Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

TIỂU LUẬN TRUYỀN HÌNH cần NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG TUYÊN TRUYỀN và GIÁO dục ý THỨC về bảo vệ môi TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (561.55 KB, 16 trang )

TIỂU LUẬN:
TRUYỀN HÌNH CẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG TUYÊN
TRUYỀN VÀ GIÁO DỤC Ý THỨC VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG


Mục lục:
Nội dung
1.Đặt vấn đề
2.Các khái niệm
3.Vì sao cần tuyên truyền về vấn đề bảo vệ mơi trường
qua truyền hình
4.Nhận xét các chương trình truyền hình về mơi trường ở
Việt Nam
5.So sánh chương trình truyền hình về mơi trường ở Việt
nam với các chương trình nước ngồi
6.Làm thế nào để truyền hình nâng cao hơn nữa tuyên
truyền và giáo dục ý thức bảo vệ môi trường

Trang


1.Đặt vấn đề
Hiện nay vấn đề môi trường là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu
bởi mức độ ảnh hưởng của nó khơng chỉ mang tính chất quốc gia mà là trên tồn
cầu. Đã có những chương trình truyền hình về vấn đề mơi trường nhằm giáo dục,
tuyên truyền, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. Song các chương trình đó cần
được nhân rộng, phát triển hơn nữa để góp phần cải thiện vào cuộc sống này.

2.Các khái niệm
2.1. Mơi trường là gì?
Theo từ điển Wikipedia thì : Mơi trường là một tổ hợp các yếu tố tự nhiên và xã


hội bao quanh bên ngoài của một hệ thống hoặc một cá thể, sự vật nào đó. Chúng
tác động lên hệ thống này và xác định xu hướng và tình trạng tồn tại của nó. Mơi
trường có thể coi là một tập hợp, trong đó hệ thống đang xem xét là một tập hợp
con.
Môi trường là tập hợp tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh con người,
ảnh hưởng tới con người và tác động đến các hoạt động sống của con người như:
khơng khí, nước, độ ẩm, sinh vật, xã hội lồi người và các thể chế.
Nói chung, mơi trường của một khách thể bao gồm các vật chất, điều kiện hoàn
cảnh, các đối tượng khác hay các điều kiện nào đó mà chúng bao quanh khách thể
này hay các hoạt động của khách thể diễn ra trong chúng.
Tuy nhiên ,trong bài luận này tơi muốn nói đến mơi trường tự nhiên, môi trường
sống của con người và các sinh vật trên thế giới. Môi trường tự nhiên bao gồm các
nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá học, sinh học, tồn tại ngồi ý muốn của con
người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của con người. Ðó là ánh sáng mặt trời,


núi sơng, biển cả, khơng khí, động, thực vật, đất, nước... Mơi trường tự nhiên cho
ta khơng khí để thở, đất để xây dựng nhà cửa, trồng cấy, chăn nuôi, cung cấp cho
con người các loại tài nguyên khoáng sản cần cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa
đựng, đồng hoá các chất thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp để giải trí, làm cho cuộc
sống con người thêm phong phú.

2.2. Ơ nhiễm mơi trường là gì?

Theo Luật Bảo vệ môi trường ở Việt Nam, ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi
tính chất của mơi trường, vi phạm Tiêu chuẩn môi trường.
Trên thế giới, ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất thải hoặc
năng lượng vào mơi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khoẻ con người,



đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường. Các tác nhân
ô nhiễm bao gồm các chất thải ở dạng khí (khí thải), lỏng (nước thải), rắn (chất thải
rắn) có chứa hố chất hoặc tác nhân vật lý, sinh học và các dạng năng lượng như
nhiệt độ, bức xạ. Môi trường chỉ được coi là bị ơ nhiễm nếu trong đó hàm lượng,
nồng độ hoặc cường độ các tác nhân trên đạt đến mức có khả năng tác động xấu
đến con người, sinh vật và vật liệu.

3.Vì sao cần tuyên truyền về vấn đề bảo vệ mơi trường qua truyền hình?
3.1. Ơ nhiễm mơi trường là vấn đề nóng cần được quan tâm hơn bao giờ hết
Ơ nhiễm mơi trường khơng phải là vấn đề của riêng quốc gia nào mà đây là vấn đề
toàn cầu.
Theo Chương trình Mơi trường Liên hiệp quốc (UNEP), ơ nhiễm môi trường là
một trong những vấn đề lớn của năm 2017 và trong năm 2018, mà cụ thể là ơ
nhiễm khơng khí và mơi trường biển.
Ơ nhiễm khơng khí là mối hiểm họa môi trường to lớn nhất đối với sức khỏe, đã
lấy đi sinh mạng của 7 triệu người mỗi năm. Đối với ô nhiễm môi trường biển,
nhiều quốc gia đang hành động để chống lại vấn nạn xả rác trên biển làm tắc nghẽn
các hệ sinh thái và gây ảnh hưởng xấu đến các chuỗi thức ăn. Các vấn đề lớn khác
cũng đang được xem là những vấn đề chính như: đại dương, các lồi có nguy cơ
tiệc chủng, tài chính bền vững và nền kinh tế xanh, và năng lượng tái tạo.
Riêng ở Việt Nam, đây là vấn đề chưa bao giờ hết nóng. Tổ chức Y tế Thế Giới
(WHO) vào cuối tháng 11/2017 loan báo Việt Nam là 1 trong những quốc gia có
tình trạng ô nhiễm không khí dẫn đầu khu vực Đông Nam Á. Đặc biệt là ở các
thành phố lớn như Sài Gịn, Hà Nội khơng ngừng gia tăng mức tồi tệ về ơ nhiễm
khơng khí trong những năm gần đây. Các nhà khoa học lo ngại không kém là kết


quả quan trắc bụi mịn ở Việt Nam cho thấy bụi nano có trong khơng khí. Điều này
được các chun gia khoa học và môi trường đặc biệt quan tâm vì khả năng gây
hại đến sức khỏe của con người.

Trong vòng nửa đầu năm 2017, Hà Nội đã trải qua những đợt ơ nhiễm bụi trong
khơng khí ở mức cao kéo dài khoảng 3 ngày. Trong đó, có 2 đợt ô nhiễm trầm
trọng nhất, với nồng độ bụi PM 2.5 trong khơng khí cao hơn 100 microgam trên 1
mét khối. Thuật ngữ “bụi PM 2.5” này chỉ những hạt bụi siêu mịn, có đường kính
chỉ bằng 2,5 micromet, rất nguy hiểm vì có thể đi sâu vào phế nang gây viêm
nhiễm đường hô hấp và làm tăng nguy cơ tử vong ở những người mắc bệnh ung
thư phổi và bệnh tim.
Ơ nhiễm từ nhà máy cơng nghiệp :Khơng thể khơng nhắc ngay đến thảm hoạ môi
trường biển do nhà máy Formosa Hà Tĩnh xả thải cách đây hơn 1 năm làm cá chết
hàng loạt, gây ra những hậu quả nặng nề cho người dân bốn tỉnh miền Trung. Bộ
Tài Nguyên - Môi trường đã xếp vụ ô nhiễm biển này là vị trí thứ nhất trong 7
thảm họa mơi trường năm 2016 ở Việt Nam.
Khi những thiệt hại nặng nề của vụ ô nhiễm biển vẫn chưa được giải quyết thoả
đáng thì ngày 23/6/2017, cơng luận tiếp tục bức xúc với khi biết tin Bộ Tài Nguyên
Môi trường cấp phép số 1517/GP-BTNMT, cho phép Công ty TNHH Điện lực
Vĩnh Tân 1 được nhận chìm 1 triệu m3 bùn thải xuống vùng biển xã Vĩnh Tân,
huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận.
Sự việc chưa dừng lại ở đây. Năm ngày sau, Tổng cơng ty phát điện 3
(EVNGENCO 3) hay cịn gọi là nhà máy nhiện điện Vĩnh Tân 2 cho biết đang xúc
tiến xin giấy phép đổ xuống biển Bình Thuận 2,4 triệu m3 bùn cát thải sau khi nạo
vét.


Thông tin này gây lo ngại rất lớn cho các chuyên gia môi trường và những người
quan tâm đến môi trường biển. Họ lo ngại hệ sinh thái biển của Bình Thuận đang
đứng trước nguy cơ bị bức tử bởi những nhà máy nhiệt điện. Bằng nhiều hình thức,
từ cá nhân cho đến các diễn đàn xã hội hoặc tổ chức xã hội dân sự đồng loạt lên
tiếng kêu gọi dừng ngay dự án nhấn chìm bùn thải.

Trong buổi toạ đàm “Hòn Cau, Biển và Lời nguyền…” tổ chức ở Nha Trang ngày

15 tháng 7, ông Phạm Văn Chi, nguyên chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hồ, cho biết
tình trạng thực tế ở huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận hiện nay có tới 4 nhà máy
điện với tổng cơng suất là 4,400 MW. Theo ông, các nhà máy điện chạy bằng than
chính là ngun nhân gây ra ơ nhiễm nặng nề cho môi trường biển.
Trên đây mới chỉ là những vấn đề nổi cộm nhất về môi trường trong vài năm trở
lại đây, còn rất nhiều vấn đề liên quan đến môi trường mà mỗi người dân cần nắm
được và nâng cao hơn nữa ý thức bảo vệ môi trường. Để việc này đạt hiệu quả
cao hơn thì các chương trình truyền hình có lợi thế khơng nhỏ trong việc tun
truyền, giáo dục ý thức cho mỗi người dân.
3.2.Truyền hình sẽ giúp cho việc tuyên truyền, giáo dục ý thức về bảo vệ môi
truyền đạt hiệu quả tốt hơn và nhân rộng hơn?
"Trong những năm gần đây, chúng ta đã chứng kiến sự phát triển như vũ bão của
Internet, hệ thống mạng xã hội, hệ thống số. Và điều này đã tác động và làm thay
đổi mạnh mẽ đến ngành truyền hình", theo ơng Đinh Đắc Vĩnh ( Phó Giám đốc Đài
truyền hình Việt Nam).
Truyền hình có rất nhiều thế mạnh để đưa vấn đề bảo vệ mơi trường. Truyền hình
có tin tức, có phóng sự, có tọa đàm, phỏng vấn hay phim tài liệu. Tất cả những loại


hình đó có thể giúp cho vấn đề tun truyền bảo vệ môi trường trở nên hiệu quả
hơn.
4. Nhận xét các chương trình truyền hình về mơi trường ở Việt Nam
Hiện nay, ở Việt Nam khơng có nhiều chương trình truyền hình về mơi trường, chỉ
có một số chương trình như Thiên nhiên mơi trường (VOV)hay một số chương
trình truyền hình thực tế lồng ghép nội dung bảo vệ mơi trường. Trước đây từng có
một số chương trình về mơi trường song đã ngừng phát song bởi nhiều lý do nhưng
thiếu kịch bản hay, người chơi hay vấn đề làm sao duy trì trong khoảng thời gian
dài. Đến nay một trong những chương trình về thiên nhiên, mơi trường đang được
phát song đều đặn và có lượng người xem khá ổn định là chương trình Thiên nhiên
và mơi trường .

Ở một số bản tin vấn đề mơi trường có thể xuất hiện trong các tin tức, phóng sự
hay phim tài liệu song khơng thường xun và khơng nhiều.
Chương trình Thiên nhiên mơi trường
Chương trình phối hợp giữa VOV với VACNE, do Trung tâm Thơng tin – Truyền
hình Thiên nhiên và Mơi trường thực hiện từ tháng 7/2017 nhằm góp phần nâng
cao nhận thức cho cộng đồng trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế xã hội bền vững.


Chương trình có một số ưu điểm như sau:
a.Về nội dung
Vấn đề mơi trường tuy là vấn đề nóng song trên truyền hình vẫn chưa có nhiều
chương trình về vấn đề này. Có thể thấy, chương trình Thiên nhiên và Mơi trường
của VOV là một trong số ít chương trình về vấn đề này.
Chương trình cung cấp rất nhiều thơng tin, kiến thức về hầu hết vấn đề môi trường
đối với khán giả truyền hình như vấn đề tài nguyên mơi trường, ơ nhiễm mơi
trường nước, khơng khí, ơ nhiễm ở những thành phố khác nhau bởi rác thải, vấn đề
biến đổi khí hậu và nóng lên tồn cầu, bảo vệ rừng,… hay bất kì vấn đề liên quan


đến môi trường mà đặc biệt là liên quan đến cuộc sống của người dân Việt Nam sẽ
được đề cập đến trong chương trình này.
b.Về hình thức
Chương trình chia ra làm các số, mỗi số 15 phút. Kết cấu tin tức về môi trường
ngắn gọn, cung cấp được những thông tin cần thiết ở khắp mọi nơi của đất nước
cũng như trên thế giới.
c.Giá trị của chương trình
Chương trình cung cấp kiến thức, hiểu biết xoay quanh những vấn đề về mơi
trường một cách cụ thể, ngắn gọn. Từ đó nâng cao hiểu biết của người dân về môi
trường, tang cường ý thức bảo vệ môi trường của mỗi người.



Bên cạnh một số ưu điểm đã đạt được như vậy thì chương trình cũng có một số
những điều hạn chế và chưa làm được như sau:
-Chương trình vì ngắn gọn song lại chưa đi sâu vào vấn đề cụ thể, Chương trình
chủ yếu là những tin tức ngắn gọn với cách làm khá giống nhau đó là nêu vấn đề ở
đâu, diễn biến ra sao. Tức là mang tính cung cấp thông tin nhiều nhưng giá trị
tuyên truyền lại chưa đạt hiệu quả cao nhất có thể. Một trong những lý do là vấn đề
kinh phí, hạn phát sóng cũng tác động đến nội dung của chương trình khơng thể đi
sâu đi quá kĩ vào một vấn đề trong nhiều số.
-Trong xu thế hiện nay, các chương trình giải trí đang thu hút đơng đảo lượng khán
giả truyền hình, đặc biệt là giới trẻ. Vấn đề môi trường khô khan hơn nếu khơng có
cách làm cho chương trình trở nên hấp dẫn hơn thì khó lịng thu hút được khán giả
bởi khán giả thích cái vui, cái hay, và hấp dẫn. Có giá trị nội dung thơng tin thơi
chưa đủ cần làm cho hấp dẫn nữa mới là điều quan trọng.
5. So sánh chương trình Thiên nhiên và mơi trường ở Việt Nam với một số
chương trình về mơi trường ở nước ngồi.
Ở nước ngồi có một số chương trình rất nổi tiếng về mơi trường như Nature
world, wildlife special của BBC, hay Discovery. Để so sánh với những chương
trình nổi tiếng trên thế giới là khập khiễng bởi họ có tiềm lực, kinh phí và cả trình
độ dân trí hơn nước ta rất nhiều. Tuy nhiên ,so sánh ở đây là cách làm, nội dung,
hướng đến những cái hay, cái hấp dẫn mà ở Việt Nam có thể học hỏi trong tương
lai.


Về nội dung, những chương trình ở Việt Nam trong một số nói đến nhiều vấn đề
khác nhau, khơng tập trung đi sâu về một vấn đề cụ thể. Chương trình của BBC thì
khác, mỗi một số là một vùng đất khác nhau, một vấn đề khác nhau, được kể lại
thành câu chuyện có đầu có cuối, có bối cảnh, diễn biến. Những vấn đề môi trường
được lồng ghép trong đó vơ cùng hấp dẫn. Hay như trong chương trình Wildlife
special thì mỗi số là một lồi sinh vật hoang dã, cung cấp cho người xem tập tính,

cách sinh tồn của chúng,… để người xem thêm yêu và bảo vệ thiên nhiên hoang
dã.


Về hình thức, những chương trình ở Việt Nam cịn khá đơn giản về hình thức và
cách thể hiện bởi có thể vì giới hạn thời gian. Hình ảnh cũng chưa thực sự phong
phú và hấp dẫn. Tuy nhiên, đây lại là chính là thế mạnh của các chương trình trên
BBC hay một số các chương trình khác. Đó khơng chỉ là những hình ảnh đẹp mà
vơ cùng sống động, chân thực, gần gũi với thiên nhiên. Hình ảnh những con thú
săn mồi, tự vệ, tranh nhau thức ăn, sinh tồn trong thiên nhiên, tập tính,… Có những
chuyến đi trên chương trình Wildlife, người trải nghiệm đến gần với nơi sinh sống
của các loại động vật. thiên nhiên hoang dã kì vĩ mở ra trước mắt người xem khơng
bao giờ làm chúng ta có thể rời mắt.


Thời gian thực hiện cũng làm cho chương trình khác nhau về chất lượng. Đối với
chương trình trên Discovery quay băng tan ở Nam cực, những người thực hiện đã
dành 2 năm để quay chương trình chỉ phát sóng 30 phút. Hay bên cạnh đó có
những chuyên đề về Shark week của Natgeo( kênh gần giống như Discovery) cũng
mất hàng năm trời để quay. Có thể thấy, để làm những chương trình về mơi trường
thiên nhiên thật hay địi hỏi sự kì cơng và kinh phí rất lớn.Vì thế, những chương
trình ở Việt Nam chỉ dừng ở mức cung cấp thơng cơ bản theo một cách đơn giản
cịn sức hấp dẫn, thu hút thì thực sự chưa có nhiều.


Tuy nhiên, nói như vậy nhưng các chương trình ở Việt Nam về mơi trường trong
tương lai có thể cải thiện và làm hấp dẫn hơn bởi vấn đề môi trường sẽ luôn là một
trong những mối quan tâm hàng đầu của đất nước.

6. Làm thế nào để việc tuyên truyền, giáo dục ý thức về bảo vệ môi trường đạt

hiệu quả hơn nữa trong chương trình truyền hình?
Đê làm được điều này, tôi nghĩ đầu tiên là Ban lãnh đạo cần chú trọng hơn nữa vào
việc đưa vấn đề mơi trường vào trong truyền hình, tạo điều kiện phát triển chương
trình truyền hình về mơi trường.
Tiếp đó, vấn đề nội dung cần được quan tâm nhiều hơn là số lượng hay thời hạn,
làm những chương trình chất lượng cần được quan tâm nhiều hơn. Luôn luôn
không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục, tuyên truyền trong các chương trình về
mơi trường, làm những chương trình gần gũi hấp dẫn hơn với khán giả.
Truyền hình cần kết hợp phương tiện truyền thông đại chúng khác để thông tin,
kiến thức đến được với càng nhiều người càng tốt bởi hiện nay chúng ta khơng chỉ
xem trên hình trên TV mà có thể xem bằng điện thoại ở bất kì đâu, bất kì thời gian
nào.
Trong các bản tin, tin tức thời sự, cần có thêm phóng sự, phim tài liệu nghiên cứu
chuyên sâu về vấn đề môi trường để khán giả hiểu rõ hơn về những vấn đề đó,
đồng thời lồng ghép thơng điệp bảo vệ mơi trường.
Cần có thêm những chương trình truyền hình về mơi trường trên truyền hình để
mơi trường gần gũi hơn với chúng ta, để con người thêm yêu và bảo vệ môi
trường.


6. Kết luận
Truyền hình đang trên đà phát triển, hi vọng vấn đề môi trường sẽ được đưa đến tất
cả mọi người trong thời gian tới, hi vọng truyền hình có thể phát huy thế mạnh của
mình đóng góp bảo vệ môi trường sống của con người.
Trên đây là những tìm hiểu của em về việc phát huy vai trị của truyền hình với
mơi trường. Em mong thầy sẽ có góp ý để bài làm của em được hồn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn,




×