Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu Làm gì khi PR quá đà pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.05 KB, 3 trang )

Làm gì khi PR quá đà

Nguồn: abviet.com
Sau những sự kiện gây hoang mang dư luận được khởi động tù các công ty dịch vụ
truyền thông PR dưới các chiêu bài nghiên cứu khoa học, vấn đề đang được
nhiều nhà kinh doanh quan tâm hiện nay là: đạo đức của nghề xây dựng hình ảnh,
thương hiệu trong kinh doanh.

Nghề PR (Public Relations - Quan hệ công chúng) ở Việt Nam đã phát triển
và sáng tạo không ngùng. Từ chỗ chưa có gì, hiện nay trên thị trường đã có
khoảng 100 công ty làm PR, hoạt động với quy mô lớn chi phối thị trường
này. Họ đã làm được những chương trình lớn như: sự kiện Tổng thống Bill
Clinton gặp doanh nghiệp, sự kiện Beckham, Yan Can Cook. Tuy nhiên,
nhiều hoạt động trong lĩnh vực này đã gây xôn xao trong xã hội…

Ai chịu trách nhiệm?

Ông Nguyễn Văn Việt, chủ của hàng dụng cụ thể dục thể thao tại quận 3 kể:
Vào cuối tháng 3/2002, cả gia đình tôi mất ăn mất ngủ vì đã cho con sử dụng
sữa của hãng M. Ðúng lúc đó cháu lại bị ốm, rồi bị các triệu chứng như dị
ứng nổi mẩn đỏ, hay khóc, biếng ăn… Rất giống với hiện tượng trên báo mô
tả khi quá thùa một chất có trong sữa. Tôi phải bỏ cả công việc để chở con đi
bác sĩ mỗi ngày. Mẹ tôi tất tả hỏi thăm các bạn bè để tìm loại sữa khác đổi
cho cháu….

Sự việc đã qua đi, nhưng điều mà ông Việt cảm thấy bực nhất là những tờ
báo đã giật gân làm người đọc hoang mang lại cứ coi như đó là thông tin bán
báo, không để ý gì đến nỗi lo của những ông bố, bà mẹ vì những thông tin đưa
ra.

Vấn đề đặt ra ở đây là sự kiện vùa mới xảy ra thì liên tục có giáo sư này, bác


sĩ nọ cho ý kiến, các tờ báo liên tục thông tin. Nhưng khi mọi việc sáng tỏ,
trên các báo không có những bài viết trấn an người tiêu dùng, không hề có ai
trong số những nhà khoa học phát biểu trước đó có lời nói lại hoặc xin lỗi vì
đã tạo tâm lý bất ổn cho người dân.

Bà Nguyễn Thị Vân Ánh, ngụ ở quận Tân Bình nói: Tôi băn khoăn không
biết liệu người tiêu dùng bị tổn hại về tinh thần có thể kiện nguợc các nhà
khoa học hay các đơn vị thông tin vì đã làm tổn hại chúng tôi hay không?

Vấn đề đạo đức PR

Không thể phủ nhận có những chương trình PR đã mang lại những lợi ích
cho xã hội, cộng đồng. Nhưng bên cạnh đó có những kiểu truyền thông bằng
cách nói xấu đối thủ gây hoang mang xã hội, làm cho nhiều người bất bình,
lại không có cách để hạn chế.

Luật hiện nay chỉ có quy định trong nội dung quảng cáo nhưng không có
những ràng buộc trong thông tin, nhất là những bài viết kiểu khoa học trên
các phương tiện truyền thông đại chúng.

Ngay cả trên hợp đồng của một thương vụ nói xấu đối thủ, công ty PR cũng
chỉ ghi nội dung rất gọn: chịu trách nhiệm quảng bá thương hiệu cho công ty.

Một chuyên viên PR giàu kinh nghiệm nói: Nghề PR không có quy định về
đạo đức như ngành y, mà nó chỉ ràng buộc nhân viên bằng lương tâm và đạo
đức của nghề kinh doanh nói chung. Quy luật thương trường cho phép mọi
đối thủ có thể cạnh tranh với nhau, thậm chí có thể gây tổn thất cho kinh
doanh của đối phương, nhưng tuyệt nhiên không cho phép gây tổn hại cho
người dân.


Ðể quản lý dịch vụ PR hiện nay đang rất cần khung pháp lý rõ ràng. Nên
chăng luật cạnh tranh sắp tới phải có những điều khoản ràng buộc về thông
tin để những nội dung chuyển tải đến người tiêu dùng không gây nên những
hậu quả xấu?

Một chuyên gia kinh tế góp ý, hội người tiêu dùng, các hiệp hội chuyên ngành
như hiệp hội quảng cáo, hiệp hội thực phẩm, hiệp hội các nhà doanh
nghiệp… có quyền lên tiếng để ủng hộ hay phản đối những nguồn tin PR gây
tác động xấu đến người tiêu dùng. Nhưng xem ra đó là việc còn quá xa lạ với
các tổ chức này. Hiện nay hội này cũng mới chỉ lên tiếng khi có người khiếu
nại và có tang chứng, vật chứng rõ ràng.

×