Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Lý luận của chủ nghĩa Mác – Lê nin về khủng hoảng kinh tế. Liên hệ thực tiễn tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (838.1 KB, 22 trang )


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

BÀI TẬP LỚN
Chủ đề: Lý luận của chủ nghĩa Mác – Lê nin về khủng hoảng kinh tế. Liên hệ thực
tiễn với Việt Nam


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
I. Lý luận của chủ nghĩa Mác – Lê nin về khủng hoảng kinh tế
1. Khái niệm
2. Nguyên nhân
3. Hậu quả
4. Tính chu kỳ của khủng hoảng kinh tế trong chủ nghĩa tư bản
II. Cách khắc phục khủng hoảng kinh tế
III. Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nổ ra năm 2008 đến nền
kinh tế Việt Nam
1. Tình hình chung của kinh tế Việt Nam trong thời kì khủng hoảng
2. Bức tranh kinh tế hậu khủng hoảng
IV. Giải pháp rút ra để giải quyết tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới
đến Việt Nam
1. Đối với Nhà nước
2. Đối với doanh nghiệp và người lao động
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO


LỜI MỞ ĐẦU
Khi sản xuất hàng hóa chủ nghĩa tư bản ra đời, những ưu điểm vượt trội của nó đã thúc
đẩy sản xuất, trao đổi và lưu thông hàng hóa. Vì vậy nó đã khiến cho nền sản xuất tư bản


chủ nghĩa phát triển lên một mức cao hơn hẳn so với mức cũ. Nhưng đi kèm với sự phát
triển của phương thức sản xuất chủ nghĩa tư bản lại là những mặt trái không thể tránh
khỏi.
Trong nền kinh tế xã hội nói chung và nền kinh tế tư bản nói riêng, khơng phải lúc
nào cũng tiến hành một cách trơi chảy. Giữa các ngành mà trong q trình ln cạnh
tranh khốc liệt với nhau thì trong phạm vi xã hội làm sao đảm bảo được sự cân bằng.
Trong những điều kiện như vậy, tỉ lệ chỉ có thể hình thành lên một cách tự phát, qua việc
chuyển từ ngành nọ sang ngành kia theo tỷ suất lợi nhuận cho lên hiện tượng tỉ lệ giữa
các ngành chỉ là hiện tượng ngẫu nhiên, tạm thời. Còn mất tỉ lệ mới là hiện tượng thường
xuyên, mới là quy tắc chung của tái sản xuất tư bản chủ nghĩa. Trong đời sống thực tế của
xã hội tư bản, xuất hiện những hiện tượng mất tỷ lệ: khi thì sản phẩm này ứ đọng, không
bán chạy; khi sản phẩm kia khan hiếm; khi xí nghiệp này đóng cửa vì thiếu ngun liệu;
khi xí nghiệp kia phá sản vì sản xuất q nhiều… Không phải tái sản xuất tư bản chủ
nghĩa vấp phải những hiện tượng mất cân đối cục bộ, thường xuyên xảy ra như trên mà
cứ khoảng trên dưới mười năm. Giống như có một sức mạnh nào xui khiến tồn bộ sản
xuất tư bản chủ nghĩa lại bỗng nhiên dừng lại: hiệu buôn phá sản, ngân hàng vỡ nợ, nhà
máy đóng cửa, sản xuất thụt lùi… sản xuất hàng hố quá thừa, hiện tượng đổ vỡ này gọi
là khủng hoảng kinh tế. Với tốc độ phát triển của máy móc, của năng suất lao động, hiện
nay khủng hoảng đã trở thành một mối nguy hại, một thứ bệnh dịch có khả năng lây lan
và có thể bùng phát bất cứ lúc nào.
Bài viết của em tìm hiểu về các vấn đề xung quanh khủng hoảng kinh tế và liên hệ
thực tiễn với Việt Nam. Bài viết được chia ra làm bốn phần chính: Lý luận của chủ nghĩa
Mác – Lê nin về khủng hoảng kinh tế, cách khắc phục, tác động của cuộc khủng hoảng
kinh tế toàn cầu nổ ra năm 2008 đến kinh tế Việt Nam và giải pháp rút ra để giải quyết
tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới đến Việt Nam.


I. Lý luận của chủ nghĩa Mác – Lê nin về khủng
hoảng kinh tế
1. Khái niệm

“Nếu như trong sản xuất hàng hóa giản đơn, với sự phát triển của chức năng phương tiện
thanh toán của tiền tệ đã làm xuất hiện khả năng nổ ra khủng hoảng kinh tế, thì đến chủ
nnhĩa tư bản, khi nền sản xuất đã xã hội hóa cao độ, khủng hoảng kinh tế là điều khơng
tránh khỏi.” Trích giáo trình Những ngun lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin.
Như vậy, khủng hoàng kinh tế là thuật ngữ đã xuất hiện rất lâu trong công cuộc phát triển
kinh tế. Vậy thực chất theo học thuyết kinh tế cùa C. Mac thì: Khủng hoảng kinh tế là sự
suy giảm các hoạt động kinh tế kéo dài và trầm trọng hơn cả suy thoái trong chu kỳ kinh
tế. Ngồi ra trong học thuyết kinh tế chính trị của Mác-Lênin thì khủng hoảng kinh tế ám
chỉ thời gian chuyển biến rất nhanh sang giai đoạn suy thoái kinh tế. Để hiểu rõ hơn vấn
đề này ta phải đi xem xét thuật ngữ “suy thối kính tế". Suy thối kinh tế theo định nghĩa
của kinh tế học vĩ mô là sự suy giảm tổng sản phẩm quốc nội thực trong thời gian hai
hoặc hơn hai quý liên tiếp trong năm hay nói theo cách khác thì là tốc độ tăng trưởng
kinh tế âm liên tiếp trong 2 quý. Còn theo cơ quan nghiên cửu kinh tế quốc gia của Hoa
Kỳ thì suy thối kinh tế là sự tụt giảm hoạt động kinh tế trên cả nước, kéo dài nhiều
tháng. Từ đó, ta thấy được rằng suy thối kinh tế là sự sụt giảm của tất cả các hoạt động
kinh tế bao gổm cả việc làm, đầu tư, lợi nhuận doanh nghiệp và khủng khoảng kinh tế thì
cịn trầm trọng và kéo dài hơn.
Từ đầu thế kỷ XIX, sự ra đời của đại cơng nghiệp cơ khí đã làm cho q trình sản xuất tư
bản chủ nghĩa bị gián đoạn bởi những cuộc khủng hoảng có tính chu kỳ. Hình thức đầu
tiên và phổ biến trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa là khủng hoảng sản xuất "thừa". Sản
xuất "thừa" ở đây chỉ có ý nghĩa tương đối, nghĩa là "thừa" so với mức eo hẹp tiêu dùng
có khả năng thanh tốn của quần chúng, khơng phải "thừa" so với nhu cầu thực tế của xã
hội. Khi khủng hoảng nổ ra, hàng hóa khơng tiêu thụ được, sản xuất bị thu hẹp, nhiều
doanh nghiệp bị vỡ nợ, phá sản, thợ thuyền bị thất nghiệp, thị trường bị rối loạn. Trong
lúc khủng hoảng thừa đang nổ ra, hàng hóa đang bị phá hủy thì hàng triệu người lao động
lại lâm vào tình trạng đói khổ vì họ khơng có khả năng thanh toán.
2. Nguyên nhân
Nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế khơng đâu xa mà ngay trong lịng chính các xã hội
tư bản chủ nghĩa, ngay từ khi ra đời nó đã mang theo những mâu thuẫn đối kháng trong



mình. Đó là mâu thuẫn giữa trình độ xã hội hóa cao của lực lượng sản xuất với chế độ sở
hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội. Mâu thuẫn này biểu
hiện ra thành ba nguyên nhân cụ thể hơn.
Nguyên nhân trước hết có thể nhắc đến là mâu thuẫn giữa tính tổ chức, tính kế hoạch
trong từng xí nghiệp rất chặt chẽ và khoa học với khuynh hướng tự phát vơ chính phủ
trong tồn xã hội.
Trong từng xí nghiệp, lao động của công nhân được tổ chức và phục tùng ý chí duy nhất
của nhà tư bản. Cịn trong xã hội, do dựa trên chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa về tư liệu
sản xuất, trạng thái vơ chính phủ bao trùm tất cả. Các nhà tư bản tiến hành sản xuất mà
không nắm được nhu cầu của xã hội, quan hệ giữa cung và cầu bị rối loạn, quan hệ tỷ lệ
giữa các ngành sản xuất bị phá hoại nghiêm trọng đến một mức độ nào đó thì nổ ra khủng
hoảng kinh tế.
Thời kì đầu con người chỉ sản xuất ra một lượng hàng hóa đủ để thỏa mãn cho nhu cầu
của bản thân, sản xuất để trao đổi chưa phát triển, vì vậy mà trao đối hạn chế, thị trường
hạn chế, phương thức sản xuất ổn định, sự đóng cứu có tính chất địa phương đối với thế
giới bên ngồi, sự thống nhất có tính chất địa phương ở trong nước, phường hội ở thành
thị. Nhưng cùng với sự mở rộng của sán xuất hàng hóa và nhất là cùng với sự xuất hiện
của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa thì những quy luật trước đó bị phá hủy. Tình
trạng vơ chính phủ trong sản xuất xã hội bộc lộ ra bên ngoài và ngày càng bị đẩy đến chỗ
cùng cực. Nhưng công cụ chủ yếu nhất mà phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa dùng
để làm tăng thêm tình trạng vơ chính phủ ấy trong sản xuất xã hội, chính là cái đối lập
trực tiếp với tình trạng vơ chinh phủ; đó là sự tổ chức ngày càng chặt chẽ và khoa học ở
trong từng xí nghiệp sản xuất cá biệt. Chính là nhờ cái đòn bẩy ấy mà phương thức sản
xuất tư bản chủ nghĩa đã chấm dứt tình trạng ổn định hịa bình trước kia. Đấu tranh
khơng phải chỉ nổ ra giữa những người sản xuất có thể trong từng địa phương; những
cuộc đấu tranh địa phương đến lượt chúng, lại phát triển thành những cuộc đấu tranh giữa
các nước, thành những cuộc chiến tranh thương nghiệp trong thế kỷ XVII và XVIII. Cuối
cùng đại công nghiệp và sự tạo ra thi trường thế giới đã làm cho cuộc đấu tranh lan rộng
khắp nơi và đồng thời đem lại cho nó một tính chất kịch liệt chưa từng thấy. Giữa những

nhà tự bản cá biệt cũng như giữa cả những ngành sản xuất và giữa cả các nước, sự thuận
lợi của những điều kiện tự nhiên hoặc nhân tạo của sản xuất quyết đinh sự sống còn của
họ. Kẻ thất bại bị loại trừ thẳng tay. Chính điều đó đã buộc các nhà tư bản cải tiến máy
móc, cơng nghệ sản xuất, phương thức tổ chức, quản lí để truy câu gia trị thặng dư và tồn
tại. Việc này vơ hình chung đã góp phần thúc đẩy thêm mâu thuẫn thứ hai.
Nguyên nhân thứ hai không thể không đề cập tới, đó chính là mâu thuẫn giữa khuynh
hướng tích lũy, mở rộng khơng có giới hạn của tư bản với sức mua ngày càng eo hẹp của
quần chúng do bị bần cùng hóa.


Các nhà tư bản luôn theo đuổi giá trị thặng dư khơng có giới hạn, đó là quy luật tuyệt đối
trong chủ nghĩa tư bản. Với mục đích đi lên để kiếm tiền, nhà tư bản đã dẫm đạp lên cuộc
sống của người lao động – những người đã tạo ra của cải vật chất cho họ. Tích lũy, mở
rộng sản xuất, cải tiến kĩ thuật... tất cả đã ngày càng bần cùng hóa một cách tương đối
quần chúng lao động, ngày càng tạo nên vực sâu ngăn cách về mức sống giữa giai cấp tư
sản và giai cấp vô sản. Trong khi hàng hóa sản xuất ra với tốc độ chóng mặt thì sức mua
của người lao động lại chỉ nhích lên từng tí một rất chậm chạp. Đó là điều tất yếu để xảy
ra khủng hoảng: hàng hóa thì nhiều nhưng người tiêu dùng lại khơng đủ khả năng mua
hàng. Thừa hàng hóa – đó là hiện tượng khơi mào để khủng hoảng xảy ra: các xí nghiệp
buộc phải hạ giá hàng, chịu lỗ vốn và có khi là mất trắng. Từng bước một như vậy sản
xuất bị thu hẹp dần, các xí nghiệp đóng cửa, cơng nhân thất nghiệp...
Nguyên nhân cuối cùng cũng là mâu thuẫn đối kháng giữa giai cấp tư bản và giai
cấp lao động làm thuê.
Đặc điểm của chủ nghĩa tư bản là hai yếu tố của sản xuất tách rời nhau: tư liệu sản
xuất tách rời người trực tiếp sản xuất. Sự tách rời đó biểu hiện rõ nhất trong khủng hoảng
kinh tế. Trong khi tư liệu sản xuất bị xếp lại, han rỉ, mục nát thì người lao động lại khơng
có việc làm. Một khi tư liệu sản xuất và sức lao động khơng kết hợp được với nhau thì
guồng máy sản xuất tư bản chủ nghĩa tất nhiên bị tê liệt.
Cùng với việc giai cấp vô sản trên thế giới ngày càng lớn mạnh, người lao động ngày
càng được khai sáng, các cuộc bãi cơng địi tăng lương, giảm giờ làm ngày càng nhiều.

Tuy nhiên nhà tư bản luôn luôn đặt lợi ích của mình lên hàng đầu cho nên mâu thuẫn khó
có thể được giải quyết và ngày càng trở nên gay gắt, người lao động và nhà tư bản khơng
thể tìm được tiếng nói chung. Và mâu thuẫn khi lên đến đỉnh điểm sẽ tạo ra những sự xáo
trộn cả về kinh tế, xã hội, chính trị.
3. Hậu quả
Khủng hoảng kinh tế xảy ra là lúc mâu thuẫn bùng nổ, lực lượng sản xuất nổi dậy
chống lại quân hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên khủng hoảng chỉ giải quyết mâu
thuẫn tạm thời bởi nó chỉ có tác dụng cân bằng sản xuất trong phạm vi giới hạn của nó,
và mặt khác nó cũng chưa đủ mạnh mẽ để giải quyết tận gốc mâu thuẫn đã ngấm sâu vào
máu thịt chủ nghĩa tư bản. Khủng hoảng chỉ như con sóng ập đến làm lắng đọng mâu
thuẫn tạm thời rồi từ từ ra xa và lặng lẽ chờ một cơ hội khác lại ập đến.
“Cơn sóng” khủng hoảng mỗi lần rút ra xa lại để lại những hậu quả to lớn của nó với nền
sản xuất tư bản chủ nghĩa nói riêng và thế giới nói chung. Hậu quả ln được nhắc tới
đầu tiên có thể tận mắt thấy được và không thiếu trong bất cứ cuộc khủng hoảng nào, đó
là việc năng lực sản xuất của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa bị phá hoại dữ dội; hàng lọat xí
nghiệp bị đóng cửa, quy mơ sản xuất bị thu hẹp; nhiều ngân hàng không hoạt động; thị
trường chứng khoán bị rối loạn, giá cổ phiếu hạ thấp. Mỗi khi khủng hoảng kinh tế đi qua


người ta lại đưa ra những con số thống kê về sự tàn phá kinh hồng của nó. Khủng hoảng
năm 1929 – 1933 là một ví dụ rõ nét nhất mà mỗi lần nhắc tới lại thấy kinh hoàng và sợ
hãi: 13 vạn công ty phá sản, sản lượng thép sụt 76%, sản lượng sắt sụt 19.4%, sản lượng
ô tô sụt 80%. Trong khi nhân dân lao động đang thiếu thốn nghèo đói, các chủ tư bản đã
phá hủy một khối lượng khổng lồ các phương tiện sản xuất và hàng hóa tiêu dùng. Năm
1931, ở Mĩ người ta đã phá hủy những lị cao có thể sản xuất ra 1 triệu tấn thép trong 1
năm, đánh đắm 124 tàu biển, phá bỏ 1/4 diện tích trồng bơng, giết và khơng sử dụng 6,4
triệu con lợn. Cịn ở Braxin năm 1933: 22 triệu bao cà phê bị liệng xuống biển…
Hậu quả thứ hai của khủng hoảng gây ra là đẩy nhanh q trình tích tụ và tập trung tư
bản, là điều kiện dẫn tới độc quyền. Khủng hoảng cùng sự phá sản của các nhà tư bản
nhỏ là sự lớn mạnh của các công ty khổng lồ. Với khả năng tài chính vững vàng và cánh

tay quyền lực vượn xa, các nhà tư bản lớn đã chiếm được nhiều món lợi trong thời kỳ
này. Việc phá sản và sát nhập của các liên doanh, tập đồn, cơng ty đã làm cho sự tập
trung tư bản ngày càng cao. Nếu như trước khủng hoảng 1929-1933, Mĩ chỉ có 49 xí
nghiệp có qui mơ từ một vạn người trở lên thì sau khủng hoảng con số này đã lên tới 343.
Cũng ở Mĩ, đầu thế kỉ 20 chỉ có một cơng ty có số vốn 1 tỷ USD thì đến đầu 1950 là 2
cơng ty, năm 1974 có 24 trong số 49 cơng ty quốc tế có số vốn 59 tỷ. Lợi nhuận của 500
tổ chức siêu độc quyền của Mĩ năm 1972 là 27,8 tỷ USD, năm 1973 là 38,7 tỷ USD cịn
năm 1974 là năm khủng hoảng thì đã lên tới 43,6 tỷ USD. Tỷ suất lợi nhuận 12 công ty
toàn cầu của Mĩ tăng từ 11% năm 1970 đến sau khủng hoảng là 41% ( năm 1975).
Tuy nhiên cùng với q trình tích tụ và tập trung tư bản là việc gia tăng khoảng
cách giàu nghèo ngày càng lớn và mâu thuẫn giữa tư bản và người lao động ngày càng
tăng. Đó là hậu quả thứ ba của khủng hoảng. Trong khi một khối lượng khổng lồ của cải
bị tiêu huỷ thì hàng triệu người lao động lâm vào tình cảnh đói khổ. Hàng triệu người lao
động làm th bị mất việc làm. Lợi dụng tình hình thất nghiệp gia tăng, các nhà tư bản
tăng cường bóc lột cơng nhân bằng cách hạ thấp tiền công, tăng cường độ, thời gian lao
động. Khơng những cơng nhân chính quốc bị bóc lột mà cơng nhân ở các nước thuộc địa
cũng chịu chung cảnh. Một khi mà tư liệu sản xuất tập trung hết vào tay các ơng chủ tư
bản thì việc bóc lột và bần cùng hóa cơng nhân càng diễn ra mạnh mẽ hơn. Theo một
nghiên cứu mới nhất năm 2019, tổng giá trị tài sản của các triệu phú USD đã lên tới
158,3 nghìn tỉ USD, tương đương 43,9% tài sản tồn cầu. Trong khi có hàng nghìn người
đang chịu cảnh đói rét thì các ơng chủ tư bản lại có thể chi cho những khoản ăn chơi tốn
kém khơng có mục đích với chi phí lên tới hàng triệu USD. Thực tế ở các nước tư bản lớn
cho thấy trung bình một ngày nhà tư bản có thể kiếm được trên dưới 1 triệu USD thì cơng
nhân nghèo chỉ có thể kiếm được xấp xỉ 2 USD. Khoảng cách chênh lệch quá lớn ấy
dường như không thể xóa và nó tạo điều kiện mạnh mẽ cho hậu quả cuối cùng của các
cuộc khủng hoảng diễn ra nhanh chóng hơn.


Hậu quả cuối cùng là làm cho mâu thuẫn cơ bản của tư bản chủ nghĩa ngày càng gay
gắt hơn. Trong khi lực lượng sản xuất ngày càng mang tính xã hội thì quan hệ sản xuất

vẫn khơng thay đổi, vẫn là quan hệ chiếm hữu tư liệu sản xuất. Khi khủng hoảng xảy ra,
đông đảo quần chúng nhân dân lao động càng điêu đứng, càng có ý thức đấu tranh để
thốt nghèo khổ và đó là tiêu diệt chế độ tư bản. Còn giai cấp tư bản và nhà nước tư bản
thì lại bất lực trước những tai họa mà do mình tạo ra. Vì vậy khủng hoảng làm cho đấu
tranh giai cấp diễn ra mạnh mẽ hơn. Mặt khác khủng hoảng lại đem đến sự tập trung tư
liệu sản xuất vào tay tư bản càng cao nên càng tăng thêm sự đối lập lợi ích. Chủ tư bản có
càng nhiều thì quần chúng có càng ít, càng làm lên chênh lệch to lớn trong xã hội.
4. Tính chu kỳ của khủng hoảng kinh tế trong chủ nghĩa tư bản
Trong các hình thái xã hội tiền tư bản chủ nghĩa, việc sản xuất bị giảm mạnh
thường gắn với các tai họa thiên nhiên, hoặc chiến tranh và các tàn phá sau đó bởi
nó. Chỉ có chủ nghĩa tư bản mới sinh ra các cuộc khủng hoảng thường xuyên,
biến chúng thành người bạn đường không thể tránh khỏi của sự tăng trưởng kinh
tế của chủ nghĩa tư bản nhằm giải quyết trong một thời gian có hạn các mâu thuẫn
gay gắt của tái sản xuất tư bản xã hội. Khủng hoảng kinh tế xuất hiện làm cho quá trình
sản xuất tư bản chủ nghĩa tư bản mang tính chu kỳ. Trong giai đoạn tự do cạnh tranh của
chủ nghĩa tư bản, cứ khoảng từ tám đến mười hai năm, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa lại
phải trải qua một cuộc khủng hoảng kinh tế. Chu kỳ kinh tế của chủ nghĩa tư bản là
khoảng thời gian nền kinh tế tư bản chủ nghĩa vận động từ đầu cuộc khủng hoảng này
đến đầu cuộc khủng hoảng sau. Chu kỳ kinh tế gồm bốn giai đoạn: khủng hoảng, tiêu
điều, phục hồi và hưng thịnh.
- Khủng hoảng: là giai đoạn khởi điểm của chu kỳ kinh tế mới, ở giai đoạn này, hàng hoá
ế thừa, ứ đọng, giá cả giảm mạnh, sản xuất đình trệ, xí nghiệp đóng cửa, cơng nhân thất
nghiệp hàng loạt, tiền công hạ xuống. Tư bản mất khả năng thanh toán các khoản nợ, phá
sản, lực lượng sản xuất bị phá hoại nghiêm trọng. Đây là giai đoạn mà các mâu thuẫn
biểu hiện dưới hình thức xung đột dữ dội.
- Tiêu điều: đặc điểm ở giai đoạn này là sản xuất ở trạng thái trì trệ, khơng cịn tiếp tục đi
xuống nhưng cũng không tăng lên, thương nghiệp vẫn đình đốn, hàng hóa được đem bán
hạ giá, tư bản để rỗi nhiều vì khơng có nơi đầu cơ. Trong giai đoạn này, để thốt khỏi tình
trạng bế tắc, các nhà tư bản cịn trụ lại được tìm cách giảm chi phí bằng cách hạ thấp tiền
cơng, tăng cường độ và thời gian lao động của công nhân, đổi mới tư bản cố định làm cho

sản xuất vẫn còn có lời trong tình hình hạ giá. Việc đổi mới tư bản cố định làm tăng nhu
cầu về tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng, tạo điều kiện cho sự phục hồi chung của nền
kinh tế.


- Phục hồi: là giai đoạn mà các xí nghiệp được khôi phục và mở rộng sản xuất. Công
nhân lại được thu hút vào làm việc; mức sản xuất đạt đến quy mô cũ, vật giá tăng lên, lợi
nhuận của tư bản do đó cũng tăng lên.
- Hưng thịnh: là giai đoạn phát triển cao nhất của một chu kỳ kinh tế. Sản xuất mở rộng
và phát triển vượt mức cao nhất của chu kỳ trước. Nhu cầu và khả năng tiêu thụ hàng hóa
tăng, giá cả hàng hóa tăng lên, số người lao động và tiền lương đều tăng lên. Nhu cầu tín
dụng tăng lên làm tỷ suất lợi tức tăng lên. Guồng máy kinh tế dường như hoạt động hết
công suất. Điều kiện của một cuộc khủng hoảng mới cũng dần chín muồi.
Khủng hoảng kinh tế khơng chỉ diễn ra trong công nghiệp mà trong cả nông nghiệp.
Nhưng khủng hoảng trong nông nghiệp thường kéo dài hơn khủng hoảng trong công
nghiệp. Sở dĩ như vậy là do chế độ độc quyền tư hữu vì ruộng đất đã cản trở việc đổi mới
tư bản cố định để thoát khỏi khủng hoảng. Mặt khác, trong nơng nghiệp vẫn cịn một bộ
phận không nhỏ những người tiểu nông, điều kiện sống duy nhất của họ là tạo ra nơng
phẩm hàng hóa trên đất canh tác của mình. Vì vậy, họ phải duy trì sản xuất ngay cả trong
thời kỳ khủng hoảng.
Trong giai đoạn hiện nay của chủ nghĩa tư bản, do sự can thiệp của nhà
nước tư sản, mặc dù không xoá bỏ được khủng hoảng kinh tế, nhưng làm cho nó có đặc
điểm mới như:
- Mức độ suy sụp của sản xuất và tác động phá hoại của khủng hoảng bị hạn
chế, thời gian tồn tại và độ dài của thời kỳ suy sụp rút ngắn.
Từ cuộc khủng hoảng năm 1825, sau khi nền đại cơng nghiệp vừa mới thốt khỏi thời kỳ
ấu trĩ thì sự tuần hồn có tính chất chu kỳ mới bắt đầu. Tính trung bình thuở ban đầu là
mười năm, vì thời gian sử dụng tư bản cố định cũng vào khoảng mười năm. Tư bản cố
định là cơ sở vật chất cho những cuộc khủng hoảng chu kỳ, vì khủng hoảng bao giờ cũng
cấu thành khối điểm cho những khoản đầu tư mới và lớn của tư bản. Do đó, đứng về tồn

thể xã hội mà xét thì khủng hoảng ít nhiều đều tạo một cơ sở vật chất mới cho chu kỳ chu
chuyển sau đó. Tiến bộ khoa học, cơng nghệ lại làm cho cuộc đời của tư bản cố định bị
rút ngắn do những biến thiên không ngừng trong các tư liệu sản xuất. Phương thức sản
xuất tư bản chủ nghĩa càng phát triển thì những biến thiên này càng xảy ra thường xuyên
hơn. Gắn với tình hình này là sự thay thế tư bản cố định sớm hơn do hao mịn vơ hình,
trước khi những tư liệu sản xuất ấy sống trọn đời sống thể chất của chúng. Do đó chu kỳ
khủng hoảng được rút ngắn lại.
- Xuất hiện những hình thức khủng hoảng mới như khủng hoảng cơ cấu (như
các cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973), khủng hoảng tài chính, tiền tệ (điển
hình là khủng hoảng tài chính - tiền tệ giữa năm 1997 ở ASEAN rồi lan sang Hàn


Quốc, Nhật Bản), khủng hoảng môi trường, …
II. Cách khắc phục khủng hoảng kinh tế
Trình độ phát triển nhất định của lực lượng sản xuất quyết định tính chất của quan
hệ sản xuất. Quan hệ sản xuất tác động ngược trở lại lực lượng sản xuất, khi nó phù hợp
với tính chất của lực lượng sản xuất thì nó giúp cho lực lượng sản xuất phát triển mạnh
mẽ, khi nó khơng phù hợp thì nó biến thành trở ngại của lực lượng sản xuất. Trong quá
trình sản xuất con người không ngừng thu thêm kinh nghiệm sản xuất, không ngừng cải
tiến công cụ, cải tiến kĩ thuật. Lực lượng sản xuất phát triển đến một trình độ nào đó vượt
ra ngồi khn khổ của quan hệ sản xuất cho nên quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính
chất lượng sản xuất.
Quan hệ cung cầu là quan hệ giữa người bán và người mua, những người sản xuất
và những người tiêu dùng là những quan hệ có vai trị quan trọng trong kinh tế hàng hố.
Khơng phải chỉ ở giá cả ảnh hưởng tới cung cầu, mà ảnh hưởng tới việc xác định giá cả
trên thị trường. Khi cung lớn hơn cầu người bán phải giảm giá cả, giá cả có thể thấp hơn
giá trị.
Giữa cung và cầu về hàng hóa phải có sự thích ứng cần thiết khách quan về hình thái
hiện vật và hình thái giá trị. Do vậy quan hệ cung cầu điều tiết được sự chênh lệch giữa
giá cả thị trường và giá trị thị trường. Sự lên xuống của giá cả thị trường lại điều tiết quan

hệ cung cầu, làm cho nền sản xuất có được những tỉ lệ tương đối.Trước khi đạt tới sự
tương đối thì xã hội lãng phí rất nhiều sức lực và của cải.Vì vậy xã hội địi hỏi phải có sự
kiểm tra, điều tiết, định hướng, một cách có ý thức với sự vận động của cơ chế thị trường.
Các nhà tư bản ra sức tìm lối thốt bằng cách giảm bớt chi phí sản xuất dù có bán
hàng hố với giá thấp vẫn thu được lợi nhuận. Họ ra sức tăng cường bóc lột cơng nhân lợi
dụng tình hình thất nghiệp để hạ thấp tiền lương, kéo dài ngày lao động nâng cao cường
độ lao động. Biện pháp quan trọng là áp dụng kỹ thuật để cải tiến bằng cách đổi mới hàng
loạt mày móc thiết bị.
III. Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nổ ra năm 2008 đến nền kinh
tế Việt Nam
1. Tình hình chung của kinh tế Việt Nam trong thời kì khủng hoảng
Việt Nam không xáy ra cuộc khủng hoảng kinh tế chu kì như các nước phát triển trên
thế giới. Tuy nhiên, do quá trình hội nhập kinh tế sâu rộng và nhận được nhiều sự đầu tư
của nước ngoài nên khi khủng hống kinh tế nổ ra thì rõ ràng Việt Nam phải chịu ảnh
hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến nền kinh tế. Vào năm 2008, khủng hoảng kinh tế được
xem là thảm họa kinh tế tồi tệ nhất kể từ thời kỳ Đại khủng hoảng bao gồm sự đổ vỡ hàng
loạt hệ thống ngân hàng, tình trạng đói tín dụng, tình trạng sụt giá chứng khốn và mất
giá tiền tệ,… bắt nguồn từ Mĩ sau đó lan ra nhiều nước trên thế giới đã tàn phá nền kinh


tế thế giới một cách nặng nề. Khoảng 10.000 tỷ USD bị cuốn trôi, 30 triệu người mất
việc, 50 triệu người quay lại chuẩn dưới nghèo là cái giá phải trả cho cuộc khủng hoảng
này. Việt Nam cũng phải chịu ảnh hưởng cả tích cực lẫn tiêu cực tới các khía cạnh của
nền kinh tế.
Tác động đến đồng nội tệ
Việt Nam so với các nước khác trong khu vực khủng hoảng còn nhẹ tuy vậy đồng Việt
Nam đã lên giá so với các đồng tiền khác (32% so với đồng bath và 20,1% so với đồng
Rigit…) nên hàng hóa nước ta đắt lên tương đối gây khó khăn cho xuất khẩu làm xấu
thêm cán cân vãng lai đang thâm hụt, gây sức ép giảm giá đồng nội tệ.
Tác động đến tốc độ tăng trưởng kinh tế

Dự kiến lúc đầu tốc độ tăng trưởng GDP trong năm 2008 sẽ đạt khoảng 6,7%, thấp hơn
chỉ tiêu đã được Quốc hội thông qua là 7%. Tuy nhiên, thực tế năm 2008, tốc độ này chỉ
đạt 6,23%, mức thấp nhât trong 9 năm gần nhất. Khủng hoảng tác động tới mọi tầng lớp
dân cư của Việt Nam, trong đó tầng lớp cơng nhân lao động chịu ảnh hưởng trực tiếp. Sản
xuất bị thu hẹp, số người thất nghiệp gia tăng, thu nhập bị giảm sút.
Tác động đến xuất nhập khẩu
Thị trường xuất khẩu do tác động của khủng hoảng nên sức mua bị thu hẹp và giá cả
hàng hóa nhập khẩu vào đó đắt lên tương đối bởi đồng tiền của họ bị mất giá. Mặt khác,
hàng xuất khẩu của ta phần lớn trùng với các nước khác nên cạnh tranh trở nên gay gắt
hơn khi mà họ có thể bán giá thấp hơn hàng của ta gây nhiều khó khăn cho ta về mặt xuất
khẩu. Từ đó cũng làm suy giảm tăng trưởng kinh tế.
Kinh tế Mỹ suy thối đã có tác động tới xuất khẩu của Việt Nam, do Mỹ là thị trường
xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Suy thoái hay tăng trưởng kinh tế chậm lại ở Mỹ làm
tăng tỷ lệ thất nghiệp, giảm thu nhập và sức mua của người dân Mỹ. Ngay từ những
tháng đầu năm 2008, đã xuất hiện xu hướng giảm tốc độ xuất khẩu sang Mỹ. Trong 9
tháng đầu năm 2008, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ chỉ đạt 16,7%, thấp hơn
khá nhiều so với mức 26,7% của năm 2007. Tỷ trọng của thị trường Mỹ trong tổng kim
ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã giảm từ 24% của năm 2007 xuống còn 17,7% trong 9
tháng đầu năm 2008.
Đồng thời, cuộc khủng hoảng đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến xuất khẩu Việt Nam
sang thị trường Nhật Bản và châu Âu. Đây là những thị trường xuất khẩu quan trọng của
Việt Nam. Do bị tác động mạnh từ cuộc khủng hoảng, người tiêu dùng của các thị trường
này cũng phải cắt giảm chi tiêu, nên nhu cầu đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam
cũng có xu hướng giảm. Tỷ trọng của thị trường EU trong tổng kim ngạch xuất khẩu của
Việt Nam cũng đã giảm, chỉ còn 16,5%, trong khi năm 2007 là 18%.


Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế cũng đã gây ra những biến động chưa
từng có về giá cả xuất nhập khẩu, ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh của nhiều doanh
nghiệp. Trong nửa đầu năm 2008, giá hàng hóa trên thị trường thế giới leo thang, gây áp

lực tăng chi phí nhập khẩu và đẩy nhập siêu lên cao. Từ cuối tháng 7/2008, giá hàng trên
thị trường thế giới bắt đầu bước vào một đợt thoái trào mạnh, đặc biệt từ tháng 9/2008.
Do bị phá giá trên hàng hóa của các nước sẽ thích nghi và kích thích nhập khẩu của ta
gây khó khăn thêm cho sản xuất trong nước, nhất là trong sản xuất hàng tiêu dùng. Xu
thế này cịn khuyến khích một làn sóng nhập khẩu dẫn đến nhập siêu trong sáu tháng đầu
của năm 2008 chạm mức kỉ lục 14, 7 tỷ USD vượt mức nhập siêu của cả năm 2007. Tuy
nhiên cũng tác động thuận lợi cho ta khi nhập nguyên liệu, vật tư, máy móc rẻ hơn 1040%.
Tác động đến đầu tư nước ngồi
Do tài chính bị khủng hoảng nên các nhà đầu tư sẽ chặt hơn khi đầu tư. Tuy nhiên ở một
khía cạnh nào đó cũng tạo điều kiện cho Việt Nam tăng khả năng thu hút vốn đầu tư vì
nước ta bị khủng hoảng nhẹ hơn các nước khác trong khu vực. Tình hình thu hút vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam năm 2008 đã tăng cao kỷ lục trong hơn 20 năm kể
từ khi Việt Nam bắt đầu nỗ lực thu hút FDI. Kết thúc năm 2008, theo số liệu của Cục Đầu
tư nước ngồi (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) thì tổng số vốn FDI đăng ký tại Việt Nam tính
đến ngày 19/12/2008 đạt hơn 64 tỷ USD, tăng 199,9% so với năm 2007. Vốn giải ngân
trong năm 2008 của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam lên con số 11,5 tỷ USD, tăng
43,2% so với năm 2007.
Tác động đến ngân sách
Gia tăng tình trạng thụ động kém sơi nổi trong kinh doanh trong nước. Vốn được gìn giữ
và chuyển hóa thành ngoại tệ khác, tiền gửi tiết kiệm chuyển sang dạng khác đe dọa phá
sản Việt Nam đồng. Đầu tư sản xuất bị thu hẹp, thất nghiệp tăng.
2. Bức tranh kinh tế hậu khủng hoảng
Đối với tốc độ tăng trưởng kinh tế


Nguồn: Tổng cục thống kê

Giai đoạn 2002 - 2007, Việt Nam luôn được coi một trong những điểm sáng trong bản đồ
kinh tế toàn cầu với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 7,8%. Với việc gia nhập tổ chức
Thương mại Thế giới (WTO) năm 2007, tốc độ tăng trưởng GDP lên tới gần 8,5%.

Từ khi khủng hoảng kinh tế tồn cầu nổ ra năm 2008, Việt Nam chìm trong vịng xốy
tăng trưởng chậm khi các thị trường xuất khẩu lớn bị ảnh hưởng, sức mua trong nước
giảm. Cả giai đoạn này, tăng GDP luôn thấp hơn 7% và ngày càng đi xuống, đến năm
2012 chỉ còn 5,25%, chưa bằng hai phần ba so với mức trước khi khủng hoảng, các năm
về sau tăng trưởng GDP đã tăng lên đáng kể ( đến năm 2019 là 7,02%) nhưng vẫn thấp
hơn năm 2007.
Tác động đến xuất nhập khẩu
Tác động của khủng hoảng tài chính đến xuất khẩu là nhanh nhất vì đây là lĩnh vực nhạy
cảm nhất đối với biến động trên thị trường thế giới. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam
với các nước Mỹ, Nhật, châu Âu lên đến 52%, riêng Mỹ chiếm đến 20,8% . Ðây là những
nước chịu ảnh hưởng trực tiếp của suy thoái kinh tế, cầu đầu tư và tiêu dùng giảm, từ đó
ảnh hưởng trực tiếp đến kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.


Số liệu thống kê cho thấy xuất nhập khẩu của Việt Nam trước năm 2008 tăng đều qua các
năm, nhưng qua năm 2009, kim ngạch xuất khẩu giảm. Ðến hết quý I năm 2010, kim
ngạch xuất khẩu mới ổn định trở lại mức trước khủng hoảng. Nhập khẩu cũng chịu tác
động của khủng hoảng do: Việt Nam phải nhập từ 70 - 80% nguyên nhiên vật liệu để sản
xuất và chế biến hàng xuất khẩu. Xuất khẩu giảm kéo theo nhập khẩu giảm; suy thối
kinh tế tồn cầu làm cho giá yếu tố đầu vào như dầu mỏ, các sản phẩm hóa dầu, phơi thép
và thép xây dựng, các thiết bị công nghệ cũng bị giảm mạnh kéo theo kim ngạch nhập
khẩu giảm.
Cán cân thương mại của Việt Nam qua các năm

Tuy nhiên, nhờ tác động của gói kích thích kinh tế triển khai từ tháng 02/2009, nhập siêu
đã tăng trở lại từ tháng 03/2009. Hệ quả là nhập siêu của Việt Nam ngày càng nghiêm


trọng hơn. Đến năm 2012, Việt Nam mới thoát khỏi tình trạng này và trở thành nước xuất
siêu.

Đầu tư trực tiếp (FDI)
Biểu đồ FDI của Việt Nam từ 1995 – 2014

Đầu tư trực tiếp (FDI) của Việt Nam cũng bị ảnh hưởng vì FDI vào Việt Nam phần lớn là
vốn vay chứ khơng phải vốn tự có, nên nếu các nhà đầu tư khơng dàn xếp được khoản
vay sẽ khó giải ngân được. Năm 2007 và năm 2008, FDI đổ vào Việt Nam tăng lên nhanh
chóng, do từ tháng 1/2007, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức
Thương mại thế giới (WTO). Đến năm 2009 và 2010, do ảnh hưởng bởi khủng hoảng
kinh tế tồn cầu, dịng vốn FDI vào Việt Nam cũng bị sụt giảm đáng kể. Tuy nhiên, từ
năm 2012 - 2015, số lượng dự án FDI và tổng số vốn đăng ký đã có xu hướng cải thiện.
Đối với thị trường chứng khoán
Các nhà đầu tư nước ngoài phải thu hồi nguồn vốn và bán chứng khoán. Điều này tác
động đến dự trữ ngoại hối và giá cả trên thị trường chứng khoán. Nhà đầu tư nước ngoài
bán ra nhiều hơn mua vào sẽ làm giảm giá chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt
Nam.
Giá trị vốn hóa thị trường/GDP giai đoạn 2001-2019.


                

Giai đoạn 2008-2009, các chỉ số thị trường giảm mạnh do ảnh hưởng của khủng hoảng
kinh tế, tuy nhiên số lượng công ty niêm yết vẫn tăng đều đặn hàng năm.
Tỉ lệ nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống ngân hàng giai đoạn 2007 - 2016

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước
Sự tác động của cuộc khủng hoảng làm cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp rất nhiều
khó khăn khi bị từ chối hợp đồng, sản phẩm tiêu thụ chậm, hàng tồn kho ngày càng
nhiều. Ngoài ra các doanh nghiệp cịn chịu ảnh hưởng của chính sách thắt chặt tiền tệ,
hạn chế tăng trưởng tín dụng ngân hàng làm lãi suất cho vay cao vượt xa khả năng kinh

doanh của doanh nghiệp (lãi suất cho vay tăng từ 14% /năm (năm 2007) lên 24%/năm
(năm 2010). Tuy rằng ngân hàng nhà nước đã đưa mức lãi trần nhưng đều không đạt kết
quả do các ngân hàng thương mại không thực hiện triệt để. Nợ xấu ngân hàng ngày càng
có xu hướng gia tăng, đến năm 2012 bắt đầu có xu hướng giảm.


3. Bài học
Với Việt Nam, một nước đi theo con đường kinh tế thị trường chưa lâu, cuộc khủng
hoảng này có thể làm xói mịn niềm tin vào thị trường, nhất là khi vai trò của nhà nước đã
được nhấn mạnh trở lại ngay cả ở Mỹ và các nền kinh tế phát triển khác. Tuy nhiên, sẽ là
sai lầm lớn nếu Việt Nam không tiếp tục hoặc chệch hướng khỏi con đường cải cách đang
đi. Việt Nam nên coi cuộc khủng hoảng này là một cơ hội tái cơ cấu lại nền kinh tế và
nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Cùng với các trào lưu biến đổi của thế giới đang
diễn ra, Việt Nam cần lựa chọn cho mình một chiến lược phát triển khơn ngoan và bền
vững.
Chiến lược này cần tiếp tục phát triển các mối quan hệ kinh tế đa phương và song
phương, đồng thời đẩy mạnh đầu tư vào các nguồn lực trong nước như cơ sở hạ tầng,
nguồn vốn con người, vốn xã hội. Vai trò của nhà nước sẽ phải đẩy mạnh ở hai mặt: chủ
động hơn trong các hoạt động phối hợp quốc tế và nâng cao năng lực quản lý và giám sát
hệ thống tài chính ngân hàng. Các nỗ lực xố đói giảm nghèo của Việt Nam cần được tiếp
tục đẩy mạnh, song song với việc gia tăng các khoản trợ cấp và bảo hiểm xã hội. Điều
này có thể sẽ làm tăng kích cỡ và vai trị của nhà nước trong nền kinh tế. Tuy nhiên các
nhà hoạch định chính sách Việt Nam nên tuân thủ theo nguyên tắc của John Maynard
Keynes đã đưa ra gần 80 năm trước đây: Nhà nước chỉ nên làm những gì thị trường
khơng làm được chứ đừng thay thế những gì thị trường có thể đảm đương được.
IV. Giải pháp rút ra để giải quyết tác động của khủng hoảng
kinh tế thế giới đến Việt Nam
1. Đối với Nhà nước
Nhà nước luôn theo dõi và đưa ra những định hướng hỗ trợ cho các Doanh nghiệp :
Đa dạng hóa các hình thức xuất khẩu, quan tâm hơn các kênh phân phối tại nước nhập

khẩu, tổ chức hội chợ, quảng bá thương hiệu, quảng bá hình ảnh của các doanh nghiệp
Việt Nam. Bên cạnh đó hỗ trợ cho các doanh nghiệp lớn mở các văn phòng đại diện ở
những thị trường lớn và tốt nhằm dễ nắm thông tin, xác định khách hàng và tìm kiếm
khách hàng, theo dõi tình hình thị trường, giảm thiểu rủi ro cho nhà xuất khẩu, tiếp cận
thị trường nhanh, khai thác các lợi thế mà các doanh nghiệp Việt Nam có lợi thế cạnh
tranh và xuất khẩu lợi thế cạnh tranh đó đến nước sở tại có lợi thế cạnh tranh hơn.
Chính sách Nhà nước và Doanh nghiệp thắt lưng, buộc bụng, vượt khó
Những khó khăn mà khủng hoảng toàn cầu mang lại đã làm cho hoạt động xuất khẩu bị
khó khăn, một số doanh nghiệp co cụm sản xuất hoặc đóng cửa ngừng hoạt động và cơng
nhân mất việc vì Doanh nghiệp khơng có tiền trả lương, hàng bán chậm, vay ngân hàng
đến hạn không đáo hạn được …để các Doanh nghiệp khơng bị đình đốn sản xuất, xuất
khẩu, không bị vỡ hợp đồng do thiếu tài chính, Nhà nước đã chỉ đạo các ngân hàng
khoanh nợ, giãn nợ và tiếp tục cho vay. Bên cạnh đó Nhà nước áp dụng hàng loạt biện
pháp quyết liệt nhằm kiềm chế lạm phát với chính sách tài khóa, giảm hạn mức cho vay


đầu tư bất động sản và chứng khoán, hạn chế lưu thơng tiền mặt, cho tạm hỗn, giãn tiến
độ thi cơng một số cơng trình đầu tư xây dựng cơ bản kém hiệu quả, tập trung vốn cho
các cơng trình mang lại hiệu quả kinh tế thấy được như: Nhà máy điện, Nhà máy lọc
dầu…đồng thời hạn chế thất thu thuế, tích cực thu thuế , nợ tồn đọng
Ngồi ra, Chính phủ điều hành chính sách tiền tệ, linh hoạt, hiệu quả
Tạo điều kiện cho các Doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn, điều chỉnh thuế suất thuế xuất
khẩu, cũng như thuế suất thuế nhập khẩu một số mặt hàng nhằm tránh những hiện tượng
tiêu cực đổ bể mang tính dây chuyền với thị trường trong nước và có giải pháp ngăn
chặn, xử lý kịp thời không để chúng xuất hiện, Nhà nước phải quản lý chặt việc giao dịch
ngoại tệ trên thị trường tự do nhằm hạn chế sự đầu cơ ngoại tệ và gây sức ép tỷ giá, thông
qua Ngân hàng Nhà nước tiến hành thực hiện nghiệp vụ bán ngoại tệ làm giảm và bình ổn
tỷ giá trên thị trường, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có nhu cầu nhập các thiết bị,…
hỗ trợ cho Doanh nghiệp mở rộng sản xuất và xuất khẩu, kích thích cho các doanh nghiệp
trong nước cùng phát triển sản xuất, bình ổn cuộc sống. Nhà nước phải sử dụng công cụ

quản lý vĩ mô nhằm điều chỉnh thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển nhanh, mạnh,
chất lượng, phù hợp với thị hiếu thị trường trong thời kỳ khó khăn này, khuyến khích các
doanh nghiệp tăng cường mở rộng thị trường và thúc đẩy kinh doanh xuất khẩu.
Tăng cường sự giám sát của Chính phủ đối với hệ thống tài chính, ngân hàng và thị
trường chứng khoán.
Rà soát lại và lành mạnh hóa hệ thống tài chính, ngân hàng. Rà sốt lại các ngân hàng
cho vay nhiều vào khu vực bất động sản và các dự án có tính rủi ro cao. Kiểm tra chất
lượng tín dụng của các ngân hàng thương mại, đặc biệt là tín dụng dành cho các lĩnh vực
nhiều rủi ro như bất động sản, chứng khoán. Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm với các
tiêu chí cụ thể để có phương án, giải pháp dự phịng đối với biến động xấu từ hệ thống
ngân hàng, tài chính.
Thơng thống mơi trường đầu tư
Kêu gọi doanh nghiệp trong nước và doanh nhân nước ngoài thành lập doanh nghiệp và
hoạt động phải tốt hơn các doanh nghiệp đầu tư trước đó, nhằm thu hút vốn đầu tư và
nâng cao năng lực sản xuất mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa và các sản phẩm sản
xuất, bình ổn thị trường, hạn chế lạm phát. Muốn được như vậy ngay cả chính sách vĩ mơ
phải tạo thuận lợi cho nhà đầu tư bên cạnh đó chính sách địa phương cũng thơng thống
từ khâu thủ tục ban đầu, hệ thống cơ sở hạ tầng phải được đầu tư nâng cấp và sửa chữa
cho hoàn thiện, địa phương phải tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao trước khi kêu gọi
đầu tư vào lĩnh vực mà địa phương có thế mạnh, có chính sách hấp dẫn khuyến khích các
nhà đầu tư vào. Không đem con bỏ chợ mà thật sự hỗ trợ các nhà đầu tư trong đó đơi bên
cùng có lợi, mục đích lâu dài có sự giới thiệu nhau trên thị trường khi các nhà đầu tư có
điều kiện và xét thấy thật sự có hiệu quả sau thời gian hoạt động (qua môi trường đầu tư


của các doanh nhân nước ngoài trên địa bàn Việt Nam và các doanh nghiệp Việt Nam
cũng có được mặt trên thị trường nội địa, sẽ có những bài học tốt cho sản phẩm và cơ hội
để nhìn lại sản phẩm mình trên thị trường của mình)
Tăng cường cơng tác thông tin, quan hệ công chúng.
Bám sát thường xuyên, cập nhật thơng tin trong và ngồi nước để có đánh giá đúng diễn

biến tình hình; qua đó có được phản ứng chính sách thích hợp và kịp thời nhất.
2. Đối với doanh nghiệp và người lao động
Lường trước sự khó khăn, hợp tác liên kết kinh doanh và tận dụng cơ hội khai thác thị
trường mới trong thời kỳ khủng hoảng toàn cầu
Các doanh nghiệp đều cố gắng thắt lưng, buộc bụng, tiết kiệm, kết hợp với nhau vượt qua
thời điểm khó khăn này, các doanh nghiệp thành lập câu lạc bộ, cùng có tiếng nói chung
với đối tác quốc tế, tránh tranh mua, dành bán trong nước làm thiệt hại cho các doanh
nghiệp, phải có kế hoạch, phải có chiến lược và hướng đi, cùng hợp tác, liên kết tạo thành
sức mạnh trong lợi thế so sánh. Tăng cường vai trò của các hiệp hội ngành nghề trong
việc đa dạng hóa các hình thức liên kết. Thiết lập các quỹ hỗ trợ tài chính, quỹ nghiên
cứu khoa học nhằm thực hiện các dự án nghiên cứu chung của các doanh nghiệp, tăng
cường hợp tác thay vì cạnh tranh chia sẻ thị trường.
Các Doanh nghiệp Việt Nam đừng bỏ qua sự ủng hộ của người tiêu dùng trong nước,
Các doanh nghiệp phải tự cứu lấy mình, khơng trơng chờ vào phép màu nhiệm nào cả mà
chúng ta phải tự tin vào chính mình, vào chính sách chủ trương của Đảng, và Chính phủ.
Cịn một thị trường đang bỏ ngõ mà các doanh nghiệp cứ chạy theo lợi nhuận xuất khẩu,
bỏ quên thị trường nội địa đầy tiềm năng triệu dân, được sự tư vấn của chính phủ kêu gọi
“ Chúng ta là người Việt nam hảy dùng hàng Việt Nam” , sự khích lệ với tinh thần dân
tộc, quả thật đánh đúng vào lòng tự trọng của người Việt Nam, người tiêu dùng sẵn sàng
đón nhận sản phẩm của mình một cách tự hào, nhìn lại thời điểm đó ( 2008- 2010) sản
phẩm Việt Nam tràn đầy các siêu thị , chợ từ nam chí bắc, thị trường nội địa rất dễ dãi và
hiểu được thời kỳ khó khăn, mỗi người có trách nhiệm góp sức mình, dùng sản phẩm
mình là yêu nước, người tiêu dùng hiểu được điều đó thì các doanh nghiệp phải có trách
nhiệm đảm bảo tốt sản phẩm, tôn trọng người tiêu dùng. Hỗ trợ các doanh nghiệp trong
lúc khủng hoảng này đồng thời góp sức bình ổn kinh tế, khơng để những biểu hiện tiêu
cực xảy ra trên thị trường.


KẾT LUẬN
Nghiên cứu về chủ nghĩa tư bản và thực tế, các nhà kinh tế học đã rút ra kết luận : Khủng

hoảng kinh tế chu kì trong chủ nghĩa tư bản là điều tất yếu và có những hậu quả to lớn. Ta
dùng quan niệm khách quan về triết học xét đến phạm trù nguyên nhân và kết quả để giải
thích sự khủng hoảng. Nguyên nhân là do sự mâu thuẫn ngày càng gay gắt giữa tư bản và
người lao động, sản xuất hàng hoá ngày càng nhiều, sản xuất quá mức người tiêu dùng,
xung đột giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất, các xí nghiệp cạnh tranh nhau dẫn
đến sản phẩm ngày càng dư thừa. Kết quả là khủng hoảng kinh tế bùng nổ. Để khắc phục
được tình trạng khủng hoảng này thì quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất lực lượng
sản xuất, giữa cung và cầu về hàng hố phải có sự thích ứng cần thiết khách quan về hình
thái hiện vật và về hình thái giá trị. Do vậy quan hệ cung cầu điều tiết được sự chênh lệch
giữa gia cả thị trường và giá trị thị trường, sự lên xuống điều tiết cung cầu ,làm cho nền
sản xuất được cân đối. Với sự phát triển không ngừng của các phát minh , tiến bộ khoa
học kĩ thuật , hiểm hoạ khủng hoảng vẫn đang rình rập khơng trừ một nước tư bản nào .
Chính vì vậy mà các nước tư bản đang phát triển cũng như nước tư bản lớn đều ra sức
củng cố tổ chức và lập ra các kế hoạch có tính khả thi nhất để đối phó với tình trạng này.
Hơn nữa, khơng chỉ các nước tư bản mà tất cả các nước trên thế giới đều cần có những
biện pháp chống lại ảnh hưởng từ các cuộc khủng khoảng kinh tế thế giới.
Khủng hoảng kinh tế thế giới từ 2008 cho đến nay đã để lại cho nền kinh tế thế giới
những tổn thất nặng nề. Việt Nam sau khi hội nhập kinh tế thế giới cũng đã bị ảnh hưởng
khơng ít ở nhiều lĩnh vực kinh tế mà tiêu biểu nhất là xuất nhập khẩu. Tuy vậy theo tiểu
luận vừa nghiên cứu thì tuy đứng trước khó khăn đó chúng ta khơng phải khơng có những
cơ hội. Từ tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, nước ta đã rút ra
được những bài học, phương pháp để chống lại ảnh hưởng từ các cuộc khủng hoảng kinh
tế.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo (2014). Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa
Mác-Lênin, Nhà Xuất Bản Chính Trị Quốc Gia.
2. Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo(2019). Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin: Dành cho
bậc đại học - không chuyên lý luận chính trị: Tài liệu phục vụ tập huấn chuyên ngành

tháng 8 năm 2019
3. Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo(2008). Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin : dùng cho
các khối ngành không chuyên Kinh tế - Quản trị kinh doanh trong các trường đại học, cao
đẳng, Nhà Xuất Bản Chính Trị Quốc Gia.
4. C.Mác và Ph.Ăng-ghen tồn tập, tập 23, 24, 26. NXB Chính trị quốc gia năm 1994.
5. Đào Thế Tuấn. Khủng hoảng kinh tế thế giới và chủ nghĩa xã hội thế kỉ 21. Thời báo
Newyork Times
6. Dương Ngọc. Kinh tế Việt Nam, một năm hai cuộc khủng hoảng. Tạp chí Kinh tế Việt
Nam, ngày 19/12/2008
7. Ảnh hưởng khủng hoảng tài chính đến Việt Nam: Được và mất. Tạp chí Kinh tế Việt
Nam, ngày 16/10/2008
8, Vũ Khoan. Khủng hoảng kinh tế toàn cầu và một số vấn đề đặt ra đối với kinh tế Việt
Nam. Tạp chí Cộng sản số 9(177) năm 2009.
8. Huyền Thư (2013), 5 năm dư chấn khủng hoảng tài chính thế giới tại Việt Nam,
xem 12/10/2020.



×