Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Luật giao dịch điện tử chờ văn bản dưới luật doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.24 KB, 4 trang )

Luật giao dịch điện tử chờ văn bản dưới luật
Nguồn: Chungta.com
Luật Giao dịch điện tử chính thức có hiệu lực từ 1/3 sau 2 năm soạn thảo. Tốc độ
ra đời của một bộ Luật như vậy phần nào nói lên nhu cầu của thực tiễn. Tuy
nhiên, hiện chưa có bất kỳ văn bản hướng dẫn nào được thông qua để Luật này
thực sự đi vào cuộc sống
Báo cáo Thương mại điện tử năm 2005 của Bộ Thương mại nhận định tuy đã tạo
ra nền tảng pháp lý cho các giao dịch điện tử trong thương mại, Luật Giao dịch
điện tử vẫn không thể hiện hết những đặc trưng riêng của thương mại điện tử, do
vậy cần có các văn bản dưới luật.
Ủy ban thường vụ quốc hội cũng đã đề xuất 5 Nghị định bao gồm: Thương mại
điện tử, Giao dịch điện tử trong lĩnh vực ngân hàng, Giao dịch điện tử trong lĩnh
vực tài chính, Chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số, Giao dịch điện tử trong
các cơ quan nhà nước. Ông Mai Anh, thành viên Ban soạn thảo Luật Giao dịch
điện tử, khẳng định đó là những lĩnh vực đang rất bức xúc và cần sớm có văn bản
hướng dẫn để đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn. Tuy nhiên, hiện mới chỉ có
Nghị định
Thương mại điện tử là văn bản hướng dẫn Luật đầu tiên được trình Chính phủ
(tháng 1/2006). Những nghị định còn lại đều trong quá trình triển khai.
Theo ông Nguyễn Văn Xuân, Phó cục trưởng Cục Tin học ngân hàng, dự thảo
Nghị định về giao dịch điện tử trong hệ thống ngân hàng hiện tại là phiên bản thứ
19. Dự kiến, Nghị định này sẽ được trình Chính phủ ban hành vào quý II năm nay.
"Tuy nhiên, chúng tôi đang gặp một số vướng mắc, hạn chế tính như tính đồng bộ
giữa các nghị định hay vấn đề đầu tư công nghệ trong các ngân hàng, tổ chức còn
khác nhau", ông Nguyễn Văn Xuân cho biết. "Để tránh chồng chéo, tôi đề nghị
các ban soạn thảo nên thường xuyên trao đổi và góp ý kiến về các dự thảo của
nhau".
Phó vụ trưởng Vụ viễn thông (Bộ Bưu chính Viễn thông) Lê Thị Ngọc Mơ cũng
tiết lộ, Nghị định chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số sẽ được hoàn thành
để trình Chính phủ trước tháng 9 năm nay. Văn bản này là sự kế thừa Nghị định
chữ ký điện tử và dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử có phạm vi rộng hơn đã được


Bộ Bưu chính Viễn thông trình Chính phủ từ cuối năm 2004. "Chúng tôi xây dựng
Nghị định mới trên cơ sở tận dụng những nội dung và khuôn của nghị định đã có
và bổ sung những quy định chi tiết mà Luật Giao dịch điện tử quy định", bà Mơ
cho biết.
Chịu trách nhiệm về Nghị định hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực tài
chính, ông Trần Nguyên Vũ, Phó cục trưởng Cục tin học - thống kê tài chính (Bộ
Tài chính), thừa nhận tiến độ xây dựng dự thảo nghị định diễn tiến còn chậm. Việc
bắt tay xây dựng văn bản này bắt đầu từ tháng 3/2005. Nhưng hiện tại mới có
phiên bản dự thảo thứ 3. Theo ông Vũ, nguyên nhân của sự chậm trễ là do còn
nhiều khoảng trống trong lĩnh vực tài chính mà Luật Giao dịch điện tử chưa đề cập
đến.
Riêng đối với Nghị định về giao dịch điện tử trong các cơ quan nhà nước, các
chuyên gia đánh giá đây là một trong 3 nghị định rất cần thiết phải ban hành sớm.
Bởi đó là cơ sở để triển khai các dịch vụ hành chính công và xây dựng chính phủ
điện tử. Tuy nhiên, đến thời điểm này, nó vẫn chưa được giao cho cơ quan nào
đảm nhận trách nhiệm đầu mối. Phó chủ nhiệm Ủy ban khoa học công nghệ và
môi trường Quốc hội Vũ Minh Mão cho rằng đây là nghị định bao quát phạm vi
rất rộng gồm tất cả các cơ quan trung ương đến địa phương, cần có sự phối hợp
nhiều bộ ngành mới có thể triển khai được. Có ý kiến đề xuất nên giao cho Bộ
Bưu chính Viễn thông chủ trì phối hợp với các bộ, ngành liên quan triển khai. Thứ
trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông Vũ Đức Đam đề xuất giao trách nhiệm đầu mối
về Nghị định này cho cơ quan nào phụ trách xây dựng Chính phủ điện tử để đảm
bảo tính thống nhất.
Ngoài 5 nghị định trên, nhiều ý kiến cho rằng cần sớm bổ sung văn bản hướng dẫn
cho một số lĩnh vực khác cũng đang cấp thiết. Ông Mai Anh cho rằng vấn đề xử lý
vi phạm trong giao dịch điện tử, tội phạm mạng và tố tụng liên quan đến giao dịch
điện tử rất cần sớm có văn bản hướng dẫn để làm chỗ dựa cho tòa án xử lý khi có
tranh chấp và đảm bảo an toàn cho giao dịch điện tử. Ngoài ra, vấn đề chứng cứ
điện tử, mật mã cho khu vực không thuộc bí mật nhà nước hay vấn đề bảo vệ dữ
liệu cá nhân cũng được đề cập đến trong phạm vi xây dựng văn bản hướng dẫn

Luật Giao dịch điện tử.
Ông Việt Hoàng, Công ty TNHH Giaidieunet - một doanh nghiệp thương mại điện
tử, cũng bình luận rằng trong Luật Giao dịch điện tử có chỗ hơi thừa hoặc quá chi
tiết và vẫn còn nhiều từ ngữ chung chung, chưa rõ ràng. "Nhà nước nên có một
chuẩn quốc gia về đảm bảo an ninh trong giao dịch điện tử. Bất kỳ công ty nào
không đạt chuẩn sẽ không được phép tham gia giao dịch", ông Việt Hoàng đề
xuất. "Việc cho phép các công ty được quyền lựa chọn sẽ tạo xu hướng tìm công
nghệ rẻ tiền hoặc cắt giảm chi phí dẫn tới không đảm bảo an toàn trong giao dịch,
gây thiệt hại cho người sử dụng".
Quan tâm đến thương mại điện tử và đeo đuổi lĩnh vực này ngót nghét cả chục
năm, Tổng giám đốc của VNET Dương Anh Đức khẳng định mình đã tốn nhiều
công sức và tiền bạc để phát triển lĩnh vực này. "Chúng ta đều mong muốn có
nhiều dịch vụ trực tuyến hơn nữa nhưng cũng không đơn giản với hàng loạt vấn đề
còn hạn chế như hạ tầng, thanh toán, dịch vụ ", ông Đức bày tỏ. "Theo tôi, Luật
này mới chỉ dừng lại ở bước tạo tiền đề (xác lập chữ ký điện tử và thoả thuận giao
dịch, hợp đồng điện tử ) nhưng nói chung cũng là khá thành công. Hy vọng trong
tương lai gần nó sẽ tiếp cận tới những vấn đề cụ thể như: thanh toán điện tử, hoá
đơn điện tử ".
Trong một buổi hội thảo triển khai các văn bản hướng dẫn Luật Giao dịch điện tử
tổ chức gần đây, ông Mai Anh đưa ra một số đề xuất. Trước tiên là phải phổ biến
Luật theo nhiều kênh thông tin như báo chí, hội thảo "Ở nhiều nơi như Australia,
Hong Kong, chính phủ dành ra một khoản ngân sách để quảng bá về lợi ích của
giao dịch điện tử và các dịch vụ công trực tuyến trên truyền hình", ông Mai Anh
dẫn chứng.
Ngoài ra cần có khoản kinh phí hỗ trợ người dân, doanh nghiệp và cơ quan nhà
nước đẩy mạnh ứng dụng giao dịch điện tử, thay đổi chứng minh thư nhân dân
sang dạng chứng minh thư thông minh; Tổ chức đào tạo, bổ sung thiết bị để các cơ
quan điều tra, tư pháp, tòa án có đủ trình độ năng lực tiến hành tố tụng, xét xử
trong lĩnh vực giao dịch điện tử; Thành lập tổ chức mang tính quốc gia để điều
phối việc thực hiện Luật. Ông Mai Anh cũng khẳng định hằng năm cần tổng kết

đánh giá việc triển khai Luật, tìm ra những thuận lợi và bất cập trong Luật để kịp
thời điều chỉnh.


×