Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

D CNG TRIT HC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.8 KB, 19 trang )

Hãy phân tích một trong hai nguyên lý của phép biện chứng duy vật . Ý nghĩa phương pháp luận và sự vận dụng
của bản thân .
LỜI MỞ ĐẦU
Phép biện chứng duy vật được xây dựng trên cơ sở một hệ thống những nguyên lý, những phạm trù cơ bản, những quy
luật phổ biến phản ánh đúng đắn hiện thực. Trong hệ thống đó, nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự
phát triển là hai nguyên lý khái quát nhất. Vì thế Ph.Ăngghen đã định nghĩa: “phép biện chứng chẳng qua chỉ là môn
khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và sự phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư
duy”.
Hai nguyên lý của phép biện chứng duy vật là hai nguyên lý cơ bản và đóng vai trị xương sống trong phép duy vật biện
chứng của triết học Mác - Lênin khi xem xét, kiến giải sự vật, hiện tượng.
1.2 Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của phép biện chứng duy vật
1.2.1 Khái quát về mối liên hệ phổ biến
Trong thế giới có vô vàn các sự vật, các hiện tượng và các q trình khác nhau. Vậy giữa chúng có mối liên hệ qua lại,
tác động, ảnh hưởng lẫn nhau hay chúng tồn tại biệt lập, tách rời nhau? Trong lịch sử triết học, để trả lời câu hỏi đó, ta
thấy có những quan điểm khác nhau, thậm chí trái ngược nhau.
Trả lời câu hỏi thứ nhất, những người theo quan điểm siêu hình cho rằng các sự vật, hiện tượng tồn tại biệt lập, tách rời
nhau, cái này tồn tại bên cạnh cái kia. Chúng khơng có sự phụ thuộc, khơng có sự ràng buộc và quy định lẫn nhau. Nếu
giữa chúng có sự quy định lẫn nhau thì cũng chỉ là những quy định bề ngồi, mang tính ngẫu nhiên. Tuy vậy, trong số
những người theo quan điểm siêu hình cũng có một số người cho rằng, các sự vật, hiện tượng có mối quan hệ với nhau
và mối liên hệ rất đa dạng phong phú, song các hình thức liên hệ khác nhau khơng có khả năng chuyển hố lẫn nhau.
Chẳng hạn giới vô cơ và giới hữu cơ khơng có mối liên hệ gì với nhau, tồn tại độc lập không thâm nhập lẫn nhau; tổng
số đơn giản của những con người riêng lẻ tạo thành xã hội đứng yên không vận động...
Trái lại, những người theo quan điểm biện chứng lại cho rằng các sự vật, hiện tượng và các quá trình khác nhau vừa tồn
tại độc lập, vừa quy định, tác động qua lại, chuyển hoá lẫn nhau. Chẳng hạn, bão từ diễn ra trên mặt trời sẽ tác động đến
từ trường của trái đất và do đó tác động đến mọi sự vật, trong đó có con người; sự gia tăng về dân số sẽ tác động trực
tiếp đến nền kinh tế, xã hội, giáo dục y tế.v.v; môi trường ảnh hưởng to lớn đến con người khơng chỉ trong một nước
mà trên tồn thế giới và ngược lại, hoạt động của con người cũng tác động, ảnh hưởng làm biến đổi môi trường.
1.2.2 Cơ sở khoa học
Nếu chúng có mối liên hệ qua lại thì cái gì quy định mối liên hệ đó? Trả lời câu hỏi thứ hai, những người theo chủ nghĩa
duy tâm cho rằng cái quyết định mối quan hệ, sự chuyển hoá lẫn nhau giữa các sự vật hiện tượng là một lực lượng siêu
tự nhiên (như trời) hay do ý thức cảm giác của con người. Đứng trên quan điểm duy tâm chủ quan, Bécơli cho rằng cảm


giác là nền tảng của mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng. Hêghen xuất phát từ lập trường duy tâm khách quan lại
vạch ra rằng “ý niệm tuyệt đối” là nền tảng của mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng.
Những người theo quan điểm duy vật biện chứng khẳng định tính thống nhất vật chất của thế giới là cơ sở của mối liên
hệ giữa các sự vât và hiện tượng. Các sự vật, hiện tượng tạo thành thế giới dù có đa dạng, phong phú, có khác nhau bao
nhiêu, song chúng dều chỉ là những dạng khác nhau của một thế giới duy nhất, thống nhất- thế giới vật chất. Nhờ có
tính thống nhất đó, chúng khơng thể tồn tại biệt lập tách rời nhau mà tồn tại trong sự tác động qua lại chuyển hoá lẫn
nhau theo những quan hệ xác định. Chính trên cơ sở đó triết học duy vật biện chứng khẳng định rằng mối liên hệ là
phạm trù triết học dùng để chỉ sự quy định sự tác động qua lại sự chuyển hoá lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay
giữa các mặt của một sự vật, của một hiện tượng trong thế giới .
Các sự vật hiện tượng trong thế giới chỉ biểu hiện sự tồn tại của mình thơng qua sự vận động, sự tác động qua lại lẫn
nhau. Bản chất tính quy luật của sự vật, hiện tượng cũng chỉ bộc lộ thông qua sự tác động qua lại giữa các mặt của bản
thân chúng hay sự tác động của chúng đối với sự vật, hiện tượng khác. Chúng ta chỉ có thể đánh giá sự tồn tại cũng như
bản chất của một con người cụ thể thông qua mối liên hệ, sự tác động của con người đó đối với người khác, đối với xã
hội và tự nhiên thơng qua hoạt động của chính người ấy. Ngay tri thức của con người cũng chỉ có giá trị khi chúng được
con người vận dụng vào hoạt động cải biến tự nhiên, cải biến xã hội và cải biến chính con người.
Nguyên lý này được dựa trên một khẵng định trước đó của triết học Mác-Lênin là khẳng định tính thống nhất vật chất
của thế giới là cơ sở của mối liên hệ giữa các sự vât và hiện tượng. Các sự vật, hiện tượng tạo thành thế giới dù có đa
dạng, phong phú, có khác nhau bao nhiêu, song chúng dều chỉ là những dạng khác nhau của một thế giới duy nhất,
thống nhất- thế giới vật chất. Engels đã nhấn mạnh điều này
“ Tính thống nhất của thế giới là ở tính vật chất của nó, và tính vật chất này được chứng minh khơng phải bằng ba lời lẽ
khéo léo của kẻ làm trò ảo thuật, mà bằng sự phát triển lâu dài và khó khăn của Triết học và khoa học tự nhiên”
Nhờ có tính thống nhất đó, chúng khơng thể tồn tại biệt lập tách rời nhau mà tồn tại trong sự tác động qua lại chuyển
hoá lẫn nhau theo những quan hệ xác định. Chính trên cơ sở đó triết học duy vật biện chứng khẳng định rằng mối liên
hệ là phạm trù triết học dùng để chỉ sự quy định sự tác động qua lại sự chuyển hoá lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng
hay giữa các mặt của một sự vật, của một hiện tượng trong thế giới.
1.2.3 Nội dung nguyên lý
Mối liên hệ phổ biến là mối liên hệ giữa các mặt (thuộc tính) đối lập tồn tại trong mọi sự vật, trong mọi lĩnh vực hiện
thực
Mối liên hệ mang tính khách quan và phổ biến. Nó chi phối tổng quát sự vận động, phát triển của mọi sự vật, quá trình
xãy ra trong thế giới; và là đối tượng nghiên cứu của phép biện chứng.

Mối liên hệ phổ biến được nhận thức trong các phạm trù biện chứng như mối liên hệ giữa: mặt đối lập- mặt đối lập;
chất – lượng, cái cũ – cái mới; cái riêng- cái chung; nguyên nhân- kết quả; nội dung – hình thức; bản chất- hiện tượng;
tất nhiên- ngẫu nhiên; khả năng – hiện thực.
Nội dung nguyên lý:
◊ Mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới đều tồn tại trong muôn vàn mối liên hệ ràng buộc lẫn nhau.
◊ Trong muôn vàn mối liên hệ chi phối sự tồn tại của chúng có những mối liên hệ phổ biến
◊ Mối liên hệ phổ biến tồn tại khách quan, phổ biến; chúng chi phối một cách tổng quát quá trình vận động, phát triển
của mọi sự vật hiện tượng xãy ra trong thế giới.
1.2.4 Tính chất của mối liên hệ phổ biến
Ø Mối liên hệ có tính khách quan

1


Vì mối liên hệ là vốn có của sự vật, hiện tượng. Nó khơng phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người hay thần linh,
thượng đế. Ngay cả những vật vô tri, vô giác cũng đang hàng ngày chịu sự tác động của các sự vật hiện tượng khác
(như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, áp suất không khí ..., đơi khi cũng chịu sự tác động của con người). Con người - một
sinh vật phát triển cao nhất trong tự nhiên dù muốn hay không cũng luôn luôn bị tác động của các sự vật, hiện tượng
khác và các yếu tố ngay trong chính bản thân. Ngồi sự tác động của tự nhiên, con người còn tiếp nhận sự tác động của
xã hôị và của những người khác. Chính con người và chỉ có con người mới tiếp nhận vô vàn các mối mối liên hệ. Do
vậy, con người phải hiểu biết các mối quan hệ, vận dụng chúng vào hoạt động của mình, giải quyết các mối liên hệ phù
hợp nhằm phục vụ nhu cầu lợi ích của xã hội và bản thân con người .Chỉ có liên hệ với nhau sự vật hiện tượng mới tồn
tại, vận động, phát triển. Ví dụ : con vật thì có mối liên hệ giữa kẻ săn mồi và con mồi : con hổ với con nai…, nếu
khơng có mối liên như vậy thì con vật khơng thể tồn tại. Cịn con người thì có các quan hệ xã hội giữa người này với
người khác có như vậy con người mới tồn tại, vận động và phát triển.
Ø Mối liên hệ có tính phổ biến
Bất cứ sự vật hiện tượng nào cũng liên hệ với sự vật hiện tượng khác. Khơng có sự vật hiện tượng nào nằm ngồi mối
liên hệ.Xuất phát từ bản thân tính biện chứng của thế giới mỗi sự vật, hiện tượng là một thể thống nhất, khơng có sự vật
hiện tượng nào tồn tại một cách cô lập, biệt lập mà chúng là một thể thống nhât. Không chỉ trong tự nhiên, mà cả trong
xã hội, lẫn trong trong tư duy, các sự vật hiện tượng cũng liện hệ tác động qua lai lẫn nhau. Khơng thể tìm bất cứ ở đâu,

khi nào các sự vật, hiện tượng lại tồn tại một cách cô lập tách rời. Ví dụ : Trong tự nhiên cây xanh có mối liên hệ với
mơi trường ( khơng khí, nhiệt độ…), cịn có mối liên hệ với con người ( con người chăm sóc cây xanh, chặt phá
rừng…). Trong xã hội, khơng có người nào mà khơng có các mối quan hệ xã hội như: quan hệ hàng xóm, gia đình, bạn
bè, đồng nghiệp…, các hình thái kinh tế-xã hội cũng có mối liên hệ với nhau, hình thái kinh tế -xã hội sau ra đời từ hình
thái kinh tế-xã hội trước(công xã nguyên thủy-chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa, cộng sản chủ nghĩa).
Trong tư duy, có mối liên hệ giữa các sự suy đốn, các tâm tư, tình cảm, các cách suy nghĩ khác nhau ví dụ như : nhìn
vào một cơ gái ta có các suy đốn cơ ấy là người giàu có, cơ ấy khơng được tốt, cơ ấy rất khó tính… Trong thời đại
ngày nay không một quốc gia nào không có quan hệ, khơng có liên hệ với các quốc gia khác về mọi mặt của đời sống
xã hội. Chính vì thế, hiện nay, trên thế giới đã và đang xuất hiện xu hướng tồn cầu hố, khu vực hố mọi mặt đời sống
xã hội. Nhiều vấn đề đã và đang trở thành vấn đề tồn cầu như: đói nghèo, bệnh hiểm nghèo, môi trường sinh thái, dân
số và kế hoạch hố gia đình, chiến tranh và hồ bình.v.v.
Ø Mối liên hệ có tính đa dạng, mn vẻ
Xuất phát từ tính đa đạng mn màu mn vẻ của thế giới vật chất. Có nhiều hình thức mối liên hệ, mỗi hình thức mối
liên hệ có vai trị, vị trí, đặc điểm riêng của nó.
+ Mối liên hệ bên trong :
Là mối liên hệ qua lại, là sự tác động lẫn nhau giữa các bộ phận, giữa các, các thuộc tính, các mặt khác nhau của sự vật,
nó giữ vai trị quyết định sự tồn tại, vận động và phát triển của sự vật. Ví dụ : trong xã hội tư bản chủ nghĩa, có mâu
thuẫn giữa giai cấp tư sản và cơng nhân giải quyết nó làm cho xã hội phát triển. Trong bản thân con người có mâu thuẫn
giữa hai q trình đồng hóa và dị hóa giải quyết nó làm cho cơ thể phát triển….
+ Mối liên hệ bên ngoài :
Là mối liên hệ giữa một sự vật, hiện tượng này với một sự vật hiện tượng khác, hoặc một sự vật, hiện tượng này với các
sự vật hiện tượng khác.
Mối liên hệ này không quyết định sự tồn tại, vận động và phát triển của sự vật mà nó chỉ đóng vai trị trung gian. Ví dụ :
xét xã hội Việt Nam hiện nay có mâu thuẫn giữa Việt Nam và các nước tư bản chủ nghĩa đó là mối liên hệ bên ngồi
giữa hai con đường xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa. Trong tự nhiên, xét một cây xanh thì mối mối liên hệ bên
ngồi là là giữa nó với mơi trường sống, với con người….
+ Ngồi ra cịn có các mối liên hệ khác như: mối liên hệ bản chất -không bản chất; mối liên hệ tất yếu và ngẫu nhiên
v.v….
Chính tính đa dạng trong quá trình tồn tại, vận động và phát triển của bản thân sự vật và hiện tượng quy định tính đa
dạng của mối liên hệ.Vì vậy, trong một sự vật có thể bao gồm rất nhiều loại mối liên hệ chứ khơng phải chỉ có một cặp

mối liên hệ xác định. Chẳng hạn, mỗi cá nhân trong một tập thể nhất định vừa có mối liên hệ bên trong, vừa có mối liên
hệ bên ngồi, vừa có mối liên hệ bản chất, vừa có mối liên hệ khơng bản chất, vừa có mối liên hệ trực tiếp vừa có mối
liên hệ gián tiếp ...
Đương nhiên, mỗi cặp mối liên hệ có những đặc trưng riêng. Trong các cặp mối liên hệ đó, nói chung, mối liên hệ bản
chất, mối liên hệ tất nhiên, mối liên hệ chủ yếu giữ vai trò quyết định. Song tuỳ theo những điều kiện hoàn cảnh cụ thể,
các mối liên hệ tương ứng với chúng có thể giữ vai trị quyết định. Nói cách khác, vai trị quyết định của các mối liên hệ
trong từng cặp một phụ thuộc vào quan hệ hiện thực xác định .
Sự phân chia từng cặp mối liên hệ chỉ mang tính tương đối vì mỗi loại mối liên hệ chỉ là một hình thức, một bộ phận,
một mắt xích của mối liên hệ phổ biến. Mỗi loại mối liên hệ trong từng cặp có thể chuyển hoá lẫn nhau tuỳ theo phạm
vi bao quát của mối liên hệ hoặc do kết quả vận động của chính các sự vật. Chẳng hạn, nếu xem xét các doanh nghiệp
tồn tại với tư cách là các đơn vị độc lập thì mối liên hệ giữa chúng là mối liên hệ bên ngồi. Trong q trình vận động
và phát triển của mình, các doanh nghiệp kết hợp với nhau tạo thành cơng ty, thành tổng cơng ty thì mối liên hệ giữa
các doanh nghiệp lại là mối liên hệ bên trong.
Tuy sự phân chia thành các loại mối liên hệ chỉ mang tính tương đối ví dụ như các lồi cá ,chim và thú đều có quan hệ
với nước nhưng cá với nước là mối liên hệ về môi trường sống, cá chủ yếu sống trong nước còn chim và thú thì khơng
sống được trong nước .Nhưng sự phân chia đó lại rất cần thiết bởi vì mỗi loại mối liên hệ có vị trí và vai trị xác định
trong sự vận động và phát triển của sự vật. Con người phải nắm bắt đúng các mối liên hệ đó để có cách tác động phù
hợp, nhằm đưa lại hiệu quả cao nhất trong hoạt động của mình.
1.2.5 Ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lý mối liên hệ phổ biến.
Từ nghiên cứu quan điểm duy vật biện chứng về mối liên hệ phổ biến có thể rút ra phương pháp luận khoa học để nhận
thức và cải tạo hiện thực
a)Quan điểm tồn diện
Vì bất cứ sự vật hiện tượng nào trong thế giới đều tồn tại trong mối liên hệ với các sự vật khác và mối liên hệ rất đa
dạng phong phú, do đó khi nhận thức về sự vật, hiện tượng chúng ta phải có quan điểm toàn diện, tránh quan điểm
phiến diện chỉ xét sự vật, hiện tượng ở một mối liên hệ đã vội vàng kết luận về bản chất hay về tính quy luật của chúng.
Quan điểm tồn diện địi hỏi chúng ta nhận thức về sự vật trong mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận, giữa các yếu tố,
giữa các mặt của chính sự vật và trong sự tác động qua lại giữa sự vật đó với các sự vật khác, kể cả mối liên hệ trực tiếp
và mối liên hệ gián tiếp. Chỉ trên cơ sở đó mới có thể nhận thức đúng về sự vật. Chẳng hạn, muốn nhận thức đúng và
đầy đủ tri thức của khoa học triết học, chúng ta cịn phải tìm ra mối liên hệ của tri thức triết học với tri thức khoa học
khác, với tri thức cuộc sống và ngược lại, vì tri thức triết học được khái quát từ tri thức của các khoa học khác và hoạt

động của con người, nhất là tri thức chuyên môn được chúng ta lĩnh hội.

2


Đồng thời, quan điểm tồn diện địi hỏi chúng ta phải biết phân biệt các mối liên hệ, phải biết chú ý đến các mối liên hệ
bên trong, mối liên hệ bản chất, mối liên hệ chủ yếu, mối liên hệ tất nhiên ... để hiểu rõ bản chất của sự vật và có
phương pháp tác động phù hợp nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong sự phát triển của bản thân. Đương nhiên, trong
nhận thức và hành động, chúng ta cần lưu ý tới sự chuyển hoá lẫn nhau giữa các mối liên hệ ở những điều kiện xác
định. Trong quan hệ giữa con người với con người, chúng ta phải biết ứng xử sao cho phù hợp với từng con người.
Ngay cả quan hệ với một con người nhất định ở những không gian khác nhau hoặc thời gian khác nhau, chúng ta cũng
phải có cách giao tiếp, cách quan hệ phù hợp như ông cha đã kết luận: “đối nhân xử thế”.
Trong hoạt động thực tế, theo quan điểm toàn diện, khi tác động vào sự vật, chúng ta không những phải chú ý tới những
mối liên hệ nội tại của nó mà cịn phải chú ý tới những mối liên hệ của sự vật ấy với các sự vật khác. Đồng thời chúng
ta phải biết sử dụng đồng bộ các biện pháp, các phương tiện khác nhau để tác động nhằm đem lại hiệu quả cao nhất. Để
thực hiện mục tiêu : “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, một mặt chúng ta phải phát huy nội
lực của đất nước ta; mặt khác phải biết tranh thủ thời cơ, vượt qua thử thách do xu hướng quốc tế hoá mọi lĩnh vực của
đời sống xã hội và tồn cầu hố kinh tế đưa lại.
- Từ quan điểm toàn diện trong sự xem xét chúng ta đi đến nguyên tắc đồng bộ trong hành động thực tiễn: để cải tạo
một sự vât bao giờ chúng ta cũng phải áp dụng đồng bộ một hệ thống những biện pháp nhất định. Tuy nhiên cũng như
đã nói ở trên, đồng bộ khơng có nghĩa là dàn đều, bình quân mà trong từng buớc, từng giai đoạn phải nắm đúng khâu
then chốt. Thực hiện quan điểm tồn diện góp phần khắc phục bệnh phiến diện, một chiều chỉ thấy một mặt mà không
thấy nhiều mặt hoặc có khi tuy có chú ý đến nhiều mặt nhưng khơng nhìn thấy được mặt bản chất của sự vật. Quan
điểm tồn diện cũng góp phần khắc phục lối suy nghĩ giản đơn.
- Quan điểm tồn diện cịn có ý nghĩa trong việc chống chủ nghĩa chiết Trung mà đặc trưng của nó là nhân danh quan
điểm tồn diện để kết hợp một cách vô nguyên tắc những mặt khác nhau mà thực chất là không thể kết hợp với nhau
được. Trong mối liên hệ qua lại giữa sự vật đó với các sự vật khác (kể cả trực tiếp và gián tiếp).
b) Quan điểm lịch sử - cụ thể
Quan điểm lịch sử cụ thể đòi hỏi chúng ta khi nhận thức về sự vật và tác động vào sự vật phải chú ý điều kiện, hoàn
cảnh lịch sử - cụ thể, mơi trường cụ thể trong đó sự vật sinh ra tồn tại và phát triển. Một luận điểm nào đó là luận điểm

khoa học trong điều kiện này nhưng sẽ không phải là luận điểm khoa học trong điều kiện khác. Chẳng hạn, thường
thường trong các định luật của hố học bao giờ cũng có hai điều kiện: nhiệt độ và áp suất xác định. Nếu vượt khỏi
những điều kiện đó định luật sẽkhơng cịn đúng nữa. Trong lịch sử triết học khi xem xét các hệ thống triết học bao giờ
chúng ta cũng xem xét hoàn cảnh ra đời và phát triển của các hệ thống đó .
Ví dụ :
Con người ta từ lúc mới sinh ra cho tới lúc chết đi đều trải qua các giai đoạn phát triển sinh – lão – bệnh – tử, và mỗi
giai đoạn có những nét đặc trưng riêng. Lúc cịn bé thì hay khóc nhè. Lớn lên một chút thì hết khóc nhè, nhưng lại sinh
ra tính thích làm những gì mình thích,nơng nổi. Lúc về già thì lại hay dỗi,ốm yếu , bệnh tật. Như thế mỗi giai đoạn phát
triển có những nét đặc thù mang tính lịch sử của nó. Hiểu được điều đó, tức là nắm được “cái tất yếu” – nói theo kiểu
Hegel – thì sẽ biết cách đối xử đối với từng lứa tuổi một cách hợp lý nhất.
Phần II : Vận dụng của bản thân
Với tư cách là những nguyên tắc phương pháp luận, quan điểm toàn diện, quan điểm lịch sử - cụ thể góp phần định
hướng, chỉ đạo hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn cải tạo hiện thực, cải tạo chính bản thân chúng ta. Song để
thực hiện được chúng, mỗi chúng ta cần nắm chắc cơ sở lý luận của chúng - nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và
nguyên lý về sự phát triển, biết vận dụng chúng một cách sáng tạo trong hoạt động của mình. Đối với sinh viên, ngay từ
khi cịn ngồi trên ghế nhà trường, vẫn có thể sử dụng các nguyên tắc phương pháp luận đó vào việc thực hiện nhiệm vụ
chính trị của mình góp phần xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh, xã hội ta ngày càng tươi đẹp.
Chúng ta có thể áp dụng những quan điểm này trong cuộc sống
Chúng ta hiện nay đều là những tân sinh viên, khi mới nhập học hầu như là khơng quen biết nhau. Khi nhìn thấy 1 bạn
nào đấy , chắc chắn chúng ta đều có những ấn tượng đầu tiên về ngoại hình , tính cách của bạn đó. Nhưng nếu chỉ qua 1
vài lần gặp mặt mà chúng ta đã đánh giá bạn là người xấu hoặc tốt , dễ tính hay khó tính. Cách đánh giá như vậy là
phiến diện , chủ quan trái với quan điểm tồn diện.Điều có thể làm cho chúng ta có những quyết định sai lầm . Chẳng
hạn như khi nhìn thấy một người có gương mặt ưa nhìn , ăn nói nhỏ nhẹ đã vội vàng kết luận là người tốt và muốn làm
bạn , cịn khi nhìn thấy một người ít nói , khơng hay cười thì cho là khó tính khơng muốn kết bạn. Qua một thời gian kết
bạn mới nhận ra người bạn mà mình chọn có những đức tính khơng tốt như lợi dụng bạn bè, ích kỷ. Cịn người bạn ít
nói kia thực ra rất tốt bụng , hay giúp đỡ bạn bè. Ấn tượng đầu tiên chỉ quyết định đến quá trình giao tiếp về sau. Quan
điểm toàn diện dạy cho ta biết rằng khi xem xét, đánh giá một sự vật, hiện tượng phải xem xét đánh giá một cách toàn
diện , mọi mặt của vấn đề để hiểu được bản chất thật sự của sự vật hiện tượng. Chúng ta khơng thể chỉ nhìn bề ngồi mà
phán xét về phẩm chất, đạo đức của người đó.Vẻ bề ngồi khơng nói lên được tất cả , có thể bạn đó có gương mặt lạnh
lùng nhưng tính bạn rất cởi mở, hịa đồng, dễ gần. Vì vậy muốn đánh giá 1 con người cần phải có thời gian tiếp xúc lâu

dài , nhìn nhận họ trên mọi phương diện , ở từng thời điểm ,từng hoàn cảnh khác nhau.
Trong quan hệ giữa con người với con người, chúng ta phải biết ứng xử sao cho phù hợp với từng con người. Đối với
những người bề trên như ông ,bà ,bố ,mẹ, thầy cơ… thì chúng ta cần có thái độ cư xử lễ phép, tơn trọng họ. Đối với bạn
bè thì có những hành động , thái độ thoải mái,tự nhiên .Ngay cả quan hệ với một con người nhất định ở những không
gian khác nhau hoặc thời gian khác nhau, chúng ta cũng phải có cách giao tiếp, cách quan hệ phù hợp như ông cha đã
kết luận: “đối nhân xử thế”. Ví dụ như khi xưa anh ta là người xấu ,tính cách khơng tốt hay vụ lợi khơng nên giao tiếp
chơi thân, nhưng hiện nay anh ta đã sửa đổi tính cách tốt hơn biết quan tâm mọi người khơng như xưa , chúng ta cần
nhìn nhận anh ta khác đi , có thể cư xử khác trước, có thể giao tiếp , kết bạn với anh ta.
Hay khi xem xét nguyên nhân của một vấn đề nào đó để giải quyết, chúng ta cần xem xét chúng trong các mối liên hệ
để xem nguyên nhân từ đâu để có cách giải quyết, xử lý tốt . Khi ta học kém đi , điểm số giảm cần tìm nguyên nhân do
đâu khiến ta như vậy. Do lười học, không hiểu bài, khơng làm bài tập hay khơng có thời gian học. Nếu tìm được nguyên
nhân cụ thể, chủ yếu , thì sẽ tìm được cách giải quyết đúng đắn.
Chúng ta có thể áp dụng những quan điểm này trong việc học tập:
Trong học tập bao giờ cũng xác định mục tiêu, động cơ, thái độ đúng đắn thì mới có kết quả cao hơn. Việc vận dụng
quan điểm tồn diện và lịch sử cụ thể trong học tập sẽ giúp định hướng học tập sâu hơn và cao hơn, quan điểm toàn
diện và lịch sử cụ thể là thế giới quan của mỗi con người.

3


Phân tích nội dung của quy luật chuyển hóa từ những thay đổi dần dần về lượng thành những thay đổi về chất
và ngược lại. Rút ra ý nghĩa phương pháp luận và liên hệ đến quá trình hoạt động thực tiễn của bản thân? 60
phút
(Mở bài):
Bất cứ một sự vật, hiện tượng nào cũng bao gồm mặt chất và mặt lượng. Hai mặt đó thống nhất hữu cơ với nhau trong
sự vật, hiện tượng. Phép biện chứng duy vật ra đời đem lại quan điểm đúng đắn về khái niệm chất, lượng và quan hệ
qua lại giữa chúng; từ đó khái quát thành quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi
về chất và ngược lại. Mỗi sự vật, hiện tượng trong thế giới đều có những chất vốn có, làm nên chính chúng. Nhờ đó
chúng mới khác với các sự vật, hiện tượng khác; nhờ đó mà con người mới có thể phân biệt sự vật, hiện tượng này với
sự vật, hiện tượng khác. Con người khác với động vật chính là nhờ những tính quy định vốn có của con người: có khả

năng chế tạo và sử dụng cơng cụ lao động, có khả năng tư duy. Sự phân biệt chất và lượng của sự vật chỉ mang tính
tương đối. Điều này phụ thuộc vào từng mối quan hệ cụ thể xác định. Có những tính quy định trong mối quan hệ này là
chất của sự vật, song trong mối quan hệ khác lại biểu thị lượng của sự vật và ngược lại. Điều này cũng có nghĩa là dù số
lượng cụ thể quy định thuần tuý về lượng, song số lượng ấy cũng có tính quy định về chất của sự vật.
NỘI DUNG:
* Khái niệm:
+ Chất của sự vật: Là tổng hợp những thuộc tính khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng, nói lên nó là cái gì, để phân
biệt nó với cái khác.
. Thuộc tính của chất là một khía cạnh của chất được bộc lộ qua quan hệ với cái khác. Nhận thức chất sự vật là nhận
thức tổng hợp các thuộc tính của nó, như vậy là phải nhận thức qua nhiều quan hệ.
. Mỗi thuộc tính lại có nhiều thuộc tính nhỏ khác, nên được xem là một chất. Do đó, sự vật có nhiều chất. (Trong một
quan hệ xác định, sự vật có một chất).
+ Lượng của sự vật: Là khái niệm biểu thị những con số của các yếu tố, các thuộc tính cấu thành nó: về độ lớn (to, nhỏ),
về qui mơ ( lớn, bé), về trình độ (cao, thấp), về tốc độ (nhanh, chậm), về màu sắc (đậm, nhạt)…
. Sự phân biệt giữa lượng và chất chỉ là tương đối, cùng một sự vật, trong mối quan hệ này nó là lượng, trong mối quan
hệ khác nó là chất. .
- Mối quan biện biện chứng giữa lượng và chất
+ Sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất.
. Sự vật bao giờ cũng là sự thống nhất của hai mặt đối lập lượng và chất, lượng nào chất ấy, chất nào lượng ấy. Khơng
có chất, lượng nói chung tồn tại tách rời nhau. Chất ổn định tương đối, còn lượng thường xuyên biến đổi.
. Sự thống nhất giữa lượng và chất được thể hiện trong giới hạn nhất định gọi là “Độ". Vậy “Độ” là giới hạn trong đó
có sự thống nhất giữa lượng và chất. Hay “Độ” là giới hạn mà ở đó có sự biến đổi về lượng nhưng chưa có sự thay đổi
về chất. Sự vật cịn là nó, chưa là cái khác.
. Chất biến đổi thì sự vật biến đổi, chất biến đổi gọi là “nhảy vọt”. Nhảy vọt là bước ngoặc của sự thay đổi về lượng đã
đưa đến sự thay đổi về chất. Sự vật cũ mất đi, sự vật mới ra đời.
. Nhảy vọt xảy ra tại “điểm nút”. Điểm nút là tột đỉnh của giới hạn, ở đó diễn ra sự nhảy vọt.
Lượng biến thành chất phải có điều kiện:
+ Chất mới ra đời lại quy định sự vận động, biến đổi của lượng về quy mô, nhịp điệu của sự vận động phát triển.
Những hình thức của bước nhảy
- Căn cứ vào thời gian diễn ra sự thay đổi: có bước nhảy đột biến và bước nhảy dần dần.

Bước nhảy dần dần: là bước nhảy từ từ, từng bước bằng cách tích lũy dần những nhân tố của chất mới.
Ví dụ: Chẳng hạn q trình chuyển hố từ vượn thành người diễn ra rất lâu dài, hàng vạn năm. Quá trình cách mạng
đưa nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một thời kỳ lâu dài qua nhiều bước nhảy
dần dần.
Bước nhảy toàn bộ: là bước nhảy làm thay đổi chất của toàn bộ các mặt, các yếu tố cấu thành sự vật.
Bước nhảy cục bộ: là bước nhảy làm thay đổi chất của từng mặt, từng yếu tố riêng lẻ của sự vật.
Ví dụ: Sự quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta đang diễn ra từng bước nhảy cục bộ để thực hiện bước nhảy toàn bộ,
tức là chúng ta đang thực hiện những bước nhảy cục bộ ở lĩnh vực kinh tế, lĩnh vực chính trị, lĩnh vực xã hội và lĩnh
vực tinh thần xã hội để đi đến bước nhảy toàn bộ - xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta.
Bước nhảy tự nhiên: tự phát, không cần hoạt động của con người.
Ví dụ: Tiến hố là sự thay đổi về lượng với những biến đổi nhất định về chất của sự vật trong tự nhiên.
Bước nhảy xã hội: được thực hiện thông qua hoạt động của con người.
Ví dụ: Cách mạng xã hội là sự thay thay
thế hình thái kinh tế xã hội này bằng hình thái kinh tế xã hội khác: chiếm hữu nô lê, phong kiến, tư bản...
* Liên hệ đến quá trình hoạt động thực tiễn:
- Có phương pháp học tập tích cực; học từ dể đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, học lý thuyết đi đơi với thực
hành.
- Tích cực học tập lý thuyết và thực hành để có một lượng kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp góp phần phục vụ bệnh
nhân, góp phần xây dựng nghành, xây dựng đất nước.
- Khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ trong học tập, công tác.
Sự vận động và phát triển của sự vật bao giờ cũng diễn ra bằng cách tích luỹ dần dần về lượng đến một giới hạn
nhất định thực hiện bước nhảy để chuyển về chất. Do đó trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn chúng ta
phải biết từng bước tích luỹ về lượng để làm biến đổi về chất theo quy luật. Trong hoạt động những việc làm vĩ đại của
con người bao giờ cũng là sự tổng hợp của những việc làm bình thường của con người đó. Phương pháp này giúp cho
chúng ta tránh được tư tưởng chủ quan, duy ý chí, nơn nóng,” đốt cháy giai đoạn”

4


Trong hoạt động thực tiễn, chúng ta còn phải biết vận dụng linh hoạt các hình thức của bước nhảy. Sự vận dụng linh

hoạt đó sẽ tuỳ thuộc vào việc phân tích đúng đắn những điều kiện khách quan và những nhân tố chủ quan cũng như sự
hiểu biết sâu sắc về quy luật này. Tùy theo từng trường hợp cụ thể, từng điều kiện cụ thể hay quan hệ cụ thể chúng ta
lựa chọn hình thức bước nhảy phù hợp để đạt tới chất lượng và hiệu quả hoạt động của mình.
Sự thay đổi về chất của sự vật còn phụ thuộc vào sự thay đổi phương thức liên kết giữa các yếu tố tạo thành sự vật. Do
đó, trong hoạt động của mình cần phải biết cách tác động vào phương thức liên kết giữa các yếu tố tạo thành sự vật trên
cơ sở hiểu rõ bản chất, quy luật, kết cấu của sự vật đó. Chẳng hạn trên cơ sở hiểu biết đúng đắn về Y học, chúng ta
chăm sóc tốt sức khoẻ cho nhân dân. Trong một tập thể cơ chế quản lý, lãnh đạo và quan hệ giữa các thành viên trong
tập thể ấy thay đổi có tính chất tồn bộ thì rất có thể làm cho tập thể đó vững mạnh…
KẾT LUẬN:
vật có rất nhiều thuộc tính; mỗi thuộc tính lại biểu hiện một chất của sự vật. Do vậy, mỗi sự vật có rất nhiều chất. Chất
và sự vật có mối quan hệ chặt chẽ, không tách rời nhau. Trong hiện thực khách quan khơng thể tồn tại sự vật khơng có
chất và khơng thể có chất nằm ngồi sự vật. Chất của sự vật được biểu hiện qua những thuộc tính của nó. Thuộc tính
của sự vật có thuộc tính cơ bản và thuộc tính khơng cơ bản. Những thuộc tính cơ bản được tổng hợp lại tạo thành chất
của sự vật. Chính chúng quy định sự tồn tại, sự vận động và sự phát triển của sự vật, chỉ khi nào chúng thay đổi hay mất
đi thì sự vật mới thay đổi hay mất đi. Những thuộc tính của sự vật chỉ bộc lộ qua các mối liên hệ cụ thể với các sự vật
khác . Bởi vậy sự phân chia thuộc tính thành thuộc tính cơ bản và thuộc tính khơng cơ bản cũng chỉ mang tính chất
tương đối, tùy theo từng mối quan hệ. Chất của sự vật không những quy định bởi chất của những yếu tố tạo thành mà
còn bởi phương thức liên kết giữa các yếu tố tạo thành, nghĩa là bởi kết cấu của sự vật. Trong hiện thực các sự vật được
tạo thành bởi các yếu tố như nhau, song chất của chúng lại khác nhau

5


Về mối quan hệ biện chứng giữa lý luận và thực tiễn
Vấn đề quan hệ giữa lý luận và thực tiễn có tầm quan trọng đặc biệt trong triết học xã hội của chủ nghĩa Mác. Tầm quan
trọng đó khơng chỉ ở chỗ: "Quan điểm về đời sống về thực tiễn, phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản của lý luận về
nhận thức". Kinh nghiệm đấu tranh, bảo vệ và xây dựng tổ quốc xã hội chủ nghĩa đã đem lại cho chúng ta bài học vô
giá là: "Đảng phải xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan. Năng lực nhận thức và hành
động theo quy luật là điều kiện đảm bảo sự lãnh đạo đúng đắn của đảng". Chính vì vậy việc tìm hiểu mối quan hệ biện
chứng giữa lý luận và thực tiễn là cần thiết.

Để giải quyết vấn đề nêu trên, theo chúng tôi trước hết cần phải xác định rõ khái niệm thực tiễn phân biệt nó với khái
niệm hoạt động, sau đó là với khái niệm hoạt động lý luận. Trong các tài liệu khoa học, có rất nhiều định nghĩa khác
nhau về thực tiễn, nhưng có thể nói, chưa có một ý kiến thống nhất về vấn đề này. Tính đến các quan điểm khác nhau,
chúng tơi xin trình bày vắn tắt quan điểm của chúng tôi về khái niệm thực tiễn như sau.
Thứ nhất, thực tiễn là hình thức hoạt động đặc thù người. Khái niệm thực tiễn đặc trưng cho hoạt động sống của xã hội
loài người.
Thứ hai, thực tiễn là hoạt động người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội. Đây là điểm khác biệt của thực tiễn so với hoạt
động nhận thức.
Thứ ba, thực tiễn là hoạt động được chủ thể tiến hành để đạt tới mục đích được đặt ra từ trước.
Thứ tư, thực tiễn mang tính chất lịch sử xã hội. Đó là những đặc điểm chung của thực tiễn mà nhiều tác giả đã nhất trí.
Vậy thực tiễn là gì? Theo chúng tơi, có thể xác định thực tiễn là hoạt động của một chủ thể lịch sử cụ thể, trong q
trình hoạt động ấy nó tiến hành cải tạo vật chất đối với hiện thực một cách phù họp với các mục đích của bản thân, với
mơ hình lý tưởng và với trí thức của nó về hiện thực và nhờ mối liên hệ giữa đối tượng hóa và giải đối tượng hố trong
q trình này mà nó tự cải tạo chính bản thân mình. Định nghĩa này có thể hơi dài, song nó cho phép thâu tóm được mọi
hình thức đa dạng của thực tiễn xã hội và phân biệt nó với các hoạt động không phải là hoạt động thực tiễn. Điều cơ bản
trong định nghĩa này là ở chỗ khẳng định rằng bằng hoạt động của mình, chủ thể chuyển cái tinh thần, ý niệm thành cái
vật chất và qua đó, thể hiện ra là lực lượng tích cực của sự cải tạo.
Vậy thực tiễn và hoạt động khác nhau ở điểm nào? Phải lưu ý rằng có nhiều tác giả đã đồng nhất hai khái niệm này với
nhau. Theo chúng tôi, hoạt động hiểu theo nghĩa chung nhất là phương thức tồn tại và phát triển hiện thực lịch sử. Một
số tác giả đã dựa vào câu nói của C.Mác - "Đời sống xã hội, về thực chất, là có tính chất thực tiễn" - để đồng nhất hai
khái niệm "thực tiễn" và "hoạt động". Theo chúng tơi, khơng có cơ sở để đồng nhất hai khái niệm đó. Câu nói mang
tính nguyên tắc đó của C .Mác cần phải được hiểu là: Thực tiễn là phương thức mà con người tác động qua lại với thế
giới và cải tạo thế giới đó. Mác đem quan điểm đó đối lập lại với quan điểm của chủ nghĩa duy vật trực quan của
Phoiơbắc. Khơng phải lý luận, mà chính thực tiễn là cái tạo thành bản chất của các mối quan hệ giữa xã hội và tự nhiên
ở trong lòng xã hội. Bản thân quan hệ lý luận cần được tách biệt và lý giải dưới dạng một thành tố không thể tách rời
được của thực tiễn. Song, không nên đồng nhất bản chất của q trình với bản thân q trình. Có quan điểm cho rằng,
bất kỳ hình thức hoạt động nào (lý luận chẳng hạn) cũng đều có liên quan đến thực tiễn xã hội, phục tùng nó, phát triển
trên cơ sở của nó. Quan điểm khác lại coi bản thân hoạt động lý luận là thực tiễn. Thực tiễn bao giờ cũng là sự vật chất
hóa các ý niệm, là phương thức chuyển cái ý niệm thành cái vật chất, cịn hoạt động lý luận là q trình ngược lại, mặc
dù nó bắt nguồn từ thực tiễn.

Qua đó có thể kết luận rằng phạm trù "hoạt động", xét về ngoại điên, là rộng hơn phạm trù "thực tiễn". Vậy thì vấn đề
quan hệ giữa hoạt động lý luận và hoạt động thực tiễn với tư cách là hai lĩnh vực cơ bản nhất của hoạt động xã hội phải
được hiểu như thế nào?
Đây là hai phương thức quan hệ khác nhau với thế giới. Kết quả của quan hệ lý luận là tái hiện lại đối tượng trong ý
thức, là mơ hình lý luận của đối tượng. Cịn kết quả của hoạt động thực tiễn là sự cải tạo vật chất đối với đối tượng.
Thực tiễn chỉ có mặt ớ nơi có các hình thức hoạt động có đối tượng cảm tính, có sự cải tạo đối tượng trên chực tế, chứ
không phải là trong suy nghĩ. Do vậy theo chúng tôi, hoạt động lý luận khoa học, giáo dục, tuyên truyền không phải là
thực tiễn. Bản thân khoa học chỉ có khả năng đem lại bức tranh lý tưởng về thế giới trong nhưng đặc trưng, bản chất của
nó. Vấn đề cũng không thay đổi cả khi khoa học trở thành lực lượng sản xuất vật chất trực tiếp. Bởi khi đó, bản thân lực
lượng sản xuất tồn tại với tư cách là hình thức được đối tượng hố của khoa học, còn khoa học vân tiếp tục là hình chức
hoạt động tinh thần của con người, là sự phản ánh lý tưởng hiện thực.
Vậy phải chăng thực tiễn chỉ đơn giản là sử dụng đối tượng mà không có tính chủ quan, tính hướng đích? Theo chúng
tơi, đây là vấn đề quan trọng để phân biệt hoạt động /ý luận với thực tiễn. Đúng là thực tiễn không thể thiếu ý thức.
Song luận điểm đó khơng chứng tỏ sự đồng nhất của hai hình thức hoạt động khác nhau là thực tiễn và lý luận. Thứ
nhất cần lưu ý rằng tham gia vào thực tiễn chỉ gồm có các kết quả đã đạt được trong quá trình nhận thức trước đó. Các
kết quả đó đối với hoạt động lý luận có một giá trí độc lập, cịn đối với hoạt động thực tiễn thì chỉ là cơ sở lý luận, có
giá trị như là một mơ hình của tương lai. Ý thức và sản phẩm của nó ( mục đích, mơ hình, lý tưởng), trong trường hợp
này, khơng có một giá trị độc lập, nó khơng có nhiệm vụ cải biến đối tượng cảm tính của tự nhiên hay xã hội. Thứ hai,
đương nhiên là có một cơ chế (cho dù nó chưa được nghiên cứu đấy đủ) để đưa các kết quả hoạt động lý luận vào thực
tiên. Chính cơ chế này đã chế định một khuynh hướng nghiên cứu mới - nghiên cứu triển khai. Đây là một lĩnh vực mới
mẻ, đòi hỏi chúng ta phải có những nỗ lực to lớn. Song một điều hiển nhiên là thực tiễn cải tạo xã hội do quần chúng
tiến hành địi hỏi phải hoạch định mục đích, chương trình, phải nhận thức các nhiệm vụ chiến lược và sách lược. Chính
vì vậy mà nó khơng thể thiếu lý luận, lý luận được tiếp biến vào các mục đích và các chương trình, phục tùng nhiệm vụ
cơ bản của thực tiễn cải tạo xã hội.
Như vậy, giữa lý luận và thực tiễn bao giờ cũng tồn tại một mối liên hệ không thể tách rời. Song cho dù thực tiễn có
hàm lượng lý luận nhiều đến đâu đi chăng nữa, thì thực tiễn và lý luận vẫn tồn tại với tư cách là hai lĩnh vực tương đối
độc lập của hoạt động xã hội và bao giờ hình ảnh lý tưởng (kết quả của hoạt động lý luận) cũng đi trước hoạt động thực
tiên. Nói cách khác, hoạt động bao giờ cũng bao hàm hai khâu cơ bản và mối liên hệ giữa chúng ln mang tính lịch sử
- cụ thể - đó là khâu nhận thức lý luận (sản xuất ra tri thức) và khâu thực tiễn (cải tạo hiện thực ).
Mối quan hệ giữa thực tiễn và lý luận, theo chúng tơi, cịn được làm sáng tỏ hơn và cụ thể hơn khi chúng ta xét nó từ

quan hệ chủ thề - khách thể. Thực tiễn là khâu trung gian cơ bản giữa chủ thể và khách thề. Chủ thể ở đây không đơn
giản là con người có tư duy lý luận, con người bằng xương thịt. Chủ thể được thể hiện qua tồng thể các đặc trưng xã hội
của nó, cịn thực tiễn là phương thức cơ bản để nó tác động đến khách thể. Thực tiễn có thề nói, là hình thức liên hệ
thực tại khách quan, nhờ đó mà chủ thể tự đối tượng hố bản thân, các ý định và mục đích của mình trong khách thề,
phát triển các năng lực của mình. Như vậy, ngồi thực tiễn, chủ thể khơng có một phương thức nào để chuyển từ bức
tranh lý tưởng về thế giới sang việc thực hiện nó trong thế giới.
Nếu ở phần trên chúng ta đã nói rằng thực tiễn là quá trình cải tạo vật chất hiện thực, thì thông qua quan hệ chủ thể khách thể, thực tiễn thể hiện là phương thức chủ thể chuyển hoá cái ý mệnh mục đích, động cơ...) thành cái vật chất
(khách thể được cải tạo phù hợp với mục đích). Trọng tâm ở đây được đặt vào hai mặt của một quá trình thống nhất: Từ
cái ý niệm đến cái vật chất. Nếu chúng ta nhấn mạnh, tuyệt đối hoá sự cải tạo vật chất, thì sự định hướng thực tiễn bởi ý
thức sẽ bị biến mất, và do vậy, thực tiễn bị biến thành một hành vi máy móc, vơ thức. Cịn nếu tuyệt đối hố sự sự
chuyển biến cái ý niệm thành cái vật chất, thì chúng ta khơng thể quan niệm thực tiễn là một quá trình khách quan, và
như vậy sẽ rơi vào chủ nghĩa duy tâm.
Từ đó suy ra rằng thực tiễn và lý luận khơng thể là tuyệt đối đối lập với nhau. Tính tương đối của sự đối lập ấy trước hết
được quy định bởi điều là: Quan hệ lý luận của con người với thế giới khơng bao giờ có thề là quan hệ tuyệt đối biệt lập
với thực tiễn. Hơn nữa, quan hệ lý luận luôn phục tùng thực tiễn, phục vụ thực tiễn và phát triển trên cơ sở cải tạo thực
tiễn xã hội. Nó, rốt cuộc, phải dựa trên cơ sở quan hệ thực tiễn với hiện thực. Đến lượt mình vốn là hoạt động của chủ
thể có ý thức và ý chí, thực tiễn ln bao hàm quan hệ lý luận của chủ thể với khách thể với tư cách là vịng khâu đặt
mục đích của hoạt động thực tiễn.
Song, sự đối lập tuyệt đối đó khơng có nghĩa là khơng có sự đối lập tuyệt đối giữa lý luận và thực tiễn. Lý luận do thực

6


tiên chế định và phục vụ thực tiễn, song chúng có tính độc lập tương đối, mang những đặc trưng riêng của hoạt động.
Cả khi tạo thành một thể thống nhất trong khuôn khổ của hoạt động xã hội, chúng vẫn là những mặt khác nhau của hoạt
động đó. Chỉ khi được đưa vào thực tiễn, ý niệm, tư tưởng, lý luận mới có thể "cải tạo" thế giới. Nếu dừng lại trong lĩnh
vực ý thức, chúng khơng có khả năng cải biến một cái gì ngồi khả năng ý thức. Các tư tướng, tự chúng, không phải là
thực tiễn, mơ hình lý tướng về xã hội tương lai thiếu sự cải tạo vật chất chỉ là mơ. hình lý luận. Theo chúng tơi, cần phái
nhấn mạnh tính đặc thù, tính độc lập của lý luận để khơng rơi vào chủ nghĩa thực dụng thiển cận, để phát hiện ra các
quy luật phát triển của riêng lý luận, tính kế thừa lẫn nhau giữa các hình thái ý thức xã hội khác nhau.

Song, cũng cần nhấn mạnh một điều khác là: Tính độc lập tương đối của lý luận là có tính chất tương đối. Thí dụ, lý
luận cách mạng hồn tồn khơng phải là thực tiễn cách mạng. Tuy nhiên vốn được sinh ra bởi các nhu cầu của thực tiễn
xã hội, lý luận cách mạng trở thành một bộ phận cấu thành tất yếu của thực tiễn xã hội. Khi tiên đoán tương lai, bản
thân lý luận bắt nguồn từ thực tiễn quá khứ và hiện tại. Lý luận hồn thành một chức năng nào đó trong xã hội khơng
phải là ở ngồi khn khổ của thực tiễn, mà là ở bên trong bản thân thực tiễn xã hội.
Mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn, theo chúng tơi cần được-vạch rõ cả trên các bình điện bản thể luận lẫn nhận thức
luận. Trước hết cần phải phân biệt tính chất của mối liên hệ này với tính chất của mối liên hệ giữa ý thức và vật chất.
Vật chất có thể tồn tại thiếu ý thức, song thực tiễn không thể tồn tại thiếu ý thức, đương nhiên là hình thức vả trình độ
của ý thức có thể rất khác nhau ( cho tới tư duy lý luận). Nếu các đặc tính "thử nhất" và "thứ hai" áp dụng được vào
quan hệ giữa vật chất và ý thức, thì chúng lại khơng áp dụng được vào quan hệ giữa thực tiễn và ý thức. Theo chúng tơi,
ở đây chỉ có thể nói tới phương diện chủ đạo của một chủ thể thống nhất. Nói cách khác, xét về phương diện bản thể
luận, lý luận và thực tiễn tạo thành một thể thống nhất trong hoạt động xã hội tổng hợp. Sự đối lập của chúng trong
khuôn khổ của sự thống nhất này là tương đối. Mặc dù vật chất và ý thức là các mặt đối lập tương đối về mặt bản thể
luận, song vật chất là tiên đề, là nguyên nhân phát sinh của ý thức, trong khi đó thực tiễn khơng thể thiếu ý thức.
Xét về phương diện nhận thức luận, nếu vật chất và ý thức là tuyệt đối đối lập , thì thực tiễn và lý luận lại không tuyệt
đối đối lập nhau. Mọi ý kiến khác đều có nghĩa rằng thực tiễn, về nguyên tắc, không thể là phương tiện đối chiếu tri
thức về hiện thực và bản thân hiện thực. Trong lý luận nhận thức, tri thức về đối tượng tuyệt đối độc lập với bản thân lý
luận. Các nhà duy vật trước Mác đã nhìn thấy điều đó nhưng họ không biết đối chiếu tri thức với đối tượng và do vậy,
họ đã bất lực trước các lý lẽ của chủ nghĩa duy tâm và bất khả lý luận. Nếu tuyệt đối đối lập thực tiễn với lý luận, thì
chúng ta cũng sẽ vấp phải vấn đề đó. Vậy, đâu là bước chuyển từ lý luận đến thực tiễn? Trong khi đó cuộc cách mạng
được C.Mác thực hiện trong nhận thức luận chính là ở chỗ: ơng đã đưa thực tiễn vào lý luận nhận thức ở lĩnh vực mà ý
thức tuyệt đối đối lập với vật chất, Mác đã phát hiện ra khâu trung gian, bước chuyển từ cái ý niệm đến cái vật chất và
từ cái vật chất đến cái ý niệm. Thực tiễn xã hội hoàn thành vai trò thước đo chân lý và cơ sở của nhận thức chính là do
nó khơng đối lập tuyệt đối mà đối lập tương đối với ý thức về mặt nhận thức luận và do nó ln là hệ thống những hoạt
động nhằm đạt tới mục đích xác định. Do vậy, khơng nên tuyệt đối hố cả tính chủ quan lẫn tính khách quan của thực
tiễn.
Quan hệ giữa thực tiễn và lý luận là một q trình mang tính lịch sử - xã hội cụ thể. Quan hệ giữa chúng là quan hệ biện
chứng. Nắm bắt được tính chất biện chứng của q trình đó, theo chúng tơi, là tiền đề quan trọng bậc nhất giúp chúng ta
ln có được một lập trường thực tiễn sáng suốt, tránh được chủ nghĩa thực dụng thiển cận, cũng như chủ nghĩa giáo
điều máy móc và bệnh lý luận sng.


7


Mối quan hệ giữa xã hội và ý thức xã hội
I. Tồn tại xã hội và ý thức xã hội
Ý thức xã hội là do tồn tại xã hội sinh ra. Vì vậy, để hiểu Ý THỨC XÃ HỘI là gì trước tiên cần hiểu TỒN TẠI XÃ HỘI
1. Tồn tại xã hội là toàn bộ những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội bao gồm: Hoàn cảnh địa lý; Điều kiện dân số;
Phương thức sản xuất ra của cải vật chất.
Trong ba nhân tố đó thì phương thức sản xuất của cải vật chất là nhân tố quyết định đối với tồn tại xã hội.
2. Ý thức xã hội là toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội, bao gồm những tư tưởng, quan điểm, lý luận, tình cảm, tâm
trạng, tập quán, truyền thống v.v.. phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn phát triển khác nhau của lịch sử.
Ý thức xã hội bao gồm tâm lý xã hội và hệ tư tưởng. Đó là hai trình độ, hai phương thức phản ánh khác nhau của ý thức
xã hội. Nó có chung một nguồn gốc là phản ánh tồn tại xã hội và giữa chúng có quan hệ tác động lẫn nhau. Những hệ tư
tưởng xã hội không này sinh tự phát từ tâm lý xã hội và không phải là sự biểu hiện trực tiếp của tâm lý xã hội. Trong xã
hội có giai cấp xã hội có tính giai cấp.
II. Quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội
1. Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội
– Vai trò quyết định của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội thể hiển: tồn tại xã hội sinh ra ý thức xã hội, còn ý thức xã
hội là sự phản ánh của tồn tại xã hội; tồn tại xã hội như thế nào thì ý thức xã hội như thế ấy; mối khi tồn tại xã hội biến
đổi, nhất là phương thức sản xuất biến đổi thì những tư tưởng và lý luận xã hội, những quan điểm về chính trị, pháp
quyền, triết học, đạo đức, văn học, nghệ thuật v.v.. sớm muộn thay đổi theo.
– Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, ý thức xã hội là phản ánh tồn tại xã hội, nhưng không phải bất cứ tư tưởng,
quan điểm lý luận xã hội nào, tác phẩm văn học nghệ thuật nào cũng nhất thiết trực tiếp phản ánh những quan hệ kinh tế
của thời đại, mà chỉ xét đến cùng thì các quan hệ kinh tế mới được phản ánh bằng cách này hay cách khác vào trong
những tư tưởng đó. Bởi vì ý thức xã hội trong sự phát triển của mình có tính độc lập tương đối.
2. Tính độc lập tương đối và vai trị của ý thức xã hội
Tính độc lập tương đối và vai trò của ý thức xã hội biểu hiện ở những mặt dưới đây:
– Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội
– Ý thức xã hội có tính vượt trước tồn tại xã hội. Đó là những tư tưởng tiến bộ, khoa học.

– Ý thức xã hội có nhiều hình thái khác nhau, giữa chúng có sự tác động qua lại lẫn nhau trọng sự phát triển chung.
– Sự tác động trở lại của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội là biểu hiện quan trọng nhất của tính độc lập tương đối của
ý thức xã hội, biểu hiện tập trung vai trò của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội.
Mức độ ảnh hưởng của tư tưởng xã hội đối với sự phát triển xã hội phụ thuộc vào tính chất của các mối quan hệ kinh tế
mà trên đó nảy sinh những tư tưởng nhất định; phụ thuộc vào vai trò lịch sử của giai cấp giương cao ngọn cờ tư tưởng
đó; phụ thuộc vào mức độ phản ánh đúng đắn của tư tưởng đó đối với các nhu cầu phát triển của xã hội, phụ thuộc vào
mức độ xâm nhập của tư tưởng đó vào quần chúng đông đảo.
"Quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội"
1. Ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội , do tồn tại xã hội quyết định :
Quan niệm duy tâm coi tinh thần , tư tưởng là nguồn gốc của mọi hiện tượng xã hội, quyết định tiến trình phát triển của
mọi xã hội .
Chủ nghĩa duy vật thì khẳng định rằng:
- Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, ý thức xã hội chỉ là sự phản ánh tồn tại xã hội.
- Tồn tại xã hội như thế nào ý thức xã hội như thế ấy. Mỗi khi tồn tại xã hội biến đổi thì những quan điểm về chính trị,
pháp quyền, triết học, đạo đức, văn học, nghệ thuật ... sớm muộn sẽ biến đổi theo.
Vì vậy ở những thời kỳ lịch sử khác nhau nếu chúng ta thấy có những lý luận, quan điểm, tư tưởng xã hội khác nhau thì
đó là do những điều kiện khác nhau của đời sống vật chất quyết định.
2. Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội :
Ý thức xã hội do tồn tại xã hội quyết định. Nhưng ý thức xã hội khơng hồn tồn thụ động, nó có tính năng động, có
tính độc lập tương đối trong sự phát triển của mình .
Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội biểu hiện ở những mặt dưới đây :
* Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội. Do sức mạnh của thói quen, tập quán truyền thống, do những
lực lượng xã hội, đảng phái, giai cấp lỗi thời tìm mọi cách duy trì ý thức cũ, chống lại ý thức xã hội mới tiến bộ hơn.
* Tính vượt trước của tư tưởng tiến bộ khoa học: Tư tưởng của con người, nhất là tư tưởng triết học, khoa học, nghệ
thuật có thể đóng vai trị dự báo tương lai, tìm ra được khuynh hướng phát triển chỉ đạo hoạt động thực tiễn của con
người.
* Tính kế thừa trong sự phát triển của ý thức xã hội. Những quan điểm và lý luận của mỗi thời đại không xuất hiện trên
mảnh đất trống không, mà được tạo nên trên cơ sở những tài liệu lý luận của các thời đại trước, tức là có quan hệ kế
thừa với ý thức tư tưởng của thời đại trước.
* Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội trong sự phát triển của chúng.

Ý thức xã hội được thể hiện dưới nhiều hình thái cụ thể như chính trị, pháp quyền, đạo đức, triết học, nghệ thuật, tôn
giáo, khoa học. Mỗi hình thái ý thức xã hội phản ánh một đối tượng nhất định, một phạm vi nhất định của tồn tại xã hội,
nhưng giữa chúng có mối quan hệ với nhau .
Sự liên hệ tác động đó làm cho mỗi hình thái ý thức có những tính chất và những mặt khơng thể giải thích được một
cách trực tiếp bằng tồn tại xã hội hay bằng các điều kiện vật chất .
* Sự tác động trở lại của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội :
Đây là một trong những biểu hiện quan trọng nhất của tính độc lập tương đối của ý thức xã hội, biểu hiện tập trung vai
trò của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội.
Ý thức tiến bộ - cách mạng : Thúc đẩy xã hội phát triển
Ý thức lạc hậu : ngăn cản sự phát triển của xã hội .
Tóm lại : Ý thức xã hội phụ thuộc vào tồn tại xã hội, nhưng nó có tính độc lập tương đối của nó. Vì vậy nếu chỉ thấy tồn
tại xã hội quyết định ý thức xã hội một cách máy móc, sẽ rơi vào chủ nghĩa duy vật tầm thường, ngược lại, nếu tuyệt
đối hóa vai trị của ý thức xã hội, khơng thấy vai trị của tồn tại xã hội sẽ rơi vào chủ nghĩa duy tâm .
"Ý nghĩa phương pháp luận"
1. Khi nghiên cưú các hiện tượng ý thức, không được dừng lại ở các hiện tượng ý thức mà phải đi sâu phát hiện những
mâu thuẫn của đời sống xã hội là nảy sinh các hiện tượng ý thức ấy .
2. Muốn khắc phục các hiện tượng ý thức cũ – xây dựng ý thức mới phải chú ý tạo lập được hiện thực đời sống, nó là
mảnh đất tốt nảy sinh, tồn tại phát triển các hiện tượng ý thức .
3. Coi trọng cuộc cách mạng văn hóa-tư tưởng, có tác động rất mạnh trở lại hiện thực cuộc sống. Có ý nghĩa đối với q
trình hình thành nền văn hóa mới con người mới .

8


4. tồn tại xã hội đóng vai trị quyết định ý thức xã hội, tức mặt đời sống tinh thần của xã hội. Vì vậy, muốn xố bỏ hình
thái ý thức xã hội cũ lỗi thời, lạc hậu, bảo thủ, trì trệ thì trước hết phải cải tạo tồn tại xã hội sinh ra nó.
Thí dụ: muốn thay đổi tư duy manh mún, nhỏ lẻ của người nơng dân thì cần phải đưa cơng nghiệp hố, hiện đại hố
cùng với các tiến bộ khoa học kỹ thuật ứng dụng vào trong sản xuất nơng nghiệp. Từ đó, sẽ làm thay đổi cách nghĩ,
cách làm thủ công, truyền thống của người nông dân sang làm ăn lớn trên cơ sở áp dụng những tiến bộ khoa học và
công nghệ hiện đại vào sản xuất nông nghiệp cho năng suất cao.

5. ý thức xã hội có sự tác động trở lại tồn tại xã hội. Vì vậy, cần đấu tranh chống lại các tư tưởng bảo thủ, lạc hậu, phản
tiến bộ, phản khoa học nhằm thúc đẩy xã hội phát triển.
Thí dụ: cần đấu tranh chống lại các tư tưởng ngại đổi mới, chậm đổi mới, chậm áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật
vào sản xuất.
6. ý thức xã hội có tính kế thừa. Vì vậy, trong q trình phát triển cần phải kế thừa những giá trị truyền thống của dân
tộc và không ngừng tiếp thu, ứng dụng những thành tựu văn hố, khoa học kỹ thuật và cơng nghệ của nhân loại vào sản
xuất nhằm nâng cao năng suất lao động; góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu: "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh".
7. ý thức xã hội có tính vượt trước, dự báo xu hướng vận động và phát triển của xã hội tương lai.
Vì vậy, cần phải tích cực đẩy mạnh nghiên cứu khoa học nhằm phát hiện những quy luật vận động, phát triển khách
quan của tự nhiên, xã hội và con người. Từ đó, Đảng và Nhà nước cần có cơ chế, chính sách và giải pháp khoa học
nhằm thúc đẩy sự tiến bộ và phát triển của xã hội; đồng thời ngăn ngừa được những nguy cơ xấu phát sinh trong đời
sống xã hội như: bão lụt, động đất, sóng thần, dịch bệnh, khủng hoảng tồn cầu...
8. ,nghiên cứu các hình thái xã hội, trong đó, ý thức chính trị, ý thức pháp luật ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống xã hội,
đến việc hình thành ý thức công dân và thực hành ý thức xã hội. Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta cần tích cực tuyên truyền
các chủ trương, đường lối, chính sách và pháp luật của Nhà nước vào trong đời sống xã hội.

9


LƯỢNG GIÁ TRỊ HÀNG HÓA VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐỀN LƯỢNG GIÁ TRỊ HÀNG HĨA
Giá trị hàng hóa được xét cả về mặt chất và mặt lượng:
Chất giá trị hàng hóa là lao động trừu tượng của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa. Vậy, lượng giá trị của
hàng hóa là lượng lao động hao phí để sản xuất ra hàng hóa đó quyểt định.
a) Thước đo lượng giá trị của hàng hóa.
Đo lượng lao động hao phí để tạo ra hàng hóa bằng thước đo thời gian như: một giờ lao động, một ngày lao động, v.v..
Do đó, lượng giá trị của hàng hóa cũng do thời gian lao động quyết định. Trong thực tế, một loại hàng hóa đưa ra thị
trường là do rất nhiều người sản xuất ra, nhưng mỗi người sản xuất do điều kiện sản xuất, trình độ tay nghề là không
giống nhau, nên thời gian lao động cá biệt để sản xuất ra hàng hóa của họ khác nhau. Thời gian lao động cá biệt quyết
định lượng giá trị cả biệt của hàng hóa mà từng người sản xuất ra. Vậy phải chăng lao động cá biệt nào càng lười biếng,

vụng về, phải dùng nhiều thời gian hơn để làm ra hàng hóa, thì hàng hóa đó càng có nhiều giá trị?
C.Mác viết: "Chỉ có lượng lao động xã hội cần thiết, hay thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra một giá trị sử
dụng, mới quyết định đại lượng giá trị của giá trị sử dụng ấy".
Như vậy, thước đo lượng giá trị của hàng hóa được tính bằng thời gian lao động xã hội cần thiết.
Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian cần thiết để sản xuất ra một hàng hóa trong điều kiện bình thường của
xã hội, tức là với một trình độ kỹ thuật trung bình, trình độ khéo léo trung bình và cường độ lao động trung bình so với
hồn cảnh xã hội nhất định.
Trong một xã hội có hàng triệu người sản xuất hàng hóa, với thời gian lao động cá biệt hết sức khác biệt nhau, thì thơng
thường thời gian lao động xã hội cần thiết gần sát với thời gian lao động cá biệt của những người sản xuất và cung cấp
đại bộ phận một loại hàng hóa nào đó trên thị trường.
b) Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa
Do thời gian lao động xã hội cần thiết ln thay đổi, nên lượng giá trị của hàng hóa cũng là một đại lượng không cố
định. Sự thay đổi lượng giá trị của hàng hóa tùy thuộc vào những nhân tố:
Thứ nhất, năng suất lao động.
Năng suất lao động là năng lực sản xuất của lao động, được tính bằng số lượng sản phấm sản xuất ra trong một đơn vị
thời gian hoặc số lượng thời gian cần thiết đế sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.
Có hai loại năng suất lao động: năng suất lao động cá biệt và năng suất lao động xã hội. Trên thị trường, hàng hóa được
trao đổi khơng phải theo giá trị cá biệt mà là giá trị xã hội. Vì vậy, năng suất lao động có ảnh hưởng đến giá trị xã hội
của hàng hóa chính là năng suất lao động xã hội.
Năng suất lao động xã hội càng tăng, thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa càng giảm, lượng giá
trị của một đơn vị sản phẩm càng ít. Ngược lại, năng suất lao dộng xã hội càng giảm, thì thời gian lao động xã hội cần
thiết để sản xuất ra hàng hóa càng tăng và lượng giá trị của một đơn vị sản phẩm càng nhiều. Lượng giá trị của một đơn
vị hàng hóa tỷ lệ thuận với số lượng lao động kết tinh và tỷ lệ nghịch với năng suất lao động xã hội. Như vậy, muốn
giảm giá trị của mỗi đơn vị hàng hóa xuống, thì ta phải tăng năng suất lao động xã hội.
Năng suất lao động lại tùy thuộc vào nhiều nhân tố như: trình độ khéo léo của người lao động, sự phát triển của khoa
học - kỹ thuật và trình độ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, sự kết hợp xã hội của sản xuất, hiệu quả của tư liệu
sản xuất và các điều kiện tự nhiên.
Tăng năng suất lao động và tăng cường độ lao động tác động khác nhau đối với lượng giá trị hàng hóa. Cường độ lao
động là khái niệm nói lên mức độ khẩn trương, là sự căng thẳng mệt nhọc của người lao động. Vì vậy, khi cường độ lao
động tăng lên, thì lượng lao động hao phí trong cùng một đơn vị thời gian cũng tăng lên và lượng sản phẩm được tạo ra

cũng tăng lên tương đương, còn lượng giá trị của một đơn vị sản phẩm thì khơng đổi. Xét về bản chất, tăng cường độ
lao động cũng giống như kéo dài thời gian lao động.
Thứ hai, mức độ phức tạp của lao động.
Mức độ phức tạp của lao động cũng ảnh hưởng nhất định đến số lượng giá trị của hàng hóa. Theo mức độ phức tạp của
lao động có thể chia lao động thành lao động giản đơn và lao động phức tạp.
Lao động giản đơn là lao động mà bất kỳ một người bình thường nào có khả năng lao động cũng có thể thực hiện được.
Lao động phức tạp là lao động đòi hỏi phải được đào tạo, huấn luyện thành lao động chun mơn lành nghề mới có thể
tiến hành được.
Khi nghiên cứu tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa, có một vấn đề đặt ra là: phải chăng trong cùng một
đơn vị thời gian lao động, thì bất cứ ai làm việc gì, nghề gì cũng đều tạo ra một lượng giá trị như nhau?
C.Mác chỉ rõ: trong một giờ lao động, người thợ sửa chữa đồng hồ tạo ra nhiều giá trị hơn người rửa bát. Bởi vì, lao
động của người rửa bát là lao động giản đơn, có nghĩa là bất kỳ một người bình thường nào, khơng phải trải qua đào
tạo, khơng cần có sự phát triển đặc biệt, cũng có thể làm được. Còn lao động của người thợ sửa chữa đồng hồ là lao
động phức tạp địi hỏi phải có sự đào tạo, phải có thời gian huấn luyện tay nghề. Vì vậy, trong cùng một đơn vị thời
gian lao động như nhau, lao động phức tạp tạo ra được nhiều giá trị hơn so với lao động giản đơn. Lao động phức tạp là
lao động giản đơn được nhân gấp bội lên. Để cho các hàng hóa do lao động giản đơn tạo ra có thể quan hệ bình đẳng
với các hàng hóa do lao động phức tạp tạo ra, trong quá trình trao đổi người ta quy mọi lao động phức tạp thành lao
động giản đơn trung bình.
C.Mác viết: "Lao động phức tạp... chỉ là lao động giản đơn được nâng lên lũy thừa, hay nói cho đúng hơn là lao động
giản đơn được nhân lên...”.
Như vậy, lượng giá trị của hàng hóa được đo bằng thời gian lao động xã hội cần thiết, giản đơn trung bình.
c) Cấu thành lượng giá trị hàng hóa
Để sản xuất ra hàng hóa cần phải chi phí lao động, bao gồm lao động quá khứ tồn tại trong các yếu tố tư liệu sản xuất
như máy móc, cơng cụ, ngun vật liệu và lao động sống hao phí trong q trình chế biến tư liệu sản xuất thành sản
phẩm mới. Trong quá trình sản xuất, lao động cụ thể của người sản xuất có vai trị bảo tồn và di chuyển giá trị của tư
liệu sản xuất vào sản phẩm, đây là bộ phận giá trị cũ trong sản phẩm (ký hiệu là c), còn lao động trừu tượng (biểu hiện
ở sự hao phí lao động sống trong q trình sản xuất ra sản phẩm) có vai trị làm tăng thêm giá trị cho sản phẩm, đây là

10



bộ phận giá trị mới trong sản phẩm (ký hiệu là V + m).Vì vậy, cấu thành lượng giá trị hàng hóa bao gồm hai bộ phận:
giá trị cũ tái hiện và giá trị mới.
HAI PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT GIÁ TRỊ THẶNG DỰ
Mục đích của các nhà tư bản là sản xuất ra giá trị thặng dư tối đa. Vì vậy, các nhà tư bản dùng nhiều phương pháp để
tăng tỷ suất và khối lượng giá trị thặng dư. Khái qt có hai phương pháp để đạt được mục đích đó là sản xuất giá trị
thặng dư tuyệt đối và sản xuất giá trị thặng dư tương đối.
a) Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối
Trong giai đoạn phát triển đầu tiên của sản xuất tư bản chủ nghĩa, khi kỹ thuật còn thấp, tiến bộ chậm chạp thì phương
pháp chủ yếu để tăng giá trị thặng dư là kéo dài ngày lao động của công nhân.
Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối là phương pháp sản xuất ra giá trị thặng dư được thực hiện trên cơ sở kéo dài tuyệt
đối ngày lao động của công nhân trong điều kiện thời gian lao động tất yếu không đổi và giá trị thặng dư được sản xuất
ra bằng phương pháp này được gọi là giá trị thặng dư tuyệt đối.
Giả sử ngày lao động là 8 giờ, trong đó 4 giờ là thời gian lao động tất yếu và 4 giờ là thời gian lao động thặng dư. Điều
đó có thể biểu diễn bằng sơ đồ sau đây:

Do đó, tỷ suất giá trị thặng dư là:

Giả sử nhà tư bản kéo dài ngày lao động thêm 2 giờ, trong khi thời gian tất yếu không thay đổi, vẫn là 4 gịờ. Khi đó
ngày lao động được chia như sau:

Do đó, tỷ suất giá trị thặng dư là:

Như vậy, khi kéo dài tuyệt đối ngày lao động trong điều kiện thời gian lao động tất yếu không thay đổi, thì thời gian lao
động thặng dư tăng lên, nên tỷ suất giá trị thặng dư tăng lên. Trước đây, tỷ suất giá trị thặng dư là 100% thì bây giờ là
150%.
Các nhà tư bản tìm mọi cách kéo dài ngày lao động, nhưng ngày lao động có những giới hạn nhất định. Giới hạn trên
của ngày lao động do thể chất và tinh thần của người lao động quyết định. Vì cơng nhân phải có thời gian ăn, ngủ, nghỉ
ngơi, giải trí để phục hồi sức khỏe. Việc kéo dài ngày lao động còn vấp phải sự phản kháng của giai cấp cơng nhân. Cịn
giới hạn dưới của ngày lao động không thể bằng thời gian lao động tất yếu, tức là thời gian lao động thặng dư bằng

không. Như vậy, về mặt kinh tế, ngày lao động phải dài hơn thời gian lao động tất yếu, nhưng không thể vượt quá giới
hạn về thể chất và tinh thần của người lao động.
Trong phạm vi giới hạn nói trên, độ dài của ngày lao động là một đại lượng khơng cố định và có nhiều mức khác nhau.
Độ dài cụ thể của ngày lao động do cuộc đấu tranh giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản trên cơ sở tương quan lực
lượng quyết định. Cuộc đấu tranh của giai cấp cơng nhân địi ngày lao động tiêu chuẩn, ngày làm 8 giờ đã kéo dài hàng
thế kỷ.
b) Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối
Việc kéo dài ngày lao động bị giới hạn về thể chất và tinh thần của nguời lao động và vấp phải cuộc đấu tranh ngày
càng mạnh mẽ của giai cấp công nhân. Mặt khác, khi sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển đến giai đoạn đại công nghiệp
cơ khí, kỹ thuật đã tiến bộ làm cho năng suất lao động tăng lên nhanh chóng, thì các nhà tư bản chuyển sang phương
thức bóc lột dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động xã hội, tức là bóc lột giá trị thặng dư tương đối.
Sản xuất giá trị thặng dư tương đối là phương pháp sản xuất ra giá trị thặng dư được thực hiện bằng cách rút ngắn thời
gian lao động tất yếu lại để kéo dài một cách tương ứng thời gian lao động thặng dư trên cơ sở tăng năng suất lao động
xã hội trong điều kiện độ dài ngày lao động không đổi. Giá trị thặng dư được sản xuất ra bằng phương pháp này được
gọi là giá trị thặng dư tương đối.
Giả sử ngày lao động là 8 giờ và nó được chia thành 4 giờ là thời gian lao động tất yếu và 4 giờ là thời gian lao động
thặng dư. Điều đó có thể biểu diễn như sau:

Do đó, tý suất giá trị thặng dư là:

11


Giả định rằng ngày lao động không thay đổi, nhưng bây giờ công nhân chỉ cần 3 giờ lao động đã tạo ra được một lựơng
giá trị mới bằng với giá trị sức lao động của mình. Do đó, tỷ lệ phân chia ngày lao động sẽ thay đổi: 3 giờ là thời gian
lao động tất yếu và 5 giờ là thời gian lao động thặng dư. Điều đó được biểu diễn như sau:

Do đó, bây giờ tỷ suất giá trị thặng dư sẽ là:

Như vậy, tỷ suất giá trị thặng dư đã tăng từ 100% lên 166%.

Làm thế nào để có thể rút ngắn được thời gian lao động tất yếu? Thời gian lao động tất yếu có quan hệ với giá trị sức
lao động. Muốn rút ngắn thời gian lao động tất yếu phải giảm giá trị sức lao động. Muốn hạ thấp giá trị sức lao động
phải giảm giá trị những tư liệu sinh hoạt thuộc phạm vi tiêu dùng của cơng nhân. Điều đó chỉ có thể thực hiện được
bằng cách tăng năng suất lao động trong các ngành sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt thuộc phạm vi tiêu dùng của
công nhân và tăng năng suất lao động trong các ngành sản xuất ra tư liệu sản xuất để sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt
đó, tức là tăng năng suất lao động xã hội.
Nếu trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản, sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối là phương pháp chủ yếu, thì đến giai
đoạn tiếp sau, khi kỹ thuật phát triển, sản xuất giá trị thặng dư tương đối là phương pháp chủ yếu. Lịch sử phát triển của
lực lượng sản xuất và của năng suất lao động xã hội dưới chủ nghĩa tư bản đã trải qua ba giai đoạn: hợp tác giản đơn,
công trường thủ cơng và đại cơng nghiệp cơ khí, đó cũng là q trình nâng cao trình độ bóc lột giá trị thặng dư tương
đối.
Hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư nói trên được các nhà tư bản sử dụng kết hợp với nhau để nâng cao trình độ
bóc lột cơng nhân làm th trong q trình phát triển của chủ nghĩa tư bản. Dưới chủ nghĩa tư bản, việc áp dụng máy
móc khơng phải là để giảm nhẹ cường độ lao động của công nhân, mà trái lại tạo điều kiện để tăng cường độ lao động.
Ngày nay, việc tự động hóa sản xuất làm cho cường độ lao động tăng lên, nhưng dưới hình thức mới, sự căng thẳng của
thần kinh thay thế cho cường độ lao động cơ bắp.
Ý nghĩa của việc nghiên cứu các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư:
Việc nghiên cứu 2 phương pháp nói trên, khi gạt bỏ mục đích và tính chất của chủ nghĩa tư bản thì các phương
pháp sản xuất giá trị thặng dư, nhất là phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối và giá trị thặng dư siêu ngạch có
thể vận dụng trong các doanh nghiệp ở nước ta nhằm kích thích sản xuất, tăng năng suất lao động xã hội, sử dụng kỹ
thuật mới, cải tiến tổ chức quản lý, tiết kiệm chi phí sản xuất.
Đối với quá trình phát triển nền kinh tế quốc dân của nước ta, việc nghiên cứu sản xuất giá trị thặng dư gợi
mở cho các nhà hoạch định chính sách phương thức làm tăng của cải, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trong điều kiện
điểm xuất phát của nước ta còn thấp, để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cần tận dụng triệt để các nguồn lực, nhất là lao
động và sản xuất kinh doanh. Về cơ bản lâu dài, cần phải coi trọng việc tăng năng suất lao động xã hội, coi đẩy mạnh
cơng nghiệp hố, hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân là là giải pháp cơ bản để tăng năng suất lao động xã hội, thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế.

12



Con đường đi lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN ở VN
Ngay khi ra đời, Đảng ta đã xác định con đường phát triển của dân tộc là quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư
bản chủ nghĩa. Đó là đường lối tiến hành cách mạng nhất quán suốt hơn 73 năm qua của Đảng ta. Trong quá trình lãnh
đạo cách mạng, nhất là qua thực tiễn của gần 17 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, Đảng ta đã không ngừng
đổi mới nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Tại Đại hội IX - Đại hội đầu tiên trong thế kỷ XXI, dựa trên tổng kết lý luận và thực tiễn sau 15 năm đổi mới đất nước
theo định hướng xã hội chủ nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta đã khẳng
định: "Con đường đi lên của nước ta là sự phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tức là
bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa, nhưng tiếp thu, kế
thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt về khoa học và công nghệ, để
phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại". Như vậy, có thể nói, trong quan niệm của Đảng ta,
quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay là con đường phát triển rút ngắn và phương thức thực hiện con đường
này là quá độ gián tiếp. Đó là bước phát triển quan trọng trong nhận thức và tư duy lý luận của Đảng ta.
Hiện nay, vấn đề nhận thức về sự lựa chọn con đường phát triển xã hội chủ nghĩa, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, kiên
trì phấn đấu theo lý tưởng và mục tiêu của chủ nghĩa xã hội của các tầng lớp nhân dân còn chưa được đầy đủ. Vấn đề
này cũng đang được Đảng và nhà nước ta quan tâm. Tiến lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở Việt
Nam đó là sự phát triển tất yếu ở Việt Nam, được Đảng và Hồ Chủ Tịch vạch ra từ năm 1930 (trong Chính cương vắn
tắt, sách lược vắn tắt trong luận cương chính trị của Đảng ) và ngày càng hoàn thiện hơn trong các ký Đại hội Đảng gần
đây. Vì vậy, trong sự nghiệp cơng nghiệp hố - hiện đại hố đất nước hiện nay, việc thức về tính tất yếu con đường quá
độ tiến lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta mang tính cấp thiết
NỘI DUNG CHÍNH
I.Tính tất yếu khách quan của việc quá độ lên chủ nghĩa xã hội
1. Quá độ là gì?
Quá độ là thời kỳ chuyển tiếp từ trạng thái này sang trạng thái khác, nhưng đang ở giai đoạn trung gian. Thời kỳ quá độ
(TKQĐ) lên CNXH là thời kỳ cải biến cách mạng sâu sắc toàn bộ lĩnh vực đời sống xã hội, bắt đầu từ khi giai cấp công
nhân và nhân dân lao động giành được chính quyền nhà nước cho tới khi tạo ra được những cơ sở của CNXH trên lĩnh
vực đời sống xã hội. Có 2 kiểu quá độ tùy thuộc vào điểm đi lên CNXH của các nước:
- Quá độ trực tiếp: Từ TBCN lên XHCN
- Quá độ gián tiếp: Từ xã hội tiền TBCN lên CNXH, bỏ qua TBCN

Đặc điểm của thời kỳ quá độ: Các nhân tố xã hội thời kỳ mới đan xen với thời kỳ chế độ cũ, đồng thời đấu tranh với
nhau trên từng lĩnh vực đời sống chính trị, văn hóa, tư tưởng, tập quán.
Đặc điểm cụ thể:
- Chính trị: Bản chất của thời kỳ quá độ lên CNXH là thời kỳ quá độ chuyển tiếp về mặt chính trị do nhà nứớc chuyên
chính vơ sản và ngày càng được cũng cố hịan thiện.
- Kinh tế: Đặc trưng của TKQĐ là nền kinh tế nhiều thành phần, tập trung là thành phần kinh tế nhà nứơc. Các thành
phần kinh tế vừa hỗ trợ vừa cạnh tranh lẫn nhau.
.
- Xã hội: Đây là thế mạnh của TKQĐ, đã gần như loại bỏ sự hằn thù của sự đấu tranh giai cấp. Tương ứng với từng
lọai thành phần kinh tế có những cơ cấu giai cấp - tầng lớp khác nhau, vừa mang tính đối kháng, vừa hỗ trợ nhau.
-Văn hóa,tư tửởng: Tồn tại nhiều loại tư tưởng, văn hóa tinh thần khác nhau, có xen lẫn sự đối lập nhưng vẫn họat động
trên phương châm: ”tốt đạo, đẹp đời “
2. Tính tất yếu chung
Vận dụng lý luận của C.Mác và Ph.Ăngghen vào công cuộc xậy dựng xã hội chủ nghĩa ở nước Nga trước đây,
V.I.Lênin đã phát triển lý luận về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là tất yếu
khách quan đối với mọi nước xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, đối với những nước có lực lượng sản xuất phát
triển cao thì thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội có nhiều thuận lợi hơn, có thể ngắn hơn so với những nước đi lên chủ
nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa từ nền kinh tế kém phát triển.
Theo V.I.Lênin, sự cần thiết khách quan phải có thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là do đặc điểm ra đời, phát triển
của phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa và cách mạng vô sản quy định.
Quan hệ sản xuất phong kiến và quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đều dựa trên cơ sở chế độ tư hữu về tư liệu sản
xuất. Do vậy, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa có thể ra đời từ trong lịng xã hội phong kiến. Sự phát triển của phương
thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đến một trình độ nhất định, sẽ làm sâu sắc them mâu thuẫn của xã hội phong kiến, cách
mạng tư sản sẽ nổ ra. Nhiệm vụ của cách mạng tư sản chủ yếu chỉ là giải quyết về mặt chính quyền nhà nước, làm cho
kiếm trúc thượng tầng thích ứng với cơ sở hạ tầng của nó.
Cách mạng vơ sản có điểm khác biệt căn bản với cách mạng tư sản. Do quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa dựa trên
chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, còn quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất,
nên chủ nghĩa xã hội không thể ra đời từ trong lòng xã hội tư sản. Phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa ra đời sau
khi cách mạng vô sản thành công, giai cấp vô sản giành được chính quyền và bắt tay vào cơng cuộc xây dựng chủ nghĩa
xã hội – giai đoạn đầu của phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa.

Hơn nữa, sự phát triển của phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa là một thời kỳ lâu dài, không thể ngay một lúc
có thể hồn thiện được. Để phát triển lực lượng sản xuất, tăng năng suất lao động, xây dựng chế độ công hữu xã hội chủ
nghĩa về tư liệu sản xuất, xây dựng kiểu xã hội mới, cần phải có thời gian. Nói cách khác, tính tất yếu phải có thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Từ sự phân tích như vậy, V.I.Lênin cho rằng cách mạng vơ sản thắng lợi mới chỉ là sự khởi
đầu cho thời kỳ quá độ chủ nghĩa xã hội.
Phân tích bối cảnh hiện thực ở Châu Âu trong nhũng năm 80-90 của thế kỷ XIX ,và triển vọng của cuộc CMXH do
giai cấp cơng nhân và chính đảng CM của nó lãnh đạo, .Engel cho rằng: đã đến lúc chính đảng của giai cấp công nhân
phải nắm lấy quyền quản lý đất nước, tiếp thu những thành quả kinh tế, xã hội do giai cấp tư sản tạo ra và lấy đó làm
tiền đề vật chất để “tạo lập ra chế độ XH mới cũng như sinh ra những con người mà chỉ có họ mới đủ sức mạnh, ý chí
nghị lực, có năng lực sáng tạo lý luận và họat động thực tiễn, luôn nhạy bén với sự biến đổi của hiện thực lịch sử là 1
trong những nhiệm vụ hàng đầu của Đảng CM “. Bởi tiếp theo thắng lợi của cuộc cách mạng vô sản sẽ là một TKQĐ
lâu dài, hết sức phức tạp và khó khăn. Coi thời kỳ quá độ này là một cuộc đấu tranh lâu dài ác liệt, Engel cho rằng:

13


“cuộc đấu tranh này chỉ đi đến thắng lợi cuối cùng khi chính đảng Cách mạng của giai cấp cơng nhân có được đội ngũ
những ngừời cơng nhân sáng suốt về chính trị, kiên trì nhẫn nại nhất trí, có kỉ luật, những phẩm chất mà nhờ đó họ thu
được những thành cơng rực rỡ”.Bời vì họ là những người đang nắm trong tay “tính tất yếu của lịch sử” của cuộc đấu
tranh này
3. Tính tất yếu đối với Việt Nam
Như đã biết, xã hội có áp bức ắt hẳn có đấu tranh, và nhân dân ta đã lấy đấu tranh để chống lại áp bức bóc lột của
Thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ. Là một dân tộc yêu chuộng hịa bình, từ ngàn đời khát khao về một xã hội công bằng
tốt đẹp thể hiện qua những cuộc đấu tranh chống ngọai xâm và ước mơ giải phóng dân tộc, dân ta phải đấu tranh với kẻ
thù đàn áp .Đó là tính tất yếu của xã hội. Nhưng vì sao chúng ta lựa chọn con đường đi lên XHCN, bỏ qua TBCN? Có
thể thấy những nhà yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh cũng đã từng lựa chọn con đường cách mạng tư sản
để đấu tranh nhưng khơng thành cơng. Điều đó cho thấy con đường đấu tranh bằng cách mạng Tư sản không phù hợp
với thực trạng nước ta bấy giờ .
Đến với con đường đấu tranh của HCM, Người đã chọn hình thức đấu tranh vô sản, do giai câp công nhân, nông dân
lãnh đạo, và đã giành được thắng lợi thể hiện ở CMT8 thành công, miền Bắc đi lên xây dựng XHCN, cuộc cách mạng

này chứng minh sự lựa chọn của Đảng và nhân dân ta là đúng đắn, phù hợp với thực tế VN.
Đồng thời ,theo lý luận của khoa học của Lê Nin thì :
a) CNXH có thể diễn ra ở các nước thuộc địa.
b) Giữa 2 giai đọan của chế độ CNXH ko có vách ngăn phù hợp, vì vậy miền Bắc đi lên CNXH trước miền Nam.
c) “Quá độ bỏ qua” chế độ TBCN trong thời đại hịên nay chỉ là sự vận dụng đúng lịch sử của nhân lọai đã có như Nga
Đức Pháp Mỹ... từ chế độ nô lệ bỏ qua chết độ phong kiến lên TBCN
Tóm lại, có thể trả lời câu hỏi:”Vì sao Việt Nam đi lên CNXH bỏ qua TBCN ?” qua các lý so sau:
-Phù hợp với chí ý nguyện vọng của nhân dân
-Phù hợp với hiện thực Việt Nam
-Phù hợp với cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin
Đây chính là cơ sở lý luận mang tính tất yếu của thời kỳ qúa độ lâu dài ở VN. Vậy tính tất yếu của TKQĐ lên CNXH ở
Việt Nam là gì?
1. Đây chính là quy luật phù hợp với sự chuyển đổi đối với các nước đi lên XHCN trong thời đại ngày nay, hay nói cách
khác đấy chính là sự phù hợp với lý luận cách mạng ko ngừng của chủ nghĩa Mác - Lênin. Sau cuộc cách mạng dân tộc
dân chủ thành công, dưới sự lãnh đạo của Đảng CSVN ở miền Bắc, nước ta chuyển ngay sang cách mạng XHCN, vừa
xây dựng XHCN ở miền Bắc, vừa đấu tranh chống Đế Quốc Mỹ ở miền Nam, đồng thời đấy cũng là sự phù hợp với xu
thế của thời đại ngày nay: CNTB với những mâu thuẫn ngày càng gay gắt và sâu sắc chắc chắn sẽ bị thay thế bởi hệ
thống XHCN trên phạm vi tòan thế giới. CNTB khơng phải là tương lai của lồi người. Đây là xu hướng khách quan
thích hợp với lịch sử.
2. Đây là sự phù hợp với lịch sử của Việt Nam thể hiện ở sự phù hợp TKQĐ ở nước ta với lý luận chung về tính chất tất
yếu của TKQĐ, cụ thể là:
- Nhà nứớc ta đã thực hiện rõ điều này trên quan điểm: ”Bỏ qua CNTB tức là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của
quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng TBCN nhưng hấp thu kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới
thời TBCN.”
- Đất nước ta còn yếu kém, nhìều tàn dư của chế độ xã hội cũ và chiến tranh để lại. Công cuộc đi lên CNXH là một
cơng việc khó khăn phức tạp do đó cần phải có thời gian để cải tạo xã hội, tạo điều kiện về vật chất và tinh thần cho
CNXH
- Và sự thắng lợi của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở nứoc ta đã có đủ điều kiện quá độ lên TBCN, đó là những điều
kịên:
+ Nhân dân đồn kết tin tưởng vào chế độ XHCN

+ Chính quyền thuộc về giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng CS
+ Có sự giúp đỡ của các nước tiên tiến, các nước XHCN anh em và phong trào cách mạng tiến bộ của thế giới
Tóm lại, thời kỳ qúa độ lên CNXH bỏ qua thời kỳ TBCN là tính tất yếu, là sự lựa chọn sáng suốt của Đảng và nhân
dân ta.
II. Tiền đề khách quan, chủ quan để Việt Nam bỏ qua tư bản chủ nghĩa lên chủ nghĩa xã hội
1. Tiền đề khách quan
- Cuộc CM khoa học công nghệ hiên đại đang phát triển, tồn cầu hóa kinh tế đang phát triển mạnh mẽ, hòa nhập kinh
tế thế giới trở thành điều kiện tất yếu, nó mở ra khả năng thuận lợi để khắc phục những hạn chế của nước kém phát triển
như: thiếu vốn, công nghiệp lạc hậu, năng lực quản lý kém...
- Thời đại ngày nay, quá độ lên CNXH là xu hướng khách quan của loài người. Đi trong dòng lịch sử, chúng ta đã và
đang nhận được sự đồng tình ủng hộ ngày càng mạnh mẽ của loài người ,của các quốc gia độc lập đang đấu tranh để lựa
chọn con đường phát triển tiến bộ của mình
2. Tiền đề chủ quan
- Có nguồn lao động dồi dào, cần cù, thơng minh, trong đó có đội ngũ cơng nhân kỹ thuật cao, lành nghề có hàng chục
ngàn người là tiền đề quan trọng để tiếp thu, sử dụng khoa học, công nghệ tiên tiến trên thế giới.
- Có vị trí tự nhiên thuận lợi :
+ Có bờ biển kéo dài hơn 3.246 km2, có nhiều mỏ dầu khí chưa đựợc khám phá hết, có ngư trường rộng lớn… đó là
nhiều ưu đãi của thiên nhiên, tạo điều kiện cho giao lưu hội nhập quốc tế

14


+ Có hai vựa lúa lớn: Đồng bằng Sơng Hồng và Đồng bằng Sơng Cửu Long, có các vị trí thuận lợi trồng cây cơng
nghiệp khác như Bình Dương, Đồng Nai…
- Quá độ lên CNXH không những phù hợp với qui luật phát triển của lịch sử mà còn phù hợp với nguyện vọng của nhân
dân, những người đã chiến đấu hi sinh thân mình vì độc lập tự do của dân tộc, vì sự ấm no của mọi người, xây dựng xã
hội công bằng, dân chủ văn minh - những yêu cầu ấy chỉ có XHCN mới đáp ứng được
- Xây dựng CNXH dưới sự lãnh đạo của Đảng CSVN, đó là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Đó là nhân tố vơ cùng
quan trọng giúp giữ gìn sự tồn tại và phát triển của cơng cuộc xây dựng và phát triển của tổ quốc VN XHCN
III. Nhiệm vụ của Việt Nam khi bỏ qua Tư bản chủ nghĩa

- Phát triển nhanh mạnh lực lượng sản xuất, nhằm xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của CNXH, muốn vậy phải phát
triển cả lực lượng sản xuất và sức lao động, đặc biệt là sức lao động (nhân tố con người) phải thực hiện Cơng nghiệp
hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) nền kinh tế quốc dân, phải phát triển nhanh nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần ở
nước ta.
- Xây dựng và hoàn thiện quan hệ sản xuất theo định hướng XHCN.
- Kinh tế nhà nước thực hiện tốt vai trò chủ đạo.
- Kinh tế hợp tác xã bao gồm hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ v.v... Kinh tế nhà nước và
kinh tế hợp tác xã trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân.
- Kinh tế tư bản nhà nước dưới các hình thức khác nhau tồn tại phổ biến.
- Chủ động hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.
- Phát triển kinh tế, cải thiện đời sống của nhân dân, thực hiện tiến bộ công bằng xã hội.
- Đảng khẳng định lấy Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi
hành động. Xây dựng hệ thống chính trị XHCN.
- Xây dựng nhà nước là của dân do dân và vì dân.
- Mọi người sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật.
- Phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
- Thực hiện dân chủ XHCN. Phát huy khả năng sáng tạo, tính tích cực chủ động của mọi cá nhân.
IV.Mục tiêu và phương hướng cơ bản của thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam
Theo cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH đã chỉ rõ: xã hội XHCN mà nhân dân ta đang
xây dựng là 1 chế độ có 6 đặc trưng cơ bản chính:
1) Do nhân dân lao động làm chủ
2) Có nề kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ cơng hữu các tư liệu sản xuất chủ yếu
3) Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
4) Con người được giải phóng khỏi áp bức bóc lột, bất công, làm theo năng lực, hưởng theo lao động có cuộc sống ấm
no, hạnh phúc, có điều kiện phát triển bản thân.
5) Các dân tộc trong nước bình đẳng, đồn kết cùng giúp nhau tiến bộ
6) Có quan hệ hợp tác hữu nghị với nhân dân các nước trên thế giới,
các đặc trưng trên góp phần hình thành ưu điểm của các nước XHCN, các đặc điểm này ngày càng được hồn chỉnh,
duy trì.
Qua suốt 20 năm đổi mới, hoàn thiện trên con đường đi lên XHCN, Đảng ta đã xác định TKQĐ đất nước còn dài,

còn nhiều khó khăn phải đương đầu, nhiều chặn đường phải trải qua.
1. Mục tiêu
Mục tiêu quan trọng của chặng đường đầu là: Đổi mới toàn diện, xã hội đạt tới trạng thái ổn định và vững chắc, tạo
tiền đề cho sự phát triển sau này .
Mục tiêu kế tiếp là đẩy mạnh cơng nghiêp hóa, hiện đại hóa nhằm đến năm 2020 nước ta trở thành nước cơ bản công
nghiệp hiện đại (tập trung xây dựng đội ngũ kỹ thuật, kỹ sư lành nghề trình độ cao, xây dựng mối quan hệ tổ chức sản
xuất hiện đại, quốc phòng được cũng cố...)
2. Phương hướng
- Xây dựng nhà nước XHCN, nhà nước của dân, do dân vì dân, lấy dân là nền tảng họat động, dựa trên cơ cấu thành
phần chính là công nhân, nông dân, thành phần tri thức, tất cả do Đảng Cộng sản lãnh đạo .
- Phát triển lực lượng sản xuất, cơng nghiệp hóa đất nước theo hướng hiện đại gắn liền với phát triển một nền móng
nơng nghiệp tồn diện, khơng ngừng nâng cao năng suất lao động xã hội, cải thiện đời sống cá nhân.
- Thiết lập từng bước mối quan hệ sản xuất XHCN từ thấp đến cao phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất, đa
dạng về hình thức sở hữu và phân phối phát triển thành phần hàng hóa nhìều thành phần vận hành theo nền kinh tế thị
trường theo định hứớng XHCN.
- Tiến hành CM XHCN trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa làm cho chủ nghĩa Mác - Lênin trở thành vai trò chủ đạo trong
đời sống tinh thần xã hội, xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
- Thực hiện chính sách đại đồn kết dân tộc, chính sách đối ngoại hịa bình, hợp tác hữu nghị với tất cả các nước, địan
kết với các phong trào đấu tranh vì hịa bình, độc lập của dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.
Xây dựng XHCN gắn liền với bảo vệ tổ quốc.
- Xây dựng Đảng trong sạch và vững mạnh về chính trị, bồi dưỡng cơng các chính trị, tư tưởng các cán bộ. Đảm bảo
công tác giữ an ninh trật tự xã hội, bảo đảm cho Đảng làm tròn trách nhiệm lãnh đạo sự nghiệp XHCN ở nước ta
KẾT LUẬN
Như vậy, chúng ta hồn tồn có thể khẳng định rằng, con đường phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư
bản chủ nghĩa ở Việt Nam mà Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã lựa chọn là con đường phát triển rút ngắn theo
phương thức quá độ gián tiếp. Đó là con đường phát triển tất yếu, khách quan, hợp quy luật theo tiến trình phát triển
lịch sử - tự nhiên của cách mạng Việt Nam, là sự vận dụng đúng đắn, sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ
Chí Minh.
Với Việt Nam, con đường phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là con đường phát
triển tất yếu, khách quan, hợp quy luật. Và, về thực chất, đó là con đường phát triển rút ngắn theo phương thức quá độ

gián tiếp nhằm tạo ra sự biến đổi về chất của xã hội trên tất cả các lĩnh vực, nhằm phát triển nhanh lực lượng sản xuất
và xây dựng nền kinh tế hiện đại.

15


Tóm lại, xây dựng chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở nước ta tạo ra sự biến đổi về chất của xã hội
trên tất cả các lĩnh vực là q trình rất khó khăn, phức tạp, tất yếu “phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều
chặng đường, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội có tính chất q độ”

16


Đồng chí hãy phân tích điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Liên hệ với giai
cấp công nhân Việt Nam
Bài làm
Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là phạm trù cơ bảnnhất, xuất sắc nhất của CNXH khoa học. Phát hiện ra sứ
mệnh lịch sửcủa giai cấp công nhân là một trong những cống hiến vĩ đại nhất củaChủ nghĩa Mác.Trước sự khủng hoảng
và sụp đổ của CNXH ở ĐôngÂu và Liên Xô, nhiều người đã bộc lộ sự dao động và hoài nghi về sứmệnh lịch sử của
giai cấp công nhân. Các phần tử cơ hội, xét lại vàcác thế lực thù địch đã lợi dung để tuyên truyền nhằm phủ nhận
sứmệnh lịch sử của giai cấp công nhận và chủ nghĩa xã hội. Vì vậy, vấnđề làm sáng tỏ sứ mệnh lịch sử của giai cấp
công nhân, nhất là trongbối cảnh lịch sử hiện nay đang đặt ra một cách bức thiết trên cảphương diện lý luận lẫn thực
tiễn. Khẳng định vai trò, sứ mệnh lịch sửcủa giai cấp cơng nhân cịn có ý nghĩa rất lớn trong việc hiểu rõ ýnghĩa và nội
dung căn bản cụ thể của giai cấp công nhân Việt Namtrong giai đoạn mới – giai đoạn phải thực hiện thắng lợi sự
nghiệpcông nghiệp hóa - hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
1. Giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân: Để hiểu rõ sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân,
trước hết cầnlàm rõ khái niệm giai cấp công nhân và để phù hợp với sự tồn tại củanó, giai cấp cơng nhân buộc phải làm
gì về mặt lịch sử ?
a. Khái niệm về giai cấp cơng nhân :Có nhiều thuật ngữ, nói về giai cấp công nhân như: GCVS, nhữngngười làm thuê ở
thế kỷ XIX, GCCN đại công nghiệp, GCCN hiện đại

Định nghĩa: GCCN là những người lao động được hình thành vàphát triển gắn liền với nền SX công nghiệp ngày càng
hiện đại với trìnhđộ XHH, quốc tế hóa ngày càng cao; là lực lượng đại biểu cho PTSXtiên tiến của LLSX phát triển
cao, quyết định nhất đối với sự ồn tại vàphát triển của xã hội trong thới đại ngày nay; đó là giai cấp duy nhất cósứ mệnh
lịch sử lãnh đạo tổ chức quá trình cách mạng để XD thànhcông CNXH, CNCS
b. Đặc điểm của GCCN:- Nền SX công nghiệp luôn luôn phát triển về mặt kỹ thuật, côngnghệ, vì vậy nó địi hỏi trình
độ của người cơng nhân phải luôn luônđược nâng lên, đổi mới và phát triển gắn liền với trình độ phát triển KH-KT và
cơng nghệ. Do đó giai cấp cơng nhân là giai cấp tiên tiến nhất,đại diện cho lực lượng sản xuất hiện đại nhất.
- Là GC có bản chất cách mạng triệt để nhất - là người sản xuấtra những của sản phẩm thăng dư cho xã hội nhưng lại là
người bị giaicấp tư sản áp bức bóc lột nặng nề nhất, do đó họ là giai cấp trực tiếpđối kháng với giai cấp tư sản , họ
khơng có con đường nào khác làchống lại chế độ áp bức bóc lột TBCN. Điều kiện sinh hoạt khách quancủa họ quy định
rằng họ chỉ có thể tự giải phóng bằng cách giải phóngtồn xã hội khỏi chế độ TBCN và trong cuộc cách mạng ấy, họ
khơngmất gì ngồi xiềng xích và được cả thế giới về mình.
- Giai cấp cơng nhân cũng là giai cấp tiên phong cách mạngnhất bởi vì trong mơi trường làm việc của họ - nền SX
công nghiệp -luôn phát triển và có những đổi mới, những cuộc cách mạng KHKTkhơng ngừng, chính cuộc cách mạng
mà giai cấp cơng nhân tham giađịi hỏi họ phải có sự tiên phong
- Địa vị KT-XH khách quan cịn tạo cho giai cấp cơng nhân khảnăng đoàn kết thống nhất giai cấp, khả năng đạt tới sự
giác ngộ vềđịa vị lịch sử của mình và khả năng hành động chính trị để từng bướcđạt mục tiêu cách mạng. Bên cạnh đó,
giai cấp cơng nhân khơng chỉ làgiai cấp đối lập về lợi ích trực tiếp với giai cấp tư sản mà còn là giaicấp đại biểu cho lợi
ích của tồn bộ các giai cấp khác và tầng lớplao động trong xã hội, hiểu được tâm tư ngun vọng của họ, có khảnăng
lơi cuốn đồn kết các giai cấp, tầng lớp lao động khác lại theomình làm cách mạng xã hội. Do tính tiên phong trong
cách mạng, giaicấp công nhân luôn là người đi đầu và trở thành lãnh tụ tự nhiên củacác giai cấp, tầng lớp lao động
khác, của toàn thể nhân dân lao động,của dân tộc trong cuộc đấu tranh chống CNTB, chống giai cấp tư sảnvà xây dựng
xã hội mới, vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc
- Giai cấp cơng nhân có bản chất quốc tế, xuất phát từ mối quanhệ trong nền SX công nghiệp và từ mục đích xây dựng
xã hội Cộngsản chủ nghĩa trên tồn thế giới. Giai cấp tư sản các nước hiện nayngày càng liên minh lại với nhau để tồn
tại và duy trì sự thống trị. Dođó, để chống lại kẻ thù chung là giai cấp tư sản, giai cấp công nhânmỗi nước ngồi việc
phải thực hiện sứ mệnh lịch sử trong khn khổdân tộc mình cịn phải đồn kết tồn thể giai cấp công nhân và các
dântộc bị áp bức trên quy mơ quốc tế mới có thể chiến thắng được
- Giai cấp cơng nhân cịn là giai cấp có tinh thần đoàn kết, ýthức tổ chức kỷ luật cao, do được rèn luyện trong nền SX
côngnghiệp.. Những điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giaicấp công nhân

Đánh giá về vị trí vai trị của giai cấp cơng nhân, chủ nghĩa MácLênin xác định giai cấp công nhân chính là giai cấp có
sứ mệnh lịch sửhết sức to lớn là xố bỏ chế độ bóc lột TBCN, thực hiện sự chuyểnbiến cách mạng từ XH TBCN lên xã
hội XHCN và Cộng sản chủnghĩa.Theo Mác và Ăngghen, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhânkhông phải do ý
muốn chủ quan của giai cấp công nhân hoặc do sựáp đặt của các nhà tư tưởng mà do những điều kiện khách quan
quyđịnh. Trước hết đó là do địa vị kinh tế xã hội của giai cấp công nhânquy định nên sứ mệnh lịch sử của giai cấp công
nhân. CNTB ra đời đánh dấu một bước tiến vĩ đại và phát triển của lựclượng sản xuất. Sự ra đời của nền đại công
nghiệp, một mặt tạo ra cơsở vật chất, nhờ đó có thể xóa bỏ được chế độ bóc lột, xây dựng mộtxã hội công bằng, mặt
khác sản sinh ra giai cấp công nhân, lực lượngxã hội đại diện cho lực lượng sản xuất mới. Giai cấp công nhân xét
vềnguồn gốc ra đời là con của nền đại công nghiệp, sinh ra và phát triểntheo đà phát triển của kỹ thuật và công nghiệp,
họ chỉ trở thành mộtgiai cấp ổn định khi sản xuất đại công nghiệp đã thay thế về cơ bảnnền sản xuất thủ công. Tuy
nhiên, với sự phát triển không ngừng củagiai cấp công nhân, lực lượng sản xuất mang tính chất xã hội hóa ngàycàng
cao, trong khi đó quan hệ sản xuất TBCN lại dựa trên chế độchiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Chính điều đó đã
tạo ra mâuthuẫn cơ bản trong lịng XHTB và được biểu hiện ra ngồi bằng mâuthuẫn gay gắt giữa giai cấp công nhân đại diện cho lực lượng sảnxuất mới - với giai cấp tư sản - đại diện cho quan hệ sản xuất lỗi thời. Theo quy luật khách
quan, quan hệ sản xuất phải phù hợp với tínhchất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Một khi quan hệ sảnxuất
không phù hợp với lực lượng sản xuất sẽ xảy ra xung đột gay gắttrong xã hội, lúc đó giai cấp tiên tiến trong xã hội - đại
diện cho lựclượng sản xuất mới - sẽ lãnh đạo cuộc đấu tranh lật đổ giai cấp thốngtrị, thiết lập quan hệ sản xuất mới, phù
hợp với nhu cầu phát triển củalực lượng sản xuất, tạo nên phương thức sản xuất mới, tiến bộ hơnphương thức sản xuất
cũ bị thay thế. Khi ấy hình thái kinh tế xã hội cũsẽ thay đổi bằng hình thái kinh tế - xã hội mới cao, tiến bộ hơn : đó
làquy luật phát triển cơ bản của xã hội lồi người đã được lịch sử chứngminh, không một học thuyết nào bác bỏ được
Như vậy, với mâu thuẫn trong xã hội tư bản, sớm hay muộn ngườiđại diện cho lực lượng sản xuất mới sẽ lãnh đạo nhân
dân lao độngđấu tranh lật đổ giai cấp tư sản - đại diện cho quan hệ sản xuất lỗi thời- thiết lập quan hệ sản xuất mới, mở
đường cho lực lượng sản xuấttiếp tục phát triển. Giai cấp công nhân là lực lượng sản xuất tiên tiến,cơ bản nhất của
phương thức sản xuất TBCN, vì vậy nó sẽ là ngườiquyết định phá vỡ quan hệ sản xuất TBCN, hình thành phương
thứcsản xuất mới : phương thức sản xuất Cộng sản chủ nghĩa, nền tảngcho xã hội CSCN ra đờiMặt khác, trong xã hội
tư bản, giai cấp công nhân luôn luôn pháttriển ngày càng đông về số lượng và tăng về chất lượng cùng với sựphát triển
khơng ngừng của cơng nghiệp và q trình CNH-HĐH nềnkinh tế. Tuy nhiên, sự phát triển của giai cấp công nhân cũng
đồng thờidẫn đến sự gia tăng mâu thuẫn ngày càng gay gắt giữa giai cấp côngnhân và giai cấp tư sản tất yếu dẫn đến
cách mạng xã hội nhằm xóabỏ CNTB, hình thành xã hội mới, xã hội XHCN và CSCN. Hiện nay, giaicấp tư sản đã và
đang tìm mọi cách để điều chỉnh các quan hệ TBCNnhằm cứu vãn chế độ thống trị của giai cấp mình và trên thực tế
giaicấp tư sản đã đạt được một số thành tựu và kết quả nào đấy nhưngvẫn không khắc phục được mâu thuẫn cơ bản của

XHTB, vẫn phảithường xuyên đối đầu với các cuộc khủng hoảng nặng nề với nhiềucơn suy thoái và nạn thất nghiệp
thường xuyên không tránh khỏi củahàng chục triệu người. Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhântuy đang đứng
trước những thử thách hết sức nặng nề nhưng bứctranh toàn cảnh của sự phát triển lực lượng sản xuất thế giới vẫn
đangchuẩn bị những tiền đề khách quan cho giai cấp công nhân thực hiệnsứ mệnh lịch sử của mình, dù có trãi qua
những bước thăng trầm,quanh co nhưng nó vẫn tiếp tục diễn ra theo quy luật khách quan củalịch sử. Bên cạnh đó, Tóm
lại, chính địa vị kinh tế xã hội và những đặc điểm của giaicấp công nhân nêu trên là những điều kiện khách quan quy
định sứmệnh lịch sử của giai cấp công nhân, quy định khả năng lãnh đạo cáchmạng của nó trong cuộc đấu tranh lâu dài

17


nhằm xóa bỏ chủ nghĩa tưbản, xây dựng xã hội mới, xã hội XHCN và CNCS. Sứ mệnh lịch sử đókhơng phải là thực
hiện sự chuyển biến từ một chế độ tư hữu này sangchế độ tư hữu khác, nhằm thay thế một hình thức bóc lột này bằng
mộthình thức bóc lột khác mà là nhằm mục tiêu xóa bỏ giai cấp, giải phóngtriệt để con người mà trước hết là xóa bỏ
chế độ tư hữu, cơ sở màmọi hình thức bóc lột người. Ngồi giai cấp cơng nhân khơng một lựclượng nào khác có đủ
điều kiện tất yếu khách quan để có khả nănghồn thành sứ mệnh lịch sử đó. Tuy nhiên, để hồn thành sứ mệnh lịch sử
của giai cấp côngnhân, để biến khả năng khách quan thành hiện thực thì phải thơngqua những nhân tố chủ quan. Nhân
tố chủ quan để giai cấp cơngnhân hồn thành sứ mệnh lịch sử có thể khái quát lại dựa trên 3 điềukiện cơ bản như sau :
Thứ nhất là phải đưa ý thức giai cấp, ý thức vôsản vào quần chúng công nhân, biến cuộc đấu tranh tự phát của
côngnhân chống áp bức bóc lột của bọn địa chủ xí nghiệp thành cuộc đấutranh tự giác chống CNTB. Thứ hai là giai cấp
cơng nhân phải từngbước xây dựng chính Đảng của mình để lãnh đạo cuộc đấu tranh giànhchính quyền và lãnh đạo xây
dựng xã hội mới. Thứ ba là phải có sựthống nhất của phong trào cơng nhân (phong trào công nhân trongtừng nước với
phong trào công nhân quốc tế), từng bước xây dựng ýthức đoàn kết quốc tế. Trong những nhân tố chủ quan đó, việc
thànhlập Đảng Cộng sản - đội tiền phong của giai cấp công nhân - trungthành với sứ mệnh lịch sử của giai cấp cơng
nhân là yếu tố có tínhquyết định nhất, là điều kiện quan trọng để đảm bảo cho giai cấp côngnhân có thể hồn thành sứ
mệnh lịch sử của mình.Ngày nay, kẻ thù của CNXH và một số người cơ hội, xét lại đangphủ nhận thuyết Mác Lêni về
sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.Họ cho rằng trong các nước tư bản phát triển, giai cấp công nhân đãđược “trung
lưu hóa” và có cổ phân trong trong xí nghiệp; đời sống củamột bộ phần không nhỏ trong giai cấp cơng nhân đã được cải
thiện vàcó thu nhập cao cho nên họ khơng cịn có tinh thần cách mạng nhưtrước đây. Thực ra, điều đó khơng có nghĩa là
giai cấp cơng nhân ở cácnước ấy khơng cịn bị bóc lột cũng như khơng có nghĩa là mâu thuẫngiữa giai cấp tư sản và giai

cấp cơng nhân đã được điều hịa Về cơbản, giai cấp công nhân vẫn là người không có tư liệu sản xuất bởi vìphần lớn,
nếu khơng nói là tồn bộ tư liệu sản xuất TBCN vẫn cịn nằmtrong tay giai cấp tư sản, họ vẫn phải bán sức lao động (cả
trí óc lẫnchân tay) cho nhà tư bản để kiếm sống. Do ứng dụng được nhữngthành tựu KH-KT Công nghệ cùng với sự gia
tăng cường độ lao động,giai cấp công nhân ngày càng tạo nên nhiều giá trị thặng dư hơn so vớitrước đây và vì vậy càng
bị giai cấp tư sản bóc lột nhiều hơn trước.Giai cấp tư sản chỉ bớt môt phần rất nhỏ trong lợi nhuận thu được củamình để
cải thiện đời sống cơng nhân. Sự bất cơng, bất bình đẳng vàkhoảng cách thu nhập ngày càng cách xa giữa giai cấp công
nhân vàgiai cấp tư sản cho thấy mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấpcơng nhân khơng hề bị xóa đi mà ngày càng
sâu sắc, tính cách mạngtriệt để của giai cấp công nhân cũng ngày càng được khẳng định. Cũng có quan điểm cho rằng
luận điểm của Mác về sứ mệnh lịchsử của giai cấp công nhân trước đây có thể đúng nhưng khơng cịnđúng trong thời
đại ngày nay. Theo họ thì, thời đại ngày nay là thời đạicủa nền “văn minh trí tuệ”, của “kinh tế tri thức”, do đó trí thức
mới làlực lượng tiền phong có vai trị lãnh đạo cách mạng. Tất nhiên, trí thứccó vai trò quan trọng trong mọi thời đại.
Trong sự nghiệp xây dựng xãhội mới, vai trị trí thức ngày càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Songtrí thức khơng thể
đóng vai trị lãnh đạo thay thế giai cấp cơng nhân.Bởi lẽ trong xã hội, trí thức chỉ là một tầng lớp xã hội đặc biệt và
khôngthuần nhất, họ chưa bao giờ và khơng bao giờ là một giai cấp. Trí thứckhông đại biểu cho một phương thức sản
xuất độc lập, khơng phải làmột lực lượng kinh tế, chính trị độc lập trước các giai cấp và tầng lớpxã hội khác vì vậy, trí
thức khơng có hệ tư tưởng riêng mà chỉ theo vàchịu ảnh hưởng hệ tư tưởng của giai cấp đang thống trị . Bên cạnh đó,trí
thức khơng có lợi ích đối kháng trực tiếp với giai cấp tư sản. Dướichế độ TBCN trí thức cũng là người làm thuê và bị
bóc lột, nhưng lại làtầng lớp làm thuê đặc biệt, được giai cấp tư sản đào tạo, sử dụng và cómột bộ phận được chế độ tư
bản ưu đãi. Từ những đặc điểm ấy chothấy trí thức khơng phải là tầng lớp xã hội có tinh thần cách mạng triệtđể như giai
cấp công nhân trong cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản.Thực tế lịch sử cũng đã cho thấy chưa bao giờ có tầng lớp trí
thức nàocó thể thay thế một giai cấp để lãnh đạo một cuộc cách mạng xã hộinhằm thay thế chế độ xã hội này bằng một
chế độ xã hội khác. Trí thứcbao giờ cũng là trí thức của một giai cấp nhất định và thường là giaicấp thống trị xã hội.
2. Liên hệ giai cấp công nhân Việt Nam: Giai cấp công nhân Việt Nam là một bộ phận giai cấp công nhânquốc tế, giai
cấp cơng nhân Việt Nam cũng có địa vị kinh tế xã hội, cósứ mệnh lịch sử và những đặc điểm như giai cấp công nhân
quốc tế.Nhưng do sinh ra và lớn lên trong những điều kiện hoàn cảnh lịch sửcụ thể của Việt Nam nên ngoài những đặc
điểm chung đó, giai cấpcơng nhân Việt Nam cịn có những đặc điểm riêng của mình. - Giai cấp cơng nhân Việt Nam kế
thừa đặc tính cần cù sáng tạotrong lao động của dân tộc và truyền thống yêu nước do họ sinh ratrong lịng một dân tộc
có truyền thống đấu tranh bất khuất chốngngoại xâm. Ở giai cấp công nhân, nỗi nhục mất nước cộng với nỗi khổvì bị áp
bức bóc lột của giai cấp tư sản đế quốc làm cho lợi ích giai cấpvà lợi ích dân tộc kết hợp là một, khiến động cơ cách
mạng, nghị lựccách mạng và tính triệt để cách mạng của giai cấp công nhân nhân lêngấp bội. - Giai cấp công nhân Việt

Nam ra đời trước giai cấp tư sản, sớmtiếp thu được lý luận chủ nghĩa Mác Lênin và Đảng Cộng sản lãnh đạonên sớm
giác ngộ về sứ mệnh lịch sử của mình, họ đã nhanh chóngtrở thành giai cấp duy nhất lãnh đạo cách mạng nước ta và
đồng thờicũng là chất xúc tác để nhân dân ta dễ tiếp thu chủ nghĩa Mác Lênin vàđi theo con đường cách mạng của giai
cấp công nhân. - Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời sau thời điểm chủ nghĩa cơhội của Quốc tế II bị phá sản, sau sự
thành công cách mạng thángMười Nga và được Quốc tế cộng sản chỉ đạo, do vậy giai cấp côngnhân nước ta không bị
ảnh hưởng các khuynh hướng xã hội cải lươngvà thống nhất được lực lượng cả nước- Giai cấp công nhân phần lớn xuất
thân từ nông dân lao động vànhững tầng lớp lao động khác nên gắn bó mật thiết với giai cấp nơngdân và tầng lớp trí
thức, hình thành khối liên minh vững chắc giữa giaicấp công nhân với giai cấp nơng dân và tầng lớp trí thức. Giai
cấpcơng nhân Việt Nam gắn bó mật thiết với cuộc đấu tranh của giai cấpcông nhân quốc tế và đã nhận được sự giúp đỡ
mọi mặt của giai cấpcông nhân quốc tế.- Giai cấp công nhân Việt Nam từ khi ra đời, nhất là từ khi có chínhĐảng của
mình đã trở thành lực lượng chính trị tiên phong đi đầu trongcơng cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và hoàn thành
thắng lợi trọnvẹn cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và đang tiến hành xây dựngCNXH. Đảng Cộng sản Việt Nam đội tiên phong chính trị của giai cấpcơng nhân VN, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp cơng nhân,nhân dân lao
động và cả dân tộc - là nhân tố quan trọng quyết định rấtlớn đến sự thành công và thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Đảng lấychủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng,kim chỉ nam cho hành động, lấy tập
trung dân chủ làm nguyên tắc tổchức cơ bản của Đảng. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam đãchứng tỏ rằng: giai
cấp công nhân Việt Nam đã trưởng thành, đủ sứclãnh đạo cách mạng. Với cương lĩnh và đường lối đúng đắn, sáng
tạocủa mình, trong hơn 2/3 thế kỷ, vai trị của Đảng Cộng sản Việt Namđã được thể hiện rõ qua việc tổ chức, lãnh đạo
mọi thắng lợi của cáchmạng Việt Nam.Bên cạnh những đặc điểm cơ bản trên giai cấp cơng nhân ViệtNam cịn có nhược
điểm như : về số lượng giai cấp cơng nhân cịn ít ,tỷ lệ cơ cấu công nhân trong dân cư quá thấp. Về chất lượng, giai
cấpcơng nhân cịn nhiều mặt hạn chế, biểu hiện ở sự giác ngộ về sứ mệnhlịch sử, vai trị, trách nhiệm của giai cấp cịn
yếu do trình độ nhận thứclý luận kém,. Một bộ phận công nhân chạy theo lối sống thực dụng, íttha thiết chính trị. Tỷ lệ
Đảng viên, Đồn viên cơng đồn, đồn viênĐTNCS Hồ Chí Minh trong cơng nhân cịn thấp. Trình độ văn hóa, khoahọc
kỹ thuật còn thấp và bất cập so với yêu cầu thực tiễn, cơng nhânlành nghề ít, trình độ quản lý nhà nước, quản lý xã hội,
đặc biệt quản lýkinh tế cịn non kém. Ngồi ra cơng nhân Việt Nam cịn có tính tổ chứckỷ luật chưa cao, mang nặng tâm
lý tác phong, tập quán, lối sống củangười nông dân sản xuất nhỏ, tiểu tư sản và còn bị ảnh hưởng của tàndư thực dân
phong kiến. Những nhược điểm trên của giai cấp cơngnhân có ngun nhân như :- Về khách quan : giai cấp công nhân
Việt Nam sinh ra và lớn lêntrong một nước thuộc địa nửa phong kiến, nông nghiệp lạc hậu, côngnghiệp hiện đại chưa
phát triển, công nhân chun nghiệp ít, chưađược tơi luyện trong nền đại sản xuất, đại công nghiệp, phần đôngcông
nhân xuất thân từ nông dân, tiểu tư sản một phần do hậu quả củachiến tranh để lại.- Về chủ quan : Mặt bằng dân trí
nước ta cịn thấp đã ảnh hưởngtrực tiếp đến học vấn và tri thức của người cơng nhân. Trình độ chuyênmôn kỹ thuật của

công nhân Việt Nam chưa cao còn do kết quả đàotạo của các trường dạy nghề cịn thấp và cơ cấu đào tạo bất hợp
lý.Chính sách đối xử, sử dụng nhân tài của chúng ta còn nhiều bất cập. Hiện nay, thực trạng đời sống của giai cấp cơng
nhân nước ta cịnở mức trung bình thấp so với tồn xã hội và khơng ổn định, mơi trườnglao động xấu, điều kiện lao
động kém; sự phân hoá trong thu nhập củacông nhân rất rõ rệt… Ở một số doanh nghiệp liên doanh hoặc đầu tưnước
ngồi, vẫn cịn tồn tại một số trường hợp xúc phạm nhân phẩm,đối xử thơ bạo với cơng nhân. Vì vậy, việc xây dựng giai
cấp côngnhân ngày càng vững mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng để có thểhồn thành sứ mệnh lịch sử của mình là
vấn đề rất quan trọng liênquan trực tiếp đến bản chất cách mạng của Đảng, đến chế độ XHCNcủa Nhà nước ta. Đó cũng
là là yêu cầu tất yếu của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, là nhiệm vụ trọng tâm của Đảng, cụ thể như :- Trước mắt,
khẩn trương giải quyết việc làm và đời sống cho giaicấp công nhân. Việc đảm bảo việc làm, thu nhập và đời sống cho

18


giaicấp công nhân là nhằm từng bước khắc phục sự thoái hoá, biến chấtđang diễn ra hiện nay. Đồng thời, đi đôi với việc
giải quyết việc làm vàđời sống là phải tăng cường bồi dưỡng, nâng cao tay nghề, đẩy mạnhcông tác giáo dục ý thức tổ
chức kỷ luật cho công nhân, để từng bướcxây dựng giai cấp công nhân nước ta thể hiện được vai trò là lựclượng chủ
đạo trong sự nghiệp xây dựng kinh tế, xây dựng đất nướctrong giai đoạn hiện nay.- Về lâu dài, để hoàn thành sự nghiệp
cách mạng của Đảng, củagiai cấp mình, giai cấp công nhân phải phát triển mạnh mẽ số lượng vàtrí thức hố đội ngũ
cơng nhân đễ nâng cao trình độ chuyên môn vàquản lý của công nhân, đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước trong mọingành
kinh tế quốc dân, trên cơ sở đó xây dựng được cơ sở vật chấtkỹ thuật cho CNXH và thơng qua đó xây dựng đội ngũ
cơng nhân hiệnđại. Cùng với sự nghiệp đào tạo xây dựng đội ngũ công nhân mới, trẻtuổi với tri thức hiện đại, chúng ta
đẩy mạnh sự nghiệp đào tạo lại vàđào tạo nâng cao cho đội ngũ cơng nhân hiện có. Gắn liền với sựnghiệp đào tạo đó,
chúng ta hình thành từng bước đội ngũ cơng nhântri thức cùng với hình thành từng bước nền kinh tế tri thức. Bên
cạnhđó, chúng ta phải xây dựng, củng cố Đảng cộng sản vững mạnh, xâydựng cơ chế gắn bó, máu thịt giữa Đảng và
giai cấp làm cho giai cấpcông nhân luôn là người giám sát hoạt động của Đảng và Nhà nước,đồng thời thường xuyên bổ
sung lực lượng công nhân ưu tú vào độingũ lãnh đạo của Đảng, cơ quan quản lý Nhà nước. Song song đó,cần xây dựng
tổ chức cơng đồn vững mạnh, thực sự là chổ dựa chogiai cấp công nhân, động viên, cổ vũ và tổ chức chỉ đạo phong
tràocông nhân thực hiện đường lối đổi mới, tiến lên theo định hướng xã hộichủ nghĩa của Đảng đề xướng và lãnh đạo .
Vấn đề liên minh công nhân, nông dân và trí thức hiện nay
Mở bài

- Liên minh cơng - nơng - trí là vấn đề mở. Hồ Chí Minh đề cập cái gốc cách mạng là công - nông (thời kỳ đầu cách
mạng), sau đó mở rộng ra, khối liên minh trong cách mạng, không chỉ là công - nơng, mà thêm cả trí thức. cơng - nơng
là “gốc” của cách mạng, trong đó cơng nhân đóng vai trị lãnh đạo.

19



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×