Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Phân tích cung cầu, giá cả thị trường mặt hàng thép

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.14 KB, 27 trang )


LỜI MỞ ĐẦU
Thị trường thép là vô cùng rộng lớn dùng trong nhiều lĩnh vực
sản xuất và đặc biệt là vật liệu không thể thiếu trong xây dựng. Với
một đất nước đang phát triển như Việt Nam việc tiến hành các cơng
trình cơ sở hạ tầng cũng như sản xuất công nghiệp là vô cùng quan
trọng và không thể thiếu nguyên liệu thép. Do đó Việt Nam là một
thị trường thép vơ cùng có tiềm năng để phát triển.
Ngành thép là một chuỗi các hoạt động tạo ra giá tăng từ khâu
khai thác quặng sơ chế, luyện ra thép rồi đem chế biến thành phẩm
để đưa tới các cơng trình, nhà máy, xí nghiệp… Có thể nói những
năm qua ngành thép của Việt Nam cũng như thế giới có nhiều biến
động về thị trường giá cả. Điều này đã ảnh hưởng ít nhiều đến cuộc
sống người dân cũng như tâm lý của các công ty doanh nghiệp từ
nhỏ đến lớn. Vậy sự thay đổi thị trường giá cả có nguyên nhân từ
đâu? Để làm rõ vấn đề này chúng em xin tìm hiểu sâu về để tài:
“ Phân tích cung cầu ảnh hưởng đến giá cả thị trường của
ngành thép”
Để làm được đề tài này chúng em xin chân thành cám ơn cô
Nguyễn Thị Lệ- giảng viên bộ môn kinh tế vi mô đã trang bị cho
chúng em những kiến thức môn học cũng như chỉ dẫn cho chúng em
trong q trình học tập, thảo luận.
Do cịn nhiều hạn chế về kiến thức cũng như kinh nghiệm nên
bài thảo luận cịn nhiều thiếu sót rất mong q thầy cơ cùng các bạn
đóng góp thêm ý kiến để bài thảo luận tốt hơn. Xin chân thành cảm
ơn!
Nhóm thực hiện

2



Chương I: Lý thuyết liên quan đến cung cầu
I.Cầu
1. Khái niệm
Cầu (Demand): là số lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người mua
mong muốn và có khả năng mua tại các mức giá xác định trong một
giai đoạn nhất định với tất cả các yếu tố khác là không đổi.


Cầu là nhu cầu có khả năng thanh tốn.

Lượng cầu ( Demand quantity): Là số lượng hàng hóa hoặc dịch
vụ mà người mua có khả năng mua tại một mức giá xác định trong
một khoảng thời gian nhất định.
Cầu thị trường: Là tổng số hàng hóa hoặc dịch vụ mà mọi người
sẵn sàng và có khả năng mua ở các mức giá khác nhau trong
khoảng thời gian đã cho.
Để biểu hiện mối quan hệ giữa giá và lượng cầu (các nhân tố khác
không đổi), người ta sử dụng luật cầu, đường cầu và hàm cầu.
Luật cầu: Giả sử các yếu tố khác khơng đổi, nếu giá hàng hóa hay
dịch vụ tăng lên sẽ dẫn đến lượng cầu của hàng hóa hay dịch vụ đó
giảm đi và ngược lại.
Biểu cầu: Là bảng chỉ số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ người tiêu
dùng sẵn sàng mua và có khả năng mua ở các mức giá khác nhau
trong một thời gian nhất định.
VD:
P(vnđ/túi)
QD (túi)
P

500

450

1000
420

1500
380

D
Q
3

2000
340

3000
250


Đồ thị hàm cầu

P = m - nQd (hàm cầu
nghịch)

Hàm cầu dạng tuyến tính

Độ dốc đường cầu là
đường dốc xuống về phía
phải và có độ dốc âm


Qd = a - bP (hàm cầu
thuận)
2. Các yếu tố tác động đến cầu

- Số lượng người mua (ND): N tăng=> cầu tăng
- Thu nhập của người tiêu dùng ( M hoặc I): Là một yếu tố quan
trọng tác động đến cầu hàng hóa. Thu nhập ảnh hưởng trực tiếp đến
khả năng mua của người tiêu dùng
+ Đối với hàng hóa thơng thường M tăng cầu tăng
+ Đối với hàng hóa thứ cấp M tăng cầu giảm
- Giá hàng hóa có liên quan đến tiêu dùng (Py)
+ Y là hàng hóa thay thế cho X thì Py tăng => cầu về X tăng (hàng
hóa thay thế là hàng hóa cùng thỏa mãn một nhu cầu có thể ở mức
độ khác nhau nhưng thường cùng cơng dụng và chức năng nên
người tiêu dùng có thể chuyển từ mặt hàng này sang mặt hàng khác
khi giá của mặt hàng thay đổi)
+ Y là hàng hóa bổ sung cho X thì Py tăng => cầu về X giảm (hàng
hóa bổ sung là hàng hóa được sử dụng song hành với nhau để bổ
sung cho nhau nhằm thỏa mãn nhu cầu nhất định nào đó)
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu
- Thị hiếu sở thích của người tiêu dùng (T) tác động thuận chiều đến
cầu
- Kì vọng của người tiêu dùng (E)
+ Kì vọng về thu nhập tương lai tăng => cầu hiện tại tăng
+ Kì vọng về giá Px trong tương lai tăng => cầu hiện tại tăng
- Chính sách của chính phủ: thuế thay đổi => cầu thay đổi, trợ cấp
thay đổi => cầu thay đổi
- Các yếu tố khác: thời tiết, quảng cáo…
4



II. Cung
Cung (supply): là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người
bán muốn bán và có khả năng bán tại các mức giá khác nhau trong
khoảng thời gian nhất định với các nhân tố không đổi.
Lượng cung (supply quatity): là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ
cụ thể mà người bán muốn bán và sẵn sàng bán tại mức giá đã cho
trong thời gian nhất định với các nhân tố không đổi.
=> Cung được thể hiện thông qua tập hợp các lượng cung ở các mức
giá khác nhau.
Cung thị trường: Là tổng cung các hãng theo nguyên tắc cộng
ngang.
Luật cung, hàm cung và đường cung.
Luật cung: giả sử các yếu tố khác khơng thay đổi khi số lượng
hang hóa được cung trong khoảng thời gian đã cho tăng lên khi giá
thành của nó tăng lên và ngược lại.
QD = m +nb (hàm cung
nghịch)

S
P

Phương
trình
đường cung dạng tuyến

Đường cung là đường dốc lên
về phía phải và có độ dốc
dương


tính
QS = a +bp ( hàm cung thuận)
Q
0

Đồ thị hàm cung

2. Các yếu tố tác động đến cung
- Số lượng người bán (Ns) phản ánh quy mô của thị trường: kkhi Ns
thay đổi => cung thay đổi
- Tiến bộ về công nghệ: khi có tiến bộ về cơng nghệ là cung tăng
(cơng nghệ ảnh hưởng tới năng suất lao động qua đó ảnh hưởng tới
5


chi phí và hiệu quả q trình sản xuất. Cơng nghệ tiên tiến, kĩ thuật
sản xuất hiện đại sẽ sản xuất ra được thành phẩm chất lượng tốt với
số lượng nhiều hơn)
- Gía của yếu tố đầu vào tác động ngược chiều đến cung (giá của
yếu tố đầu vào sẽ ảnh hưởng đến chi phí sản xuất rồi ảnh hưởng đến
số lượng đầu ra của mỗi doanh nghiệp ở mỗi mức giá)
- Chính sách của chính phủ
+ Thuế thay đổi => cung thay đổi
+ Trợ cấp thay đổi => cung thay đổi
- Gía của hàng hóa liên quan trong sản xuất
+ Gía hàng hóa bổ sung trong sản xuất thay đổi => cung thay đổi
+ Gía hàng hóa thay thế trong sản xuất thay đổi => cung thay đổi
- Kỳ vọng của về giá cả là kỳ vọng của người bán về diễn biến của
các nhân tố giá cả, thu nhập…trong tương lai làm ảnh hưởng đến
cung hiện tại.

Nếu kỳ vọng về hàng hóa đang xét thay đổi => cung thay đổi
- Các yếu tố khác: Thiên tai, dịch bệnh…
3. Gía cả thị trường
Cân bằng thị trường là trạng thái của thị trường mà tại đó
lượng cung bằng lượng cầu (trạng thái lý tưởng). Đó là trạng thái tạo
được sự hài lòng chung giữa người mua và người bán. Tại mức giá
cân bằng, sản lượng hàng hóa mà những người bán sẵn lòng cung
cấp ăn khớp hay bằng sản lượng người tiêu dùng sẵn sàng mua.
Trên thị trường có tính chất cạnh tranh có nhiều người mua, có
nhiều người bán, đồng thời khơng có sự can thiệp của nhà nước, giá
cả thị trường sẽ có xu hướng hội tụ về mức cân bằng.
Chương II: Thực trạng vấn đề nghiên cứu
I. Lịch sử phát triển ngành thép Việt Nam
Ngành thép Việt Nam còn khá non trẻ, được xây dựng từ những
năm 60 của thế kỷ 20, với sự ra đời của mẻ gang đầu tiên vào năm
6


1963, nhưng phải đến năm 1975 mới có mẻ thép đầu tiên ra đời tại
công ty thép Thái Nguyên. Trong giai đoạn từ 1975 – 1976, ngành
thép Việt Nam phát triển rất chậm, phần lớn sử dụng nguồn thép
của các nước Đông Âu và Liên Xô cũ, sản lượng trong giai đoạn này
duy trì ở mức 40.000 – 80.000 tấn/năm.
Từ năm 1990 đến nay ngành thép Việt Nam có nhiều đổi mới
và tăng trưởng mạnh. Sự ra đời của Tổng cơng ty thép Việt Nam
năm 1990 đã góp phần quan trọng vào sự bình ổn, phát triển của
ngành. Năm 1996 là năm đánh dấu sự chuyển mình của ngành thép
với sự ra đời của 4 công ty liên doanh sản xuất thép: thép Việt –
Nhật (Vinakyoei), Việt - Úc (Vinausteel), Việt – Hàn (VPS), Việt Nam –
Singapore (Nasteel) với công suất khoảng 840.000 tấn/năm.

II. Các yếu tố tác động đến sự thay đổi cung của ngành thép Việt
Nam:
1.Số lượng nhà sản xuất trong ngành
- Trên thị trường có rất nhiều doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ tham gia
sản xuất, kinh doanh trong ngành thép, đáp ứng nhu tiêu thụ và kinh
doanh xuất khẩu. Theo thống kê của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA)
hiện nay, có khoảng 100 doanh nghiệp thép đang sản xuất và phân
phối trên thị thường Việt Nam, đặc biệt phải kể đến 10 doanh nghiệp
tiêu biểu sau
ST
T
1
2

3
4

TÊN NHÀ MÁY

CÔNG SUẤT

Nhà máy Thép Việt Ý
250.000 tấn/năm
Nhà máy Thép miền Nam 500.000 tấn phơi
VNSTEEL
thép/năm
400.000 tấn thép
cán/năm
Nhà máy Thép Hịa Phát
1.700.000

tấn/
năm
Nhà máy Thép Việt Nhật

SẢN PHẨM

Thép…
Thép trịn, thép
vằn, thép góc
đều cạnh, thép
cuộn…
Thép xây dựng,
ống thép, tôn
mạ…
Thép thanh vằn,
cán phôi thép…

Nhà máy 1:
+năng lực
240.000/năm
+năng
lực
luyện:120.000/nă
m
Nhà
máy
2:
1.000.000
tấn/
năm

7


5

Nhà máy Thép Việt Đức

1.300.000
tấn/năm

6
7

Nhà máy Thép Nhà Bè
Nhà máy Thép Pomina

8

Nhà máy Thép Nam Kinh

300.000 tấn/ năm
1.500.000
tấn/
năm
800.000 tấn/ năm

9

Nhà máy Thép Thái Nguyên


1.000.000
năm

tấn/

Nhà máy Thép Vina Kyoei

1.000.000
năm

tấn/

10

Thép xây dựng,
ống thép, tôn
mạ…
Thép …
Thép xây dựng,
phôi thép…
Thép
công
nghiệp, tôn lạnh,
tôn mạ
Thép cuộn, thép
thanh vân, thép
hình, gang…
Thép cuộn, thép
gân, thép trịn,
thép góc cạnh

đều…

=>Số lượng người sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng
hàng hóa được bán ra trên thị trường.
2.Tiến bộ cơng nghệ
-Nhân tố cơng nghệ có tác động to lớn đến sự phát triển của ngành
thép,đặc biệt ở giai đoạn hiện tại.Các doanh nghiệp thép Việt Nam
trong những năm qua đã chú ý đến việc đầu tư và đổi mới cơng
nghệ,sử dụng cơng nghệ Châu Âu thay vì Trung Quốc,Đài Loan như
trước đây.
-Tuy nhiên,việc đổi mới cơng nghệ,máy móc thiết bị đối với ngành
thép hiện nay vẫn đang là một trở ngại lớn do tồn bộ các thiết bị
máy móc phục vụ cho hoạt động sản xuất của ngành đều phải nhập
khẩu.Hiện Việt Nam đang sử dụng 2 công nghệ luyện thép chính là
lị BOF(lị cao) và lị EAF(lị điện).Theo VSA,lò EAF hiện đang chiếm
khoảng 60% tổng sản lượng sản xuất ở Việt Nam.
+Đầu vào của lò BOF:quặng sắt,than cốc.Đa số các nguyên vật liệu
đều phải nhập khẩu 100% từ Úc,Nga,Indonexia…
+Đầu vào của lò EAF:thép phế,điện…ngành thép Việt Nam còn khá
trẻ nên lượng thép phế cung cấp từ nội địa khơng nhiều,gần như
phải nhập khẩu tồn bộ chủ yếu từ Nhật Bản,Hoa Kì,Úc…

8


=> Việc ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất thép đã làm tăng
năng suất.Do đó, các hãng ngày càng sản xuất ra nhiều sản phẩm
thép hơn.
3.Chi phí sản xuất
-Để tiến hành sản xuất, các doanh nghiệp cần mua các yếu tố đầu

vào trên thị trường các yếu tố sản xuất.Đầu vào ngành thép gồm
quặng sắt, than cốc, thép phế liệu và điện.
-Giá yếu tố đầu vào tác động trực tiếp đến chi phí sản xuất và do đó
ảnh hưởng đến lượng hàng hóa mà các doanh nghiệp muốn bán.
a. Quặng sắt
Quặng sắt chiếm khoảng 30% chi phí đầu vào trong lị BOF.
Nguồn quặng sắt đầu vào có thể nói là một điểm mạnh có điều kiện
của ngành thép trong nước. Vì quy mơ hiện tại của các doanh nghiệp
thép chưa đủ lớn nên khai thác quặng sắt khối lượng thấp sẽ không
đạt hiệu quả kinh tế. Bộ Công thương phân tích, nếu xây dựng được
các khu luyện thép liên hợp có cơng suất 7 – 10 triệu tấn/năm (hiện
dự án Dung Quất của HPG đã them 4 triệu tấn, nếu dự án Cà Ná
được duyệt sẽ đáp ứng đủ nhu cầu tối thiểu để khai thác), mỗi năm
có thể khai thác được khoảng 15 triệu tấn quặng sắt từ mỏ sắt
Thạch Khê và các mỏ sắt khác trong nước. Lượng quặng sắt trong
nước đủ dùng cho khoảng thời gian 30 năm. Vì vậy, nếu sử dụng
quặng sắt trong nước thì các doanh nghiệp sẽ giảm được khối lượng
quặng dự trữ, giảm được chi phí vốn lưu động, nâng cao khả năng
cạnh tranh.
- Theo Bộ Công Thương, tổng trữ lượng quặng sắt của Việt Nam ước
tính khoảng 1.3 tỉ tấn. Trừ mỏ Thạch Khê và mỏ Quý Xa, hầu hết các
điểm quặng sắt khác đều quá nhỏ, phân tán ở các vùng xa không
thuận lợi để đầu tư khai thác quy mơ lớn.
• Mỏ sắt Thạch Khê có quy mơ lớn nhất tại Đông Nam Á, cách Hà
Tĩnh 7km. Trữ lượng của mỏ ước tính là 544 triệu tấn. Hạn chế rất lớn
của mỏ Thạch Khê là có chi phí khai thác lớn do vị trí nằm ở vùng
duyên hải dưới mực nước biển từ 8 – 500m và thường xun có mưa
bão. Chính vì vậy, vấn đề về tháo khơ và thốt nước mỏ ở Thạch Khê
rất khó khăn, địi hỏi u cầu kỹ thuật cao.
• Mỏ sắt Q Xa với trữ lượng 119 triệu tấn nằm ở bờ phải sông

Hồng thuộc tỉnh Lào Cai.
9


• Các mỏ Trại Cau, Tiến Bộ, Ngườm Tráng, Nà Lũng có tổng trữ lượng
địa chất khoảng 177 triệu tấn.
-Tuy nhiên, việc tận dụng lượng quặng sắt phong phú trong nước lại
là một vấn đề khó khăn với 3 lý do chính:
• Khai thác với quy mơ nhỏ làm giá thành quặng trong nước bị đội
lên cao. Trong năm 2015, theo Hội Doanh nghiệp khai thác và chế
biến quặng sắt, 90% doanh nghiệp khai thác quặng sắt đã phá sản,
10% hoạt động cầm chừng và nguy cơ phá sản cao. Một ví dụ điển
hình hơn là trong năm 2016, HPG đã phải trả lại hai mỏ quặng sắt tại
Hà Giang do khai thác quy mô nhỏ nên giá thành khai thác quặng
cao hơn giá nhập khẩu.
• Các mỏ có trữ lượng lớn phù hợp cho việc khai thác với công suất
cao như mỏ sắt Thạch Khê lại gặp điều kiện khai thác khó khăn, các
doanh nghiệp trong nước chưa đủ trình độ cơng nghệ để thực hiện.
• Cơng nghệ và thiết bị khai thác, chế biến ở mức trung bình cũng
như một số thiết bị khai thác cũ và lạc hậu,nên công suất bị hạn chế
và không đảm bảo khai thác hết công suất theo các dự án được phê
duyệt. Vì vậy, phần lớn nguồn quặng sắt dùng để sản xuất thép
trong nước vẫn phải nhập khẩu, ước tính trung bình hơn 80%.
b.Than cốc
Theo VSA, để sản xuất một tấn thép cần khoảng 0.8 – 0.9 tấn
than cốc. Với sản lượng sản xuất khoảng 15 – 18 triệu tấn thép/năm,
Việt Nam cần khoảng 12 – 14 triệu tấn than cốc mỗi năm (giả định
toàn ngành thép trong nước đều sử dụng lò BOF). Tuy nhiên, đa phần
than sản xuất trong nước (than cám) không đủ chất lượng để phục
vụ cho ngành luyện kim. Ở Việt Nam, tỉnh Quảng Ninh tập trung

khoảng 67% trữ lượng than toàn quốc,tuy nhiên sản lượng than mỡ
rất thấp – chỉ khoảng 200,000 tấn/năm. Mỏ than mỡ được coi là mỏ
có chất lượng tốt nhất ở nước ta để sản xuất than cốc là mỏ Mường
Lựm ở huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La nhưng cũng chỉ có trữ lượng hơn
1.5 triệu tấn. Vì vậy các doanh nghiệp thép lò BOF phải bỏ ra một
phần lớn chi phí để nhập khẩu than cho q trình sản xuất.
c.Thép phế
60% các doanh nghiệp nội địa sản xuất thép dài bằng lò EAF
và sử dụng thép phế liệu là nguyên liệu chính.Thực tế, do cơng nghệ

10


lạc hậu gây lãng phí nhiều nên chi phí sản xuất của lò EAF vào
những tháng đầu năm 2017 cao hơn so với lò BOF.
Ngành thép Việt Nam còn khá trẻ nên lượng thép phế cung cấp
từ nội địa không nhiều, gần như phải nhập khẩu toàn bộ. Trong năm
2016, Việt Nam nhập khẩu thép phế hơn 3.8 triệu tấn (+118.8%
yoy) vì sản xuất phơi thép trong nước tăng mạnh. Việt Nam nhập
khẩu thép phế liệu nhiều nhất từ Nhật Bản (chiếm 60%), Hoa Kỳ,
Úc,Nam Phi và Chi Lê.
d.Điện
Xu hướng giá điện sắp tới sẽ gây ra bất lợi lớn với các doanh
nghiệp sản xuất thép sử dụng lò EAF. Chi phí điện chiếm tỷ trọng khá
lớn, 26% trong cơ cấu chi phí đầu vào lị EAF. Sắp tới khi giá điện
tăng, các doanh nghiệp lò EAF sẽ chịu thiệt hại nặng nề. Theo ước
tính của chúng tơi, đến năm 2020 giá điện sẽ tăng thêm từ 10 – 20%
so với giá điện năm 2015 và sẽ làm tăng giá vốn sản xuất của các
doanh nghiệp lò EAF lên từ 2.6 –5.2%. Với chi phí sản xuất phơi hiện
tại của lị EAF đã cao hơn nhiều so với phơi nhập khẩu và phơi sản

xuất từ lị BOF trong nước, sắp tới khi giá điện tăng các doanh
nghiệp lò EAF sẽ gặp rất nhiều khó khăn để cạnh tranh.
4.Chính sách của Chính phủ
Trước tình hình thép nhập khẩu ồ ạt từ nhiều quốc gia đặc biệt
là Trung Quốc, Bộ Công Thương đã ra quyết định áp thuế tự vệ chính
thức đối với phôi billet (21.3%), thép dài (13.9%) vào năm 2016 và
thép dẹt (3.17 –38.34%) vào cuối tháng 03/2017. Động thái này giúp
các doanh nghiệp nội địa tháo gỡ được khó khăn tạm thời để tiếp tục
sản xuất. Các loại thuế bảo hộ sẽ kéo dài ít nhất 5 năm, tạo thời gian
cho các doanh nghiệp củng cố năng lực sản xuất.
+Việt Nam đã áp dụng thuế chống bán phá giá đối với phôi billet và
thép dài lần lượt là 23.3% và 15.4%. Hiệu lực của đợt thuế này bắt
đầu từ tháng 08/2016 và sẽ giảm dần về mức 0% cho đến tháng
03/2020. Với mức thuế hiện tại giá phôi sản xuất bằng lị BOF, lị EAF
và phơi nhập khẩu sau khi bị áp thuế lần lượt là $309/tấn, $388/tấn
và $327/tấn. Các doanh nghiệp lò BOF (HPG và TIS) sẽ hưởng lợi lớn
từ chính sách chống bán phá giá, cịn các doanh nghiệp lị EAF vẫn
sẽ khó khăn.
+Việt Nam cũng đã áp thuế chống bán phá giá chính thức với sản
phẩm tôn mạ vào cuối tháng 03/2017, thời hạn kéo dài 5 năm, mức
11


thuế bình quân từ 3.17 – 38.34%. Các doanh nghiệp tơn mạ sẽ được
hưởng lợi lớn khi năm 2016 có hơn 1.8 triệu tấn tôn mạ màu, mạ
lạnh tiêu thụ tại Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Quốc và Hàn Quốc.
Ngoài ra khoảng 50 – 60% lượng ống thép bán ra thị trường là từ các
doanh nghiệp nhỏ lẻ, nhập thép nguyên liệu từ Trung Quốc để cuốn.
Nếu hạn chế được nguồn nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ giúp các
doanh nghiệp thép quy mô như HSG, NKG, Đông Á ... tăng mạnh sản

lượng tiêu thụ trong nước.

III.CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CẦU NGÀNH THÉP Ở VIỆT NAM:
1. Số lượng người mua:
-Là 1 trong những yếu tố quan trọng xác định lượng tiêu dùng tiềm
năng của 1 mặt hàng.
-Quy mô dân số Việt Nam khá lớn, năm 2015 đạt 93,4 triệu người,
Việt Nam có cấu trúc dân số trẻ so với mặt bằng chung thế giới và
các nước khác trong khu vực Châu Á, trong đó có 70,2% dân số
trong độ tuổi lao động. Tăng trưởng dân số và dân lao động chiếm tỷ
lệ lớn sẽ thúc đẩy nhu cầu nhà ở.
=> từ đó, nhu cầu thép phục vụ hoạt động xây dụng sẽ tăng trưởng
tương ứng.
=> Nhu cầu thép tăng.
Năm
Dân số
Tăng
trưởng(%)

2015
93.447.601
1,13

2016
94.444.200
1,07

2017
95.414.640
1,03


Bảng 1.1.
Nguồn: Internet.
Phó chủ tịch kiêm Tổng thư kí VSA, ơng Chu Đức Khải cho biết
tiêu thụ thép bình quân theo đầu người tại Việt Nam ở mức 241
kg/người, đứng thứ 4 trong số các nước ASEAN. Do đó, thép Việt
Nam có rất nhiều tiềm năng phát triển.
2. Thu nhập của người tiêu dùng:
- Là yếu tố quyết định mua gì và bao nhiêu.
- Thép là 1 trong những vật liệu quan trọng trong ngành kỹ thuật và
xâu dựng. Trong cuộc sống, thép có mặt ở mọi nơi: những cơng trình
12


vĩ đại, những tòa nhà chọc trời,; từ những chiếc máy bay hiện đại, xe
hơi sang trọng cho đến chiếc bàn, chiếc ghế mà ta vẫn thấy hàng
ngày.
=> Cho thấy thép là hàng hóa thơng thường (thu nhập tăng => cầu
về thép tăng; thu nhập giảm => cầu về thép giảm )
Năm
2015
2016
2017
GDP/đầu
45,7 triệu
48,6 triệu
53,5 triệu
người
Bảng 2.1.GDP/đầu người qua các năm 2015-2017
Nhìn chung 2015-2017, GDP bình quân đầu người ngày càng tăng.

Năm 2015, GDP/đầu người ước đạt 45,7 triệu đồng tương đương
2.109 USD.
Năm 2016, GDP/đầu người ước đạt 48,6 triệu đồng, tương đương
2.215 USD, tăng 106 USD so với năm 2015.
Năm 2017, GDP/đầu người đạt 53,5 triệu đồng, tương đương 2.385
USD, tăng 170 USD so với năm 2016.
Như vậy, tính chung 3 năm (2015-2017) tốc độ tăng trưởng đạt
6,5%.


Cầu về thép ngày càng tăng.

3. Giá cả hàng hóa liên quan:
-Hàng hóa thay thế của mặt hàng thép:các hàng hóa của sắt, vật
liệu composites, gang…
=>khi giá hàng hóa thay thế tăng, cầu thép tăng
Px tăng/giảm=>Dy tăng/giảm
-Hàng hóa bổ sung gồm:xi măng,cát,…
=>Khi giá hàng hóa bổ sung giảm thì cầu về mặt hàng thép tăng
Px tăng/giảm=> Dy giảm/tăng

4. Kỳ vọng của người tiêu dùng:
-Vào tháng 9 năm 2017, giá thép tăng cao đánh dấu cột mốc tăng
trưởng kể từ lần tăng giá thép năm 2008. Người tiêu dùng cho rằng
trong tương lai giá thép sẽ tiếp tục tăng.Với tâm lí đó,họ đổ xơ mua
13


thép với số lượng lớn dự trữ cho việc xây dựng nhà cửa, cầu cống…
Và chính vì thế, tổng lượng thép tiêu thụ trong nước vào tháng 9

tăng đáng kể(đạt 740.565 tấn).
5. Thị hiếu, quảng cáo:
-Thép:

6. Các yếu tố khác:
- Yếu tố đơ thị hóa: Việt Nam đang đứng trước 1 xu thế tồn cầu là
đơ thị hóa. Q trình này làm tăng nhu cầu về xây dựng nhà ở và hạ
tầng, đặc biệt ở những thành phố lớn như : Hà Nội, Thành phố Hồ Chí
Minh,… Theo ước tính của Ngân Hàng Thế Giới, đến năm 2050
khoảng 60% dân số Việt Nam sẽ sống ở đô thị so với mức hiện tại là
khoảng 35%. Đây là 1 tín hiệu phát triển đường dài tích cực của
ngành thép trong nước.
- Yếu tố vùng miền sinh sống: tác động mạnh mẽ đến loại sản phẩm
thép tiêu thụ. Dân địa phương mỗi vùng miền có tính chất và phong
thái sống khác nhau nên việc tiêu dùng cũng phân hóa theo khu
vực.
IV.CUNG CẦU ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ CẢ THỊ TRƯỜNG
Tình hình giá thép nước ta đang là vấn đề đáng quan tâm nhất
của tất cả mọi người.Trong những năm từ 2015 đến 2017, giá thép
không ngừng biến động do sự thay đổi của cung cầu.
Năm
Qs
QD

2015
14,3 (triệu tấn)
10,3

2016
17,1

12,9

-Năm 2015-2016:

2017
21,1
18

+Lượng cầu tăng 2,6 triệu tấn,
tương đương với tỉ lệ tăng
là 25%

+Lượng cung tăng 2,8 triệu
tấn, tương đương với tỉ lệ
tăng là 19%

Tỉ lệ phần trăm tăng của cầu
lớn hơn tỉ lệ phần trăm cung
14


tăng. Khi cầu tăng nhanh hơn
cung => giá cả và lượng cân
bằng năm 2015-2016 đều
tăng.

Lượng cầu tăng 5,1 triệu tấn, tỉ
lệ tăng 39%
Tỉ lệ phần trăm của cầu lớn hơn
tỉ lệ phần trăm của cung tăng

nên từ 2016-2017 giá tiếp tục
tăng nhanh.

-Năm 2016-2017
+Lượng cung tăng 4 triệu tấn,
tỉ lệ tăng 23%

15


P
D1

DO

SO
S1

P1

PO

E1

EO

0
QO
Q1
Mặc dù qua các năm lượng cung luôn lớn hơn lượng cầu=> thị

trường dư thừa nhưng do sự tăng tỉ lệ phần trăm của cầu về thép lớn
nên người tiêu dùng đang có nhu cầu sử dụng thép ngày càng tăng
nhanh thị trường thép Việt Nam sẽ dần đưa về trạng thái cân bằng
dẫn đến giá thép tăng liên tục qua ba năm.

mức sử dụng trách việc giá thép tăng quá nhanh bất bình ổn thị
trường
3. Giải pháp chống Chương III: Giải pháp và khuyến nghị
Qua sự phân tích cung, cầu ảnh hưởng tới giá cả thị trường
ngành thép ta thấy được tiềm năng cũng như hạn chế của ngành
này tại nước ta:
- Tiềm năng, triển vọng, thuận lợi
+ Nguồn nguyên liệu đầu vào dồi dào, giá rẻ nếu khai thác được:
việc sở hữu nguồn quặng Fe có thể nói là một điểm mạnh của ngành
thép trong nước. Ngoài ra Việt Nam cịn có các nguồn tài ngun
khác như đá vôi, đôlômit, quặng kim lọi màu để sản xuất ferro…
+ Chi phí nhân cơng: So với các quốc gia có nền cơng nghiệp thép
phát triển thì như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc thì giá lao động
Việt Nam rất là rẻ và cũng có nguồn nhân cơng với số lượng lớn bởi


dân số trẻ mà ngành thép lại sử dụng rất nhiều lao động trẻ nên
nhân cơng rẻ chính là một lợi thế lớn.
+ Chi phí vận chuyển và bán hàng: Với đặc trưng về trọng lượng và
kích cỡ lớn nên việc tiêu thụ các sản phẩm trong thị trường nội địa
với hệ thống các đại lý sẵn có của doanh nghiệp Việt Nam là một
thuận lợi trong việc vận chuyển hàng tới tay người tiêu dùng và giá
thành sẽ rẻ hơn rất rất nhiều so với thép nhập.
+ Chi phí điện bình qn thấp (nhóm thấp nhất trong khu vực Đơng
Nam Á) => chi phí sản xuất rẻ.

+ Được đầu tư mở rộng rất mạnh làm tăng hiệu quả về quản lý chi
phí giá thành, quản trị sản xuất…để có khả năng cạnh tranh với
doanh nghiệp nước ngoài về giá cả, chất lượng và thương hiệu.
Những nhà máy điện được xây dựng và tu sửa mỗi năm nhằm tăng
năng suất hiệu quả.
- Hạn chế, khó khăn mà ngành thép Việt Nam gặp phải
+ Mặc dù được thiên nhiên ưu đãi về sự giàu có các khống sản, mỏ
khí nhưng chúng ta vẫn chưa thể chế biến thành nguyên liệu đầu
vào mà vẫn phải nhập khẩu từ nước ngoài với giá thành cao dẫn đến
chi phí giá cao.
+ Sức cạnh tranh của Việt nam còn thấp so với các nước trong khu
vực cũng như trong thế giới do ta còn hạn chế về cơng nghệ sản
xuất, máy móc thiết bị…
+ Hiện tượng phá giá và trốn thuế của thép ngoại gây biến động thị
trường giá cả, lượng cầu về thép Việt giảm đặc biệt là thị trường
thép nước ta ảnh hưởng của thị trường Trung Quốc rất lớn.
+ Lượng cung vượt mức xa mức cầu trong khi thiếu hụt nguồn năng
lượng do thị trường thép nhập khẩu liên tục tăng dẫn đến cầu về
thép trong nước giảm, nguồn năng lượng cạn kiệt nhưng ngành thép
ở nội địa vẫn không thể phát triển nổi.
=> Giaỉ pháp và biện pháp để kiểm soát sự biến động giá cả thị
trường của ngành thép
1. Giaỉ pháp giảm sự lệ thuộc vào nguồn cung nguyên liệu thế giớigiải pháp tăng cung
1.1 Đẩy nhanh tiến bộ xây dựng các nhà máy sơ chế quặng sắt, mỏ
khí


Việc xây dựng nhà máy sơ chế đóng vai trị to lớn đối với phát
triển ngành thép nói riêng cũng như phát triển kinh tế nói chung. Khi
đó chúng ta sẽ tự chủ được một phần nào đó về cung nguyên liệu

cũng như nâng cao giá trị xuất khẩu các sản phẩm từ quặng cũng
như dầu khí thay vì xuất khẩu quặng thô, dầu thô như trước kia.
Đồng thời giảm giá trị nhập khẩu nguyên liệu, cải thiện cán cân
thanh toán.
1.2 Nghiên cứu ứng dụng khoa học kĩ thuật hiện đại vào chế biến và
sản xuất thép
Việc áp dụng kĩ thuật tiên tiến sẽ nâng cao chất lượng cũng
như hiệu quả cho hoạt động sản xuất đồng thời giảm sự lệ thuộc của
ta vào việc thuê các thiết bị nước ngồi. Phát triển máy móc, kĩ
thuật sẽ tăng giá trị xuất khẩu.
2. Giải pháp về hàng hóa thay thế- giải pháp giảm cầu
Sử dụng các loại hàng hóa thay thế cho thép như: sắt, gang, gỗ…để
giảm thiểu nhu cầu cũng như phá giá thị trường
Áp dụng các loại thuế đối với những doanh nghiệp cũng như thị
trường thép trong và ngoài nước, tránh hiện tượng nhập khẩu thép
ngoại quá ồ ạt, nhập lậu trốn thuế gây giảm giá thép nội địa.
Qua phân tích cụ thể về mặt hàng thép trên thị trường,
chúng ta hiểu rõ phần nào mối quan hệ cung cầu và giá cả thị
trường. Từ đó ta có những kiến thức nhất định khi phân tích, đánh
giá các mặt hàng trên thị trường.










×