Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức cơ quan hành chính nhà nước huyện phúc thọ, thành phố hà nội (tóm tắt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (757.32 KB, 26 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
…………/…………

BỘ NỘI VỤ
……/……

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

TƠ QUANG TẠO

TỔ CHỨC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
CHO CÁN BỘ, CƠNG CHỨC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH
NHÀ NƢỚC HUYỆN PHÚC THỌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành: Quản lý cơng
Mã số: 8 34 04 03

TĨM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ CÔNG

HÀ NỘI - NĂM 2020


Cơng trình được hồn thành tại:
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Vân Hà

Phản biện 1: TS Hồng Quang Đạt, Học viện Hành chính Quốc gia

Phản biện 2: PGS.TS Nguyễn Hoàng Anh, Đại học Quốc gia Hà Nội


Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện
Hành chính Quốc gia
Địa điểm: Phòng họp 204, Nhà A. - Hội trường bảo vệ luận văn thạc
sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia
Số: 77 - Đường Nguyễn Chí Thanh - Quận Đống Đa - TP Hà Nội
Thời gian: vào hồi 9 giờ 45 tháng 02 năm 2021
Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia
hoặc trên trang Web Ban QLĐT Sau đại học, Học viện Hành chính
Quốc gia


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Tuân thủ chấp hành pháp luật là yêu cầu chung cho mọi chủ thể trong
xã hội pháp quyền, và đối với cán bộ cơng chức của cơ quan hành chính thì
điều này càng có ý nghĩa quan trọng – bởi với tư cách là người chấp hành
pháp luật, đại diện công quyền, việc hiểu biệt và thực thi pháp luật của họ có
tác động lớn đến xã hội và đến chất lượng công vụ thực thi.
Tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật ln giữ vị trí quan trọng
trong việc hình thành ý thức pháp luật từ đó quy định hành vi của người
chấp hành pháp luật trong đó có cán bộ, công chức trong thực thi hoạt
động công vụ, là một bộ phận khơng thể tách rời với q trình xây dựng
và triển khai hệ thống pháp luật đi vào đời sống, đặc biệt trong hoạt động
quản lý nhà nước.
Cách tốt nhất để các cá nhân, tổ chức tuân thủ, thực hiện đúng pháp
luật là để họ nhận thức được và hình thành ý thức pháp luật cần có để từ
đó tự giác thực hiện pháp luật, trong đó cán bộ, cơng chức là chủ thể cần
có ý thức pháp luật trước tiên nhất. Vì vậy, việc Tổ chức phổ biến, giáo
dục pháp luật còn nhằm nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật
của mọi công dân, trong đó có nhóm rất quan trong trong việc tổ chức và

tiếp nhận phổ biến, giáo dục pháp luật đó là cán bộ, cơng chức cơ quan
hành chính nhà nước cấp huyện là vô cùng quan trọng.
Trong hoạt động quản lý nhà nước nhằm mục tiêu xây dựng, phát triển
đất nước, lực lượng cán bộ công chức trong các cơ quan hành chính nhà
nước nói chung và cấp huyện nói riêng có vai trị quan trọng. Cán bộ, cơng
chức trong bộ máy hành chính, đặc biệt cán bộ, cơng chức huyện là lực
lượng chủ đạo trong hoạt động quản lý nhà nước nhằm triển khai chính
sách, pháp luật tới xã hội, người dân và đồng thời giải quyết các công việc
của xã hội, nhân dân. Vì vậy, hiểu biết và ý thức pháp luật của cán bộ, cơng
chức trong đó có đội ngũ cán bộ, cơng chức huyện có ảnh hưởng to lớn. Để
phát huy tốt vai trò của đội ngũ cán bộ, công chức trong thực tiễn thực hiện
hoạt động quản lý nhà nước cần tăng cường phổ biến pháp luật cho nhóm
đối tượng là điều rất cần thiết và quan trọng.
Nhận thức rõ vấn đề này, trong những năm qua, cùng với cả nước,
thành phố Hà Nội, huyện Phúc Thọ đã và đang huy động toàn bộ sức
mạnh hệ thống chính trị vào cuộc để triển khai và thực hiện tốt các luật
của Quốc hội, Nghị định của Chính phủ, các đề án của Thủ tướng Chính
phủ về tuyên truyền giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ, cơng chức tại
địa phương trong đó đặc biệt chú trọng lượng cán bộ, công chức trong
1


các cơ quan hành chính nhà nước huyện. Qua quá trình triển khai, bước
đầu đã thu được những kết quả nhất định; các cơ quan chun mơn, các
phịng, ban và các tổ chức chính trị - xã hội đã tích cực, chủ động triển
khai một cách đồng bộ đã góp phần nâng cao kiến thức pháp luật cho cán
bộ, công chức, nâng cao hiệu quả công tác của hoạt động cơ quan nhà
nước tại địa phương.
Nghiên cứu về tổ chức phổ biến giáo dục pháp luật cho cán bộ công
chức của cơ quan hành chính ở một địa bàn cụ thể - huyện Phúc Thọ bởi vậy có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. Mặt khác do đề tài tiếp cận từ góc

độ “tổ chức” nên sẽ tạo ra sắc thái mới cho nội dung nghiên cứu và hoàn
toàn phù hợp với mã ngành Quản lý công.
Từ những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài “Tô chức phổ biến, giáo
dục pháp luật cho cán bộ, công chức cơ quan hành chính nhà nước
huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội” làm luận văn thạc sỹ luật học của
mình với mong muốn tìm ra những vướng mắc, tồn tại trong quá trình
Tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ, cơng chức cơ
quan hành chính nhà nước nói chung và tại huyện Phúc Thọ, thành phố
Hà Nội nói riêng từ đó làm cơ sở để tìm ra những giải pháp nhằm nâng
cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức phát huy hiệu lực, hiệu
quả của bộ máy quản lý nhà nước
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
- Mục đích:
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn tổ chức phổ biến, giáo dục
pháp luật cho cán bộ, công chức trong cơ quan hành chính nhà nước
huyện; từ đó đề xuất giải pháp đảm bảo tổ chức phổ biến, giáo dục pháp
luật nhằm nâng cao chất lượng cho cán bộ, công chức cơ quan hành
chính nhà nước huyện trong thực thi cơng vụ nói chung và tại huyện
Phúc Thọ - Hà Nội nói riêng.
- Nhiệm vụ:
Thứ nhất, phân tích cơ sở lý luận tổ chức phổ biến, giáo dục pháp
luật. Nghiên cứu những đặc thù của tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật
cho đối tượng là cán bộ, công chức cơ quan hành chính nhà nước huyện.
Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng tổ chức phổ biến, giáo dục
pháp luật cho cán bộ, cơng chức cơ quan hành chính nhà nước huyện tại
tại huyện Phúc Thọ - Hà Nội. Từ đó rút ra nguyên nhân và bài học chủ
yếu của thực trạng trên.
Thứ ba, đề xuất các quan điểm, giải pháp đảm bảo tổ chức phổ
biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao chất lượng cho cán bộ, công
chức cơ quan hành chính nhà nước huyện trong thực thi cơng vụ nói

chung và tại huyện Phúc Thọ - Hà Nội nói riêng.
2


4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Đối tƣợng nghiên cứu:Tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật cho
cán bộ, cơng chức cơ quan hành chính nhà nước huyện Phúc Thọ, thành
phố Hà Nội.
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu, đánh
giá thực trạng Tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, cơng
chức cơ quan hành chính nhà nước huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội
từ 2015 đến nay.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn
Luận văn được nghiên cứu dựa trên Phương pháp luận duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử, cùng tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và
pháp luật, về tổ chức PBGDPL cho cán bộ, cơng chức nói chung và về tổ
chức phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, cơng chức trong cơ quan
hành chính nhà nước huyện nói riêng.
- Phương pháp luận: Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử tiếp cận giải quyết các vấn đề thuộc phạm
vi nghiên cứu của luận văn.
Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp cụ thể được sử dụng trong
luận văn gồm phương pháp lơgíc, phương pháp phân tích - tổng hợp,
phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp quy nạp diễn dịch...
6. Ý nghĩa lí luận và ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Ý nghĩa lý luận
Luận văn góp phần vào hệ thống hoá cơ sở lý luận về tổ chức
PBGDPL cho cán bộ, cơng chức cơ quan hành chính nhà nước huyện.
Ý nghĩa thực tiễn
- Luận văn có giá trị tham khảo trong thực tế hoàn thiện tổ chức

PBGDPL cho cán bộ, cơng chức trong cơ quan hành chính nhà nước
huyện và tại huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội.
- Luận văn cịn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các đề
tài nghiên cứu liên quan sau này.
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật
cho cán bộ, công chức cơ quan hành chính nhà nước huyện
Chương 2: Thực trạng tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán
bộ, công chức cơ quan hành chính nhà nước tại huyện Phúc Thọ, thành
phố Hà Nội
3


Chương 3: Quan điểm, giải pháp bảo đảm tổ chức phổ biến, giáo
dục pháp luật cho cán bộ, công chức cơ quan hành chính nhà nước huyện
Phúc Thọ, thành phố Hà Nội.
NỘI DUNG CỦA LUẬN VĂN
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC PHỔ BIẾN,
GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO CÁN BỘ, CƠNG CHỨC
CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC HUYỆN
1.1. Những nội dung lý luận chung
1.1.1. Khái niệm cán bộ, cơng chức cơ quan hành chính nhà
nước huyện
Khoản 1 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định:
“Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm
giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng cộng sản
Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội ở trung
ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp
tỉnh), ở quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là

cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước”.
Khoản 1 Điều 2 Luật Sửa đổi Luật Cán bộ, công chức, viên chức
2019 quy định:
“Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào
ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của
Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung
ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân
dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, cơng nhân quốc
phịng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ
quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an,
trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước”.
Cơ quan quản lý hành chính nhà nước là những bộ phận hợp thành
của bộ máy quản lý được thành lập để chuyên thực hiện chức năng quản
lý nhà nước (hoạt động chấp hành và điều hành, hoạt động hành pháp).
Cán bộ, công chức trong cơ quan hành chính nhà nước huyện có thể
được hiểu là đội ngũ cán bộ, công chức theo quy định pháp luật làm việc
trong các cơ quan hành chính nhà nước ở cấp huyện, nhằm mục đích
thực thi các chức năng nhiệm vụ của các cơ quan hành chinh nhà nước ở
cấp huyện.
Đối tượng là công chức chiếm số lượng đông nhất là ở cơ quan
chun mơn thuộc UBND cấp huyện. Theo đó, UBND quận có 10 cơ
4


quan chun mơn như các UBND cấp huyện (Văn phịng HĐND và
UBND; phịng Tài chính kế hoạch, phịng Nội vụ…) và có thêm 02
phịng là Phịng Kinh tế và Phịng Quản lý đô thị [11].
1.1.2. Khái niệm đặc điểm, mục đích của tổ chức PBGDPLcho
CBCC cơ quan hành chính nhà nước huyện
1.1.2.1. Khái niệm tổ chức PBGDPL cho cán bộ, cơng chức cơ

quan hành chính nhà nước huyện
Có thể hiểu tổ chức PBGDPLcho CBCC cơ quan hành chính nhà
nước huyện như sau:
Tổ chức PBGDPL cho CBCC cơ quan hành chính nhà nước huyện
là hoạt động có tính định hướng, có tổ chức, thông qua các phương pháp
đặc thù và bằng nhiều hình thức khác nhau, hướng tới cung cấp, trang bị
cho CBCC trong cơ quan hành chính nhà nước huyện những tri thức,
hiểu biết về các vấn đề pháp luật nói chung, về các vấn đề pháp luật cụ
thể liên quan đến hoạt động cơng vụ nói riêng, nhằm làm hình thành ở
họ tri thức pháp luật, tình cảm pháp luật và hành vi phù hợp với những
yêu cầu, đòi hỏi của hệ thống pháp luật hiện hành.
1.1.2.2.Đặc điểm tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật cho CBCC
cơ quan hành chính nhà nước huyện
Một là, Tổ chức PBGDPL cho CBCC cơ quan hành chính nhà nước
huyệngắn với cơng tác giáo dục chính trị, tư tưởng.
Hai là,Tổ chức PBGDPL cho CBCC cơ quan hành chính nhà nước
huyện cần xác định rõ đối tượnglà những người trưởng thành, môi
trường công tác của họ là các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ
chức chính trị - xã hội.
Ba là, Cán bộ, cơng chức có vai trị kép trong PBGDPL. trong mối
quan hệ của PBGDPLcho cán bộ, cơng chức thì họ (cán bộ, công chức)
là đối tượng (khách thể) của PBGDPL. Với vai trò là đối tượng, họ phải
bảo đảm các u cầu của mục đích PBGDPL. Nhưng với vai trị là
CBCC trong quan hệ với nhân dân thi CBCC trở thành chủ thể của
PBGDPL.
Bốn là, Tổ chức PBGDPL đối với CBCC cơ quan hành chính nhà
nước huyện địi hỏi phải sử dụng các phương pháp, hình thức Tổ chức
PBGDPLL phù hợp với trình độ, sự phát triển của khoa học cơng nghệ,
đặc điểm về nhận thức, lối sống, văn hóa của CBCC cơ quan hành chính
nhà nước huyện..

1.1.2.3. Vai trịtổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ,
công chức cơ quan hành chính nhà nước huyện
Một là,Tổ chức PBGDPL giúp CBCC nâng cao hiểu biết về pháp
luật, hình thành thói quen sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật
5


biết cách xử sự hợp pháp, chủ động phòng ngừa, ngăn chặn các hiện tượng
vi phạm pháp luật
Hai là,Tổ chức PBGDPL cho CBCC cơ quan hành chính huyện góp
phần quan trọng xây dựng nếp sống mơi trường văn hóa cơng vụ. Góp
phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Ba là, Tổ chức PBGDPL góp phần nâng cao ý thức pháp luật cho
CBCC cơ quan hành chính huyện, làhoạt động có định hướng, có mục
đích, chỉ bao hàm những tác động mang tính chất tự giác, tích cực của
chủ thể PBGDPLlên đối tượng tiếp nhận PBGDPLlà đội ngũ CBCC
hành chính với các nội dung, nhiệm vụ cụ thể.
Bốn là, Tổ chức PBGDPL cho CBCC cơ quan hành chính huyện
nhằm góp phần trực tiếp ngăn ngừa, khắc phục sự suy thoái tư tưởng,
đạo đức lối sống, vi phạm pháp luật, Đạo đức công vụ.
1.2. Tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức
cơ quan hành chính nhà nƣớc huyện
1.2.1. Chủ thể tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ,
công chức cơ quan hành chính nhà nước huyện
theo Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012 và Nghị định
28/2013/NĐ-CP tại cấp huyện các chủ thể bao gồm:
Ủy ban nhân dân các cấp:
- Ban hành theo thẩm quyền chương trình, kế hoạch, đề án về phổ
biến, giáo dục pháp luật; Chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức triển khai và kiểm
tra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;...

- Tổ chức thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo trách
nhiệm quản lý trên địa bàn và hướng dẫn của Bộ Tư pháp; Đôn đốc,
kiểm tra các cơ quan chuyên môn trực thuộc, Ủy ban nhân dân cấp dưới
trong việc tổ chức Ngày Pháp .. tại địa phương;
- Bảo đảm kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện cho hoạt động phổ
biến, giáo dục pháp luật.
Các cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý cán bộ, công
chức, viên chức
Phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức, viên chức và
người lao động thuộc phạm vi quản lý, đăng tải thông tin pháp luật trên
trang thông tin điện tử, báo, bản tin của cơ quan; thực hiện phổ biến,
giáo dục pháp luật thông qua các hoạt động chuyên môn.
Bảo đảm các điều kiện cần thiết cho việc tổ chức phổ biến, giáo dục
pháp luật đối với cán bộ, công chức, bồi dưỡng đội ngũ báo cáo viên
pháp luật của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình hoặc định kỳ mời báo cáo
viên tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật tại cơ quan, tổ chức, đơn vị.
6


Phối hợp với cơ quan nhà nước, tổ chức hữu quan phổ biến, giáo
dục pháp luật cho nhân dân.
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên
của Mặt trận
Tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật cho hội viên, đồn viên của tổ
chức mình; vận động nhân dân chấp hành pháp luật.
Phối hợp với cơ quan nhà nước, tổ chức hữu quan phổ biến, giáo
dục pháp luật cho nhân dân.
Xây dựng, tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ báo cáo viên pháp luật,
tuyên truyền viên pháp luật của tổ chức mình.
Vận động tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tham gia và hỗ trợ hoạt

động phổ biến giáo dục pháp luật.
Tham gia giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về phổ biến,
giáo dục pháp luật.
Cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ, chiến sỹ trong lực
lƣợng vũ trang nhân dân
Tích cực tìm hiểu, học tập pháp luật; tham gia các khóa học, lớp
đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về pháp luật; gương mẫu trong việc chấp
hành pháp luật.
Hỗ trợ, giúp đỡ cơ quan, tổ chức, cá nhân trong công tác phổ biến,
giáo dục pháp luật liên quan đến lĩnh vực công tác.
Hội đồng phổ biến giáo dục pháp luật
“Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật được thành lập ở
trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, quận, thị xã,
thành phố thuộc tỉnh, là cơ quan tư vấn cho Chính phủ, Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện về công tác phổ biến, giáo dục pháp
luật và huy động nguồn lực cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật”
1.2.2. Nội dung tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ,
công chức cơ quan hành chính nhà nước ở huyện
- Xây dựng kế hoạch phổ biến tuyên, giáo dục pháp luật cho cán bộ
công chức trong cơ quan nhà nước ở huyện
Đây luôn là khâu đầu tiên và rất quan trọng trong công tác
PBGDPL nói chung và đặc biệt với đối tượng CBCC cơ quan hành chính
nhà nước ở huyện do đặc thù cơng tác quản lý nhà nước và yếu cầu
chuyên môn nghiệp vụ
- Thực hiện tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ công
chức trong cơ quan nhà nước huyện
Điều 7 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật quy đinh “Hội đồng phối
hợp phổ biến, giáo dục pháp luật được thành lập ở trung ương, tỉnh,
7



thành phố trực thuộc trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc
tỉnh, là cơ quan tư vấn
- Sơ kết đánh giá việc tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật
Sơ kết đánh giáviệc tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật hàng năm
là nội dung quan trọng của tổ chức phổ biến giáo dục pháp luật. Qua đó
có các đánh giá về việc tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật, chỉ ra
những ưu điểm và hạn chế, đồng thời tìm ra các biện pháp khắc phục,
nâng cao hiệu quả
- Kiểm tra, thanh tra việc tổ chức phổ biến giáo dục pháp luật
Mục đích của kiểm tra, thanh tra tổ chức PBGDPL để nắm bắt tình
hình và kết quả thực hiện công tác PBGDPL, chuẩn tiếp cận pháp luật
của các ngành, đơn vị, địa phương trên địa bàn, làm cơ sở đề ra phương
hướng, nhiệm vụ và chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương
tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác PBGDPL trong thời gian
tiếp theo.Gắn công tác kiểm tra với việc tổng kết, đánh giá, rút kinh
nghiệm trong quá trình thực hiện. Tìm ra những mơ hình tổ chức phổ
biến, giáo dục pháp luật điểm, có tính sách tạo và hiệu quả cần được
nhân rộng
1.2.3. Hình thức tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ,
công chức cơ quan hành chính nhà nước huyện
Hình thức PBGDPLlà yếu tố cực kỳ quan trọng, ảnh hưởng trực
tiếp đến kết quả đạt được của công tác.
Điều 11 của Luật phổ biến, giáo dục năm 2012 đã quy định rất cụ
thể về hình thức PBGDPL nói chung, và với thanh niên nói riêng:
- Cơng khai trên các mặt báo
Nội dung của thông cáo báo chí nêu rõ sự cần thiết, mục đích ban
hành và nội dung chủ yếu của văn bản quy phạm pháp luật.
- Tổ chức PBGDPLthông qua các hoạt động tập thể, các giờ sinh hoạt;
cung cấp thông tin, tài liệu pháp luật gắn với cán bộ, công chức như luật Cán

bộ, cơng chức, Luật Phịng, chống tham nhũng...
- Thơng qua phát thanh, phát sóng, internet, tranh ảnh tuyên truyền,
cổ động, trang thông tin của từng cơ quan, tổ chức.
- Tổ chức thi tìm hiểu pháp luật thơng qua các hình thức như: đố vui,
rung chuông vàng, thi hùng biện, thi tiểu phẩm, thi diễn kịch....
- Thơng qua các phiên tịa xét xử, cơng tác hịa giải khi xảy ra xích mích.
- Tổ chức sinh hoạt, biểu diễn văn nghệ trên cơ sở chủ đề về pháp luật.
- Lồng ghép vào chương trình sinh hoạt chính trị tại cơng sở.
8


Phương pháp tổ chức PBGDPL là hệ thống các cách thức sử dụng
để tiến hành hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật;
Tóm lại, người làm cơng tác tổ chức PBGDPL thường sử dụng hai
phương pháp cơ bản là phương pháp truyền thống và phương pháp hiện đại.
Phương pháp truyền thống là phương pháp sử dụng các công cụ,
phương tiện lâu đời như: thuyết trình, giảng dạy pháp luật; nói chuyện,
tọa đàm pháp luật…
Phương pháp hiện đại là phương pháp có sử dụng kết hợp các thiết
bị kỹ thuật, cơng nghệ hiện đại như máy tính, máy quay phim
Phương pháp thuyết phục tác động vào nhận thức, tư duy, tình cảm
của thanh niên để hình thành ý thức và thái độ pháp luật đúng đắn, phù
hợp với các chuẩn mực pháp luật.
Phương pháp thông tin pháp luật là phương pháp sử dụng phương
tiện truyền thơng như báo, tạp chí chun ngành pháp luật, truyền hình,
phim, ảnh... để chuyển tải nhữngkiến thức pháp luật.
Phương pháp tuyên truyền, giải thích pháp luật thường được sử
dụng chủ yếu khi một văn bản pháp luật mới được ban hành.
Phương pháp giảng dạy pháp luật trong công sởlà việc Báo cáo viên,
Tuyên truyền viên pháp luật sử dụng các phương pháp thuyết trình, phương

pháp đàm thoại, phương pháp nêu vấn đề, phương pháp thảo luận nhóm....
Phương pháp nói chuyện, trao đổi về pháp luật là việc các đối
tượng giáo dục pháp luật thảo luận, trao đổi về một sự kiện, hiện tượng,
tình huống pháp lý trong thực tiễn xã hội.
Phương pháp tổ chức hoạt động là luyện tập cho cán bộ, công chức
thực hiện một cách đều đặn, có hệ thống các hành động nhất định nằm
biến chúng thành thói quen, thuộc tính của kỹ năng giải quyết công việc
cần thiết.
Phương pháp tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật trong bối cảnh
mới CM 4.0, dịch bệnh hiện nay trong bối cảnh đối mặt với dịch bệnh và
các yêu cầu giãn cách xã hội dựa trên các ứng dụng trực tuyến trên
intenet như ZOOM, Microsoft Team ..
1.3 Điều kiện bảo đảm việc thực hiện tổ chức phổ biến, giáo
dục pháp luật cho cán bộ, công chức
1.3.1 Điều kiện bảo đảm về pháp lý cho tổ chức phổ biến, giáo
dục pháp luật
PBGDPLđược thực hiện dưới sự bảo đảm của pháp luật. Nhà nước
ta đã hình thanh cơ chế đồng bộ, thống nhất, điều chỉnh toàn diện về
cơng tác PBGDPL; trong đó xác định cụ thể trách nhiệm của mỗi cá
nhân, tổ chức, xây dựng nguồn lực, và các điều kiện bảo đảm hoạt động.
9


1.3.2 Bảo đảm về tổ chức, cán bộ, cơ sở vật chất và phương tiện
cho tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật
Khâu đầu tiên đặc biệt quan trọng là việc xây dựng và kiện toàn về
tổ chức, phát triển một hệ thống các cơ quan trực tiếp thực hiện tổ chức
PBGDPLtheo hướng hoạt động chuyên nghiệp. Các cơ quan, tổ chức
phải phối hợp với nhau và phát huy vai trị của mình trong cơng tác tổ
chức PBGDPL cho CBCC. Từ đó, tổ chức PBGDPL cho CBCC mới

thực sự mang lại hiệu quả cao.
1.3.3 Bảo đảm kinh phí dành cho tổ chức phổ biến, giáo dục
pháp luật
Yếu tố kinh phí là một điều kiện bảo đảm vô cùng cần thiết. Thực tế
những năm qua cho thấy kinh phí dành cho hoạt động tổ chức PBGDPL
quá hạn hẹp. Để việc tổ chức PBGDPL cho CBCCđạt hiệu quả cao và
được tiến hành thơng suốt thì cần có một nguồn kinh phí thích đáng. Các
cơng tác như duy trì hoạt động của Hội đồng phối hợp PBGDPL luật; tổ
chức các cuộc hội thảo, toạ đàm; biên soạn tài liệu, xây dựng chương
trình, đề án, kế hoạchPBGDPL… đều cần có kinh phí để thực hiện.
Tiểu kết chƣơng 1
Tổ chức giáo dục pháp luật cho cán bộ, cơng chức cơ quan hành chính
nhà nước cấp huyện là một nhu cầu thiết thực, cấp bách tácđộng lớn đến
trình độ nhận thức pháp luật của cán bộ, công chức nhà nước nhằm đáp ứng
yêu cầu của nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động công vụ, góp phần
nâng cao hiệu lực của pháp luật, hiệu quả quản lý của Nhà nước.
Những nội dung trên chính là nền tảng, cơ sở khoa học để tác giả
nghiên cứu thực trạng cũng như đề xuất các biện pháp tổ chức giáo dục
pháp luật cho cho cán bộ, công chức trong cơ quan hành chính nhà nước
tại huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội hiện nay.
CHƢƠNG2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC
PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO CÁN BỘ, CÔNG
CHỨC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC HUYỆN –
TẠI HUYỆN PHÚC THỌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1. Những yếu tố tác động đến công tác phổ biến, giáo dục
pháp luật cho cán bộ, cơng chức cơ quan hành chính nhà nƣớc
huyện trên địa bàn huyện Phúc Thọ, Hà Nội
2.1.1. Các điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa tại địa phương
Vị trí địa lý, truyền thống lịch sử
Phúc Thọ là một huyện nằm ở phía Tây Bắc Thủ đơ Hà Nội, thuộc

hữu ngạn sông Hồng và sông Đáy, cách trung tâm Thủ đô khoảng trên
30km, có diện tích tự nhiên 117km2, dân số 18,4 vạn người, gồm 22 xã
và 01 thị trấn, chia làm 2 vùng sản xuất khác nhau (vùng đồng và vùng
10


bãi); Phía tây Huyện giáp với thị xã Sơn Tây, phía nam giáp huyện
Thạch Thất và Quốc Oai, phía đơng giáp huyện Đan Phượng. Ở phía
bắc, bên kia sơng Hồng, huyện Phúc Thọ cịn có một phần đất tiếp giáp
với huyện Yên Lạc, huyện Vĩnh Tường và huyện Mê Linh (tỉnh Vĩnh
Phúc). Phúc Thọ là vùng đất có truyền thống lâu đời và bề dày lịch sử cái tên huyện Phúc Thọ đến nay đã có niên đại 194 năm.
Hiện nay, huyện Phúc Thọ được thành phố Hà Nội quy hoạch là
vùng sinh thái, phát triển du lịch và nông nghiệp sạch, chất lượng cao.
2.1.2. Thực tiễn đội ngũ cán bộ, cơng chức cơ quan hành chính
nhà nƣớc huyện
2.1.2.1 Số lượng cán bộ, công chức
Tổng số cán bộ, công chức ở huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội là
215 người; trong đó, cán bộ là 52 người, cơng chức là 163 người.
Nhìn chung, số lượng cán bộ, cơng chức ở huyện Phúc Thọ là phản
ánh đúng quy định về cơ cấu giữa cán bộ và công chức hiện nay trong
các cơ quan cấp huyện, cơ bản đáp ứng yêu cầu công việc quản lý nhà
nước hiện nay trên địa bàn huyện.
2.1.2.2. Cơ cấu độ tuổi của cán bộ, công chức
Về độ tuổi, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có độ tuổi trẻ
chiếm tỷ lệ tương đối cao, người có độ tuổi dưới 40 chiếm 63%. Đây là
một điều kiện thuận lợi để ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình
thực hiện nhiệm vụ, đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa nền hành chính và góp
phần đem lại hiệu quả cơng việc cao.
2.1.2.3 Trình độ của cán bộ, cơng chức
- Trình độ chun mơn nghiệp vụ

Bảng 2.1. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ, công chức ở
huyện Phúc Thọ năm 2019
STT
Nội dung
Số lượng
Tỷ lệ (%)
1
Sau đại học
30
14
2
Đại học
185
86
3
Tổng
215
100.00
(Nguồn: Phịng Nội vụ huyện Phúc Thọ)
- Trình độ chính trị:
Bảng 2.2. Trình độ chính trị của cán bộ, công chức
tại huyện Phúc Thọ, Hà Nội, năm 2019
STT
Nội dung
Số lượng
Tỷ lệ (%)
1
Cao cấp chính trị
45
20,95

2
Trung cấp lý luận chính trị
60
27.94
3
Sơ cấp và chưa qua đào tạo
110
51.11
4
Tổng
215
100.00
(Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Phúc Thọ)
11


Nhìn chung, trình độ lý luận chính trị của cán bộ, công chức ở
huyện Phúc Thọ, Hà Nộichưa đạt mức cao, cần thiết phải đào tạo bổ
sung trong thời gian tới.
2.1.2.2. Các đặc điểm của việc tổ chức phổ biến, giáo dục pháp
luật cho cán bộ, công chức cơ quan hành chính nhà nước tại huyện
Phúc Thọ, Hà Nội
Một là, với đội ngũ CBCC ở huyện Phúc Thọ, Hà Nội hiện nay là có
lực lượng trẻ, năng động, đời sống người dân đang từng bước thay đổi..
Hai là,việc PBGDPL cho CBCC liên quan đến hoạt động của đời
sống của địa bàn đang chuyển mình đơ thị hóa nhanh chóng, đa dạng,
phức tạp nên yêu cầu đối với kiến thứ, chuyên mơn trong đó có các quy
định pháp luật của đội ngũ CBCC cần đòi hỏi kịp thời, nhiều mặt.
Ba là, lãnh đạo thành phố Hà Nội và Sở Tư pháp đều quan tâm đến
công tác tổ chức PBGDPL cho cán bộ, cơng chức cơ quan hành chính

nhà nước.
Bốn là, với trình độ nhận thức cao, nhưng ý thức học tập, nghiên cứu
trao đổi về kiến thức chuyên môn, pháp luật ln được mỗi cán bộ, cơng
chức tự chủ động, nhìn chung CBCC huyện có ý thức tốt về vấn đề này.
2.2. Tình hình tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ,
cơng chức cơ quan hành chính nhà nƣớc huyện trên địa bàn huyện
Phúc Thọ, Hà Nội
2.2.1. Chủ thể tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ,
cơng chức cơ quan hành chính nhà nước huyện tại huyện Phúc Thọ,
Hà Nội
UBND huyện luôn xác định công tác phổ biến giáo dục pháp luật đóng
vai trị quan trọng trong xã hội; là cầu nối giữa việc ban hành pháp luật và
đưa pháp luật vào cuộc sống; là khâu đầu tiên của hoạt động thực thi pháp
luật, giúp cho các tổ chức và cá nhân xác định đúng phạm vi và mức độ điều
chỉnh của pháp luật để chấp hành nghiêm chỉnh, đúng pháp luật.
Hội đồng phối hợp PBGDPL huyện có 30 thành viên. Hiện nay, đội
ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật gồm 305
người, trong đó: Báo cáo viên pháp luật huyện có 29 người là các đồng
chí cán bộ kiêm nhiệm ở các phịng, ban, ngành, đồn thể của huyện đều
có trình độ chun mơn đại học Luật là chủ yếu; Tuyên truyền viên pháp
luật cơ sở có 276 người. Bên cạnh đó, tồn huyện có 1029 hồ giải viên
ở cơ sở. Đội ngũ này đóng vai trị nịng cốt trong công tác tuyên truyền,
phổ biến pháp luật ở cơ sở.
Năm 2018 Hội đồng PBGDPL huyện phối hợp cùng Phòng Nội vụ,
Trung tâm chính trị huyện tham mưu UBND huyện tổ chức tập huấn cho
12


lãnh đạo, cơng chức các phịng ngành của huyện và UBND các xã, thị
trấn về công tác Cải cách hành chính với sự tham dự của gần 300 lượt

người, tổ chức 82 cuộc tuyên truyền PBGDPLcho CBCC và nhân dân
của huyện với 9.405 lượt người tham dự. Năm 2019, Phòng Tư pháp tổ
chức 03 Hội nghị tuyên truyền cho cán bộ, công chức, viên chức cấp
huyện và cấp xã về Luật Phòng chống tham nhũng 2018, Luật Tiết kiệm
chống lãng phí, nghiệp vụ xử lý vi phạm hành chính, Tiếp công dân, giải
quyết khiếu nại, tố cáo…
Về đội ngũ báo cáo viên pháp luật:
Bảng 2.3Số lượng Báo cáo viên tại huyện
STT
Nội dung
Số lượng
Tỷ lệ (%)
1
Báo cáo viên cán bộ kiêm nhiệm
29
20,95
2
Tuyên truyền viên PL cơ sở
276
27.94
4
Tổng
305
100.00
(Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Phúc Thọ)
Qua số liệu trên có thể thấy, mực dù có sự quan tâm của các cấp
lãnh đạo huyện nhưng đội ngũ cán bộ Báo cáo viên pháp luật của cịn
hạn chế về cả số lượng chất lương. Về sơ lượng chỉ chiếm 10% là cịn ít
với u cầu thực tế. Bên cạnh đó lực lượng này cịn làm cơng tác kiêm
nhiệm các chức danh khác trong cơ quan vì vậy tính chun nghiệp chưa

có, khó có thể tồn tâm, tồn ý thực hiện tốt cơng tác phổ biến, giáo dục
pháp luật.
Về trách nhiệm tổ chứcphổ biến, giáo dục pháp luật của các cơ
quan hành chính nhà nước tại huyện
Phịng Tư pháp - Cơ quan thường trực Hội đồng Phối hợp phổ biến,
giáo dục pháp luật huyện: Chủ trì tổ chức thực hiện Kế hoạch; hướng
dẫn, đơn đốc các phịng, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội huyện,
UBND các xã, thực hiện Kế hoạch
Phịng Văn hóa và Thơng tin: Hướng dẫn Trung tâm Văn hóa Thơng tin và Thể thao và hệ thống truyền thanh ở cơ sở dành thời lượng
phù hợp phổ biến các văn bản pháp luật đã được Trung ương và Thành
phố ban hành có liên quan trực tiếp đến đời sống nhân dân.
Phòng Giáo dục và Đào tạo: Chủ trì triển khai Đề án “Nâng cao
chất lượng công tác PBGDPL luật trong nhà trường”. Luật Trẻ em (chú
trọng quyền và bổn phận của trẻ em)
Công an huyện: Triển khai tuyên truyền, phổ biến Bộ luật Hình sự,
Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật An ninh mạng, pháp luật về phòng, chống
bạo lực, tệ nạn xã hội…đến cán bộ, chiến sỹ và nhân dân trên địa bàn
huyện.
13


Phịng Quản lý đơ thị: Chủ trì, phối hợp với phòng Tư pháp và các
đơn vị liên quan đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về giao
thông đường bộ, xây dựng, trật tự đơ thị, nhà ở.
Phịng Kinh tế: Chủ trì, triển khai thực hiện tuyên truyền, phổ biến
pháp luật về nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn huyện.
Thanh Tra huyện: Chủ trì, triển khai thực hiện về tuyên truyền,
PBGDPL về khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, trên
địa bàn huyện.
Phịng Tài ngun và Môi trường: Đẩy mạnh tuyên truyền, tập huấn

Luật Đất đai, bảo vệ môi trường, các hoạt động khai thác khống sản..
trên địa bàn huyện.
Phịng Y tế: Đẩy mạnh tun truyền, phổ biến pháp luật về khám,
chữa bệnh; bảo hiểm y tế; phịng, chống dịch bệnh, vệ sinh an tồn thực
phẩm.
Phịng Nội vụ: Chủ trì, phối hợp với Phịng Tư pháp, Trung tâm
chính trị và các đơn vị liên quan tổ chức bồi dưỡng, tập huấn về cải cách
hành chính, kỷ cương hành chính cho cán bộ, cơng chức, viên chức của
các phịng, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội huyện và UBND các xã,
trấn.
Phòng Lao động - Thương binh và xã hội: Đẩy mạnh tuyên
truyền,tổ chức PBGDPL cho các đối tượng là người sử dụng lao động và
người lao động trong các loại hình doanh nghiệp,
Về trách nhiệm phối hợp tổ chức phổ giáo dục pháp luật tại huyện
Với Ban Tuyên giáo Huyện ủy: Chỉ đạo Ban Tuyên giáo các xã, thị
trấn tăng cường tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và các
văn bản pháp luật của nhà nước.
Với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội
Nông dân, Liên đoàn Lao động, Hội Cựu chiến binh và Hội Luật gia
huyện: Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật ban hành
có liên quan đến hội viên, đồn viên trực thuộc.
Với Huyện đoàn Phúc Thọ: Chủ động xây dựng nhiều mơ hình mới
về PBGDPL gắn với tun truyền, giáo dục chính trị, tưởng cách mạng,
truyền thống dân tộc...
VớiTịa án, Viện Kiểm sát nhân dân, Chi cục Thi hành án dân sự
huyện: Xây dựng Kế hoạch tăng cường PBGDPL các văn bản về tư pháp
mới được Quốc hội thông qua và đẩy mạnh tuyên truyền PBGDPLthông
qua các hoạt động truy tố, xét xử,
VớiỦy ban nhân dân các xã, thị trấn:


14


Xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả Kế hoạch tổ chức
PBGDPL, hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2020; chú
trọng các nhiệm vụ trọng tâm của huyện về công tác PBGDPL;
2.2.2. Nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức
cơ quan hành chính nhà nước huyện tại huyện Phúc Thọ, Hà Nội
Hàng năm, UBND huyện đã xây dựng kế hoạch tổ chức PBGDPL
đối với CBCC trong đó chỉ đạo các phòng, ban của huyện đặc biệt chú ý
tuyên truyền, tổ chức PBGDPL cho các CBCC của ngành, đơn vị mình
về các văn bản có liên quan đến CBCC..
Hàng năm, tập trung trong 2 tháng 10 và 11 hàng năm để hưởng
ứng “Ngày Pháp luật” trên địa bàn huyện đã tổ chức tuyên truyền tổ
chức PBGDPL với nhiều hình thức như: tổ chức các hội nghị tuyên
truyền miệng, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về các quy định của pháp
luật… cho cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân.
Năm 2018, tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật liên
quan đến Luật Hình sự và các văn bản liên quan, Luật Tố tụng Hành
chính 2015;
Năm 2019, tổ chức tuyên truyền, phổ biến Luật Phòng chống tham
nhũng 2019, Luật sửa đổi bổng sung một số điều của Luật cán bộ, công
chức và Luật viên chức 2019, Luật tiếp công dân và các quy định về giao
thông đường bộ, về trật tự văn minh đô thị cho cán bộ, cơng chức
2.2.3. Hình thức tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ,
cơng chức cơ quan hành chính nhà nước huyệntại huyện Phúc Thọ,
Hà Nội
- Tổ chức “Ngày pháp luật”
Thực hiện chủ trương tuyên truyền, tổ chức PBGDPL thơng qua
hình thức “Ngày pháp luật” của Chính phủ trong năm 2011 là một hình

thức mới, UBND huyện đã chỉ đạo Hội đồng PBGDPL huyệntập trung
chỉ đạo các cơ quan đơn vị thuộc huyện xây dựng và thực hiện kế hoạch
thực hiện “Ngày pháp luậtĐến nay gần như tuyệt đại đa số các đơn vị đã
tổ chức thường xuyên “Ngày pháp luật” tại cơ quan đơn vị của mình..
- Thơng qua các phương tiện thông tin đại chúng
Mạng lưới Đài truyền thanh từ huyện đến các xã, thị trấn luôn được
triển khai hoạt động tốt. Hàng ngày chuyển tải nhiều thông tin Hỏi – Đáp
pháp luật về lĩnh vực bầu cử, hơn nhân và gia đình, hộ tịch và tun
truyền, phổ biến các văn bản pháp luật mới ban hành của nhà nước; các
Chỉ thị, Nghị quyết;.
UBND các xã, thị trấn cũng đã sử dụng đĩa tuyên truyền các văn
bản luật do PhòngTư pháp, Nội vụ cung cấp để phát hàng ngày trên hệ
thống loa truyền thanh phát hàng ngày.
15


- Tuyên truyền miệng:
Được sử dụng như một hình thức tổ chức PBGDPL quan trọng, gắn
bó chặt chẽ với nhiều hình thức phổ biến khác và là một bộ phận không
thể thiếu, không thể tách rời trong tổng thể các hình tổ chức PBGDPL.
Đây là hình thức chiếm quan trọng được Huyện sử dụng thường xuyên
thông qua việc học pháp luật, hội nghị, hội thảo, toạ đàm, các lớp tập
huấn và một số hoạt động khác.
- Biên soạn, phát hành tài liệu
Đây là hình thức được chú ý khai thác và thực sự phát huy hiệu quả.
Tài liệu pháp luật được biên soạn, phát hành đa dạnghơn nhiều so với
trước đây..
- Thông qua tủ sách pháp luật ở các cơ quan
Với trên 80 tủ sách của các cơ quan, đơn vị, trường học với nhiều
đầu sách các loại vẫn duy trì hoạt động, mở cửa hàng ngày cho cán bộ và

nhân dân tìm đọc, nghiên cứu pháp luật, 100% các cơ quan hành chính
Huyện đều có tủ sách pháp luật.
- Tổ chức các hội thi tìm hiểu pháp luật
Bằng các hình thức thi viết, sân khấu hố, các cơ quan, đơn vị trên
địa bàn huyện, trong đó có sự tham gia đông đảo của cán bộ, công chức
trong cơ quan hành chính huyện đã tổ chức các cuộc thi, hội thi tìm hiểu
pháp
Các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật khác
+ Thông qua công tác tư vấn và trợ giúp pháp lý, xác định đây vừa
là công tác phục vụ nhân dân trong giải quyết công việc, nhưng cũng là
điều kiện để cán bộ, công chức của huyện nắm bắt đươc yêu cầu từ phía
nhân dân và nâng cáo trình độ.
+ Kết hợp với Mật trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên, tổ chức
các chuyến về nguồn cho cán bộ.
2.3. Thực trạng công tác tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật
cho cán bộ, công chức cơ quan hành chính nhà nƣớc huyện tại
huyện Phúc Thọ, Hà Nội
2.3.1. Ưu điểm của công tác tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật
cho cán bộ, công chức cơ quan hành chính nhà nước huyện tại huyện
Phúc Thọ, Hà Nội
- Huyện ủy, UBND huyện đã chủ động bố trí, xắp xếp cho lực
lượng Báo viên viên, Tuyên truyền viên pháp luật tham gia các lớp tập
huấn, nâng cao trình độ chun mơn, trình độ sư phạm, nhằm nâng cao
kiến thức, trình độ, các kỹ năng về truyền đạt tuyên truyền đáp ứng được
các yêu cầu nâng lên của công tác tổ chức PBGDPL.
16


- Trong những năm qua tổ chức PBGDPL cho CBCC cơ quan hành
chính nhà nước huyện đã góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật

trong hoạt động công vụ tại các cơ quan hành chính nhà nước huyện.
Cơng tác tổ chức PBGDPL được triển khai khá đồng bộ, có trọng tâm,
với nhiều hình thức phong phú.
- Kết hợp hài hịa, đa dạng các hình thức tổ chức PBGDPL
- Cơ sở vật chất phục vụ công tác tổ chứctổ chức PBGDPL được
các cấp lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện quan tâm đầu tư, năm sau cao
hơn năm trước. Kinh phí chi cho hoạt động tổ chức PBGDPL được quản
lý chặt chẽ và sử dụng hiệu quả hơn.
2.3.2. Hạn chế của công tác tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật
luật cho cán bộ, cơng chức cơ quan hành chính nhà nước huyện tại
huyện Phúc Thọ, Hà Nội
- Về công tác tổ chức và cán bộ làm công tác phổ biến, giáo dục
pháp luật
+ Công táctổ chức PBGDPL trong thời gian qua ở một số chương
trình cịn nặng về hình thức, chưa chú trọng tới hiệu quả, còn thiếu linh
hoạt trong lựa chọn hình thức, biện pháp PBGDPL phù hợp với trình độ
nhu cầu của đối tượng là cán bộ, công chức cơ quan nhà nước huyện
được tuyên truyền và đặc thù của địa bàn.
+ Nguồn nhân lực hiện có của cơng tác tổ chức PBGDPL cịn nhiều
bất cập, chưa ngang tầm nhiệm vụ và đáp ứng được đòi hỏi mới của xã hội.
+ Hội đồng PBGDPL phối hợp công tác tổ chức PBGDPL các cấp
chưa thực sự tạo được bước đột phá, tạo cơ chế hữu hiệu đẩy mạnh hơn
nữa công tác tổ chức PBGDPL.
+ Một số lãnh đạo các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể chưa vận động
và tạo điều kiện cho cán bộ, công chức tham gia học tập qua các đợt triển
khai hội nghị PBGDPL tại cơ sở tổ chức. Cơng tác phối hợp cịn chưa
thực hiện tốt. Bản thân một số cán bộ, công chức cũng chưa ý thức đầy
đủ việc phải trang bị cho mình những hiểu biết pháp luật cơ bản.
- Về nội dung và hình thức, phương pháp phổ biến, giáo dục pháp
luật

Nội dung PBGDPL cho cán bộ, công chức cơ quan nhà nước
huyệncịn nhiều hạn chế, nhiều chương trình chỉ tập trung ở cấp độ Bộ
luật, luật, những nội dung hướng dẫn chi tiết cần thiết cho công tác
chuyên môn, nghiệp cịn thiếu.
Hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật đối với cán bộ, công chức
cơ quan nhà nước huyện tuy có nhiều chuyển biến, đa dạng, đổi mới cả
nội dung và hình thức, nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu của đối tượng
là CBCC, người làm thực tiễn.
17


Sự kết hợp giữa các hình thức, phương pháp vẫn chưa thật nhuần
nhuyễn;
Về nguồn lực đầu tư cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
Cơ sở vật chất, phương tiện dành cho công tác PBGDPL chưa đáp
ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Khơng đồng đều trong bố trí kinh phí
PBGDPL ở các đơn vị trên địa bàn huyện.
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác tổ chức
phổ biến, giáo dục pháp luật luật cho cán bộ, công chức cơ quan hành
chính nhà nước huyện tại huyện Phúc Thọ, Hà Nội
- Thể chế của công tác PBGDPL chưa hoàn thiện.
- Nhận thức của một số lãnh đạo các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể
chưa đúng đắn. Chưa nhận thứcchưa thực sự đầy đủ và chưa tương xứng
với vị trí, vai trị, tầm quan trọng của cơng tác cơng tác PBGDPL đối với
cán bộ, công chức cơ quan nhà nước huyện.
- Sự phối kết hợp giữa các ban ngành của thành phố có lúc chưa
chặt chẽ, thiếu tính đồng bộ.
- Đội ngũ cán bộ làm công tác PBGDPL chủ yếu là kiêm nhiệm nên
công tác tham mưu của Hội đồng PBGDPL huyện cho cơ quan tư pháp,
chưa thường xuyên, kịp thời. Vai trò chỉ đạo, hoạt động của Trách nhiệm

phối hợp của các thành viên Hội đồng còn hạn chế.
- Đội ngũ cán bộ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của
huyện tuy số lượng đông nhưng trình độ khơng đồng đều. Chất lượng
của đội ngũ cán bộ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật còn thấp,
nhất là cán bộ ở cơ sở.
- Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về phổ biến, giáo dục pháp
luật thiếu cơ sở pháp lý để xác định trách nhiệm và cơ chế phối hợp, huy
động nguồn lực có hiệu quả.
- Ý thức trong việc chấp hành pháp luật còn nhiều hạn chế; cơ chế
quản lý Nhà nước bằng pháp luật chưa đồng bộ, đặc biệt là một số cán
bộ, cơng chức, đảng viên cịn thiếu trách nhiệm trong thực thi công vụ,
Tiểu kết chƣơng 2
Quan nghiên cứu thực trạng tổ chức PBGDPLcho CBCC cơ quan
nhà nước huyện, luận văn rút ra những kết quả đạt được là: cơng tác
TCPBGDPL được triển khai đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm; đội ngũ
cán bộ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ngày càng được tăng
cường cả về số lượng và chất lượng.Bên cạnh đó, cũng tồn tại nhiều hạn
chế như: tổ chức và đội ngũ nhân sự làm cơng tác tổ chứcPBGDPLcịn
hạn chế; nội dung, hình thức, phương pháp thực hiện cịn mang tính
phong trào. Ngun nhân dẫn tới những hạn chế này bao gồm.
18


CHƢƠNG3: QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM
TỔ CHỨC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO CÁN BỘ,
CÔNG CHỨC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC
HUYỆN PHÚC THỌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
3.1. Phƣơng hƣớng nâng cao hiệu quả tổ chức phổ biến, giáo
dục pháp luật cho cán bộ, công chức cơ quan hành chính nhà nƣớc ở
huyện

Thứ nhất, Nhà nước bảo đảm nguồn lực cần thiết cho công tác tổ
chức giáo dục pháp luật đối với cán bộ, công chức trong cơ quan hành
chính nhà, quan tâm TCPBGDPL cho đối tượng đặc thù này.
Thứ hai,Nhà nước và xã hội có trách nhiệm bảo đảm quyền được
thơng tin, tìm hiểu, học tập pháp luật của CBCC thông qua công tác phổ
biến, giáo dục pháp luật.
Thứ ba, Tổ PBGDPLcho CBCC hành chính là hoạt động có định
hướng, có tổ chức, thơng qua các phương pháp đặc thù và bằng nhiều
hình thức khác nhau, nhằm làm hình thành ở họ tri thức pháp luật, tình
cảm pháp luật và hành vi phù hợp với những yêu cầu, đòi hỏi của hệ
thống pháp luật hiện hành.
Thứ tư, Nhà nước khuyến khích và có chính sách hỗ trợ, tạo điều
kiện đối với các cá nhân, tổ chức tham gia thực hiện PBGDPL, huy động
các nguồn lực đóng góp cho công tác PBGDPL.
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật
cho cán bộ, cơng chức cơ quan hành chính nhà nƣớc ở huyện
3.2.1. Nâng cao nhận thức của các chủ thể tổ chứcphổ biến, giáo
dục pháp luật cho cán bộ, công chức cơ quan hành chính nhà nước ở
huyện
Đổi mới nhận thức của các chủ thể làm công tác tổ chức giáo dục
pháp luật. Mà cụ thể là lãnh đạo UBND các cấp, Hội đồng PHPBGDPL
và đặc biệt lãnh đạo các cơ quan hành chính nhà nước đối tượng vừa là
chủ thể trực tiếp tham gia công tác tổ chức PBGDPL vừa là người quản
lý cán bộ, công chức một trong các đối tượng của phổ biến, giáo dục
pháp luật, cần có nhận thức chính xác về vị trí vai trị của cơng tác tổ
chức PBGDPL cho cán bộ, công chức cơ quan hành chính nhà nước
huyện.
19



Ủy ban nhân dân các cấp cần củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động
phối hợp PBGDPL. Chỉ đạo tăng cường đôn đốc, kiểm tra hoạt động phổ
biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ công chức đặc biệt là cán bộ, cơng
chứccơ quan hành chính nhà nước huyện. Xây dựng các văn bản chỉ đạo
hoạt động phổ biến GDPL đối với sinh viên.
Định kỳ hàng năm tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ, cung cấp đủ
tài liệu, khai thác triệt để công nghệ thông tin, kỹ thuật số để nâng cao
năng lực, kỹ năng cho đội ngũ làm cơng tác PBGDPL. Cần thiết phải có
lượng chun trách cho công tác tổ chức PBGDPL.UBND các cấp phải
đặc biệt quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo cử đi đào tạo, bồi dưỡng, sắp xếp và
sử dụng đội ngũ cán bộ làm cơng tác tun truyền, PBGDPLở địa
phương mình đồng thời có chế độ thỏa đáng đối với đội ngũ này để họ
n tâm cơng tác, hồn thành nhiệm vụ của một người làm công tác
tuyên truyền, PBGDPL.
3.2.2. Nâng cao nhận thức của cho cán bộ, cơng chức cơ quan
hành chính nhà nước ở huyện tham giaphổ biến, giáo dục pháp luật
Thứ nhất, tuyên truyển cho cán bộ, công chức ý thức đầy đủ việc
phải trang bị cho mình những hiểu biết pháp luật cơ bản và những kiến
thức pháp luật cần thiết để phục vụ cho hoạt động chuyên môn, hoạt
động quản lý nhà nước.
Thứ hai, Cần nâng cao nhận thức việc tiếp nhận PBGDPL là quyền
lợi của CBCC để phục vụ công tác.
Thứ ba, chủ động tiếp nhận kiến thức pháp luật song song với các
nội dung PBGDPL là điều cần thiết để nâng cao chất lượng các chương
trình. Cán bộ, cơng chức hành chính cần thƣờng xun cập nhật thơng
tin về các chính sách, văn bản pháp luật mới, nhất là những văn bản liên
quan đến lĩnh vực chuyên mơn đang đảm trách.
Thứ tư, về phía chính quyền các cấp, các cơ quan quản lý trực tiếp
CBCC cần có sự quan tâm, tạo điều kiện cho: có chính sách khuyến
khích CBCC học tập, bồi dưỡng để nâng cao trình độ nghiệp vụ, kiến

thức pháp luật, có cơ chế khen thƣởng và kỷ luật nghiêm minh nhằm
đảm bảo chất lượng CBCC.
3.2.3. Xây dung nội dung tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật
phù hợp cho cán bộ, công chức cơ quan hành chính nhà nước ở
huyện
20


Hoàn thiện nội dung tổ chứcPBGDPLphù hợp cho CBCC trong cơ
quan hành chính nhà nước huyện là biện pháp trọng tâm nhằm nâng cao
hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước của các cơ quanh hành chính
nhà nước.
Hiện nay, việc xây dựng nội dung chương trình PBGDPL cho luật
cho CBCC cơ quan hành chính nhà nước huyện vẫn là sự chủ động tự
sắp xếp của các địa phương dựa vào tài liệu của cấp trên như đã đề cập ở
phần thực trạng.
Để đổi mới nội dung PBGDPLđối cho CBCCcơ quan hành chính
nhà nước huyện nói cần tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ,
công chức theo từng lĩnh vực quản lý nhà nước.
Các Sở, Ban, ngành, đoàn thể thành phố, Ủy ban nhân dân huyện
căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao tổ chức triển khai các hoạt động
PBGDPLcho CBCC theo tùng lĩnh vực sẽ phát huy hiệu quả tốt hơn hiện
này tổ chức dàn trải, không trọng điểm.
Xây dựng các tài liệu pháp luật phù hợp, chú trọng và đa dạng hóa
hình thức tài liệu để thanh niên tìm hiểu, học tập và vận dụng vào đời
sống;
Tăng cường kinh phí đảm bảo tạo điều kiện cho đội ngũ những
người làm công tác TCGDPL ở địa phương đi học tập nâng cao kiến
thức, nghiên cứu thực tế tại các cơ quan đơn vị để tích lũy thêm kinh
nghiệm thực tế. Điều chỉnh chế độ phụ cấp cho các giảng viên, báo cáo

viên, tuyên truyền viên pháp luật để động viên lịng nhiệt tình, u nghề
của đội ngũ này, giúp họ yên tâm công tác.
3.2.4. Tăng cƣờng đầu tƣ kinh phí, cơ sở vật chất và điều kiện
bảo đảm triển khai công tác tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật
cho cán bộ, công chức cơ quan nhà nƣớc ở huyện
Mặc dù hoạt PBGDPLkinh phí được quan tâm hơn, năm sau cao
hơn năm trước, song với yêu cầu của cơng tác tổ PBGDPLnói chung
hiện nay thì u cầu về kinh phí và các trang thiết bị cần có sự đầu tư
nhiều hơn. Hiện nay, kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện làm việc dành
cho đội ngũ thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhìn chung
cịn rất hạn chế, chưa đáp ứng được u cầu.
Để công tác tổ chứcPBGDPLđối với CBCC cơ quan hành chính
nhà nước huyện đạt hiệu quả cao hơn việc đầu tư ngân sách và huy động
kinh phí từ nhiều nguồn khác nhau là rất quan trọng.
Các Báo cáo viên, Tuyên truyền viên pháp luật phải tự biên soạn,
21


phải tự tìm tịi, thiết kế bài giảng sao cho phù hợp với đặc thù của đối
tượng người nghe, đặc biệt là cán bộ cơng chức trong cơ quan hành
chính huyện. Tăng thêm chế độ đãi ngộ đối với Báo cáo viên, Tuyên
truyền viên pháp luật làm công tác tổ chức PBGDPL.
3.2.5. Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá, rút kinh nghiệm
trong công tác tổ chức phổ biến,giáo dục pháp luật cho cán bộ, cơng
chức cơ quan hành chính nhà nước ở huyện
Việc thường xuyên kiểm tra, giám sát quá trình tổ chức PBGDPL,
chấp hành pháp luật đi vào thực chất tránh tình trạng làm theo phong
trào, chạy theo thành tích. Kiểm tra, đánh giá để kịp thời động viên khen
thưởng các đơn vị cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác tuyên
truyền phổ biến giáo dục pháp luật. Cũng qua kiểm tra, giám sát để phát

hiện, phòng ngừa và chấn chỉnh các hạn chế đang diễn ra của công tác
này.
Thông qua hoạt động kiểm tra, giám sát để phát hiện những thiếu
sót, khuyết điểm, nguyên nhân, từ đó đề ra những biện pháp khắc phục
những hạn chế, xử lý những vi phạm. Đồng thời, phát hiện những điển
hình tiên tiến trong việc chấp hành pháp luật Nhà nước, có những động
viên khen thưởng kịp thời.
Cần tổ chức các cuộc họp để báo cáo rút kinh nghiệm đồng thời đánh
giá đúng chất lượng PBGDPL, những ưu, khuyết điểm., bổ sung hồn thiện
nội dung, chương trình, kế hoạch, phương pháp và hình thức sát với mục
đích, u cầu đặt ra trong công tác tổ chức PBGDPLcủa CBCC trong cơ
quan hành chính nhà nước và nhân dân.
3.2.6. Đa dạng hóa hình thức tổ chức phổ biến, giáo dục pháp
luật cho cán bộ, cơng chức cơ quan hành chính nhà nước tại huyện
Phúc Thọ, thành phố Hà Nội
Đối với hình thức phổ biến giáo dục đã có
Đối với các hình thức PBGDPLtrong thời gian qua tại huyện Phúc
Thọ, thành phố Hà Nội đã sử dụng cần có rà sốt, đánh ra phát huy ác
hình thứcđã phát huy tác động trực tiếp đến việc hình thành ý thức pháp
luật, cung cấp một cách có hệ thống những kiến thức pháp luật cho cán
bộ, cơng chức trong cơ quan hành chính nhà nước huyện.
Hình thức thực hiện “Ngày pháp luật”: đây là hình thức quan trọng
trong cơng tác giáo dục pháp luật có hiệu quả được áp dụng trong các địa
22


phương. Hoạt động sân khấu hóa “ngày pháp luật”, lồng ghép phổ biến
giáo dục pháp luật với biểu diễn văn nghệ.
Hình thức tổ chức các cuộc thi tổ chức của huyện Phúc Thọ cần có
sự đổi mới. Thay vì các nội dung cuộc thi mang nặng lý thuyếtthì nên

thay đổi cách thức thi với những hình thức đa dạng phong phú.
Phát động các cuộc thi tìm hiểu pháp luật như: “Học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, kết hợp chương trình tìm hiểu
các văn bản pháp luật mới ban hành
Tạo điều kiện sinh hoạt của cán bộ, công chức để xây dựng và tổ
chức hoạt động tủ sách pháp luật cho phù hợp gắn với thực tiễn các yêu
cầu công tác của đơn vị với đặc thù nơng thơn mới.
Về các hình thức mới cần nghiên cứu áp dụng
Hình thức Hội thảo, diễn đàn cần được thường xuyên tổ chức để thu
hút đông đảo cán bộ công chức tham gia.
Ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình đổi mới nội dung,
hình thức PBGDPLVì vậy, cần phải trang bị hệ thống kết nối mạng
internet đến các đơn vị thiết lập website nội bộ, xây dựng bản tin…trong
đó có nội dung tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật. Tạo kết nối và
duy trì thơng qua banner gắn link liên kết đến Trang thông tin điện tử
phổ biến giáo dục pháp luật Thành phố ().
Tiểu kết chƣơng 3
Trong chương này tác giả đã trình bày một số vấn đề đặt ra và các
giải pháp cho công tác tổ chức PBGDPLcho CBCC cơ quan hành chính
nhà nước huyện.Phân tích và nêu rõ mục tiêu, nội dung, cách thức thực
hiện và điều kiện thực hiện.
Các giải pháp được thiết kế nhằm tác động vào tất cả các khâu của
quá trình quản lý và các chủ thể tham gia quá trình này sẽ tạo nên tác
động tổng hợp và đồng bộ đến công tác tổ chức PBGDPL cho CBCC cơ
quan hành chính nhà nước.

23



×