lao động. Tỉ lệ lao động qua đào tạo là: 21,76. Dân số phân bố không đồng đều ở nhiều
khu vực. Nghề nghiệp của người dân đa dạng bao gồm đánh bắt thuỷ hải sản, kinh
doanh khách sạn, cách ngành nghề ngân hàng và giáo dục….
Về y tế, văn hoá, giáo dục: Trong những năm qua hoạt động y tế, văn hố giáo dục
có nhiều biến chuyển tích cực, sự nghiệp giáo dục đào tạo tiếp tục được duy trì phát
triển. Trong quận có 28 trường học ( 9 trường Mầm non, 9 trường tiểu học, 7 trường
Trung học cơ sở và 3 trường Trung học phổ thông ). Các trường đều đáp ứng đầy đủ
chất lượng về cơ sở vật chất lẫn chất lượng dạy học. Đặc biệt trường Trung học phổ
thơng Đồ Sơn có nhiều thành tích quan trọng trong việc đào tạo, đạt kết quả cao trong
kì thi Trung học phổ thông quốc gia. Công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ
cho nhân dân được thực hiện có hiệu quả, có bệnh viện y tế được xây dựng kiên cố,

được đầu tư đầy đủ thiết bị phục vụ công tác khám chữa bệnh ban đầu cho người dân.
2.2.

Thực trạng sản xuất hàng hoá tại địa phương

2.2.1. Những thuận lợi, khó khăn của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh
hưởng đến sản xuất hàng hóa ở quận Đồ Sơn thành phố Hải Phòng
 Thuận lợi:
- Địa bàn nằm cạnh biển tạo điều kiện phát triển ngành du lịch biển.
- Giao thông khu vực đa dạng thuận tiện trao đổi hàng hoá giữ các vùng.
- Nguồn tài nguyên biển phong phú kiến ngành khai thách thuỷ hải sản phát triển
mạnh.
- Diện tích rộng, địa hình phù hợp cho việc phát triển kinh tế theo vùng. Dân số trẻ,
dân số trong độ tuổi lao động cao thuận lợi cho việc phát triển kinh tế hàng hoá của địa
phương.
- Đảng ủy, chính quyền quận Đồ Sơn ln nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo
sát sao của UBND thành phố Hải Phòng trong phát triển kinh tế hàng hoá. Mặt khác
6


Đảng ủy, chính quyền xã ln quan tâm sâu sát tới việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã
hội, và quan tâm đặc biệt đến việc phát triển sản xuất hàng hóa, nâng cao thu nhập, cải
thiện đời sống cho nhân dân.
 Khó khăn
- Giá cả hàng hóa, nguyên vật liệu đầu vào phục vụ sản xuất trên thị trường biến đổi
không ngừng, nhiều khi gây bất lợi cho sản xuất hàng hố. Nguồn điện năng thiếu hụt
khơng đáp ứng đủ nhu cầu vận hành máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp, công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
- Dịch bệnh kéo dài ảnh hưởng đến lượng khách du lịch, làm cho hàng loạt tổ chức
lâm vào cảnh khó khăn.

- Thị trường cạnh tranh cao, trình độ cịn hạn chế nên sản xuất hàng hố khơng có
bước ngoặt lớn.
- Chưa có những nhà máy, xí nghiệp lớn, máy móc cịn lạc hậu chủ yếu là thủ công.
2.2.2. Điểm mạnh, điểm yếu, nguyên nhân và yếu tố ảnh hưởng đến sự hình,
thành phát triển sản xuất hàng hoá ở địa phương
2.2.2.1.

Những điểm mạnh và nguyên nhân

* Những ưu điểm: Nền sản xuất hàng hố ở địa phương có sự đa dạng phong phú về số
lượng và các mặt hàng. Sản lượng hàng hoá ở từng thành phần, từng ngành tăng đều
theo từng năm tạo điểu kiện tăng trưởng kinh tế, tăng thu nhập dẫn đến nâng cao đời
sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Năng suất , chất lượng sản phẩm ngày càng
nâng cao, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu thị trường cơ cấu kinh tế có dịch chuyển
tích cực. Thị trường ngày càng được mở rộng…
* Nguyên nhân: - Chính quyền địa phương đã làm tốt trong cơng tác chỉ đạo, có những
đường lối chính sách phù hợp với phát triển kinh tế địa phương. Trú trọng đầu tư cơ sở
hạ tầng; thúc đẩy phát triển toàn diện nhiều lĩnh vực, an sinh xã hội được trú trọng. Tổ
chức y tế, giáo dục được quan tâm chủ đạo sát sao, chất lượng đào tạo ngày một nâng
cao, an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội trên địa bàn ổn định góp phần thúc đẩy sản
xuất hàng hố
- Tổ chức lãnh đạo của địa phương có trình độ quản lí, chun mơn và
trách nghiệm cao, phát huy được sở trường trong công việc.

7


- Công tác tuyên truyền được tổ chức trên diện rộng, phổ biến khoa học
kĩ thuật mới trong sản xuất kinh doanh. Có các trung tâm đào tạo khoa học kĩ thuật,
đầu tư vốn, cây, con giống có năng suất chất lượng cho nhân dân.

- Toàn thể cán bộ và nhân dân đoàn kết, thống nhất phát huy điểm
mạnh, khắc phục điểm yếu để phát triển nền kinh tế.
2.2.2.2.

Những hạn chế và nguyên nhân

* Hạn chế:
Kinh tế có bước tăng trưởng nhưng chưa bứt phá; chưa phát huy tối đa tiềm năng,
điểm mạnh cho sản xuất. Cơ sở hạ tầng còn lạc hậu, nhiều yếu kém. Chưa được đầu tư
triệt để dẫn đến thiếu hụt ngân sách. Nhận thức về sản xuất hàng hố của đạo bộ phận
cịn hạn chế, sản xuất chủ yếu theo phương thức thủ công, hiệu quả thấp, tốn thời gian,
sản phẩm chưa đủ chất lượng để cạnh tranh, còn đơn điệu.
Thị trường tiêu thụ hàng hố cịn hẹp, chưa ổn định. Đầu tư về cơ sở vật chất, về
vốn của cấp trên và của địa phương cho phát triển hàng hố cịn nhiều hạn chế
* Nguyên nhân:
Điểm xuất phát của kinh tế địa phương thấp. Dịch bệnh kéo dài ảnh hưởng lớn đến
quá trình sản xuất, tiêu thụ, giảm năng suất, sản lượng lương thực. Chi phí đắt đỏ cùng
với sự biến đổi giá cả thị trường ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống nhân dân.
Sự phân hố giàu nghèo vẫn cịn rõ rệt, khiến hoạt động mua bán trao đổi không
cân bằng. Thiếu vốn đầu tư nên vật chất còn nghèo nàn, máy móc trang thiết bị khơng
được đổi mới.
Một bộ phận kinh doanh gian dối dẫn đến tình trạng tẩy chay hàng hoá, khiến hàng
trăm hàng hoá bị tồn đọng.
Cán bộ lãnh đạo nhiều khi còn hời hợt, tư duy chưa cao, ít sáng tạo, đi theo lối mòn
cũ khiến nền kinh tế không phát triển mà chỉ dậm chân tại chỗ.
3. Quy luật giá trị trong sản xuất hàng hoá ở địa phương
3.1.

Quy luật giá trị là gì?


Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất hàng hoá, quy định bản chất
của hàng hoá, là cơ sở của tất cả các quy luật của sản xuất hàng hoá.
Sản xuất và trao đổi hàng hoá dựa trên thời gian lao đọng xã hội cần thiết. Quy luật
giá trị buộc người sản xuất phải làm sao cho mức hao phí lao động cá biệt của mình
phù hợp với mức hao phí lao động xã hội cần thiết, có như vậy mới có thể tồn tại.
8


Thơng qua sự vận động của giá cả hàng hóa trên thị trường mới thấy được sự vận
động của quy luật giá trị. Giá cả là biểu hiệu bằng tiền của giá trị. Giá trị là nội dung,
cơ sở của giá cả. Do đó, giá cả phụ thuộc và giá trị.
Tuy nhiên, trên thị trường, giá cả còn chịu ảnh hưởng của quy luật cung - cầu, cạnh
tranh, lưu thông tiền tệ. Sự tác động của các yếu tố đó làm cho giá trị và giá cả không
đồng nhất với nhau mà tách rời nhau. Sự vận động của giá cả của các hàng hóa trên thị
trường sẽ lên, xuống xoay quanh giá trị. 
Như vậy, cơ chế tác động của quy luật giá trị thể hiện cả trong trường hợp giá cả
bằng giá trị, cả trong trường hợp giá cả lên xuống xung quanh giá trị và giá trị như cái
trục của giá cả. Đối với một hàng hóa, giá cả có thể chênh lệch với giá trị nhưng đối
với tồn bộ hàng hóa, tổng giá cả bằng tổng giá trị của chúng.
3.2.

Quy luật giá trị đối với sản xuất hàng hố ở địa phương

Điều tiết sản xuất, lưu thơng:
Ngành khai thác hải sản ở địa phương có giá cả cao hơn giá trị, đem lại lợi nhuận
cao cho người sản xuất vì vậy họ mở rộng quy mơ và đầu tư thêm tư liệu sản xuất và
sức lao động. Khi đã thành một ngành lớn mạnh, nhiều người sản xuất khác như may
mặc, trồng trọt đã chuyển sang khai thác mặt hàng thuỷ hải sản, điều đó làm cho tư
liệu sản xuất và sức lao động của ngành này tăng lên, quy mô được mở rộng.
Những sản phẩm may mặc thường được nhà sản xuất bán với giá rẻ hay cịn gọi là

sale. Đó là bởi vì quần áo đi liền với thời đại, những sản phẩm rất được ưa chuộng ở
giai đoạn này sang giai đoạn khác sẽ trở thành lỗi thời. Người sản xuất phải bán với
giá thấp hơn giá trị, sẽ bị lỗ vốn. Sau đó buộc người sản xuất phải thu hẹp sản xuất mặt
hàng này chuyển sang mặt hàng khác, làm cho tư liệu sản xuất và sức lao động ở
ngành này giảm đi, ngành khác lại tăng lên.
Như vậy quy luật giá trị đã tự động điều tiết tỉ lệ phân chua tư liệu sản xuất và sức
lao động vào các ngành sản xuất khác nhau, đáp ứng nhu cầu của xã hội. Tác động
điều tiết lưu thơng hàng hóa của quy luật giá trị thể hiện ở chỗ nó thu hút hàng hóa từ
nơi có giá cả thấp hơn đến nơi có giá cả cao hơn, và do đó, góp phần làm cho hàng hóa
giữa các vùng có sự cân bằng nhất định.
Kích thích cải tiến
9


Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hố sản xuất, tăng năng suất lao động, hạ giá
thành sản phẩm.
Các hàng hóa được sản xuất ra trong những điều kiện khác nhau, do đó, có mức hao
phí lao động cá biệt khác nhau, nhưng trên thị trường thì các hàng hóa đều phải được
trao đổi theo mức hao phí lao động xã hội cần thiết. Vậy người sản xuất hàng hóa nào
mà có mức hao phí lao động thấp hơn mức hao phí lao động xã hội cần thiết, thì sẽ thu
được nhiều lãi và càng thấp hơn càng lãi. Điều đó kích thích những người sản xuất
hàng hóa cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, cải tiến tổ chức quản lý, thực hiện tiết
kiệm... nhằm tăng năng suất lao động, hạ chi phí sản xuất.
Sự cạnh tranh quyết liệt càng làm cho các quá trình này diễn ra mạnh mẽ hơn. Nếu
người sản xuất nào cũng làm như vậy thì cuối cùng sẽ dẫn đến tồn bộ năng suất lao
động xã hội không ngừng tăng lên, chi phí sản xuất xã hội khơng ngừng giảm xuống.
Phân hố sản xuất
Quy luật này phân hóa những người sản xuất hàng hóa thành giàu, nghèo. Những
người sản xuất hàng hóa nào có mức hao phí lao động cá biệt thấp hơn mức hao phí
lao động xã hội cần thiết, khi bán hàng hóa theo mức hao phí lao động xã hội cần thiết

(theo giá trị) sẽ thu được nhiều lãi, giàu lên, có thể mua sắm thêm tư liệu sản xuất, mở
rộng sản xuất kinh doanh, thậm chí thuê lao động trở thành ông chủ.
Ngược lại, những người sản xuất hàng hóa nào có mức hao phí lao động cá biệt lớn
hơn mức hao phí lao động xã hội cần thiết, khi bán hàng hóa sẽ rơi vào tình trạng thua
lỗ, nghèo đi, thậm chí có thể phá sản, trở thành lao động làm thuê. Đây cũng chính là
một trong những nguyên nhân làm xuất hiện quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, cơ sở
ra đời của chủ nghĩa tư bản.
4. Giải pháp và kiến nghị nhằm đẩy mạnh sản xuất hàng hoá ở địa phương
4.1.

Các giải pháp cơ bản

* Thứ nhất về vốn:
Báo cáo đề xuất với lãnh đạo cấp trên, yêu cầu đầu tư về vốn để phát triển kinh tế,
đặc biệt là sản xuất hàng hoá. Tham mưu với ngân hàng chính sách quận Đồ Sơn về
việc tạo điều kiện cho các hộ sản xuất vay vốn, phát triển sản xuất hàng hoá, đặc biệt
phát triển các sản phẩm lợi thế của địa phương.

10


Ban chỉ đạo cần dứt khoát trong việc thu ngân sách, phấn đấu tăng thu tương ứng
với tốc độ tăng trưởng kinh tế, đảm bảo cung cấp hàng hoá cho người tiêu dùng, đáp
ứng nhu cầu chi thông thường và chi cho đầu tư phát triển.
Tổ chức tập huấn, giáo dục và đưa ra những rời khuyên về vốn cho người dân, nâng
cao hiệu quả sử dụng vốn trong sản xuất kinh doanh.
* Thứ hai về lao động
Nâng cao hiểu biết về việc sử dụng khoa học kĩ thuật cho bà con nông dân bằng
việc tổ chức các buổi tập huấn. Khuyến khích cơng nhân chủ sản xuất kinh doanh đi
học, đào tạo về khoa học, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

Tăng cường cử cán bộ, người lao động đi đào tạo, bồi dưỡng , nâng cao trình độ
kiến thức cho bà con. Tổ chức chi cán bộ và nhân dân tham quan học tập các hộ gia
đình có kinh nghiệp làm kinh tế giỏi ở địa phương, mở rộng các mơ hình kinh tế.
* Thứ ba về khoa học và cơng nghệ
Đầu tư, sửa chữa phụ tùng, máy móc đã cũ. Hướng dẫn bà con ứng dụng khoa học
công nghệ vào phát triển sản xuất hàng hoá. Nâng cao chất lượng hàng hố, thay vì
đơn điệu như cũ, tìm hiểu và áp dụng thử nghiệm những giống mới có tiềm năng cạnh
tranh cao. Cho lai các giống cũ để tạo ra giống mới có chất lượng hơn. Sử dụng
phương pháp lai, nuôi cấy mô tạo nhằm sản xuất một cách mới lạ hơn.
Khuyến khích áp dụng cơng nghệ, máy móc vào sản xuất nhằm tăng năng suất, tăng
sản lượng hàng hoá, đồng thời giúp người dân đỡ vất vả. Cần tăng cường sử dụng công
nghệ để giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
* Thứ tư về công tác tổ chức
Ban chỉ đạo, cán bộ, cấp trên cần phát huy những điểm mạnh đã làm được và khắc
phục điểm yếu. Nâng cao trách nhiệm với công việc, đi sâu, đi sát vào vấn đề để tìm
cách giải quyết phù hợp, nhanh chóng. Phát huy tính sáng tạo, liên tục tìm tịi nghiên
cứu để lãnh đạo người dân phát triển sản xuất hàng hố.
Nắm rõ được tình hình sản xuất ở địa phương từ đó sàn lọc kĩ càng q trình sản
xuất. Cần đi đến cách địa phương khác để tham khảo, tìm tịi những phương thức mới
tiến bộ hơn.
* Thứ năm về chế biến, lưu thông, thị trường
Thế mạnh của địa phương là thuỷ hải sản, uỷ ban nhân dân cần chú trọng đầu tư
xây dựng những cơ sở chế biến thuỷ hải sản, tư vấn cho những người sản xuất tiếp cận
11


công nghệ tiên tiến mới, đưa chúng thành sản phẩm mang thương hiệu của địa
phương, từng bước vươn ra thị trường quốc tế.
Đối với các cơ sở sản xuất muối, cần đầu tư những dây chuyền máy móc hiện đại
hơn để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ muối khai

thác hằng năm của nhân dân. Đồng thời lãnh đạo địa phương cần giúp đỡ, tư vấn cho
các cơ sở sản xuất mở rộng thị trường, mang lại lợi nhuận cho người dân.
Các sản phẩm chăn nuôi trong xã hiện nay bắt đầu khẳng định được thương hiệu
của mình, đo đó chính quyền địa phương cần nghiên cứu, tìm kiếm, mở rộng thị
trường tiêu thụ sang các tỉnh lân cận đặc biệt là các trung tâm thành phố; quan tâm xây
dựng, sửa chữa đường giao thơng đảm bảo việc lưu thơng hàng hóa được thuận tiện.Có
phương án hỗ trợ nhân dân nắm bắt nhanh chóng thơng tin về cả ngun liệu đầu vào
và sản phẩm đầu ra.
* Thứ sáu về kết cấu hạ tầng
Chính quyền địa phương cần đổi mới, nâng cấp các tổ chức, cơ sở để công tác sản
xuất được diễn ra tốt nhất. Tu sửa lại máy móc, nhà máy và xây thêm nhiều nhà máy
sản xuất. Xây dựng thêm các trạm biến áp nhằm cung cấp điện cho các cơ sở sản xuất
kinh doanh và vận hành máy móc. Đầu tư xây dựng hệ thống truyền thanh nhằm cập
nhật thường xun các thơng tin về sản xuất hàng hố trong nước, nắm bắt được thị
trường giá cả…. phục vụ cho q trình sản xuất và trao đổi hàng hố trên địa phương.
4.2.

Kiến nghị

Cấp thành phố:
Chính quyền và uỷ ban thành phố Hải Phòng cần chỉ đạo và tạo điều kiện cung cấp
đủ vốn cũng như các thủ tục hành chính để các cơ sở sản xuất hàng hoá, kinh doanh
phát triển kinh tế, các nhà máy, tiểu thủ công nghiệp hoạt động thuận lợi và mở rộng
quy mô, thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương.
Ban chỉ đạo thành phố cần có những hoạt động tuyên truyền hướng dẫn nhân dân
phát triển kinh tế hàng hố trên tồn thành phố. Đặc biệt trú trọng vào những ngành
nghề và sản phẩm đã và đang có tiềm năng trong thành phố.
Cấp quận:
Quán triệt quan điểm chỉ đạo về phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước,
từ đó có sự nhìn nhận đúng đắn, định hướng phù hợp về chiến lược để quá trình sản

xuất đạt hiệu quả nhất
12


Đẩy mạnh công tác chỉ đạo, mở nhiều hơn các lớp tập huấn cho nhân dân về sử
dụng công nghệ, kĩ thuật, khoa học vào sản xuất cũng như nâng cao hiểu biết về sử
dụng vốn cho người sản xuất.
III.

Kết luận

Phát triển kinh tế xã hội đi liền với phát triển sản xuất hàng hố, vì vậy việc thúc
đẩy sản xuất hàng hố có vai trị rất quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống ở
từng địa phương. Chúng ta đang ở trong thời đại biến đổi của xã hội, đời sống ngày
càng được nâng cao. Nếu không muốn bị tụt lại phía sau thì phải nỗ lực khơng ngừng,
sản xuất hàng hoá cũng phải được nâng cấp theo tốc độ phát triển của xã hội. Sản xuất
hàng hoá là sản xuất ra sản phẩm để bán. Vì vậy việc quan tâm đến số lượng, chất
lượng, giá cả , mẫu mã, thương hiệu là điều thiết yếu.
Việt Nam đang cố gắng khơng ngừng trong sản xuất hàng hố và đã đạt được nhiều
thành tựu to lớn. Muốn khẳng định vị thế đó, cần vận dụng linh hoạt và sáng tạo các lí
luận cơ bản vào thực tiễn sản xuất, định hướng đúng đắn cho nền sản xuất hàng hoá, từ
đó tập trung khai thác và phát triển hàng hố.
Quận Đồ Sơn là một địa phương có nhiều tiềm năng trong sản xuất hàng hoá nhờ
vào điều kiện tự nhiên cũng như công tác lãnh đạo tổ chức. Trong suốt những năm gần
đây, địa phương đã liên tục phấn đấu và chứng minh, khẳng định vị thế của mình bằng
những thành tựu, kết quả trong sản xuất kinh doanh hàng hoá. Quận đã làm tốt trong
việc phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu, luôn cố gắng mở rộng thị trường
hàng hố và tạo danh tiếng của riêng mình. Diện mạo quê hương ngày càng thay đổi
theo chiều hướng tích cực. Chất lượng cuộc sống nhân dân được cải thiện rõ ràng.
Chúng ta có thể tin tưởng rằng dưới sự lãnh, chỉ đạo của Đảng bộ, chính quyền xã sản

xuất hàng hoá sẽ phát triển đúng hướng, hiệu quả, khai thác được tiềm năng, thế mạnh,
thực hiện thắng lợi mục tiêu Đại hội đã đề ra.
Qua việc nghiên cứu vấn để “Thực trạng và đánh giá tình hình sản xuất hàng hố ở
quận Đồ Sơn thành phố Hải Phịng” đã giúp bản thân có thêm những kiến thức hữu ích
về sản xuất hàng hố tại địa phương.
Thơng qua việc nghiên cứu tiểu luận đã đánh giá đúng thực trạng sản xuất hàng hoá
tại địa phương với những thuận lợi, khó khăn, thế mạnh, thế yếu, nguyên nhân và yếu
tố ảnh hưởng tiểu luận đã đưa ra những giải pháp, khiến nghị hữu hiệu nhằm nâng cao
hiệu quả sản xuất hàng hoá trên địa bàn quận Đồ Sơn trong thời gian tới. Tôi hi vọng
13


kết quả nghiên cứu tiểu luận sẽ mang lại giá trị trong thực tiễn, vận dụng vào sản xuất
kinh doanh hàng hoá của quận Đồ Sơn trong giai đoạn tới, từ đó thúc đẩy phát triển
kinh tế xã hội địa phương.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Giáo trình: Kinh tế chính trị Mac-Lênin, nhà xuất bản chính trị - hành chính,
Hà nội - 2009.
- Bách khoa toàn thư Wikipedia
- Các báo cáo tổng kết về tình hình kinh tế - xã hội của quận Đồ Sơn trong các
năm từ 2019-2021
- Thống kê số liệu các năm từ 2019 đến năm 2021
- Và các tài liệu khác liên quan.

14



×