Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

BÀI TỔNG LUẬN MÔN LỊCH SỬ QUAN HỆ QUỐC TẾ CẬN HIỆN đại đề tài nghiên cứu quan hệ quốc tế trong chiến tranh thế giới II

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (452.89 KB, 19 trang )

lOMoARcPSD|11558541

BỘ NGOẠI GIAO
HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO
--------------

BÀI TỔNG LUẬN
MÔN: LỊCH SỬ QUAN HỆ QUỐC TẾ CẬN HIỆN ĐẠI
Học kỳ 1, Năm học 2021 – 2022

Giảng viên hướng dẫn

: PGS.TS Nguyễn Thị Hạnh

Khoa – Lớp

: QHQT48A

Nhóm thực hiện

: Nhóm 9

Hà Nội, ngày 16 tháng 1 năm 2022


lOMoARcPSD|11558541

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ CHO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU................................................ 1
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.....................................................................................2


I. Tổng quan về Chiến tranh Thế giới II.................................................................2
II. Nguyên nhân dẫn đến CTTG II:......................................................................... 2
III. Diễn biến cuộc chiến..........................................................................................4
IV. Kết cục của cuộc chiến...................................................................................... 5
THẢO LUẬN.............................................................................................................7
I. Về nguyên nhân cuộc chiến:............................................................................... 7
II. Về thời điểm nổ ra CTTG II:............................................................................. 7
III. Về sự kiện Đức tấn công Pháp và Sai lầm của Pháp – Anh............................ 9
KẾT LUẬN..............................................................................................................11
I. Trật tự mới của chủ nghĩa phát xít trên thế giới (1939 – 1942)...................... 11
II. Phản ứng của Liên Xô trước sự hình thành của “Trật tự mới” thể hiện trong
quan hệ với các nước Đơng Âu (1939-1940).......................................................... 12
III. Sự hình thành, phát triển trong thống nhất và mâu thuẫn của các lực lượng
Đồng Minh trong chiến tranh ( 1939- 1944)............................................................ 12
IV. Quan hệ quốc tế giai đoạn kết thúc chiến tranh và những cơ sở, tiền đề cho
hình thành trật tự thế giới mới (từ đầu năm 1945 tới tháng 9 năm 1945)............... 14


lOMoARcPSD|11558541

THÀNH VIÊN NHĨM
Trưởng nhóm:
Nguyễn Hà My – QHQT48A1 – 1041
Tìm và biên soạn tài liệu:
Nguyễn Hà My – QHQT48A1 – 1041
Phan Thị Giang – QHQT48A1 – 0889
Hà Huyền Trang – QHQT48A1 – 1159
Nguyễn Thị Huyền – QHQT48A4 – 0952
Phạm Thị Anh Thư – QHQT48A1 – 1140
Nguyễn Thành Sinh – QHQT48A4 – 1113

Đỗ Nguyễn Vân Anh – QHQT48A1 – 0819
Nguyễn Thị Kiều Trinh – QHQT48A1 – 1165
Nguyễn Thị Thu Trang – QHQT48A4 – 1163
Soukpaseth Nhotsavath – QHQT48A1 – 1206
Thuyết trình:
Hà Huyền Trang – QHQT48A1 – 1159
Nguyễn Thành Sinh – QHQT48A4 – 1113
Đỗ Nguyễn Vân Anh – QHQT48A1 – 0819
Nguyễn Thị Kiều Trinh – QHQT48A1 – 1165
Làm tổng luận và bản trình chiếu:
Nguyễn Hà My – QHQT48A1 – 1041
Nguyễn Thị Kiều Trinh – QHQT48A1 – 1165


lOMoARcPSD|11558541

1
ĐẶT VẤN ĐỀ CHO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Với hai gam màu “sáng – tối” đan xen, thế giới của những năm thế kỉ XX đã
chứng kiến những cuộc chiến thảm khốc. Mà, quy mô lớn hơn của chúng được
người đời gọi là “Cuộc đại thế chiến”. Vốn được sinh ra với mục đích giải quyết
những mâu thuẫn, tranh chấp cịn sót lại từ cuộc Chiến tranh Thế giới lần thứ I nên
Chiến tranh Thế giới lần thứ II không phải là một cuộc chiến được ủng hộ.
Cuộc Đại chiến Thế giới lần thứ II để lại những hậu quả thảm khốc mà cho
đến bây giờ nhân loại vẫn còn phải gánh chịu. Chiến tranh Thế giới II đã gây ra
những hậu quả và tổn thất nặng nề nhất trong lịch sử nhân loại, với 76 quốc gia bị
cuốn vào cuộc chiến, 1700 triệu người bị thương tật và mất mạng, thiệt hại về vật
chất 4000 tỷ USD (tính theo giá đương thời). Kéo theo đó là những năm tháng dài
đằng đẵng phải khôi phục phát triển đất nước, phục hồi tổn hại kinh tế, xử lí các
mối quan hệ quốc tế, chống chọi với bệnh tật: chất độc màu da cam, tàn tật,...

Bên cạnh đó, trong cuộc chiến, nhân loại cũng chứng kiến những phát minh
vĩ đại không thể phủ nhận như: Vaccine cúm, Thuốc kháng sinh Penicillin, Động
cơ phản lực, Truyền huyết tương, Máy tính điện tử, Radar... Và mang những ý
nghĩa to lớn như: sắp xếp lại một trật tự thế giới mới hay tạo tiền đề cho sự phát
triển của chủ nghĩa xã hội,...
Có thể nói, quan hệ quốc tế mang một vai trị vơ vùng quan trọng khi đây là
một trong những nhân tố chính quyết định đến sự thành – bại của mỗi bên và mỗi
dân tộc khi tham gia vào cuộc chiến.
Đây cũng là thời kì mang tính lịch sử khi nó chứng kiến sự thay đổi và sắp
xếp lại các mối quan hệ quốc tế. Quan hệ quốc tế trong Chiến tranh Thế giới II là
một vấn đề phức tạp với những mối quan hệ chồng chéo, phản ánh nhiều mặt trong
mối quan hệ giữa các nước nhằm thực hiện mục tiêu xác lập một trật tự thế giới
mới có lợi cho dân tộc mình hay lực lượng đồng minh của mình.
Nghiên cứu về quan hệ quốc tế của các nước trong Chiến tranh Thế giới II sẽ
giúp chúng ta phân tích được sâu và rõ ràng hơn nguyên nhân, hậu quả,... của một
trận chiến lịch sử. Từ đó thấy được sự ảnh hưởng của cuộc Đại thế chiến II đến
cục diện thế giới sau này và rút ra các bài học kinh nghiệm trong việc đối xử giữa
các mối quan hệ quốc tế ngày nay.
Vì vậy, nhóm nghiên cứu chúng tơi thực hiện đề tài nghiên cứu “Quan hệ
quốc tế trong Chiến tranh Thế giới II”


lOMoARcPSD|11558541

2

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I. Tổng quan về Chiến tranh Thế giới II
CTTII là còn được nhắc đến với các tên gọi Đệ nhị thế chiến, Thế chiến II
hay Đại chiến thế giới lần thứ hai, là một cuộc chiến tranh thế giới bắt đầu từ

khoảng năm 1939 và chấm dứt vào năm 1945.
Cuộc chiến có sự tham gia của đại đa số các quốc gia trên thế giới — bao
gồm tất cả các cường quốc — tạo thành hai liên minh quân sự đối lập: Đồng Minh
và Phe Trục.
Các bên tham chiến chính đã dồn tồn bộ nguồn lực kinh tế, công nghiệp và
khoa học cho nỗ lực tham chiến, làm mờ đi ranh giới giữa nguồn lực dân sự và
quân sự. Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc xung đột đẫm máu nhất trong lịch sử
nhân loại, gây nên cái chết của hàng triệu người, với số lượng dân thường tử vong
nhiều hơn quân nhân.
II. Nguyên nhân dẫn đến CTTG II:
Hiện nay vẫn cịn có nhiều ngun nhân được đưa ra để lý giải vì sao cuộc
đại chiến thế giới bùng nổ tuy nhiên chưa có một nguyên nhân cụ thể nào được
chấp nhận thống nhất. Đồng thời cũng do sự trải rộng của chiến tranh nên ở mỗi
khu vực, mỗi lục địa, chiến tranh lại xảy ra do các nguyên nhân khác nhau. Trong
đó, những nguyên nhân được nhiều người đồng ý là chính xác nhất gồm Hoà ước
Versailles, Cuộc Đại khủng hoảng, Chủ nghĩa dân tộc cực đoan & Chủ nghĩa phát
xít và Chủ nghĩa quân phiệt.
1. Hoà ước Versailles
Đây là một trong những lý do khiến cho chiến tranh xảy ra ở châu Âu. Hoà
ước Versailles là hoà ước được ký kết vào năm 1919 nhằm chấm dứt Thế Chiến I,
cuộc chiến mà Đức là nước thất bại. Do đó, hồ ước Versailles áp đặt những điều
khoản vô củng khắt khe như phải bồi thường chiến phí cho Pháp, cắt đất, khơng
được có qn đội riêng,... Điều này dẫn đến việc nước Đức mở cuộc chiến tranh
thế giới lần 2 đễ xố bỏ hồn tồn hoà ước này, đồng thời biểu thị quyết tâm “Phục
hận”. Đây cũng là ngun nhân vì sao Đức thơn tính Pháp chỉ trong vòng chưa đầy
1 năm sau khi chiến tranh bắt đầu.
2. Cuộc Đại khủng hoảng
Cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu diễn ra từ năm 1929 và lấn sang đầu thập
niên 1940 lúc đó đã khiến cho các nước châu Âu gần như bị kiệt quệ về mặt tài
chính, thương mại.



lOMoARcPSD|11558541

Trong tình hình đó, các nước theo chủ nghĩa phát xít lúc bấy giờ đã quyết
định mở ra một cuộc chiến để phân chia lại lợi ích.
3. Chủ nghĩa dân tộc cực đoan & Chủ nghĩa phát xít
Lúc này, chủ nghĩa phát xít đang giành thắng thế ở một số quốc gia, đặc biệt
là ở Đức. Năm 1933, Adolf Hitler lên nắm quyền và đặt quốc gia này trong một
chế độ phát xít tồn trị. Cùng với đó là tư tưởng dân tộc cực đoan cho rằng dân tộc
Đức là dân tộc thượng đẳng, có quyền cai trị các dân tộc khác. Điều này cũng diễn
ra tương tự với phát xít Nhật ở châu Á khi mà vào cuối thế kỷ 19, những nhà lãnh
tụ Nhật bắt đầu tin tưởng rằng họ có sứ mệnh giải thốt và lãnh đạo các nước châu
Á khác trở thành một khối tập thể thịnh vượng
4. Chủ nghĩa quân phiệt
Sự thắng thế của chủ nghĩa quân phiệt tại Đức và Nhật cũng là một trong
những nguyên nhân khiến chiến tranh bùng nổ. Đặc biệt là ở Nhật Bản, với sự hâm
mộ chủ nghĩa đế quốc kiểu phương Tây những lo lắng về vấn đề an ninh trước các
cường quốc như Nga, Mỹ cùng với những lợi ích lớn lao về kinh tế, tài nguyên đã
khiến cho chế độ quân phiệt trỗi dây mạnh mẽ, cuốn nước Nhật vào trận chiến lớn
nhất thế giới và đưa khu vực châu Á-Thái Bình Dương trở thành một trong những
chiến trường chính.
Các nguyên nhân trên lần lượt được chia vào 2 loại nguyên nhân chính là
Nguyên nhân sâu sa và Nguyên nhân trực tiếp.
5. Về nguyên nhân sâu xa
Sau cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 – 1918), những mâu thuẫn
mới về quyền lợi, thị trường và thuộc địa giữa các nước đế quốc lại nảy sinh.
Nguyên nhân là do tác động của quy luật phát triển khơng đồng đều về kinh tế và
chính trị giữa các nước tư bản trong thời đại đế quốc chủ nghĩa.
Đặc biệt, việc tổ chức và phân chia thế giới theo trật tự Versaille –

Washington đã khơng cịn phù hợp với tình hình thế giới khi đó nữa. Lúc bấy giờ
bắt buộc phải có một cuộc chiến tranh mới giữa các nước đế quốc để tổ chức, phân
chia lại thế giới.
6. Về nguyên nhân trực tiếp
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 làm cho những mâu thuẫn
giữa các nước đế quốc ngày càng sâu sắc. Điều này dẫn tới việc cầm quyền của
chủ nghĩa phát xít ở Đức, Italia, Nhật Bản với ý đồ gây chiến tranh để phân chia lại
thế giới.
Thủ phạm gây chiến là phát xít Đức, Italia và Nhật Bản. Thế nhưng, các
cường quốc phương Tây lại dung túng, nhượng bộ, tạo điều kiện cho phát xít gây


lOMoARcPSD|11558541

4
ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai. Lúc này giữa các nước đế quốc dần hình thành
nên hai khối đối địch nhau: khối Anh – Pháp – Mỹ và khối Đức – Italia – Nhật Bản.
Hai khối đế quốc này mâu thuẫn với nhau gay gắt về vấn đề thị trường, thuộc địa.
Nhưng cả hai đều coi Liên Xô là kẻ thù chung và muốn tiêu diệt.
Theo đó, khối Anh – Pháp – Mỹ đã thực hiện đường lối thỏa hiệp, nhượng
bộ để khối phát xít Đức – Italia – Nhật Bản chĩa mũi nhọn chiến tranh về phía Liên
Xơ. Với chính sách này, sau khi thực hiện sáp nhập nước Áo vào Đức, Hitler đã
chiếm luôn Tiệp Khắc vào tháng 3/1939.
Tuy nhiên, từng đó là chưa đủ sức mạnh để Đức có thể tấn cơng Liên Xơ.
Cho nên, Hitler đã quyết định tấn công các nước Châu Âu trước.
 Ngày 1/9/1939, Đức nổ súng tấn công Ba Lan. Sau đó, Pháp và Anh tun
chiến với phát xít Đức. Chiến tranh thế giới thứ hai chính thức bùng nổ.
III. Diễn biến cuộc chiến
Chiến tranh thế giới thứ hai đã diễn ra trên nhiều mặt trận: mặt trận Tây Âu
(mặt trận phía Tây); mặt trận Xơ - Đức (mặt trận phía Đơng); mặt trận Bắc Phi;

mặt trận châu Á - Thái Bình Dương và mặt trận trong lịng địch của nhân dân các
nước bị phát xít chiếm đóng, trong đó, mặt trận chủ yếu, quyết định đối với toàn bộ
tiến trình của Chiến tranh thế giới thứ hai là mặt trận Xô – Đức.
1. Các giai đoạn của cuộc chiến:
Từ 1939 đến 1945, CTTG II đại thể đã trải qua 5 giai đoạn:
1. Giai đoạn thứ nhất: từ 1-9-1939 (ngày Đức tấn công Ba Lan, mở đầu đại chiến)
đến 22-6-1941 (ngày phát xít Đức tấn cơng Liền Xơ).
2. Giai đoạn thứ hai: từ 22-6-1941 đến 19-11-1942 (ngày mở đầu cuộc phản công ở
Xtalingrat).
3. Giai đoạn thứ ba: từ 19-11-1942 đến 24-12-1943 (ngày mở đầu cuộc tổng phản
công của Hồng quân Liên Xô trên khắp các mặt trận).
4. Giai đoạn thứ tư: từ 24-12-1943 đến 9-5-1945 (ngày phát xít Đức đầu hàng,
chiến tranh kết thúc ở châu Âu).
5. Giai đoạn thứ năm: từ 9-5-1945 đến 14-8-1945 (ngày Phát xít Nhật đầu hàng,
Chiến tranh thế giới thứ hai chấm dứt).
2. Những diễn biến chính:
Với 5 giai đoạn nhỏ, cuộc chiến được chia thành 2 diễn biến chính:
2.1 Chiến tranh bùng nổ và lan rộng toàn thế giới (1- 9- 1939 đến đầu năm 1943)


lOMoARcPSD|11558541

Với chiến thuật chớp nhoáng Đức chiếm hầu hết các nước Châu Âu trừ Anh
và vài nước trung lập.
Ngày 22- 6- 1941, Đức tấn công Liên Xô và dần dần tiến sâu vào lãnh thổ
Liên Xô.
Ngày 7- 12- 1941, Nhật tấn cơng hạm đội Mỹ ở Trân Châu Cảng; chiếm
tồn bộ Đông Nam Á và một số đảo ở Thái Bình Dương.
Ngày 9- 1940, Ý chiếm Ai cập, chiến tranh lan rộng ra toàn thế giới
Tháng 1- 1942, Mặt trận Đồng minh chống phát xít được thành lập.

2.2 Quân Đồng Minh phản công, chiến tranh kết thúc (từ đầu năm 1943 đến
8/1945)
Chiến thắng Xtalingrat ( 2/1943) của Hồng quân Liên Xô đã tạo nên bước
ngoặt của chiến tranh thế giới, Hồng quân Liên Xô và quân Anh – Mỹ liên tiếp
phản công trên khắp các mặt trận.
Tại mặt trận Xô và Đức: Cuối 1944, tồn bộ Liên Xơ được giải phóng và
giúp nhân dân Đơng Âu truy qt qn Đức. Trên đường truy kích phát xít Đức,
Hồng qn Liên Xơ giúp các nước ở Đơng Âu giải phóng khỏi ách phát xít. Hồng
qn Xơ – Viết tổ chức phản cơng phát-xít Đức ở mặt trận phía tây Moscow.
Tại mặt trận Châu Á – Thái bình Dương: Hồng Qn Liên Xơ đánh tan đạo
quân Quan Đông của Nhật ở Đông Bắc Trung Quốc. Ngày 6 và 9- 8- 1945 Mỹ thả
bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki. Ngày 15- 8- 1945, Nhật hàng không
điều kiện. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.
IV. Kết cục của cuộc chiến
Chiến tranh Thế giới II đã gây ra những hậu quả và tổn thất nặng nề nhất
trong lịch sử nhân loại, với 76 quốc gia bị cuốn vào cuộc chiến, làm cho 60 triệu
người chết, 90 triệu người bị thương, thiệt hại về vật chất 4000 tỷ USD (tính theo
giá đương thời) gấp 10 lần so với Chiến tranh Thế giới I và bằng tổng tất cả các
cuộc chiến tranh trong một nghìn năm trước đó cộng lại.
Thế chiến II kết thúc với thất bại hồn tồn của phe phát xít Đức, Ý, Nhật
Bản.Trong giai đoạn đầu của cuộc chiến tranh(9/1939- 11/1942), phe phát xít tạm
thời chiếm thế chủ động trên chiến trường. Nhưng trong thời gian sau(11/19428/1945), phe Đồng Minh phản công trên các mặt trận tiến tới tiêu diệt hoàn toàn
trục phát xít.
Tuy thắng lợi của các nước Đồng Minh và nhân dân trên thế giới trong cuộc
chiến tiêu diệt chủ nghĩa phát xít nhưng thiệt hại mà các nước này phải đánh đổi
cũng khơng hề ít:


lOMoARcPSD|11558541


6
Liên Xô: 26 550 000 người Xô Viết đã thiệt mạng, trong đó có 8 600 000
chiến sĩ Hồng Quân , thiệt hại về vật chất là 679 tỉ Rúp ( tính theo giá năm 1941),
chiếm 41% tổng thiệt hại của các nước tham chiến.
Mĩ: số quân dân Mĩ tử trận là 298 000 người
Anh: số người chết trong chiến tranh là 395 000 người, trong đó có 245 000
quân dân.
 Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã dẫn đến những biến đổi căn bản của
tình hình thế giới.


lOMoARcPSD|11558541

THẢO LUẬN
 Dưới đây là một số nhận định về Chiến tranh Thế giới II:
I. Về nguyên nhân cuộc chiến:
GS.TS Vũ Văn Hiền (Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương) đã nói về
cuộc chiến tranh thế giới thứ hai: Xem xét dưới một góc độ khác có thể thấy, chiến
tranh xung đột xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau đã khiến thế giới phải
hứng chịu biết bao hậu quả. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến chiến tranh xung đột:
Thứ nhất, nguyên nhân hàng đầu chi phối các nguyên nhân khác là lợi ích
quốc gia. Thứ hai, vấn đề giai cấp, dân tộc, tôn giáo. Thứ ba, vấn đề quyền lực.
Đánh giá theo cách nhìn của giáo sư, có thể thấy:
Để theo đuổi các lợi ích về kinh tế và chính trị, khẳng định chỗ đứng trên
trường quốc tế, các cường quốc không ngần ngại tạo ra và thậm chí “dung túng”
cho nhau tạo ra những cuộc chiến tranh vô cùng thảm khốc.
Tiếp theo, lịch sử phát triển của xã hội loài người kể từ khi xuất hiện giai
cấp luôn gắn liền với sự tồn tại của các cuộc đấu tranh giai cấp. Và, đây là điều tất
yếu trong xã hội có giai cấp. Cũng bắt nguồn từ những mâu thuẫn lịch sử và hiện
tại nảy sinh trong đời sống xã hội, các cuộc xung đột sắc tộc, tơn giáo bùng nổ

căng thẳng, phức tạp. Nhưng chính các cuộc đấu tranh này đã góp phần mạnh mẽ
vào việc sắp đặt lại trật tự thế giới.
Và cuối cùng, giáo sư đã khái quát lên một quy luật vận động của thế giới là
sự phát triển không đồng đều. Do có sự phát triển khơng đồng đều giữa các quốc
gia trên thế giới mà một số nước đã phát triển vượt trội trở thành cường quốc hùng
mạnh, và càng hùng mạnh, càng dễ nảy sinh “tham vọng” quyền lực. Để hùng
mạnh hơn, các thế lực cầm quyền đã đế quốc hóa, dùng quân sự xâm chiếm, áp đặt
các nước khác, đặc biệt là nô dịch các nước yếu hơn, biến các nước này trở thành
chư hầu, thuộc địa. Chính sự áp đặt cường quyền đó làm nảy sinh xung đột và dẫn
tới các cuộc chiến tranh chống đế quốc, chống xâm lược. Và, có bạo lực chắc chắn
có phản bạo lực song hành.
II. Về thời điểm nổ ra CTTG II:
1. Bài báo “Phản ánh vĩ mô về lịch sử chiến tranh thế thới thứ hai”
Được đăng vào ngày 27/8/2015 trên trang “Lịch sử Đảng Cộng sản TQ”
Theo bài báo: “二战有两个起源:西方是德国,东方是日本”
Tạm dịch: “Chiến tranh thế giới thứ hai có 2 nguồn gốc: phía Tây là Đức và
Phía đơng là Nhật Bản.”


lOMoARcPSD|11558541

8
Bài báo cũng cho thấy: “在学术界,几乎所有人都把 1939 年 9 月 1 日的事件作为
起点。欧洲和日本的学者都承认这一点。然而,一些中国历史家认为,这不是第二次世界
大战的爆发,而是始于 1937 年 7 月 7 日的中国事件”

Tạm dịch: “Trong giới học thuật hầu như mọi người đều nhận định sự kiện
1/9/1939 là điểm khởi đầu. Học giả Châu Âu và Nhật Bản đều cơng nhận điều đó.
Tuy nhiên một số nhà sử học Trung Quốc cho rằng đây không phải là sự kiện bùng
nổ thế chiến hai mà là sự kiện 7/7/1937 tại Trung Quốc mới là điểm khởi đầu.”

2. Sách "1937-1947: Chiến tranh Thế giới"
Của nhà sử học Robert Frank xuất bản vào tháng 4/2015 tại Pháp. Ông đã
hoàn thành cuốn sách cùng 40 nhà sử học khác.
Theo sách: “En juillet 1937, lorsque le Japon a commencé à conquérir
complètement la Chine, la guerre en Asie a officiellement commencé. Sans aucun
doute, cet événement particulier s'est produit deux ans avant que l'Europe n'entre
en état de guerre”
Tạm dịch: "Vào tháng 7 năm 1937, khi Nhật Bản bắt đầu hoàn toàn chinh
phục Trung Quốc, cuộc chiến ở châu Á chính thức bắt đầu. Khơng cịn nghi ngờ gì
nữa, sự kiện đặc biệt này đã xảy ra hai năm trước khi châu Âu bước vào tình trạng
chiến tranh".
Trong chương thứ hai của cuốn sách, Nhà sử học người Pháp Huguet Tertre:
Một trong những nguyên nhân khiến mối quan hệ giữa Kháng chiến của Trung
Quốc và Chiến tranh thế giới thứ hai bị lãng quên hoặc che khuất là do phương
thức hoạt động chiến tranh của Nhật Bản. "Từ đầu những năm 1930, Nhật Bản đã
áp dụng một phương thức hoạt động thành thạo trong việc phát động chiến tranh ở
Trung Quốc: không tuyên chiến nhưng tạo ra sự cố gây ra chiến tranh, không huy
động chiến tranh và không tuyên bố vào trạng thái thời chiến."
Frank nói: “En fait, le début de la Seconde Guerre mondiale remonte même
à 1931, l'époque où le Japon a envahi le nord-est de la Chine.”
Tạm dịch: "Trên thực tế, thời điểm bắt đầu Thế chiến II thậm chí có thể
được tiến tới năm 1931, thời điểm Nhật Bản xâm chiếm đơng bắc Trung Quốc."
Ngồi ra, Xu Lan, một giáo sư tại Trường Lịch sử của Đại học Sư phạm Thủ
đô, người đã tham dự một cuộc gặp với Frank, cho biết rằng với quá trình nghiên
cứu chuyên sâu, đặc biệt là sau khi xem xét Cuộc kháng chiến chống Nhật của
Trung Quốc và chiến trường châu Âu, ông kết luận rằng Trung Quốc Kháng chiến
đã mở ra chiến trường chính ở Châu Á cho Thế chiến thứ hai.
Qua hai tài liệu trên, có thể thấy rằng: Sự kiện ngày 7/7/1937 bắt đầu xảy
ra chiến tranh ở Châu Á và 1/9/1939 là điểm bùng phát chiến tranh ở Châu Âu và



lOMoARcPSD|11558541

cũng là điểm đột phá đánh dấu chiến tranh trên tồn thế giới. Bởi chiến tranh thế
giới thứ hai có 2 nguồn gốc nếu chọn sự kiện năm 1939 làm dấu mốc bùng nổ sẽ
không thể hiện một cuộc chiến tranh thế giới tồn diện và khơng thể hiện rõ được
hết tiến trình của cuộc chiến tranh.
III. Về sự kiện Đức tấn công Pháp và Sai lầm của Pháp – Anh
Sách “Sự Trỗi Dậy Và Suy Tàn Của Đế Chế Thứ Ba – Lịch Sử Đức Quốc
Xã” (nguyên tác tiếng Anh: The Rise and Fall of the Third Reich: A History of
Nazi Germany) là một quyển sách của nhà báo William L. Shirer ghi chép về biên
niên sử trỗi dậy và suy tàn của Đức Quốc Xã, từ lúc Adolf Hitler ra đời năm 1889
đến thời điểm chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc ở châu Âu vào năm 1945. Xuất
bản lần đầu tại Hoa Kỳ năm 1960 bởi NXB Simon & Schuster.
Sách viết:
“...dripped venom every time he mentioned Great Britain, he made a slight
gesture toward peace. ‘I have no war aims against Britain and France,’ he said.”
“On September 26, the day before Warsaw fell, the German press and radio
launched a big peace offensive.” BUT “Chamberlain’s reply came on October 12.
No reliance, he said, could be put on the promises “of the present German
Government.”
“By the time the Dutch had surrendered, the die was cast for Belgium,
France and the British Expeditionary Force. May 14, though it was only the fifth
day of the attack, was the fatal day”
Theo cuốn sách có thể hiểu rằng: Anh và Pháp “tuyên mà không chiến”.
Ngày 3/9/1939, Chính phủ Chamberlain đưa ra thơng báo rằng “nếu Đức khơng rút
qn khỏi Ba Lan thì Anh sẽ tham chiến” nhưng cuối cùng chỉ có Pháp đơn độc
chiến đấu mà khơng có một binh sĩ Anh nào hỗ trợ. Vào ngày 2/9 cùng năm khi
Anh thúc giục Pháp cùng đưa tối hậu thư cho Hitler vào lúc nửa đêm, thì Thống
chế Gamelin và Bộ Tổng Tham mưu Pháp lại thối lui.

Cũng theo cuốn sách: “Tuy cơng kích Anh một cách kịch liệt, nhưng Hitler
đã có một động thái nhỏ hướng về hồ bình: “Tơi khơng muốn gây chiến với Anh
và Pháp…”. Ngày 26 tháng 9, một ngày trước khi thủ đơ Warsaw thất thủ, giới
báo chí và phát thanh Đức mở chiến dịch tun truyền hồ bình. tr.925” NHƯNG
“Ngày 12 tháng 10, Chamberlain trả lời Hitler... Ơng nói, khơng thể nào tin tưởng
những lời hứa của “Chính phủ Đức hiện giờ”.”
Qua đó có thể thấy: Lời từ chối của Anh đã hồn tồn tạo điều kiện cho Đức
có lý do để bắt đầu cuộc chiến. Thực ra, qua tài liệu tịch thu được của Đức, thì vào

Downloaded by quang tran ()


lOMoARcPSD|11558541

10
thời điểm đó, Hitler đã khơng chờ cho Thủ tướng Anh trả lời mà ra lệnh chuẩn bị
ngay cho cuộc tấn cơng lập tức ở phía Tây.
Cuối cùng, Shirer đưa ra kết luận: “Khi Hà Lan đầu hàng, số phận của Bỉ,
Pháp và Lực lượng Viễn chinh Anh cũng bị khép lại. Ngày 14 tháng 5 là một ngày
tồi tệ, dù đây mới là ngày thứ năm trong cuộc tấn công.”
Ta thấy rằng: tấm thảm kịch của Pháp không phải là sự ngẫu nhiên. Đó là
kết quả của sự thất bại trong việc điều khiển nước Đức mà trái lại các nước này lại
bị chính nước Đức điều khiển và phải trả giá cao cho những chính sách sai lầm đón,
đó là việc theo đuổi chính sách Muy nich. Nước đầu tiên phải gánh chịu hậu quả
chính là nước Pháp. Sức mạnh quân sự của Đức được xác lập ở châu Âu,và sức
mạnh đó cần được nhìn nhận có sự tham gia cả yếu tố quan hệ quốc tế trong thời
kỳ này hay nói cách khác nếu khơng có việc các nước Anh, Pháp tiếp tục theo đuổi
chính sách München thì chiến thắng của Đức khơng phải là quyết định.

Downloaded by quang tran ()



lOMoARcPSD|11558541

KẾT LUẬN
Quan hệ quốc tế trong chiến tranh thế giới thứ hai là một vấn đề phức tạp
với những mối quan hệ chồng chéo, phản ánh nhiều mặt trong mối quan hệ giữa
các nước nhằm thực hiện mục tiêu xác lập một trật tự thế giới mới có lợi cho dân
tộc mình hay lực lượng đồng minh của mình.
Quan hệ quốc tế trong chiến tranh thế giới thứ hai phản ánh mối quan hệ
giữa các ba lực lượng chủ yếu lực lượng chủ nghĩa phát xít, lực lượng chủ nghĩa đế
quốc, Liên Xơ và các lực lượng dân chủ hịa bình và tiến bộ, sau đó là mối quan hệ
giữa một bên là lực lượng chủ nghĩa phát xít với một bên là lực lượng quân đội
Đồng Minh chống phát xít.
I. Trật tự mới của chủ nghĩa phát xít trên thế giới (1939 – 1942)
1. Trật tự mới của chủ nghĩa phát xít ở châu Âu
1.1 Đức tấn cơng Ba Lan – mở đầu Chiến Tranh Thế Giới II:
Có thể thấy thất bại của nhân dân Ba Lan trong cuộc đấu tranh chống phát
xít Đức khơng chỉ đơn giản là sự bạc nhược của chính phủ phản động mà đó còn là
sự sắp xếp nhân nhượng của Anh- Pháp đối với quân đội phát xít.
Việc Anh, Pháp một lần nữa hạ mình trước Hít – le, có nghĩa là họ thừa nhận
sự bá quyền của Đức, đồng thời tự mình lùi xuống các cường quốc loại hai. Và câu
hỏi đặt ra tại sao Anh, Pháp lại có thể để mất những quyền lợi như vậy?
Làm như vậy, một mặt Anh, Pháp che đậy sự phản động đối với vấn đề Ba
Lan, mặt khác các nước này tự khốc trên mình cuộc chiến tranh mang tính chất
«chính nghĩa và giải phóng». Hành động trên chỉ nhằm đưa quan hệ quốc tế theo
chiều hướng mà họ mong muốn, lạnh lùng nhìn số phận của Ba Lan và nuôi giấc
mộng Đức tấn công Liên Xô.
1.2 Ý tham gia chiến tranh thế giới thứ hai:
Ý là một lực lượng phát xít mạnh ở châu Âu và trong quan hệ quốc tế, Ý thể

hiện những tham vọng của riêng mình. Việc Ý chần chừ chưa tham chiến là chờ cơ
hội thuận lợi nhất để đảm bảo cho Ý một vị trí cân bằng nào đó trong quan hệ với
Đức trong việc phân chia với Đức.
Ngay khi số phận của Pháp được định đoạt thì ngày 10 tháng 6 năm 1940,
Mussolini đã chính thức tuyên bố tham gia chiến tranh thế giới thứ hai đế giải
quyết các vấn đề biên giới nước mình mà thực chất đó là một hành động toan tính
quyền lợi cho đất nước mình.
Như vậy một trật tự mới của chủ nghĩa phát xít được thiết lập ở châu Âu tư

bản chủ nghĩa. Trên thực tế ngoài nước Anh chưa bị chiếm đóng nhưng đang phải

Downloaded by quang tran ()


lOMoARcPSD|11558541

12
chống cự vất vả trước những địn tấn cơng của quân Đức thì các nước châu Âu đều
bị rơi vào vịng nơ lệ hoặc phụ thuộc vào chủ nghĩa phát xít.
2. Trật tự mới của chủ nghĩa phát xít ở châu Á
Nhật Bản ở châu Á đã có những toan tính của riêng mình với âm mưu bá
chủ ở châu Á. Tình hình quốc tế thời kỳ này có lợi cho Nhật vì các nước phương
Tây bận tham chiến ở chiến trường châu Âu và Bắc phi còn Mĩ tiếp tục quan điểm
“ biệt lập” đứng ngoài cuộc chiến. Điều này tạo điều kiện cho Nhật dễ dàng thơn
tính châu Á.
 Hiệp ước đồng minh quân sự và chính trị được ký kết ở Berlin, đánh dấu sự
ra đời của “trật tự mới” do các nước phát xít thiết lập, đồng thời thể hiện sự thay
đổi tương quan lực lượng trong mối quan hệ giữa các nước trong quan hệ quốc tế
với ưu thế tạm thời nghiêng về phía phát xít.
II. Phản ứng của Liên Xơ trước sự hình thành của “Trật tự mới” thể hiện

trong quan hệ với các nước Đơng Âu (1939-1940)
Chính sách đối ngoại của Liên Xơ đối với các nước Đông Âu trong thời kỳ
này đã tạo điều kiện nhằm tăng cường khả năng phòng thủ ở khu vực biên giới
phía Tây, mở rộng thêm lãnh thổ và tăng cường tiềm lực cho đất nước.
Tuy nhiên cũng nhận thấy rằng quan hệ của Liên Xô trong thời kỳ này bao
trùm vẫn là nhằm xuất phát từ chính lợi ích an ninh của Liên Xơ. Liên Xơ tôn trọng
các hiệp ước đã ký với ba nước vùng biển Baltic theo tinh thần không can thiệp
vào công việc nội bộ của nhau chừng nào nền an ninh của mình chưa bị đe dọa.
Nhưng tới tháng 4 năm 1940 những thắng lợi không ngờ của Hitler ở Tây Âu đã
làm cho Liên Xơ cực kỳ lo lắng. Vì vậy những biện pháp can thiệp quá sâu vào nền
chính trị của Liên Xơ đã khiến chính phủ ba nước Baltic đều phải từ chức và gây ra
các cuộc xung đột quân sự nhằm buộc Phần Lan ký kết hiệp ước tương trợ.
 Điều đó cũng phản ánh tính chất của quan hệ quốc tế là sự áp đặt của nước
lớn lên các nước nhỏ mà không quan tâm tới nguyện vọng của các nước nhỏ.
III. Sự hình thành, phát triển trong thống nhất và mâu thuẫn của các lực
lượng Đồng Minh trong chiến tranh ( 1939- 1944)
1. Sự hình thành lực lượng Đồng minh chống phát xít.
1.1 Quan hệ Liên Xô - Anh
Hiệp ước Xô- Anh ngày 21 tháng 7 năm 1941 được ký kết tại Matxcova: quy định
hai bên sẽ giúp đỡ, chi viện cho nhau trong cuộc chiến tranh chống Đức và cam kết
khơng có hiệp ước riêng rẽ nếu khơng có sự đồng ý của bên kia.

Downloaded by quang tran ()


lOMoARcPSD|11558541

 Có thể nói Hiệp ước Xơ- Anh là bước tiến mang tính chất chính thức đầu
tiên trên con đường hình thành một liên minh rộng lớn chống phát xít trong chiến
tranh thế giới thứ hai.

1.2 Quan hệ Anh - Pháp - Mỹ
Sau thất bại của Pháp trước cuộc tấn cơng của phát xít Đức tháng 6 năm
1940, sự khốn đốn của Anh trước những chiến dịch tấn công dồn dập của Đức
càng thúc đẩy hoạt động can thiệp của chính phủ Mỹ đối với Anh và Pháp. Ngược
lại Anh chấp nhận đề nghị trên của Mỹ vì trong hồn cảnh của Anh lúc bấy giờ,
Anh đã suy yếu, việc Mỹ viện trợ tàu chiến có vai trị quan trọng đối với Anh trong
cuộc đấu tranh chống các chiến dịch của Mỹ.
Ngày 27/3/1941 Anh, Mỹ đã đạt được thỏa thuận về “kế hoạch ABC-1”
chống tất cả các cường quốc trong trục phát xít. Sau “kế hoạch ABC- 1”, liên minh
Anh- Pháp có bước phát triển và củng cố hơn với sự ra đời của bản Hiến chương
Đại Tây Dương. Không thể phủ nhận rằng những nguyên tắc của Hiến chương đưa
ra mang tính chất dân chủ, tiến bộ, chống phát xít rõ rệt, đáp ứng mong muốn của
các lực lượng đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít.
1.3 Quan hệ giữa Mỹ - Liên Xô
Khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, ngay cả khi Pháp thất bại còn Anh
rơi vào tình trạng cực kỳ nguy khốn thì khơng phải tất cả các chính khách của Anh
và Mỹ đều từ bỏ lập trường chống Liên Xô, họ vẫn không muốn đứng chung trên
một chiến trường với Liên Xô. Tuy nhiên có những bộ óc tỉnh táo hơn tiêu biểu là
tổng thống Rudoven với tuyên bố Mỹ sẽ ủng hộ Liên Xô.
 Việc ký kết hiệp ước Liên Xô – Anh về hành động chung trong cuộc chiến
tranh chống Đức, sự ra đời của bản Hiến chương, việc Liên Xô tham gia Hiến
chương đã tạo điều kiện cần thiết cho sự thành lập một mặt trận Đồng minh chống
phát xít. Ngày 1.1.1942, tuyên bố Liên hợp quốc đánh dấu sự ra đời của mặt trận
Đồng minh chống phát xít trên phạm vi toàn thế giới.
2. Quan hệ giữa các nước Đồng minh và vấn đề mở mặt trận thứ hai
Sau tuyên bố Liên hợp Quốc ngày 1/1/1942, sự hợp tác trong lực lượng
Đồng minh ngày càng được đẩy mạnh, theo đó các hiệp ước Xô – Anh ( 26/5/1942)
và hiệp ước Liên Xô –Mỹ ( 29/5/1942) đã một lần nữa củng cố mối quan hệ trong
q trình hợp tác Xơ - Anh - Mỹ trong CTTG II.
Nhưng khơng phải vì vậy mà quan hệ giữa ba nước này khơng có những bất

đồng, mâu thuẫn. Liên quan trước hết cà chủ yếu tới vấn đề này là vấn đề mở mặt
trận thứ hai ở tây Âu.

Downloaded by quang tran ()


lOMoARcPSD|11558541

14
 Do sự khác nhau trong đường lối chính trị đã khiến mâu thuẫn thuẫn của 3
cường quốc phe Đồng Minh dâng cao.
Để giải quyết căng thẳng trong quan hệ giữa ba cường quốc Đồng minh về
vấn đề này, từ ngày 19/10 tới ngày 3/11/1943 tại Matxcova đã diễn ra hội nghị
Ngoại trưởng tam cường Xô - Mĩ – Anh (cịn gọi là hội nghị thượng đỉnh Teheran)
trong đó hội nghị tập trung hơn cả là giải quyết dứt khoát vấn đề mở mặt trận thứ
hai ở Tây Âu, theo đó các nước Anh, Mỹ hứa sẽ cam kết mở mặt trận thứ hai bằng
việc đổ bộ lên nước Pháp vào năm 1944.
 Hội nghị thượng đỉnh Teheran có ý nghĩa to lớn không chỉ ở những thỏa
thuận cụ thể đạt được trên các mặt quân sự, chính trị mà cịn ở chỗ nó đánh dấu
một bước ngoặt quan trọng trong cấp độ hợp tác giữa ba lực lượng chủ chốt của lực
lượng Đồng minh lúc bấy giờ. Không phải ngẫu nhiên mà thủ tướng Anh Sớc-sin
khi đó cho rằng đây là “ sự tập trung quyền lực lớn nhất từ trước tới nay chưa từng
có. Các nhân vật có mặt tại đây nắm trong tay hạnh phúc, tương lai nhân loại”
IV. Quan hệ quốc tế giai đoạn kết thúc chiến tranh và những cơ sở, tiền đề
cho hình thành trật tự thế giới mới (từ đầu năm 1945 tới tháng 9 năm 1945)
Quan hệ quốc tế trong giai đoạn kết thúc chiến tranh thể hiện thông qua các
hội nghị thượng đỉnh, những thống nhất và bất đồng và sự thỏa thuận trong các hội
nghị này là cơ sở cho sự ra đời của một trật tự thế giới mới.
1. Hội nghị Ianta
Đầu năm 1945 trong bối cảnh chiến tranh thế giới thứ hai sắp bước vào giai

đoạn kết thúc, từ ngày 4 tới ngày 11/2/1945 tại thành phố Ianta( bán đảo Crưm,
Liên Xô) diễn ra hội nghị thượng đỉnh tam cường Xô – Anh- Mĩ lần thứ hai nhằm
thảo luận các biện pháp phối hợp hành động chống Đức, Nhật cùng chư hầu và
thỏa thuận những vấn đề liên quan tới trật tự thế giới mới
 Hội nghị Ianta với những thống nhất chung đã tạo điều kiện nhanh chóng kết
thúc chiến tranh, tạo nên khn khổ của một trật tự thế giới mới, từng bước phá vỡ
trật tự V-W được thiết lập sau chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc.
2. Hội nghị thượng đỉnh Potsdam
Hội nghị thứ ba và là hội nghị cuối cùng về chiến tranh giữa những người
lãnh đạo Liên Xô, Mỹ, Anh diễn ra ở Potsdam( 17/7 -2/8/1945). Hội nghị lần này
khác hẳn bầu khơng khí của hai hội nghị trước. Chiến tranh đã chấm dứt ở châu Âu.
Điều này lại càng thúc đẩy Mỹ và Anh tìm kiếm một địa vị ưu thế dù phải dùng
nước Đức bại trận vào việc này.
 Hội nghị Potsdam nhằm giải quyết vấn đề nước Đức trên cơ sở những thỏa
thuận của hội nghị Ianta. Hội nghị chủ trương tiêu diệt tất cả những tổ chức quân

Downloaded by quang tran ()


lOMoARcPSD|11558541

sự, nửa quân sự cũng như các ngành công nghiệp qn sự và xóa bỏ các tập đồn
tư bản lũng đoạn Đức - lực lượng chủ đạo của chủ nghĩa Đức quốc xã.
 Như vậy hội nghị Potsdam đã cụ thể hóa vấn đề nước Đức và vấn đề Nhật,
vấn đề ký hịa ước với các nước phát xít chiến bại...nhằm bổ sung và hồn chính
những nghị quyết của hội nghị Ianta về những vấn đề chủ chốt của thế giới sau
chiến tranh, đập tan “ trật tự mới” do lực lượng phát xít hình thành, phá vỡ trật tự
được thiết lập sau chiến tranh thế giới thứ nhất, thiết lập một trật tự mới sau khi
chiến tranh thế giới kết thúc.
 Kết luận của nhóm nghiên cứu:

Thực tế đã chứng minh nội dung của chiến tranh thế giới thứ hai vốn đã là
một vẫn đề lịch sử đầy phức tạp, nội dung quan hệ quốc tế trong thế chiên thứ hai
lại phức tạp, đa dạng và chằng chéo hơn nhiều. Do đó nhìn nhận và đánh giá về
lịch sử quan hệ quốc tế cần có cái nhìn nhiều chiều, có nhiều quan điểm đánh giá
và sử dụng nhiều phương pháp lịch sử khác nhau.
Nổi lên một vấn đề quan trọng trong quan hệ quốc tế trong thời kỳ này đó là
vai trị của Liên Xơ. Rất nhiều vấn đề quan trọng của quốc tế sẽ không được giải
quyết hoặc khó có thể giải quyết nếu thiếu vai trị của Liên Xơ. Điều đó cho thấy vị
trí, vai trị của Liên Xô với tư cách là cường quốc xã hội chủ nghĩa trên trường
quốc tế.

Downloaded by quang tran ()


lOMoARcPSD|11558541

16
TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1, Phó chủ biên, Lịch sử, Encyclopỉdia Britannica, London: John Graham Royde-Smith,
"Chiến tranh Thế giới II", />2, Điền Tâm (2006), "Chiến tranh thế giới thứ hai - Cuộc chiến tranh mang tính chất liên
minh", Báo nhân dân.
3, Nguyễn Huy Quý, "Chủ nghĩa đế quốc Mỹ và cuộc chiến tranh thế giới thứ hai"
4, Robert Frank, “La guerre-monde: 1937-1947"
5. Vũ Dương Ninh (2006), "Lịch sử Quan hệ Quốc tế", NXB Giáo dục, Hà Nội.
6. Armistice de Compiegne (1918), "Lịch Sử Sống Động Của Đệ Nhị Thế Chiến", NXB
Hồng Đức.
7. Abraham Rothberg Pierce G. Fredericks & Micheal O'Keefe (2012), "Lịch sử sống
động của Đệ Nhị Thế chiến", NXB Từ điển Bách Khoa, Hà Nội.
8. Nataliia Zalietok (2018), "MCU Journal, Special Issue: British and Soviet Women in
the Military Campaign of 1939–1945", />9. SGK Lịch sử lớp 11, NXB Giáo dục.

10. Bài thảo luận "Tại sao Hoa Kỳ giữ thái độ trung lập vào đầu Thế chiến II, và Hoa Kỳ
sẽ tham chiến nếu Trân Châu Cảng không nổ ra?" trên trang:
/>11. Tập tài liệu đọc (Lưu hành nội bộ), Khoa CTQT&NG, HVNG, 2017.
12. Lawrence D. Kritzman (2016), "The Columbia History Of Twentieth-Century French
Thought", NXB Đại học Columbia.
14. William L. Shirer (1960), "The Rise and Fall of the Third Reich: A History of Nazi
Germany", NXB Simon & Schuster.
15. Nguyên Phong (2020), “ Tiết lộ thỏa thuận hội tam cường đầu tiên”, Báo Vietnam Net.
16. Trung Hiếu lược dịch (2019), "Vì sao Liên Xô không tham gia nhập phe Đồng Minh
năm 1939”, Báo VOV.vn.
17. Đại tá, PGS, TS Nguyễn Bá Dương (2014), "Ý nghĩa của chiến thắng chủ nghĩa phátxít", Báo Quân đội nhân dân.
1, Sách: 二战始于中国 (Chiến tranh Thế giới thứ hai bắt đầu ở Trung Quốc).
18. Video: 联合国家宣言 trên trang Baidu.
19. Video: "7 Quốc gia "Khôn Lõi Đời" Trung Lập trong Thế Chiến 2", Youtube

Downloaded by quang tran ()



×